Những nghiên cứu và kết quả trong luận án làm cơ sở cho tác giả đưa ra những
kết luận sau đây:
1. Bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại là một
vấn đề rất quan trọng, không chỉ đối với bản thân mỗi ngân hàng thương mại, mà còn đối
với nhà nước và xã hội. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến
pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại với
các góc độ khác nhau. Những công trình nghiên cứu đó là cơ sở quan trọng cho tác giả
trong việc nghiên cứu, tiếp thu, kế thừa và phát triển trong luận án của mình.
2. Tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận của pháp luật về bảo đảm an toàn trong
hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại. Việc nghiên cứu này có mục đích
là làm sáng tỏ câu hỏi thứ nhất: pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín
dụng của ngân hàng thương mại được hình thành và phát triển dựa trên cơ sở lý thuyết
nào? Cụ thể, đề tài đã làm rõ sự tất yếu của bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín
dụng của các ngân hàng thương mại. Hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng
thương mại có vai trò rất quan trọng đối với đời sống kinh tế xã hội. Vì vậy, bảo đảm
an toàn trong hoạt động này là yêu cầu rất cần thiết nhằm duy trì sự ổn định, hiệu quả,
vững mạnh của hệ thống ngân hàng. Từ đó, đề tài phân tích khái niệm, các tiêu chí
đánh giá và nội dung của bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng
thương mại. Trên cơ sở đó, đề tài tiếp cận pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt
động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại bao gồm hai bộ phận cấu thành là
pháp luật về phòng ngừa rủi ro và pháp luật về xử lý rủi ro trong hoạt động cấp tín
dụng của ngân hàng thương mại.
Từ sự phân tích đó, tác giả đã làm sáng tỏ pháp luật là một công cụ rất quan trọng
nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại. Bởi
lẽ, pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại
là hệ thống các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc
thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động phòng ngừa và xử lý
rủi ro nhằm bảo đảm an toàn trong trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng
thương mại. Pháp luật thiết lập cơ sở pháp lý cho các ngân hàng thương mại thực hiện
hoạt động cấp tín dụng an toàn, hiệu quả. Bên cạnh đó, pháp luật còn là công cụ rất hữu
hiệu nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của các ngân hàng thương mại nhằm bảo đảm
an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Cùng với đó, pháp luật còn ghi nhận, phản ánh và
thể chế hóa những kinh nghiệm, phương pháp bảo đảm an toàn phù hợp và có hiệu quả
để áp dụng cho hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Không những vậy, pháp167
luật là cũng phương tiện để nhà nước thực hiện kiểm tra, giám sát an toàn đối với các
ngân hàng thương mại, đồng thời phát huy trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước nhằm
bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại.
Đồng thời, những yêu cầu của pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp
tín dụng của các ngân hàng thương mại là: yêu cầu về việc tăng cường năng lực cạnh
tranh, đảm bảo hiệu quả, phát triển bền vững hoạt động ngân hàng; cần phải dự liệu
được những rủi ro, hậu quả của nó và đưa ra những giải pháp phòng ngừa và xử lý rủi
ro; yêu cầu về đảm bảo quyền tự do kinh doanh của ngân hàng thương mại cũng như
đảm bảo sự điều tiết hợp lý của nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng.
Từ đó, câu hỏi nghiên cứu thứ nhất đã được làm rõ và các giả thuyết nghiên cứu
cho câu hỏi này đã được chứng minh.
204 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 829 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại. Việc
phân tích đó nhằm làm sáng tỏ câu hỏi thứ hai: thực trạng pháp luật và thực tiễn thực
hiện pháp luật ở Việt Nam có bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các
ngân hàng thương mại hay không? Bên cạnh việc chỉ ra những điểm còn tồn tại, hạn chế
và chưa hoàn thiện của những nội dung cụ thể của pháp luật về phòng ngừa rủi ro và xử
lý rủi ro, tác giả đã nhận thấy rằng, pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín
dụng của các ngân hàng thương mại còn chưa thiết lập hệ thống các giải pháp hiệu quả
để bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt
Nam; chưa có cơ chế hiệu quả trong việc kiểm soát dòng vốn tín dụng đã cấp cho khách
hàng cũng như kiểm soát rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại; chưa quy định rõ
quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thương mại trong bảo đảm an toàn hoạt động cấp tín
dụng; thực hiện pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân
hàng thương mại chưa nghiêm túc. Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu đặt ra đã được chứng
minh, đó là: pháp luật hiện hành còn những hạn chế, bất cập nên chưa thực sự phòng
ngừa và xử lý rủi ro trong HĐCTD của các NHTM, đồng thời thực tiễn thực hiện các
quy định này của pháp luật chưa nghiêm túc, vì vậy chưa bảo đảm an toàn trong
HĐCTD của các NHTM.
4. Thực trạng pháp luật hiện hành như đã nghiên cứu cho thấy cần phải có những
định hướng, giải pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt
động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại. Việc nghiên cứu đó nhằm làm sáng tỏ
câu hỏi thứ ba: việc hoàn thiện pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín
dụng của các ngân hàng thương mại phải dựa trên cơ sở nào? Để pháp luật trong lĩnh
vực này áp dụng tốt trong thực tiễn thì cần thiết phải sửa đổi những nội dung nào?
168
Những quy định nào cần thiết phải được ban hành mới? Tác giả đã phân tích những định
hướng cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín
dụng của ngân hàng thương mại như: phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng; khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành; tiếp thu những kinh
nghiệm, chuẩn mực và thông lệ quốc tế về bảo đảm an toàn cũng như dựa trên những lý
thuyết về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại,
tác giả đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động
cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại như: quy định nghĩa vụ bảo đảm an toàn
trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại; giám sát chặt chẽ trạng thái
an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại; quy định chế tài
nghiêm khắc hơn đối với các hành vi vi phạm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của
các ngân hàng thương mại và các giải pháp khác. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra các
kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng
của các ngân hàng thương mại như: kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về phòng ngừa
rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại; kiến nghị nhằm hoàn
thiện pháp luật về xử lý rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương
mại Việt Nam. Từ đó, câu hỏi nghiên cứu đã được làm rõ, giả thuyết nghiên cứu đã
được chứng minh.
5. Xuyên suốt luận án, tác giả luôn bám sát vào đối tượng, phạm vi và mục đích
nghiên cứu của đề tài. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như thống kê, phân tích,
phân tích - tổng hợp và phương pháp so sánh luật học được sử dụng phù hợp nhằm giải
quyết những vấn đề mà luận án đặt ra. Không những vậy, tác giả còn dựa trên những cơ
sở lý thuyết, coi đây là nền tảng quan trọng cho những nghiên cứu và luận giải trong
luận án.
6. Nhận thức rằng, pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng
của các ngân hàng thương mại là vấn đề rộng và phức tạp, cần có sự nghiên cứu lâu dài,
kế thừa và phát triển liên tục. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã có sự cố gắng cao
nhất. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sẽ đặt ra nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu
và tiếp tục hoàn thiện. Tác giả mong muốn sẽ tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I/Tài liệu tiếng Việt
A/ Văn bản pháp luật
1. Bộ luật dân sự năm 2005.
2. Bộ luật dân sự năm 2015.
3. Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009.
4. Bộ luật hình sự năm 2015.
5. Bộ luật hình sự năm 2017.
6. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi năm 2011.
7. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
8. Chỉ thị 03/CT-NHNN ngày 16/3/2012 về công tác thanh tra giám sát, phòng
chống tham nhũng, sai phạm trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
9. Hiến pháp năm 2013.
10. Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010.
11. Luật Công chứng năm 2006.
12. Luật Công chứng năm 2014.
13. Luật Doanh nghiệp năm 2005 (hiệu lực đến 30/6/2015).
14. Luật Doanh nghiệp năm 2014.
15. Luật Đất đai năm 2013.
16. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010.
17. Luật Nhà ở năm 2005, sửa đổi năm 2009 (có hiệu lực đến 30/6/2015).
18. Luật Nhà ở năm 2014.
19. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (dự
thảo).
20. Luật Thanh tra năm 2010.
21. Nghị định 05/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao
dịch bảo đảm.
22. Nghị định 10/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2010 của Chính phủ về hoạt động thông
tin tín dụng.
23. Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 163/2006/NĐ-CP.
24. Nghị định 26/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 về tổ chức và hoạt động của thanh
tra, giám sát ngành ngân hàng.
25. Nghị định 34/2015/NĐ-CP ngày 31/3/2015 sửa đổi Nghị định 53/2013/NĐ-CP về
thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt
Nam.
26. Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013.
27. Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 về thành lập, tổ chức và hoạt động
của công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam.
28. Nghị định 57/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 sửa đổi Nghị định 10/2010/NĐ-CP
về thông tin tín dụng.
29. Nghị định 95/2011/NĐ-CP ngày 20/10/2011 sửa đổi Nghị định 202/2004/NĐ-CP
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng (đã
hết hiệu lực).
30. Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt
động ngân hàng.
31. Nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 về đăng ký giao dịch bảo đảm.
32. Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm.
33. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
năm 2003 (đã hết hiệu lực).
34. Nghị định 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực tiền tệ và HĐNH (đã hết hiệu lực).
35. Nghị quyết 11/2011/NQ-CP ngày 24/2/2011 về các giải pháp chủ yếu kiềm chế
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
36. Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ
chức tín dụng.
37. Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 quy định về Chế độ báo cáo tài
chính của TCTD.
38. Quyết định 27/2008/QĐ-NHNN ngày 30/9/2008 về quy chế nghiệp vụ thị trường
mở.
39. Quyết định 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết
định 1096/2004/QĐ-NHNN.
40. Quyết định 35/2006/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 7 năm 2006 của Ngân hàng Nhà
nước về việc ban hành quy định về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động
ngân hàng điện tử.
41. Quyết định 48/2008/QĐ-BTC ngày 4 tháng 7 năm 2008 của Bộ Tài chính về việc
ban hành quy định áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
42. Quyết định 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/5/2009 quy định về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng trực thuộc
NHNN.
43. Quyết định 109/2003/QĐ-TTg ngày 05/6/2003 về việc thành lập Công ty mua
bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp.
44. Quyết định 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc
ban hành Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010, định hướng
đến năm 2020.
45. Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 về sửa đổi, bổ sung Quyết
định 1627/2001/QĐ-NHNN.
46. Quyết định 150/2001/QĐ-TTg ngày -5/10/2001 về việc thành lập Công ty quản
lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc NHTM.
47. Quyết định 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015.
48. Quyết định 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/5/2005 về sửa đổi, bổ sung Quyết định
1627/2001/QĐ-NHNN.
49. Quyết định 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 của Thủ tướng về phê duyệt Đề án xử
lý nợ xấu của hệ thống các TCTD và Đề án thành lập công ty quản lý tài sản của
các TCTD Việt Nam.
50. Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN về quy chế bao thanh toán của TCTD với khách
hàng.
51. Quyết định 1389/2001/QĐ-NHNN ngày 07/11/2001 về việc thành lập Công ty
quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc NHTM.
52. Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Ngân hàng Nhà nước về
quy chế cho vay của TCTD với khách hàng.
53. Thông tư 01/2012/TT-NHNN ngày 16/2/2012 về chiết khấu giấy tờ có giá của
NHNN đối với tổ chức tín dụng.
54. Thông tư 01/2013/TT-NHNN ngày 07/01/2013 về sửa đổi Thông tư 21/2012/TT-
NHNN.
55. Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về phân loại tài sản có, mức trích,
phương pháp trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài.
56. Thông tư 02/2017/TT-NHNN ngày 17/5/2017 về hoạt động bao thanh toán của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (có hiệu lực từ ngày 30/9/2017).
57. Thông tư 03/2013/TT-NHNN ngày 28/01/2013 về hoạt động thông tin tín dụng
của NHNN Việt Nam.
58. Thông tư 04/2013/TT-NHNN ngày 01/3/2013 về chiết khấu công cụ chuyển
nhượng, các giấy tờ có giá của TCTD với khách hàng.
59. Thông tư 06/2016/TT-NHNN ngày 27/5/2016 sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-
NHNN.
60. Thông tư 07/2015/TT-NHNN ngày ngày 25/6/2015 về bảo lãnh ngân hàng.
61. Thông tư 08/2016/TT-NHNN ngày 16/6/2016 sửa đổi Thông tư 19/2013/TT-
NHNN ngày 06/9/2013 về việc mua bán và xử lý nợ xấu của Công ty quản lý tài
sản của các TCTD Việt Nam.
62. Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 về sửa đổi một số điều của Thông
tư 02/2013/TT-NHNN.
63. Thông tư 09/2015/TT-NHNN ngày 17/7/2015 về hoạt động mua bán nợ của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
64. Thông tư 12/2010/TT-NHNN ngày 14/4/2010 hướng dẫn tổ chức tín dụng cho
vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận.
65. Thông tư 12/2013/TT-NHNN ngày 27/5/2013 về sửa đổi một số điều của Thông
tư 02/2013/TT-NHNN.
66. Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong
hoạt động của TCTD (đã hết hiệu lực).
67. Thông tư số 14/2015/TT-NHNN ngày 28/8/2015 về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN.
68. Thông tư 15/2012/TT-NHNN ngày 4/5/2012 về tái cấp vốn theo hình thức cho
vay lại theo hồ sơ tín dụng của NHNN.
69. Thông tư 16/2010/TT-NHNN ngày 25/6/2010 hướng dẫn Nghị định
10/2010/NĐ-CP về thông tin tín dụng.
70. Thông tư 16/2013/TT-NHNN ngày 27/6/2013 về lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa
bằng ĐVN cho một số lĩnh vực.
71. Thông tư liên tịch 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/6/2014 về
hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm.
72. Thông tư 18/2012/TT-NHNN ngày 28/5/2012 về việc sửa đổi Thông tư
35/2011/TT-NHNN.
73. Thông tư 18/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 sửa đổi Thông tư 21/2012/TT-
NHNN.
74. Thông tư 19/2010/TT-NHNN, ngày 27/9/2010 sửa đổi Thông tư 13/2010/TT-
NHNN (đã hết hiệu lực).
75. Thông tư 19/2013/TT-NHNN ngày 06/9/2013 về việc mua bán và xử lý nợ xấu
của Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam.
76. Thông tư 21/2012/TT-NHNN ngày 18/6/2012 về hoạt động cho vay, đi vay, mua
bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
77. Thông tư 21/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 sửa đổi Thông tư 04/2013/TT-
NHNN.
78. Thông tư 22/2011/TT-NHNN ngày 30/8/2011 sửa đổi Thông tư 13/2010/TT-
NHNN (đã hết hiệu lực).
79. Thông tư 23/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 sửa đổi Thông tư 16/2010/TT-
NHNN.
80. Thông tư 27/2011/TT-NHNN ngày 31/8/2011 quy định về quy chế dự trữ bắt
buộc của tổ chức tín dụng.
81. Thông tư 27/2014/TT-NHNN ngày 18/9/2014 sửa đổi Thông tư 16/2010/TT-
NHNN.
82. Thông tư 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 về quy định về bảo lãnh ngân
hàng.
83. Thông tư 33/2011/TT-NHNN ngày 8/10/2011 sửa đổi Thông tư 13/2010/TT-
NHNN.
84. Thông tư 35/2011/TT-NHNN ngày 11/11/2011 quy định việc công bố và cung
cấp thông tin của NHNN.
85. Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định về giới hạn và các tỷ lệ bảo đảm an toàn
trong hoạt động của TCTD.
86. Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay
của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với khách hàng.
87. Thông tư 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 về hệ thống kiểm soát, kiểm toán
nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
88. Thông tư liên tịch 235/2009/TTLT/BTC-BGTVT-BTTTT hướng dẫn việc trao
đổi, cung cấp thông tin hải quan, thông tin về người nộp thuế trong lĩnh vực thuế,
hải quan, giao thông vận tải, thông tin và truyền thông.
B/ Sách, bài viết, giáo trình
1. Trần Thị Thụy Anh (2006), Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các
TCTD, thực trạng và hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sỹ Luật, Trường Đại học
Luật TP. Hồ Chí Minh.
2. Vũ Đình Ánh, “An ninh tài chính trong hoạt động ngân hàng”, Tạp chí Tài chính
tháng 9 năm 2001.
3. Vũ Đình Ánh (2001), An ninh tài chính đối với hoạt động của tổ chức tín dụng,
NXB Tài chính.
4. Ban biên soạn chuyên từ điển New Era (2009), Từ điển tiếng Việt, NXB Hồng
Đức.
5. Nguyễn Trí Bảo, “Khủng hoảng cho vay tại Mỹ: nhìn nhận nguyên nhân của cuộc
khủng hoảng”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 360, tháng 5/2008.
6. Bộ Tư pháp (2012), Công văn số 1345/BTP-ĐKGDBĐ ngày 27/10/2012 V/v đề
nghị hướng dẫn áp dụng pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất gửi Toà án nhân
dân Tối cao.
7. Đỗ Văn Chỉnh, “Bàn về giải quyết hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử
dụng đất và quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất”, Tạp chí Nghề Luật, số 03/2011.
8. Phạm Thanh Chung (2005), Pháp luật bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín
dụng của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại
học Luật Hà Nội.
9. Bùi Ngọc Cường (2004), Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp luật
kinh tế hiện hành ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Lê Thị Huyền Diệu (2010), Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro
tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sỹ Kinh tế,
Học viện Ngân hàng.
11. Lê Thị Huyền Diệu, “Mô hình tập đoàn tài chính - sự hướng đến của các ngân
hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 6/2006.
12. Lê Thị Huyền Diệu, “Rủi ro tỷ giá của các ngân hàng thương mại Việt Nam – một
số giải pháp và kinh nghiệm phòng ngừa”, Tạp chí Ngân hàng, Số chuyên đề năm
2005
13. Huỳnh Thế Du, “Đề xuất chính sách xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt
Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 5 năm 2005.
14. Huỳnh Thế Du, “Tại sao tài sản đảm bảo là yếu tố quan trọng trong quyết định cấp
tín dụng của các tổ chức tín dụng Việt Nam?”, Tạp chí Ngân hàng, số 2 năm 2005.
15. Lê Trọng Dũng, “Khoảng trống của pháp luật về mua bán nợ”, Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật, số 8/2015.
16. Phan Thị Thành Dương, “Quyền tiếp cận thông tin tín dụng của công ty thông tin
tín dụng ở Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Trường Đại học Luật TP. Hồ
Chí Minh, năm 2012.
17. Trần Thái Dương, “Xây dựng chính sách pháp luật theo quan điểm phát triển bền
vững”, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2/2009.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Nguyễn Văn Định (2004), Giáo trình bảo hiểm, NXB Thống kê và Trường Đại
học Kinh tế quốc dân.
22. Nguyễn Minh Đoan (2012), Hiệu quả của pháp luật, những vấn đề lý luận và thực
tiễn, NXB Chính trị quốc gia.
23. Trương Thanh Đức, “Những điều không thể về giao dịch bảo đảm”, Tạp chí
Nghiên cứu Lập pháp, số 24 (161), tháng 12/2009.
24. Nguyễn Hữu Đương, “Đẩy mạnh hoạt động thông tín tín dụng nhằm nâng cao chất
lượng quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng,
số chuyên đề năm 2005.
25. Vũ Lê Quỳnh Giao, Nguyễn Thị Hiền Chi, “Quản lý rủi ro đối với hoạt động ngân
hàng điện tử”, Tạp chí Ngân hàng, Số Chuyên đề năm 2005.
26. Lê Thị Ngân Hà (2011), Pháp luật về hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động
thẩm định cho vay của ngân hàng thương mại, luận văn thạc sĩ Luật học, Trường
Đại học Luật TP Hồ Chí Minh.
27. Lê Thị Ngân Hà (2014), Pháp luật về hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động
thẩm định cho vay của ngân hàng thương mại, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh.
28. Phan Thị Thu Hà, “Rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước
Việt Nam – cách tiếp cận từ tính chất sở hữu”, Tạp chí Ngân hàng, số 24, tháng 12
năm 2006.
29. Bùi Xuân Hải, “Tự do kinh doanh: một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí
Nhà nước và Pháp luật, số 5/2011.
30. Trần Vũ Hải (Chủ biên, 2010), Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, NXB Giáo
dục Việt Nam.
31. Trần Vũ Hải, “Những vấn đề pháp lý về hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng”, Tạp
chí Luật học, số 12 năm 2007.
32. Nguyễn Thị Thu Hằng, “Giải pháp cải cách hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm
tại Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, số tháng 8/2012.
33. Đào Hải Hiền, “Quản trị rủi ro hoạt động – hành trang của ngân hàng thương mại
bước vào hội nhập WTO”, tạp chí Ngân hàng, số 23, tháng 12/2006.
34. Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (2012), Công văn số 17/HHNH ngày 02/02/2012
trích yếu về các tranh chấp trong xử lý tài sản đảm bảo nợ vay là bất động sản gửi
Toà án nhân dân Tối cao.
35. Nguyễn Thị Liên Hoa, “Hiệp ước Basel mới và vấn đề kiểm soát rủi ro trong ngân
hàng thương mại”, trong trang web Truy cập
ngày 17/8/2013.
36. Trần Công Hoà và Đỗ Thị Trà Linh, “Xử lý rủi ro bằng biện pháp chuyển vốn vay
ngân hàng thành vốn góp cổ phần, đôi điều bàn luận và khuyến nghị”, Tạp chí
Công nghệ ngân hàng, số 24, tháng 12 năm 2012.
37. Nguyễn Thị Minh Huệ, “Đánh giá hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam qua
một số chỉ số lành mạnh tài chính”, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội,
Kinh tế và Kinh doanh 28 (2012), 158-166.
38. Hà Đức Hùng (2008), Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi
nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi Lăng, TP Đà Nẵng,
tóm tắt Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
39. Lê Văn Hùng, “Rủi ro trong hoạt động ngân hàng – nhìn từ góc độ đạo đức”, Tạp
chí Ngân hàng, số 16, tháng 8/2007.
40. Kim Thị Huyền (2008), Vấn đề bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng và
quyền tự do kinh doanh của các tổ chức tín dụng, Luận văn thạc sỹ Luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội.
41. Nguyễn Văn Hưng (2003), Giải pháp hoàn thiện quy chế bảo đảm an toàn trong
cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường
Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
42. Đào Thị Hồ Hương, “Những vấn đề cần chú ý trong việc xử lý nợ xấu tại Việt
Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 11, tháng 6 năm 2012.
43. Nguyễn Thị Quỳnh Hương, “Mô hình xử lý nợ xấu trên thế giới – thực tiễn ở Việt
Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 13, tháng 7/2012.
44. Nguyễn Thị Thanh Hương, “Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tài chính
của các ngân hàng thương mại”, Tạp chí Ngân hàng, số chuyên đề năm 2005.
45. Đỗ Quang Hưng, “Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính của Thái Lan và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hội nhập”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế
số 349, tháng 6/2007.
46. Nguyễn Minh Kiều (2008), Nghiệp vụ ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.
47. Ngô Quốc Kỳ (2003), Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng
thương mại trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam,
Luận án tiến sỹ Luật học của Ngô Quốc Kỳ, Trường Đại học Luật Hà Nội.
48. Nguyễn Đức Lam, “Tiếp nhận pháp luật nước ngoài: nhìn từ ví dụ Luật công ty
của Nhật và Luật doanh nghiệp của Việt Nam, Chuyên đề tại Hội thảo của Bộ Tư
pháp về tiếp nhận pháp luật nước ngoài, Hà Nội, tháng 01/2009.
49. Nguyễn Đại Lai, “Kinh nghiệm về xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của một
số nước trong khu vực”, Tạp chí Ngân hàng, số chuyên đề năm 2005.
50. Tạ Chương Lâm (2009), Pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân
hàng của ngân hàng thương mại tại Việt Nam, thực trạng và hướng hoàn thiện,
Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
51. Vũ Khánh Linh (2009), Pháp luật về thanh tra giám sát ngân hàng và phương
hướng hoàn thiện, Luận văn Thạc sỹ Luật, Trường Đại học Luật Hà Nội.
52. Vũ Thùy Linh, “Kiểm toán nội bộ theo mức độ rủi ro tại các ngân hàng thương
mại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 16, tháng 8/2013.
53. Lê Thị Lợi, “Vốn chủ sở hữu trong các ngân hàng tại Việt Nam, các vấn đề về
quản trị vốn”, Tạp chí Ngân hàng, số 2&3/2013.
54. Lê Văn Luyện (2003), Những giải pháp đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân
hàng Việt Nam trong điều kiện hội nhập với hệ thống tài chính, tiền tệ quốc tế,
Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng.
55. Nguyễn Ngọc Lương (2017), Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của các
ngân hàng thương mại ở Việt Nam, luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà
Nội.
56. Nguyễn Thị Bích Mai (2010), Pháp luật về hoạt động mua bán nợ của các ngân
hàng thương mại ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng, Luận văn thạc sỹ Luật học,
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
57. Dương Thị Thanh Mai, Nguyễn Văn Cương (2012), Về trường phái kinh tế học
pháp luật, NXB Chính trị quốc gia.
58. Nguyễn Bá Minh, “Khủng hoảng tài chính toàn cầu: diễn biến, nguyên nhân và bài
học kinh nghiệm, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 384, tháng 5/2010.
59. Bình Minh, “Bốn bài học từ vụ án Epco – Minh Phụng cho hoạt động quản trị rủi
ro tín dụng của các ngân hàng thương mại”, Tạp chí Ngân hàng, số 6 năm 2006.
60. Trần Ngọc Minh, “Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro từ thực tiễn hoạt
động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí Ngân
hàng, Số chuyên đề năm 2005.
61. Hà Thị Kim Nga, “Các loại rủi ro và quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng”,
Tạp chí Ngân hàng, số chuyên đề năm 2005.
62. Đinh Thị Thùy Nga (2010), Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt
động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Luật
học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
63. Phạm Duy Nghĩa (2009), Giáo trình Luật kinh tế, NXB Công an nhân dân, Hà
Nội.
64. Nguyễn Thị Nhung (chủ nhiệm), (2001), Nâng cao vai trò tín dụng ngân hàng đối
với sự phát triển kinh tế các tỉnh nam bộ, Đề tài NCKH, Học viện Ngân hàng.
65. Đào Minh Phúc và Lê Văn Hinh, “Hệ thống kiểm soát nội bộ gắn với quản lý rủi
ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí
Ngân hàng, số 24, tháng 12/2012.
66. Nguyễn Văn Phương, “Khó khăn từ xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu”, Tạp
chí Ngân hàng, số 13, tháng 7/2013.
67. Võ Hoàng Quân, “Về xử lý hành vi gian lận trong bảo lãnh dự thầu”, Tạp chí Tòa
án nhân dân, số 3, tháng 2/2016.
68. Hoàng Xuân Quế, “Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam chưa phản ánh thực
chất nợ xấu của ngân hàng thương mại”, Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán, số
06 (47) năm 2007.
69. Mai Thị Lệ Quyên, “Nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm kinh tế
trong lĩnh vực ngân hàng”, Tạp chí Cộng sản online, ngày 14/7/2017.
70. Nguyễn Minh Sáng, Nguyễn Thiên Kim, “Tác động của hoạt động kinh doanh
ngân hàng đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập,
Số 19 (tháng 11-12/2014).
71. Nguyễn Hồng Sơn, “Mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong một số lý
thuyết về kinh tế”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 12/2015.
72. Đinh Dũng Sỹ, “Bảo hiểm tiền gửi và vấn đề an toàn tín dụng”, Tạp chí Luật học,
số 6 năm 2002.
73. Nguyễn Trọng Tài, “Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng”, Tạp chí Nghiên cứu
Kinh tế, số 350, tháng 7/2007.
74. Nguyễn Trọng Tài, “Phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương
mại – kinh nghiệm và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh
tế, số 361, tháng 6/2008.
75. Lê Minh Tâm, “Pháp luật – yếu tố quan trọng bảo đảm tăng trưởng kinh tế và phát
triển bền vững”, tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
76. Lê Minh Tâm (2003), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam những
vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Công an nhân dân.
77. Tập thể tác giả (2012), Nợ xấu ngân hàng giải quyết bằng cách nào?, NXB Thanh
Niên.
78. Lê Văn Tề (2008), Tín dụng ngân hàng, NXB Giao thông vận tải.
79. Lê Văn Tề (2010), Tín dụng ngân hàng, NXB Giao thông vận tải.
80. Hoàng Minh Thái, “Bàn về điểm mới của pháp luật về chiết khấu công cụ chuyển
nhượng”, Tạp chí Luật học, số 5/2013.
81. Phạm Hữu Hồng Thái, “Tác động của nợ xấu đến khả năng sinh lợi của ngân
hàng”, bài viết trong Tủ sách tri thức doanh nhân, NXB Thanh Niên.
82. Trần Anh Thiết, “Quản lý rủi ro thị trường – những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt
ra đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số
393, tháng 2/2011.
83. Phạm Kim Thoa (2007), Pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại nhà
nước ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà
Nội.
84. Trương Quang Thông (2010), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.
85. Phạm Thị Giang Thu và Nguyễn Ngọc Lương, “Hoàn thiện pháp luật về phòng
ngừa rủi ro tín dụng của các tổ chức tín dụng”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số
tháng 3/2011.
86. Lê Thị Thu Thủy (2006), Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ
chức tín dụng, NXB Tư pháp.
87. Lê Thị Thu Thủy (chủ biên, 2016), Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro
trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam và một số nước trên
thế giới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
88. Nguyễn Thị Thủy (2000), Phòng ngừa rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
bằng biện pháp pháp luật, Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật TP.
Hồ Chí Minh.
89. Hồ Sỹ Thụy, “Đề xuất hoàn thiện khung pháp lý quản trị rủi ro”, trang web Báo
điện tử Chính phủ: [
khung-phap-ly-quan-tri-rui-ro/20099/22497.vgp].
90. Huỳnh Ngọc Anh Thư (2013), Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn CN Quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng, tóm
tắt Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
91. Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi (2011), Bản án số 26/2011/KT-ST ngày
05/8/2011 về việc yêu cầu tuyên bố hợp đồng thế chấp của bên thứ ba vô hiệu.
92. Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2013), Bản án số 105/2013/DKTM-PT
ngày 18/01/2013 về việc “tranh chấp hợp đồng tín dụng”.
93. Toà án nhân dân TP. Hồ Chí Minh (2014), Bản án số 46/2014/HSST ngày
27/01/2014 về vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm.
94. Tổ chức Thương mại thế giới, Hiệp định thương mại dịch vụ (tài liệu
WT/ACC/VNM/48/Add.2 27/10/2006).
95. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, tập 2,
NXB Công an nhân dân.
96. Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, NXB
Công an nhân dân.
97. Trường Đại học Luật TP HCM (2012), Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam,
NXB Hồng Đức.
98. Trương Thị Anh Tú (2010), Pháp luật về quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay
của các tổ chức tín dụng, Luận văn thạc sỹ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia
Hà Nội.
99. Nguyễn Văn Tuyến (2005), “Giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại
trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam”, NXB Tư pháp.
100. Nguyễn Văn Tuyến, “Xác định giới hạn can thiệp của nhà nước đối với giao
dịch thương mại của ngân hàng thương mại trong điều kiện kinh tế thị trường ở
Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11/2003.
101. Phạm Văn Tuyết và Lê Kim Giang (2012), Hợp đồng tín dụng và biện pháp
bảo đảm tiền vay, NXB Tư pháp.
102. Lê Thị Thùy Vân, “Bảo đảm an toàn tài chính trong hệ thống ngân hàng thương
mại Việt Nam năm 2012-2013 và thách thức chính sách trong những năm tiếp
theo”, Tạp chí Ngân hàng, số 1,2 tháng 01 năm 2014.
103. Nguyễn Văn Vân, “Cơ chế pháp lý khơi thông nguồn vốn từ thị trường tài chính
cho thị trường bất động sản”, Tạp chí Khoa học Pháp lý số 3 năm 2012.
104. Nguyễn Cửu Việt (Chủ biên), (2001), Giáo trình lý luận chung về nhà nước và
pháp luật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
105. Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (2013), Cáo trạng số 02/VKSTC-V1 ngày
12/12/2013 về hành vi phạm tội của Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm.
106. Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (2016), Cáo trạng số 20/CT-VKSTC-V3 ngày
09/5/2016 về vụ án tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam.
107. Nguyễn Như ý (chủ biên), (2007), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Đại học Quốc
gia TP. Hồ Chí Minh.
II/Tài liệu tiếng Anh
108. Abdelkader Boudriga, Neila Boulila Taktak và Sana Jellouli, “Banking
supervision and nonperforming loan: a cross country analysis”, Journal of
Financial economics Policy (4/2009).
109. Basel Committee on banking supervision (1988), The International
convergence of capital measurement and capital standard (Basel 1).
110. Basel Committee on banking supervision (2004), International convergence of
capital measurement and capital standards (Basel 2).
111. Basel Committee on banking supervision (2011), Core principle for effective
banking supervision, BIS, xem trong: (full
text).
112. Basel Committee on banking supervision (2013), Basel III: The liquidity
Coverage Ratio and Liquidity risk monitoring tools, BIS.
113. Boreham, Gordon F, “Revisiting China’s banking reforms” The Canadian
Banker, 3/1993.
114. Bryan A. Garner (2009), Black’s Law Dictionary, 9th edition, St Paul, MN:
West.
115. Christopher L. Peterson (2010) “Foreclosure, subprime mortgage lending, and
the mortgage electronic registration system”
116. Deniz Igan, Marcelo Pinheiro (2011), Credit growth and Bank soundness: Fast
and Furiuos?, IMF working paper, WP/11/278.
117. George Hanc “The future of banking in America, summary and conclusion”
FDIC banking Review, (16), 2004.
118. Ellias Bengtsson “The Political Economy of Banking regulation – Does the
Basel 3 Accord imply change?”
119. Haibo Yan & Ying Huang “Deposit Insurance and banking supervision in
China: The agenda ahead”, The Geneva Paper, (33), 2008 (547-565)
120. Jeroen Klomp & Jacob De Haan “Banking risk and regulation: does one size fit
all?” DNB Working Paper, 11/2011
121. John P. Bonin & Yiping Huang “Dealing with the bad loans of the Chinese
banks” Jounal of Asean Economics, (197-214), 2001.
122. Jun Ma (1996), “China’s banking sector: from administrative control to a
regulatory framework”, Journal of Contemporary China, p13.
123. Organisation of Economic and Co-operation Development (OECD), “Policy
brief on corporate governance of banks in Asia”
www.oecd.org/dataoecd/43/41/38187317.pdf .
124. Roland Benediker, “European answers to the Financial Crisis: Social Banking
and Social Finance”, website 2011.
125. Ross Levine “The corporate governance of banks: A concise discussion of
concept and evidence”, www. elibrary.worldbank.org/.../10.../1813-9450-340.
126. Tung-Hao Lee and Shu-Hwa Chih, “Does financial regulation affect the profit
efficiency and risk of banks? Evidence from China’commercial banks”, North
American Journal of economics and finance, 2013
III/ Các websites
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
Phụ lục 1. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến mức độ rủi ro ngân hàng
principles for effective banking supervision)
Nguồn: TS Phí Trọng Hiển, “Quản trị rủi ro ngân hàng: cơ sở lý thuyết, thách thức thực tiễn và giải pháp
cho hệ thống ngân hàng thươ g mại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số chuyên đề năm 2005, tr 10.
Xã hội
Chính trị
Luật pháp
Kinh tế
Yếu tố
bên ngoài
Yếu tố
bên trong
Rủi ro
Cạnh tranh
Địa lý
Nội bảng Hoạt động
Ngoại bảng Lãi suất Thanh khoản
Cơ cấu vốn Tiền gửi
Ngoại hối Tín dụng
Chiến lược
Công nghệ
Nhân lực
Sản phẩm
Phụ lục 2. Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động phòng ngừa rủi ro trong
hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại
1) Bộ luật dân sự năm 2015
2) Bộ luật hình sự năm 2015
3) Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010
4) Luật Đất đai năm 2013
5) Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010
6) Luật Nhà ở năm 2014
7) Luật Thanh tra năm 2010
8) Nghị định 10/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2010 về hoạt động thông tin tín dụng
9) Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 sửa đổi Nghị định
163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm
10) Nghị định 26/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 về tổ chức và hoạt động của
thanh tra, giám sát ngành ngân hàng
11) Nghị định 57/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 sửa đổi Nghị định 10/2010/NĐ-
CP về thông tin tín dụng
12) Nghị định 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực tiền tệ và Ngân hàng
13) Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm
14) Quyết định 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 sửa đổi Quyết định
1096/2004/QĐ-NHNN về bao thanh toán
15) Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 6/9/2004 về bao thanh toán của tổ
chức tín dụng với khách hàng
16) Thông tư 01/2013/TT-NHNN ngày 07/01/2013 sửa đổi Thông tư
21/2012/TT-NHNN
17) Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về phân loại nợ và trích lập
dự phòng rủi ro
18) Thông tư 04/2013/TT-NHNN ngày 01/3/2013 về chiết khấu công cụ chuyển
nhượng, các giấy tờ có giá của TCTD với khách hàng
19) Thông tư 06/2016/TT-NHNN ngày 27/5/2016 sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-
NHNN
20) Thông tư 07/2015/TT-NHNN ngày 25/6/2015 về bảo lãnh ngân hàng
21) Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 sửa đổi Thông tư 02/2013/TT-
NHNN
22) Thông tư 18/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 sửa đổi Thông tư 21/2012/TT-
NHNN
23) Thông tư 21/2012/TT-NHNN ngày 18/6/2012 về cho vay, đi vay, mua bán
giấy tờ có giá giữa TCTD, chi nhánh NH nước ngoài
24) Thông tư 21/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 sửa đổi Thông tư 04/2013/TT-
NHNN
25) Thông tư 23/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 sửa đổi Thông tư 16/2010/TT-
NHNN
26) Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 về quy định các giới hạn, tỷ
lệ bảo đảm an toàn hoạt động của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài
27) Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho
vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với khách hàng
28) Thông tư 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 về hệ thống kiểm soát, kiểm
toán nội bộ của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài
(Nguồn: tác giả thống kê và sưu tầm từ cơ sở dữ liệu: thuvienphapluat.vn
và các nguồn khác)
Phụ lục 3. Các nguyên tắc thanh tra giám sát hiệu quả theo Basel
STT Nguyên tắc Nội dung (tóm tắt)
01 Nguyên tắc 1. Trách
nhiệm, mục tiêu và
thẩm quyền
Trách nhiệm và mục tiêu rõ ràng trong việc giám sát ngân
hàng và hệ thống (nhóm ngân hàng); khung giám sát phù
hợp, xem xét tính tuân thủ pháp luật và thực hiện những sửa
chữa để đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn và lành mạnh.
02 Nguyên tắc 2. Sự độc
lập, trách nhiệm,
nguồn lực và bảo vệ
người giám sát
Độc lập về hoạt động, quy trình công khái, quản trị hiệu quả,
đa dạng hóa nguồn tài chính và đủ các nguồn lựa cần thiết;
khung pháp lý thanh tra giám sát bao gồm cả sự bảo vệ cơ
quan (người) giám sát.
03 Nguyên tắc 3. Sự
hợp tác và cộng tác
Luật pháp và quy định liên quan cung cấp một khung (khuôn
khổ) cho sự hợp tác và công tác với cơ quan giám sát trong
nước và nước ngoài.
04 Nguyên tắc 4. Hoạt
động được phép
Các tiêu chí cấp phép cần định nghĩa rõ ràng đảm bảo cho
quá trình giám sát và thuật ngữ “ngân hàng” cần được kiểm
soát.
05 Nguyên tắc 5. Các
tiêu chí cấp phép
Cơ quan giám sát có quyền đưa ra các tiêu chí cấp phép; quy
trình cấp pháp bao gồm cả sự đánh giá cấu trúc sở hữu và
quản trị ngân hàng cũng như các yếu tố khác.
06 Nguyên tắc 6.
Chuyển giao cổ phần
quan trọng
Cơ quan giám sát có quyền đồng ý hoặc từ chối hoặc đưa ra
các điều kiện đối với yêu cầu chuyển giao sở hữu vốn cũng
như sự kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp của ngân hàng đối
với các bên thứ ba.
07 Nguyên tắc 7. Mua
lại phần quan trọng
Cơ quan giám sát có quyền đồng ý hoặc từ chối hoặc đưa ra
các điều kiện đối với các yêu cầu mua lại hoặc đầu tư bởi
một ngân hàng, ngoài các tiêu chí đã nêu, nhằm đảm bảo an
toàn và lành mạnh hoạt động ngân hàng.
08 Nguyên tắc 8. Tiếp
cận giám sát
Hệ thống giám sát ngân hàng hiệu quả yêu cầu cơ quan giám
sát duy trì và phát triển sự đánh giá dài hạn rủi ro của ngân
hàng và hệ thống ngân hàng; nhận dạng, đánh giá và đo
lường rủi ro của ngân hàng và hệ thống ngân hàng; khung
pháp lý nhằm can thiệp kịp thời, kế hoạch chấn chỉnh, phối
hợp với các cơ quan giám sát các quốc gia.
09 Nguyên tắc 9. Công
cụ và kỹ thuận giám
sát
Cơ quan giám sát sử dụng những công cụ và kỹ thuật phù
hợp để thực thi hoạt động giám sát, triển khai các nguồn lực
giám sát.
10 Nguyên tắc 10. Báo
cáo giám sát
Cơ quan giám sát lựa chọn, xem xét và phân tích các báo cáo
và thống kê lấy từ các ngân hàng đơn lẻ và hợp nhất; đánh
giá độc lập các báo cáo hoặc sử dụng các chuyên gia ngoài.
11 Nguyên tắc 11.
Thẩm quyền xử phạt
và sửa chữa của cơ
quan giám sát
Cơ quan giám sát can thiệp kịp thời đối với các rủi ro,cơ
quan giám sát quyết định ở mức độ đầy đủ các công cụ giám
sát nhằm sửa chữa, kể cà việc thu hồi giấy phép đối với các
ngân hàng.
12 Nguyên tắc 12. Giám
sát hợp nhất
Một yếu tố hữu hiệu của giám sát ngân hàng là cơ quan giám
sát thực hiện giám sát nhóm ngân hàng hoặc trên nền tảng
hợp nhất, kiểm tra đầy đủ và áp dụng các tiêu chuẩn cần
thiết đối với tất cả các nghiệp vụ ngân hàng.
13 Nguyên tắc 13. Quan
hệ giữa cơ quan giám
sát các nước
Cơ quan giám sát trong nước và nước ngoài cần chia sẻ
thông tin và hợp tác hiệu quả sự giám sát của nhóm các định
chế ngân hàng; giải quyết có hiệu quả các tình huống khủng
hoảng. Cơ quan giám sát có thể yêu cầu nghiệp vụ của các
ngân hàng nước ngoài được thực hiện theo tiêu chuẩn như
ngân hàng trong nước.
14 Nguyên tắc 14. Quản
trị công ty
Cơ quan giám sát xác định rằng ngân hàng và nhóm ngân
hàng có quy trình và chính sách quản trị công ty hiệu quả.
Chính sách và quy trình này phải tương xứng với rủi ro và sự
quan trọng hệ thống của ngân hàng.
15 Nguyên tắc 15. Quy
trình quản trị rủi ro
Cơ quan giám sát xác định rằng ngân hàng và nhóm ngân
hàng có quy trình quản trị rủi ro hiệu quả để nhận dạng, đo
lường, đánh giá, giám sát, báo cáo và kiểm soát hoặc giảm
thiểu tất cả các rủi ro; đánh giá đủ vốn và thanh khoản trong
mối liên hệ với rủi ro, thị trường và điều kiện kinh tế vĩ mô.
16 Nguyên tắc 16. Sự
đủ vốn
Cơ quan giám sát có thể đưa ra các yêu cầu về đủ vốn đối
với ngân hàng nhằm chịu đựng các rủi ro trong điều kiện thị
trường và kinh tế vĩ mô. Cơ quan giám sát định nghĩa các
yếu tố của vốn, đảm bảo khả năng hấp thụ các tổn thất.
17 Nguyên tắc 17. Rủi
ro tín dụng
Cơ quan giám sát xác định rằng ngân hàng có đủ quy trình
quản trị rủi ro tín dụng theo “khẩu vị rủi ro” của từng ngân
hàng, phù hợp với thị trường và kinh tế vĩ mô, bao gồm
chính sách và quy trình nhằm nhận dạng, đo lường, đánh giá,
giám sát, báo cáo, giám sát và giảm thiểu rủi ro tín dụng.
18 Nguyên tắc18. Nợ
xấu, dự phòng và dự
trữ
Cơ quan giám sát cần xác định rằng ngân hàng có đầy đủ
chính sách và quy trình để nhận dạng sớm và quản trị nợ
xấu; duy trì sự đầy đủ của dự phòng và dự trữ.
19 Nguyên tắc 19. Rủi
ro tập trung và giới
hạn tổn thất
Cơ quan giám sát cần xác định rằng ngân hàng có đầy đủ
chính sách và quy trình để nhận dạng, đo lường, đánh giá,
giám sát, báo cáo và kiểm soát hoặc giảm thiểu rủi ro tập
trung.
20 Nguyên tắc 20. Giao
dịch với các bên liên
quan
Nhằm phòng ngừa sự lạm dụng từ các giao dịch với các bên
liên quan hoặc nhận rõ rủi ro từ xung đột lợi ích, cơ quan
giám sát yêu cầu các ngân hàng khi thực hiện giao dịch với
các bên liên quan cần theo những giới hạn, kiểm soát giao
dịch, tiến hành các bước nhằm kiểm soát và hạn chế rủi ro,
xóa bỏ tổn thất với các bên liên quan phù hợp với chính sách
và quy trình.
21 Nguyên tắc 21. Rủi
ro quốc gia và rủi ro
chuyển giao
Cơ quan giám sát cần xác định rằng ngân hàng có đầy đủ
chính sách và quy trình để nhận dạng, đo lường, đánh giá,
giám sát, báo cáo và kiểm soát hoặc giảm thiểu rủi ro quốc
gia và rủi ro chuyển đổi trong tín dụng quốc tế và đầu tư.
22 Nguyên tắc 22. Rủi
ro thị trường
Cơ quan giám sát xác định ngân hàng có đầy đủ quy trình
quản trị rủi ro thị trường, có tính đến “khẩu vị rủi ro”, thị
trường và điều kiện kinh tế vĩ mô.
23 Nguyên tắc 23. Rủi
ro lãi suất
Cơ quan giám sát cần xác định rằng ngân hàng có đầy đủ hệ
thống để nhận dạng, đo lường, đánh giá, giám sát, báo cáo và
kiểm soát hoặc giảm thiểu rủi ro lãi suất.
24 Nguyên tắc 24. Rủi
ro thanh khoản
Cơ quan giám sát đưa ra các yêu cầu thanh khoản thích hợp
(cả yêu cầu về số lượng, chất lượng hoặc cả hai) nhằm phản
ánh yêu cầu thanh khoản cho một ngân hàng. Cơ quan giám
sát xác định ngân hàng có một chiến lược cho phép quản trị
rủi ro thanh khoản phù hợp với yêu cầu thanh khoản.
25 Nguyên tắc 25. Rủi
ro vận hành
Cơ quan giám sát xác định ngân hàng có đầy đủ khung quản
trị rủi ro vận hành, có tính đến “khẩu vị rủi ro”, thị trường và
điều kiện kinh tế vĩ mô.
26 Nguyên tắc 26. Kiểm
toán và kiểm soát nội
bộ
Cơ quan giám sát xác định ngân hàng có đủ khung kiểm soát
nội bộ để thiết lập và duy trì môi trường hoạt động có kiểm
soát phù hợp cho việc thực hiện hoạt động kinh doanh.
27 Nguyên tắc 27. Kiểm
toán ngoài và báo cáo
tài chính
Cơ quan giám sát xác định ngân hàng và nhóm ngân hàng
duy trì các báo cáo tin cậy và đầy đủ, chuẩn bị các báo cáo
tài chính phù hợp với chính sách kế toán và thực hành. Cơ
quan giám sát cũng cần xác định ngân hàng và công ty mẹ
trong nhóm ngân hàng có đầy đủ quản trị và giám sát chức
năng kiểm toán ngoài.
28 Nguyên tắc 28. Công
khai và minh bạch
Cơ quan giám sát xác định ngân hàng và nhóm ngân hàng
thường xuyên xuất bản (cung cấp) thông tin về hợp nhất trên
cơ sở truy cập dễ dàng phản ánh điều kiện tài chính, thành
quả, rủi ro tổn thất, chiến lược quản trị rủi ro
29 Nguyên tắc 29. Lạm
dụng các dịch vụ tài
chính
Cơ quan giám sát xem xét ngân hàng có đầy đủ chính sách
và quy trình, gồm cả quy tắc cẩn trọng cần thiết với khách
hàng để khuyến khích tiêu chuẩn cao về đạo đức và chuyên
nghiệp trong lĩnh vực tài chính và ngăn ngừa cho ngân hàng
bị sử dụng cố ý hoặc vô ý vào các hoạt động phạm tội.
(Nguồn: tác giả dịch từ tài liệu: Basel Committee on Banking Supervision (2012), Core
principles for effective banking supervision)
Phụ lục 4. Số liệu về thực trạng tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của hệ thống
NHTM Việt Nam theo FSIs
STT Tên ngân hàng Tỷ lệ CAR Ghi chú
01 Vietcombank 6,64%
02 ACB 5,76%
03 Habubank !0,09%
04 Nam Á Bank 13,78%
05 SHB 8,41%
06 Techcombank 6,88%
07 VIB 6,34%
08 Bao Viet Bank 15,30%
09 Đại Á Bank 23,42%
10 Đại Tín Bank 17,02%
11 Eximbank 14,31%
12 Liên Việt Bank 15,16%
13 MHB 4,83%
14 Tiên Phong Bak 15,29%
15 VP Bank 8,88%
16 An Bình Bank 14,17%
17 BIDV 6,34%
18 Maritime Bank 5,51%
19 Phương Đông Bank 16,90%
20 Sài Gòn Công Thương 19,00%
21 Agribank 4,64%
22 Kiên Long Bank 21,59%
23 MB 9,14%
24 Nam Việt Bank 8,24%
25 Ocean Bank 7,13%
26 PG Bank 12.19%
27 Phương Tây Bank 16,4%
28 Gia Định Bank 27,56%
29 HD Bank 7,76%
30 Sacombank 6,16%
31 Southernbank 6,85%
32 Tín Nghĩa Bank 12,10%
33 Vietinbank 5,03%
34 SeAbank 13,44%
Nguồn: Nguyễn Thị Minh Huệ, “Đánh giá hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
qua một số chỉ số lành mạnh tài chính”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh
doanh 28 (2012), 158-166.
Phụ lục 5. Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động xử rủi ro trong hoạt động
cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại
1) Bộ luật dân sự năm 2015
2) Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010
3) Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010
4) Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 sửa đổi Nghị định
163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm
5) Nghị định 34/2015/NĐ-CP ngày 31/3/2015 sửa đổi Nghị định 53/2013/NĐ-CP
về thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam
6) Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 về thành lập, tổ chức và hoạt
động của công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam
7) Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm
8) Quyết định 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 sửa đổi Quyết định
1096/2004/QĐ-NHNN ngày 6/9/2004 về hoạt động bao thanh toán của TCTD
9) Quyết định 109/2003/QĐ-TTg ngày 05/6/2003 về việc thành lập Công ty
mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp
10) Quyết định 150/2001/QĐ-TTg ngày -5/10/2001 về việc thành lập Công ty
quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc NHTM
11) Quyết định 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 của Thủ tướng về phê duyệt Đề án
xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD và Đề án thành lập công ty quản lý tài sản của
các TCTD Việt Nam
12) Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 6/9/2004 về hoạt động bao thanh
toán của TCTD
13) Quyết định 1389/2001/QĐ-NHNN ngày 07/11/2001 về việc thành lập Công
ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc NHTM
14) Thông tư 02/2017/TT-NHNN ngày 17/5/2017 về hoạt động bao thanh toán
của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (có hiệu lực từ ngày 30/9/2017)
15) Thông tư 04/2013/TT-NHNN ngày 01/3/2013 về chiết khấu giấy tờ có giá
16) Thông tư 07/2015/TT-NHNN ngày 25/6/2015 của NHNN về bảo lãnh NH
17) Thông tư 08/2016/TT-NHNN ngày 16/6/2016 sửa đổi Thông tư 19/2013/TT-
NHNN ngày 06/9/2013 về việc mua bán và xử lý nợ xấu của Công ty quản lý tài sản
của các TCTD Việt Nam
18) Thông tư 09/2015/TT-NHNN ngày 17/7/2015 về hoạt động mua bán nợ của
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
19) Thông tư số 14/2015/TT-NHNN ngày 28/8/2015 về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN
20) Thông tư liên tịch 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/6/2014 về
hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm
21) Thông tư 19/2013/TT-NHNN ngày 06/9/2013 về việc mua bán và xử lý nợ
xấu của Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam
22) Thông tư số 21/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 sửa đổi Thông tư
04/2013/TT-NHNN ngày 01/3/2013 về chiết khấu giấy tờ có giá
23) Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 về hoạt động cho vay của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
(Nguồn: tác giả thống kê và sưu tầm từ cơ sở dữ liệu: thuvienphapluat.vn
và các nguồn khác)
Phụ lục 6. Các công ty mua bán nợ và quản lý tài sản ở Việt Nam
STT Tên công ty mua bán nợ và quản lý tài sản (QLNKTTS) Ghi chú
01 Công ty QLNKTTS của các doanh nghiệp (DATC)
02 Công ty QLNKTTS của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC)
03 Công ty QLNKTTS thuộc Ngân hàng Quân đội (MBAMC)
04 Công ty QLNKTTS thuộc ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam
05 Công ty QLNKTTS thuộc ngân hàng Công Thương Việt Nam
06 Công ty QLNKTTS thuộc ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
07 Công ty QLNKTTS thuộc ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam
08 Công ty QLNKTTS thuộc ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
09 Công ty QLNKTTS thuộc ngân hàng Phương Nam
10 Công ty QLNKTTS thuộc ngân hàng Quốc Dân (Trước là Nam Việt)
11 Công ty QLNKTTS thuộc ngân hàng Nam Á
12 Công ty QLNKTTS thuộc ngân hàng Kỹ Thương
13 Công ty QLNKTTS thuộc NHTM cổ phần Sài Gòn – Hà Nội
14 Công ty QLNKTTS thuộc ngân hàng Á Châu
15 Công ty QLNKTTS thuộc ngân hàng Việt Nam Thịnh Vương
16 Công ty QLNKTTS thuộc ngân hàng Đông Nam Á
17 Công ty QLNKTTS thuộc ngân hàng Đại chúng Việt Nam
18 Công ty QLNKTTS thuộc NHTMCP Sài Gòn
19 Công ty QLNKTTS thuộc ngân hàng Hàng Hải
20 Công ty QLNKTTS thuộc ngân hàng Sài Gòn Công Thương
21 Công ty QLNKTTS thuộc ngân hàng An Bình
22 Công ty QLNKTTS thuộc ngân hàng Bản Việt
23 Công ty QLNKTTS thuộc ngân hàng Bắc Á
24 Công ty QLNKTTS thuộc ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu
25 Công ty QLNKTTS thuộc ngân hàng Kiên Long
26 Công ty QLNKTTS thuộc ngân hàng Quốc tế
27 Công ty QLNKTTS thuộc ngân hàng Tiên Phong
28 Công ty QLNKTTS thuộc ngân hàng Việt Á
29 Công ty QLNKTTS thuộc ngân hàng Việt Nam Thương Tín
30 Công ty QLNKTTS thuộc ngân hàng Eximbank
Nguồn: tác giả tổng hợp từ nhiều trang thông tin điện tử của các NHTM Việt Nam
và các nguồn khác.
1
Những công trình liên quan đến luận án đã công bố
1. Nguyễn Xuân Bang (2011), “Một số vấn đề pháp lý về các hạn chế để bảo đảm
an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng:, Tạp chí Khoa học pháp lý, số
02/2011.
2. Nguyễn Xuân Bang (2014), “Thông tin tín dụng phòng ngừa rủi ro trong hoạt
động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,
số 02,03/2014
3. Nguyễn Xuân Bang (2015), “Một số vấn đề của pháp luật về phòng ngừa rủi ro
trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại”, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp, số 02/2015.
4. Nguyễn Xuân Bang, Lê Thị Bích Chi (2013), “Giải quyết tranh chấp hợp đồng
tín dụng ngân hàng tại tòa án trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”, Tạp chí Khoa học,
Trường Đại học Đà Lạt, số 7/2013.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phap_luat_ve_bao_dam_an_toan_trong_hoat_dong_cap_tin.pdf