Luận án Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam

Cạnh tranh là linh hồn của nền KTTT, tạo động lực mạnh mẽ, thúc đẩy sức sản xuất trong từng doanh nghiệp và trong toàn nền kinh tế. Cơ sở tồn tại của cạnh tranh là mọi chủ thể kinh doanh phải được bảo đảm tự do và bình đẳng. Tuy nhiên, không phải lúc nào nhà nước cũng nhận thức được đầy đủ về ý nghĩa của cạnh tranh bình đẳng và có khả năng xây dựng, bảo vệ pháp luật về quyền BĐGCDN. Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam, việc nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên, bảo trợ về vốn, đất đai, tài nguyên cho DNNN và sử dụng DNNN làm công cụ điều tiết nền kinh tế, cũng như chính sách phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI, tình trạng kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu, hối lộ, tham nhũng để được ưu tiên, không bị truy cứu trách nhiệm đã tạo ra bất BĐGCDN nghiêm trọng.

pdf176 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2312 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cần thiết, quy định hình thức khen thưởng, kỷ luật đối với hành vi nhũng nhiễu, phân biệt đối xử doanh nghiệp. 4.1.3.2. Sửa đổi, bổ sung các quy định về tiếp cận các nguồn lực, ký kết hợp đồng, giải quyết tranh chấp, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp a) Việc tiếp cận các nguồn lực Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hoạt động kinh tế không thể tách dời các điều kiện về vốn, đất đai, lao động,... Việc tiếp cận các nguồn lực này dễ dàng hay khó khăn sẽ tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong nền KTTT, Nhà nước cần có cơ chế bảo đảm khả năng tiếp cận thuận lợi như nhau cho các doanh nghiệp trong việc huy động vốn, thuê đất xây dựng nhà xưởng và hợp đồng thuê mướn người lao động. Trong hệ thống luật thực định, các quy định pháp luật về cơ bản đều thực hiện theo nguyên tắc bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp theo thành phần kinh tế. Tuy nhiên, một số quy định của Luật Đất đai, quy định quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại các 153 doanh nghiệp, quy định quản lý sử dụng vốn ODA, Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn cần cũng cần được sửa đổi, bổ sung để đảm bảo khả năng thực thi cho doanh nghiệp. Trong lĩnh vực đất đai, để đảm bảo quyền bình đẳng và thuận lợi chung cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và doanh nghiệp có vốn FDI, Luật Đất đai cần bổ sung các quy định về: (i) quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp liên doanh; (ii) cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất từ tổ chức, cá nhân Việt Nam như các nhà đầu tư trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh; (iii) Cho phép người sử dụng đất được thế chấp quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai, tạo cơ hội huy động vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp thiếu vốn. Trong tiếp cận với các nguồn vốn, phải đảm bảo sự BĐGCDN, giải quyết sự mất cân đối trong cho vay vốn của nhà nước dành cho DNNN. Cần xóa bỏ tư duy bảo lãnh của nhà nước cho các DNNN đã tạo ra thái độ ứng xử khác biệt từ phía ngân hàng cho các doanh nghiệp. Theo đó, các DNNN thường được bỏ qua nhiều thủ tục để cho vay một cách dễ dãi, trong khi các DNTN không có bảo lãnh nhà nước lại gặp nhiều cản trở. Bên cạnh đó, việc cấp các khoản vốn vay do phát hành trái phiếu, vốn vay ưu đãi,... đến với DNNN cũng cần có quy định đảm bảo trách nhiệm giải trình đối với cả người cho vay và DNNN đi vay. b) Về hợp đồng và giải quyết tranh chấp Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc ký kết hợp đồng diễn ra thường xuyên. Để đảm bảo quyền bình đẳng trong ký kết hợp đồng, các bên đều được tự do thỏa thuận hợp đồng, không bị đe dọa, ép buộc,... Khi hợp đồng bị vi phạm, bên vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ thỏa đáng. Tuy nhiên, một số quy định của Bộ luật Dân sự vẫn quy định cho phép một trong các bên từ bỏ hợp đồng dễ dàng, dẫn đến quyền lợi của bên bị vi phạm không bảo đảm. Bên cạnh đó, việc duy trì chính sách quản lý hành chính, không tách bạch vai trò quản lý nhà nước vĩ mô ra khỏi hoạt động quản trị trong nội bộ doanh nghiệp, hay việc chỉ đạo hành chính đối với lĩnh vực kinh doanh độc quyền cũng tạo ra những hạn chế về tự do hợp đồng, gây ra bất bình đẳng cho một trong các bên tham gia ký kết. Quyết định số 154 26/2006/QĐ-TTg đặt các DNTN bán buôn điện vào vị thế bắt buộc phải bán buôn cho một DNNN duy nhất, trong khi nhà nước có thể tách các công ty ra để có thêm vài công ty nữa độc lập với EVN mua điện của các công ty tư nhân. Để đảm bảo quyền BĐGCDN trong việc ký kết hợp đồng, Luật Thương mại, Luật Dân sự phải bổ sung các quy định theo nguyên tắc đảm bảo quyền tự do kinh doanh, giảm vai trò điều hành hành chính của nhà nước. Bộ luật Dân sự cần bổ sung các vấn đề liên quan đến quy định chung về giao dịch dân sự và phần nghĩa vụ và hợp đồng. Theo đó, các quy định trong Điều 135, Điều 137 Bộ luật Dân sự phải làm rõ khái niệm vô hiệu tương đối, tuyệt đối, vô hiệu toàn bộ, vô hiệu một phần và các hậu quả pháp lý tương ứng. Các quy định về nghĩa vụ và hợp đồng cần bổ sung các trường hợp được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 391). Đối với Điều 415 cũng cần bổ sung các tình huống có thể dẫn đến hoãn thực hiện nghĩa vụ. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng cần bổ sung thêm trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng. c) Về chính sách thuế đối với doanh nghiệp Chính sách thuế đối với doanh nghiệp về cơ bản đã đạt được sự BĐGCDN. Quy định tính thuế chủ yếu gắn vào ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Trong công tác quản lý thuế, thủ tục được áp dụng cho từng sắc thuế. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số bất bình đẳng về thuế cần được giải quyết để thống nhất cách hiểu và áp dụng bình đẳng cho mọi doanh nghiệp. Cần sửa đổi, tạo ra sự thống nhất trong quy định về các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Thực tế, giữa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, Nghị định số 124/2008/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 130/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính đang tồn tại ba cách quy định với ba mức khác nhau. Luật Thuế TNDN ghi nhận 14 khoản chi được trừ, Nghị định xác định 14 khoản, Thông tư xác định có 31 khoản. Bên cạnh đó, các quy định trong Quy chế tài chính của công ty mẹ - Tập đoàn dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 142/2007/ NĐ-CP ngày 5/9/2007 của Chính phủ thống nhất với Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng cần sửa đổi. Luật Thuế giá trị gia tăng là loại thuế áp thuế suất vào mặt hàng cụ thể nên không có quy định phân biệt đối xử. Tuy nhiên, việc quy định quá nhiều 155 về nhóm dịch vụ hàng hóa không chịu thuế cũng dẫn đến không bảo đảm tính bình đẳng giữa những doanh nghiệp kinh doanh ngành thuộc diện không chịu thuế với số ít các ngành khác phải chịu thuế GTGT. Để đảm bảo tính liên hoàn của thuế GTGT, pháp luật cần thu hẹp diện không chịu thuế GTGT hoặc loại bỏ một số loại ra khỏi diện chịu thuế. Cần xóa bỏ quy định về hai mức thuế suất thuế GTGT ngoài thuế suất 0% để đảm bảo tính minh bạch, bình đẳng trong chính sách thuế GTGT và phù hợp với thông lệ quốc tế. d) Sửa đổi, bổ sung các quy định về giải thể, phá sản doanh nghiệp Quyền bình đẳng doanh nghiệp là quyền bình đẳng của một loại hình chủ thể, vì thế không chỉ đòi hỏi bình đẳng trong kinh doanh mà là bình đẳng trong suốt chu trình sống của doanh nghiệp. Trước khi doanh nghiệp chấm dứt các hoạt động trên thị trường thông qua giải thể hoặc phá sản, doanh nghiệp cũng cần đảm bảo quyền được bình đẳng. Luật thực định quy định về giải thể, phá sản doanh nghiệp về cơ bản không có quy định phân biệt đối xử doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau 7 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp và hơn 8 năm thực hiện Luật Phá sản đã kiểm chứng nhiều bất cập của Luật so với thực tiễn. Cả chế định giải thể và Luật Phá sản đều đang trong giai đoạn xem xét để sửa đổi, bổ sung. Mặc dù không quy định phân biệt đối xử doanh nghiệp nhưng Luật phá sản lại có những ngoại lệ để Chính phủ xem xét cân nhắc trước khi quyết định để doanh nghiệp phá sản hay không (Khoản 2 Điều 2). Các văn bản dưới Luật không có hướng dẫn cụ thể, dẫn đến nhiều DNNN kinh doanh thua lỗ kéo dài cần được giải quyết theo thủ tục phá sản lại được sắp xếp vào các tập đoàn, tổng công ty. Một số trường hợp được Chính phủ trả nợ thay. Trong trường hợp của Việt Nam, việc sửa đổi Luật phá sản nên tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia và hướng dẫn của OECD. Theo hướng dẫn của OECD thì: DNNN và bản thân nhà nước với tư cách là cổ đông, không nên được bảo hộ khỏi tòa án và các cơ quan quản lý trong trường hợp vi phạm pháp luật. Các bên có quyền lợi liên quan phải có quyền chất vấn nhà nước với tư cách chủ sở hữu doanh nghiệp trước tòa và phải được hệ thống tư pháp đối xử công bằng và bình đẳng. Quy định trong Luật sửa đổi Luật phá sản không chỉ cần đảm bảo thủ tục pháp lý khả thi mà cần phải đảm bảo sự bình đẳng trong phá sản doanh nghiệp. Theo đó cần 156 khẳng định được nguyên tắc bảo đảm quyền BĐGCDN, các hợp tác xã trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phá sản doanh nghiệp. 4.2. HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THIẾT CHẾ BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP Quyền bình đẳng trong đầu tư, kinh doanh là nguyện vọng chính đáng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế lại đang phản ánh kết quả thiếu tích cực, đi ngược với mục tiêu bảo đảm quyền BĐGCDN. Điều đó không chỉ do nội dung các quy định pháp luật còn hạn chế mà còn do quá trình thực thi pháp luật tạo ra. Vì vậy, bên cạnh việc hoàn thiện nội dung pháp luật về quyền BĐGCDN, cần phải có giải pháp đồng bộ trong việc hoàn thiện các cơ quan quản lý với việc nâng cao năng lực, đạo đức nhà quản lý, kết hợp với phòng, chống và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm, xâm hại quyền BĐGCDN. 4.2.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý, bảo vệ quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp Trong thực tế, có nhiều cơ quan quản lý nhà nước, trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ được phân công có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến quyền BĐGCDN. Tuy nhiên, một số cơ quan có tác động chủ yếu và thường xuyên vào quá trình đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp, tạo ra bình đẳng hoặc bất BĐGCDN là đối tượng cần phải đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện. 4.2.1.1. Cơ quan đăng ký kinh doanh Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, công tác ĐKDN được thực hiện tại cấp tỉnh và cấp huyện. Tại cấp tỉnh, cơ quan ĐKKD là Phòng ĐKKD thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, thực hiện đăng ký cho doanh nghiệp. Tại cấp huyện, cơ quan ĐKKD trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện thực hiện ĐKKD cho các hộ kinh doanh cá thể và các hợp tác xã. Ở Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ra Cục Quản lý ĐKKD để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về ĐKKD ở tầm vĩ mô, tư vấn quy trình ĐKKD thông qua việc dự thảo, đề xuất ban hành các Nghị định và Thông tư liên quan đến ĐKKD. Cơ quan ĐKKD cấp tỉnh là nơi thực hiện khối lượng lớn các nhiệm vụ quản lý doanh nghiệp từ khi ĐKDN đến sau đăng ký. Theo quy định, cơ quan ĐKKD có 157 quyền hạn và trách nhiệm: (i) tiếp nhận, thụ lý hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận ĐKDN; (ii) Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống ĐKDN quốc gia và cung cấp thông tin doanh nghiệp cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu; (iii) Thực hiện kiểm tra hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp; thực hiện các hoạt động yêu cầu báo cáo tình hình hoạt động, tạm ngừng kinh doanh, thu hồi Giấy chứng nhận ĐKDN,... Nhiệm vụ trên đây thực tế đã vượt quá khả năng của nhiều tỉnh. Điều đó thể hiện tính thiếu khả thi của các quy định. Ở tầm quốc gia, với mô hình cơ quan ĐKKD chưa rõ, quy định về sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa cơ quan ĐKKD và các cơ quan quản lý nhà nước, cùng với những điều kiện kỹ thuật còn thiếu, dẫn đến chưa xử lý được một số nghiệp vụ ĐKDN trên phạm vi quốc gia (đăng ký tên doanh nghiệp, xác định nhân thân người thành lập doanh nghiệp). Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy, chức năng chính của cơ quan ĐKKD là giúp đỡ doanh nghiệp ra đời với những thủ tục đơn giản và nhiệm vụ quan trọng còn lại là thu thập, lưu giữ và cung cấp thông tin đầy đủ, tin cậy cho các cá nhân, tổ chức khi có yêu cầu. Điều đó đem lại thông tin minh bạch nhất về hoạt động kinh tế của quốc gia và thông tin đến từng doanh nghiệp. Khi công khai hệ thống thông tin về doanh nghiệp, không chỉ có tác dụng cho các cơ quan hoạch định chính sách đánh giá khách quan, chính xác và nhanh chóng về nền kinh tế mà còn giúp cho các doanh nghiệp được đối xử bình đẳng hơn. Hệ thống thông tin quốc gia về doanh nghiệp không chỉ đảm bảo sự thuận lợi cho mọi doanh nghiệp đều có thể tra cứu, ĐKKD, đánh giá tiềm lực đối tác, quyết định lựa chọn đối tác hợp lý mà còn công khai nhân thân nhà quản lý các doanh nghiệp, góp phần giảm bớt những doanh nghiệp gia đình đứng phía sau các quan chức nhà nước. Chính vì vậy, cần phải quy định, đưa toàn bộ các doanh nghiệp trong nền kinh tế vào hệ thống thông tin ĐKDN quốc gia, chuẩn hóa dữ liệu về ĐKDN nhằm sớm cung cấp cho cộng đồng những thông tin chính xác. 4.2.1.2. Cơ quan quản lý cạnh tranh Hiện nay có hai loại hình cơ quan quản lý cạnh tranh ở Việt Nam: Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương và Hội đồng Cạnh tranh do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập. Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan thực hiện chức năng điều tra các hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh và chỉ xử lý đối với hành vi cạnh tranh không 158 lành mạnh. Những vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh được được Cục Quản lý cạnh tranh điều tra và giao Hội đồng cạnh tranh xử lý. Như thế, Cục Quản lý cạnh tranh vừa mang tính chất hành chính, vừa mang tính chất của cơ quan tài phán. Trong khi Hội đồng Cạnh tranh chỉ thể hiện vai trò của cơ quan xét xử mà không điều tra vụ việc. Những bất cập của mô hình hai cơ quan này thể hiện ở chỗ: - Trong điều kiện Việt Nam, Bộ Công thương thực tế vừa là cơ quan quản lý, vừa là Bộ chủ quản của một số DNNN thì cơ quan quản lý cạnh tranh thuộc Bộ sẽ không đảm bảo tính khách quan, công bằng trong điều tra, xét xử các vụ việc cạnh tranh, tạo ra bất bình đẳng cho doanh nghiệp. - Về cơ cấu tổ chức của Hội đồng Cạnh tranh với số lượng ít (16) người, chỉ có 8 người chuyên trách, trong khi nền KTTT ngày càng cạnh tranh gay gắt, khó đáp ứng được yêu cầu công việc. Cục Quản lý cạnh tranh cũng gặp khó khăn tương tự khi lực lượng còn mỏng, các chuyên gia được đào tạo rất ít, trong khi phải đảm nhiệm nhiều công việc quản lý, dẫn đến sự quá tải, không đáp ứng được yêu cầu công việc. - Hội đồng Cạnh tranh hiện nay không rõ ràng về tổ chức. Nghị định số 05/2006/NĐ-CP mới chỉ quy định Hội đồng cạnh tranh là cơ quan thực thi quyền lực nhà nước độc lập, không quy định thuộc Bộ Công Thương hay Chính phủ. Tuy nhiên nghị định quy định Bộ trưởng Bộ Công thương còn có quyền đề nghị Thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên và chủ tịch Hội đồng cạnh tranh (Điều 5), quy định chức năng, nhiệm vụ của Ban thư ký Hội đồng và phê duyệt quy chế tổ chức hoạt động. Bên cạnh đó, kinh phí hoạt động của Hội đồng cũng được bố trí theo ngân sách dự toán hàng năm của Bộ Công Thương. Điều đó không tạo ra một vị thế vững chắc để cơ quan này độc lập với Bộ Công thương và các doanh nghiệp trong điều tra, xử lý vụ việc một cách khách quan, công bằng. Về nguyên tắc, cơ quan quản lý cạnh tranh phải đảm bảo tính độc lập với các doanh nghiệp. Trước thực tế trên, pháp luật nên quy định thống nhất Cục quản lý cạnh tranh với Hội đồng Cạnh tranh thành một cơ quan. Cơ quan quản lý cạnh tranh tổ chức dưới hình thức cơ quan ngang bộ, thực hiện đồng thời cả chức năng điều tra và chức năng xét xử. Khi đứng độc lập với các bộ chủ quản của các DNNN, các hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh mới đảm bảo được quyền BĐGCDN. 159 Kinh nghiệm của Australia cho thấy, để giải quyết vấn đề của DNNN, nhằm đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, Chính phủ nước này đã đưa ra một định nghĩa đầy đủ về ý nghĩa của cạnh tranh bình đẳng và thành lập ra một cơ quan chuyên trách giải quyết các khiếu nại về Cạnh tranh bình đẳng. Việc lựa chọn cơ cấu tổ chức cho cơ quan này trên cơ sở phát huy tính khách quan và hiệu quả trong xử lý công việc, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế. Do đó, Chính phủ đã quyết định thành lập Văn phòng giải quyết khiếu nại về cạnh tranh bình đẳng thuộc Ủy ban Năng suất của Chính phủ. 4.2.1.3. Cơ quan quản lý thị trường Cơ quan quản lý thị trường bao gồm ba cấp: Cục Quản lý thị trường thuộc Bộ Công Thương, Chi cục thuộc Sở Công Thương cấp tỉnh và Đội quản lý thị trường cấp quận, huyện. Cục quản lý thị trường là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức chỉ đạo nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước. Các chi Cục quản lý thị trường có chức năng giúp Giám đốc Sở Thương mại thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh. Các cơ quan quản lý thị trường có chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi buôn bán hàng giả, thanh tra việc chấp hành pháp luật thương mại đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại. Cùng với sự phân cấp và phối hợp với các cơ quan chức năng, nhiều hoạt động buôn lậu, buôn bán hàng giả đã được phát hiện và xử lý. Tuy nhiên, hiện nay các Đội quản lý thị trường còn ít, Chính phủ cần có cơ chế để tuyển dụng, hợp đồng lao động và chế độ phù hợp để đáp ứng công việc ngày càng gia tăng. Trong tiến trình cải cách cũng cần có quy định bảo đảm cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan như cơ quan ĐKKD, cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường, cơ quan quản lý ngành, thực hiện giám định hàng hóa, cơ quan quản lý cạnh tranh, cơ quan công an kinh tế, điều tra, xét xử và thi hành án trong việc điều tra, xử lý hay điều tra, truy tố, xét xử, bảo vệ trật tự kinh doanh theo pháp luật. 4.2.2. Nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Hoạt động quản lý kinh tế nói chung, quản lý doanh nghiệp nói riêng, là nơi tồn tại nhiều yếu tố lợi ích, với những hành vi kinh doanh phức tạp, khó kiểm soát. 160 Vì thế, để đáp ứng yêu cầu công việc, cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ cần phải có trình độ năng lực và đạo đức nghề nghiệp. Trình độ, năng lực của cán bộ quyết định khả năng một người có thể làm được công việc nhất định. Tuy nhiên, cần phải có đạo đức công vụ để khẳng định rằng người đó có thái độ tích cực trong việc đưa khả năng của mình vào giải quyết công việc. Năng lực chuyên môn giúp cho mỗi cá nhân khi giải quyết công việc độc lập đều đánh giá được những tác động, ảnh hưởng tiêu cực, tích cực từ việc họ ra quyết định. Đạo đức công vụ giúp cho người ra quyết định lựa chọn quyết định tiêu cực hay tích cực cho xã hội, ngay cả trong trường hợp xung đột với lợi ích cá nhân. Trong thực tế, những phản ánh từ chính cơ quan quản lý cho thấy, đội ngũ cán bộ, công chức, chuyên gia xử lý vụ việc cạnh tranh, quản lý thị trường, cơ quan thẩm định hàng hóa,... còn nhiều hạn chế về năng lực. Điều đó đòi hỏi mỗi ngành cần có kế hoạch và thực hiện nghiêm túc khâu tuyển dụng cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn và đạo đức tốt, phù hợp với yêu cầu của công việc. Về phía nhà nước, cần hỗ trợ các cơ quan để đưa cán bộ đi nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm quản lý trong và ngoài nước. Đối với công tác ĐKDN, quản lý thị trường, các cơ quan cần thường xuyên tổ chức tập huấn phổ biến văn bản mới, đồng thời tổ chức hoạt động hội thảo, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng quản lý giữa các cơ quan quản lý cấp tỉnh. Tổ chức tọa đàm, phối hợp trong quản lý giữa cơ quan ĐKKD, quản lý thị trường với các cơ quan quản lý nhà nước khác. Đối với cơ quan quản lý cạnh tranh, do là đơn vị mới thành lập, ít kinh nghiệm, nhà nước cần cử người đi nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia có nền KTTT phát triển để nâng cao năng lực và kỹ năng điều tra, xử lý các vụ việc cạnh tranh. Đạo đức công vụ đặt ra đối với người làm cán bộ, công chức nhà nước để ngăn chặn sự xung đột giữa lợi ích công và lợi ích cá nhân. Những tiêu chuẩn về đạo đức công vụ, biện pháp xử lý hành vi vi phạm đạo đức công vụ sẽ giúp cho cán bộ, công chức cần phải chọn phục vụ lợi ích công là giải pháp tối ưu của người công chức. Không thể đắn đo giữa lợi ích công và lợi ích tư vì những thiệt hại do sự vi phạm đạo đức công vụ là lớn hơn rất nhiều so với cái được của tư lợi. Thực tế, tại Việt Nam những năm qua cho thấy, vấn đề đạo đức công vụ bị xuống cấp nghiêm 161 trọng. Điều đó có thể là nguyên nhân dẫn đến có những quyết định ưu tiên cho doanh nghiệp này và xử lý nghiêm đối với doanh nghiệp khác, gây bất BĐGCDN. Nâng cao đạo đức công vụ, góp phần đảm bảo quyền BĐGCDN không chỉ đặt ra đối với các cán bộ, công chức trực tiếp thực thi nhiệm vụ quản lý doanh nghiệp mà đặt ra đối với cả nền công vụ. Để nâng cao đạo đức công vụ, nhà nước cần quy định các tiêu chuẩn về đạo đức để cán bộ, công chức lấy đó làm căn cứ rèn luyện. Cùng với Luật Cán bộ, công chức 2008, Quốc hội cần xây dựng Luật Đạo đức công vụ ở Việt Nam. Luật này nhằm cụ thể hóa những nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của người công chức. Trong khi quy định về đạo đức công vụ, các quy định càng cụ thể càng có điều kiện đo lường về tính khả thi. Điều này có thể tham khảo Luật Đạo đức công chức Nhật Bản. Luật này quy định cụ thể về vấn đề nhận quà biếu và nghĩa vụ giải trình về quà biếu. Vấn đề đánh giá cán bộ và quy định chế độ lương đối với cán bộ. Để đảm bảo cơ chế vận hành của các quy định pháp luật về quyền BĐGCDN nói riêng và thực thi nền công vụ nói chung, ở Việt Nam cũng cần quy định cụ thể và nghiêm ngặt về các khóa đào tạo mà công chức phải trải qua trước khi nhận nhiệm vụ, thực hiện chương trình rèn luyện (luân chuyển) bắt buộc, có đánh giá của các chủ thể trong xã hội trước khi bổ nhiệm, giữ chức vụ quản lý cao hơn. Pháp luật cũng cần quy định các hình thức chế tài và khen thưởng để tôn vinh, khuyến khích mọi người phát huy trách nhiệm xã hội trong thực thi công vụ. 4.2.3. Xây dựng các hình thức chế tài và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật là khi có hành vi vi phạm thì người vi phạm phải bị xử lý và chịu hình phạt tương thích. Không có các chủ thể xâm phạm trật tự xã hội đứng ngoài pháp luật. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Hành vi xâm phạm quyền BĐGCDN không chỉ thể hiện trực tiếp bởi hoạt động cung ứng dịch vụ công (ĐKDN phân biệt đối xử) hay cung cấp các nguồn lực (cho vay vốn phân biệt đối xử) mà có thể còn gián tiếp thông qua tham nhũng, hối lộ, làm sai lệch trong xử lý các vụ việc vi phạm. Chính vì vậy, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật đòi hỏi các cơ quan hành pháp và tư pháp dựa vào hệ thống luật pháp đủ mạnh. Pháp luật phải bao quát được các đối 162 tượng vi phạm, các hình thức vi phạm và biện pháp xử lý để ngăn ngừa, đồng thời quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ thể quản lý (nhà nước). Thực tế, các quy định pháp luật còn chung chung, thiếu trách nhiệm giải trình đã tạo kẽ hở cho phạm tội và khó khăn trong công tác điều tra, xử lý vi phạm. Tính thiếu chặt chẽ của pháp luật làm phát sinh tình trạng buôn lậu, tham nhũng, hối lộ, làm hàng giả, hạn chế cạnh tranh,... ngày càng gia tăng. Điều đó không chỉ xâm hại đến lợi ích của các doanh nghiệp chân chính mà còn làm xấu đi môi trường đầu tư. Để giải quyết vấn đề này, cần phải xem xét, đánh giá lại hệ thống các quy định về chế tài. Xây dựng hệ thống chế tài có sức nặng đối với tâm lý các chủ thể xã hội. Khi các chế tài mang tính nghiêm khắc, sẽ tạo sự răn đe hữu ích đối với các doanh nghiệp, các hiệp hội và người thực thi nhiệm vụ tại cơ quan quản lý nhà nước. Các hình thức chế tài này cần phải cụ thể đến từng hành vi vi phạm như kinh doanh trái phép, hối lộ, tham nhũng,... Trong khi xây dựng các quy định, nhà làm luật cần đánh giá đúng về mức độ thiệt hại của hành vi vi phạm, trên cơ sở định tính và định lượng, đưa ra các hình xử lý có sức mạnh thi hành. Các quy định pháp luật cũng cần được xây dựng trên cơ sở đánh giá đúng tính hiệu quả, mục tiêu của việc thi hành luật. Tránh đưa ra các điều luật cản trở mà cần khuyến khích sự tham gia khiếu nại tố cáo các hành vi vi phạm. Do đó cần phải sửa Điều 58 và Điều 53 Nghị định 116/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh theo hướng chuyển một số hoạt động điều tra thuộc trách nhiệm bên khiếu nại sang Cơ quan quản lý cạnh tranh và giảm lệ phí tạm thu đối với khiếu nại hành vi hạn chế cạnh tranh không để mức 100 triệu như hiện nay. 4.2.4. Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn đó để vụ lợi [62, Điều 1]. Chủ thể của hành vi tham nhũng có nhiều loại, trong đó có cán bộ, công chức và người được giao nhiệm vụ, công vụ có quyền trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó. Những người này có thể làm sai lệch pháp luật bằng việc nhận hối lộ, bán quyết định thuộc thẩm quyền của họ cho những doanh nghiệp. Điều đó đã tạo ra bất BĐGCDN. Tham nhũng vì thế sẽ làm giảm cạnh tranh và tính hiệu quả, làm tổn hại đến tương lai của đầu tư kinh tế. 163 Theo xếp hạng về Chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ chức minh bạch Quốc tế thì, Việt Nam tụt bậc từ vị trí thứ 116 (năm 2010) xuống thứ 123 (năm 2012). Trong Báo cáo của Chính phủ số 130/BC-CP gửi Quốc hội khóa VIII ngày 23 tháng 5 năm 2012, thì trong 5 năm (từ 2006-2011), các cơ quan thanh tra, kiểm tra đã kỷ luật hành chính đối với 1.619 tập thể, 11.937 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra xử lý 464 vụ việc, phát hiện nhiều thiếu sót, sai phạm, kiến nghị thu hồi vào NSNN 20.743,8 tỷ đồng, 3.793. 978 USD, xuất toán và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý 23.770, 2 tỷ đồng. Các dạng vi phạm về tài chính chủ yếu là nợ tiền thuế doanh nghiệp, nợ tiền sử dụng đất, tiền cổ phần hóa doanh nghiệp nộp chậm, chiếm dụng vốn, thu chi sai quy định, nghiệm thu không đúng khối lượng trong xây dựng. Trong 5 năm đã khởi tố 1.458 vụ án tham nhũng với 3.151 bị can, truy tố 1.603 vụ và 3.889 bị can; Xét xử 1.455 vụ, 3.387 bị cáo. Theo điều tra, khảo sát của WB thì: Một tỷ lệ lớn các đối tượng trả lời đã trực tiếp trải nghiệm việc chi trả các khoản không chính thức: trong 12 tháng trước khi khảo sát, có 44% doanh nghiệp và 28% người dân được hỏi cho rằng họ đã phải trả chi phí không chính thức, 45% cán bộ, công chức biết về hành vi tham nhũng. Mặc dù đã có những tiến bộ, nhưng nhìn chung mọi người đều nhất trí rằng ít trường hợp tham nhũng bị phát hiện hơn chỉ có nghĩa rằng tham nhũng đang trở nên phức tạp và tinh vi hơn [78, tr. 93]. Tham nhũng làm sai lệch hiệu quả đầu tư thực tế trong các doanh nghiệp có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau. Ngoài hành vi tự thân của cán bộ, công chức (vòi vĩnh doanh nghiệp) tạo ra tham nhũng, có doanh nghiệp lại chủ động trong việc đưa hối lộ. Doanh nghiệp lựa chọn đưa hối lộ để ngăn chặn rắc rối, hoặc đưa hối lộ để giải quyết rắc rối, cũng có những doanh nghiệp đưa hối lộ để mua sự thuận lợi hơn doanh nghiệp khác, hoặc trốn tránh truy cứu trách nhiệm. Trong cả hai trường hợp, doanh nghiệp đều có vai trò tạo ra động cơ tham nhũng cho cán bộ, công chức nhà nước. Về bản chất, để có hành vi tham nhũng, phải có bên cung (đưa hối lộ) và bên cầu (nhận hối lộ). Nếu giữa bên hai bên đều đạt được sự thỏa thuận trót lọt, không có sự kiểm soát từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khác thì tham nhũng sẽ có môi trường để tồn tại. Do đó, phòng, chống tham nhũng 164 chỉ có hiệu quả trên cơ sở hành động tập thể, bằng sự liên kết giữa các doanh nghiệp, Chính phủ và xã hội dân sự. Về phía các doanh nghiệp, sẽ là không hiệu quả nếu các doanh nghiệp đều vì lợi ích cá nhân trước mắt mà tìm đến các nhà ra quyết định để hối lộ. Điều đó sẽ tạo ra vòng luẩn quẩn là các doanh nghiệp đều coi hối lộ tạo ra lợi ích cho riêng mình, trở thành thói quen đưa hối lộ. Vì thế, cán bộ cơ quan công quyền cũng chỉ giải quyết khi doanh nghiệp đưa tiền ngoài quy định. Do đó, sẽ kéo tất cả cộng đồng doanh nghiệp vào những chi phí bất hợp pháp. Để phòng, chống tham nhũng, cần phải tạo ra những thay đổi trong hành vi của doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nói không với tham nhũng. Hành động của doanh nghiệp phải là sự đồng lòng của cả cộng đồng doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa, để cắt được nguồn cung (đưa hối lộ), các doanh nghiệp phải cam kết cùng nhau không đưa hối lộ để mua lợi ích từ các cơ quan công quyền. Về phía Chính phủ, giải pháp tác động trực tiếp vào đối tượng có khả năng tham nhũng là cần thiết. Không chỉ tuyên truyền, giáo dục đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức, cần phải gắn quyền hạn với trách nhiệm giải trình cho người thực thi. Chính phủ cần nâng cao chất lượng kiểm soát các khoản thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần phải có cơ chế để huy động toàn xã hội tham gia vào kiểm soát các hoạt động của cơ quan công quyền và doanh nghiệp, xử lý nghiêm khắc các hành vi tham nhũng, hối lộ. Kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy, thái độ và quyết tâm trong hành động của Nhà nước là yếu tố quan trọng tác động đến việc phòng, chống tham nhũng. Tại Trung Quốc, nhà nước đã thành lập riêng một Bộ (Bộ Giám sát) thực hiện nhiệm vụ chuyên trách trong chống nạn tham nhũng. Bộ này có quyền giám sát các cơ quan nhà nước thực hiện chính sách của nhà nước, thụ lý các tố cáo của cơ quan và cá nhân công chức, điều tra các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, công chức, làm trong sạch đội ngũ công chức. Tại Australia và Nhật Bản, Nhà nước không chỉ thực hiện việc chống tham nhũng đối với cán bộ, công chức của họ mà còn điều trần các công ty đưa hối lộ, ngay cả khi họ đưa hối lộ ở nước ngoài để trúng thầu các dự án. Đây cũng là những kinh nghiệm để Việt Nam có thể học hỏi, rút kinh nghiệm trong xây dựng và thực thi pháp luật về phòng, chống tham nhũng, góp phần bảo đảm quyền BĐGCDN. 165 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Yêu cầu về việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền BĐGCDN là đòi hỏi khách quan từ thực tiễn. Các giải pháp này được xây dựng trên cơ sở không tách dời những định hướng chính trị và thông điệp của xã hội về giá trị bình đẳng và BĐGCDN. Trên cơ sở đánh giá những nguyên nhân cơ bản và phổ biến gây ra bất BĐGCDN, luận án đưa ra hai nhóm giải pháp chủ yếu để hoàn thiện pháp luật, bảo đảm quyền BĐGCDN ở Việt Nam, đó là: - Hoàn thiện nội dung các quy định pháp luật bảo đảm quyền BĐGCDN; - Hoàn thiện các quy định về thiết chế bảo đảm quyền BĐGCDN. Việc hoàn thiện nội dung các quy định pháp luật bảo đảm quyền BĐGCDN cần phải đáp ứng yêu cầu: (i) Phản ánh được bản chất của quyền BĐGCDN; (ii) Hoàn thiệp các quy định về đổi mới cơ chế quản lý đối với DNNN, phù hợp với yêu cầu đảm bảo quyền BĐGCDN; và (iii) Xóa bỏ các quy định pháp luật phân biệt đối xử doanh nghiệp, sửa đổi, bổ sung các quy định theo hướng bảo đảm quyền BĐGCDN. Trong đó, hoàn thiện chế định pháp luật bảo đảm quyền BĐGCDN đòi hỏi phải làm rõ khái niệm, các tiêu chí, nội dung, hình thức vi phạm quyền BĐGCDN, các chế tài và cơ quan bảo vệ quyền BĐGCDN. Trong yêu cầu đổi mới chính sách đối với DNNN nhằm đảm bảo quyền BĐGCDN, cần hoàn thiện pháp luật đảm bảo tính khả thi đối với việc tách vai trò quản lý nhà nước ra khỏi vai trò chủ sở hữu và hoàn thiện các văn bản về cổ phần hóa DNNN, đồng thời tổng kết kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới và giải quyết vấn đề độc quyền một cách hợp lý. Song song với các giải pháp trên đây, việc rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật bảo đảm quyền BĐGCDN đề cập đến các hoạt động cụ thể của doanh nghiệp, từ hoạt động ĐKDN, đến quá trình tiếp cận các nguồn lực, ký kết hợp đồng, chính sách thuế của nhà nước và vấn đề giải thể, phá sản doanh nghiệp. Nhóm giải pháp hoàn thiện thiết chế bảo đảm quyền BĐGCDN đề cập đến hoàn thiện các quy định về: (i) bộ máy quản lý, bảo vệ quyền BĐGCDN, trong đó chủ yếu là hoàn thiện cơ quan ĐKKD, cơ quan quản lý cạnh tranh, cơ quan quản lý thị trường; (ii) nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức tham vào quản lý doanh nghiệp; (iii) xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền BĐGCDN và (iv) đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp cơ hội phát triển như nhau. 166 KẾT LUẬN Cạnh tranh là linh hồn của nền KTTT, tạo động lực mạnh mẽ, thúc đẩy sức sản xuất trong từng doanh nghiệp và trong toàn nền kinh tế. Cơ sở tồn tại của cạnh tranh là mọi chủ thể kinh doanh phải được bảo đảm tự do và bình đẳng. Tuy nhiên, không phải lúc nào nhà nước cũng nhận thức được đầy đủ về ý nghĩa của cạnh tranh bình đẳng và có khả năng xây dựng, bảo vệ pháp luật về quyền BĐGCDN. Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam, việc nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên, bảo trợ về vốn, đất đai, tài nguyên cho DNNN và sử dụng DNNN làm công cụ điều tiết nền kinh tế, cũng như chính sách phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI, tình trạng kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu, hối lộ, tham nhũng để được ưu tiên, không bị truy cứu trách nhiệm đã tạo ra bất BĐGCDN nghiêm trọng. Điều này đi ngược lại quy luật cạnh tranh và tạo ra những vướng mắc cả về lý luận và thực tiễn xây dựng và hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. Bên cạnh đó, thực tế bất BĐGCDN ở Việt Nam còn làm cho các thành viên WTO và các nước đàm phán gia nhập TPP tỏ ra rất quan ngại. Vì thế, đề tài Hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam tập trung giải quyết các vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật về quyền BĐGCDN để có giải pháp đúng hướng là sự phúc đáp cần thiết cho những đòi hỏi của thị trường và nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Trong quá trình nghiên cứu, luận án đã cung cấp những nội dung có tính chất lý luận cơ bản về bình đẳng, BĐGCDN và quyền BĐGCDN. Trên cơ sở làm rõ bản chất của quyền BĐGCDN, đánh giá ý nghĩa của việc bảo đảm quyền BĐGCDN và vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm quyền BĐGCDN cũng như xác định các yếu tố chi phối quyền BĐGCDN. Từ những tiêu chí về BĐGCDN và nội dung pháp luật về quyền BĐGCDN được xây dựng ở chương 2, chương 3 luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật bảo đảm quyền BĐGCDN ở Việt Nam. Trong chương này, luận án đánh giá những mặt đạt được và những hạn chế của pháp luật về quyền BĐGCDN ở Việt Nam. Trong đó, những mặt đạt được thể hiện ở việc pháp luật đã 167 ghi nhận những nguyên tắc và nội dung cơ bản về quyền BĐGCDN cũng như quy định các hình thức ưu tiên, miễn trừ phù hợp với nguyên tắc BĐGCDN. Những hạn chế của pháp luật thể hiện ở sự thiếu tính nhất quán, mâu thuẫn, kém minh bạch và lạc hậu so với thực tiễn, cũng như chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển. Trong thực thi pháp luật, các cơ quan quản lý doanh nghiệp cũng đã đem lại sự thuận lợi chung nhất định cho mọi loại hình doanh nghiệp trong ĐKKD và giải quyết nghiêm minh các vụ buôn lậu, hàng giả, Đặc biệt, các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chủ yếu là hành vi kinh doanh trái phép, hành vi nhận và đưa hối lộ liên quan đến kinh tế cũng được xét xử nghiêm minh. Bên cạnh đó, việc thực thi pháp luật về quyền BĐGCDN còn nhiều hạn chế, thể hiện trong sự gia tăng về số lượng các vụ án tham nhũng liên quan đến nhận hối lộ để tạo ra những ưu tiên, đặc quyền cho một số doanh nghiệp, đồng thời các tội kinh doanh trái phép, vi phạm bản quyền cũng có chiều hướng phát triển. Mặt khác, hình thức vi phạm quyền BĐGCDN ngày càng đa dạng, phức tạp. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, nhận định các nguyên nhân cơ bản, phổ biến gây ra bất BĐGCDN, luận án đã phân tích những hệ quả của bất BĐGCDN tác động đến bản thân từng doanh nghiệp, đến nền kinh tế và quan hệ quốc tế, từ đó đề xuất các giải pháp cần thiết. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền BĐGCDN tập trung vào hai nhóm cơ bản là hoàn thiện nội dung pháp luật về quyền BĐGCDN và hoàn thiện thiết chế bảo đảm quyền BĐGCDN. Trong đó, giải pháp hoàn thiện nội dung pháp luật về quyền BĐGCDN đòi hỏi giải quyết ba vấn đề là: (i) bổ sung các quy định làm rõ bản chất của quyền BĐGCDN; (ii) đổi mới chính sách đối với DNNN và (iii) xóa bỏ các quy định mang tính phân biệt đối xử doanh nghiệp. Giải pháp hoàn thiện thiết chế bảo đảm quyền BĐGCDN hướng vào hoàn thiện bộ máy quản lý bảo đảm quyền BĐGCDN, nâng cao năng lực và đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức quản lý doanh nghiệp và thị trường, đồng thời xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền BĐGCDN, đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, góp phần bảo đảm quyền BĐGCDN. Bảo đảm quyền BĐGCDN có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoàn thiện nền KTTT. Điều này được giải thích vì doanh nghiệp là chủ thể cơ bản của thị 168 trường, hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền BĐGCDN sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng cho hầu hết các chủ thể của thị trường, có ý nghĩa đối với cả hộ kinh doanh cá thể và các chủ thể kinh doanh khác. Tuy nhiên, điều này lại chưa giải quyết thỏa đáng, đảm bảo quyền bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh khi các chủ thể này bị phá sản. Theo đó, doanh nghiệp phá sản được nhà nước áp dụng thủ tục trả nợ thông qua luật phá sản, nhưng không áp dụng đối với cá hộ kinh doanh cá thể. Sự phân biệt này có là xác đáng hay không và việc nghiên cứu mở rộng sang quyền bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh có cần thiết hay không là những vấn đề mà tác giả luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu ở các công trình sau. 169 CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Đỗ Thị Kim Tiên (2011), "Minh bạch hóa vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước để thúc đẩy phát triển kinh tế", Quản lý nhà nước, (184), tr. 42-46. 2. Đỗ Thị Kim Tiên (2013), "Những nội dung cơ bản của quyền bình đẳng doanh nghiệp", Thanh tra, (9), tr. 17-19. 3. Đỗ Thị Kim Tiên (2013), "Xây dựng thể chế kinh tế thị trường bình đẳng trong sự thống nhất với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước", Nghiên cứu lập pháp, 12(244), tr. 7-12, 29. 4. Đỗ Thị Kim Tiên (2013), "Thực trạng và nguyên nhân gây bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay", Tòa án nhân dân, (18), tr. 10-14. 5. Đỗ Thị Kim Tiên (2013), "Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam", Dân chủ và pháp luật, (258), tr. 39-43. 170 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tô Nguyễn Cẩm Anh (2005), "Một số suy nghĩ về luật phá sản năm 2004", Nhà nước và pháp luật, (6). 2. Afanas'eva Julija Andreevna (2005), "Sự phát triển mang tính đổi mới, quan niệm mới về độc quyền và cạnh tranh", Tài liệu phục vụ nghiên cứu, Viện Thông tin Khoa học Xã hội, số: TN 2005-60. 3. Ban Soạn thảo dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Báo cáo tổng kết thi hành Luật Doanh nghiệp năm 2005, Hà Nội. 4. Ban Soạn thảo dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), Dự thảo Luật Doanh nghiệp, Hà Nội. 5. Ban soạn thảo Luật Cạnh tranh và chống độc quyền - Bộ Thương mại (2001), Tài liệu tham khảo Luật về cạnh tranh và chống độc quyền của một số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, Hà Nội. 6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Diễn đàn kinh tế mùa thu 2013, (Sách tham khảo), Nxb Tri thức, Hà Nội. 7. Bộ Khoa học và công nghệ (2010), Báo cáo tổng kết 5 năm (2006 -2010) thực hiện chương trình hành động hợp tác phòng chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Hà Nội. 8. Chính phủ (2012), Báo cáo số 130/BC-CP ngày 23/5 gửi Quốc hội khóa VIII, Hà Nội. 9. Mai Ngọc Cường (1996), Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb Thống kê, Hà Nội. 10. Bùi Ngọc Cường (2002), Xây dựng và hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh ở nước ta, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 11. Trần Tiến Cường (2006), Đổi mới quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam theo hướng không phân biệt thành phần kinh tế, Đề tài nghiên cứu khoa học, Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội. 12. Phạm Ngọc Dũng (Chủ biên) (2011), Quan điểm kinh tế và chính trị về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong một số tác phẩm kinh điển Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 171 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội. 14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Trần Mạnh Đạt (2004), Đấu tranh phòng chống tội kinh doanh trái phép ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 18. Trần Đình Hảo (2004), Pháp luật về cạnh tranh trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh ở Việt nam hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 19. Bùi Ngọc Hiền (2006), "Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực phân phối, bán lẻ xăng dầu", Quản lý kinh tế, (9). 20. Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (2002), Hà Nội 21. Đặng Vũ Huân (Chủ biên) (2004), Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Đinh Sơn Hùng (2005), "Thế nào là vai trò chủ đạo của số kinh tế nhà nước", Phát triển kinh tế, (8). 23. IFC, Ngân hàng thế giới và MPDF Washington, D.C (2003), Hoạt động không chính thức và môi trường kinh doanh ở Việt Nam, Nxb Thông tấn, Hà Nội. 24. J.J. Rousseau (2004), Bàn về khế ước xã hội, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 25. Joseph E. Stiglitz (1995), Kinh tế công cộng, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 26. Phạm Tuấn Khải (2011), "Đánh giá thực trạng chính sách đất đai và đề xuất các giải pháp nhằm thu hút đầu tư nước ngoài trong giai đoạn hiện nay", Hội thảo khoa học: Chính sách pháp luật đất đai đối với đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tháng 12, Thành phố Hồ Chí Minh. 172 27. Đào Trung Kiên (2008), "Luật Đầu tư năm 2005 - Một số vấn đề bất cập", Luật học, (5). 28. Vũ Ngọc Lân (2013), "Có hay không sân sau của cán bộ?", www.tapchicongsan.org.vn, ngày 23/9. 29. Ngô Thắng Lợi (2010), Kinh tế phát triển, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 30. C. Mác và Ph. Ănghen (1995), Toàn tập, Tập 19, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Tăng Văn Nghĩa (2007) "Một số vấn đề đặt ra đối với việc thực thi Luật Cạnh tranh", Nhà nước và pháp luật, (7). 32. Nguyễn Như Phát (2005), "Góp ý dự thảo Luật Doanh nghiệp (thống nhất)", Nhà nước và pháp luật, (7). 33. Nguyễn Như Phát và Trần Đình Hảo (2001), Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 34. Nguyễn Minh Phong (2005), "Những bất cập và yêu cầu đặt ra trong phát triển và quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế", Hội thảo khoa học: Đổi mới quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu, Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương 35. Tô Hồng Quân (Biên dịch) (1946), Quan niệm về tự do bình đẳng của tư bản và vô sản, Nhà in Tân Dân, Hà Nội 36. Quốc hội (1987), Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội. 37. Quốc hội (1990), Luật Công ty, Hà Nội. 38. Quốc hội (1990), Luật Doanh nghiệp tư nhân, Hà Nội. 39. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội. 40. Quốc hội (1994), Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Hà Nội. 41. Quốc hội (1995), Luật Doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội. 42. Quốc hội (1996), Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội. 43. Quốc hội (1997), Luật Thương mại, Hà Nội. 44. Quốc hội (1998), Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội 45. Quốc hội (1999), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội. 173 46. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự, Hà Nội. 47. Quốc hội (2000), Luật Kinh doanh bảo hiểm, Hà Nội. 48. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 49. Quốc hội (2001), Luật Hải quan, Hà Nội. 50. Quốc hội (2002), Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 51. Quốc hội (2003), Luật Doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội. 52. Quốc hội (2003), Luật Đất đai, Hà Nội. 53. Quốc hội (2003), Luật Xây dựng, Hà Nội. 54. Quốc hội (2004), Luật phá sản, Hà Nội. 55. Quốc hội (2004), Luật Cạnh tranh, Hà Nội. 56. Quốc hội (2004), Luật Điện lực, Hà Nội. 57. Quốc hội (2005), Bộ Luật Dân sự, Hà Nội. 58. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội. 59. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư, Hà Nội. 60. Quốc hội (2005), Luật Thương mại, Hà Nội. 61. Quốc hội (2005), Luật Đấu thầu, Hà Nội. 62. Quốc hội (2005), Luật Phòng, chống tham nhũng, Hà Nội. 63. Quốc hội (2005), Luật Sở hữu trí tuệ, Hà Nội. 64. Quốc hội (2006), Luật Kinh doanh bất động sản, Hà Nội. 65. Quốc hội (2006), Luật Chứng khoán, Hà Nội. 66. Quốc hội (2006), Luật Quản lý thuế, Hà Nội. 67. Quốc hội (2008), Luật Cán bộ, công chức, Hà Nội. 68. Quốc hội (2008), Luật Thuế giá trị gia tăng, Hà Nội. 69. Quốc hội (2008), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Hà Nội. 70. Quốc hội (2009), Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 71. Quốc hội (2009), Luật số 38/2009/QH12 sửa đổi bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản, Hà Nội. 174 72. Quốc hội (2013), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội 73. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội. 74. Russell Pittman, "Tại sao phải có chính sách cạnh tranh - đặc biệt đối với các nước đang phát triển", doc_ej0299.html. 75. Stoyan Tenev, Amanda Carlier, Omar Chaudry và Nguyễn Quỳnh Trang (2003), Hoạt động kinh doanh không chính thức và môi trường kinh doanh ở Việt Nam, Nxb Thông tấn, Hà Nội. 76. Phan Văn Tâm (2011), "Chuyển giá trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - thực tiễn ở Trung Quốc và hướng đi cho Việt Nam", Quản lý kinh tế, (38). 77. Nguyễn Đình Tài (2005), Đánh giá hoạt động qua lại của các hoạt động kinh doanh không chính thức của các doanh nghiệp khu vực tư nhân và môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học, Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội. 78. Tham nhũng, từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức (2012), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 79. Nguyễn Chí Thành (2011), Môi trường kinh doanh, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Thống kê, Hà Nội. 80. Hoàng Công Thi - Phạm Thị Hồng Vân (2000), Tạo lập môi trường tài chính bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội. 81. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (2010), Quan điểm và giải pháp bảo đảm gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở nước ta, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Đề tài cấp nhà nước KX04-19/06-10, Hà Nội. 82. Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 83. Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Luật kinh tế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 84. Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Luật thương mại, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 175 85. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật cạnh tranh, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 86. Vũ Anh Tuấn (2001), Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 87. Nguyễn Văn Tuấn (2005), "Tự do hóa đầu tư và vấn đề đặt ra đối với việc hoàn thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam", Kinh tế thế giới, (291). 88. Nguyễn Kế Tuấn (2005), "Đổi mới quản lý nhà nước và việc tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp", Hội thảo khoa học: Đổi mới quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu, Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương, tháng 4. 89. Vũ Quốc Tuấn (2007), "Một số kiến nghị để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh", Hội thảo khoa học: Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2005: Đánh giá thực tế triển khai và kiến nghị giải pháp, Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương tổ chức ngày 22.5, Hà Nội. 90. Lê Anh Tuấn (2008), Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 91. Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2003), Các văn kiện cơ bản của WTO, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 92. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2003), Pháp lệnh Trọng tài thương mại, Hà Nội. 93. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1998), Đại Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 94. Vũ Đặng Hải Yến, (2010), "Hoàn thiện pháp luật về công ty hợp danh ở Việt Nam", Luật học, (9). TIẾNG ANH 95. Aleksandr Shkolnikov, Ph.D. Director (2010), Beyond individual success stories: Promoting entrepreneurship through institutinal reform, Policy Reform, Center for International Private Enterprise (CIPE), December 31. 176 96. Capobianco, A. and H. Christiansen (2011), "Competitive Neutrality and State - Owned Enterprises: Challenges and Policy Options", OECD Corporate Governance Working Papers, No. 1, OECD Publishing. 97. Dag Detter (2002), Valueable Companies Creates Valueable Jobs, The World Bank, June. 98. Dominiquer Pannier (1996), Corporate Governance of Public Enterprises in Transitional Economies, The World Bank, May. 99. Harry G. Broadman (2000), Competition, Co rporate Governance, and Regulation in Central Asia, Policy Research Working Paper - The World Bank, May. 100. Kenneth Cauthen (1987), The Passion For Equality, Rowman & Littlefied 101. Lars Johan Cederlund (2003), Good Practice for Effective Boards in SOES in Sweden, Ministry of Industry. Employment and Communications. 102. Michael U.Klein Bita Hadjimichael (may 2003), The Private Sector in Development. 103. OECD (2011), "State - Owned Enterprise Governance Reformento" An Inventory of Recent Change, 104. Paul A. Samuelson & William D. Norhaus, Economics, (13th ed. 1989). 105. Steven Goldberg (1973), The Inevitability of Patriarchy, William Morrow and Company 106. Tim Lindsey (2007), Law Reform in Developing and Trasnitional States, Routledge Taylor & Francis Group London and New York. 107. UNCTAD-ICTSD (2002), TRIPS and Development, Geneva. 108. Will L. Meggison and Jeffry M. Netter (2000), From State To Market: A Survey of Empirical Studies on Privatization, OECD.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_ts_do_thi_kim_tien_8571.pdf
Luận văn liên quan