Luận án Pháp luật về phân cấp quản lý kinh tế tại Việt Nam

Riêng tỉnh Đắk Lắk, được “vay thông qua phát hành trái phiếu CQĐP, vay từ các nguồn tài chính khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho tỉnh vay lại với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 40% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp’. Khác với các tỉnh khác, Đắk Lắk được dùng toàn bộ phần dư nợ vay tăng thêm so với quy định của Luật NSNN và phần được phân bổ thêm 45% số chi (tính theo định mức dân số đối với dân số của thành phố Buôn Ma Thuột) để đầu tư các dự án trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột (không phải cho toàn tỉnh) và thành phố này được sử dụng toàn bộ phần được bổ sung tăng thêm. Đối với TP.HCM, Nghị quyết 98/2023/QH15 cho phép HĐND TP quyết định áp dụng trên địa bàn: phí, lệ phí chưa được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí; điều chỉnh mức hoặc tỷ lệ thu phí, lệ phí đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí, lệ phí được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí, trừ án phí, lệ phí Tòa án và các loại phí thuộc nguồn thu của NSTƯ hưởng 100%. Hằng năm, NSTƯ bổ sung cho TP không quá 70% số tăng thu NSTƯ; Dự toán chi NS của UBND TP được bố trí khoản chưa phân bổ từ 2-4% tổng chi NS quận để thực hiện các nhiệm vụ cần thiết Ngân sách địa phương “được hưởng toàn bộ số thu từ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp do UBND thành phố làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước theo quy định của Luật NSNN để bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công của thành phố.” trước đây được áp dụng tại Hà Nội (Điều 3 Nghị quyết 115/2020/QH14) và TP.HCM (Điều 5 Nghị quyết 54/2017/QH14) nhưng hiện nay, Nghị quyết 98/2023/QH15 không quy định điều này cho TP.HCM.

docx232 trang | Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 101 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật về phân cấp quản lý kinh tế tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ quan nhà nước trung ương thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước trung ương thì được phép trích lại một phần hoặc toàn bộ, phần còn lại thực hiện nộp ngân sách theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan; h) Lệ phí do các cơ quan nhà nước trung ương thu (không kể lệ phí môn bài và lệ phí trước bạ thuộc 100%NS địa phương); i) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước trung ương thực hiện; k) Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý; l) Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương xử lý; m) Các khoản thu hồi vốn của ngân sách trung ương đầu tư tại các tổ chức kinh tế; thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương đại diện chủ sở hữu; chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; n) Thu từ quỹ dự trữ tài chính trung ương; o) Thu kết dư ngân sách trung ương; p) Thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang của ngân sách trung ương; Nguồn: Tác giả tổng hợp q) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. a) Thuế tài nguyên, trừ thuế tài nguyên thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí; b) Thuế môn bài; c) Thuế sử dụng đất nông nghiệp; d) Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; đ) Tiền sử dụng đất, trừ tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý; e) Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước; g) Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; h) Lệ phí trước bạ; i) Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết; k) Các khoản thu hồi vốn của ngân sách địa phương đầu tư tại các tổ chức kinh tế; thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do UBND cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do UBND cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu; l) Thu từ quỹ dự trữ tài chính địa phương; m) Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý; n) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương; o) Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước do UBND cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu thì được phép trích lại một phần hoặc toàn bộ, phần còn lại thực hiện nộp ngân sách theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan; p) Lệ phí do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện thu; q) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện; r) Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương xử lý; s) Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác; t) Huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; u) Thu kết dư ngân sách địa phương; v) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. a) Thuế giá trị gia tăng, trừ thuế giá trị gia tăng thu từ hàng hóa nhập khẩu; b) Thuế thu nhập doanh nghiệp, trừ thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí; c) Thuế thu nhập cá nhân; d) Thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa nhập khẩu; đ) Thuế bảo vệ môi trường, trừ thuế bảo vệ môi trường thu từ hàng hóa nhập khẩu. iii).Nhóm quy định về phân cấp quản lý kinh tế cho chính quyền địa phương cấp tỉnh qua từng giai đoạn Nhóm này bao gồm các nghị quyết của Chính phủ về việc thúc đẩy phân cấp qua các giai đoạn. Sau Đổi mới, các nghị quyết lần lượt ra đời, gồm: Nghị quyết 08/2004/NQ-CP ngày 20/6/2004 về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp QLNN giữa chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 21/3/2016 phân cấp QLNN giữa Chính phủ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 24/6/2020 về đẩy mạnh phân cấp QLNN theo ngành, lĩnh vực. Sự phân cấp được diễn ra giữa Chính phủ, TTCP, các bộ, cơ quan ngang bộ với các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh. Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10/01/2022 về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong QLNN, phân cấp giữa Chính phủ, TTCP và các bộ, ngành ở trung ương với HĐND và UBND cấp tỉnh. So với các nghị quyết trước, nghị quyết này có sự thay đổi về các chủ thể phân cấp và được phân cấp. Điểm đáng lưu ý là Nghị quyết 08/2004/NQ-CP và Nghị quyết số 21/NQ-CP đều phân cấp theo lĩnh vực mà Chính phủ thấy cần, không phụ thuộc vào hệ thống ngành, lĩnh vực quản lý. Trong khi đó, khác với hai nghị quyết trên, Nghị quyết số 99/NQ-CP và Nghị quyết số 04/NQ-CP đều phân cấp theo ngành, lĩnh vực, dựa theo hệ thống ngành, lĩnh vực quản lý lĩnh vực mà Chính phủ thấy cần, không phụ thuộc vào hệ thống ngành, lĩnh vực quản lý. Nội dung của Nghị quyết nêu rõ: - Đẩy mạnh và hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền nhằm phân định rõ nhiệm vụ và quyền hạn, thẩm quyền và trách nhiệm giữa Chính phủ với các bộ, ngành; giữa Chính phủ, TTCP, các bộ, ngành với chính quyền địa phương gắn với hoàn thiện hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ thống nhất, kịp thời, khả thi, ổn định, công khai, minh bạch, có sức cạnh tranh quốc tế, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm, bảo đảm phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao tinh thần trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, nhất là người đứng đầu. - Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực hiện quyền lực Nhà nước chặt chẽ bằng các quy định của Đảng, của pháp luật, góp phần xây dựng nền hành chính Nhà nước dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phục vụ nhân dân. - Chính phủ, TTCP không quyết định các vấn đề cụ thể thuộc trách nhiệm của các bộ, ngành theo phân công của Chính phủ và những vấn đề thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi đã được phân cấp, phân quyền..... iv). Nhóm quy định của pháp luật về việc trao cơ chế đặc thù cho một số tỉnh, thành Sau Luật Thủ đô năm 2012, các văn bản trao cơ chế đặc thù cho một số địa phương lần lượt ra đời, trong số đó có việc trao cơ chế quản lý kinh tế. Trong nhóm này, tác giả cũng tiếp cận vấn đề dưới ba góc độ là quản lý đất đai, đầu tư và ngân sách, trên cơ sở phân tích một số quy định nổi bật trong các văn bản trao cơ chế đặc thù cho các địa phương. Bắt đầu từ hai thành phố loại đặc biệt (Hà Nội và TP.HCM), các thành phố trực thuộc trung ương khác (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) và một số tỉnh khác (Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên – Huế, Khánh Hòa, Đắk Lắk). Riêng Hà Nội, từ năm 2006, thành phố đã thực hiện PCQL nhà nước về kinh tế - xã hội, với hai nghị quyết của HĐND, tám quyết định của UBND thành phố về phân cấp. Hiện nay, thành phố đang thực hiện phân cấp đối với 15 ngành, lĩnh vực theo Nghị quyết số 08/2016/NQ-HĐND về việc PCQL nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong đó, quy định khung về mục tiêu, nguyên tắc, phạm vi, danh mục phân cấp trong 15 lĩnh vực trọng tâm Bên cạnh đó, Hà Nội còn phân cấp theo các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành do thành phố ban hành trong 31 lĩnh vực. Hiện nay, Dự thảo Nghị quyết PCQL nhà nước một số lĩnh vực kinh tế-xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội đang được lấy ý kiến trước khi đưa ra trình kỳ họp thứ 9, HĐND thành phố. . * Chính sách đặc thù về quản lý đất đai Ngoài thẩm quyền chung được Luật Đất đai quy định như các tỉnh, thành khác, CQĐP cấp tỉnh tại các địa phương được trao cơ chế đặc thù còn được phân cấp một số thẩm quyền khác, như: HĐND thành phố Hà Nội được “ban hành các biện pháp bảo đảm việc thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng kịp thời, đúng tiến độ đối với các dự án đầu tư quan trọng trên địa bàn Thủ đô” (khoản 2 Điều 15 Luật Thủ đô) và thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến cơ chế phối hợp với các tỉnh, thành trong vùng Thủ đô Vùng Thủ đô bao gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên. để thi hành các quy định về Thủ đô theo Nghị định 91/2021/NĐ-CP. HĐND TP.HCM có thẩm quyền “quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa dưới 500 ha phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền quyết định” (khoản 1 Điều 6 Nghị quyết 98/2023/QH15). UBND thành phố Cần Thơ được Chính phủ ủy quyền (nhưng phải thống nhất ý kiến với Bộ Xây dựng trước khi phê duyệt) “quyết định chấp thuận đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới có quy mô từ 100 ha đến dưới 200 ha phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất” (Điều 9 Nghị định số 103/2018/NĐ-CP). Đối với Nghệ An và Thanh Hóa, HĐND tỉnh có thẩm quyền “quyết định chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ đầu nguồn dưới 50 ha; đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha; quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sản xuất dưới 1.000 ha theo ủy quyền của TTCP, phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền quyết định” (Điều 4 Nghị quyết 36/2021/QH15 và Điều 4 Nghị quyết 37/2021/QH15) Các văn bản này cũng quy định UBTVQH quyết định chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 ha trở lên; đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên của tỉnh và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. . Tỉnh Khánh Hòa mới được Quốc hội quy định thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù từ ngày 01 tháng 8 năm 2022 bằng Nghị quyết số 55/2022/QH15. Về lĩnh vực quản lý đất đai, HĐND tỉnh “quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa dưới 500 ha; quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sản xuất dưới 1.000 ha theo ủy quyền của TTCP phủ phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền quyết định” (Điều 5). Ngoài ra, điều luật này còn quy định cụ thể việc thực hiện chuẩn bị thu hồi đất tại Khu kinh tế Vân Phong và huyện Cam Lâm. Khác với các địa phương nêu trên, tỉnh Đắk Lắk hiện chỉ được thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với thành phố Buôn Ma Thuột, về quản lý tài chính, ngân sách nhà nước; PCQL nhà nước trong lĩnh vực quy hoạch; ưu đãi thu hút đầu tư; ưu đãi đối với chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt bằng Nghị quyết 72/2022/QH15 ngày 15/11/2022; chưa có chính sách đặc thù về đất đai. Như vậy, tùy đặc thù của mỗi địa phương mà chính quyền trung ương quy định việc thí điểm quản lý cũng như xây dựng cơ chế quản lý khác nhau. * Chính sách đặc thù về quản lý đầu tư Thành phố Hà Nội được bội chi ngân sách để đầu tư xây dựng các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được HĐND Thành phố quyết định theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Luật NSNN năm 2015 (Điều 5 Nghị định 63/2017/NĐ-CP). Điều này có nghĩa rằng Hà Nội được ưu tiên cho các dự án đầu tư công trung hạn. Trong khi đó, TP.HCM vừa được Nghị quyết 98/2023/QH15 bổ sung một số nhóm chính sách mới như: được bố trí vốn đầu tư công để hỗ trợ giảm nghèo, giải quyết việc làm; được áp dụng thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông (TOD); được áp dụng loại hợp đồng BOT đối với dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu, phù hợp theo quy hoạch được phê duyệt đối với loại đường phố chính đô thị, đường trên cao; được thực hiện dự án đầu tư theo hợp đồng BT (Điều 4). Đối với Đà Nẵng, UBND thành phố có thẩm quyền “quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn đầu tư công thuộc quận, phường quản lý theo quy định của Luật Đầu tư công” (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 119/2020/QH14). Trong khi đó, Theo Luật Đầu tư công thì HĐND cấp tỉnh chỉ quyết định chủ trương đầu tư “dự án nhóm B và dự án trọng điểm nhóm C thuộc cấp mình quản lý” (khoản 5 Điều 17). Thành phố Cần Thơ cũng được ưu tiên đầu tư các dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn. Điều này thể hiện thông qua quy định cho UBND thành phố “được phép tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính của thành phố để đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng, cấp bách, ưu tiên phục vụ cho phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách thành phố, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn nhưng chưa bố trí hoặc bố trí chưa đủ vốn...” (khoản 2 Điều 8 Nghị định 103/2018/NĐ-CP). Các tỉnh Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế cũng được chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công của tỉnh. Điều này thể hiện thông qua việc tỉnh này được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý trên địa bàn tỉnh để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công của tỉnh (Điều 3 Nghị quyết 37/2021/QH15 và Nghị quyết 38/2021/QH15). Thành phố Hải Phòng và tỉnh Nghệ An mặc dù cũng có cơ chế tài chính ngân sách đặc thù theo hai văn bản tương ứng là Nghị định 89/2017/NĐ-CP và Nghị quyết 36/2021/QH15 nhưng không có cơ chế quản lý đầu tư đặc thù tương tự như các địa phương nêu trên. Theo Nghị quyết 72/2022/QH15, tỉnh Đắk Lắk cũng chưa được chính sách đặc thù về quản lý đầu tư. * Chính sách đặc thù về quản lý ngân sách Các địa phương được trao cơ chế đặc thù so với các địa phương được hưởng chính sách chung sẽ có sự khác nhau về: nhiệm vụ thu, chi; bội chi; tỷ lệ phần trăm phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng địa phương đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung từ ngân sách trung ương. - Về nhiệm vụ thu: HĐND thành phố được “quy định mức tiền phạt cao hơn nhưng không quá 02 lần mức tiền phạt tối đa do Chính phủ quy định đối với một số hành vi vi phạm hành chính tương ứng trong các lĩnh vực văn hóa, đất đai và xây dựng” (điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Thủ đô) là quy định rất đặc thù, được áp dụng cho thủ đô Hà Nội. Cùng với Luật Thủ đô năm 2012, các văn bản dưới luật Cụ thể là: Nghị định số 63/2017/NĐ-CP ngày 19/05/2017 quy định cơ chế, chính sách tài chính ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội; Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội; Nghị quyết số 115/2020/QH14 ngày 19/6/2020 về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội. đã tạo ra những nét riêng trong PCQLKT tại thành phố này. Theo đó, Dự toán chi ngân sách của Thủ đô được xác định trên cơ sở định mức phân bổ chi ngân sách cao hơn các tỉnh, thành khác được áp dụng cho các thời kỳ ổn định từ 03 đến 05 năm. Thủ đô được sử dụng các khoản thu ngân sách trung ương vượt dự toán Trừ các khoản sau: “a) Khoản thu thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu; b) Khoản chênh lệch thu, chi của Ngân hàng nhà nước; c) Khoản thu không giao Thủ đô quản lý thu, không phát sinh trên địa bàn Thủ đô nhưng hạch toán nộp ở Thủ đô”. ,... (khoản 2 Điều 21 Luật Thủ đô năm 2012). Về quản lý thu NSNN, chính sách đặc thù cho phép HĐND tỉnh/thành phố quyết định áp dụng trên địa bàn một số khoản thu phí phù hợp với đặc điểm của thành phố như: “phí chưa được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí”; “điều chỉnh mức hoặc tỷ lệ thu phí đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí được quy định trong Danh mục phí, lệ phí,...”. NSNN “được hưởng 100% số thu tăng thêm từ các khoản thu phí chưa được quy định trong Danh mục phí, lệ phí” Để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và chi hoạt động kinh tế, khoa học và công nghệ, giáo dục, y tế và phúc lợi xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách thành phố Hà Nội. và “không dùng để xác định tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa NSTƯ và NSĐP”; “được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công Sau khi đã trừ chi phí liên quan đến việc bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; kinh phí di dời, xây dựng cơ sở vật chất tại địa điểm mới theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý trên địa bàn Trừ cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công của thành phố. . Những quy định này được áp dụng tại Hà Nội (Điều 3 Nghị quyết 115/2020/QH14 Nghị quyết số 115/2020/QH14 ngày 19/6/2020 về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội. ), Đà Nẵng (Điều 9 Nghị quyết 119/2020/QH14) và Thanh Hóa (Điều 3 Nghị quyết 37/2021/QH15). Riêng tỉnh Đắk Lắk, được “vay thông qua phát hành trái phiếu CQĐP, vay từ các nguồn tài chính khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho tỉnh vay lại với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 40% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp’. Khác với các tỉnh khác, Đắk Lắk được dùng toàn bộ phần dư nợ vay tăng thêm so với quy định của Luật NSNN và phần được phân bổ thêm 45% số chi (tính theo định mức dân số đối với dân số của thành phố Buôn Ma Thuột) để đầu tư các dự án trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột (không phải cho toàn tỉnh) và thành phố này được sử dụng toàn bộ phần được bổ sung tăng thêm. Đối với TP.HCM, Nghị quyết 98/2023/QH15 cho phép HĐND TP quyết định áp dụng trên địa bàn: phí, lệ phí chưa được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí; điều chỉnh mức hoặc tỷ lệ thu phí, lệ phí đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí, lệ phí được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí, trừ án phí, lệ phí Tòa án và các loại phí thuộc nguồn thu của NSTƯ hưởng 100%. Hằng năm, NSTƯ bổ sung cho TP không quá 70% số tăng thu NSTƯ; Dự toán chi NS của UBND TP được bố trí khoản chưa phân bổ từ 2-4% tổng chi NS quận để thực hiện các nhiệm vụ cần thiết Ngân sách địa phương “được hưởng toàn bộ số thu từ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp do UBND thành phố làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước theo quy định của Luật NSNN để bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công của thành phố...” trước đây được áp dụng tại Hà Nội (Điều 3 Nghị quyết 115/2020/QH14) và TP.HCM (Điều 5 Nghị quyết 54/2017/QH14) nhưng hiện nay, Nghị quyết 98/2023/QH15 không quy định điều này cho TP.HCM. Hàng năm, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương “không quá 70% số tăng thu ngân sách trung ương từ các khoản thu phân chia Riêng đối với Nghệ An, Thanh Hóa và Thừa Thiên – Huế đã không quy định “số tăng thu ngân sách trung ương từ các khoản thu phân chia” mà quy định “số tăng thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”. ” giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương “so với dự toán TTCP giao (phần còn lại sau khi thực hiện thưởng vượt thu theo quy định của Luật NSNN) và các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% tăng thu so với dự toán TTCP giao...”. Đây là chính sách đang được áp dụng tại TP.HCM (Điều 5 Nghị quyết 98/2023/QH15), Cần Thơ (Điều 5 Nghị định 103/2018/NĐ-CP), Hải Phòng (Điều 6 Nghị định 89/2017/NĐ-CP), Thanh Hóa (Điều 3 Nghị quyết 37/2021/QH15), Nghệ An (Điều 3 Nghị quyết 36/2021/QH15), Thừa Thiên – Huế (Điều 3 Nghị quyết 38/2021/QH15) và Khánh Hòa (Điều 3 Nghị quyết 55/2022/QH15). - Về quản lý chi ngân sách nhà nước, HĐND thành phố Hà Nội quyết định dự toán, phân bổ ngân sách thành phố bảo đảm phù hợp với các định hướng cơ cấu lại ngân sách, phát triển KT - XH và các lĩnh vực quan trọng theo quy định của Quốc hội và Chính phủ (khoản 1); “thực hiện cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định”; “quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách cấp thành phố và cho phép ngân sách cấp dưới sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách thành phố” (khoản 2 Điều 4 Nghị quyết số 115/2020/QH14). Khoản 3 điều này còn quy định HĐND thành phố Hà Nội quyết định “sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách địa phương để đầu tư nâng cấp, cải tạo, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục công trình thiết yếu” Bao gồm: phòng cháy, chữa cháy, thu gom, xử lý rác, cấp nước, thoát nước, điện, thiết bị, nhà vệ sinh, tường rào trong cơ sở đã có của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị thuộc tổ chức chính trị - xã hội do thành phố Hà Nội quản lý theo quy định của Luật NSNN năm 2015. . Thế nhưng, “trường hợp đầu tư xây dựng mới các hạng mục công trình thiết yếu có giá trị từ 01 tỷ đồng trở lên phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án hoặc có quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật kèm theo báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với công trình chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật trước khi phân bổ dự toán và phải thực hiện đấu thầu, quản lý như dự án đầu tư công”; “sử dụng ngân sách cấp thành phố hỗ trợ các địa phương khác trong nước, cho phép các quận sử dụng ngân sách cấp quận để hỗ trợ các huyện khó khăn của thành phố Hà Nội trong việc phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới”. Riêng nội dung “thực hiện cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định” thì TP.HCM sử dụng nguồn tiền còn dư của ngân sách để chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc thành phố quản lý tối đa 1,8 lần mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ (Điều 9 Nghị quyết 98/2023/QH15). - Về mức dư nợ vay của ngân sách địa phương: so với số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp thì mức này không vượt quá 20% đối với các địa phương có số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của NSĐP; 30% đối với các địa phương có số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của NSĐP (khoản 6 Điều 7 Luật NSNN năm 2015); 40% đối với Hải Phòng (khoản 1 Điều 4 Nghị định 89/2017/NĐ-CP), Cần Thơ (khoản 1 Điều 3 Nghị định 103/2018/NĐ-CP), Nghệ An (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 36/2021/QH15) và Thừa Thiên - Huế (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 38/2021/QH15); 60% đối với Thanh Hóa (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 37/2021/QH15), Khánh Hòa (Điều 3 Nghị quyết 55/2022/QH15); 120% đối với TP.HCM (khoản 4 Điều 5 Nghị quyết 98/2023/QH15) Theo khoản 6 Điều 7 Luật NSNN năm 2015 và khoản 6 Điều 4 Nghị định 163/2016/NĐ-CP, tỷ lệ này là 60%. . Riêng đối với Hà Nội, con số này là 60% (khoản 6 Điều 7 Luật NSNN năm 2015), sau đó là 70% (khoản 4 Điều 5 Nghị định 63/2017/NĐ-CP) và hiện nay là 90% (khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 115/2020/QH14). Như vậy, mức dư nợ tối đa sẽ tăng theo quy mô thu ngân sách địa phương. Sở dĩ pháp luật quy định mức dư nợ vay của ngân sách địa phương là CQĐP cấp tỉnh được phép vay để bù đắp bội chi ngân sách cấp tỉnh và vay để trả nợ gốc các khoản vay của CQĐP. Mức dư nợ nêu trên nhằm khống chế mức vay của CQĐP. Do vậy, có thể nói địa phương nào càng phân cấp mạnh thì con số này càng cao và hiện nay, Hà Nội có mức dư nợ vay cao nhất. - Về tỷ lệ phần trăm phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cũng không hoàn toàn giống nhau giữa các địa phương. Chẳng hạn, từ năm 2018 - 2021, tỷ lệ % ngân sách địa phương được giữ lại sau khi nộp về trung ương của TP.HCM là 18%, của Hà Nội là 35%, Bình Dương là 36%, Đồng Nai 47%, Vĩnh Phúc 53%,... Trong khi đó, tỷ lệ này của gần 50 tỉnh/thành khác là 100%, thể hiện tại Hình PLI-1 và Hình PLI-2. Nguồn: Tác giả phác họa theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê Nguồn: Tác giả phác họa theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê Điều đáng lưu ý là tỷ lệ % ngân sách được giữ lại giữa các thành phố trực thuộc trung ương có sự chênh nhau khá lớn. Chẳng hạn, địa phương có tỷ lệ ngân sách được giữ lại thấp nhất là TP.HCM (18%), tiếp đến là Hà Nội (35%), Đà Nẵng (68%), Hải Phòng (78%) và Cần Thơ (91%). Có thể nhận thấy rất rõ tỷ lệ dành cho TP.HCM là quá thấp, trong khi các thành phố lớn trên thế giới thường có tỷ lệ giữ lại là 46%, thấp nhất là 33% (Phạm Phương Thảo, 2022). Tỷ lệ này ổn định từ năm 2018 đến năm ngân sách 2022 thì có sự thay đổi. Theo đó, TP.HCM được tăng 3% (thành 21%), Hà Nội giảm 3% (còn 32%), Hải Phòng giảm 7% (còn 70%), Đà Nẵng tăng 23% (thành 91%) và Cần Thơ tăng 7% (thành 98%). Có thể hệ thống lại tỷ lệ % ngân sách địa phương được giữ lại của 5 thành phố trực thuộc trung ương và hai tỉnh điển hình (Bình Dương, Đồng Nai) trong 5 năm gần đây qua Bảng PLI-2. Bảng PLI-2. Tỷ lệ % ngân sách địa phương được giữ lại của 5 thành phố trực thuộc trung ương và hai tỉnh điển hình từ năm 2018 – 2022 Năm (văn bản phân bổ) Địa phương 2018 (NQ 50/2017/ QH14) 2019 (NQ 73/2018/ QH14) 2020 (NQ 87/2019/ QH14) 2021 (NQ 129/2020/ QH14) 2022 (NQ 40/2021/ QH15) TP.HCM 18 18 18 18 21 Hà Nội 35 35 35 35 32 Đà Nẵng 68 68 68 68 91 Hải Phòng 78 78 78 78 70 Cần Thơ 91 91 91 91 98 Bình Dương 36 36 36 36 36 Đồng Nai 47 47 47 47 45 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghị quyết của Quốc hội PHỤ LỤC II II.1. PHIẾU GHI NHẬN PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA VÀ NHÀ QUẢN LÝ PHIẾU 01 - GHI NHẬN KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA (Thực hiện đối với ông Nguyễn Sĩ Dũng, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Nhiệm kỳ 2013-2016) Kính chào Ông! Nghiên cứu sinh tên là Trần Thị Mai Phước, đang thực hiện Luận án Tiến sĩ “Pháp luật về phân cấp quản lý kinh tế tại Việt Nam”, thuộc chuyên ngành Luật Kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (do PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa hướng dẫn). Trong quá trình thực hiện đề tài, Nghiên cứu sinh (NCS) có đưa ra một số đề xuất liên quan đến công tác quản lý nhà nước về kinh tế. Để có cơ sở thực tiễn thuyết phục, xin phép được phỏng vấn Ông một số vấn đề, với mong muốn hướng đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật phân cấp quản lý nước nhà. Kính mong quý Ông bỏ chút thì giờ quý báu, giúp Nghiên cứu sinh thực hiện được nguyện vọng này. Trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe Ông! NỘI DUNG PHỎNG VẤN: Câu 1. Thưa Ông! NCS cho rằng hiện nay ở Việt Nam, từ “phân cấp”, “phân quyền” đa phần được sử dụng không đúng ngữ cảnh. Theo ông, hai thuật ngữ này cần được hiểu như thế nào cho đúng? Ông Nguyễn Sĩ Dũng: Trước khi phân quyền phải phân cấp mà phân cấp thuộc phạm trù của Hiến pháp. Phân cấp phải làm rõ có mấy cấp chính quyền còn phân quyền là phân chia quyền lực giữa các cấp đó. Như vậy, phân cấp là việc của Hiến pháp, sau đó các văn bản dưới Hiến pháp sẽ làm rõ hơn về phân quyền. Câu 2. Thưa Ông! Để phân cấp quản lý hiệu quả, Việt Nam có nên chia thành các vùng hành chính? Ông Nguyễn Sĩ Dũng: Chúng ta cần học tập Hiến pháp năm 1946 để xây dựng thêm cấp vùng, xem vùng là một cấp đơn vị hành chính nhưng không phải là một cấp chính quyền. Các vùng đó có thể là 6 vùng kinh tế theo Chiến lược phát triển KT - XH từ 2021-2030. Nếu không thành lập vùng thì việc chia các vùng kinh tế như hiện nay chẳng liên kết với nhau. Câu 3. Qua nghiên cứu, NCS cho rằng Việt Nam nên chọn mô hình phân quyền theo nguyên tắc bổ trợ của Đức (với nguyên tắc “từ dưới lên”) nhưng có ý kiến cho rằng Việt Nam là quốc gia đơn nhất, do một Đảng lãnh đạo nên rất khó áp dụng kiểu phân cấp từ dưới lên. Trong tình hình hiện nay, Việt Nam có thể thực hiện được mô hình này hay không, thưa Ông? Ông Nguyễn Sĩ Dũng: Lịch sử thống nhất nước Đức có sự hợp nhất các tiểu quốc; khi ấy, các tiểu quốc này nhường chính quyền lên trên. Vậy nên, liên bang này phân quyền theo mô hình “từ dưới lên” là điều dễ hiểu. Thế nhưng, Nhật Bản vừa đơn nhất, vừa tập quyền nhưng lại thành công với mô hình này. Tại sao Nhật Bản làm được mà Việt Nam lại không làm được? Việt Nam cần học tập kinh nghiệm của quốc gia này vì trường hợp của Nhật Bản là một ví dụ cụ thể trong thực nghiệm thành công của một quốc gia đơn nhất phân quyền bổ trợ. Câu 4. Thưa Ông, về vấn đề trao cơ chế đặc thù cho TP.HCM nói riêng cũng như các địa phương khác nói chung, ông có điều gì muốn chia sẻ thêm? Ông Nguyễn Sĩ Dũng: Phát triển kinh tế là vấn đề của địa phương, trung ương không nên can thiệp quá sâu. Chúng ta cần học tập Hiến pháp năm 1946 ở chỗ Điều thứ 23 Hiến pháp này quy định “Nghị viện nhân dân giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc ”. Do vậy, trung ương cần mạnh dạn trao quyền cho địa phương để tập trung giải quyết những vấn đề lớn của quốc gia cũng như phát triển chính sách đối ngoại, hợp tác toàn cầu, Xin chân thành cảm ơn những chia sẻ quý báu của ông. Kính chúc ông sức khỏe và hạnh phúc! (NCS thực hiện ngày 30/3/2023). PHIẾU 02 - GHI NHẬN KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA (Thực hiện đối với ông Trần Du Lịch Nguyên Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM khóa XIII, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia) Kính chào Ông! Nghiên cứu sinh tên là Trần Thị Mai Phước, đang thực hiện Luận án Tiến sĩ “Pháp luật về phân cấp quản lý kinh tế tại Việt Nam”, thuộc chuyên ngành Luật Kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (do PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa hướng dẫn). Trong quá trình thực hiện đề tài, Nghiên cứu sinh (NCS) có đề cập đến vấn đề trao cơ chế đặc thù cho Thành phố Hồ Chí Minh. Để có cơ sở thực tiễn thuyết phục, xin phép được phỏng vấn Ông một số vấn đề, với mong muốn hướng đến việc hoàn thiện cơ chế này trong tương lai gần. Kính mong Ông bỏ chút thì giờ quý báu, giúp NCS thực hiện được nguyện vọng này. Trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe Ông! NỘI DUNG PHỎNG VẤN Câu 1. Thưa Ông! Là một trong những thành viên tham gia xây dựng nghị quyết thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội về về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, bản thân ông nhận thấy có vấn đề pháp lý nào cần rút kinh nghiệm? Ông Trần Du Lịch: Về vấn đề thi hành Nghị quyết số 54/2017/QH14, tôi đã từng phát biểu “thực hiện chính sách đặc thù nhưng quy trình thực hiện lại chưa đặc thù”. Do vậy, rút kinh nghiệm, lần này cần chuẩn bị dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành nghị quyết thay thế Nghị quyết 54/2017/QH14 một cách kỹ lưỡng để làm rõ những nội dung cần hướng dẫn. Khi nghị quyết mới vừa có hiệu lực thì Thành phố Hồ Chí Minh có thể áp dụng ngay. Do vậy, việc chuẩn bị nội dung dự thảo nghị định nói trên song song với dự thảo nghị quyết mới, đó là điều rất cần trong thời điểm này. Câu 2. Cơ chế phân quyền cho Thành phố Hồ Chí Minh cần được xây dựng trên những nguyên tắc nào, thưa Ông? Ông Trần Du Lịch: Nội dung cốt lõi trong đổi mới nền hành chính địa phương theo mô hình chính quyền đô thị là xây dựng cơ chế phân quyền, phân cấp và ủy quyền giữa trung ương và địa phương. Trên cơ sở Luật tổ chức chính quyền địa phương, việc xây dựng cơ chế phân cấp, phân quyền và ủy quyền theo các nguyên tắc: 1). Việc phân cấp, phân quyền phải được thực hiện theo hướng: Việc gì cấp dưới, địa phương làm được thì nên giao cho địa phương hoặc cấp dưới; cấp nào giải quyết sát thực tế hơn, có điều kiện thực hiện và có hiệu quả hơn thì giao nhiệm vụ, thẩm quyền cho cấp đó.Việc của cấp nào thì cấp đó chịu trách nhiệm toàn bộ, có thẩm quyền đầy đủ (tự quyết, tự quản đối với công việc được giao; không trùng lắp giữa việc do trung ương làm với việc của địa phương làm và việc giữa các cấp chính quyền đô thị ở địa phương với nhau nhằm tránh đùn đẩy trách nhiệm, chồng chéo, lẫn lộn, cản trở trong họat động); 2). Chính quyền TP.HCM được quyền cụ thể hóa quy phạm pháp luật (theo các hình thức quy định tại Luật BHVBQPPL) vào tình hình địa phương trong khuôn khổ thẩm quyền do Chính phủ phân quyền; được ban hành những quy định đặc thù ở địa phương trong phạm vi thẩm quyền cho phép (và có thể giới hạn về loại vấn đề); 3). Quy định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của Chính phủ (các Bộ và cơ quan tương đương) trong vịêc kiểm tra, thanh tra công vụ đối với chính quyền TP.HCM, áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định hiện hành đối với các nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND, nếu các văn bản đó đó vượt thẩm quyền cho phép; trái với pháp luật và không phù hợp với lợi ích quốc gia. Với 3 nguyên tắc trên, sẽ quy định rõ những quyền hạn và phạm vi chính quyền Thành phố được tự quyết định, phạm vi Chính phủ phân quyền nhằm tăng tính chủ động và tính tự quản tự chịu trách nhiệm của chính quyền đô thị TP.HCM; đồng thời cũng sẽ minh thị rõ thẩm quyền của Chính phủ trong việc xử lý đối với chính quyền địa phương có biểu hiện lạm quyền. Câu 3. Xin ông cho biết một vài đề xuất liên quan đến phân cấp quản lý ngân sách, đầu tư cho Thành phố? Ông Trần Du Lịch: Nói về đề xuất thì tôi có rất nhiều nhưng có thể lược nêu một vài vấn đề như: Trong vấn đề thu chi: cần thực hiện theo nguyên tắc tăng thu để tăng chi, có cơ chế cho Thành phố tạo nguồn thu mới (từ các họat động sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở một đô thị lớn mà pháp luật hiện hành không cấm hoặc được trung ương cho phép) và không phải điều tiết về trung ương trong một thời gian nhất định. Về ngân sách: Cần phân định rạch ròi ngân sách quốc gia và ngân sách địa phương. Trong lĩnh vực ngân sách cần phân định rõ hai loại nội dung: phần ngân sách được xác định là nguồn thu của địa phương theo Luật Ngân sách nhà nước; phần ngân sách do trung ương tài trợ đối với các dự án đầu tư trên địa bàn được cân đối hàng năm khi lập ngân sách, trong tổng ngân sách địa phương hàng năm. Phạm vi tự chủ ngân sách của chính quyền địa phương chỉ đối với nguồn thu thứ nhất; còn đối với nguồn thu thứ hai sẽ do Chính phủ quyết định khi cân đối ngân sách hàng năm. Thí điểm mô hình không lồng ghép ngân sách trung ương - địa phương như hiện nay: Đối với nguồn ngân sách thứ nhất đề nghị ổn định trong khoảng 10 năm và do HĐND Thành phố quyết định (quyết định tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa trung ương và địa phương theo tỷ lệ ổn định các loại thuế quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật ngân sách nhà nước). Đối với những dự án đầu tư mang tính quốc gia hoặc các dự án do ngân sách trung ương tài trợ (kể cả các dự án ODA do trung ương cho vay lại) do Chính phủ quyết định dù quy mô dự án thuộc cỡ nào. Về thẩm quyền trong lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch và đầu tư: Những vấn đề mang tính chiến lược đối với phát triển TP.HCM là vấn đề quốc gia thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Tất cả các lĩnh vực, các đề án quy hoạch mang tính chiến lược dài hạn đối với phát triển của Thành phố gắn liền với quy hoạch chung chiến lược phát triển tổng thể vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đều thuộc thẩm quyền và nhiệm vụ của Chính phủ. Các loại quy hoạch như: quy hoạch chung về không gian phát triển đô thị; quy hoạch các khu công nghiệp; quy hoạch giao thông, bao gồm cả quy hoạch cảng biển, cảng hàng không, đường sắt,... phải đặt trong mối quan hệ phát triển vùng và là nhiệm vụ của Chính phủ. Hiện nay vấn đề này chưa được xác định rõ ràng. Phải phân định công trình cấp quốc gia, công trình do ngân sách trung ương tài trợ, công trình cấp thành phố. Dựa trên nguồn vốn ngân sách đầu tư để xác định thẩm quyền các dự án đầu tư. Những công trình được xác định là cấp quốc gia và những công trình do nguồn vốn do trung ương trợ cấp đầu tư dù ở quy mô nào đều do cấp Chính phủ quyết định (quyết định phê duyệt dự án đầu tư, còn việc triển khai cụ thể dự án ủy quyền cho Thành phố tổ chức thực hiện). Đối với dự án nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách địa phương, dù ở quy mô nào cũng đều do HĐND Thành phố quyết định (quyết định chủ đầu tư, còn tổ chức triển khai cụ thể do UBND Thành phố quyết định). Đối với các dự án đầu tư không thuộc nguồn vốn ngân sách, nếu phù hợp với quy hoạch thì Chính phủ phân quyền cho Chủ tịch UBND Thành phố quyết định không tuỳ thuộc vào quy mô dự án. Các cơ quan Chính phủ có trách nhiệm kiểm tra nếu việc quyết định đầu tư trái với quy hoạch có liên quan đã được Thủ tướng phê duyệt. Xin chân thành cảm ơn những chia sẻ quý báu và đầy tâm huyết của ông. Kính chúc Ông sức khỏe và hạnh phúc! (NCS thực hiện ngày 30/3/2023) PHIẾU 03 - GHI NHẬN KẾT QUẢ PHỎNG VẤN NHÀ QUẢN LÝ (Thực hiện đối với ông Phan Văn Mãi Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh khóa XV) Kính chào Ông! Nghiên cứu sinh tên là Trần Thị Mai Phước, đang thực hiện Luận án Tiến sĩ “Pháp luật về phân cấp quản lý kinh tế tại Việt Nam”, thuộc chuyên ngành Luật Kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình thực hiện đề tài, Nghiên cứu sinh (NCS) có đề cập đến vấn đề trao cơ chế đặc thù cho Thành phố Hồ Chí Minh. Để có cơ sở thực tiễn thuyết phục, xin phép được phỏng vấn Ông một số vấn đề, với mong muốn hướng đến việc hoàn thiện cơ chế này trong tương lai gần. Kính mong Ông bỏ chút thì giờ quý báu, giúp NCS thực hiện được nguyện vọng này. Trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe Ông! NỘI DUNG PHỎNG VẤN Câu 1. Thưa Ông! Dự thảo nghị quyết thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14 chưa thật sự phân quyền mạnh mẽ cho Thành phố vì nhiều chỗ phân quyền nhưng kèm điều kiện “do Quốc hội quyết định” hay “do Thủ tướng Chính phủ giao”,. Vậy, tại sao khi soạn thảo Nghị quyết này, chính quyền Thành phố không mạnh dạn bỏ đi các cụm từ đó để trình trung ương cho Thành phố được tự chủ hơn? Ông Phan Văn Mãi: Bản dự thảo nghị quyết sẽ “bị” biên tập lại nên khi soạn thảo không thể bỏ đi các cụm từ thể hiện sự phụ thuộc của Thành phố vào trung ương, như “do Quốc hội quyết định”, “được Thủ tướng Chính phủ giao” hay “theo quy định của Luật NSNN. Bạn cần hiểu rằng chúng tôi soạn nghị quyết này cũng như Phóng viên viết bài, chuyện bài có được đăng hay không hoặc người biên tập có cắt bỏ, điều chỉnh hay không là quyền của họ. Câu 2. Được biết chính quyền Thành phố đã và đang thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, vận hành và cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn Thành phố, xin ông cho biết tại sao Thành phố chỉ chú trọng việc cải tạo chung cư cũ mà không đề cập đến việc tiếp quản các chung cư đang bị xây dang dở thì bỏ hoang, gây lãng phí, trong đó có cả trường hợp chủ đầu tư bỏ trốn? Ông Phan Văn Mãi: Chúng tôi đã có đề cập đến các công trình như bạn nói nhưng lồng ghép trong vấn đề sử dụng đất của Thành phố. Bạn phải nghiên cứu kỹ Dự thảo nghị quyết thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14 thì mới thấy rõ điều này. Xin chân thành cảm ơn ông đã chia sẻ và tạo điều kiện cho NCS thực hiện bài phỏng vấn. Kính chúc Ông sức khỏe và hạnh phúc! (NCS thực hiện ngày 30/3/2023). II.2. CÁC BẢNG BIỂU Bảng PLII-1.Thống kê pháp luật của một số quốc gia có liên quan đến phân cấp STT Tên nước Tên đạo luật tiếng Việt Tên đạo luật tiếng Anh 1 Đức - Luật cơ bản của Cộng hòa Liên bang Đức năm 1949 (Điều 28); - Luật Chính quyền địa phương của bang Bavaria tự do năm 1952 (sửa đổi các năm 1989, 1992, 1993, 1996) - The basis law of the Federal Republic of Germany in 1949 (Article 28); - Law on local government of the free state of Bavaria in 1952 (amended in 1989, 1992, 1993, 1996) 2 Pháp - Hiến pháp của Cộng hòa Pháp năm 1958 (Điều 72, 72-2); - Luật Phân quyền năm 1982. - The Constitution of the French Republic in 1958 (Article 72, 72-2); - Decentralization Law 1982. 3 Bỉ - Bộ luật Dân chủ và phân cấp địa phương vùng Walloon; - Nghị định thành phố vùng Flemish; - Đạo luật Thành phố mới ở Thủ đô Brussels. - Code of Democracy and local decentralization in Walloon region; - Decree Municipalities of the Flemish Region; - New City Act in Brussels. 4 Hàn Quốc - Đạo luật tự trị địa phương năm 1949 (sửa đổi năm 1949, 1956, 1958; năm 1960; năm 1961 - Hiến pháp của nền Cộng hòa thứ năm (Điều 118) - Luật tự trị địa phương năm 1986 (sửa đổi năm 1990). - Local Autonomy Act of 1949 (amended in 1949, 1956, 1958; 1960; 1961 - The Constitution of the Fifth Republic (Article 118) - Local autonomous law 1986 (revised in 1990). 5  Nhật Bản   - Luật Thúc đẩy phân cấp năm 1995 - Kế hoạch Thúc đẩy phân cấp 1998 - Luật Phân cấp năm 1999 - Luật Thúc đẩy cải cách phi tập trung năm 2006 - Law for the Promotion of decentralization 1995 - Decentralization Promotion Plan 1998 - Decentralization Law of 1999 - Law on Promoting Decentralized Reform 2006 6 Thái Lan - Hiến pháp năm 1987 - Đạo luật xác định kế hoạch và trình tự phân cấp năm 1999 B.E. 2542 (1999) - Kế hoạch phân cấp quyền lực cho các tổ chức hành chính địa phương (1999) - Kế hoạch hoạt động về giai đoạn phân cấp cho các tổ chức chính quyền địa phương (2002) - The 1987 Constitution - The 1999 Act Determining Planning and Staging of Decentralization B.E. 2542 (1999) - The Plan to Decentralize Power to Local Administrative Organizations (1999) - Operations Plan on Staging of Decentralization to Local Government Organizations (2002) 7 Philippines - Đạo luật tự trị địa phương (RA 2264) năm 1959 - Đạo luật phân quyền (RA5185) năm 1967 - Luật Quyền tự chủ địa phương năm 1983; - Bộ luật Chính quyền địa phương năm 1991 - Local Autonomy Act (RA 2264) of 1959 - Decentralization Act (RA5185) of 1967 - Local Autonomy Law 1983; - Local Government Code of 1991 8 Indonesia - Luật về phân cấp (phân quyền) thành lập các khu tự trị 1903 - Đạo luật phân cấp năm 1967; - Luật Phân cấp năm 1974 - Đạo luật phân cấp số 22/1999 - 1995 (thí điểm quyền tự chủ cấp quận trong 2 năm) - Luật Phân cấp sửa đổi năm 2004 (Luật 33/2004), được thực hiện đầy đủ vào năm 2008. - Law on Decentralization (decentraHsatiewet)that established autonomous regions 1903 - Decentralization act of 1967; - Decentralization Law 1974 - 1995 (pilot district autonomy for 2 years) - Decentralization act No. 22/1999 - The 2004 Law on decentralization (Law 33/2004) was fully implemented in 2008 9 Iran Luật Phân cấp năm 1994 Decentralization Law 1994 10 Lebanon Luật Phân quyền 166/2012 Decentralization Law 66/2012 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Alex Brillantes JR (2004) và nhiều tài liệu tham khảo khác Bảng PLII-2. Phân công đại diện các trách nhiệm của chính quyền Nguồn: Anwar Shah, “Cân bằng, trách nhiệm và phản ứng”, Tài liệu nghiên cứu chính sách số 2021 (Washington DC: WB, 1998), Phụ lục Bảng 1 (theo ADB, 2003). Bảng PLII-3. Hệ thống các định nghĩa do Luận án đề xuất STT Thuật ngữ Định nghĩa dưới góc độ nghiên cứu của Luận án 1 Phân cấp Phân cấp là sự phân chia thành các cấp, các tầng theo thứ tự từ cao đến thấp nhằm thuận tiện cho việc quản lý 2 Phân cấp quản lý (Phân quản/ Phi tập trung) Phân cấp quản lý (phân quản) là cấp độ phân chia quyền lực ở mức thấp hơn phân quyền; thể hiện sự phân giao nhiệm vụ, quyền hạn, phương tiện quản lý và tài chính (từ Nhân dân) đến các cấp chính quyền (từ thấp đến cao) nhằm đạt được mục tiêu quản lý một cách hiệu quả nhất. Trong đó, các cấp có quyền ban hành quyết định quản lý phù hợp, không chịu sự can thiệp nhưng chịu sự kiểm tra, giám sát của cấp trên theo quy định của pháp luật. 3 Phân quyền Phân quyền là cấp độ phân cấp hành chính ở mức cao, tiến dần đến tự quản địa phương; thể hiện sự phân giao nhiệm vụ, quyền hạn, phương tiện quản lý và tài chính cho các cấp chính quyền địa phương thực hiện trên cơ sở luật định. Theo đó, chính quyền địa phương phải chịu sự kiểm tra, giám sát của trung ương và cử tri; hoạt động một cách chủ động, độc lập, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và trách nhiệm giải trình trước cử tri địa phương. 4 Tản quyền Tản quyền là hình thức phân cấp thấp nhất, thể hiện sự giao quyền quyết định, chức năng tài chính thuộc cơ quan trung ương cho các thiết chế đại diện của mình tại các địa phương. Theo đó, chủ thể đại diện thực thi quyền lực phải chịu sự kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm trước cơ quan trung ương. 5 Ủy quyền Ủy quyền là hình thức phân cấp cao hơn giảm tập trung nhưng chưa đến mức phân quyền hành chính, thể hiện việc trung ương trao cho địa phương nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện một số công việc theo quy định. Trong đó, chính quyền trung ương vẫn chịu trách nhiệm về các quyết định do chính quyền địa phương thực hiện. 6 Tự quản địa phương Tự quản địa phương là việc nhân dân địa phương trực tiếp hoặc thông qua cơ quan tự quản địa phương quyết định một cách tự chủ và tự chịu trách nhiệm các vấn đề có ý nghĩa địa phương, xuất phát từ lợi ích của Nhân dân địa phương và phù hợp với các truyền thống của địa phương. 7 Giảm tập trung Giảm tập trung là mức độ thấp nhất của phân quyền, nhằm chuyển giao quyền lực từ trung ương cho các cơ quan chính quyền trung ương cấp thấp hơn hoặc các chính quyền địa phương. Theo đó, các chủ thể nhận chuyển giao phải chịu trách nhiệm cao nhất trước chính quyền trung ương. 8 Tư nhân hóa Tư nhân hóa là việc chuyển các hoạt động, tài sản và trách nhiệm thuộc sở hữu nhà nước sang cho các cá nhân, tổ chức tư nhân. Bảng PLII-4. Bảng thống kê, đối sánh các nghị quyết phân cấp của Chính phủ qua từng thời kỳ Tên văn bản Nghị quyết 08/2004/NQ-CP ngày 20/6/2004 Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 21/3/2016 Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 24/6/2020 Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10/01/2022 (1) (2) (3) (4) (5) Trích yếu nội dung Đẩy mạnh phân cấp QLNN theo ngành, lĩnh vực Tiếp tục đẩy mạnh PCQLNN giữa chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ Phân cấp QLNN giữa Chính phủ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong QLNN Các lĩnh vực phân cấp 1. Quản lý quy hoạch, kế hoạch và đầu tư phát triển: quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phân cấp quản lý đầu tư; 2. Quản lý NSNN; 3. Quản lý đất đai, tài nguyên, tài sản nhà nước; 4. Quản lý doanh nghiệp nhà nước; 5. Quản lý các hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công; 6. Tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức.  1. Quản lý NSNN; 2. Thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và phần vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; 3. Quản lý đầu tư (đầu tư công); 4. Quản lý công vụ, cán bộ, công chức, viên chức; 5. Quản lý đất đai. 1. Nội vụ, gồm: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức, vị trí việc làm; 2. Tài nguyên và môi trường, gồm: Biển và hải đảo; 3. Thông tin và truyền thông, gồm: Phát thanh và truyền hình; 4. Văn hóa: Điện ảnh; 5. Y tế, gồm: Khám bệnh, chữa bệnh; 6. Xây dựng, gồm: Hoạt động đầu tư xây dựng; kiến trúc; quy hoạch; phát triển đô thị; 7. Khoa học và công nghệ, gồm: Hoạt động khoa học và công nghệ; 8. Lao động, thương binh và xã hội, gồm: Quản lý người lao Hoàn thiện các quy định về phân cấp QLNN giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ với CQĐP theo ngành, lĩnh vực: 1. Ngành, lĩnh vực Kế hoạch và đầu tư: ODA; phát triển liên kết vùng; 2. Ngành, lĩnh vực Tài chính: Tài chính - NSNN; tín dụng đầu tư; 3. Ngành, lĩnh vực Công Thương: Công nghiệp; 4. Ngành, lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Chăn nuôi; lâm nghiệp; 5. Ngành, lĩnh vực Giao thông vận tải: Đường bộ (đường cao tốc, đường quốc lộ); đường sắt; đường thủy nội địa; an toàn giao thông; hàng không; kết cấu hạ tầng giao thông; vận tải; quản lý phương tiện, thiết bị tham gia giao thông; 6. Ngành, lĩnh vực Xây dựng: Hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; quản lý chất lượng công trình xây dựng; 7. Ngành, lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường: Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; Tên văn bản Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP Nghị quyết số 21/NQ-CP Nghị quyết số 99/NQ-CP Nghị quyết số 04/NQ-CP Trích yếu nội dung Đẩy mạnh phân cấp QLNN theo ngành, lĩnh vực Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp QLNN giữa chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc TW động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; an toàn, vệ sinh lao động; 9. Ngành, lĩnh vực tài chính, gồm: Thu NSNN; chi NSNN; quản lý nợ công; phí và lệ phí; tài sản công; 10. Kế hoạch và đầu tư, gồm: Quản lý đầu tư; đầu tư công; đầu tư nước ngoài. 8. Ngành, lĩnh vực Thông tin và Truyền thông: Bưu chính, viễn thông; tần số vô tuyến điện; 9. Ngành, lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Gia đình; văn hóa cơ sở; 10. Ngành, lĩnh vực Khoa học và Công nghệ: Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ; 11. Ngành, lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo: Giáo dục; 12. Ngành, lĩnh vực Y tế: Dược; 13. Ngành, lĩnh vực Nội vụ: Tổ chức bộ máy; 14. Ngành, lĩnh vực Thanh tra: Kiểm soát quyền lực. (Ngoài ra còn có các ngành, lĩnh vực được phân quyền quản lý giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và CQĐP; được PCQL nhà nước giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ với CQĐP). Tổ chức thực hiện Phân công từng nhóm cơ quan thực hiện việc phân cấp trong phạm vi quản lý (không quy định mốc thời gian). Phân công từng nhóm cơ quan rà soát các văn bản theo từng mốc thời gian nhất định. - Phân công từng nhóm cơ quan thực hiện việc phân cấp và tiếp tục rà soát văn bản trong phạm vi quản lý (không quy định mốc thời gian). - Có đính kèm danh mục văn bản theo ngành, lĩnh vực cần sửa đổi, thay thế. - Phân công từng nhóm cơ quan thực hiện việc phân cấp và tiếp tục rà soát văn bản trong phạm vi quản lý (không quy định mốc thời gian). - Có đính kèm danh mục văn bản theo ngành, lĩnh vực cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới. Hiệu lực thi hành về thời gian - Thực hiện từ quý 3/2004 hoặc quý 1/2005 (tùy lĩnh vực); - Cuối năm 2005, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết. .HẾT Kể từ ngày ký ban hành. Kể từ ngày ký ban hành. K ừ ngày ký ban hành. Nguồn: Tác giả tổng hợp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_phap_luat_ve_phan_cap_quan_ly_kinh_te_tai_viet_nam.docx
  • docx02. TranThiMaiPhuoc_TV_TOM TAT LA.docx
  • docx03. TranThiMaiPhuoc_EL_TOM TAT LA.docx
  • docx04. TranThiMaiPhuoc_TV_THÔNG TIN ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN.docx
  • docx05. TranThiMaiPhuoc_EL_THÔNG TIN ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN.docx
  • pdfCV gửi Cục CNTT-BGDĐT-2023-10-25.pdf
Luận văn liên quan