Pháp luật hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam mới chỉ điều chỉnh hành
vi hạn chế cạnh tranh nói chung mà chưa thừa nhận tính hợp lý của các
hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền, bao gồm các
quy định liên quan đến thỏa thuận hạn chế cạnh tranh về giá bán hàng hóa,
dịch vụ trong hệ thống nhượng quyền; thỏa thuận về phân chia lãnh thổ;
các hành vi áp đặt giá bán; ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho
khách hàng; buộc bên nhận quyền phải chấp nhận các nghĩa vụ không liên
quan đến hợp đồng. Nội dung luận án chỉ rõ, các hành vi này thường
xuyên xuất hiện trong quá trình thực hiện hoạt động nhượng quyền, cần
thiết phải tồn tại trong một chừng mực nhất định nhằm bảo vệ tính đồng bộ
trong hệ thống nhượng quyền. Tuy nhiên, pháp luật cạnh tranh Việt Nam
không có bất cứ một quy định mang tính ngoại lệ nào cho hành vi hạn chế
cạnh tranh trong hoạt động thương mại khá đặc thù này
154 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2914 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như nhu cầu tăng sức mạnh thị
trường, chiếm lĩnh được nhiều thị phần. Mặc dù về mặt hình thức, với sự
121
đồng bộ tương đối trong hệ thống nhượng quyền, hoạt động nhượng quyền
thương mại làm cho chúng ta nhận thức dường như không tồn tại yếu tố
cạnh tranh trong hệ thống nhượng quyền. Tuy nhiên, về mặt bản chất, với
sự độc lập về tư cách pháp lý và tài chính, sự cùng nhau kinh doanh chung
một sản phẩm với cách thức kinh doanh, dấu hiệu nhận biết thương nhân
như nhau lại làm cho các bên có xu hướng cạnh tranh mạnh mẽ hơn với các
bên trong hệ thống. Chính vì vậy, nhận thức đúng sự tồn tại một cách
khách quan, tất yếu của hành vi cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền
giúp chúng ta xác định được chính xác hành vi cạnh tranh cũng như có
những quy phạm pháp luật điều chỉnh hài hòa các khía cạnh của quan hệ
nhằm kiểm soát những hành vi cạnh tranh có khả năng xâm phạm đến lợi
ích cạnh tranh trên thị trường.
4.1.2. Hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền trên cơ sở ghi nhận những ngoại lệ hợp lý của pháp luật
cạnh tranh theo hướng phù hợp với bản chất của hoạt động nhượng quyền
thương mại
Hoạt động nhượng quyền thương mại là phương thức kinh doanh được
thiết lập giữa các bên độc lập nhau về tài chính và pháp lý nhưng lại thể hiện
ra bên ngoài như một sự liên kết chặt chẽ về mặt tổ chức. Vì vậy, dưới góc
nhìn của người tiêu dùng, bên nhận quyền giống như một chi nhánh hoặc một
công ty con của bên nhượng quyền, mặc dù, về mặt bản chất, các bên không
hề có quan hệ về mặt sở hữu. Sở dĩ có hiện tượng này là do, khi kinh doanh
nhượng quyền, bên nhượng quyền phải chuyển giao toàn bộ phương thức
kinh doanh dưới dạng một tập hợp các yếu tố gắn liền với nhãn hiệu, bí quyết
kỹ thuật và các yếu tố trí tuệ khác cho bên nhận quyền, theo đó, họ cùng nhau
kinh doanh dưới một tên chung, cùng sử dụng một phương thức kinh doanh
thống nhất. Với việc chuyển giao toàn bộ phương thức kinh doanh gắn liền
với nhãn hiệu và bí quyết kỹ thuật như trên, hoạt động nhượng quyền thương
122
mại có thể khiến cho bên nhượng quyền đứng trước rủi ro có khả năng bị mất
uy tín thương hiệu nếu không có cơ chế kiểm soát chặt chẽ đối với bên nhận
quyền. Để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra cũng như nhằm tăng mức độ
thành công của phương thức kinh doanh nhượng quyền, bên nhượng quyền
thường buộc bên nhận quyền phải chấp nhận những hạn chế cạnh tranh nhất
định như giới hạn về địa điểm kinh doanh, hạn chế về giá, buộc bên nhận
quyền phải mua các nguyên vật liệu đầu vào từ bên nhượng quyền hay bên
thứ ba được chỉ định Bên cạnh đó, để cân bằng lại vị thế của mình và như
một sự bù đắp với những ràng buộc của bên nhượng quyền, bên nhận quyền
thường yêu cầu bên nhượng quyền phải chuyển giao quyền thương mại độc
quyền cho mình trong một khu vực địa lý nhất định. Chính vì vậy, trong quá
trình thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại, các bên trong quan hệ
thường đối mặt với khả năng xâm phạm pháp luật cạnh tranh, trong khi thực
tế cho thấy, nếu không thực hiện những hành vi này, hoạt động nhượng quyền
thương mại khó mà tồn tại và phát triển.
Vấn đề đặt ra ở đây là giải quyết mâu thuẫn đó như thế nào, lợi ích nào
cần được ưu tiên bảo vệ. Đây chính là những vấn đề then chốt cần được giải
quyết dưới khía cạnh pháp lý. Do đó, việc điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh
tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại phải giải quyết được ít nhất
các vấn đề sau đây: (i) Giải quyết được mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên có
liên quan trong quan hệ nhượng quyền thương mại, cụ thể là lợi ích giữa bên
nhượng quyền với bên nhận quyền; giữa các bên nhượng quyền, bên nhận
quyền (hệ thống nhượng quyền) đối với đối thủ cạnh tranh người tiêu dùng;
giữa các bên trong hoạt động nhượng quyền với nhà nước và (ii) đảm bảo sự
phát triển của hoạt động nhượng quyền theo đúng bản chất vốn có của nó và
(iii) việc điều chỉnh quan hệ nội bộ trong quan hệ nhượng quyền thương mại
phải được đặt trong quan hệ cạnh tranh, đảm bảo những ngoại lệ đối với hành
123
vi cạnh tranh giữa các bên trong nội bộ quan hệ nhượng quyền không được
xâm phạm nghiêm trọng đến lợi ích mà pháp luật cạnh tranh bảo vệ.
Cần phải xác định rằng, khi điều chỉnh vấn đề này, mục tiêu lớn nhất
của nhà nước là làm thế nào để điều hòa lợi ích của các bên (trong đó có lợi
ích công cộng, lợi ích nhà nước) đồng thời vẫn phát triển quan hệ nhượng
quyền thương mại. Do vậy, cần thiết phải điều chỉnh hoạt động nhượng quyền
một cách hợp lý, đảm bảo nhượng quyền thương mại được phát triển theo
đúng bản chất vốn có nhưng vẫn không xâm phạm nghiêm trọng đến lợi ích
của các chủ thể kinh doanh khác, người tiêu dùng cũng như lợi ích nhà nước.
Hay nói cách khác, cần thiết phải xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật đảm
bảo hoạt động nhượng quyền thương mại được tồn tại và phát triển trong khi
vẫn hài hòa lợi ích của các chủ thể khác nhau trong xã hội. Trong giai đoạn
hiện nay, cần thiết phải có những ngoại lệ phù hợp để điều chỉnh hành vi hạn
chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền. Tuy nhiên, cũng phải khẳng
định rằng, không phải mọi quy định của pháp luật đều bất di bất dịch hay
trường tồn mãi mãi, tương tự như vậy, thời hạn tồn tại của các ngoại lệ này
còn phụ thuộc vào nhu cầu phát triển của nền kinh tế, chính sách kinh tế của
Việt Nam trong mỗi một giai đoạn khác nhau cũng như nhu cầu thực tế cũng
như sự sáng tạo của các thương nhân trong quá trình thực hiện hoạt động
nhượng quyền.
Tuy nhiên, việc điều chỉnh hành vi này không đơn giản do hoạt động
này thường tạo ra những xung đột về lợi ích giữa các chủ thể, điều đó dẫn tới
những xu hướng hành vi khác nhau của các bên liên quan trong quá trình thực
hiện hoạt động nhượng quyền thương mại. Cũng vì lý do này mà các bên
thường có quan điểm khác nhau về pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt
động nhượng quyền. Cụ thể: (1) Đối với bên nhượng quyền, xuất phát từ nhu
cầu đảm bảo tính đồng bộ cũng như bảo vệ quyền thương mại mà bên nhượng
quyền đã chuyển giao cho bên nhận quyền, pháp luật điều chỉnh hoạt động
124
nhượng quyền cần thiết phải ghi nhận theo hướng cho phép bên nhượng
quyền được thực hiện một số hành vi hạn chế cạnh tranh khi những hành vi
này là cần thiết để bảo vệ lợi ích chính đáng của bên nhượng quyền và cả hệ
thống nhượng quyền thương mại; (2) Đối với bên nhận quyền, khi đã chấp
nhận bỏ ra một số tiền rất lớn để gia nhập hệ thống nhượng quyền, kinh doanh
chung một sản phẩm theo một phương thức duy nhất mà bên nhượng quyền
đã xây dựng thì việc yêu cầu bên nhượng quyền phải cam kết không cạnh
tranh trong một khu vực địa lý nhất định là một yêu cầu hợp lý. Có như vậy,
các bên mới chấp nhận một “sân chơi” tuy hiệu quả nhưng cũng không ít rủi
ro như hoạt động nhượng quyền; (3) Đối với các đối thủ cạnh tranh của các
bên trong hệ thống nhượng quyền, do khả năng phải chịu ảnh hưởng từ các
hành vi hạn chế cạnh tranh giữa các bên trong hệ thống nhượng quyền, họ có
đầy đủ căn cứ để cho rằng, pháp luật cần kiểm soát chặt chẽ các hành vi hạn
chế cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền nhằm tránh trường hợp các bên
trong quan hệ nhượng quyền cấu kết với nhau cùng hành động hoặc lạm dụng
vị thế thị trường của mình để gây ra những hạn chế cạnh tranh trên thị trường,
đe dọa sự tồn tại và phát triển của các đối thủ cạnh tranh hoặc làm mất cơ hội
gia nhập thị trường của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng.
Xuất phát từ bản chất của quan hệ nhượng quyền thương mại là luôn
hướng tới việc đảm bảo tính đồng bộ trong toàn bộ hệ thống nhượng quyền
mà các bên thường có những hành vi hạn chế cạnh tranh thuộc phạm vi điều
chỉnh của Luật Cạnh tranh. Thiếu tính đồng bộ, hệ thống nhượng quyền có
khả năng đối mặt với sự sụp đổ của cả hệ thống, vì vậy, nếu không thừa nhận
hành vi hạn chế cạnh tranh trong một chừng mực nhất định, rất có thể hoạt
động nhượng quyền thương mại khó mà tồn tại và phát triển.
Bên cạnh đó, trong điều kiện nền kinh tế thị trường Việt Nam đang
khan hiếm tư bản và chưa phải là nền kinh tế thị trường thực sự như hiện
nay, cũng cần phải nhận thức rằng, đây là phương thức kinh doanh đã tồn
125
tại và phát triển rất rộng lớn ở các nước khác trên thế giới. Bản thân văn
hóa tiêu dùng của người dân Việt Nam cũng rất phù hợp phương thức kinh
doanh này. Minh chứng cụ thể cho vấn đề này đó là sự du nhập nhanh
chóng của hoạt động nhượng quyền thương mại ở các nhãn hiệu khác nhau
vào Việt Nam trong thời gian qua, thậm chí, một số phương thức kinh
doanh được “chế biến” dựa trên phương thức kinh doanh nhượng quyền
thương mại cũng nhanh chóng hòa nhập và tồn tại rất rộng rãi trong nền
kinh tế Việt Nam như Nước mía siêu sạch, bánh mỳ Donna Kerbap, bánh
mỳ Zoka, nước hoa quả tươi Vu Canu, Phở 10 Lý Quốc Sư
Do đó, việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh trong
quan hệ nhượng quyền thương mại cần phải tiếp cận theo hướng ghi nhận
những ngoại lệ hợp lý của pháp luật cạnh tranh nhằm phù hợp với bản chất
của hoạt động nhượng quyền thương mại, từ đó khuyến khích hoạt động
nhượng quyền thương mại phát triển ổn định và bền vững.
4.1.3. Hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền trên cơ sở đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa pháp luật điều
chỉnh trực tiếp hoạt động nhượng quyền thương mại (Luật Thương mại) với
pháp luật cạnh tranh
Mối quan hệ giữa pháp luật nhượng quyền thương mại và pháp luật cạnh
tranh cũng như sự cần thiết phải đảm bảo sự tương thích giữa hai Luật này thể
hiện chủ yếu dưới hai khía cạnh: Một là, xuất phát từ tính chất và mục tiêu
điều chỉnh giữa hai hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh hai hoạt động
này. Hai là, pháp luật cạnh tranh hướng tới điều chỉnh các hành vi hạn chế
cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại. Xuất phát từ việc hành
vi hạn chế cạnh tranh thường tồn tại tất yếu trong hoạt động nhượng quyền,
do vậy, nếu pháp luật cạnh tranh không điều chỉnh thì các hành vi hạn chế
cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền có khả năng làm sai lệch cạnh tranh
trên thị trường. Chính vì vậy, hai Luật này cần phải có sự tương thích để đảm
126
bảo sự điều chỉnh hợp lý, khả thi, từ đó, đảm bảo sự điều chỉnh hiệu quả đối
với hoạt động nhượng quyền thương mại. Cụ thể:
(1) Về tính chất và mục tiêu điều chỉnh của Luật Thương mại và
Luật Cạnh tranh: Về nguyên tắc, tất cả các Luật đều được xây dựng dựa trên
cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác nhau trong xã
hội. Tuy nhiên, sẽ có một số Luật thuộc hệ “mở đường”, một số Luật thuộc hệ
“cản trở”, “hạn chế”. Theo đó, pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền
thương mại là pháp luật mang tính chất “mở đường”, đảm bảo quyền tự do
kinh doanh, tự do phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại, mà ở
đó, các bên có quyền và nghĩa vụ pháp lý công bằng và bình đẳng với nhau.
Pháp luật nhượng quyền thương mại tạo điều kiện để các thương nhân tham
gia các hoạt động thương mại và tìm kiếm lợi nhuận, trong đó, ghi nhận
quyền cơ bản theo bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại đưa ra,
đó là tính đồng nhất trong hệ thống nhượng quyền.
Trong khi đó, pháp luật cạnh tranh lại là pháp luật mang tính chất “cản
trở” hoạt động nhượng quyền thương mại, chỉ ra ranh giới mà tại đó các chủ
thể tham gia quan hệ pháp luật nhượng quyền thương mại được làm, đảm bảo
môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, không xâm hại đến lợi ích của
chủ thể khác, thông qua đó đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Như vậy, nếu như Luật Thương mại trao cho các chủ thể tham gia hoạt
động nhượng quyền thương mại quyền tự do kinh doanh, thì Luật Cạnh tranh
lại điều tiết quyền tự do kinh doanh ấy trong một khuôn khổ nhất định nhằm
đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh, chỉ ra sự tự do cạnh tranh
phải trong khuôn khổ của pháp luật
Tóm lại, cùng là điều chỉnh một vấn đề là các hoạt động thương mại nói
chung và hoạt động nhượng quyền thương mại nói riêng, quan hệ giữa hai
Luật này thể hiện ở chỗ Luật Thương mại là luật “mở đường” cho hoạt động
nhượng quyền thương mại, trong khi đó Luật Cạnh tranh là Luật “cản trở”,
127
đưa ra ranh giới cho hoạt động nhượng quyền thương mại được hoạt động. Vì
vậy, về cơ bản, tất nhiên là về hình thức hai Luật này sẽ có những sự bất đồng
về tư tưởng. Tuy nhiên, cho dù là “mở đường” hay “cản trở”, các Luật này
vẫn phải đạt được sự tương thích, thể hiện ở chỗ, việc mở đường của luật này
không vượt quá phạm vi cản trở của luật kia hoặc ngược lại là việc cản trở của
luật kia không vượt quá việc mở đường của Luật này. Có như vậy, hoạt động
nhượng quyền thương mại mới phát triển. Sự cản trở hay mở đường có tương
thích với nhau hay không chỉ đặt ra đối với hành vi thương mại nào phải chịu
sự điều chỉnh của cả Luật Cạnh tranh và Luật Thương mại. Hầu hết các hành
vi thương mại, kể cả hành vi đơn giản nhất là hành vi lập hội (thành lập doanh
nghiệp) cũng bị điều chỉnh bởi hai Luật này. Tuy nhiên, trong một số trường
hợp đặc biệt, nếu sự điều chỉnh của hai luật này thiếu sự hài hòa, phù hợp sẽ
làm thay đổi bản chất của hành vi, đó chính là trường hợp của nhượng quyền
thương mại.
(2) Xuất phát từ việc hành vi hạn chế cạnh tranh thường tồn tại tất
yếu trong hoạt động nhượng quyền và cần thiết phải được pháp luật cạnh
tranh điều chỉnh nhằm bảo đảm lợi ích cạnh tranh trên thị trường. Một trong
các vấn đề đặt ra khi điều tiết hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại là ở chỗ, trong khi, Luật Thương mại ghi nhận bản
chất tự do kinh doanh, tự do thiết lập các hợp đồng nhượng quyền thương mại
giữa các bên, đặc biệt tính hệ thống, tính đồng bộ là một trong những đặc thù
của hoạt động nhượng quyền thương mại, chính vì đặc thù này mà các bên
trong quan hệ nhượng quyền thường có xu hướng thực hiện hành vi hạn chế
cạnh tranh. Dưới góc độ pháp luật cạnh tranh, sự tồn tại và phát triển của hoạt
động nhượng quyền thương mại sẽ gặp cản trở nếu pháp luật không thừa nhận
trong một phạm vi nhất định những hành vi đó của các bên.
Căn nguyên của vấn đề này là do trong quan hệ nhượng quyền thương
mại bên nhượng quyền luôn mong muốn kiểm soát bên nhận quyền nhằm loại
128
bỏ nguy cơ bị mất quyền thương mại và đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống
nhượng quyền. Ngược lại, về phía bên nhận quyền, với mong muốn đảm bảo
tỷ lệ thành công cao thông qua việc độc quyền lãnh thổ sau khi đã bỏ ra một
khoản chi phí khá lớn để được kinh doanh dưới quyền thương mại của một
thương nhân khác. Chính vì vậy, xu hướng hạn chế cạnh tranh của các bên
trong quan hệ nhượng quyền thương mại là tất yếu, điều này đặt các bên vào
tình thế đối mặt với khả năng vi phạm pháp luật cạnh tranh khi thực hiện hành
vi theo đúng bản chất của quan hệ nhượng quyền thương mại mà Luật
Thương mại điều chỉnh. Điều đó cho thấy ranh giới điều chỉnh giữa hai luật là
khá mỏng, chính vì vậy, nếu pháp luật không điều chỉnh một cách hài hòa,
phù hợp trong việc kiểm soát hành vi có khả năng gây cản trở cạnh tranh thì
hiệu quả kinh tế xã hội của pháp luật hạn chế cạnh tranh hoạt động nhượng
quyền thương mại sẽ không cao.
Có thể khẳng định, pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động nhượng
quyền thương mại và pháp luật cạnh tranh có mối liên hệ tất yếu, không thể
tách rời, mặc dù về mặt hình thức, hai lĩnh vực pháp luật này lại có tính
chất gần như trái ngược nhau, một lĩnh vực mang tính chất khuyến khích sự
tự do pháp triển của hoạt động nhượng quyền thương mại (Luật Thương mại),
một lĩnh vực thì lại theo chiều hướng “cản trở” sự phát triển đó (Luật Cạnh
tranh). Tuy nhiên, cho dù là “mở đường” hay “cản trở”, các luật này vẫn phải
đạt được sự tương thích, đồng bộ, thể hiện ở chỗ, việc mở đường của luật này
không vượt quá phạm vi cản trở của luật kia hoặc ngược lại, việc cản trở của
luật kia không triệt tiêu việc mở đường của luật này, có như vậy, hoạt động
nhượng quyền thương mại mới phát triển. Do vậy cần phải có sự điều chỉnh
thống nhất và hợp lý thông qua đó, vừa đảm bảo sự phát triển của hoạt động
nhượng quyền thương mại, lại vừa đảm bảo lợi ích cạnh tranh trên thị trường.
4.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật hạn chế
cạnh tranh trong hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại ở Việt Nam
129
Trên cơ sở phân tích của luận án cũng như tính chất của pháp luật
hạn chế cạnh tranh, tính chất của pháp luật về nhượng quyền thương
thương mại và mối quan hệ giữa hai lĩnh vực luật này tại Mục 4.1.3 của
luận án, việc bổ sung sửa đổi các quy phạm nhằm điều chỉnh các hành vi
hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại phải được
xử lý bởi pháp luật cạnh tranh. Với cách tiếp cận như vậy, những đề xuất
dưới đây đều hướng tới việc sửa đổi bổ sung pháp luật cạnh tranh theo một
trong hai phương án: (1) Bổ sung thêm điều khoản trong Luật Cạnh tranh
“hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại kết
hợp với một số hoạt động đặc thù khác (như đại lý thương mại) sẽ được
Chính phủ hướng dẫn cụ thể”. Theo đó, những đề xuất sửa đổi, bổ sung của
luận án được trình bày tại Mục 4.2 sẽ được quy định trong văn bản do
Chính phủ ban hành; hoặc (2) Bổ sung các điều khoản với tính chất là
ngoại lệ cần áp dụng đối với hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại trong chính Luật Cạnh tranh. Cụ thể:
4.2.1. Đối với thỏa thuận về giá bán hàng hóa, dịch vụ
Có thể nói, trong các hành vi hạn chế cạnh tranh về giá, thỏa thuận
ấn định mức giá bán có ảnh hưởng rộng lớn hơn nhiều so với các hành vi
ấn định giá bán gây thiệt hại cho khách hàng và hành vi ấn định mức giá
bán lại tối thiểu. Bởi lẽ, đối tượng bị thiệt hại trực tiếp trong trường hợp
này không chỉ là người tiêu dùng mà còn có thể là các đối thủ cạnh tranh
của bên nhượng quyền và bên nhận quyền tham gia thỏa thuận cũng như
đối thủ cạnh tranh của cả hệ thống nhượng quyền.
Bởi vậy, quy định mang tính nguyên tắc của Luật Cạnh tranh 2004
hiện nay là cấm mọi hành vi thỏa thuận ấn định giá bán dù được thực hiện
một cách trực tiếp hay gián tiếp nếu các bên trong thỏa thuận đạt ngưỡng
thị phần kết hợp từ 30% trên thị trường liên quan trở lên. Bên cạnh đó,
130
trong trường hợp mức giá thỏa thuận giữa hai bên đạt đến mức đủ để doanh
nghiệp không tham gia thỏa thuận không thể tham gia thị trường liên quan
hoặc không thể mở rộng thêm quy mô kinh doanh, phải rút lui khỏi thị
trường liên quan. Nghĩa là, trong trường hợp này các bên thỏa thuận ấn
định đến mức giá “hủy diệt” nhằm không cho đối thủ cạnh tranh tham gia
hoặc tồn tại trên thị trường liên quan thì sẽ bị cấm không phụ thuộc vào thị
phần kết hợp của các bên tham gia thỏa thuận là bao nhiêu.
Tuy nhiên, xét trên bản chất của quan hệ nhượng quyền thương mại,
Luật Cạnh tranh cần bổ sung thêm ngoại lệ theo hướng cho phép các bên thỏa
thuận ấn định giá nếu việc áp dụng một mức giá thống nhất là một trong
những yếu tố nhằm đảm bảo tính đồng bộ trong toàn bộ hệ thống nhượng
quyền. Đặc biệt, việc thỏa thuận ấn định về giá trong trong hệ thống nhượng
quyền đồng giá phải được xem xét áp dụng ngoại lệ trong mọi trường hợp.
Cụ thể, khi điều chỉnh hành vi này nên tính đến các yếu tố khác nhau
như mục đích thực hiện hành vi, hậu quả tác động của hành vi, biểu hiện
của hành vi cũng như thời điểm hình thành hành vi để có hướng xử lý thích
hợp theo hướng sau đây:
Đối với hành vi ấn định giá bán hàng hóa dịch vụ: Theo quan điểm
của tác giả, do việc thống nhất về giá trong hoạt động nhượng quyền
thương mại là cần thiết, xuất phát từ bản chất của quan hệ nhượng quyền.
Vì vậy, nên cho hưởng ngoại lệ theo hướng cho phép những thỏa thuận ấn
định giá bán hàng hóa, dịch vụ nếu các bên chứng minh được việc thống
nhất về giá là cần thiết để duy trì tính đồng bộ trong hệ thống nhượng
quyền (chẳng hạn việc thống nhất về giá trong hệ thống nhượng quyền
đồng giá hoặc sự thống nhất về giá là dấu hiệu đặc trưng để nhận biết
thương nhân trong hệ thống nhượng quyền v.v). Việc quy định ngoại lệ
cho hành vi thỏa thuận ấn định giá bán cũng không gây ra hậu quả phản
cạnh tranh quá nghiêm trọng trong hoạt động nhượng quyền thương mại.
131
Bởi lẽ, hành vi thống nhất ấn định giá bán cao của các bên trong hệ thống
nhượng quyền cũng sẽ đứng trước trở ngại gia tăng cạnh tranh của các đối
thủ cạnh tranh khác ngoài hệ thống. Vì vậy, mặc dù gây hạn chế cạnh tranh
giữa các bên trong hệ thống nhượng quyền (giữa bên nhượng quyền với
bên nhận quyền, giữa các bên nhận quyền với nhau) nhưng lại tạo ra môi
trường cạnh tranh khốc liệt hơn giữa các hệ thống nhượng quyền thương
mại với nhau cũng như các đối thủ cạnh tranh khác ngoài hệ thống nhượng
quyền trên thị trường liên quan. Chính vì vậy, bản thân các bên khi thỏa
thỏa thuận ấn định giá bán cũng sẽ tự điều tiết về giá nhằm đạt kết quả
cạnh tranh tối ưu trên thị trường.
Đối với hành vi thỏa thuận giá bán gây hậu quả ngăn cản khả năng
cạnh tranh, gia nhập thị trường của các chủ thể cạnh tranh khác ngoài hệ
thống thì xử lý theo nguyên tắc của pháp luật cạnh tranh nói chung do các
hành vi này không xuất phát từ yêu cầu đảm bảo tính đồng bộ, bảo vệ uy
tín, thương hiệu của hệ thống nhượng quyền.
4.2.2. Đối với thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ
Hành vi thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ giữa bên nhượng
quyền và bên nhận quyền là hành vi có tác động trực tiếp lên các đối thủ
cạnh tranh của các bên trong thỏa thuận vì vậy mức độ ảnh hưởng thường
theo chiều ngang và tương đối rộng trên thị trường liên quan. Vì vậy, cần
phải có cơ chế kiểm soát một cách chặt chẽ hành vi này. Tuy nhiên, khi
điều chỉnh cũng cần phải tính đến yếu tố lợi ích của bên nhận quyền sau
khi đã bỏ ra một khoản phí nhượng quyền tương đối lớn để được kinh
doanh dưới phương thức kinh doanh được đánh giá là khá an toàn này.
Nếu bên nhượng quyền vừa thu tiền phí nhượng quyền của bên nhận
quyền vừa tiếp tục nhượng quyền cho một bên nhận quyền khác trong
một khu vực địa lý nhất định sẽ làm cho các bên nhận quyền đứng trước
tình thế phải cạnh tranh khốc liệt với các bên nhận quyền khác trong hệ
132
thống, thậm chí với chính bên nhượng quyền. Có thể nói, đây chính là
điều mà các bên nhận quyền cân nhắc trước khi ký hợp đồng nhượng
quyền bởi khả năng phải gánh chịu những rủi ro từ chính hành vi cạnh
tranh của bên nhượng quyền cũng như các bên nhận quyền khác trong
khu vực nhượng quyền. Điều này có thể làm cho hoạt động nhượng
quyền khó phát triển do các thương nhân cân nhắc việc lựa chọn kinh
doanh theo phương thức nhượng quyền.
Vì vậy, khi điều chỉnh hành vi này, pháp luật cạnh tranh cần tham
khảo kinh nghiệm của Châu Âu và Mỹ. Theo đó, Luật Cạnh tranh cần bổ
sung những quy định trên nguyên tắc xem xét đến bản chất của quan hệ
nhượng quyền, theo hướng, bên cạnh việc cấm thực hiện hành vi này trong
Luật Cạnh tranh như hiện nay, nên bổ sung thêm những nội dung sau:
(1) Bổ sung trường hợp ngoại lệ cho phép các bên thỏa thuận hạn
chế bên nhận quyền chủ động bán hàng ở các khu vực khác ngoài phạm vi
lãnh thổ nhượng quyền nếu đạt một số điều kiện như:
(i) Hành vi hạn chế việc chủ động bán hàng vào một lãnh thổ nhất
định chỉ được áp dụng đối với lãnh thổ độc quyền dành riêng cho bên
nhượng quyền hoặc được phân chia cho một bên nhận quyền. Với điều kiện
này, việc hạn chế cạnh tranh chỉ có giá trị và ảnh hưởng đến cạnh tranh
trong nội bộ phạm vi hệ thống nhượng quyền mà không gây hạn chế cạnh
tranh đối với các đối thủ cạnh tranh khác ngoài hệ thống nhượng quyền.
(ii) Hành vi hạn chế việc chủ động bán hàng này phải được đồng thời
áp đặt lên bên nhượng quyền và các bên nhận quyền còn lại và các bên
nhận quyền thứ cấp trong phạm vi lãnh thổ nhượng quyền. Với điều kiện
này, việc hạn chế cạnh tranh chỉ giới hạn trong phạm vi nội bộ hệ thống
nhượng quyền như đã phân tích ở điều kiện (i) mới được đảm bảo một cách
triệt để. Tránh trường hợp các bên thỏa thuận hạn chế cạnh tranh vượt ra
ngoài phạm vi lãnh thổ được nhượng quyền, thông qua đó, ảnh hưởng đến
133
cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh khác cũng như khu vực nằm ngoài
phạm vi hoạt động của hệ thống nhượng quyền.
(iii) Hành vi hạn chế việc chủ động bán hàng này không ngăn cản
việc bán lại hàng hóa của các bên mua hàng của bên nhận quyền. Với điều
kiện này, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chỉ được hưởng ngoại lệ trong
phạm vi hoạt động nhượng quyền, diễn ra giữa các bên trong quan hệ
nhượng quyền, do bản chất của hoạt động nhượng quyền cần thiết phải ghi
nhận. Do đó, tất cả các thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ đối với sản
phẩm được cung cấp bởi hệ thống nhượng quyền có hậu quả cản trở cạnh
tranh vượt ra khỏi quan hệ nhượng quyền thương mại (quan hệ giữa bên
mua hàng của nhận quyền với khách hàng của họ) đều không được hưởng
ngoại lệ như đã nêu trên.
(2) Bổ sung quy định không cho phép các thỏa thuận nhằm hạn chế
việc bán hàng thụ động của các bên trong hệ thống nhượng quyền cho
khách hàng ngoài phạm vi lãnh thổ được nhượng quyền. Nội dung của điều
kiện này hướng tới việc chấp nhận các thỏa thuận phân chia thị trường tiêu
thụ chỉ được giới hạn trong phạm vi lãnh thổ nhượng quyền và dưới khía
cạnh phân chia khu vực địa lý và chỉ có ý nghĩa đối với các bên trong hệ
thống nhượng quyền. Tất cả những hạn chế cạnh tranh phát sinh từ hoặc
ảnh hưởng đến quyền lựa chọn sản phẩm của các khách hàng ngoài khu
vực địa lý đã phân chia cho các bên đều không được chấp nhận. Quy định
này nhằm mục đích chỉ chấp nhận ngoại lệ trong một chừng mực hợp lý,
phù hợp với bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại và giới hạn
sự tác động của thỏa thuận phân chia lãnh thổ trong hệ thống nhượng
quyền không ảnh hưởng quá sâu rộng đến cạnh tranh trên thị trường.
4.2.3. Đối với hành vi áp đặt giá bán gây thiệt hại cho bên nhận quyền
Có thể nói, hành vi áp đặt giá bán gây thiệt hại cho bên nhận quyền
là hành vi có tác động ngay lập tức và trực tiếp xâm phạm đến quyền lợi
134
của bên nhận quyền, đặc biệt là trong hình thức nhượng quyền phân phối
sản phẩm khi mà bên nhận quyền mua hàng hóa từ bên nhượng quyền để
bán lại dưới cách thức kinh doanh của bên nhượng quyền. Trong trường
hợp này, bên nhận quyền hầu như không có sự lựa chọn nhà phân phối nào
khác ngoài bên nhượng quyền. Đối với các hình thức nhượng quyền thương
mại khác như nhượng quyền sản xuất, hành vi áp đặt giá bán cũng có thể
gây thiệt hại cho bên nhận quyền, đặc biệt nếu kết hợp với các «ràng buộc
bán kèm», theo đó, bên nhượng quyền yêu cầu bên nhận quyền phải mua
hàng hóa hoặc dịch vụ do chính bên nhượng quyền cung cấp. Chính vì vậy,
trong hoạt động nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền gần như giữ
vị thế «độc quyền» trong quan hệ với bên nhận quyền, do vậy, khả năng áp
đặt giá bán hàng hóa cao hơn một cách bất hợp lý của bên nhượng quyền
đối với bên nhận quyền là rất lớn. Để hạn chế hành vi này một cách hiệu
quả, pháp luật cạnh tranh cần quy định theo hướng kiểm soát chặt chẽ hơn
đối với bên nhượng quyền trong việc thực hiện hành vi này so với quy định
hiện nay tại Luật Cạnh tranh 2004. Cụ thể, pháp luật cạnh tranh cần phải bổ
sung thêm ngoại lệ theo hướng, cấm hành vi áp đặt giá bán hàng hóa, dịch
vụ của bên nhượng quyền gây thiệt hại cho bên nhận quyền nếu chứa đựng
đầy đủ các dấu hiệu quy định hiện nay tại Khoản 2, Điều 27, Nghị định
116/2005/NĐ-CP mà không phụ thuộc vào thị phần của bên nhượng quyền
có đạt đến 30% trên thị trường liên quan hay không. Nghĩa là, trong trường
hợp này, điều kiện về thị phần của bên nhượng quyền nên được loại bỏ khi
xác định hành vi áp đặt giá bán gây thiệt hại cho bên nhận quyền.
4.2.4. Đối với hành vi ấn định giá bán lại hoặc ấn định giá bán lại
tối thiểu
Hành vi ấn định giá bán lại hoặc giá bán lại tối thiểu của bên nhượng
quyền có tác động trực tiếp lên sự hình thành về giá trong hệ thống nhượng
quyền. Hành vi này trong một chừng mực nhất định đã làm giảm bớt năng
135
lực cạnh tranh của bên nhận quyền trong mối quan hệ với các đối thủ cạnh
tranh trong và ngoài hệ thống nhượng quyền; làm mất cơ hội được lựa chọn
sản phẩm với giá hợp lý của khách hàng trong điều kiện tồn tại cạnh tranh
trên thị trường. Bởi vậy, cần phải được kiểm soát một cách nghiêm ngặt.
Xuất phát từ bản chất của quan hệ nhượng quyền thương mại, khi
điều chỉnh hành vi ấn định giá bán lại hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu
trong hoạt động nhượng quyền, cần cân nhắc đến vấn đề ngoài việc giữ
nguyên quy định hiện nay tại Khoản 2, Điều 13 và Khoản 1, Điều 14 Luật
Cạnh tranh 2004 theo hướng cấm bên nhượng quyền có vị trí thống lĩnh
thị trường hoặc vị thế độc quyền thực hiện hành vi ấn định giá bán hoặc
ấn định giá bán tối thiểu thì Luật Cạnh tranh cần bổ sung một số vấn đề
sau đây:
Một là, bổ sung quy định theo hướng cấm các tham chiếu về giá của
bên nhượng quyền khi hành vi này được thực hiện kết hợp với các biện
pháp gián tiếp nhằm hướng bên nhận quyền áp dụng một mức giá thống
nhất trong hệ thống, nếu giá sản phẩm không phải là yếu tố ảnh hưởng đến
tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền. Cụ thể, các biện pháp gián tiếp
đề cập trong trường hợp này có thể được biểu hiện dưới hình thức (i) gợi ý
sẽ dành cho bên nhận quyền một đặc quyền hoặc một lợi thế thương mại
nào đó nếu tuân thủ mức giá mà bên nhượng quyền khuyến cáo (ví dụ: cam
kết mức độ chiết khấu tối đa đối với bên nhận quyền) hoặc (ii) những đe
dọa, cảnh cáo, trì hoãn, đình chỉ việc giao hàng, chấm dứt hợp đồng nếu
bên nhận quyền không tuân thủ mức giá tham chiếu. Trong trường hợp này,
nếu giá sản phẩm không phải là yếu tố quyết định tính đồng bộ của hệ
thống (chẳng hạn trong hệ thống nhượng quyền hàng đồng giá) thì cần quy
định theo hướng cấm thực hiện.
Hai là, cho phép bên nhượng quyền đưa ra giá tham chiếu nếu
không kết hợp với những nỗ lực tích cực của bên nhượng quyền nhằm đạt
136
được sự thống nhất về giá, kể cả trong trường hợp sự tham chiếu về giá này
có dẫn tới việc tự nguyện lựa chọn áp dụng một cách vô điều kiện của bên
nhận quyền. Cụ thể, việc bên nhận quyền tự nguyện sử dụng mức giá tham
chiếu được đưa ra bởi bên nhượng quyền phải được coi là hợp pháp nếu
bên nhượng quyền không có bất kỳ một cam kết mang lại lợi ích đặc biệt
nào hoặc đe dọa thực hiện một hành vi gây bất lợi cho bên nhận quyền nếu
bên nhận quyền không tuân thủ khuyến cáo về giá của bên nhượng quyền.
Ba là, xem xét quy định bổ sung ngoại lệ theo hướng, cho phép bên
nhượng quyền được ấn định giá bán lại hoặc giá bán lại tối thiểu đối với
trường hợp giá sản phẩm là yếu tố ảnh hưởng đến tính đồng bộ của hệ
thống nhượng quyền. Nghĩa là, việc ấn định về giá bán lại trong trường hợp
này là nhằm đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền, kể cả khi
bên nhượng quyền đạt vị thế thống lĩnh thị trường hay vị thế độc quyền.
Bốn là, cần cân nhắc đến trường hợp ấn định giá bán ở hệ thống
nhượng quyền hàng đồng giá. Trong trường hợp này, giá sản phẩm lại
chính là một trong những yếu tố thuộc đối tượng nhượng quyền. Ở khía
cạnh này, Luật Cạnh tranh chỉ nên điều chỉnh ở mức độ can thiệp về
khoảng giá giữa các sản phẩm, quy định về mức giá sản phẩm tối đa và tối
thiểu cũng như tỷ lệ cách biệt về giá giữa các sản phẩm khác nhau Cũng
có thể xem xét ban hành một quy định riêng về giá trong trường hợp
nhượng quyền thương mại của hệ thống hàng đồng giá.
4.2.5. Đối với hành vi buộc bên nhận quyền chấp nhận các nghĩa vụ
không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng (ràng buộc bán kèm)
Hành vi buộc bên nhận quyền chấp nhận các nghĩa vụ không liên
quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng (chỉ định nguồn cung cấp hàng
hóa, dịch vụ cho bên nhận quyền hay còn gọi là “ràng buộc bán kèm”) là hành
vi thường được bên nhượng quyền sử dụng để kiểm soát chất lượng hàng hóa,
dịch vụ được cung ứng bởi bên nhận quyền, qua đó bảo vệ tính đồng bộ, vị
thế, danh tiếng, hình ảnh của hệ thống nhượng quyền. Một mặt, hành vi này
137
giúp bên nhượng quyền kiểm soát được chất lượng sản phẩm được cung cấp
bởi bên nhận quyền, thông qua đó, đảm bảo sự đồng nhất về chất lượng sản
phẩm trong hệ thống. Mặt khác, hành vi này tác động trực tiếp đến quyền tự
do lựa chọn nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ của bên nhận quyền trong quá
trình kinh doanh, hệ quả là, gián tiếp gây hạn chế cạnh tranh đến thị trường
của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được chỉ định nguồn cung cấp.
Tuy nhiên, xuất phát từ bản chất của hệ thống nhượng quyền, sự
đồng bộ về chất lượng sản phẩm giữ vai trò quyết định đến sự tồn tại và
phát triển của hệ thống nhượng quyền, khi điều chỉnh hành vi này, pháp
luật cạnh tranh cần cân nhắc bổ sung thêm trường hợp ngoại lệ đối với
hành vi này khi xem xét có vi phạm pháp luật cạnh tranh hay không. Cụ
thể, để nâng cao hiệu quả của Luật Cạnh tranh cũng như thúc đẩy hoạt
động nhượng quyền thương mại phát triển theo đúng bản chất vốn có, pháp
luật cạnh tranh Việt Nam, ngoài việc giữ nguyên quy định cấm hành vi
buộc bên nhận quyền chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến
đối tượng của hợp đồng nếu bên nhượng quyền đạt vị thế thống lĩnh hoặc
vị thế độc quyền như quy định tại Khoản 5, Điều 13, Luật Cạnh tranh như
hiện nay, cần nghiên cứu quan điểm điều chỉnh của EU và Mỹ theo hướng
mềm dẻo hơn, quan tâm đến đặc tính đồng bộ trong hệ thống nhượng
quyền. Việc điều chỉnh nên sửa đổi, bổ sung theo hướng sau đây:
Một là, cho phép bên nhượng quyền được chỉ định nguồn cung cấp
hàng hóa/nguyên vật liệu không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp
đồng (Ràng buộc bán kèm) khi đạt đủ điều kiện sau:
(i) Hành vi “ràng buộc bán kèm” nhằm mục đích đảm bảo tính
đồng bộ, uy tín của hệ thống nhượng quyền. Nghĩa là, trong trường hợp
này, dù bên nhượng quyền đạt vị trí thống lĩnh hoặc vị thế độc quyền trên
thị trường thì cũng không bị coi là vi phạm pháp luật cạnh tranh.
(ii) Hành vi “ràng buộc bán kèm” này không ngăn cản bên nhận
138
quyền mua hàng hoá tương tự từ các bên nhận quyền khác trong hệ thống.
Bởi lẽ, trong quan hệ nhượng quyền, hàng hóa, dịch vụ do các bên nhận
quyền cung cấp có chất lượng đồng nhất với hàng hóa, dịch vụ của bên
nhượng quyền.
Hai là, giải thích rõ nội hàm của khái niệm: (1) “hàng hóa, dịch vụ
liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương
mại”; (2) “hàng hóa, dịch vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của
hợp đồng nhượng quyền thương mại”, và (3) “hàng hóa, dịch vụ nằm ngoài
phạm vi cần thiết thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại”. Việc xác
định đúng nội hàm của khái niệm này sẽ giúp các bên xác định được phạm
vi hàng hóa, dịch vụ mà bên nhượng quyền được phép buộc bên nhận
quyền phải mua từ một nguồn cung cấp nhất định. Nếu kết hợp việc giải
thích khái niệm này với quy định về điều kiện hưởng miễn trừ như trình
bày ở trên, sẽ giúp cho các bên cũng như các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thuận lợi trong việc xử lý các hành vi buộc bên nhận quyền chấp
nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng
nhượng quyền thương mại.
Tuy nhiên, việc xác định nội hàm các khái niệm trên là không đơn
giản, cần phải nghiên cứu một cách thấu đáo, bởi lẽ, đối tượng của hợp
đồng nhượng quyền không phải là một loại sản phẩm hữu hình mà là quyền
được kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ đó theo một phương thức chung
được quy định bởi bên nhượng quyền, khi mà chất lượng hình thức của sản
phẩm cung cấp cấu thành nên đặc trưng của đối tượng mà hợp đồng
nhượng quyền chuyển giao.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu được rút ra từ chương 1 đến chương 4
cho thấy việc hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
139
nhượng quyền thương mại là yêu cầu khách quan, tất yếu. Quá trình xây
dựng, hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng
quyền thương mại phải dựa trên những quan điểm đảm bảo tính khoa học,
tính minh bạch, thống nhất và khả thi. Cụ thể, có thể có một số kết luận
như sau:
Một là, việc hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại cần bảo đảm ghi nhận đầy đủ bản chất thương
mại của hoạt động nhượng quyền thương mại, từ đó ghi nhận những ngoại
lệ hợp lý của pháp luật cạnh tranh theo hướng phù hợp với bản chất thương
mại của hoạt động nhượng quyền và đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa
pháp luật trực tiếp điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại với
pháp luật cạnh tranh.
Hai là, đối với việc điều chỉnh các hành vi cạnh tranh cụ thể trong
quan hệ nhượng quyền thương mại cần tham khảo kinh nghiệm lập pháp
của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và Liên minh Châu Âu, đồng
thời đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam. Cụ thể:
Đối với hành vi thỏa thuận về giá bán: cần phải được xem xét trên
cơ sở bản chất của quan hệ nhượng quyền thương mại, theo đó, pháp luật
cần bổ sung thêm những ngoại lệ theo hướng cho phép các bên thỏa thuận
ấn định giá nếu việc áp dụng một mức giá thống nhất là một trong những
yếu tố nhằm đảm bảo tính đồng bộ trong toàn bộ hệ thống nhượng quyền.
Đặc biệt, việc thỏa thuận ấn định về giá trong trong hệ thống nhượng quyền
đồng giá phải được xem xét áp dụng ngoại lệ trong mọi trường hợp.
Đối với hành vi thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ: cần tính đến
yếu tố lợi ích hợp lý của bên nhận quyền khi gia nhập hệ thống, theo hướng,
bên cạnh việc cấm thực hiện hành vi này trong Luật Cạnh tranh như hiện nay,
nên bổ sung điều kiện để được hưởng miễn trừ, đồng thời cấm tuyệt đối các
hành vi thỏa thuận nhằm hạn chế việc bán hàng thụ động của bên nhượng
140
quyền cho khách hàng ngoài phạm vi lãnh thổ được nhượng quyền.
Đối với hành vi áp đặt giá bán gây thiệt hại cho bên nhận quyền: cần
quy định theo hướng kiểm soát chặt chẽ hơn đối với bên nhượng quyền
trong việc thực hiện hành vi này so với quy định hiện nay tại Luật Cạnh
tranh 2004. Cụ thể, cấm hành vi áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ của bên
nhượng quyền gây thiệt hại cho bên nhận quyền theo mà không phụ thuộc
vào thị phần của bên nhượng quyền có đạt đến 30% trên thị trường liên
quan hay không. Nghĩa là, trong trường hợp này, điều kiện về thị phần của
bên nhượng quyền nên được loại bỏ khi xác định hành vi áp đặt giá bán
gây thiệt hại cho bên nhận quyền.
Đối với hành vi ấn định giá bán lại hoặc ấn định giá bán lại tối
thiểu: Ngoài quy định kiểm soát hành vi này của pháp luật cạnh tranh hiện
hành, cần lưu ý thêm một số vấn đề như: (i) bổ sung quy định theo hướng
cấm các tham chiếu về giá của bên nhượng quyền khi hành vi này được
thực hiện kết hợp với các biện pháp gián tiếp nhằm hướng bên nhận quyền
áp dụng một mức giá thống nhất trong hệ thống, nếu giá sản phẩm không
phải là yếu tố ảnh hưởng đến tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền; (ii)
không cấm bên nhượng quyền đưa ra giá tham chiếu mà không kết hợp với
những nỗ lực tích cực của bên nhượng quyền nhằm đạt được sự thống nhất
về giá, kể cả trong trường hợp sự tham chiếu về giá này có dẫn tới việc tự
nguyện lựa chọn áp dụng một cách vô điều kiện của bên nhận quyền; (iii)
bổ sung ngoại lệ theo hướng cho phép bên nhượng quyền được ấn định giá
bán lại hoặc giá bán lại tối thiểu đối với trường hợp giá sản phẩm là yếu tố
ảnh hưởng đến tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền; (iv) bổ sung quy
định riêng về giá trong trường hợp nhượng quyền thương mại của hệ thống
hàng đồng giá.
Đối với hành vi buộc bên nhận quyền chấp nhận các nghĩa vụ không
liên quan đến hợp đồng (ràng buộc bán kèm): việc kiểm soát hành vi này
141
cần phải mềm dẻo hơn, quan tâm đến đặc tính đồng bộ trong hệ thống
nhượng quyền, theo đó, pháp luật cạnh tranh cần phải có những quy định
theo hướng bổ sung các ngoại lệ thông qua việc đặt ra các điều kiện được
hưởng ngoại lệ. Đồng thời, có những giải thích cụ thể về các khái niệm (i)
“hàng hóa, dịch vụ liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng nhượng
quyền thương mại”; (ii) “hàng hóa, dịch vụ không liên quan trực tiếp đến
đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại”, và (iii) “hàng hóa,
dịch vụ nằm ngoài phạm vi cần thiết thực hiện hợp đồng nhượng quyền
thương mại” nhằm đạt đến sự rõ ràng và thống nhất trong việc vận dụng
quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi này.
142
KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu của Luận án, có thể đưa ra một số kết luận sau đây:
(1) Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại hiện đại, ít
rủi ro so với các hoạt động thương mại khác. Trong xu hướng phát triển
hiện nay, nhượng quyền thương mại không chỉ tồn tại trong nội bộ một
quốc gia mà ngày càng phát triển sâu rộng trong phạm vi quốc tế, xuyên
quốc gia và mang lại lợi ích to lớn do hiệu quả kinh doanh của hoạt động
thương mại mang bản chất “nhân rộng thành công” của các thương nhân.
(2) Đặc trưng cơ bản mang tính thương mại của hoạt động nhượng
quyền là tính đồng bộ trong toàn bộ hệ thống nhượng quyền, các thương
nhân khi gia nhập hệ thống nhượng quyền đều được bên nhượng quyền đào
tạo quy trình, kỹ thuật, cách thức kinh doanh cũng như được sử dụng các
yếu tố liên quan đến sở hữu trí tuệ mang dấu hiệu nhận biết thương nhân.
Nhờ vậy, bên nhận quyền không mất thời gian, chi phí để xây dựng thương
hiệu mà được hưởng lợi dựa trên sự nổi tiếng sẵn có của bên nhượng quyền
cũng như của cả hệ thống nhượng quyền đã kinh doanh tương đối thành
công.
(3) Công trình nghiên cứu đã cho thấy, hành vi hạn chế cạnh tranh
trong hoạt động nhượng quyền thương mại xuất phát từ bản chất tất yếu,
khách quan của xu hướng cạnh tranh và trong một chừng mực nhất định là
cần thiết để duy trì và bảo vệ tính đồng bộ trong hệ thống nhượng quyền.
Hoạt động nhượng quyền thương mại sẽ khó thành công và hiệu quả nếu
thiếu vắng những hành vi hạn chế cạnh tranh.
(4) Việc nghiên cứu về hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại ở Việt Nam mới chỉ dừng ở mức độ nghiên cứu
mang tính đơn lẻ, thể hiện bằng việc nhận diện các hành vi hạn chế cạnh
tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại và chỉ ra sự cần thiết phải
có những quy định mang tính đặc thù để điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh
tranh trong hoạt động nhượng quyền mà chưa thể hiện được một cách tổng
143
thể về mặt lý luận cũng như thực trạng toàn diện hệ thống pháp luật có liên
quan của Việt Nam.
(5) Pháp luật của các quốc gia, tổ chức trên thế giới mà điển hình là
Mỹ và Liên minh Châu Âu cho thấy đã ghi nhận những ngoại lệ hợp lý
trong việc điều tiết hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng
quyền thương mại nếu có chứng cứ chứng minh sự tồn tại của các ngoại lệ
đó là thực sự cần thiết và nhằm mục đích bảo vệ tính thống nhất, đồng bộ
của hệ thống nhượng quyền.
(6) Pháp luật hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam mới chỉ điều chỉnh hành
vi hạn chế cạnh tranh nói chung mà chưa thừa nhận tính hợp lý của các
hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền, bao gồm các
quy định liên quan đến thỏa thuận hạn chế cạnh tranh về giá bán hàng hóa,
dịch vụ trong hệ thống nhượng quyền; thỏa thuận về phân chia lãnh thổ;
các hành vi áp đặt giá bán; ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho
khách hàng; buộc bên nhận quyền phải chấp nhận các nghĩa vụ không liên
quan đến hợp đồng... Nội dung luận án chỉ rõ, các hành vi này thường
xuyên xuất hiện trong quá trình thực hiện hoạt động nhượng quyền, cần
thiết phải tồn tại trong một chừng mực nhất định nhằm bảo vệ tính đồng bộ
trong hệ thống nhượng quyền. Tuy nhiên, pháp luật cạnh tranh Việt Nam
không có bất cứ một quy định mang tính ngoại lệ nào cho hành vi hạn chế
cạnh tranh trong hoạt động thương mại khá đặc thù này.
(7) Giải pháp đặt ra hiện nay cho vấn đề này đối với các cơ quan
quản lý nhà nước Việt Nam là ghi nhận sự tồn tại của các ngoại lệ trong
Luật Cạnh tranh và sớm ban hành các quy định hướng dẫn cụ thể để điều
chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương
mại, thông qua đó đưa ra được giới hạn của những hành vi có dấu hiệu xâm
phạm trật tự cạnh tranh nhưng lại được chấp nhận trong một chừng mực
nhất định, hoặc những hành vi hạn chế cạnh tranh cần phải cấm chặt chẽ
hơn. Từ đó, có thể điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại – một lĩnh vực kinh doanh đặc thù – nhưng lại
144
không phá vỡ nền tảng và nguyên tắc của pháp luật về cạnh tranh nói
chung.
145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ
1. Nguyễn Thị Tình (2011), Tăng cường sự phát triển của hoạt động
nhượng quyền thương mại thông qua pháp luật điều chỉnh hành vi hạn
chế cạnh tranh, Hội thảo khoa học quốc tế: “Hội nhập: Hợp tác và cạnh
tranh”, Trường Đại học thương mại và Trường Cao đẳng Kinh tế Đối
ngoại TPHCM, Quyển 1, Tr.381, TPHCM, 12/2011.
2. Nguyễn Thị Tình (Tham gia) (2012), "Hợp đồng nhượng quyền thương
mại và một số vấn đề cần chú ý khi đàm phán và ký kết", Trong sách:
Kiến thức pháp lý và kỹ năng cơ bản trong đàm phán, soạn thảo và ký
kết hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, Sách chuyên khảo, TS. Nguyễn
Thị Dung Chủ biên, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Tình (2014), "Xác định thị trường liên quan trong quan hệ
nhượng quyền thương mại", Tạp chí Dân chủ Pháp luật, (5).
4. Nguyễn Thị Tình (2014), "Pháp luật điều chỉnh hành vi ấn định giá bán
lại tối thiểu trong quan hệ nhượng quyền thương mại và kinh nghiệm lập
pháp của Liên minh Châu Âu", Tạp chi Luật học, (4).
5. Nguyễn Thị Tình, TS. Vũ Đặng Hải Yến (2014), "“Ràng buộc bán kèm”
trong quan hệ nhượng quyền thương mại và kinh nghiệm lập pháp của
EU", Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, (1/60).
146
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. CIDA - Bộ Thương mại Việt Nam (2004), Luật Cạnh tranh Canada và
bình luận, Hà Nội.
2. Bùi Ngọc Cường (2007), “Các điều khoản độc quyền trong hợp đồng
nhượng quyền thương mại”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (7).
3. Dự án Hỗ trợ thương mại đa biên Việt Nam - EU (MUTRAP). Sổ tay
hạn chế cạnh tranh - Một số vụ việc điển hình của Châu Âu.
4. Ngô Thị Thu Hà, Hoàng Văn Thành (2014), “Mối quan hệ giữa pháp luật
nhượng quyền thương mại và cạnh tranh”, Tạp chí Tài chính, (2).
5. OEDC-WB (2004), Khuôn khổ cho việc xây dựng và thực thi Luật và
chính sách cạnh tranh, Sách dịch, Hà Nội.
6. Hoàng Thị Thanh Thủy (2011), “Điều khoản bảo mật thông tin và điều
khoản cấm cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương
mại”, Tạp chí Luật học, (2).
7. Nguyễn Thanh Tú (2007), “Nhượng quyền thương mại dưới góc độ
Luật Cạnh tranh”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (3).
8. PGS.TS Lê Danh Vĩnh (Chủ biên) (2010), Giáo trình Luật Cạnh
Tranh, Nxb Dân trí, Hà Nội.
9. Walter Goode (1997), Từ điển chính sách thương mại quốc tế, Sách
dịch, Nxb Thống kê, Hà Nội.
10. Vũ Đặng Hải Yến (2008), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật
điều chỉnh nhượng quyền thương mại trong nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội.
Tiếng Anh
11. Broadcast Music, Inc. v Columbia Broadcasting System, Inc., 441U.S.
1, 19-20 (1979)
12. Bryan A. Garner (1999), Black‟ Law Dictionary, St. Paul.
147
13. Charles Jourdan Decision 89/94/EEC, of 2 December 1988 OJ EEC L
35/31 of 7 January 1989
14. Chicago Board of Trade v US, 246 U.S. 231, 238 (1918);
15. Collins v International Dairy Queen, Inc., 939 F.Supp. 875 (M.D.Ga. 1996).
16. Commission Regulation (EC) No. 2790/99 on the application of Art
81(3) of the Treaty to categories of verticalagreements and
concerted practices (Vertical Restraints Block Exemption
Regulation) [1999] OJ L 336/25
17. Computerland decision, of 13 July 1987 OJ EEC L 222/12 of 10
August 1987
18. Continental T.V. Inc. v GTE Sylvania, 433 U.S. 36, 40 & 50-59 (1977)
19. De Jesus v Sears Roebuck & Co., 87 F.3d 65, 70 (2nd Cir. 1996);
20. Eastman Kodak v Image Technical Services, 504 U.S. 451, 461-462
(1992);
21. Forter Enterprises, Inc v. US Steel Corp., 394 U.S. 495, 503 (1969).
22. FTC‟s Disclosure Requirements and Prohibitions Concerning
Franchising and Business Opportumities Ventures, 16 C.F.R.
23. Giuliano Amato, 1997, Antitrust and the Bounds of Power, Hart
Publishing, Oxford, tr. 24-27;
24. Guidelines on Vertical Restraint OJ [2000] C 291/01, [2000] 5 CMLR 1074
(Hướng Dẫn của Ủy Ban Châu Âu về các hạn chế theo chiều dọc)
25. Kentuckey Fried Chicken v. Diversified Packaging, 549 F.2d 368,
375-378 (5
th
Cir. 1977).
26. Little Caesar Enterprises, Inc. v Smith, 34 F.Supp.2d 459, 490
(E.D.Mich 1998).
27. Northern Pacific Railway Company v US, 356 U.S. 1, 5-6 (1958)
28. Pronuptia de Paris GmbH v. Pronuptia de Paris Irmgard Schillgallis,
Case 161/84, [1986] E.C.R p.353
148
29. Richard A. Posner, 1975, Antitrust Policy and the Supreme Court: An
Analysis of the Restricted Distribution, Horizontal Merger and
Potential Competition Decisions, 75 Colum L. Rev. 282
30. S.M. Their, An Analysis of Tying Arrangements in Franchising
Contracts, 23 Journal of Corporation Law 563, 577-580;
31. ServiceMaster, Commission decision No. 88/604/EEC, L 332/38 of 3
December 1988
32. Siegel v Chicken Delight, Inc., 448 F.2d 43 (9th Cir. 1971), cert.
denied 405 U.S. 955 (1972).
33. Standard Oil Co. v US, 221 U.S. 1, 60 (1911).
34. State Oil Co. v Khan, 522 U.S. 3, 10 (1997);
35. Subsolutions, Inc v Doctor‟s Associates, Inc., 62 F.Supp.2d 616, 626
(D.Conn. 1999);
36. Yves Rocher, Commission decision No. 87/14/EEC, L 8/49 of 10
January 1987
Website:
37. (UNCTAD, Model
Law on Competition, Mục I, Chương III, Phần I)
38.
39.
canh-tranh-trong-hop-111ong-nhuong-quyen-thuong-mai
40.
11
Đại học Kinh tế- Luật, Giáo trình Luật Cạnh Tranh. Chủ biên: PGS.TS Lê Danh Vĩnh. Nxb Dân Trí, 2010. Tr78
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ncs_nguyen_thi_tinh_dh_luat_ha_noi_toan_van_luan_an_0283.pdf