Luận án Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển do nước thải công nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Chiến lược biển Việt Nam là quyết tâm lớn của Đảng và Nhà nước nhằm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển. Để phát huy tiềm năng và trở thành quốc gia có nền kinh tế biển phát triển, hoà nhập với khu vực và thế giới, trong thời gian qua và ứng với từng giai đoạn, Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối liên quan đến biển. Đặc biệt là việc ban hành “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” tại Hội nghị l n thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa X ngày 09/02/2007. Đây được xem là chiến lược đ u tiên mang tính toàn diện và sâu sắc nhất chứa nhiều nội dung về các lĩnh vực, trong đó lĩnh vực BVMT biển cũng được đặc biệt quan tâm chú trọng, đề cập đến như kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng - an ninh, hợp tác quốc tế và BVMT; kết hợp giữa phát triển vùng biển, ven biển, hải đảo với phát triển vùng nội địa theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; hạn chế, ngăn chặn sự suy thoái môi trường biển; bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái biển và ven biển, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững đất nước. Tuy nhiên, việc thực hiện Nghị quyết vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém và khó khăn, thách thức trong phát triển bền vững kinh tế biển. Phát triển kinh tế biển chưa gắn kết hài hoà với phát triển xã hội và BVMT. Công tác bảo vệ an ninh, an toàn, phối hợp tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với sự cố môi trường trên biển còn nhiều bất cập. ONMT biển ở nhiều nơi còn diễn ra nghiêm trọng (Nghị quyết về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, t m nhìn đến năm 2045).

pdf174 trang | Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển do nước thải công nghiệp ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một điều rõ ràng là tại những vùng biển chưa bị ô nhiễm vẫn có thể có mức độ rủi ro ô nhiễm cao khi tại đó tập trung nhiều hoạt động khai thác, sử dụng biển như hàng hải, nuôi trồng thủy hải sản, công nghiệp ven biển. Trong nhiều nghiên cứu về phân vùng, phân cấp rủi ro trên thế giới, mức độ rủi ro được xem xét trên nhiều yếu tố như nguồn hay nguy cơ xảy ra rủi ro, các yếu tố quản lí, giảm thiểu rủi ro và khả năng đáp ứng của các đối tượng chịu rủi ro. Tuy nhiên, các yếu tố này không được xem xét đến trong Thông tư số 26/2016/TT-BTNMT. Vì vậy, theo ý kiến của một số chuyên gia và tác giả cũng đồng tính với quan điểm là c n sớm khắc phục, b sung quy định về những yếu tố đã nêu [149]. Ngoài ra, việc đánh giá và quy định khả năng chịu tải của môi trường biển cũng hết sức quan trọng. Đây được xem là một trong những giải pháp mang cấp 139 thiết và có nghĩa vô cùng quan trọng nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang triển khai Chiến lược phát triển kinh tế biển theo tinh th n Nghị quyết Đại hội XIII và xem thế kỷ XXI là “Thế kỷ của biển và đại dương”. Vì vậy, việc đánh giá được sức chịu tải môi trường biển có thể giúp chúng ta biết được khả năng chịu tải của môi trường biển để có các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, sự cố ô nhiễm môi trường biển có thể xảy ra. Cho đến nay, pháp luật Việt Nam đã ban hành quy định việc đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt sông, hồ được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 và quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT) và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT. Tuy nhiên, quy định về việc đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước biển và quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của môi trường biển thì chưa được đề cập đến. Thiết nghĩ, đây cũng là một trong những chế định c n b sung và hoàn thiện trong thời gian đến. 4.2.3. Hoàn thiện pháp luật về khắc phục, xử lý ô nhiễm môi trường biển do nước thải công nghiệp Các quy định về khắc phục ONMT biển liên quan đến NTCN c n phải được quy định một cách rõ ràng, chặt chẽ liên quan đến các quy định về chủ thể thực hiện việc khắc phục, thời gian thực hiện là bao lâu, việc kiểm soát hậu khắc phục được quy định như thế nào. Đồng thời, các quy định liên quan để khắc phục ONMT biển do NTCN c n có sự quy định một cách nhất quán, tránh tình trạng cùng một vấn đề nhưng có quá nhiều văn bản quy định và giữa các văn bản lại quy định không có sự thống nhất về nội dung. Điều này sẽ gây khó khăn và lúng túng hoặc thiếu sót trong việc triển khai thực hiện các quy định về khắc phục ONMT nói chung và khắc phục ONMT biển do NTCN nói riêng. Chẳng hạn, quy định trách nhiệm của các chủ thể trong việc khắc phục ONMT. Việc quy định trách nhiệm khắc phục ONMT biển do NTCN thuộc về nhiều cấp, nhiều ngành. Các quy định liên quan đến vấn đề này đem lại những thuận lợi nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh đó, quy định trách nhiệm khắc phục ONMT biển do NTCN cũng tạo ra sự khó khăn trong việc phối hợp, hợp tác giữa các cơ quan. Hơn nữa trách nhiệm của từng cơ quan cho đến nay pháp luật lại chưa quy định một cách rõ ràng, cụ thể và đôi khi còn chồng chéo về thẩm quyền của nhau. Điều này sẽ dẫn đến hậu quả là các cơ quan có sự đùn đẩy trách nhiệm 140 làm cho việc khắc phục bị bê trễ, ì ạch, gây ảnh hưởng nhiều mặt của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, thời hạn khắc phục và hiệu quả của việc khắc phục ONMT biển do NTCN hiện nay cũng chưa được pháp luật quy định một cách rõ ràng. Biện pháp khắc phục đối với việc xử l nước thải đạt QCKT về chất thải trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính [34, K.10, Đ.1]. Với quy định này cho thấy có thể dẫn đến sự tùy tiện, lỏng lẻo, không kịp thời trong việc ấn định thời hạn khắc phục ô nhiễm môi trường vì cho đến nay chưa có quy định và văn bản chỉ rõ căn cứ để người có thẩm quyền ấn định thời hạn trong việc khắc phục ô nhiễm. Thiết nghĩ đây cũng là quy định c n hướng dẫn cụ thể, rõ ràng hơn. Pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của một số quốc gia đã có những quy định chuyên biệt liên quan đến khắc phục hậu quả thiệt hại do ô nhiễm, sự cố tràn d u nhưng những quy định liên quan đến khắc phục ô nhiễm, khắc phục sự cố ONMT biển do NTCN chưa được quy định. Vì vậy, c n b sung quy định về vấn đề này. 4.2.4. Hoàn thiện các quy định về kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển do nước thải công nghiệp (i) Các quy định về thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển do nước thải công nghiệp Theo đó, c n có sự phân định rạch ròi trong trường hợp cùng là một đối tượng nhưng đồng thời có thể vừa là đối tượng thanh tra của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhưng cũng đồng thời là đối tượng thanh tra, kiểm tra của Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc giữa các cấp chính quyền địa phương. Đây là quy định hết sức c n thiết và cũng cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, c n b sung quy định về lực lượng thanh tra chuyên ngành về biển và hải đảo để đảm bảo công tác giám sát việc thực thi các quy định về BVMT biển. Đồng thời, c n sửa đ i nội dung của Điểm d Khoản 2 Điều 160 Luật BVMT năm 2020 theo hướng bỏ cụm từ “kiểm tra” được quy định trong điểm này, cụ thể sửa đ i lại thành: “Trong quá trình thanh tra, cơ quan QLNN về BVMT các cấp có trách nhiệm chuyển hồ sơ trường hợp có dấu hiệu tội phạm về môi trường cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật; phối hợp với lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi 141 trường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về B MT đối với tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu”. (ii) Các quy định về xử lý vi phạm pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển do nước thải công nghiệp  Hoàn thiện các quy định về xử lý hình sự: Để cho các quy định về xử lý hình sự trong việc KSONMT biển do NTCN được thực hiện một cách hiệu quả, có tính khả thi, đảm bảo sức răn đe và phù hợp với thực tiễn, c n thiết phải sửa đ i, b sung và thay thế một số nội dung của quy định hiện hành theo hướng sau: Một là, hoàn thiện quy định trong việc phân loại tội phạm về môi trường BLHS năm 2015 phân định nhóm tội phạm môi trường không thuộc nhóm tội đặc biệt nghiêm trọng bởi khung hình phạt cao nhất đối với nhóm tội này cũng chỉ đến 10 năm tù như: Tội gây ONMT (Đ.235), Tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường (Đ.237). Tuy nhiên, tính chất, mức độ và hậu quả để lại của nhóm tội này đối với môi trường, với tính mạng, sức khoẻ và tài sản của con người là vô cùng lớn. Vì vậy, theo tác giả tuỳ loại tội mà c n b sung và nâng mức khung hình phạt đối với nhóm tội phạm môi trường cho phù hợp. Hai là, pháp luật về truy cứu TNPL hình sự đối với nhóm tội phạm về môi trường liên quan đến KSONMT nói chung và KSONMT biển do NTCN nói riêng hiện này vẫn còn thiếu, một số tội danh chưa được quy định trong BLHS năm 2015. Trên cơ sở quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực BVMT, theo tác giả một số hành vi vi phạm nếu không có chế tài đủ mạnh thì việc KSONMT biển do NTCN ph n nào cũng sẽ bị hạn chế. Thực tế, vấn đề gây ONMT biển trong đó có ONMT biển do NTCN thường diễn ra trên diện rộng và để lại hậu quả rất nặng nề, ảnh hưởng đến nhiều hoạt động của đời sống xã hội, khả năng phục hồi rất khó khăn và tốn nhiều thời gian, chi phí. Vì vậy, đối với một số hành vi vi phạm không chỉ dừng lại ở mức độ xử phạt hành chính mà c n tăng yếu tố trách nhiệm pháp l cao hơn. Theo đó c n b sung một số tội danh trong pháp luật hình sự: Tội vi phạm các quy định về ĐMC, Tội vi phạm các quy định về ĐTM Việc quy định xử lý hình sự trong lĩnh vực này một mặt nhằm trừng trị các hành vi phá hoại môi trường biển bởi việc xả thải trái phép các chất gây ô nhiễm, mặt khác phù hợp với thực tiễn trong thời gian qua ở Việt Nam và Công ước Luật biển năm 1982. 142 Ba là, trong trường hợp nếu hành vi vi phạm và hậu quả của hành vi chưa được xác định bằng những chỉ số, đơn vị đo lường cụ thể để thì c n có những hướng dẫn, tạo căn cứ cho việc đối chiếu, áp dụng. Để việc áp dụng được thuận lợi, thống nhất chung theo tác giả hoặc bỏ đi các cụm từ trong các điểm của điều luật liên quan đến KSONMT như “gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” hoặc phải ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Đồng thời, c n có văn bản hướng dẫn cụ thể quy định tại khoản 2 Điều 75 BLHS năm 2015. Theo đó, c n xác định rõ trách nhiệm hình sự của cá nhân đối với pháp nhân thương mại vi phạm pháp luật môi trường. Nghĩa là người đứng đ u pháp nhân thương mại, người đại diện theo pháp luật hay người có trách nhiệm quản l để xảy ra vi phạm để quy định này mang tính khả thi và vận dụng dễ dàng trong thực tiễn.  Hoàn thiện các quy định về xử phạt vi phạm hành chính: Từ phân tích thực trạng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính nêu trên, có thể thấy, hiện nay hệ thống các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực BVMT nói chung và KSONMT biển do NTCN nói riêng còn nhiều kẻ hở, quy định không thống nhất, đôi khi chồng chéo; chế tài xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe khiến cho các đối tượng cố tình vi phạm. Bên cạnh đó, nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường biển, hải đảo vẫn chưa được ban hành dẫn đến việc thiếu chế tài trong xử lý các vi phạm trong lĩnh vực này. Vì vậy, để KSONMT biển do NTCN được tốt hơn, thiết nghĩ việc hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này cũng là một trong những giải pháp được ưu tiên. Theo đó, c n tập trung vào các hướng giải pháp sau: - C n b sung quy định một số hành vi vi phạm pháp luật BVMT nói chung, KSONMT biển do NTCN nói riêng. Hiện nay, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT được quy định tại Điều 2 Nghị định 45/2022/NĐ-CP gồm 10 nhóm hành vi vi phạm. Quy định này đã khắc phục bất cập của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT so với những quy định trước đây. Tuy nhiên, xét thấy với quy định hiện hành vẫn còn hạn chế, chẳng hạn: Thiếu các quy định về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến ĐMC, đánh giá sơ bộ tác động môi trường - Về thời hiệu xử phạt: C n kéo dài thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật KSONMT biển do NTCN vì nguy cơ để lại hậu quả cho môi trường biển là rất nghiêm trọng và thường diễn ra trong một khoảng 143 thời gian tương đối dài, muốn phát hiện được thì c n phải có các số liệu quan trắc, phân tích các thông số môi trường. Trong khi đó, thời hiệu xử phạt hành chính hiện tại quy định là 2 năm. Theo đó, khoảng thời gian này vẫn còn ngắn. Vì vậy, c n quy định thời hiệu xử phạt theo hướng tăng lên với các khoảng thời gian khác nhau tuỳ từng loại vi phạm, tính chất, mức độ, hậu quả để lại cho môi trường biển trước mắt cũng như hậu quả lâu dài. Thêm vào đó, về mức xử phạt: C n nâng mức xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật KSONMT biển do NTCN. So sánh giữa mức phạt tiền đối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với t chức và những hình thức xử phạt b sung, những biện pháp khắc phục hậu quả thì không thể so sánh. Vì vậy, việc áp dụng các loại trách nhiệm hành chính một cách nghiêm khắc là c n thiết cho đủ sức răn đe, từ đó góp ph n hạn chế các vi phạm pháp luật về vấn đề này. Nên sửa đ i mức phạt tiền theo hướng không quy định mức tr n như hiện nay mà nên quy định mức phạt theo tỉ lệ gây thiệt hại cho môi trường. Đồng thời c n nâng mức phạt tiền đối với vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường biển lên cao hơn, phù hợp với quy định về mức phạt phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.  Hoàn thiện các quy định về bồi thường thiệt hại: Một là, sửa đ i quy định về trách nhiệm yêu c u BTTH theo Khoản 3 Điều 131 Luật BVMT năm 2020 theo hướng tách nội dung này thành một điều luật riêng biệt quy định về quyền yêu c u BTTH của t chức, cá nhân và sửa đ i lại nội dung theo hướng: “Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường tự mình hoặc ủy quyền cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác xác định thiệt hại và yêu cầu BTTH về môi trường theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan”. Hai là, hoàn thiện quy định về xác định thiệt hại. Nhìn chung các quy định về xác định thiệt hại đối với hành vi làm ONMT được quy định trong Luật BVMT năm 2014 cũng như LBVMT năm 2020 còn quy định khá chung chung và gặp nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng. Chẳng hạn, các quy định về xác định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được quy định trong Luật BVMT năm 2014 hoặc tại Điều 132 Luật BVMT năm 2020: “a) Xác định phạm vi, diện tích, 144 khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái; b) Xác định số lượng thành phần môi trường bị suy giảm, các loại hình hệ sinh thái, các loài bị thiệt hại; c) Xác định mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, các loài”. Quy định này còn rất chung, chưa cụ thể. Vì vậy c n có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này: Chẳng hạn, phạm vi về không gian, thời gian như thế nào? Diện tích là bao nhiêu? Số lượng cụ thể các loài bị thiệt hại Ngoài ra, cho đến nay pháp luật BVMT chưa quy định thế nào là “suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường”. Điều này sẽ gây khó khăn cho các cá nhân, t chức trong việc xác định loại thiệt hại. Do đó, theo tác giả c n có văn bản hướng dẫn, giải thích cụ thể nội dung về “suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường”. 4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển do nƣớc thải công nghiệp ở Việt Nam hiện nay Đại dương có thể được coi là nơi tiếp nhận nước hoặc nhận chìm cuối cùng, vì chất thải do các con sông mang theo cuối cùng cũng thải vào môi trường biển. Mặc dù các đại dương là những vùng nước mặn rộng lớn với khả năng đồng hóa dường như không giới hạn, nhưng ô nhiễm có xu hướng làm tàn lụi các đường bờ biển và ảnh hưởng nhiều hơn đến đời sống sinh vật biển. Để việc KSONMT biển do NTCN gây nên ngày càng được đảm bảo và nâng cao. Bên cạnh các giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này thì việc quan tâm, chú trọng đến các giải pháp khác cũng là điều c n đặc biệt chú ý: Giải pháp khoa học và công nghệ, giải pháp về đ u tư tài chính, giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực, giải pháp về tuyên truyền, ph biến, giáo dục pháp luật Bởi các giải pháp hoàn thiện pháp luật KSONMT biển do NTCN chỉ có thể trở thành hiện thực và nâng cao hiệu quả khi nó được đặt ra trong mối quan hệ tương tác và đồng bộ với các biện pháp khác. 4.3.1. Giải pháp khoa học và công nghệ Trong lĩnh vực BVMT nói chung và KSONMT biển do NTCN nói riêng thì đẩy mạnh việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ là tất yếu và không thể thiếu. Vì BVMT là vấn đề tương đối phức tạp, KSONMT biển do NTCN lại càng phức tạp hơn. Chẳng hạn kết quả của việc QTMT biển, quan trắc NTCN phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố kỹ thuật, phương tiện, máy móc Vì vậy, việc nghiên 145 cứu khoa học và ứng dụng công nghệ hiện đại hỗ trợ cho việc KSONMT biển là hết sức c n thiết. Việc ứng dụng khoa học và công nghệ trong KSONMT biển do NTCN đã cho thấy hiệu quả đáng kể trong việc KSON đặc biệt là hoạt động phòng ngừa. Việc ứng dụng khoa học và công nghệ thích hợp dựa trên sự phân tích có hệ thống về nguồn và bản chất của việc phát thải hoặc xả thải được đề cập, về sự tương tác của nó với hệ sinh thái và vấn đề ô nhiễm môi trường xung quanh c n giải quyết để giảm thiểu và giám sát các tác động ô nhiễm. 4.3.2. Giải pháp tài chính Tài chính là một phạm trù phân phối giá trị, nó ra đời và tồn tại gắn liền với phát triển hàng hoá - tiền tệ và mang tính tất yếu khách quan. Phải nói tài chính với chức năng phân phối và giám đốc, khi con người tìm cách vận dụng những chức năng đó thì nó trở thành công cụ quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế quốc gia đồng thời đã thoả mãn tốt nhu c u lưu thông hàng hoá phục vụ cho đời sống xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước không đơn thu n là một t chức làm nhiệm vụ bảo vệ bờ cõi, giữ gìn trật tự xã hội, mà còn có chức năng kinh tế, xã hội rộng lớn. Để thực hiện những chức năng lớn, trong đó có chức năng BVMT nói chung và KSONMT biển do NTCN nói riêng tất yếu Nhà nước phải sử dụng hàng loạt các biện pháp, trong đó đ u tư tài chính là một trong những biện pháp không thể thiếu của hoạt động này. Tài chính đóng vai trò quan trọng không những trong việc thúc đẩy và điều tiết quá trình hoạt động kinh tế và xã hội của một quốc gia hướng vào việc thực hiện các mục tiêu của kinh tế vĩ mô mà tác động đến từng mục tiêu cụ thể như mục tiêu quan trọng và cấp bách hiện nay là BVMT đặc biệt liên quan đến việc KSONMT biển do NTCN. Kinh nghiệm của các nước cũng cho thấy đ u tư tài chính phục vụ cho mục tiêu khai thác và BVMT trong đó có KSONMT biển do NTCN là đặc biệt quan trọng. Ở nước ta, mặc dù trình độ phát triển còn thấp, công nghiệp hoá vẫn còn dè dặt so với thế giới, nhưng những năm g n đây cùng với sự phát triển kinh tế thị trường thì hiện tượng suy thoái tài nguyên, ONMT biển do NTCN đã xuất hiện và đang trong tình trạng báo động, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con 146 người và hệ sinh thái biển. Vì vậy, c n phải coi trọng và đ u tư tài chính cho hoạt động này. Việc đ u tư tài chính kịp thời và đúng mức sẽ giúp việc KSONMT biển do NTCN ở nước ta được tốt hơn. 4.3.3. Giải pháp về nhân lực Công tác KSONMT là một công tác khó, KSONMT biển do NTCN lại càng khó hơn, đòi hỏi cán bộ, công chức và những người tham gia vào quá trình KSONMT phải có trình độ hiểu biết sâu rộng cả về lĩnh vực pháp lý lẫn chuyên môn, do đó đề nghị cấp có thẩm quyền c n đặc biệt quan tâm sâu sắc về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ đối với những cán bộ làm công tác trong lĩnh vực này. Các quy định của pháp luật khi triển khai thực hiện trong thực tiễn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó con người đóng vai trò rất lớn quyết định đến hiệu quả của công việc. Vì vậy, việc tuyển chọn, chuẩn bị lực lượng và đẩy mạnh đào tạo để nâng cao nghiệp vụ, tay nghề cho đội ngũ cán bộ, công chức trong lĩnh vực KSONMT biển liên quan đến các vấn đề như: Thẩm định ĐTM, thanh tra, kiểm tra, QTMT là hết sức c n thiết. Việc hoàn thiện và kiện toàn t chức bộ máy liên quan đến việc thực hiện pháp luật KSONMT biển do NTCN phải đảm bảo tính hiện đại, đồng bộ, đáp ứng cả điều kiện về mặt phẩm chất đạo đức lẫn năng lực chuyên môn để thực thi nhiệm vụ trong quá trình công tác. 4.3.4. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục Công tác tuyên truyền, giáo dục cũng là một trong những giải pháp hỗ trợ đắc lực góp ph n vào việc nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật KSONMT biển do NTCN hiện nay. Vấn đề này càng trở nên hết sức c n thiết và được coi là biện pháp t ng lực để huy động cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia vào BVMT. Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật KSONMT biển do NTCN sẽ giúp cho việc nâng cao nhận thức, làm thay đ i hành vi của chủ nguồn thải, của người dân và cả cộng đồng. Hiện tượng ONMT nói chung và ONMT biển do NTCN ngày càng gia tăng cũng bởi ý thức của chủ nguồn thải mà cụ thể là của các cơ sở sản xuất kinh doanh còn hạn chế, chưa nhận thức đúng, đ y đủ về giá trị của môi trường biển. Vì vậy, trước mắt cũng như lâu dài, biện pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật KSONMT biển c n phải được đẩy mạnh hơn nữa. Tuy nhiên, để giải pháp này 147 mang lại hiệu quả cao c n đ i mới nội dung, tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền như: Tuyên truyền giáo dục qua các phương tiện thông tin đại chúng, ph biến chính sách, pháp luật về môi trường tại cộng đồng dân cư; tiến hành các hoạt động thông qua các t chức đoàn thể, giáo dục trong nhà trường; lồng ghép công tác tuyên truyền biển với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, chương trình, đề án chuyên môn của các Bộ, ngành, địa phương. 148 Kết luận Chƣơng 4 Nghiên cứu định hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật KSONMT biển do NTCN ở Việt Nam có thể rút ra một số kết luận sau: - Việc hoàn thiện pháp luật KSONMT biển do NTCN phải theo những định hướng nhất định, bao gồm: Hoàn thiện pháp luật KSONMT biển do NTCN trong t ng thể chiến lược biển Việt Nam, phải đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật BVMT, đảm bảo phát triển bền vững, theo xu hướng hội nhập quốc tế. Đây được xem là những định hướng cơ bản, cốt yếu cho việc hoàn thiện pháp luật KSONMT biển do NTCN ở nước ta hiện nay. Việc xác định đúng hướng sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng và tác động rất lớn trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật KSONMT biển do NTCN nói riêng trong bối cảnh hiện nay, nhất là vấn đề ô nhiễm đại dương trong đó có ONMT biển do NTCN đang ngày càng được cả thế giới quan tâm và chú trọng. - Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật KSONMT biển do NTCN phải xuất phát từ những bất cập của quy định và tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện trong thực tiễn. Thông qua phân tích thực trạng pháp luật có thể nhận thấy rằng bất cập chủ yếu của các quy định hiện hành chủ yếu là do các quy phạm được ban hành rất lâu nhưng chưa được sửa đ i, b sung, thay thế hoặc cùng vấn đề nhưng quy định không thống nhất, mâu thuẫn, chồng chéo giữa các chủ thể có thẩm quyền... Điều này gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Vì vậy, c n phải sớm sửa đ i, b sung và thay thế các quy định nhằm đảm bảo tính khả thi và đáp ứng nhu c u của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với xu hướng chung của toàn c u. Ngoài ra, hoạt động KSONMT biển do NTCN ở Việt Nam muốn nâng cao và phát huy hơn nữa thì bên cạnh những giải pháp pháp lý thì các giải pháp khác cũng c n chú đến như: Giải pháp khoa học và công nghệ, giải pháp tài chính, giải pháp về nhân lực, giải pháp tuyên truyền, giáo dục. 149 KẾT LUẬN Qua việc nghiên cứu với đề tài: “Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển do NTCN ở iệt Nam hiện nay”, rút ra một số kết luận cơ bản sau: Thứ nhất, việc t ng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến đề tài có nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xây dựng hệ thống lý luận, đánh giá thực trạng pháp luật và đề xuất giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật KSONMT biển do NTCN ở Việt Nam hiện nay. Qua t ng quan, giúp tác giả xác định được các vấn đề kế thừa, tiếp tục triển khai làm rõ trong phạm vi nghiên cứu và những vấn đề c n nghiên cứu mới trong Luận án của mình. Thứ hai, Luận án đã xây dựng hệ thống lý luận pháp luật KSONMT biển do NTCN gồm các khái niệm liên quan như ONMT biển do NTCN, KSONMT biển do NTCN; từ đó làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò, nguyên tắc và nội dung pháp luật KSONMT biển do NTCN. Luận án cũng làm rõ các yêu c u đặt ra cũng như các yếu tố tác động đến pháp luật KSONMT biển do NTCN. Thứ ba, mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều quy phạm điều chỉnh việc KSONMT biển do NTCN ngay từ giai đoạn phòng ngừa cho đến xử lý hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, qua phân tích thực trạng pháp luật cho thấy nhiều quy phạm vẫn còn thiếu, chưa cụ thể, mâu thuẫn, chồng chéo dẫn đến thực tiễn thực hiện chưa hiệu quả; tình trạng xả thải NTCN trái phép vẫn còn xảy ra nhiều nơi, nhiều sự cố môi trường trong đó có sự cố môi trường biển liên quan đến NTCN vẫn còn diễn biến, ngày càng phức tạp. Do đó, Luận án đã đánh giá một cách t ng thể thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật KSONMT biển do NTCN. Đồng thời, so sánh, đối chiếu các quy định trong nước, giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật của một số quốc gia về vấn đề này để thấy sự hoàn thiện cũng như những điểm còn chưa phù hợp trong quy định của pháp luật hiện hành. Thứ tư, từ những bất cập của quy định được phân tích cho thấy việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật KSONMT biển do NTCN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là rất c n thiết. Mục tiêu chung của việc hoàn thiện nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, tiên tiến, phù hợp 150 với thực tiễn, với các công ước quốc tế về môi trường mà Việt Nam đã k kết, tham gia và đảm bảo “phát triển bền vững về tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” mà Đại hội đại biểu toàn quốc l n thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra. 151 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Phan Thị Thu Thủy (2019), “Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quản l nước thải công nghiệp ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Công thương, số 15/2020, tr.18-22. 2. Phan Thị Thu Thủy (2020), “Pháp luật hiện hành về xử lý hình sự đối với các tội liên quan đến kiểm soát ô nhiễm môi trường biển do nước thải công nghiệp”, Tạp chí Nghề Luật, số 2/2020, tr.48-53, 70. 3. Phan Thị Thu Thủy (2020), “Pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp ở Việt Nam hiện nay: Một số bất cập và giải pháp hoàn thiện”, Tạp chí Nhân lực, số 5/2020, tr.67-76. 4. Phan Thị Thu Thủy (2020), “Thực hiện pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển do nước thải công nghiệp từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi”, Đề tài cấp cơ sở, Chủ nhiệm và bảo vệ xếp loại Tốt tháng 10/2020. 5. Phan Thị Thu Thủy (2022), “Các yếu tố tác động đến việc ban hành pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển do nước thải công nghiệp ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Dạy và Học, số 4/2022, tr.43-44,33. 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. VĂN BẢN PHÁP LUẬT 1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (1995), Thông tư 715/MTg ngày 03 tháng 04 năm 1995 về việc hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2016), Thông tư số 18/2016/TT- BNNPTNT ngày 24 tháng 6 năm 2016 quy định một số nội dung đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2016), Thông tư số 18/2016/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 6 năm 2016 quy định một số nội dung về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2003), Quyết định 04/2003/QĐ-BTNMT ngày 21 tháng 8 năm 2003 ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường. 5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), QCVN 29:2010/BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010 về nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu. 6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), QCVN 40:2011/BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2011 về NTCN. 7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. 8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), QCVN 01:2015/BTNMT ngày 31 tháng 3 năm 2015 về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên. 9. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), QCVN 12:2015/BTNMT ngày 31 tháng 3 năm 2015 về nước thải giấy và bột giấy. 10. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), QCVN 13:2015/BTNMT ngày 31 tháng 3 năm 2015 về nước thải dệt nhuộm. 11. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), QCVN 11:2015/BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 về nước thải chế biến thuỷ sản. 153 12. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Thông tư số 36/2015/TT–BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2015 về quản lí chất thải nguy hại. 13. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Thông tư số 26/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 quy định k thuật về đánh giá tiềm năng khoáng sản rắn phần đất liền trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản. 14. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Thông tư 31/2016/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2016 về việc bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. 15. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2017), Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01 tháng 09 năm 2017 quy định k thuật quan trắc môi trường. 16. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2017), QCVN 52:2017/BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 về NTCN sản xuất thép. 17. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2017), QCVN 63:2017/BTNMT ngày ngày 27 tháng 9 năm 2017 về nước thải chế biến tinh bột sắn. 18. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2022), Thông tư 02/2022/TT- BTNMT ngày ngày 10 tháng 01 năm 2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. 19. Bộ Xây dựng (2015), Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2015 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải. 20. Chính phủ (2011), Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 05 năm 2011 quy định về thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật; việc áp dụng hình thức kỷ luật; thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức có hành vi vi phạm pháp luật. 21. Chính phủ (2013), Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 22. Chính phủ (2013), Nghị định 142/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. 154 23. Chính phủ (2013), Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa Việt Nam. 24. Chính phủ (2013), Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước. 25. Chính phủ (2014), Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 về thoát nước và xử lý nước thải. 26. Chính phủ (2015), Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2015 quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường. 27. Chính phủ (2015), Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. 28. Chính phủ (2015), Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. 29. Chính phủ (2015), Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. 30. Chính phủ (2015), Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. 31. Chính phủ (2015), Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 về quản lý chất thải và phế liệu. 32. Chính phủ (2016), Nghị định 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. 33. Chính phủ (2016), Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 34. Chính phủ (2019), Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng, dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường. 35. Chính phủ (2021), Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2021 sửa đ i, b sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 155 tháng 11 năm 2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 36. Chính phủ (2022), Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. 37. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự. 38. Quốc hội (2005), Luật Bảo vệ môi trường. 39. Quốc hội (2006), Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006. 40. Quốc hội (2012), Luật Tài nguyên nước. 41. Quốc hội (2012, 2020), Luật Xử lý vi phạm hành chính. 42. Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường. 43. Quốc hội (2015), Bộ Luật Hàng hải. 44. Quốc hội (2015), Bộ luật hình sự. 45. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự. 46. Quốc hội (2015), Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo. 47. Quốc hội (2017), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015. 48. Quốc hội (2018), Luật Cảnh sát biển. 49. Quốc hội (2020), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012. 50. Quốc hội (2020), Luật Bảo vệ môi trường. 51. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định 1216/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. II. TÀI LIỆU KHÁC A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 52. PGS.TS Nguyễn Việt Anh, GS.TS Tr n Huế Nhuệ (2017), Vận hành và bảo dưỡng các nhà máy xử lý nước thải tập trung, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 53. Ban Tuyên giáo Trung ương (2010), Chiến lược biển Việt Nam từ quan điểm đến thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 156 54. Ban Tuyên giáo Trung ương (2013), 100 câu hỏi - đáp về biển, đảo, Nxb Thông tin và Truyền Thông, Hà Nội. 55. Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (2018), Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 56. Bộ Chính trị (1993), Nghị quyết 03-NQ/TW ngày 6 tháng 5 năm 1993 về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt. 57. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015, 2016, 2017, 2018, 2019), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia. 58. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2019), Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Luật B MT năm 2014. 59. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2019), Tờ trình về việc ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế ứng phó sự cố môi trường. 60. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2021), Báo cáo hiện trạng môi trường biển, hải đảo và quốc gia giai đoạn 2016 -2020. 61. Vũ Thanh Ca (2016), BVMT biển trong luật pháp quốc tế và một số quốc gia trên thế giới, Tạp chí Môi trường số 4. 62. Nguyễn Thế Chinh (2013), Lượng giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm, suy thoái môi trường, Nxb Chính trị Quốc gia. 63. Cục Bảo vệ Môi trường (2020), Bộ 200 câu hỏi và trả lời về môi trường, Nxb Tài nguyên và Môi trường. 64. Nguyễn Văn Cư (2013), Một số vấn đề đặt ra trong công tác quản lý tài nguyên biển, đăng trong cuốn Chủ động ứng phó biến đ i khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội. 65. Nguyễn Ngọc Dung (2008), Quản lý tài nguyên và môi trường, Giáo trình Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Nxb Xây dựng. 66. Đại hội đồng Liên hiệp quốc (1982), Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982, Bản tiếng Việt - Nxb Chính trị Quốc gia 2013, Hà Nội. 157 67. Phạm Ngọc Đăng (2011), Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 68. Ngô Kim Định (2014), Kiểm soát và quản lý ô nhiễm môi trường biển, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội. 69. Đặng Thanh Hà (2016), Pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học. 70. Nguyễn Sơn Hà (2020), Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động của các khu kinh tế ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Huế. 71. Vũ Thu Hạnh (2007), Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường, Tạp chí Khoa học pháp lý số 3 (40). 72. Bùi Đức Hiển (2016), Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội. 73. Bùi Đức Hiển (2018), Nhận diện tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến kiểm soát ô nhiễm môi trường ở Việt Nam và những vấn đề pháp lý đặt ra, Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn, số 35/2018. 74. Bùi Đức Hiển (2018), Hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 12. 75. Bùi Đức Hiển (2019), Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội. 76. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (2017), Công văn về việc kiến nghị xem xét đối với QC N nước thải chế biến thủy sản. 77. Hà Văn Hòa (2015), QLNN về BVMT biển ven bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Luận án tiến sĩ Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia. 78. Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2011), Nâng cao hiệu lực QLNN về môi trường, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 79. Hội đồng khoa học các cơ quan đảng Trung ương (2013), Chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội. 158 80. Phạm Tuấn Hùng (2017), Quản lý chất thải và biến đổi khí hậu, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 81. Nguyễn Đức Khiển, Phạm Văn Đức, Đồng Xuân Thụ, Nguyễn Minh Ngọc (2014), Công nghệ xử lý NTCN, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 82. Lê Hoàng Lan (2016), Một số vấn đề về áp dụng quy chuẩn k thuật trong kiểm soát nguồn thải, Tạp chí Môi trường số 9. 83. Tr n Đình Lân, Từ Thị Lan Hương, Tồng Thị Hồng Minh (2011), Đánh giá nhanh nguồn thải lục địa tác động đến môi trường biển, Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Khoa học và công nghệ biển toàn quốc l n thức V, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. 84. Bùi Quốc Lập, Ngô Trà Mai, Nguyễn Thị Phương Lan (2019), Kinh nghiệm quản lý và xử lý rác thải, nước thải trên thế giới vì sự phát triển bền vững và những gợi mở cho Việt Nam, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu khoa học Kiểm toán, Số 143 - Tháng 9. 85. Liên hợp quốc (1982), Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển quốc tế năm 1982. Bản tiếng Anh và tiếng Việt (1999), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 86. Phạm Thị Vương Linh, Nguyễn Hữu Thắng (2016), Cơ hội và thách thức trong hoạt động quan trắc môi trường, Tạp chí Môi trường, số 9/2016. 87. Tr n Thắng Lợi (2004), Tạp chí Toà án nhân dân, số 7/2004. 88. Phạm Văn Lợi (2017), Những vướng mắc, bất cập trong việc giải quyết BTTH do vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường, Tạp chí môi trường số 09/2017, tr.3. 89. Nguyễn Thị Ngọc (2019), Chính sách bảo vệ môi trường của một số nước châu Âu và gợi mở cho Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội. 90. Lê Kim Nguyệt (2015), Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường do các hoạt động của làng nghề gây ra ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học Xã hội. 91. Doãn Hồng Nhung (2016), Pháp luật về BVMT tại khu công nghiệp ở Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 159 92. Nguyễn Thị Ngọc (2019), Chính sách bảo vệ môi trường của một số nước châu Âu và gợi mở cho Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội. 93. Nguyễn Xuân Nguyên (2004), Giáo trình k thuật đo và kiểm soát chất lượng nước, Xưởng in Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia. 94. Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 95. Nguyễn Văn Phương (2017), Bình luận một số quy định mới của Luật B MT năm 2014, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, Hà Nội. 96. Nguyễn Kỳ Phùng (2016), Quản lý tài nguyên và môi trường biển, Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. 97. SAISAVANH PHENGVANHDEE (2017), Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Đại học Luật Hà Nội. 98. Đỗ Văn Sen (2012), Pháp luật về khai thác tài nguyên biển ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học Xã hội. 99. Lưu Ngọc Tố Tâm (2012), Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 100. Nguyễn Hồng Thao (2003), Ô nhiễm môi trường biển Việt Nam - Luật pháp và thực tiễn, Nxb Thống Kê, Hà Nội. 101. Nguyễn Hồng Thao (2004), Bảo vệ môi trường biển vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 102. Lục Thị Thu (2016), Pháp luật về quản lý nước thải ở Việt Nam hiện nay, năm 2016, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học Xã hội. 103. Nguyễn Thị Thơm, An Như Hải (2011), Nâng cao hiệu lực QLNN về môi trường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 104. Tạ Thị Thùy Trang (2019), Một số bất cập của pháp luật bảo vệ môi trường về xử lý nước thải, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 23/2019. 105. Bùi Quang Tuấn, Hà Huy Ngọc, Phan Thị Phương Hoa (2016), Phân cấp quản lý BVMT ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 160 106. Lê Trình (2014), Công tác đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường ở các quốc gia Ðông Bắc Á và khuyến nghị cho Việt Nam, Tạp chí Môi trường, số 3/2014. 107. Tr n Thanh Thủy (2016), Đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường trong phòng ngừa, quản lý rủi ro môi trường, Bản tin chính sách Tài nguyên - Môi trường - Phát triển bền vững số 22/2016. 108. Vũ Thị Duyên Thuỷ (2005), Hoàn thiện các tiêu chuẩn môi trường về NTCN ở Việt Nam, Tạp chí Luật học số 4. 109. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hoá Sài Gòn. 110. Trung tâm Luật Biển và Hàng hải quốc tế (2006), Chính sách, pháp luật biển của Việt Nam và chiến lược phát triển bền vững, Nxb Tư Pháp, Hà Nội. 111. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 102. Trường Đại học luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật Môi trường, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 113. Trường Đại học Luật Hà Nội (2016), Giáo trình Luật Môi trường, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 114. Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường (2013), Giáo trình Đánh giá tác động môi trường, Hà Nội. 115. UNESCO/IOC/Luật Biển, Chính sách biển quốc gia Australia, Brazil, Canada, Trung Quốc, Colombia, Nhật Bản, Na Uy, Bồ Đào Nha, Liên bang Nga, Hoa Kì, UNDP, Hà nội; 116. Võ Xuân Vinh (2019), Hợp tác an ninh phi truyền thống trên biển ở Đông Nam Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 117. Viện Khoa học môi trường (2018), Một số vấn đề về tội phạm môi trường, Hà Nội. 118. Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách Khoa -Tư pháp, Hà Nội. 161 119. Viện Khoa học pháp lý (2017), Pháp luật môi trường phục vụ phát triển bền vững ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội. 120. Viện Môi trường và Tài nguyên (2014), Giáo trình Quy hoạch môi trường, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 121. Abdulrzzak Alturkmani (2013), Industrial Wastewater, retrieved from https://www.researchgate.net/publication/2013. 122. Cambridge University Press (2021), Explore the Cambridge Dictionary. 123. Dong Gu (2017), Analysis of Global Marine Environmental Pollution and revention and Control of Marine Pollution, Thesis, Universitat Politècnicade Catalunya. 124. Duraisamy, A. and Latha, S. (2011), Impact of pollution on marine environment - A case study of oastal Chennai, Indian Journal of Science and Technology. 125. Eckenfelder (2000), Industrial water pollution control, Mc Graw-Hill Press. 126. Rachel Emas (2015), The Concept of Sustainable Development: Definition and Defining Principles, Florida International University. 127. Edited by Daud Hassan, Saiful Karim (2018), International Marine Environmental Law and Policy, Published August 28, 2018 by Routledge. 128. Hoda Abd El-Azim (2012), Pollution Impacts of industrial activities in Suez Bay with mitigation proposals, Marine pollution Lab, Marine Environment Division, National Institute of Oceanography and Fisheries, Egypt năm 2012. 129. Iliana Christodoulou-Varotsi (2018), Marine Pollution Control: Legal and Managerial Frameworks, Informa Law from Routledge. 130. Kriton Curi (1980), Treatment and disposal of liquit and solid industrial waster, Oxford: Pergamon Press. 131. LightHouse (1980), Marine Pollution: Meaning, Causes, Effects, Control Measures, retrieved from https://www.importantindia.com/23704/marine-pollution- meaning-causes-effects-control-measures/. 162 132. Malgosia Fitzmaurice (2009), Contemporary Issues in International Environmentl Law, Edward Elgar Press. 133. Ramani E. (1999), Industrial Pollution Control, 134. Schoderbek, Peter P. Richard A. Cosier and John C. Aplin (1994), ISBN 9780024075604 (978-0-02-407560-4) Hardcover, Macmillan USA. 135. Rosemary Rayfuse (2015), International Marine Environmental Law, Lund University, Sweden. 136. Jo S, Hwang Y, Kim S (2017), Policies Regarding Industrial Wastewater Ocean Discharge in Korea, Journal of Environmental Analytical Chemistry. 137. The World Bank (2007), Environmental priorities and poverty reduction, Washington Press. 138. Woodard & Curran, Inc, in Industrial Waste Treatment Handbook (Second Edition), 2006. 139. Vivek V. Ranade and Vinay M. Bhandari (2014), Industrial Wastewater Treatment, Recycling and Reuse, https://www.sciencedirect.com/book/9780080999685/industrial-wastewater- treatment-recycling-and-reuse#book-info 140. Weixin Yang and Lingguang Li (2017), Efficiency Evaluation and Policy Analysis of Industrial Wastewater Control in China, University of Shanghai for Science and Technology, Shanghai, China. 141. Judith S. Weis (2015), Marine Pollution: What Everyone Needs to Know®, Oxford University Press. C. INTERNET 142. https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%94_nhi%E1%BB%85m_ 143. https://baotintuc.vn/kinh-te/ra-soat-lai-quy-chuan-xa-thai-cong-nghiep. 144. thanh-cong-cu-quan-ly-hieu-qua/. 163 145. nuoc-thai-o-nhiem-ra-moi-truong-vedan-phai-nop-hon-127-ty-dong-phi-moi- truong-96864.html. 146. dong-do-khong-phan-dinh-va-chuyen-giao-chat-thai-nguy-hai-488747.html. 147. ly-nuoc-thai- cong-nghiep-kinh-nghiem-tren-the-gioi--goi-y-cho-viet- nam/1099. 148. https://www.env.go.jp/en/water/ecs/pdf/vietnamese.pdf. 149. https://congnghieptauthuyvietnam.vn/new/nghien-cuu-de-xuat-bo-sung- tieu-chi-nguy-co-rui-ro-o-nhiem-moi-truong-trong-thong-tu-26-2016-tt-btnmt-ap- dung-cho-cac-vung-bien-co-hoat-dong-hang-hai.html 150. https://www.nhandan.com.vn/nation_news/item/39734002-tap-trung- phong-chong-toi-pham-ve-moi-truong.html 151. https://moitruong.net.vn/cuc-canh-sat-phong-chong-toi-pham-ve-moi- truong-bo-cong-an-kien-quyet-dau-tranh-xu-ly-vi-pham-ve-moi-truong/ 152. https://www.tienphong.vn/xa-hoi/danh-gia-tac-dong-moi-truong-cua- formosa-giat-minh-1029013.tpo 153. truong-khi-lap-du-an-formosa.html 154. ttp://www.nguoibaovequyenloi.com/User/ThongTin_ChiTiet.aspx?MaTT 155. thai-khong-xu-ly-ra-bien/396896.antd. 156. https://vietbaiwebsite.net/details/cac-vu-gay-o-nhiem-moi-truong--trong- nhung-nam-gan-day.html. 157. Web: 158. thien-he-thong-phap-ly-trong-bao-ve-moi-truong.html. 159. 112017-ve-nuoc-thai-che-bien-thuy-san.htm. 164 160. luat-phap-quoc-te-va-mot-so-quoc-gia-tren-the-gioi-5318.aspx 161. https://www.moit.gov.vn/ 162. https://congnghieptauthuyvietnam.vn/new/nghien-cuu-de-xuat-bo-sung- tieu-chi-nguy-co-rui-ro-o-nhiem-moi-truong-trong-thong-tu-26-2016-tt-btnmt-ap- dung-cho-cac-vung-bien-co-hoat-dong-hang-hai.html 163. 164. moi-trong-kiem-soat-moi-truong.html. 165. doan-thanh-kiem-tra-mot-nam-a83703.html 166. quan-ly-tai-nguyen-moi-truong-bien-va-hai-dao-538068.html 167. bien-va-hai-dao-viet-nam-bao-dam-su-phat-trien-ben-vung-dat- nuoc/t708/c256/i1100 168. https://www.thiennhien.net/ 169. trac-moi-truong.aspx 170. den-moi-truong.php. 171. viet-nam.html ngày 04/9/2014. 172. phap-can-co/69468.html. 173. 174. https://laodong.vn/chinh-tri/chinh-phu-gui-bao-cao-vu-formosa-den-cac- dai-bieu-quoc-hoi-577662.bld 175. https://www.abebooks.co.uk/book-search/title/encyclopaedia- occupational-health-safety/ 165 176. https://phapluatdansu.edu.vn/2020/06/06/08/12/bo-co-kinh-nghiem-quoc- te-trong-quan-l-mi-truong/ 177. https://nghiencuuquocte.org/2020/08/29/bai-hoc-tu-hoach-dinh-chinh- sach-bien-cua-mot-so-nuoc-tren-the-gioi/ 178. https://www.epa.gov/p2/pollution-prevention-law-and-policies#p2 179. https://www.epa.gov/p2/pollution-prevention-law-and-policies#policy 180. https://www.academia.edu/10278336/ 181. https://moitruongachau.com/vn/du-thao-to-trinh-bao-cao-quoc-hoi-ve- luat-bao-ve-moi-truong-sua-doi.html 182. https://phapluatdansu.edu.vn/2020/06/06/08/12/bo-co-kinh-nghiem-quoc- te-trong-quan-l-mi-truong/ 183. https://danviet.vn/6-thang-xu-ly-350-vu-vi-pham-o-nhiem-con-so-qua- nho-so-voi-thuc-te-7777900302.htm 184. https://baodautu.vn/to-chuc-phan-bien-xa-hoi-du-an-nha-may-bot-giay- vnt19-tung-lo-ngai-o-nhiem-moi-truong-d158826.html 185. https://wedocs.unep.org/handle/20.500.11822/8182;jsessionid= 186. xu-huong-van-dong1630141390.html 187. https://moit.gov.vn/phat-trien-ben-vung/kinh-te-tuan-hoan-thuc-day-cho- chien-luoc-san-xuat-va-tieu-dung-ben-vung.html 188. https://khoamoitruongdothi.neu.edu.vn/vi/cong-trinh-nckh/nguyen-tac- nguoi-gay-o-nhiem-tra-tien-trong-phap-luat-moi-truong-viet-nam 189. https://www.britannica.com/technology/wastewater-treatment/Sources- of-water-pollution#ref1098057 190. https://thanhnien.vn/ca-mau-phat-cong-ty-thuy-san-xa-thai-ra-moi- truong-608-trieu-dong-post1076709.html 191. https://laodong.vn/phap-luat/tiep-tuc-xu-phat-250-trieu-dong-voi-doanh- nghiep-xa-thai-ra-moi-truong-975351.ldo 192. https://baotainguyenmoitruong.vn/vi-pham-xa-thai-nuoc-thai-cong- nghiep-nhieu-doanh-nghiep-con-nhon-luat-247196.html 166 193. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/phat-trien-kinh-te-xanh-o-viet-nam- thuc-trang-va-giai-phap-85655.htm 194. https://vupc.monre.gov.vn/linh-vuc-moi-truong/4358/kinh-nghiem-xay- dung-hoan-thien-phap-luat-ve-kinh-te-tuan-hoan-o-mot-so-nuoc-tren-the-gioi-va- de-xua 195. https://special.vietnamplus.vn/2019/11/27/moi-truong-bien-viet-nam/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phap_luat_kiem_soat_o_nhiem_moi_truong_bien_do_nuoc.pdf
  • pdfQD_PhanThiThuThuy.pdf
  • pdfTrichyeu_PhanThiThuThuy.pdf
  • pdfTT Eng PHanThiThuThuy.pdf
  • pdfTT PhanThiThuThuy.pdf
Luận văn liên quan