Những nghiên cứu thực nghiệm và ứng dụng về vốn nhân lực, vốn tổ chức,
vốn xã hội ở nước ta cho đến nay, vẫn còn dừng lại ở giai đoạn khởi động, cụ thể như
ở một số doanh nghiệp nằm trong khu vực đô thị, hoặc ở vài ba cộng đồng làng xã ở
khu vực nông thôn. Thế nhưng, trong thực tiễn, việc tạo dựng, duy trì và sử dụng vốn
nhân lực, vốn tổ chức, vốn xã hội lại đang diễn ra sôi động ở khắp mọi nơi. vv. Rõ
ràng, giữa nghiên cứu khoa học và thực tiễn đời sống ở ta đang tồn tại một khoảng
cách, do đó, nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tời là phải lấp dần khoảng cách đó.
50 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực đồng bằng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỹ La tinh, Fukuyama (2002) đã giải thích rằng
vốn xã hội giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhiều doanh nghiệp ở Mỹ La
tinh, và giúp cho nhiều người vượt ra khỏi những khó khăn trong giai đoạn suy thoái
kinh tế ở khu vực này. Qua một nghiên cứu khác của Fukuyama (2001) khẳng định vốn
xã hội là những chuẩn mực không chính thức thúc đẩy sự hợp tác giữa các cá nhân.
Theo ông, trong các hoạt động kinh tế, mỗi cá nhân sẽ giảm được nhiều chi phí giao
dịch nhờ vào vốn xã hội giữa họ.
Vốn xã hội cũng có thể góp phần vào việc phát triển vốn con người, nhất là đối
với thế hệ trẻ. Minh chứng cho nhận định này là công trình nghiên cứu: Vốn xã hội
trong việc tạo ra vốn con người của Coleman (1988). Trong công trình này, Coleman đã
trình bày những phát hiện của ông về tỷ lệ bỏ học của học sinh trong mối quan hệ với
vốn xã hội trong gia đình. Từ đó Coleman chỉ ra rằng vốn xã hội của các bậc cha mẹ có
ảnh hưởng rất lớn đến thành tích học tập của con cái họ. Vai trò của vốn xã hội trong
việc hình thành vốn con người còn được thể hiện qua kiểm soát xã hội. Dựa vào dữ liệu
từ nghiên cứu của Zhou và Bankston về cộng đồng liên kết chặt của người Việt Nam
định cư ở New Orleans (Hoa Kỳ), nhà xã hội học Portes (1998) cũng cho rằng nhờ có
vốn xã hội trong cộng đồng người Việt ở đây nên việc học tập của con cái họ được kiểm
soát hiệu quả.
Nói đến những tác động của vốn xã hội, các nhà nghiên cứu cũng không quên
vai trò quan trọng của nó trong việc hình thành và phát triển xã hội dân sự. Theo
Fukuyama (2002) vốn xã hội đóng vai trò thiết yếu đối với nền dân chủ, mà xã hội dân
sự thì đi liền với nền dân chủ. Dựa vào vốn xã hội, các cá nhân tập hợp lại với nhau để
hỗ trợ những nhu cầu tập thể, và cỗ vũ sự phân quyền trong xã hội. Trong khi đó
Putnam (1995, 2000) chỉ ra rằng vốn xã hội mang sẵn trong nó hàng loạt các thuộc
tính giúp cho xã hội vận hành hài hòa và trôi chảy, đó là tăng cường các chuẩn mực,
làm đơn giản hóa sự hợp tác, cung cấp khuôn mẫu cho sự hợp tác, từ đó mang lại các
giải pháp cho những tình huống khó khăn của các hành động tập thể. Qua nghiên cứu,
Putnam rút ra nhận xét là: vốn xã hội không chỉ giúp nâng cao học vấn, cải thiện điều
kiện chăm sóc trẻ em, nó còn mang lại sự an toàn cho cộng đồng và tạo ra hạnh phúc
20
cho các thành viên cộng đồng. Cũng theo nhà nghiên cứu này, vốn xã hội biểu thị sự
cam kết công dân và là công cụ hướng tới sự thịnh vượng chung.
Tuy nhiên, vốn xã hội cũng có mặt trái của nó. Theo nhà xã hội học Portes
(1998: 1517) vốn xã hội chứa đựng trong nó ít nhất là bốn hậu quả tiêu cực. Thứ nhất,
vốn xã hội mang lại cố kết bên trong nhóm, tuy nhiên, những cố kết như thế lại ngăn
cản sự tham gia của những người bên ngoài. Thứ hai, vốn xã hội trong các cộng đồng
và nhóm khép kín có thể ngăn cản sự thành công trong kinh doanh của các thành viên.
Thứ ba, với những ràng buộc do nó tạo nên, vốn xã hội hạn chế tự do cá nhân của các
thành viên. Thứ tư, với đặc tính liên kết, trong nhiều tình huống, sự thành công của cá
nhân làm xói mòn cố kết nhóm. Bổ sung vào danh sách liệt kê này, Fukuyama (2002:
27-28) còn cho rằng vốn xã hội trong các quan hệ họ hàng, mặc dù tạo ra sự trợ giúp
hiệu quả cho cá nhân hoặc doanh nghiệp trong những thời điểm kinh tế khó khăn; song
do những hệ quả tiêu cực kéo theo như sự thiếu tin cậy đối với người xa lạ, nên gây ra
khó khăn khi mà các doanh nghiệp lớn mạnh, phát triển lên. Cũng trên tinh thần đó,
Putnam còn cho rằng vốn xã hội có thể tạo ra bè phái và tham nhũng (trích theo Smith
và cộng sự, 2002: 173). Nói tóm lại, bên cạnh những tác động tích cực, vốn xã hội
cũng tạo ra những hệ quả tiêu cực đối với sự phát triển con người và xã hội.
Ngoài ra, còn có Westlund (2003), đã đánh giá tầm ảnh hưởng của hai yếu tố
VXH trong DN: mạng lưới quan hệ và chuẩn mực; Đầu tư vào ‘vốn xã hội’; Những
khó khăn, trở ngại do những quy tắc trong phương pháp truyền thống khi phân tích và
đánh giá kết quả đầu tư vào vốn xã hội trong DN; Cần có cách tiếp cận mới.
Các nghiên cứu nước ngoài về vốn xã hội được tập hợp ở Bảng 1.2.
Bảng 1.2: Bảng tổng hợp các công trình nghiên cứu nước ngoài về VXH
Tác giả Mục đích nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Nhận xét
Leenders
e.a.
Vai trò của VXH đối với
kết quả hoạt động DN
Nhân tố ảnh hưởng đến kết quả
hoạt động bao gồm: (1) môi
trường hoạt động, (2) định hướng
phát triển và (3) mạng lưới các
mối liên hệ bên trong DN.
Các nghiên cứu
chưa cụ thể hóa ra
các hoạt động của
VXH liên quan
đến năng lực hấp
thụ công nghệ
Grootaert
(1997)
Mối liên hệ giữa VXH
và phát triển bền vững
Lòng tin và vai trò của nó trong
phát triển mối quan hệ bền vững.
Vốn xã hội chỉ có thể phát huy
khi kết hợp với những nguồn
lực (vốn) khác.
Chưa có mối liên
hệ với năng lực
hấp thụ
Grootaert Kiểm định được vai trò, VXH chỉ có thể phát huy khi Chưa có khung lý
21
Tác giả Mục đích nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Nhận xét
(1999) lòng tin, mối quan hệ
giữa VXH và phát triển
bền vững
kết hợp với những nguồn lực
(vốn) khác. VXH đơn lẻ và tập
hợp các VXH đóng vai trò
nhân tố tiền đề khi phân tích
khả năng hấp thụ của DN.
luận và các
nghiên cứu về vai
trò của vốn tri
thức đối với năng
lực hợp tác và sáng
tạo của con người
trong tổ chức
Woolcock
(2000)
Tổng hợp những vấn
đề lý luận và thực tiễn
liên quan đến VXH
Ba vấn đề lớn về VXH cần
được nghiên cứu: (1) cách thức
VXH, VCN và năng lực xã hội
gắn kết với nhau; (2) cách thức
xác minh VXH; và (3) làm thế
nào để VXH được quan tâm
nhiều hơn trong các mô hình
kinh tế
Chưa có mối liên
hệ với năng lực
hấp thụ
Gabbay
(1999)
Đưa ra được một
khuôn khổ lý luận và
thực hành cho việc
nghiên cứu về VXH
trong DN
VXH và mạng lưới xã hội trong
DN được xác định là cơ sở cho
việc đánh giá tác động của chúng
ở các cấp độ tổ chức khác nhau.
Chưa có mối liên
hệ với năng lực
hấp thụ
Westlund
(2003)
Phát triển VXH trong
DN
Nhấn mạnh tầm quan trọng VXH
trong DN qua các yếu tố: mạng
lưới quan hệ và chuẩn mực;
Những khó khăn, trở ngại do
những quy tắc trong phương
pháp truyền thống khi phân
tích và đánh giá kết quả đầu tư
vào VXH trong DN
Đầu tư vào VXH,
cần có cách tiếp cận
mới
Fukuyama
(1995)
VXH như một tiêu chí
cơ bản để so sánh cơ
cấu kinh tế và xã hội
các nước
Niềm tin là một nhân tố cốt lõi
của VXH bao hàm trong “chuẩn
mực, mối quan hệ tương tác và
sự phối hợp hành động giữa các
cá nhân trong các mạng xã hội”.
Chưa nghiên cứu
VXH liên quan đến
nhân lực trong tổ
chức
VXH được hình thành dựa trên
những “đặc trưng văn hóa như
đạo đức, các giá trị văn hóa,
nhân cách”.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
c. Về vốn tổ chức (VTC)
22
Becker và Peters (2000), phân tích tác động của các cơ hội công nghệ đối với
hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp, tùy thuộc vào năng lực hấp thụ của họ. Tác
giả sử dụng một mô hình lý thuyết đơn giản, sử dụng đầu vào là đổi mới, yếu tố công
nghệ với các biến khả năng hấp thụ. Hơn nữa, đầu ra cũng là đổi mới của các doanh
nghiệp bị ảnh hưởng tích cực bởi khả năng thích ứng, kiến thức bên ngoài một cách
hiệu quả. Các công ty trong ngành sản xuất của Đức có năng lực hấp thụ nội tại và tầm
quan trọng của kiến thức khoa học được đặc trưng bởi tỷ lệ bán các sản phẩm và đăng
ký bằng sáng chế cao hơn các công ty khác.
Patricia Lagunes và các cộng sự (2016), Nghiên cứu này nhằm mục đích tạo ra
một mô hình xác định mức độ năng lực hấp thụ của các DNNVV trong lĩnh vực sản
xuất thông qua bốn khía cạnh (đầu tư vào R&D, số lượng bằng sáng chế, cấu trúc công
ty, đào tạo nhân viên). Điều quan trọng cần nhấn mạnh là trong mười năm qua, nghiên
cứu về chủ đề này chủ yếu được tiến hành ở các nước Châu Á.
Davide Dell anno và Manlio del Giudice (2015), Một số nghiên cứu về quản lý
nêu bật tầm quan trọng của các mối quan hệ hợp tác đối với kiến thức và chuyển giao
công nghệ. Nghiên cứu đã xem xét vai trò của năng lực hấp thụ và các tác nhân trong
quá trình chuyển giao công nghệ bằng cách chỉ ra các yếu tố quan trọng có thể ảnh
hưởng đến các hệ thống đổi mới trong khu vực.
Mariano Nieto, Pilar Quevedo (2005), một bài viết nghiên cứu mang tính định
lượng đã tập trung phân tích ảnh hướng của hai biến liên quan với cấu trúc DN (cơ hội
nắm bắt công nghệ và phổ biến kiến thức) và một biến quản lý (khả năng hấp thụ) với
nhân tố trung tâm là các nỗ lực sáng tạo của DN. Kết quả được thi thập từ 406 công ty
sản xuất Tây Ban Nha với một mức độ hoàn thiện của hoạt động sáng tạo được quy
định sẵn, đó là khả năng của bản thân DN có thể xác định, hấp thụ và áp dụng các
công nghệ để tạo ra các bí quyết thương mại.
Một hướng nghiên cứu rất thú vị của Huggins & Izushi (2007), nhấn mạnh vào
việc quản lý tri thức ở các DN khi cho rằng tham khảo kiến thức để trở thành phương
tiện chủ yếu để tạo ra của cải cho các cá nhân, DN và quốc gia. Tuy nhiên, do ngày
càng cạnh tranh toàn cầu, các nhà lãnh đạo phải nhận thức được tầm quan trọng của lợi
thế cạnh tranh, và làm thế nào để duy trì những lợi ích thu được. Thông thường việc duy
trì lợi thế cạnh tranh đã đạt được thông qua tập trung vào khả năng tài chính, chiến lược
và công nghệ. Do đó, lợi thế cạnh tranh bền vững đạt được bằng cách tập trung vào làm
thế nào để quản lý được con người. Hơn nữa, lập luận rằng các DN phải xem xét lại
23
cách thức mới như mua bán lại, tái cấu trúc tổ chức để đối phó với sự cạnh tranh toàn
cầu tăng lên.
Các nghiên cứu nước ngoài về vốn tổ chức được tập hợp ở Bảng 1.3.
Bảng 1.3: Bảng tổng hợp các công trình nghiên cứu nước ngoài về VTC
Tác giả
Mục đích
nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu Nhận xét
Veugelers
(1997)
Xác định chi tiêu vào
R & D ở các công ty
Hợp tác về R & D có tác
dụng tích cực đối với đầu tư
vào R & D chỉ khi có khả
năng hấp thụ.
Chưa nêu rõ vai
trò của VTC trong
vốn tri thức của
DN và trong việc
định hình danh
tiếng cho DN
Becker và
Peters (2000)
Tìm hiểu mối quan hệ
giữa công suất và sản
lượng của các sáng
kiến được hấp thụ
Các nguồn liên quan đến kiến
thức khoa học có ảnh hưởng
mạnh mẽ tới các hoạt động
sáng tạo của các công ty sản
xuất tại Đức
Chưa hình thành
nghiên cứu rõ ràng
về VTC
Patricia
Lagunes và
các cộng sự
(2016)
Góp phần xây dựng lý
thuyết và thực hành đo
khả năng hấp thụ của
kiến thức bổ ích của các
tổ chức kinh doanh
Khẳng định khả năng hấp
thụ như một công cụ để
nâng cao năng lực sáng tạo
trong công ty
Chỉ nghiên cứu
được một yếu tố
rhuộc VTC, liên
quan đến khả năng
hấp thụ
Davide Dell
anno và
Manlio del
Giudice
(2015)
Nhằm mục đích để
khích lệ các nhà
nghiên cứu để theo
đuổi các nghiên cứu
trong tương lai, đa
dạng hóa về mối quan
hệ giữa hấp thụ và
năng lực hấp thụ
trong mối quan hệ
tương tác với nhau
Quá trình chuyển giao công
nghệ giữa các trường đại
học và DN được coi như là
một hệ thống tập con của
chuyển giao kiến thức và có
thể được hiểu từ nhiều quan
điểm
Nghiên cứu về
kiến thức và
chuyển giao công
nghệ liên quan đến
VTC và năng lực
hấp thụ
Mariano
Nieto, Pilar
Quevedo
(2005)
Đánh giá các nhân tố
ảnh hưởng tới nhân tố
các nỗ lực sáng tạo
của DN
Các biến có khả năng giải
thích lớn nhất cho nỗ lực
đổi mới sáng tạo của DN đó
là hai biến cơ hội đổi mới
Kết quả nghiên
cứu chưa làm rõ
các biến có khả
năng giải thích lớn
24
Tác giả
Mục đích
nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu Nhận xét
công nghệ và khả năng hấp
thụ
nhất cho nỗ lực đổi
mới sáng tạo của
DN đó là hai biến:
cơ hội đổi mới
công nghệ và khả
năng hấp thụ thuộc
vốn tổ chức.
Huggins &
Izushi (2007)
Tìm hiểu vai trò của
quản lý tri thức ở các
công ty để trở thành
phương tiện chủ yếu để
tạo ra của cải cho công
ty và các thành viên
trong đó.
Quản lý tri thức tạo ra quá
trình sáng tạo hơn, các sản
phẩm và dịch vụ để đáp ứng
nhu cầu của khách hàng,
giúp nhân viên của công ty
để chia sẻ ý tưởng, thông tin
và hấp thụ kiến thức
Chưa có mối liên
hệ với năng lực
hấp thụ
Nguồn: Tác giả tổng hợp
d. Về vốn con người (VCN)
Krebs (2008), đã chỉ ra thách thức đối với DN trong thế kỷ 21, cụ thể: Sự thay
đổi quan trọng: “quản lý định hướng con người”; Không dựa nhiều vào cá nhân, mà
chủ yếu vào khả năng kết nối để hình thành chuỗi giá trị; Vai trò ngày càng lớn của hệ
thống các mối quan hệ bên trong DN (HRIS) và hệ thống quản lý nhân lực (HRMS).
Engelman, R.e.a. (2015), năng lực hấp thụ của một tổ chức phản ánh khả năng
sao chép (bắt chước), phân tích, chuyển hóa, khai thác. Các yếu tố liên quan đến VCN
(kỹ năng, chất lượng nhân lực), VXH (mức độ cởi mở, hợp tác, quan tâm), và VTC (cơ
sở và hệ thống thông tin); Kiểm chứng mối quan hệ qua mô hình nghiên cứu.
Hanna Salojärvi và Liisa-Maija Sainio (2006), đã đề xuất mô hình khả năng hấp
thụ của DN nhấn mạnh vào vai trò của con người, Khả năng hấp thụ xây dựng đã được
nghiên cứu từ quan điểm của một công ty chính là nhà cung cấp phục vụ một đối
tượng khách hàng cụ thể.
Các nghiên cứu nước ngoài về vốn tổ chức được tập hợp ở Bảng 1.4.
25
Bảng 1.4: Bảng tổng hợp các công trình nghiên cứu nước ngoài về VCN
Tác giả Mục đích nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Nhận xét
Krebs (2008) Thách thức đối với DN
trong thế kỷ 21
Sự thay đổi quan trọng: “quản lý
định hướng con người”; khả
năng kết nối để hình thành chuỗi
giá trị có vai trò chủ yếu, còn đối
với cá nhân là thứ yếu. Vai trò
của các mối quan hệ bên trong
DN (HRIS) và hệ thống quản lý
nhân lực (HRMS) ngày càng lớn.
Nhu cầu về những mô hình và
cấu trúc mới trong quản lý DN
Engelman,
R.e.a. (2015)
Tác động của vốn nhân
lực và VTC đến năng
lực hấp thụ công nghệ
và năng lực sáng tạo
của DN
Năng lực hấp thụ của một tổ
chức phản ánh khả năng sao
chép (bắt chước), phân tích,
chuyển hóa, khai thác. Các yếu
tố liên quan đến VCN (kỹ năng,
chất lượng nhân lực), VXH (mức
độ cởi mở, hợp tác, quan tâm),
và VTC (cơ sở và hệ thống thông
tin); Kiểm chứng mối quan hệ
qua mô hình nghiên cứu
Hanna
Salojärvi và
Liisa-Maija
Sainio (2006)
Đề xuất mô hình khả
năng hấp thụ của DN
nhấn mạnh vào vai trò
của con người
Khả năng hấp thụ xây dựng đã
được nghiên cứu từ quan điểm
của một công ty chính là nhà
cung cấp phục vụ một đối tượng
khách hàng cụ thể.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1.2. Các nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu ở trong nước chỉ mới tập trung vào nghiên cứu Vốn xã hội, còn
Vốn con người, Vốn tổ chức và năng lực hấp thụ hầu như chưa có công trình nào
nghiên cứu, ngoại trừ tác giả Nguyễn Mạnh Quân, do vậy tác giả tổng quan các nghiên
cứu về VXH như sau:
26
Trần Hữu Quang (2009), đã khẳng định vai trò quan trọng của vốn xã hội với
các DN của Việt Nam. Trong bài viết này, Trần Hữu Quang bàn về quan điểm vốn xã
hội của nhiều tác giả nước ngoài như Bourdieu, Putnam, Fukuyama, qua đó nhấn
mạnh rằng vốn xã hội là một hiện thực đặc trưng của những mối dây liên kết giữa con
người với nhau trong một cộng đồng hay một xã hội. Tác giả đã khẳng định về vốn xã
hội trong mối quan hệ với chuẩn mực, sự cố kết, và hợp tác. Ông cũng lưu ý đến việc
phân tích vốn xã hội trong bối cảnh văn hóa-xã hội và các định chế xã hội. Bàn về vốn
xã hội còn có thêm các tác giả khác như Lê Ngọc Hùng, Hoàng Bá Thịnh. Lê Ngọc
Hùng (2008) giới thiệu khái quát lí thuyết về vốn xã hội từ tiếp cận kinh tế để bàn sâu
về vốn xã hội và mạng lưới xã hội ở Việt Nam. Hoàng Bá Thịnh (2009) tập trung phân
tích quan niệm về vốn xã hội, mạng lưới xã hội.
Với hướng nghiên cứu của Stephen. J Appold và Nguyễn Quý Thanh đã chỉ ra
vai trò của vốn xã hội trong các doanh nghiệp nhỏ ở Hà Nội. Các tác giả cho biết vốn
xã hội có vai trò quan trọng giúp các doanh nghiệp vay vốn để khởi nghiệp (Appold và
cộng sự, 2004). Nghiên cứu Vốn xã hội, vốn con người và mạng lưới xã hội qua một
số nghiên cứu ở Việt Nam của Lê Ngọc Hùng (2008) bàn về các quan niệm khác nhau
về vốn xã hội. Tác giả đề cập đến mô hình tổng hợp về vốn xã hội, vốn con người và
mạng lưới xã hội. Trên cơ sở đó, ông bàn thêm về kết quả của một số nghiên cứu cụ
thể trên các phương diện: mạng lưới xã hội của người lao động, mạng thông tin của
doanh nghiệp, mạng di cư, vai trò của các loại vốn trong xóa đói, giảm nghèo.
Nguyễn Trọng Hoài (2010), đã tổng hợp lý luận, đề xuất hướng nghiên cứu về
phương pháp luận về khung phân tích vốn xã hội trong DN. Những khó khăn, bất lợi
của DNNVV và sự cần thiết nghiên cứu thực tiễn để phát huy vốn xã hội tiềm ẩn trong
hệ thống và con người Việt Nam.
Trương Thị Thu Trang (2009), đề xuất biện phát phát triển VXH thông qua phát
triển VCN. Mối quan hệ này có thể chứa đựng nhiều vấn đề về chính sách có thể vận
dụng cho cả cấp vĩ mô và vi mô của DN trong việc phát triển nguồn nhân lực.
Nguyễn Mạnh Quân (2010), đã vận dụng VHDN trong quản lý kinh doanh, cụ
thể như sau: Triết lý đạo đức, niềm tin, chuẩn mực hành vi là những nhân tố quan
trọng trong VHDN; VHDN là quá trình chuyển hoá các giá trị đạo đức, niềm tin, nhận
thức, phương pháp và phong cách hành động của một cá nhân, tổ chức thành những
kết quả thể hiện trách nhiệm của DN đối với xã hội; Văn hoá DN là công cụ quản lý
các mối quan hệ con người, bên trong và bên ngoài DN.
27
Các nghiên cứu trong nước về vốn xã hội được tập hợp ở Bảng 1.5.
Bảng 1.5: Bảng tổng hợp các công trình nghiên cứu trong nước về VXH
Tác giả Mục đích nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Nhận xét
Trần Hữu
Quang (2009)
Vai trò của mạng lưới
xã hội, chuẩn mực, lòng
tin xã hội
Khẳng định vai trò quan trọng
của VXH đối với Việt Nam
Chỉ nghiên
cứu riêng lẻ
về VXH
Nguyễn Trọng
Hoài (2010)
Tổng hợp lý luận, đề
xuất hướng nghiên
cứu
Phương pháp luận về khung
phân tích VXH trong DN,
Những khó khăn, bất lợi của
DNNVV và sự cần thiết nghiên
cứu thực tiễn để phát hiện và
phát huy VXH tiềm ẩn trong hệ
thống và con người Việt Nam
Chỉ nghiên
cứu riêng lẻ
về VXH
Trương Thị Thu
Trang (2009)
Đề xuất biện phát
phát triển VXH
thông qua phát triển
VCN
Mối quan hệ này có thể chứa
đựng nhiều vấn đề về chính
sách có thể vận dụng cho cả
cấp vĩ mô và trong DN trong
việc phát triển nguồn nhân lực
Chỉ nghiên
cứu riêng lẻ
về VXH
thông qua
VCN
Nguyễn Mạnh
Quân (2010)
Vận dụng VHDN
trong quản lý kinh
doanh
Những nhân tố quan trọng
trong văn hoá DN là triết lý đạo
đức, niềm tin, chuẩn mực hành
vi; VHDN trở thành công cụ
quản lý con người một cách
hữu hiệu, nó điều chỉnh các
mối quan hệ của con người với
con người ở bên trong và cả ở
bên ngoài DN
Chưa tích hợp
được đồng
thời các
nghiên cứu về
năng lực hấp
thụ
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1.3. Một số kết luận được rút ra từ tổng quan
Từ tổng quan nghiên cứu trong nước và nước ngoài, tác giả đã nghiên cứu và
vận dụng được vốn xã hội trong quản lý kinh doanh, và đã chỉ ra mối quan hệ giữa vốn
tri thức (vốn con người, vốn xã hội, vốn tổ chức), nguồn nhân lực với năng lực hấp thụ
28
và năng lực sáng tạo trong tổ chức. Năng lực hấp thụ của một tổ chức phản ánh khả
năng sao chép (bắt chước), phân tích, chuyển hóa, khai thác. Các yếu tố liên quan đến
vốn con người (chính sách quản lý và phát triển nhân lực), VXH (mối liên kết và thông
tin trong tổ chức), và vốn tổ chức (cơ sở và hệ thống thông tin). Kiểm chứng mối quan
hệ qua mô hình nghiên cứu. Năng lực của một tổ chức/doanh nghiệp nhận thức được
giá trị của một thông tin mới, sao chép nó, và vận dụng nó vào mục đích thương mại
mà chưa quan tâm đến cơ sở của năng lực hấp thụ công nghệ là tri thức, trí tuệ và
thông tin ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của DN.
Qua đó có thể rút ra một số kết luận khi xem xét các nhân tố tác động đến năng
lực hấp thụ công nghệ như sau:
Thứ nhất, nhân tố năng lực hấp thụ công nghệ phụ thuộc vào 3 nhóm nhân tố cơ
bản. Nhóm thứ nhất, bao gồm nhân tố thuộc vốn nhân lực. Nhóm thứ hai, bao gồm
nhân tố thuộc vốn tổ chức. Nhóm thứ ba, bao gồm nhân tố thuộc vốn xã hội, môi
trường kinh doanh, cụ thể như sau:
- Nhìn chung, các nghiên cứu lý luận về vốn nhân lực, vốn tổ chức, vốn xã hội
ở Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn. Do vậy, một trong những vấn đề đặt ra là chúng ta
cần phải xây dựng những quan điểm lý thuyết mới, khái quát hóa từ thực tiễn của việc
tạo dựng, duy trì và sử dựng vốn nhân lực, vốn tổ chức, vốn xã hội ở Việt Nam.
Những luận điểm lý thuyết mới như vậy không chỉ soi đường cho các nghiên cứu thực
nghiệm, mà quan trọng hơn nó còn giúp rất nhiều cho các nhà quản lý và hoạch
định chính sách trong việc phát huy những mặt tích cực, đồng thời hạn chế những
biểu hiện tiêu cực kéo theo của vốn nhân lực, vốn tổ chức, vốn xã hội trong thực
tiễn, cũng như trong việc xây dựng các dự án phát triển con người và xã hội ở Việt
Nam trong thời gian sắp tới.
- Chúng ta đều biết, mặc dù khái niệm vốn nhân lực, vốn tổ chức, vốn xã hội
được du nhập vào nước ta chưa lâu, nhưng các nghiên cứu trong các tổ chức ẩn chứa
nhiều nguồn vốn quan trọng. Và, từ trong đời sống cộng đồng, người ta đã biết khai
thác, sử dụng các nguồn lực này để hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau không chỉ trong sản
xuất và kinh doanh, mà còn trong tất cả các giai đoạn khác nhau trong chu trình đời
người như sinh nở, cưới xin, tang ma, giỗ tết. Có thể nói, môi trường xã hội đặc thù ở
Việt Nam đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và vận hành của vốn nhân
lực, vốn tổ chức, vốn xã hội. Cho nên, cùng với việc đưa ra các quan điểm lý thuyết
mới, chúng ta cũng rất cần có những nghiên cứu về lịch sử vốn nhân lực, vốn tổ chức,
vốn xã hội ở Việt Nam. Công việc này không chỉ có ý nghĩa cho hiện tại, mà còn là sự
29
đóng góp những nét đặc thù và độc đáo của Việt Nam vào sự hiểu biết chung về vốn
nhân lực, vốn tổ chức, vốn xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
- Những nghiên cứu thực nghiệm và ứng dụng về vốn nhân lực, vốn tổ chức,
vốn xã hội ở nước ta cho đến nay, vẫn còn dừng lại ở giai đoạn khởi động, cụ thể như
ở một số doanh nghiệp nằm trong khu vực đô thị, hoặc ở vài ba cộng đồng làng xã ở
khu vực nông thôn. Thế nhưng, trong thực tiễn, việc tạo dựng, duy trì và sử dụng vốn
nhân lực, vốn tổ chức, vốn xã hội lại đang diễn ra sôi động ở khắp mọi nơi. vv... Rõ
ràng, giữa nghiên cứu khoa học và thực tiễn đời sống ở ta đang tồn tại một khoảng
cách, do đó, nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tời là phải lấp dần khoảng cách đó.
Thứ hai, những nghiên cứu này chỉ tập trung rời rạc từng nhân tố thuộc vốn
nhân lực, vốn tổ chức, vốn xã hội, môi trường kinh doanh,
Thứ ba, cũng chưa có nghiên cứu nào đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng
lực hấp thụ công nghệ của các DNNVV ở Việt Nam. Do đó, cần thiết phải có một
đánh giá tổng quan về năng lực hấp thụ công nghệ của các DNNVV khu vực đồng
bằng Sông Hồng như thế nào?
Thứ tư, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến môi trường hoạt động tác động đến
năng lực hấp thụ công nghệ của các DNNVV ở VN.
Thứ năm, cũng chưa có nghiên cứu định lượng nào xem xét tác động của Vốn
tổ chức, Vốn xã hội, Vốn con người đến năng lực hấp thụ công nghệ.
Thứ sáu, theo quan điểm của tác giả, Cohen và Levinthal cùng các nghiên cứu
hiện tại không thiết lập được mối liên kết giữa năng lực hấp thụ cấp độ cá nhân và tổ
chức. Họ thực sự chưa lý giải được năng lực hấp thụ ở khía cạnh nhận thức cấp độ cá
nhân và sự tương tác giữa các cá nhân. Thay vào đó, các tài liệu tham khảo về hấp thu
công nghệ cấp độ cá nhân chủ yếu sử dụng lý thuyết nhận thức cá nhân, được sử dụng
như phép ẩn dụ cho năng lực hấp thụ cấp độ tổ chức. Ví dụ, người ta cho rằng nghiên
cứu tâm lý gợi mở tri thức sẵn có tích lũy được làm tăng khả năng thêm mới tri thức
vào trí nhớ cũng như truy xuất và sử dụng chúng, các quan sát được cho là giúp chứng
minh và làm giàu thêm cho khái niệm hấp thu công nghệ cấp độ tổ chức. Tuy nhiên,
các nghiên cứu hiện tại không thực sự chỉ ra năng lực hấp thụ công nghệ cấp độ tổ
chức có tác động như thế nào đến nhận thức và sự tương tác giữa các cá nhân (bao
gồm việc học từ các cá nhân khác). Có thế nói, ở bất cứ quốc gia nào, dân tộc nào, vốn
xã hội cũng được coi là một nguồn vốn quý, bên cạnh các loại vốn khác như vốn kinh
tế, vốn con người, vốn văn hóa, vv... Nhưng, như đã nói, bên cạnh những tác động tích
cực, vốn nhân lực, vốn tổ chức, vốn xã hội cũng có thể kéo theo nó những biểu hiện
30
tiêu cực đối với con người và xã hội. Tuy nhiên, nhìn lại các nghiên cứu về vốn nhân
lực, vốn tổ chức, vốn xã hội ở Việt Nam, nhất là trong các nghiên cứu thực nghiệm, ta
thấy trong khi tập trung khai thác mặt tích cực, các nhà khoa học thường bỏ qua hoặc
xem nhẹ những biểu hiện tiêu cực của nó. Điều này dễ gây ngộ nhận, rằng vốn nhân
lực, vốn tổ chức, vốn xã hội giống như một thứ “bảo bối” thần kỳ đem lại toàn những
điều tốt đẹp. Cho nên, một vấn đề nữa cần phải đặt ra là, trong nghiên cứu chúng ta
không được né tránh, và cũng không nên xem nhẹ mặt nào, mà phải mô tả và phản ánh
về vốn nhân lực, vốn tổ chức, vốn xã hội đúng như nó đang diễn ra trong cuộc sống.
Chỉ có như vậy, khi trở lại thực tiễn, chúng ta mới có thể nói khai thác và sử dụng vốn
nhân lực, vốn tổ chức, vốn xã hội một cách tối ưu, mà không sợ rơi vào những sai lầm
đáng tiếc.
Với những điểm còn thiếu và những điểm cần phải luận giải rõ hơn, việc luận
án nghiên cứu “Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực hấp thụ công nghệ của DNNVV khu
vực đồng bằng Sông Hồng”, có bổ xung thêm nhân tố “môi trường hoạt động” không
chỉ đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu mà còn đáp ứng được sự hợp lý của nghiên
cứu, góp phần bổ sung những khoảng trống trong nghiên cứu khai phá.
31
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày tổng quan về các nghiên cứu năng lực hấp thụ công
nghệ ở trong nước và nước ngoài. Sau khi tổng hợp, đánh giá, tác giả nhận thấy các
nghiên cứu có điểm chung là đều có sự liên quan đến các yếu tố như Vốn tổ chức,
Vốn xã hội, Vốn con người. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước về năng lực hấp thụ
công nghệ trong mối liên hệ với các yếu tố này còn nhiều hạn chế như: chỉ nhắc đến
chứ chưa xem xét tác động, hoặc có xem xét tác động nhưng chưa tiếp cận dưới góc
độ chính sách, Đây cũng chính là những điểm còn thiếu và điểm cần phải luận giải
rõ hơn, việc luận án nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến năng lực hấp thụ công nghệ
của DNNVV khu vực đồng bằng Sông Hồng, là cơ sở để tác giả xây dựng các bước
tiếp theo trong quy trình nghiên cứu của mình để hoàn thiện hơn cả về lý luận và
thực tiễn.
32
CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC HẤP THỤ CÔNG NGHỆ
2.1. Khái niệm
2.1.1. Khái niệm công nghệ và khả năng hấp thụ công nghệ
Chúng ta thừa nhận định nghĩa công nghệ do “Uỷ ban Kinh tế và Xã hội khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương (Economic and Social Commission for Asia and the
Pacific- ESCAP)” đưa ra: “Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ
thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị,
phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ”.
Định nghĩa công nghệ của ESCAP được coi là bước ngoặt trong quan niệm về công
nghệ. Theo định nghĩa này, không chỉ sản xuất vật chất mới dùng công nghệ, mà khái
niệm công nghệ đuợc mở rộng ra tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội. Những lĩnh vực
công nghệ mới mẻ dần trở thành quen thuộc công nghệ thông tin, công nghệ ngân
hàng, công nghệ du lịch, công nghệ văn phòng.
Cohen và Levinthal (1990) là những người đưa ra khái niệm Khả năng hấp thụ
(AC). Kể từ đó, rất nhiều các tác giả đã tiến hành nghiên cứu và phát triển khái niệm
này ở phạm vi rộng hơn.
Cohen và Levinthal đã định nghĩa “AC là một khả năng của công ty nhận ra giá
trị của thông tin, đồng hóa nó và để cuối cùng áp dụng chúng vào mục đích thương
mại”. Khái niệm này nhấn mạnh rằng AC là khả năng tổ chức có được và phát triển
thông qua một quá trình. Ngoài ra, định nghĩa cho thấy việc thu thập thông tin liên
quan và có thể ảnh hưởng đến khả năng tăng doanh số và cạnh tranh trên thị trường
của công ty là rất quan trọng để duy trì lợi thế cạnh tranh lâu dài. Vì vậy, bắt buộc một
công ty phải đầu tư vào nỗ lực xây dựng năng lực bán hàng của mình và chiếm thị
phần lớn hơn.
Cohen và Levinthal đánh giá: sự quan trọng của việc nhận ra giá trị của kiến
thức mới từ bên ngoài, để từ đó cải thiện AC của công ty. Các tác giả cũng đã nhấn
mạnh rằng kiến thức như vậy phải được tích lũy tập thể theo thời gian thì việc nâng
cao năng lực mới phát huy hiệu quả. Điều này là do bất kỳ thông tin nào sẽ chỉ hữu ích
cho một tổ chức nếu có thể hiểu và tích lũy chúng, mà không có chúng sẽ không thể
chuyển đổi, xác định hình và tái triển khai tài nguyên của tổ chức để khai thác kiến
thức thu được. Nói cách khác, các tổ chức sẽ chỉ được hưởng lợi từ việc khai thác bất
33
kỳ thông tin nào bên ngoài mà họ nhận được nếu hiểu giá trị của nó đối với công ty và
đồng hóa chúng trong các nhiệm vụ của họ.
Khái niệm này được tiếp tục mở rộng bởi Zahra và George (2002). Họ đã thêm:
“hai chiều khác vào quá trình chuyển đổi kiến thức thành hành động sẽ tạo ra lợi thế
cạnh tranh - AC tiềm năng (potential AC) và AC hiện thực hóa (realized AC). Năng
lực hấp thụ tiềm năng đề cập đến năng lực được nâng cao từ khả năng của hãng để thu
nhận và đồng hóa thông tin vào kho kiến thức của nó. Mặt khác, năng lực thực hiện
hóa đề cập đến các khả năng của công ty trong việc tăng cường năng lực thông qua
việc chuyển đổi và khai thác các tài sản sản xuất hiện có (hoặc mới). Các tác giả lập
luận rằng để bất kỳ thông tin nào bên ngoài hữu ích đối với một tổ chức, trước tiên, nó
(công ty) phải có khả năng nhận ra các giá trị và có được chúng (lĩnh vực của việc mua
sắm, acquisition). Thông tin này phải được xử lý để thành viên tổ chức có thể có sự
hiểu biết chung về chúng và đồng hóa vào thói quen làm việc của họ (đồng hóa và
chuyển đổi, assimilation and transformation). Chỉ số đó, họ mới có thể sử dụng kiến
thức thu được vào việc mang lại mang lợi ích thương mại cho công ty (khai thác,
exploitation)”.
Các công trình nghiên cứu sau đó của Lane et al. (2006), Todorova và Durisin
(2007) và Volberda et al. (2010) tiếp tục điều chỉnh các khái niệm và khả năng ứng
dụng của nó trong thực tế. Lane et al (2006) lưu ý để tránh việc nghiên cứu AC đi
chệch khỏi cấu trúc ban đầu được đề xuất bởi Cohen và Levinthal (1990). Họ lập luận
rằng khả năng hấp thụ của DN phụ thuộc vào khả năng hiểu được các giá trị tiềm năng
của kiến thức mới (bên ngoài), để đồng hóa chúng vào các hệ thống quản lý và sử
dụng chúng để đạt được lợi thế thương mại. Khái niệm ‘biến đổi’ (transformation) của
Cohen và Levinthal, đã kết hợp và được giả định là đã bao hàm ý nghĩa ‘đồng hóa”
(assimilation), và khai thác (exploitation) mà các tác giả đã đưa ra.
Todorova và Durisin (2007) cũng đã bình luận về Zahra và George's (2002)
rằng loại bỏ sau đó phần việc “nhận ra giá trị” trong lý thuyết về AC của Cohen và
Levinthal (1990) là không phù hợp vì AC hiện thực hóa không phải là hậu quả của
AC tiềm năng như cách Zahra và George quan niệm. Todorova và Durisin lập luận
rằng các phần việc “đồng hóa” và “biến đổi” trong AC của Zahra và George là hệ
quả “qua lại” (và tương tác) với các phần việc trước đó là “mua sắm” và lại trở
thành tiền đề cho việc “khai thác”.
Tuy nhiên, quan điểm của Zahra và George (2002) về AC được Volberda et al.
(2010), cho rằng cần phải xem tiền đề nội bộ của tổ chức (intra-organizational
antecedent) và các tiền đề về quản lý (managerial antecedents) là các yếu tố cần thiết
34
trong phát triển AC. Những tiền đề này bao gồm cấu trúc của tổ chức và cách thức cấu
trúc hỗ trợ để rốt cuộc cho phép các thành viên tổ chức khai thác kiến thức vào mục
đích lợi ích thương mại ví dụ như những nhiệm vụ liên quan đến kiến thức, hình thức
tổ chức, cơ cấu động viên khen thưởng, mạng lưới không chính thức và phương tiện
truyền thông nội bộ trong tổ chức.
Công trình của Lane et al (2006) rất thú vị khi giới thiệu việc áp dụng các lý
thuyết tổ chức là một cách để hiểu khái niệm về AC. Mặt khác, Todorova và Durisin
(2007), bằng cách nhắc đến việc loại trừ của Zahra và George (2002) về một khía cạnh
quan trọng trong lý thuyết ban đầu về AC của Cohen và Liventhal (1990), đã đưa ra
một lập luận thuyết phục để đặt câu hỏi về sự cần thiết phải chia tách khái niệm AC
thành AC tiềm năng và AC hiện thức hóa. Cuối cùng, Volberda et al. (2010) đã đóng
góp vào sự phát triển của lý thuyết AC bằng cách nêu bật các tiền đề ở nhiều cấp độ
(multi-level antecedents) và các yếu tố điều kiện (contingent) có thể ảnh hưởng đến
việc hình thành AC của tổ chức. Ngoài ra, nghiên cứu của Volberda và cộng sự đã
nhấn mạnh khả năng ứng dụng của AC như một lĩnh vực nghiên cứu trong Quản lý
chiến lược. Phối hợp lại, những phát hiện này đã chỉ ra số lượng lớn các quan điểm mà
AC có thể được nghiên cứu và được nhận thức. Họ cũng nêu bật sự bất lực của một
viễn cảnh duy nhất có thể mô tả đầy đủ AC trong sự tồn tại tự nhiên của nó.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây về AC bắt nguồn từ công trình của Cohen
và Levinthal (1990) và các công trình nghiên cứu sau đó của nhiều tác giả chi phối
những công trình lý luận về AC trước đây (ví dụ Zahra và George, 2002; Lane &
Lubatkin, 1998), cho thấy đã chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi cách tiếp cận suy diễn - giả
định hay quy nạp-giả định (deductive-hypothetical) của nghiên cứu thực chứng
(positivistic) truyền thống. Nhiều lời chỉ trích đã được cố tạo ra sự cân bằng (levelled)
bằng cách lập luận cách tiếp cận này đã giả định rằng AC tồn tại trong một môi trường
không xác định về không gian và thời gian. Quy luật của khoa học vẫn đang vận hành
và mối quan hệ giữa AC với các hiện tượng khác trong hoạt động của tổ chức đã không
được đánh giá.
2.1.2. Khái niệm năng lực công nghệ
Cuối những năm 1970, sự phát triển công nghệ ở các nước đang phát triển chủ
yếu thông qua chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển. Các nghiên cứu hàn lâm
viện và của các tổ chức quốc tế về công nghệ đã chỉ ra được yêu cầu thành công đối
với bên tiếp nhận công nghệ là phải có trình độ nhận thức, năng lực để giải quyết các
hoạt động tự lập, giải quyết sự cố một cách chủ động mà không hoàn toàn dựa vào bên
35
giao. Sự phát triển công nghệ thành công đòi hỏi bên tiếp nhận công nghệ cần có năng
lực công nghệ nhất định. Trong bối cảnh như vậy, đã có rất nhiều nỗ lực để đưa ra
quan niệm về năng lực công nghệ. Dưới đây là một số khái niệm theo giáo trình: Quản
lý công nghệ (2013), Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
Tổ chức Phát Triển Công Nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) đưa ra 5 yếu tố cấu
thành năng lực công nghệ là: “khả năng đào tạo nhân lực; khả năng tiến hành nghiên
cứu cơ bản; khả năng thử nghiệm các phương tiện kỹ thuật; khả năng tiếp nhận và
thích nghi các công nghệ; khả năng cung cấp và xử lý thông tin”.
Ngân Hàng Thế Giới (WB) đề xuất 3 nhóm cấu thành năng lực công nghệ, đó
là: Năng lực sản xuất, Năng lực đầu tư, Năng lực đổi mới.
M. Fransman (năm công bố) đưa ra quan điểm về năng lực công nghệ gồm 5
yếu tố: năng lực tìm kiếm và thay thế công nghệ; năng lực am hiểu và sử dụng công
nghệ; năng lực thích nghi công nghệ phù hợp với đơn vị sử dụng; năng lực cung cấp
công nghệ đã có và năng lực đổi mới; năng lực thể chế hoá quá trình nghiên cứu
những đổi mới và đột phá quan trọng nhờ phát triển các phương tiện nghiên cứu và
thiết kế; tiến hành nghiên cứu cơ bản để tiếp tục nâng cấp công nghệ.
Các quan niệm trên đây cho thấy rằng năng lực công nghệ là sự kết hợp của
nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có hai yếu tố cần phải được làm rõ và đánh giá, đó là
khả năng đồng hoá công nghệ nhập khẩu và năng lực nội sinh tạo ra công nghệ mới.
Khả năng đồng hoá công nghệ nhập khẩu là việc hiểu rõ và vận dụng được
công nghệ nhập khẩu phù hợp với đơn vị sử dụng.
Khả năng nội sinh trong việc tạo ra công nghệ mới là việc tự sáng tạo, cải tiến
công nghệ đã từng được sử dụng tại một địa điểm khác, hoặc nâng cấp công nghệ đó,
hoặc tạo ra công nghệ hoàn toàn mới.
Trong các công trình nghiên cứu về năng lực công nghệ thì S. Lall (năm công
bố) đưa ra được định nghĩa năng lực công nghệ mang tính tổng quát nhất. Theo tác giả
này thì: Năng lực công nghệ của một quốc gia (ngành hoặc cơ sở) là khả năng triển
khai những công nghệ đã có một cách có hiệu quả và đương đầu được với những thay
đổi công nghệ lớn. Theo định nghĩa này: có hai mức hoạt động phát triển công nghệ,
cũng là hai cơ sở để phân tích năng lực công nghệ. Đó là: sử dụng có hiệu quả công
nghệ sẵn có và thực hiện đổi mới công nghệ thành công. Định nghĩa này cũng đã khái
quát được hai mặt cơ bản của năng lực công nghệ là khả năng đồng hoá công nghệ và
khả năng phát triển công nghệ nội sinh.
36
Từ khái niệm đánh giá năng lực công nghệ là chọn những tiêu chí nào phản ánh
một cách đầy đủ năng lực công nghệ của một doanh nghiệp và những tiêu chí đó có
thể đo lường được. Theo lý thuyết và thực tế có thể rút ra một hệ thống các tiêu chí
như sau khi đánh giá công nghệ của một cơ sở:
Năng lực vận hành bao gồm: Khả năng chọn đúng đầu vào cho công nghệ;
Khả năng duy trì quá trình biến đổi ổn định: khả năng sử dụng và kiểm tra kỹ thuật,
vận hành các dây chuyền sản xuất hoạt động theo quy trình; Khả năng quản lý sản
xuất: xây dựng, đảm bảo việc sản xuất và chất lượng sản phẩm, kiểm soát đầu vào,
kiểm soát và khắc phục sự cố; Khả năng marketing sản phẩm.
Năng lực tiếp nhận công nghệ bao gồm: Khả năng tìm kiếm, đánh giá và
chọn ra công nghệ thích hợp; Khả năng lựa chọn hình thức tiếp nhận công nghệ
phù hợp nhất (liên doanh, hợp tác); Khả năng thương lượng giá cả, nội dung
của hợp đồng chuyển giao công nghệ; khả năng học tập, tiếp thu công nghệ mới;
Khả năng triển khai nhanh công nghệ đã tiếp nhận; Khả năng tìm kiếm thị trường
cho sản phẩm mới.
Năng lực hỗ trợ cho tiếp nhận công nghệ: Năng lực hỗ trợ tiếp nhận công
nghệ của một cơ sở là khả năng của cơ sở đó trong việc giao công nghệ cho một
cơ sơ khác cùng trong lãnh thổ của một quốc gia. Nó bao gồm các khía cạnh sau:
Khả năng tìm kiếm được đối tác thích hợp để giao công nghệ; Khả năng chủ trì dự
án giao công nghệ; Khả năng đào tạo nguồn nhân lực cho bên tiếp nhận công
nghệ; Khả năng tìm kiếm nguồn tài chính và hình thức thanh toán thích hợp cho
bên tiếp nhận công nghệ; Khả năng tìm kiếm thị trường để tiêu thụ sản phẩm cho
bên tiếp nhận công nghệ.
Năng lực đổi mới công nghệ bao gồm: Khả năng thích nghi công nghệ đã tiếp
nhận; Khả năng sao chép; Khả năng thích nghi công nghệ được chuyển giao thông qua
việc thay đổi quy trình công nghệ; Khả năng nghiên cứu và vận dụng, thiết kế quy
trình công nghệ; Khả năng sáng tạo ra công nghệ và sản phẩm mới.
2.1.3. Nội dung đánh giá công nghệ
Đánh giá công nghệ là một vấn đề còn khá mới mẻ đối với Việt Nam và một số
nước đang phát triển khác. Đây được coi như bước đầu tiên để đề ra kế hoạch phát
triển công nghệ và xây dựng các chính sách kinh tế xã hội. Tuy nhiên không phải tất
cả sự đổi mới công nghệ đều mang lại lợi ích cho xã hội. Vì vậy cần phải thực hiện
đánh giá công nghệ có phù hợp với thực tế hay không.
37
Định nghĩa đánh giá công nghệ
Đánh giá công nghệ có thể được hiểu là quá trình nghiên cứu, tổng hợp, phân
tích một công nghệ để đưa ra kết luận về sự khả thi và tiềm năng áp dụng của công
nghệ đó đối với đơn vị sử dụng.
Đánh giá công nghệ
Do sự phức tạp và đa dạng của công nghệ mà chưa có sự thống nhất về
phương pháp để đánh giá công nghệ. Một nhóm nghiên cứu của trường ĐH Stanford
đã đưa ra phương pháp đánh giá công nghệ gồm 3 bước là mô tả công nghệ; đánh giá
tác động; và phân tích chính sách.
- Mô tả công nghệ
Ở bước này gồm ba công đoạn: thu thập dữ liệu; giới hạn phạm vi; và đưa ra
các phương án phác thảo.
Công đoạn đầu tiên là thu thập dữ liệu liên quan đến công nghệ từ các kênh
khác nhau như internet, sách, báo, hội thảo, Tiếp theo thực hiện giới hạn phạm vi
đánh giá công nghệ, trong đó việc đánh giá phụ thuộc vào kinh phí được cấp, trình độ
của các chuyên gia thực hiện đánh giá, thời gian đánh giá, kỹ thuật, địa lý, thể chế tổ
chức, các cơ cấu giá trị xã hội, Cuối cùng là phác thảo các phương án sẽ sử dụng để
đánh giá với các tiêu chí như xuất xứ, thông số sử dụng,
- Đánh giá tác động
Việc đánh giá tác động được thực hiện căn cứ vào các yếu tố đã được nêu ở trên
với các bước sau: Trước tiên, lựa chọn tiêu chuẩn để đánh giá (tính khả thi, độ linh
hoạt,). Tiếp theo tiến hành đo lường thông qua các tiêu chuẩn đã được lựa chọn. Sau
đó, so sánh kết quả thu được để có cơ sở kết luận trong phần phân tích chính sách tiếp
theo.
- Phân tích chính sách
Dựa theo kết quả từ đánh giá tác động để đưa ra phân tích về phương án tốt
nhất và thiết lập quy trình thực hiện phương án đó; đồng thời phân tích các yếu tố trở
ngại tiềm tàng để thực hiện phương án đó.
2.2. Các hướng nghiên cứu
Các quan điểm được nhiều nhà khoa học về năng lực hấp thụ AC xử lý trước
đây tập trung vào việc định dạng và đánh giá các yếu tố và tiền đề giúp nâng cao năng
lực AC cho một tổ chức. Tuy nhiên, có hai hướng chính có thể được nhận ra từ các
38
nghiên cứu trước đây về AC. Thứ nhất, là các câu hỏi về những loại nhân tố nào đóng
góp cho sự cải thiện AC - khả năng của các tổ chức trong việc xác định giá trị, tiếp
nhận, đồng hóa và sử dụng kiến thức từ bên ngoài để làm tăng lợi qua thương mại (ví
dụ Cohen và Levinthal, 1990; Jansen et al., 2005). Mặt khác, theo hướng thứ hai, các
nhà phân tích đã nghiên cứu các hình thức gây ảnh hưởng của AC đến kết quả thực
hiện (performance) của DN (Escribano et al., 2009).
Theo hướng thứ nhất, các nhà nghiên cứu khảo sát các tiền đề của AC. Ở cấp
độ tổ chức, trong các nhân tố đã xác định là những yếu tố như kiến thức ban đầu của tổ
chức (Cohen và Levinthal, 1990; Van den Bosch et al, 1999), kinh nghiệm tìm kiếm tri
thức (Fosfuri & Tribo, 2008), chính thức hóa (Vega-Jurado et al., 2008) và khả năng
kết hợp (Van den Bosch et al, 1999; Jansen et al., 2005). Ở cấp độ riêng tư hoặc cá
nhân, AC đã được chỉ ra là được thúc đẩy bởi sự tương đồng giữa cơ sở tri thức, cấu
trúc tổ chức, chính sách thù lao và hệ thống cung ứng hiện hành trong tổ chức.
Lane và cộng sự (2006), đã xem xét kỹ 64 bài báo được xuất bản trong quá
trình tổng quan tài liệu về Quản lý giai đoạn 1991-2002. Các bài viết này đã được
chọn vì chúng sử dụng khái niệm AC này để khám phá các chủ đề và bối cảnh nơi
AC đã được áp dụng. Họ xác định bảy chủ đề. Ba chủ đề liên quan đến các đặc
điểm tĩnh (static) của tiền đề hoặc hệ quả của AC (kiến thức, cơ cấu tổ chức và
phạm vi tổ chức). Ba chủ đề khác liên quan đến các đặc điểm động (dynamic) có
mối quan hệ ‘lặp’ (recursive) với AC (việc học tập trong tổ chức, học tập lẫn nhau
giữa các tổ chức và đổi mới sáng tạo). Chủ đề cuối cùng tập trung vào việc xác
định và đo lường chính khái niệm AC. Bài viết này (Lane et al., 2006) rất có ý
nghĩa vì nó nhấn mạnh những điều sau đây:
- Nhiều nhà nghiên cứu đã xem và đưa vào áo dụng AC như là một cơ sở tri
thức, phản ánh mức độ “nội dung” của kiến thức trước đó của công ty. Vì vậy, AC đã
được nghiên cứu bằng cách sử dụng các biến được coi là biến số đại diện (proxy) cho
mức dự trữ kiến thức hiện hữu trong công ty, như cường độ R&D, nội dung kiến thức,
nề nếp tổ chức và quy trình tổ chức. Các biến đại diện như tuổi thọ và quy mô cũng
được sử dụng để lập luận rằng các công ty lớn hơn và lâu đời hơn có khả năng tích lũy
kiến thức nhiều hơn, có nề nếp phát triển hoàn thiện hơn và có các quy trình được thiết
kế ổn định và chặt chẽ hơn; Vì vậy, họ thường có AC cao hơn. Tuy nhiên, những phát
hiện để hỗ trợ quan điểm này là không thuyết phục.
39
- Các nghiên cứu về AC đang tiến triển và ngày càng phát triển. Ngoại trừ bốn
nghiên cứu, các nghiên cứu khác đã chuyển hướng, mở rộng và phát triển thêm rất
nhiều định nghĩa ban đầu của Cohen & Levinthal thành một năng lực năng động rộng
hơn từ góc nhìn của các công ty nhiều đơn vị. Bối cảnh, tương tác đa chiều và các quá
trình, và mối quan hệ hợp tác được xem là các biến mới hoặc yếu tố mới có thể đóng
góp vào AC của một công ty. Trọng tâm trong nghiên cứu AC dần hướng sang các yếu
tố như việc học tập của tổ chức, và các vấn đề quản lý chiến lược liên quan đến liên
minh đối tác và định vị chiến lược để duy trì lợi thế cạnh tranh. Do đó, các khái niệm
về AC tiềm năng và AC hiện thực hóa được đề xuất bởi Zahra & George, 2002) cần
được phát triển và xây dựng thêm trong nghiên cứu AC.
- Có hai trọng tâm nghiên cứu liên quan đến các đặc điểm kiến thức ảnh hưởng
đến sự hấp thụ và đồng hóa của một tổ chức. Thứ nhất là về cách nhận biết loại kiến
thức có ý nghĩa và có thể nâng cao khả năng của tổ chức, và thứ hai là về cách thức
một tổ chức đồng hóa và khai thác chúng vào mục đích thương mại, một khi đã xác
định được thông tin nào đó có giá trị và có liên quan. Do đó, các nhà khoa học đã phân
tích những nội dung của kiến thức như kỹ năng, chiến lược, văn hóa và cấu trúc sẽ
được tổ chức áp dụng để xác định, xử lý và lựa chọn “kiến thức đúng đắn” để cuối
cùng triển khai chiến lược phù hợp nhằm vượt qua các mối đe dọa và hoàn cảnh. Song
song, một số nhà nghiên cứu khác lại tập trung vào việc tìm hiểu các quy trình và cơ
cấu mà thông qua đó kiến thức được xác định có thể được đồng hóa và khai thác, và
nhờ đó cho phép tổ chức thực hiện một chiến lược đã chọn.
- Cơ cấu tổ chức rất quan trọng trong việc tạo điều kiện chuyển giao kiến thức
và định hình AC của công ty. Điều này là do các cải thiện về AC phụ thuộc vào các
quy trình và nề nếp trong tổ chức để có thể tạo thuận lợi cho quá trình xác định, nắm
bắt, nhận thức ý nghĩa của thông tin mới, chia sẻ, truyền đạt và chuyển giao kiến thức
đã nhận thức được thực hiện. Trong các thỏa thuận hợp tác và mở rộng phạm vi, các
liên minh chiến lược và các mối quan hệ đối tác bên ngoài phải được quản lý thông
qua một hệ thống quản lý phù hợp. Hơn nữa, để việc học tập diễn ra và các đổi mới
sáng tạo được đưa vào thực tế, phải có cấu trúc phù hợp để xử lý, lưu trữ và truyền đạt
thông tin liên quan đến những người ra quyết định cho họ hành động một cách chắc
chắn. Tuy nhiên, các tác giả lưu ý rằng “phần lớn các nghiên cứu dành sự tập trung
vào nội dung tri thức đã bỏ qua vai trò của cơ cấu tổ chức trong việc xác định AC của
công ty”. Trong một phần khác của bài báo, các tác giả cũng đã nhắc lại rằng đã có rất
40
ít nghiên cứu chỉ rõ vai trò của cấu trúc và quy trình tổ chức trong việc ảnh hưởng đến
cách các tổ chức tận dụng và khai thác nền tảng kiến thức của họ.
Theo hướng thứ hai, các nghiên cứu tập trung vào vai trò của AC và các tác
động mà AC có thể gây ra đối với hoạt động của tổ chức. Các nghiên cứu đã được thực
hiện nhằm gắn kết các khả năng của tổ chức trong việc xác định giá trị, thu nhận và
đánh giá thông tin, đồng hóa kiến thức ‘mới’ vào kho kiến thức hiện có của nó với
cách thức hành động một cách chắc chắn để mang lại lợi ích thương mại. Như vậy, AC
được coi là một quá trình để nâng cao năng lực của DN trong việc tìm giải pháp cho
các vấn đề hiện có và ứng phó với các thách thức đến từ thị trường (Song, 2015;
Calantone et al., 2002). Huber (1991) và Dibella et al. (1996) cho rằng, thông qua
kinh nghiệm, các tổ chức học hỏi và có được những kỹ năng và hiểu biết mới. Các
mối quan hệ mới được xây dựng, kinh nghiệm được chia sẻ, phổ biến và cuối
cùng được đồng hóa trong cấu trúc tổ chức hiện có. Điều đã xảy ra là các kho tri
thức hiện hữu sẽ tự điều chỉnh và tự làm mới mình. Trong quá trình này, giá trị
của kho kiến thức hiện có của DN tăng lên, giúp tổ chức có thêm năng lực và đáp
ứng nhu cầu mới của môi trường. Tóm lại, AC được cho là đóng vai trò quan
trọng trong việc cho phép các tổ chức mở rộng kiến thức, kỹ năng để trở thành
động lực cải thiện khả năng đồng hóa của tổ chức, sử dụng thông tin trong tương
lai và khai thác kiến thức mới để đối phó với các mối đe dọa nhận ra được về kết
quả thực thi công việc và vị thế cạnh tranh (Jimenez-Jimenez và Sans-Valle,
2011; Tsai, 2001).
Một số nghiên cứu đã được thực hiện về sự gắn kết giữa AC với đổi mới (Song,
2015; Tsai, 2001; Calantone et al., 2002), và với khả năng đáp ứng những thách thức
mới (SantosVijande et al., 2012), cung cấp ý tưởng và cảm hứng cho phát triển các sản
phẩm mới (Wetterings và Boschma, 2009) cũng như đáp ứng nhu cầu của các thị
trường mới nổi (Jansen và cộng sự, 2006; Lichtenthaler, 2009). Một mối đe dọa chung
xuyên qua tất cả các nghiên cứu này là nếu kiến thức thu được không thể được tích
hợp hoặc biến đổi thông qua AC, năng lực đổi mới sáng tạo và các mối đe dọa đối với
tổ chức sẽ bị ảnh hưởng bất lợi.
2.3. Khung lý thuyết
Từ tổng quan nghiên cứu về AC rất đa dạng cả về quan điểm tiếp cận, lý thuyết
và phương pháp. Do đó cần phải có sự tích lũy và thống nhất tri thức thông qua các nỗ
lực nghiên cứu về năng lực hấp thụ công nghệ. Để quá trình tích lũy tri thức thuận lợi,
41
tác giả đề xuất một khung thống nhất làm nổi bật các khối nghiên cứu chính và kết quả
của năng lực hấp thụ công nghệ theo bảng 1 dưới đây. Khung này xác định các phạm
vi nghiên cứu chung theo quan điểm phân chia các tiền đề năng lực hấp thụ công nghệ
thành nhiều cấp độ (quản trị, bên trong tổ chức, bên ngoài tổ chức và tri thức sẵn có),
quy mô của năng lực hấp thụ công nghệ (sáp nhập, đồng hóa, chuyển giao và khai
thác), kết quả (đầu ra) của năng lực hấp thụ công nghệ (lợi thế cạnh tranh, đổi mới,
hiệu suất) và các nhân tố ngữ cảnh tác động đến năng lực hấp thụ công nghệ (sự nhiễu
loạn của môi trường tri thức).