Luận án Nhân sinh quan người việt qua Folklore Việt Nam

Từ việc phân tích các triết lý nhân sinh trong lễ hội và tín ngưỡng dân gian, cùng với việc chỉ ra những giá trị tích cực, những hạn chế của nhân sinh quan truyền thống người Việt qua các loại hình đó, luận án đưa ra dự báo về các xu hướng biến đổi của lễ hội và tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam hiện nay, đồng thời, đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm phát huy những giá trị tích cực, khắc phục những yếu tố tiêu cực trong nhân sinh quan người Việt. Các xu hướng biến đổi của lễ hội và tín ngưỡng dân gian là: xu hướng “mê tín hóa”; xu hướng thương mại hóa; xu hướng trần tục hóa; xu hướng áp đặt, khuôn mẫu, đơn điệu hóa; xu hướng sân khấu hóa; xu hướng nảy sinh các tệ nạn xã hội và các vấn đề xã hội mới. Các nhóm giải pháp là: (1) nhóm giải pháp tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục để nhân dân hiểu rõ những giá trị văn hóa, lịch sử của lễ hội và tín ngưỡng dân gian;

pdf191 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2392 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nhân sinh quan người việt qua Folklore Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huy các giá trị văn hóa sinh hoạt nghệ thuật, trò chơi truyền thống. 6/ Biến lễ hội trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương, vùng và cả nước. 7/ Phát huy vai trò của người dân trong việc tổ chức và quản lý lễ hội. Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội và tôn giáo, tín ngưỡng phải đảm bảo những nội dung cơ bản sau: Tăng cường quản lý lễ hội dân gian và tín ngưỡng dân gian bằng cách hòan thiện các thể chế luật pháp - chính sách. Hiện nay, có rất nhiều văn bản pháp quy liên quan đến quản lý lễ hội và hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, tuy nhiên chúng ta vẫn gặp khó khăn trong việc quản lý các hoạt động đó, vì trên thực tế, một số văn bản không thống nhất với nhau. Chẳng hạn như Nghị định 133 số 56/2006/NĐ-CP ngày 06-6-2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa - thông tin đã quy định chi tiết một số mức phạt có liên quan đến việc sản xuất, đốt vàng mã, tuy nhiên, Luật Thuế của Nhà nước quy định vàng mã ở biểu thuế đặc biệt, có nghĩa, chấp nhận sự tồn tại của ngành hàng này... Đấy chính là sự chồng chéo dẫn đến mâu thuẫn trong việc quản lý: trong khi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấm sản xuất và sử dụng đồ mã, thì Bộ Công Thương vẫn cho đó là một nghề, vì thế, việc sản xuất và vận chuyển đồ mã lại là không vi phạm. Ngoài ra, những quy định xử phạt thường tương đối rõ ràng hơn so với các quy định khen thưởng, tôn vinh trong lĩnh vực hoạt động lễ hội và tôn giáo, tín ngưỡng. Để những quy định trên có tác dụng trong đời sống, chúng ta cần có quy định chi tiết hơn nữa đối với việc tôn vinh các cơ quan đoàn thể và cá nhân thực hiện tốt việc bảo tồn và phát huy các giá trị của lễ hội và tín ngưỡng dân gian. Những quy định này có thể gắn với quyền lợi của các tổ chức và cá nhân tham gia trong công tác trùng tu, tôn tạo di tích, phục hồi và phát huy các giá trị của lễ hội và tín ngưỡng như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, tạo hành lang pháp lý cho phép được gắn tên lên những vật cung tiến, công trình xây dựng do họ bỏ tiền ra, cơ chế khuyến khích người trông coi di tích... Đồng thời, phải có chính sách khen thưởng đãi ngộ xứng đáng với những người tham gia vào quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị như văn nghệ sĩ, các nghệ nhân, các nhà nghiên cứu văn hóa, văn nghệ gắn bó với các loại hình văn hóa dân gian Việt Nam. Quản lý hoạt động lễ hội hiện nay thường chú trọng đến thủ tục tiến hành mở hội mà chưa chú ý đúng mức đến quản lý nội dung lễ hội, cách phát huy tính tích cực cộng đồng trong việc tham gia tổ chức và quản lý lễ hội. Trong giai đoạn hiện nay, khi Nhà nước đề cao vai trò làm chủ của người dân, nguyên tắc dân chủ trong mọi sinh hoạt xã hội thì các văn bản pháp luật cũng 134 phải coi trọng đến yếu tố này. Tuy nhiên, thực tế ban hành văn bản cho thấy, một Quy chế tổ chức lễ hội quá chi tiết sẽ không có tính khả thi, vì thế, ngành văn hóa cần sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành, địa phương trong việc triển khai và chi tiết hóa các văn bản này ở các địa phương cụ thể. Ngoài ra, việc thực thi các văn bản chỉ có hiệu quả nếu có sự hoạt động đồng bộ giữa các cấp, các ngành, các địa phương. Nếu không, các văn bản chỉ tồn tại trên giấy tờ. Ví dụ như các hoạt động bói toán, xóc thẻ, đốt vàng mã... vẫn xảy ra thường xuyên ở các lễ hội và trong các nghi lễ tín ngưỡng dân gian nhưng hầu như ít chịu sự xử phạt từ các cơ quan chức năng. Một trong những lý do của thực trạng này xuất phát từ khâu phối hợp giữa ngành văn hóa và các địa phương. Giải pháp là, hoặc chúng ta củng cố lại để tăng tính chế tài của văn bản, hoặc chúng ta sửa đổi văn bản để hợp pháp hóa những hành vi trên. Tất cả các hình thức xử lý này cần được xét trên một quan điểm linh hoạt, theo đó, mục đích quản lý phải được cân nhắc xem là quan trọng hay thứ yếu. Không phải mọi sự cấm đoán đều mang lại hiệu quả quản lý, đặc biệt là trong các lĩnh vực có liên quan đến tín ngưỡng - tâm linh. Chỉ có tăng cường quản lý lễ hội và tín ngưỡng dân gian bằng cách hòan thiện các thể chế luật pháp - chính sách, chúng ta mới có thể có những chế tài phù hợp, không gây tranh cãi để xử lý các vi phạm và tôn vinh những hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội và tín ngưỡng [86, tr. 142-143]. Chúng ta cũng đã có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức, quản lý lễ hội, vấn đề là thực hiện như thế nào. Nếu tinh thần thượng tôn pháp luật không được coi trọng, nếu các cơ quan chức năng không xử lý nghiêm những hành động bát nháo, không tôn trọng truyền thống, nghi lễ văn hóa dân tộc thì những hành động phản cảm, bạo lực, chuyện “buôn thần bán thánh”, mê tín dị đoan, lợi dụng di tích, lễ hội để “kinh doanh” sẽ tiếp tục “lây lan” trong mỗi lễ hội. 135 Về mặt pháp luật, văn bản pháp quy gần đây nhất là Quy chế tổ chức lễ hội do Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin ban hành từ năm 2001 xem ra đã đến lúc cần được điều chỉnh, nâng cao, cụ thể hóa hơn cho phù hợp với thực tế. Tăng cường quản lý lễ hội, hoạt động tín ngưỡng bằng giám sát, kiểm tra. Cùng với hòan thiện các thể chế, chính sách, công tác kiểm tra, giám sát sẽ giúp ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch theo sát được những diễn biến đang diễn ra trong thực tiễn. Về nguyên tắc, trước và sau khi tổ chức lễ hội, các địa phương đều phải báo cáo văn bản lên cơ quan chức năng, tuy nhiên, đa phần công việc này được thực hiện một cách hình thức, đặc biệt là khâu báo cáo sau khi kết thúc lễ hội. Chính vì trong khâu giám sát, kiểm tra, ngành văn hóa chưa bám sát hết tất cả các hoạt động của lễ hội đã dẫn đến việc xử lý chưa dứt điểm các sai phạm trong tổ chức lễ hội. Những sai phạm này được tiếp diễn năm này qua năm khác, trở thành chuyện “bình thường” mỗi dịp lễ hội. Nếu những sai phạm được xử lý ngay và dứt khoát thì các sự việc biến tướng nảy sinh từ lễ hội như bói toán, xem thẻ, xóc đĩa, “bắt chẹt” khách hành hương... sẽ được giải quyết nhanh chóng. Đến các lễ hội, lực lượng chức năng nên dùng các biện pháp nghiệp vụ để mật phục, “lặng lẽ” thanh, kiểm tra. Có như vậy thì những sai phạm tiêu cực ở lễ hội mới bị phát hiện và kịp thời bị xử lý. Nếu việc thanh kiểm tra, giám sát này lại chỉ định công khai, có đón tiếp từ xa, “tiền hô hậu ủng” thì hiệu quả sẽ không cao. Lễ hội, tín ngưỡng dân gian là sản phẩm của quá khứ, nhưng được vận hành trong xã hội hiện tại, được lựa chọn bởi những con người trong thời hiện tại. Chính vì lẽ đó, lễ hội, tín ngưỡng luôn có những thay đổi nhất định. Vì vậy, việc giám sát hoạt động của các văn bản liên quan đến lễ hội, tín ngưỡng là một công việc rất cần thiết trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội, tín ngưỡng [86, tr. 144]. 136 Tăng cường quản lý lễ hội và hoạt động tín ngưỡng bằng cách đào tạo cán bộ quản lý văn hóa, quản lý tôn giáo. Trong công tác quản lý nhà nước về lễ hội, vai trò của đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở rất quan trọng vì họ là người trực tiếp vừa tuyên truyền vận động nhân dân, thực thi quy định đề ra, vừa phải giải quyết những “điểm nóng”, những tiêu cực phát sinh. Nhìn chung, cán bộ quản lý văn hóa hay tôn giáo ở nước ta mới chỉ có khái niệm về quản lý nhà nước về văn hóa hoặc tôn giáo chứ chưa được trang bị đầy đủ hệ thống tri thức về quản lý nói chung, lễ hội, tôn giáo, tín ngưỡng nói riêng vì các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, thường có tâm lý coi việc tổ chức lễ hội hoặc hoạt động của các loại hình tín ngưỡng dân gian như một cái gì “cần đề phòng”, chứ không nhận thấy đó là một cơ hội cho nhiều mục tiêu quản lý. Chính vì vậy, lễ hội ở nước ta vẫn chủ yếu như một “lệ làng” chứ chưa phát triển thành sự kiện văn hóa đa lợi ích, được tận dụng khai thác một cách triệt để, tích cực như nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới [74, tr. 54]. Để khắc phục tình trạng trên, ngành Văn hóa, ban Tôn giáo cần mở các lớp đào tạo, nâng cao nghiệp vụ về quản lý văn hóa và quản lý tôn giáo ở cơ sở. Nội dung các lớp đào tạo này, ngoài việc trang bị những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực văn hóa, tôn giáo nên chú trọng đến việc tổ chức và quản lý các hoạt động lễ hội và hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng như một hiện tượng văn hóa có nhiều mục đích, huy động nguồn lực trong dân, phối hợp với các cấp, các ngành vì mục tiêu chung phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội một cách đồng bộ. Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp văn hóa nghệ thuật, du lịch các tỉnh cần có chương trình giảng dạy về việc tổ chức quản lý lễ hội, nhằm đào tạo các cán bộ quản lý văn hóa có trình độ và khả năng quản lý lễ hội, xử lý đúng các tình huống xảy ra trong công tác quản lý ở địa phương. 137 Cần nâng cao nhận thức, năng lực tổ chức và quản lý lễ hội cho các cấp chính quyền, cán bộ quản lý văn hóa các cấp và cộng đồng thông qua các hình thức, biện pháp phong phú, đa dạng và hiệu quả hơn. Tôn trọng dân, để dân tự do tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội nhưng vai trò người cầm trịch, hướng dẫn không thể buông lỏng, phó mặc. Nếu người chịu trách nhiệm không có nhận thức đúng, không có tri thức đến mức độ cần thiết về tín ngưỡng, truyền thống quê hương, lệ tục xóm làng sẽ không thể thực hiện vai trò nêu gương, không thể giảng giải, phân tích để vận động, hướng dẫn nhân dân có ứng xử, hành vi phù hợp trong hoạt động tín ngưỡng, dịch vụ. Thực tế cho thấy, để các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, các ban quản lý di tích, điều hành lễ hội hoạt động đúng vai trò, chức trách, rất cần thiết phải được sinh hoạt tư tưởng, bồi dưỡng nhận thức và tri thức bằng các hình thức tổ chức bài bản. Có thể nói, tăng cường công tác quản lý nhà nước về lễ hội và hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng là giải pháp quan trọng, thiết thực nhằm phát huy những giá trị tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực trong nhân sinh quan truyền thống từ các lễ hội và tín ngưỡng dân gian. Có sự quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng, lễ hội và hoạt động tín ngưỡng mới đi vào nề nếp, giảm thiểu được những bất cập, vấn nạn phát sinh từ các loại hình này. Khi những biểu hiện tiêu cực trong lễ hội và hoạt động tín ngưỡng như các hoạt động mê tín dị đoan, tình trạng “thương mại hóa”, những tệ nạn xã hội tràn lan... được loại bỏ, người dân tham gia lễ hội và các loại hình tín ngưỡng dân gian mới cảm nhận được những giá trị tốt đẹp tích hợp trong các lễ hội và tín ngưỡng đó, tâm thế tham gia lễ hội vì thế cũng sẽ quay trở về ý nghĩa đích thực của nó. 4.2.3. Nhóm giải pháp đầu tư cho nghiên cứu khoa học, xây dựng chương trình bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị văn hóa và nhân văn của lễ hội và tín ngưỡng dân gian Trước mắt, chúng ta cần tiếp tục quan tâm đầu tư thoả đáng cho công tác nghiên cứu khoa học, sưu tầm, biên soạn các điển tích, nghiên cứu các 138 lịch sử lễ hội và tín ngưỡng, xuất bản các bộ sách ghi chép các nghi lễ, phong tục của các tộc người Việt Nam và các bộ sách về các loại hình Folklore Việt Nam. Từ đó, góp phần định hướng, giáo dục cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ những tri thức dân gian, những truyền thống quý báu của dân tộc. Bên cạnh đó, cần phát huy hơn nữa vai trò phản biện của các nhà khoa học và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp có liên quan như Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Hội khoa học Lịch sử Việt Nam. Cần tiếp tục tổ chức các hội thảo chuyên đề về công tác lễ hội, để bàn sâu về những vấn đề như: mối quan hệ giữa lễ hội và du lịch, thương mại hóa trong lễ hội... Cục Văn hóa cơ sở, Hội Di sản, Hội Văn nghệ Dân gian, Viện Khoa học xã hộicần tổ chức nhiều hội thảo khoa học để bàn về quản lý lễ hội hiệu quả. Nghiên cứu là phần cốt lõi của nhận thức khoa học nhưng nghiên cứu của chúng ta đa phần phụ họa chính sách, lý thuyết, phương pháp và cách tiếp cận không đúng nguyên tắc khoa học, thiếu khách quan, người này sao chép của người kia, lâu dần tạo ra một loại nghiên cứu nhợt nhạt, thiếu tính phê phán, thừa số lượng nhưng thiếu chất lượng, không áp dụng được vào việc hoạch định chính sách. Nhận thức khoa học phải được tiến hành một cách bài bản, khách quan và có tinh thần phê phán. Trong điều kiện các lễ hội đều có xu hướng biến đổi hoặc thích nghi với đời sống đương đại hoặc xuất hiện nhiều loại hình mới chưa có trong xã hội truyền thống thì yêu cầu nghiên cứu khoa học, tổng kết lý luận về lễ hội là một yêu cầu cấp bách. Hiện nay, nhiều lễ hội, tín ngưỡng được khôi phục sau nhiều năm gián đoạn, tuy vậy, những sinh hoạt văn hóa mang sắc thái riêng, mang tính đặc trưng của mỗi địa phương chưa được khôi phục lại. Cơ sở để phục hồi các hoạt động này là lớp người cao tuổi, những nghệ nhân dân gian trong cộng đồng. Tuy nhiên, đến nay, những người nắm giữ kho vốn di sản này đang 139 vắng dần do quy luật của tuổi tác. Nhà nước, mà trực tiếp là các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần sớm tạo điều kiện cho các nghệ nhân, những người cao tuổi có cơ hội truyền lại những tri thức của mình cho lớp hậu thế và cả cộng đồng. Sự tham gia chủ động và có hiểu biết của người dân trong việc thực hành, truyền dạy và bảo vệ di sản văn hóa là chìa khóa bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong quá trình hiện đại hóa đất nước. Những năm gần đây, Nhà nước đã dành kinh phí (thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia) để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, trong đó có hoạt động lễ hội và tín ngưỡng, nhưng thực chất, việc bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể so với đầu tư kinh phí bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa vật thể chưa có sự tương xứng. Mặt khác, chương trình bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội và tín ngưỡng hiện nay mới chủ yếu tập trung kinh phí cho việc sưu tầm tư liệu, quay phim để lưu giữ. Việc phát huy các giá trị của lễ hội và tín ngưỡng như thế nào thì chưa được triển khai một cách cụ thể. Có người cho rằng hơn 8.000 lễ hội trong một năm là quá nhiều, nhiều lễ hội na ná nhau, thậm chí lai căng, kéo theo đó là sự tốn kém tiền bạc, công sức... Trong khi đất nước còn rất nhiều khó khăn, nên chăng bớt đi việc tổ chức lễ hội? Điều này không phải không có lý. Tuy nhiên, như đã nói, lễ hội là tập quán, là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của các cộng đồng dân cư. Thêm nữa, mỗi cộng đồng lại có những lễ hội riêng mang dấu ấn bản sắc, do vậy, rất khó để nói rằng lễ hội nào nên bỏ, lễ hội nào nên giữ. Điều đáng lưu tâm ở đây là phải nhận diện rõ những lễ hội thật sự gắn bó mật thiết với đời sống người dân để đầu tư gìn giữ; đồng thời làm cho các cộng đồng cư dân nhận thức rõ hơn về giá trị của lễ hội đang có, từ đó, có cách thức thực hành và phương thức tự quản lý lễ hội của mình một cách có văn hóa, thực sự hiệu quả, tiết kiệm. Vấn đề quan trọng là, cho tới thời điểm này, chúng ta chưa làm rõ được cơ sở khoa học của những lễ hội nào là di sản 140 văn hóa, thực sự có giá trị lịch sử - văn hóa, đảm bảo các tiêu chí cần thiết phục hồi và phát huy. Chúng ta phải rà soát lại toàn bộ các lễ hội, nghi lễ, phong tục, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc Việt Nam, xem cái nào còn, cái nào mất, cái nào phù hợp với đời sống mới ngày nay, cái nào là lỗi thời, lạc hậu, mê tín, dị đoan. Sau đó, hướng dẫn, giáo dục nhân dân để họ nhận thức ra được chân giá trị của các lễ hội, nghi lễ, tín ngưỡng ấy mà bảo vệ, giữ gìn hay thay đổi nó cho phù hợp với đời sống thực tại. Đồng thời, chúng ta cần nghiên cứu, phục hồi một số hình thức sinh hoạt lễ hội đã biến mất, hoặc bị mai một nhưng có giá trị nhân sinh tốt đẹp, mang ý nghĩa giáo dục cao... 4.2.4. Một số giải pháp cụ thể khác Muốn đưa công tác quản lý lễ hội vào nền nếp mà vẫn bảo đảm văn minh, an toàn và đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa, tinh thần, tâm linh của người dân, thiết nghĩ các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương các cấp, các ban quản lý di tích phải thực hiện nghiêm túc, triệt để Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 05/02/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Công điện số 229/CĐ- TTg ngày 12/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Trước mắt, cần phải giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội, chỉ nên tổ chức một cách chặt chẽ những lễ hội nào thực sự cần thiết. Dưới góc nhìn bảo tồn di sản, một số nhà văn hóa phản đối sự hạn chế số lượng cũng như quy mô tổ chức lễ hội vì họ cho rằng đó là văn hóa truyền thống. Nhưng họ chưa nghĩ tới tính tổng thể không gian văn hóa, bối cảnh, thời đại hôm nay. Mật độ quá dày, kinh tế còn nghèo, trình độ dân trí không đều, có nơi không cao, nếu lễ hội không tổ chức tốt sẽ dễ phản tác dụng, như gây ra sự ngộ nhận tạo thành nếp mê tín ở một bộ phận dân cư. 141 Cần thống nhất nhận thức, lễ hội, trong đó có hoạt động văn hóa tâm linh thuộc về lĩnh vực văn hóa tinh thần, liên quan đến nhận thức, tâm lý, tập quán, phong tục của mỗi cá nhân, cộng đồng, dân tộc, nên đây là lĩnh vực tinh tế, nhạy cảm. Vì vậy, việc chỉ đạo, quản lý nhà nước và vận động cán bộ, đảng viên, nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải kiên trì, tiến hành thường xuyên, liên tục, nhưng không nóng vội. Cán bộ, đảng viên phải đi đầu, gương mẫu trong việc thực hiện những quy định về nếp sống văn minh. Lễ hội là việc lớn của làng, với nhiều lễ hội lớn là việc lớn của cả cấp huyện, cấp tỉnh. Bởi vậy, nên coi mỗi dịp chuẩn bị và tiến hành lễ hội là một dịp sinh hoạt tư tưởng, văn hóa trong Đảng, trong bộ máy chính quyền và trong nhân dân cả ở nơi sở tại và mọi cộng đồng dân cư. Việc học tập Chỉ thị của Ban Bí thư và liên hệ với thực tế đời sống lễ hội chắc chắn sẽ tạo nên những chuyển biến trong nhận thức và hành vi của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta cả trong lễ hội lẫn cuộc sống thường ngày. Một số lễ hội nào đó đến nay mở rộng ra phạm vi một vùng hay thậm chí cả nước thì ban đầu cũng chỉ là hội làng mà thôi. Mà mỗi làng lại có số phận, tính cách, truyền thống văn hóa, phong tục, nghi lễ riêng, theo kiểu “trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”. Có thể nói, tính đa dạng là bản chất của lễ hội, do vậy, trong việc phục hồi, phát triển lễ hội hiện nay phải hết sức coi trọng tính đặc thù, độc đáo riêng của mỗi lễ hội, tránh cào bằng, đồng loạt, dẫn đến sự đơn điệu, nhàm chán của sinh hoạt lễ hội. Phải bằng mọi cách khôi phục, giữ lại nét riêng của mỗi lễ hội, gắn với truyền thống văn hóa của mỗi vùng, miền, mỗi làng, xã. Cần khắc phục cách xử lý lễ hội theo “kịch bản”, đưa vào lễ hội những ý đồ chủ quan của con người. Nghi lễ, lễ hội cũng như bất kỳ một hình thức diễn xướng dân gian nào vốn tự hình thành “cái khung” tự phát, con người dựa vào 142 “cái khung” ấy để thêm bớt sao cho phù hợp. Nếu sân khấu hoá, kịch bản hoá lễ hội tức là đi ngược lại với bản chất và quy luật hình thành tự nhiên của lễ hội. Bên cạnh việc khai thác, phát huy tinh thần tự nguyện của cộng đồng tham gia lễ hội, tín ngưỡng, cần có chính sách quan tâm hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Nhà nước ở các cấp để tổ chức lễ hội có nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, có khả năng thu hút khách du lịch, mang lại lợi ích cho địa phương. Lâu nay, chúng ta thường đầu tư nhiều cho các lễ hội đương đại mà chưa chú ý đến nguồn kinh phí cho các lễ hội dân gian đơn lẻ. Cần quan tâm tạo nguồn kinh phí để phục hồi, lưu giữ, phát huy giá trị văn hóa của lễ hội dân gian mang nhiều ý nghĩa đạo đức, nhân văn, giáo dục... Trong bối cảnh cơ chế thị trường hiện nay, cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa lễ hội để làm khơi dậy tiềm năng vật chất và tinh thần của cộng đồng dân cư, song không được nhân danh xã hội hóa lễ hội nhằm mục đích trục lợi. Căn cứ vào đặc trưng bản sắc lễ hội, cần trao quyền tổ chức điều hành, nội dung cho chủ thể văn hóa, Nhà nước chỉ can thiệp bằng tính định hướng, giám sát, chỉ đạo ở những lễ hội của một không gian văn hóa mang tính làng xã. Nhưng ở những lễ hội quy mô lớn thì Nhà nước phải tổ chức theo nguyên tắc Nhà nước và nhân dân cùng làm, vừa tạo ra cơ sở pháp lý vừa phát huy sức mạnh của chủ thể văn hóa. Không nên có quan điểm cứng nhắc, lấy các nguyên lý tổ chức lễ hội truyền thống làm khuôn mẫu cho việc tổ chức các lễ hội dân gian đương đại. Ở đây, cần bám sát thực tiễn, tổng kết thực tiễn trên cơ sở lý luận về quản lý văn hóa, trong đó, cần đặc biệt nhấn mạnh vai trò chủ thể của cộng đồng người dân tổ chức lễ hội. Chỉ có sự kết hợp tốt giữa chính quyền và người dân cộng đồng, có sự tham gia của du khách, mới giúp cho việc tổ chức lễ hội được thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất. Để đảm bảo cho các lễ hội thực sự có ý nghĩa, cần ngăn chặn triệt để các hoạt động mê tín dị đoan, các tệ nạn cờ bạc biến tướng, chống mọi biểu 143 hiện thương mại hóa lễ hội bằng việc đặt hòm công đức bừa bãi. Quản lý, theo dõi và không để làm phát sinh những khoản thu phí không hợp lý, trái quy định. Khâu tổ chức các lễ hội phải có kịch bản được dàn dựng, thống nhất kỹ lưỡng từ trước. Kết hợp hài hòa giữa phần lễ và phần hội, có sự kiểm duyệt của các cơ quan văn hóa có thẩm quyền. Theo đó, phần “lễ” phải thể hiện được tinh hoa, ý nghĩa, bản sắc, tạo được không khí thiêng liêng, trang trọng, loại bỏ các hủ tục phiền hà. Phần “hội” cần có thêm nhiều trò chơi giải trí lành mạnh, các hoạt động văn hóa, thể thao mang tính giáo dục, thẩm mỹ cao. Ban tổ chức các lễ hội cần xây dựng được các phương án bảo vệ, đảm bảo an ninh trật tự và giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan trong suốt thời gian lễ hội diễn ra. Tổ chức và quản lý tốt các lễ hội được tổ chức trên địa bàn cả nước là thiết thực bảo vệ và phát huy giá trị của các di sản văn hóa cổ truyền các dân tộc. Đó cũng là hoạt động có ý nghĩa trong công tác giáo dục truyền thống, giúp cho các thế hệ hôm nay và mai sau tự hào về quê hương, đất nước và luôn biết hướng về cội nguồn. Các cơ quan thông tin đại chúng cần làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội; giới thiệu các giá trị lịch sử, văn hóa của lễ hội, tôn vinh người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến, đồng thời, tạo dư luận mạnh mẽ, phê phán các hành vi tiêu cực, vụ lợi trong tổ chức và quản lý lễ hội. Kết luận chương 4 1. Lễ hội dân gian, tín ngưỡng dân gian là những loại hình văn hóa gắn với yếu tố “thiêng”, góp phần thỏa mãn nhu cầu tinh thần của đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Người ta tìm đến lễ hội và tín ngưỡng dân gian ngày một đông, vừa để hướng tới những giá trị nhân sinh tốt đẹp được gửi gắm, bảo lưu trong đó, vừa nhằm thỏa mãn những ước nguyện tâm linh của mình. Lễ hội dân gian, tín ngưỡng dân gian thực sự trở thành “cầu nối” giúp 144 con người tìm về cội nguồn bản sắc dân tộc. Song, hiện nay, lễ hội và tín ngưỡng dân gian đang có những biến đổi theo chiều hướng gia tăng các yếu tố tiêu cực, khiến cho “tính thiêng”, ý nghĩa đích thực của lễ hội và tín ngưỡng bị lu mờ. Có thể kể đến các xu hướng hoạt động của lễ hội và tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam hiện nay như: xu hướng “mê tín hóa”; xu hướng thương mại hóa; xu hướng trần tục hóa; xu hướng áp đặt, khuôn mẫu, đơn điệu hóa; xu hướng sân khấu hóa; xu hướng nảy sinh các tệ nạn xã hội và các vấn đề xã hội mới... Các xu hướng này góp phần tạo điều kiện cho những yếu tố tiêu cực của nhân sinh quan truyền thống phát sinh trở lại, đồng thời làm cho công tác quản lý lễ hội, tín ngưỡng dân gian thêm khó khăn, phức tạp. 2. Lễ hội và tín ngưỡng dân gian ẩn chứa nhiều triết lý sống của cha ông ta, được trao truyền qua bao thế hệ người Việt. Trước xu hướng biến đổi của các loại hình văn hóa dân gian này, liệu những giá trị tích cực của nhân sinh quan truyền thống trong đó có còn được bảo tồn và phát huy? Hay sự biến đổi mạnh mẽ của lễ hội và tín ngưỡng dân gian lại là cơ hội cho những yếu tố tiêu cực trong nhân sinh quan truyền thống phát sinh trở lại? Trong khuôn khổ luận án, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số nhóm giải pháp mang tính gợi mở nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy những mặt tích cực của nhân sinh quan người Việt qua lễ hội và tín ngưỡng dân gian. Đó là các nhóm giải pháp: (1) nhóm giải pháp tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục để nhân dân hiểu rõ những giá trị văn hóa, lịch sử của lễ hội và tín ngưỡng dân gian; (2) nhóm giải pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động lễ hội và tôn giáo, tín ngưỡng; (3) nhóm giải pháp đầu tư cho nghiên cứu khoa học, xây dựng chương trình bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị văn hóa và nhân văn của lễ hội và tín ngưỡng dân gian; (4) một số giải pháp cụ thể khác... Thực hiện tốt các giải pháp này, công tác quản lý lễ hội và tín ngưỡng dân gian sẽ nâng cao hiệu quả, từ đó, những giá trị nhân sinh tốt đẹp của lễ hội và tín ngưỡng sẽ được phục hồi và lan tỏa, những mặt tiêu cực sẽ dần được khắc chế. 145 KẾT LUẬN Nhân sinh quan người Việt là một bộ phận của triết học Việt Nam. Trước đây chúng ta thường chú ý nghiên cứu nhân sinh quan triết học ở các tác phẩm thành văn mà bỏ qua kho tàng văn hóa dân gian/Folklore của dân tộc. Nhiều triết lý ẩn tàng trong Folklore mà triết học không có, do vậy, nghiên cứu Folklore để mở rộng triết học Việt Nam. “Nếu xét ở bình diện phổ thông quần chúng thì nghiên cứu triết lý dân gian còn quan trọng hơn cả nghiên cứu triết lý bác học, triết học, bởi lẽ từ đây rất có thể chúng ta lại tìm ra, phát hiện được cái mạch ngầm sâu thẳm của dân tộc mà tư tưởng bác học chỉ là sự thể hiện bề nổi, bên ngoài” [36, tr. 26]. Nghiên cứu nhân sinh quan người Việt qua Folklore cũng nhằm củng cố giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc. Trong phạm vi nghiên cứu, luận án đã làm rõ những nội dung sau: 1. Nhân sinh quan là những quan niệm, quan điểm mang tính định hướng của con người về mối quan hệ của họ với gia đình, xã hội và môi trường tự nhiên. Nhân sinh quan người Việt là những quan niệm về cuộc sống, gắn với các điều kiện nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam, phản ánh mối quan hệ của người Việt trong các mối quan hệ: lao động - sản xuất, môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội, gia đình, dòng tộc, họ hàng, trong đó, nổi bật là lối sống trọng nghĩa - tình, tinh thần hòa đồng, bao dung... Nhân sinh quan người Việt được thể hiện một cách độc đáo qua kho tàng Folklore/Văn hóa dân gian Việt Nam. 2. Folklore là một chỉnh thể bao gồm nhiều thành tố như ngữ văn dân gian, nghệ thuật dân gian, tri thức dân gian, tín ngưỡng, phong tục, lễ hội. Việc lựa chọn lễ hội dân gian và tín ngưỡng dân gian để khảo cứu vì đây là những loại hình Folklore “động”, bao chứa cả các giá trị vật thể và phi vật thể, là hai loại hình văn hóa dân gian mà trong đó “hội tụ” gần như đầy đủ các loại hình văn hóa dân gian khác, do đó, rất điển hình cho Folklore. Thêm 146 nữa, lễ hội dân gian và tín ngưỡng dân gian là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn như văn hóa học, dân tộc học, tôn giáo học..., song lại là những loại hình Folklore ít được khai thác về mặt triết học. Luận án nghiên cứu những triết lý nhân sinh của người Việt ẩn mình trong lễ hội và tín ngưỡng, để qua đó, tìm ra được những tư tưởng triết học bình dân của cha ông ta thời xưa, góp phần bổ sung cho kho tàng tư duy của dân tộc. 3. Các giá trị bản nhiên của người Việt, các triết lý nhân sinh của cha ông ta được thể hiện trong những loại hình văn hóa dân gian độc đáo, đó là triết lý yêu nước qua lễ hội đền Gióng; tinh thần hiếu học qua lễ hội đền Tống Trân; quan niệm về hôn nhân, gia đình hạnh phúc qua lễ hội Chử Đồng Tử; sự tôn thờ, đề cao người phụ nữ qua tín ngưỡng thờ Mẫu; lối tư duy thực tế, “phồn thịnh” qua tín ngưỡng phồn thực; lối sống “hài hòa” với tự nhiên qua tín ngưỡng thờ nhiên thần... Những quan niệm sống, triết lý sống, nếp sống ấy là truyền thống tốt đẹp mà cha ông ta đã lưu truyền qua nhiều thế hệ, qua bao thăng trầm, biến thiên của lịch sử, tạo nên bảng giá trị cho người Việt Nam hôm nay. 4. Việt Nam đang trên bước đường hội nhập và phát triển, tất cả những giá trị tốt đẹp của nhân sinh quan truyền thống đã từng được người Việt phát huy trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Giờ đây, những giá trị tích cực đó vẫn giữ vị trí quan trọng trong đời sống tình cảm và quan hệ xã hội của con người Việt Nam và tác động đối với sự phát triển của đất nước. Song, trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, những hạn chế của nhân sinh quan truyền thống sẽ là rào cản khiến chúng ta thêm khó khăn trên con đường xây dựng đất nước. 5. Từ việc phân tích các triết lý nhân sinh trong lễ hội và tín ngưỡng dân gian, cùng với việc chỉ ra những giá trị tích cực, những hạn chế của nhân 147 sinh quan truyền thống người Việt qua các loại hình đó, luận án đưa ra dự báo về các xu hướng biến đổi của lễ hội và tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam hiện nay, đồng thời, đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm phát huy những giá trị tích cực, khắc phục những yếu tố tiêu cực trong nhân sinh quan người Việt. Các xu hướng biến đổi của lễ hội và tín ngưỡng dân gian là: xu hướng “mê tín hóa”; xu hướng thương mại hóa; xu hướng trần tục hóa; xu hướng áp đặt, khuôn mẫu, đơn điệu hóa; xu hướng sân khấu hóa; xu hướng nảy sinh các tệ nạn xã hội và các vấn đề xã hội mới... Các nhóm giải pháp là: (1) nhóm giải pháp tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục để nhân dân hiểu rõ những giá trị văn hóa, lịch sử của lễ hội và tín ngưỡng dân gian; (2) nhóm giải pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động lễ hội và tôn giáo, tín ngưỡng; (3) nhóm giải pháp đầu tư cho nghiên cứu khoa học, xây dựng chương trình bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị văn hóa và nhân văn của lễ hội và tín ngưỡng dân gian; (4) một số giải pháp cụ thể khác... Cuộc đấu tranh để cải tạo, khắc phục những yếu tố tiêu cực từ nhân sinh quan truyền thống nhằm xây dựng nhân sinh quan mới, lối sống mới phù hợp với bối cảnh đất nước và thời đại cần một quá trình lâu dài, cùng với đó là sự nỗ lực của cả cộng đồng (dưới sự dẫn dắt, định hướng và tầm nhìn chiến lược của giới lãnh đạo quản lý xã hội; sự tiếp nhận những thành tựu tiến bộ và giáo dục xã hội) và của mỗi cá nhân con người. 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Phùng Thị An Na (2010), “Về vị trí của nền thần học triết học Tây Âu trung cổ”, Tạp chí Triết học, (6), tr.67-70. 2. Phùng Thị An Na (2010), “Quan điểm của Lênin về nguồn gốc của tôn giáo và ý nghĩa của quan điểm đó”, trong sách Di sản Lê nin trong thế giới ngày nay và sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.726-730. 3. Phùng Thị An Na (2011), “Lại bàn về ảnh hưởng của tôn giáo đến tư duy của người Việt”, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, (10), tr.10-15. 4. Phùng Thị An Na, Đỗ Lan Hiền (2011), Ảnh hưởng của tư duy tôn giáo đến lối sống của người Việt, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 174 tr. 5. Phùng Thị An Na (2012), “Tín ngưỡng thờ Nữ thần ở Việt Nam từ góc nhìn “bình đẳng giới”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (8), tr.53-58. 6. Phùng Thị An Na (2013), “Những cống hiến của Ph.Ăngghen trong việc xây dựng Chủ nghĩa vô thần khoa học”, Tạp chí Lý luận chính trị, (3), tr.8-11. 7. Phùng Thị An Na (2013), “Dấu ấn phồn thực trong thơ Hồ Xuân Hương”, Thông tin Chủ nghĩa xã hội, Lý luận và thực tiễn, (40), tr.33-36. 8. Phùng Thị An Na (2015), “Bình đẳng giới” nhìn từ góc độ tôn giáo, tín ngưỡng - trường hợp thờ Mẫu ở Việt Nam”, trong sách Văn hóa tôn giáo với phát triển bền vững ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, tr.143-155. 9. Phùng Thị An Na (2015), “Đạo Tin lành trong cộng đồng người Thái vùng Tây Bắc”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, (1), tr.84-90. 10. Phùng Thị An Na (2015), “Mối quan hệ con người - tự nhiên qua tín ngưỡng thờ nhiên thần ở Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (7), tr.42-47. 11. Phùng Thị An Na (2015), “Triết lý nhân sinh của người Việt qua một số lễ hội dân gian”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, (8), tr.55-59. 12. Phùng Thị An Na (2015), "Ngôi chùa trong đời sống người Khmer vùng Tây Nam bộ", Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, (11), tr.102-107. 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh (1998), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Đồng Tháp. 2. Toan Ánh (2000), Tín ngưỡng Việt Nam (quyển Hạ), Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Toan Ánh (2005), Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam (quyển Thượng), Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Toan Ánh (2005), Hội hè đình đám, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. 5. Phan Kế Bính (2005), Việt Nam phong tục, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 6. Nguyễn Văn Bình (1999), “Cách xem xét, đánh giá con người thông qua các mối quan hệ xã hội cơ bản của Nho giáo - một giá trị cần kế thừa và phát triển”, Tạp chí Triết học, (3). 7. Lê Ngọc Canh (2000), Văn hóa dân gian Việt Nam - những thành tố, Trường Cao đẳng Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh xuất bản. 8. Nguyễn Văn Chiến (2011), "Lễ hội thôn An Cầu một lễ hội tôn vinh việc học", tại trang thon-cau-mot-le-hoi-ton-vinh.html, [truy cập ngày 5/4/2014]. 9. Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức và Hồ Sĩ Quý (Đồng chủ biên) (2001), Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (Đồng chủ biên) (2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Nguyễn Trọng Chuẩn (Chủ biên) (2006), Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, Tập 1 (Từ đầu công nguyên đến thời Trần và thời Hồ), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 12. Hồng Chuyên (2013), Chuyện tranh Nữ Oa vá trời, Nxb Kim đồng, Hà Nội. 13. Hoàng Đình Cúc (2008), “Vấn đề con người trong học thuyết Mác và phương hướng, giải pháp phát triển con người cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, (8). 150 14. Lý Khắc Cung (2010), Văn hóa phồn thực Việt Nam, Nxb Dân trí, Hà Nội. 15. Hoàng Tăng Cường (1996), “Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong quan niệm của Nho giáo”, Tạp chí Triết học, (6). 16. Ngô Văn Doanh (2006), Lễ hội chuyển mùa của người Chăm, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. 17. Vũ Trọng Dung (2003), “Hiểu quan điểm của C.Mác về bản chất con người như thế nào?”, Tạp chí Triết học, (8). 18. Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần năm Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Lê Tâm Đắc (2014), “Một số đặc điểm của thờ cúng Sơn Tinh - Tản viên ở miền Bắc”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (12) (138). 24. Nguyễn Tấn Đắc (2005), Văn hóa Đông Nam Á, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 25. Khai Đăng (Sưu tầm và biên soạn) (2009), Tản mạn về tín ngưỡng và phong tục tập quán của người Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 26. Cao Huy Đỉnh (2009), “Người anh hùng làng Dóng”, trong Lễ hội Thánh Gióng, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 27. Đỗ Hương Giang (2009), “Vấn đề nhân sinh quan trong triết học Phật giáo thời Trần”, Tạp chí Khoa học xã hội, 11(135). 28. Trịnh Hiểu Giang, Nguyễn An (2009), Những hiểu biết về cuộc đời, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 151 29. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 30. Trường Hà (2012), "Phong tục thờ thần cây, thần rừng của người Tày - Nùng", tại trang cay-cua-nguoi-Tay-Nung/11370.bcb, [truy cập ngày 5/4/2014]. 31. Thuận Hải (Biên soạn) (2007), Bản sắc văn hóa lễ hội: văn hóa dân gian đặc sắc qua những lễ hội dân gian trong năm, Nxb Giao thông Vận tải, Hà Nội. 32. Phạm Minh Hạc, Thái Duy Tuyên (Chủ biên) (2012), Định hướng giá trị con người Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 33. Cao Xuân Hạo (2003), Tiếng Việt, Văn Việt, Người Việt, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. 34. Cao Thu Hằng (2011), Kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. 35. Nguyễn Hùng Hậu (2004), Triết lý trong văn hóa phương Đông, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 36. Nguyễn Hùng Hậu (2010), Đại cương lịch sử triết học Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37. Nguyễn Văn Hậu (1999), “Biểu tượng phồn thực trong lễ hội nông nghiệp cổ truyền ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (183). 38. Đỗ Lan Hiền (2011), “Ảnh hưởng của tam giáo trong quan niệm của người Việt về mối quan hệ Trời - Người”, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, (8). 39. Đỗ Lan Hiền (2012), “Minh triết Việt qua dòng văn hóa dân gian”, Tạp chí Triết học, 8(255). 40. Đỗ Lan Hiền, Phùng Thị An Na (2012), “Tín ngưỡng thờ Nữ thần ở Việt Nam từ góc nhìn “bình đẳng giới””, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (8). 152 41. Thích Nguyên Hiền (2001), "Nguyên lý mẹ trong văn hóa và tín ngưỡng Việt Nam", tại trang nguyenlyme.htm, [truy cập ngày 20/5/2013]. 42. Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng thành hòang Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 43. Nguyễn Duy Hinh (2005), Văn minh Đại Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 44. Hồ Hoàng Hoa (1998), Lễ hội, một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 45. Vũ Thị Hoa (1997), Lễ hội cầu mùa của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 46. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 3, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 47. Nguyễn Việt Hùng (2004), “Tục thờ đá trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (1). 48. Cao Xuân Huy (1995), Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu, Nxb Văn học, Hà Nội. 49. Nguyễn Văn Huyên (1992), “Từ những hình tượng nam nữ yêu nhau trên thạp Đào Thịnh, nghĩ về ước vọng phồn thực lâu đời của nhân dân ta”, Tạp chí Văn hóa dân gian, (2). 50. Nguyễn Văn Huyên (1995), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam, Tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 51. Trần Minh Hường (2010), “Hình tượng rắn qua tục thờ và huyền thoại”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, 5-6(311-312). 52. Trần Đình Hượu (2005), Đến hiện đại từ truyền thống, Nxb Trí thức, Hà Nội. 53. Đinh Gia Khánh (1989), Trên đường tìm hiểu văn hóa dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 54. Nguyễn Xuân Kính, Lê Ngọc Canh, Ngô Đức Thịnh (1989), Văn hóa dân gian Việt Nam những lĩnh vực nghiên cứu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 153 55. Đinh Gia Khánh (1992), “Tục thờ Mẫu và những truyền thống văn hóa dân gian ở Việt Nam”, Tạp chí Văn học, (5). 56. Đinh Gia Khánh (1995), Văn hóa dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 57. Đinh Gia Khánh (2000), “Hội lễ dân gian và sự phản ánh những truyền thống của dân tộc”, Tạp chí Văn hóa dân gian, (2). 58. Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tầng (Chủ biên) (1993), Lễ hội dân gian trong đời sống xã hội hiện tại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 59. Vũ Ngọc Khánh, Ngô Đức Thịnh (1990), Tứ bất tử, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 60. Vũ Ngọc Khánh (1991), Dẫn luận nghiên cứu Folklore Việt Nam, Sở Giáo dục Thanh Hoá xuất bản, Thanh Hóa. 61. Vũ Ngọc Khánh (1999), Tiếp cận kho tàng Folklore Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 62. Vũ Ngọc Khánh (2001), Đạo Thánh ở Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 63. Vũ Ngọc Khánh (2005), Hành trình vào thế giới Folklore Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 64. "Khi lễ hội, di sản bị “sân khấu hóa”" (2013), tại trang san-bi-san-khau-hoa-331013/, [truy cập ngày 15/7/2015]. 65. Nguyễn Thế Kiệt, Phạm Bá Lượng (2009), “Đạo làm người trong truyền thống Việt Nam”, Tạp chí Lý luận chính trị, (10). 66. Hà Lâm Kỳ (2001), “Lễ đón mẹ lúa của người Khơmú”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (1). 67. Lê Văn Kỳ (2002), Lễ hội nông nghiệp Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 68. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 154 69. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 70. Lê Thị Lan (2002), “Quan hệ giữa các giá trị truyền thống và hiện đại trong xây dựng đạo đức”, Tạp chí Triết học, (7). 71. Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang (Chủ biên) (1994), Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, Chương trình Khoa học công nghệ cấp nhà nước KX.07, Đề tài KX07-02, Tập 1, Hà Nội. 72. Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang (Chủ biên) (1996), Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, Chương trình Khoa học công nghệ cấp nhà nước KX.07, Đề tài KX07-02, Tập 2, Hà Nội. 73. Bùi Bá Linh (2003), Quan niệm của C. Mác, Ph. Ăngghen về con người và sự nghiệp giải phóng con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 74. Nguyễn Thu Linh, Phan Văn Tú (2004), Quản lý lễ hội cổ truyền: thực trạng và giải pháp, Báo cáo tổng quan đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 75. Nguyễn Đức Lữ (Chủ biên) (2007), Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 76. Nguyễn Văn Lý (2000), Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 77. Phùng Thị An Na, Đỗ Lan Hiền (2012), Ảnh hưởng của tư duy tôn giáo đến lối sống người Việt, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 78. Ngô Thị Thu Ngà (2011), Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 79. Nhiều tác giả (2008), Người Việt phẩm chất và thói hư - tật - xấu, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 80. Hòang Văn Páo (2011), Lễ hội Lồng thồng của dân tộc Tày ở Lạng Sơn, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 155 81. Bá Trung Phụ (2009), “Lễ hội Rija - tín ngưỡng phồn thực của người Chăm ở Trung Bộ”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (7+8). 82. Đỗ Lan Phương (2010), Tục thờ Chử Đồng Tử, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 83. Trần Chí Quang (2005), “Lễ rửa lá lúa trong cư dân Mường”, Tạp chí Dân tộc và Thời đại, (84). 84. Hồ Sỹ Quý (1999), “Về triết lý con người chinh phục tự nhiên”, Tạp chí Triết học, (6). 85. Nguyễn Minh San (1998), “Lễ thức phồn thực trong sinh hoạt văn hóa dân gian ở Phú Thọ”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (3). 86. Bùi Hoài Sơn (2007), Quản lý lễ hội dân gian của người Việt ở Châu thổ Bắc bộ từ năm 1945 đến nay, Luận án Tiến sĩ Văn hóa học, Viện Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 87. Dương Đình Minh Sơn (2008), Văn hóa nõ nường, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 88. Minh Tân, Thanh Nghi và Xuân Lãm (1998), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Thanh Hóa. 89. Đào Thắm (2014), "Lễ hội đền Tống Trân - Lễ hội tôn vinh sự học", tại trang tong-tran-le-hoi-ton-vinh-su-hoc-461471/, [truy cập ngày 5/4/2014]. 90. Lê Sỹ Thắng (1997), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tập 2, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 91. Võ Văn Thắng (2005), Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 92. Trần Ngọc Thêm (1997), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 93. Đỗ Trần Thi (2011), Thần thoại Hy Lạp, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 94. Nguyễn Tất Thịnh (2011), Hành trình nhân sinh quan: Phản tỉnh trên đường trải nghiệm, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội. 156 95. Ngô Đức Thịnh (Chủ biên) (1990), Quan niệm về Folklore, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 96. Ngô Đức Thịnh (2001), “Văn hóa dân gian và bản sắc văn hóa dân tộc”, Tạp chí Khoa học xã hội và nhân văn, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, (27). 97. Ngô Đức Thịnh (2001), “Những giá trị của lễ hội cổ truyền trong đời sống xã hội hiện nay”, Văn hóa nghệ thuật, (3). 98. Ngô Đức Thịnh (Chủ biên) (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 99. Ngô Đức Thịnh (2007), Về tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 100. Ngô Đức Thịnh (2009), Đạo Mẫu Việt Nam, Tập I, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 101. Ngô Đức Thịnh (2009), Đạo Mẫu Việt Nam, Tập II, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 102. Ngô Đức Thịnh, Đinh Gia Khánh và Nguyễn Đổng Chi (2004), Văn hóa dân gian một chặng đường nghiên cứu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 103. Hoàng Thơ (2000), “Vấn đề con người trong đạo Phật”, Tạp chí Triết học, (6). 104. Nguyễn Hữu Thụ (2013), Khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ, Luận án Tiến sĩ Triết học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 105. Nguyễn Đăng Thục (1992), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tập 1: Tư tưởng bình dân Việt Nam, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh. 106. Đỗ Lai Thúy (1994), “Tín ngưỡng phồn thực nhìn từ góc độ văn hóa lịch sử”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, 122(8). 107. Nguyễn Tài Thư (Chủ biên) (1993), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 157 108. "Tín ngưỡng của người Mường ở Hòa Bình" (2014), tại trang hoa-binh-d21342.html, [truy cập ngày 5/4/2014]. 109. Nguyễn Thế Trắc (2008), Mạn đàm nhân sinh, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 110. Trần Thị Trâm (2012), “Hiếu học - một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam”, Tạp chí Lý luận và truyền thông, (11). 111. Phạm Thị Ngọc Trầm (1992), “Những tư tưởng cơ bản của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên”, Tạp chí Triết học, (1). 112. Phạm Thị Ngọc Trầm (2009), “Xây dựng đạo đức sinh thái - một trách nhiệm xã hội của con người đối với tự nhiên”, Tạp chí Triết học, (6). 113. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (1994), Lễ hội dân gian trong đời sống xã hội hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 114. Chu Quang Trứ (1996), Di sản văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế. 115. Tạ Chí Đại Trường (2014), Thần, Người và Đất Việt, Nxb Tri thức, Hà Nội. 116. Vũ Anh Tú (2008), “Tín ngưỡng phồn thực Việt Nam trong dòng chảy văn hóa Đông Nam Á qua các lễ hội nông nghiệp”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (9). 117. Vũ Anh Tú (2010), Tín ngưỡng phồn thực trong lễ hội dân gian người Việt ở Châu Thổ Bắc Bộ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 118. Lê Trung Vũ (1990), Lễ cầu ngư của làng ven biển, Văn hóa dân gian, 01 (29). 119. Trần Quốc Vượng (1996), Theo dòng lịch sử, những vùng đất tâm, thần và vật, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 158 120. Trần Quốc Vượng (1996), “Nguyên lý mẹ của nền văn hóa Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (12). 121. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1999), Đại Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 122. Nguyễn Hải Yến (Sưu tầm và biên soạn) (2008), Văn hóa lễ hội dân gian cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội. 159 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PH NG THỊ AN NA NH¢N SINH QUAN NG¦êI VIÖT QUA FOLKLORE VIÖT NAM PHỤ LỤC LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2015 160 Hội Gióng Phù Đổng 161 Ông Hiệu cờ tại Hội Gióng Phù Đổng Rước ngựa tại Hội Gióng Phù Đổng 162 Hội Gióng Sóc Sơn Ngựa Gióng tại Hội đền Sóc Sơn 163 Hoa tre tại Hội Gióng Sóc Sơn Rước kiệu tại Hội Gióng Sóc Sơn 164 Đền Thờ Tống Trân tại thôn An Cầu, xã Tống Trân, Phù Cừ, Hưng Yên Lễ hội đền Tống Trân 165 Kiệu của Trạng Nguyên Tống Trân Lễ rước mực và rước nghiên bút tại hội đền Tống Trân 166 Lễ hội Chử Đồng Tử Nghi thức rước nước tại lễ hội Chử Đồng Tử 167 Trống khai hội tại lễ hội đền Hóa (Dạ Trạch) Rước kiệu Tiên Dung tại lễ hội đền Dạ Trạch 168 Mẫu Tam phủ (Mẫu Thượng Thiên - Mẫu Thượng Ngàn - Mẫu Thoải) Mẫu Tứ phủ (Thượng Thiên - Thượng Ngàn - Mẫu Thoải - Mẫu Địa) 169 Thờ Tứ pháp tại chùa Dâu (Bắc Ninh) Tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền bà Chúa Kho (Bắc Ninh) 170 Phủ Giày (Nam Định) thờ thánh Mẫu Liễu Hạnh Phủ Tây Hồ (Hà Nội) thờ thánh Mẫu Liễu Hạnh 171 Miếu Bà Chúa Xứ (Châu Đốc, An Giang) Bà Chúa Xứ 172 Tháp thờ Thiên Y Thánh Mẫu (Tháp Bà Ponagar) tại Nha Trang Chùa Bà Thiên Hậu (Bình Dương) 173 Nghi thức hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu 174 Cặp sinh thực khí trong tín ngưỡng phồn thực Nghi thức Lễ mật trong lễ hội “Linh tinh tình phộc” (Trò Trám) 175 Biểu tượng Linga trong tín ngưỡng phồn thực của người Chăm Hình tượng điêu khắc trên nắp thạp đồng Đào Thịnh 176 Tượng nhà mồ Tây Nguyên Điệu múa phồn thực của người Chăm (Bình Thuận) 177 Đền thờ Sơn Tinh (Ba Vì, Hà Nội) Đến thờ thần rắn ở Cẩm Thủy (Thanh Hóa) 178 Lễ cúng thần đá của người Nùng Lễ cúng thần rừng của người Nùng 179 Miếu thờ thần cây của người Tày Tín ngưỡng thờ Cá Ông ở Ba Tri, Bến Tre 180 Xã hội đang quá “mê tín”? Cướp hoa tre tại lễ hội đền Gióng 181 Cướp ấn đền Trần (Nam Định) Tranh nhau cướp “lộc” 182 Hát quan họ “xin tiền” Trả tiền “xin ấn” 183 Hiện tượng đốt vàng mã tràn lan Tiền lẻ khắp nơi tại các cơ sở thờ tự tín ngưỡng dân gian 184 “Lộc” tại đền thờ bà chúa Kho Đội ngũ “khấn thuê” tại đền bà Chúa Kho 185 Hoạt động bói toán: xem thẻ, bói quẻ Trò chơi xóc đĩa tại các lễ hội dân gian 186 Hiện tượng ăn xin tràn lan tại các lễ hội Xả rác bừa bãi, ô nhiễm môi trường tại các lễ hội 187 Bán sách bói toán ngay trong khuôn viên di tích Bán thịt thú rừng tại các lễ hội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phung_thi_an_na_5459_0577.pdf
Luận văn liên quan