Luận án Pháp luật về chống lao động cưỡng bức nhìn từ góc độ phát triển toàn diện

Việt Nam là thành viên ILO và đã tham gia nhiều Công ước của ILO, trong đó có những Công ước hàm chứa các nguyên tắc trong Chương lao động đang đàm phán trong TPP (bao gồm Công ước 100 về công bằng trong tiền công/tiền lương; Công ước 111 về Phân biệt đối xử về lao động và việc làm; Công ước 182 về Các hình thức tồi tệ nhất của lao động trẻ em; Công ước 138 về Tuổi lao động tối thiểu; Công ước 29 về LĐCB; Công ước 105 về Cơ chế tham vấn ba bên), đó cũng là một thuận lợi. 5. Việt Nam vừa qua đã tiến hành những sửa đổi tổng thể pháp luật gốc về lao động, trong đó có hai văn bản quan trọng Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn. Tuy nhiên, thực tiễn và kết quả khảo sát Chương trình nghiên cứu về phát triển toàn diện của WB cũng đã chỉ rõ, nghèo đói là nguyên nhân cơ bản bắt nguồn cho mọi vấn đề xã hội. Vì vậy khi gia nhập TPP muốn xóa bỏ LĐCB, Việt Nam cần xây dựng chính sách an sinh xã hội về việc làm, hệ thống giáo dục cần kiện toàn đi đôi với cơ chế thực thi pháp luật hiệu quả và khung pháp lý hoàn thiện. Học hỏi kinh nghiệm các nước phát triển đã thành công trong việc xây dựng thiết chế đại diện, trung gian, hòa giải; hoạt động thực thi, tuyên truyền, trợ giúp pháp lý là rất cần thiết

pdf163 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1764 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật về chống lao động cưỡng bức nhìn từ góc độ phát triển toàn diện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o đó. Trong khi đó thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong HĐLĐ và trả lương cho NLĐ do 135 “NSDLĐ có trách nhiệm xây dựng” (Điều 93 BLLĐ). Trên thực tế NSDLĐ chỉ xây dựng thang lương, bảng lương mang tính đối phó với cơ quan chức năng (ở đó làm sao đảm bảo mức lương không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước đề ra) chứ không phản ánh đúng với năng suất lao động, không phản ánh được hiệu quả sức lao động của NLĐ. Là người yếu thế, là đối tượng cần việc nên NLĐ hầu như không có cơ hội để thỏa thuận về mức lương với NSDLĐ, đa phần NLĐ buộc chấp nhận mức lương do NSDLĐ đưa ra nếu muốn có việc làm, dù mức lương thấp hơn giá trị sức lao động bản thân. Như vậy, quy định Điều 93 đã biến “trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương” là nghĩa vụ trở thành “quyền chủ động” và tạo ra lợi thế cho NSDLĐ bóc lột NLĐ một cách tinh vi hơn. Mặc dù tại Khoản 2 Điều 93 BLLĐ có quy định NSDLĐ khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động “phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở”, nhưng tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở hầu như không có tiếng nói, không thể can thiệp vì lợi ích cá nhân của họ bị chi phối. Vì vậy việc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp cần điều chỉnh, theo đó nên có sự tham gia, phối hợp của cơ quan chức năng nhà nước, tổ chức độc lập, cơ quan quản lý ngành - không chịu sự chi phối, không có mối quan hệ về kinh tế, tài chính giữa DN và hoạt động của tổ chức thì mới đạt hiệu quả thực thi (ví dụ: tổ chức công đoàn ngành, sở/phòng lao động - thương binh và xã hội). - Pháp luật Công đoàn Để pháp luật Công đoàn đi vào cuộc sống một cách hiệu quả trong việc chống LĐCB cần có những quy định sau: Thứ 1:Phát huy vai trò hổ trợ của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với Công đoàn cơ sở trong việc giải quyết tranh chấp lao động, thương lượng tập thể, khởi kiện người sử dụng lao động. Trong điều kiện hiện nay, chỉ có Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở mới đủ khả năng đại diện quyền và lợi ích cho NLĐ trên thực tế vì: (1) Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có sự tách bạch về mặt lợi ích với NSDLĐ (do tiền lương của cán bộ Công đoàn cấp trên không do NSDLĐ chi trả); (2) tiếng nói và vị thế Công đoàn cấp trên cơ sở mạnh hơn và được đảm bảo hơn do có sự hỗ trợ của cơ quan chính quyền và cấp ủy Đảng ở địa phương; (3) năng lực cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được đào tạo chính quy, bài bản và chuyên sâu. 136 Thứ 2: Nâng cao hiệu quả hoạt động cán bộ công đoàn cơ sở Theo quy định pháp luật, Thỏa ước lao động tập thể phải phù hợp với quy định pháp luật và có những quy định lợi hơn cho NLĐ; nhưng trên thực tế TƯLĐTT được các doanh nghiệp xây dựng hầu hết là sao chép luật, không có bất kỳ quy định nào lợi hơn cho NLĐ. Điều này cho thấy sự hạn chế Công đoàn cơ sở cũng như trình độ, bản lĩnh cán bộ Công đoàn cơ sở trong thương lượng, đấu tranh bảo vệ quyền lợi NLĐ (vì họ là cán bộ không chuyên trách/cán bộ kiêm nhiệm nên phụ thuộc nhiều vào NSDLĐ). Sức mạnh và năng lực của Công đoàn cơ sở, cán bộ công đoàn cơ sở phụ thuộc nhiều vào việc họ có được bảo vệ khi chống lại những hành vi can thiệp, thao túng và thiếu thiện chí của NSDLĐ hay không. Chỉ khi được bảo đảm về điều này thì cán bộ công đoàn cơ sở mới có thể có tiếng nói độc lập và quyết đoán trong quá trình đối thoại, đàm phán với NSDLĐ. Vì vậy tác giả kiến nghị cần có quy định để đảm Cán bộ công đoàn cơ sở độc lập, không bị chi phối về mặt lợi ích từ NSDLĐ. Thứ 3: Nâng cao hiểu biết cho NLĐ về pháp luật lao động và pháp luật công đoàn, để họ có thể tự bảo vệ mình, chống lại tình trạng LĐCB thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật của tổ chức Công đoàn. Trong thực tế hiện ở một số địa phương như Đà Nẵng, Liên đoàn LĐTP đã tích cực trong việc tổ chức, triển khai chương trình tuyên truyền pháp luật, chính sách, quyền và nghĩa vụ của NLĐ tại các cụm dân cư, khu công nghiệp. Theo đánh giá của ông Trương Ngọc Hùng – Trưởng ban Chính sách pháp luật Liên đoàn LĐTP Đà Nẵng, hoạt động này rất được người dân và NLĐ quan tâm, ủng hộ. Người dân đã chủ động hơn trong việc đặt ra tình huống, vấn đề thắc mắc để được tư vấn và giải đáp. Qua những buổi đối thoại – tư vấn pháp luật giữa cơ quan nhà nước và người dân, một số tranh chấp lao động được giải quyết ngay tại chỗ, số các vụ việc tranh chấp lao động được giải quyết dứt điểm tại cơ sở ngày càng tăng. Đây là mô hình cần nhân rộng và phát triển trên nhiều địa phương cả nước. Bên cạnh đó, cần chuẩn hóa chuyên môn của đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Thứ 4: Tăng cường vai trò trong việc tham gia hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử phạt NSDLD vi phạm pháp luật lao động và pháp luật công đoàn theo quy định của Nghị định 95/2013?NĐ - CP của Chính phủ ban hành ngày 22/8/2013 về “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài” và Nghị định 88/2015 của Chính phủ ban hành ngày 07/10/2015 về sửa đổi, bổ sung Nghị định 95. 137 - Pháp luật Thƣơng mại Nước ta hiện nay tập trung rất nhiều vào việc thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế nên đôi khi vẫn còn “nhẹ tay” trong việc xử phạt các doanh nghiệp vi phạm, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn nước ngoài, vì sợ ảnh hưởng nhất định đến nguồn vốn, đến thị trường lao động và việc làm trong nước. Số doanh nghiệp vi phạm trong thời gian qua chưa được xử lý thỏa đáng vẫn còn tồn tại, trong khi đó những bức xúc từ xã hội vẫn đang ngày càng gia tăng. Hiện pháp luật thương mại chỉ tập trung điều chỉnh về hành vi mua bán hàng hóa, nhưng các quy định về hậu quả pháp lý, chế tài thương mại đối với chủ thể sản xuất hàng hóa có sử dụng LĐCB chưa được đề cập. Tác giả cho rằng cần bổ sung quy định đối với vấn đề trên. Căn cứ mức độ vi phạm tác giả kiến nghị có thể xử phạt bằng hình thức phạt tiền, thu hồi tiêu hủy sản phẩm, thu hồi giấy phép hoạt động hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó, cần lập và công khai danh sách những doanh nghiệp vi phạm để mọi người được biết và giám sát. Những biện pháp cứng rắn này sẽ giúp môi trường hoạt động kinh doanh Việt Nam được lành mạnh hơn, tạo điều kiện cho những doanh nghiệp làm ăn chân chính phát triển, cạnh tranh trong xu thế hội nhập. - Pháp luật Hình sự Để chống LĐCB hiệu quả, tác giả có một số kiến nghị đối với pháp luật hình sự như sau: Thứ 1: quy định tội danh trực tiếp về tội phạm liên quan đến LĐCB Quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, bên cạnh tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế đất nước thì những hiệu ứng không mong muốn như việc gia tăng xung đột, tranh chấp lao động, trật tự, an ninh xã hội nói chung có nhiều biến đổi. Tình trạng tội phạm trong lĩnh vực lao động gia tăng, vấn nạn LĐCB đang có nguy cơ bùng phát, do đó cần phải có biện pháp xử lý cấp bách, kịp thời. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có quy định về tội danh đối với tội phạm về LĐCB. Tại Điều 25 Công ước 29 của ILO cũng có quy định “Việc huy động bất hợp pháp LĐCB hoặc bắt buộc sẽ bị trừng phạt như tội phạm hình sự, và mọi quốc gia thành viên phê chuẩn công ước này có nghĩa vụ bảo đảm rằng những hình phạt do pháp luật quy định thực sự thích đáng và được thi hành nghiêm ngặt”. các nước, với tính chất và mức độ gây nguy hiểm cho xã hội, người phạm tội sẽ bị truy cứu 138 trách nhiệm hình sự về hành vi liên quan đến LĐCB, mức phạt tù có thể lên đến trên 5 năm. Việt Nam, căn cứ Điều 239 BLLĐ 2012 về Xử lý vi phạm trong lĩnh vực lao động quy định, người có hành vi vi phạm các quy định pháp luật lao động “tu theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”. Tuy nhiên, trong Nghị định 05/2015/NĐ-CP và các văn bản có liên quan hướng dẫn thi hành BLLĐ 2012, thiếu các quy định cụ thể về chế tài đối với từng hành vi, từng mức độ vi phạm trong lĩnh vực lao động, những quy định về việc xử lý vi phạm pháp luật lao động dừng lại ở quy định mở và mang tính định hướng. Trong BLHS 2015 cũng không có quy định tội danh trực tiếp đối với tội phạm liên quan đến LĐCB, những quy định về tội danh “Tội mua bán người; Tội mua bán người dưới 16 tuổi; Tội hành hạ người khác; Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn thương người khác; Tội môi giới mại dâm...” chỉ xử lý được một số trường hợp, điều này sẽ dẫn đến bỏ lọt một số lượng lớn tội phạm có liên quan. Chính vì vậy, tác giả cho rằng cần có quy định tội danh trực tiếp về tội phạm liên quan đến LĐCB là cần thiết Thứ 2: hoàn thiện quy định đối với tội mua bán người (Điều 150 BLHS 2015) và tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151 BLHS 2015). Cụ thể: Pháp luật nước ta quy định là tội phạm hình sự đối với cả hành vi mua bán người nhỏ lẻ (một lần) và hành vi mua bán người có tính chất tổ chức, nhiều lần (buôn bán), điều này phù hợp với quy định của Công ước quốc tế về tội buôn bán người . Việc tham gia vào bất kì giai đoạn nào của quá trình mua bán đều cấu thành tội phạm. Theo pháp luật Việt Nam mục đích tội phạm mua bán người và mua bán người dưới 16 tuổi là vì tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác Khái niệm về tài sản trong pháp luật Việt Nam có nội hàm hẹp hơn so với quy định Công ước về chống tội phạm xuyên quốc gia. Điểm d Điều 2 Công ước quy định “Tài sản" nghĩa là mọi loại của cải, dù là vật chất hay phi vật chất, động sản hay bất động sản, hữu hình hay vô hình và các văn bản hay văn kiện pháp lý là bằng chứng cho quyền sở hữu hoặc lợi ích đối với những của cải đó”, còn Điều 105 BLDS 2015 Việt Nam quy định tài sản chỉ bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. 139 Trên thực tế nhiều người phạm tội không phải vì lợi ích vật chất (mua người về để phục vụ tình dục) hoặc vì những lợi ích vật chất có thể phát sinh trong tương lai (như mua người về để phục vụ tình dục và sau đó bóc lột mại dâm); nhưng điều luật 150 và 151 không làm rõ mục đích “vì tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất” tại thời điểm hiện tại hay tương lai và bỏ xót trường hợp phạm tội vì lợi ích phi vật chất. Như vậy, nó không đủ và đúng như trong quy định Nghị định thư về “Phòng ngừa, trấn áp và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em”. Theo Nghị định thư mục đích bóc lột được xác định đối với tất cả các đối tượng có tham gia vào quá trình buôn bán người, còn “việc cho hoặc nhận tiền hay lợi nhuận” chỉ là một trong những động cơ để thúc đẩy để thực hiện tội phạm chứ không phải là mục đích cuối cùng, mục đích cuối cùng của tội phạm buôn bán người chính là mục đích bóc lột. Bóc lột được quy định tại Nghị định thư bao gồm “ít nhất việc bóc lột mại dâm người khác hay những hình thức bóc lột tình dục khác, lao động hay dịch vụ cưỡng bức, nô lệ hay các hình thức tương tự nô lệ, khổ sai hoặc việc lấy đi những bộ phận cơ thể”. Như vậy, quy định của Nghị định thư về “Phòng ngừa, trấn áp và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em” rộng và bao quát các trường hợp phát sinh trên thực tế hơn pháp luật Việt Nam. Để phù hợp với Công ước và thực tiễn, tác giả kiến nghị cần bổ sung quy định “mục đích bóc lột” vào trong yếu tố bắt buộc xác định cấu thành tội phạm và trường hợp “sẽ nhận tiền”, “lợi ích phi vật chất” vào trong quy định. 4.2.2. Giải pháp về chính sách Một trong những nhiệm vụ trọng tâm để phát triển toàn diện là xóa đói giảm nghèo. Để thực hiện tốt điều đó, đòi hỏi chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ chính sách an sinh xã hội, tạo việc làm, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo để xây dựng LLLĐ đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội. - Đối với vấn đề việc làm: Trong xã hội hiện đại, các quan hệ việc làm đã và đang trở nên đa dạng và phức tạp, quan điểm về việc làm cũng khác hơn so với quan niệm truyền thống. Ngày nay có một việc làm không chỉ đơn giản là một công việc tạo ra thu nhập mà phải một công việc mang lại thu nhập đủ sống. Chính vì vậy, Nhà nước cần quan tâm hơn đến chính sách tạo việc làm đồng bộ với chính sách tiền lương; chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước, ở đó phải có sự chọn lọc lựa chọn các dự án đầu tư phù hợp, không nóng vội để vô tình biến quốc 140 gia trở thành sân sau, là “khu xử lý rác thải công nghiệp” từ các nước phát triển. Mở rộng hơn nữa các kênh thông tin thị trường, hội chợ việc làm để NLĐ có nhiều cơ hội tìm kiếm công việc. CEP là một tổ chức tài chính vi mô phi lợi nhuận được Liên đoàn TP. Hồ Chí Minh thành lập từ 11/1991 theo mô hình Ngân hàng Grameen, nhằm giảm tình trạng nghèo của công nhân lao động và giúp họ tự tao việc làm thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính. CEP tập trung phục vụ nhóm thành viên nghèo và nghèo nhất với nỗ lực tham gia đóng góp vào công cuộc giảm nghèo cả nước. Cuối năm 2015, CEP đã có mạng lưới gồm 33 chi nhánh, 519 nhân viên, nguồn vốn cho vay lên đến 2.398 tỷ đồng. Trong 24 năm hoạt động, CEP đã hổ trợ 288.490 thành viên vay vốn [9, tr 3]. Tác giả cho rằng đây là một mô hình tổ chức hoạt động hiệu quả cao trong việc giảm nghèo và tự tạo việc làm trong xã hội, Nhà nước cần có chính sách để nhân rộng mô hinh hoạt động này hơn nữa. - Về giáo dục đào tạo: Nước ta đang ở thời kỳ dân số vàng, nhưng theo UNFPA nhận định “Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn già hóa dân số với tốc độ cao và thời gian chuẩn bị thích ứng không còn nhiều”. Vấn đề già hóa dân số là quy luật, nó không phải là một gánh nặng nhưng nó làm cho gánh nặng kinh tế và xã hội trở nên nghiêm trọng hơn nếu không có những bước chuẩn bị. Chính sách đầu tư xây dựng LLLĐ có chuyên môn nhằm xây dựng thế mạnh, củng cố nguồn lực để phát triển quốc gia, là chiến lược đúng đắn và chính sách thích ứng cấp bách mang tính lịch sử, phù hợp với giai đoạn đất nước hiện nay, do đó cần tổ chức thực hiện tốt. Tuy nhiên, chương trình giáo dục đào tạo hiện hành của chúng ta còn nặng về lý thuyết, hệ thống giáo dục quốc dân chưa thực sự chú trọng đào tạo nghề gắn với thực tiễn. Thời gian qua, Nhà nước đã có những thay đổi trong đầu tư cho hoạt động đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong thời gian tới, Nhà nước cần tiếp tục chú trọng hơn công tác đào tạo nghề, trong các chương trình dạy học. - Lao động trẻ em: Công ước về quyền của trẻ em 1989 (CRC) của Đại hội đồng LHQ thông qua và 150 nước phê chuẩn có trách nhiệm bảo vệ trẻ em khỏi sự bóc lột kinh tế và khỏi việc thực hiện bất cứ công việc nào có thể ảnh hưởng tới sự giáo dục, sức khỏe và phúc lợi của trẻ em. ILO đã ban hành các văn bản nghiêm cấm sử dụng trẻ em dưới một độ tuổi xác định và đưa ra các quy định nhằm bảo vệ trẻ em phải làm việc. Trong đó, 4 văn kiện 141 cơ bản là Công ước 138 và Khuyến nghị 146 về Tuổi tối thiểu thông qua năm 1973 và Công ước 182 và Khuyến nghị 190 về Các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất được thông qua 1999. Công ước 182 và Khuyến nghị 190 đã nêu rõ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất phải được giải quyết ngay ở mọi quốc gia, dù quốc gia đang trong giai đoạn phát triển ở mức độ nào và việc xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất được ưu tiên cao nhất vì tính cấp bách và tầm quan trọng của vấn đề, với ảnh hưởng của nó lên những nỗ lực xóa đói nghèo. Các văn kiện trên thừa nhận, việc xóa bỏ lao động trẻ em muốn hiệu quả cần phải thực hiện song song chính sách giáo dục và đào tạo. Ông Doãn Mậu Diệp - Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội: “Một số bộ phận trẻ em đã và đang tham gia vào những công việc có thời gian kéo dài, các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển và cơ hội học tập của trẻ, nên đòi hỏi phải có những giải pháp phòng ngừa, can thiệp để bảo vệ các em, tạo môi trường lành mạnh cho mọi trẻ em phát triển toàn diện” [111]. Trẻ em tham gia lao động nguyên nhân sâu xa một phần vì đói nghèo, lao động trẻ em còn tồn tại sẽ kéo dài sự nghèo đói bằng việc tước đi cơ hội tiếp thu các kỹ năng và kiến thức giúp các em thoát nghèo khi trưởng thành. Nhà nước cần có những chính sách để từng bước thực hiện tốt việc xóa bỏ lao động trẻ em và việc giáo dục đào tạo cho trẻ em sẽ tạo nguồn lực cần thiết cho xã hội và cơ hội phát triển tương lai đất nước. 4.2.3. Giải pháp về nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật - Về phía cơ quan Nhà nước Việt Nam cần xem xét để phê chuẩn Công ước 105 và xem đây như là một giải pháp quan trọng trong hoạt động quản lý Nhà nước về lao động ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, Việt Nam cần thực hiện tốt các vấn đề sau: Thứ 1: Tăng cƣờng hiệu quả công tác thanh kiểm tra cơ quan chức năng Tuân thủ pháp luật thực sự rất quan trọng, vì luật pháp tốt nhưng không tự nhiên dẫn đến điều kiện lao động tốt, việc tuân thủ thực hiện pháp luật mới là điều cốt lõi và việc này cần được kiểm tra định kỳ. Thanh tra lao động có vai trò chủ chốt trong việc giám sát, kiểm soát và tư vấn, vì vậy cần quan tâm đến phát triển năng lực, kỹ năng để thực hiện công tác thanh tra hiệu quả, đào tạo thanh tra lao động một cách 142 đầy đủ nhằm giúp họ biết làm thế nào để thi hành luật và khuyến khích DN tuân thủ pháp luật. Thực tế (ở phần phân tích mục 2.3.2.1) phản ánh hiện công tác thanh kiểm tra của cơ quan chức năng chưa hiệu quả và chưa bám sát tình hình QHLĐ đang diễn ra. Số vụ việc vi phạm pháp luật trong QHLĐ được phát hiện quá ít so với thực tế nóng diễn ra hằng ngày. Đối với các vụ việc liên quan đến LĐCB, cơ quan chức năng biết và vào cuộc xử lý khi và chỉ khi có sự phản ánh từ phương tiện truyền thông, từ sự tố cáo từ người trong cuộc, điều đó cho thấy tính phòng ngừa trong hiệu quả công tác thanh kiểm tra thấp. Tác giả kiến nghị nên tăng cường công tác thanh kiểm tra đột xuất để dễ dàng phát hiện những biểu hiện vi phạm pháp luật ngay từ đầu, xử lý kịp thời nhằm phòng ngừa và giảm thiểu vi phạm. Thứ 2: Tăng nặng hình phạt để răn đe, phòng ngừa. Nghị định 95/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 22/8/2013 là văn bản hướng dẫn về việc xử lý hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động, trong đó quy định về mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm pháp luật lao động. Tuy nhiên tác giả nhận thấy mức phạt tiền với các hành vi vi phạm là quá thấp. Ví dụ: Không giao kết HĐLĐ bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại HĐLĐ với NLĐ theo quy định chỉ từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 NLĐ; vi phạm từ 301 NLĐ trở lên chỉ phạt từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (Điều 5 NĐ 95/2013/NĐ-CP). Với trường hợp vi phạm tiền lương vì trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu, mức phạt tiền tối đa là 75.000.000 đồng với vi phạm từ 51 NLĐ trở lên (Khoản 4 Điều 13 NĐ 95/2013/NĐ-CP). Trong khi đó, lợi nhuận nhiều NSDLĐ/doanh nghiệp thu về rất lớn so với mức phạt từ hoạt động bóc lột lao động, vi phạm lao động. Trên thực tế mức xử phạt này chưa đủ răn đe nên sau khi bị xử phạt, nhiều NSDLĐ/doanh nghiệp vẫn ngang nhiên tái phạm, đây là tiền đề dễ dàng đến LĐCB, đến những vi phạm nghiêm trọng hơn. Tác giả kiến nghị Nhà nước phải có chính sách cứng rắn như tăng mức hình phạt để ngăn ngừa sự vi phạm “lây lan”, thậm chí xử lý hình sự nếu cần thiết. Mức xử phạt nên được xây dựng nên căn cứ vào số NLĐ và phần trăm mức phạt trên vốn điều lệ hoặc doanh thu lợi nhuận của NSDLĐ/doanh nghiệp. 143 Ví dụ: Doanh nghiệp A và B đều vi phạm ký kết HĐLĐ với 20 NLĐ. Mức phạt trong trường hợp này là 0,1 vốn điều lệ. DN A có vốn điều lệ 1 tỷ, DN B có vốn điều lệ 2 tỷ. Vậy mức nộp phạt của 2 doanh nghiệp cho hành vi vi phạm sẽ là: + DN A: 0,1 x 1 tỷ x 20 người = 20 triệu; + DN B: 0,1 x 2 tỷ x 20 người = 40 triệu. Việc xử phạt được áp dụng dựa trên cơ sở các tiêu chí trên sẽ đảm bảo tính khách quan và phù hợp với quy mô từng loại hình doanh nghiệp. Đồng thời đảm bảo tính linh hoạt, tránh trường hợp mức xử phạt chỉ còn tính tượng trưng do sự trượt giá của đồng tiền trong thời gian ngắn. - Về phía NLĐ NLĐ nước ta hiện đa phần là lao động phổ thông, lao động chưa qua đào tạo. Bên cạnh hoạt động tích cực của Nhà nước trong việc nâng cao nhận thức quyền lợi và trách nhiệm cho NLĐ, thì trước tiên và trên hết, bản thân NLĐ khi tham gia vào quan hệ việc làm, QHLĐ thì chính họ phải ý thức và chủ động trong việc tìm hiểu công việc (công việc gì? điều kiện làm việc như thế nào? nơi làm việc ở đâu?...); quyền lợi và trách nhiệm của mình, tránh nóng vội vì những hứa hẹn hay lợi ích được dựng lên mà thiết lập hợp đồng. Sự tích cực và chủ động sẽ giúp NLĐ hạn chế trường hợp rủi ro do bị lừa gạt, tránh rơi vào bẫy khiến mình trở thành nạn nhân của LĐCB. Đặc biệt, NLĐ khi bị vi phạm cần nhanh chóng tìm cách báo với cơ quan chức năng để được nhận hỗ trợ kịp thời và cần thiết. - Về phía NSDLĐ Tất cả các chủ thể trong xã hội đều phải có vai trò và trách nhiệm trong cộng đồng chung, việc chấp hành nghiêm túc quy định pháp luật không chỉ vì lợi ích cá nhân chủ thể mà là trách nhiệm đối với xã hội. Với NSDLĐ (chủ yếu là doanh nghiệp), cần chủ động và nhận thức được quyền lợi và trách nhiệm doanh nghiệp với cộng đồng thông qua việc tự giác tuân thủ pháp luật và cam kết thực hiện trách nhiệm chung với toàn xã hội trong việc xóa bỏ LĐCB. Công ước về Nô lệ 1926 đã nhận định “việc sử dụng LĐCB hoặc bắt buộc có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng” (Điều 5), đặc biệt Việt Nam đã gia nhập vào cộng đồng kinh tế chung thế giới và khu vực, các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, về điều kiện làm việc, về vấn đề lao động sẽ minh bạch, rõ ràng và khắt khe hơn. Do đó cần nâng cao nhận thức DN để họ hiểu rằng thực hiện tốt điều này sẽ giúp DN có được chỗ đứng lâu dài trong lòng người tiêu dùng là giải pháp cần hướng đến. 144 4.2.4. Giải pháp về tổ chức thực hiện - Hoạt động trợ giúp pháp lý Tăng cường thực hiện việc xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý. Việc xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý từ nguồn lực xã hội thông qua hội luật gia, luật sư, các chuyên gia sẽ góp phần đảm bảo nhân lực hoạt động, góp phần đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý phát triển rộng rãi và hiệu quả hơn. Đây là một trong những giải pháp cần hướng đến vì hoàn toàn phù hợp với chiến lược trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến 2020 và định hướng 2030 “Nhà nước huy động, khuyến khích mọi nguồn lực hiện có, các tổ chức đoàn thể xã hội và cộng đồng tham gia trợ giúp pháp lý, nhất là các luật sư, luật gia, các chuyên gia ở các lĩnh vực và các lực lượng xã hội khác”[18]. Cần mở rộng đối tượng được trợ giúp pháp lý để đạt mục tiêu 50 đến 70 người dân được biết đến quyền trợ giúp pháp lý. Hiện nay đối tượng được trợ giúp pháp lý là người nghèo; người có công với cách mạng; người già cô đơn; người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa; người dân tộc thiểu số. Trong xã hội vẫn còn nhiều người thuộc nhóm người yếu thế cần được trợ giúp pháp lý như: NLĐ bị mất việc làm do vi phạm pháp luật của NSDLĐ; nạn nhân của tội phạm mua bán người; nạn nhân của bóc lột tình dục; nạn nhân của LĐCB Lực lượng trợ giúp viên pháp lý không đồng đều về trình độ, tâm huyết và động cơ tham gia cũng khác nhau nên phần nhiều chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Chuẩn hóa đội ngũ trợ giúp viên pháp lý là nhiệm vụ cần phải thực hiện trong thời gian tới. Ưu tiên và tập trung đẩy mạnh nhiều hơn các hoạt động trợ giúp pháp lý ở những khu vực khó khăn vì những khu vực địa lý kinh tế khó khăn như vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo là nơi người dân có nhu cầu tiếp cận trợ giúp pháp lý nhiều nhất, nhưng hoạt động trợ giúp pháp lý còn yếu và hiệu quả chưa cao. - Hoạt động tuyên truyền pháp luật Thay đổi nhận thức một người, một xã hội là một quá trình, do đó hoạt động tuyên truyền pháp luật có ý nghĩa nhất định trong việc tác động thay đổi nhận thức, nâng cao hiểu biết của xã hội, của NLĐ về vấn nạn LĐCB. Ví dụ hiện nay, giúp việc gia đình được thừa nhận chính thức, người giúp việc gia đình được xem như những NLĐ làm bất kỳ các công việc khác trong xã hội. Trong thời gian tới, lao động giúp việc gia đình ngày càng phát triển như một xu thế tất yếu vì khi quá trình đô thị hóa tăng, lao động ở nông thôn thất nghiệp nhiều 145 nhưng yêu cầu xã hội về trình độ lao động ngày càng cao, nên những người không có trình độ chỉ có thể làm các công việc đơn giản như giúp việc gia đình; bên cạnh đó khi vai trò của phụ nữ trong xã hội càng được nâng cao, phụ nữ được giải phóng các công việc nội trợ thì nhu cầu LĐ giúp việc ngày càng nhiều. Thế nhưng với trình độ hạn chế, bản thân nhiều người giúp việc gia đình chưa ý thức được giá trị và vị trí công việc của mình. Trong quá trình khảo sát và phỏng vấn thực tế không chỉ liên quan đến lao động giúp việc, kết quả cho thấy hầu hết nhiều người cảm thấy xa lạ với khái niệm và dấu hiệu về LĐCB, thậm chí có người không biết rằng chính họ đang là nạn nhân của LĐCB. Như đã phân tích ở phần 2.4.2.2, nếu việc ký kết thành công Hiệp định thương mại TPP sẽ mở rộng thị trường, nhưng tạo ra những rào cản và khó khăn không ít, nhất là thị trường lao động, vì vậy hoạt động tuyên truyền pháp luật có vai trò quan trọng để NLĐ tiếp cận được các vấn đề và yêu cầu xã hội để kịp thời thích ứng và bảo vệ bản thân. Để hoạt động tuyên truyền pháp luật hiệu quả, cần được tăng cường hơn mức độ và tần suất phát sóng, hình thức tuyên truyền nên linh hoạt, phong phú và đa dạng để người dân dễ nắm bắt. Bên cạnh đó, lồng ghép việc tuyên truyền thông qua công tác trợ giúp pháp lý, chương trình giáo dục để phổ biến pháp luật đến sớm và gần hơn với nhiều đối tượng, nhiều tầng lớp trong xã hội. - Hợp tác của các doanh nghiệp Trong điều kiện hội nhập sâu và rộng, sẽ có những vấn đề ảnh hưởng đến người dân, đặc biệt là những NLĐ làm thuê, người yếu thế trong xã hội khi mà thu nhập của họ vốn đã ít ỏi nay lại càng bấp bênh do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính kéo dài; việc sa thải NLĐ không đạt yêu cầu cũng là biện pháp cần thiết NSDLĐ thường áp dụng để duy trì hiệu quả doanh nghiệp, nhưng không ít doanh nghiệp lạm dụng để chấm dứt hợp đồng trái phép. Hiện nay, lao động trong các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong lao động xã hội, với chủ trương tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường, tạo môi trường cho hoạt động kinh doanh thì số lượng và tỷ trọng lao động trong các doanh nghiệp càng tăng. Nếu không kiểm soát tốt và ý thức tuân thủ của các doanh nghiệp không cao thì tình trạng vi phạm pháp luật sẽ ngày càng gia tăng. Hợp tác của các doanh nghiệp (bao gồm hoạt động hợp tác của các doanh nghiệp với nhau, hợp tác của chính doanh nghiệp với Nhà nước và xã hội) là một trong 146 những biện pháp và cách thức hữu hiệu nhất để chống lại LĐCB vì không một sức mạnh nào bằng sức mạnh tập thể. Việc hợp tác có thể thông qua hoạt động kiểm soát giữa các thành viên trong hiệp hội, và phản hồi đối với cơ quan chức năng khi hiệp hội nhận thấy các doanh nghiệp bên ngoài nhưng có dấu hiệu vi phạm. Một trong 05 nội dung chính được ký kết đã khiến Hiệp định TPP vừa được thông qua ngày 4/10/2015 trở thành Hiệp định quan trọng nhất thế kỷ XXI, chính là việc TPP hướng đến thị trường toàn diện bằng việc xóa bỏ hoặc giảm thuế quan và các rào cản phi thuế quan một cách đáng kể đối với mua bán hàng hóa và dịch vụ nhằm tạo ra các cơ hội mới và lợi ích cho doanh nghiệp, công nhân, và người tiêu dùng các nước ký kết. Chính vì điều đó, Tổng thống Mỹ - Obama cũng đã khẳng định: “TPP bao gồm các cam kết mạnh mẽ nhất về lao động và môi trường so với bất kỳ thỏa thuận thương mại nào trong quá khứ”. Thời gian tới căn cứ vào TPP, một số vấn đề lao động như là các tiêu chuẩn trong sản xuất; cấm sử dụng lao động trẻ em/LĐCB trong hoạt động kinh doanh; điều kiện lao động; môi trường lao động sẽ khắt khe hơn và sẽ có những vấn đề mà chỉ có hợp tác giữa các doanh nghiệp mới có thể giúp nhiều DN vượt qua trước sức cạnh tranh lớn từ DN ngoài nước để đáp ứng yêu cầu thị trường, vì vậy chưa bao giờ việc hợp tác ở mọi khía cạnh xã hội giữa các DN thực sự quan trọng như hiện nay. Kết luận chƣơng 4 Từ những phân tích trên có thể rút ra được các nhận định sau: 1. Tất cả các nước đều mong muốn quốc gia phát triển và thịnh vượng vì điều đó gắn liền với việc xác lập vị thế đất nước trên trường quốc tế. Điều này không giới hạn hay chỉ ưu đãi với quốc gia thừa hưởng điều kiện tự nhiên thuận lợi, vì thực tế hầu hết quốc gia thành công khi xây dựng đất nước trên nền tảng chính sách, pháp luật và thể chế phù hợp; ngược lại nhiều quốc gia để các chính sách làm xói mòn lợi thế đất nước khi chỉ dựa vào tài nguyên thiên nhiên sẵn có mà không nhận thấy lợi thế cạnh tranh còn gắn với yếu tố năng suất, kỹ thuật (sự chuyên môn hóa), chính sách và con người. Do đó, những giải pháp và chính sách đúng đắn là một trong những điều kiện tiên quyết mang lại sự thành công. 2. Khi toàn cầu hóa trong thương mại ngày càng sâu rộng, hàng rào thuế quan và kỹ thuật được dỡ bỏ thì cạnh tranh giữa các nước càng khốc liệt hơn. Các nước phải cải thiện môi trường kinh doanh theo nhiều cách để xóa bỏ LĐCB như: khung pháp lý hoàn thiện, cơ chế chính sách hợp lý, nâng cao hiệu quả và năng suất lao 147 động thông qua việc đào tạo đội ngũ công nhân/NLĐ khỏe mạnh, có giáo dục, làm việc trong môi trường an toànv.v. Đặc biệt với các nước đang phát triển như Việt Nam, muốn thoát khỏi sự phụ thuộc vào lao động rẻ và tài nguyên thiên nhiên đòi hỏi sự cố gắng và nỗ lực là rất lớn, nhất là trong lĩnh vực lao động. 3. Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay chưa có hệ thống các quy định pháp luật hoàn thiện về chống LĐCB, khi hiện tượng NLĐ (đặc biệt người nghèo, người yếu thế trong xã hội) bị lừa đảo, bị bóc lột diễn biến phức tạp khiến thị trường lao động nhiều bất ổn, đã đặt ra nhu cầu cần có pháp luật chống LĐCB. Pháp luật đó phải được xây dựng trên nguyên tắc bảo đảm sự phát triển xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế; thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng trong quá trình xây dựng, khắc phục những tồn tại của hệ thống pháp luật hiện hành. 148 KẾT LUẬN Bà Maria Pâvilainen, chuyên gia - giảng viên của ILO về LĐCB tại buổi “Kỹ năng đưa tin về LĐCB và buôn bán người trong doanh nghiệp" do ILO và Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ Báo chí tổ chức ngày 21/9/2015 tại Hà Nội vừa qua nhận định: "Sự phát triển về kinh tế, hội nhập đã nảy sinh các vấn đề mới nhất về quan hệ lao động, nhất là về cưỡng bức lao động” [109]. Điều đó cho thấy, toàn cầu hóa kinh tế phải đi kèm việc gia tăng nhu cầu được bảo vệ của NLĐ, chống lại tình trạng LĐCB đang có nguy cơ bùng phát. “Pháp luật về chống lao động cưỡng bức nhìn từ góc độ phát triển toàn diện” là một đề tài hoàn toàn phù hợp với thực tiễn khách quan, khi mà hiện nay các công trình nghiên cứu từ góc độ đa diện, nhiều chiều để vẽ lên một bức tranh rõ nét về vấn đề LĐCB không nhiều. Tài liệu tham khảo hạn chế vì đây là vấn đề nhạy cảm, nên kết quả điều tra, thống kê thực trạng LĐCB ở các quốc gia hầu như không được công bố rộng rãi và rất khó tìm thấy. Tuy nhiên trên cơ sở dữ liệu mà tác giả tìm hiểu và nghiên cứu đối với pháp luật về chống LĐCB, đã rút ra một số kết luận sau: 1. Vấn đề quyền lợi và việc bảo vệ quyền lợi NLĐ xuất phát từ quan hệ việc làm, quan hệ lao động ngày càng phức tạp do thay đổi xã hội và thời đại khiến tình trạng LĐCB gia tăng. Thực tế rất khó xác định trong trường hợp: (1) các quyền và nghĩa vụ tương ứng của các bên liên quan không rõ ràng; (2) khi có sự cố tình che dấu quan hệ lao động, quan hệ việc làm; (3) khi có những hạn chế, kẻ hở trong hệ thống pháp luật hoặc giải thích pháp luật, áp dụng pháp luật. 2. Chống LĐCB là trách nhiệm của toàn xã hội, mọi quốc gia và chủ thể. Việt Nam muốn chống LĐCB hiệu quả cần phải thực hiện một cách đồng bộ với các giải pháp về chính sách, về pháp luật trên cơ sở phù hợp với pháp luật quốc tế, nhưng tương thích với những yếu tố đặc thù của xã hội Việt Nam – quốc gia đang phát triển. 3. Pháp luật về chống LĐCB trên thế giới được thể hiện ở các văn bản dưới nhiều khía cạnh (vấn đề nhân quyền, về quan hệ lao động, về thương mại hàng hóa, về chống tình trạng nô lệv.v). Đây là nền tảng pháp lý để các quốc gia thể chế hóa vào các văn bản pháp luật mỗi nước. một số quốc gia, đã có những chế định riêng biệt nhằm điều chỉnh vấn đề LĐCB, nhưng ở Việt Nam thì các quy định tồn tại rải rác và thiếu tính hệ thống, nhất quán. 4. Trong thời gian tới, chính sách cạnh tranh của TPP là đảm bảo một khuôn khổ cạnh tranh công bằng trong khu vực, thông qua quy định các nước phải duy trì 149 các chế độ pháp lý ngăn cấm hành vi kinh doanh phi cạnh tranh cũng như các hoạt động thương mại gian lận và lừa đảo làm tổn hại đến người tiêu dùng. Đây là khung pháp lý nền tảng và cơ bản trong Hiệp định TPP hướng đến thị trường thương mại hoàn hảo, không có LĐCB. Việt Nam là thành viên ILO và đã tham gia nhiều Công ước của ILO, trong đó có những Công ước hàm chứa các nguyên tắc trong Chương lao động đang đàm phán trong TPP (bao gồm Công ước 100 về công bằng trong tiền công/tiền lương; Công ước 111 về Phân biệt đối xử về lao động và việc làm; Công ước 182 về Các hình thức tồi tệ nhất của lao động trẻ em; Công ước 138 về Tuổi lao động tối thiểu; Công ước 29 về LĐCB; Công ước 105 về Cơ chế tham vấn ba bên), đó cũng là một thuận lợi. 5. Việt Nam vừa qua đã tiến hành những sửa đổi tổng thể pháp luật gốc về lao động, trong đó có hai văn bản quan trọng Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn. Tuy nhiên, thực tiễn và kết quả khảo sát Chương trình nghiên cứu về phát triển toàn diện của WB cũng đã chỉ rõ, nghèo đói là nguyên nhân cơ bản bắt nguồn cho mọi vấn đề xã hội. Vì vậy khi gia nhập TPP muốn xóa bỏ LĐCB, Việt Nam cần xây dựng chính sách an sinh xã hội về việc làm, hệ thống giáo dục cần kiện toàn đi đôi với cơ chế thực thi pháp luật hiệu quả và khung pháp lý hoàn thiện. Học hỏi kinh nghiệm các nước phát triển đã thành công trong việc xây dựng thiết chế đại diện, trung gian, hòa giải; hoạt động thực thi, tuyên truyền, trợ giúp pháp lý là rất cần thiết. 6. Trước tình trạng LĐCB gia tăng với hình thức đa dạng và tinh vi, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật hiện hành và bổ sung một số quy định mới mang tính dự trù, dự liệu trong tương lai để đáp ứng yêu cầu hội nhập. Tuy nhiên, cách tiếp cận về quan điểm phát triển toàn diện còn khá mới, chắc chắn sẽ có hạn chế nhất định về mặt lý luận cũng như phương thức giải quyết vấn đề; nhưng với những kết quả ban đầu đạt được, tác giả hy vọng góp một phần ý nghĩa cho các nhà hoạch định chính sách pháp luật về pháp luật chống LĐCB, nhằm hướng đến xây dựng một xã hội công bằng – dân chủ - văn minh và là tài liệu nghiên cứu, tham khảo hữu dụng đối với các học giả, đối tượng quan tâm. 150 DANH MỤC CÁC BÀI VIẾT VÀ CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ 1. Phan Thị Nhật Tài (2014), Lao động cưỡng bức – Vấn nạn toàn cầu, Tạp chí Pháp luật và Phát triển, số 04. 2. Phan Thị Nhật Tài -Trần Tuấn Đạt (2014), Lao động cưỡng bức – Nghiên cứu từ góc nhìn phát triển toàn diện, Tạp chí Pháp luật và Phát triển, số 06. 3. Phan Thị Nhật Tài (2015), Quan điểm phát triển toàn diện về Lao động cưỡng bức, Đề tài NCKH cấp cơ sở. 4. Phan Thị Nhật Tài (2015), Pháp luật Việt Nam về chống Lao động cưỡng bức nhìn từ góc độ bảo vệ quyền con người, Bản tin Sở Tư pháp – TP. Đà nẵng, số 32. 5. Phan Thị Nhật Tài (2015), Nguyên nhân và vai trò pháp luật về chống Lao động cưỡng bức, Bản tin Sở Tư pháp – TP. Đà Nẵng, số 35. 6. Phan Thị Nhật Tài (2015), Đánh giá hoạt động tổ chức, thực hiện pháp luật chống Lao động cưỡng bức ở Việt Nam, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 6. 7. Phan Thị Nhật Tài (2016), Quy định về chống Lao động cưỡng bức trong các Công ước của ILO, Tạp chí Pháp luật và Phát triển, số 08 – 09. 8. Phan Thị Nhật Tài (2016), Thực trạng về LĐCB và pháp luật về chống Lao động cưỡng bức ở một số nước và Việt Nam, đề tài NCKH cấp cơ sở. 9. Phan Thị Nhật Tài (2016), Một số góp ý hoàn thiện pháp luật lao động về chống lao động cưỡng bức, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 8. 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Bản tóm tắt kết quả chính của Dự án Theo dõi Nghèo Đô thị năm 2008 – 2012. 2. Báo cáo 4/2014 của ILO 3. Báo cáo ban chấp hành Tổng liên đoàn lao động Việt Nam khóa X tại đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, Hà Nội, 2013. 4. Báo cáo tóm tắt của ban chấp hành Tổng liên đoàn lao động Việt Nam khóa X tại đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, Hà Nội, 2013. 5. Báo cáo số 50 Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ngày 28/5/2013 về Tổng kết chương trình phát triển đoàn viên công đoàn giai đoạn 2008 – 2013. 6. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016 của ngành công thương của Bộ Công thương ngày 31/12/2015. 7. Báo cáo về tình hình giám sát thực hiện chính sách mức lương tối thiểu trong các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn trên địa bàn thành phố ĐN, 2014. 8. Báo cáo “Tác động của khủng hoảng tài chính – kinh tế đối với công nhân nữ nhập cư và những rủi ro về mua bán người”, Tổ chức Action Aid Việt Nam, Hà Nội, 2009. 9. Báo cáo hoạt động năm 2015, CEP – Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm, TP.HCM, 2016. 10. Báo cáo Điều tra lao động và việc làm Việt Nam 2011, Bộ Kế hoạch đầu tư, Hà Nội, 2012. 11. Bộ tài liệu phục vụ học tập của Viện Ngân hàng thế giới, Không chỉ là tăng trưởng kinh tế, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2005. 12. Bùi Thị Quyên Quyên (2012), Pháp luật quốc tế về lao động trẻ em: khóa luận tốt nghiệp, Khóa luận tốt nghiệp. 13. Bùi Văn Bốn (2010), Pháp luật điều chỉnh hoạt động đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp. 14. Các thỏa thuận khung toàn cầu của Industriall, 2014 15. Chỉ số công lý, thực trạng về công bằng và bình đẳng dựa trên ý kiến của người dân năm 2012 152 16. Chương trình đối tác tư pháp, Trợ giúp pháp lý tại Châu Âu: 9 con đường tiếp cận công lý, 2015 17. Nguyễn Hữu Chí, Công đoàn Việt Nam và pháp luật điều chỉnh hoạt động của đại diện công đoàn trong quan hệ lao động, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 6/2010, trang 37. 18. Nguyễn Huy Cường (2012), Một số vấn đề về kỷ luật sa thải trái pháp luật theo quy định Bộ luật Lao động, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 3/2012, trang 53. 19. Nguyễn Mạnh Cường (2009), Dự báo tác động của việc gia nhập WTO đối với vấn đề lao động và xã hội của Việt Nam, ILO- Những vấn đề lao động và xã hội trong các Hiệp định Thương mại quốc tế, trang 190. 20. Dự án quan hệ lao động Việt Nam – ILO, Báo cáo tư vấn “Nhận diện và ứng phó với những hành vi không công bằng trong lao động đối với công nhân và công đoàn”, Hà Nội, 2016. 21. Đỗ Thanh Hằng (2012), Cấm phân biệt đối xử trong pháp luật lao động Việt Nam dưới độ tiểu chuẩn lao động, Luận văn thạc sĩ Luật học. 22. Lê Thị Mỹ Hằng (2012), Những vấn đề pháp lý về việc làm và giải quyết việc làm qua thực tiễn ở tỉnh Vĩnh Long, Luận văn thạc sĩ Luật học. 23. Phạm Thị Hằng (2009), Pháp luật Thụy Điển về chống phân biệt đối xử với lao động nữ tại nơi làm việc và một số kinh nghiệm lập pháp đối với Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học. 24. Bùi Thị Hoàn (2009), Pháp luật lao động với vấn đề bảo vệ lao động trẻ em, Khóa luận tốt nghiệp. 25. Bùi Thị Hòa (2014), Hoàn thiện pháp luật về NLĐ di trú ở Việt Nam, luận văn thạc sĩ. 26. Hồ Thế Hòe – Nguyễn Thị Thư (2012), Đấu tranh phòng, chống tội phạm có tổ chức:thực trạng và một số giải pháp, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 7/2012, trang 75. 27. Đào Xuân Hội (2012), Một số vấn đề về phân loại tranh chấp lao động và thẩm quyền xử lý tranh chấp lao động tập thể về quyền và lợi ích, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 7/2012, trang 59. 28. Tạ Quang Hùng (Chủ biên), Các nền văn minh thế giới, NXB Văn Học, 2013, cuốn 2. 153 29. Phạm Nữ Thanh Huyền (2009), Pháp luật Việt Nam về vấn đề LĐCB và xóa bỏ LĐCB, Khóa luận tốt nghiệp. 30. Phan Thị Thanh Huyền (2016), Điều chỉnh pháp luật lao động Việt Nam đối với LĐCB, luận án tiến sĩ. 31. Nguyễn Thị Thu Hương (2010), Pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam đối với lao động di cư trong nước, Khóa luận tốt nghiệp. 32. ILO (2013), Đấu tranh chống LĐCB – Sổ tay dành cho Người sử dụng Lao động & Doanh nghiệp (gồm 07 quyển). 33. ILO, Điều tra quốc gia về Lao động trẻ em 2012 – các kết quả chính, Hà Nội, 3/2014. 34. Justin Yifu Lin (2012), Học thuyết kinh tế cơ cấu mới, Ngân Hàng thế giới. 35. Tường Duy Kiên, Quyền con người trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 6/2010, trang 70. 36. Khoa Luật trường ĐH New York -Alan B.Morrison (Chủ biên), Những vấn đề cơ bản của Luật pháp Mỹ, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007. 37. Khuyến nghị số 190 về Việc cấm và những hành động tức thời để loại bỏ những lao động trẻ em tồi tệ nhất năm 1999 của ILO. 38. Khuyến nghị 146 về Tuổi tối thiểu thông qua năm 1973 39. Khuyến nghị số 35 về LĐCB gián tiếp năm 1930 của ILO. 40. Nguyễn Thị Lam (2013), Thực trạng lao động là người giúp việc gia đình ở Việt Nam và một số kiến nghị, Luận văn thạc sĩ Luật học. 41. LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Công đoàn với việc tham gia giải quyết việc làm cho người lao động, Tham luận tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, Hà Nội, 2013, trang 207. 42. LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh, Công đoàn với việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại tố cáo về tranh chấp lao động và đình công, Tham luận tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, Hà Nội, 2013, trang 250. 43. LĐLĐ tỉnh Sơn La, Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm cho đoàn viên và người lao động, Tham luận tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, Hà Nội, 2013, trang 155. 44. Triệu Thị Hồng Liễu (2012), Quyền của người lao động di trú trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp. 154 45. Hà Huyền My (2011), Quy chế pháp lý của công dân trong lĩnh vực kinh tế - xã hội theo quy đinh pháp luật hiện hành, Khóa luận tốt nghiệp. 46. Hoàng Thị Minh (2011), Hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 8/2011, trang 63. 47. Nghị định thư Palermo về ngăn chặn, cấm và trừng phạt buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em năm 2000 của Liên Hiệp Quốc. 48. Nghiên cứu của Oxfam về các vấn đề lao động trong chuỗi cung ứng của Unilever Việt Nam 49. Nghị quyết số 20 NQ/TW ngày 28/1/2008 Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành trung ương khóa X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 50. Lê Thị Hồng Nhung, Tra tấn theo Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hay trừng phạt dã man, vô nhân đạo hay hạ nhục con người, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 3/2011, trang 75. 51. Nguyễn Thị Kim Phụng (2006), Pháp luật lao động với vấn đề bảo vệ người lao động trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học. 52. Quyền lao động trong chuỗi cung ứng của Unilever: Từ tuân thủ pháp luật tới thực tiễn áp dụng tốt 53. Quyết định 678/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn ngày 10/5/2011 về Chiến lược trợ giúp pháp lý 2020, định hướng đến năm 2030. 54. Lê Thị Như Quỳnh (2010), Pháp luật về lao động nữ: thực trạng và hướng hoàn thiện, Khóa luận tốt nghiệp. 55. Nguyễn Văn Quynh (2003), Việc làm và quy định của pháp luật về việc làm ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học. 56. Sandra Polaski (2009), Bảo vệ quyền lao động thông qua hiệp định thương mại: Bài học phân tích, ILO- Những vấn đề lao động và xã hội trong các Hiệp định Thương mại quốc tế, trang 261. 57. Nguyễn Thị Hoa Tâm (2012), Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 2/2012, trang 47. 155 58. Phan Thị Nhật Tài (2015), Từ góc nhìn phát triển toàn diện về LĐCB, Đề tài NCKH cấp cơ sở. 59. Phan Thị Nhật Tài (2014), LĐCB – Vấn nạn toàn cầu, Tạp chí Pháp luật và Phát triển, số 04. 60. Phan Thị Nhật Tài – Trần Tuấn Đạt (2014), LĐCB – Nghiên cứu từ góc nhìn phát triển toàn diện, Tạp chí Pháp luật và Phát triển, số 06. 61. Phan Thị Nhật Tài (2015), Pháp luật Việt Nam về chống LĐCB nhìn từ góc độ bảo vệ quyền con người, Bản tin Sở Tư pháp – TP. Đà Nẵng, số 32. 62. Phan Thị Nhật Tài (2015), Nguyên nhân và vai trò pháp luật về chống LĐCB, Bản tin Sở Tư pháp – TP. Đà Nẵng, số 35. 63. Phan Thị Nhật Tài (2015), Quy định về chống LĐCB trong các Công ước của ILO, Tạp chí Pháp luật và Phát triển, số 08 – 09. 64. Phan Thị Nhật Tài (2015), Đánh giá hoạt động tổ chức, thực hiện pháp luật chống LĐCB ở Việt Nam, Sinh hoạt lý luận, số 6. 65. Phan Thị Nhật Tài (2016), Thực trạng về LĐCB và pháp luật về chống LĐCB ở một số nước và Việt Nam, đề tài NCKH cấp cơ sở. 66. Vũ Thị Thảo (2013), Bảo vệ lao động nữ theo pháp luật lao động Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học. 67. Lê Thị Hoài Thu (2012), Những quy định cơ bản của ILO về xóa bỏ LĐCB (lao động bắt buộc) và các cam kết quốc tế của Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 12/2012, trang 67. 68. Đào Thị Lệ Thu (2012), Pháp luật về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học. 69. Lê Kim Tiên, Nguyễn Thị Việt Hà, Nguyễn Thanh Tuấn, Nhữ Lê Thu Hương, Lê Đồng Tâm, Không chỉ là tăng trưởng kinh tế, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2006. 70. Phạm Công Trứ (2010), Cơ chế ba bên ở Việt Nam: Những ghi nhận về mặt pháp lý, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 9/2010, trang 66. 71. Trung tâm Quốc gia Dự báo và Thông tin Thị trường lao động, Cục Việc làm, Bộ LĐTB&XH (2009), Xu hướng việc làm Việt Nam 2009, Hà Nội. 72. Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ Cộng đồng, Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc – UNDP, PAPI 2015 Chỉ số 156 hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh của ở Việt Nam, Đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người dân, Hà Nội, 2016. 73. Trung tâm hỗ trợ phát triển QHLĐ – Dự án QHLĐ Việt Nam – ILO, Giới thiệu quan hệ pháp luật một số nước, 2011. 74. UNFA, Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam – thực trạng,dự báo và một số khuyến nghị chính sách, tháng 7/2011 75. Ủy ban về Tăng trưởng và Phát triển (2009), Báo cáo về tăng trưởng: Chiến lược tăng trưởng bền vững và phát triển bền vững, Ngân hàng thế giới. 76. GS.TS Võ Khánh Vinh (Chủ biên), Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nôi, 2011. 77. GS.TS Võ Khánh Vinh (Chủ biên), Quyền con người – Tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học, NXB Khoa học Xã hôi, Hà Nôi, 2011, tập 1 và 2. B. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH 78. Christien van den Anker and Ilse van Liempt (2011), Human Rights and Migration: Trafficking for Forced Labour (Global Ethics), New York: Palgrave Macmillian. 79. ILO relations with the Bretton Woods institutions 80. ILO (2005), Report of the director general – a global alliance against forced labour, Part III – Global action to combat forced labour. 81. ILO (2012), Global estimate of Forced labour. 82. ILO (2012), 21 million people are now victims of forced labour. 83. ILO (2012), Behind the figures: Faces of forced labour. 84. ILO (2012), Questions and answers on forced labour. 85. ILO (2012), Global estimate of Forced labour Executive summary. 86. ILO (2012), Global estimate of Forced labour, Results and methodolygy. 87. ILO (2013), Stopping forced labour and slavery-like practices - The ILO strategy 88. ILO (2013), ILO calls for more international cooperation to fight human trafficking 89. ILO (2013), Major new initiative to protect women and girls from modern-day slavery 90. ILO (2012), Stepping up the fight against child labour. 91. ILO (2012), New ILO Global Estimate of Forced Labour: 20.9 million victims. 92. ILO (2015), Internal Labour Migration in Myanmar: Building an evidence- base on patterns in migration, human trafficking and forced labour. 157 93. ILO (2015), Monitoring report on the use of child labour and forced labour during the Uzbekistan 2015 Cotton Harvest. 94. International Labour Organization. "Các chỉ số của ILO về LĐCB", 2014. 95. Labour contract law of the People‟s of Republic of Chinna. 96. Law of Malaysia - Act 350 - Children and young persons (employment) 97. Law of Taiwan (Chapter II – Labour contract) 98. Korea, Republic of Law (No. 5309, Mar. 13, 1997).- Labor Standards Act 99. Nicola. Valticos (2013), International Labour Law. 100. Profits and Poverty: The Economics of Forced Labour May 20,2014. 101. Singapore employment act - (Chapter 91) 102. The Global Labour Market: From Globalization to Flexicurity 103. The fair labour standards Act of 1938, as amended 29 U.S.C. 201, et seq 104. The role of the ILO in implementing local economic development strategies in a globalized world C. DANH MỤC BÀI VIẾT TRANG WEBSITES 105. ban-lua-sang-thai-lan-1049948.htm 106. ngan-chan-nan-buon-nguoi/754380.html 107. vac-sang-tan-pakistan-ky-2-nhan-vat-bi-an-wu-ta-puma.aspx) 108. lan-20150326195430722.htm 109. leases/WCMS_243736/lang--en/index.htm. 110. 111. D. DANH MỤC TRANG WEBSITES 1. www.congdoanvietnam.org 2. www.ilo.org/hanoi 3. www.state.gov 4. www.thanhnien.com 5. www.tuoitre.com 6. www.uniceif 7. www.vietnam.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphap_luat_ve_chong_lao_dong_c_ong_buc_nhin_tu_goc_do_phat_trien_toan_dien_0384.pdf
Luận văn liên quan