Luận án Pháp luật về kiểm soát vốn tại các doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước

Dù nhà nước tham gia vào doanh nghiệp nhà nước với tư cách là chủ sở hữu, là nhà đầu tư vốn nhưng để cho doanh nghiệp nhà nước có thể tồn tại và phát triển cùng các chủ thể kinh doanh khác trong nền kinh tế thị trường thì pháp luật cần phải tạo lập cơ chế quản lý hợp lý, phân biệt quyền của chủ sở hữu doanh nghiệp và quyền kinh doanh của doanh nghiệp. Để doanh nghiệp nhà nước vừa đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu của chủ sở hữu nhà nước, vừa đảm bảo được quyền bình đẳng, tự chủ sản xuất kinh doanh, pháp luật cần có những quy định nhằm phân định rõ ràng hoạt động sản xuất kinh doanh là chức năng của doanh nghiệp, còn chủ sở hữu nhà nước, các cơ quan được nhà nước phân công, phân cấp chỉ làm chức năng quản lý vĩ mô. Bên cạnh đó pháp luật cũng cần có các quy định để có thể cân đối hài hòa lợi ích của nhà đầu tư với các quyền cơ bản của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình quản lý vốn.

pdf169 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật về kiểm soát vốn tại các doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiều lần. 135 Là công ty cổ phần thì địa vị pháp lý của SCIC được xác lập qua mối quan hệ pháp lý giữa SCIC với nhà nước, với các cổ đông khác và giữa công ty này với các doanh nghiệp mà SCIC có đầu tư vốn, với các chủ thể khác liên quan cũng trở nên rõ ràng, phù hợp kinh tế thị trường. nhà nước quản lý SCIC với tư cách là tổ chức quyền lực chính trị công đặc biệt cũng giống như khi nhà nước quản lý các chủ thể kinh doanh khác; với tư cách chủ sở hữu, nhà nước quản lý SCIC với tư cách là cổ đông có cổ phần chi phối, có quyền chi phối đối với SCIC. Khi SCIC đầu tư vốn vào các doanh nghiệp thì quan hệ giữa chúng là quan hệ giữa các chủ thể kinh doanh phát sinh trên sự kiện pháp lý là hành vi đầu tư vốn. Là công ty cổ phần thì khi nhà nước đầu tư vốn vào SCIC cũng như các cổ đông khác, nhà nước sẽ dịch chuyển vốn của mình theo một trình tự, thủ tục nhất định vào SCIC và theo đó cổ đông được hưởng các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ trái quyền góp vốn. Là chủ thể độc lập có tư cách pháp nhân, các cơ quan trong bộ máy quản lý, điều hành của SCIC quyết định mọi vấn đề trong quá trình thực hiện các hành vi đầu tư, kinh doanh và chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình. Những quyết định vượt quá thẩm quyền của HĐQT thì sẽ do Đại hội đồng cổ đông quyết định chứ không phải chỉ do cơ quan nhà nước là chủ sở hữu duy nhất của SCIC quyết định. Tất nhiên, có bản chất là công ty cổ phần thì SCIC cũng sẽ gặp phải những hạn chế của nó, như dễ dàng nảy sinh sự phân hóa và tranh chấp lợi ích giữa các nhóm cổ đông khác nhau, nếu không có sự điều chỉnh chặt chẽ và phù hợp của pháp luật đối với loại công ty này thì vốn nhà nước được sử dụng để đầu tư vào các doanh nghiệp sẽ trở thành vốn của những người nắm thực quyền trong SCIC, cuối cùng là nhà nước mất vốn hoặc định hướng của nhà nước khó thực hiện. Điều này đòi hỏi pháp luật phải có những quy định chặt chẽ tạo cơ chế kiểm soát đối với những người nắm quyền lãnh đạo, điều hành công ty. Đồng thời phải có các quy định đưa ra các biện pháp đảm bảo an toàn cho các chủ sở hữu vốn trong đó trước hết là chủ sở hữu vốn nhà nước (cổ đông có cổ phần chi phối trong SCIC). Là doanh nghiệp kinh doanh vốn của nhà nước đòi hỏi pháp luật của nhà nước, Điều lệ, Nội quy, Quy chế của SCIC và hợp đồng do công ty này ký kết phải quy định rõ trách nhiệm và các nghĩa vụ trong đó có cả các nghĩa vụ được 136 ủy thác của các thành viên HĐQT, thành viên BKS, thành viên Ban giám đốc và các thành viên Ban điều hành, các chuyên gia trong các phòng (ban) chuyên môn. Theo đó buộc họ phải có nghĩa vụ thận trọng, trung thực, trung thành và tránh xung đột quyền lợi, không được sử dụng cho bản thân những cơ hội kinh doanh mà SCIC có thể sử dụng để thu lợi hay phục vụ lợi ích cho bản thân hay cho tổ chức, cá nhân nào khác. Họ có nghĩa vụ chấp hành đúng các quy định của pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế, quyết định của công ty, hợp đồng được ký kết và phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của mình gây ra. Hai là: hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm tạo thuận lợi cho SCIC hoạt động. Ngay từ khi thành lập, bản thân SCIC có hai chức năng cơ bản. Thứ nhất, là đại diện sở hữu vốn của nhà nước tại các công ty cổ phần cũng như các công ty TNHH độc lập thuộc các Bộ, ngành và các địa phương đã chuyển giao cho SCIC. Chức năng thứ hai của SCIC là ĐTKDV Nhà nước. “Cả hai chức năng trên đều là nhiệm vụ rất mới đối với SCIC, tuy nhiên theo cơ chế hiện hành, việc đánh giá và xác định SCIC là một công ty nhà nước thuần túy cũng như cơ chế chính sách đối với các doanh nghiệp nhà nước khác. Với mô hình đặc biệt như vậy, cần phải có sự đánh giá và cần có một cơ chế chính sách phù hợp”. Do vậy, cần ban hành những văn bản pháp luật độc lập tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho SCIC hoạt động, qua đó xác định rõ ràng địa vị pháp lý của công ty này. Trong đó cần chú trọng những vấn đề sau: - Mở rộng phạm vi hoạt động, quyền độc lập, tự chủ của SCIC trong các hoạt động đầu tư, kinh doanh, đặc biệt là đầu tư trên thị trường chứng khoán thông qua việc mua, bán cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tài chính khác. - Bên cạnh đó, cần có cơ chế thích hợp (như thi tuyển, tiến cử cán bộ quản lý và tăng cường thông tin, giám sát, xử lý kịp thời theo các tiêu chí và chế tài công khai, đủ mạnh...) để những người đại diện phần vốn nhà nước “ngồi đúng chỗ”, tránh ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp, cũng như sự hào hứng của khu vực tư nhân đối với việc mua cổ phần. - Hoàn thiện cơ chế NĐD theo hướng quy định cụ thể và đầy đủ hơn quyền và nghĩa vụ của NĐD, coi việc phối hợp với NĐD là giải pháp cơ bản để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý có hiệu quả nguồn vốn nhà nước. Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, vốn nhà nước nhiều, SCIC cử người trực tiếp phối hợp 137 với NĐD (là lãnh đạo doanh nghiệp) để quản lý vốn nhà nước. Đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, phần vốn nhà nước không nhiều, thuộc các lĩnh vực, ngành nghề nhà nước không cần nắm giữ vốn, SCIC nên giảm dần số lượng NĐD tại một doanh nghiệp để quản lý doanh nghiệp một cách tập trung, thống nhất. Bên cạnh đó, cũng có thể áp dụng việc mời chuyên gia về làm đại diện vốn nhà nước. Trên thực tế, ở một số trường hợp rất cần chuyên gia giỏi về quản trị và kỹ thuật tham gia HĐQT các công ty, họ làm lợi cho doanh nghiệp cũng chính là làm lợi cho SCIC và nhà nước. - Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm nước ngoài và thực tế tại Việt Nam, SCIC cần được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp tiên tiến, trong đó, yêu cầu công khai, minh bạch về tài chính luôn được đặt lên hàng đầu và được coi là tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Để thực hiện yêu cầu này, Quy chế tài chính và Điều lệ của SCIC cần quy định cụ thể về chế độ báo cáo theo định kỳ và báo cáo đột xuất, việc công khai tài chính theo quy định pháp luật và việc kiểm toán các báo cáo tài chính. Về phần mình, SCIC cũng cần ban hành và thực hiện nghiêm các quy trình thu chi, quy trình đầu tư v.v. Ba là: nên thành lập các công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước ở các địa phương để khắc phục tình trạng SCIC phải quản lý nguồn vốn nhà nước tại khá nhiều doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả quản lý, tránh tình trạng thất thoát vốn. Hiện nay, Uỷ ban nhân dân TP.Hồ Chí Minh đã ký Quyết định thành lập Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước TP.Hồ Chí Minh (HFIC) ngày 2/2/2010 có mức vốn điều lệ 5 ngàn tỷ đồng. Đây là mô hình thí điểm đầu tiên của thành phố trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại Quỹ Đầu tư phát triển đô thị TP Hồ Chí Minh (HIFU), thực hiện việc tập trung các nguồn vốn khả dụng còn phân tán trên địa bàn thành phố vào một đầu mối thống nhất để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cả trên lĩnh vực huy động vốn và đầu tư. SCIC đang xây dựng chiến lược phát triển với hướng phát triển thành một tập đoàn tài chính nhà nước 100% thuộc sở hữu nhà nước. Trên cơ sở đó sẽ hoàn thiện các khung pháp lý liên quan tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước. Hiện nay, các tập đoàn đầu tư lớn của thế giới như Temasek của Singapore... đang thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với SCIC. Điều này cũng đặt SCIC trước yêu cầu nhanh chóng hoàn thiện các quy định pháp lý, nâng cao quản trị theo các tiêu chuẩn quốc tế để không chỉ "mang tiếng" 138 là siêu tổng công ty ở trong nước mà thực sự là một tập đoàn đầu tư tài chính có tiềm lực khi tham gia thị trường quốc tế. 4.3.1.2. Xây dựng những công cụ đánh giá người đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Người đại diện là những người thay mặt chủ sở hữu hoặc được chủ sở hữu cử để thực hiện hóa mục tiêu chiến lược của mình tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư. Vì vậy, Người đại diện có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển, quyết định sự thành công hay thất bại trong việc thực hiện mục tiêu của chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Việc đánh giá mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của người đại diện được thực hiện định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu của chủ sở hữu khi có vấn đề phát sinh (quy hoạch, cử/bổ nhiệm/bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, khen thưởng, kỷ luật). Chủ sở hữu căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để đánh giá mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của người đại diện. Với những lý do đó, việc xây dựng bộ công cụ đánh giá người đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là hết sức quan trọng và cần thiết. Theo kết quả tìm hiểu và nghiên cứu của tác giả tại SCIC, EVN, Vinachem, công tác đánh giá người đại diện mới dựa trên các tiêu chí cơ bản được nhà nước ban hành mà chưa xây dựng được các tiêu chí riêng phản ánh đặc thù hoạt động và chiến lược phát triển của riêng từng doanh nghiệp. Năm 2013, EVN đã xây dựng và ban hành Bộ tiêu chí đánh giá “Người đứng đầu đơn vị” gồm: Khối lượng, chất lượng, hiệu quả công việc; tham gia quản lý cán bộ nhân viên, quản trị doanh nghiệp; quan hệ công tác; phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống. Tuy nhiên, các tiêu chí đánh giá chưa có sự phân biệt giữa các vị trí điều hành, không điều hành, kiểm soát, kế toán Các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hiện nay chưa xây dựng được khung năng lực hay các tiêu chí về chỉ số đo lường hoạt động chính (Key Performance indicator - KPI) cho từng vị trí chức trách người đại diện. Các tiêu chí đánh giá người đại diện được xây dựng và áp dụng còn mang tính định tính, chưa cụ thể hóa và định lượng để giúp cho việc kiểm tra, giám sát và đánh giá có hiệu quả, dẫn đến một số bất cập phổ biến trong công tác đánh giá người đại diện. Theo nghiên cứu của Pricewaterhouse Coopers Việt Nam, việc đánh giá toàn diện người đại diện ủy quyền và Ban giám đốc tại các tập đoàn đa quốc gia 139 thường gồm 3 yếu tố chính: Hiệu quả hoạt động của vị trí đảm nhiệm, năng lực lãnh đạo (đối với các vị trí điều hành) và cá nhân người đại diện. Có 2 hình thức được sử dụng phổ biến để xây dựng các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người đại diện gồm: Phương pháp đánh giá theo các nhóm năng lực chcính; phương pháp đánh giá sử dụng các chỉ số đo lường hoạt động chính (KPI) dựa trên Thẻ điểm cân bằng (Balance score card – BSC) * Phương pháp đánh giá theo nhóm năng lực chính Người đại diện sẽ được đánh giá định kỳ hàng năm dựa trên 5 nhóm năng lực chính: Năng lực lãnh đạo, đạo đức và trung thực, sự cam kết và tham gia, khả năng giao tiếp, kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng. Với mỗi tổ chức khác nhau, các chỉ số đo lường cụ thể đối với mỗi nhóm năng lực trên cũng sẽ khác nhau. * Phương pháp đánh giá sử dụng các KPI dựa trên thẻ điểm cân bằng Thẻ điểm cân bằng thường được sử dụng để giúp công ty mẹ xây dựng tiêu chí đánh giá người đại diện qua việc xem xét áp dụng các tiêu chí đánh giá KPI một cách cân bằng giữa mục tiêu lợi nhuận và phi lợi nhuận. Thông thường công ty mẹ đánh giá người đại diện dựa trên các KPI đã được thống nhất với người đại diện từ đầu kỳ đánh giá. (*) Áp dụng đối với cá nhân người đại diện Phương pháp đánh giá theo thẻ điểm cân bằng - Tài chính: Chỉ tiêu tài chính phản ánh rõ nét tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này chỉ áp dụng đối với các thành viên Hội đồng quản trị 140 tham gia điều hành. Các thành viên không tham gia điều hành không có chỉ tiêu tài chính để đảm bảo sự độc lập trong việc đưa ra các quyết định chiến lược. - Các bên liên quan/Khách hàng: Chỉ tiêu này khẳng định tầm quan trọng của việc lấy khách hàng làm trọng tâm và sự hài long của khách hàng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. - Quy trình nội bộ: Các quy trình kinh doanh nội bộ của doanh nghiệp phản ánh hoạt động của doanh nghiệp và mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng của các sản phẩm và dịch vụ - Kiến thức và sự phát triển trong tổ chức: Bao gồm công tác đào tạo cho nhân viên và văn hóa doanh nghiệp liên quan tới sự tiến bộ từng cá nhân và tổ chức. Mỗi chỉ tiêu có tỷ lệ/trọng số khác nhau trong từng doanh nghiệp và tùy thuộc vào từng giai đoạn, chiến lược/mục tiêu của chủ sở hữu đối với từng doanh nghiệp có vốn góp. Cách thức đánh giá Từ những tiêu chí trên, công tác quản lý người đại diện vốn tại các tập đoàn đa quốc gia có quy chuẩn và hệ thống, do vậy việc kiểm tra, giám sát và đánh giá tương đối tốt. Công tác đánh giá có thể thực hiện dưới các hình thức sau (hoặc là kết hợp giữa 2 hay nhiều hình thức) - Tự đánh giá: người đại diện (người được đánh giá) tự đánh giá kết quả hoạt động của mình, sau đó người giám sát (người đánh giá) sẽ rà soát kết quả tự đánh giá này. - Người đánh giá có trách nhiệm đánh giá kết quả hoạt động của người được đánh giá. - Phương pháp đánh giá 360°: Người đánh giá thu thập phản hồi từ người được đánh giá, nhân viên có cùng vị trí tương đương, nhân viên cấp dưới có liên quan đến người được đánh giá về các tiêu chí đánh giá gồm: năng lực, thái độ, hành vi - Đánh giá độc lập (thuê ngoài): Chủ sở hữu có thể thuê đơn vị độc lập đánh giá người đại diện để đảm bảo tính chất khách quan. Sau khi có kết quả đánh giá, người đánh giá có trách nhiệm trao đổi một cách cởi mở và đưa ra nhận xét/đóng góp ý kiến mang tính chất xây dựng về kết quả đánh giá với người đại diện. Trong đó, tập trung vào việc có đạt được các mục tiêu đặt ra không, điểm mạnh, điểm yếu cần cải thiện và đưa ra kết quả đánh giá cuối cùng. 141 Từ những phân tích trên, tác giả xin đề xuất một số vấn đề về xây dựng công cụ đánh giá mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của người đại diện như sau. Nguyên tắc đánh giá - Đánh giá mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ chủ sở hữu giao (theo phạm vi công việc quy định trong từng thời kỳ) - Phù hợp với nguyên tắc quản lý cán bộ của Đảng và nhà nước. - Sử dụng bộ tiêu chí đánh giá khác nhau đối với từng vị trí chức trách người đại diện (KPI khác nhau) - KPI được giao bằng văn bản ngay từ đầu kỳ hoặc được điều chỉnh, bổ sung dựa vào điều kiện thực tế trong kỳ đánh giá. Các chỉ tiêu đánh giá người đại diện Tổng giám đốc/Giám đốc cần thống nhất giữa các chỉ tiêu do Hội đồng thành viên và các chỉ tiêu do chủ sở hữu giao. Tiêu chí đánh giá Tác giả xin đề xuất các tiêu chí đánh giá KPI được xây dựng riêng cho từng vị trí chức trách của người đại diện, dựa trên cơ sở phạm vi công việc (quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ được giao) của người đại diện theo quy định hiện hành. Các nội dung đánh giá bao gồm các yêu cầu đánh giá cán bộ theo quy định của nhà nước (phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; quan hệ công tác/phối hợp) và cố gắng lượng hóa các chỉ tiêu ở mức tối đa có thể. * Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống Quán triệt, chấp hành đường lối, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước vào lĩnh vực được phân công phụ trách; lối sống lành mạnh, gương mẫu, không tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Các chỉ tiêu đo lường cụ thể: - Số lần vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp (bị các cơ quan chức năng có quyết định kỷ luật hoặc phê bình bằng văn bản) - Số vụ kiện tụng/tin tức ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của doanh nghiệp. * Quan hệ công tác/phối hợp với Hội đồng thành viên, Giám đốc/Tổng giám đốc, tập thể người đại diện tại doanh nghiệp * Kết quả thực hiện công việc trong kỳ đánh giá 142 Các chỉ tiêu đánh giá được cập nhật, bổ sung thường xuyên dựa trên mục tiêu, chiến lược của chủ sở hữu với doanh nghiệp có vốn đầu tư. Tác giả xin đề xuất một số chỉ tiêu cơ bản sau: - Tiêu chí đánh giá đối với Hội đồng thành viên: Chủ tịch Hội đồng thành viên chịu trách nhiệm đối với kết quả, hiệu quả toàn doanh nghiệp. Thành viên Hội đồng thành viên chỉ chịu trách nhiệm đối với kết quả, hiệu quả của lĩnh vực được phân công phụ trách. + Nhóm chỉ tiêu về tài chính: Mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; + Nhóm chỉ tiêu về quy trình/quản lý giám sát nội bộ: Mức độ tham gia ý kiến bằng văn bản đối với các vấn đề thuộc trách nhiệm của Hội đồng thành viên; chỉ đạo xây dựng/sửa đổi và ban hành quy trình, quy chế, định mức của doanh nghiệp; mức độ khắc phục các tồn tại/khuyết điểm đã được các cơ quan chức năng/Ban kiểm soát lưu ý bằng văn bản (nếu có); mức độ tuân thủ các quy định, quy chế, quy trình, định mức của doanh nghiệp (số lần vi phạm do các cơ quan chức năng/Ban kiểm soát lưu ý bằng văn bản) + Nhóm chỉ tiêu về đào tạo: Mức độ tham gia các khóa đào tạo về quản lý/chuyên môn. - Tiêu chí đánh giá đối với Tổng giám đốc/Giám đốc, các Phó Tổng giám đốc/Phó giám đốc chịu trách nhiệm đối với kết quả, hiệu quả của lĩnh vực được phân công phụ trách. Tổng giám đốc/Giám đốc chịu trách nhiệm toàn bộ đối với trách nhiệm của Ban Tổng giám đốc/Ban giám đốc. + Nhóm chỉ tiêu về tài chính: Mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Nhóm chỉ tiêu về quy trình/quản lý giám sát nội bộ: Mức độ hoàn thành việc xây dựng/sửa đổi các quy trình, quy chế, định mức của doanh nghiệp; mức độ tuân thủ các quy định, quy chế, quy trình, định mứccủa doanh nghiệp; mức độ khắc phục các tồn tại/khuyết điểm (nếu có); tiến độ, chất lượng dự án đầu tư, bảo dưỡng sửa chữa thiết bị; mức độ phối hợp với các đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ; + Nhóm chỉ tiêu về đào tạo: Mức độ tham gia các khóa đào tạo về quản lý/chuyên môn. - Tiêu chí đánh giá đối với Kế toán trưởng: Không có chỉ tiêu về tài chính. 143 + Nhóm chỉ tiêu về quy trình/quản lý giám sát nội bộ: Mức độ xử lý công nợ; mức độ tuân thủ các quy định về tài chính kế toán (vi phạm được cơ quan chức năng/Ban kiểm soát lưu ý); nộp báo cáo tài chính đúng hạn; bảo đảm đủ nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; + Nhóm chỉ tiêu về đào tạo: mức độ tham gia các khóa đào tạo về quản lý/chuyên môn. Sử dụng kết quả đánh giá Kết quả đánh giá mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của người đại diện là cơ sở quan trọng cho việc đề cử, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và quyết định mức thưởng, phạt, mức thù lao và các quyền lợi khác của người đại diện. Do vậy, tác giả đề xuất đưa kết quả đánh giá mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của người đại diện vào tiêu chí bổ nhiệm/giới thiệu, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động người đại diện; xem xét lương, thưởng, chính sách đãi ngộ đối với người đại diện. 4.3.1.3. Hoàn thiện các chỉ tiêu giám sát tài chính Đề hình thành việc kiểm soát, đánh giá quan trọng là phải hình thành hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá. Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có thể nhằm mục tiêu kinh doanh thu lợi nhuận và mục tiêu công ích. Từ góc độ quản lý sử dụng vốn nhà nước, hiệu quả của việc sử dụng vốn phải được thể hiện mức sinh lời của đồng vốn. Trong điều kiện kinh tế thị trường, nhà nước là một chủ sở hữu vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Chủ sở hữu nhà nước cần phải quản lý và giám sát được kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trên hai góc độ hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Do đó chỉ tiêu giám sát phải đánh giá được chất lượng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên hai góc độ kinh tế và chính trị - xã hội. Tuy nhiên nhà nước không chỉ quản lý doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bằng một hệ thống các chỉ tiêu, mà cần phải lựa chọn chỉ tiêu phù hợp để quản lý. Mục đích sử dụng chỉ tiêu quản lý không phải để cung cấp đầu vào, phân phối đầu ra cho doanh nghiệp mà để đánh giá đối với doanh nghiệp xét trên quan điểm quản lý lợi ích của chủ sở hữu và để đánh giá hoạt động quản lý của cán bộ quản lý chủ chốt doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Việc xây dựng các chỉ tiêu tài chính nhằm: - Tạo lập một hệ thống chỉ số các dữ liệu và tiêu chí riêng cần thiết và phù hợp phục vụ công tác giám sát tài chính doanh nghiệp. 144 - Đóng vai trò một trung tâm dữ liệu doanh nghiệp nhằm quản lý và phát hiện các vấn đề bất thường trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để đạt được mục đích trên, các chỉ số phải được tính toán qua nhiều năm sao cho thể hiện rõ khuynh hướng hoạt động của doanh nghiệp và được so sánh với các tiêu chuẩn ngành nhằm hạn chế tốt nhất tình hình tài chính không lành mạnh của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu giám sát tài chính có thể xây dựng cho từng ngành, lĩnh vực cụ thể và nên tập trung vào các nội dung sau: Các chỉ số về tài sản và nguồn vốn: Kết cấu về tài sản phản ánh rõ nét tính chất kinh tế - kỹ thuật của từng doanh nghiệp hơn là kết cấu về nguồn vốn. Chỉ số phản ánh kết cấu tài sản bao gồm: Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản; tài sản dài hạn/Tổng tài sản. Hệ số này phản ánh mức độ đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp. Khi đánh giá hệ số này cần phải căn cứ vào ngành kinh doanh và tình hình kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp để đánh giá mức độ hợp lý trong việc đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp. Hệ số nguồn vốn được thể hiện chủ yếu thong qua hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu. Hệ số nợ = Tổng số nợ/Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Hệ số cơ cấu nguồn vốn là một hệ số tài chính hết sức quan trọng đối với nhà quản lý doanh nghiệp, với các chủ nợ cũng như nhà đầu tư. Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp, thong qua hệ số nợ cho thấy sự độc lập về tài chính, mức độ sử dụng đòn bảy tài chính và rủi ro tài chính có thể gặp phải để từ đó có chính sách tài chính phù hợp. Đối với chủ nợ, xem xét hệ số nợ của doanh nghiệp cho thấy sự an toàn của khoản vay để đưa ra các quyết định cho vay và thu hồi nợ. Nhà đầu tư có thể đánh giá mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp thong qua hệ số nợ để từ đó cân nhắc việc đầu tư. Bên cạnh việc xem xét các hệ số về cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn, cũng cần phải xem xét mối quan hệ giữa nguồn vốn và tài sản để thấy rõ được tính cân bằng tài chính của doanh nghiệp. Để đảm bảo cần bằng về tài chính, tài sản dài hạn phải được đầu tư bằng nguồn vốn dài hạn, tài sản ngắn hạn được đầu tư bằng nguồn vốn ngắn hạn. Nguyên tắc cân bằng về tài chính bị phá vỡ thì có thể dẫn tới rủi ro về mặt tài chính. Các chỉ số về kết quả hoạt động, khả năng sinh lời: 145 Thực tế cho thấy ít có doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả mà dẫn đến tình trạng phá sản, mất khả năng thanh toán, mà chỉ có những doanh nghiệp thường xuyên thua lỗ, vốn chủ sở hữu ngày càng mất đi, nguồn vốn hoạt động chủ yếu là nợ vay và các khoản chiếm dụng mới dễ dàng bị phá sản, mất khả năng thanh toán. Hơn nữa chỉ có những doanh nghiệp thường xuyên có lợi nhuận mới có thể ngày càng tích tụ them vốn, bổ sung thêm cho nguồn vốn chủ sở hữu của mình từ nguồn lợi nhuận làm ra. Do vậy cần phải đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các chỉ số về kết quả hoạt động và khả năng sinh lời bao gồm các chỉ tiêu sau: - Chỉ tiêu doanh thu: sử dụng chỉ tiêu doanh thu để đánh giá về quy mô của kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh. Doanh thu thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ. Nó phản ánh thực trạng hoạt động, kết quả của các hoạt động có thu nhập diễn ra trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp. Doanh thu là nguồn tài chính tiềm năng, là cơ sở để doanh nghiệp trang trải chi phí trong quá trình kinh doanh và tạo ra lợi nhuận. - Chỉ tiêu lợi nhuận: là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp bị thua lỗ liên tục, kéo dài thì doanh nghiệp sẽ sớm lâm vào tình trạng phá sản. - Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/tổng tài sản. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận từ tài sản chưa tính đế nguồn hình thành nên tài sản. - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu lợi nhuận mới chủ phản sánh quy mô hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, chưa thể hiện được hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu đo lượng mức sinh lời của vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này phản ánh bản chất của hiệu quả kinh doanh, trong đó lợi nhuận phản ánh kết quả của các quyết định quản lý trong việc gia tăng doanh thu và giảm chi phí. Khi đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thong qua chỉ tiêu này thì cần xem xét đến các yếu tố biến đổi của cả hai đại lượng là vốn chủ sở hữu và 146 mức lợi nhuận sau thuế được tạo ra ở mỗi thời kỳ. Mức tăng hay giảm của tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào việc tăng hay giảm quy mô vốn chủ sở hữu và tăng hay giảm của lợi nhuận say thuế. - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn nhà nước = Lợi nhuận trước thế/Vốn nhà nước. Nhà nước là chủ sở hữu trong doanh nghiệp 100% vốn nhà nước nên nhà nước với tư cách là chủ đầu tư cũng cần phải quan tâm đến khả năng sinh lời của đồng vốn. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận từ vốn nhà nước. Chỉ tiêu bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước Bảo toàn vốn là đảm bảo cho toàn bộ vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh không bị giảm đi, dù vốn đó nằm ở tiền hay hiện vật, dưới dạng tài sản hữu hình hay vô hình. Theo định nghĩa đó, trong điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, bảo toàn vốn là bảo đảm giá trị tài sản không giảm đi theo giá trị sổ sách mà còn phải bù đắp theo mức trượt giá trên thị trường. Phát triển vốn là việc gia tăng giá trị vốn chủ sở hữu đưa vào hoạt động kinh doanh thể hiện ở quy mô vốn chủ sở hữu được mở rộng thông qua hoạt động kinh doanh có lãi, sử dụng lợi nhuận để lại để tái đầu tư, bổ sung vào nguồn vốn chủ sở hữu. Phát triển vốn còn có nghĩa là phát triển thương hiệu, hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp. Như vậy bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh lợi ích kinh tế của nhà nước, vốn nhà nước không những được bảo toàn mà còn được mở rộng tăng quy mô. Chỉ tiêu lỗ Lỗ là chỉ tiêu ngược lại với chỉ tiêu lợi nhuận, phản ánh tình trạng không hiệu quả của doanh nghiệp. Lỗ không những ảnh hưởng đến việc bảo toàn và phát triển vốn, mà còn ảnh hưởng đến việc trích lập các quỹ, đời sống của người lao động, và các hoạt động xã hội của doanh nghiệp. Sử dụng chỉ tiêu lỗ nhằm đánh giá tình trạng kém hiệu quả trong kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời đánh giá trình độ tổ chức và quản lý của cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp. Các chỉ số về luân chuyển vốn Luân chuyển vốn phản ánh mặt chất của hoạt động tài chính doanh nghiệp, đo lượng năng lực quản lý và sử dụng số vốn hiện có. Nếu quá trình luân chuyển vốn diễn ra trôi chảy thì chắc chắn hoạt động của doanh nghiệp là bình thường và ngược lại. Các chỉ số về luân chuyển vốn bao gồm: 147 Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng hóa/Số hàng tồn khi bình quân trong kỳ Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu có thuế gián thu/Nợ phải thu bình quân. Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần/Vốn lưu động bình quân. Khi xem xét các chỉ số này phải xem xét sự tác động của đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của mỗi doanh nghiệp. Đây là các chỉ số rất khác biệt giữa các doanh nghiệp vì nó phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của mỗi doanh nghiệp. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khi tính toán cần phải được xem xét loại trừ những yếu tố làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu như: do nguyên nhân bất khả kháng; do đầu tư mở rộng phát triển sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp; do nhà nước điều chỉnh giá (đối với sản phẩm do nhà nước định giá) làm ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. Xây dựng chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của Ban điều hành doanh nghiệp dựa vào: - Mức độ hoàn thành chỉ tiêu nhà nước giao về tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. - Kết quả phân loại doanh nghiệp - Việc chấp hành các quy định của chủ sở hữu, điều lệ công ty và các quy định pháp luật hiện hành. Việc xây dựng các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính của doanh nghiệp là cần thiết để doanh nghiệp tự giám sát và quản lý tài chính của mình, đồng thời cung cấp cho chủ sở hữu thông tin nhằm mục đích ngăn ngừa những hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra. Song nếu chỉ để những chỉ tiêu trên một cách rời rác, không có tính hệ thống thì trở thành vô nghĩa. Do đó, cần phải lập bảng thống kê và đánh giá theo trật tự thời gian mới nói lên được tính chất tự giám sát và quản lý của nó. Bên cạnh việc xây dựng các chỉ tiêu giám sát tài chính, dịch vụ xếp hạng tín nhiệm cũng nên được phát triển. Việc xây dựng các chỉ tiêu giám sát tài chính và dịch vụ xếp hạng tín nhiệm có quan hệ chặt chẽ với nhau. Quá trình xếp hạng tín nhiệm thực hiện qua 3 bước: Thu thập thông tin; Phân tích, đánh giá; Xếp 148 hạng tín nhiệm tạm thời và công bố ra công chúng. Xếp hạn tín nhiệm giúp các cơ quan quản lý có cơ sở giám sát, kiểm tra tài chính các doanh nghiệp. 4.3.2. Thành lập cơ quan chuyên trách về đại diện chủ sở hữu nhà nước nhằm kiểm soát vốn tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đã định hướng: “Tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước và chức năng quản lý nhà nước, chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước; sớm xóa bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước của các bộ, Ủy ban nhân dân đối với vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp. Thành lập một ủy ban chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước”. Tuy nhiên, đến nay, chưa có văn bản pháp luật thể chế hóa cụ thể chủ trương quan trọng này của Đảng, đặt ra yêu cầu cần thiết phải nghiên cứu, đề xuất. Chính phủ nên thành lập một cơ quan chuyên trách trực thuộc Chính phủ để giám sát các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là các Công ty mẹ trong mô hình Công ty mẹ - công ty con, hoặc những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước lớn. SCIC không thể đảm đương tốt cả vai trò này trong bối cảnh hiện tại. Phải có cơ quan đủ năng lực, đủ thẩm quyền và có vị thế chính trị nhưng không liên quan đến việc quản lý nhà nước, mà chỉ chuyên trách thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước. Đây sẽ là một cơ quan hoạt động một cách chuyên nghiệp, thực hiện một cách độc lập, bảo đảm nguyên tắc không làm thay chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành. Điều quan trọng nhất là phải bảo đảm cho cơ quan này có đủ năng lực về chuyên môn để có thể quản lý, giám sát các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước lớn hoạt động trong nhiều ngành, lĩnh vực quan trọng khác nhau của nền kinh tế một cách toàn diện về các mặt tài chính, tổ chức và phát triển nguồn nhân lực, mục tiêu và chiến lược phát triển. Phương thức quản lý, giám sát phải phù hợp với cơ chế thị trường. Nhiệm vụ của cơ quan chuyên trách này là giám sát hoạt động của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước lớn, cụ thể như sau: - Giám sát hoạt động đầu tư và sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. - Tham gia ý kiến với các Bộ và các cơ quan liên quan khác trong việc xây dựng các cơ chế, chính sách, quy định về quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. 149 - Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, đảm bảo bảo toàn và sử dụng vốn hiệu quả tại các doanh nghiệp này. - Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu, phân tích, dự báo, cảnh báo mức độ an toàn về đầu tư, tài chính của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, đề xuất Thủ tướng Chính phủ giải pháp xử lý kịp thời. - Đề xuất, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan quản lý khác có liên quan, các cơ quan thanh tra – giám sát chuyên ngành và cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm, không tuân thủ hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật trong hoạt động đầu tư, sử dụng vốn nhà nước. - Báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. Từ những phân tích trên, tác giả luận án mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau: Về mô hình tổ chức. Thành lập cơ quan chuyên trách thuộc Chính phủ dưới tên gọi là Ủy ban giám sát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước Về chức năng cụ thể. Cơ quan này có chức năng thực hiện các quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp được chuyển giao theo quy định và pháp luật có liên quan; tham mưu giúp Chính phủ thực hiện chức năng chủ sở hữu phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc Cơ quan chuyên trách chịu sự quản lý nhà nước của các Bộ theo từng ngành, lĩnh vực. Cơ quan chuyên trách không ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm; có cơ cấu tổ chức theo quy định của Chính phủ; có cơ chế tài chính, lao động, tiền lương như doanh nghiệp nhà nước. Về nhiệm vụ và quyền hạn. Cơ quan chuyên trách có 03 nhóm nhiệm vụ chủ yếu: (i) Nhóm nhiệm vụ liên quan đến kiểm soát, quản lý, giám sát doanh nghiệp nhà nước và phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cụ thể được giao quản lý. 150 Trong thực hiện nhiệm vụ này, cơ quan chuyên trách có đầy đủ các quyền của chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, cổ đông công ty cổ phần, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật, trừ các nội dung thuộc thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. (ii) Nhóm nhiệm vụ tham mưu giúp Chính phủ thực hiện chức năng thống nhất tổ chức thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với vốn, tài sản nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. (iii) Nhóm nhiệm vụ mà một cơ quan thuộc Chính phủ cần thực hiện theo yêu cầu của pháp luật, bao gồm: Chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch; tổ chức thực hiện dịch vụ công; hợp tác quốc tế; chương trình cải cách hành chính; chế độ thông tin, báo cáo; tổ chức bộ máy và quản lý tài chính, tài sản của cơ quan. Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm của Trung Quốc về Ủy ban giám sát và quản lý tài sản Nhà nước (SASAC). SASAC được Trung quốc thành lập năm 2003, số lượng nhân sự của SASAC là 550 người. Bên cạnh việc thành lập SASAC ở Trung ương, Chính phủ Trung quốc còn cho phép thành lập các tổ chức tương tự SASAC trực thuộc chính quyền địa phương. SASAC là một cơ quan ngang bộ với chủ tịch SASAC là do Chính phủ bổ nhiệm. Chủ tịch SASAC được tham dự các buổi họp Chính phủ nhưng không được phát biểu tại các buổi họp này. Các chức năng cơ bản của SASAC bao gồm: SASAC đóng vai trò là nhà đầu tư Nhà nước; định hướng và thúc đẩy quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước; Cử các tổ/ban giám sát đến một số doanh nghiệp lớn để thay mặt Nhà nước thực hiện việc giám sát hoạt động của Doanh nghiệp; Bổ nhiệm và miễn nhiệm các lãnh đạo cấp cao của Doanh nghiệp, đánh giá hoạt động của các cán bộ này và thưởng/phạt đối với lãnh đạo Doanh nghiệp; Giám sát và quản lý việc bảo toàn và gia tăng giá trị tài sản Nhà nước thuộc sự giám sát của SASAC thông qua hoạt động thống kê và kiểm toán. Soạn thảo văn bản pháp quy về cải cách và quản lý tài sản Nhà nước; chỉ đạo và giám sát công tác quản lý tài sản của các SASAC địa phương. 151 4.3.3. Các giải pháp tăng cường tính công khai thông tin và minh bạch hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước Thực hiện tốt các quy định pháp luật về minh bạch hóa thông tin và hoạt động của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Hiện nay Nghị định 81/2015/NĐ-CP về công bố thông tin của doanh nghiệp Nhà nước ban hành ngày 18/9/2015 có hiệu lực từ 5/11/2015 đã quy định cơ bản về những thông tin quan trọng cần được minh bạch của doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, cũng cần bổ sung thêm một số nội dung quan trọng để việc công bố thông tin của doanh nghiệp Nhà nước thật sự hiệu quả và là một “kênh” để kiểm soát vốn Nhà nước. Cụ thể như sau: - Đối tượng thực hiện minh bạch hóa thông tin và hoạt động không chỉ là các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, doanh nghiệp có vốn chi phối của nhà nước, mà còn bao gồm các doanh nghiệp do nhà nước độc quyền kinh doanh, các doanh nghiệp nhà nước thống lĩnh thị trường, tập đoàn kinh tế, tổng công ty, kể cả các doanh nghiệp là các công ty con, công ty liên kết thuộc tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. - Các doanh nghiệp nhà nước phải tổ chức xây dựng và công bố báo cáo thường niên bao gồm các thông tin hoặc tài liệu kèm theo gồm: + Thông tin về kết quả tài chính và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, gồm Báo cáo tài chính; Báo cáo và phân tích công tác điều hành kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Đối với công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thì phải có báo cái hoạt động điều hành trong toàn bộ tập đoàn, tổng công ty. + Thông tin về mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp (mục tiêu dài hạn và mục tiêu hàng năm), bao gồm cả ngành, lĩnh vực kinh doanh chính và các nhiệm vụ chủ sở hữu nhà nước giao dưới hình thức khác nhau. + Thông tin chi tiết về cơ cấu sở hữu và tài sản của doanh nghiệp nhà nước, về cơ cấu sở hữu và tài sản của toàn bộ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các khoản mục đầu tư của nhà nước, khoản vay hình thành tài sản, các hỗ trợ tài chính nhận được của nhà nước kể cả bảo lãnh và các cam kết nhân danh doanh nghiệp nhà nước. + Thông tin về những rủi ro trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính, các chính sách hạn chế rủi ro (bao gồm rủi ro về đầu vào, đầu ra, đặc thù ngành kinh doanh, địa bàn hoạt động, thị trường) 152 + Thông tin về quản trị doanh nghiệp, đặc biệt các thông tin về chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm và cơ chế vận hành của chủ sở hữu, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Ban giám đốc - Doanh nghiệp nhà nước phải lập và báo cáo tài chính quý trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày kết thúc quý. Nội dung công bố thông tin về báo cáo tài chính quý bao gồm: bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bản thuyết minh báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán. Phương tiện công bố báo cáo tài chính quý tương tự như công bố báo cáo thường niên. - Doanh nghiệp nhà nước phải công bố thông tin bất thường tương tự như các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. - Quy định chi tiết doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, đặc biệt là công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có nghĩa vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu của chủ sở hữu; cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật. 153 Kết luận chương 4 1. Thực tiễn cho thấy, mặc dù trong những năm qua Nhà nước ta đã thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài sản do Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước nói riêng. Tuy nhiên, nhìn chung các nỗ lựu này đều chưa thể mang lại kết quả như mong muốn. Vì vậy, hiện nay, vấn đề tìm giải pháp bao gồm cả giải pháp về mặt pháp lý và giải pháp về mặt tổ chức đang được đặt ra một cách cấp bách. 2. Để thực hiện được mục tiêu nêu trên thì các giải pháp đưa ra cần phải đồng bộ, đa dạng. Trong số các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, theo tôi có hai giải pháp rất cơ bản, đó là: Thứ nhất, cần nhanh chóng và kiên quyết thay đổi địa vị pháp lý của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (từ là một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là nhà nước thành công ty cổ phần). Thứ hai, thành lập cơ quan chuyên trách nhằm thực hiện một cách đầy đủ, thống nhất, liên tục các quyền của chủ sở hữu là nhà nước nhằm kiểm soát một cách có hiệu quả vốn tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Đây là chủ trương đã được nêu rõ tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng. Việc hiện thực hóa chủ trương này bằng việc ban hành các quy định pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc xây dựng cơ quan chuyên trách này là công việc cần thiết hiện nay. Cơ quan chuyên trách này sẽ là một đầu mối quan trọng trong cơ chế kiểm soát vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở nước ta trong thời gian tới. Thứ ba, xây dựng và ban hành sớm những công cụ đánh giá người đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Bộ công cụ đánh giá này chính là thước đo định lượng chính xác nhất hiệu quả hoạt động của những người đại diện này, thông qua đó sẽ đẩy mạnh được việc kiểm soát vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Thứ tư, hoàn thiện các chỉ tiêu giám sát tài chính, cũng tương tự như bộ công cụ đánh giá người đại diện chủ sở hũu. Bộ công cụ về giám sát tài chính sẽ cho thấy rõ nhất mức độ sử dụng hiệu quả vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Từ đó, các chủ thể kiểm soát sẽ nhận ra được kết quả của hoạt động kiểm soát vốn đã đầu tư. Thứ năm, cần tăng cường công khai thông tin và minh bạch hóa hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Đây là nhóm giải pháp nhằm vận dụng sức 154 mạnh của xã hội, cộng đồng nhằm kiểm soát hiệu quả đầu tư vốn của nhà nước vào doanh nghiệp. 155 KẾT LUẬN 1. Kiểm soát vốn nhà nước tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là hoạt động theo dõi, kiểm tra, đánh giá định tính và định lượng đối với hoạt động tài chính, sử dụng vốn của doanh nghiệp nhằm mục đích ngăn ngừa nguy cơ thua lỗ, giảm thiểu rủi ro về tài chính, góp phần bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu. 2. Nâng cao hoạt động kiểm soát vốn nhà nước trong thời gian qua là vấn đề hết sức cần thiết, nhất là trong điều kiện hiện nay khi mà đã xảy ra rất nhiều vụ việc, gây thất thoát vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp nhà nước lớn. Việc đổi mới hoạt động kiểm soát vốn cũng đã mang lại những thành công nhất định, phù hợp với cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.Tuy nhiên, trước yêu cầu của tình hình mới, cần phải nâng cao vai trò, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước trong việc kiểm soát vốn cũng như hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Muốn vậy, phải hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật liên quan đến chủ thể kiểm soát, nội dung hoạt động kiểm soát, công cụ kiểm soát và nhiều vấn đề khác có liên quan. 3. Giải pháp lớn nhất, quan trọng nhất hiện nay để tăng cường hiệu quả của hoạt động kiểm soát vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp là các biện pháp mang tính tổ chức. Vì vậy, hai việc mà Luận án kiến nghị phải thực hiện càng nhanh, càng sớm thì càng tốt, đó là: (1) thay đổi hình thức pháp lý (thực chất là thay đổi địa vị pháp lý) của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và (2) là thành lập một cơ quan chuyên trách để thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với tài sản của Nhà nước tại các doanh nghiệp với tên gọi là Ủy ban giám sát vốn và tài sản nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. 156 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT I. Văn bản pháp luật 1. Luật Doanh nghiệp Nhà nước 2003; 2. Luật Kiểm toán Nhà nước 2005; 3. Luật Kiểm toán Nhà nước 2015; 4. Luật Đầu tư Công 2014; 5. Luật Doanh nghiệp 2014; 6. Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại Doanh nghiệp 2014; 7. Nghị định 57/2014/NĐ-CP; 8. Nghị định 91/2015/NĐ-CP; 9. Nghị định 95/2015/NĐ-CP; 10. Nghị định 151/2013/NĐ-CP; 11. Nghị định 87/2015/NĐ-CP; 12. Nghị định 87/2015/NĐ-CP; 13. Nghị định 91/2015/NĐ-CP; II. Sách tham khảo 14. Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật Thương mại, Tập 1, NXB CAND, Hà Nội. 15. Đại học Kinh tế Quốc dân, “Giáo trình kinh tế công cộng, tập 1”, NXB Thống Kê, Hà Nội 2012, tr.129 16. Lê Hồng Hạnh, “ Cổ phần hoá DNNN- Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội, 2004. 157 17. Phạm Duy Nghĩa (2009), Chuyên khảo Luật Kinh tế, NXB. CAND, tr. 230. 18. Vũ Huy Từ (1994), DNNN trong cơ chế thị trường ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 28. 19. Phạm Thị Vân Tường & Nguyễn Thị Hải Bình (2012), “Mô hình quản lý đầu tư vốn Nhà nước - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” Sách Tài chính Việt nam 2011, NXB Tài chính. 20. Phạm Thị Vân Tường và nhóm nghiên cứu (2013 – 2014), Đầu tư vốn Nhà nước vào Doanh nghiệp: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, Tài chính Việt Nam, NXB Tài chính. 21. UNIDO (2013), Báo cáo kinh nghiệm quốc tế về quản lý vốn Nhà nước III. Luận văn, Luận án, Đề tài nghiên cứu 22. Trần Thị Mai Hương (2006), “Cơ chế quản lý vốn tại các DNNN ở Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính. 23. Hoàng Đức Long & Đỗ Thị Thục (2011), “Các giải pháp về nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp sau cổ phần hóa DNNN”, Đề tài NCKH cấp Bộ Tài chính. 24. Nguyễn Đăng Nam (2009), “Chính sách và cơ chế quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp giai đoạn đến 2020”, Đề tài khoa học cấp Bộ Tài chính 25. Nguyễn Xuân Nam (2010), “Đổi mới cơ chế quản lý vốn và tài sản đối với các tổng công ty 91 phát triển theo mô hình tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam” Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính. 26. PwC Vietnam (2014), Tổng hợp nghiên cứu kinh nghiệm trong và người nước về quản lý người đại diện tại các doanh nghiệp khác, Hà Nội. 158 27. Lê Thị Thanh (2006), “Địa vị pháp lý của công ty đầu tư tài chính nhà nước ở Việt Nam”, luận án tiến sỹ luật học, Viện nhà nước và Pháp luật. 28. Phạm Minh Tuấn (2007), “Quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và DNNN ở Việt Nam”, Luận án tiến sỹ luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 29. Cục tài chính doanh nghiệp, “Tóm tắt kinh nghiệm quốc tế về quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp”, Tài liệu Hội thảo Quan điểm và định hướng xây dựng Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, Hà Nội, 2013 30. Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) (2013), “Định hướng và quan điểm xây dựng Luật Quản lý, sử dụng VNN đầu tư vào DN”. Tài liệu Hội thảo, Hà Nội. 31. Bộ Tài chính, UNDP, “Dự án VIE/97/028 – Tăng cường năng lực Cục tài chính doanh nghiệp”, Hà Nội, 2013 IV. Bài báo, tạp chí 32. Tạp chí Công nghiệp (2013), “Quản lý và sử dụng vốn trong các DNNN” 33. Công ty TNHH Pricewaterhouse Coopers Vietnam (2014), “Tổng hợp nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về quản lý Người đại diện tại các Doanh nghiệp khác”, Hà Nội. 34. Diễn đàn Kinh tế mùa xuân (2012), “Khởi động mạnh mẽ quá trình Tái cơ cấu nền kinh tế”. 35. Phạm Duy Nghĩa, “Tái cấu trúc tập đoàn và Doanh nghiệp Nhà nước - một góc nhìn từ thể chế và pháp luật”. 159 36. UNDP, “Nhà nước với tư cách là nhà đầu tư: Cổ phần hóa, Tư nhân hóa và Chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam”, Tài liệu Đối thoại Chính sách. 37. Nguyễn Thị Minh Hằng (2012) “Quản lý và giám sát vốn nhà nước tại các DNNN hiện nay”, Tạp chí Tài chính số 9/2012. 38. Nguyễn Duy Long (2012), “Cơ chế giám sát tài chính, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Những vấn đề đặt ra” , Tạp chí Tài chính số 9/2012. 39. Kiểm toán nhà nước khu vực miền Trung, “Sự kết hợp kiểm toán báo cáo tài chính kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động trong một cuộc kiểm toán của nhà nước”, Đề tài nghiên cứu khoa học, Đà Nẵng 2014 40. Phạm Thanh Tuyền (2015), “Công cụ quản lý người đại diện – đánh giá mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của người đại diện tại Doanh nghiệp”, Tạp chí Dầu khí, 8/2015 41. Phạm Đức Trung, “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: nhìn từ cải cách thể chế kinh tế”. Viên Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương, Hà Nội 2015 42. Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, CIEM và Sida (7/2013), “Dự án Hỗ trợ xây dựng Tầm nhìn của Chính phủ và Lộ trình thực hiện cho đến 2020, Bản thảo số 3”, Tài liệu tại Hội thảo, Đà Nẵng. V. Tài liệu khác 43. ils.asp?topic=168&subtopic=293&leader_topic=991&id=BT1371253511” 44.. ils.asp?topic=191&subtopic=9&leader_topic=&id=BT21121258738 160 45. kinh-te/286832.vov 46. &layout=blog&id=27:b-may-t-chc- 47. duong/item/451-mot-so-van-de-bat-cap-cua-he-thong-giam-sat 48. nha-nuoc-4963.html 49.https://www.shs.com.vn/News/201029/673217/co-phan-hoa-bat- kha-thi-truoc-han-chot.aspx. 50. luan/quan-ly-su-dung-nguon-von-nha-nuoc-tai-doanh-nghiep-thuc-trang-va- mot-so-kien-nghi-55039.html. 51. nha-nuoc-20141229084228192.htm. 52. 53. 54. 55. enterprises-hungary_en 56. 57. nuoc/cc9ca1dd/1516cb5a B. TÀI LIỆU THAM KHẢO NƯỚC NGOÀI 161 58. Carsten Sprenger (2008), “State-Owned Enterprises in Russia, presentation at the OECD Roundtable on Corporate Governance of SOEs”, Russian. 59. R Ramamurti & WB (2010), “Privatization and Control of State- Owned Enterprises”. 60. Becky Chiu, Mervyn K. Lewis (2012), “Reforming China's State - owned Enterprises and Banks” 61. Cambridge (2011), “The Rise and Fall of State-Owned Enterprise in the Western World” 62. Capobianco, A. and H. Christiansen (2011), “Competitive Neutrality and State-Owned Enterprises”, OECD. 63. David E.M. Spappington and J. Gregory Sidak (2003), “Competition law for state-owned enterprises”, Antitrust Law Journal No. 2. 64. Hisham Yaacob and Jefri Basiuni, “Corporate Governace Model of a State-owned Enterprise: Evidence from an Asian Emerging Market”. 65. OECD (2005) , “OECD Guidelines on Corporate Governance of State-owned Enterprises”, Pg. 11. 162 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Vũ Thị Nhung (2016), “Quy định pháp luật về giám sát nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nghề luật, (5), tr. 59-63. 2. Vũ Thị Nhung (2016), “Một số vấn đề về pháp luật quản lý vốn nhà nước trong các doanh nghiệp có vốn nhà nước”, Tạp chí nhân lực khoa học và xã hội, (5), tr. 23-30. 3. Vũ Thị Nhung (2016), “Kiểm toán nhà nước- công cụ pháp lý quan trọng trong kiểm soát vốn của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (5), tr. 27-31, 51.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phap_luat_ve_kiem_soat_von_tai_cac_doanh_nghiep_co_1.pdf
  • pdf1.1. Diem moi Eng.pdf
  • pdf1.2. Diem moi Viet.pdf
  • pdf2.1. Tom tat Viet.pdf
  • pdf2.2. Tom tat Eng.pdf
Luận văn liên quan