Trong các địa phương có cảng của khu vực miền Bắc, hiện tại chỉ có Hải
Phòng có một số đơn vị làm nhiệm vụ thu gom dầu thải la canh từ các tàu biển với
năng lực thu gom 300-400 tấn/tháng, còn lại các cảng khác đều chưa có tổ chức thu
gom dầu thải la canh. Ngoài ra, các nhà máy đóng và sửa chữa tàu biển tại các địa
phương này đều có phương tiện thủy thu gom dầu thải của các tàu lên đà sửa chữa.
Tuy nhiên, các cơ sở thu gom đều chưa có quy trình thu gom đảm bảo các yêu cầu
về bảo vệ môi trường và chưa tiến hành xử lý dầu thải la canh tàu biển đúng quy
định quản lý chất thải nguy hại.
Thứ hai, đầu tư và lắp đặt các trang thiết bị, phương tiện hiện đại trong phát
hiện và xử lý các SCTD
176 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1645 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hương tiện hiện đại trong kiểm soát ÔNMT
biển là một biện pháp hữu quả giúp giảm thiểu thiệt hại ÔNMT biển. Việt Nam chưa
143
có đủ khả năng tài chính dồi dào trong việc sử dụng các phương pháp tiên tiến, các
trang thiết bị hiện đại, do vậy, trước mắt, cần tập trung vào một số giải pháp sau:
Thứ nhất, trang bị và lắp đặt hệ thống tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng lẫn
dầu tại các cảng biển
Hiện nay, hầu hết các cảng biển trên toàn quốc chưa có cơ sở tiếp nhận, xử lý
chất thải từ tàu nói chung và dầu thải la canh nói riêng; công tác quản lý nhà nước
về vấn đề này còn yếu.
Dầu thải la canh tàu biển là một thuật ngữ chỉ hỗn hợp nước lẫn dầu chưa
trong khoang chứa la canh của tàu. Dầu sử dụng trên tàu biển gồm hai loại dầu
nhiên liệu (dầu DO) và dầu bôi trơn (dầu LO). Các loại dầu này được chứa trong
các két chứa dưới đáy tàu. Trong quá trình tàu chạy trên biển, dầu nhiên liệu được
sấy nóng và dẫn bằng đường ống đến máy tàu, dầu bôi trơn được sử dụng để bôi
trơn các khớp, ổ trục chuyển động trong hệ thống động lực tàu. Trong quá trình dầu
chảy trong ống dẫn có thể bị rò rỉ ra bên ngoài qua đường ống do đường ống bị rò rỉ
hoặc qua các khớp nối, van có khuyết tật hoặc do sự cố kỹ thuật. Nước làm mát rò rỉ
cũng được thu gom chung về két chứa nước la canh gọi chung là dầu thải la canh.
Lượng dầu la canh ít hay nhiều phụ thuộc vào tình trạng kỹ thuật của tàu, tàu cũ
lượng dầu lớn hơn tàu mới.
Đối với những con tàu chạy tuyến quốc tế khi đang hành trình trên biển, dầu
thải la canh được xử lý bằng cách dẫn qua máy phân ly dầu – nước để tách dầu. Khi
nước thải đạt hàm lượng dầu trong nước nhỏ hơn 15 ppm được bơm xuống biển
cách bờ 20 hải lý theo quy định của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu
gây ra (Công ước Marpol 73/78). Tuy nhiên, khi tàu cập các cảng nằm sâu trong lục
địa, thời gian từ lần bơm la canh gần nhất đến khi cập bến kéo dài nên lượng nước
la canh lớn, do vậy, các tàu thường có nhu cầu xả nước la canh tại cảng. Cũng theo
quy định của Công ước Marpol 73/78, các cảng biển phải có phương tiện và thiết bị
thu gom dầu la canh đảm bảo đáp ứng yêu cầu xả thải của tàu.
Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các cảng biển chưa có cơ sở tiếp nhận, xử lý
nước thải la canh, do đó, các tàu dầu, tàu hóa chất, tàu hàng khi vệ sinh hầm hàng
thường không thực hiện được tại các cảng biển Việt Nam, dẫn đến việc bơm xả trái
144
phép nước la canh lẫn dầu xuống sông, xuống biển, trong khi hoạt động kiểm soát
việc thải bỏ dầu thải la canh còn hạn chế. Mặt khác, dịch vụ thu gom chất thải từ tàu
biển còn mang tính thủ công, manh mún, chưa đồng bộ hiện đại để có thể phòng
chống ÔNMT biển do dầu một cách hiệu quả.
Trong các địa phương có cảng của khu vực miền Bắc, hiện tại chỉ có Hải
Phòng có một số đơn vị làm nhiệm vụ thu gom dầu thải la canh từ các tàu biển với
năng lực thu gom 300-400 tấn/tháng, còn lại các cảng khác đều chưa có tổ chức thu
gom dầu thải la canh. Ngoài ra, các nhà máy đóng và sửa chữa tàu biển tại các địa
phương này đều có phương tiện thủy thu gom dầu thải của các tàu lên đà sửa chữa.
Tuy nhiên, các cơ sở thu gom đều chưa có quy trình thu gom đảm bảo các yêu cầu
về bảo vệ môi trường và chưa tiến hành xử lý dầu thải la canh tàu biển đúng quy
định quản lý chất thải nguy hại.
Thứ hai, đầu tư và lắp đặt các trang thiết bị, phương tiện hiện đại trong phát
hiện và xử lý các SCTD
Hiện nay, chúng ta đang thiếu các trang thiết bị kiểm tra nồng độ dầu và các
chất độc hại trong nước, kể cả nước dằn tàu. Trên thực tế, khi phát hiện có hiện
tượng đổ chất thải ra biển hoặc khi có vệt dầu loang trên biển, chúng ta không có
thiết bị đo nồng độ dầu, hóa chất để có thể phát hiện kịp thời vi phạm. Để xác định
nồng độ dầu, chúng ta phải mang mẫu nước về các trung tâm để kiểm định, gây tốn
thời gian và hạn chế việc xác định người vi phạm, nhất là các vi phạm xa bờ.
Bên cạnh đó, tình trạng yếu năng lực và thiếu thiết bị xử lý sự cố ÔNMT
biển do dầu cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng ô nhiễm
kéo dàu, khó khống chế và khó khắc phục. Các giải pháp phổ biến hiện nay ở Việt
Nam vẫn đang sử dụng là phao quây, bồn chứa, máy hút, tàu ứng phó SCTD.
Theo Báo Sài Gòn Giải phóng, sáng ngày 9/11/2011, tại huyện Nhà Bè, Thành
phố Hồ Chí Minh, Liên doanh Công ty Bảo Tín - Hải Minh đã tổ chức bàn giao tàu
NASOS 1 cho Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Nam (Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam) và đặt ky tàu ứng phó SCTD trên biển tầm hoạt động 250 hải lý.
Tập đoàn NASOS 1 có chức năng ứng cứu, thu gom dầu tràn trên biển,
chuyên chở vật tư, cung cấp dầu đốt cho các công trình biển, cứu hộ cứu nạn trên
145
biển. Tàu có vận tốc thiết kế 12 hải lý/giờ, tầm hoạt động 150 hải lý. Đây là tàu ứng
phó SCTD trên biển lớn nhất hiện nay của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Dự án đóng
mới tàu NASOS 1 và tàu ứng phó SCTD trên biển tầm hoạt động 250 hải lý là dự án
trọng điểm của Nhà nước, có tổng mức đầu tư 200 tỷ đồng.
Thứ ba, mặc dù nước ta đã có vệ tinh riêng có khả năng theo dõi và giám sát các
SCTD; tuy nhiên, nước ta cần phải nhanh chóng tham gia và hệ thống giám sát toàn cầu
để nâng cao hiệu quả giám sát, giảm giá thành chi phí và có thể làm dịch vụ cho một số
quốc gia lân cận; Xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống bản đồ nhậy cảm do dầu tràn khu vực
ven biển phía Bắc, Trung, Nam và Tây Nam Bộ; Xây dựng chương trình mô phỏng vết
dầu loang tại các khu vực biển phía Bắc, Trung, Nam và Tây Nam Bộ; Khuyến khích
nghiên cứu về lĩnh vực giám sát, phát hiện, ứng phó, khắc phục dầu tràn; Nghiên cứu,
xây dựng quy trình sử dụng chất phân tán (Dispersant) trên biển Việt Nam.
c) Giải pháp đào tạo và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Đào tạo, tập huấn, huấn luyện, diễn tập và tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng
đồng về bảo vệ môi trường, ứng phó SCTD trên biển nhằm nâng cao khả năng, kỹ năng
xử lý tình huống, phối hợp trong nước và quốc tế của các cơ quan chỉ đạo, điều hành và
lực lượng ứng phó và giải quyết hậu quả SCTD trên biển là rất quan trọng.
Việc nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật của các chủ thể trong hoạt động
khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra cần được triển khai
theo các nhóm, nhưng chủ yếu tập trung vào 03 nhóm chính sau:
(i) Đối với nhóm các chủ thể quản lý, cần áp dụng các giải pháp sau:
- Có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ,
nâng cao trình độ quản lý cho các cán bộ làm công tác hoạch định chính sách trong
lĩnh vực hàng hải.
- Cần tổ chức thường xuyên các khóa tập huấn, đào tạo dài hạn, ngắn hạn về
chuyên môn nghiệp vụ trong công tác xử lý, ứng phó SCTD.
- Nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn, kỹ năng đàm phán, thương
thuyết giải quyết các sự cố ÔNMT biển nói chung và sự cố ÔNMT biển do dầu nói
riêng cho các cán bộ tham gia công tác đàm phán.
146
- Cử các cán bộ sang đào tạo ngắn hạn tại một số quốc gia cũng như mời các
chuyên gia nước ngoài có uy tín trong lĩnh vực tổ chức xử lý, ứng phó và bồi thường
thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu sang Việt Nam để đào tạo cho các cán bộ trong nước.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đồng thời, tăng cường sự
phối hợp giữa các chủ thể quản lý trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo
thẩm quyền cũng như xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định về khắc phục hậu
quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra.
(ii) Đối với nhóm chủ thể trực tiếp tiến hành hoạt động hàng hải (đội ngũ
chủ tàu, thuyền viên, chủ cảng, người khai thác, người thuê tàu..):
- Cần nâng cao chất lượng của các cơ sở đào tạo thuyền viên, nâng cao chất
lượng đào tạo thuyền viên theo hướng chú trọng đến kỹ năng thực hành chuyên
môn, kỹ năng xử lý tình huống khi xảy ra sự cố nói chung và sự cố môi trường
trong hoạt động hàng hải nói riêng.
- Chú trọng nội dung về ngăn ngừa và khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT
biển do dầu từ tàu gây ra trong các chương trình giáo dục, đào tạo ở các bậc cao
đẳng, đại học trong lĩnh vực hàng hải.
- Có kế hoạch và lộ trình đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ
cũng như tăng cường tổ chức các khóa huấn luyện về công tác đảm bảo an toàn, an
ninh hàng hải và phòng ngừa ÔNMT cho đội ngũ sỹ quan, thuyền viên làm việc trên
tàu, đặc biệt là các tàu chuyên dụng chở dầu, hóa chất độc hại.
- Đảm bảo cho thuyền viên phải được đào tạo cơ bản và nâng cao, đồng thời
phải có các giấy chứng nhận khả năng chuyên môn và các chứng chỉ khác theo quy
định trước khi được tuyển dụng làm việc trên tàu.
(iii) Đối với các chủ thể là người bị thiệt hại, người có quyền và lợi ích có
liên quan và cộng đồng dân cư:
- Tăng cường và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến thông
qua các kênh thông tin như báo chí, truyền hình, các phương tiện thông tin đại
chúng khác tới các chủ thể này nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, về
pháp luật nói chung và pháp luật về bảo vệ môi trường nói riêng, trách nhiệm bồi
thường đối với thiệt hại ô nhiễm, về trình tự, thủ tục tố tụng liên quan Nắm vững
147
pháp luật sẽ giúp cho các chủ thể khiếu kiện hiệu quả do trình bày có lý lẽ, chứng
cứ rõ ràng, thuyết phục, tuân thủ mọi quy trình và thủ tục tố tụng liên quan
- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng bằng các con đường chính thức và
không chính thức, thông qua nhiều phương pháp khác nhau như các phương tiện
thông tin đại chúng, tổ chức các hoạt động cộng đồng có lồng ghép phổ biến kiến
thức về môi trường biển và phòng chống ÔNMT biển, tạo cơ hội để khuyến khích
cộng đồng phát huy các sáng kiến, nâng cao vai trò của người dân trong kiểm soát
ÔNMT biển. Hoạt động này cần tiến hành thường xuyên, có tổ chức và có định
hướng từ phía các cơ quan quản lý, đặc biệt là cấp chính quyền.
- Tăng cường năng lực cho cộng đồng bằng các phương thức như tổ chức các
buổi nói chuyện cho cộng đồng dân cư, tổ chức các khóa tập huấn cho cán bộ địa
phương để cộng đồng nâng cao khả năng làm chủ trong việc đưa ra quyết định cũng
như hỗ trợ chính quyền trong giám sát thực thi pháp luật. Kỹ năng cần được phổ
biến là kỹ năng thực thi pháp luật, lãnh đạo cộng đồng, xây dựng phương án xử lý
sự cố ÔNMT biển khi xảy ra. Năng lực cộng đồng cũng có thể được nâng cao thông
qua việc trao đổi, giao lưu giữa các cộng đồng với nhau.
- Tăng cường quyền tiếp cận thông tin và đối thoại là việc làm có hiệu quả
nhằm lôi kéo sự quan tâm và sự tham gia của cộng đồng vào giám sát việc thực hiện
pháp luật và phòng chống ÔNMT biển. Các thông tin có liên quan cần đầy đủ, minh
bạch, tin cậy. Cộng đồng cần được tiếp cận, khai thác và sử dụng, xử lý các thông
tin có liên quan. Việc đối thoại giữa cộng đồng dân cư và chính quyền cũng như các
chủ thể gây ô nhiễm chưa thật sự được chú trọng mặc dù đã ghi nhận trong luật. Đối
với công tác phòng chống ÔNMT biển, cần tăng cường sự trao đổi thông tin giữa
cộng đồng với các chuyên gia, cơ quan quản lý và chính quyền địa phương. Việc
trao đổi không chỉ nhằm nâng cao, tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong
hoạt động phòng chống ÔNMT biển mà còn giúp các cơ quan quản lý và các
chuyên gia các ý kiến phản hồi trung thực, trực tiếp từ phía cộng đồng.
Có thể nói, việc tuyên truyền, giáo dục phổ biến nâng cao ý thức pháp luật
môi trường là biện pháp có hiệu quả, giải quyết tận cùng cái gốc của vấn đề và rất
phù hợp với điều kiện của Việt Nam [65, tr.182].
148
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Môi trường biển ở Việt Nam đang bị ô nhiễm, do sự phát triển mạnh mẽ của các
đội tàu dầu, sự đẩy mạnh các hoạt động hàng hải, sự “già” đi nhanh chóng của hiện
trạng đội tàu trên thế giới. Đây là những dấu hiệu báo trước của nguy cơ ÔNMT biển.
Nhận thức rõ được sự trong sạch của biển cả có tầm quan trọng sống còn, Việt Nam đã
tham gia các công ước quốc tế và ban hành các văn bản trong nước về phòng ngừa,
khắc phục sự cố ÔNMT biển, trong đó có ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra. Tuy nhiên,
trên thực tế, thiệt hại ÔNMT biển vẫn xảy ra dù chúng ta đã áp dụng các biện pháp
phòng ngừa. Và phần lớn những thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra trên các vùng biển của
nước ta đều chưa được đánh giá đúng mức và bồi thường thỏa đáng vì những bất cập
trong hệ thống pháp luật cũng như cơ chế thực hiện. Chính vì vậy, việc hoàn thiện pháp
luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra là một đòi hỏi cấp
thiết về lý luận cũng như thực tiễn tại Việt Nam.
Pháp luật hiện hành về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu
gây ra cần được hoàn thiện trên các vấn đề chính như hoàn thiện: quy định về lượng
giá thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra; quy định về trách nhiệm pháp lý về
bồi thường thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra; ban hành một Luật chuyên
biệt về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra. Đồng thời,
nhằm giám sát việc thực thi pháp luật, cần kiện toàn năng lực, tăng cường sự phối
hợp trong hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước về khắc phục hậu quả thiệt
hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra. Việc tăng cường gia nhập, ký kết các điều ước
quốc tế về trách nhiệm pháp lý và bồi thường thiệt hại ÔNMT biển cũng là một nội
dung quan trọng trong hoàn thiện pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT
biển do dầu từ tàu gây ra tại Việt Nam.
Song song với việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật, các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả việc thực thi pháp luật cũng cần được chú trọng và triển khai
đồng bộ như các giải pháp về kinh tế, khoa học kỹ thuật và phổ biến giáo dục pháp
luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra tới các cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
149
KẾT LUẬN
Pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra là
tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh và tồn tại
giữa các chủ thể trong quá trình tổ chức xử lý, tính toán, ước lượng thiệt hại và
trách nhiệm bồi thường cũng như các trách nhiệm pháp lý khác áp dụng với chủ thể
có hành vi vi phạm nhằm mục đích bảo vệ môi trường biển, đảm bảo việc bồi
thường thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu được nhanh chóng, đầy đủ; bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng và có liên quan đến sự cố
ô nhiễm dầu đó.
Nội dung pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu
gây ra bao gồm 04 nhóm vấn đề gồm: (1) quy định pháp luật về ứng phó SCTD; (2)
quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra; (3) quy
định pháp luật về trách nhiệm pháp lý của các chủ thể có hành vi gây ÔNMT biển;
(4) quy định pháp luật về hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về khắc phục hậu
quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra. Mặc dù chúng ta đã có hệ thống các
văn bản quy phạm pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ
tàu gây ra nhưng các quy định đó vẫn là những quy định pháp luật đơn lẻ, rời rạc,
không mang tính hệ thống và còn khá nhiều điểm bất cập. Hệ thống các cơ quan
quản lý nhà nước có liên quan trong lĩnh vực này bao gồm các cơ quan từ trung
ương địa phương, tuy nhiên, việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan
này còn chung chung dẫn đến nhiều bất cập trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Phạm vi của Luận án tập trung phân tích và làm rõ các giải pháp hoàn thiện
các quy định pháp luật hiện hành về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu
từ tàu gây ra. Bên cạnh đó, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật
cũng cần được chú trọng và triển khai đồng bộ như các giải pháp về kinh tế, khoa
học kỹ thuật và phổ biến giáo dục pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT
biển do dầu từ tàu gây ra tới các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
1. Đặng Thanh Hà (2012), " Ô nhiễm dầu và cơ chế đền bù thiệt hại ô nhiễm dầu tại Việt
Nam", Tạp chí Khoa học công nghệ và môi trường công an, số 28, tr.58-59.
2. Đặng Thanh Hà (2013), "Tổng quan các công ước quốc tế về ngăn ngừa và bồi
thường thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu", Tạp chí Giao thông vận
tải, số 09, tr.57-59.
3. Đặng Thanh Hà (2015), "Tìm hiểu một số vấn đề của pháp luật về bồi thường
thiệt hại ÔNMT biển do dầu gây ra", Tạp chí Kiểm sát, Viện Kiểm sát nhân
dân tối cao, số 19, tr.41-48.
4. Đặng Thanh Hà (2015), "Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại ÔNMT
biển do dầu từ tàu gây ra", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp của Văn phòng
Quốc hội, số 23, tr.70-76.
5. Đặng Thanh Hà (2016), "Thực hiện pháp luật về sử dụng công cụ kinh tế và áp
dụng các giải pháp về khoa học kỹ thuật trong kiểm soát ô nhiễm môi trường
biển do dầu từ tàu gây ra tại Việt Nam", Tạp chí Thanh tra, số 12, tr.38-39.
151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Bộ luật Dân sự 2005 (2006), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ (2011), Tuyển tập Khoa học Công nghệ biển phục vụ
phát triển bền vững kinh tế - xã hội, Quyển 1 - Địa chất, khoáng sản và
luật biển, Hà Nội.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ (2011), Tuyển tập Khoa học Công nghệ biển phục vụ
phát triển bền vững kinh tế - xã hội, Quyển 2 - Sinh thái và môi trường
biển, Hà Nội.
4. Công ước 1982 của Liên hợp quốc về Luật Biển (2007), NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
5. Cục Hàng hải Việt Nam (2003), Sổ tay pháp luật hàng hải, NXB Giao thông Vận
tải, Hà Nội.
6. Cục Hàng hải Việt Nam (2013), Báo cáo thống kê tai nạn hàng hải từ năm 1999
đến nay.
7. Cục Hàng hải Việt Nam (2013), Đề án đề xuất gia nhập phụ lục III, IV,V, VI của
Công ước Marpol 73/78.
8. Cục Quản lý khai thác biển và hải đảo (2011), Báo cáo tổng kết Dự án “Nghiên
cứu, đề xuất Việt Nam tham gia các điều ước quốc tế về ứng phó, khắc
phục và giải quyết hậu quả SCTD trên biển”.
9. Đặng Thanh Hà (2005), Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại
ô nhiễm dầu 1992 và việc tổ chức thực hiện tại Việt Nam, Luận văn Thạc
sỹ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Đoàn Thị Vân (2009), Pháp luật về phòng chống ô nhiễm dầu từ tàu biển, Luận
văn thạc sỹ, ĐHQGHN.
11. Hứa Chiến Thắng, Nguyễn Khắc Kinh (1998), Ngăn ngừa ÔNMT biển - Một
nhiệm vụ cấp bách, Hội thảo các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường.
152
12. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Hành chính Việt
Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
13. Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (2000), Giáo trình Nhà nước và pháp luật
đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
14. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2003), Giáo trình Tư pháp quốc tế,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
15. Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (2004), Chuyên khảo Luật kinh tế, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
16. Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (2005), Giáo trình Luật Thương mại quốc
tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
17. Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (2007), Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
18. Luật Biển Việt Nam (2012), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Luật Ngăn ngừa ÔNMT biển của Hàn Quốc, (2011), tài liệu dịch, Hà Nội.
20. Lưu Ngọc Tố Tâm (2012), Pháp luật kiểm soát ÔNMT biển trong hoạt động
hàng hải ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội.
21. Mai Hải Đăng (2013), Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về chống ô
nhiễm dầu trên biển từ tàu, Luận án tiến sĩ, Khoa Luật, ĐHQGHN.
22. Nguyễn Chu Hồi và những người khác (1997), Bức tranh ÔNMT biểnViệt Nam,
Tuyển tập nghiên cứu, tập 1 của Tạp chí Môi trường, NXB Khoa học kỹ thuật.
23. Nguyễn Chu Hồi (2005), Cơ sở Tài nguyên và môi trường biển, NXB Đại học
Quốc gia, Hà Nội
24. Nguyễn Đình Dương (2010), Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài
Ô nhiễm dầu trên vùng biển Việt Nam và Biển đông, chương trình nghiên cứu
khoa học cấp nhà nước KC.09/06-10, Bộ Khoa học và Công nghệ.
25. Nguyễn Hồng Thao (1997), Những điều cần biết về Luật Biển, NXB Công an
nhân dân, Hà Nội
26. Nguyễn Hồng Thao (2003), ÔNMT biển Việt Nam - luật pháp và thực tiễn,
NXB Thống kê, Hà Nội.
153
27. Nguyễn Hồng Thao (2004), Bảo vệ môi trường biển - Vấn đề và giải pháp,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Nguyễn Hồng Thao (2006), Tòa án quốc tế về Luật Biển, NXB Tư pháp, Hà Nội.
29. Nguyễn Huy Tưởng (1999), Tiếng kêu cứu của Trái đất, NXB giáo dục, Hà Nội
30. Nguyễn Song Hà (2011), Vấn đề bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trên biển
theo pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài”, Luận văn Thạc sỹ Luật
học, Đại học quốc gia Hà Nội.
31. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2011), Pháp luật Việt Nam về việc bồi thường thiệt
hại do ô nhiễm dầu trong tương quan so sánh với pháp luật Australia,
Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học quốc gia Hà Nội.
32. Nguyễn Thị Như Mai (2004), Những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc hoàn
thiện pháp luật hàng hải Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Khoa Luật, ĐHQGHN.
33. Nguyễn Thị Vĩnh Hà (2005), Lượng giá thiệt hại kinh tế tài nguyên, môi trường
các hệ sinh thái biển do sự cố dầu tràn, đề xuất biện pháp trước mắt và
lâu dài để phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm dầu, Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia.
34. Phạm Văn Ninh (1998), Ô nhiễm dầu ở vùng biển ven bờ Việt Nam chưa rõ
nguyên nhân, Môi trường - các công trình nghiên cứu, tập VI, Hà Nội.
35. Sổ tay Điều ước quốc tế (2013), NXB Tư pháp, Hà Nội.
36. Sổ tay Pháp luật Hàng hải (2003), NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.
37. Tuyển tập các công ước hàng hải quốc tế (2003), NXB Lao động.
38. Tuyển tập các văn bản quy phạm pháp luật về hàng hải (2010), NXB Giao
thông vận tải.
39. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật quốc tế, NXB Công an
nhân dân, Hà Nội.
40. Trường Đại học luật Hà Nội (2007), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành
vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên tại Việt Nam.
154
41. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Môi trường, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
42. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và
pháp luật, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
43. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, tập 2,
NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
44. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
45. Trường Đại học kinh tế quốc dân (2005), Giáo trình bảo hiểm, NXB Thống kê,
Hà Nội.
46. Viện Ngôn ngữ học (1993), Từ điển Anh Việt, NXB Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ
Chí Minh.
47. Viện Ngôn ngữ học (2004), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.
48. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2002), Trách nhiệm pháp lý
dân sự trong lĩnh vực môi trường.
49. Võ Nguyên Giáp (1987), Kinh tế biển và khoa học kỹ thuật về biển ở nước ta,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
50. Vụ Pháp luật Hình sự-hành chính (2010), Những nội dung cơ bản của Luật Xử
lý vi phạm hành chính, NXB Tư pháp, Hà Nội.
51. Vũ Thư (2000), Chế tài hành chính - lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
52. Vũ Thu Hạnh, Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường, Luận án tiến sĩ, Đại học Luật Hà Nội.
53. Trung tâm Luật Biển và hàng hải Quốc tế (2008), Cơ sở khoa học về vấn đề
khai thác chung trong các vùng biển theo Luật biển quốc tế và thực tiễn
của Việt Nam.
54. Trường Đại học Hàng hải (2011), Xây dựng quy trình thực hiện công tác hải đồ
phục vụ yêu cầu dẫn tàu an toàn và thanh tra nhà nước về cảng biển.
55. Trường Đại học Hàng hải (2011), Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý
ballast cho tàu.
155
B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
56. Alan Khee - Jin Tan (2005), Vessel-Source Marine Pollution, the Law and
Politics of International Regulation, Published in the United States of
America by Cambridge University Press, New York.
57. Alan Khee - Jin Tan (2005), Vessel-Source Marine Pollution, the Law and
Politics of International Regulation, Published in the United States of
America by Cambridge University Press, New York;
58. Alexandre Kiss (2007), Guide to International Environmental Law, Martinus
Nijhoff Publishers;
59. Anita Stuhmcke (2001), Essential tort law, Second edition first published by
Cavendish Publishing, Australia;
60. Barbara E. Ornitz and Michael A. Champ (2002), Oil Spills First Principles:
Prevention and Best Response, Elsevier Science Ltd. Brans (2001),
Liability for Damage to Public Natural Resources: Standing, Damage and
Damage Assessment, Kluwer Law International .
61. Barry Dalal -Clayton and Barry Sadler (2005), Strategic environmental
assessment, A Sourcebook and Reference Guide to International
Experience, published by Earthscan in the UK and USA;
62. Bryan. A. Garner (2009), Black’s Law Dictionary, ninth edition, Wesst
Publishing, America.
63. Chia Lin Sien (1994), Protecting the Marine Environment of Asean from
ship-generated Oil Pollution and Japan’s Contribution to the Region.
64. Claire McIvor (2006), Third Party Liability in Tort, Hart Publishing, America;
65. Clotilde Armand (1997), Damage assessment and liability compensation for marine
oil spill short and long term strategies that achieve international consensus.
66. Edgar Gold (1985), Handbook on Marine Pollution, Second Edition, Printed
and bound by B.A.S Printers Limited.
67. Hoeberechts (2006), Oil spills in New Zealand’s Territorial Sea A Fence at the
Top of the Cliff.
156
68. IMO (1997), Guidelines for Vessel Traffic Services, Resolution A.857 (20),
adopted on 27 Nov, 1997.
69. IMO (2005), Revised Guidelines for the identification and designation of
particularly sensitive sea areas. Resolution A.982 (24), adopted on 1
December, 2005.
70. ITPOF (2007), Oil Spill Compensation a Guide to The International
Conventions On Liability and Compensation For Oil Pollution Damage.
71. ITPOF (2008), Claims Manual.
72. ITOPF (2011) Oil spills from tankers Statistic 2011.
73. ITPOF (2011), Annual Report 2011.
74. ITPOF (2012), Annual Report 2012.
75. ITOPF (2012), the International regime for Compensation for oil pollution
damage, Explanatory note prepared by the Secretariat of the International
Oil Pollution Compensation Funds.
76. Laurent Rivollier (1995), Prevention of oil spills by tankers - Feasibility study
of a Safety and Environmental Index (SEI), Master of Science in Ocean
Systems Management, Massachusetts Institutes Of Technology;
77. Margaret A. McCoy and Judith A. Salerno, Rapporteurs (2010), Assessing the
effects of the Gulf of Mexico oil spill on human health: A summary of the
June 2010 workshop, Washington, DC: The National Academies Press;
78. Marquita K. Hill (2010), Understanding Environmental Pollution, third
edition, Published in the United States of America by Cambridge
University Press, New York;
79. M. Stuart Madden (2005), Exporing Tort Law, Cambridge University Press,
New York;
80. Natalie Klein, Joanna Mossop and Donald R. Rothwell (2010), Maritime security
International Law and Policy Perspectives from Australia and New Zealand,
Simultaneously published in the USA and Canada by Routledge;
157
81. Nicholas P. Cheremisinoff and Paul Rosenfeld (2009), Best practices in the
petroleum industry, Published by Elsevier Inc;
82. RodaVerheyen (2005), Climate Change Damage and International Law
Prevention Duties and State Responsibility, Martinus Nijhoff Publishers;
83. SACEP (2001), Compendium of summaries of judicial decisions in
environment related cases.
84. Simon Baughen (2009), Shipping law, fourth edition published by Routledge-
Cavendish;
85. The National Academies Press (2003), Oil in the Sea: Inputs, Fates, and
Effects, Printed in the United States of America;
86. Tom Cornford (2008), Towards a public law of tort, Ashgate Publishing
Limited, England;
87. UNEP (1982), The Health of the Oceans, UNEP Regional Seas Repots and
Studies No. 16.
88. United Nations (2012), Liability and Compensation for Ship-Source Oil
Pollution: An Overview of the International Legal Framework for Oil
Pollution Damage from Tankers, New York and Geneva;
89. Veronica Anne Hoeberechts (2006), Oil Spills in New Zealand’s Territorial
Sea -A Fence at the Top of the Cliff, Degree of Master of Social Sciences,
University of Waikato;
90. Vivienne Harpwood (2007), Modern Tort Law, seventh edition,Routledge -
Cavendish, Publishing, New York;
91. Wang Hui (2011), Civil Liability for Marine Oil Pollution Damage - A
comparative and economic study of the international, US and the Chinese
compensation regime, Doctoratethesis, Erasmus University Rotterdam.
92. Wu, C. (1996), Pollution from the Carriage of Oil by Sea: Liability and
Compensation, Kluwer Law International;
93. Zhendi Wang and Scott A. Stout (2007), Oil Spill Environmental Forensics,
Elsevier Science Ltd.
158
C. CÁC BÀI BÁO
94. Hải Châu (16/12/2008), Xử phạt ÔNMT còn theo kiểu dung túng, Theo
vietbao.net ;
95. Đặng Thanh Hà (2013), Ô nhiễm dầu và cơ chế đền bù thiệt hại ÔNMT biển
do dầu tại Việt Nam, Tạp chí Giao thông vận tải số tháng 9/2013.
96. Minh Nguyệt (18/7/2008), Đóng cửa Vinashin nếu tiếp tục gây ô nhiễm, Theo
Tuanvietnam.net ;
97. Nguyễn Minh Đoan (15/12/2008), Yếu tố tâm lý pháp luật trong quá trình
nâng cao ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay, Theo ulhcmc.edu.vn ;
98. Nguyễn Bá Diễn (2008), Tổng quan pháp luật Việt Nam về phòng, chống ô
nhiễm dầu ở các vùng biển, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật
(24), tr. 224 – 238;
99. Nguyễn Bá Diễn (2011), Pháp luật một số quốc gia về phòng, chống và bồi
thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trên biển, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp,
Văn phòng Quốc hội , (15), tr. 52 – 61;
100. Lan Trang (4/1/2010), Hyundai Vinashin vi phạm Luật Bảo vệ môi trường một
cách có hệ thống, Theo Vietbao.vn;
101. Lưu Ngọc Tố Tâm (2006), Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi
trường biển ở Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân số 10, tháng 5/2006;
102. Lưu Ngọc Tố Tâm (2011), Vấn đề phòng ngừa sự cố hàng hải nhằm kiểm
soát ÔNMT biển bằng pháp luật, Tạp chí Luật học, số 3/2010;
103. Lưu Ngọc Tố Tâm (2011), Khắc phục sự cố hàng hải nhằm kiểm soát ÔNMT
biển, Tạp chí Luật học, số tháng 7/2011;
104. Phương Loan (19/7/2008), Hyundai Vinashin, những cái mất lớn và những
nhân vật vắng tiếng, Theo TuanVietnam.net.
D. CÁC TRANG WEB
105.
106.
bien/45/6831749.epi;
159
107.
21341775.html;
108. www.bmla.org.uk/documents/imo-bunker-convention.doc;
109.
tan.html;
110.
111.
112. www.how-to-claim-compensation.co.uk;
113. www.compensationclaims.co.uk;
114. www.imo.org/InfoResource/mainframe.asp?topicod=406&doc;
115.
116.
marcargonghghghghghghg;
117.
118.
119.
120.
121.
122.
123.
124.
125.
126. statistics;
127.
128.
129.
130.
november-2009-regulations-of-the-peoples-republic-of-china-on-the-
prevention-and-control-of-marine-pollution-from-ships-167/;
160
131.
132.
133.
134.
al-Convention-on-Civil-Liability-for-Oil-Pollution-Damage-(CLC).aspx;
135.
us-x.xls;
136.
137.
138.
139.
140.
n_Control_China.pdf;
161
PHỤ LỤC
I. Danh mục các văn bản về phòng chống ô nhiễm dầu
Các văn bản pháp luật chung quy định về phòng chống ô nhiễm dầu:
1) Hiến pháp năm 2013;
2) Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 ngày 21/12/1999; sửa đổi, bổ sung
năm 2009, Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015;
3) Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005, Bộ luật Dân sự số
91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;
4) Bộ luật Hàng hải Việt nam số 40/2005/QH11 ngày 14/6/2005, Bộ luật
Hàng hải Việt nam số 95/2015/QH13 ngày 25/11/2015;
5) Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
6) Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20/6/2012;
7) Luật Biển Việt Nam số 18/2012/QH13 ngày 21/6/2012;
8) Luật Dầu khí năm 1993, được sửa đổi năm 2000, 2008;
9) Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH 13 ngày 23/6/2014;
10) Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 ngày
25/6/2015;
11) Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển năm 2008;
12) Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ quy
định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt tổ chức thực
hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;
13) Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ quy định
tổ chức, bộ phận chuyên môn làm công tác bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước
và doanh nghiệp nhà nước;
14) Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 6/3/2009 của Chính phủ về quản lý
tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo;
15) Nghị định số 72/2010/NĐ-CP ngày 8/7/2010 của Chính phủ quy định về
phòng ngừa, đấu tranh, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường;
162
16) Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định
về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ
môi trường;
17) Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21/3/2012 của Chính phủ về quản lý
cảng biển và luồng hàng hải;
18) Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng
hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
19) Nghị định số 93/2013/NĐ-CP ngày 20/8/2013 của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa;
20) Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
21) Nghị định số 35/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính
phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường,
cam kết bảo vệ môi trường;
22) Nghị định số 11/2014/NĐ-CP ngày 26/11/2014 của Chính phủ quy định
về đối tượng, điều kiện được phép nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng;
23) Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường;
24) Nghị định số 132/2015/NĐ-CP ngày 25/12/2015 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa;
25) Quyết định số 256/2003/QĐ-TTG ngày 22/12/2003 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010
và định hướng đến năm 2020;
26) Quyết định số 166/2003/QĐ-TTG ngày 21/01/2014 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020,
tầm nhìn đến 2020;
27) Quyết định số 1806/QĐ-BKHCNMT ngày 31/12/1994 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học công nghệ và Môi trường về Quy chế của Hội đồng thẩm định đánh giá
tác động môi trường;
163
28) Quyết định số 2242/QĐ-KHKT-PC ngày 12/9/1997 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải về ban hành Quy chế bảo vệ môi trường trong ngành giao thông
vận tải;
29) Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/6/2002 của Bộ trưởng
Bộ Khoa học công nghệ và môi trường về việc công bố danh mục tiêu chuẩn Việt
Nam về môi trường bắt buộc áp dụng;
30) Quyết định số 53/2005/QĐ-BGTVT ngày 27/10/2005 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải về báo hiệu hàng hải;
31) Thông tư số 09/2010/TT-BGTVT ngày 6/4/2010 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải quy định về bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông;
32) Thông tư số 13/2010/TT-BGTVT ngày 7/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải quy định về quản lý các nhiệm vụ môi trường trong ngành giao thông
vận tải có sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước;
33) Thông tư số 23/2010/TT-BGTVT ngày 25/8/2010 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “Quy phạm các hệ thống
ngăn ngừa ÔNMT biển của tàu”;
34) Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;
35) Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số
29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
36) Thông tư số 11/2012/TT-BGTVT ngày 12/4/2012 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của
thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam;
37) Thông tư số 27/2012/TT-BGTVT ngày 20/7/2012 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải;
38) Thông tư số 19/2013/TT-BGTVT ngày 6/8/2013 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải quy định việc áp dụng quy tắc quốc tế phòng ngừa đâm va tàu
thuyền trên biển.
164
Các văn bản pháp luật riêng biệt về phòng chống ô nhiễm dầu:
1) Quyết định số 129/2001/QĐ-TTg ngày 29/8/2001 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia ứng cứu SCTD giai đoạn 2001-2020;
2) Quyết định số 1278/QĐ-TTG ngày 29/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Kế hoạch thực hiện tuyên bố chung và chương trình khung giữa Việt
Nam, Căm pu chia và Thái Lan về hợp tác ứng phó SCTD vịnh Thái Lan;
3) Quyết định số 1864/QĐ-TTg ngày 21/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
và Chính phủ nước Cộng hòa Phi-líp-pin về hợp tác trong lĩnh vực ứng phó SCTD;
4) Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó SCTD;
5) Quyết định số 63/2014/QĐ-TTg ngày 11/11/2014 của Thủ tướng Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động ứng phó SCTD ban hành
kèm theo Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg.
6) Thông tư số 2262/TT-MTg ngày 29/12/1995 của Bộ trưởng Bộ Khoa
học công nghệ và Môi trường hướng dẫn về việc khắc phục SCTD;
7) Thông tư liên tịch số 12/2005/TTLT-BTNMT-BGTVT ngày 8/7/2005
của liên tịch Bộ Thương Mại - Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Giao thông vận
tải hướng dẫn điều kiện an toàn môi trường biển đối với hoạt động cung ứng dầu
cho tàu biển;
8) Quyết định số 59/2005/ QĐ-BGTVT ngày 21/11/2005 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải ban hành quy định về trang thiết bị an toàn hàng hải và phòng
ngừa ÔNMT biển lắp đặt trên tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa;
9) Thông tư số 50/2012/TT-BGTVT ngày 9/12/2012 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải quy định về quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ
tàu biển tại cảng biển Việt Nam;
10) Thông tư số 19/2013/TT-BGTVT ngày 6/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải quy định việc áp dụng quy tắc quốc tế về đâm va tàu thuyền trên biển;
11) Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân
sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
165
Các văn bản pháp hành chính riêng biệt về phòng chống ô nhiễm dầu:
1) Quyết định số 04/2008/QĐ-UBND ngày 16/01/2008 của Ủy ban nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành Quy định về công tác phòng, chống
lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại Thành phố Hồ Chí Minh; Chỉ thị số
10/2008/CT-UBND ngày 23/4/2008 của Ủy ban nhân dân Thành phố về công tác
phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại Thành phố Hồ Chí Minh;
2) Quyết định số 68/2005/QĐ-UB ngày 31/5/2005 của Ủy ban nhân dân
thành phố Đà Nẵng ban hành Quy chế ngăn ngừa và ứng phó SCTD trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng; Quyết định số 8266/QĐ-UBND ngày 28/10/2010 của Ủy ban
nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc thành lập Khung thành phần Hội đồng thẩm
định Kế hoạch ứng phó SCTD đối với các cơ sở trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
3) Quyết định số 2584/QĐ-UBND ngày 31/8/1998 phê duyệt phương án phòng
chống, khắc phục và xử lý ÔNMT do dầu gây ra; Quyết định số 2287/1998/QĐ-UB ban
hành quy định phối hợp các lực lượng giải quyết sự cố tràn xăng dầu;
4) Quyết định 1183/QĐ-UB về xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực bảo
vệ môi trường; Quyết định số 1221/QĐ-UB ngày 3/6/2003 của Ủy ban nhân dân
thành phố phê duyệt Kế hoạch xử lý các khu vực ÔNMT trên địa bàn Hải Phòng;
5) Quyết định số 74/QĐ-UBND ngày 12/6/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Nghệ An ban hành quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, trong đó, Điều 13
quy định về việc bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản bao gồm việc khảo
sát, thăm dò, chế biến, vận chuyển dầu khí (Khoản 4); Điều 24 về sự cố môi trường;
Điều 26 quy định về trách nhiệm của các sở ban ngành, trong đó phòng và ứng cứu
SCTD được giao cho Sở Giao thông vận tải; Quyết định số 75/QĐ-UB của Ủy ban
nhân dân tỉnh về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 41
về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
6) Quyết định số 29/2006/QĐ-UB ngày 23/6/2006 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Bình phê duyệt Chương trình phát triển thủy sản giai đoạn 2006-2010;
Quyết định số 351/QĐ-UBND ngày 26/2/2008 ban hành Chương trình hành động
của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007
166
của Chính phủ và Chương trình hành động số 13-CTr/TU ngày 10/9/2007 của Tỉnh
ủy Quảng Bình về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình; Quyết định 37/2005/QĐ-UBND ngày 28/7/2005 về việc phê duyệt Chương
trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Bình đến năm 2010;
7) Công văn chỉ đạo số 03/CĐ-UBND ngày 6/2/2007 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Nam về việc giải quyết ÔNMT do SCTD; Công văn số 15/BC-UBND
ngày 2/2/2007 về SCTD trên vùng biển tỉnh Quảng Nam; Công văn số 422/UBND-
KTN ngày 15/2/2007 về khắc phục ô nhiễm và báo cáo thiệt hại do sự cố môi
trường tràn dầu và dăm gỗ trên địa bàn tỉnh; Công văn số 314/UBND-KTN ngày
2/2/2007 về khắc phục sự cố môi trường tràn dầu trên địa bàn tỉnh;
8) Quyết định số 554/QĐ-UBND ngày 22/02/2011 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Bình Dương về Kế hoạch tổng thể ứng cứu sự cố môi trường tỉnh Bình Dương;
9) Quyết định số 870/QĐ-UBND ngày 24/4/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu về việc phê duyệt Kế hoạch ứng phó SCTD cho hoạt động của
căn cứ ứng phó SCTD tại TP. Vũng Tàu thuộc Trung tâm ứng phó SCTD khu vực
miền Nam;
10) Quyết định số 19/2015/QĐ-UBND ngày 18/5/2015 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Hà Tĩnh ban hành quy định tạm thời về việc lập, thẩm định và phê duyệt Kế
hoạch ứng cứu SCTD của các cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh;
11) Kế hoạch ứng cứu SCTD tại TP. Hồ Chí Minh năm 2014.
II. Tổng hợp phƣơng tiện, trang thiết bị của một số đơn vị, cơ sở hoạt động
ứng phó SCTD
STT Tên đơn vị/cơ sở Trang thiết bị, phƣơng tiện
1
Trung tâm Quốc gia
ƯPSCTD khu vực
miền Bắc (Hải Phòng)
Phao quây biển: 2.500 m;
Phao quây vùng nước nông ven bờ: 1,000 m; Thiết
bị hút dầu, Máy phân ly dầu - nước;
Hệ thống làm sạch đường bờ: 01 bộ;
Bơm chìm
Hệ thống phun chất phân tán/Chất phân tán/ chất
hấp thụ dầu/Vật liệu thấm hút dầu;
Tàu: 04 chiếc gồm tàu đóng mới và tàu cải hoán
167
2
Trung tâm Quốc gia
ƯPSCTD khu vực
miền Trung (Đà Nẵng)
Phao quây biển: 2.375 m;
Phao quây sông và vùng nước cạn ven biển: 2.700
m;
Bơm hút dầu
Máy phân ly dầu và nước
Chất hấp thụ dầu
Hệ thống làm sạch đường bờ
Vật liệu thấm hút dầu
Hệ thống phun chất phân tán/Chất phân tán/Chất
hấp thụ dầu
Tàu: 03 chiếc gồm tàu đóng mới và cải hoán
3
Trung tâm Quốc gia
ƯPSCTD khu vực
miền Nam (Tp Hồ Chí
Minh)
Tàu: 01 chiếc NASOS 01
(Hiện chưa có trang bị phương tiện ứng phó SCTD
mà huy động của Tập đoàn dầu khí)
4 Tập đoàn dầu khí Việt
Nam
9 Tàu dầu khí hoạt động trong điều kiện sóng dưới
3m;
Tàu Vũng Tàu-01 (VSP) điều kiện sóng đến 5m;
Tàu Vũng Tàu-02 (VSP)-đóng mới năm 2009,
công suất (2x3000kw) 8152 mã lực; kích thước 70
x 16m;
Tàu Vũng Tàu-03 (VSP) -đóng mới năm 2009,
công suất 7966 mã lực; kích thước 69,9 x 16m;
6 tàu hoạt động trong điều kiện sóng đến 5m;
Tàu PTSC Thái Bình (PTSC) tổng công suất trên
10.000 mã lực, định vị động lực;
Tàu ứng cứu trên sông (PV Drilling), công suất 270
mã lực, tốc độ tối đa 14 km/h;
Canô ứng cứu tốc độ cao (PV Drilling), công suất
150 mã lực, tốc độ tối đa 60km/h;
Tàu Thuỷ Nguyên (PV Drilling), công suất 220 mã
lực, tốc độ tối đa 14km/h;
Tank chứa dầu;
Thiết bị phun chất phân tán;
Phao quây dầu;
Thiết bị thu hồi dầu;
Thiết bị chứa dầu;
Máy bơm chuyển dầu;
Tàu kéo và thu hồi dầu ngoài khơi;
5 Xí nghiệp liên doanh
Vietsovpetro
Hệ thống phao quây dầu VIKOMA, SLIKBAR,
Ro-boom 1800;
Hệ thống phao quây dầu ven bờ;
168
Máy thu gom dầu FRAMO TRS200-6BT;
Máy bơm chuyển dầu FRAMO TK150;
Hệ thống thu gom dầu DISC SKIMMER;
Máy phun chất phân tán dầu 6LD và các thiết bị
làm sạch bờ biển;
Máy phát thủy lực đa năng;
Tàu chứa: công suất 8000 HP (tàu Lam Sơn, Sao
Mai 1,2,3);
Tàu kéo: công suất 5000 HP (tàu Phú Quý – 01, Kỳ
Vân 1,2, Vũng Tàu 01);
Chất phân tán Superdispersant 25 thế hệ 2/3;
01 đài vô tuyến điện và các bộ đàm cầm tay chiếc;
Chương trình tính toán lan truyền dầu trên máy
tính.
6
Công ty Cứu hộ cứu
nạn ứng phó SCTD
Đại Minh
Phao quây: 800 m; Bơm hút dầu (Skimmer): 06
chiếc; Phao thấm dầu: 1,000 m; Tàu: 10 chiếc;
Trạm lặn (có hệ thống truyền hình trực tiếp): 01
trạm.
III. Một số SCTD gây hậu quả nghiêm trọng ở vùng ven biển Việt Nam
TT Ngày Sự cố / Tọa độ
Lƣợng
tràn
Loại
dầu
Đánh giá
tổn thất
1 29/06/92
Tràn dầu ra biển (4 lần)
từ tàu Chi Lăng (Vũng
Tàu)
Không
báo cáo
Dầu thô
Phạt hành chính tàu
Chi Lăng 45,000
USD
2 26/11/92
Vỡ ống vận chuyển từ
tàu Chí Linh đến tàu Ten
Ei Maru (mỏ Bạch Hổ)
300-700
tấn
Dầu thô
Phạt hành chính tàu
Chí Linh 30,000
USD
3 1993
Tàu Long Sơn va vào
giàn khoan làm thủng
két chứa dầu
Tràn dầu trong khi tàu
Long Sơn tiếp dầu cho
tàu Chí Linh
Không
báo cáo
- Không báo cáo
4 18/01/93
Vỡ ống vận chuyển từ
tàu Chí Linh đến tàu
Pacific Spirit
Không
báo cáo
Dầu thô Không báo cáo
5 01/01/93
Vỡ ống vận chuyển từ
tàu Chí Linh đến tàu
Chizukawa
Không
báo cáo
Dầu thô Không báo cáo
169
TT Ngày Sự cố / Tọa độ
Lƣợng
tràn
Loại
dầu
Đánh giá
tổn thất
6 18/09/93
Hai tàu dầu đụng nhau
cách mũi Kỳ Vân (Vũng
Tàu) 20 km (tàu Pan
Havert bị chìm)
300 tấn
FO +
DO +
LO
Ước tính thiệt hại
640,000 USD
7 10/1993
Tàu Viking Carrier bị
chìm khiến dầu bị tràn ra
biển
380 tấn
Không
báo cáo
Không báo cáo
8 02/02/94
Vỡ ống vận chuyển từ
tàu Chí Linh đến tàu
Cypress
Không
báo cáo
Dầu thô Không báo cáo
9 08/05/94
Tàu chứa và một tàu dầu
nhỏ đụng nhau tại khu
vực cửa sông thuộc Cần
Giờ (Tp.CM)
130 tấn FO
Ước tính thiệt hại
7 triệu USD,
Nộp bồi thường
(phía tàu NN)
600,000 USD
10 03/10/94
Tàu dầu Neptune Aries
đụng vào cầu cảng Cát
Lái (Tp.CM)
1,864 tấn DO
Nộp bồi thường 6,7
triệu USD trong đó
4,2 triệu USD chi
cho MT;
11 06/01/95
Va chạm giữa tàu Lam
Sơn 01 và tàu Pacific
Pluto làm ống chuyển
dầu bị vỡ và dầu tràn ra
biển (mỏ Bạch Hổ)
Không
báo cáo
- Không báo cáo
12 08/02/95
Vỡ ống mềm dẫn từ tàu
dầu đến phao nạp ngoài
khơi - mỏ Đại Hùng
14 tấn Dầu thô Không báo cáo
13 15/02/95
Dầu rò rỉ từ tàu chứa khi
thủy triều dâng cao tại
khu vực sông (Cái Bè)
Khoảng
8 tấn
Gas oil Ô nhiễm sông
14 10/1995
Tàu Gigek Extajo chìm
khiến dầu tràn
400 tấn - Không báo cáo
15 03/12/95
Tàu Maco Arabico bị
chìm ở toạ độ 949N và
10805E
Không
báo cáo
FO +
DO +
LO
Không báo cáo
16 18/12/95
Hai tàu dầu đụng nhau ở
toạ độ 916N và
10640E (tàu Jannifier
bị chìm)
Không
báo cáo
FO +
DO +
LO
Không báo cáo
170
TT Ngày Sự cố / Tọa độ
Lƣợng
tràn
Loại
dầu
Đánh giá
tổn thất
17 23/12/95
Hai tàu dầu đụng nhau ở
toạ độ 1016’13N và
10941’15E (tàu Memed
Abashiza bị chìm)
500 tấn
FO +
DO +
LO
Không báo cáo
18 27/01/1996
Dầu tràn từ tàu Gemini
(Cát Lái)
70 tấn DO
Bồi thường 400.00
USD
19 15/07/96
Tàu Maersk Retriever va
vào giàn khoan Batst
làm vỡ két dầu (Lô 04,1)
83m
3
DO
Phạt hành chính
20.00 USD
20 19/03/99
Tàu Viva Ocean bị tai
nạn hàng hải khiến dầu
tràn (Bãi Trước – Vũng
Tàu)
Không
xác định
FO Không báo cáo
21 16/04/99
Xà lan va chạm với tàu
chở dầu (sông Nhà Bè –
TpHCM)
Khoảng
95 tấn
DO
Thiệt hại ước tính
1,2 tỷ đồng
22 01/06/99
Vỡ ống vận chuyển dầu
thô từ giàn Trung tâm số
2 đến tàu Ba Vì (mỏ
Bạch Hổ)
Không
báo cáo
Dầu thô Không báo cáo
23 06/1999
Tàu Sao Mai 3 trong khi
vận chuyển ống dầu thô
bị đứt ngày 1/06 đã làm
tràn dầu còn lại trong
ống,
Không
báo cáo
Dầu thô
Phạt hành chính
năm mươi triệu
đồng
24 1999
Tàu Sao Mai 3 va vào
giàn khoan làm thủng
két chứa dầu
Không
báo cáo
FO Không báo cáo
25 03/02/00
Vỡ ống chuyển dầu (mỏ
Bạch Hổ)
Không
báo cáo
Dầu thô Không báo cáo
26 07/09/01
Tàu Formosa One đâm
vào tàu Petrolimex 01
(vịnh Gành Rái-BRVT)
900m
3
DO
Thiệt hại ước tính
17,2 triệu USD;
Phia tàu NN nộp
bồi thường về MT
4,7 triệu USD
27 12/01/03
Đâm va giữa tàu
FORTUNE
FREIGHTER và tàu kéo
AG-7174H lai áp mạn sà
lan AG-6139H trên sông
Sài Gòn
388m
3
DO
Thiệt hại ước tính
2,1 tỉ đồng
171
TT Ngày Sự cố / Tọa độ
Lƣợng
tràn
Loại
dầu
Đánh giá
tổn thất
28 20/03/03
Tàu Hồng Anh bị chìm
tại vị trí 1025’73”N và
10700’723”E gần phao
số 7, vịnh Gành Rái, Bà
Rịa Vũng Tàu
> 100 tấn FO
Thiệt hại ước tính
19,6 tỉ đồng
29 21/01/05
Tàu dầu KASCO
MONROVIA va vào cầu
cảng Saigon Petro tại
Cát Lái, Thành phố Hồ
Chí Minh
350 tấn DO
Đang trong giai
đoạn đánh giá và xử
kiện
30
Tháng
12/2006-
tháng
5/2007
Dầu không biết nguồn
gốc,
20 tỉnh ven biển Việt
Nam
>2,000
tấn
Dầu
thô, FO
>200 tỷ
Nguồn: SEMLA/Tổng cục Môi trường Việt Nam, 2008
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phap_luat_ve_khac_phuc_hau_qua_thiet_hai_o_nhiem_moi_truong_4376.pdf