Trong sáng tác và định hướng cho sáng tác - đây là lĩnh vực cơ bản nhất của đời sống
văn học - cần có sự ứng xử công bằng với hai loại văn nhưng thường xuyên quan tâm đến sở
trường, sở đoản của mỗi loại đối với năng lực của người sáng tác, đối với hoàn cảnh, môi
trường sử dụng. Kinh nghiệm của sáng tác và định hướng, xem xét từ góc độ hình thái học
nghệ thuật, trong những chục năm qua là :
Người sáng tác, nếu vì một mục tiêu cao đẹp, chân chính, có thể sáng tác bằng bất kỳ
hình thức thể loại nào, kể cả văn chương minh họa, lưỡng tính. Điều quan trọng với người
nghệ sĩ đích thực là được đem hết tài năng sáng tạo trong tinh thần tự nguyện, vô tư đóng góp
tối đa cho nền văn học dân tộc và nhân loại. Nhưng trong khi sáng tác, cần phân biệt sự khác
nhau của hai hình thức sáng tạo, để có thái độ thích nghi : khi cần, phục vụ kịp thời, trước
mắt, nhưng vẫn bình tĩnh, kiên trì tích lũy cho sự nghiệp sáng tạo lâu dài (như lời tâm sự của
Trần Đăng). Về điều này, không để lặp lại sự hối tiếc một lần nữa, không bao giờ phải đọc
"lời ai điếu" như một nhà văn hiện đại quá cố đã từng bộc lộ(*).
Người định hướng cho sự nghiệp văn học nghệ thuật, cũng đã có kinh nghiệm của
nhiều chục năm, không gộp chung hai loại nghệ thuật thành một, càng không biến nghệ thuật
đơn tính thành nghệ thuật lưỡng tính, theo xu hướng thực dụng, lo mục tiêu thời vụ, trước
mắt. Như một nghệ sĩ - đạo diễn sân khấu đã đúc kết : "Cha ông để lại cho chúng ta Quan Âm
Thị Kính, Kim Nham, Lưu Bình Dương Lễ. còn chúng ta chẳng có gì để lại cả, chúng ta không có tích
238 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1430 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phân loại văn học theo chức năng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghe tiếng giã gạo, Cảm tưởng đọc Thiên gia thi, v.v...).
Đến lƣợt các nhà thơ trữ tình hiện đại : Xuân Diệu, Huy Cận. Chế lan Viên... vẫn có
nhiều thơ luận đề, trong các tập thơ trƣớc 1945 và sau năm 1945
208
càng nhiều hơn nữa. Rõ nhất về loại thơ luận đề là những bài thơ "trữ tình" của các nhà thơ
viết về cách mạng và tự tình về cách mạng khi chƣa có sự nhuần nhuyễn giữa tình cảm và lý
trí.
Xuân Diệu có một bài nói chuyện về thơ nhan đề là “Trò chuyện quanh một bài thơ
mưa"(*). Nhà thơ lấy bài Mƣa xuân trên biển (1959) làm chuẩn để so sánh những bài cùng đề
tài "mƣa" của Huy Cận sáng tác cách đó từng chặng 10 năm : trƣớc cách mạng, mới tham gia
cách mạng, và hoàn toàn nhập thân vào cách mạng, để nói về tiến trình làm biến đổi tâm hồn
nhà thơ. Từ buồn đến vui: cái buồn trong cuộc sống cũ và cái vui của cuộc sống mới. Xuân
Diệu viết về ba cái mốc diễn biến tâm hồn đó nhƣ sau : (LV nhấn mạnh)
Trƣớc cách mạng (1939) : "Huy Cận thì có thể nói là một chuyên
(*)
1. BUỒN ĐÊM MƢA
Đêm mưa làm nhớ không gian.
Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la
Tai nương nước giọt mái nhà.
Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn
Nghe đi rời rạc trong hồn
Những chân xa vắng dặn mòn lẻ loi
Rơi rơi... dìu dịu rơi rơi
Trăm muôn giọt nhẹ nối lời vu vơ
Tương tư hướng lạc phương mờ
Trở nghiêng gối mộng hững hờ nằm nghe
Gió về lòng rộng không che
Hơi mây hiu hắt bốn bề tâm tư
1939
2. MƢƠI MƢỜI NĂM SAU
Mười năm trước mưa buồn thê thiết
Mười năm sau vẫn xiết dòng mưa
Nhưng vui hơn tự hao giờ.
Mưa tuôn thắm đượm lòng thơ dạt dào.
Ai tới đó mưa ào phía trước
Ai về đây mưa rước bên chân.
Mưa xưa rời rạc tần ngần,
Mưa nay ríu rít nhân quần tiếng vang.
Giọt mưa cũ ố vàng thơ phú,
Triều mưa nay đoàn tụ lúa xanh.
Cũng là thức giữa năm canh.
Mưa xưa lạnh lẽo, yên lành mưa nay
Ấm Thƣợng, 27/12/1948
4. MƢA THU TRÊN CÔNG TRƢỜNG
THAN
Trời mưa sáng biển tối rừng,
Mưa là mưa vậy, ai đừng lo chi
Đủ mềm chân cứng ta đi,
Bon bon dốc thẳng ngựa phi kịp nào!
Mưa thu từ biển mưa vào.
Đường nghiêng đá đổ, đắp cao lại bằng.
Mưa rơi lớp lớp hàng hàng.
Mưa nào ướt được lòng than hỡi mình.
Vào thu giao ước đinh ninh
Mưa tơ cũng cuốc, mưa mành cũng khao.
Đèo Nai mười tám tầng đào,
Thi đua đợt sóng dồn cao tận trời.
Cẩm Phả, 9/1958
3. MƢA XUÂN TRÊN BIỂN
Mưa xuân trên biển, thuyền yên chỗ.
Tôm cá chắc đầy phiên chợ mai.
Sắm tết, thuyền về dăm khóm đỗ:
Đảo xa thâm thẫm vệt mưa dài.
Thuyền đậu thuyền đi hạ kín mui.
Lưa thưa mưa biển ấm chân trời.
Chiếc tàu chở đá về bên Cảng
Khói lẩn màu mây tưởng đảo khơi.
Em bé thuyền ai ra dỡn nước
Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm
Biển bằng không có dòng xuôi ngược.
Cơm giữa ngày mưa gạo trắng thơm.
Hồng Gai, 2/1959
209
gia về tả mƣa trong thơ trƣớc cách mạng... Trong bài Buồn đêm mưa, Huy Cận đã đến những
vùng hắt hiu vắng vẻ của tâm hồn (1)”(*).
Thời kỳ đầu kháng chiến (1949): "Bài thơ nửa làm trên gối ngủ, nửa làm trên xe đạp
ấy, Huy Cận đặt tên là Mưa mười năm sau, bởi những bài thơ mƣa trƣớc kia của anh là
khoảng 1939" "Bài 1949 kia hóa ra một bài chuyển mới, một bài giao thời"..."Đúng là một
chân rời cái cũ, một chân bƣớc vào cái mới, ngoái trông sau lƣng rồi ngoảnh nhìn trƣớc
mặt”(2)
Thời kỳ sống trong xã hội mới (1959) : "Bài Mưa xuân trên biển đúng là đã ở trong
cái mới hoàn toàn, mình là một với cái mới rồi” (3).
Sau khi phân tích 3 giai đoạn, Xuân Diệu kết luận : "Ôi! Bước đi của tâm hồn phải là
sang chất vui nội tại của tâm hồn, ước đi sâu xa, thấm thìa, chắc chắn, thành thật, cho nên đã
đòi hỏi 10 + 10 = 20 năm để đi từ chất buồn nội tại của tâm hồn qua ba cái mốc thơ mưa"
Mƣợn bài hình thơ trên để nghiên cứu phƣơng diện hình thái học, sẽ thấy rằng, "'chất
buồn nội tại" và "chất vui nội tại", dù đối nghịch về thế giới quan, vẫn là cội nguồn của thơ
trữ tình - nghệ thuật. Hai bài thơ Buồn đêm mưa và Mưa xuân trên biển đã đạt trình độ chủ
thể hóa nghệ thuật trọn vẹn. Những câu thơ, tứ thơ
Tai nương nước giọt mái nhà
Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn.
(Bài 1)
Em bé thuyền ai ra giỡn nước
Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm
(Bài 3)
xét về mặt cấu trúc, không còn sự phân chia nội dung hình thức, mục đích và phƣơng tiện, cái
khách thể và chủ thể(**)
(*)
Xuân Diệu: Và cây đời mãi mãi xanh tươi. Nxb Văn học, 1971, tr. 252.
(**)Mưa xuân trên biển cùng với một số bài thơ cảm hứng trữ tình của các tác giả khác là sản phẩm của
thời kỳ sau Điện Biên Phủ, trƣớc 1960, một thời kỳ có không khí xã hội ổn định, phấn khởi, kinh tế phát triển
chƣa "hợp tác hóa", chƣa có những cơ chế quan liêu bao cấp nặng nề.
210
Nhƣng với bài Mưa mười năm sau (2) (Thêm bài Mưa thu trên công trường than (4)
do chúng tôi đƣa vào, không có trong bài nói của Xuân Diệu) là hoàn toàn khác. Đây là
những bài thơ chỉ mới ra khỏi trình độ minh họa, có dáng dấp của những bài ca dao. Đúng
nhƣ Xuân Diệu nhận xét, tình cảm còn ở giai đoạn "giao thời", chân nọ, chân kia, nửa mới,
nửa cũ. Những câu thơ nặng về suy lý hoặc hô hào :
Mưa xưa rời rạc tần ngần,
Mưa nay ríu rít nhân quần tiếng vang
(Bài 2)
Đèo Nai mười tám tầng đào,
Thi đua đợt sóng dồn cao tận trời
(Bài 4)
Đó là những bài thơ luận đề. Trong hai tập thơ Trời mỗi ngày lại sáng và Đất nở hoa,
những bài loại này khá nhiều. Cũng nhƣ vậy, trơng các tập Riêng chung, Hai đợt sóng... của
Xuân Diệu, Những bài thơ đánh giặc, Đối thoại mới... của Chế Lan Viên, cũng có nhiều bài
có tính luận đề, cũng có cả những bài có tính minh họa.
Truyện luận đề
Ý thức đạo đức và chính trị đơn thuần bao giờ cũng đƣợc thể hiện bằng những nguyên
tắc, những tiêu chuẩn, những quy luật đƣợc khái quát hóa từ những quan hệ, vì vậy bao giờ
cũng là những khái niệm, những suy lý trừu tƣợng, nhƣ: "Kiến nghĩa bất vi vô dũng giả", hay
"nhân, nghĩa, lễ, trí, tín", về chính trị, nhƣ: "tự.do, dân chủ, chiến tranh, hòa bình, độc lập"...
Khi xuất hiện bằng những văn bản, thì đó là những bài giáo huấn, những lời khuyên bảo răn
dạy, lấy sức mạnh của lý lẽ để tác động, giác ngộ về lý trí cho con ngƣời.
Tuy nhiên, trong thực tế của hoạt động tuyên truyền giáo huấn, văn bản chính trị, đạo
đức đơn thuần ít đƣợc sử dụng, mà ngƣời ta cố lồng nó vào trong một hình thức hấp dẫn của
lời văn có hình ảnh, nhịp điệu, hoặc một câu chuyện kể.
211
Từ lời diễn ca đạo đức mƣợn hình thức văn vần nhƣ trong Gia huấn ca, nhƣng nhƣ
thế vẫn chƣa hấp dẫn, vì chỉ là những phép tắc ứng xử có phần chung chung trừu tƣợng, nay
cần có những hình ảnh cụ thể dễ hiểu hơn : "Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài"; "Của người bồ
tát, của mình lạt buộc". Nhƣng các nhà giáo huấn vẫn thấy chƣa yên tâm, nên cần đi thêm
bƣớc nữa, biến những nguyên lý đạo đức thành hành động cụ thể của những con ngƣời có tên
tuổi hẳn hoi đây là công việc cụ thể hóa, không còn là những nguyên lý trừu tƣợng mà là
những tấm gƣơng đạo đức. Đó là hình thức khá phổ biến trong thời cổ đại và trung cổ: những
chuyện kể trong Kinh thánh ở Phƣơng Tây, trong kinh Phật, trong Luận ngữ, Mạnh Tử ở
phƣơng Đông, về sau là những truyện kể nhƣ Hiếu tử truyện, Nhị thập tứ hiếu, những truyện
ngụ ngôn, và ngày nay ta có loại truyện "Ngƣời tốt, việc tốt", cũng ở hình thức này.
Thế là từ chỗ chỉ là những khái niệm trừu tƣợng với ngôn ngữ trừu tƣợng, những quan
niệm đạo đức đƣợc nói lên bằng văn vần có âm điệu, nhịp điệu, đƣợc gắn với một hình ảnh
cụ thể hấp dẫn, đƣợc tình tiết hóa dƣới dạng một câu chuyện, một tấm gƣơng. Đây là sự
chuyển hóa từ cái trừu tƣợng sang cái cụ thể, từ hình thái lý tính sang hình thái cảm tính, từ
cái đạo đức sang lĩnh vực của cái đẹp. Tất nhiên con đƣờng chuyển hóa này là nhằm đƣa tới
lợi ích của việc truyền bá đạo đức, muốn làm cho đạo đức đƣợc con ngƣời tự giác chấp nhận
bằng tình cảm.
Những câu văn vần, những định ngữ so sánh, những hình ảnh kiểu tu từ, cho đến cả
câu chuyện thầy Tử Lộ đội gạo hoặc lão Lai Tử 70 tuổi múa may làm vui cho cha mẹ, cũng
chỉ là đạo đức đƣợc cái đẹp hỗ trợ, hay nói cách khác, đó mới là thẩm mỹ hóa ở bậc 2
(NTLT) chƣa phải là tác phẩm nghệ thuật, tác thẩm mỹ hóa ở bậc 3 (NTĐT). Những con
ngƣời trong các tấm gƣơng đạo đức là những nhân vật - khái niệm. Những con ngƣời trong
truyện nghệ thuật là những con ngƣời đƣợc tính cách hóa theo quy luật của nghệ thuật, là
những nhân vật - như cuộc sống.) Đó là tính chất lý lính - trừu tượng của ý thức đạo đức và
tính
212
chất cảm tính - cụ thể của ý thức thẩm mỹ, tính chất cụ thể hóa của những tấm gƣơng đạo đức
và hình tƣợng hóa của những tác phẩm nghệ thuật. Vị trí của loại, tác phẩm nghệ thuật mang
tính luận đề đạo đức là loại tác phẩm nằm ở vùng đất của nghệ thuật, nhưng lại là vùng giáp
ranh, sát kề khu vực của những văn bản nêu gương đạo đức, và từ đó trở đi là những tác
phẩm nghệ thuật tạm gọi là không có luận đề. Đây là vấn đề đi từ Sinle hóa đến Sêchxpia
hóa, mà ở mỗi bậc thang sáng tạo, tƣ duy nghệ thuật đƣợc trƣởng thành và mỗi một bƣớc
dừng lại, nghệ thuật đã phát huy hết sở trƣờng và tác dụng của nó.
NTLT NTĐT
Truyện minh họa Truyện NT có luận đề Truyện NT không luận đề
Trong lịch sử văn chƣơng loại tác phẩm có luận đề này không hiếm, đó là những tác
phẩm viết nhằm vào mục đích xác định, là giáo dục, tuyên truyền, tranh luận về một quan
điểm, một tƣ tƣởng triết học, chính trị hay đạo đức nào đó. Trong các tác phẩm đó, bao giờ
cũng có những hình tƣợng nhân vật tiêu biểu, những ngƣời anh hùng đấu tranh lý tƣởng hay
những nhân vật phản diện đi ngƣợc lại lý tƣởng đó. Tuy không phải việc nêu gƣơng một cách
đơn giản, nhƣng là những tính cách nghệ thuật nhằm mục đích nêu gƣơng. (Phạm Văn Đồng
đã nói về những nhân vật trong Lục Vân Tiên: "Họ là những tấm gƣơng dũng cảm"). Ở các
tác phẩm này, tƣ tƣởng, quan niệm của tác giả có khi đƣợc nói thẳng ra, có khi ẩn đằng sau
nhƣng cũng vẫn lộ rõ, nhƣ cái lõi có thể thấy đƣợc xuyên qua những hình tƣợng trong suốt
bằng thủy tinh. Do đó có thể phân biệt loại truyện này với các truyện thông thƣờng khác gọi
là "truyện không có luận đề" (không có luận đề, không có nghĩa là không có nội dung tƣ
tƣởng, đạo đức, mà thiên về phản ánh cuộc sống theo logic phát triển chân thật, đa dạng của
nó, tƣ tƣởng của tác giả tiềm ẩn bên trong khó nhận ra ngay). Những tác phẩm viết ra nhằm
làm phƣơng tiện truyền bá tƣ tƣởng, đạo đức ta đã gặp trong lịch sử, nhƣ Gácgăngtuya
Păngtagơruyen (Gargantua et Pantagruel) của Rabơle (F.Rabelais), Êmilơ (Emile) của Rút-xô
(J.Rousseau), loại "Truyện triết học" nhƣ Những bức
213
thư Ba Tư của Môngtexkiơ (Montesquieu), Da-đích (Zadig) hay Số mệnh, Căngđiđa
(Candide) hay Chủ nghĩa lạc quan, Người chất phác của Vônter (Voltaire). Loại truyện tuyên
truyền cho lý tƣởng chính trị - đạo đức nhƣ Làm gì của Tsecnƣsepxki... Ở nƣớc ta, đó là
Trùng quang tâm sử của Phan Bội Châu, Giai nhân kỳ ngộ của Phan Chu Trinh, và nhiều
truyện kí của Nguyễn Ái Quốc nhƣ Con người biết mùi hun khói, Đồng tâm nhất trí hay Nhật
kí chìm tàu, Giấc ngủ mười năm ...
Về tác giả, những truyện có giá trị thƣờng là của những nhà văn ít nhiều trực tiếp
tham gia vào những hoạt động xã hội hoặc vừa là nhà văn, vừa là nhà tƣ tƣởng. Qua các
truyện này, tƣ tƣởng và con ngƣời nhà văn hiện lên rất rõ, với tƣ cách là ngƣời chiến sĩ đang
chiến đấu vì chân lí, vì một nền đạo lí mới, vì những con ngƣời mới, bằng tất cả bầu nhiệt
huyết của mình. Có khi nhân vật chính là hình ảnh của bản thân tác giả(1). Có khi tác giả nói
thẳng khi vào đầu câu chuyện về ý nghĩa và mục tiêu của văn phẩm của mình, khi thì ghi
thành phụ đề(2) khi thì viết hẳn thành lời đề từ, hay ghi rõ mục đích trong đề cƣơng(3) cũng có
khi mở đầu là lời kêu gọi nhắn nhủ bạn đọc hãy quan tâm nghe theo và làm theo sách(4) nhƣ
Nguyễn Đình Chiểu đã viết:
Hỡi ai lẳng lặng mà nghe,
Dữ răn việc trước, lành dè thân sau,
Trai thời trung hiếu làm đầu...
(1)
Nhƣ Rakhơmêtốp với Tsecnƣsépxki, Lục Vân Tiên với Nguyễn Đình Chiểu.
(2)
Tsecnƣsépxki ghi phụ đề cho tiểu thuyết Làm gì là : "Trích những mẩu chuyện về những con ngƣời
mới". Truyện Nhị Độ Mai của Việt Nam phỏng theo một truyện của Trung Quốc, nói thẳng nội dung đạo đức ở
tên truyện: Trung hiếu tiết nghĩa Nhị Độ Mai truyện. (!)
(3)
Mở đầu vở kịch "Phauxlơ", Gớt có lời giáo đầu về cảnh trên đời (Cuộc tranh luận giữa Chúa và quỷ
Mêphixtô về bản chất con ngƣời). Mở đầu truyện thơ Giai nhân kỳ ngộ, Phan Chu Trinh có bài thơ -"Giai nhân
kỳ ngộ cảm đề" (ca ngợi những tấm gƣơng anh hùng hy sinh vì nƣớc). Trƣớc khi viết hồi ký du lịch "Nhật ký
chìm tàu", Hồ Chủ tịch soạn hẳn một đề cƣơng những nội dung cần tuyên truyền cho việc xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở Liên Xô sẽ trình bày trong truyện.
(4)
Mở đầu Gác-găng-tuy-a và Păng-ta-gơ-ruy-en, Rabơle yêu cầu độc giả hãy "đập vỡ cái xƣơng để hút
lấy chất tủy" tức là cần nắm lấy tƣ tƣởng triết lí trong truyện.
Mở đầu Dƣơng Từ - Hà Mậu. Nguyễn Đình Chiểu viết: "Coi rồi truyện cũ cho qua, Lòng vì đạo học
chép ra để đời".
214
Về thi pháp, loại truyện này viết theo một bản "thiết kế" về những nguyên lý định lý
sẵn, nên thƣờng phải dựa vào hƣ cấu, tƣởng tƣợng - mặc dù có khi phản ánh những cuộc đời,
cảnh đời có thật - xây dựng những cốt truyện, tình tiết hoặc truyền kỳ, hoặc lãng mạn, viễn
tƣởng, hoặc giả sử. Nhân vật thƣờng đƣợc tô đậm, mang những nét tƣợng trƣng ƣớc lệ.
Tóm lại, đây là loại truyện mang tính Sinle hóa rất rõ, là các tác giả đã "biến các cá
nhân thành những ngƣời phát ngôn đơn thuần của tinh thần thời đại" (C. Mác).
Có thể nhìn lại vai trò của loại truyện luận đề. Khi đem so sánh với các loại truyện
không có luận đề, nhƣ trƣờng ca cổ đại, các tiểu thuyết hiện thực và lãng mạn, có ý kiến hồ
nghi về giá trị thẩm mỹ - nghệ thuật của truyện có luận đề. Với một số truyện nào đó, quá lộ
rõ quan điểm lý luận, hình tƣợng không hoàn thiện, ngôn ngữ khô khan thiếu hấp dẫn... thì
nhận định đó đúng. Còn ngoài ra, có thể xuất phát từ một định kiến, hoặc một thói quen về thị
hiếu.
Xét về vai trò của tác phẩm nghệ thuật, cần nhìn thấy cả hiệu quả xã hội của nó trong
việc giáo dục cổ vũ quần chúng đi theo con đƣờng tiến bộ và cách mạng, tức là xét đến việc
tác phẩm đã thực hiện chức năng xã hội của nghệ thuật nhƣ thế nào. Những tác phẩm luận đề
triết học, chính trị, đạo đức có giá trị thƣờng xuất hiện vào những thời điểm đặc biệt, hoặc
trong đêm tối của chế độ cũ (Làm gì của Tsecnƣsépxki, Trùng quang tâm sử của Phan Bội
Châu, Lục Vân Tiên. Dương Từ Hà Mậu của Nguyễn Đình Chiểu) hoặc lúc rạng sáng báo
hiệu một chế độ mới, một thời đại mới sắp ra đời (Truyện triết học của Môngtétxkiơ,
Vônterơ, Nhật ký chìm tàu của Nguyễn Ái Quốc). Rõ ràng những truyện nghệ thuật viết có
chủ đích nhằm giác ngộ, cổ vũ, tuyên truyền kiểu này đã có tác dụng lớn lao nhƣ một ngọn
đèn khai sáng trí tuệ, nhƣ một tiếng kèn kêu gọi hành động, nhƣ một lƣỡi gƣơm quật ngã kẻ
thù...
Những thang bậc từ "minh họa" đến "luận đề" vẫn chỉ là vấn đề chức năng.
215
PHÂN LOẠI TÁC PHẨM VĂN HỌC LƢỠNG TÍNH
Vấn đề phân loại và tìm đặc điểm của các thể ký văn học
Nếu có thể kể đến cách phân loại trong văn học hiện đại. đầu tiên có khái niệm - thuật
ngữ tổng quát là ký văn học (phân biệt với ký báo chí). Đây là ranh giới đầu tiên phân biệt
văn học lƣỡng tính và phi văn học.
Có thể căn cứ vào đối tƣợng - chức năng chia thành 4 loại:(*)
Phóng sự: thiên về việc ghi sự kiện xã hội, hành động con ngƣời xoay quanh một vấn
đề nhất định của xã hội, của thời đại, trong đó có thể chứa cả tài liệu báo cáo số liệu thống kê,
bắc cầu giữa văn học và báo chí. (Thuật ngữ phóng sự gần gũi với tường thuật, điều tra của
ta ; văn học báo cáo của Trung Quốc, văn học tài liệu - nghệ thuật của Nga).
Ký sự, chú ý nhiều hơn đến con ngƣời, đến tƣ tƣởng, tình cảm bên cạnh sự kiện hành
động. Ký sự về danh nhân, nhân vật là truyện ký, về lịch sử là sử ký hoặc k ý sự lịch sử.
T ù y bút thiên về biểu hiện cảm nghĩ. thái độ của nhà văn trƣớc ngƣời và việc mà nhà
văn tiếp xúc, chứng kiến.
Bút k ý tổng hợp cả hai loại đối tƣợng của ký sự và tùy bút. Ghi theo thời gian là nhật
ký; theo những chuyến đi là du ký; theo việc đã qua nay nhớ lại, là hồi ký; mang tính chính
luận, phê phán đả kích, là tạp văn, tiểu phẩm.
Cách gọi tên các thể ký ở một số tài liệu nƣớc ngoài cũng có xu hƣớng phân biệt đối
tƣợng và chức năng nhƣ trên: Trung Quốc gọi là văn học báo cáo, đặc tả, tạp văn, tiểu phẩm;
Nga có cách gọi gắn với hình dung từ "nghệ thuật": văn tài liệu - nghệ thuật, văn lịch sử -
nghệ thuật. (Cách dùng này gần gũi với cách ơọi của Việt Nam - Ký văn học). L. Timôphêev
còn nói thêm: "Danh từ loại văn lịch sử - nghệ thuật là một thuật ngữ có tính chất ƣớc lệ
(chƣa đƣợc mọi
(*)
Theo Tạp chí văn học. số 6 - 1967.
216
ngƣời công nhận)" (51 ; T2, 173) B. Pôlêvôi căn cứ vào đặc điểm đối tƣợng, đặc tên là ký sự
kiện, ký nhân vật, ký nghị luận...
Khi gọi là lịch sử - nghệ thuật, có nghĩa là có loại văn lịch sử không phải nghệ thuật;
còn loại văn này thực hiện hai chức năng: sử học và nghệ thuật.
Khi gọi là ký văn học, có nghĩa là có loại ký không phải văn học, đó là ký báo chí, ký
khoa học; còn loại văn này thực hiện hai chức năng: thông tấn báo chí, khoa học, và chức
năng văn chƣơng.
Một loại văn mang hai chức năng, nhƣng không phải thực hiện 2 lần mà thực hiện
đồng thời, với tính cách một thực thể.
Ngoài các thể ký có tên gọi thông thƣờng (ký sự, hồi ký, bút ký...) có loại văn học tƣ
liệu, là những tác phẩm văn xuôi nghệ thuật trình bày các sự kiện lịch sử, các sự kiện thời sự
có phân tích, phê phán, hoặc chứng minh, đề xuất. Đây cũng là một dạng của ký (hồi ký,
truyện ký) nhƣng chú trọng việc phân tích tƣ liệu để tác động và thuyết phục ngƣời nghe.
Để xây dựng bảng phân loại thống nhất bao gồm cả văn học đơn tính và văn học
lƣỡng tính, chúng tôi đề nghị vẫn lấy bộ ba thuật ngữ tự sự, trữ tình, kịch làm nòng cốt. và đặt
mỗi loại ở thế lƣỡng phân :
• Tự sự đơn tính và lƣỡng tính
• Trữ tình đơn tính và lƣỡng tính
• Kịch đơn tính và lƣỡng tính
Các dạng ký tự sự (phóng sự, ký sự, hồi ký, truyện ký) ký trữ tình (bút ký, nhật ký,
tùy bút). Hình thức kết hợp giữa tự sự và chính luận có ký chính luận (tiểu phẩm. tạp văn, tạp
ký). Nếu thiên về tự sự, có thể đƣa vào ký tự sự; thiên về chính luận đƣa vào ký trữ tình, vì
ngoài "bộ ba" đã có, không cần thêm một loại thứ tƣ (chính luận). Sự phân biệt này cũng chỉ
có ý nghĩa tƣơng đối, vì sự thâm nhập xen kẽ các dạng trên là bình thƣờng.
216
Vấn đề còn lại cuối cùng của tiêu chí phân loại là đƣa luận, chính luận vào nhóm trữ
tình. Một văn bản muốn trở thành nghệ thuật chỉ có hai con đƣờng, hai lối đi vào, hai phƣơng
thức tƣ duy: tự sự hoặc trữ tình.
Ký văn học đi vào phƣơng thức tự sự nghệ thuật, điều đó không có gì phải bàn.
Nhƣng luận, chính luận, về bản chất là tƣ duy lý tính, không liên quan đến nghệ thuật. Vậy
muốn trở thành chính luận nghệ thuật phải có sự chuyển hóa mạnh mẽ từ cực lý tính sang cực
tình cảm, chính luận phải trở thành một dạng trữ tình. Sau đây là một trong những ý kiến
thuyết phục :
"Những tác phẩm nhƣ Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Thư lại dụ Vương Thông cho
đến Luận về chánh học cùng tà thuyết, Tuyên ngôn độc lập có thể xem là những tác phẩm văn
học thuộc loại trữ tình. Có thời kỳ ngƣời ta quan niệm trữ tình một cách hẹp. Theo họ, trữ
tình chỉ là sự bộc lộ những tình cảm, tâm trang riêng tƣ. Thật ra, nội dung văn học trữ tình có
phạm vi rất rộng. Nó không những là những xúc cảm cá nhân, riêng tƣ mà cả những tình cảm
xã hội - công dân rộng lớn, bao gồm nhiệt tình cách mạng, nhiệt tình chính trị, và cả những
suy tƣởng về triết học hay về đạo đức. Nó cũng bao gồm cả mọi sắc thái của tâm sự: yêu,
ghét, vui, buồn, mừng, giận, cả tin tƣởng hay hoài nghi. lạc quan hay tuyệt vọng kiên cƣờng
hay ủy mị v.v... Dấu hiệu căn bản của tác phẩm trữ tình là sự phát biểu, bộc lộ trực tiếp tƣ
tƣởng, tình cảm của xác giả với độ nồng nàn thiết tha, mãnh liệt của tâm tƣ, tạo nên ngọn lửa
bên trong có sức truyền nhiệt ra tới bên ngoài, chinh phục lý trí và tâm hồn ngƣời đọc" “Tính
chất trữ tình vốn là linh hồn của các tác phẩm chính luận hoặc bút chiến nói trên" (Trần
Thanh Đàm. 59 : 25. 26. 27 LV nhấn mạnh).
217
Bảng phân loại văn học lưỡng tính
(Theo tài liệu văn học Việt Nam)
TRỮ TÌNH TỰ SỰ KỊCH
V
H
D
Â
N
G
IA
N
- Tục ngữ - câu đố
- Các thể dân ca
- Ca khúc trữ tình dân
gian
- Thần thoại - Sử thi
- Truyền thuyết
- Cổ tích
- Ngụ ngôn dân gian
- Truyện cƣời
- Kịch bản chèo
- Kịch bản tuồng đồ
V
H
T
R
U
N
G
A
I
(V
H
v
iế
t)
- Chiếu
- Hịch
- Cáo
- Văn tế
- Văn bia
- Diễn ca lịch sử
- Lịch sử ký sự
- Truyện sử
- Truyện truyền kỳ
- Các loại truyện minh
họa
- Ngụ ngôn trung đại
- Truyện cƣời
- Kịch bản chèo
- Kịch bản tuồng đồ
V
H
C
Ậ
N
H
IỆ
N
Đ
Ạ
I
- Thơ tuyên truyền cổ
động, giáo huấn
- Tùy bút, bút ký.
- Chính luận NT, văn
hùng biện
- Ký sự, phóng sự.
- Du ký, hồi ký, tự
truyện, nhật ký..
- Truyện ký, truyện sử
- Các loại truyện minh
họa
- Ngụ ngôn hiện đại
- Truyện viễn tƣởng
-Truyện trinh thám
- Các loại kịch bản hài
hƣớc, kịch phóng sự, tài
liệu.
- Các loại kịch bản
phim thời sự, tài liệu
nghệ thuật.
218
KẾT LUẬN
Biện chứng – lịch sử của những hình thức loại hình loại thể văn học nghệ
thuật
Chức năng khách quan của văn hóa - nghệ thuật bắt nguồn từ nhu cầu khách quan của
xã hội, của con ngƣời. Nhu cầu là hiện tƣợng tâm lý, phong phú đa dạng, và có tính lịch sử.
Do đó, chức năng của các hình thức hoạt động tinh thần cũng phong phú, đa dạng và có tính
lịch sử. Sự ra đời của cái đẹp của các hoạt động thẩm mỹ trải qua ba bậc thang thẩm mỹ hóa
là một quá trình lịch sử hàng ngàn năm, qua những vận động phát triển của nhu cầu và chức
năng xã hội. Từ đó sự hình thành hai hệ thống khác nhau của văn học nghệ thuật là nhu cầu
tất yếu mang tính lịch sử : Nghệ thuật lƣỡng tính gánh vác hai mục tiêu, hai chức năng công
dụng thực tiễn và thẩm mỹ nghệ thuật. Nghệ thuật đơn tính tập trung vào một mục đích, một
chức năng - chức năng thẩm mỹ - nghệ thuật.
Vì phải chia xẻ năng lƣợng tƣ duy, hƣớng về một phía là nhiệm vụ của các hình thái ý
thức và hoạt động khác (khoa học, đạo đức, tuyên truyền...), phía còn lại, là nhiệm vụ thẩm
mỹ - nghệ thuật, nên nghệ thuật lƣỡng tính không thể đi đến cùng trên con đƣờng mỹ hóa, chỉ
dừng lại ở hình thức tiền nghệ thuật, nửa nghệ thuật. Nhƣng ở hình thức này, các tác phẩm
tiền nghệ thuật vẫn thực hiện đầy đủ và mạnh mẽ chức năng xã hội của nó. Không có sự phân
biệt, đánh giá cao thấp về giá trị văn hóa - xã hội của hai loại nghệ thuật. Chỉ có một điều, với
hình thức tiền nghệ thuật, nhiều ngƣời có thể tham gia hoạt động sáng tạo, là những nghệ
nhân, những "bàn tay vàng", trong các nghệ thuật ứng dụng, những tác giả của văn học truyền
miệng, những cây bút ký sự, hồi ký... Khi những nghệ sĩ có tài năng đặc biệt, thì có thể sáng
tạo cả hai hình thức nghệ thuật, vừa làm thơ trữ tình vừa làm thơ tuyên truyền - giáo huấn,
vừa viết tiểu thuyết vừa viết phóng sự, ký sự, cũng đều thành công. Họa sĩ Picátxô vừa vẽ
những tranh nghệ thuật tuyệt tác, vừa vẽ hình chim bồ câu để tuyên truyền cho hòa bình, vừa
219
những hình hoa văn để sản xuất vải hoa. Vì thực hiện mục tiêu giáo huấn của nghệ thuật
lƣỡng tính, nhà văn lớn của chủ nghĩa cổ điển Pháp Laphôngten đã để lại một kho tàng truyện
thơ ngụ ngôn vô giá. Trong lịch sử nghệ thuật, biết bao nhiêu những tác phẩm thuộc nghệ
thuật lƣỡng tính đã đƣợc "chuyển hệ" trở thành kiệt tác lƣu truyền nhƣ nghệ thuật đơn tính.
Đó là bức chân dung "ngƣời thật việc thật" của Lêôna đơ Vanhxi (Mona Lida), đó là những
tranh thờ phục vụ tôn giáo (các tranh đức mẹ của Raphaen, tranh minh họa kinh thánh của
Mikenlăng). Những tác phẩm văn học xuất hiện trong các thời đại có những biến động lớn về
xã hội và tƣ tƣởng, nhƣ thời phục hƣng, thời đại ánh sáng... (nhƣ của Rabơle, Rútxô, Điđơrô,
Gơt..) đều mang tính luận đề (triết học, đạo đức), ở vùng giáp ranh của văn học minh họa
lƣỡng tính... nhƣng nhiều nhà văn và tác phẩm vẫn là bất tử. Vậy thể loại không làm danh giá
thêm con ngƣời, chỉ có "con ngƣời làm lớn cho thể loại" (Chế Lan Viên).
Việc phân biệt hai hệ thống, hai nhóm nghệ thuật đơn tính và lƣỡng tính không thể có
một ranh giới tuyệt đối, cũng nhƣ không có phân chia rạch ròi giữa lý trí và tình cảm trong
con ngƣời, giữa tƣ duy khoa học và tƣ duy nghệ thuật... Hiện tƣợng quang phổ của các hình
thức thể loại là một chứng minh cho tính biện chứng của tƣ tƣởng hình thái học.
Quan điểm biện chứng và lịch sử về hình thái học của văn hóa nghệ thuật cần được
thể hiện nhất quán không chỉ trong hoạt động lý thuyết, mà cả trong hoạt động thực tiễn,
trong đời sống văn học nghệ thuật (Nhƣ ý kiến ở trang đầu bản luận văn).
Nếu trong lý luận, ta thừa nhận có hai hệ thống văn học - nghệ thuật với chức năng
khác nhau nhằm đáp ứng hai loại nhu cầu tinh thần - thực tiễn khác nhau của con ngƣời - xã
hội, và cả hai đều có vai trò vị trí xã hội quan trọng nhƣ nhau, thì trong đời sống văn học
cũng phải hiện thực hóa việc phân chia và phân công theo hai hệ thống nhƣ vậy :
220
Trong nghiên cứu, biên khảo, sưu tập, xuất bản không gộp chung hai loại văn thành
một loại nhƣ nhau.
Trong phê bình, giảng dạy, giáo dục, có phƣơng pháp và tiêu chuẩn bình phẩm đánh
giá khác nhau về hai loại văn
Trong sáng tác và định hướng cho sáng tác - đây là lĩnh vực cơ bản nhất của đời sống
văn học - cần có sự ứng xử công bằng với hai loại văn nhƣng thƣờng xuyên quan tâm đến sở
trƣờng, sở đoản của mỗi loại đối với năng lực của ngƣời sáng tác, đối với hoàn cảnh, môi
trƣờng sử dụng. Kinh nghiệm của sáng tác và định hƣớng, xem xét từ góc độ hình thái học
nghệ thuật, trong những chục năm qua là :
Người sáng tác, nếu vì một mục tiêu cao đẹp, chân chính, có thể sáng tác bằng bất kỳ
hình thức thể loại nào, kể cả văn chƣơng minh họa, lƣỡng tính. Điều quan trọng với ngƣời
nghệ sĩ đích thực là đƣợc đem hết tài năng sáng tạo trong tinh thần tự nguyện, vô tƣ đóng góp
tối đa cho nền văn học dân tộc và nhân loại. Nhƣng trong khi sáng tác, cần phân biệt sự khác
nhau của hai hình thức sáng tạo, để có thái độ thích nghi : khi cần, phục vụ kịp thời, trƣớc
mắt, nhƣng vẫn bình tĩnh, kiên trì tích lũy cho sự nghiệp sáng tạo lâu dài (nhƣ lời tâm sự của
Trần Đăng). Về điều này, không để lặp lại sự hối tiếc một lần nữa, không bao giờ phải đọc
"lời ai điếu" nhƣ một nhà văn hiện đại quá cố đã từng bộc lộ(*).
Ngƣời định hƣớng cho sự nghiệp văn học nghệ thuật, cũng đã có kinh nghiệm của
nhiều chục năm, không gộp chung hai loại nghệ thuật thành một, càng không biến nghệ thuật
đơn tính thành nghệ thuật lƣỡng tính, theo xu hƣớng thực dụng, lo mục tiêu thời vụ, trƣớc
mắt. Nhƣ một nghệ sĩ - đạo diễn sân khấu đã đúc kết : "Cha ông để lại cho chúng ta Quan Âm
Thị Kính, Kim Nham, Lƣu Bình Dƣơng Lễ... còn chúng ta chẳng có gì để lại cả, chúng ta
không có tích
(*)
Nguyễn Minh Châu: "Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa". Bài đăng báo Văn
nghệ Hội nhà văn số 49 - 50 (12-1987). Trong bài báo này, nhà văn phê phán và tự phê phán trƣờng hợp sáng
tác minh họa không tự nguyện, không hào hứng do bị áp đặt, của một thời làm văn nghệ.
221
lũy. Nguyên nhân? Chúng ta không coi sáng tạo như một mục đích mà như một công cụ"(*)
Đúng nhƣ Hêgel đã nói, đối với nghệ thuật lƣỡng tính, nghệ thuật chỉ là phƣơng tiện, là công
cụ, nhƣng với nghệ thuật đơn tính, thì nghệ thuật là mục đích - mục đích tự thân.
Sự phân biệt hai hệ thống, hai loại nghệ thuật theo quan niệm khoa học hình thái học
của văn học nghệ thuật, là một tƣ duy mới trƣớc những vấn đề không mới, là đề tài cần đƣợc
mở ra để tiếp tục nghiên cứu thêm nữa.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 1996
(*)
Nguyễn Đình Nghi: Trả lời phỏng vấn của báo Thanh niên, số 183 (16.11-1996) "Chúng ta không
coi sáng tạo như một mục đích mà như một công cụ. Đã là công cụ thì không cần tích lũy người ta không giữ lại
cuốc mẻ, xẻng gãy cán, dao cùn... Các vở diễn của chúng ta phục vụ những vấn đề thời sự rồi xếp xó. Nó cũ rất
nhanh trong khi nghệ thuật thật sự bao giờ cũng mới. Khi nào khắc phục được tư duy ăn xổi này, sân khấu mới
khá được."
222
Bảng phân loại văn học
(tổng hợp - đa chiều)
TỰ SỰ TRỮ TÌNH KỊCH
V
Ă
N
H
Ọ
C
D
Â
N
G
IA
N
VHLT VHĐT VHLT VHĐT VHLT VHĐT
Sử thi dân
gian
Ca dao minh
họa Ca dao trữ
tình
Kịch hát
V
Ă
N
V
Ẩ
N
Thần thoại Tr.
thuyết Cổ tích
Tr. cƣời Ngụ
ngôn
Kịch Luận Tr.
miệng
Kịch hài, hề
V
Ă
N
X
U
Ô
I
C
Ổ
-
T
R
U
N
G
Đ
Ạ
I
Diễn ca lịch
sử
Anh hùng ca
Trƣờng ca
trung đại
Truyện thơ
Balát
Thơ (tuyên
truyền, giáo
huấn)
Thi Phú
Bi ca Tụng
ca
Kịch hát
Kịch cổ đại
Kịch trung đại
(thơ)
V
Ă
N
V
Ầ
N
Văn bia L. sử
ký sự Truyện
sử Tr. tr. kỳ
Ngụ ngôn Tr.
cƣời
Truyện Tiểu
thuyết
Luận Văn tế
Hịch, cáo Hùng
biện
Tùy bút
Kịch hài, hề
Kịch cổ đại
Kịch trung đại
(văn xuôi)
V
Ă
N
X
U
Ô
I
C
Ậ
N
-
H
IỆ
N
Đ
Ạ
I
Truyện sử
Truyện minh
họa
Truyện thơ Thơ (tuyên
truyền, giáo
huấn)
Thơ trữ tình Kịch minh
họa
Kịch thơ biện
đại
Kịch hát hiện
đại
V
Ă
N
V
Ầ
N
Ký văn học:
ký sự phóng
sự hồi ký ...
Truyện ngắn -
vừa tiểu thuyết
Tùy bút Bút ký
chính luận
Tùy bút Kịch minh
họa
Kịch hiện đại
(văn xuôi)
V
Ă
N
X
U
Ô
I
Bảng phân loại theo 4 tiêu chí:
• Chức năng : đơn tính, lƣỡng tính.
• Phƣơng thức (thi pháp): tự sự, trữ tình, kịch.
• Hình thức ngôn ngữ: văn vần. văn xuôi.
• Lịch sử : văn học dân gian, cổ đại, trung đại, hiện đại.
223
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
CÁC BẢNG DANH MỤC NGHỆ THUẬT
• Bảng danh mục của Hêgel (14) và Bêlinxky (17):
1. Kiến trúc
2. Điêu khắc
3. Hội họa
4. Âm nhạc
5. Thơ (văn học - L.V)
• Các bảng danh mục trong khái luận mỹ học Mác-xít từ 1960 đến nay (theo tên sách, tên tác giả, năm
xuất bản):
1. Nguyên lý mỹ học Mác-Lênin(11) (Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô -1960)
1. Kiến trúc
2. Nghệ thuật thực dụng - trang trí
3. Điêu khắc
4. Hội họa và nghệ thuật vẽ (Đồ họa - L.V)
5. Văn học có tính nghệ thuật (Văn nghệ thuật - L.V)
6. Âm nhạc
7. Nghệ thuật nhảy múa
8. Kịch
9. Điện ảnh
2. Nghệ thuật và mỹ học (40A) (A. Zix - 1967)
1. Văn nghệ thuật
2. Nghệ thuật tạo hình: Hội họa, Đồ họa, Điêu khắc, Ảnh nghệ thuật.
3. Nghệ thuật biểu hiện: Kiến trúc, Nghệ thuật trang trí - thực dụng, Âm nhạc, Múa.
4. Nghệ thuật tổng hợp: Sân khấu, Tạp kỹ, Xiếc, Điện ảnh. Vô tuyến truyền hình.
3. Các loại hình nghệ thuật (19) (V. Kôginôv. 1960 - 1963)
1. Kiến trúc
2. Hoa văn
3. Nhảy múa
4. Âm nhạc
5. Điêu khắc
6. Hội họa
7. Nghệ thuật ngôn ngữ - văn học
8. Sân khấu
9. Nghệ thuật điện ảnh
224
4. Mỹ học (6) (I.B. Axtakhov. 1971)
1. Kiến trúc
2. Điêu khắc và hội họa
3. Âm nhạc
4. Văn học
5. Mỹ học Mác-Lênin (26) (M.F. Ôvxianhicôv chủ biên, 1973)
1. Kiến trúc 6. Âm nhạc
2. Nghệ thuật trang trí 7. Múa
3. Nghệ thuật tạo hình 8. Sân khấu
(Điêu khắc, Hội họa, Đồ họa) 9. Điện ảnh
4. Ảnh nghệ thuật 10.Vô tuyến truyền hình
5. Văn nghệ thuật 11. Tạp kỹ và xiếc
6. Mỹ học (7B) (Iv.B.Boorrev. 1975)
1. Nghệ thuật thực dụng 8. Sân khấu
2. Xiếc 9. Âm nhạc
3. Kiến trúc 10. Múa
4. Nghệ thuật trang trí 11 .Nhiếp ảnh
5. Hội họa và đồ họa 12. Điện ảnh
6. Điêu khắc 13.Vô tuyến truyền hình
7. Văn học 14.Nghệ thuật công nghiệp
7. Chương trình nguyên lý mỹ học Mác-Lênin (10) (Bộ giáo dục đại học và trung học chuyên
nghiệp Liên Xô - 1975)
1. Nghệ thuật trang trí - thực 6. Văn nghệ thuật
dụng, thiết kế công nghiệp 7. Sân khấu
2. Kiến trúc 8. Tạp kỹ - xiếc
3. Hội họa và đồ họa 9. Múa
4. Điêu khắc 10. Điện ảnh
5. Âm nhạc 11. Vô tuyến truyền hình
8. Mỹ học Mác-Lênin (27) (M.F. Ôvxianhicôv chủ biên, 1983)
1. Văn nghệ thuật 8. Múa
2. Kiến trúc 9. Sân khấu
3. Nghệ thuật trang trí l0. Ảnh nghệ thuật
4. Điêu khắc 11. Điện ảnh
5. Hội họa 12. Vô tuyến truyền hình
6. Đồ họa 13. Tạp kỹ và xiếc
7. Âm nhạc
225
9. Nguyên lý mỹ học Mác-Lênin (251 (LA. Lukin, 1984)
1. Nghệ thuật ứng dụng
2. Kiến trúc
3. Nghệ thuật tạo hình (Hội họa. Đồ họa. Điêu khắc, Ảnh nghệ thuật)
4. Văn nghệ thuật
5. Âm nhạc
6. Sân khấu và điện ảnh
10. Mỹ học đại cương (34) (Lê Ngọc Trà - Lâm Vinh - Huỳnh Như Phương - Phần các loại
hình nghệ thuật do L.v. viết, 1984)
Hệ thống 1: Nghệ thuật đơn tính: Hệ thống 2: Nghệ thuật lưỡng tính:
1. Điêu khắc
2. Hội họa - Đồ họa
3. Văn chƣơng
4. Âm nhạc
5. Múa
6. Sân khấu
7. Phim (trong điện ảnh và truyền
hình)
1. Kiến trúc
2. Đồ dùng - công cụ
3. Trang trí
4. Hoa vãn
5. Điêu khắc ứng dụng
6. Hội họa - Đồ họa ứng dụng
7. Nhiếp ảnh
8. Văn chƣơng ứng dụng
9. Âm nhạc ứng dụng
10. Múa ứng dụng
11. Sân khấu ứng dụng
12. Màn ảnh ứng dụng
13. Xiếc
14. Thể thao nghệ thuật
Phụ lục 2
CÁC BẢNG DANH MỤC LOẠI THỂ VĂN HỌC
Phần I
Phần tham khảo các tài liệu cổ phương tây:
- Aritxtôt (40c) Hêgel (14) Bêlinxky (17): 3 loại: Tự sự, Trữ tình, Kịch.
Phần tham khảo các tài liệu cổ Trung Hoa:
- Tào Phi: (70) 8 thể, chia 2 loại: tấu, nghị, thƣ, luận, minh, lỗi: và thi, phú.
- Lƣu Hiệp (64) 21 thể, gồm 11 thể văn: thơ, nhạc phủ, phú, tụng, tán, chúc minh, minh châm, lũy bi, ai
điếu, tạp văn, hài ẩn.
10 thể bút: sử truyện, chƣ tử, luận thuyết, chiếu sách, hịch di. phong thiện, chƣơng biểu, tấu khải, nghị
đối, thƣ ký.
Các tài liệu trước 1945:
-Bùi Kỷ (Quốc văn cụ thể) chia 4 lối văn:
- Có vần mà không đối
226
- Có vần - đối nhau
- Đối nhau - không vần
- Không vần - không đối (vãn xuôi, tản văn)
Dương Quảng Hàm:
- Vận văn
- Biền văn
- Tản vân (văn xuôi)
PHẦN II
(Ở Việt Nam, từ 1960 về sau, theo tên sách, tên tác giả, năm xuất bản)
1. Mấy vấn đề văn học (Nguyễn Lƣơng Ngọc, 1960)
Chia 4 loại: thơ, tiểu thuyết, kịch, và một số loại văn xuôi khác (tùy bút, tạp văn).
2. Những nguyên lý về lý luận văn học (Hà Minh Đức, 1962)
Chia 4 loại: thơ ca, tiểu thuyết, kịch, tản văn.
3. Cơ sở lý luận văn học (47) (Hà Minh Đức. 1985)
Chia 4 loại: Thơ trữ tình, Các thể ký văn học, Tiểu thuyết, Kịch.
4. Lý luận văn chương (4I) (Lâm Vinh, Phùng Vãn Nghệ - 1986)
Chia 3 loại: Trữ tình, tự sự, kịch. Giới thiệu thêm: Ký tự sự
5. Lý luận văn học (52)
6. Lý luận văn học ,42) (Hà Minh Đức, Lý Hòa Thu, 1995)
Chia 4 loại: Thơ, Tiểu thuyết, Kịch, Các thể ký văn học (trong đó có Ký chính luận)
7. Lý luận văn học - vấn đề và suy nghĩ (44) (Nguyễn Văn Hạnh, 1995)
Chia 5 loại: thơ, Truyện. Ký, Luận, Kịch
Các sách dịch:
8. Nguyên lý lý luận văn học (51) (L.Timôphiev, HN 1962)
Chia 6 loại: Tự sự (dịch: kể chuyện), Trữ tình (dịch: Thơ trữ tình), Tự sự - trữ tình (dịch: Kể chuyện -
trữ tình), Lịch sử - nghệ thuật, Kịch, Châm biếm.
9. Lý luận văn học (43) (N.A.Gulaiev, HN 1982)
Chia 3 loại: Tự sự (gồm cả Ký). Trữ tình (gồm cả trào phúng, ngụ ngôn ...). Kịch (gồm cả các loại kịch
hài)
10. Dẫn luận nghiên cứu văn học (48) (G.Pospêlov chủ biên, HN 1985)
Chia 4 loại: Các thể tài tự sự, các thể tài kịch, các thể tài trữ tình (bao gồm thơ châm biếm), các thể tài
tự sự - trữ tình (kể cả ngụ ngôn).
227
Phụ lục 3
CÁC BẢNG DANH MỤC CHỨC NĂNG NGHỆ THUẬT
(Theo tác giả, trong các tài liệu mỹ học và lý luận văn học)
Trong tài liệu mỹ học
1. 1970 - M.Marcov (22a)
3 chức năng đặc thù:
1. Nhận thức các hàm ý, nhận thức mặt tình cảm của hiện thực con ngƣời.
2. Rèn luyện kinh nghiệm cảm xúc, khả năng rung cảm mạnh mẽ, tinh tế của con ngƣời.
3. Đền bù, tạo khả năng sống nhiều cuộc sống hơn cuộc sống thƣờng ngày. 1 chức nâng phổ biến
(của nghệ thuật và khoa học)
4. Nhận thức nói chung
2. 1972 - M.Kagan (17)
Chức năng tổng quát: Mô hình hóa sự sống một cách hình tƣợng, bổ sung cho đời sống thực tế của con
ngƣời bằng sự sống trong nghệ thuật.
3. 1973 - M.Kagan (26)
5 chức nâng cụ thể:
1. Khai sáng
2. Phƣơng pháp luận
3. Giáo dục
4. Giải trí
5. Thông tin
1 chức năng tổng quát:
6. Bổ sung làm phong phú kinh nghiệm sống chật hẹp của cá nhân bằng cuộc sống tƣởng tƣợng,
theo một định hƣớng nhất định.
4. 1975 - Iu.Bôrev (7b) .
9 chức năng:
1. Cải tạo-xã hội 6. Giáo dục
2. Nhận thức - phát hiện 7. Khêu gợi
3. Quan niệm - nghệ thuật 8. Thẩm mỹ
4. Dự báo (cassandre) 9. Gây khoái cảm
5. Thông tin - giao tiếp
5. 1977 - L. N. Xtôlôvich
(Trong 2 tài liệu: "Bản chất của giá trị thẩm mỹ" của Xtôlôvich, và "Những vấn đế đạo đức học và mỹ
học" do Iliađi chủ biên)
8 bình diện của giá trị nghệ thuật →13 chức năng tương ứng:
1. Sáng tạo 1. Phát hiện
2. Thông tin - phản ánh 2. Tiên đoán 4. Soi sáng
3. Nhận thức 5. Bộ nhớ xã hội
3. Tâm lý 6. Truyền nhiễm 7. Bù đắp
4. Xã hội 8. Tổ chức xã hội
5. Tín hiệu 9. Giao tế
6. Đánh giá 10. Đánh giá
228
7. Giáo dục 11. Giáo dục
8. Trò chơi 12. Giải trí
13. Khoái cảm
6. 1982 - I. A. Lukin(25)
3 chức năng:
1. Nhận thức
2. Giáo dục tƣ tƣởng và đạo đức
3. Thẩm mỹ
7. 1983 - G. p. Turuk (27) (Trong lần tái bản cuốn "Mỹ học Mác - Lênin", 1973, của đại học Liên Xô -
Xem số thƣ mục 26)
2 chức năng:
1. Nhận thức
2. Giáo dục
Trong tài liệu lý luận văn học
(xuất bản trong nước)
1. 1980 - Bùi Ngọc Trác (47)
3 chức năng:
1. Nhận thức
2. Giáo dục
3. Thẩm mỹ
2. 1982 - N. A. Gulaiev (43)
1 chức năng: Giáo dục
3.1984 - Lê Đình Kỵ (45)
3 chức năng:
1. Giao lƣu tình cảm
2. Nhận thức
3. Giáo dục
4. 1985 - G. Pospêlov (48) (Rút ra trong phần "Sáng tác nghệ thuật")
3 chức năng:
1. Nhận thức
2. Giáo dục xã hội
3. Thẩm mỹ
5. 1986-Lâm Vinh(41)
5 chức năng
1. Nhận thức
2. Giáo dục
3. Thẩm mỹ
4. Thông tin - giao tiếp
5. Giải trí
229
6.1986 - Lê Ngọc Trà (52)
4 chức năng:
1. Nhận thức
2. Giáo dục
3. Thẩm mỹ
4. Giao tiếp
7.1992 - Trần Đình Sử (49)
1 chức năng: Nhận thức
8.1992 - Lê Ngọc Trà (53)
7 chức năng:
1. Tự bộc lộ 4. Giao tiếp
2. Nhận thức / tự nhận thức 5. Thẩm mỹ
3. Giáo dục / tự giáo dục 6. Giải trí
9. 1995 - Nguyễn Văn Hạnh (44)
Tổng kết 9 chức năng:
1. Nhận thức 6. Nhân đạo hóa
2. Giáo dục 7. Sáng tạo
3. Thẩm mỹ 8. Tự biểu hiện
4. Giao tiếp 9. Dự báo
5. Giải trí
và hai chức năng cơ bản:
1. Giáo dục thẩm mỹ
2. Giữ gìn, phát triển, truyền đạt sự sống. chất ngƣời cho con ngƣời
10 .1995 - Phạm Thành Hưng (42)
3 chức năng kép :
1. Nhận thức và dự báo
2. Thẩm mỹ và giải trí
3. Giáo dục và giao tiếp.
230
Phụ lục 4
HỆ THỐNG SƠ ĐỒ HÌNH THÁI HỌC VĂN HỌC
Sơ đồ tổng quát: ba bậc thang mỹ hóa (Sơ đồ 1, tr 68)
Quá trình mỹ hóa
A Mỹ hóa bậc 1 Mỹ hóa bậc 2 Mỹ hóa bậc 3 B
Thẩm mỹ - Phi NT Thẩm mỹ - NT lƣỡng tính Thẩm mỹ - NT đơn tính
Sơ đồ các quy luật tâm lý sáng tạo nghệ thuật (Sinh thành)
1. Quy luật chủ thể hóa nghệ thuật (Sđ, 7, tr. 113)
Chủ thể TM – phi NT Chủ thể TM – tiền NT Chủ thể TM – Nghệ thuật
Năng lực thẩm mỹ phổ biến Tài năng nghệ thuật kiểu nghệ nhân Thiên tài nghệ thuật kiểu nghệ sĩ
2. Quy luật tình cảm – cảm xúc (Sđ 8, tr. 137
Nhận thức cảm tính
Mỹ hóa bậc 1 Mỹ hóa bậc 2 Mỹ hóa bậc 3
cảm xúc thẩm mỹ
(phi nghệ thuật)
cảm xúc nghệ thuật
(NT ứng dụng – lƣỡng tính
cảm xúc nghệ thuật
(NT thuần nhất – đơn tính)
tình cảm – cảm xúc thẩm mỹ
3. Quy luật tƣởng tƣợng – hƣ cấu (Sđ 15, 198)
A Mỹ hóa bậc 1 Mỹ hóa bậc 2 Mỹ hóa bậc 3 B
Hư cấu phi nghệ thuật
Lao động sản xuất
Khoa học kỹ thuật
Hư cấu tiền nghệ thuật (NTTL)
Thủ công, mỹ nghệ
phônclo, ký văn học
Hư cấu nghệ thuật (NTĐT)
Các loại hình nghệ thuật
Sơ đồ hình thái học của hình tượng
A Mỹ hóa bậc 1 Mỹ hóa bậc 2 Mỹ hóa bậc 3 B
Hình tƣợng minh họa
(dạng lý tính)
Khoa học – kỹ thuật)
Hình tượng minh họa
(dạng cảm tính – cụ thể)
Nghệ thuật lƣỡng tính
Hình tượng nghệ thuật
(tạo hình/ biểu hiện)
Nghệ thuật đơn tính)
Chú thích: Tham khảo thêm các sơ đồ : hình thái học nghệ thuật theo lịch đại (trang 74, 76. 77), ba
vùng mỹ hóa (trang 78, 79) chuyển hóa nghệ thuật và phi nghệ thuật giữa hai cực A, B (trang 79), tính minh họa
và tính luận đề (trang 206) tuyên truyền và nghệ thuật (trang 175).
231
THƢ MỤC
TRIẾT HỌC - MỸ HỌC (KHÁI LUẬN)
1
a
. C.Mác, F. Ănghel - Về văn học và nghệ thuật Nvb Xã hội, Paris (Nxb Sự Thật, Hà Nội
(HN), 1958).
1
b
. C.Mác, F.Ănghe1, V.Lênin - Về văn học và nghệ thuật- Nxb sự Thật
2. F. Ănghel - Biện chứng của tự nhiên. Nxb Sự Thật, HN 1976
3. V. Lênin - Bàn về văn hóa văn học. Nxb Văn Học HN 1977.
4. V. Lênin - Bút ký triết học. Nxb Sự Thật, HN 1963.
5. Hồ Chí Minh - Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Nxb Văn Học HN, 1981.
*
* *
6. I..B. Axtakhôv - Mỹ học(*) - Nxb Công Nhân, Mạc Tƣ Khoa (MTK), 1971.
7
a
. Iu. B. Bôrev - Những phạm trù mỹ học cơ bản. Nxb Trƣờng Cao Đẳng MTK, 1960.
7
b
. Iu. B. Bôrev - Mỹ học Nxb Văn liệu Chính Trị, MTK, 1975.
8. V. PH. Bêrextơniôv và G.A. Nêđôsivin (Tổng biên tập) - Nguyên lý mỹ học Mác - Lênin (3
tập), Nxb Sự Thật, HN, 1961.
9. Trƣờng Chinh - Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam . Nxb Sự Thật, HN, 1974.
10. Chương trình Nguyên lý mỹ học Mác - Lênin của các trƣờng Đại học Liên Xô, Nxb Tƣ
Tƣởng, MTK, 1975.
11. Chương trình Nguyên lý mỹ học Mác - Lênin của các trƣờng Đại học Mác - Lênin (Liên
Xô), Nxb Trƣờng Cao Đẳng, MTK, 1979.
12. B.A.Erengrôxx - Mỹ học - Khoa học diệu kỳ. Nxb Văn Hóa, HN, 1984.
13. K Garanov - Hình tượng nghệ thuật và đời sống lịch sử của nó. Nxb Nghệ Thuật, MTK,
1970.
14. F V Hêgel - Mỹ học (4 tập) Nhữ Thành dịch theo bản dịch tiếng Nga, Nxb Nghệ Thuật,
MTK, 1966. Có đối chiếu với nguyên bản tiếng Đức. (Bản in nội bộ của Viện Văn
Học, HN, 1973).
(*)
Những tên sách in chữ đậm là sách bằng tiếng nƣớc ngoài.
232
15. Đ.Huytsman - Mỹ học. Paris, 1961. (Denis Huisman - L' Esthétique, PUF, Paris, 1961)
16. Đ.Huytsxman và G.Patric - Mỹ học công nghiệp. Pari, 1961 (Denis Huisman et Georges
Patrix :L' Esthétique industruelle. PUF, Paris,1961).
17. M. Kagan - Hình thái học nghệ thuật. Nxb Nghệ Thuật Lêningrad, 1972.
18. Lê Hữu Khải - Thẩm mỹ học. Nxb Khai Trí, Sài Gòn 1973.
19. V. Kôginôv - Các loại hình nghệ thuật. Nxb Văn Hóa - Nghệ Thuật Hà Nội, 1963.
20. S. Lalô - Những khái niệm mỹ học. Pari , 1952 (Charles Lalo – Notions d'esthétique.
Paris,1952)
21. B. S. Maylak - Trên ranh giới giữa khoa học và nghệ thuật Nxb khoa học, Lêningrad,
1971.
22
a
. M. Markôv - Nghệ thuật là một quá trình (Nguyên lý lý thuyết chức năng về nghệ
thuật) Nxb Nghệ Thuật, MTK, 1970.
22
b
M. Nêđôngxel. - Nhập môn mỹ học. Pari, 1953. (M. Nédoncelle - Introduction à
1'esthétique. Paris, 1953).
25.. I. A. Lukin, V.C Xcacherơsiccôv - Nguyên lý mỹ học Mác Lênin. Nxb Sách giáo khoa
Mác - Lênin, HN, 1984.
26. M. F. Ôvxianhicôv (chủ biên) - Mỹ học Mác - Lênin. Nxb Đại học MTK, 1973.
27. M.F. Ôvxianhicôv (chủ biên) - Mỹ học Mác - Lênin. Nxb Đại học MTK, 1983 - Nxb Văn
Hóa, HN, 1987.
28. G.V Plêkhanôv - Nghệ thuật và đời sống xã hội; Nxb Văn Hóa -Nghệ Thuật, 1963.
29. Nguyễn Quân - Ghi chú về nghệ thuật. Nxb Mỹ Thuật, HN, 1990.
30. Secnƣsepxki - Quan hệ thẩm mỹ của nghệ thuật đối với hiện thực. Nxb Văn Hóa - Nghệ
Thuật, HN, 1962.
31. Hoàng Tụy - Phương pháp tiếp cận hệ thống. Tƣ liệu, Đại Học Sƣ Phạm Hà Nội.
32. Chu Quang Tiềm - Tâm lý văn nghệ. Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1991.
33. Lê Ngọc Trà - Lâm Vinh - Đi tìm cái đẹp. Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1982.
233
34. Lê Ngọc Trà - Lâm Vinh - Huỳnh Nhƣ Phƣơng - Mỹ học đại cương. Nxb Văn hóa -
Thông tin, 1994.
36. Viện triết học UBKHXHVN - Mấy vấn đề đạo đức và thẩm mỹ. Hà nội, 1993
37. L. vƣgôtxki - Tâm lý học nghệ thuật, Nxb KHXH, Hà Nội, 1981.
39. Nguyễn Văn Xung - Thẩm mỹ học thông khảo. Đại Nam, CA, USA.
40
a
A.Zix - Nghệ thuật và mỹ học - (nhập môn nghệ thuật học). Nxb Nghệ thuật, MTK,
1967.
40
b
. A.Zix - Nguyên lý mỹ học mác xít. Nxb Tiến bộ, MTK, 1977. (AvnerZiss - Eléments
d'esthétique marxiste, E. Progrès, Moscou, 1977).
Những sách tiếng Nga (in đậm) chưa xuất bản ở Việt Nam, có tham khảo các bài dịch nội bộ của các dịch giả Phan
Ngọc, Hoàng Ngọc Hiến, Hoài Lam.
LÝ LUẬN VĂN HỌC (KHÁI LUẬN)
40
c
. Arixtxtôt - Nghệ thuật thơ ca. Nxb Văn Hóa, Hà Nội, 1964.
41. Bộ môn lý luận văn học: Lý luận văn chương (Sơ giản) - Đại học Sƣ phạm TP. Hồ Chí
Minh, 1986.
42. Hà Minh Đức (chủ biên) - Lý luận văn học. Nxb Giáo Dục, HN. 1995.
43. N.A. Gulaiev - Lý luận văn học. Nxb Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp (THCN),
HN, 1982.
44. Nguyễn Văn Hạnh - Huỳnh Nhƣ Phƣơng - Lý luận văn học, vấn đề và suy nghĩ. Nxb Giáo
Dục, HN, 1995.
45. Lê Đình Kỵ - Tìm hiểu văn học. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1984.
46. Đặng Thai Mai - Văn học khái luận. Liên hiệp xuất bản cục Sài Gòn, 1950
47. Nguyễn Lƣơng Ngọc (Chủ biên) - Cơ sở lý luận văn học (3 tập). Nxb Đại Học và THCN,
HN, 1980 - 1983.
48. G. Pospêlov (chủ biên) – Dẫn luận nghiên cứu văn học (2 tập). Nxb Giáo Dục, HN, 1985.
49. Trần Đình Sử - Văn lớp 10, 11, 12 - Phần lý luận văn học. Nxb Giáo Dục HN, 1990.
50. Trần Đình Sử - Giáo trình thi pháp học. Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 1993.
51. L. Timôphêev (2 tập) - Nguyên lý lý luận văn học. Nxb Văn Hóa - Viện Văn Học, HN,
1962.
234
53. Lê Ngọc Trà - Văn lớp 10, 11. 12 - Phần lý luận văn học. Nxb Giáo Dục. HN, 1990.
54. Nguyễn Văn Trung - Lược khảo văn học (3 tập). Nxb Nam Sơn, Sài gòn,
1965 - 1968.
LÝ LUẬN SÁNG TÁC - PHÊ BÌNH VĂN HỌC
55. M. Arnaudov - Tâm lý học sáng tạo văn học. Nxb Văn học, HN 1978.
56. N. Boalô - Nghệ thuật thơ ca (Nguyễn Trác dịch). Tƣ liệu Đai học Sƣ phạm Hà Nội.
57. M. Bakhtin - Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki. Nxb Giáo dục, 1993.
57
b
. M. Bakhtin - Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Trƣờng Nguyễn Du, 1992.
58. Nguyễn Phan Cảnh. Ngôn ngữ thơ. Nxb Đại học THCN 1987
59. Trần Thanh Đạm, Huỳnh Lý, Hoàng Nhƣ Mai, Phan Sĩ Tấn, Đàm Gia Cần - Vấn đề giảng
dạy tác phẩm văn học theo loại thể. Nxb Giáo Dục HN 1971.
60. Hà Minh Đức - Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại. Nxb KHXH, HN, 1974.
61. M. Gorki - Bàn về văn học (2 tập). Nxb Văn Học, 1970.
61
b
P. M. Giacôpxơn - Tâm lý học sáng tạo nghệ thuật. Nxb Tri thức, MTK, 197
62. R. Giacôpxơn - Ngôn ngữ học và thơ ca (Cao Xuân Hạo dịch). Tƣ liệu, Đại học Sƣ phạm
Thành phố Hồ Chí Minh.
63. Nguyễn Văn Hạnh - Suy nghĩ về văn học. Nxb Văn Học, HN, 1979
64. Lƣu Hiệp - Văn tâm điêu long (Phƣơng Lựu dịch và giới thiệu trong "Thông báo nghệ
thuật" - Bộ Văn Hóa; Phan Ngọc dịch và giới thiệu trong tạp chí "Văn học nƣớc
ngoài", Hội nhà văn)
65. Hội văn học nghệ thuật Quảng Nam - Đà Nẵng - Nhà văn bàn về nghề văn. 1983.
66. M.B. Khrapchenkô - Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, Nxb Tác
Phẩm Mới, HN, 1978.
67. M.B.Khrapchenkô - Sáng tạo nghệ thuật - hiện thực - con người (2 tập), Nxb KHXH.HN,
1984.
70. I.S. Lisêvich - Tư tưởng văn học Trung Quốc cổ xưa. Trƣờng Đại học Sƣ phạm TP Hồ
Chí Minh, 1993
235
71. Phƣơng Lựu - Lỗ Tấn nhà lý luận văn học. Nxb Đại Học THCN, HN, 1977.
72. Nguyễn Đăng Mạnh - Nhà văn tƣ tƣởng phong cách- Nxb Văn học HN, 1983
73. Nguyễn Đăng Mạnh - Mấy vấn đề về phương pháp tìm hiểu phân tích thơ Hồ Chủ Tịch.
Nxb Giáo Dục, HN 1981.
74. Đặng Thai Mai - Trên đường học tập và nghiên cứu (2 tập) Nxb VH, HN 1969.
75. Phùng Quí Nhâm - Lâm Vinh - Tiếp cận văn học. Trƣờng Đại học Sƣ phạm TP Hồ Chí
Minh, 1994.
76. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức - Thơ ca Việt Nam (hình thức và thể loại). Nxb KHXH,
HN, 1971.
77. Huỳnh Nhƣ Phƣơng - Những tín hiệu mới. Nxb Trẻ, 1995.
78. K. Pautôpxki - Bông hồng vàng. Nxb Văn Học, HN, 1983.
79. K. Pautôpxki - Một mình với mùa thu. Nxb Tác Phẩm Mới, HN, 1974.
80. Vũ Ngọc Phan - Nhà văn hiện đại (2 tập) Nxb KHXH, HN, 1989.
81. Vũ Ngọc Phan - Trên đường nghệ thuật. Nxb Đời Nay, Sài Gòn, 1963.
83. Trần Đình Sử - Thi pháp thơ Tố Hữu. Nxb Tác Phẩm Mới, 1987.
83. Nguyễn Minh Tấn (chủ biên) - Từ trong di sản. Nxb Tác Phẩm Mới, HN, 1988.
85. Hoài Thanh - Hoài Chân - Thi nhân Việt Nam. Nxb Thiều Quang, Sài Gòn, 1967.
86. L. Timôphêev - Lịch sử - l ý luận thơ ca Nga - Tƣ liệu, Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
87. Nguyễn Đình Thi - Công việc của người viết tiểu thuyết. Nxb Văn Học, HN 1965.
88. Lê Ngọc Trà - Lý luận và văn học. Nxb Trẻ, 1987
89. Chế Lan Viên - Suy nghĩ và bình luận. Nxb Văn Học, HN, 1971.
90. Lê Trí Viễn - Đặc điểm lịch sử văn học Việt Nam. Nxb Đại Học THCN, 1987.
91. Xuân Diệu - Và cây đời mãi mãi xanh tươi. Nxb Văn Học, HN, 1971.
236
VĂN HỌC SỬ
91
b
. Phan Kế Bính - Việt Hán Văn Khảo. Nxb Mặc Lâm, Sài Gòn, 1970.
92. Hà Nhƣ Chi - Việt Nam thi văn giảng luận. Nxb Sống Mới, Sài Gòn, 1974.
93. Phạm Văn Diêu - Văn học Việt Nam. Nxb Tân Việt, Sài Gòn, 1960.
94. Dƣơng Quảng Hàm - Việt Nam văn học sử yếu. Trung Tâm Học Liệu, Sài Gòn,1968.
95. Dƣơng Quảng Hàm - Việt Nam thi văn hợp tuyển. Trung tâm học liệu Sài Gòn, 1968.
96. Phạm Thị Hảo - Lịch sử văn học Trung Quốc. Trƣờng Đại học Tổng hợp TP Hồ Chí
Minh, 1985.
97. Đỗ Đức Hiểu (chủ biên) - Văn học Phương Tây (2 tập). Nxb Giáo dục, HN, 1963.
98. Đinh Gia Khánh - Chu Xuân Diên - Văn học dân gian Việt Nam. Nxb Đại học THCN, Hà
Nội, 1973.
99. Lê Đình Kỵ - Thơ mới, những bước thăng trầm. Nxb TP. Hồ Chí Minh 1989.
101. Phong Lê (Chủ biên) - Vãn học Việt Nam kháng chiến chống Pháp. Nxb KHXH, HN,
1986.
102. Nguyễn Đức Nam (chủ biên) - Văn học Phương Tây. Nxb Giáo Dục, HN 1986.
103. Hoàng Xuân Nhị - Lịch sử văn học Nga. Đại học Tổng hợp HN, 1968
105. Phạm Đan Quế - Truyện Kiều đối chiếu. Nxb Hà Nội. 1991.
106. Đoàn Rạng, Vũ Quý Mão, Trần Nhƣ Thuần, Đỗ Quang Giai - Mười thế kỷ văn chương
Pháp. Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn, 1961.
107. Hoài Thanh - Nói chuyện thơ kháng chiến. Nxb Văn nghệ, HN, 1954
108. Lê Trí Viễn - Đặc điểm lịch sử văn học Việt Nam. Nxb Đại học và THCN, HN, 1987.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_phan_loai_van_hoc_theo_chuc_nang_9651.pdf