Luận án Nhân sinh quan phật giáo và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng chính trị thời Lý-Trần

Ngày nay, xã hội Việt Nam hiện đại đã khác xa so với xã hội thời Lý- Trần, tuy nhiên, ảnh hưởng của Phật giáo trên lĩnh vực tư tưởng vẫn còn khá rõ nét. Đồng thời,tư tưởng từ bi, hỷ xả, vị tha, nhân văn của Phật giáo vẫn ảnh hưởng nhất định trong suy nghĩ, tình cảm và lối ứng xử nhân dân, trước những diễn biến chính trị đất nước. Điều này, cũng góp phần không nhỏ tạo nên sức mạnh trên mặt trận quân sự - ngoại giao của Việt Nam. Đó là l do ta nên tìm hiểu những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với chính trị thời Lý-Trần, để kế thừa và đồng thời cũng để loại bỏ những yếu tố không còn phù hợp, nhằm đưa nhân sinh quan Phật giáo góp phần tích cực vào việc xây dựng văn hóa chính trị của Việt Nam trong thời kỳ mới.

pdf176 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 2233 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nhân sinh quan phật giáo và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng chính trị thời Lý-Trần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của nhà Phật. Bởi vậy, khi nói với Trần Nhân Tông quan điểm của mình về việc trì giới, nhẫn nhục là “tội hay phúc”, Tuệ trung lại phải nhắc “nhỏ” thêm: “Chớ có bảo cho người không đáng bảo”[121,546]. 145 Đặc biệt, cuối thời Trần nhân sinh quan của thiều phái Trúc Lâm dần trở nên hư ảo, xa rời thực tiễn, không hướng đến giải quyết những vấn đề của đời sống, cải tạo xã hội của con người hiện thực, “quá thiên trọng đến đời sống nội tâm, khai thác sâu vào khía cạnh tâm linh con người mà bỏ quên những mối quan hệ rất cơ bản để hình thành con người hiện thực với toàn bộ thực tiễn của họ”[15,166]. Có thể, sau Trần Nhân Tông các vị thiền sư cao cấp của Phật giáo không còn tham gia chính trị, nếu có quan hệ với các nhà chính trị trong triều cũng chỉ nhằm phục vụ mục đích tâm linh-tôn giáo, nên nhân sinh quan đã tách biệt hẳn với chính trị và không tìm cách đáp ứng những đòi hỏi của nền chính trị đương thời nữa. Cũng cần phải thấy rằng, sau nhiều năm triều Lý-Trần tôn sùng Phật giáo, đã dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực mà bản thân các nhà vua không ý thức đến. Tầng lớp quý tộc nhà Lý-Trần là những đại diện tiêu biểu cho sự sùng bái thái quá với Phật giáo. Nhiều chùa tháp, chuông khánh, tượng Phật có quy mô lớn được tầng lớp tông thất, quý tộc xây trong thời Lý làm hao tốn tiền của và nguyên khí quốc gia. Sang thời Trần hiện tượng xây dựng có hạn chế hơn, triều đình và giai cấp quý tộc chủ yếu chỉ mở rộng hoặc trùng tu những ngôi chùa có từ trước. Khiến nho thần Lê Quát từng than: “Chỗ nào có người ở, tất có Phật, bỏ rồi lại xây, hỏng rồi lại sửa, chuông trống lâu đài chiếm đến phần nửa so với dân cư”[18, 396]. Tuy nhiên, giai cấp quý tộc thời Lý-Trần lạiquá coi trọng việc xây chùa, dựng tháp, đúc tượng. Họ cho rằng đó là biểu hiện của lòng từ bi, hỷ xả, tích đức và hành động này sẽ mang đến sự may mắn, bình an, giải thoát,nên dù phải tiêu tốn rất nhiều tiền của nhưng họ vẫn mãn nguyện. Đôi khi, vì quá mải mê với nó mà họ đã quên đi việc đời, xao nhãng việc nước. Thêm nữa, Phật giáo trong khoảng thời gian rất dài được triều đình tôn sùng, các thiền sư được hưởng nhiều quyền lợi về kinh tế. Sự ưu ái quá mức này đã tạo điều kiện cho nhiều kẻ cơ hội lợi dụng để kiếm lợi. Bản thân sư tổ Pháp Loa cũng lo lắng trước thực trạng này: “Số đông tăng sĩ ngoài 146 giáo hội, tuy họ mặc áo cà sa, nhưng tâm còn nặng chuyện thế tục, hay lười biếng không chịu học đạo. Thậm chí còn có không ít tăng lữ lợi dụng cửa thiền đề trốn lính, trốn phu” [15,129]. Nhân sinh quan Phật giáo lúc này không còn phát triển theo hướng tích cực nữa, đa số các phật tử không còn nghiêm túc học tập, đầu tư phát triển giáo lý.Điều này khiến các nhà tư tưởng chân chính của Phật giáo cũng cảm thấy bất lực và dần lui vào nơi thanh vắng để thỏa chí tu thiền tránh đi những tranh chấp của thời đại. Thiền sư Huyền Quang-tổ thứ ba của phái Trúc Lâm Yên Tử cũng đã sớm nhìn thấy sự đen bạc của thế thái nhân tình, nên đã sớm có định ẩn dật: Đức mỏng, thẹn thùng đèn tổ nối, Luốn cho Hàn, Thập nhiều phen nổi hờn căm. Chi bằng theo bạn về non quách, Núi dựng non che vạn vạn tầng [121,689]. Điều này càng tạo điều kiện cho Nho giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ và dần thay thế địa vị của Phật giáo trong nền chính trị. Cùng với việc, Nho giáo cuối thời Trần đã phát triển và dần đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn mới của nền chính trị, còn tư tưởng nhân văn, nhân đạo của Phật giáo lúc này không còn phát huy tác dụng như buổi đầu – khi mới hình thành triều đại Lý-Trần nữa. Vì vậy, việc Nho giáo ngày càng có ảnh hưởng mạnh mẽ và chiếm địa vị quan trọng trong nền chính trị là tất yếu. Có thể thấy, về cơ bản Phật giáo không phải học thuyết bàn nhiều đến chính trị, vì vậy, nhân sinh quan của nó chỉ cần thiết trong giai đoạn cần có sự liên kết tinh thần trong triều đình, củng cố niềm tin cho nhân dân, nhằm phục vụ công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Khi nền chính trị đã ổn định, nền độc lập đã được củng cố, nhà nước cần một thể chế chính trị “chuyên nghiệp”, với một hệ thống quan lại được đào tạo bài bản.Thì Phật giáo với tư tưởng “vô ngã”, “tri túc”với các thiền sư không muốn tham gia thường xuyên vào công việc triều chính, đã không thể giải quyết được những vấn đề cấp thiết của một nền chính trị trong thời kỳ mới. Thêm nữa, nhân 147 sinh quan Phật giáo không thể giúp triều đình hoàn thiện được bộ máy nhà nước quân chủ tập quyền và ban hành các văn bản, pháp chế cho triều đại. Qua đó, Nho giáo dần trở thành tư tưởng chiếm ưu thế đối với nền chính trị vào cuối triều Lý-Trần. Triều đại cũ theo đó cũng dần mất vị thế, để thay thế cho một triều đại mới, mở ra một trang sử mới cho dân tộc. Như vậy, về cơ bản mối quan hệ giữa Phật giáo và chính trị trong thời Lý-Trần là cần thiết và phù hợp. Thể hiện ở chỗ, khi Phật giáo được giai cấp thống trị tạo điều kiện thuận lợi, nhà vua và triều đình coi trọng sự tham vấn của các thiền sư, cao tăng, và bản thân họ đều học - hiểu giáo lý Phật giáo, thì nền chính trị sẽ ổn định, kinh tế phát triển, đất nước thịnh trị. Khi các vua không chuyên cần học đạo (xa rời triết l nhân văn của Phật giáo) cũng là khi có những biểu hiện ăn chơi, hưởng lạc đạo đức xã hội sa sút22; quan lại trong triều thì sa vào tam độc (tham, sân, si); trong dân có nhiều người lợi dụng sự ưu ái của nhà nước với Phật giáo để vun vén cho lợi ích của bản thân, trốn tránh nghĩa vụ công dânkhi ấy sẽ báo hiệu sự suy vong của triều đại. Lúc này, tồn tại xã hội cũ đã mất đi, đòi hỏi sự ra đời của ý thức xã hội mới, theo đó, tư tưởng chủ đạo được giai cấp thống trị mới lựa chọn, cũng sẽ được thay thế bởi một tư tưởng mới, phù hợp hơn. 4.2.2. Ý nghĩa của vi c kế thừa những ảnh hưởng tích cực của nhân sinh quan Phật giáo tới tư tưởng chính trị thời Lý-Trần trong vi c xây dựng văn hóa chính trị ở Vi t Nam hi n nay 4.2.2.1. Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo tới tư tưởng chính trị đã tạo nên văn hóa chính trị tích cực ở thời Lý-Trần Dù “về nguồn cội là một nhân tố ngoại sinh, thế nhưng nhiều giáo lý của chư Phật – chư ồ tát đã từ lâu ngấm vào lòng người Việt Nam như ngấm vào lòng đất mẹ”[22,301].Vì vậy, nhân sinh quan Phật giáo đã trở thành một thành tố không thể thiếu, xây dựng văn hóa chính trị ở thời Lý- Trần. Điều này được hiểu là thái độ, cách thức ứng xử nhân văn, nhân đạo 22 Triều Lý bắt đầu từ thời vua Lý Cao Tông, thời Trần bắt đầu từ Trần Phế Đế. 148 của cả giai cấp nắm quyền và thái độ của nhân dânđối với nhữngđường lối, chính sách của nhà nước, biểu hiện cụ thể là: Thứ nhất: Thời Lý-Trần, nhà chính trị luôn tôn trọng nguyện vọng của nhân dân, nên họ đã lựa chọn được hệ tư tưởng mà nhân dân yêu mến và tạo điều kiện cho tư tưởng ấy phát triển. Tuy nhiên, để Phật giáo ngày càng phù hợp với thực tiễn chính trị, nên dù tin dùng Phật giáo, nhưngcác nhà chính trị vẫn sử dụng Nho giáo và Đạo giáo. Bởi trong triết lý nhân sinh của Phật giáo không phải đã hoàn bị, nên vẫn cần được bổ sung triết lý nhân sinh của đạo Lão, hay chuẩn mực đạo đức trong đạo Nho...Nhờ đó, giai cấp thống trị đã tận dụng tối đa sức mạnh của nhân sinh quan Phật giáo, khiến nó trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực, hiệu quả cho nền chính trị. Điều này cho thấy, giai cấp thống trị đã rất nhạy bén với thực tiễn chính trị, đồng thời rất linh hoạt trong việc vận dụng và lựa chọn tư tưởng để hỗ trợ cho nền chính trị của triều đại. Thứ hai: Thời Lý-Trần, các nhà chính trị không chỉ tận dụng Phật giáo để phục vụ mục tiêu chính trị mà bản thân họ cũng học hỏi nghiêm túc những triết l nhân văn từ bi, bác ái, bình đẳng, vị tha của Phật giáo, để thấu hiểu và triển khai nó trong thực tiễn. Vì vậy, các quyết sách, đường lối của nhà nước cũng thấm đượm tinh thần nhân văn, nhân đạo của Phật giáo. Nhân sinh quan Phật giáo đã thực sự góp phần xây dựng nên một nền văn hóa chính trị tích cực, được nhân dân hết lòng ủng hộ thời Lý-Trần.Từ đó,giai cấp thống trị hoàn thành tốt sứ mệnh của mình, giúp cho một dân tộc đất không rộng, người không đông, nhưng đã chiến thắng trước mọi thế lực xâm lược lớn để xây dựng một quốc gia thịnh trị. Thứ ba: Nhiều nhà chính trị Lý-Trần không chỉ yêu mến Phật giáo, mà còn am tường triết lý nhân sinh của Phật giáo. Bởi vậy, triều đại L -Trần đã xuất hiện vị vua-quan có từ tâm, ở trên ngôi cao mà vẫn khoan hồng, độ lượng; những vị thiền sư hết lòng vì dân vì nước mà không nghĩ đến danh lợi của bản thân; hay những bà hoàng có hành động từ bi, được nhân dân tôn 149 làm Phật bà.Vì vậy, họ đã tạo nên uy tín chính trị– một nhân tố quan trọng trong văn hóa chính trị. Uy tín này được xây dựng trên cơ sở trình độ hiểu biết, nhân cách đạo đức, tài năng của các nhà chính trị Qua đó, nhân dân luôn tin tưởng và yêu mến nhà chính trị và tích cực đóng góp cho công cuộc xây dựng đất nước. 4.2.2.2. Sự cần thiết phải kế thừa bài học về ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến tư tưởng chính trị thời Lý-Trần trong việc xây dựng nền văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay Hiện nay, dù điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa-tư tưởng của Việt Nam có nhiều thay đổi, các nhà chính trị xuất thân là phật tử không nhiều, các nhà chính trị cũng không đồng thời là các thiền sư như ở thời Lý-Trần nữa, nhưng triết lý nhân sinh của Phật giáo vẫn là một chỗ dựa tinh thần vững chắc vàảnh hưởng đếný thức, tình cảm của đại đa số nhân dân.Bởi “lịch sử của Phật giáo Việt Nam gắn liền với lịch sử của dân tộc và chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam, đã quyện vào, đã hòa nhập vào tư tưởng Phật giáo”[22,139]. Chính vì vậy, Phật giáo vẫn có ảnh hưởng lâu dài, bền vững trong xã hội ngày nay. Nhân sinh quan Phật giáo cũng góp phần làm cho nền chính trị Việt Nam mang đậm tính nhân văn, nhân đạo, đồng thời Phật giáo cũng khơi dậy thức độc lập, tự chủ và tinh thần yêu nướccủa người Việt, từ đó tạo ra văn hóa chính trị tích cực. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam đã có nhiều đổi mới để phù hợp hơn với thực tiễn. Như, làm mềm hóa giới luật “cấm sát sinh” hay “không được sát sinh” bằng quan niệm: kêu gọi bảo vệ sự sống của muôn loài; Về giới luật “cấm uống rượu” được giải thích mở rộng như: không dùng các chất ma túy, không tiêu thụ các sản phẩm văn hóa độc hại như: sách báo, phim ảnh, truyền thanh, truyền hình, âm nhạc có nội dung không lành mạnh. Với giới luật “không trộm cắp”, thì Hòa thượng Thích Minh Châu23 - Đại biểu Quốc hội các khóa VII, VIII, IX và X; 23 Hòa Thượng Thích Minh Châu (1918-2012), từng giữ nhiều vị trí cao trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam; ông được coi là một trong những người uyên thâm Phật pháp nhất của Việt Nam và thế giới. 150 cho rằng: không phải chỉ là những hành vi trộm cắp lộ liễu mà còn cả những hành vi buôn lậu, tham nhũng, lừa đảo, lật lọng trong buôn bán để kiếm lời bất chính. Việc bổ sung một số nội dung mới về mặt giới luật, nhằm đưa nhân sinh quan Phật giáo trở nên gần gũi, thiết thực hơn với đời sống xã hội hiện nay, đồng thời thu hút quần chúng đến với đạo nhiều hơn, từ đó họ mới học đạo, hiểu đạo và trở nên sống có đạo đức hơn. Tiếp nối truyền thống gắn đạo với đời, “nhập thế” tích cực có từ thời Lý-Trần. Tôn chỉ của Giáo hội Phật giáo thể hiện rất rõ lập trường chính trịtrong quan hệ chặt chẽ với Nhà nước: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” và đó là sự kế thừa có chọn lọc theo những tư tưởng quan điểm “khế l , khế cơ” của Phật giáo nguyên thủy và truyền thống của Phật giáo Việt Nam đã có từ thời L -Trần. Phật giáo Việt Nam không chỉ gắn bó với tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, mà cả trong công cuộc đổi mới của đất nước hiện nay. Phật giáo không còn hạn chế hoạt động của mình trong chùa chiền và tu viện, hay trong các buổi cầu nguyện, lễ bái mà còn tham gia vào những công việc từ thiện, hoạt động chính trị, tham gia các hoạt động ngoại giao với các nước, nhằm bảo vệ chủ quyền đất nước. Phật giáo ngày nay đã quan tâm đến các vấn đề mà cuộc sống hiện thực đặt ra như: giáo dục tư tưởng, văn hóa-xã hội, kinh tế-chính trị... Phật giáo nhấn mạnh giáo l tốt đẹp của mình nhằm xây dựng một xã hội công bằng, tốt đẹp trên trần thế, gắn kết tín ngưỡng với việc cải thiện tình trạng xã hội hiện thực. Có thể nhận thấy, Phật giáo Việt Nam luôn cụ thể hóa triết l nhân sinh từ bi, bình đẳng, bác ái của mình đến hiện thực và luôn sống hòa đồng với chúng sinh, để hoạt động của mình có ảnh hưởng tích cực nhất đến đời sống chính trị-xã hội hiện đại. Trong các tôn giáo được công nhận về tổ chức ở Việt Nam, chỉ có Phật giáo xác định r ràng phương hướng hành đạo không chỉ phục vụ cho dân tộc mà còn gắn với chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, dù có vai trò nhất định trong quá trình hình thành tư tưởng chính trị tích cực và nhân sinh quan Phật giáo đã góp phần không nhỏ vào 151 công cuộc giữ nước và phát triển đất nước, nhưng các triết lý nhân sinh của Phật giáo vẫn có điểm hạn chế. Nhiều yếu tố trong nhân sinh quan Phật giáo không còn phù hợp với tiến trình xây dựng tư tưởng chính trị tích cực cho Việt Nam thế kỷ XXI, thậm chí trở thành lực cản trong quá trình xây dựng đời sống tinh thần của một bộ phận nhân dân, đó là tâm l hướng nội, chỉ hành động theo cảm tính, không coi trọng khoa học-kỹ thuật, không quan tâm đến việc cải tạo thực tiễn, dễ bằng lòng với mình, ngại tranh đấu... Nếu như những tư tưởng này không được hạn chế, khắc phục kịp thời, sẽ có tác động tiêu cực, bào mòn dần sức sống, khả năng sáng tạo của dân tộc Việt nói chung và nền chính trị Việt Nam nói riêng. 4.2.2.1. Một số kiến nghị nhằm phát huy những yếu tố tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo trong việc ây dựng văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay Thứ nhất: Nhà nước cần nhận thức tầm quan trọng của Phật giáo trong việc xây dựng nền văn hóa chính trị tích cực. Trong các giá trị văn hóa đang tồn tại ở Việt Nam thì tư tưởng Phật giáo là yếu tố tinh thần chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống mà đến nay nó vẫn trở thành nhu cầu thiết yếu để nuôi dưỡng tâm hồn dân tộc. Gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp trong nhân sinh quan Phật giáo cũng chính là một cách khơi dậy những giá trị truyền thống tốt đẹp trong lịch sử xa xưa mà ông cha đã từng làm đã từng chiêm nghiệm (về cả những thành công và thất bại) và giờ đây trở thành những bài học qu giá cho thế hệ ngày nay kế thừa, vận dụng sao cho phù hợp. Ở các nước phát triển, tôn giáo vẫn đang tồn tại bền vững như một hiện tượng văn hóa đã ăn sâu, b n rễ vào đời sống dân tộc, bản thân chính phủ các nước cũng nhìn nhận tôn giáo như một hiện tượng khách quan và khẳng định tôn giáo đã góp phần làm nên bản sắc dân tộc của nước họ. Chính vì vậy, Việt Nam cũng nên đánh giá tôn giáo một cách nghiêm túc và công bằng, để có sự định hướng đúng đắn. Đặc biệt là Phật giáo-một tôn giáo có sự phát lâu dài ở Việt Nam và vẫn chứa đựng nhiều giá trị đối với dân tộc và 152 luôn nhận được thiện cảm của cộng đồng. Từ đó, mới có điều kiện tận dụng có hiệu quả những ảnh hưởng tích cực từ nhân sinh quan của Phật giáo để xây dựng một nền chính trị có văn hóa. Ở Việt Nam trong quá khứ và hiện tại, tôn giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn cả đến tiến trình phát triển của dân tộcluôn là Phật giáo. Khi đời sống tinh thần và vật chất phát triển có thêm điều kiện để nhận thức sâu sắc và phát triển những giá trị của nhân sinh quan Phật giáo, nhưng cũng chính những giá trị nhân sinh ấy lại quay trở lại tác động tích cực đến tư tưởng, quan điểm củacon người, giúp họ nhận thức thực tiễn chính xác hơn, từ đó có bản lĩnh hơn trong đối mặt với mọi biến động của đời sống. Thời L - Trần, các nhà chính trị thấu triệt những giá trị ấy của nhân sinh quan Phật giáo để vận dụng nó một cách hiệu quả, thì thời đại ngày nay, các nhà chính trị Việt Nam cũng có thể kế thừa những bài học từ quá khứ để vận dụng những gì thích hợp, góp phần tích cực trong việc xây dựng văn hóa chính trị cho Việt Nam hiện nay. Hai là: Tuyên truyền, giáo dục để người dân hiểu đúng bản chất của Phật giáo. Vì là một tôn giáo, nên Phật giáo cũng không thể đưa đến cho con người một nhân sinh quan hoàn toàn tích cực. Tư tưởng nhân sinh của Phật giáo luôn có sự pha trộn chất hư vô chủ nghĩa, đôi khi dẫn dắt con người hướng đến con mắt nhìn đời một cách bi quan, yếm thế, nếp sống khổ hạnh, không có khát vọng, không tin tưởng vào khả năng của bản thân, dẫn đến ngại giao tiếp, không chịu khó tìm tòi khám phá, k m năng động, sáng tạo nên không đáp ứng được với nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường. Nhiều yếu tố nhân sinh của Phật giáo không phù hợp, thậm chí trở thành lực cản trong quá trình xây dựng đời sống tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đó là tâm lý hướng nội, chỉ hành động theo cảm tính, không coi trọng khoa học-kỹ thuật, không quan tâm đến việc cải tạo thực tiễn, dễ bằng lòng với mình, ngại tranh đấu... Nhân dân cần phải nhận thức đúng đắn bản chất của Phật giáo, để hạn chế những tiêu cực và phát huy những tích cực của nó. 153 Vì vậy, cần nâng cao trình độ dân trí cho người dân, để họ nhận thức được những ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo nói chung và nhân sinh quan Phật giáo nói riêng. Công tác nâng cao dân trí không chỉ thể hiện ở việc đa dạng hóa các loại hình giáo dục, xã hội hóa giáo dục để mọi người dân dễ dàng tiếp cận với các trình độ đào tạo. Mà còn thể hiện ở việc tuyên truyền, giáo dục cho người dân những chuẩn mực và quy tắc của đời sống văn hóa mới, để dần dần nó ăn sâu trong đời sống, thói quen để bản thân họ biết nhận thức đúng đắn nhân sinh tích cực và gạn lọc những yếu tố còn hạn chế trong tư tưởng nhân sinh của Phật giáo. Khi trình độ dân trí của nhân dân nói chung và đồng bào phật tử nói riêng được nâng cao, nhận thức về nhân sinh quan Phật giáo trong họ sẽ đúng đắn hơn. Không những họ biết đánh giá, nhận định những giá trị tích cực để kế thừa, mà bản thân họ còn chủ động vận dụng những giá trị đó trong quá trình hoàn thiện bản thân, góp phần tạo nên nền chính trị có văn hóa. Ba là: Nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của người dân. Muốn từng bước khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo, phải khắc phục nguyên nhân tạo cơ sở cho sự tồn tại của Phật giáo. Hiện ở Việt Nam đời sống vật chất và tinh thần của người dân phát triển chưa đồng đều. Phát triển kinh tế, xóa bỏ đói nghèo, hạn chế tình trạng phân hóa giai cấp, áp bức bất công trong xã hội được xóa bỏ, có thể sẽ làm c i Niết àn của Phật giáo giảm đi sự hấp dẫn trong nhân dân, niềm tin về một thế giới hư ảo sẽ dần mất đi. Còn những giá trị tích cực trong nhân sinh quan Phật giáo có thể vẫn còn tồn tại và dung hợp với những nhân sinh quan của thời đại mới. Phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân trong đó có những tín đồ của Phật là điều kiện để con người phát triển toàn diện, tự hoàn thiện về đạo đức, nhân cách. Qua đó cần tạo điều kiện cho họ chủ động tiếp thu, chọn lọc những giá trị tích cực, phù hợp trong nhân sinh Phật giáo. Việc phát huy những ảnh hưởng tích cực của nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần của nhân dân sẽ có tác động tích cực trở lại, 154 góp phần thực hiện tốt công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, nhằm tạo thuận lợi cho một nền văn hóa chính trị được duy trì và phát triển. Tiểu kết chương 4 1. Như vậy, nhân sinh quan Phật giáo ảnh hưởng đến tư tưởng chính trị thông qua hai yếu tố: thứ nhất: ảnh hưởng của Phật giáo đến chính trị thể hiện qua đóng góp của các vị tăng sư; thứ hai, ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với chính trị thể hiện qua các đại diện vua, quan và các nhà chính trị sùng Phật. Qua đó, nhân sinh quan Phật giáo ảnh hưởng đến chính trị thời Lý-Trần thể hiện trên các phương diện: 1. Nhân sinh quan Phật giáo trở thành một trong những yếu tố chủ đạo và có ảnh hưởng mạnh mẽ trong hành động, tư tưởng của giai cấp nắm quyền, hay những người trực tiếp tham gia hoạt động chính trị; 2. Triết lý nhân sinh của Phật giáo thời Lý- Trần cũng đã tạo nên những nhà chính trị tài ba, trí tuệ và đầy bản lĩnh góp phần tạo nên những thắng lợi quân sự vĩ đại của dân tộc thời kỳ này. 3. Nhân sinh quan Phật giáo tác động cả trong tư tưởng, ý thức, thái độ, lối sống của nhân dân trước các vấn đề chính trị. Điều đó giúp nhân sinh quan Phật giáo dù chỉ tác động ở phương diện tinh thần, tư tưởng nhưng lại có sức ảnh hưởng lớn không chỉ trên phương diện chính trị, mà cho cả sự phồn thịnh của triều đại Lý-Trần. 2. Phật giáo thời L -Trần được cả triều đình và nhân dân yêu mến, nhưng không vì thế mà Phật giáo lấn át chính trị, nó chỉ thể hiện sự hiện diện trong chính trị thông qua đường lối, chủ trương của các nhà chính trị: xây dựng thể chế chính trị, ổng định đất nước; Bảo vệ và củng cố nền độc lập, giữ toàn vẹn lãnh thổ; Trấn áp các thế lực chống đối, phát triển đất nước, giải quyết các vấn đề xã hội.Tuy nhân sinh quan Phật giáo có những ảnh hưởng nhất định đối với triều đại nói chung và các nhà chính trị nói riêng, nhưng trong thời Lý-Trần, nó không được coi là Quốc giáo, mà chỉ giữ vị trị là tôn giáo truyền thống hay tôn giáo dân tộc. Bản thân Phật giáo lại không 155 là học thuyết chính trị vì vậy nó cần phải bổ sung học thuyết Nho và Đạo, để trở nên phù hợp với nền chính trị hơn. Nhưng, nhân sinh quan Phật giáo cũng đã có những ảnh hưởng tích cực đến nền chính trị qua việc trang bị cho triều đại một đội ngũ lãnh đạo l tưởng và một nên đường lối “đức trị”, mang đậm màu sắc từ bi, hỷ xả, nhân ái, vị tha của Phật giáo. 3. Có thể thấy nhân sinh quan Phật giáo đã góp phần xây dựng văn hóa chính trị tích cực thời Lý-Trần. Bài học rút ra cho việc xây dựng văn hóa chính trị hiện nay là vận dụng, phát triển những tư tưởng nhân văn, nhân đạo - hiện vẫn còn phù hợp với văn hóa chính trị Việt Nam và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nó. Ngoài ra, trong điều kiện thực tiễn hiện nay, nhân sinh quan Phật giáo không còn là tư tưởng duy nhất phù hợp với nền chính trị, các nhà chính trị có thể lựa chọn những tư tưởng khác theo tiêu chí,phù hợp với thực tiễn chính trị và đáp ứng với nguyện vọng và chí của người dân (hiện nay là chủ nghĩa Mác-Lênin). Quan trọng hơn cả là bản thân giai cấp thống trị cũng cần phải hiểu đúng đắn để rồi có thể thực hành,vận dụng tư tưởng ấy một cách hiệu quả, như thếmới phát huy tối đa khả năng và ưu điểm của nó trong nền chính trị. Đó là những nghĩa phương pháp luận có thể rút ra sau khi nghiên cứu về những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến tư tưởng chính trị thời Lý-Trần và cách thức vận dụng nhân sinh quan Phật giáo vào việc trị nước của nhà chính trị thời Lý-Trần. 156 KẾT LUẬN Có thể nhận thấy, thời Lý-Trần tồn tại cả Nho, Đạo và Phật giáo, nhưng chỉ có Phật giáo là tư tưởng gắn bó chặt chẽ với với đời sốngtinh thần của người dân, góp phần hình thành nên nhiều giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thêm sức mạnh, nuôi dưỡng tâm hồn dân tộc vượt qua bao biến cố của thời đại. Triết lý từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha, tinh thần bình đẳng của nhân sinh quan Phật giáo đã bổ sung thêm cho người dân những quan niệm về cuộc sống, tự do, hạnh phúc, giải thoát mà Nho và Đạo chưa đáp ứng được, khiến người Việt yêu mến và đề cao giáo l Phật giáo, vì thế mà, nó dần xâm nhập vào đời sống chính trị của triều đình. Thêm nữa, để phù hợp với thực tiễn đất nước và nhân sinh quan của con người Việt Nam, Phật giáo đã ngày càng mang tinh thần nhập thế tích cực. Đặc biệt thời Lý-Trần, nhân sinh quan Phật giáo được phát triển lên một bước mới, bởixu hướng dung hợp với các hệ tư tưởng đương thời, trên nền tảng văn hóa dân tộc,giúp nó ngày càngđáp ứng đượcnhu cầu của thực tiễn chính trị. Cụ thể, tư tưởng về con người, đời người; tư tưởng về đạo đức; và tư tưởng về giải thoát đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền chính trị thời Lý-Trần, thông qua đại diện của mình là các thiền sư giữ vai trò cố vấn (thời Lý) hay thẩm thấu trong chính tư tưởng của những nhà chính trị mộ đạo (thời Trần). Tuy nhiên, để xây dựng, củng cố và hoàn thiện nhà nước phong kiến Đại Việt, các nhà chính trị Lý-Trần vẫn sử dụng học thuyết chính trị-xã hội của Nho giáo trên cơ sở kết hợp với Phật giáo, nhằm bổ sung chỗ khiếm khuyết của nhân sinh quan Phật giáo. Mặc dù, Nho giáo là tư tưởng bàn nhiều đến vấn đề chính trị, trong triều đình, Nho giáo đã có ảnh hưởng ở việc xây dựng thể chế chính trị, mô hình quan lại và thiết chế nhà nước phong kiến tập quyền. Song, do đặc thù lịch sử du nhập Nho giáo ở Việt Nam nên, thiện cảm dành cho Phật giáo vẫn rất lớn và việc sử dụng Nho giáo vẫn bị hạn chế. Vì thế, trong nhân dân vẫn đang phổ biến tư tưởng nhân 157 sinh Phật giáo, trong triều các nhà Nho còn rất hiếm, tư tưởng Nho thường được sử dụng qua các đại diện của Phật giáo. Các triều cũng đã tận dụng đội ngũ các nhà sư trí thức giàu đạo hạnh với trình độ học vấn uyên bác, Phật giáo vì vậy đã có mối quan hệ mật thiết với nền chính trị. Sang thời Lý-Trần, các vua đã kế thừa truyền thống đó và phát triển nhân sinh quan Phật giáo lên một trình độ cao hơn, để tận dụng tối đa sức mạnh của nó cho mục đích chính trị. Bản thân Phật giáo nói chung và nhân sinh quan Phật giáo nói riêng không có mục đích tự thân là làm chính trị. Mục đích cao cả nhất của Phật giáo là giải thoát cho hết thảy chúng sinh, không phân biệt đẳng cấp, giới tính Tuy nhiên, trong quá trình dựng nước và giữ nước, trong công cuộc mưu sinh đầy gian khó của dân tộc, đã khiến Phật giáo Việt Nam muốn tồn tại và phát triển phải “nhập thế”, dù cũng nhằm hướng tới mục tiêu giải thoát nhưng không xa rời cuộc sống, tu thiền những vẫn hướng đến những vấn đề thiết thực của cuộc sống, phải “nhập thế hành đạo”. Bởi vậy, nhân sinh quan Phật giáo thời Lý-Trần, luôn gắn với khát vọng độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc của nhân dân trong tiến trình dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước. Do đó, những nhiệm vụ chính trị của triều đình đều có ảnh hưởng hoặc bị chi phối bởi những triết lý của nhân sinh quan Phật giáo. Nhân sinh quan Phật giáo đã góp phần xây dựng một nền chính trị có văn hóa. Một số đường lối chính trị cơ bản như, xây dựng thể chế nhà nước, ổn định xã hội; bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ; trấn áp các thế lực chống đối, phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hộiđều có ảnh hưởng bởi triết lý nhân sinh mang tính nhân văn, nhân đạo của Phật giáo.Có thể nói, nhờ những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo,triều đình đã thiết kế lên một nền đức trị mang màu sắc Phật giáo, và một đội ngũ lãnh đạo có lối sống giản dị, gần gũi, chừng mực trong hưởng thụ, gây ảnh hưởng tích cực trong dân. Chính vì vậy, nhân dân luôn mến mộ các nhà chính trị và hết lòng ủng hộ các chính sách của triều đình. Điều này đã tạo ra cuộc chiến 158 “toàn dân, toàn diện”, góp phần quan trọng vào những thắng lợi liên tiếp trước các kẻ xâm lược hùng mạnh ở cả triều Lý và Trần. Có thể khẳng định, sự kết hợp tư tưởng của Nho và Đạo trong nhân sinh quan Phật giáo, đã tạo nên sức mạnh và thành công của các nhà chính trị và triều đại Lý-Trần. Tuy vậy, trong khuôn khổ của luận án, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu những đường lối, chính sách của triều đại bị ảnh hưởng chủ yếu bởi nhân sinh quan Phật giáo. Nhưng để chỉ ra hay phân biệt một cách chính xác trong đường lối, chủ trương nhất định nào đó, đâu là ảnh hưởng của Nho, đâu là ảnh hưởng của Đạo và ảnh hưởng của Phật chiếm liều lượng bao nhiêu thì luận án chưa có điều kiện phân tích. Thêm nữa, trong mỗi giai đoạn lịch sử hay trong tư tưởng của từng nhà chính trị cũng có sự ảnh hưởng và cách thức vận dụng khác nhau đối với tư tưởng Nho, Đạo hay Phật trong nền chính trị. Việc chỉ ra sự ưu ái Nho, Đạo hay Phật trong tư tưởng của từng nhà chính trị và trong từng giai đoạn của triều đại Lý-Trần cũng chưa được làm rõ trong luận án, hy vọng vấn đề này sẽ được làm rõ trong các nghiên cứu tiếp theo. Ngày nay, xã hội Việt Nam hiện đại đã khác xa so với xã hội thời Lý- Trần, tuy nhiên, ảnh hưởng của Phật giáo trên lĩnh vực tư tưởng vẫn còn khá r n t. Đồng thời,tư tưởng từ bi, hỷ xả, vị tha, nhân văn của Phật giáo vẫn ảnh hưởng nhất định trong suy nghĩ, tình cảm và lối ứng xử nhân dân, trước những diễn biến chính trị đất nước. Điều này, cũng góp phần không nhỏ tạo nên sức mạnh trên mặt trận quân sự - ngoại giao của Việt Nam. Đó là l do ta nên tìm hiểu những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với chính trị thời Lý-Trần, để kế thừa và đồng thời cũng để loại bỏ những yếu tố không còn phù hợp, nhằm đưa nhân sinh quan Phật giáo góp phần tích cực vào việc xây dựng văn hóa chính trị của Việt Nam trong thời kỳ mới. 159 ANH MỤC CÁC C NG TR NH ĐÃ C NG Ố 1. Nguyễn Lan Anh (2012), Phật giáo và tính cách con người Việt Nam, Tạp chí Khoa học công nghệ và môi trường công an, số 21, trang 80-81. 2. Nguyễn Lan Anh (2012), Phật giáo thời Lý-Trần, Tạp chí Khoa học công nghệ và môi trường công an, số 22, trang 77-78. 3. Nguyễn Lan Anh (2013), Sự phát triển của Phật giáo Việt Namthời Lý- Trần, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 3, trang 44-52. 4. Nguyễn Lan Anh (2013), Giáo dục khoa cử thời Lý-Trần, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 89, trang 36-38. 5. Nguyễn Lan Anh (2015), Phật giáo với sự phát triển tư tưởng chính trị từ khởi nguyên đến thời Lý-Trần, Tạp chí Giáo dục l luận, số 231, trang 76-81. 6. Nguyễn Lan Anh (2015), Triết lý nhân sinh của thiền Đại thừa thời Lý- Trần, Tạp chí Khoa học ã hội Việt Nam, số 8(93), trang 41-49. 160 DANH MỤC TÀI LIỆU THAMKHẢO 1. Đào Duy Anh (2004), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Huỳnh Công Bắc (2008), Lịch sử Văn hóa Việt Nam, Nxb. Thuận Hóa, Huế. 3. Nguyễn Thị Bảy (1997), Văn hóa Phật giáo và lối sống của người Việt ở Hà Nội và Châu thổ Bắc Bộ, Nxb. Thông tin, Hà Nội. 4. Nguyễn Thanh ình (2007), Học thuyết chính trị Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam (từ đầu thế kỷ XI đến nửa đầu thể kỷ XIX), Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 5. Thích Đồng Bổn(2006), Vai trò chính trị của các tăng sĩ Phật giáo ở thời đại Lý - Trần, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 6. Đoàn Trung Còn (1967), Phật học từ điển, tập 2, Nxb. Phật học tòng thơ, Sài Gòn. 7. Thích Minh Châu (chủ biên, 1995), Đạo đức Phật giáo, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành. 8. Thích Minh Châu (1999), Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh. 9. Minh Chi (1984), Về những dòng tư tưởng cơ bản ảnh hưởng tới sự hình thành nền văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam, Một số vấn đề lý luận về lịch sử tư tưởng Việt Nam, Viện Triết học, Hà Nội. 10. Minh Chi (2003), Truyền thống văn hóa và Phật giáo Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 11. Doãn Chính (1997), Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 12. Phan Huy Chú (1961), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, Nxb. Sử học, Hà Nội. 13. Phan Huy Chú (1962), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 161 14. Nguyễn Trọng Chuẩn (chủ biên, 2006) Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 15. Trương Văn Chung (1998), Tư tưởng triết học của thiền phái Trúc Lâm đời Trần, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 16. Trương Văn Chung, Doãn Chính (Đồng chủ biên, 2008), Tư tưởng Việt Nam thời Lý-Trần, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 17. Đại học Oxford, Từ điển chính trị diễn nghĩa (bản tiếng Nga, 2001), Nxb. Toàn thế giới, Matxcơva. 18. Đại Việt sử k toàn thư (2011, tái bản), Nxb. Thời Đại, Hà Nội. 19. Đỗ Công Định (2003), Nét tương đồng giữa hạn từ bi của đạo Phật và tư tưởng nhân đạo ở Hồ Chí Minh, Tạp chí Triết học (số 7), tr.45-51. 20. Nguyễn Đăng Duy (1999), Phật giáo với văn hoá Việt Nam, Nxb. Hà Nội. 21. Giáo hội Phật giáo ViệtNam (1990), Thiền Uyển tập anh (Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thúy Nga dịch), Phân viện nghiên cứu Phật học, Nxb. Văn học, Hà Nội. 22. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2012), Đạo pháp-dân tộc-chủ nghĩa ã hội và hòa bình, Nxb. Tổng hợp, T.p Hồ Chí Minh. 23. Trần Văn Giàu (1993), Sự phát triển của tư tưởng Việt nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám, tập 1, Nxb. T.p Hồ Chí Minh. 24. Trần Văn Giàu (1993), Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, Nxb. T.p Hồ Chí Minh. 25. Hoàng Xuân Hãn (1941), Lý Thường Kiệt – Lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội. 26. Lê mậu Hãn (2008), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 27. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2014), Một số đặc trưng của nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 2 (128), Tr. 25-34. 28. Nguyễn Hùng Hậu (1996), Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học Phật giáo Trần Thái Tông, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 162 29. Nguyễn Hùng Hậu (1997), Lược khảo tư tưởng thiền Trúc Lâm Việt Nam thời Lý-Trần, Viện nghiên cứu tôn giáo Hà Nội. 30. Nguyễn Hùng Hậu (2002), Tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần, Viện nghiên cứu tôn giáo Hà Nội. 31. Nguyễn Hùng Hậu (2002), Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 32. Phạm Thị Thu Hiền (2010), Triết lý nhân sinh Phật giáo và ảnh hưởngcủa nó đến đời sống tinh thần người Việt Nam, Kỷ yếu: Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7, Đại học Đà Nẵng. 33. Nguyễn Duy Hinh (2005), Tuệ Trung, nhân sĩ, thượng sĩ, thi sĩ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 34. Nguyễn Duy Hinh (2005), Triết học Phật giáoViệt Nam, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội. 35. Nguyễn Duy Hinh (2005), Văn minh Đại Việt, Nxb. Văn hóa Thông tin và Viện Văn hóa, Hà Nội. 36. Nguyễn Duy Hinh (2009), Lịch sử đạo Phật Việt Nam, Nxb. Tôn giáo và Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội. 37. Thích Thiện Hoa (1994), Phật học Lý – Trần, Giáo hội Phật giáo Việt Nam. 38. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển BKVN (1995), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Trung tâm Biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội. 39. Nguyễn Mạnh Hùng (1993), Văn học Lý – Trần, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 40. Phan Văn Hùm (1958), Phật giáo Triết học, Nxb. Tân Việt, Sài Gòn. 41. Trần Đình Hượu (1984), Về đặc điểm tư tưởng Việt Nam, Một số vấn đề lý luận về lịch sử tư tưởng Việt Nam, Viện triết học, Hà Nội. 42. Nguyễn Hải Kế (chủ biên, 2010), Ngàn năm lịch sử văn hóa Thăng Long – Hà Nội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 43. Trần Trọng Kim (tái bản 2010), Việt Nam sử lược, Nxb. Thời đại, Hà Nội. 44. Vũ Ngọc Khánh (1986), Phật giáo và văn hóa dân gian, Mấy vấn đề Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam, Viện triết học, Hà Nội. 163 45. Đinh Gia Khánh (1978), Lịch sử văn học Việt Nam, tập 1, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 46. Phùng Văn Khai (2010), Danh tướng triều Trần, Nxb. Lao động, Hà Nội. 47. Phạm Trường Khang (2010), Các vua và Hoàng tộc triều Lý, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội. 48. Phạm Trường Khang (2010), Kể chuyện các vua và Hoàng tộc triều Trần, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội. 49. Vũ Khiêu (chủ biên, 1974), Đạo đức học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 50. Khoa Triết học (2008), Tư tưởng Việt Nam thời Lý- Trần, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 51. Nguyễn Khương (biên tập 1993), Tuệ Trung Thượng sĩ với thiền tông Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Trung tâm nghiên cứu Hán nôm, Tp Hồ Chí Minh. 52. Đặng Thị Lan (2003), Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội. 53. Nguyễn Lang (1992), Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 1, Nxb. Văn học, Hà Nội. 54. LêninToàn tập (1976), tập 23, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva. 55. Phan Ngọc Liên (2006), Giáo dục và thi cử ở Việt Nam, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội. 56. Lưu Văn Lợi (2000), Ngoại giao Đại Việt, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội. 57. Lịch sử Việt Nam (1971), tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 58. Nguyễn Công Lý (2014), Từ Phật giáo nhất tông đời Trần suy nghĩ về Phật giáo Việt Nam hiện nay, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số 08, tr. 116-125. 59. Hà Thúc Minh (2014), Từ bi của đạo Phật và đạo đức nhân loại, Nghiên cứu tôn giáo, số 2 (128), tr. 116-125. 60. Dương Xuân Ngọc (chủ biên, 2001), Lịch sử tư tưởng chính trị, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 61. Phan Ngọc (2004), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội. 164 62. Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên, 2003), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 63. Ngô Thì Nhậm (1978), Trúc Lâm tông chỉ Nguyên Thanh, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 64. Đức Nhuận (tái bản 2002), Phật học tinh hoa, Viện triết lý Việt Nam và triết học thế giới, California. 65. Đức Nhuận (2009), Đạo Phật và dòng sử Việt, Nxb. Phương Đông, Đà Lạt. 66. ùi Thanh Phương (2000), Về mối quan hệ tam giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thời Bắc thuộc đến thời Lý-Trần, Luận văn thạc sĩ Triết học, Đại học Quốc gia Hà Nội. 67. Thích Thông Phương (2003), Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 68. Lê Văn Quán (2008), Lịch sử tư tưởng chính trị-xã hội Việt Nam từ Bắc thuộc đến thời kỳ Lý-Trần, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 69. Hồ Sỹ Quý (2007), Con người và phát triển con người, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 70. Phạm Văn Sinh (1995), Về vai trò của Phật giáo Việt Nam (qua triều đại Lý), Luận án tiến sĩ Triết học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. 71. Lê Văn Siêu (2004), Văn minh Đại Việt, Nxb. Thanh Niên, Bến tre. 72. Sogyal Rinpoche (2009), Đạo Phật trong văn hóa (Thanh Long và Trường Tâm dịch),Nxb. Phương Đông, Hà Nội. 73. Thích Phước Sơn (dịch và trú, 1995), Tam tổ thực lục, Nxb. Viện nghiên cứu Phật học, Hà Nội. 74. Suzuki (2008), Tâm thiền nhập môn, Nxb. Tổng hợp, Tp Hồ Chí Minh. 75. Suzuki (1971), Cốt tủy của Đạo Phật, Trúc Thiên dịch, Nxb. An Tiêm, Hà Nội. 76. Lê Đình Sỹ, Nguyễn Danh Phiệt (1994), Kế sách giữ nước thời Lý – Trần, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 77. Vũ Minh Tâm (1996), Tư tưởng triết học về con người, Nxb. Giáo dục, Hà Nội . 165 78. Nguyễn Thị Tâm (2012), Vai trò của Phật giáo trong đời sống chính trị ở Việt Nam thời Lý-Trần, Luận văn Thạc sĩ Chính trị học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. 79. Hà Văn Tấn (1978), Cuộc kháng chiến chống âm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 80. Hà Văn Tấn (1998), Phật giáo đời Trần, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 81. Nguyễn Khánh Toàn (1992), Một số vấn đề của khoa học nhân văn, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 82. Nguyễn Thị Toan (2010),“Giải thoát luận Phật giáo”, Luận án tiến sĩ Triết học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. 83. Trần Thái Tông (1972), Khóa hư lục, Nxb. Khuông Việt, Sài Gòn. 84. Lê Hữu Tuấn (2000), Ảnh hưởng của những tư tưởng triết học Phật giáo trong đời sống văn hoá tinh thần ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Triết học. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 85. Thích Minh Tuệ (1993), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Thành Hội Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh. 86. Thích Thanh Từ (1992), Phật giáo với dân tộc, Thành hội Phật giáo Tp Hồ Chí Minh xuất bản. 87. Thích Thanh Từ (2001), Tại sao tôi lại chủ trương khôi phục Phật giáo thời Trần, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 88. Thích Thanh Từ (2004), Thiền sư Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 89. Thích Thanh Từ (2007), Phật giáo trong lòng dân tộc, Nxb. Văn hóa-Thông tin, Hà Nội. 90. Từ điển triết học (1978), Dịch từ bản tiềng Nga, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 91. Phùng Lô Tường (2010), Triết lý sinh tư Đông – Tây, Thích Hoằng Trí dịch, Nxb. Phương Đông, Đà Lạt. 92. Nguyễn TrãiToàn tập (1976), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 166 93. Lê Mạnh Thát (1999), Nghiên cứu Thiền uyển tập anh, Nxb. Tp Hồ Chí Minh. 94. Lê Mạnh Thát (tuyển chọn, 2000), Toàn tập Trần Nhân Tông, Nxb. Tp Hồ Chí Minh. 95. Lê Mạnh Thát (2001), Lịch sử Phật giáo Việt Nam từ Lý Nam Đế (544) đến Lý Thái Tông (1054), tập 2, Nxb. Tp Hồ Chí Minh. 96. Hoàng Đức Thắng (Thích Minh Trí, 2012), Quan hệ giữa nhà nước quân chủ Lý-Trần với Phật giáo, Luận án Tiến sĩ sử học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. 97. Thích Mật Thể (2004), Việt Nam Phật giáo sử lược, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 98. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 99. Thích Đức Thiện & Nguyễn Quốc Tuấn (đồng chủ biên, 2011), Kỷ yếu: Phật giáo thời Lý với 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 100. Thích Tâm Thiện (1998), Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo, Nxb. TP Hồ Chí Minh. 101. Hoàng Thị Thơ (2000), Vấn đề con người trong Đạo Phật,Tạp chí Triết học, số 6, tr.41-44. 102. Hoàng Thị Thơ (2004), Sự hình thành tư tưởng Thiền Phật giáo, Luận án Tiến sĩ Triết học, Viện Triết học, Hà Nội. 103. Hoàng Thị Thơ (2005), Lịch sử tư tưởng thiền từ Vê đa Ấn Độ tới Thiền Tông Trung Quốc, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 104. Hoàng Thị Thơ (2014), Triết lý nhập thế của Phật giáo và “Cư trần lạc đạo” của Trần Nhân Tông, Tạp chí Triết học, số 3, 43-51. 105. Nguyễn Đăng Thục (1996), Thiền học Trần Thái Tông, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội. 106. Nguyễn Đăng Thục (1997), Thiền học Việt Nam, Nxb. Thuận Hóa, Long An. 107. Nguyễn Khắc Thuần (2002), Nước Đại Việt thời Lý – Trần, Nxb. Hà Nội. 167 108. Nguyễn Khắc Thuần (2007), Tiến trình văn hóa Việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ XIX, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 109. Lê Thị Thủy (1997), Tìm hiểu tư tưởng triết học Phật giáo của Trần Nhân Tông, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Hà Nội. 110. Nguyễn Văn Trung (1993), Một số hiểu biết về tôn giáo ở Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 111. Thượng sĩ Tuệ TrungNgữ lục (Trúc Thiên phiên dịch,1969), Nxb. Sài Gòn. 112. Nguyễn Tài Thư (tập hợp, 1986), Mấy vấn đề Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 113. Nguyễn Tài Thư (chủ biên, 1992), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 114. Nguyễn Tài Thư (1997), Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 115. Chu Quang Trứ (2001), Di sản văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, Nxb. Mỹ thuật, Hà Nội. 116. Trần Trương (2010), Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Nxb. Văn hóa-Thông tin, Hà Nội. 117. Trần Trương (2011), Chùa Yên Tử, Nxb. Văn hóa-Thông Tin, Hà Nội. 118. Trần Trương (2011), Danh nhân Yên Tử, Nxb. Văn hóa-Thông Tin, Hà Nội. 119. Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam (biên soạn, 1971), Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội. 120. Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Văn học (1977), Thơ văn Lý – Trần, tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 121. Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Văn học (1988), Thơ văn Lý – Trần, tập 2, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 122. Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Văn học (1978), Thơ văn Lý – Trần, tập 3, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 123. Đặng nghiêm Vạn (1998), Về tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam hiện nay, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 168 124. Đặng nghiêm Vạn (2001), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 125. Viện khoa học xã hội (1993), Kỷ yếu hội thảo khoa học: Tuệ Trung Thượng Sĩ với thiền tông Việt Nam, Trung Tâm nghiên cứu Hán Nôm, Tp Hồ Chí Minh. 126. Viện Triết học (1986), Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởngViệt Nam, Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam. 127. Viện Triết học (2002), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, văn tuyển tập 1, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội. 128. Viện Nghiên cứu Phật học (chủ biên, 1990), Thiền uyển tập anh, Nxb. Văn học, Hà Nội. 129. Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam (2010), Phật giáo đời Lý, Tủ sách Phật giáo Dân tộc, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 130. Viện lịch sử Quân sự Việt Nam (1994), Kế sách giữ nước thời Lý-Trần, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 131. Viện nghiên cứu Lịch sử (1980), Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý – Trần, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 132. Viện sử học (1996), Phương thức sản xuất ở châu Á: Lý luận Mác - Lênin và thực tiễn Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 133. Việt sử thông giám cương mục (1957), tập 3, Nxb Văn – Sử - Địa, Hà Nội. 134. Việt sử lược (1960), Nxb. Văn - Sử - Địa , Hà Nội. 135. Trần Thị Vinh(2010), Thể chế chính trị ở Việt Nam Thế kỷ XI-XIII thời Lý, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ III, chủ đề: “Việt Nam: Hội nhập và Phát triển”. 136. Nguyễn Hữu Vui (1996), Mấy ý kiến góp phần tìm hiểu vai trò của đạo Phật Việt Nam trong Mấy vấn đề Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam, Viện Triết học, Hà Nội. 137. Nguyễn Hữu Vui (chủ biên, 2002), Lịch sử triết học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 169 138. Trần Quốc Vượng (dịch và chú giải, 1960), Việt Nam sử lược, Nxb. Văn – Sử - Địa, Hà Nội. 139. Trần Quốc Vượng (2005), Môi trường, con người và văn hóa, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội. 140. Nguyễn Như Ý (chủ biên, 1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 141. Walpola Rahula (1994),Lời Phật dạy, Nxb. Tp Hồ Chí Minh. Trang Web: 142. Trọng Giáp, Báo Philippines ca ngợi Việt Nam truyền cảm hứng cho ASEAN, trang web: vnexpress.net. 143. Nguyễn Thị Thu Hoan và Phạm Thị Huyền, Tìm hiểu thêm về anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt qua hai tấm bia triều Lý trưng bày ở Bảo tàng lịch sử quốc gia, trang web: baotanglichsu.vn. 144. Thái Kim Lan, Lý thuyết nhân quả trong triết học Phật giáo và trong học thuyết siêu nghiệm của Kant, trang web: daophatngaynay.com. 145. Lịch sử Phật giáo, trang web: Wikipedia.ogr. 146. Huệ Minh, Phật giáo với văn hóa Việt Nam, trang web: thienlybuutoa. 147. Peter D. Santina, Nền tảng của đạo Phật (Thích Tâm Quang dịch), trang web: budsas.org. 148. Hồ Sĩ Qu , Bí ẩn Châu Á trong tấm gương triết học Châu Á, trang web: vanhoahoc.net. 149. Sri Dhammananda, Đạo Phật và chính trị, trang web: chuacaolinh.com.vn. 150. Nguyễn Tài Thư, Một số đặc trưng cơ bản của Nho giáo Việ Nam, đăng trên trang web: tamnhin.net. 151. Nguyễn Khắc Thuần, Tăng ban trong bộ máy nhà nước thời Lý-Trần, trang web: khoavanhoc-ngonngu.edu.vn. 152. Thích Thanh Từ, Tại sao tôi chủ trương khôi phục Phật giáo đời Trần, trang web: thuong-chieu.org. 170 PHỤ LỤC Sơ đồ 3.1: Các đời vua thời Lý-Trần L Thái Tổ (1010-1028) Lý Thái Tông (1028-1054) Lý Thánh Tông (1054-1072)- - - -Ỷ Lan Sùng Hiền Hầu Lý Nhân Tông (1072-1127) L Thần Tông (1128-1138) Lý Anh Tông (1138-1175) Lý Cao Tông (1176-1210) L Huệ Tông (1211-1224)- - - - - - Trần Thị Dung- - - - - Trần Thủ Độ Trần Thái Tông (1225-1258)- - - - - - Lý Chiêu Hoàng Trần Thánh Tông (1258-1278) Trần Nhân Tông (1279-1293) Trần Anh Tông (1293-1314) Trần Minh Tông (1314-1329) Trần Nghệ Tông Trần Dụ Tông Trần Hiến TôngTrần Duệ Tông Trần Nguyên (1370-1372) (1341-1369) (1329-1341)(1372-1377) Dục Trần Thuận Tông Trần Ngạc Giả Định Đế Trần Phế Đế Dương Nhật Lễ (1388-1398) (1407-1409) (1377-1388) Trần Thiếu Đế Trùng Quang Đế (1398-1400) (1409-1413) 171 Sơ đồ 2.2: Dòng Thiền Tỳ Ny Đa Lưu Chi Tỳ Ni Đa Lưu Chi Pháp Hiền Pháp Đăng, Huệ Nghiêm Nam Dương Thanh Biện Định Không Thông Thiện Phù Trì Bối Đa La Quý Án Pháp Thuận Ma Ha Vô Ngai Thiên Ông Sùng Phạm Kiêu Trí Huyền Pháp Bảo Vạn Hạnh Định Huệ Đạo Hạnh Trì Bát Thuần Chân Pháp Y Tịnh Hạnh, Pháp Nhãn Huệ Sinh Thiên Nham Minh Không Bản Tịnh (cùng Hạc Lâm Pháp Thống) Quảng Phúc Khánh Hỷ Giới Không Pháp Dung Thảo Nhất Trí Thiền Chân Không Đạo Lâm Diện Nhân Ni Sư Viên Học Tịnh Thiền (cùng Tịnh Không) Viên Thông Pháp Ký Sơn 172 Sơ đồ 2.3: òng Thiền Vô Ngôn Thông Vô Ngôn Thông Cảm Thành Thiện Hội Vân Phong Đa ảo Đinh Hương Thiên Lão Viên Chiếu Cứu Chỉ ảo Tích Minh Tâm Quảng Trí Lý Thái Tông (999-1090) (?-1034) (?-1034) Thông iện Ngộ Ấn Mãn Giác (?-1134) (1020-1088) (1052-1096) Hà Trạch Đạo Huệ iệt Tài Không Lộ ảo Giác ản Tịnh (?-1173) (?-1119) (1100-1176) Trường Nguyên (1110- 1165) Đại Xả(11 20- 1180) Minh Trí (?- 1196) Tín Học (?- 1190) Tịnh Không (1091- 1170) Tịnh Lực (1112- 1175) Trí ảo (?- 1190) Tịnh Giới (?- 1207) Giác Hải Nguyện Học (?- 1181) Quảng Nghiêm (1122-1190) Thường Chiếu (?-1203) Thần Nghi Cư sĩ Thông Sư (?-1228) (cùng Quách Thần Nghi) Trí Thông Hiện Quang Tức Lự Cư sĩ Ứng Vương 173 Sơ đồ 2.4: òng Thiền Thảo Đường Thảo Đường Lý Thánh Tông Bát Nhã Ngộ Xá Ngô Tham Chính Ích Hoằng Minh Không Lộ Giác Hải Thái phó Đỗ Anh Vũ Phạm Âm Lý Anh Tông Đỗ Đô Trương Tam Tạng Chân Huyền Thái phó Đỗ Thường Hải Tịnh Lý Cao Tông Nguyễn Thức Phạm Phụng Ngự Sơ đồ 2.5: Sự thống nhất của các thiền phái đầu thời Trần Vô Ngôn Thông Lâm Tế Thường Chiếu Hiện Quang Thông Thiền Thần Nghi Đạo Viên Tức Lự Ẩn Không Thái Tông Đại Đăng Ứng Thuận Thiên Phong Thánh Tông Tiêu Diêu Nhất Tông Giới Minh Tuệ Trung Huệ Tuệ Tông Cảnh Trúc Lâm Pháp Loa ảo Phác Huyền Quang 174 Hình 3.1: Cổng tam quan chùa Nhất trụ Hình 3. Cột kinh c nhất Vi t Nam nằm trong lầu tứ giác Chùa Nhất Trụ (còn gọi là Chùa Một Cột) là ngôi chùa cổ có từ thế kỉ X, nằm trong quần thể Khu di tích Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình).Chùa Nhất Trụ được tạo lập năm 995, vua Lê Đại Hành đã cho dựng cột kinh (trụ đá) để khắc kinh dâng nhà Phật. Chùa nằm ở vị trí trung tâm, là di tích quan trọng nhất, là nơi tu hành và họp bàn việc nước của các nhà sư thế kỉ X như Pháp Thuận, Khuông Việt và Vạn Hạnh. 175 Hình 3.3: Chiếu ời đô- ản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam Hình 3.4: Bài Cư Trần Lạc Đạo phú bản chữ Nôm của Trần Nhân Tông 176 Hình 4.5: ia chùa Linh Xứng Trong bia Linh Xứng, thiền sư Hải Chiếu đã ca ngợi L Thường Kiệt: “Tuy thân vướng việc đời, mà lòng vẫn hướng về đạo Phật”, chính vì có tấm lòng và tư tưởng hướng Phật ấy mà đã thôi thúc ông chuyên làm những điều thiện đối với dân, với nước. Hình 4.6: Hịch tướng sỹ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhan_sinh_quan_phat_giao_va_anh_huong_cua_no_den_tu_tuong_chinh_tri_thoi_ly_tran_0173.pdf
Luận văn liên quan