Luận án Những yếu tố tác động tới năng suất lao động ở Việt Nam

Kinh nghiệm ở các nước phát triển cho thấy, để đạt được mục tiêu công nghiệp hóa, Việt Nam cần lựa chọn một số ngành/lĩnh vực/sản phẩm chiến lược. Đây là lựa chọn mang tính sống còn đối với một quốc gia. Hiện tại, Việt Nam chưa tạo ra được nhiều sản phẩm, thương hiệu lớn trên thị trường quốc tế sau ba thập kỷ thực hiện đổi mới nền kinh tế. Những sản phẩm, công đoạn tham gia trong mạng sản xuất toàn cầu thường có giá trị gia tăng thấp, có sức lan tỏa yếu. Do đó, cần lựa chọn những sản phẩm, lĩnh vực thực sự có triển vọng và tạo lan tỏa tới nền kinh tế như là động lực chính đối với phát triển

pdf160 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1560 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Những yếu tố tác động tới năng suất lao động ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệp để có thể làm việc. o Xây dựng hệ thống giáo dục đào tạo và đào tạo nghề 30 đáp ứng được yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, bao gồm quy hoạch lại một mạng lưới có chất lượng các trường đại học, cao đẳng công nghệ-kỹ thuật và trường trung cấp kỹ thuật và dạy nghề. Rà soát và kiểm tra các trường đại học, cao đẳng về tiêu chuẩn và điều kiện cơ sở vật chất, công cụ thực hành, thí nghiệm đào tạo đối với những ngành, lĩnh vực cụ thể định hướng phát triển để có thể đáp ứng được đầu ra đối với các doanh nghiệp. o Tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và công nghệ xây dựng các trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao; kết nối hệ thống đào tạo trong nước với các cơ sở đào tạo nước ngoài (bao gồm các cơ sở đào tạo của các TNCs đang hoạt động tại Việt Nam) dưới nhiều hình thức, trong đó ưu tiên hình thức thành lập các cơ sở đào tạo nghề chất lượng cao tại Việt Nam. o Tạo môi trường tốt nhất để khuyến khích mô hình các trung tâm, trường đào tạo nghề gắn với các khu công nghiệp, doanh nghiệp. Trong những năm vừa qua, một số mô hình liên kết mà chủ đầu tư là các khu công nghiệp thành lập các trường, 30 Chiến lược phát triển dạy nghề 2011-2020 có nêu: “Đến năm 2020, dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lượng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; phổ cập nghề cho người lao động, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội”. QĐ 630/2012/QĐ- TTg. 131 trung tâm đào đạo nghề ở các trung tâm công nghiệp như Trường Cao đẳng nghề (trước đây là Trung tâm dạy nghề) Việt Nam – Singapore (gắn với KCN Việt Nam – Singapore), Trường cao đẳng nghề Đồng An (chủ đầu tư là tập đoàn Hưng Thịnh, đầu tư KCN Đồng An), Trường nghề KCN Dung Quất, Trường nghề Nghi Sơn tại Thanh Hoá, Trường Kỹ nghệ Thừa Thiên - Huế.... Đây là những mô hình hiệu quả cần phát huy trong thời gian tới bởi chỉ có doanh nghiệp mới nắm rõ nhu cầu của người sử dụng cũng như việc kết nối giữa đào tạo lý thuyết và thực hành tại ngay các doanh nghiệp. Kết quả này cho thấy xu hướng chuyển biến tích cực trong tư duy giáo dục, tuy nhiên nhìn ở tầm vĩ mô thì sự hợp tác này còn manh mún. o Cần thành lập một trung tâm lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực quốc gia. Hiện tại, các thông tin về nhu cầu nguồn nhân lực quốc gia, đặc biệt là nhu cầu cũng như lượng cung về lao động (theo trình độ31) chưa được thu thập đầy đủ. Để đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu lao động phục vụ chiến lược phát triển những ngành/lĩnh vực cụ thể, Việt Nam cần thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa các chiến lược phát triển nhân lực với các chiến lược phát triển kinh tế. Chiến lược phát triển kinh tế phải chỉ rất rõ về nhu cầu nguồn nhân lực (số lượng, kỹ năng cụ thể). Ngược lại, các cơ quan lập chiến lược phát triển nhân lực phải coi đây là những thông tin đầu vào cơ bản để xây dựng các chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Kinh nghiệm của một số nước cho thấy32, để giải quyết vấn đề này sự phối hợp đa ngành đóng một vai trò quan trọng, do đó cần thiết phải thành lập một trung tâm lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực quốc gia (Human Resource Development Planning Center-HRDPC) trực thuộc Chính phủ (có thể do Bộ Lao động điều phối), để tạo sự liên kết ngang giữa các Bộ, ngành, địa phương với Bộ Giáo dục và Đào tạo với sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc những ngành/lĩnh vực ưu tiên phát triển. Cụ thể về hoạt động của mô hình này như sau: - Thông tin về nhu cầu nhân lực (số lượng, kỹ năng cụ thể theo từng ngành/nghề) từ các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp được trình lên HRDPC. Thông tin 31 Trong vài năm vừa qua, Bộ Lao động và Thương binh Xã hội và Tổng cục Thống kê cũng đã công bố thông tin hàng quí về thị trường lao động. Bản tin này đã cung cấp thông tin khá đầy đủ về bức tranh thị trường lao động ở Việt Nam theo từng quí. Đặc biệt, bản tin cũng đã đưa ra những thông tin khá hữu ích đối với doanh nghiệp và người lao động ở những thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh về nguồn cung và nhu cầu lao động của một số ngành nghề. Tuy nhiên, thông tin vẫn còn khá sơ sài và còn thiếu rất nhiều thông tin về những ngành nghề chính ở cả phía cung và cầu. Hơn nữa, việc cung cấp thông tin theo quí cũng chỉ đáp ứng nhu cầu với những người đang tham gia hoặc chuẩn bị tham giam thị trường lao động (trong ngắn hạn). Những thông tin dài hạn về nhu cầu và lượng cung lao động theo ngành nghề (gắn với trình độ) cụ thể giúp các hộ gia đình, người lao động, trường phổ thông trung học định hướng nghề nghiệp chính xác hơn. 32 Xem: Phùng Lê Dung - Đỗ Hoàng Điệp: Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông Số 2/2009 132 này cần làm rõ về số lượng, thời gian và đặc biệt là những kỹ năng cần thiết đối với người lao động. - HRDPC tổng hợp, xử lý các thông tin nhận được và biến nó thành một đơn đặt hàng đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các dữ liệu này là một hệ thống các thông tin chi tiết về yêu cầu nguồn nhân lực của cả nước, theo vùng trong ngắn hạn và dài hạn của các ngành kinh tế theo trình độ của các vùng trên cả nước. - Bộ Giáo dục Đào tạo và Tổng cục dạy nghề tiếp nhận thông tin này, trên cơ sở đó đặt hàng chỉ tiêu đào tạo cho các cơ sở đào tạo trên cả nước. Để mô hình này hoạt động có hiệu quả, HRDPC phải là cơ quan có khả năng kết nối tốt các Bộ, ngành, địa phương và các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp lớn trên toàn quốc. Các quốc gia trên thế giới như Singapore, Hàn Quốc, Israel từ rất sớm đã xác định và thiết lập được mối quan hệ giữa phát triển các chiến lược kinh tế và chiến lược nhân lực. Đây được coi là một trong những nền tảng của sự thành công về mặt kinh tế, khoa học kỹ thuật của các quốc gia này. Ở Việt Nam cũng có Chiến lược và Quy hoạch phát triển nhân lực theo từng giai đoạn. Tuy nhiên, nguồn cung lao động cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp (thiếu lao động kỹ năng, thừa lao động các ngành kinh tế, tài chính). Kinh nghiệm đào tạo gắn với doanh nghiệp, gắn với định hướng phát triển ngành, lĩnh vực cũng như giám sát chất lượng đầu ra nghiêm ngặt là bài học tốt đối với Việt Nam. Chỉ có như vậy chúng ta mới giải quyết tận gốc tình trạng thiếu hụt nhân lực chất lượng cao, đồng thời giải quyết việc làm với vị trí làm việc bền vững thay vì chỉ là những việc làm tạm bợ và thiếu ổn định. Nhóm giải pháp đối với công nghệ Trước hết, cũng giống như giải pháp về vốn và công nghệ, việc ưu tiên phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo cần gắn chặt với chiến lược phát triển sản phẩm/lĩnh vực theo từng giai đoạn cụ thể. Khi xác định được sản phẩm/lĩnh vực ưu tiên thì Chính phủ mới có những chính sách ưu tiên cũng như tập trung nguồn kinh phí hỗ trợ khoa học công nghệ cho sản phẩm/lĩnh vực đó. o Thay vì chính sách hỗ trợ phát triển công nghệ dàn trải cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư thông qua các sở Khoa học công nghệ các tỉnh/thành phố, Chính phủ cần triển khai hỗ trợ thông qua các doanh nghiệp, dự án tiềm năng phát triển gắn với những ngành/lĩnh vực ưu tiên phát triển của vùng, địa phương có công nghệ cao, 133 sức lan tỏa lớn đối với nền kinh tế. Việc lựa chọn và xét duyệt lựa chọn các doanh nghiệp, dự án hỗ trợ cần thông qua các tổ chức đầu mối là vườn ươm doanh nghiệp với hội đồng xét duyệt có thể là các chuyên gia quốc tế có kinh nghiệm về lĩnh vực đó. Các vườn ươm này có cơ chế hoạt động như một doanh nghiệp với chức năng như nhà điều phối để kết nối và thu hút các công ty đầu tư mạo hiểm, tập đoàn quốc tế, các nhà tư vấn, nhà khoa học có kinh nghiệm phù hợp để quá trình triển khai thực hiện dự án tốt nhất có thể. Nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước đối với các dự án/doanh nghiệp tiềm năng chỉ là vốn ban đầu và các vườn ươm công nghệ là người chắp mối để thu hút những công ty đầu tư mạo hiểm, những tập đoàn lớn họ thấy được tiềm năng tham gia đầu tư đài hạn mới tạo ra được những sản phẩm có thương hiệu lớn. o Có chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy và tạo cơ chế hợp tác giữa các cơ quan, tổ chức nghiên cứu của nhà nước với các doanh nghiệp. Các vườn ươm công nghệ có thể trở thành nhà điều phối nhằm tạo ra sự phối hợp chặt chẽ với các trường đại học như (đại học bách khoa, đại học công nghiệp,..) cũng như những tập đoàn lớn trong nước và FDI (Vietel, FPT, Samsung, Cannon,..) thông qua các dự án/doanh nghiệp/cá nhân có ý tưởng và đề xuất tốt. o Việc hỗ trợ dự án không nên cố định theo các mức khác nhau, kinh phí hỗ trợ tùy thuộc vào sự quyết định của hội đồng thẩm định để dự án có thể thực hiện tốt nhất và đảm bảo tính khả thi. Đối những DNVVN, không nên có qui định bỏ ra vốn đối ứng bởi có nhiều doanh nghiệp nhỏ nhưng họ có ý tưởng và có sức lan tỏa lớn thì vẫn có thể bảo lãnh hỗ trợ triển khai. o Đối với nguồn lực và các đơn vị nghiên cứu khoa học và công nghệ, do nguồn lực hạn chế nên Việt Nam không nhất thiết phải xây dựng và thành lập các cơ quan, viện nghiên cứu ở tất cả các ngành, lĩnh vực trong cùng một giai đoạn. Nguồn kinh phí trong mỗi giai đoạn nên tập trung phát triển nghiên cứu ứng dụng đối với những ngành, sản phẩm, lĩnh vực chủ chốt có sức làn tỏa lớn tới nền kinh tế đã lựa chọn phát triển theo từng vùng. Thậm chí, ở cấp tỉnh/thành phố không nhất thiết phải có cơ quan nghiên cứu về khoa học công nghệ mà chỉ là cơ quan quản lý hành chính về khoa học công nghệ. Nguồn kinh phí nên ưu tiên hỗ trợ các trung tâm/viện nghiên cứu chuyên ngành về các sản phẩm/lĩnh vực mà vùng ưu tiên phát triển. 134 5.3.3. Chính sách của Nhà nước trong việc thúc đẩy cải thiện NSLĐ Trước hết, để hiện thực hóa những giải pháp về cơ cấu kinh tế và thúc đẩy tốt nhất các yếu tố đầu vào giúp tạo ra sự thay đổi đột phá về NSLĐ, vai trò của các bên liên quan trong nền kinh tế sẽ mang tính quyết định. Cụ thể: Xác định doanh nghiệp giữ vai trò trung tâm thúc đẩy gia tăng NSLĐ Để đạt được mục tiêu tái cơ cấu và bắt kịp các nước phát triển trong khu vực về NSLĐ, Chính phủ cần xác định rõ yếu tố then chốt để biến những mục tiêu này thành hiện thực đó chính là các doanh nghiệp. Chỉ khi có những doanh nghiệp có năng lực và đủ lớn mới thay đổi căn bản sản xuất công nghiệp, nông nghiệp từ đó thúc đẩy những ngành dịch vụ đi kèm phát triển. Doanh nghiệp đủ năng lực mới tạo ra sự thay đổi căn bản về phương thức sản xuất và công nghệ sản xuất từ đó tác động lan tỏa và nâng cấp sự vị trí trong mạng sản xuất toàn cầu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do đó, chính phủ cần tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, với những giới hạn về nguồn lực, trong giai đoạn tới Chính phủ cần ưu tiên hỗ trợ và định hướng phân bổ nguồn lực đầu vào để tạo ra môi trường phát triển tốt nhất cho doanh nghiệp chế biến, chế tạo thuộc những sản phẩm, lĩnh vực có lợi thế phát triển theo vùng, cụm tuyến. Đây chính là điểm nền tảng thúc đẩy gia tăng NSLĐ và công nghiệp hóa giai đoạn tới ở Việt Nam. Kinh nghiệm của các nước công nghiệp hóa đi trước cho thấy, để trở thành nước phát triển, trước hết môi trường kinh doanh phải hướng tới phục vụ doanh nghiệp chế biến, chế tạo và họ phải trở thành những người có tiềm lực nhất và giàu nhất. Năm 1960, trong số 10 người giàu nhất của Nhật Bản thì có tới 8 người là tổng giám đốc các công ty thuộc lĩnh vực chế biến chế tạo và xuất khẩu hàng công nghiệp. Tương tự, 10 người giàu nhất của Hàn Quốc hiện nay hầu hết là chủ tịch hay những nhà sáng lập thuộc những tập đoàn chế biến, chế tạo lớn toàn cầu như Samsung, Huyndai,... Trong khi, nhóm 10 người giàu nhất ở Việt Nam hiện nay thì có khoảng một nửa liên quan tới lĩnh vực bất động sản. Hoặc họ tham gia trong lĩnh vực chứng khoán, hoạt động kinh doanh thương mại. Số doanh nhân liên quan tới lĩnh vực chế biến chế tạo là rất khiêm tốn. Điều đó cho thấy, môi trường kinh doanh là điều kiện quan trọng giúp tạo nên những doanh nhân có vai trò thúc đẩy công nghiệp hóa và cải thiện NSLĐ. Những doanh nhân trong lĩnh vực chế biến chế tạo mới tạo ra sức lan tỏa lớn và bền vững tới nền kinh tế. Đây mới thực sự là nhóm nòng cốt dẫn dắt và tạo ra sức lan 135 tỏa lớn tới nền kinh tế từ đó thay đổi nhanh và đột biến về NSLĐ. Tác động lan tỏa chủ yếu ở những khía cạnh chính đó: thay đổi cơ cấu sản xuất của nền kinh tế (cả theo chiều dọc và chiều ngang), thay đổi chất lượng về cầu lao động từ đó thay đổi nguồn cung lao động (thay đổi chất lượng hệ thống đào tạo và đào tạo nghề). Bộ máy nhà nước hướng tới phục vụ người lao động và doanh nghiệp Để tạo ra môi trường nuôi dưỡng những doanh nghiệp phát triển, Việt Nam cần có cải cách mạnh mẽ về bộ máy nhà nước nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động của bộ máy. Từ đó, giảm dần số lượng lao động trong khu vực nhà nước Bộ máy cần hướng tới phục vụ doanh nghiệp và người dân. Qúa trình cải cách cần thực hiện triệt để một số vấn đề sau: - Thi tuyển công khai (từ cấp thấp tới cấp cao). Bỏ ưu tiên và hạn chế tuyển dụng con em, người thân quan hệ họ hàng của những người đang làm việc vào cùng cơ quan. - Trả lương gắn với vị trí công việc (đối với bộ máy công quyền) và trả lương theo năng suất lao động (đối với các đơn vị kinh doanh khu vực công ích). Dần xóa bỏ cách trả lương theo ngạch bậc và tăng lương theo kỳ hạn đồng đều đối với tất cả lao động. Rà soát và rút gọn, sát nhập bớt những bộ phận, vị trí không cần thiết từ đó giảm bớt nhân sự và sử dụng chính nguồn ngân sách đó để thực hiện cải cách tiền lương. - Cần rà soát lại chi tiêu cho bộ máy quản lý đang ngày càng phình to. Chi thường xuyên cần phải đánh giá lại định mức. Hiện nay có quá nhiều khoản chi tiêu lãng phí không cần thiết và có thể tiết kiệm (như xe công, điện nước, văn phòng, sửa chữa lớn nhỏ, tiếp khách,...). Nguồn tiền tiết kiệm từ chi tiêu thường xuyên sẽ được sử dụng đầu tư hạ tầng và nguồn lực tạo môi trường kinh doanh thuận lợi đối với những sản phẩm/lĩnh vực ưu tiên phát triển trong giai đoạn tới. - Thực hiện đánh giá/phản hồi của doanh nghiệp và người dân đối với các dịch vụ hành chính/dịch vụ công đối với các bộ phận thuộc các cơ quan quản lý, cơ quan cung cấp dịch vụ công của nhà nước. Từng bước lắp camera giám sát và ghi âm tại các bộ phận hành chính nhà nước phục vụ người dân và doanh nghiệp. - Xây dựng chế tài thưởng phạt rõ ràng và minh bạch thông qua đánh giá của người dân trực tiếp sử dụng dịch vụ. Phân loại mức độ vi phạm để xử phạt bằng chính tiền lương hàng tháng và cao là đuổi việc. 136 KẾT LUẬN Kể từ sau đổi mới, tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam luôn ở mức tăng trưởng dương và đạt mức khá cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng NSLĐ đang có xu hướng giảm xuống theo từng giai đoạn. Hơn nữa, so sánh tốc độ tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng NSLĐ của các nước thời kỳ công hóa (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc) cho thấy tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của Việt Nam thấp hơn rất nhiều. Từ cách tiếp cận cơ cấu, luận án sử dụng phương pháp Shift – Share mở rộng để đo lường tác động của chuyển dịch cơ cấu tới tăng trưởng năng suất lao động, kết quả nghiên cứu cho thấy chuyển dịch cơ cấu có vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào tăng trưởng NSLĐ ở Việt Nam từ sau đổi mới. Thậm chí, tăng trưởng NSLĐ giai đoạn 2001-2007 gần như chủ yếu được đóng góp từ chuyển dịch cơ cấu. Mặt khác, phần lớn đóng góp vào tăng trưởng NSLĐ dựa vào chuyển dịch cơ cấu tĩnh (dịch chuyển từ ngành có NSLĐ tuyệt đối thấp sang những ngành có NSLĐ tuyệt đối cao hơn). Đóng góp của dịch chuyển cơ cấu động (từ ngành có tốc độ tăng trưởng NSLĐ thấp sang ngành có tốc độ cao hơn) giữ vai trò thứ yếu, thậm chí có giai đoạn còn làm giảm tốc tăng trưởng NSLĐ (đặc biệt giai đoạn 2001-2007). So với các nước phát triển khu vực châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa tốc độ tăng trưởng NSLĐ bình quân hàng năm dù cao hơn Việt Nam nhưng tỷ lệ đóng góp từ chuyển dịch cơ cấu vào tăng trưởng NSLĐ cũng thấp hơn nhiều so với Việt Nam. Điều đó cho thấy đóng góp từ nội ngành (trình độ lao động, vốn và công nghệ,) vào tăng trưởng NSLĐ ở Việt Nam là khá thấp và đây là điều đáng lo ngại bởi đóng góp từ công nghệ và kỹ năng lao động mới là nền tảng của tăng trưởng năng suất lao động bền vững trong dài hạn. Sự gia tăng tỷ lệ đóng góp của ngành công nghiệp chế biến vào tăng trưởng NSLĐ và giảm đóng góp từ ngành nông nghiệp, khai khoáng là những dấu hiệu tích cực trong chuyển dịch cơ cấu ngành. Tuy nhiên, sự thụt giảm trong tỷ lệ đóng góp từ những ngành được coi là ngành dịch vụ hiện đại như tài chính ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản vào tăng trưởng NSLĐ trong khi đóng góp từ những ngành được coi là kém hiện đại (tập trung nhiều trong khu vực phi chính thức) như dịch vụ bán buôn bán lẻ, sửa chữa gia tăng lại được coi là không tích cực. Điều này đi ngược với xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong giai đoạn công nghiệp hóa ở các nước phát triển khu vực Đông Á. 137 Từ cách tiếp cận hàm sản xuất, luận án phân tích và đo lường tác động của các yếu tố sản xuất tới NSLĐ ở Việt Nam từ sau đổi mới. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vốn là yếu tố chính và quan trọng nhất giúp cải thiện NSLĐ ở Việt Nam. Yếu tố vốn FDI được kỳ vọng giúp cải thiện thông qua hiệu ứng lan tỏa về công nghệ và kỹ năng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp FDI có tác động rất nhỏ tới NSLĐ do liên kết của các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa rất yếu. Những doanh nghiệp FDI thu hút ở Việt Nam chủ yếu tập trung gia công, lắp ráp giản đơn nên lao động làm việc trực tiếp trong khu vực này cũng ít được cải thiện về kỹ năng và sự sáng tạo. Yếu tố trình độ lao động cũng có tác động dương tới NSLĐ nhưng tác động này cũng khá nhỏ. Nguyên nhân quan trọng của hạn chế này do yêu cầu về chất lượng việc làm của nền kinh tế đơn giản và dễ tìm việc (phi chính thức) dẫn tới động lực nâng cao trình độ kỹ năng yếu. Ở khía cạnh cung, do chất lượng hệ thống đào tạo lao động ở Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Trong bối cảnh hội nhập, xu hướng tự do dịch chuyển lao động ngày càng mạnh sẽ là bất lợi đối với lao động Việt Nam, đặc biệt đối với phân khúc lao động có trình độ kỹ năng. Tương tự yếu tố lao động, yếu tố khoa học công nghệ cũng có tác động tích cực tới NSLĐ nhưng tác động này là rất nhỏ. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy môi trường cho phát triển khoa học kỹ thuật và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam rất kém. Kết quả, so với các nước nhóm thu nhập trung bình và cao trong khu vực, Việt Nam còn khoảng cách khá xa về đầu tư cho khoa học công nghệ, về nguồn nhân lực khoa học, về ứng dụng phát minh sáng chế, về số công trình nghiên cứu xuất bản, về chuyển giao công nghệ. Trong giai đoạn tới, nếu Việt Nam không có những đầu tư thích đáng cho khoa học công nghệ và nghiên cứu đổi mới sáng tạo, Việt Nam sẽ rất khó tạo ra bứt phá về NSLĐ. Việc tăng trưởng NSLĐ vẫn phụ thuộc khá lớn vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khi những yếu tố nền tảng tạo tăng trưởng NSLĐ trong dài hạn lại như trình độ lao động, khoa học công nghệ vẫn còn yếu yếu kém hạn chế. Việc định hướng chiến lược phát triển và lựa chọn cơ cấu, ngành nghề/lĩnh vực thiếu tập trung dẫn tới phân bổ nguồn lực chưa hiệu quả. Nguồn vốn huy động dù tăng nhanh nhưng tiếp cận khu vực tư nhân còn khó khăn, chương trình giáo dục và đào tạo nghề vẫn còn khoảng cách so với nhu cầu thực tế của thị trường, đầu tư phát triển khoa học công nghệ còn dàn trải, thiếu tập trung. 138 Tóm lại, những yếu tố như vốn, dịch chuyển cơ cấu chỉ là những yếu tố nền tảng tạo bước đệm ban đầu giúp cải thiện NSLĐ. Trong dài hạn, tăng trưởng NSLĐ cần dựa vào kỹ năng lao động, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo mới là những yếu tố có khẳ năng tạo ra mức tăng trưởng cao và ổn định. Chỉ khi Việt Nam đạt mức tăng trưởng NSLĐ cao hơn hẳn so với các nước trong khu vực và thế giới thì khả năng bắt kịp các nước phát triển mới được rút ngắn. Để hiện thực hóa điều này, Việt Nam cần có những định hướng chiến lược phát triển rõ ràng gắn với cơ chế phân bổ nguồn lực hợp lý và môi trường kinh doanh phù hợp. 139 DANH MỤC CÔNG TRÌNH XUẤT BẢN CÓ LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ Danh mục công trình xuất bản tiếng Việt 1) Lê Văn Hùng (2016), „Năng suất lao động của Việt Nam từ sau đổi mới: những nút thắt ràng buộc tăng trưởng‟. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số tháng 4. 2) Lê Văn Hùng (2016), Quy trình ra quyết định cho các dự án thủy điện, Chương 2 trong “Phát triển thủy điện ở Việt Nam: thách thức và giải pháp”. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 3) Lê Văn Hùng và Bùi Quang Tuấn (2015) „Cà phê Tây Nguyên trong chuỗi giá trị toàn cầu‟. Tạp chí Phát triển bền vững vùng, quyển 4, số 4, tr. 3-15. 4) Lê Văn Hùng và cộng sự (2015), Phát triển và tự do hóa thị trường lao động (Chương 6) trong “Báo cáo phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam 2014”. Nhà xuất bản Tri thức. 5) Đồng tác giả (2014), Chuỗi cung ứng xanh. Nhà xuất bản Lao động. 6) Thành viên cuốn sách (2014), Phân cấp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội. 7) Thành viên cuốn sách (2013), Phát triển kinh tế vùng của Việt Nam, NXB Khoa học xã hội. 8) Đồng tác giả (2012), Phân cấp quản lý trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội. 9) Thành viên cuốn sách (2012), Mạng sản xuất toàn cầu và sự tham gia của các ngành công nghiệp Việt Nam. Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội. 10) Thành viên cuốn sách (2012), Phát triển công nghiệp hỗ trợ - Đánh giá thực trạng và hệ quả. Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội. 11) Lê Văn Hùng và Nguyễn Trọng Xuân (2011), „Phát triển kinh tế theo vùng của Việt Nam: thực trạng và giải pháp‟. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Số 403. 12) Lê Văn Hùng (2010), „Vai trò của mạng sản xuất toàn cầu đối với công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển và vấn đề ở Việt Nam‟. Tạp chí Châu Mỹ Ngày nay, Số 12 (153), tr.17-25. 13) Thành viên cuốn sách (2011) Kinh tế tư nhân và vai trò động lực tăng trưởng. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội. 14) Lê Văn Hùng (2010), „Xuất khẩu và vấn đề phát triển bền vững của Việt Nam‟, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Số 11 (390). Danh mục công trình xuất bản tiếng Anh 15) Le Van Hùng (2015), „The Impact of Structural Change on Labour Productivity in Vietnam‟. Vietnam Socio-Economic Development – A Social Science Review, No 81, p.11-25. 16) Le Van Hung (2011), „Export and sustainable development in Vietnam‟. Vietnam’s Social Economic Development, No.67 17) Cor-author (2011), Earnings and Quality of Female Labor in the Border Areas of Viet Nam and the Implications for GMS Cooperation. Research Report Series, Volume No. 1 Issue No. 3, ADB 140 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo Tiếng Việt 1. ActionAid và Oxfam (2009). Đánh giá nghèo đô thị với sự tham gia của người dân tại Việt Nam:Báo cáo tổng hợp. 2. ADB và ILO (2015), Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới thịnh vượng chung và việc làm tốt hơn. 3. Vũ Tuấn Anh (2011) Tóm tắt về tình hình đầu tư công của Việt Nam 10 năm qua. Viện Kinh tế Việt Nam 4. Đinh Văn Ân và Nguyễn Thị Tuệ Anh (2008), Tăng trưởng năng suất lao động Việt Nam 1991-2006 từ góc độ đóng góp của các ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành. Nhà Xuất bản Lao Động. 5. Kiều Anh (2015), Doanh nghiệp Việt lờ nghiên cứu và phát triển. Tạp chí Khoa học Phát triển. Trang web [ viet-lo-nghien-cuu-va-phat-trien/20151022021813563p1c785.htm], truy cập ngày 11/2/2016. 6. Bộ Công thương và Lao động Israel (2010), Israel – cái nôi của những sáng tạo đột phá mang tính toàn cầu. Nhà nước Israel. 7. Bộ Công thương và Lao động Israel (2010), Nước – Kinh nghiệm của Israel. Nhà nước Israel. 8. Bộ Lao động & Thương binh Xã hội và Tổng cục Thống kê (2013), Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam. Số 3, Quý 3, 2014. 9. Bộ Lao động & Thương binh Xã hội và Tổng cục Thống kê (2013), Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam. Số 6, Quý 2, 2015. 10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012), Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững. 11. Công ty Chứng khoán MB (2015), Báo cáo ngành ngân hàng. Báo cáo chi tiết 05/2015. Trang web [https://www.mbs.com.vn/uploads/files/TTNC/EquityResearch/baocaonganh/Nga n-hang_Bao-cao-lan-dau_May-2015-_07062015.pdf] 12. CIEM (2010), Nâng cao tỷ trọng và tác dụng của năng suất nhân tố tổng hợp. Trung tâm Thông tin tư liệu. 13. CIEM (2012), Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam. Nhà xuất bản Lao động 141 14. CODE (2014), Hướng tới phát triển bền vững Tây Nguyên. Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội 15. Cục Phát triển Doanh nghiệp (2014), Sách trắng doanh nghiệp nhỏ và vừa 2014. Nhà xuất bản Thống kê 16. Phạm Văn Dũng (2010), Phát triển thị trường khoa học công nghệ Việt Nam. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 17. Phạm Văn Hà và Trương Bá Tuấn (2012), Mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công và yêu cầu đảm bảo bền vững ngân sách ở Việt Nam. Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính. 18. Đinh Phi Hổ và Phạm Ngọc Dưỡng (2010), „Năng suất lao động nông nghiệp – Chìa khóa để tăng trưởng, thay đổi cơ cấu kinh tế và thu nhập nông dân‟. Tạp chí Phát triển kinh tế. Số tháng 5/2011, trang 16-22. 19. Bùi Mạnh Hùng (2012), „Vài nét về giáo dục Hàn Quốc và Kinh nghiệm đối với Việt Nam‟, Tạp chí Khoa học ĐHSP HCM, số 24, tr.3-11. 20. Lê Văn Hùng (2010), Công nghiệp phụ trợ và mối quan hệ giữa các công ty trong nước và các công ty xuyên quốc gia. Báo cáo chuyên đề thuộc Đề tài khoa học cấp nhà nước KX.01.20/06-10 „Công nghiệp Việt Nam trong mạng sản xuất khu vực: vị trí, triển vọng và kiến nghị chính sách‟. 21. Lê Văn Hùng (2014), Đánh giá chuỗi cung ứng xanh ở Việt Nam – Trường hợp ngành cà phê. Báo cáo được thực hiện theo đặt hàng của Dự án “Tăng cường năng lực lồng ghép phát triển bền vững và biến đổi khí hậu trong công tác lập kế hoạch” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư do UNDP tài trợ. 22. Lê Văn Hùng và cộng sự (2015), Phát triển và tự do hóa thị trường lao động (Chương 6) trong “Báo cáo phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam 2014”. Nhà xuất bản Tri thức. 23. Lê Văn Hùng (2015a), Những lý do Việt Nam cần phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Kỷ yếu hội thảo “Cơ cấu Kinh tế: những rủi ro phát triển”, thành phố Hồ Chí Minh, ngày 8/1/2015. 24. Lê Văn Hùng (2015b), Tăng trưởng, cơ cấu và lao động việc làm năm 2014. Báo cáo chuyên đề trong Báo cáo Kinh tế năm 2014, Viện Kinh tế Việt Nam. 25. Lê Văn Hùng (2016), „Năng suất lao động của Việt Nam từ sau đổi mới: những nút thắt ràng buộc tăng trưởng‟. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số tháng 4, tr.3-13. 26. Tăng Văn Khiên (2007), „Về năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2001- 2005‟. Tạp chí Cộng sản. Trang web[ 142 moi/2007/3134/Ve-nang-suat-lao-dong-cua-Viet-Nam-giai-doan-2001-2005.aspx], truy cập ngày 30/7/2012. 27. Marco Breu và cộng sự (2012), Giữ nhịp tăng trưởng bền vững ở Việt Nam: Thách thức về năng suất. Viện Nghiên cứu Toàn cầu Mckinsey. 28. Nguyễn Bùi Linh và Lê Thị Thanh Loan (2010). Báo cáo nghèo đô thị. Báo cáo thực hiện trong khuôn khổ Dự án “Đánh giá sâu về nghèo đô thị ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chi Minh” do Cục Thống kê Hà Nội và Cục Thống kê Thành phố Hồ Chi Minh thực hiện với sự hỗ trợ của Tổ chức Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP). 29. Ngân hàng Thế giới (2013), Phát triển kỹ năng: xây dựng lực lượng lao động cho một nền kinh tế thị trường hiện đại ở Việt Nam. Báo cáo Phát triển Việt Nam 2014. 30. Hồ Lê Nghĩa (2014), Định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử Việt Nam. Viện Chiến lược Chính sách Công nghiệp. Hội thảo “Thúc đẩy cung cấp nội địa trong công nghiệp điện tử tại Việt Nam”, Hà Nội ngày 3/7/2014. 31. Nguyễn Thanh Nhàn, Phan Hoàng Yến và Bùi Thanh Hương (2011), Ảnh hưởng của biến động lãi suất đến hoạt động của hệ thống ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2011. Học viện Ngân hàng. 32. Hạnh Nguyên (2010), Khoa học công nghệ tác động tới kinh tế xã hội: Vai trò “đòn bẩy”. Truyền thông Khoa học và Công nghệ. Trang web: [ hoi-Vai-tro-don-bay-c1067/Khoa-hoc-cong-nghe-tac-dong-toi-kinh-te-xa-hoi-Vai- tro-don-bay-n780], truy cập ngày 14/2/2016. 33. Phùng Xuân Nhạ và Lê Quân (2013) „Đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam‟. Tạp chí Khoa học Kinh tế và Kinh doanh, tập 29, số (4), 1-11. 34. Kim Nhung (2016), Vườn ươm công nghệ ở Việt Nam: nhiều nhưng chưa đủ. Trang web: [ viet-nam:-nhieu-nhung-chua-du.html], truy cập 14/2/2016. 35. Nguyễn Thị Thu Phương (2009), Báo cáo nghiên cứu trường hợp về đối tượng công nhân ở Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, phục vụ Đánh giá nhanh tác động xã hội của khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam, và Đánh giá nghèo 2008. Thực hiện bởi Trung tâm Phân tích và Dự báo, Oxfam Anh và Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. 36. Hoàng Phương (2015), Trường nghề không tuyển sinh được do chất lượng hạn chế. Tin nhanh Việt Nam. Trang web: [ 143 duc/truong-nghe-khong-tuyen-sinh-duoc-do-chat-luong-han-che-313 4427.html], truy cập ngày 15/1/2016. 37. Trần Thùy Phương (2013), Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Israel. Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông. 38. Pincus, Jonathan (2011), Tăng trưởng trong dài hạn. Fulbright Economics Teaching Program. 39. Porter, Michael E. (2010), Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010. CIEM và Lee Kuan Yew School of Public Policy. 40. Nguyễn Chiến Thắng (2015), Phân cấp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh mới. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. 41. Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư và Lê Hoàng Phong (2014), „Tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam: góc nhìn thực nghiệm từ mô hình ARDL‟. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 19 (29), tr. 3-10. 42. Tổng cục Dạy nghề (2012), Đột phá chất lượng đào tạo nghề. Báo cáo tổng quan về Dạy nghề ở Việt Nam. Hội nghị khu vực về Đào tạo nghề tại Việt Nam, Hà nội ngày 10-11/10/2012. 43. Tổng cục Thống kê (1999), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 1999. 44. Tổng cục Thống kê (2009), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ. Nhà xuất bản Thống kê. 45. Tổng cục Thống kê (2012), Kết quả Tổng điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và Thủy sản năm 2011. Nhà xuất bản Thống kê. 46. Tổng cục Thống kê (2012a), Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2012 – Các kết quả chủ yếu. 47. Tổng cục Thống kê (2013), Báo cáo Điều tra Lao động và Việc làm năm 2013. 48. Tổng cục thống kê (2014), Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006-2011. Nhà xuất bản Thống kê, Hà nội. 49. Tổng cục Thống kê (2015), Báo cáo Điều tra Lao động và Việc làm năm 2014. 50. Tổng cục thống kê. Niêm giám thống kê hàng năm. Nhà xuất bản Thống kê. 51. Tổng cục Thống kê và CIEM (2012), Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam: Kết quả điều tra năm 2013. Nhà Xuất bản Lao động, Hà Nội. 52. Tổng cục Thống kê và CIEM (2014), Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam: Kết quả điều tra năm 2010. Nhà Xuất bản Tài chính, Hà Nội. 144 53. Trần Đình Thiên và cộng sự (2015), Phát triển thị trường vốn ở Việt Nam. Trong “Báo cáo phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam 2014”. Nhà xuất bản Tri thức.VCCI (2014), Báo cáo Thường niên doanh nghiệp Việt Nam năm 2013. 54. Trần Văn Thọ (2005), Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 55. Trần Văn Thọ (2015), „Việt Nam 40 năm qua và những năm tới: cần một nền kinh tế thị trường định hướng phát triển‟. Tạp chí Thời đại mới, số 33, trang 14-64. 56. Trần Văn Thọ (2015), Cú sốc thời gian và kinh tế Việt Nam. Nhà xuất bản tri thức, Hà Nội. 57. Bùi Trinh và Nguyễn Việt Phong (2011), „Định hướng lại cơ cấu ngành, vùng‟. Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online. Trang web: []. 58. Đặng Trinh (2016), Trường nghề “cháy hàng”. Báo Người Lao động, Liên đoàn Lao động HCM. 59. Đào Thành Trường (2015), „Thực trạng hệ thống STI trong doanh nghiệp Việt Nam‟. Tạp chí Khoa học, Tập 31, Số 2,tr. 33-41. 60. Văn kiện Đại hội Đảng khóa XI (2011), Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. 61. VNPI (2014), Báo cáo năng suất Việt Nam 2014. Viện Năng suất Việt Nam. 62. Waibel, Michael (2007). Di cư tới các khu vực lân cận của thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện chính sách Đổi mới. 63. Zafrir Asaf (2013), „Kinh nghiệm ươm tạo từ Israel‟. Tạp chí Tia Sáng. Trang web [], truy cập ngày 14/1/2016. Tài liệu tham khảo tiếng Anh 64. Ark, B. V (2005), Sectoral Growth Accounting and Structural Change in Postwar Europe. Groningen Growth and Development Centre University of Groningen. 65. Ark, B. V and Timmer, M. (2003), Asias Productivity Performance and Potential: The Contribution of Sectors and Structural Change. University of Groningen & Conference Board. 66. Asian Productivity Ogranization (2010), Productivity Databook 2010. ISBN 92- 833-7091-0. Published by the Asian Productivity Organization 67. Asian Productivity Ogranization (2009), Productivity Databook 2009. APO 2009, ISBN: 92-833-7079-1. Published by the Asian Productivity Organization 145 68. Asian Productivity Ogranization (2008), Productivity Databook 2008. APO 2008, ISBN: 92-833-7068-6. Published by the Asian Productivity Organization. 69. Becker GS (1964). Human capital: A Theoretical and Empirical Analysis, with Special Reference to Education. Chicago, University of Chicago Press. ISBN 978- 0-226-04120-9. 70. Barell, R. and Pain, N. (1997), „Foreign direct invesment, technological change, and economic growth within Europe‟. The Economic Journal, Vol. 107, No. 445, pp. 1770-1786. 71. Belorgey, N., Lecat, R., Maury, T. (2006)."Determinants of productivity per employee: An empirical estimation using panel data," Economics Letters, Elsevier, vol. 91(2), pages 153-157. 72. Bernard, A.B and Jensen, J.B. (1999), Exporting and Productivity, Yale School of Management and Carnegie Mellon University. 73. Bourles, R., Cette, G. (2007)."Trends in "structural" productivity levels in the major industrialized countries," Economics Letters, Elsevier, vol. 95(1), pages 151-156, April. 74. Brandolini, A., Cipollone, P. (2001). "Multifactor Productivity and Labour Quality in Italy, 1981-2000," Economic working papers, 422, Bank of Italy, Economic Research Department. 75. Black, S. and Lynch, L. (1996), „Human capital and productivity‟. American Economic Review, 86(2), pp.263-267 76. Blomström, M. and Persson, H., (1983): Foreign Investment and Spillover Efficiency in an Underdeveloped Economy: Evidence from the Mexican Manufacturing Industry, World Development, 11, pp. 493-501. 77. Blomstrom, M., and Kokko, Ari., (1998). Multinational Corporations and Spillovers. Centre for Economic Policy Research, CEPR Discuss Paper: No.1365. 78. Bouoiyour, J. (2005), „Labour Productivity, Technological Gap and Spillovers Evidence from Moroccan Manufacturing Industries‟. African Finance Journal, Volume 7(2), 1-17. 79. CIEM và Asia Competiveness Institute (2011), Vietnam competitiveness Report. 80. Chen Jiagui, Huang Qunhui and Zhong Hongưu (2006), „The synthetic Evaluation and Analysis on Regional Industrialization‟. Economic Studies, Beijing. 6-2006. Trích trong Bùi Tất Thắng (2011), Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong xây dựng nông thôn mới. Tạp chí Xã hội học, số 4(116). 146 81. Choudhry, T. M. (2009), Determinants of Labor Productivity: An Empirical Investigation of Productivity Divergence. University of Groningen, The Netherlands 82. Chuc, et al. (2008), FDI Horizontal and Vertical Effects on Local Firm Technical Efficiency . Working Paper, No.17. DEPOCEN. 83. Crafts, N.F.R. (1984), “Patterns of Development in Nineteenth Century Europe,” Oxford Economic Papers, 36(3), November, pp. 438-58 84. Danny Leung, Césaire Meh, và Yaz Terajima (2008), Firm size and productivity. Bank of Canada Working Paper 2008-45. 85. Djankov, S. and Hoekman, B. (1999), Foreign Investment and Productivity Growth In Czech Enterprises, The World Bank Development Research Group Trade, Washington, DC. 86. Dao Ngoc Tien and Phan Thi Van (2010), Roles of Foreign Invested Enterprises in Vietnam’s Supporting Industries, in International Conference “Industrial Agglomeration, Regional Integration and Durable Growth in East Asia”, Hanoi 28-29/11/2010. 87. Dixon,P.B và McDonald,D. (1992). „A Decomposition of Changes in Labour Productivity in Australia: 1970-71 to 1989-90‟. The Economic Record, The Economic Society of Australia, 68 (201), pp 105-17. 88. Duryea, S and Pagés, C. (2002), Human capital policies: what they can and cannot do for productivity and poverty reduction in Latin America. Working Paper No. 468, Inter-American Development Bank. 89. Eichengreen, B and Gupta, P (2009). The Two Waves of Service Sector Growth. Working Paper No. 235. Indiaan Council For Research on International Economic Relations. 90. Fabricant S (1942) Employment in manufacturing, 1899–1939. NBER, New York 91. Fallahi, F. và cộng sự (2011), „Determinants of labor productivity in Iran‟s manufacturing firms: with amphasis on labor education and training‟. International Conference On Applied Economics – ICOAE 2011. 92. Ford, Timothy; Rork, Jonathan and Elmslie, Bruce (2008).“Foreign Direct Investment, Economic Growth, and the Human Capital Threshold: Evidence from US States.” Review of International Economics, February 2008, 16(1), tr. 96-113. 93. Freeman, R. (2008). Labour productivity indicators. OECD. 94. Francesco Bogliacino and Mario Pianta (2009), The impact of innovation 95. on labour productivity growth in European industries: Does it depend on 96. firms' competitiveness strategies?. Institute for Prospective Technology Studies. 147 97. Goedhuys, M. N and Mohnen, P. (2006), What drive productivity in Tanzania manufacturing firms: technology or institutions?. UNU-MERIT Working Paper 2006/39, Maastricht, the Netherlands. 98. Gust, C., J.Marquez . (2004). „International Comparisons of Productivity Growth: The Role of Information Technology and Regulatory Practices‟, Labour Economics, Vol. 11. 99. Harberger A (1998), „A vision of the growth process‟. American Economic Review 88:1–32. 100. Hubert, F. and Pain, N. (1999), Inward Investment and Technical Progress in the UK paper presented at the conference on “Inward Investment, Techonological Change and Growth: The Impact of MNCs on the UK Economy”, St Andrews, 1999. 101. Le Van Hung (2015), „The Impact of Structural Change on Labour Productivity in Vietnam‟. Vietnam Socio-Economic Development – A Social Science Review, No 81, p.11-25. 102. Idris Jajri và Rahmah Ismail (2010), „Impact of labor quality on labour productivity and economic growth‟. African Journal of Business Management Vol. 4(4), pp. 486-495 103. Ismail R., et al. (2011), „Globalisation and labor productivity in the Malaysian manufacturing sector‟. Review Economics and Finance. Submitted on 28/Oct./2011. pp. 76-86. 104. Kartz, J.M. (1969), Production function, foreign invest and growth. A study based on the manufacturing sector 1946-1961. North Holland Publishing Company, Amsterdam. 105. Kien Pham Xuan (2008), The impact of foreign direct investment on the labor productivity in host contries: the case of Vietnam. VDF Working Paper No. 0814, October 2008. 106. Kongsamut, P. Sergio, R and Danyang. X.1999. Beyond Balanced Growth. NBER Working Paper 6159. 107. Krueger, A., and M. Lindahl. (2000). Education for Growth: Why and For Whom?. NBER Working Paper No. W7591. Cambridge, United States: National Bureau of Economic Research. 108. Kuznets, S. (1966), Modern Economic Growth, Oxford: Oxford University Press. 109. Lall, S. (1993). Transnational Corporations and Economic Development, London: Roultedge 148 110. Lewis, W.A. (1954), “Economic Development with Unlimited Supplies of Labour”, Manchester School of Economics and Social Studies, vol. 22, pp. 139- 191. 111. Lipsey,R., and Sjöholm, F. (2004), Host Country Impacts of Inward FDI: Why such Different Answears?. Working Paper No 192, Stockholm. 112. Lu, C. và Lin, S. (2013), What drives structural change in different stages of development?. NSC and NTHU project. National Tsing Hua University và Institute of Economics, Taiwan. 113. Lucas, R.E. (1988), „Mechanisms of economic growth‟. Journal of Monetary Economics, 22. pp. 3-42. 114. Mallick, J. (2015), Globalisation, Structural Change and Labour Productivity Growth in BRICS Economy. FIW Working Paper No 141, February 2015. 115. Mankiw, N. D., Romer, D. and Weil, D. (1992), „Contribution to the empirics of economic growth‟. Quaterly Journal of Economics, Vol. 107, pp 407-437. 116. Miguel D. Ramirez (2006). „Does foreign direct investment enhance labor productivity growth in Chile‟. Eastern Economic Journal, Vol. 32, No. 2, Spring 2006. 117. Miguel D. Ramirez (2009), Does Public Investment Enhance Labor Productivity Growth in Argentina? ACointegration Analysis. Economics Department Working Paper No. 57, Department of Economics, Yale University. 118. Mincer J (1974). Schooling, experience and earning. New York: NBER. Ministry of Finance. Economic Report, various years. 119. Misbah Tanveer Choudhry (2009), Determinants of labor productivity: An empirical investigation of productivity divergence. University of Groningen, The Netherlands. 120. Nelson, Richard R. (1964) “Aggregate Production Functions and Medium- Range Growth Projections,” The American Economic Review, 54, pp. 575-606 121. Naoki, S. (2011), Quality of labor, Capital, and Productivity Growth in Japan: Effects of employee age, seniority, and capital vintage. RIETI Discussion Paper Series 11-E-036. Development Bank of Japan. 122. OECD (2001), Measuring productivity- measurment of aggriate and industry level productivity growth. OECD Manual. 123. Pham Xuan Kien (2008), The impact of foreign direct investment on the labor productivity in host contries: the case of Vietnam. VDF Working Paper No. 0814, October 2008. 149 124. Pham Quoc Trung và Yoshinori Hara (2011), „KM approach for improving the labor productivity of Vietnam enterprise‟. International Journal of Knowledge Management, 7(3), 27-42, July-September 2011. 125. Phan Diep (2009), A Report on Vietnam‟s Labor Market. CIEM-DANIDA Project: Poverty Reduction Grant (PRG). 126. Porter, M. (1990). The Competitive Advantage of Nations . New York: The Free Press, Macmillan. 127. Raluca, G. Popescu (2010), „The impact of foreign direct invesment on labor productivity: A review of the evidence and implications‟. The Romanian Economic Journal. Year XIII, no. 36, tr. 137-153. 128. Rice, P., Venables, A.J ., Patacchini, E. ( 2006). "Spatial determinants of productivity: Analysis for the regions of Great Britain," Regional Science and Urban Economics, Elsevier, 36(6), pp 727-752. 129. Romer, P.M. 1986. „Increasing returns and long-run growth.‟ The Journal of Political Economy 94 (5): 1002–1037. 130. Romer, P. M. (1990), „Endogenous technological change‟. Journal of Political Economy, Vol 98. pp. 71-102. 131. Shultz TW (1961). „Investment in human capital‟. American Economic Review, No.161:p. 1-17. 132. Senor, Dan và Singer, Saul (2009), Start-up Nation - The Story of Israel’s Economic Miracle. Grand Central Publishing. 133. Singh, H., Motwani, J và Kumar, A. (2000), “A review and analysis of the state of the art research on productivity measurement”, Industrial Management and Data Systems, Vol. 100, No.5, pp 234-41. 134. Sinkkonen, J. (2005), Labour productivity growth and industry structure - The impact of industry structure on productivity growth, export prices and labour compensation. Discussion Papers 4/2005, Bank of Finland Research.Rostow, W.W. (1960), The Stages of Economic Growth: A Non-Communist Manifesto, London, Cambridge University Press. 135. Solow, R.M. 1956, „A Contribution to the Theory of Economic Growth‟, Quarterly Journal of Economics, vol. 70, pp. 65-94. 136. Solow, R. (1957). Technical Change and the Aggregate Production.Review Economics Statistics 39, 312-320. 137. Shultz TW (1961). „Investment in human capital‟. American Economic Review, No.161:p. 1-17. 150 138. Solow, Robert M. (1960), “Investment and Technical Progress,” in Arrow, K., Karlin, S., and Suppes, P. eds. Mathematical Methods in the Social Sciences. Stanford University Press, pp. 89–104 139. Su, B. and Heshmati, A. (2011), Development and source of labor productivity in Chinese provinces. IZA Discussion Paper No. 6263. Institute for the Study of Labor. 140. Tabari và Reza (2012), „Technology and education effects on labor productivity in the agricultural sector in Iran‟. European Journal of Experimental Biology, 2 (4):1265-1272 141. Tangen, S. (2005) „Demystifying productivity and performance‟, International Journal of Productivity and Performance Management, Vol. 54 No. 1, pp. 34-46. 142. Timer và Vries (2008), Structural change and growth accelerations in Asia and Latin America: a new sectoral data set. Department of Economics and Business, and Groningen Growth and Development Centre, University of Groningen 143. Trung Pham Quoc và Yoshinori Hara (2011), „KM approach for improving the labor productivity of Vietnam enterprise‟. International Journal of Knowledge Management, 7(3), 27-42, July-September 2011 144. Valadkhani, A. (2003), An Empirical Analysis of Australian Labour Productivity. Australian Economics Papers, 42(3), 273-291. 145. Vietnam Productivity Centre (2009), Vietnam Productivity Report 2006-2007. Báo cáo nghiên cứu. 146. Vietnam Productivity Centre (2011), Vietnam Productivity Report 2010 . Báo cáo nghiên cứu. 147. World Economic Forum (2015), The Global Competiveness Report 2014-2015. 148. Young-Sun Ra và Kyung Woo Shim (2009), The Korea Case Study: Past Experience and New Trend in Traning Policies. SP Discusion Paper, No.0931. Social Protection and Labor, The World Bank. 151 PHỤ LỤC Phụ lục 1 Để có thể so sánh một cách đồng nhất với các quốc gia khác trên thế giới về tác động của chuyển dịch cơ cấu tới tăng trưởng năng suất lao động từ những nghiên cứu khác, số liệu sẽ được nhóm thành 10 nhóm ngành chính để tính toán và đo lường cụ thể như sau: Bảng 1 : Các nhóm ngành kinh tế chính từ phân ngành thống kê TT Nhóm ngành chính Cụ thể 1 NN Nông –lâm thủy sản 2 Công nghiệp khai thác mỏ Công nghiệp khai thác mỏ 3 Công nghiệp chế biến Công nghiệp chế biến 4 Sản xuất và phân phối điện khí đốt, cung cấp nước Sản xuất và phân phối điện khí đốt, cung cấp nước 5 Xây dựng Xây dựng 6 Dịch vụ thương mại và nhà hàng k.sạn Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; nhà hàng và khách sạn 7 Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc 8 Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm Hoạt động kinh doanh bất động sản Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 9 Dịch vụ chính phủ Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xă hội; quản lý Nhŕ nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc Giáo dục và đào tạo Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội Hoạt động văn hóa thể thao 10 Dịch vụ cá nhân/hộ gđ Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình Nguồn: Dựa vào cách phân ngành ở nhiều nước trên thế giới trong nghiên cứu của Ark và Timmer (2003), Timmer và Vries (2008) Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng số liệu phân theo ngành kinh tế của Tổng cục thống kê từ năm 1990 đến nay để bóc tách tác động của chuyển dịch cơ cấu tới NSLĐ. NSLĐ sẽ được đo lường bằng giá trị gia tăng (giá cố định năm 1994)/số lao động làm việc theo ngành kinh tế. 152 Phụ lục 2 1. Kết quả kiểm định tính tự tƣơng quan Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test: F-statistic 1.903738 Prob. F(2,21) 0.1739 Obs*R-squared 4.450949 Prob. Chi-Square(2) 0.1080 2. Kết quả kiểm định phƣơng sai không đồng nhất Heteroskedasticity Test: ARCH F-statistic 0.270586 Prob. F(1,26) 0.6073 Obs*R-squared 0.288399 Prob. Chi-Square(1) 0.5912 3. Kết quả kiểm định dạng hàm Ramsey RESET Test Specification: D(LOG_LP) D(LOG_K) D(LOG_L) D(LOG_FDI) D(LOG_NOGRAD) D(LOG_JOUR) C Omitted Variables: Squares of fitted values Value df Probability t-statistic 0.432202 22 0.6698 F-statistic 0.186799 (1, 22) 0.6698 Likelihood ratio 0.245195 1 0.6205 F-test summary: Sum of Sq. df Mean Squares Test SSR 6.17E-05 1 6.17E-05 Restricted SSR 0.007329 23 0.000319 Unrestricted SSR 0.007268 22 0.000330 Unrestricted SSR 0.007268 22 0.000330 LR test summary: Value df Restricted LogL 78.95682 23 Unrestricted LogL 79.07942 22 153 4. Kết quả kiểm định tính ổn định của mô hình -15 -10 -5 0 5 10 15 92 94 96 98 00 02 04 06 08 10 12 14 CUSUM 5% Significance -0.4 -0.2 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4 92 94 96 98 00 02 04 06 08 10 12 14 CUSUM of Squares 5% Significance

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhung_yeu_to_tac_dong_toi_nang_suat_lao_dong_o_viet_nam_5376.pdf
Luận văn liên quan