Trong phạm vi của Luận án, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về các nhân tố cản trở
tới sự tham gia chuỗi cung ứng của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến và chế tạo
Việt Nam. Sau khi hoàn tất nghiên cứu, tác giả đã đạt được một số kết quả nhất định.
Hệ thống hoá cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng toàn cầu, mô tả các
mô hình chuỗi cung ứng, các thành phần tham gia chuỗi cung ứng, lợi ích khi tham gia
vào chuỗi cung ứng và tiến hành tổng quan các nhân tố gây cản trở tham gia vào chuỗi
cung ứng đối với các doanh nghiệp.
Hệ thống hoá được cách thức tiếp cận và các nhân tố đánh giá cản trở tham gia
chuỗi cung ứng bao gồm nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp và nhóm nhân tố bên
ngoài doanh nghiệp. Từ đó chọn được 6 nhân tố gây cản trở bao gồm: “Hạn chế về
nguồn nhân lực có tay nghề”, “Hạn chế về công nghệ”, “Hạn chế về vốn”, “Hạn chế,
bất cập các chính sách hỗ trợ của Chính phủ”, “Hạn chế, bất cập chính sách và văn hoá
quốc tế”, “Hạn chế từ phía doanh nghiệp chủ chuỗi”. Nghiên cứu giúp hiểu hơn mối
quan hệ cản trở phức tạp giữa các nhân tố trên.
Tác giả đã trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu định tính để từ đó nhận diện
các đặc trưng của các nhân tố cản trở sự tham gia vào chuỗi cung ứng đồng thời tiếp cận
đánh giá sự hạn chế tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp chế biến
và chế tạo Việt Nam. Thông qua nghiên cứu định tính, tác giả đã hoàn thiện bảng hỏi
khảo sát và tiến hành nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định lượng mô
tả chi tiết quá trình điều tra thông kê và các phương pháp thống kê mô tả, phân tích nhân
tố, phân tích hồi quy – tương quan và phân tích ANOVA.
Tác giả đã tiến hành khảo sát 594 doanh nghiệp và thông qua mô hình phân tích,
điều tra các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến và chế tạo tại các địa phương trên
toàn quốc, tác giả đã làm rõ hơn mối quan hệ cản trở phức tạp giữa “hạn chế về nguồn
nhân lực có tay nghề”, “hạn chế về năng lực công nghệ”, “hạn chế về vốn”, “hạn chế,
bất cập các chính sách hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam”, “hạn chế, bất cập các chính
sách của quốc tế”, “hạn chế từ phía doanh nghiệp chủ chuỗi cung ứng “ và “sự tham gia
chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo
ở Việt Nam”. Nghiên cứu đã kiểm chứng các giả thuyết đã đưa ra một số kết quả cụ thể
như sau:
Thứ nhất, Đối với các doanh nghiệp chưa tham gia chuỗi cung ứng, kết quả phân
tích hồi quy chỉ ra Hạn chế, bất cập các chính sách hỗ trợ của Chính phủ là nhân tố tác
động cản trở cùng chiều và lớn nhất đến sự hạn chế tham gia chuỗi của các doanh nghiệp.
Dường như các doanh nghiệp chưa tham gia còn bị vướng nhiều về chính sách, thể chế156
công và sự hỗ trợ của chính phủ nên chưa thể tham gia (dù mong muốn). Bên cạnh đó,
Hạn chế về nguồn nhân lực chất lượng cao cũng được xem như một nhân tố đang tạo
rào cản lớn khiến các doanh nghiệp chế biến và chế tạo chưa thể tham gia (do chưa đủ
điều kiện) hoặc chưa sẵn sàng tham gia chuỗi. Đối với các doanh nghiệp đang tham gia
vào chuỗi, Hạn chế, bất cập các chính sách hỗ trợ của Chính phủ tác động gây cản trở
đến sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp. Trong đó, đặc biệt là cung
cách phục vụ thiếu thân thiệt, nhiệt tình của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính và sự
minh bạch, bình đẳng của chính quyền đang gây ra những tác động tiêu cực đến lợi ích
của các doanh nghiệp khi tham gia trong chuỗi.
166 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 990 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nhân tố cản trở tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với doanh nghiệp chưa có lịch sử tiếp cận tín dụng, thông qua
đó tăng cường các khoản cho vay tín chấp.
5.1.2.4. Chính sách cải thiện năng lực công nghệ
Sự phát triển của hoạt động đổi mới sáng tạo ở các quốc gia có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng, tạo tiền đề cho sự cải thiện năng lực công nghệ và nâng cao trình độ sản
xuất ở các quốc gia. Hiện nay, hoạt động đổi mới sáng tạo ở Việt Nam còn nhiều hạn
chế, hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia còn non trẻ và manh mún. Công tác nghiên cứu
và phát triển vẫn chỉ là các hoạt động thêm thắt trong các doanh nghiệp. Nguyên nhân
chính là do thiếu kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học, doanh nghiệp quy mô
nhỏ và chất lượng nhân lực hạn chế nên không đủ tiềm lực để tự nghiên cứu sáng tạo
công nghệ; mức độ liên kết giữa các cơ sở nghiên cứu và cơ sở ứng dụng nghiên cứu là
doanh nghiệp còn rất lỏng lẻo. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong nhân tố
“Hạn chế về năng lực công nghệ” thì chỉ báo Doanh nghiệp chưa có kiến thức, kinh
nghiệm thực tế trong quản lý công nghệ; Nguồn lực tài chính cho đổi mới công nghệ
của doanh nghiệp còn hạn chế là những chỉ báo quan trọng nhất. Do vậy, để tăng cường
phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng tạo và cải thiện năng lực công nghệ
trong nước, trước mắt cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Xây dựng cơ chế đặc thù để hỗ trợ hiệu quả việc chuyển giao, đổi mới công nghệ
để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, năng lực cạnh tranh cho doanh
nghiệp ngành công nghiệp chế biến và chế tạo. Đảm bảo nguồn kinh phí từ ngân sách
nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ; đồng thời vận động, vận dụng tốt các
147
cơ chế, chính sách khuyến khích để các doanh nghiệp đầu tư kinh phí nhiều hơn cho
nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ. Bên cạnh đó, Việt Nam cần chủ động mở
rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chủ yếu thông qua việc xây dựng một số dự án đón đầu
để sẵn sàng thu hút các nguồn tài trợ quốc tế.
- Cần đổi mới hệ thống và cơ chế quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ theo
hướng tinh giản, tập trung cho xây dựng chiến lược, cơ chế, chính sách; tăng cường
năng lực điều phối liên ngành, liên vùng, giảm bớt chức năng tác nghiệp cụ thể. Tăng
cường phát triển thị trường công nghệ, loại hình doanh nghiệp khoa học và công nghệ
nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và thương mại hóa các kết quả nghiên
cứu, trường đại học, các nhà sáng chế, doanh nghiệp vào sản xuất, kinh doanh. Xây
dựng các cơ chế nhằm khuyến khích, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, hỗ trợ ứng dụng
kết quả vào thực tiễn sản xuất. Gắn kết giữa các cơ quan nghiên cứu với doanh nghiệp
trên cơ sở phân chia lợi ích để nâng cao tính thực tiễn theo cơ chế thị trường.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ; hỗ
trợ doanh nghiệp khai thác cơ sở dữ liệu thông tin về công nghệ; hỗ trợ tham gia các
hội chợ, triển lãm về khoa học và công nghệ, tìm kiếm công nghệ hỗ trợ, khuyến khích
các doanh nghiệp tham gia chương trình đổi mới công nghệ; chương trình nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm trọng điểm, chủ lực chương trình phát triển tài sản trí
tuệ của thành phố.
- Cần tăng cường hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ bằng việc ban hành
cơ chế, chính sách thu hút chuyên gia, cán bộ khoa học và công nghệ. Chủ động mở
rộng và phát triển các quan hệ trao đổi và hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ
hướng vào giải quyết các mục tiêu ưu tiên phát triển công nghiệp quốc gia.
- Cần hoàn thiện thể chế cho thị trường khoa học và công nghệ phát triển và hội
nhập quốc tế. Đẩy nhanh việc xây dựng và ban hành một số văn bản quy phạm pháp
luật về sở hữu trí tuệ (trong đó có các vấn đề về sở hữu công nghiệp, quyền tác giả,
hợp đồng chuyển giao công nghệ) và nâng cao năng lực, hiệu quả thực thi Luật Sở
hữu trí tuệ và các luật có liên quan đến sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ lợi ích cho các
doanh nghiệp công nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Ban hành các chính
sách kích cầu đối với sản phẩm công nghệ.
5.1.2.5. Một số kiến nghị khác
Bên cạnh những giải pháp để tháo gỡ những khó khăn cản trở liên quan đến thể
chế, môi trường kinh doanh, năng lực công nghệ, nguồn nhân lực, vốn, Nhà nước cần
phải quan tâm đến việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ,
thúc đẩy liên kết hợp tác giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
148
ngoài để tạo đòn bẩy và tiền đề vững chắc cho doanh nghiệp ngành chế biến và chế
tạo tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, cụ thể như sau:
- Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế (ADB, JICA, WB). Hỗ trợ tạo điều
kiện và thúc đẩy doanh nghiệp trong nước thực hiện liên kết với các doanh nghiệp các
nước trong khu vực, nhất là thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc trong các lĩnh vực cung cấp,
đào tạo nhân lực, công nghệ, tham gia chuỗi sản xuất cung ứng cho thị trường các nước.
- Cần phát triển quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế
biến và chế tạo với doanh nghiệp FDI. Tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp trong
việc nắm bắt các thông tin về chuỗi cung ứng, khả năng tham gia chuỗi cung ứng của
nhau; thúc đẩy vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp trong việc kết nối giữa doanh
nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI, có chính sách khuyến khích đối với doanh
nghiệp FDI hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước về đào tạo, chuyển giao công nghệ
xây dựng chính sách liên kết sản xuất với doanh nghiệp FDI để cải thiện hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả quy mô của doanh nghiệp trong nước.
- Cần tăng cường liên kết và hình thành chuỗi cung ứng đầu tư và kinh doanh, hợp
tác và cùng chia sẻ đơn hàng. Việc liên kết với các tổ chức trong ngành của chuỗi cung
ứng và liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo là
rất cần thiết và mang tính chiến lược đối với sự phát triển của các doanh nghiệp ở Việt
Nam. Cần tăng cường nhận thức về sự cần thiết phải liên kết với các doanh nghiệp cùng
ngành. Liên kết làm tăng sức mạnh của các doanh nghiệp trong công cuộc khai thác thị
trường quốc tế. Chỉ khi nhận thức này được làm rõ thì các doanh nghiệp mới có thái độ
hợp tác với các đối tác trong liên kết. Cần thu thập thông tin về các đối tác liên kết đồng
thời duy trì mối quan hệ thường xuyên với những đối tác liên kết này. Cần định kỳ tổ
chức các cuộc hội thảo hay tọa đàm về vấn đề chất lượng sản phẩm và việc duy trì quan
hệ đối với các nhà cung cấp. Ứng xử như là một nhà tư vấn đối với vấn đề chất lượng
của những tổ chức này như kịp thời thông tin về tình hình chất lượng sản phẩm, thông
báo những dự định hay kế hoạch trong tương lai của doanh nghiệp nhằm giúp nhà cung
cấp chuẩn bị năng lực để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Cần tham gia xây dựng hệ
thống thông tin chiến lược toàn ngành công nghiệp chế biến và chế tạo để cung cấp kịp
thời thông tin cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước.
5.1.3. Một số giải pháp đối với Doanh nghiệp
Như nghiên cứu đã chỉ ra, hạn chế gây nên cản trở lớn nhất đối với doanh nghiệp
trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo Việt Nam khi tham gia chuỗi cung ứng
toàn cầu chính là “Hạn chế, bất cập các chính sách hỗ trợ của chính phủ” và “Hạn chế
về nguồn nhân lực có tay nghề”. Vì vậy, bên cạnh những nỗ lực trong điều chỉnh và ban
149
hành những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của cơ quan quản lý Nhà nước, bản thân
các doanh nghiệp cần chủ động nhìn nhận lại những bất cập, hạn chế do nội tại doanh
nghiệp đang vướng phải để từ đó đưa ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn hợp lý, trong
đó đặc biệt ưu tiên giải pháp hoàn thiện đội ngũ lao động có tay nghề, cụ thể:
5.1.3.1. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ lao động có tay nghề
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước, đặc biệt là đội ngũ lao động
có tay nghề, bên cạnh các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, doanh nghiệp cũng cần
phải chủ động cùng bắt tay để dần dần cải thiện chất lượng nhân lực của mình và của
chung toàn ngành. Xuất phát từ các chỉ báo quan trọng là Doanh nghiệp đang gặp nhiều
khó khăn trong tuyển mộ, tuyển dụng lao động có tay nghề cao; Người lao động cần
nhiều thời gian để tiếp thu những công nghệ, quy trình sản xuất mới; Lao động khi tuyển
dụng vào doanh nghiệp có chuyên môn, tay nghề yếu, chưa phù hợp nên phải đào tạo
lại từ đầu, có thể đề xuất một số giải pháp sau:
- Tiến hành đào tạo và đào tạo lại các nhân viên: Đối với các nhân viên mới được
tuyển dụng, các doanh nghiệp cần phải tổ chức đào tạo nghề tại doanh nghiệp. Định kỳ
tổ chức những khóa đào tạo và khuyến khích thậm chí bắt buộc các nhân viên có liên
quan tham gia. Doanh nghiệp cũng có thể tìm kiếm và gửi đi đào tạo những khóa học
bên ngoài cho các nhân viên...
- Tổ chức các hoạt động nâng cao tay nghề như thi tay nghề giỏi, người thợ bàn
tay vàng... và chọn cử các nhân viên tham gia những cuộc thi tay nghề giỏi của ngành
và quốc gia. Để tổ chức thi tay nghề giỏi tại doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể yêu cầu
các nhân viên chứng tỏ năng lực của mình thông qua công việc hằng ngày một khoảng
thời gian nào đó, ví dụ như là hàng tháng, tổ chức những buổi tọa đàm, thảo luận về
cách thức để rèn luyện tay nghề giỏi... cho các nhân viên. Những hoạt động này sẽ khiến
các nhân viên phải lưu tâm và chú trọng nâng cao tay nghề lao động của mình.
- Xây dựng chính sách tiền lương hấp dẫn để thu hút lao động giỏi. Đồng thời,
chính sách tiền lương công bằng sẽ giúp người lao động cảm thấy nỗ lực của họ được
ghi nhận từ đó luôn luôn phấn đấu trong công việc hơn. Tạo động lực cho người lao
động thông qua cung cấp điều kiện làm việc tốt, tổ chức các hoạt động ngoại khóa
nhằm làm cho người lao động cảm thấy yêu mến doanh nghiệp, hăng say hết mình vì
công việc.
- Đào tạo để các nhân viên nhận thức được tầm quan trọng của thái độ đối với các
công việc từ đó hướng đến việc hoàn thiện thái độ tích cực đối với công việc của người
lao động như mong muốn hoàn thành trách nhiệm công việc, tự giác trong công việc,
yêu công việc, luôn tìm kiếm cơ hội làm tốt công việc hơn...
150
- Các nhân viên quản lý cần phải chủ động nắm bắt những kiến thức cơ bản về
chuỗi cung ứng và thông tin về các chuỗi để từ đó có thể thiết lập chuỗi của riêng mình
và tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.
5.1.3.2. Giải pháp liên quan đến vốn
Từ các chỉ báo được xem là chủ yếu của nhân tố hạn chế về vốn như Vốn hạn chế
nên doanh nghiệp không được các đối tác nước ngoài đánh giá cao, tin tưởng về năng
lực sản xuất - kinh doanh; Lãi suất cao ngày càng tạo gánh nặng tài chính cho doanh
nghiệp, có thể đề xuất một số giải pháp liên quan đến vốn như sau:
- Ngoài hình thức hỗ trợ vốn vay từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng của Nhà
nước, doanh nghiệp cần chủ động huy động vốn cho các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp mình. Hình thức huy động có thể thực hiện thông qua cổ phần hoá doanh
nghiệp, mua bán và sát nhập doanh nghiệp, và doanh nghiệp có thể tìm kiếm sự hỗ trợ
về vốn thông qua các quỹ đầu tư đổi mới công nghệ, các quỹ đầu tư mạo hiểm trong và
ngoài nước, các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, chương trình
nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2025,
chương trình phát triển công nghệ cao đến năm 2025, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp
khoa học công nghệ và tổ chức khoa học công nghệ...
- Để nâng cao cơ hội tiếp cận các nguồn vốn, các doanh nghiệp cần nâng cao hiệu
quả kinh doanh, hoàn thiện công tác quản lý vận hành doanh nghiệp, minh bạch hoá tài
chính, tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển các sản phẩm uy tín, nâng cao
năng lực cạnh tranh trên thị trường, hợp lý hoá sản xuất.
- Doanh nghiệp cũng có thể tăng cường liên kiết mạng lưới sản xuất kinh doanh,
tham gia các hiệp hội ngành nghề để có thể nhận được hỗ trợ về nguồn lực vốn từ các
tổ chức này nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.
5.1.3.3. Giải pháp liên quan đến công nghệ
Doanh nghiệp chưa có kiến thức, kinh nghiệm thực tế trong quản lý công nghệ;
Nguồn lực tài chính cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp còn hạn chế là những chỉ
báo quan trọng nhất của nhân tố hạn chế về năng lực công nghê. Từ đó các doanh nghiệp
cần triển khai thực hiện các giải pháp sau:
- Các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo cần phải song
hành với các hiệp hội ngành nghề để thiết lập mối liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo
nhân lực, các trường đại học, các trung tâm/viện nghiên cứu công nghệ nhằm mục đích
tạo dựng cơ sở trong nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, hiện đại, đề ra các sáng kiến
nâng cao hiệu quả dây chuyền máy móc, thiết bị, áp dụng vào sản xuất. Các doanh
151
nghiệp cũng có thể hỗ trợ về tài chính cho các dự án nghiên cứu sáng tạo công nghệ.
Như vậy, sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được bài toán muốn phát triển công nghệ
những thiếu chuyên gia, trong khi lại giúp các trung tâm và viện nghiên cứu có được
nguồn hỗ trợ tài chính cho các hoạt động nghiên cứu khoa học.
- Nâng cao năng lực về công nghệ sẽ giúp thu hút các công ty đa quốc gia chuyển
hướng đặt các hoạt động nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam. Đây được cho là một
trong những điều kiện quan trọng có thể giúp hoạt động chuyển giao công nghệ và tăng
cường công nghệ tốt nhất đối với những ngành công nghiệp chế biến và chế tạo.
5.2. Đánh giá kết quả và những đóng góp chính của Luận án
5.2.1. Những kết quả đạt được
Qua kết quả mô hình nghiên cứu đã tiến hành, tác giả luận án đưa ra đánh giá về
các nhân tố cản trở sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp trong ngành
công nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam như sau:
Thứ nhất, Đối với các doanh nghiệp chưa tham gia chuỗi cung ứng, kết quả phân
tích hồi quy chỉ ra Hạn chế, bất cập các chính sách hỗ trợ của Chính phủ là nhân tố tác
động cản trở cùng chiều và lớn nhất đến sự hạn chế tham gia chuỗi của các doanh nghiệp.
Dường như các doanh nghiệp chưa tham gia còn bị vướng nhiều về chính sách, thể chế
công và sự hỗ trợ của chính phủ nên chưa thể tham gia (dù mong muốn). Bên cạnh đó,
Hạn chế về nguồn nhân lực chất lượng cao cũng được xem như một nhân tố đang tạo
rào cản lớn khiến các doanh nghiệp chế biến và chế tạo chưa thể tham gia (do chưa đủ
điều kiện) hoặc chưa sẵn sàng tham gia chuỗi. Đối với các doanh nghiệp đang tham gia
vào chuỗi, Hạn chế, bất cập các chính sách hỗ trợ của Chính phủ tác động gây cản trở
đến sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp. Trong đó, đặc biệt là cung
cách phục vụ thiếu thân thiệt, nhiệt tình của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính và sự
minh bạch, bình đẳng của chính quyền đang gây ra những tác động tiêu cực đến lợi ích
của các doanh nghiệp khi tham gia trong chuỗi.
Thứ hai, Hạn chế về nguồn nhân lực có tay nghề gây cản trở đến sự tham gia chuỗi
cung ứng của cả doanh nghiệp chưa tham gia lẫn doanh nghiệp đang tham gia chuỗi
cung ứng toàn cầu. Đối với doanh nghiệp chưa tham gia vào chuỗi thì doanh nghiệp gặp
khó khăn trong tuyển mộ, tuyển dụng lao động có tay nghề cao; người lao động mất
nhiều thời gian để tiếp thu những công nghệ sản xuất mới và người lao động ít có sự
sáng tạo, góp ý để cải tiến quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm. Đối với doanh
nghiệp đang tham gia vào chuỗi thì việc các lao động khi tuyển dụng có tay nghề yếu,
không phù hợp khiến doanh nghiệp phải đào tạo lại và thời gian để các lao động tiếp thu
những công nghệ, quy trình sản xuất mới thường kéo dài đã khiến doanh nghiệp gặp
152
nhiều bất lợi, cản trở và đe dọa đến lợi ích tham gia của doanh nghiệp khi tham gia
chuỗi. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay khi chất lượng lao động còn chưa cao, đặc
biệt là khả năng tiếp thu công nghệ (công nghệ sản xuất, bí kíp kỹ thuật, kỹ năng quản
lý,) của người lao động Việt Nam còn thấp đã tạo ra rào cản tương đối lớn tới việc
tham gia cũng như việc hoạt động trong chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp
trong các ngành công nghiệp chế biến và chế tạo. Việc nâng cao chất lượng lao động
của toàn ngành ở Việt Nam sẽ là điều kiện để ngành này bứt phá được rào cản và tham
gia có hiệu quả vào việc cung ứng sản phẩm/dịch vụ trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thứ ba, Hạn chế về vốn cũng có tác động gây cản trở ở mức độ vừa. Đối với doanh
nghiệp chưa tham gia thì chỉ báo quan trọng nhất đấy là Vốn hạn chế nên doanh nghiệp
không được các đối tác nước ngoài đánh giá cao, tin tưởng về năng lực sản xuất – kinh
doanh; lãi suất cao ngày càng tạo gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp. Đối với doanh
nghiệp đang tham gia thì chỉ báo quan trọng nhất đấy là lãi suất cao ngày càng tạo ra
gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp. Điều này có thể lý giải vì hầu hết các doanh
nghiệp Việt Nam là vừa và nhỏ, đi lên trong điều kiện nền kinh tế còn đang phát triển,
chính vì vậy những khó khăn về vốn dường như là rào cản vô hình đối với các doanh
nghiệp. Trong tương lai gần, doanh nghiệp nên chú trọng hơn đến các kênh thu hút vốn
hiệu quả hơn để đủ năng lực về tài chính tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thứ tư, Hạn chế về công nghệ có tác động gây cản trở tuy nhiên ở mức độ không
lớn. Đối với doanh nghiệp chưa tham gia thì thì chỉ báo doanh nghiệp chưa có kiến thức,
kinh nghiệm thực tế trong quản lý công nghệ là quan trọng nhất. Đối với doanh nghiệp
đang tham gia thì nguồn lực tài chính cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp còn hạn
chế; doanh nghiệp chưa có kiến thức, kinh nghiệm thực tế trong quản lý công nghệ là
quan trọng nhất. Trong điều kiện hiện nay, với công nghệ cũ và lạc hậu, Việt Nam dường
như đang hụt hơi trong cuộc cạnh tranh với các doanh nghiệp toàn cầu. Nên chăng, hiện
đại hoá công nghệ là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp Việt Nam vượt qua trở ngại
để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đáng lưu ý trong nghiên cứu là biến “Hạn chế từ phía doanh nghiệp chủ chuỗi”
không tác động cản trở tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp chế biến
và chế tạo đối với doanh nghiệp chưa tham gia vào chuỗi mà chỉ tác động cản trở đối
với doanh nghiệp đang tham gia vào chuỗi dưới góc độ thách thức. Điều này có thể lý
giải khi đã hoạt động trong chuỗi nếu các doanh nghiệp chủ chuỗi tạo rào cản thì các
doanh nghiệp chế biến và chế tạo Việt Nam sẽ cảm nhận thấy nhiều thách thức và rủi ro
hơn; tuy nhiên việc doanh nghiệp có bị thiệt hại hay không lại không phụ thuộc vào yếu
153
tố này mà có thể do nhiều yếu tố khác, giúp doanh nghiệp vượt qua những khó khăn và
duy trì lợi ích bền vững của mình.
5.2.2. Những đóng góp của Luận án
Nghiên cứu đóng góp trên cả hai góc độ lý luận và thực tiễn trong quản trị kinh doanh.
5.2.2.1. Đóng góp về mặt lý luận
Nghiên cứu này đóng góp thêm về mặt lý thuyết, giúp hiểu hơn mối quan hệ cản
trở phức tạp giữa “Hạn chế về nguồn nhân lực có tay nghề”, “Hạn chế về công nghệ”,
“Hạn chế về vốn”, “Hạn chế, bất cập các chính sách hỗ trợ của Chính phủ”, “Hạn chế,
bất cập chính sách và văn hoá quốc tế”, “Hạn chế từ phía doanh nghiệp chủ chuỗi” và
“Sự hạn chế tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp trong ngành công
nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam”. Nghiên cứu ủng hộ mối quan hệ giữa biến
“Hạn chế về nguồn nhân lực có tay nghề” và “Hạn chế, bất cập các chính sách hỗ trợ
của Chính phủ” đến “Sự hạn chế tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp
trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam”. Trong khi đó các nhân tố
khác có tác động cản trở dưới những góc nhìn khác nhau. Đặc biệt, nhân tố “Hạn chế từ
phía doanh nghiệp chủ chuỗi” dường như không có tác động cản trở đối với doanh
nghiệp chưa tham gia chuỗi nhưng lại có tác động cản trở tương đối lớn đối với doanh
nghiệp đang tham gia chuỗi dưới góc độ thách thức.
5.2.2.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu giúp các nhà quản lý hiểu rõ hơn mối quan đan xen giữa nhiều
nhân tố. Để vượt qua những rào cản, tăng cường được sự tham gia của các doanh nghiệp
Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp chế biến và chế tạo, các nhà
quản lý không đơn thuần chỉ quan hệ giỏi hay quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả. Thay
vào đó, các nhà quản lý cần phải chú trọng vào các nhân tố cản trở chính, đặc biệt là
những hạn chế, bất cập các chính sách hỗ trợ của chính phủ (tập trung vào những chỉ
báo chính) và hạn chế về nhân lực có tay nghề (tập trung vào chỉ báo quan trọng nhất).
Bên cạnh đó, các nhà quản lý cũng nên nhận thức đến sự tác động gây cản trở của hạn
chế về năng lực công nghệ, hạn chế về vốn, hạn chế, bất cập các chính sách và văn hoá
quốc tế cũng như hạn chế từ phía doanh nghiệp chủ chuỗi dưới từng góc độ khác nhau.
5.2.3. Những hạn chế trong kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu này có một số hạn chế như sau:
Hạn chế đầu tiên của nghiên cứu là đo lường sự tham gia chuỗi cung ứng của doanh
nghiệp bằng các chỉ tiêu định tính. Ngoài ra các thang đo đều phụ thuộc lớn vào nhận
thức của người điền dữ liệu phiếu điều tra. Vì vậy, nghiên cứu trong tương lai nên sử
dụng các dữ liệu định lượng và khách quan sẽ cho kết quả tốt hơn.
154
Hạn chế thứ hai của nghiên cứu là mặc dù đã cố gắng tổng quan lý thuyết để lựa
chọn ra các nhân tố cản trở điển hình đưa vào mô hình phân tích, tuy nhiên trong khả
năng tìm hiểu có hạn của tác giả, cùng với bối cảnh hiện nay có nhiều thay đổi khi mà
cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang hiện hữu, tác động nhiều đến sự phát triển
của các chuỗi cung ứng và cách thức tham gia các chuỗi cung ứng của các ngành công
nghiệp chế biến và chế tạo, vì vậy các nghiên cứu trong tương lai có thể tổng quan,
nghiên cứu và bổ sung thêm các biến có khả năng gây tác động cản trở khác.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5
Trong Chương 5, từ những kết quả của mô hình phân tích, Luận án đã đưa ra một
số kiến nghị và giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành vượt qua
cản trở, giúp Nhà nước có những quyết sách phù hợp để tăng cường tham gia chuỗi cung
ứng của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam,
góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trên thị
trường quốc tế dựa trên các nhóm giải pháp cụ thể như sau: ưu tiên đặc biệt đến nâng
cao chất lượng đội ngũ lao động có tay nghề; sau đó là những giải pháp liên quan đến
tháo gỡ khó khăn về vốn; nâng cao năng lực về công nghệ...
155
KẾT LUẬN
Trong phạm vi của Luận án, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về các nhân tố cản trở
tới sự tham gia chuỗi cung ứng của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến và chế tạo
Việt Nam. Sau khi hoàn tất nghiên cứu, tác giả đã đạt được một số kết quả nhất định.
Hệ thống hoá cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng toàn cầu, mô tả các
mô hình chuỗi cung ứng, các thành phần tham gia chuỗi cung ứng, lợi ích khi tham gia
vào chuỗi cung ứng và tiến hành tổng quan các nhân tố gây cản trở tham gia vào chuỗi
cung ứng đối với các doanh nghiệp.
Hệ thống hoá được cách thức tiếp cận và các nhân tố đánh giá cản trở tham gia
chuỗi cung ứng bao gồm nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp và nhóm nhân tố bên
ngoài doanh nghiệp. Từ đó chọn được 6 nhân tố gây cản trở bao gồm: “Hạn chế về
nguồn nhân lực có tay nghề”, “Hạn chế về công nghệ”, “Hạn chế về vốn”, “Hạn chế,
bất cập các chính sách hỗ trợ của Chính phủ”, “Hạn chế, bất cập chính sách và văn hoá
quốc tế”, “Hạn chế từ phía doanh nghiệp chủ chuỗi”. Nghiên cứu giúp hiểu hơn mối
quan hệ cản trở phức tạp giữa các nhân tố trên.
Tác giả đã trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu định tính để từ đó nhận diện
các đặc trưng của các nhân tố cản trở sự tham gia vào chuỗi cung ứng đồng thời tiếp cận
đánh giá sự hạn chế tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp chế biến
và chế tạo Việt Nam. Thông qua nghiên cứu định tính, tác giả đã hoàn thiện bảng hỏi
khảo sát và tiến hành nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định lượng mô
tả chi tiết quá trình điều tra thông kê và các phương pháp thống kê mô tả, phân tích nhân
tố, phân tích hồi quy – tương quan và phân tích ANOVA.
Tác giả đã tiến hành khảo sát 594 doanh nghiệp và thông qua mô hình phân tích,
điều tra các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến và chế tạo tại các địa phương trên
toàn quốc, tác giả đã làm rõ hơn mối quan hệ cản trở phức tạp giữa “hạn chế về nguồn
nhân lực có tay nghề”, “hạn chế về năng lực công nghệ”, “hạn chế về vốn”, “hạn chế,
bất cập các chính sách hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam”, “hạn chế, bất cập các chính
sách của quốc tế”, “hạn chế từ phía doanh nghiệp chủ chuỗi cung ứng “ và “sự tham gia
chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo
ở Việt Nam”. Nghiên cứu đã kiểm chứng các giả thuyết đã đưa ra một số kết quả cụ thể
như sau:
Thứ nhất, Đối với các doanh nghiệp chưa tham gia chuỗi cung ứng, kết quả phân
tích hồi quy chỉ ra Hạn chế, bất cập các chính sách hỗ trợ của Chính phủ là nhân tố tác
động cản trở cùng chiều và lớn nhất đến sự hạn chế tham gia chuỗi của các doanh nghiệp.
Dường như các doanh nghiệp chưa tham gia còn bị vướng nhiều về chính sách, thể chế
156
công và sự hỗ trợ của chính phủ nên chưa thể tham gia (dù mong muốn). Bên cạnh đó,
Hạn chế về nguồn nhân lực chất lượng cao cũng được xem như một nhân tố đang tạo
rào cản lớn khiến các doanh nghiệp chế biến và chế tạo chưa thể tham gia (do chưa đủ
điều kiện) hoặc chưa sẵn sàng tham gia chuỗi. Đối với các doanh nghiệp đang tham gia
vào chuỗi, Hạn chế, bất cập các chính sách hỗ trợ của Chính phủ tác động gây cản trở
đến sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp. Trong đó, đặc biệt là cung
cách phục vụ thiếu thân thiệt, nhiệt tình của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính và sự
minh bạch, bình đẳng của chính quyền đang gây ra những tác động tiêu cực đến lợi ích
của các doanh nghiệp khi tham gia trong chuỗi.
Thứ hai, Hạn chế về nguồn nhân lực có tay nghề gây cản trở đến sự tham gia chuỗi
cung ứng của cả doanh nghiệp chưa tham gia lẫn doanh nghiệp đang tham gia chuỗi
cung ứng toàn cầu. Đối với doanh nghiệp chưa tham gia vào chuỗi thì doanh nghiệp gặp
khó khăn trong tuyển mộ, tuyển dụng lao động có tay nghề cao; người lao động mất
nhiều thời gian để tiếp thu những công nghệ sản xuất mới và người lao động ít có sự
sáng tạo, góp ý để cải tiến quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm. Đối với doanh
nghiệp đang tham gia vào chuỗi thì việc các lao động khi tuyển dụng có tay nghề yếu,
không phù hợp khiến doanh nghiệp phải đào tạo lại và thời gian để các lao động tiếp thu
những công nghệ, quy trình sản xuất mới thường kéo dài đã khiến doanh nghiệp gặp
nhiều bất lợi, cản trở và đe dọa đến lợi ích tham gia của doanh nghiệp khi tham gia
chuỗi. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay khi chất lượng lao động còn chưa cao, đặc
biệt là khả năng tiếp thu công nghệ (công nghệ sản xuất, bí kíp kỹ thuật, kỹ năng quản
lý,) của người lao động Việt Nam còn thấp đã tạo ra rào cản tương đối lớn tới việc
tham gia cũng như việc hoạt động trong chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp
trong các ngành công nghiệp chế biến và chế tạo. Việc nâng cao chất lượng lao động
của toàn ngành ở Việt Nam sẽ là điều kiện để ngành này bứt phá được rào cản và tham
gia có hiệu quả vào việc cung ứng sản phẩm/dịch vụ trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thứ ba, Hạn chế về vốn cũng có tác động gây cản trở ở mức độ vừa. Đối với doanh
nghiệp chưa tham gia thì chỉ báo quan trọng nhất đấy là Vốn hạn chế nên doanh nghiệp
không được các đối tác nước ngoài đánh giá cao, tin tưởng về năng lực sản xuất – kinh
doanh; lãi suất cao ngày càng tạo gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp. Đối với doanh
nghiệp đang tham gia thì chỉ báo quan trọng nhất đấy là lãi suất cao ngày càng tạo ra
gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp. Điều này có thể lý giải vì hầu hết các doanh
nghiệp Việt Nam là vừa và nhỏ, đi lên trong điều kiện nền kinh tế còn đang phát triển,
chính vì vậy những khó khăn về vốn dường như là rào cản vô hình đối với các doanh
157
nghiệp. Trong tương lai gần, doanh nghiệp nên chú trọng hơn đến các kênh thu hút vốn
hiệu quả hơn để đủ năng lực về tài chính tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thứ tư, Hạn chế về công nghệ có tác động gây cản trở tuy nhiên ở mức độ không
lớn. Đối với doanh nghiệp chưa tham gia thì thì chỉ báo doanh nghiệp chưa có kiến thức,
kinh nghiệm thực tế trong quản lý công nghệ là quan trọng nhất. Đối với doanh nghiệp
đang tham gia thì nguồn lực tài chính cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp còn hạn
chế; doanh nghiệp chưa có kiến thức, kinh nghiệm thực tế trong quản lý công nghệ là
quan trọng nhất. Trong điều kiện hiện nay, với công nghệ cũ và lạc hậu, Việt Nam dường
như đang hụt hơi trong cuộc cạnh tranh với các doanh nghiệp toàn cầu. Nên chăng, hiện
đại hoá công nghệ là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp Việt Nam vượt qua trở ngại
để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đáng lưu ý trong nghiên cứu là biến “Hạn chế từ phía doanh nghiệp chủ chuỗi”
không tác động cản trở tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp chế biến
và chế tạo đối với doanh nghiệp chưa tham gia vào chuỗi mà chỉ tác động cản trở đối
với doanh nghiệp đang tham gia vào chuỗi dưới góc độ thách thức. Điều này có thể lý
giải khi đã hoạt động trong chuỗi nếu các doanh nghiệp chủ chuỗi tạo rào cản thì các
doanh nghiệp chế biến và chế tạo Việt Nam sẽ cảm nhận thấy nhiều thách thức và rủi ro
hơn; tuy nhiên việc doanh nghiệp có bị thiệt hại hay không lại không phụ thuộc vào yếu
tố này mà có thể do nhiều yếu tố khác, giúp doanh nghiệp vượt qua những khó khăn và
duy trì lợi ích bền vững của mình.
Các kết luận này là căn cứ quan trọng để tác giả đưa ra một số kiến nghị và đề xuất
trong chương 5 nhằm chứng minh ý nghĩa thực tiễn của việc thực hiện nghiên cứu như
sau: Nâng cao thể chế và chính sách hỗ trợ của Chính phủ; Nâng cao chất lượng đội ngũ
lao động có tay nghề; Tháo gỡ những khó khăn về vốn; Chính sách cải thiện năng lực
công nghệ; Một số kiến nghị khác.
Tác giả hy vọng rằng, các kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ đóng góp thêm các
minh chứng và luận điểm khoa học về vấn đề cản trở tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu
của các doanh nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam . Kết quả nghiên cứu của Luận án
này góp thêm một cơ sở khoa học cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế, các cơ
quan quản lý về chuỗi cung ứng và ngành công nghiệp chế biến và chế tạo, các nhà
nghiên cứu trong việc quản lý, thực hiện và nghiên cứu về chuỗi cung ứng và những
nhân tố tác động cản trở đến việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ở một nước đang
phát triển như Việt Nam./.
158
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Nguyễn Nam Anh (2014), ‘Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi tham gia
cộng đồng kinh tế ASEAN và một số kiến nghị’, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế "Hội
nhập kinh tế quốc tế: 30 năm nhìn lại và thực tiễn Quảng Ninh", Ban Kinh tế Trung
ương, tr. 256-272.
2. Nguyễn Nam Anh (2014), ‘Kinh nghiệm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ
của một số quốc gia và một số đề xuất nhằm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của
Việt Nam’, Tạp chí Kinh tế và Quản lý, số tháng 12/2014, tr. 31-33.
3. Nguyễn Nam Anh (2014), ‘Một số giải pháp khắc phục sự phụ thuộc trong quan
hệ thương mại Việt Nam với Trung Quốc’, Tạp chí Kinh tế và Quản lý, số tháng 8/2014,
tr. 22-25.
4. Nguyễn Nam Anh (2015), ‘Doanh nghiệp Việt Nam cần phải chuẩn bị như thế
nào khi Việt Nam tham gia TPP’, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia "Kinh tế xã hội Việt Nam
năm 2015: TPP cơ hội và thách thức", Trường đại học Kinh tế Quốc dân, tr. 64-70.
5. Nguyễn Nam Anh (2015), ‘Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và những
cơ hội đối với thương mại Việt Nam’, Tạp chí Công Thương, số tháng 1/2015, tr. 36-38.
6. Nguyễn Nam Anh (2016), ‘TPP: Cơ hội và thách thức đối với hệ thống ngân
hàng Việt Nam’, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia Banking Việt Nam "Đổi mới và sáng tạo -
những nhân tố then chốt cho nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi thế cạnh tranh của hệ
thống ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập mới", Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, tr. 85-96.
7. Nguyễn Nam Anh (2017), ‘Nhân tố cản trở sự tham gia chuỗi cung ứng toàn
cầu ngành công nghiệp chế biến và chế tạo và bài học kinh nghiệm đối với nền kinh tế
Việt Nam’, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia: Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2017 - Phát huy nội
lực, tăng trưởng bền vững, Ban Kinh tế Trung ương, tr. 58-68.
8. Nguyễn Nam Anh (2018), ‘Để doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế
tạo Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Nhìn từ góc độ thể chế’, Tạp chí Kinh
tế và Dự báo, số 16 (06/2018), tr. 53-55.
9. Nguyễn Nam Anh (2018), ‘Phân tích nhân tố cản trở doanh nghiệp ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu’, Tạp chí Kinh tế
và Dự báo, số 15, tr. 49-52.
159
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Acha, V. (2000), ‘The Role of Technological Capabilities in Determining
Performance: The Case of the Upstream Petroleum Industry’, paper prepared for the
DRUID Winter Conference on Industrial Dynamics, Hilerod, 6/1/2015.
2. Afuah, A. (2002), ‘Mapping Technological Capabilities into Product Markets
and Competitive Advantage: The Case of Cholesterol Drugs’, Strategic Management
Journal, số 23, tập 2, tr. 171-179.
3. Akkermans, H., Bogerd, P., Yucesan, E., VanWassenhove, L. N. (2003), ‘The
impact of ERP on supply chain management: Exploratory findings’, European
Journal of Operational Research, số 146, tập 2, tr. 284-301.
4. Alfalla-Luque, R., Medina-Lopez, C. and Dey, P.K. (2013), ‘Supply chain
integration framework using literature review’, Production Planning & Control: The
Management of Operations, số 24, tr. 800-817.
5. Aw and Batra (1998), ‘Technological Capability and Firm Efficiency in Taiwan
(China)’, The World Bank Economic Review, số 12, tr. 59-79.
6. Ban Kinh tế Trung ương (2017), Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam,
Hà Nội.
7. Beck, T., Demirguc-Kunt, A., Maksimovic, V. (2005), ‘Financial and Legal
Constraints to Growth: Does Firm Size Matter?’, The Journal of Finance, số 60, tập
1, tr. 137–177.
8. Bell, M., Pavitt, K. (1993), ‘Technological Accumulation and Industrial
Growth’, Industrial and Corporate Change, số 2, tập 2, tr. 157-209.
9. Bernon, M., Upperton, J., Bastl, M. and Cullen, J. (2013), ‘An exploration of
supply chain integration in the retail product returns process’, International Journal
of Physical Distribution and Logistics Management, số 43, tập 7, tr. 586-608.
10. Bubou, G. M., Siyanbola, W. O., Ekperiware, M. C., Gumus, S. (2014), ‘Science
and Technology Entrepreneurship for Economic Development in Africa’,
International Journal of Scientific and Engineering Research, số 5, tập 3, tr. 921–
927.
11. Carter, J.R. and Price, P.M., (1993), Intergrated materials management, Pitman,
London.
12. Chen, D.Q., Preston, D.S. and Xia, W. (2013), ‘Enhancing hospital supply chain
160
performance: a relational view and empirical test’, Journal of Operations
Management, số 31, tập 6, tr. 391-407.
13. CIEM (2013), Báo cáo điều tra Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ
doanh nghiệp tại Việt Nam, Hà Nội.
14. Cooper, M.C. and Ellram, L.M., (1993), ‘Characteristics of supply chain
management and implications for purchasing and logistics strategy’, The
International Journal of Logistics Management, số 4, tập 2, tr. 13-22.
15. Dandago, I. K., and Usman, Y. A. (2011), ‘Assessment of Government
Industrialisation Policies on Promoting the Growth of Small Scale Industries in
Nigeria’, paper prepared for the 2011 Ben- Africa Conference, Benafrica, 31/10/2011.
16. Đỗ Thị Đông (2011), Phân tích chuỗi giá trị và tổ chức quan hệ liên kết của các
doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
17. Đoàn Thị Hồng Vân, Nguyễn Xuân Minh, Đỗ Phú Trần Tình, Vũ Lê Thuỳ Linh,
Kim Ngọc Đạt, Thái Anh Tuấn, Trần Thị Vĩnh Phúc, Nguyễn Trung Thành, Huỳnh
Thị Thu Sương, Hoàng Lâm Cường, Trần Nguyễn Thu Phương, Kim Ngọc Tuấn
(2011), Nghiên cứu chuỗi cung ứng và giải pháp để các doanh nghiệp Việt Nam có
thể tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trường
Đại học Kinh tế, TP. Hồ Chí Minh.
18. Dollinger, M. J. (1995), Entrepreneurship: Strategies and Resources, Irwin,
USA.
19. Eniola, A. A. (2014), ‘The Role of SME Firm Performance In Nigeria’, Arabian
Journal of Business and Management Review, số 3, tập 12, tr. 33-47.
20. Figueiredo, P. N. (2001), Technological Learning and Competitive Performance,
Edward Elgar, United Kingdom.
21. Ford, D. (1990), Understanding business markets, Academic Press, London.
22. FPTS (2014), Báo cáo ngành dệt may, Hà Nội.
23. Ganesham, Ram and Terry P.Harrison (1995), An introduction to supply chain
management, Penn State University, United State.
24. Hakanson, H; Snehota, I (1989), ‘No business is an island: The network concept
of business strategy’, Scandinavian Journal of Management, số 5, tập 3, tr. 187-200.
25. Harvie, C. (2010), ‘East Asian Production Networks – The Role and Contribution
161
of SMEs’, International Journal of Business and Development Studies, số 2, tập 1, tr.
27–62.
26. Harvie, C., Narjoko, D., Oum, S. (2010), Firm Characteristic Determinants of
SME Participation in Production Networks, Discussion Paper, Economic Research
Institute for ASEAN and East Asia, Indonesia.
27. Hawtrey, K.M. (1996), ‘Finance for Australian SMEs: Policy Issues’, Economic
Papers, số 16, tập 2, tr. 39-50.
28. Healy, M and Perry, C. (2000), ‘Comprehensive criteria to judge validity and
reliability of qualitative research within the realism paradigm’, Qualitative Market
Research: An International Journal, số 3, tập 3, tr. 118-126.
29. Hertz, S. (2006), ‘Supply chain myopia and overlapping supply chains’, Journal
of Business & Industrial Marketing, số 21, tập 4, tr. 208-217.
30. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS – tập 2, Nhà bản Hồng Đức, Hà Nội.
31. Hseih, M.H. and K.H. Tsai (2007), ‘Technological Capability, Social Capital and
the Launch Strategy for Innovative Products’, Industrial Marketing Management số
36, tập 4, tr. 493-502.
32. Huỳnh Thị Thu Sương (2013), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp
tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu: vùng Đông Nam Bộ, Luận
án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
33. Isobe, T., S. Makino, D. B. Montgomery and L. K. Chian (2007), Technological
Capabilities and Firm Performance: The Case of Small Manufacturing Firms in
Japan, Stanford.
34. Joel, D. Wisner, Keah-Choon Tan, G. Keong Leong (2009), Principles Supply
Chain Management: A Balanced Approach, South-Western Cengage Learning, USA.
35. John Rand, Finn Tarp, Nguyen Huu Dzung, Dao Quang Vinh (2002),
Documentation of the Small and Medium Scale Enterprise Survey in Vietnam for the
Year 2002, truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2017, từ
edium_scale.pdf.
36. Jones, R.W., Kierzkowski, H (1990), The Role of Services in Production and
International Trade: A Theoretical Framework, Basil Blackwell, UK.
162
37. Kamal, M.M and Irani, Z. (2014), ‘Intelligent systems research in the
construction industry’, Expert Systems with Applications, số 41, tập 4, tr. 934-950.
38. Katz, J. M. (1985), ‘Domestic Technological Innovations and Dynamic
Competitive Advantages: Further Reflections on a Comparative Case-Study
Program’, In Rosenberg, N. and C. Firschtak, International Technology Transfer:
Concepts, Measures and Comparisons, Praeger, New York, tr. 127-167.
39. Khare, A., Misra, R.K., Dubey, A., Garg, A., Malhotra, V., Nandan, H. and
Singh, S. (2012), ‘Exploiting mobile technology for achieving supply chain
integration in Indian retail’, Journal of Asia-Pacific Business, số 13, tập 2, tr. 177-
202.
40. Koopman, R., Powers, W.M., Wang, Z., Wei, S.J. (2010), Give Credit where
Credit is Due: Tracing Value Added in Global Production Networks, Working Paper,
National Bureau of Economic Research, UK.
41. Kumar, N., Siddharthan, N. S. (1994), ‘Technology, Firm Size and Export
Behaviour in Developing Countries: The Case of Indian Enterprises’, Journal of
Development Studies, số 31, tập 2, tr. 289-309.
42. Kuroiwa, I, Heng, T.M (2008), Production Networks and Industrial Clusters:
Integrating Economies in Southeast Asia, Institute of Southeast Asian Studies,
Singapore.
43. La Londe, B.J., Masters, J.M., (1994), ‘Emerging logistics strategies’,
International Journal of Physical Distribution and Logistics Management, số 24, tập
7, tr. 35-47.
44. Lall, S. (1992), ‘Technological Capabilities and Industrialisation’, World
Development, số 20, tập 2, tr. 165-186.
45. Lambert, D. M. and Stock, J. R., (1993), Strategic Logistics Management,
Homewood: Dow-Jones Irwin, USA.
46. Levitsky, J. (1996), Support Systems for SMEs in Developing Countries: A
Review, Working paper, United Nations Industrial Development Organization,
UNIDO, Vienna.
47. Maheshwari, M. (2010), Assessing the impact of social capability, technical
capability, and their fit on software development team performance: an empirical
study, working paper, Carleton University, Canada.
163
48. Mandal, A. and S. G. Deshmukh (1994), ‘Vendor Selection Using Interpretive
Structural Modelling (ISM)’, International Journal of Operations and Production
Management, số 14, tập 6, tr. 52-59.
49. McEvily and Chakravarthy (2002), ‘The Persistence of Knowledge-based
Advantage: An Empirical Test for Product Performance and Technological
Knowledge’, Strategic Management Journal, số 23, tập 4, tr. 285-305.
50. Melitz, M.J. (2003), ‘The Impact of Trade on Intra-Industry Reallocations and
Aggregate Industry Productivity’, Econometrica, số 17, tập 6, tr.1695-1725.
51. Michael H. Hugos (2011), Essentials of Supply Chain Management, Wiley, USA.
52. Minai, M., and Lucky, E. O. I. (2011), ‘The Moderating Effect of Location on
Small Firm Performance: Empirical Evidence’, International Journal of Business and
Management, số 6, tập 10, tr. 178-192.
53. Monczka, R. M., Petersen, K. J., Handfield, R. B., Ragatz, G. L. (1998), ‘Success
factors in strategic supplier alliances: The buying company perspective’, Decision
Science, số 29, tập 3, tr. 5553-5577.
54. Nagurney, A. (2006), Supply Chain Network Economics: Dynamics of Prices,
Flows, and Profits, Edward Elgar Publishing, United Kingdom.
55. Naude, W., Szirmai, A., and Goedhuys, M. (2011), ‘Innovation and
Entrepreneurship in Developing Countries’, Policy Brief, số 1/2011, tr. 1-7.
56. Nelson, R. and Winter, S. (1982), An Evolutionary Theory of Economic Change,
Belknap Press, UK.
57. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Nghiên cứu khoa học trong
quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
58. Nguyễn Thành Hiếu, Nguyễn Nguyệt An, Lê Phan Hoà, Hà Sơn Tùng, Nguyễn
Phương Linh, Lại Mạnh Khang (2015), Hợp tác chuỗi cung ứng nội bộ nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm
2013, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
59. Nguyễn Thị Đông (2015), ‘Kinh nghiệm xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng
sản phẩm nông nghiệp của quốc tế và bài học cho Việt Nam’, Tạp chí Kinh tế Châu
Á – Thái Bình Dương, số tháng 4/2015, tr. 34-37.
60. Nguyen, H. T., Alam, Q., Perry, M., Prajogo, D. (2009), ‘The Entrepreneurial
role of the State and SME Growth in Vietnam’, Journal of Administration and
164
Governance, số 4, tập 1, tr. 60–71.
61. Nick Bontis (1998), ‘Intellectual capital: an exploratory study that develops
measures and models’, Management Decision, số 36, tập 2, tr. 63-76.
62. Nunally, J. (1978), Psychometric Theory, Mc Graw-Hill, USA.
63. Nunnally, J. C. and Bernstein, I. H. (1994), Psychometric Theory, NY: McGraw-
Hill, USA.
64. Nunnally, J.C. and Bernstein, I.H. (1994), ‘The Assessment of Reliability’,
Psychometric Theory, số 3, tr. 248-292.
65. OECD (2009), The impact of the global crisis on SME and entrepreneurship
financing and policy responses, France.
66. Okpara, J. O. (2011), ‘Factors constraining the growth and survival of SMEs in
Nigeria’, Management Research Review, số 34, tập 2, tr. 156-171.
67. Pagell M., (2004), ‘Understanding the factors that enable and inhibit the
integration of operations, purchasing and logistics’, Journal of Operations
Management, số 22, tr. 459-487
68. Patton, M. Q. (2001), Qualitative research and evaluation methods, Sage
Publications, USA.
69. Paulraj, A., Lado, A. and Chen, I. (2008), ‘Inter-organizational
communication as a relational competency: antecedents and performance outcomes
in collaborative buyer-supplier relationships’, Journal of Operations Management,
số 26, tập 1, tr. 45-64.
70. Peterson, R. (1994), ‘A Meta – Analysis of Cronbach’s Coefficient Alpha’,
Journal of Consumer Research, số 21, tập 2, tr. 38-91.
71. Prahalad, C. K. and Hamel, G. (1990), ‘The Core Competence of the
Corporation’, Harvard Business Review, số 68, tập 3, tr. 79-91.
72. Ramanathana, U. and Gunasekaranb, A. (2012), ‘Supply chain collaboration:
impact of success in long-term partnership’, International Journal of Production
Economics, số 147, tập B, tr. 252-259.
73. Rasiah, R. (2004), Foreign Firms, Technological Intensities and Economic
Performance: Evidence from Africa, Asia and Latin America, Edward Elgar, UK.
74. Rasiah, R., Rosli, M., Sanjivee, P. (2010), ‘The Significance of Production
Networks in Productivity, Exports and Technological Upgrading: Small and Medium
165
Enterprises in Electric- Electronics, Textiles-Garments, Automotives and Wood
Products in Malaysia’, in Thanh, V. T., Narjoko, D., Oum, S., Integrating Small and
Medium Enterprises into More Integrating East Asia, Economic Research Institute
for ASEAN and East Asia, Indonesia, tr. 305-340.
75. Reed, F.M., Walsh, K., (2002), ‘Enhancing technological capability through
supplier development: a study of the UK aerospace industry’, IEEE Transactions on
Engineering Management, số 49, tập 3, tr. 231-242.
76. Sathe, V. (2006), Corporate entrepreneurship: Top manageers and new business
creation, Cambridge University Press, UK.
77. Schoenecker, T. and L. Swanson (2002), ‘Indicators of Firm Technological
Capability: Validity and Performance Implications’, IEEE Transactions on
Engineering Management, số 49, tập 1, tr. 36-44.
78. Sengupta, S; Turnbull, J. (1996), ‘Seamless optimization of the entire supply
chain’, IIE Solutions, số 28, tập 10, tr. 28-33.
79. Slater, S. (1995), ‘Issues in Conducting Marketing Strategy Research’, Journal
of Strategic Marketing, số 3, tập 4, tr. 257-270.
80. Snodgrass, D. R., and Winkler, J. P. (2004), Enterprise growth initiatives:
Strategic directions and options, truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2016, từ
81. Swink, M., Narasimhan, R., Wang, C. (2007), Managing beyond the factory
walls: effects of four types of strategic integration on manufacturing plant
performance, Journal of Operations Management, số 25, tập 1, tr. 148-164.
82. Tạ Lợi (2015), ‘Xu thế Việt Nam làm trung tâm sản xuất, chế tạo trong chuỗi giá
trị toàn cầu’, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam trở thành một trung tâm
chế biến, chế tạo mới của thế giới sau năm 2015, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,
Hà Nội, tr. 100-120.
83. Thomas, J.D. and Griffin, P.M (1996), Co-ordinated Supply Chain Management,
European Journal of Operational Research, số 94, tập 1, tr. 1-15.
84. Trần Thị Kim Thu (2012), Giáo trình Điều tra xã hội học, Nhà xuất bản Đại học
Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
85. Trần Thị Kim Thu (2012), Giáo trình Điều tra xã hội học, Nhà xuất bản Đại học
Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
166
86. Tsai, K.H. (2004), ‘The Impact of Technological Capability on Firm
Performance in Taiwan’s Electronics Industry’, Journal of High Technology
Management Research, số 15, tập 2, tr. 183-195.
87. Vachon, S. and Klassen, R.D. (2006), ‘Extending green practices across the
supply chain: the impact of upstream and downstream integration’, International
Journal of Operations & Production Management, số 26, tập 7, tr. 795-821.
88. Van Dijk, M. (2002), The Determinants of Export Performance in Developing
Countries: The Case of Indonesian Manufacturing, truy cập ngày 19 tháng 9 năm
2017, từ
https://www.researchgate.net/publication/4868933_The_Determinants_of_Export_P
erformance_in_Developing_Countries_The_Case_of_Indonesian_Manufacturing.
89. Vanpoucke, E., Boyer, K.K. and Vereecke, A. (2009), ‘Supply chain information
flow strategies: an empirical taxonomy’, International Journal of Operations &
Production Management, số 29, tập 12, tr. 1213-1241.
90. Wenger, E. C. and W. M. Snyder (2000), ‘Communities of Practice: The
Organizational Frontier’, Harvard Business Review, số 1-2/2000, tr. 139-145.
91. Westphal, L. E., Kim, L. and Dahlman, C. J. (1985), Reflections on the Republic
of Korea’s Acquisition of Technological Capability, truy cập ngày 25 tháng 6 năm
2016, từ
Koreas-acquisition-of-technological-capability.
92. Wignaraja, G.; Kruger, J., Tuazon, A.M. (2013), Production Networks, Profits
and Innovative Activity: Evidence from Malaysia and Thailand, ADBI Working
Paper Series No. 460, Asian Development Bank Institute, Japan.
93. Zahra, S. A. and A. P. Nielson (2002), ‘Sources of Capabilities, Integration and
Technology Commercialization’, Strategic Management Journal, số 23, tập 5, tr. 377
- 398.
94. Zhang, H. (2015), ‘Research on Influence Factors of Synergy of Enterprise
Technological Innovation and Business Model Innovatin in Strategic Emerging
Industry’, paper prepared for the International Conference on Management Science
and Management Innovation, Atlantis Press, 15/8/2015.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nhan_to_can_tro_tham_gia_vao_chuoi_cung_ung_toan_cau.pdf