Thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật TMĐT nói riêng, yếu tố
con ngƣời vẫn là yếu tố then chốt bởi vì dù là chủ thể áp dụng(thi hành) pháp
luật hay tuân thủ, sử dụng pháp luật đều là con ngƣời và thông qua con ngƣời
cụ thể. Do vậy khi hoàn thiện cơ chế thực hiện pháp luật thƣơng mại điện tử
thì phải làm tốt những vấn đề sau đây:
Thứ nhất, tăng cường năng lực và hiệu quả công tác của cơ quan quản
lý nhà nước về thương mại điện tử
Hiện nay, Cục Thƣơng mại điện tử và Công nghệ thông tin là các đơn
vị trực thuộc Bộ Công thƣơng, thực hiện chức năng tham mƣu, giúp Bộ
trƣởng quản lý nhà nƣớc và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực
hoạt động thƣơng mại điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin v.v.
163 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thông tin – viễn thông. Các vi phạm đƣợc
thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin thì cách phát hiện dễ nhất cũng
chính bằng công cụ kỹ thuật cao để quản lý, kiểm duyệt và phát hiện. Các quy
127
phạm pháp luật phải quy định chặt chẽ các tiêu chuẩn kỹ thuật, buộc các chủ
thể liên quan phải thực hiện để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thƣơng mại
điện tử. Trong quá trình xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp
luật phải có nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của nguyên tắc này để khuyến
khích các cá nhân tổ chức không ng ng sáng tạo các giá trị mới cho xã hội.
Thứ sáu, bảo vệ người tiêu dùng khi tham gia giao dịch thương mại
điện tử theo chuẩn mực quốc tế như trong giao dịch thương mại truyền thống
Không có ngƣời tiêu dùng trong thƣơng mại điện tử thì thƣơng mại
điện tử không tồn tại, việc bảo vệ ngƣời tiêu dùng không chỉ đảm bảo các
quyền và lợi ích hợp pháp cho họ, quan trọng hơn là bảo đảm trật tự an toàn
xã hội, tạo niềm tin của ngƣời tiêu dùng đối với hệ thống pháp luật cũng nhƣ
đối với vai trò của thƣơng mại điện tử. Hiện nay, quan hệ pháp luật thƣơng
mại điện tử đƣợc điều chỉnh bởi rất nhiều ngành luật, văn bản quy phạm pháp
luật liên quan. Do tính chất nhƣ vậy nên các nguyên tắc bảo vệ quyền lợi
ngƣời tiêu dùng đƣợc quy định trong rất nhiều ngành luật, nhƣng các quy
phạm nội dung điều chỉnh quan hệ thƣơng mại điện tử nhằm bảo vệ quyền lợi
ngƣời tiêu dùng lại đƣợc quy định chủ yếu trong Luật Bảo vệ quyền lợi ngƣời
tiêu dùng. Chế tài để xử lý các vi phạm pháp luật xâm hại đến lợi ích ngƣời
tiêu dùng gồm chế tài hành chính, hình sự cũng chƣa đƣợc quy định rõ ràng,
dẫn đến chƣa xử lý tốt các hành vi vi phạm và chƣa bảo vệ đƣợc quyền lợi
ngƣời tiêu dùng.
Nhƣ đã phân tích, vai trò của thƣơng mại điện tử rất quan trọng đối với
xã hội, với ngƣời tiêu dùng, do vậy, bảo vệ ngƣời tiêu dùng tức là loại bỏ các
rủi ro, khắc phục những nhƣợc điểm và tạo sự thuận lợi để ngƣời tiêu dùng
tích cực tham gia vào hình thức thƣơng mại mới với nhiều ƣu điểm, thông qua
đó thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của
ngƣời dân. Pháp luật phải quy định đầy đủ cũng nhƣ đảm bảo tính khả thi của
nguyên tắc này bắt đầu t khi xây dựng, tuyên truyền phổ biến, ban hành và
thực thi trên thực tế một cách hiệu quả. Do các đặc điểm khác với thƣơng mại
128
truyền thống, thƣơng mại điện tử hoạt động trên nền tảng của các thiết bị điện
tử, công nghệ điện tử nên khi xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật điều
chỉnh các quan hệ thƣơng mại điện tử phải xây dựng các quy phạm pháp luật
chứa đựng các yêu cầu kỹ thuật cao, có cơ chế phát hiện, xử lý vi phạm bằng
các hình thức điện tử tƣơng ứng giúp cho ngƣời tiêu dùng nhanh chóng thông
báo tới các cơ quan quản lý nhà nƣớc để các cơ quan này kịp thời xử lý vi
phạm nhằm bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng.
Nhƣ vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các cá nhân, tổ
chức, thƣơng nhân khi họ tham gia hoạt động thƣơng mại điện tử, cần bổ sung
thêm quy định đối với các chủ thể là chủ sở hữu các website bán hàng, cung
cấp dịch vụ phải tham mua bảo hiểm để tránh những rủi ro cho khách hàng
(Ngƣời tiêu dùng trong thƣơng mại điện tử).
Thứ bảy, xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử
Cần nghiên cứu để xây dựng, ban hành Luật Thƣơng mại điện tử trên
cơ sở tổng hợp các nguyên tắc, quy phạm pháp luật trong các ngành luật cùng
điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cá nhân, tổ chức thực
hiện hành vi thƣơng mại bằng phƣơng tiện điện tử. Tổng hợp các quy phạm
pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực
thƣơng mại điện tử để phân công cụ thể các cơ quan có thẩm quyền cũng nhƣ
trách nhiệm của t ng chủ thể quản lý nhà nƣớc trong quá trình thực hiện cơ
chế phối hợp để thục thi pháp luật. Việc xây dựng, ban hành, triển khai Luật
Thƣơng mại điện tử để thay thế Nghị định về thƣơng mại điện tử sẽ đảm bảo
tính tập trung, thống nhất, đồng bộ, minh bạch, hiệu quả, kinh tế và khả thi
cao hơn, tránh tình trạng chồng chéo, không rõ ràng, khó thực hiện đối với đối
tƣợng điều chỉnh cũng nhƣ không quy kết đƣợc trách nhiệm cho t ng chủ thể
quản lý nhà nƣớc trong quá trình thực thi pháp luật, t đó đảm bảo tính khả
thi của pháp luật thƣơng mại điện tử. Việc xây dựng, ban hành Luật Thƣơng
mại điện tử sẽ giúp cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thƣơng mại
điện tử sẽ tập trung, dễ hiểu, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân có thêm
129
nhiều hiểu biết pháp luật khi tham gia các hoạt động thƣơng mại điện tử, qua
đó tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình cũng nhƣ có những hành xử phù
hợp pháp luật. Khi tạo đƣợc sự đồng thuận, trang bị đầy đủ các kiến thức
pháp luật thƣơng mại điện tử cho ngƣời dân, các tổ chức thì điều này sẽ thúc
đẩy thƣơng mại điện tử phát triển mạnh mẽ hơn.
Việc xây dựng, ban hành Luật Thƣơng mại điện tử với tƣ cách là luật
chuyên ngành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh khi các cá nhân, tổ
chức tham gia các hoạt động thƣơng mại có sử dụng một phần hay toàn bộ
bằng phƣơng tiện điện tử. Luật Thƣơng mại điện tử không thay thế Luật Giao
dịch điện tử.
4.2.2. Hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực hiện pháp luật thƣơng mại
điện tử
Thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật TMĐT nói riêng, yếu tố
con ngƣời vẫn là yếu tố then chốt bởi vì dù là chủ thể áp dụng(thi hành) pháp
luật hay tuân thủ, sử dụng pháp luật đều là con ngƣời và thông qua con ngƣời
cụ thể. Do vậy khi hoàn thiện cơ chế thực hiện pháp luật thƣơng mại điện tử
thì phải làm tốt những vấn đề sau đây:
Thứ nhất, tăng cường năng lực và hiệu quả công tác của cơ quan quản
lý nhà nước về thương mại điện tử
Hiện nay, Cục Thƣơng mại điện tử và Công nghệ thông tin là các đơn
vị trực thuộc Bộ Công thƣơng, thực hiện chức năng tham mƣu, giúp Bộ
trƣởng quản lý nhà nƣớc và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực
hoạt động thƣơng mại điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin v.v...
Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại điện tử quốc gia
và công nghệ thông tin ngành Công Thƣơng, Cục Thƣơng mại điện tử và
Công nghệ thông tin cần tăng cƣờng hơn nữa nhiệm vụ hoàn thiện hạ tầng cho
thƣơng mại điện tử; phổ biến pháp luật về thƣơng mại điện tử nhằm nâng cao
nhận thức xã hội; phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết tranh chấp và
xử lý vi phạm trong thƣơng mại điện tử; là đầu mối kết nối với các địa
130
phƣơng, hiệp hội, ngành hàng và doanh nghiệp nhằm phát triển thƣơng
mại điện tử; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về thƣơng mại điện tử; Cục Thƣơng
mại điện tử và Công nghệ thông tin phải giữ trọng trách đảm bảo hệ thống hạ
tầng thƣơng mại điện tử vững chắc; tạo bƣớc tiến phát triển nguồn nhân lực
về lĩnh vực thƣơng mại điện tửvà công nghệ thông tin cho ngành Công
Thƣơng nói riêng và của cả nƣớc nói chung.
Bên cạnh đó, cần chú trọng nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc về
thƣơng mại điện tử. Hiện nay, số lƣợng website bán hàng phát triển rất nhanh
nhƣng số có đăng ký rất ít, ngoài ra trên các mạng mở khác nhƣ facebook hay
Yahoo cũng đƣợc các cá nhân, tổ chức sử dụng để thực hiện các hành vi
thƣơng mại điện tử nhƣ quảng cáo, mua bán hàng hóa dịch vụ hoặc thanh toán
điện tử, các mạng mở này thƣờng có các quan hệ thƣơng mại điện tử theo mô
hình C2C (ngƣời tiêu dùng với ngƣời tiêu dùng) nên nằm ngoài tầm kiểm soát
của cơ quan chức năng. Để hạn chế các tranh chấp trong lĩnh vực này thì công
tác quản lý, hiệu lực và hiệu quả của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền có vai
trò đặc biệt quan trọng, làm tốt công tác quản lý nhà nƣớc, công tác thanh tra,
kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực này sẽ triệt tiêu tận gốc những tranh
chấp trong thƣơng mại điện tử bởi khi thực hiện việc đăng ký và chịu sự kiểm
tra, giám sát của các cơ quan chức năng thì các doanh nghiệp hay thƣơng
nhân có đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện tốt hơn các nghĩa vụ của mình đối
với ngƣời tiêu dùng trong thƣơng mại điện tử [100].
Các cơ quan quản lý nhà nƣớc liên quan phải nâng cao hiệu quả thực
thi pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng trong giao dịch điện tử; phát hiện kịp
thời và xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng giao dịch điện tử để l a đảo,
xâm phạm quyền lợi của ngƣời tiêu dùng. Việc giám sát hoạt động thƣơng
mại điện tử đƣợc tiến hành trực tuyến trên môi trƣờng mạng bằng phƣơng tiện
điện tử, thiết bị số với bảy nội dung chính là: (i) Giám sát việc chấp hành
pháp luật về thƣơng mại điện tử của tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia hoặc
có liên quan đến hoạt động thƣơng mại điện tử; (ii) Giám sát tình hình hoạt
131
động thƣơng mại điện tử trên môi trƣờng mạng; (iii) Giám sát hoạt động của
Website thƣơng mại điện tử; hoạt động của phần mềm, ứng dụng thƣơng mại
điện tử cài đặt trên phƣơng diện điện tử, thiết bị số; (iv) Giám sát hoạt động
kinh doanh phần mềm, ứng dụng, thông tin số, nội dung số, xuất bản phẩm
điện tử trên môi trƣờng mạng;(v) Giám sát hoạt động ứng dụng, chuyển giao
công nghệ trong thƣơng mại điện tử; (vi) Giám sát hoạt động đánh giá tín
nhiệm website thƣơng mại điện tử, hoạt động đánh giá và chứng nhận chính
sách bảo vệ thông tin cá nhân, hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử; (vii)
Giám sát an toàn thông tin trong hoạt động thƣơng mại điện tử. Ngoài ra, cần
nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động cho các tổ chức xã hội bảo vệ ngƣời
tiêu dùng trong việc hỗ trợ thông tin, hƣớng dẫn và cảnh báo ngƣời tiêu dùng
về những nguy cơ bị xâm hại quyền lợi khi giao dịch điện tử, nâng cao nhận
thức cũng nhƣ trách nhiệm cho ngƣời tiêu dùng trong việc thực thi pháp luật
bảo vệ quyền lợi của họ khi tham gia giao dịch điện tử v.v...
Thứ hai, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ của đội ngũ công chức
trong các cơ quan quản lý nhà nước
Để tăng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc thì điều kiện đầu tiên và
tiên quyết là yếu tố con ngƣời, vì mọi quyết định cá biệt hay chủ trƣơng,
đƣờng lối, chính sách hay triển khai áp dụng pháp luật đều bắt đầu t các cán
bộ, công chức trong các cơ quan này. Để quản lý một hoạt động mới hình
thành trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông và các thiết bị
điện tử vào hoạt động thƣơng mại với nhiều tính chất phức tạp về mặt cơ cấu
cũng nhƣ thiết chế quản lý đòi hỏi phải có đội ngũ nhân lực quản lý có trình
độ tƣơng ứng. Thƣơng mại điện tử càng thuận lợi, dễ dàng, nhanh chóng với
các chủ thể tham gia hoạt động thì sẽ càng phức tạp trong cấu trúc nền tảng
phục vụ cho hoạt động này. Để đáp ứng đƣợc nhu cầu điều chỉnh pháp luật
đối với hoạt động thƣơng mại điện tử trong tình hình mới, khi mà các nhu cầu
xã hội phát triển nhanh chóng cần đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn sâu
về công nghệ thông tin viễn thông cũng nhƣ các kiến thức pháp luật cần thiết,
132
đặc biệt là pháp luật có liên quan đến thƣơng mại điện tử nhằm đáp ứng đƣợc
công tác quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại điện tử ở trung ƣơng và địa phƣơng.
Việc đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn cần đƣợc quy định chặt chẽ, đồng thời
thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, sát hạch trình độ cần đảm bảo tính đúng
đắn, nghiêm minh mới tránh đƣợc bệnh hình thức hoặc các tiêu cực trong vấn
đề đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ dẫn đến tình trạng quản lý không hiệu
quả.
Thứ ba, triển khai hoạt động thống kê về thương mại điện tử và các
hoạt động hỗ trợ thương mại điện tử
Cần có các quy định chặt chẽ về công tác thống kê trong hoạt động
thƣơng mại điện tử là trách nhiệm của mọi chủ thể tham gia hoạt động này để
tiến tới hình thành các cơ sở dữ liệu quốc gia dùng chung cho các lĩnh vực hải
quan, thuế, quản lý doanh nghiệp, quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, tài chính
tín dụng, thống kê. Làm tốt công tác này sẽ xây dựng đƣợc các chỉ số định
lƣợng phục vụ cho việc hoạch định chính sách, xây dựng và hoàn thiện pháp
luật thƣơng mại điện tử.
Thứ tư, xây dựng chính sách, chương trình hỗ trợ cho cộng đồng
Phải có những chính sách phù hợp cũng nhƣ bố trí nguồn lực tài chính
hợp lý để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cá nhân hiện diện trên môi trƣờng
internet, xây dựng thƣơng hiệu trực tuyến, triển khai hoạt động tiếp thị điện
tử, mở rộng mô hình thanh toán điện tử trung gian, áp dụng chữ ký số trong
các hoạt động thƣơng mại nhằm giúp doanh nghiệp thay đổi phƣơng thức sản
xuất, kinh doanh, ứng dụng cách thức quản lý và điều hành tiên tiến.
Thứ n m, tăng cường hợp tác quốc tế về thương mại điện tử và các
lĩnh vực liên quan
Chính sách phát triển công nghệ thông tin – viễn thông của Việt Nam
đã đƣợc triển khai thực hiện t rất sớm, tuy nhiên nếu so sánh với các nƣớc
phát triển thì chúng ta còn đi sau một quãng đƣờng rất dài. T lẽ đó, đƣơng
nhiên các hoạt động thƣơng mại điện tử cũng vì thế mà phát triển muộn do
133
vậy cần có những chƣơng trình hợp tác với các tổ chức kinh tế thƣơng mại
quốc tế và khu vực, các tổ chức thƣơng mại của Liên Hợp Quốc, các đối tác
trong các Hiệp định FTA song phƣơng và đa phƣơng mà Việt Nam đã ký kết.
Nhà nƣớc cần có cơ chế khuyến khích các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các
doanh nghiệp hợp tác với các đối tác nƣớc ngoài tạo môi trƣờng phát triển
thƣơng mại điện tử quốc tế, tăng cƣờng hoạt động kinh doanh trực tuyến qua
biên giới và chuyển giao công nghệ. Tăng cƣờng trao đổi, học tập kinh
nghiệm t các quốc gia tiên tiến về thƣơng mại điện tử, đặc biệt là Hoa Kỳ và
các nƣớc tham gia TPP, liên kết hợp tác trong các chƣơng trình đào tạo nguồn
nhân lực cho cơ quan quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại điện tử, tăng cƣờng
hợp tác quốc tế về thƣơng mại điện tử.
Thứ sáu, nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật của các chủ thể trong
giao dịch điện tử.
Thực tiễn cho thấy, một trong những khó khăn, bất cập ảnh hƣởng đến
việc phát triển thƣơng mại bền vững, an toàn và hiệu quả ở nƣớc ta thời gian
qua là nhận thức của các chủ thể tham gia thƣơng mại điện tử và ý thức pháp
luật về vấn đề này còn hạn chế. Bởi vậy, để khắc phục tình trạng trên, các
doanh nghiệp kinh doanh thƣơng mại điện tử ngoài việc thực hiện nghiêm các
quy định của pháp luật, cần phải tập trung đầu tƣ nhiều hơn nữa cho việc phát
triển hoạt động thƣơng mại điện tử; xây dựng đƣợc lòng tin đối với ngƣời tiêu
dùng, thƣờng xuyên đổi mới và nâng cao chất lƣợng dịch vụ cũng nhƣ sản
phẩm để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng; đặc biệt, cần cam kết bảo mật
thông tin, tôn trọng sự riêng tƣ, giao hàng đúng nơi, đúng hạn, trả lời và giải
quyết các khiếu nại của ngƣời tiêu dùng một cách kịp thời, thỏa đáng v.v...
Việc nâng cao nhận thức và ý thức của các cá nhân tổ chức tham gia
vào hoạt động thƣơng mại điện tử phải đƣợc tuyên truyền, phổ biến giáo dục
thƣờng xuyên, liên tục, với nhiều hình thức đa dạng và dễ hiểu thì mới đạt
đƣợc hiệu quả. Pháp luật phải có các quy định cụ thể về nhiệm vụ tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của các cơ quan liên quan cũng nhƣ Uỷ
134
ban nhân dân các cấp để cung cấp những kiến thức, những kỹ năng cần thiết
cho các chủ thể tham gia hoạt động thƣơng mại điện tử để họ có thể chủ động
chấp hành, tuân thủ pháp luật một cách tự giác, thƣờng trực cũng nhƣ có thể
tự bảo vệ mình khi tham gia hoạt động thƣơng mại điện tử. Khi việc tuyên
truyền phổ biến, giáo dục pháp luật đúng phƣơng pháp, các cá nhân tổ chức
còn có những phản hồi kịp thời để sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm
pháp luật phù hợp và quan trọng hơn là các chủ thể này còn có ý thức tự bảo
vệ nhau bằng những cảnh báo cho mọi ngƣời kịp thời để tránh các rủi ro. Phải
có nguồn kinh phí phù hợp và chính sách đào tạo kỹ năng cho chính những
ngƣời làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong các cơ quan có
chức năng đảm trách nhiệm vụ này bằng các quy định pháp luật.
4.2.3. Nâng cao năng lực cơ chế giải quyết tranh chấp và sửa đổi,
bổ sung chế tài xử l vi phạm trong thƣơng mại điện tử
i) Xây dựng cơ chế phát hiện vi phạm trong lĩnh vực thƣơng mại
điện tử
Xử lý các vi phạm trong lĩnh vực thƣơng mại điện tử có vai trò quan
trọng, ngoài việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia, nó
còn làm lành mạnh hóa hoạt động này trên cơ sở răn đe và phòng ng a, nâng
cao ý thức của các chủ thể. Để xử lý đƣợc các vi phạm thì cơ chế phát hiện là
vấn đề quan trọng trong hoạt động thƣơng mại điện tử, trên thực tế, việc phát
hiện các vi phạm bằng thanh tra chuyên ngành còn rất hạn chế, chủ yếu tiếp
nhận thông tin vi phạm t những ngƣời tham gia mua hàng hóa dịch vụ hoặc
báo chí, do vậy cơ chế phát hiện chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu về xử lý vi
phạm.
Do có sự tham gia của các phƣơng tiện điện tử nên cần thiết phải xây
dựng cơ chế phát hiện vi phạm bằng biện pháp kỹ thuật đƣợc xây dựng và
quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật để các chủ thể tham gia hoạt
động TMĐT có thể thêm đƣợc các biện pháp bảo vệ mặc định, không những
135
thế, cá nhân tổ chức là bên mua hàng hóa dịch vụ có thêm các kênh thông tin
nhằm phản ánh các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực TMĐT.
Để các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động TMĐT chủ động, tích cực
cung cấp thông tin về các vi phạm liên quan đến lĩnh vực cho các cơ quan có
thẩm quyền xử lý cần phải có cơ chế hữu hiệu bằng nhiều biện pháp khác
ngoài việc quy định về nghĩa vụ của họ trong các quy đinh pháp luật, các biện
pháp đó có thể gồm: Tuyên truyền phổ biến pháp luật, khen thƣởng, các hộp
thƣ trao đổi thông tin vi phạm qua cổng thông tin của các cơ quan chức năng
có thẩm quyền, đƣờng dây nóng v.v...
Nếu xây dựng đƣợc cơ chế phát hiện vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
thƣơng mại điện tử phù hợp, hiệu quả thì mới có thể thực hiện bƣớc tiếp theo
là xử lý vi phạm, qua đó đảm bảo quyền lợi ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ củng
cố niềm tin cho các cá nhân, tổ chức đã và sẽ tham gia các hoạt động thƣơng
mại điện tử.
ii) Sửa đổi, bổ sung chế tài xử l đối với các hành vi vi phạm pháp
luật về thƣơng mại điện tử
Để đảm bảo tính răn đe và phòng ng a các vi phạm pháp luật trong
hoạt động thƣơng mại điện tử, các cơ quan quản lý nhà nƣớc phải xây dựng,
ban hành hay hoàn thiện pháp luật liên quan để bảo đảm rằng, các vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực này bị phát hiện nhanh chóng. Do các vi phạm xảy ra
trong lĩnh vực có các thiết bị, phƣơng tiện điện tử nên cần có các quy định về
hàng rào kỹ thuật, biện pháp kỹ thuật để phát hiện cho tƣơng thích với công
cụ, phƣơng tiện, cách thức vi phạm mà những cá nhân tổ chức đã thực hiện.
Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này cần
đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, nhanh chóng, kịp thời, xây dựng lực lƣợng
thanh tra chuyên ngành t trung ƣơng tới địa phƣơng để đảm bảo tính chuyên
nghiệp với đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra có chuyên môn sâu, đúng
chuyên ngành và có đủ kiến thức cần thiết khi thực hiện công vụ vì lực lƣợng
thanh tra phải am hiểu về công nghệ thông tin nhằm truy xuất dữ liệu, tìm
136
kiếm dữ liệu, vận hành các thiết bị điện tử phục vụ cho công tác thanh tra,
kiểm tra. Phải bổ sung thanh tra chuyên ngành về thƣơng mại điện tử ở cấp
tỉnh để kịp thời phát hiện các vi phạm trong lĩnh vực này. Tăng cƣờng thẩm
quyền cũng nhƣ mở rộng đối tƣợng thanh tra kiểm tra của cơ quan thanh tra
và xây dựng cơ chế thanh tra, để kịp thời phát hiện các vi phạm pháp luật
trong hoạt động thƣơng mại điện tử. Do mức độ ảnh hƣởng tới xã hội rất lớn
nên cần sửa đổi theo hƣớng tăng nặng mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực
thƣơng mại điện tử để ngăn ng a các vi phạm pháp luật, bảo vệ tốt quyền lợi
ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia
hoạt động thƣơng mại điện tử.
Để có căn cứ xử lý vi phạm trong lĩnh vực thƣơng mại điện tử, việc cần
thiết là bổ sung thêm hành vi vi phạm theo khoản 1 điều 78 Nghị định số
52/2013/NĐ-CP về thƣơng mại điện tử, theo đó:
- Tại khoản 1, điều này cần bổ sung thêm hành vi vi phạm các nguyên
tắc cơ bản của hoạt động thƣơng mại điện tử.
- Bổ sung thêm hành vi; Các chủ thể có chức năng quản lý nhà nƣớc
không áp dụng các nguyên tắc khi giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thƣơng
mại điện tử, không sử dụng các nguyên tắc của hoạt động thƣơng mại điện tử
làm căn cứ khi ban hành các quyết định hành chính cá biệt xử lý vi phạm
hành chính.
Để đảm bảo tính răn đe và phòng ng a vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực thƣơng mại điện tử, việc quy định phạt tiền là phù hợp, tuy nhiên mức
phạt cao nhất hiện nay theo Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013
đối với các hành vi vi phạm trong TMĐT là 50.000.000 đồng, quá thấp so với
giá trị hàng hóa dịch vụ bán ra vì các giao dịch TMĐT có mức doanh thu và
lợi nhuận rất lớn. Việc áp dụng hình phạt bổ sung ngoài thu hồi tên miền .vn
của các Website thƣơng mại điện tử sẽ đƣợc mở rộng sang các tên miền khác
đang hoạt động bằng biện pháp kỹ thuật. Đối với biện pháp thu hồi số tiền thu
lợi bất hợp pháp phải đƣợc giao cho cơ quan có thẩm quyền ra các quyết định
137
để cƣỡng chế và quy định ngay trong các văn bản pháp luật, tránh trƣờng hợp
chỉ quy định cho có mà không đƣợc bảo đảm thi hành trên thực tế. Bên cạnh
đó, nhằm đảm bảo các nguyên tắc đƣợc thực hiện, các điều cấm không bị xâm
phạm cần có các chế tài phù hợp để xử lý các vi phạm pháp luật phát sinh,
ngoài các biện pháp chế tài hành chính thì cũng cần sửa đổi, bổ sung các tội
danh mới trong Bộ luật Hình sự để đảm bảo tính răn đe, phòng chống tội
phạm liên quan đến các hoạt động thƣơng mại điện tử. Hiện nay, Bộ luật Hình
sự 2015 (Hiện bị hoãn thi hành) đã dành một mục tại chƣơng XXI t điều 285
đến điều 294 quy định các tội về công nghệ thông tin, mạng viễn thông. Tuy
nhiên, do có nhiều tranh cãi nên trong Dự thảo Bộ luật Hình sự năm 2015 đã
bỏ điều 292 vì có sự trùng lặp với các tội danh khác, chỉ khác nhau là hành vi
phạm tội xảy ra ở hai môi trƣờng khác nhau đó là mạng ảo và đời sống thực
mà thôi.Nhƣ vậy, với 9 điều luật đã đƣợc quy định trong Bộ luật Hình sự
2015 có thể đáp ứng đƣợc yêucầu của thực tiễn để bảo vệ các quan hệ xã hội
phát sinh trong hoạt động thƣơng mại điện tửđang phát triển hiện nay ở nƣớc
ta.
Để đảm bảo tính đúng đắn, đúng pháp luật của các cơ quan quản lý nhà
nƣớc, cần xây dựng các chế tài nghiêm khắc đối với đội ngũ cán bộ, công
chức trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc về TMĐT không hoàn thành nhiệm
vụ, thiếu trách nhiệm hay cố ý làm trái, lạm quyền trong công tác thanh tra,
kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động thƣơng mại điện tử để phát huy trách
nhiệm cá nhân của cán bộ, công chức trong lĩnh vực này. Cần xây dựng quy
chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc mà trong đó quy định cụ thể
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng nhƣ trách nhiệm của các cơ quan này
làm căn cứ để giải quyết các vấn đề về bồi thƣờng nhà nƣớc nếu để xảy ra
thiệt hại đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thƣơng mại điện tử,
tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm làm mất niềm tin của ngƣời dân vào các
cơ quan nhà nƣớc và pháp luật.
138
Song song với các chế tài để xử lý vi phạm, cần có chế độ khen thƣởng
kịp thời, thỏa đáng và hợp lý đối với các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức xã hội, cá
nhân trong hoạt động thƣơng mại điện tử để khuyến khích, tạo động lực cống
hiến, sáng tạo, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ các
đóng góp cho thƣơng mại điện tử.
iii) Nâng cao năng lực cơ chế giải quyết tranh chấp trong thƣơng
mại điện tử
Pháp luật cần quy định phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng các
biện pháp đơn giản, trực tiếp giữa ngƣời tiêu dùng và ngƣời bán hàng qua
mạng internet, chủ các website bán hàng bằng các công cụ trực tuyến để giải
quyết các tranh chấp phát sinh nhƣ: Quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ,
thanh toán điện tử, cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ tin học, viễn thông bằng
các quy định chặt chẽ có nội dung quy phạm dựa trên các biện pháp kỹ thuật
để các bên có tranh chấp giải quyết nhanh gọn, kịp thời nhằm đảm bảo quyền
và lợi ích hợp pháp của họ, không gây khiếu kiện kéo dài cũng nhƣ mất an
ninh trật tự an toàn xã hội. Bởi vậy, cần có những giải pháp để nâng cao hiệu
quả giải quyết tranh chấp trong thƣơng mại điện tử nhƣ bổ sung các quy phạm
pháp luật quy định giá trị pháp lý của chứng cứ là các thông điệp giữ liệu,
chứng t điện tử. Pháp luật tố tụng dân sự cũng cần bổ sung thêm chế định về
thu thập, lƣu giữ, sử dụng các chứng cứ điện tử để phục vụ cho công tác xét
xử các vụ án dân sự liên quan đến hoạt động thƣơng mại điện tử. Bên cạnh
đó, cần có các biện pháp để bảo đảm thi hành đối với các quyết định hành
chính, bản án, quyết định có hiệu lực của tòa án nhƣ thẩm quyền, biện pháp
phong tỏa tài sản, kê biên, khóa tài khoản hay các biện pháp khác để đảm bảo
rằng công lý phải đƣợc thực thi, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể
tham gia hoạt động thƣơng mại không bị xâm hại.
Cần xây dựng cơ chế, trình tự thủ tục đơn giản để giải quyết các tranh
chấp bằng trọng tài trong hoạt động thƣơng mại điện tử. Do các chủ thể thực
hiện hoạt động thƣơng mại điện tử bằng phƣơng tiện điện tử trực tuyến, nên
139
cần quy định các cách thức, biện pháp giải quyết tranh chấp tƣơng ứng và đa
dạng để các chủ thể có thể lựa chọn, cụ thể:
Một là, xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua các công cụ
trực tuyến trong thương mại điện tử.Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của
ngƣời tiêu dùng thì hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp là giải pháp tiết
kiệm và hiệu quả nhất. Theo đó, cần bổ sung các quy định của pháp luật điều
chỉnh quan hệ pháp luật thƣơng mại điện tử về cơ chế giải quyết tranh chấp
trực tuyến bằng các biện pháp kỹ thuật nhƣ: Các website bán hàng hay trên
sàn giao dịch điện tử phải công bố đầy đủ các bƣớc và trình tự giải quyết để
ngƣời tiêu dùng biết các quyền và nghĩa vụ của mình; đảm bảo rằng các
website phải đƣợc thiết kế theo những giao diện tiêu chuẩn và thể hiện đầy đủ
nội dung hợp đồng với các điều khoản cụ thể về đối tƣợng, giá cả, phƣơng
thức thanh toán, quyền và nghĩa vụ của các bên cũng nhƣ phƣơng thức giải
quyết tranh chấp. Thực tiễn cho thấy, chỉ có các biện pháp kỹ thuật mới hạn
chế các rủi ro phát sinh t các hành vi sử dụng phƣơng tiện kỹ thuật. Việc giải
quyết tranh chấp trực tuyến sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí, không gây phiền hà
cho ngƣời tiêu dùng, đồng thời sẽ làm giảm chi phí xã hội, tạo tâm lý thoải
mái, yên tâm và tin tƣởng vào các hoạt động thƣơng mại điện tử của ngƣời
tiêu dùng trong thƣơng mại điện tử.
Hai là, quy định cơ chế đại diện thông qua Hội Bảo vệ người tiêu
dùng.Do tính chất của hợp đồng theo mẫu (hợp đồng gia nhập) có tính chất
giống nhau, các hàng hóa, dịch vụ là sản phẩm sản xuất hàng loạt, hàng hóa
dịch vụ đơn lẻ, đặc định rất ít khi đƣợc giao dịch trong thƣơng mại điện tử,
nên các tranh chấp gần nhƣ giống nhau về bản chất. T đặc điểm này, nên
chăng cần có cơ chế đại diện thông qua cơ quan bảo vệ ngƣời tiêu dùng ở các
địa phƣơng trên cơ sở ủy quyền của ngƣời tiêu dùng để cơ quan này đứng ra
làm đại diện khởi kiện, tham gia tố tụng tại Tòa án có thẩm quyền hay đại
diện để giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thƣơng mại để bảo vệ cho nhóm
ngƣời tiêu dùng bị xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp. Nếu áp dụng cơ chế
140
đại diện này thì sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí cho ngƣời tiêu dùng và đảm bảo
an ninh trật tự, an toàn xã hội, qua đó giảm chi phí xã hội đáng kể.
Ba là, xem xét quy định về thẩm quyền, thủ tục r t gọn để giải quyết
tranh chấp.Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì Tòa án có thẩm
quyền giải quyết thƣờng là nơi cƣ trú của bị đơn, trong thƣơng mại điện tử,
nếu ngƣời bán hàng là doanh nghiệp vi phạm hợp đồng thì nơi thụ lý giải
quyết sẽ là nơi cƣ trú của bị đơn. Cũng theo quy định của pháp luật tố tụng thì
Tòa án nơi thực hiện hợp đồng cũng có thẩm quyền thụ lý giải quyết, tuy
nhiên trƣờng hợp này ít đƣợc áp dụng giải quyết. Để đảm bảo việc giải quyết
tranh chấp trong thƣơng mại điện tử đƣợc nhanh chóng, thuận lợi cần có
những hƣớng dẫn cụ thể về thẩm quyền giải quyết vụ án cũng nhƣ các thủ tục
rút gọn trong tố tụng dân sự cả về thời gian cũng nhƣ cung cấp chứng cứ, có
nhƣ vậy mới đảm bảo đƣợc các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể
tham gia hoạt động này.
Hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong thƣơng mại điện tử sẽ
giúp đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể tham gia vào
hoạt động thƣơng mại điện tử, củng cố niềm tin của các cá nhân tổ chức,
khuyến khích họ tham gia vào loại hình thƣơng mại này. Bên cạnh đó, cần
chú trọng xây dựng bộ máy phù hợp để giải quyết kịp thời những tranh chấp
và vấn đề phát sinh trong thƣơng mại điện tử, nâng cao năng lực của bộ máy
thực thi pháp luật để xử lý kịp thời các tranh chấp trong thƣơng mại điện tử.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Xét cho cùng, mục đích của việc nghiên cứu các vấn đề lý luận về pháp
luật thƣơng mại điện tử, nghiên cứu đánh giá thực trạng pháp luật thƣơng mại
điện tử cũng chính là nhằm đƣa ra các giải pháp để hoàn thiện pháp luật
thƣơng mại điện tử nhằm thúc đẩy sự phát triển của thƣơng mại điện tử, đáp
ứng nhu cầu của xã hội cũng nhƣ nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế quốc tế. Bởi vậy, nhiệm vụ nghiên
cứu và đƣa ra quan điểm và định hƣớng hoàn thiện pháp luật để t đó có
141
những giải pháp hoàn thiện hành lang pháp lý rõ ràng, đầy đủ, tạo điều kiện
cho các cá nhân, tổ chức nhận thức đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình khi
tham gia vào các hoạt động thƣơng mại điện tử có ý nghĩa quan trọng và
quyết định.
Kinh nghiệm cho thấy, những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình
giao lƣu thƣơng mại trên các phƣơng tiện điện tử không chỉ đƣợc khắc phục
bằng công nghệ, giải pháp kỹ thuật, mà đòi hỏi cần phải có một khung pháp lý
đầy đủ. Để thúc đẩy thƣơng mại điện tử phát triển, Nhà nƣớc phải giữ vai trò
tiên phong trên cả hai lĩnh vực: Tạo các điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp, cá nhân cung ứng dịch vụ điện tử và xây dựng hệ thống văn bản đầy
đủ, thống nhất và cụ thể để điều chỉnh quan hệ thƣơng mại điện tử. Nếu thiếu
các quy phạm pháp luật, các doanh nghiệp, ngƣời tiêu dùng phải gánh chịu
nhiều rủi ro và thiếu sự an toàn trong giao dịch, làm cho những ƣu thế rõ nét
về thời gian, chi phí của thƣơng mại điện tử không đƣợc khẳng định.
Thƣơng mại điện tử là phƣơng thức mới trong hoạt động thƣơng mại
toàn cầu, áp dụng thƣơng mại điện tử đã và đang là sự lựa chọn tất yếu của
nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thƣơng mại
điện tử đang đặt ra nhiều thách thức trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực
pháp lý, bảo đảm sự tin cậy cần thiết cho quá trình hội nhập và phát triển ở
nƣớc ta.
142
KẾT LUẬN
Sau khi thực hiện nghiên cứu đề tài“Pháp luật thương mại điện tử ở
Việt Nam hiện nay”, cho phép rút ra một số kết luận chủ yếu sau đây:
1. Theo Tổ chức Thƣơng mại thế giới, thƣơng mại điện tử bao gồm
việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm đƣợc thực hiện
bằng phƣơng tiện điện tử có kết nối internet, mạng viễn thông và các mạng
mở khác, nhƣng đƣợc giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao
nhận cũng nhƣ những thông tin số hoá thông qua mạng Internet. Thƣơng mại
điện tử đang là mô hình kinh doanh có mức tăng trƣởng nhanh và ngày càng
phổ biến, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế hiện đại nhờ phát huy khả
năng tiện lợi, cắt giảm chi phí và tiết kiệm thời gian cho ngƣời tiêu dùng.
Việc áp dụng thƣơng mại điện tử trong hoạt động kinh doanh hiện là một xu
thế tất yếu trên thế giới và ở Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hƣớng phát
triển chung đó. Kinh doanh trực tuyến giờ đây không còn xa lạ với ngƣời tiêu
dùng Việt Nam. Cùng với tốc độ phát triển internet, việc ứng dụng internet để
mở rộng sản xuất, kinh doanh đang đƣợc nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan
tâm.
Pháp luật thƣơng mại điện tử đƣợc ra đời do sự hình thành và phát triển
mạnh mẽ của công nghệ thông tin và mạng Internet trên thế giới và ở Việt
Nam, đồng thời, pháp luật của nhiều quốc gia về thƣơng mại điện tử đều có
sự tiếp thu t pháp luật thƣơng mại điện tử thế giới và có sự vận dụng để điều
chỉnh phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh phát triển ở t ng quốc gia. Đối tƣợng
và phạm vi điều chỉnh của pháp luật thƣơng mại điện tử là các quan hệ
thƣơng mại trên các phƣơng tiện điện tử, các vấn đề liên quan mà pháp luật
thƣơng mại truyền thống không đề cập, bởi vậy, cơ chế điều chỉnh và nội
dung pháp luật về thƣơng mại điện tử có những đặc trƣng riêng. Điều này thể
hiện pháp luật phải bảo đảm tính an toàn, hợp pháp và minh bạch trong hoạt
động thƣơng mại điện tử; th a nhận các thông điệp nội dung giao dịch thƣơng
143
mại qua các phƣơng tiện điện tử; th a nhận chữ ký điện tử nhằm bảo đảm tính
xác thực, toàn vẹn, bảo mật của thông tin đƣợc trao đổi; quy định cụ thể các
vấn đề có liên quan đến việc giao kết hợp đồng thƣơng mại điện tử; bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ ngƣời tiêu dùng trong thƣơng mại điện tử; quy
định cơ chế giải quyết tranh chấp và việc xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt
động thƣơng mại điện tử v.v...
2. Pháp luật Việt Nam trong những năm qua đã ghi nhận các hoạt động
kinh doanh, thƣơng mại trên các phƣơng tiện điện tử, quy định kinh doanh
dịch vụ thƣơng mại điện tử là một ngành, nghề kinh doanh; th a nhận giá trị
pháp lý của chứng t điện tử; các quy định về thuế nhƣ hƣớng dẫn giao dịch
điện tử trong lĩnh vực thuế, công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia
tăng về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan; quy định về vấn đề bảo vệ
ngƣời tiêu dùng khi tham gia giao dịch thƣơng mại điện tử nhƣ trong giao
dịch thƣơng mại truyền thống v.v... Có thể nói, các văn bản pháp luật điều
chỉnh hoạt động thƣơng mại điện tử mà Nhà nƣớc ta đã ban hành đang dần
đáp ứng đƣợc yêu cầu bảo đảm về mặt pháp lý cho việc phát triển thƣơng mại
điện tử. Tuy nhiên, để những quy định pháp luật có thể đƣợc triển khai hiệu
quả cần có sự hợp tác của cả doanh nghiệp và ngƣời dân. Doanh nghiệp cần
phải làm nhiều hơn mức chuẩn mực chung mà pháp luật quy định để xây
dựng lòng tin của ngƣời tiêu dùng vào một mô hình kinh doanh hay một đơn
vị kinh doanh cụ thể. Điều này đòi hỏi nỗ lực liên tục và lâu dài t phía doanh
nghiệp nhằm xây dựng uy tín, thƣơng hiệu. Và bản thân ngƣời tiêu dùng cũng
là một lực lƣợng đáng kể giúp xây dựng môi trƣờng giao dịch lành mạnh,
thông qua việc theo dõi, giám sát và phản hồi nhằm đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp của mình.
3. Xét cho cùng, mục đích của việc nghiên cứu các vấn đề lý luận về
pháp luật thƣơng mại điện tử, nghiên cứu đánh giá thực trạng pháp luật
thƣơng mại điện tử chính cũng chính là nhằm đƣa ra các giải pháp để hoàn
thiện pháp luật thƣơng mại điện tử nhằm thúc đẩy sự phát triển của thƣơng
144
mại điện tử, đáp ứng nhu cầu của xã hội cũng nhƣ nâng cao khả năng cạnh
tranh của các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế quốc tế. Bởi
vậy, nhiệm vụ nghiên cứu và đƣa ra quan điểm và định hƣớng hoàn thiện
pháp luật để t đó có những giải pháp hoàn thiện hành lang pháp lý rõ ràng,
đầy đủ, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức nhận thức đầy đủ về quyền và
nghĩa vụ của mình khi tham gia vào các hoạt động thƣơng mại điện tử có ý
nghĩa quan trọng và quyết định.
Việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật về thƣơng mại điện tử ở
nƣớc ta cần tiếp cận và hài hòa hóa với các quy định của pháp luật các nƣớc
đồng thời cần tiếp cận với các chuẩn mực của quốc tế. Tuy nhiên, quá trình
hoàn thiện pháp luật về thƣơngmại điện tử cũng cần phải tính đến những đặc
điểm văn hóa, thói quen của ngƣời Việt Nam và trình độ phát triển khoa học,
công nghệ của nƣớc ta. Ngoài ra, việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp
luật về thƣơng mại điện tử đòi hỏi phải có sự chỉ đạo thống nhất, phối hợp
chặt chẽ, có lộ trình hợp lý, có sự quyết liệt cần thiết và thiết lập đƣợc sự ƣu
tiên cho hoạt động lập pháp và lập quy.
145
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. TS.Mai Anh – Thƣơng mại điện tử tƣơng lai của kinh doanh, thƣơng
mại, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 7 năm 2005.
2. TS.Lê Ngọc Anh – Thẩm quyền quản lí hoạt động quảng cáo thƣơng
mại theo pháp luật Anh, Mỹ và kinh nghiệm cho Việt Nam. (Tạp chí
Luật học số 3/2015).
3. TS.Trần Văn Biên - “Hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam”, Nxb
Tƣ pháp, Hà Nội năm 2012;
4. TS.Lại Kiên Cƣờng (2014) - “Phòng ng a tội phạm trong lĩnh vực
thƣơng mại điện tử của lực lƣợng Cảnh sát nhân dân” Học viện Cảnh
sát nhân dân - Bộ Công an.
5. TS.Bùi Ngọc Cƣờng (2002) Vai trò của pháp luật kinh tế trong việc bảo
đảm quyền tự do kinh doanh.( Tạp chí KHPL số 7/2002)
6. TS.Vũ Ngọc C (2001), Thƣơng mại điện tử, Nxb Giao thông vận tải
7. TS.Nguyễn Thị Dung (Chủ biên) (2009), Pháp luật về hợp đồng trong
thƣơng mại và đầu tƣ - Những vấn đề pháp lý cơ bản, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
8. TS.Nguyễn Trọng Đàn (1997), Hợp đồng Thƣơng mại quốc tế, Nxb
Thống kê;
9. TS.Trần Thanh Điện “Tài liệu hƣớng dẫn học tập Thƣơng mại điện tử”
Đại học Cần Thơ nghiên cứu và biên soạn năm 2013.
10. TS.Nguyễn Đăng Hậu - “Nghiên cứu cơ sở và phƣơng hƣớng phát triển
thƣơng mại điện tử ở Việt Nam” - Luận án Tiến sĩ Kinh tế tại Đại học
Kinh tế quốc dân năm 2003;
11. PGS-TS.Nguyễn Vũ Hoàng – Thỏa thuận thƣơng mại khu vực và
những tác động tới thƣơng mại và đầu tƣ quốc tế. (Tạp chí Luật học số
5/2015).
146
12. TS.Phạm Thị Thanh Hồng “Những vấn đề chung về thƣơng mại điện
tử, phân tích khả năng thiết lập kênh phân phối qua mạng của các
doanh nghiệp v a và nhỏ và triển vọng của thƣơng mại điện tử ở Việt
Nam” - Luận án Tiến sĩ Kinh tế tại Đại học Quốc Gia Yokohama Nhật
Bản năm 2005.
13. TS.Vũ Thị Minh Hiền “Đổi mới tổ chức quản trị các doanh nghiệp có
ứng dụng thƣơng mại điện tại Việt Nam” - Luận án Tiến sĩ Kinh tế tại
Đại học Kinh tế quốc dân năm 2011
14. TS.Lê Linh Lƣơng “Nghiên cứu ứng dụng thƣơng mại điện tử trong các
doanh nghiệp Việt Nam” - Luận án Tiến sĩ Kinh tế tại Đại học Bách
Khoa Hà Nội năm 2003.
15. GS.TS Nguyễn Thị Mơ (2008), Bài giảng Chữ ký số, Hội thảo Thƣơng
mại điện tử, Bộ Công thƣơng;
16. GS.TS Nguyễn Thị Mơ (2005), Cẩm nang pháp lý về hợp đồng điện
tử, Nxb Lao động – Xã hội;
17. TS.Vũ Thị Hòa Nhƣ – Thẩm quyền quản lí hoạt động quảng cáo
thƣơng mại theo pháp luật Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam
Á – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. (Tạp chí Luật học số 9/2015)
18. TS.Trần Hoài Nam “Phát triển ứng dụng mô hình thƣơng mại điện tử
B2B ở Việt Nam” - Luận án Tiến sĩ Kinh tế tại Đại học Thƣơng Mại
năm 2013.
19. TS.Trần Đình Sang “Những tác động của sự phát triển công nghệ thông
tin đối với hiệu quả kiểm toán ở Việt Nam” - Luận án Tiến sĩ Kinh tế
tại Đại học Sarasota, Florida, Hoa Kỳ năm 2010.
20. TS.Trần Thị Thu Phƣơng –Thỏa thuận lựa chọn Tòa án trong giải quyết
tranh chấp thƣơng mại quốc tế. (Tạp chí Luật học số 3/2015).
21. TS.Mai Hồng Quỳ - Một số vấn đề pháp lý của thƣơng mại điện tử và
việc áp dụng ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 2 năm
2000.
147
22. TS.Trần Ngọc Thái – Giáo trình Thƣơng mại điện tử, Nxb Đại học
Kinh tế Quốc dân, Hà Nội năm 2005, tr.32.
23. TS.Nguyễn Đức Tài - “Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc
đảm bảo an toàn trong thƣơng mại điện tử ở Việt Nam” - Luận án Tiến
sĩ chuyên ngành thƣơng mại tại Viện Nghiên cứu Thƣơng mại – Bộ
Công Thƣơng năm 2013;
24. PGS.TS Nguyễn Văn Thoan - “Ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử
trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế” Luận án Tiến sĩ
kinh tế tại Đại học Ngoại Thƣơng năm 2010
25. PGS.TS Nguyễn Văn Thoan (2009), Bài giảng Thƣơng mại điện tử,
Trƣờng đại học Ngoại thƣơng;
26. TS.Nguyễn Thanh Tùng – Bất cập trong việc áp dụng chế tài buộc thực
hiện đúng hợp đồng, tạm ng ng thực hiện hợp đồng trong thƣơng mại –
Một số kiến nghị. (Tạp chí Luật học số 7/2015).
27. TS.Nguyễn Thị Anh Thƣ - “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến ứng
dụng thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp v a và nhỏ tại Việt
Nam” - Luận án Tiến sĩ Kinh tế tại Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí
Minh năm 2006.
28. TS.Đào Anh Tuấn “Quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại điện tử “ Luận án
Tiến sĩ tại Trƣờng Đại học kinh tế Quốc dân 2014
29. TS.Lê Danh Vĩnh (2007), Các vấn đề kỹ thuật, công nghệ, chủ yếu
trong thƣơng mại điện tử: Lý thuyết và thực hành, Nxb Lao động;
30. TS.Lê Hà Vũ với “Xây dựng khung pháp lý nhằm phát triển thƣơng
mại điện tử ở Việt Nam’ Luận văn Thạc sĩ – Trƣờng Đại học Luật Hà
Nội 2006.
31. Ban Tƣ tƣởng – Văn hóa Trung ƣơng (2001), Ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc, Nxb
Chính trị quốc gia;
148
32. Báo cáo Điều tra về thƣơng mại điện tử năm 2006 của Vụ Thƣơng mại
điện tử - Bộ Công thƣơng;
33. Báo cáo Thƣơng mại
34. điện tử Việt Nam năm 2007 - Bộ Công thƣơng;
35. Báo cáo Thƣơng mại điện tử Việt Nam năm 2008 - Bộ Công thƣơng;
36. Báo cáo Thƣơng mại điện tử Việt Nam 2012 - Bộ Công thƣơng;
37. Báo cáo Thƣơng mại điện tử Việt Nam năm 2013 - Bộ Công thƣơng
38. Báo cáo Thƣơng mại điện tử Việt Nam năm 2014 - Bộ Công thƣơng
39. Bài giảng về thƣơng mại điện tử của tác giả Trần Công Nghiệp –
Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên
40. Chính phủ (2005), Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg phê duyệt Kế
hoạch tổng thể phát triển thƣơng mại điện tử giai đoạn 2006-2010;
41. Chính phủ (2006), Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/06/2006 quy
định chi tiết Luật Giao dịch điện tử về Thƣơng mại điện tử;
42. Luật Mẫu của Uỷ ban Luật Thƣơng mại Quốc tế của Liên Hợp Quốc
(UNCITRAL) về thƣơng mại điện tử
43. Những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nƣớc và pháp luật, Viện Nghiên
cứu Nhà nƣớc và Pháp luật, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm
1995, tr. 220.
44. Phòng Thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam (2012), Báo cáo nghiên
cứu MEI 2012- Chỉ số hiệu quả hoạt động xây dựng và thi hành pháp
luật về kinh doanh của các Bộ năm 2012, Hà Nội
45. Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát
triển thƣơng mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010;
46. Tập các bài tham luận Hội thảo về thƣơng mại điện tử quốc tế và các
chính sách cơ sở hạ tầng thông tin tổ chức vào tháng 11 năm 2002 tại
Hà Nội.
47. Thông tƣ số 09/2008/TT-BCT ngày 21/7/2008 Bộ Công thƣơng (2008)
về giao kết hợp đồng trên website thƣơng mại điện tử;
149
48. Viện khoa học pháp lý,Những khía cạnh pháp lý của thương mại điện
tử ; Trần Hoài Nam,Một số vấn đề của thương mại điện tử; Đại học
Kinh tế quốc dân Hà Nội,Giáo trình thương mại điện tử, năm 2005.
49. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc
gia;
II. Tiếng Anh
50. “Customer’s behaviour in Electronic Commerce in China” author
Hong Xin Xung and Chen Yan (Savonla University Of Applied
Sciences) .
The UK's E-Commerce Regulations
bao 08
51. E- Commerce and economic Development in Libia - Thesis
Philosophy of Author Abdalla Hamed ( Wales University, USA) 4/ 2005.
52. Electronic Commerce - DR Mihaela-Roxanafercală- Romani- Babes-
Bolyai University, 2011.
53. The Development of E-Commerce in Malaysia
Ainin Sulaiman, Rohana Jani, Shamshul Bahri
54. Marc Bacchetta, Patrick Aaditya Mattoo, Ludger Schuknecht, Hannu
Wager và Madelon Wehenr – Electronic commerce and the role of the WTO
University Cambrigde Publisshing, tr.11.
55. e-Commerce & Operations Management
https://www.ida.gov.sg/programmes-partnership/sectors/eCommerce-
Operations-Management
56. New E-commerce Law in Oman - May 18, 2008
57. New E-commerce Law in Oman - May 18, 20
150
III. Tài liệu trên các Website
58. Ảnh hƣởng của hệ thống pháp luật đến các hoạt động thƣơng mại điện
tử tại Việt Nam - http//www. luatdongtay.com/tuvanluat/tu-van-
luat/luat...viet-nam/1006.html
59. Báo cáo Thƣơng mại điện tử Việt Nam năm 2014
Viet-Nam-nam-2014
60. Bảo vệ ngƣời tiêu dùng trong giao dịch thƣơng mại điện tử và tín dụng
tiêu dùng
giao-dich-thuong-mai-dien-tu-va-tin-dung-tieu-
dung#sthash.5VabBP3b.dpuf.( 7/10/2015)
61. Ban hành quy chế quản lý và thực hiện Chƣơng trình phát triển thƣơng
mại điện tử quốc gia
thuc-hien-chuong-trinh-phat-trien-thuong-mai-dien-tu-quoc-gia.aspx. (
10/3/2015)
62. Báo cáo Thƣơng mại điện tử 2014
2014.aspx
63. Bảo vệ ngƣời tiêu dùng trong các giao dịch thƣơng mại điện tử
cac-giao-dich-thuong-mai-dien-tu.aspx. ( 23/7/2015)
64. Chứng cứ và bảo vệ ngƣời tiêu dùng trong thƣơng mại điện tử.
?Source=&Category=&ItemID=1907&Mode=1. ( 8/1/2011)
65. Cơ hội mở rộng hợp tác phát triển thƣơng mại điện tử
12/4/2012)
66. Cơ hội khai thác thị trƣờng APEC và châu Phi
151
( 12/4/2012)
67. Cần triển khai nhiều hoạt động để thúc đẩy giao dịch thƣơng mại điện
tử qua biên giới
de-thuc-day-giao-dich-thuong-mai-dien-tu-qua-bien-gioi-.aspx. (
12/4/2012)
68. Dịch vụ hoàn tất đơn hàng: Mấu chốt để phát triển Thƣơng mại điện tử
chot-de-phat-trien-Thuong-mai-dien-tu#sthash.HYmc3pHz.dpuf.
11/01/2015)
69. Đẩy mạnh hoạt động quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại điện tử
nha-nuoc-ve-thuong-mai-dien-tu.aspx( 2/6/2012)
70. Đào tạo Thƣơng mại điện tử - Nhìn lại một khóa thử nghiệm
Nhin-lai-mot-khoa-thu-nghiem#sthash.nNvi9nbN.dpuf. (01/10/2015)
71. Đa cấp núp bóng thƣơng mại điện tử
nt=515. ( 16/8/2011)
72. Giải pháp thanh toán trực tuyến cho thƣơng mại điện tử và dịch vụ
hành chính công
ntent=1134.( 27/11/2014)
73. Giới thiệu cơ quan, tổ chức và cơ chế giải quyết tranh chấp bảo vệ
ngƣời tiêu dùng của Hàn Quốc ( 06-11-2014)
74. Google đánh tiếng thị trƣờng thƣơng mại điện tử bằng nút "Mua"
thuong-mai-dien-tu-bang-nut-Mua#sthash.foaLtmLE.dpuf.( 19/8/2015)
152
75. Hệ thống quản lý Website thƣơng mại điện tử Việt Nam - (Nguồn: Cục
TMĐT và CNTT- Bộ CT)
quan-ly-website-thuong-mai-dien-tu-viet-nam/( 1/11/2010)
76. Hệ thống quản lý Website thƣơng mại điện tử Việt Nam
quan-ly-website-thuong-mai-dien-tu-viet-nam/
77. Kinh nghiệm phát triển thƣơng mại điện tử trên di động
thuong-mai-dien-tu-tren-di-dong.aspx. ( 14/8/2015)
78. Khuyến cáo về việc giao dịch Bitcoin trên các website thƣơng mại điện
tử
bitcoin-tren-cac-website-thuong-mai-dien-tu.aspx. ( 28/3/2014)
79. Liên minh châu Âu (EU) ủng hộ sáng kiến thúc đẩy thƣơng mại điện tử
6/2/2012)
80. Nghị quyết về Chính phủ điện tử
tu( 19/10/2015)
81. Nền tảng di động: Tiềm năng lớn cho thƣơng mại điện tử
lon-cho-thuong-mai-dien-tu.aspx. ( 8/1/2015)
82. Những điều cần chú ý khi mua sắm trực tuyến
ntent=1286. ( 5/8/2015)
83. Nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp nhờ Thƣơng mại điện tử
doanh-nghiep-nho-thuong-mai-dien-tu.aspx. ( 27/6/2013)
84. Những Giải Pháp Đòn Bẩy Cho Thƣơng Mại Điện Tử
153
bay-cho-thuong-mai-dien-tu-/.( 24/10/2015)
85. Mạng xã hội nào phải đăng ký nhƣ sàn giao dịch thƣơng mại điện tử? -
(Nguồn: Báo Hải quan)
nao-phai-dang-ky-nhu-san-giao-dich-thuong-mai-dien-tu/
86.Pháp luật chƣa lƣờng kịp sự phát triển của thƣơng mại điện tử -
trien-cua-thuong-mai-dien-tu/77778.bld
87. Pháp luật về thƣơng mại điện tử thế giới và Việt Nam;
tren-the-gioi-va-viet-nam.vhtml
88. Quy định về quản lý website thƣơng mại điện tử
quan-ly-website-thuong-mai-dien-tu/
89. Sumitomo tham gia thị trƣờng thƣơng mại điện tử Việt Nam - Tri
Phương (TTXVN)
( 28/8/2013)
90. Tổng kết công tác thực thi pháp luật trong thƣơng mại điện tử
phap-luat-trong-thuong-mai-dien-tu.aspx. ( 10/12/2012)
91. Thúc đẩy phát triển thƣơng mại điện tử
20/12/2010)
92. Thƣơng mại điện tử tại Việt Nam sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới
trien-manh-trong-thoi-gian-toi.html.( 18/9/2015)
93. Thƣơng mại điện tử là cơ hội của mọi doanh nghiệp
154
c?p_pers_id=42058&p_folder_id=39013&p_main_news_id=38425414
&p_year_sel=
94. Tọa đàm Phát triển thanh toán trong thƣơng mại điện tử
phat-trien-thanh-toan-trong-thuong-mai-dien-tu/
95. Thƣơng mại điện tử: cơ hội và thách thức trong thời khủng hoảng -
(P.QLTM theo báo Công Thương)
dien-tu-co-hoi-va-thach-thuc-trong-thoi-khung-hoang/
96. Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu thƣơng mại
- (Theo Thời báo tài chính Việt Nam)
dien-tu-doi-voi-hang-hoa-xuat-nhap-khau-thuong-mai/
97. Việt Nam tham gia hợp tác quốc tế về thƣơng mại điện tử
22/7/2009)
98. Việt Nam và APEC hợp tác đào tạo về thƣơng mại điện tử
( 20/8/2008)
99. Xu hƣớng phát triển thƣơng mại điện tử
mai-dien-tu.aspx. ( 7/1/2013)
100. Xử phạt các website bán hàng không đăng ký
website-ban-hang-khong-dang-ky/
101. Website: www.moit.gov.vn
102.
103.
0110894.html.( 28/7/2015)
155
104.
_quan_tri/882471810613/file
105.
moi-nguoi-viet-nam-so-huu-1-4-thue-bao-di-dong-123053.ict
106.
mat-nhung-kho-khan-gi-2014040310543638016.chn .( 3/4/2014)
107. dddn.com.vn/.../thuong-mai-dien-tu-tien-ao-hang-ao-quan-sao-
2014122.( 12/3/2016)
108.
cuu/finish/45/640( 10/2013)
109.
nay-1502468.html. (20/6/2013)
110. pages.ca.inter.net/~euclid1/esiglaws.html
111. http:
tu-tren-the-gioi-va-viet-nam.vhtml
112.
113. https://www.sba.gov/managing-business/business-law-
regulations/industry-laws-regulations/online-business-law
156
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ
1. Lê Văn Thiệp (2016),” Pháp luật về bảo vệ Người tiêu dùng trong
Thương mại điện tử” Tạp chí Dân chủ & Pháp luật Số tháng 2 (287) năm
2016, tr 30-34.
2. Lê Văn Thiệp (2016), “Một số vấn đề về chứng cứ điện tử trong giải
quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án- một số kiến
nghị”.Tạp chí Kiểm sát số 5/2016 (Tháng 3/2016) tr 49-54.
3. Lê Văn Thiệp (2016)“Hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong
Thương mại điện tử” . Tạp chí Dân chủ & Pháp luật số tháng 3(288) năm
2016, tr 22-24.
157
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phap_luat_thuong_mai_dien_tu_tai_viet_nam_hien_nay.pdf