Luận án Phân tích hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy ở Việt Nam

Để nâng có hiệu quả huy động, sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC đối với các địa phương chưa thành lập Sở Cảnh sát PCCC, đề nghị Bộ Công an sớm nghiên cứu, thành lập đơn vị dự toán ngân sách cấp 3 (trực thuộc đơn vị dự toán cấp 2 là Công an cấp tỉnh) đối với các Phòng Cảnh sát PCCC có đủ điều kiện về quy mô các nguồn kinh phí và năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính, kế toán theo tiêu chí thành lập đơn vị dự toán ngân sách cấp 3 áp dụng cho Công an cấp huyện của Bộ Công an. Để triển khai thực hiện giải pháp này có hiệu quả, khả thi, đề nghị các cơ quan chức năng của Bộ Công an cần có báo cáo đánh giá toàn diện thực trạng về công tác quản lý tài chính, kế toán của các Phòng Cảnh sát PCCC như về quy mô các nguồn kinh phí đang quản lý, sử dụng; năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính, kế toán; thuận lợi và khó khăn của mô hình đơn vị thanh toán hiện nay và khi áp dụng mô hình đơn vị dự toán ngân sách cấp 3; nhu cầu và các tiêu chí, điều kiện đảm bảo khác và đề xuất giải pháp thành lập thí điểm đơn vị dự toán ngân sách cấp 3 đối với các đơn vị có đủ tiêu chí, điều kiện. Sau đó tổng kết, rút kinh nghiệm làm cơ sở triển khai tiếp

pdf187 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phân tích hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụng nguồn tài chính không hiệu quả mà loại trừ hoặc làm giảm tác động tiêu cực ảnh hưởng tới hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC. Như vậy, thông qua phân tích thường xuyên hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC mà đánh giá đúng đắn, phù hợp 154 thành tích, những tồn tại mà giúp lãnh đạo, chỉ huy lực lượng PCCC các cấp trong quản lý, chỉ đạo, điều hành có biện pháp nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, động viên và khai thác khả năng tiềm tàng trong hoạt động huy động và sử dụng nguồn tài chỉnh đảm bảo nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính vốn đã hạn hẹp trong lĩnh vực PCCC. Thường xuyên phân tích hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC không chỉ đặt ra đối với toàn bộ lực lượng PCCC mà trong từng đơn vị, trong từng bộ phận, tùy theo yêu cầu nhiệm vụ được giao cũng cần thường xuyên tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC. Nâng cao hiệu quả hoạt động của từng đơn vị, từng bộ phận thuộc lực lượng PCCC góp phần nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC. Thường xuyên tiến hành phân tích hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC không có nghĩa là ngày nào, tháng nào cũng tiến hành phân tích mà tùy thuộc vào tình hình cụ thể trong từng giai đoạn, từng thời kỳ mà tiến hành phân tích những nội dung phù hợp, định kỳ có các báo cáo phân tích toàn diện hoặc chuyên đề theo yêu cầu quản lý, chỉ đạo và điều hành. 3.2.4.2. Không ngừng hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu, phương pháp phân tích hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy PCCC là một loại hình dịch vụ đặc biệt mà kết quả hoạt động nhiều khi không đo lường được bởi các đại lượng xác định. Vì vậy, đánh giá hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC không chỉ sử dụng các chỉ tiêu định lượng, mà ất cần sử dụng các tiêu chí định tính. Các tiêu chí định tính phụ thuộc rất lớn vào ý kiến chủ quan, vào khả năng quan sát và cảm nhận của chủ thể quản lý. Hiện nay, do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau, phân tích hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC chưa thể sử dụng đầy đủ các chỉ tiêu, tiêu chí phản ánh hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC. Chẳng hạn, những tiêu chí định tính như: tính chất nghiêm trọng của các hành vi sai phạm về PCCC được phát hiện qua kiểm tra PCCC, mức độ tuân thủ các văn bản về PCCC, sự thay đổi hành vi PCCC sau 1 lần tuyên truyền tập huấn kiến thức về PCCC, mức độ hài lòng sau tập huấn PCCC, năng lực sử dụng các thiết bị chữa cháy sau 1 đợt tập huấn.... chưa được sử dụng khi phân tích hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong 155 lĩnh vực PCCC. Ngay cả các chỉ tiêu có thể định lượng được như: chi phí bình quân cho một vụ chữa cháy, thiệt hại bình quân của một vụ cháy nổ, thời gian chữa cháy bình quân một vụ cháy nổ, thời gian triển khai chữa cháy bình quân sau khi nhận được tin báo cháy... vẫn chưa tổng hợp được số liệu phù hợp, kịp thời để sử dụng trong phân tích hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC. Mặt khác, cuộc sống và nền kinh tế ngày càng phát triển, trình độ quản lý và yêu cầu quản lý ngày càng được nâng cao và hoàn thiện, hoạt động PCCC ngày càng được quan tâm, nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC ngày càng phong phú, đa dạng. Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC cần thường xuyên rà soát, hoàn thiện các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá cho phù hợp với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội cũng như của hoạt động PCCC, phù hợp với sự huy động và sử dụng các nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC. Theo đó các phương pháp phân tích hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC cũng cần được hoàn thiện. Việc vận dụng các phương pháp phân tích phù hợp với từng chỉ tiêu, từng tiêu chí, mục tiêu và nội dung phân tích là hết sức cần thiết và chỉ có như vậy công cụ phân tích được sử dụng mới có hiệu quả và phát huy tác dụng. 3.2.4.3. Hoàn thiện tổ chức công tác phân tích hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy Khảo sát thực tế trong những năm qua, công tác quản lý tài chính của các cơ sở, các đơn vị thuộc lực lượng PCCC cho thấy công tác tổ chức phân tích kinh tế nói chung, phân tích đánh giá hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC nói riêng của các đơn vị, cơ sở còn nhiều hạn chế. Điều đó ảnh hưởng đáng kể đến khả năng phát hiện kịp thời sự mất cân đối và hiệu quả trong quản lý khai thác, huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC. Vì vậy, đơn vị thuộc lực lượng PCCC quan tâm hoàn thiện công tác tổ chức phân tích định kỳ hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính cho PCCC. Hoàn thiện công tác tổ chức phân tích, cần thực hiện các giải pháp cơ bản sau: Một là, hiện đại hóa công cụ quản lý tài chính - kế toán: cải tiến bộ máy quản lý tài chính - kế toán trong các đơn vị thuộc lực lượng PCCC; đầu tư nâng cấp hệ thống phương tiện hiện đại cho bộ máy quản lý tài chính - kế toán của từng đơn vị trong lực lượng đồng thời nối mạng trong toàn hệ thống. Nên sử dụng các phần mềm tài chính - kế toán cho bộ máy tài chính - kế toán thống nhất trong toàn lực lượng. Bởi vì, quá 156 trình thu nhận, xử lý, lưu trữ thông tin trong quản lý tài chính bao gồm nhiều khâu công việc, mỗi khâu, mỗi công đoạn đảm nhận một nhiệm vụ, khối lượng thông tin cần xử lý ngày càng lớn dẫn đến tình trạng tổ chức thu nhận, xử lý thông tin ra các quyết định quản lý tài chính theo hình thức thủ công, không thống nhất sẽ không đáp ứng được yêu cầu quản lý. Vì vậy, công tác quản lý tài chính cần được trang bị các hệ thống máy móc thiết bị lưu trữ và xử lý thông tin hiện đại, tự động hoá tính toán sẽ giúp công tác quản lý tài chính đạt hiệu quả cao, áp dụng tin học vào công tác quản lý tài chính phải theo hướng trang bị đồng bộ các thiết bị tin học nối mạng; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo nhanh trên mạng,... Các đơn vị định kỳ tổ chức phân tích hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong từng đơn vị cũng như toàn lực lượng PCCC. Tổ chức phân tích hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC phải được tiến hành khoa học, hợp lý và thực hiện theo trình tự: xây dựng kế hoạch phân tích, tiến hành phân tích và hoàn thành phân tích. Trong đó: Kế hoạch phân tích phải xác định rõ nội dung phân tích (phân tích toàn bộ hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính hay chỉ một số vấn đề cụ thể), phạm vi phân tích (toàn lực lượng PCCC hay một số đơn vị, một vài bộ phận), thời gian tiến hành phân tích (kể cả thời gian chuẩn bị), phân công trách nhiệm cho các cá nhân, bộ phận và xác định hình thức hội nghị phân tích. Đặc biệt, trong kế hoạch phân tích phải xác định rõ loại hình phân tích được lựa chọn, các loại tài liệu, số liệu, thông tin cần sưu tầm, kiểm tra đảm bảo không thiếu, không thừa. Nếu thiếu, kết luận phân tích sẽ không xác đáng, không thuyết phục thậm chí sai lầm. Nếu thừa sẽ lãng phí thời gian, tiền của và công sức. Thực hiện phân tích cần dựa vào chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu đã xác định theo từng nội dung phân tích mà sử dụng phương pháp phân tích cho phù hợp. Với phương pháp so sánh, có thể so sánh trên tổng thể kết hợp với việc so sánh trên từng bộ phận cấu thành của chỉ tiêu ở kỳ phân tích với kỳ gốc. Từ đó, xác định chính xác kết quả, xu hướng phát triển và mối quan hệ biện chứng giữa các hoạt động kinh doanh với nhau. Với phương pháp phân tích nhân tố cần được vận dụng linh hoạt bởi có nhiều nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC. Với những nguyên nhân có thể tính toán, lượng hóa được mức độ ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu gọi là nhân tố thì phải xác định mức 157 độ ảnh hưởng và phân tích thực chất ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự thay đổi của đối tượng nghiên cứu. Thực hiện phân tích phải tổng hợp kết quả phân tích, rút ra nhận xét, kết luận về hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC, chỉ rõ những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập; đồng thời, vạch ra các tiềm năng chưa được khai thác, sử dụng để có các quyết định nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác, huy động nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC. Kết thúc phân tích phải báo cáo phân tích và báo cáo kết quả phân tích cho ban lãnh đạo, đồng thời hoàn chỉnh hồ sơ phân tích. Hồ sơ phân tích là nguồn tài liệu quan trọng để tham chiếu và phân tích hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC ở những kỳ tiếp theo. 3.3. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ THỰC HIỆN THÀNH CÔNG CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 3.3.1. Xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến lĩnh vực phòng cháy chữa cháy Luật PCCC năm 2011 và Luật NSNN năm 2002 đã được triển khai thực hiện cách đây hơn 10 năm. Trong khoảng thời gian này, tình hình thực tế về KTXH, an ninh, quốc phòng đã có nhiều thay đổi. Để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong hoạt động PCCC, trên cơ sở kết quả tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCCC, Bộ Công an đã triển khai xây dựng dự án Luật PCCC sửa đổi, bổ sung và ngày 22/11/2013, Quốc hội khóa XIII thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014. Để triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC, Bộ Công an cần khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng nhà nước để nghiên cứu, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành với nội dung tập trung vào quy định đầy đủ, cụ thể, rõ ràng các vấn đề sau: (i) trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, hộ gia đình trong việc chỉ đạo, tuyên truyền, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC; phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, nhất là các lực lượng ở cơ sở để tham gia công tác PCCC; (ii) các điều kiện bảo đảm an toàn PCCC đối với các loại hình công trình đặc thù về cháy, nổ, nhất là đối với nhà máy điện hạt nhân, nhà khung thép mái tôn có diện tích lớn; (iii) kinh phí đầu tư, trang bị phương tiện PCCC cũng như chế độ, chính sách cho lực lượng dân phòng và lực lượng PCCC cơ sở; (iv) chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát PCCC, như về công tác CNCH, thanh tra PCCC...; (v) trách nhiệm 158 xây dựng phương án chữa cháy ở cơ sở và khu dân cư của người đứng đầu cơ sở, trưởng thôn, trưởng ấp, trưởng bản, tổ trưởng tổ dân phố; (vi) cơ chế huy động và sử dụng các nguồn lực của xã hội đầu tư cho lĩnh vực PCCC, qua đó góp phần giảm gánh nặng NSNN, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác PCCC, cho phép thực hiện các hoạt động kinh doanh dịch vụ về phòng cháy. Trong quá trình tổng kết tình hình thực hiện Luật NSNN năm 2002, Bộ Công an nên dành ưu tiên thỏa đáng cho việc tổng kết tình hình thực hiện Luật NSNN trong lĩnh vực PCCC, các Bộ, ngành địa phương cần quan tâm đến tổng kết, đánh giá tình hình đảm bảo kinh phí cho hoạt động PCCC và CNCH của ngành, địa phương mình. Thông qua đó, tập trung đánh giá được những kết quả và xác định rõ những bất cập, hạn chế của các quy định của Luật NSNN và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật trong lĩnh vực PCCC. Kết hợp với nghiên cứu, dự báo tình hình cháy, nổ và nhu cầu kinh phí cho hoạt động PCCC để có thể đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này trong lĩnh vực PCCC cho phù hợp với thực tế những năm sắp tới, nhất là phù hợp về mô hình tổ chức mới của lực lượng Cảnh sát PCCC và sự phát triển đầy đủ của các lực lượng nòng cốt trong hoạt động PCCC của toàn dân. Theo quy định tại Nghị định số 10/2004/NĐ-CP ngày 7/1/2004 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước đối với một số lĩnh vực quốc phòng, an ninh, thì nhiệm vụ chi ngân sách địa phương cho công tác PCCC bao gồm 05 nội dung sau: chi trang bị phương tiện PCCC cho đội dân phòng; chi bồi dưỡng và thực hiện các chế độ theo quy định của Nhà nước đối với cán bộ, đội viên đội dân phòng PCCC cơ sở; chi mua sắm quần áo, trang thiết bị bảo hộ cá nhân cho các cán bộ, đội viên đội dân phòng PCCC cơ sở; chi tuyên truyền, giáo dục và xây dựng phong trào quần chúng trong công tác PCCC; chi khen thưởng về PCCC. Khi xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 10/2004/NĐ-CP, đề nghị tiếp tục kế thừa 05 nội dung chi nêu trên và đồng thời bổ sung thêm nội dung chi đầu tư XDCB, mua sắm trang thiết bị, phương tiện PCCC và CNCH từ ngân sách địa phương. Nguyên tắc chung là kết hợp giữa ngân sách trung ương (Bộ Công an) và ngân sách địa phương cho việc đầu tư cơ sở vật chất, hiện đại hóa trang thiết bị, phương tiện PCCC và CNCH. Tuy nhiên, đối với các tỉnh, thành phố kinh tế phát triển, nguồn thu ngân sách dồi dào, nhu cầu PCCC và CNCH lớn và nhất là các địa phương thành lập Sở Cảnh sát PCCC, thì 159 Nghị định mới nên cho phép các địa phương này được bố trí ngân sách địa phương đầu tư cho các dự án XDCB, mua sắm trang thiết bị, phương tiện PCCC và CNCH cho lực lượng PCCC và CNCH của địa phương sau khi có sự tham khảo và thống nhất ý kiến của Bộ Công an. Tập trung đầu tư kinh phí thỏa đáng cho công tác nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực PCCC, cũng như công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra, xử lý các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực PCCC. Mục tiêu nhằm đảm bảo hệ thống pháp luật về PCCC được đầy đủ, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả, sát tình hình thực tế trong lĩnh vực này và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động PCCC, đa dạng hóa nguồn tài chính cho hoạt động PCCC, huy động sức mạnh của toàn xã hội, tăng dần phần kinh phí của các tổ chức, cá nhân trong và nước ngoài đóng góp cho hoạt động PCCC (tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối). Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm ban hành đầy đủ các tiêu chuẩn về PCCC và hướng dẫn thực hiện đồng bộ, nghiêm chỉnh trong toàn quốc và tăng cường công tác quản lý nhà nước, công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các tiêu chuẩn PCCC. Các chủ đầu tư phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC đối với các công trình xây dựng, nhất là đối với các công trình, dự án cao tầng và có nguy cơ cháy, nổ cao. Các cấp chính quyền cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về PCCC một cách thường xuyên, sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong công tác PCCC trong toàn xã hội, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ quá trình xã hội hóa, đa dạng hóa nguồn tài chính cho lĩnh vực PCCC. Các cấp chính quyền địa phương phải coi trọng và bố trí ngân sách thỏa đáng cho lĩnh vực PCCC trên địa bàn, đồng thời chủ động, linh hoạt trong việc huy động sự đóng góp, tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho sự nghiệp hiện đại hóa lĩnh vực PCCC. Bên cạnh việc đầu tư hiện đại hóa, nâng cao năng lực của lực lượng Cảnh sát PCCC các cấp, cần tập trung đầu tư thỏa đáng cho việc củng cố, kiện toàn lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng PCCC chuyên ngành. Các lực lượng này mặc dù đã được Luật PCCC quy định, nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể, chi tiết về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy, nguồn tài chính đảm bảo, chế độ chính sách đãi ngộ và trách nhiệm quản lý của các cấp chính quyền địa phương theo quy định của Luật PCCC. 160 Vấn đề quan trọng bậc nhất là phải tạo được sự chuyển biến thực chất trong nhận thức của các cấp quyền, đoàn thể, tổ chức, cá nhân trong toàn xã hội về sự nguy hiểm ngày càng gia tăng của nguy cơ cháy, nổ và tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn của công tác PCCC đối với an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước, của từng địa phương, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Từ đó, giúp cho công tác xã hội hóa hoạt động PCCC ngày càng phát triển, việc huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính cho hoạt động PCCC ngày càng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp hiện đại hóa lực lượng PCCC các cấp trong cả nước. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và các kiến thức về PCCC phải trở thành nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, hệ thống phát thanh, truyền hình trong cả nước, trong đó lực lượng nòng cốt nhằm quản lý, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra đối với hoạt động này phải là lực lượng Cảnh sát PCCC các cấp. Nhận thức của người dân về vai trò, ý nghĩa to lớn của PCCC ngày càng được nâng cao sẽ tạo điều kiện, cơ sở mang tính quyết định cho việc thực hiện thắng lợi các giải pháp về phát triển lĩnh vực PCCC và nâng cao hiệu quả huy động, sử dụng nguồn tài chính cho lĩnh vực PCCC. Do đó, trách nhiệm về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC cần được thực hiện theo hướng: (i) Các cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về PCCC thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân. (ii) Cơ quan, tổ chức và hộ gia đình có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và kiến thức về PCCC cho mọi người trong phạm vi quản lý của mình. (iii) Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo có trách nhiệm đưa kiến thức về PCCC vào chương trình giảng dạy trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học. (iv) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm tổ chức và phối hợp với cơ quan chức năng để tuyên truyền, động viên mọi tầng lớp nhân dân thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC. 3.3.2. Tăng cường tổng kết, đánh giá việc xã hội hóa và hiệu quả huy động, sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy Định kỳ các cơ quan chức năng nhà nước cần tiến hành tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện xã hội hóa, đa dạng nguồn tài chính huy động và nâng cao hiệu quả huy động, 161 sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC trong toàn quốc và đối với từng địa bàn trọng điểm, mang tính chất đặc thù. Thông qua đó giúp các cấp lãnh đạo có cái nhìn mang tính tổng thể, toàn diện, bao quát nhất thực trạng các mặt công tác này để rút ra những ưu điểm, khuyết điểm và có các giải pháp kịp thời để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phát huy ưu điểm, hạn chế khuyết điểm, đồng thời đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách, chế độ quản lý phù hợp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ công tác xã hội hóa, đa dạng nguồn tài chính, nâng cao hiệu quả huy động, sử dụng nguồn tài chính, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác PCCC trong tình hình mới. Tập trung nghiên cứu, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thủ tục hành chính, chế độ ưu đãi đối với hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với lĩnh vực PCCC. 3.3.3. Triển khai thực hiện huy động tiềm lực khoa học và công nghệ cho công tác phòng cháy chữa cháy Lực lượng Cảnh sát PCCC các cấp cần nghiên cứu, triển khai thực hiện việc huy động tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ công tác công an theo quy định tại Nghị định số 169/2007/NĐ-CP [32], nhằm khai thác tối đa, kịp thời và có hiệu quả nhất các tiềm lực khoa học và công nghệ sẵn có của các tổ chức, cá nhân trong xã hội phục vụ cho phát triển sự nghiệp PCCC của đất nước. Coi trọng tất cả các nội dung về tiềm lực khoa học và công nghệ có thể được huy động như cơ sở vật chất, kỹ thuật, tổ chức hoạt động nghiên cứu, kinh doanh về lĩnh vực khoa học và công nghệ, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, thành tựu khoa học và công nghệ có liên quan đến công tác PCCC. Đây là hướng đi đúng đắn, cần tập trung triển khai thực hiện, đồng thời đề nghị Bộ Công an cần chủ động làm việc với Bộ Tài chính để bố trí nguồn ngân sách thỏa đáng cho công tác này. Trước mắt thí điểm huy động một số chuyên gia giỏi trong lĩnh vực này của đất nước, đã có nhiều năm làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, phát triển công nghệ PCCC ở nước ngoài vào công tác trong lực lượng PCCC của nước ta, với các chế độ đãi ngộ thỏa đáng theo quy định của Nghị định số 169/2007/NĐ-CP và vận dụng thực hiện các chế độ ưu đãi, khuyến khích khác theo các quy định hiện hành. Đồng thời, Bộ Công an cần phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục công tác PCCC; ưu tiên, tạo điều kiện tuyển chọn, điều động cán bộ, chuyên gia, nhân viên khoa học và công nghệ đã được đào tạo vào phục vụ công tác PCCC và cử đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ tại các cơ sở đào tạo về khoa học và công nghệ trong và ngoài nước. 162 3.3.4. Nâng cao chất lượng và năng lực công tác của đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính lĩnh vực phòng cháy chữa cháy Việc tổ chức quản lý và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn tài chính phục vụ PCCC có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện đa dạng và huy động có hiệu quả các nguồn tài chính cho PCCC. Thực hiện tốt công tác này có ý nghĩa quan trọng trong việc ổn định và khơi dậy các nguồn tài chính cho công tác PCCC trong toàn xã hội và các tổ chức, cá nhân nước ngoài, các tổ chức quốc tế, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực, lãng phí, tham nhũng, góp phần đẩy mạnh thực hiện đa dạng hơn nữa các nguồn tài chính cho PCCC. Muốn vậy, yếu tố đầu tiên, quan trọng bậc nhất là cần phải có đội ngũ cán bộ quản lý có đủ năng lực và phẩm chất để thực thi các nhiệm vụ, đảm bảo cho chủ trương thực hiện đa dạng nguồn tài chính đối với PCCC được vận hành tốt nhất và phát huy hiệu quả. Hiện nay, hầu hết số cán bộ làm công tác tài chính trong lực lượng Cảnh sát PCCC và đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính có liên quan đến lĩnh vực PCCC đều có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, nhiệt tình công tác. Trong thời gian qua, đội ngũ này cũng đã được bổ sung và thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ thực tế hiện nay, thì vẫn còn thiếu về số lượng và chất lượng, trình độ một số cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính trong lực lượng CAND nói chung và lĩnh vực PCCC nói riêng, cần phải thực hiện tốt một số nội dung sau: Một là, phối hợp với các trường, các đơn vị nghiên cứu và các cơ quan chuyên ngành,... tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, chiến sĩ làm công tác tài chính, kế toán trong lực lượng CAND và nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính, kế toán trong lĩnh vực PCCC. Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cần được thực hiện thường xuyên, theo chuyên đề và nội dung cụ thể. Bên cạnh đó, cũng cần phối hợp với các học viện, trường đại học để tổ chức đào tạo bậc đại học cho một số cán bộ, chiến sĩ chưa có điều kiện học đại học đang làm công tác quản lý tài chính trong lĩnh vực PCCC. Hai là, có chính sách thu hút và tuyển dụng những cán bộ có năng lực, có trình độ được đào tạo từ các trường ngành ngoài hoặc đào tạo ở nước ngoài vào làm công tác tài chính, kế toán trong lĩnh vực PCCC. Thực hiện chế độ đãi ngộ xứng đáng nhằm phát 163 huy tốt tinh thần trách nhiệm, ý thức nghề nghiệp và sự chủ động sáng tạo của cán bộ, chiến sĩ trong công tác chuyên môn được giao. Ba là, sắp xếp, bố trí cán bộ một cách hợp lý, đúng vị trí và năng lực, sở trường của từng đối tượng. Cần tăng cường bố trí cán bộ chuyên trách thực hiện quản lý, theo dõi kinh phí PCCC ở cơ quan tài chính Bộ, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội và Công an các tỉnh, thành phố chưa thành lập Sở Cảnh sát PCCC, đặc biệt là đối với các địa bàn trọng điểm, phức tạp về PCCC. Bốn là, thường xuyên giáo dục công tác chính trị, tư tưởng và đạo đức, lối sống cho cán bộ, chiến sĩ làm công tác tài chính, kế toán trong lĩnh vực PCCC nhằm ngăn ngừa những hành vi sai phạm, các biểu hiệu tiêu cực, nâng cao năng lực và sức chiến đấu cho đội ngũ cán bộ này đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đòi hỏi. Kết luận chương 3 Qua nghiên cứu nội dung chương này, luận án rút ra được: 1. Phương hướng nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC nước ta, gồm: đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng hóa nguồn tài chính; cần có cơ chế huy động và sử dụng vốn đặc biệt cho các dự án thành phần thuộc Đề án “Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”; hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy quản lý tài chính tại các đơn vị trong lực lượng Cảnh sát PCCC; đẩy mạnh phát triển hoạt động sự nghiệp và hoạt động có thu phí, lệ phí trong lĩnh vực PCCC. 2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC nước ta trong thời gian tới được đề xuất, gồm: - Đổi mới cơ chế huy động và sử dụng nguồn tài chính như: cần phân định rõ ràng và linh hoạt hơn về nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương cho lĩnh vực PCCC; nghiên cứu thành lập đơn vị dự toán cấp 3 đối với các Phòng Cảnh sát PCCC; áp dụng chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp về khoa học và công nghệ PCCC trong lực lượng Cảnh sát PCCC; hoàn thiện các chế độ, chính sách về thu phí, lệ phí và thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC; xúc tiến xây dựng quỹ đóng góp và hiến tặng trong lĩnh vực PCCC; ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ PCCC; áp dụng chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sử dụng trong lực lượng Cảnh sát PCCC. 164 - Các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC gồm: đổi mới công tác lập kế hoạch tài chính và ngân sách; đổi mới cơ cấu huy động nguồn tài chính cho lĩnh vực PCCC; tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn vốn ODA cho lĩnh vực PCCC; tăng cường huy động các tổ chức, cá nhân đầu tư cho hoạt động PCCC tại cơ sở và các hạng mục PCCC trong các công trình xây dựng; cho phép các đơn vị trong lực lượng Cảnh sát PCCC được quản lý, sử dụng nguồn thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản nhà nước tại đơn vị để đầu tư phát triển hoạt động PCCC. - Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC gồm: Bộ Công an ban hành quy định về quản lý, sử dụng kinh phí hoạt động nghiệp vụ PCCC trong lực lượng Cảnh sát PCCC; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực PCCC; nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí thu bảo hiểm cháy nổ bắt buộc; nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí thu được từ tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC; tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán trong lĩnh vực PCCC. 3. Thường xuyên tiến hành, không ngừng hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu, phương pháp phân tích, đồng thời hoàn thiện tổ chức công tác phân tích hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC là giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả công cụ phân tích trong tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC 4. Các điều kiện cần thiết để thực hiện thành công các giải pháp đề xuất gồm: xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực PCCC; tăng cường tổng kết, đánh giá việc xã hội hóa và hiệu quả huy động, sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC; thực hiện huy động tiềm lực khoa học và công nghệ cho công tác PCCC; nâng cao chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính, kế toán trong lĩnh vực PCCC. 165 KẾT LUẬN Để phát triển lĩnh vực PCCC đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, thì đòi hỏi phải huy động được nguồn tài chính to lớn. Trong điều kiện kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn và các nguồn tài chính cho lĩnh vực PCCC còn hạn hẹp như hiện nay, thì việc nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC được đặt ra như là là một yêu cầu bức thiết. Trong thực tế việc thực hiện yêu cầu này hết sức khó khăn, phức tạp. Với kinh nghiệm thực tế gần 30 năm làm công tác quản lý tài chính đối với các dự án đầu tư XDCB, mua sắm trang thiết bị trong ngành Công an, trong đó có nhiều năm trực tiếp theo dõi, quản lý nguồn kinh phí đầu tư của các đơn vị trong lực lượng Cảnh sát PCCC; trên cơ sở nghiên cứu lý luận về phân tích hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC, luận án rút ra một số kết luận chủ yếu như sau: Một là, bằng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và kinh tế học hiện đại, luận án làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về hàng hóa công cộng PCCC; các yêu cầu, nguyên tắc, nội dung của quản lý tài chính nói chung và việc huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC; hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC; xây dựng các chỉ tiêu phân tích hiệu quả huy động và hiệu quả sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC. Hai là, đánh giá khái quát thực trạng huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC giai đoạn từ năm 2008 - 2012 với những kết quả, thành tựu đạt được; những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập. Những đánh giá này giúp cho việc nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện thực trạng huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC nước ta; nhờ đó tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC nước ta trong thời gian tới. Ba là, trên cơ sở quy hoạch phát triển lĩnh vực PCCC đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030 cũng như phương hướng nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC, luận án đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC, góp phần thực hiện các 166 mục tiêu kinh tế vĩ mô, đó là ổn định KTXH, từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tăng cường an toàn về tính mạng và tài sản của nhân dân. Luận án “Phân tích hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy ở Việt Nam” có phạm vi nghiên cứu tương đối rộng, đối tượng nghiên cứu phức tạp. Vì vậy, tuy đã đạt được những kết quả nhất định, song luận án không tránh khỏi những hạn chế, rất mong được sự đóng góp ý kiến của nhà khoa học, các chuyên gia và đồng nghiệp để luận án được hoàn thiện hơn. 167 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Trịnh Ngọc Bảo Duy (2011), “Về đa dạng nguồn tài chính cho phòng cháy chữa cháy ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 166 (II), tháng 4. 2. Trịnh Ngọc Bảo Duy (2013), “Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động nguồn tài chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán, số 11 (124). 3. Trịnh Ngọc Bảo Duy (2014), “Kinh nghiệm các nước về huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán, số 05 (130) - 2014. 4. Trịnh Ngọc Bảo Duy (2014), “Bản chất, đặc điểm của phòng cháy, chữa cháy và những gợi ý về cơ chế huy động nguồn tài chính cho phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam”, Tạp chí Công an nhân dân, số Kỳ 2 - tháng 9/2014. 168 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu tiếng Việt 1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X (2011), Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. 2. Bộ Công an (1998), Quyết định số 729/1998/QĐ-BCA(V19) ngày 9 tháng 11 năm 1998 ban hành 12 Quy chế thực hiện dân chủ trong Công an nhân dân. 3. Bộ Công an (2005), Quyết định số 608/2005/QĐ-BCA(V22) ngày 11tháng 5 năm 2005 ban hành Quy chế công khai tài chính trong lực lượng Công an nhân dân. 4. Bộ Công an (2009), Thông tư số 21/2009/TT-BCA-V22 ngày 15/4/2009 hướng dẫn quyết toán dự án đầu tư xây dựng hoàn thành trong Công an nhân dân. 5. Bộ Công an (2009), Thông tư số 22/2009/TT-BCA-V22 ngày 15/4/2009 hướng dẫn thực hiện việc quản lý, cấp phát và thanh toán vốn đầu tư trong Công an nhân dân. 6. Bộ Công an (2009), Thông tư số 51/2009/TT-BCA ngày 4 tháng 9năm 2009 quy định về thực hiện dân chủ trong công tác quản lý tài chính, tài sản của Công an nhân dân. 7. Bộ Công an (2010), Thông tư số 19/2010/TT-BCA quy định về quản lý, sử dụng kinh phí đóng góp cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy từ kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. 8. Bộ Công an (2010), Thông tư số 39/2010/TT-BCA ngày 22/10/2010 quy định tiêu chuẩn, định lượng ăn đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân. 9. Bộ Công an (2012), Đề án "Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030”. 10. Bộ Công an (2012), Thông tư số 03/2012/TT-BCA ngày 16/01/2012 quy định về phân cấp, ủy quyền quyết định dự án đầu tư và xây dựng trong Công an nhân dân. 11. Bộ Công an (2012), Thông tư số 05/2012/TT-BCA ngày 17 tháng 01 năm 2012 quy định về quản lý, điều hành ngân sách nhà nước trong Công an nhân dân. 169 12. Bộ Công an (2012), Thông tư số 60/2012/TT-BCA ngày 16/10/2012 quy định về quyết toán dự án đầu tư xây dựng hoàn thành trong Công an nhân dân. 13. Bộ Công an (2013), Dự án đầu tư xây dựng doanh trại lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (giai đoạn I). 14. Bộ Công an (2010), Thông tư số 60/2010/TT-BCA ngày 16/12/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 106/2009/NĐ-CP ngày 16/11/1009 quy định về việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị vũ trang nhân dân. 15. Bộ Công an (2010), Thông tư số 06/2010/TT-BCA ngày 21 tháng 1 năm 2010 quy định chế độ quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập có thu trong Công an nhân dân. 16. Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ (2006), Thông tư số 12/2006/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 5/6/2006 hướng dẫn Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. 17. Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ (2006), Thông tư số 12/2006/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 5/6/2006 hướng dẫn Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. 18. Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ (2011), Thông tư số 36/2011/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 26/12/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 12/2006/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 5/6/2006 hướng dẫn Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. 19. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 225/2010/TT-BTC quy định chế độ tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước. 20. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 82/2007/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước. 21. Bộ Tài chính - Bộ Công an (2004), Thông tư liên tịch số 54/2004/TTLT-BTC-BCA ngày 10/6/2004 hướng dẫn lập, chấp hành, quyết toán ngân sách nhà nước và quản lý tài sản nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực an ninh. 170 22. Bộ Tài chính - Bộ Công an (2007), Thông tư liên tịch số 41/2007/TTLT-BTC- BCA ngày 24/4/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 130/NĐ-CP ngày 8/11/2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. 23. Bộ Tài chính - Bộ Công an (2012), Thông tư liên tịch số 61/2012/TTLT-BTC- BCA ngày 17/04/2012 quy định việc quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội. 24. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy. 25. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. 26. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị định số 123/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2005 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy. 27. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và Lệ phí. 28. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 25/2006/NĐ-CP ngày 10/3/2006 quy định tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân. 29. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 130/NĐ-CP ngày 8/11/2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. 30. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). 31. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2007 về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, từ thiện. 171 32. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghị định số 169/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007 của Chính phủ về huy động tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ công tác công an. 33. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Báo cáo tóm tắt tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng cháy và chữa cháy (năm 2001 - 2011). 34. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2011. 35. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện. 36. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Nghị định số 52/2012/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2012 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy. 37. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ. 38. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị định số 106/2009/NĐ-CP ngày 16/11/1009 quy định về việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị vũ trang nhân dân. 39. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước. 40. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. 41. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. 172 42. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước. 43. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 83/2007/TT-BTC ngày 16 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg. 44. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Nghị định số 10/2004/NĐ-CP ngày 07/01/2004 quy định về quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh. 45. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và Lệ phí. 46. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2009), Giáo trình Phân tích Tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội. 47. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2009), Thực hành kế toán và phân tích Tài chính trong công ty cổ phần, Nxb Tài chính, Hà Nội. 48. Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà (2010), Giáo trình Phân tích Tài chính doanh nghiệp (dùng cho các lớp không chuyên ngành), Nxb Tài chính, Hà Nội. 49. Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà (2010), Đọc và Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp (Sách chuyên khảo), Nxb Tài chính, Hà Nội. 50. Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà (2013), Quản trị rủi ro tài chính trong các tập đoàn kinh tế nhà nước, lý luận - thực tiễn (Sách chuyên khảo), Nxb Tài chính, Hà Nội. 51. Nguyễn Trọng Cơ (1999), Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp cổ phần phí tài chính ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Tài chính kế toán Hà Nội. 52. Đỗ Ngọc Cẩn (2002), Vấn đề mở rộng chức năng hoạt động của lực lượng PCCC chuyên nghiệp ở các thành phố lớn trên thế giới, Nội san an toàn PCCC, Trường Đại học PCCC. 173 53. Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (2014), Biểu thống kê số liệu về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 08 năm (từ năm 2006 - 2013), Công văn số 539/C66-P5 ngày 13/3/2014. 54. Trần Thế Dũng, Nguyễn Quang Hùng, Lương Thị Trâm (2002), Giáo trình Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp thương mại dịch vụ, Nxb Đại học Quốc gia. 55. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. 56. Ngô Đình Giao (1984), Những vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh tế trong xí nghiệp công nghiệp, Nxb Lao động. 57. Nguyễn Như Ý (2008), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 58. Huỳnh Đức Lộng (1999), Hoàn thiện chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, Luận án tiến sĩ Kinh tế. 59. Paul A.Samuelson, William D.Nordhaus (1997), Kinh tế học, Lần thứ 15, Nxb Chính trị Quốc gia. 60. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 (2001), Luật Phòng cháy và chữa cháy, Luật số 27/2001/QH10. 61. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI (2002), Luật Ngân sách nhà nước, Luật số 01/2002/QH11. 62. TCVN 5303:1990, An toàn cháy - Thuật ngữ và định nghĩa. 63. Nguyễn Sĩ Thịnh, Lê Sĩ Thiệp, Nguyễn Kế Tuấn (1985), Hiệu quả kinh tế trong xí nghiệp công nghiệp, Nxb Thống kê. 64. Thủ tướng Chính phủ (2006), Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 23/01/2006 về việc tăng cường chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy. 65. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 1107/QĐ-TT ngày 21 tháng 8 năm 2006 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2010. 66. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07 tháng 04 năm 2009 phê duyệt điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. 67. Thủ tướng Chính phủ (2010), Chỉ thị số 1634/CT-TTg ngày 31/8/2010 về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. 174 68. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 2434/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm thành lập Sở Cảnh sát PCCC trực thuộc Bộ Công an tại 7 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Phúc. 69. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1110/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2012 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 70. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 5/5/2006 về việc thí điểm thành lập Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh. 71. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định 2434/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2010 về việc thí điểm thành lập Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ở 7 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 72. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 91/2009/QĐ-TTg, ngày 06 tháng 7 năm 2009 quy định chế độ phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, chiến sĩ trong Công an nhân dân. 73. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19 tháng 1 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước. 74. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Quyết định số 140/2008/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg. 75. Nguyễn Quang Thứ (2004), Dịch vụ phòng cháy chữa cháy - Một loại hàng hóa công cộng trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 76. Nguyễn Quang Thứ (2011), Công tác PCCC ở Việt Nam: Thực trạng và Giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia. 77. Nghiêm Văn Trọng, Trần Văn Bảo (1994), Kinh doanh dịch vụ trong cơ chế thị trường, Nxb Thống kê, Hà Nội. 78. Đinh Ngọc Tuấn (2002), Cơ sở lý hóa quá trình phát triển và dập tắt đám cháy, Giáo trình của Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy, Nxb Khoa học và Kỹ thuật. 175 79. Lê Xuân Tứ, Nguyễn Quốc Việt (2004), Những vấn đề cơ bản phòng cháy trong các quá trình công nghệ sản xuất, Giáo trình của Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy, Nxb Khoa học và Kỹ thuật. 80. Nguyễn Thế Từ (2001), Tổ chức hoạt động PCCC ở Đức, Nội san an toàn PCCC, Trường Đại học PCCC. 81. Viện Ngôn ngữ học (2010), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa. 82. Viện Chiến lược và Khoa học Công an (2005), Từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam, Nxb Công an nhân dân. 83. Vụ Tài chính - Bộ Công an (2004), Tài liệu Luật Ngân sách nhà nước và một số văn bản hướng dẫn thực hiện trong Công an nhân dân. 84. Ngô Văn Xiêm, Trịnh Thế Dũng (2002), Phòng cháy trong xây dựng, Giáo trình của Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy, Nxb Khoa học và Kỹ thuật. 85. %20dam%20chay.pdf 86. 87. h%C3%A1y 88. * Tài liệu tiếng Anh 89. George E. Totten, Jurgen Reichel (1996), Fire Resistance of Industrial Fluids, ASTM 100 Barr Harbor Drive West Conshohocken, PA 1928-2959. 90. 91. 92. Website: 93. 94. 176 PHỤ LỤC BỘ CÔNG AN CỤC TÀI CHÍNH Số: 501/V22-P1 V/v đề nghị cung cấp một số số liệu, tình hình về huy động và sử dụng nguồn tài chính CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 05 tháng 3 năm 2014 Kính gửi: - Cục Cảnh sát PCCC và CNCH - Trường Đại học PCCC - Công an các tỉnh, thành phố - Các Sở Cảnh sát PCCC tỉnh, thành phố Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, phân tích về hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC trong những năm vừa qua, Cục Tài chính đề nghị Công an các đơn vị, địa phương nghiên cứu, đánh giá tình hình một số tình hình và cung cấp số liệu về các nguồn kinh phí chi cho lực lượng PCCC của đơn vị từ năm 2008 - 2012 như sau: 1. Trên cơ sở thực tế công tác quản lý tài chính của đơn vị, đề nghị đơn vị phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho lực lượng PCCC của đơn vị theo các nội dung sau: - Các nguồn tài chính cho lực lượng PCCC của đơn vị nên có những đặc điểm và nội dung, nguyên tắc, các yêu cầu cơ bản trong sử dụng nguồn tài chính này là gì? - Đơn vị đã tổ chức phân tích hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính cho lực lượng PCCC của đơn vị chưa? các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính cho lực lượng PCCC của đơn vị mình là gì ? - Mục đích, ý nghĩa, nội dung, phương pháp phân tích hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính cho lực lượng PCCC nên bao gồm những vấn đề gì? - Những đặc điểm của công tác phân tích hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC của đơn vị trong những năm vừa qua? - Những kết quả đạt được và những hạn chế của việc nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính cho lực lượng PCCC của đơn vị là gì? - Các giải pháp phát huy kết quả, khắc phục hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính cho PCCC của đơn vị trong thời gian tới? 2. Cung cấp số liệu về nguồn kinh phí huy động và tình hình sử dụng các nguồn kinh phí PCCC theo các biểu mẫu tại Phục lục số 1, Phụ lục số 2, Phụ lục số 3 kèm theo công văn này. Các nội dung và số liệu phân tích đánh giá, đề nghị Công an các đơn vị, địa phương gửi về Cục Tài chính trước ngày 05/4/2014 để tổng hợp chung./. Nơi nhận: - Như trên; - Đ/c Cục trưởng (để báo cáo); - Lưu: VT, P1. KT. CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG (Đã ký) Đại tá Trịnh Ngọc Bảo Duy 177 Phục lục số 1 (Kèm theo Công văn số 501/V22-P1, ngày 05/3/2014) Thống kê các nguồn tài chính cho lực lượng PCCC từ năm 2008 - 2012 Đơn vị: Năm Tổng số Ngân sách Trung ương Ngân sách địa phương Nguồn ODA Trích 5% BH cháy nổ Nguồn khác 2008 2009 2010 2011 2012 Cộng Phục lục số 2 (Kèm theo Công văn số 501/V22-P1, ngày 05/3/2014) Nội dung chi ngân sách trung ương cho lực lượng PCCC từ năm 2008 - 2012 Đơn vị: . Năm Chi thường xuyên Chi đầu tư XDCB Mua sắm trang bị Tổng cộng 2008 2009 2010 2011 2012 Cộng Phục lục số 3 (Kèm theo Công văn số 501/V22-P1, ngày 05/3/2014) Nội dung chi ngân sách địa phương cho lực lượng PCCC từ năm 2008 - 2012 Đơn vị: Năm Chi thường xuyên Chi đầu tư XDCB Mua sắm trang bị Tổng cộng 2008 2009 2010 2011 2012 Cộng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phan_tich_hieu_qua_huy_dong_va_su_dung_nguon_tai_chi.pdf
  • docKL moi tieng viet.doc
  • docKL moi_ban dich.doc