PLDN phải được tiếp tục hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu cải cách TTHC trong thời kỳ
hội nhập. Thủ tục ĐKDN tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP cần được triển khai mở rộng đến
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, không chỉ dành riêng cho doanh nghiệp tại Luật
DN 2005. Chúng tôi kiến nghị nhà nước loại bỏ thủ tục khắc dấu nhằm giảm bớt quy trình
thành lập doanh nghiệp cho NĐT. Công tác cấp phép kinh doanh phải tiếp tục được rà soát lại
theo hướng loại bỏ các điều kiện kinh doanh, GPKD không cần thiết nhằm mở rộng phạm vi
kinh doanh cho doanh nghiệp. Việc mở rộng quy định đối tượng được quyền tổ chức lại
doanh nghiệp là cần thiết, theo đó nên cho phép cho tất cả các loại hình doanh nghiệp được
quyền tổ chức lại thay vì chỉ giới hạn ở số lượng doanh nghiệp nhất định như hiện nay. Ngoài
ra, việc kết nối liên thông giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thủ tục ĐKDN với
cấp GPKD cho doanh nghiệp cũng cần được triển khai trong thời gian tới để tạo thuận lợi hơn
cho NĐT gia nhập thị trường, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả cải cách TTHC
166 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2296 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật doanh nghiệp trong mối quan hệ với cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KD, cơ quan ĐKKD
có trách nhiệm gửi thông tin trong giấy đề nghị ĐKDN sang cơ quan QLNN chuyên ngành.
Trong thời hạn nhất định, cơ quan QLNN chuyên ngành phải gửi phản hồi cho cơ quan
ĐKKD ý kiến của mình về việc cấp hay không cấp phép kinh doanh. Trường hợp cơ quan
quản lý chuyên ngành đồng ý cấp phép kinh doanh cho doanh nghiệp, nhận được thông báo
này, cơ quan ĐKKD sẽ cấp giấy chứng nhận ĐKDN theo quy định tại Nghị định
43/2010/NĐ-CP và Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT. Sau đó, doanh nghiệp liên hệ cơ quan
QLNN chuyên ngành để nhận GPKD là hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp trong
những ngành nghề đòi hỏi phải có GPKD. Ngược lại, cơ quan QLNN chuyên ngành từ chối
không cấp GPKD, họ sẽ thông báo (qua mạng điện tử) cho cơ quan ĐKKD, khi đó cơ quan
ĐKKD sẽ từ chối cấp giấy chứng nhận ĐKDN cho doanh nghiệp. Với quy trình liên thông
trên, sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí tài chính của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giảm
bớt áp lực chờ đợi cấp GPKD sau khi đã có được giấy chứng nhận ĐKDN.
- Năm là, xem xét bãi bỏ quy định về thời hạn của giấy phép kinh doanh
GPKD là TTHC phức tạp được cấp cho doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện luật định
trong một số ngành nghề có điều kiện. Để có được GPKD, doanh nghiệp phải mất nhiều tiền
bạc, thời gian và công sức. Tuy nhiên, nhiều GPKD chỉ cho phép doanh nghiệp hoạt động
57 Theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 Luật Kiểm toán độc lập 2011, trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày ĐKKD dịch vụ
kiểm toán mà doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh DN kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không được cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì phải làm thủ tục xóa ngành nghề kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
143
trong một thời hạn nhất định, dao động từ vài tháng đến vài năm, kèm theo thủ tục gia hạn tốn
kém, trùng lắp với thủ tục xin phép kinh doanh ban đầu đã đi ngược tiến trình cải cách TTHC.
Khắc phục tình trạng trên, chúng tôi kiến nghị nhà nước bãi bỏ quy định thời hạn của GPKD,
vì GPKD là TTHC đã chính thức xác nhận doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh trong
ngành nghề có điều kiện luật định, nên cần thiết tạo sự ổn định cho doanh nghiệp phát triển
lâu dài trong nền kinh tế thị trường. Nếu quy định thời hạn GPKD sẽ khiến doanh nghiệp cảm
thấy bất an đối với việc đầu tư phát triển sản nghiệp của mình. Hiện tại, GPKD karaoke được
cấp phổ biến có thời hạn từ 8 tháng – 24 tháng, trong khi vốn đầu tư của doanh nghiệp cho cơ
sở vật chất rất lớn, nhưng thời hạn hoạt động ngắn không tương xứng với sự đầu tư vốn
doanh nghiệp bỏ ra, vô hình trung quy định thời hạn đó lại có tác dụng ngược buộc nhiều
doanh nghiệp tìm mọi cách thu hồi vốn và lợi nhuận nhanh bằng hình thức kinh doanh vi
phạm pháp luật. Vì vậy, thay cho quy định thời hạn của GPKD, chỉ cần quy định nâng mức
chế tài xử phạt các doanh nghiệp kinh doanh vi phạm không tuân thủ điều kiện luật định, đặc
biệt là hình thức đóng cửa doanh nghiệp nếu vi phạm nghiêm trọng hoặc tái phạm nhiều lần.
Như vậy, mới đảm bảo tính răn đe và nâng cao ý thức của doanh nghiệp trong việc chấp hành
pháp luật, không cần thiết phải ấn định thời hạn trong giấy phép.
Mặt khác, việc bãi bỏ quy định thời hạn của GPKD sẽ có tác dụng tích cực đấu tranh
phòng chống tham nhũng trong thủ tục gia hạn giấy phép, giảm được thời gian công sức cho
cơ quan nhà nước, nâng cao hiệu quả QLNN, nhất là ở công tác hậu kiểm doanh nghiệp. Thay
vì nhà nước phải dò xét từng điều kiện cụ thể “đầu vào” của doanh nghiệp lặp đi lặp lại nhiều
lần, gây tốn kém cho doanh nghiệp và nhà nước thì nhà nước chỉ cần tăng cường biện pháp
giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm diễn ra sau khi cấp phép, hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp
nhiều lần giữa doanh nghiệp với cơ quan công quyền trong thủ tục gia hạn giấy phép, đó cũng
là giải pháp hữu hiệu để phòng chống tham nhũng hiện nay ở Việt Nam.
4.3.2 Hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp về thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp
Nghị quyết 09-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 09/12/2011 về xây dựng và phát
huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, hội nhập quốc tế đã xác định mục tiêu cho việc tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam là
thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, quan tâm hỗ trợ
hộ kinh doanh phát triển thành doanh nghiệp theo Luật DN. Khuyến khích liên kết, hợp nhất,
sáp nhập doanh nghiệp, tăng nhanh số lượng doanh nghiệp có quy mô vừa; thúc đẩy hình
144
thành và phát triển doanh nghiệp lớn, có khả năng dẫn dắt, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ,
khẳng định vị trí tại thị trường trong nước và thâm nhập có hiệu quả vào thị trường thế giới.58
Để phù hợp với định hướng trên của Đảng đề ra, chúng tôi kiến nghị nhà nước xem xét, rà
soát và hoàn thiện PLDN về thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp ở một số nội dung sau :
- Thứ nhất, mở rộng đối tượng được quyền áp dụng thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp,
theo đó :
Bổ sung quy định cho phép công ty TNHH hai thành viên và công ty cổ phần có thể
được chia, tách ra thành công ty TNHH một thành viên, không nhất thiết phải là công ty cùng
loại với công ty bị chia hay công ty bị tách như quy định hiện hành tại Luật DN 2005. Như
vậy, sẽ giải quyết được các vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình chia, tách doanh
nghiệp thời gian qua và tăng tính chủ động cho NĐT trong việc lựa chọn hình thức doanh
nghiệp phù hợp để hoạt động sau khi hoàn thành thủ tục chia, tách doanh nghiệp.
Sửa đổi quy định đối tượng doanh nghiệp được sáp nhập, hợp nhất theo hướng cho
phép tất cả các loại hình công ty trong nền kinh tế, dù cùng loại hay khác loại cũng được
quyền sáp nhập, hợp nhất, chứ không chỉ dành riêng cho công ty cùng loại như quy định hiện
hành tại Điều 152 và Điều 153 Luật DN 2005. Trong điều kiện kinh tế thị trường, sự năng
động, linh hoạt của các chủ thể kinh doanh khi có yêu cầu thay đổi hình thức kinh doanh cần
được tôn trọng và đề cao. Việc giới hạn chủ thể sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp chỉ áp dụng
cho một số đối tượng công ty cùng loại nhất định, ngăn cấm công ty khác loại hình sáp nhập,
hợp nhất với nhau là thiếu sự công bằng đối với doanh nghiệp và không phù hợp với PLDN
của nhiều nước trên thế giới, gây khó khăn cho quá trình tái cấu trúc lại doanh nghiệp. Đặc
biệt, trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay, việc tái cấu trúc nền kinh tế ở Việt Nam rất
cần những quy định linh hoạt về đối tượng áp dụng thủ tục sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp.
Do đó, chúng tôi kiến nghị nhà nước sửa đổi quy định tại Điều 152 và Điều 153 Luật DN
2005 cho phép các loại hình công ty không phân biệt cùng loại hay khác loại hình đều có
quyền tiến hành thủ tục sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp. Việc sửa đổi này sẽ góp phần đảm
bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, giúp đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc nền kinh
tế, tháo gỡ các vướng mắc hiện hành tại Luật DN 2005 và đáp ứng nguyện vọng của số đông
doanh nghiệp trong nền kinh tế.
58 Xem : Mục III.2.3 Nghị quyết 09-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 09/12/2011 về xây dựng và phát huy vai trò
của đội ngũ doanh nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
145
Sửa đổi quy định về đối tượng chuyển đổi doanh nghiệp và bổ sung điều kiện chuyển
đổi doanh nghiệp tại Điều 154 Luật DN 2005. Theo đó, nhà nước nên quy định cho phép tất
cả các loại hình doanh nghiệp tại Luật DN 2005 có thể chuyển đổi hình thức doanh nghiệp
qua lại lẫn nhau. Cụ thể, doanh nghiệp tư nhân được chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc
công ty hợp danh. Công ty hợp danh được chuyển đổi thành doanh nghiệp tư nhân hoặc công
ty cổ phần. Công ty TNHH được chuyển đổi thành doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp
danh. Công ty cổ phần được chuyển đổi thành công ty hợp danh. Việc sửa đổi, bổ sung quy
định tại Điều 154 Luật DN 2005 và Điều 36 Nghị định 102/2010/NĐ-CP là cần thiết, phù hợp
với thực tế tình hình hoạt động của doanh nghiệp ở Việt Nam. Việc giới hạn công ty TNHH
và công ty cổ phần mới được chuyển đổi qua lại lẫn nhau hoặc doanh nghiệp tư nhân được
chuyển đổi thành công ty TNHH như quy định hiện hành tại Điều 154 Luật DN 2005 và Điều
36 Nghị định 102/2010/NĐ-CP là quá cứng nhắc, cần hoàn thiện cho phù hợp với quy định
tại một số văn bản pháp luật chuyên ngành, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam tái cấu
trúc lại trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay. Bên cạnh đó, nhà nước nên bổ sung quy
định điều kiện chuyển đổi doanh nghiệp và có hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục chuyển đổi.
Vì pháp luật doanh nghiệp hiện hành không đề cập đến điều kiện chuyển đổi từ công ty cổ
phần sang công ty TNHH. Việc bổ sung điều kiện chuyển đổi doanh nghiệp là cần thiết, tránh
tình trạng doanh nghiệp lợi dụng việc chuyển đổi nhằm trốn tránh hoặc giảm trách nhiệm tài
sản trước đối tác, chủ nợ gây bất ổn kinh tế, xã hội, đồng thời đảm bảo cho quá trình chuyển
đổi không bị ách tắc, gây khó từ phía cơ quan ĐKKD.
- Thứ hai, sửa đổi quy định về mã số doanh nghiệp khi làm thủ tục chuyển đổi doanh
nghiệp. Hiện tại, theo quy định tại Luật DN 2005, doanh nghiệp được chuyển đổi sau khi
ĐKDN sẽ chấm dứt tư cách pháp lý và các hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Mặt
khác, Khoản 2 Điều 8 Nghị định 43/2010/NĐ-CP quy định doanh nghiệp chấm dứt hoạt động
thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực và không được sử dụng lại. Khi đó, doanh nghiệp
chuyển đổi sẽ được cơ quan ĐKKD cấp mã số doanh nghiệp mới. Để tuân thủ các quy định
trên, nhiều doanh nghiệp được chuyển đổi phải làm thủ tục giải thể doanh nghiệp trước, sau
đó đăng ký thành lập mới để có được mã số doanh nghiệp. Điều này là phức tạp, ảnh hưởng
đến các hợp đồng đang được ký kết và thực hiện tại doanh nghiệp được chuyển đổi. Ví dụ,
Công ty TNHH một thành viên Thủy điện Bản Vẽ trước đây thuộc Tập đoàn Điện lực Việt
Nam có trụ sở chính tại Thành phố Hà Nội theo quy định tại Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT
146
thì mang mã số 01 của công ty mẹ, nhưng sau khi thực hiện đề án sắp xếp chuyển sang trực
thuộc Tổng công ty Xây dựng số (Cienco 1) có trụ sở chính tại tỉnh Kiên Giang thì công ty
mẹ lại có mã số doanh nghiệp là 56. Như vậy, trong trường hợp này, để có được mã số doanh
nghiệp phù hợp với công ty mẹ thì Công ty TNHH một thành viên thủy điện Bản Vẽ phải làm
thủ tục giải thể và ĐKDN lại như thành lập mới ban đầu, gây bất lợi lớn cho hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Do đó, khắc phúc tình trạng trên và phù hợp với thực tế tổ chức lại
doanh nghiệp ở Việt Nam, chúng tôi kiến nghị nhà nước sửa đổi quy định tại Khoản 2 Điều 8
Nghị định 43/2010/NĐ-CP theo hướng cho phép các doanh nghiệp chuyển đổi sau khi ĐKDN
được quyền lựa chọn một trong hai phương thức : (1) tiếp tục sử dụng mã số doanh nghiệp đã
cấp trước khi chuyển đổi. (2) được cấp lại mã số doanh nghiệp mới nếu doanh nghiệp chuyển
đổi có nhu cầu. Việc sửa đổi quy định này là cần thiết vừa giúp hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp chuyển đổi không bị xáo trộn lớn trước đối tác, vừa tránh lãng phí kho dữ liệu
mã số doanh nghiệp đã cấp trước đó bị hủy bỏ một cách không cần thiết
4.3.3 Hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp về thủ tục giải thể doanh nghiệp
Để góp phần đẩy nhanh, có hiệu quả cải cách TTHC ở Việt Nam và tạo thuận lợi cho
doanh nghiệp làm thủ tục giải thể, chúng tôi kiến nghị với nhà nước một số giải pháp sau :
- Thứ nhất, bổ sung quy định thời hạn cụ thể đối với cơ quan thuế trong thủ tục xác nhận
quyết toán thuế cho doanh nghiệp khi giải thể.
Hiện tại, theo đánh giá của đa số doanh nghiệp Việt Nam, khâu khó nhất trong thủ tục
giải thể doanh nghiệp là phải có xác nhận quyết toán thuế của cơ quan thuế (thường là Chi
cục thuế) về việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước. Thủ tục xác nhận quyết
toán thuế là cần thiết để doanh nghiệp đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 157 Luật
DN 2005 là doanh nghiệp phải trả hết nợ khi giải thể. Thực tế, thủ tục quyết toán thuế của
doanh nghiệp ở Việt Nam thường bị ách tắc do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ
bản nhất là Luật DN 2005 thiếu quy định cụ thể về thời hạn cơ quan thuế xác nhận quyết toán
thuế cho doanh nghiệp và xử lý các phát sinh tài chính khác của doanh nghiệp trong quá trình
giải thể. Vì thế, nhiều cơ quan thuế đã vô tình hay cố ý “ngâm” hồ sơ quyết toán thuế của
doanh nghiệp lại hoặc thiếu “nhiệt tình” giải quyết việc quyết toán thuế cho doanh nghiệp
khiến doanh nghiệp bức xúc, gây ách tắc nghiêm trọng ở thủ tục khai tử doanh nghiệp, gián
tiếp dẫn đến hiện tượng doanh nghiệp “tự giải thể” do không chịu nỗi sự chờ đợi giải quyết
TTHC từ phía cơ quan thuế. Điều đó dẫn đến tình trạng đôi khi doanh nghiệp đã “chết lâm
147
sàng” nhưng thủ tục quyết toán thuế của cơ quan thuế vẫn chưa xong, trì hoãn kéo dài, gây
khó khăn cho doanh nghiệp giải thể. Khắc phục tình trạng trên, chúng tôi kiến nghị nhà nước
bổ sung quy định tại Luật DN 2005 về thời hạn cụ thể để cơ quan thuế có trách nhiệm xác
nhận quyết toán thuế cho doanh nghiệp theo hướng bắt buộc cơ quan thuế trong thời hạn 5
ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quyết toán thuế của doanh nghiệp gửi đến phải có văn bản
xác nhận quyết toán thuế cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối, cơ quan thuế phải thông báo
và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện các giấy tờ, thông tin hồ sơ còn khiếm khuyết.
Nếu quá 5 ngày, doanh nghiệp không nhận được xác nhận quyết toán thuế hoặc yêu cầu bổ
sung giấy tờ, thông tin trong hồ sơ quyết toán thuế từ phía cơ quan thuế, coi như doanh
nghiệp đã hoàn thành thủ tục quyết toán thuế và cơ quan ĐKKD sẽ giải quyết giải thể doanh
nghiệp theo quy định tại Luật DN 2005. Bổ sung quy định trên sẽ góp phần đẩy nhanh thủ tục
giải thể doanh nghiệp và hạn chế tình trạng doanh nghiệp “mất tích” không làm thủ tục giải
thể đúng quy định pháp luật vốn đang là “căn bệnh” phổ biến hiện nay ở nước ta.
- Thứ hai, sửa đổi Khoản 1 Điều 158 LDN 2005 theo hướng kéo dài thời hạn thanh lý
tài sản của doanh nghiệp khi làm thủ tục giải thể. Theo quy định hiện hành tại Khoản 1 Luật
Điều 158 DN 2005, thời hạn thanh lý tài sản của doanh nghiệp là trong vòng 6 tháng kể từ
ngày thông qua quyết định giải thể, doanh nghiệp phải đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ
và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong quá trình hoạt động kinh
doanh. Thực tế giải thể doanh nghiệp thời gian qua ở Việt Nam đã chứng minh thời hạn 6
tháng để doanh nghiệp thanh lý tài sản nêu trên là tương đối ngắn, gây khó cho nhiều doanh
nghiệp giải thể, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô lớn, sử dụng lao động nhiều và có
quan hệ hợp đồng phức tạp. Do vậy, doanh nghiệp khó đảm bảo thanh lý tài sản theo đúng
tiến độ luật định. Khắc phục tình trạng trên, chúng tôi kiến nghị nhà nước sửa đổi quy định tại
Khoản 1 Điều 158 Luật DN 2005 bằng cách tăng thời hạn thanh lý tài sản đối với doanh
nghiệp giải thể tự nguyện (doanh nghiệp tự quyết định giải thể không thuộc các trường hợp bị
bắt buộc giải thể theo quy định tại Luật DN 2005) lên 9 tháng thay cho quy định hiện hành là
6 tháng (còn đối với doanh nghiệp giải thể bắt buộc thì vẫn giữ nguyên quy định thời hạn
thanh lý tài sản là 6 tháng). Việc sửa đổi này là cần thiết nhằm mục đích tăng cường hiệu quả
sự giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp giải thể và tạo chủ động, thuận lợi hơn cho
doanh nghiệp khi tiến hành thủ tục giải thể, phù hợp với mục tiêu đặt ra của cải cách TTHC ở
Việt Nam.
148
- Thứ ba, bổ sung quy định cho phép doanh nghiệp giải thể có thể tiến hành thủ tục
giải thể qua mạng điện tử. Trong một thời gian dài, thủ tục giải thể doanh nghiệp ở Việt Nam
ít có sự thay đổi mang tính đột phá so với thủ tục thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp vẫn
phải làm thủ tục giải thể trực tiếp tại cơ quan ĐKKD, tốn nhiều thời gian, công sức, kể cả
những thủ tục đơn giản như thông báo quyết định giải thể đến cơ quan ĐKKD doanh nghiệp
vẫn phải trực tiếp gửi thông báo đến cho cơ quan ĐKKD, gây nhiều phiền hà cho doanh
nghiệp. Những hạn chế trên của thủ tục giải thể phần nào lý giải cho nguyên nhân nhiều
doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh thời gian dài nhưng không làm thủ tục giải thể
theo luật định, do rào cản thủ tục giải thể ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp. Để khắc phục hạn
chế trên, chúng tôi kiến nghị nhà nước cần sửa đổi, bổ sung Điều 158 Luật DN 2005 và Điều
40 Nghị định 102/2010/NĐ-CP theo hướng cho phép doanh nghiệp giải thể có thể thực hiện
một số thao tác qua mạng điện tử như thông báo quyết định giải thể doanh nghiệp và gửi hồ
sơ giải thể đến cơ quan ĐKKD thay vì phải liên hệ trực tiếp với cơ quan ĐKKD như quy định
hiện nay. Theo đó, khi doanh nghiệp thông qua quyết định giải thể, trong thời hạn 07 ngày,
doanh nghiệp sẽ thông báo qua mạng cho cơ quan ĐKKD sơ bộ về quyết định giải thể. Ngoài
ra, khi doanh nghiệp hoàn thành thủ tục thanh lý tài sản cho các chủ nợ, doanh nghiệp cũng
được quyền gửi hồ sơ giải thể với các thông tin quy định tại Luật DN 2005 đến cơ quan
ĐKKD, để trên cơ sở đó cơ quan ĐKKD kiểm tra hồ sơ và ra quyết định cho phép doanh
nghiệp giải thể nếu doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và điều kiện giải thể Luật DN
2005 quy định. Việc sửa đổi, bổ sung quy định này là cần thiết giúp doanh nghiệp làm thủ tục
giải thể nhanh chóng hơn, tiết kiệm được chi phí giải thể và tăng cường hiệu quả QLNN bằng
công nghệ cao phù hợp với yêu cầu mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề
ra cho nhà nước Việt Nam thực hiện là hoàn thiện thể chế để tháo gỡ mọi cản trở, tạo điều
kiện thuận lợi để giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất; đẩy mạnh ứng dụng
khoa học, công nghệ.59
- Thứ tư, sửa đổi quy định tại Điểm đ, Khoản 2, Điều 165 Luật DN 2005 về các trường
hợp thu hồi giấy chứng nhận ĐKDN theo hướng : Doanh nghiệp không hoạt động kinh doanh
ngành nghề đăng ký tại trụ sở đăng ký hoặc doanh nghiệp không phát sinh doanh thu từ
ngành nghề kinh doanh đã đăng ký trong thời hạn 06 tháng liên tục, kể từ ngày được cấp giấy
59 Xem : Đảng Cộng sản Việt Nam : “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
2011, trang 101
149
chứng nhận ĐKDN thì doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận ĐKDN và phải làm thủ tục
giải thể. Việc sửa đổi này là cần thiết để khắc phục hạn chế hiện nay tại Điểm đ, Khoản 2
Điều 165 Luật DN 2005 là nhà nước chỉ thu hồi giấy chứng nhận ĐKDN đối với doanh
nghiệp không hoạt động tại trụ sở đăng ký trong thời hạn 6 tháng liên tục. Thuật ngữ “không
hoạt động tại trụ sở đăng ký” nêu trên là thiếu rõ ràng, hiểu đa nghĩa, gây khó cho công tác
QLNN, gián tiếp dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp thực sự đã “chết” trên thực tế nhưng
về mặt pháp lý chúng vẫn còn tồn tại. Theo thống kê, đến thời điểm 08/2013 có hơn 135.000
doanh nghiệp dừng hoạt động mà không làm thủ tục với các cơ quan QLNN.60 Do đó, chúng
tôi kiến nghị nhà nước sửa đổi quy định tại Điểm đ, Khoản 2 Điều 165 Luật DN 2005 nhằm
đảm bảo cho quy định PLDN có tính minh bạch hơn, phù hợp với điều kiện thực tế của Việt
Nam và giúp cho hoạt động QLNN đối với doanh nghiệp giải thể được tiến hành có hiệu quả
hơn trong thời gian tới.
60 Nguồn : www.vneconomy.vn , thứ tư ngày 12/09/2013
150
Kết luận Chương 4
Khi đề xuất các giải pháp hoàn thiện PLDN đáp ứng yêu cầu cải cách TTHC ở Việt
Nam, chúng tôi nhận thấy rằng :
- Các giải pháp hoàn thiện PLDN về TTHC đối với doanh nghiệp phải được xây dựng
phù hợp với đặc thù của nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế chuyển đổi có quy mô nhỏ,
còn non trẻ. Nhiều tàn dư của cơ chế kinh tế cũ vẫn còn ảnh hưởng đến doanh nghiệp và hoạt
động QLNN. Mặt khác, các giải pháp hoàn thiện quy định PLDN về TTHC đối với doanh
nghiệp phải phù hợp với định hướng, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về
hoàn thiện MTKD, cải cách TTHC đã được đề ra trong các nghị quyết của Đảng, đặc biệt là
tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
- Việc hoàn thiện quy định PLDN về TTHC đối với doanh nghiệp phải nhằm đảm bảo
tiếp tục phát huy quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, tạo MTKD thuận lợi hơn cho
doanh nghiệp phát triển, đảm bảo tăng cường hiệu quả QLNN đối với doanh nghiệp và góp
phần trực tiếp vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế của Việt Nam.
- Để hoàn thiện PLDN đáp ứng yêu cầu cải cách TTHC thì trước hết nhà nước cần tiếp
tục sửa đổi Nghị định 43/2010/NĐ-CP theo hướng mở rộng đối tượng áp dụng cho doanh
nghiệp thuộc lĩnh vực chuyên ngành, không phải chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp tại Luật
DN 2005 như hiện tại. Cùng với đó, chúng tôi kiến nghị nhà nước áp dụng một thủ tục
ĐKDN thống nhất cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm đảm bảo sự bình
đẳng cho doanh nghiệp và phù hợp với xu thế chung của thế giới. Các quy định PLDN về thủ
tục tổ chức lại doanh nghiệp cũng cần được hoàn thiện theo hướng mở rộng chủ thể tham gia
quá trình sáp nhập, hợp nhất và chuyển đổi doanh nghiệp, chứ không chỉ giới hạn ở công ty
cùng loại như quy định hiện hành mới có thể sáp nhập, hợp nhất. Ngoài ra, việc ứng dụng
công nghệ thông tin liên thông trong giải quyết thủ tục giải thể, cấp phép kinh doanh cho
doanh nghiệp cũng như loại bỏ các điều kiện kinh doanh, GPKD không còn phù hợp nhằm
tạo MTKD thông thoáng cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển cũng là những giải pháp quan
trọng mà chúng tôi kiến nghị nhà nước xem xét, đánh giá và thực hiện đối với doanh nghiệp
trong thời gian tới.
151
KẾT LUẬN
Luận án nghiên cứu đề tài Pháp luật doanh nghiệp trong mối quan hệ với cải cách thủ
tục hành chính ở Việt Nam đã giải quyết được những vấn đề cơ bản sau :
- Hệ thống hóa được những nội dung cơ bản của PLDN, TTHC đối với doanh nghiệp,
các nguyên tắc quy định PLDN về TTHC đối với doanh nghiệp và có sự phân tích, giải thích
rõ những TTHC được quy định tại PLDN Việt Nam, đồng thời nêu lên được mối quan hệ
giữa quy định PLDN về TTHC đến cải cách TTHC ở Việt Nam. Chúng tôi nhấn mạnh rằng
những TTHC mà Luận án nghiên cứu là những thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh
nghiệp được quy định tại Luật DN và các văn bản dưới luật thi hành Luật DN, không phải là
toàn bộ các quy định pháp luật về TTHC liên quan đến doanh nghiệp
- Khẳng định sự cần thiết phải cải cách TTHC đối với doanh nghiệp là một yêu cầu tất
yếu Việt Nam phải tiến hành nhằm thực hiện các cam kết quốc tế phát sinh trong quá trình
hội nhập để cải thiện MTKD, thu hút đầu tư, giảm chi phí tốn kém không cần thiết cho doanh
nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của MTKD Việt Nam trên trường quốc tê. Cải cách
TTHC cũng là biện pháp để làm trong sạch bộ máy nhà nước và đảm bảo được quyền tự do
kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập.
- Khẳng định thành tựu nổi bật của PLDN thời gian qua là đã quy định ĐKDN qua Cổng
thông tin ĐKDN quốc gia thông qua việc hợp nhất thủ tục ĐKKD với đăng ký thuế thành thủ
tục ĐKDN, nhờ đó rút ngắn được thời gian cấp giấy chứng nhận ĐKDN, giảm bớt chi phí tài
chính và công sức cho NĐT. Ngoài ra, các quy định về thủ tục giải thể và tổ chức lại doanh
nghiệp được xác định lại đơn giản hơn, tăng quyền tự chủ cho doanh nghiệp, giúp giảm bớt
chi phí cho NĐT cũng là những cải cách đáng được ghi nhận. Đặc biệt, việc siết chặt các điều
kiện hình thành GPKD tại Luật DN 2005 và Nghị định 102/2010/NĐ-CP cộng với việc rà
soát, bãi bỏ các GPKD, điều kiện kinh doanh không phù hợp, cản trở cho quyền tự do kinh
doanh của doanh nghiệp, kết quả với hơn 100 GPKD các loại đã được bãi bỏ hoặc chuyển
sang thành điều kiện kinh doanh có tính mềm dẻo hơn cho doanh nghiệp đã góp phần cải
thiện MTKD, hỗ trợ tích cực cho cải cách TTHC ở Việt Nam.
- Bên cạnh thành công đó, PLDN cũng bộc lộ nhiều hạn chế ảnh hưởng bất lợi đến
MTKD và công cuộc cải cách TTHC ở Việt Nam. Thủ tục ĐKDN tại Nghị định 43/2010/NĐ-
152
CP chưa được áp dụng trên diện rộng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp trong nhiều lĩnh vực chuyên ngành chưa được thụ hưởng những tiến bộ của thủ tục
ĐKDN tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP. Thủ tục ĐKDN đơn giản nhưng các thủ tục khác đi
kèm vẫn còn nhiều là những thách thức nghiêm trọng đến công cuộc cải cách TTHC ở Việt
Nam. Thủ tục khắc dấu doanh nghiệp tồn tại độc lập, thiếu gắn kết với thủ tục ĐKDN. Sự
chia cắt giữa thủ tục ĐKDN tại Luật DN 2005 và thủ tục đầu tư tại Luật Đầu tư 2005 tạo nên
sự bất bình đẳng trong thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp giữa các NĐT. Tình trạng
GPKD biến tướng dưới nhiều hình thức khác nhau với các điều kiện kinh doanh ngày càng
siết chặt đã làm cho quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp bị xâm hại và là trở lực cho
công cuộc cải cách TTHC, kéo giảm sự hấp dẫn của MTKD ở Việt Nam.
- PLDN phải được tiếp tục hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu cải cách TTHC trong thời kỳ
hội nhập. Thủ tục ĐKDN tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP cần được triển khai mở rộng đến
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, không chỉ dành riêng cho doanh nghiệp tại Luật
DN 2005. Chúng tôi kiến nghị nhà nước loại bỏ thủ tục khắc dấu nhằm giảm bớt quy trình
thành lập doanh nghiệp cho NĐT. Công tác cấp phép kinh doanh phải tiếp tục được rà soát lại
theo hướng loại bỏ các điều kiện kinh doanh, GPKD không cần thiết nhằm mở rộng phạm vi
kinh doanh cho doanh nghiệp. Việc mở rộng quy định đối tượng được quyền tổ chức lại
doanh nghiệp là cần thiết, theo đó nên cho phép cho tất cả các loại hình doanh nghiệp được
quyền tổ chức lại thay vì chỉ giới hạn ở số lượng doanh nghiệp nhất định như hiện nay. Ngoài
ra, việc kết nối liên thông giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thủ tục ĐKDN với
cấp GPKD cho doanh nghiệp cũng cần được triển khai trong thời gian tới để tạo thuận lợi hơn
cho NĐT gia nhập thị trường, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả cải cách TTHC.
153
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TÀI LIỆU TRONG NƯỚC
1.1 Văn bản quy phạm pháp luật
[1] Hiến pháp Việt Nam 2013
[2] Luật Doanh nghiệp 2005
[3] Luật Đầu tư 2005
[4] Luật Kiểm toán độc lập 2011
[5] Luật Chứng khoán 2006, 2010
[6] Luật Các tổ chức tín dụng 2010
[7] Luật Kinh doanh Bất động sản 2006
[8] Nghị định 102/2010/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 01/10/2010 về quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp 2005
[9] Nghị định 43/2010/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/04/2010 về đăng ký doanh
nghiệp
[10] Nghị định 05/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 09/01/2013 về sửa đổi, bổ sung
một số điều quy định về thủ tục hành chính đăng ký doanh nghiệp
[11] Nghị định 51/2010/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 08/06/2010 về hóa đơn doanh
nghiệp
[12] Nghị định 84/2009/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/10/2009 về kinh doanh xăng
dầu
[13] Nghị định 108/2006/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 29/08/2006 về quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư 2005
[14] Nghị định 103/2010/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 06/11/2009 về kinh doanh
hoạt động văn hóa công cộng
[15] Nghị định 109/2010/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 04/11/2010 về kinh doanh
xuất khẩu gạo
[16] Nghị định 72/2009/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 03/09/2009 về điều kiện an
ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện
[17] Nghị định 19/2005/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 31/03/2005 về kinh doanh giới
thiệu việc làm
[18] Nghị định 39/2009/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 23/04/2009 về vật liệu nổ công
nghiệp
[19] Nghị định 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 do Chính phủ ban hành về quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh Bất động sản
[20] Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành ngày 21/01/2013 để
hướng dẫn Nghị định 43/2010/NĐ-CP về ĐKDN.
1.2. Sách, tạp chí khoa học
[1] Bình An : “Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 : Thành tựu, hạn chế và bài học rút
ra” Tạp chí Cộng sản số 2 (218), 2011.
[2] Lê Xuân Bá : “Vị trí, vai trò và xu hướng phát triển của các thành phần kinh tế ở Việt
Nam” đăng trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt
Nam – Lý luận và thực tiễn” do GS.TS Lê Hữu Nghĩa và TS. Đinh Văn Ân (đồng chủ
biên), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2004.
154
[3] Vũ Đình Bách (chủ biên) : “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”,
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2010.
[4] Hà Thị Thanh Bình : “Bảo hộ thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và hiệu
quả điều chỉnh của pháp luật Việt Nam” Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2012.
[5] Trần Thị Minh Châu (chủ biên) : “Về chính sách khuyến khích đầu tư ở Việt Nam”, Nhà
Xuất bản Chính trị Quốc gia, 2007.
[6] Nguyễn Thành Công (chủ biên) : “Giải pháp thực hiện hiệu quả thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Hà Nội giai đoạn 2010 – 2020”, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, 2010.
[7] Trần Thị Cúc, Nguyễn Thị La (đồng chủ biên) : “Hành chính nhà nước và công nghệ
hành chính”, Nhà xuất bản Chính trị – Hành chính, 2012.
[8] Ngô Huy Cương (chủ biên) : “Góp phần bàn về cải cách pháp luật ở Việt Nam hiện nay”
Nhà xuất bản Tư pháp, 2006.
[9] Bùi Ngọc Cường : “Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp luật kinh tế hiện
hành ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2004.
[10] Nguyễn Văn Cường : “Bài học kinh nghiệm từ quá trình cải cách hành chính tại Trung
Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 14 (175), 2010.
[11] Đỗ Lộc Diệp : “Chủ nghĩa tư bản ngày nay : Tự điều chỉnh kinh tế”, Nhà xuất bản Khoa
học Xã hội, Hà Nội, 1993.
[12] Ngô Văn Dụ : “Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện để
phát triển kinh tế tư nhân”, Tạp chí Cộng sản số 12(204),2010
[13] Phạm Mạnh Dũng : “Thực hiện Luật Đầu tư : 3 năm nhìn lại”, Tạp chí Kinh tế và Dự
báo số 4/2010.
[14] Nguyễn Tấn Dũng “Gia nhập WTO – Cơ hội, thách thức và hành động của chúng ta”,
Nhà xuất bản Tư pháp, 2007.
[15] Đảng Cộng sản Việt Nam : “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI”, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, 2011.
[16] Nguyễn Bích Đạt (chủ biên) : “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam” Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2006.
[17] Nguyễn Văn Đặng và Lương Văn Tự (đồng chủ biên) “Khi Việt Nam đã vào WTO”
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2007.
[18] Nguyễn Minh Đoan (chủ biên) : “Các nguyên tắc pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế”, Nhà xuất bản Tư pháp, 2006.
[19] Nguyễn Minh Đoan : “Chất lượng của hệ thống pháp luật thực định bảo đảm quan
trọng của thực hiện pháp luật”, Tạp chí Luật học, số 03/2009.
[20] Bùi Như Đức, Bùi Tiến Đạt : “Chế định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân :
Những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật, số 11 (283), 2011.
[21] Từ Điển : “Một số vấn đề về quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2009.
[22] Hoàng Minh Hà : “Luận bàn về tính hợp lý của văn bản quy phạm pháp luật”, Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật, số 3 (192), 2008.
[23] Phan Thanh Hà : “Một số tiêu chí cơ bản bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp
luật”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8 (268), 2010.
[24] Bùi Xuân Hải : “Tự do kinh doanh : Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật, số 5 (277), 2011.
155
[25] Bùi Xuân Hải :“Một số vấn đề về pháp luật doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập”, Bài viết trong Hội thảo khoa học tại Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, 03/2011.
[26] Nguyễn Văn Hậu và Nguyễn Thị Thu Hà (đồng chủ biên) :“Hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Việt Nam là thành viên của Tổ
chức Thương mại thế giới”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2009.
[27] Phạm Thị Hiền : “Bàn về các quy định cấp phép cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài mở cơ sở bán lẻ tại Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 12 (284), 2011.
[28] Trần Hữu Huỳnh – “Cải cách hệ thống giấy phép kinh doanh ở Việt Nam trong giai
đoạn hậu WTO”, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 2 (39), 2007
[29] Nguyễn Hữu Khiển : “Luận về thủ tục hành chính”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, 07/2010.
[30] Mai Hữu Khuê và Bùi Văn Nhơn : “Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính”, Nhà xuất
bản Lao động, 2002
[31] Đoàn Duy Khương : “Sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam sau khi gia
nhập WTO”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2013.
[32] Phạm Chi Lan :“Phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong bối cảnh hội nhập quốc tế”,
Tạp chí Cộng sản, số 2+3 (122 + 123), 2007
[33] Hoàng Thế Liên (chủ biên) : “Luật Doanh nghiệp – Những điểm mới và một số vấn đề
đặt ra trong cơ chế thi hành”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2001.
[34] Hoàng Thế Liên (chủ biên) : “Một số điểm mới cơ bản của Luật Doanh nghiệp”, Thông
tin Khoa học Pháp lý của Viện Nghiên cứu khoa học Pháp lý Bộ Tư pháp, 2000.
[35] Phạm Thế Lực : “Đặc điểm tham nhũng ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật, số 2 (238), 2008.
[36] Ngô Văn Lương : “Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
2010.
[37] Hồ Chí Minh : Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1996.
[38] Đỗ Hoài Nam (chủ biên) :“Các doanh nghiệp Việt Nam với việc gia nhập WTO”, Nhà
xuất bản Khoa học xã hội, 2005.
[39] Phạm Duy Nghĩa : “Giấc mơ về nửa triệu doanh nghiệp và một đạo luật chung : Luật
Doanh nghiệp 2005 từ một góc nhìn so sánh” Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 07
(219), 2006.
[40] Trần Huỳnh Thanh Nghị : “Cải cách thủ tục thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam : Nhìn
từ khía cạnh pháp lý qua báo cáo của Ngân hàng thế giới”, Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật, số 7 (279), 2011
[41] Trần Huỳnh Thanh Nghị : “Cải cách thủ tục thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam trong
chặng đường 10 năm hội nhập kinh tế quốc tế (2000 – 2010”, Tạp chí Luật học, số
08(135), 08/2011
[42] Trần Huỳnh Thanh Nghị : “Quy định về vốn pháp định trong pháp luật doanh nghiệp
Việt Nam dưới góc nhìn so sánh” , Tạp chí Luật học, số 10(137), 10/2011.
[43] Trần Huỳnh Thanh Nghị : “Tác động của pháp luật doanh nghiệp đến tiến trình cải cách
thủ tục hành chính trong năm 2010”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, 10 (195), 05/2011
[44] Trần Huỳnh Thanh Nghị : “Thực trạng pháp luật về giấy phép kinh doanh” Tạp chí
Nghiên cứu Lập pháp, số 04 (236), 02/2013.
[45] Hà Quang Ngọc : ”Cải cách thủ tục hành chính từ khi Việt Nam gia nhập WTO” Tạp
chí Cộng sản số 3 (171), 2009.
[46] Phan Thảo Nguyên : “Vai trò quản lý nhà nước đối với thương mại dịch vụ trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 08 (232), 2007.
156
[47] Bùi Văn Nhiêm, Cao Vũ Minh : “Một số vấn đề cơ bản của Luật Hành chính Việt Nam”
Nhà xuất bản Lao động, 2011.
[48] Nguyễn Như Phát : “Nhận thức về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong các văn
kiện của Đại hội XI và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu phát triển”, Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật, số 8 (280), 2011.
[49] Nguyễn Minh Quang và Đoàn Xuân Thuỳ (đồng chủ biên) : “Chính sách ứng phó
khủng hoảng kinh tế của Việt Nam” Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2010.
[50] Vũ Thị Hoài Phương : “Hoàn thiện pháp luật về thủ tục hành chính trong đầu tư”, Tạp
chí Quản lý Kinh tế, số 03/2010
[51] Mai Hồng Quỳ, Trần Việt Dũng “Luật Thương mại quốc tế”, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2006.
[52] Mai Hồng Quỳ : “Tự do kinh doanh và vấn đề bảo đảm quyền con người tại Việt Nam”,
Nhà xuất bản Lao động, 2012.
[53] Đậu Thị Quyên : “Gian dối trong quá trình thành lập doanh nghiệp”, Tạp chí Luật học,
số 11, 2011.
[54] Đỗ Quốc Sam : “Chương trình cải cách hành chính : Thực trạng và vấn đề đặt ra”, Tạp
chí Cộng sản, số 772, 02/2007.
[55] P.A. Samuelson và W.D. Nordhaus : “Kinh tế học” Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà
Nội, tập 1, 1997
[56] Hồ Sỹ Sơn : “Quyền con người, chính trị, đạo đức và pháp luật”, Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật, số 2 (262) năm 2010.
[57] Phạm Văn Sơn : “Thực hiện gói kích cầu và những bất cập cần khắc phục” Tạp chí
Kinh tế và Dự báo, số 15 (455), 2009.
[58] Nguyễn Đình Tài : ”Những yếu tố bất lợi đối với môi trường kinh doanh của các doanh
nghiệp dân doanh và một số đề xuất”, đăng trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học : ”Phát
triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam : Lý luận và thực tiễn” do GS.TS Lê Hữu
Nghĩa và TS. Đinh Văn Ân (đồng chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2004.
[59] Tuấn Đạo Thanh : “Mấy bình luận về Đề án cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực
công chứng”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 11 (196), 2011.
[60] Phạm Hồng Thái, Đinh Văn Mậu : “Luật Hành chính Việt Nam”, Nhà xuất bản Giao
thông vận tải, 2009.
[61] Nguyễn Vĩnh Thanh – Lê Thị Hà : “10 khuyến nghị cho Việt Nam khi gia nhập WTO”
đăng trong quyển “Việt Nam với WTO”, Nhà xuất bản Tư pháp, 2007.
[62] Nguyễn Đăng Thành : “WTO với vai trò thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam” ,
Tạp chí Quản lý nhà nước số 168, 01/2010.
[63] Hoàng Đức Thắng và Hoàng Thị Thu Hà : “Tóm tắt một số nội dung cơ bản của Hiệp
định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ”, Thông tin Khoa học Pháp lý của
Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý (Bộ Tư pháp), số 3+4, 2002.
[64] Nguyễn Hữu Thắng (chủ biên) : “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, 2008
[65] Hồ Bá Thâm và Nguyễn Thị Hồng Diễm (đồng chủ biên) ”Lực cản và động lực cải cách
hành chính ở Thành phố Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí
Minh, 2008.
[66] Nguyễn Văn Thâm : “Một số vấn đề hiện nay của việc thực hiện thủ tục hành chính
theo cơ chế một cửa liên thông” Tạp chí Quản lý nhà nước, số 178, 11/2010.
157
[67] Nguyễn Phước Thọ : “Một số kinh nghiệm pháp điển hóa, hệ thống hóa văn bản quy
phạm pháp luật của Cộng hòa Liên bang Đức”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 10
(282), 2011.
[68] Lê Minh Thông : “Những yêu cầu của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đối với
việc đổi mới mô hình bộ máy nhà nước” Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 16 (177),
2010.
[69] Vũ Xuân Tiền : “Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam trong nền kinh tế thị trường”,
Nhà xuất bản Tài chính, 2009.
[70] Đỗ Quang Trung : “Cải cách hành chính : Những kết quả đạt được và phương hướng
trong thời gian tới”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 01, 2003.
[71] Nguyễn Minh Tuấn : “Đăng ký bất động sản : Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, 2011.
[72] Trang Thị Tuyết (chủ biên) “Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với
doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2006.
[73] Lê Danh Vĩnh (chủ biên) : “Hoàn thiện thể chế về môi trường kinh doanh của Việt
Nam”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2009.
2. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI
2.1 Văn bản quy phạm pháp luật
[1] Luật Đăng ký doanh nghiệp Singapore ban hành vào tháng 09/1974, được sửa đổi, bổ
sung gần nhất vào tháng 04/2009
[2] Luật Doanh nghiệp Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào ban hành ngày 09/12/2005
[3] Luật Công ty trách nhiệm hữu hạn Indonesia ban hành năm 2007.
[4] Luật Đăng ký pháp nhân và thể nhân kinh doanh Cộng hòa Liên Bang Nga ban hành năm
2001 và được sửa đổi, bổ sung gần nhất vào ngày 02 tháng 07 năm 2005.
[5] Luật Công ty Canada năm 2009
[6] Luật Công ty Ấn Độ (1956, được sửa đổi, bổ sung năm 2003)
[7] Luật Doanh nghiệp thương mại Cambodia ban hành ngày 17/05/2005
[8] Luật Công ty Đài Loan Trung Quốc ban hành ngày 27/05/2009.
[9] Luật Công ty Australia năm 2001.
[10] Luật Công ty Anh ban hành năm 2006
[11] Luật Công ty Malaysia 1965, sửa đổi, bổ sung năm 1973 và 2001.
2.2. Sách, tạp chí khoa học
[1] Aghio, Philippe, Howitt, Peter : “Appropriate growth policy : An unifying framework”
Journal of the European Economic Association, 4 (2-3), 2006
[2] Aidis, J. Saul Estrin, Tomasz, Mickiewicz : “Institutions and entrepreneurship
development in Russia : A comparative perspective”, Journal of Business Venturing,
Volume 23, 2008
[3] Aidis, R. Adachi, Y. : “Russia : Firm entry and survival barriers” Economics Systems,
Volume 31, 2007.
[4] Arrunada, B. : “Pitfalls to avoid when measuring institutions : Is Doing Business
damaging business?”, Journal of Comparative Economics, Volume 35, 2007
[5] Bardhan, P. : “Corruption and development : A review of issues” Journal of Economics
Literature, Volume 35, 1997
[6] Bardhan, P. : “Law and economics in the tropics : Some reflections”, International
Review of Law and Economics, Volume 25, 2005,
158
[7] Berkowitz, D. Jackson, J. : “Entrepreneurship and the evolution of income distributions
in Poland and Russia”, Journal of Comparative Economics, Volume 34, 2006.
[8] Bich, T. Grafton, R. Kompas, T. : “Institutions matter : The case of Vietnam” The Journal
of Socio – Economics, Volume 38, 2009
[9] Bork, Jim Warda, Mark : “How to start a business in Maryland, Virginia and District of
Columbia” Sourcesbooks, Incorporated, 2003.
[10] Brunsson, N. : “Administrative reform as routines”, Scandinavian Journal of
Management, Volume 22, 2006.
[11] Connell, Linda, H. Warda, Mark Gania, Edwin.T : “How to start a business in Illinois”
Publisher : Sphinx Publishing, 2004.
[12] Demirguc-Kunt, A. Love, I. Maksimovic, V. : “Business environment and
incorporation decision” Journal of Banking & Finance, Volume 30, 2006.
[13] Devas. Kelly, R. : “Regulation or revenue ? Implementing local government business
license reform in Kenya”, Journal of Public Administration and Development,
Volume 21, 2001,
[14] Fan, Qimiao, Reis, Jose Guiherme Jarvis, Micheal : “Investment climate in Brasil, India
and South Africa”, Publisher : World Bank Publications, 2007.
[15] Fajnzylber, P. Maloney, F. Montes-Rojas, G. : “Does formality improve micro-firm
performance ? Evidence from Brazilian SIMPLEX Program”, Journal of Development
Economics, Volume 24, 2011.
[16] Foellmi, R. Oechslin, M. : “Who gains non-collusive corruption?”, Journal of
Development Economics, Volume 82, 2007
[17] Funk, F. : “The Paperwork Reduction Act : Paperwork Reduction Act meets
Administrative Law” 24.Havard. J.,Leg.1, 1987
[18] Gibbons, F. Simone, C. Rebecca, A. : “How to start a business in New Jersey”,
Publisher : Sphinx publishing, 2004.
[19] Jacobs, Scot, Coolidge, Jacqueline : “Reducing administrative barriers to invesment :
Lessons learned” Publisher : World Bank Publications, 2006.
[20] James J. Emery, Melvin T. Spence, Jr.Louis T.Wells, Jr. Timothy S.Buehrer :
“Administrative barriers to foreign investment : Reducing red tape in Africa”
Publisher : World Bank Publications, 2000.
[21] Jenkins, R. : “Democratic politics and economic reform in India”, Publisher :
Cambridge University Press, 2000.
[22] Iarossi, Giuseppe : “Assessment of the investment climate in Kenya”, Publisher : World
Bank Publications, 2009.
[23] Iankova, E. Katz, J : “Strategies for political risk mediation by international firms in
transition economies : The case of Bulgaria”, Journal of World Development, Volume
38, 2003
[24] Ismayilova : “Azerbaijan to simplify business registration process”, Tribune Business
News, Washington, March 4, 2011
[25] Kaplan, D. Piedra, E. Seira, E. : “Entry regulation and business start-ups : Evidence
from Mexico”, Journal of Public Economics, Volume 95, 2011.
[26] Kenzie, D. Sakho, Y. : “Does it pay firms to register for taxes ? The impact of formality
on firm profitability”, Journal of Development Economics, Volume 91, 2010
[27] Kassinis, G. Vafeas, N. : “Environmental performance and plant closure”, Journal of
Business Research, Volume 62, 2009.
159
[28] Kelly, R. : “Improving revenue mobilization in Malawi : Study in business licensing and
property rates”, 2001.
[29] KiKeri, Simita, Kenyon, Thomas, Palmade, Vincent : “Reforming the investment climate
: Lesson for practitioners”, Publisher : World Bank Publications, 2006.
[30] Klapper, L. Love, I. : “The impact of financial crisis on new firm registration”,
Economics Letters, Volume 113, 2011.
[31] Kolvereid, L. Isaksen, E. : “Neu business start-up and subsequent entry into self-
employment”, Journal of Business Venturing, 21, 2006.
[32] Kontorovich, V. : “Has new business creation in Russia come to a halt ?”, Journal of
Business Venturing, Volume 14, 1999.
[33] Kostova and Zaheer : “Organizational legitimacy under conditions of complexity. The
case of the multinational enterprises” Academy of Management Review 24, 1999
[34] Lambsdoff, J. : “How corruption affects productivity” Kyklos, (56-4), 2003
[35] Lenntorp, E. :“On the joint use of licensing and liability” International Review of Law
and Economics”, Volume 29, 2009.
[36] Li, Hongyi, Xu, Lixin, Zou, Heng-fu : “Corruption, income distrubution, and growth”,
Journal of Economics and Politics, Volume 12, 2000
[37] Liepina, Sanda Coolidge, Jacqueline Grava, Lars : “Improving business environment in
[38] Ma, L. Jongpil Chung, Stuart Thorson : “E-government in China : Bringing economic
development through administrative reform” Government Information Quarterly,
Volume 22, 2005.
[39] Mauro, Paolo :“Corruption and growth” Quartely Journal of Economics, Volume 110,
1997.
[40] Mauro, Paolo :“Corruption and growth” Quartely Journal of Economics, Volume 110,
1997.
[41] Micheal A. Pherson, M. Liedhohm, C. :“Determinants of small and micro enterprise
registration : Results from survey in Niger and Swaziland”, World Development,
Volume 24, 1996
[42] Morisset, J. Neso, O.L : “Administrative barriers to foreigners in developing countries”
World Bank Policy Research, Working Paper No 2848, 2002.
[43] OECD : “Administrative simplification in the United States”, 2003.
[44] OECD : “Making reforms succeed – Moving forward with the MENA investment policy
agenda”.
[45] OECD : “OECD investment policy reviews in Indonesia”, 2010.
[46] OECD : “Why is administrative simplification is so complicated ?”, 2010
[47] OECD : “Investment Reform Index 2010 : Key findings and recommendation”, 2010
[48] OECD : “Administrative simplification in Poland : Making policies reforms”, 2011
[49] OECD : “Administrative simplification in Vietnam supporting the competitiveness of
Vietnamese economoy”, 2011
[50] OECD : “Administrative simplification in Vietnam”, 2011.
[51] Ogus, A. “Evaluating alternative regulatory regimes : The contribution of law and
economics”, Geoforum, Volume 30, 1999.
[52] Ogus, A. Zhang, Q. : “Licensing regimes East and West”, International Review of Law
and Economics, Volume 25, 2005
[53] Petrus, Desiree, A.Warda Mark : “How to start a business in Pennsylvania” Publisher :
Sourcebooks Incorporated, 2003.
160
[54] Pinson, Linda Jinnett, Jerry : “Step to small business start-up : Everything you need to
know to turn your idea into a successful business” Publisher : Dearborn Trade, 2006.
[55] Pissarides, F. Singer, M. Svejnar, J. : “Objectives and constraint of entrepreneurs :
Evidence from small and medium size enterprises in Russia and Bulgaria” Journal of
Comparative Economics, Volume 31, 2003.
[56] Prabhu L. Pingali, Nguyen Tri Khiem, Roberta V.Gerpacio, Vo-Tong Xuan : “Prospects
for sustaining Vietnam’s reacquiered rice exporter status” Food Policy, Volume 22,
1997.
[57] Sabine, G. Persson. Steinby, C. : “Networks in a protected business : Licenses as
restraints and facilitators”, Journal of Industrial Marketing Management”, Volume
35, 2006.
[58] Salinas, M.D. Jiménez, J.S : “Corruption, effeciency and productivity in OECD
countries”, Journal of Policy Modeling, Volume 29, 2007.
[59] Schwab : “The Global Competitiveness Report 2001”, Oxford University Press, 2001
[60] Scott. Blake, J. : “Cranston’s Consumer and the Law”, Butterworths, 2000.
[61] Sleuwaegen, L. Goedhuys, M. : “Growth of firms in developing countries, Evidence
from Côte ‘d Ivoire” Journal of Development Economics, Volume 68, 2002.
[62] Taliercio, R : “Administrative reform as credible commitment : The impact of autonomy
on revenue authority performance in Latin America” World Development, Volume
32, 2004
[63] The Observer Newspaper “Easier business registration available”, Gladstone, Qld,
February 8, 2011,
[64] Truly, Traci Warda, Mark Norman, Micheal T. “How to start a business in Texas (4th
Edition)” Publisher : Sphinx Publishing, 2004.
[65] Verheijen, Tony : “Administrative capacity in the new member states : The limit or
innovation ?”, Publisher : World Bank Publications, 2007.
[66] White, W.D : “Dynamic elements of regulation : The case of occupational licensure” ,
Research in Law and Economics, Volume 1, 1979
[67] Wilson, N. : “Examining the trade effect of certain of customs and administrative
procedures” OECD Trade Policy Working Papers, 2007,
[68] World Bank : “Doing Business 2011 : Making a difference for entrepreneurs”, Publisher
: World Bank Publications, 2010.
[69] World Bank : “Doing Business 2013 : Smarter regulations for small and medium size
enterprises” World Bank Publications, 2012.
3. INTERNET
3.1. Các cơ quan nhà nước
[1] www.dpi.hochiminhcity.gov.vn
[2] www.mof.gov.vn
[3] www.moha.gov.vn
[4] www.moj.gov.vn
[5] www.mpi.gov.vn
[6] www.na.gov.vn
[7] www.vccci.vn
[8] www.vietnam.gov.vn
3.2. Tổ chức phi chính phủ
161
[1] www.doingbusiness.org
[2] www.weforum.org
[3] www.oecd.org
3.3. Báo, tạp chí điện tử
[1] www.baodautu.vn
[2] www.cafef.vn
[3] www.dddn.com.vn
[4] www.kinhtevadubao.com.vn
[5] www.nld.com.vn
[6] www.phapluattp.vn
[7] www.phapluatvn.vn
[8] www.tapchicongsan.org.vn
[9] www.tcptkt.ueh.edu.vn
[10] www.thanhnien.com.vn
[11] www.thesaigontimes.vn
[12] www.tuoitre.vn
[13] www.vietnamnet.vn
[14] www.vneconomy.vn
[15] www.vnexpress.net
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_tran_huynh_thanh_nghi_5919.pdf