Luận án Phân tích cấu trúc đa bậc cảnh quan tỉnh Lạng Sơn

1) Luận án tiếp cận quan niệm cảnh quan theo Công ước cảnh quan châu Âu, kế thừa và phát triển hướng nghiên cứu kết hợp giữa phân loại và mô tả cảnh quan, sử dụng kết hợp phương pháp tổng thể và phương pháp tham số để nghiên cứu cảnh quan đa bậc lãnh thổ Lạng Sơn. Kết quả của luận án cho thấy việc tiếp cận và vận dụng quan điểm này có thể được sử dụng nhiều hơn trong nghiên cứu cảnh quan ở Việt Nam. 2) Tỉnh Lạng Sơn nằm trong hệ núi Đông Bắc Việt Nam, là địa bàn đầu tiên tiếp xúc với các khối không khí lạnh vào mùa đông khiến cho nền nhiệt mùa đông của Lạng Sơn giảm thấp so với các tỉnh khác, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phân hóa thứ bậc của các yếu tố tự nhiên khác tạo thành những đặc điểm nổi trội tác động đến sự phân bậc trong hệ thống cảnh quan. Lạng Sơn là một tỉnh có địa hình đồi núi thấp với độ cao trung bình là 252m so với mực nước biển. Diện tích đồi núi chiến trên 80% lãnh thổ tỉnh Lạng Sơn, trong đó, nơi thấp nhất là 20m, cao nhất là đỉnh Phia Mè thuộc khối núi Mẫu Sơn 1.541m và được chia thành 3 tiểu vùng; với sự tương tác của vị trí địa lý, hoàn lưu và địa hình (độ cao, hướng phơi và hướng thung lũng), khí hậu Lạng Sơn có sự phân bậc thành 3 vùng khí hậu; lớp phủ thổ nhưỡng được chia thành 8 nhóm đất chính với 15 đơn vị đất trong đó nhóm đất feralit đỏ vàng đồi và núi thấp (dưới 700), chiếm trên 90% diện tích tự nhiên; tổng diện tích có rừng là 531.656 ha, trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 293.601 ha; diện tích rừng trồng là 238.055 ha. Tỷ lệ che phù rừng đạt 62,43%. Bình quân đất lâm nghiệp của Lạng Sơn đạt 5.454 m2/người. Lạng Sơn có tổng cộng 7 nhóm dân tộc khác nhau bao gồm: Nùng chiếm 42,97%, Tày chiếm 35,92%, Kinh 16,5%, còn lại là các dân tộc Dao, Hoa, Sán Chay, H'Mông. Các dân tộc thiểu số trên địa bàn phần lớn sống đan xen trong cộng đồng, cùng sản xuất phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán và trình độ phát triển không đồng đều nên nhìn chung các nhóm dân tộc thiểu số có đời sống khó khăn hơn người Kinh. Tính đến năm 2020, ước tính dân số của tỉnh Lạng Sơn là 788.706 người. Tốc độ tăng dân số bình quân của tỉnh giai đoạn 2011-2020 là 0,69%, tăng trưởng GRDP (theo giá so sánh 2010) bình quân giai đoạn 2011 - 2020 của tỉnh đạt 5,33%/năm, thấp hơn so với mức tăng trưởng bình quân của cả nước (5,95%/năm). Phân tích tính phân bậc của các yếu tố thành tạo cảnh quan, sử dụng phương pháp phân tích đặc điểm cảnh quan (Landscape character analysis method), đã thành lập bản đồ cảnh quan tỉnh Lạng Sơn tỷ lệ 1/100.00 với 40 đơn vị cảnh quan, mô tả chi tiết, rõ ràng các đặc tính, nơi phân bố và diện tích của 40 đơn vị cảnh quan này. 3) Sử dụng gói phần mềm ArcGis 10.5 và Fragstats 4.2 để dánh giá cảnh quan thông qua các chỉ số trắc lượng hình thái các đơn vị cảnh quan. Kết quả tính toán các chỉ số này cho thấy sự phân hóa về diện tích của các đơn vị cảnh quan không quá lớn (chỉ số LPI), diện tích trung bình cũng không có sự chênh lệch lớn (chỉ số AREA_MN) nhưng hình dạng các đơn vị cảnh quan rất phức tạp (chỉ số PARA_MN), được tách biệt một cách rõ ràng (chỉ số LSI), có sự đa dạng trong cảnh quan (chỉ số SHDI), tính liên kết mảnh nhỏ (chỉ số COHESION, chỉ số PD) phù hợp với một tỉnh miền núi có sự phân hóa địa hình và các yếu tố tự nhiên rất đa dạng. 4) Kết hợp kết quả đánh giá cảnh quan với định hướng bố trí không gian tổng thể đề ra trong quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030 đã đề xuất và xây dựng bản đồ định hướng sử dụng hợp lý các đơn vị cảnh quan mục đích phát huy tối đa các nguồn tài nguyên cho sự phát triển bền vững của tỉnh.

pdf143 trang | Chia sẻ: huydang97 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phân tích cấu trúc đa bậc cảnh quan tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơn vị cảnh quan không trùng lặp trên lãnh thổ tỉnh Lạng Sơn. Đặc trưng là độ biến thiên độ cao, tổ hợp các loại thổ nhưỡng chính và độ phủ thực vật, cùng với sự không đồng nhất của cảnh quan. 100 Bảng 3.1. Diện tích các đơn vị cảnh quan tỉnh Lạng Sơn (ha) Đơn vị CQ Diện tích Đơn vị CQ Diện tích Đơn vị CQ Diện tích 1 43030.1 15 19931.7 29 35013.5 2 5801.85 16 19278.8 30 4145.05 3 4520.87 17 36322.9 31 5861.05 4 11087.4 18 19713.6 32 6642.83 5 23916.4 19 5343.08 33 20496.2 6 11174.3 20 19603.1 34 23520.2 7 73021.8 21 28477.6 35 43261 8 11950.7 22 45902.3 36 4685.15 9 18271.5 23 12389.6 37 23464.3 10 5157.13 24 10840 38 6903.75 11 39438.3 25 19213.1 39 11938.7 12 10084.7 26 4415.6 40 19024.4 13 22186.56 27 22542.9 Tổng 832.075,82 (ha) 14 16074.2 28 67429.6 Thông qua bản đồ cảnh quan tỉnh Lạng Sơn và bảng mô tả cụ thể dưới đây sẽ làm sáng tỏ hơn đặc tính của 40 đơn vị cảnh quan, thể hiện những nét đặc sắc nhất về cảnh quan miền núi của lãnh thổ. Bảng 3.2. Mô tả đặc điểm 40 đơn vị cảnh quan lãnh thổ Lạng Sơn TT Vị trí các đơn vị cảnh quan Mô tả 1 Cảnh quan đồi cao trên đất đỏ vàng rừng trồng: Có diện tích là 43030,1 ha. Nằm ở vùng đồi cao phía đông nam của tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận 2 huyện Chi Lăng và Lộc Bình, có khí hậu nóng hơn các khu vực khác, chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất. Khu vực này phát triển rừng trồng và cây công nghiệp lâu năm. 101 2 Cảnh quan đồi cao trên đất dốc tụ rừng trồng: Có diện tích là 5801,85 ha. Nằm ở vùng đồi cao thuộc địa phận phía nam huyện Cao Lộc, khí hậu có nền nhiệt không cao. Do nằm ở khu vực chuyển tiếp địa hình thấp dần từ bắc xuống nam của tỉnh nên chủ yếu là đất dốc tụ. Khu vực này phát triển rừng trồng và cây công nghiệp lâu năm. 3 Cảnh quan đồi thấp trên đất đỏ vàng rừng trồng: Có diện tích là 4520,87 ha. Nằm ở vùng đồi thấp phía nam của tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận huyện Hữu Lũng, có khí hậu nóng hơn các khu vực khác, chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất. Khu vực này phát triển rừng trồng và cây công nghiệp lâu năm, hiện nay trồng nhiều cây mac-ca. 4 Cảnh quan đồi cao trên đất đỏ vàng cây lâu năm: Có diện tích là 11087,4 ha. Nằm ở vùng đồi cao phía tây của tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận huyện Văn Quan, khí hậu có nền nhiệt không cao, chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất. Khu vực này phát triển cây lâu năm, nhiều nhất là cây hồi. 5 Cảnh quan đồi cao trên đất đỏ vàng đất trống: Có diện tích là 23916,4 ha. Nằm ở vùng đồi cao phía nam của tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận huyện Chi Lăng, có khí hậu nóng hơn các khu vực khác, chủ yếu là đất đỏ vàng trên các đá sét, đá macma axit và đá biến chất. Do tác động của con người nên khu vực này chủ yếu là đất trống đồi trọc. 102 6 Cảnh quan đồi cao trên đất vàng đỏ trảng cây bụi: Có diện tích là 11174,3 ha. Nằm ở vùng đồi cao phía tây bắc của tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận huyện Bình Gia, khí hậu có nền nhiệt không cao, chủ yếu là đất vàng đỏ trên đá macma axit. Do tác động của con người nên khu vực này chủ yếu là trảng cây bụi. 7 Cảnh quan núi thấp trên đất đỏ vàng rừng thường xanh: Có diện tích là 73021,8 ha. Nằm ở vùng núi thấp phía bắc của tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận 2 huyện Tràng Định và Bình Gia, khí hậu có nền nhiệt không cao, chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đá macma axit. Khu vực này có diện tích rừng thường xanh lớn nhất tỉnh. 8 Cảnh quan đồi cao trên đất đỏ vàng rừng thường xanh: Có diện tích là 11950,7 ha. Nằm ở vùng đồi cao của tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận huyện Hữu Lũng, khí hậu có nền nhiệt không cao, chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất. Khu vực này phát triển rừng thường xanh. 9 Cảnh quan đồi cao trên đất đỏ vàng rừng thường xanh: Có diện tích là 18271,5 ha. Nằm ở vùng đồi cao của tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận huyện Văn Lãng, khí hậu có nền nhiệt không cao, chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá cát, sét và biến chất. Khu vực này phát triển rừng thường xanh. 103 10 Cảnh quan đồi cao trên đất đỏ vàng cây hàng năm: Có diện tích là 5157,13 ha. Nằm ở vùng đồi cao phía tây của tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận huyện Bình Gia, khí hậu có nền nhiệt không cao, chủ yếu là đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất. Khu vực này chủ yếu trồng cây hàng năm. 11 Cảnh quan núi thấp trên đất vàng đỏ cây lâu năm: Có diện tích là 39438,3 ha. Nằm ở vùng núi thấp phía tây của tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận 2 huyện Bình Gia và Bắc Sơn, khí hậu có nền nhiệt không cao, chủ yếu là đất vàng đỏ trên đá macma axit. Khu vực này phát triển cây lâu năm, chủ yếu là hồi. 12 Cảnh quan núi thấp trên đất đỏ vàng rừng trồng: Có diện tích là 10084,7 ha. Nằm ở vùng núi thấp phía đông nam của tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận huyện Lộc Bình, khí hậu có nền nhiệt không cao, chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất. Khu vực này phát triển rừng trồng, điển hình là rừng tre nứa. 13 Cảnh quan núi thấp trên đất đỏ vàng rừng thường xanh Có diện tích là 22186,56 ha. Nằm ở vùng núi thấp phía tây bắc của tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận huyện Tràng Định, khí hậu có nền nhiệt không cao, chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất. Khu vực này phát triển rừng thường xanh. 104 14 Cảnh quan đồi thấp trên đất vàng đỏ cây lâu năm Có diện tích là 16074,2 ha. Nằm ở vùng đồi thấp phía đông bắc của tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận huyện Văn Lãng, khí hậu có nền nhiệt không cao, chủ yếu là đất vàng đỏ trên đá macma axit. Khu vực này phát triển cây lâu năm, nhiều nhất là hồi. 15 Cảnh quan núi thấp trên đất vàng nhạt rừng trồng Có diện tích là 19931,7 ha. Nằm ở vùng núi thấp gần Tp. Lạng Sơn của tỉnh thuộc địa phận huyện Văn Quan, khí hậu có nền nhiệt không cao, chủ yếu là đất vàng nhạt trên đá cát. Khu vực này phát triển rừng trồng. 16 Cảnh quan núi thấp trên đất vàng nhạt rừng thường xanh Có diện tích là 19278,8 ha. Nằm ở vùng núi thấp phía tây của tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận huyện Bình Gia, khí hậu có nền nhiệt không cao, chủ yếu là đất vàng nhạt trên đá cát. Khu vực này phát triển rừng thường xanh. 17 Cảnh quan đồi thấp trên đất đỏ vàng rừng trồng Có diện tích là 36322,9 ha. Nằm ở vùng đồi thấp phía nam của tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận huyện Đình Lập, khí hậu có nền nhiệt không cao, chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất. Khu vực này phát triển rừng trồng. 105 18 Cảnh quan đồi và núi thấp trên đất vàng đỏ rừng trồng Có diện tích là 19713,6 ha. Nằm ở vùng đồi và núi thấp phía tây của tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận 2 huyện Bình Gia và Bắc Sơn, khí hậu có nền nhiệt không cao, chủ yếu là đất vàng đỏ trên đá macma axit. Khu vực này phát triển rừng trồng. 19 Cảnh quan đồi thấp quần cư đô thị Có diện tích là 5343,08 ha. Nằm ở vùng đồi thấp ở giữa dạng lòng chảo thuộc địa phận Tp. Lạng Sơn, là khu vực trung tâm về chính trị - kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn, khí hậu có nền nhiệt không cao. Khu vực này chủ yếu là cảnh quan đô thị và quần cư. 20 Cảnh quan thung lũng sông Kì Cùng đất phù sa cây hàng năm Có diện tích là 19603,1 ha. Nằm ở vùng thung lũng sông Kì Cùng ở phía bắc của tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận huyện Tràng Định, khí hậu có nền nhiệt không cao, chủ yếu là đất phù sa. Khu vực này phát triển cây hàng năm và trồng lúa nước, là cánh đồng lớn nhất tỉnh Lạng Sơn. 21 Cảnh quan đồi thấp trên đất vàng nhạt rừng trồng Có diện tích là 28477,6 ha. Nằm ở vùng đồi thấp phía đông nam của tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận huyện Đình Lập, khí hậu có nền nhiệt không cao, chủ yếu là đất vàng nhạt trên đá cát. Khu vực này phát triển rừng trồng. 106 22 Cảnh quan đồng bằng thung lũng sông Thương đất phù sa cây hàng năm Có diện tích là 45902,3 ha. Nằm ở vùng đồng bằng thung lũng sông Thương có địa thế thấp nhất ở phía nam của tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận huyện Hữu Lũng, có khí hậu nóng hơn các khu vực khác, tương đồng chế độ khí hậu với 1 một số tỉnh đồng bằng sông Hồng (Bắc Giang, Bắc Ninh), chủ yếu là đất phù sa và đất nâu vàng trên phù sa cổ. Khu vực này phát triển chủ yếu cây hàng năm. 23 Cảnh quan đồi cao trên đất đỏ vàng cây lâu năm Có diện tích là 12389,6 ha. Nằm ở vùng đồi cao của tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận huyện Văn Quan, khí hậu có nền nhiệt không cao, chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất. Khu vực này phát triển cây lâu năm, chủ yếu là hồi. 24 Cảnh quan đồi thấp trên đất phù sa cổ cây lâu năm Có diện tích là 10840 ha. Nằm ở vùng đồi thấp phía tây nam của tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận huyện Hữu Lũng, có khí hậu nóng hơn các khu vực khác, chủ yếu là đất nâu vàng trên phù sa cổ. Khu vực này phát triển cây lâu năm. 25 Cảnh quan đồi thấp trên đất đỏ nâu rừng thường xanh (có khu bảo tồn Hữu Liên) Có diện tích là 19213,1 ha. Nằm ở vùng đồi thấp phía tây nam của tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận huyện 107 Hữu Lũng, có khí hậu nóng hơn các khu vực khác, chủ yếu là đất đỏ nâu trên đá vôi. Khu vực này phát triển rừng thường xanh và là khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia duy nhất của tỉnh. 26 Cảnh quan đồi cao trên đất vàng nhạt cây lâu năm Có diện tích là 4415,6 ha. Nằm ở vùng đồi cao phía đông nam của tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận huyện Lộc Bình, khí hậu có nền nhiệt không cao, chủ yếu là đất vàng nhạt trên đá cát. Khu vực này phát triển cây lâu năm. 27 Cảnh quan núi thấp và đồi trên đất đỏ nâu cây ăn quả Có diện tích là 22542,9 ha. Nằm ở vùng núi thấp và đồi phía nam của tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận huyện Chi Lăng, có khí hậu nóng hơn các khu vực khác, chủ yếu là núi đá và đất đỏ nâu trên đá vôi. Khu vực này phát triển chuyên canh cây na quy mô lớn nhất tỉnh và lớn nhất miền bắc Việt Nam. 28 Cảnh quan núi thấp xen thung lũng đá vôi Bắc Sơn Có diện tích là 67429,6 ha. Nằm ở vùng núi thấp phía tây của tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận huyện Bắc Sơn, khí hậu có nền nhiệt không cao, chủ yếu là núi đá và đất đỏ nâu trên đá vôi, đất đỏ vàng do trồng lúa nước ở bồn địa. Khu vực này phát triển rừng trồng ở vùng núi và trồng cây hàng năm (lúa) ở thung lũng. Ở đây có cảnh quan karst nhiệt đới rất đặc sắc và nổi bật. 108 29 Cảnh quan núi thấp trên đất vàng đỏ rừng thường xanh Có diện tích là 35013,5 ha. Nằm ở vùng núi thấp phía bắc của tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận giáp ranh của 3 huyện Tràng Định - Bình Gia - Văn Lãng, khí hậu có nền nhiệt không cao, chủ yếu là đất vàng đỏ trên đá macma axit. Khu vực này phát triển rừng thường xanh. 30 Cảnh quan đồi cao trên đất đỏ vàng cây lâu năm Có diện tích là 4145,05 ha. Nằm ở vùng đồi cao phía đông của tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận huyện Cao Lộc, khí hậu có nền nhiệt không cao, chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất. Khu vực này phát triển cây lâu năm, chủ yếu là hồi. 31 Cảnh quan đồi thấp trên đất nâu vàng rừng trồng Có diện tích là 5861,05 ha. Nằm ở vùng đồi thấp phía nam của tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận huyện Chi Lăng, khí hậu có nền nhiệt không cao, chủ yếu là đất nâu vàng trên phù sa cổ. Khu vực này phát triển rừng trồng. 32 Cảnh quan núi thấp trên đá vôi trảng cây bụi Có diện tích là 6642,83 ha. Nằm ở vùng núi thấp thuộc địa phận huyện Văn Quan của tỉnh Lạng Sơn, khí hậu có nền nhiệt không cao, chủ yếu là đá vôi phát triển trảng cây bụi. 109 33 Cảnh quan đồi cao trên đất đỏ vàng cây lâu năm Có diện tích là 20496,2 ha. Nằm ở vùng đồi cao phía đông của tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận huyện Cao Lộc, khí hậu có nền nhiệt không cao, chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đá macma axit. Khu vực này phát triển cây lâu năm (hồi) và cây ăn quả (mận). 34 Cảnh quan núi thấp và đồi trên đất đỏ vàng cây lâu năm Có diện tích là 23520,2 ha. Nằm ở vùng núi thấp và đồi phía đông của tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận 2 huyện Cao Lộc và Lộc Bình, khí hậu có nền nhiệt tương đối thấp, chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá macma axit, đất vàng nhạt trên đá cát. Khu vực này phát triển cây lâu năm (hồi, quế, đào). 35 Cảnh quan núi thấp trên đất đỏ vàng rừng thường xanh Có diện tích là 43261 ha. Nằm ở vùng núi thấp phía đông nam của tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận huyện Đình Lập, khí hậu có nền nhiệt không cao, chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất. Khu vực này phát triển rừng thường xanh. Có xã biên giới Bát Xa nơi đầu nguồn của sông Kỳ Cùng và nổi tiếng là xứ sở ngàn lau. 36 Cảnh quan núi thấp trên đất đỏ vàng rừng thường xanh Có diện tích là 4685,15 ha. Nằm ở vùng núi thấp phía đông nam của tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận huyện Lộc Bình, khí hậu có nền nhiệt không cao, chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đất vàng nhạt trên đá cát. Khu vực này phát triển rừng thường xanh. 110 37 Cảnh quan núi thấp đất trống trên đất đỏ vàng Có diện tích là 23464,3 ha. Nằm ở vùng núi thấp phía đông nam của tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận 2 huyện Lộc Bình và Đình Lập, khí hậu có nền nhiệt không cao, chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất. Do sự khai thác quá mức của con người nên khu vực này chủ yếu là đất trống đồi núi trọc. 38 Cảnh quan đồi cao đất trống trên đất vàng nhạt Có diện tích là 6903,75 ha. Nằm ở vùng đồi cao phía đông nam của tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận huyện Đình Lập, khí hậu có nền nhiệt không cao, chủ yếu là đất vàng nhạt trên đá cát. Do tác động của con người nên khu vực này chủ yếu là đất trống đồi trọc. 39 Cảnh quan vùng núi Mẫu Sơn trên đất mùn đỏ vàng rừng thường xanh Có diện tích là 11938,7 ha. Nằm ở vùng núi cao nhất của tỉnh Lạng Sơn ở phía đông thuộc địa phận 2 huyện Lộc Bình và Cao Lộc, với đỉnh Mẫu Sơn là “nóc nhà của xứ Lạng” có độ cao 1541m, có khí hậu lạnh nhất tỉnh, chủ yếu là đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất có nguồn gốc á lục địa. Khu vực này phát triển rừng thường xanh với loài cận nhiệt và ôn đới chiếm ưu thế. 40 Cảnh quan đồi cao trên đất vàng đỏ rừng hỗn giao Có diện tích là 19024,4 ha. Nằm ở vùng đồi cao phía đông của tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận 2 huyện Văn Lãng và Cao Lộc, khí hậu có nền nhiệt không cao, chủ yếu là đất vàng đỏ trên đá macma axit. Khu vực này phát triển rừng hỗn giao với thành phần loài nhiệt đới xen cận nhiệt. 111 112 Sau khi thành lập bản đồ cảnh quan tỉnh Lạng Sơn theo cách tiếp cận của Công ước cảnh quan Châu Âu, xác minh kết quả bằng ảnh vệ tinh, kết hợp phương pháp thực địa với các khu vực gắn với đơn vị cảnh quan ở địa phương và phương pháp chuyên gia. Qua phân tích, so sánh, đối chiếu cho thấy sự phù hợp giữa bản đồ CQ và thực tế, kết quả của đề tài có giá trị thực tiễn. 3.4. Tính toán các chỉ số phân tích cảnh quan tỉnh Lạng Sơn Các chỉ số phân tích cảnh quan được đề xuất trong luận án được tính toán bằng cách áp dụng phần mềm ArcGis 10.5 và Fragstats 4.2. Đặc điểm cảnh quan được đánh giá bằng các chỉ số: chỉ số hình dạng cảnh quan (LSI), chỉ số liên kết mảnh (COHESION), chỉ số diện tích mảnh trung bình (AREA_MN), chỉ số mảnh lớn nhất (LPI), tỷ lệ chu vi - diện tích trung bình (PARA_MN), chỉ số hình dạng trung bình (ShaPE_MN), mật độ mảnh rời rạc (PD), độ giàu mảnh rời rạc (PR), mật độ phong phú mảnh (PRD), chỉ số đa dạng của Shannon (SHDI)... Các tài liệu bản đồ cần thiết để tính toán các chỉ số là mô hình số độ cao (DEM), bản đồ đất và cơ sở dữ liệu thảm thực vật. Phương pháp liên quan đến việc gán từng giá trị điểm quan sát cho mỗi chỉ số để nắm bắt đặc điểm của cảnh quan [44]. Bảng 3.3. Kết quả tính toán các chỉ số độ đo cảnh quan tỉnh Lạng Sơn Đơn vị CQ LPI (%) AREA_MN (ha) PARA_MN SHAPE_MN TCA (ha) 1 5.32 44243.89 3.68 1.94 42986.34 2 0.84 7016.05 6.18 1.29 6664.56 3 0.50 2105.67 2005.28 1.35 3873.98 4 1.48 12300.94 6.81 1.88 11645.96 5 2.76 7648.76 2334.99 1.29 22060.53 6 1.49 6194.43 2002.94 1.31 11822.82 7 8.28 22940.84 2668.02 1.66 66629.16 8 1.58 13164.82 6.14 1.76 12518.85 9 2.16 18023.68 4.74 1.59 17347.93 10 0.76 3182.18 2004.61 1.41 5910.87 11 4.43 18434.49 2002.27 1.59 35557.05 113 12 1.35 11247.90 7.32 1.94 10611.92 13 2.45 20435.28 4.31 1.54 19755.14 14 2.03 16898.99 5.41 1.75 16183.97 15 2.53 21045.57 6.08 2.20 20068.82 16 2.43 6750.76 2668.70 1.39 19267.02 17 3.94 32807.70 5.42 2.45 31446.67 18 2.44 20273.67 7.09 2.52 19154.75 19 0.78 6556.52 7.21 1.46 6199.38 20 2.34 9734.225 2002.82 1.48 18611.11 21 3.24 26945.36 4.70 1.93 25968.93 22 5.02 20871.86 1502.64 1.84 40034.68 23 1.62 13488.72 5.70 1.65 12896.22 24 1.43 11899.55 5.86 1.59 11354.46 25 2.29 19046.71 5.23 1.80 18259.81 26 0.67 5629.56 9.20 1.72 5223.51 27 2.82 23429.63 5.05 1.93 22513.25 28 8.14 67635.02 3.32 2.16 65863.35 29 4.29 35664.07 4.04 1.90 34532.34 30 0.64 5359.16 7.95 1.45 5037.05 31 0.83 6916.32 8.19 1.70 6466.50 32 0.92 1092.42 3429.72 1.10 7178.16 33 2.16 17953.95 7.15 2.39 16945.35 34 2.95 24547.32 5.54 2.17 23491.87 35 4.89 13562.59 2334.51 1.26 39573.47 36 0.52 4335.45 13.35 2.19 3900.13 37 2.92 6075.09 2751.88 1.48 22886.27 114 38 0.95 3950.89 2004.36 1.47 7372.16 39 1.29 10773.22 9.06 2.35 10020.21 40 2.34 9749.22 2003.05 1.56 18560.61 - Chỉ số mảnh lớn nhất (LPI): chỉ số LPI của các đơn vị cảnh quan tỉnh Lạng Sơn dao động từ 0.50 đến 8.28. Trong đó đơn vị cảnh quan số 7 và 28 có chỉ số LPI cao nhất, đơn vị cảnh quan số 3 và 36 có chỉ số LPI nhỏ nhất. Kết quả phản ánh có sự phân hóa về diện tích của các đơn vị cảnh quan. Nhưng có thể thấy sự chênh lệch về tỷ lệ diện tích của đơn vị cảnh quan là không quá lớn. Do đó để phục vụ mục đích quy hoạch chuyên sâu theo lãnh thổ có nhiều thuận lợi. Hình 3.3. Sơ đồ chỉ số LPI các đơn vị cảnh quan tỉnh Lạng Sơn - Diện tích mảnh trung bình (AREA_MN): chỉ số AREA_MN của các đơn vị cảnh quan tỉnh Lạng Sơn dao động từ 1092.42 đến 67635.02. Trong đó có đơn vị cảnh quan số 1 và 28 có chỉ số AREA_MN lớn nhất, các đơn vị cảnh quan 3, 10 và 32 có chỉ số nhỏ nhất, các đơn vị cảnh quan khác có sự chênh lệch nhưng không quá lớn. Điều đó cho thấy diện tích trung bình mảnh các đơn vị cảnh quan của lãnh thổ 5.3258 0.8446 0.5069 1.4807 2.7621 1.4913 8.2845 1.5847 2.1696 0.7661 4.4381 1.354 2.4599 2.0342 2.5333 2.4379 3.9492 2.4404 0.7892 2.3435 3.2435 5.0249 1.6237 1.4324 2.2927 0.6777 2.8203 8.1415 4.293 0.6451 0.8325 0.9205 2.1612 2.9549 4.8978 0.5219 2.9251 0.9512 1.2968 2.3471 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 % Đơn vị cảnh quan 115 không có sự chênh lệch lớn. Do đó để phục vụ cho các mục đích chuyên môn hóa trong sản xuất có nhiều thuận lợi và hiệu quả. Hình 3.4. Sơ đồ chỉ số AREA_MN các đơn vị cảnh quan tỉnh Lạng Sơn - Tỷ lệ chu vi - diện tích trung bình (PARA_MN): chỉ số PARA_MN các đơn vị cảnh quan tỉnh Lạng Sơn dao động từ 3.32 (đơn vị cảnh quan 28) đến 3429.72 (đơn vị cảnh quan 32). Kết quả cho thấy chỉ số rất khác nhau và có sự chênh lệch rất lớn giữa các đơn vị cảnh quan trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Có nghĩa là độ phức tạp của hình dạng cảnh quan là rất lớn và hình dạng các đơn vị cảnh quan tỉnh Lạng Sơn rất phức tạp. Điều đó hoàn toàn phù hợp bởi Lạng Sơn là một tỉnh miền núi nên sự phân hóa địa hình và các yếu tố tự nhiên rất đa dạng. Điều này gây ra sự khác biệt giữa phân vùng sử dụng, quản lý tài nguyên và môi trường. 44243.89 7016.05 2105.675 12300.94 7648.7667 6194.43 22940.84 13164.82 18023.68 3182.18 18434.495 11247.9 20435.28 16898.99 21045.57 6750.76 32807.7 20273.67 6556.52 9734.225 26945.36 20871.865 13488.72 11899.55 19046.71 5629.56 23429.63 67635.02 35664.07 5359.16 6916.32 1092.42 17953.95 24547.32 13562.5967 4335.45 6075.0925 3950.89 10773.22 9749.225 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35 37 39 ha Đ ơ n v ị cả n h q u an 116 Hình 3.5. Sơ đồ chỉ số PARA_MN các đơn vị cảnh quan tỉnh Lạng Sơn - Chỉ số hình dạng trung bình (SHAPE_MN): chỉ số SHAPE_MN các đơn vị cảnh quan tỉnh Lạng Sơn dao động từ 1.10 (đơn vị cảnh quan 32) đến 2.52 (đơn vị cảnh quan 18). Kết quả cho thấy chỉ số này không có sự chênh lệch lớn giữa các đơn vị cảnh quan. Điều đó tạo thuận lợi trong quy hoạch và khai thác lãnh thổ. Hình 3.6. Sơ đồ chỉ số SHAPE_MN các đơn vị cảnh quan tỉnh Lạng Sơn 3.68956.183 2005.2857 6.8174 2334.9914 2002.9462 2668.0223 6.1436.7438 2004.61012002.2751 7.3244.31615.41456.0858 2668.705 5.42987.09297.2172 2002.8205 4.7095 1502.6416 5.70855.86415.23769.2055.05683.32964.0457.95278.198 3429.723 7.155. 436 2334.5112 13.355 2751.8815 2004.3674 9.0669 2003.0587 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Đơn vị cảnh quan 1.9401 1.2942 1.3575 1.8896 1.29451.3195 1.6669 1.7621 1.5916 1.4192 1.5919 1.9411 1.542 1.7596 2.2068 1.3916 2.4585 2.5246 1.46051.4837 1.9321 1.849 1.6573 1.599 1.8066 1.7262 1.9347 2.1646 1.9097 1.4546 1.7037 1.1089 2.3966 2.171 1.2606 2.1982 1.48321.4705 2.3526 1.5677 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Đơn vị cảnh quan 117 - Tổng diện tích lõi (TCA): chỉ số TCA các đơn vị cảnh quan tỉnh Lạng Sơn dao động từ 3873.98ha đến 66629.16ha, nhỏ nhất là đơn vị cảnh quan 3 và lớn nhất là đơn vị cảnh quan 7. Kết quả cho thấy chỉ số TCA có sự khác biệt rất lớn giữa các đơn vị cảnh quan tỉnh Lạng Sơn. Phản ánh phù hợp với sự chênh lệch về quy mô của các đơn vị cảnh quan. Điều này đòi hỏi có cách thức khác nhau trong quy hoạch và phân vùng. Hình 3.7. Sơ đồ chỉ số TCA các đơn vị cảnh quan tỉnh Lạng Sơn - Mật độ mảnh rời rạc (PD): kết quả chỉ số PD của các đơn vị cảnh quan tỉnh Lạng Sơn nằm trong khoảng từ 0 đến 0,0078. Giá trị chỉ số PD giữa các đơn vị cảnh quan trong toàn khu vực nghiên cứu cũng khác nhau nhưng giá trị nhỏ. Điều đó có nghĩa là có sự phân tách khác nhau giữa các loại cảnh quan nhưng không phải giữa các đơn vị cảnh quan loại cảnh quan tương ứng. - Chỉ số liên kết mảnh (COHESION): kết quả của chỉ số COHESION giữa các đơn vị cảnh quan tỉnh Lạng Sơn là 99.95. Hầu hết các đơn vị cảnh quan giữ các đơn vị chỉ số COHESION nhiều hơn 99. Điều đó có nghĩa là tỷ lệ cảnh quan bao gồm lớp tiêu điểm tăng lên và trở nên giảm dần được chia nhỏ và kết nối vật lý hơn. Điều này 42986.34 6664.56 3873.98 11645.96 22060.53 11822.82 66629.16 12518.85 17347.93 5910.87 35557.05 10611.92 19755.14 16183.97 20068.82 19267.02 31446.67 19154.75 6199.38 18611.11 25968.93 40034.68 12896.22 11354.46 18259.81 5223.51 22513.25 65863.35 34532.34 5037.05 6466.5 7178.16 16945.35 23491.87 39573.47 3900.13 22886.27 7372.16 10020.21 18560.61 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35 37 39 HA Đ Ơ N V Ị C Ả N H Q U A N 118 cũng nhạy cảm với sự kết hợp của cảnh quan tiêu điểm hoặc giống hệt nhau bên trong mọi cảnh quan. - Chỉ số hình dạng cảnh quan (LSI): kết quả của chỉ số LSI giữa các đơn vị cảnh quan trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có giá trị là 7.29. Chỉ số LSI khá lớn chứng tỏ giữa các đơn vị cảnh quan ở Lạng Sơn đã được tách biệt một cách mạnh mẽ. Ảnh hưởng này xảy ra trên các ngọn đồi hoặc núi thấp. - Chỉ số đa dạng của Shannon (SHDI): chỉ số SHDI của cảnh quan tỉnh Lạng Sơn là 3.45, điều đó cho thấy có sự đa dạng trong cảnh quan của khu vực nghiên cứu. Kết quả này giúp cho việc quy hoạch cần có sự phù hợp để khai thác tối ưu sự phong phú về cảnh quan của lãnh thổ. 3.5. Định hướng sử dụng hợp lý các đơn vị cảnh quan tỉnh Lạng Sơn Theo nội dung định hướng bố trí không gian tổng thể đề ra trong quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030 phấn đấu xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của địa phương. Là một tỉnh miền núi biên giới, nối liền nước ta và khu vực ASEAN với Trung Quốc. Và cũng là điểm nối quan trọng trong hợp tác phát triển liên vùng với Thủ đô Hà Nội và những tỉnh đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao... [80,81]. Dựa trên quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn trong tương lai, có thể đề xuất định hướng sử dụng hợp lý các đơn vị cảnh quan như sau nhằm mục đích phát huy tối đa các nguồn tài nguyên cho sự phát triển bền vững của tỉnh. 1) Khu vực núi trung bình phát triển rừng thường xanh: đơn vị cảnh quan 39 thuộc vùng núi Mẫu Sơn. Đây là khu vực có độ cao lớn nhất tỉnh, có sự phân hóa tự nhiên theo đai cao rõ rệt và có diện tích rừng thường xanh lớn nhất, có ý nghĩa lớn vừa bảo tồn cảnh quan tự nhiên vừa phát triển du lịch. 2) Khu vực núi thấp phát triển rừng thường xanh: đơn vị cảnh quan 7, 13, 16, 29, 35, 36. Khu vực này bao gồm các đơn vị cảnh quan tương đồng về đặc điểm địa mạo - địa hình và hệ sinh thái đặc trưng. Là khu vực chủ yếu phát triển rừng thường xanh và có ý nghĩa lớn về rừng đặc dụng. 3) Khu vực đồi cao phát triển rừng thường xanh: đơn vị cảnh quan 8, 9, 25 (có khu bảo tồn Hữu Liên). Chủ yếu phát triển rừng thường xanh, nhưng có diện tích nhỏ hơn và đặc điểm địa mạo - thổ nhưỡng khác khu vực núi thấp. 4) Khu vực núi thấp phát triển rừng trồng: đơn vị cảnh quan 12, 15, 18. Chiếm diện tích khá, có ý nghĩa phòng hộ và phát triển ngành lâm nghiệp. 119 5) Khu vực đồi phát triển rừng trồng: đơn vị cảnh quan 1, 2, 3, 17, 21, 31. Chiếm diện tích tương đối lớn, ở độ cao thấp hơn nhưng rừng trồng khá phát triển và có ý nghĩa kinh tế - xã hội lớn. 6) Khu vực đồi cao phát triển rừng hỗn giao: đơn vị cảnh quan 40. Chiếm diện tích không đáng kể, thành phần đan xen các cây nhiệt đới và cận nhiệt, thể hiện cho sự phân hóa khí hậu và tự nhiên của tỉnh. 7) Khu vực đồi và núi thấp phát triển chuyên canh cây ăn quả na: đơn vị cảnh quan 27. Tuy chỉ thuộc 1 đơn vị cảnh quan nhưng chiếm diện tích tương đối khá, là khu vực chuyên canh cây na lớn nhất tỉnh và là một trong những khu vực trồng na đạt chất lượng xuất khẩu của miền Bắc nước ta. 8) Khu vực đồi cao phát triển cây lâu năm chuyên canh hồi: đơn vị cảnh quan 4, 11, 14, 23, 30, 34. Chiếm diện tích lớn trong tỉnh, do điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của Lạng Sơn phù hợp phát triển chuyên canh hồi, trở thành một trong những vùng trồng hồi chất lượng của nước ta. 9) Khu vực đồi cao phát triển cây lâu năm khác: đơn vị cảnh quan 24, 26, 33. Chiếm diện tích khá ở các khu vực đồi cao, chủ yếu phát triển một số cây lâu năm khác có giá trị kinh tế nông lâm nghiệp. 10) Khu vực địa hình karst nhiệt đới Bắc Sơn: đơn vị cảnh quan 28. Chiếm diện tích khá lớn thuộc khu vực cánh cung Bắc Sơn, vừa có ý nghĩa đặc sắc về cảnh quan karst nhiệt đới đặc trưng vừa có ý nghĩa lớn về kinh tế - xã hội, đặc biệt là nông nghiệp và du lịch. 11) Khu vực thung lũng sông phát triển cây hàng năm: đơn vị cảnh quan 10, 20, 22 thuộc hai vùng trồng lúa và cây hàng năm lớn nhất tỉnh là thung lũng sông Kỳ Cùng và thung lũng sông Thương. 12) Khu vực quần cư đô thị: đơn vị cảnh quan 19 thuộc địa phận thành phố Lạng Sơn là trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội của tỉnh. 13) Khu vực núi thấp và đồi cao đất chưa sử dụng: đơn vị cảnh quan 5, 6, 32, 37, 38 là đất trống đồi núi trọc và trảng cây bụi. Với diện tích đất trống còn lớn sẽ là điều kiện để tỉnh có thể cải tạo để phát triển loại hình kinh tế phù hợp như thành đất lâm nghiệp hoặc chuyên canh cây công nghiệp. 120 121 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 1) Theo phương pháp nghiên cứu mới cho phép phân tích đa bậc các loại hình cảnh quan, các thành phần đầu vào chính để thành lập bản đồ là ba yếu tố: mô hình số độ cao (DEM), thổ nhưỡng và lớp phủ đất. Chọn ba yếu tố này vì Lạng Sơn là một tỉnh miền núi có sự phân hóa độ cao rõ rệt, các yếu tố thổ nhưỡng và lớp phủ thực vật phản ánh rõ rệt đặc trưng khí hậu địa phương cũng như mối quan hệ qua lại giữa các thành phần. Việc thành lập bản đồ cảnh quan chính xác và phù hợp với xu thế nghiên cứu cảnh quan hiện đại, cho phép ứng dụng nhiều mục đích khác nhau. 2) Tính toán các chỉ số cảnh quan được thực hiện bằng cách chồng ba thành phần chính của nó, bao gồm phân loại độ cao, đất và dữ liệu lớp phủ sử dụng đất. Các chỉ số này là chỉ số mảnh lớn nhất (LPI), chỉ số diện tích mảnh trung bình (AREA_MN), chỉ số tỷ lệ chu vi - diện tích trung bình (PARA_MN), chỉ số hình dạng trung bình (SHAPE_MN), chỉ số tổng diện tích lõi (TCA), chỉ số mật độ mảnh rời rạc (PD), chỉ số liên kết mảnh (COHESION), chỉ số hình dạng cảnh quan (LSI), chỉ số đa dạng của Shannon (SHDI) Các chỉ số này được tính toán bằng GIS, phần mềm Fragstats. Dựa trên bản đồ GIS được kết hợp, cho phép tác giả đơn giản hóa mức độ phức tạp của cảnh quan. Phương pháp tiếp cận này được chứng minh là có thể áp dụng cho tỉnh Lạng Sơn với 40 đơn vị cảnh quan được tạo ra bởi ba dữ liệu đầu vào (bản đồ thảm thực vật, bản đồ số độ cao và bản đồ đất). Bước phương pháp luận cho các chỉ số cảnh quan này được đề xuất và kết quả phải được nhân rộng và minh bạch. Các giá trị của các chỉ số trên là khác nhau giữa các đơn vị cảnh quan. Các chỉ số này có thể được sử dụng để đánh giá cảnh quan cho nhiều mục đích như quy hoạch sử dụng đất, phân vùng chức năng của khu vực nghiên cứu 122 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 1) Luận án tiếp cận quan niệm cảnh quan theo Công ước cảnh quan châu Âu, kế thừa và phát triển hướng nghiên cứu kết hợp giữa phân loại và mô tả cảnh quan, sử dụng kết hợp phương pháp tổng thể và phương pháp tham số để nghiên cứu cảnh quan đa bậc lãnh thổ Lạng Sơn. Kết quả của luận án cho thấy việc tiếp cận và vận dụng quan điểm này có thể được sử dụng nhiều hơn trong nghiên cứu cảnh quan ở Việt Nam. 2) Tỉnh Lạng Sơn nằm trong hệ núi Đông Bắc Việt Nam, là địa bàn đầu tiên tiếp xúc với các khối không khí lạnh vào mùa đông khiến cho nền nhiệt mùa đông của Lạng Sơn giảm thấp so với các tỉnh khác, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phân hóa thứ bậc của các yếu tố tự nhiên khác tạo thành những đặc điểm nổi trội tác động đến sự phân bậc trong hệ thống cảnh quan. Lạng Sơn là một tỉnh có địa hình đồi núi thấp với độ cao trung bình là 252m so với mực nước biển. Diện tích đồi núi chiến trên 80% lãnh thổ tỉnh Lạng Sơn, trong đó, nơi thấp nhất là 20m, cao nhất là đỉnh Phia Mè thuộc khối núi Mẫu Sơn 1.541m và được chia thành 3 tiểu vùng; với sự tương tác của vị trí địa lý, hoàn lưu và địa hình (độ cao, hướng phơi và hướng thung lũng), khí hậu Lạng Sơn có sự phân bậc thành 3 vùng khí hậu; lớp phủ thổ nhưỡng được chia thành 8 nhóm đất chính với 15 đơn vị đất trong đó nhóm đất feralit đỏ vàng đồi và núi thấp (dưới 700), chiếm trên 90% diện tích tự nhiên; tổng diện tích có rừng là 531.656 ha, trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 293.601 ha; diện tích rừng trồng là 238.055 ha. Tỷ lệ che phù rừng đạt 62,43%. Bình quân đất lâm nghiệp của Lạng Sơn đạt 5.454 m2/người. Lạng Sơn có tổng cộng 7 nhóm dân tộc khác nhau bao gồm: Nùng chiếm 42,97%, Tày chiếm 35,92%, Kinh 16,5%, còn lại là các dân tộc Dao, Hoa, Sán Chay, H'Mông. Các dân tộc thiểu số trên địa bàn phần lớn sống đan xen trong cộng đồng, cùng sản xuất phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán và trình độ phát triển không đồng đều nên nhìn chung các nhóm dân tộc thiểu số có đời sống khó khăn hơn người Kinh. Tính đến năm 2020, ước tính dân số của tỉnh Lạng Sơn là 788.706 người. Tốc độ tăng dân số bình quân của tỉnh giai đoạn 2011-2020 là 0,69%, tăng trưởng GRDP (theo giá so sánh 2010) bình quân giai đoạn 2011 - 2020 của tỉnh đạt 5,33%/năm, thấp hơn so với mức tăng trưởng bình quân của cả nước (5,95%/năm). 123 Phân tích tính phân bậc của các yếu tố thành tạo cảnh quan, sử dụng phương pháp phân tích đặc điểm cảnh quan (Landscape character analysis method), đã thành lập bản đồ cảnh quan tỉnh Lạng Sơn tỷ lệ 1/100.00 với 40 đơn vị cảnh quan, mô tả chi tiết, rõ ràng các đặc tính, nơi phân bố và diện tích của 40 đơn vị cảnh quan này. 3) Sử dụng gói phần mềm ArcGis 10.5 và Fragstats 4.2 để dánh giá cảnh quan thông qua các chỉ số trắc lượng hình thái các đơn vị cảnh quan. Kết quả tính toán các chỉ số này cho thấy sự phân hóa về diện tích của các đơn vị cảnh quan không quá lớn (chỉ số LPI), diện tích trung bình cũng không có sự chênh lệch lớn (chỉ số AREA_MN) nhưng hình dạng các đơn vị cảnh quan rất phức tạp (chỉ số PARA_MN), được tách biệt một cách rõ ràng (chỉ số LSI), có sự đa dạng trong cảnh quan (chỉ số SHDI), tính liên kết mảnh nhỏ (chỉ số COHESION, chỉ số PD) phù hợp với một tỉnh miền núi có sự phân hóa địa hình và các yếu tố tự nhiên rất đa dạng. 4) Kết hợp kết quả đánh giá cảnh quan với định hướng bố trí không gian tổng thể đề ra trong quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030 đã đề xuất và xây dựng bản đồ định hướng sử dụng hợp lý các đơn vị cảnh quan mục đích phát huy tối đa các nguồn tài nguyên cho sự phát triển bền vững của tỉnh. 2. Kiến nghị Kết quả nghiên cứu của luận án đang dừng lại ở tỷ lệ 1/100.000 cho nên có thể còn tương đối khái quát, phục vụ chưa thật tốt cho công tác quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ. Để phát huy tốt hơn kết quả theo hướng nghiên cứu cảnh quan đa bậc cần thiết tổ chức nghiên cứu cho các tỷ lệ lớn như 1:50.000, 1:10.000. 124 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 1. Bùi Thị Thanh Dung, Ảnh hưởng của điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đến sự phát triển cây Hồi ở Lạng Sơn, Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VII - NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2012, tr.3-6. 2. Bui Thi Thanh Dung, Assessing the climatic and soil conditions to growing mandarin trees in Bac Son district, Lang Son province, HNUE Journal of Science, Volume 62, Issue 5, 2017, pp.194-200. 3. Bui Thi Thanh Dung, Evaluating conditions for sustainable development of Annona squamosa trees in the context of climate and environment change in Chi Lang district, Lang Son province, The International Conference on Earth Observations & Naturalhazards ICEO&NH2017, IG and TGEO, 2017, pp.75-85. 4. Bùi Thị Thanh Dung, Nghiên cứu đặc trưng địa lý tự nhiên làm cơ sở thành lập một số bản đồ để phân tích cấu trúc cảnh quan miền núi tỉnh Lạng Sơn, Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ X, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2018, tr.325-335. 5. Bùi Thị Thanh Dung, Ứng dụng công nghệ thông tin và GIS để xây dựng hệ thống kênh hình về địa hình tỉnh Lạng Sơn phục vụ cho nghiên cứu cảnh quan và giảng dạy địa lý địa phương, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Volume 63, Issue 5B, 2018, tr.3-10. 6. Bui Thi Thanh Dung, Identifying differences in the study of multy-scaled structure of Lang Son landscape typology, HNUE Journal of Science, Natural Sciences 2019, Volume 64, Issue 10, 2019, pp. 193-202. 7. Bui Thi Thanh Dung, Mapping multi-scaled landscape typology of Lang Son province, HNUE Journal of Science, Natural Sciences 2021, Volume 66, Issue 3, pp. 207-220. 8. Lại Vĩnh Cẩm, Vương Hồng Nhật, Nguyễn Văn Hồng, Bùi Thị Thanh Dung, Một số suy nghĩ ban đầu về xây dựng bản đồ cảnh quan sinh thái quan trọng phục vụ quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, Tài liệu Hội thảo tham vấn “Xây dựng Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” của Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường, 2022, tr.1-36. 125 “TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Shaw, D.J.B and Oldfield, J, Landscape science: a Russian geographical tradition, Annals of the Association of American Geographers, 2009, 97 (1), pp.111-126. ISSN 0004-5608. 2. Bastian, O. and Steinhardt, U, Development and perspectives of landscape ecology, Kluwer Academic Publishers, 2002. 3. Vũ Tự Lập. Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 1976, Hà Nội, 247tr. 4. Naveh, Z. and Lieberman, A.S, Landscape ecology - theory and application, 2nd ed., ISBN 978-0-387-94059-5, published by Springer-Verlag New York, Inc, 1994. 5. Andrew Goudie, Heather Viles, Landscapes and geomorphology: a very short introduction, Oxford University Press, 2010. 6. Burghard C. Meyer, Functions, assessments and optimisation of linear landscape elements, Dortmund University of Technology, Faculty of Spatial Planning, Chair Landscape Ecology and Landscape Planning, 2008. 7. Council of Europe, The European Landscape Convention text: (accessed 17 September 2007). 8. Council of Europe, European Landscape Convention website: (accessed 13 September 2007). 9. Council of Europe, European Landscape Convention, European Treaty Series - No.176, Florence 20.10.2000, https://www.coe.int/en/web/landscape. 10. Council of Europe, The European Landscape Convention, Report of Council of Europe Conference, 22 and 23 March, T-FLOR (2007) 14. 11. Francoise Burel, Jacques Baudry, Landscape Ecology, Science Pulishers. Enfield, Newhampshire, 2003. 12. International Federation of Landscape Architects, Latin American Landscape Initiative, 2014, LALI_EN_Final. 126 13. V.hawkins, P.Selman, Landscape scale planning: exploring alternative land use scenarios, Landscape and Urban Planning 60, 2002. 14. Andrzej Richling, Typology of natural landscape in Poland on the scale of 1:500.000, Miscellanea Geographica, Regional Studies on Development, Sciendo, 1984, Vol.1 (1), pp.27-32, DOI: https://doi.org/10.2478/mgrsd-1984- 010105. 15. Isaak S. Zonneveld, The land unit - A fundamental concept in landscape ecology, and its applications, Landscape Ecology, 1989, Vol.3 (2) pp 67-86, SPB Academic Publishing bv, Thehague. 16. Zonneveld, I.S, The land unit - A fundamental concept in landscape ecology and its applications, Landscape Ecology, 1989, Vol.3, pp.67-86, SPB Academic Publishing, Thehague. 17. Antrop, M. and Eetvelde, V.V, A stepwise multi-scaled landscape typology and characterisation for trans-regional integration, applied on the federal state of Belgium, Landscape and Urban Planning 91, 2009, pp.160-170. 18. V. V. Eetvelde and M. Antrop, Indicators for assessing changing landscape character of cultural landscapes in Flanders (Belgium), Land Policy 26 (2009) 901-910. 19. José Gómez Zotano, Pascual Riesco Chueca, Marina Frolova and Jesús Rodríguez Rodríguez, The landscape taxonomic pyramid (LTP): a multiscale classification adapted to spatial planning, Landscape Research, ISSN: 0142-6397 (print) 1469- 9710 (online), 2018, Journal homepage: 20. Jim Sandeson, Larry D.harris (Eds), Landscape Ecology: A top-down approach, Lewis Publishers, Boca Raton, Florida, 2000, USA. 21. Turner M.G and R.H.Gardner, Quantitatives methods in landscape ecology, Springer-Verlag, New York, 1991, USA. 22. Christine Tudor, An approach to landscape character assessment, Natural England, Catalogue Code: NE579, ISBN: 978-78367-141-0, 2014. 23. L. Musacchio, E. Ozdenerolb, M. Bryant, T. Evans, Changing landscapes, changing disciplines: seeking to understand interdisciplinarity in landscape ecological change research, Landscape and Urban Planning 73, pp.326-338, 2005. 127 24. Roe, M. H, The European Landscape Convention: a revolution in thinking about”“cultural landscapes”,“Journal of Chinese Landscape Architecture, 2007, 23 (143): 10-15. 25. Wu, J and R. Hobbs (Eds), Key Topics in Landscape Ecology, Cambridge University Press, 2007, Cambridge. 26. Wu J, Landscape ecology, cross-disciplinary, and sustainability science, Landscape Ecology, 2006, 21, pp.1-4. 27. Wu Jun-Xi, Cheng Xu, Xiao Hong-Sheng, Wang Hongqing, Yang Lin-Zhang, Ellis C. Erle, Agricultural landscape change in China's Yangtze Delta, 1942- 2002: A case study, Agriculture, Ecosystems & Environment, 2009, Vol.129 (4), pp.523-533. 28. Nguyễn An Thịnh, Sinh thái cảnh quan - lý luận và ứng dụng thực tiễn trong môi trường nhiệt đới gió mùa, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2013, Hà Nội, 1027tr. 29. Nguyễn Ngọc Khánh (chủ biên), Phí Hùng Cường. Những vấn đề chung về địa lý, cảnh quan, môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010. 30. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Ngọc Khánh,”“Quy hoạch và tổ chức lãnh thổ trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá cảnh quan”,“Tạp chí các Khoa học về Trái Đất, 1998, số 2, 81-85. 31. Nguyễn Văn Nhưng, Nguyễn Văn Vinh, Phân vùng địa lí tự nhiên đất liền, đảo - biển Việt Nam và lân cận, Viện Địa lý, 1998, Hà Nội. 32. Thái Văn Trừng, Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1999, Hà Nội. 33. Trương Quang Hải, Nguyễn An Thịnh, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Mô hình sinh thái cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam và ứng dụng nghiên cứu đa dạng cảnh quan, Tạp chí Các khoa học Trái đất, 2008, số 4, tập 30, tr.545-555. 34. Nguyễn Thành Long và nnk, Nghiên cứu xây dựng bản đồ cảnh quan các tỷ lệ trên lãnh thổ Việt Nam, Trung tâm Địa lý tài nguyên, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 1993, Hà Nội. 35. Hà Văn Hành, Nghiên cứu và đánh giá tài nguyên phục vụ cho phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững ở huyện vùng cao A Lưới (Thừa Thiên Huế), Luận án Tiến sĩ Địa lí, 2002, Hà Nội. 128 36. Phạm Quang Tuấn, Nghiên cứu đánh giá điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả khu vực Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, Luận án tiến sĩ Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003. 37. Nguyễn Cao Huần, Đặng Trung Thuận, Phạm Quang Tuấn, Tiếp cận kinh tế sinh thái trong đánh giá quy hoạch cảnh quan cây công nghiệp dài ngày, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường ĐHKHTN, 2000, Hà Nội. 38. Phạm Quang Anh, Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan ứng dụng định hướng tổ chức du lịch xanh ở Việt Nam, Luận án PTS Địa lí - Địa chất, 1996, Hà Nội. 39. Nguyễn Đình Kỳ, Nguyễn An Thịnh và nnk,”“Mô hình tích hợp ALES-GIS trong đánh giá thích nghi sinh thái đối với cây trồng”,“Tạp chí khoa học Đất Việt Nam, số 23/205, 2005, Hà Nội. 40. Nguyễn Thị Kim Chương, Lại Huy Phương, Đỗ Văn Thanh, Tiếp cận hệ thống trong liên kết phân tích lưu vực và cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, Hội nghị khoa học Địa lí lần thứ 6, Huế, NXB Khoa học Tự nhiên và Công Nghệ, 2012. 41. Aslıhan Tirnakçi, Serkan Özer, Determining Landscape Character Areas and Types in District Scale: The Sample of Artvin-Savsat-Turkey, Atatürk Univ., Journal of the Agricultural Faculty, 2018, 49 (1): 53-66, 2018, ISSN: 1300-9036. 42. McGarigal, K., et al, Spatial pattern analysis program for categorical maps. Computer software program produced by the authors at the University of Massachusetts, Amherst, Available at the following web site: umass. edu/landeco/research/fragstats/fragstats. html, 2002. 43. McGarigal, K. and B.J. Marks, FRAGSTATS: spatial pattern analysis program for quantifying landscape structure. Gen. Tech. Rep. PNW-GTR-351. Portland, OR: US Department of Agriculture, Forest Service, Pacific Northwest Research Station, 1995, 122 p, 351. 44. McGarigal, K., Cushman, S.A., and Ene E, Fragstats V4: Spatial Pattern Analysis Program for Categorical and Continuous Maps, Computer software program produced by the authors at the University of Massachusetts, Amherst, 2012. 129 45. Cricket Valley Energy Center - New York State Department of Environmental Conservation, Appendix E: Hierarchy of ecological units, Final Environmental Impact Statement, 2012, Vol.3, pp. E1-14. 46. Hesselbarth, M.H.K., Sciaini, M., With, K.A., Wiegand, K., Nowosad, J, Landscape Metrics for Categorical Map Patterns, 2019, https://r- spatialecology.github.io/landscapemetrics/ 47. Meinig, D.W, The interpretation of ordinary landscapes: Geographical essays, Oxford University Press, 1979, USA. 48. Comer, P.J and Schulz, KA, Standardized ecological classification for mesoscale mapping in the southwestern United States, Rangeland Ecol Manage 60, 2007, pp.324-335. 49. Dietmar Moser, Harald G. Zechmeister, Christoph Plutzar, Norbert Sauberer, Thomas Wrbka and Georg Grabherr, Landscape patch shape complexity as an effective measure for plant species richness in rural landscapes, Landscape Ecology 17, pp.657-669, 2002. 50. Mücher, C., et al, Identification and characterisation of environments and landscapes in Europe, 2003, Alterra. 51. Flynn, N. and Francis. S., editors, Yukon ecological and landscape classification and mapping guidelines, Environment Yukon, Version 1.0, ISBN: 978-1-55362-767- 8, Department of Environment, Government of Yukon, 2016. 52. Kevin McGarigal, Appendix C. Definition and description of Fragstats metrics, 1995. 53. Meentemeyer, V. and E.O. Box, Scale effects in landscape studies, in Landscape heterogeneity and disturbance, Springer, 1987, pp. 15-34. 54. A.M. Hersperger, G. Mueller, M. Knöpfel, A. Siegfried, F. Kienast, Evaluating outcomes in planning: Indicators and reference values forSwiss landscapes, Ecological Indicators 77, pp.96-104, 2017. 55. Mitchell, C.W, Terrain evaluation, 1973, Routledge. 56. Trond Simensen, Runehalvorsen, Lars Erikstad, Methods for landscape characterisation and mapping: A systematic review, Land use Policy 75, 2018, pp.557-569, https://doi.org/10.1016/j.landusepol.2018.04.022. 130 57. Nowosad J., TF Stepinski, Information theory as a consistent framework for quantification and classification of landscape patterns, 2019, https://doi.org/10.1007/s10980-019-00830-x 58. Lothar Mueller, Frank Eulenstein, Current trends in landscape research, Innovations in Landscape Research, 2019, Springer International Publishing. 59. Meyer, B.C. and R. Grabaum, MULBO: Model framework for multicriteria landscape assessment and optimisation. A support system for spatial land use decisions. Landscape Research, 2008, 33 (2), p. 155-179. 60. Nguyễn Phương, Nguyễn Thị Thu Hằng, Đỗ Văn Thanh, Phạm Đình Trưởng, Đặc điểm phân bố và triển vọng các kiểu khoáng hóa vàng gốc vùng Mẫu Sơn - Lộc Bình, Lạng Sơn, Tạp chí Địa chất số 334, tr.48-55, ISSN(ISBN): 0866 - 7381, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, 2013. 61. Trịnh Xuân Hòa (chủ nhiệm đề tài), Điều tra và thành lập bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000 khu vực miền núi tỉnh Lạng Sơn (thuộc đề án Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam), Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2017. 62. Bộ Tài nguyên & Môi trường, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (2017), Kết quả điều tra và thành lập bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000 khu vực miền núi tỉnh Lạng Sơn. Đề án Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh bảo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam. 63. Trung tâm Tư liệu khí tượng thủy văn quốc gia, Bộ số liệu khí hậu giai đoạn 1971- 2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016. 64. Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, Đánh giá khí hậu Lạng Sơn, Đề tài cấp tỉnh, 2019. 65. Báo cáo phòng chống thiên tai - biến đổi khí hậu trong Quy hoạch tổng hợp Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030. 66. Phạm Tuyết Mai, Quy hoạch thủy lợi tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2020, Viện Quy hoạch thủy Lợi, 2010. 67. Viện Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, Tăng cường năng lực phục vụ quản lý thiên tai (lũ lụt, lũ quét) và bảo vệ môi trường nước các lưu vực sông biên giới thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, 2018. 131 68. Nghị quyết số 14/2016/NQ-HĐND tỉnh Lạng Sơn ngày 09/12/2016 về điều chỉnh QH Sử dụng đất đến năm 2020 và Báo cáo Kế hoạch sử dụng đất cuối kỳ 2016- 2020 của tỉnh Lạng Sơn 69. Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, Xây dựng bản đồ đất tỉnh Lạng Sơn tỉ lệ 1:100.000 theo hệ thống phân loại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2005. 70. Nghị quyết Chính phủ, Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Lạng Sơn, số 42/NQ-CP, Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2018. 71. Đỗ Anh Dũng, Thành phần loài, đặc điểm sinh học và sinh thái học, quản lí một số loài thú hoang dã bị săn bắt ở tỉnh Lạng Sơn, Luận án tiến sĩ Sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2006. 72. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn, Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Lạng Sơn giai đoạn năm 2011 - 2015. 73. Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Xây dựng bộ chỉ tiêu phát triển bền vững theo lĩnh vực và theo lãnh thổ vùng Tây Bắc, Đề tài năm 2018. 74. Nguyễn Xuân Quang (chủ nhiệm đề tài), Phát triển thương mại trong hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Công Thương, 2006. 75. Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Nghiên cứu năng lực hội nhập kinh tế quốc tế Lạng Sơn, Báo cáo kết quả nghiên cứu của trong khuôn khổ dự án nâng cao năng lực quản lý và điều phối hội nhập kinh tế quốc tế, 2013. 76. Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn, Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020. 77. Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, Sở Văn hóa thể thao và du lịch Lạng Sơn, Dự án”“Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”,“2017. 78. UBND tỉnh Lạng Sơn, số 2671/QĐ-UBND, Quyết định phê duyệt Dự án điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2011- 2020, định hướng đến năm 2025. 132 79. UBND tỉnh Lạng Sơn, số 525/QĐ-UBND, Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2011-2020, xét đến năm 2025. 80. UBND tỉnh Lạng Sơn, số 99/KH-UBND, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 tỉnh Lạng Sơn. 81. Thủ tướng Chính phủ, số 748/QĐ-TTg, Quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.” v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phan_tich_cau_truc_da_bac_canh_quan_tinh_lang_son.pdf
  • pdfNhững đóng góp mới của LA_BTT Dung.pdf
  • pdfQĐ cấp HV_Bùi Thị Thanh Dung.pdf
  • pdfTóm tắt tiếng anh_BTT Dung.pdf
  • pdfTóm tắt tiếng việt_BTT Dung.pdf
  • pdfTrích yếu của LA_BTT Dung.pdf
  • docTrích yếu luận án_Bùi Dung.doc
  • docTT đóng góp mới của LA_TA_BTT Dung.doc
  • docTT đóng góp mới của LA_TV_BTT Dung.doc
Luận văn liên quan