Trong thời kỳ đổi mới (bắt đầu từ năm 1986), đồng thời với việc đổi mới về
kinh tế thì cải cách hành chính nói riêng, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN
nói chung cũng được thực hiện từng bước thận trọng và đã thu được nhiều kết quả
đáng khích lệ, góp phần quan trọng đẩy nhanh sự phát triển đất nước. Bên cạnh đó,
đang còn rất nhiều vấn đề kinh tế - xã hội đã tồn tại từ lâu và mới nảy sinh đòi hỏi
phải được giải quyết tích cực và có hiệu quả từ phía bộ máy nhà nước. Mặt khác,
bối cảnh toàn cầu hoá đang đặt ra trước chúng ta những thách thức và cơ hội mới,
nếu không sớm tạo nên những chuyển biến về chất từ phía các chủ thể cầm quyền
thì thời cơ sẽ trôi qua và nguy cơ sẽ lớn dần. Nói cách khác, quá trình xây dựng Nhà
nước pháp quyền đủ sức định hướng và là cộng sự của nền kinh tế thị trường còn rất
nhiều vấn đề đặt ra cần được tiếp tục giải quyết Do vậy, vấn đề đổi mới, hoàn
thiện cơ cấu tổ chức của bộ máy chính quyền địa phương (trong đó có HĐND) có
vai trò quan trọng không chỉ ở ý nghĩa là sự tự hoàn thiện của cơ quan này mà còn
có ý nghĩa góp phần đảm bảo cho bộ máy hành chính công nói riêng và toàn bộ các
thành tố hợp thành xã hội - Nhà nước nói chung hoạt động theo đúng “khế ước” mà
họ đã thỏa thuận
158 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật về tổ chức hội đồng nhân dân ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảm trật tự, an toàn xã hội.
Để HĐND giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật và việc thực hiện các
nghị quyết của HĐND trên địa bàn đạt kết quả đề ra, cần kiện toàn hệ thống thông
tin, báo cáo phục vụ hoạt động giám sát, nắm được thông tin có liên quan đến lĩnh
vực giám sát; không ngừng cải tiến về quy trình, nội dung, cách thức tiến hành giám
sát; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc thực hiện các kiến nghị sau giám
sát. Nhất là, chú trọng công tác chất vấn và trả lời chất vấn - hình thức giám sát trực
tiếp tại kỳ họp HĐNĐ. Để hoạt động này đảm bảo hiệu quả cần phải thực hiện đồng
bộ các giải pháp sau đây:
Một là, đại biểu HĐND - người chất vấn phải:
+ Hiểu rõ mục đích của việc chất vấn:
Chất vấn vừa là quyền hạn của cơ quan quyền lực nhà nước (HĐND) đối với
cơ quan chấp hành quyền lực nhà nước (UBND) ở địa phương, vừa là nghĩa vụ,
134
trách nhiệm của người đại biểu HĐND trước cử tri bầu ra mình. Như vậy, mục đích
của việc chất vấn là vừa để thực hiện vai trò của người đại biểu trước nhân dân, vừa
góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền và người đứng đầu
các cơ quan này ở địa phương. Thông qua hoạt động này, cả hai phía (chất vấn và
trả lời chất vấn) sẽ tìm được tiếng nói chung trong việc chia sẻ trách nhiệm giải
quyết vấn đề được chất vấn một cách thiết thực nhằm tạo ra những chuyển biến tích
cực trong thực tiễn cuộc sống, đáp ứng mong đợi của cử tri. Ở đây, vấn đề đặt ra là
cần tránh cả hai khuynh hướng người đại biểu HĐND không muốn, không dám
thực hiện quyền chất vấn, vì ngại va chạm, "ra ngõ, gặp nhau" hoặc thực hiện quyền
chất vấn một cách không khách quan, vô tư, không vì công việc chung với thái độ
hằn học, "bươi móc" khuyết điểm, hạn chế cơ quan, tổ chức, cá nhân bị chất vấn,
làm cho không khí diễn đàn kỳ họp HĐND "nóng" lên một cách không cần thiết.
Suy cho cùng, chất lượng hoạt động chất vấn phụ thuộc chủ yếu vào chất
lượng của người đại biểu HĐND. Do đó, yêu cầu đặt ra là người đại biểu HĐND
phải có trình độ hiểu biết, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước và tình hình thực tiễn của địa phương, nhất là đối với vấn
đề mà mình chất vấn. Đồng thời, người đại biểu HĐND còn cần phải lắng nghe ý
kiến cử tri, có tâm huyết, bản lĩnh cao, dám hỏi và hỏi đến cùng vấn đề mà mình
nêu ra. Mặt khác, thái độ của người chất vấn cũng cần phải hết sức cầu thị, nhìn
nhận vấn đề một cách toàn diện, cụ thể, khách quan, vô tư, tất cả vì mục tiêu chung
là sự phát triển của địa phương.
+ Biết nghiên cứu cụ thể vấn đề mình muốn chất vấn:
Câu hỏi chất vấn khác câu hỏi thường ở chỗ, ngoài việc hỏi để thu thập, nắm
bắt thêm thông tin, còn để làm rõ trách nhiệm pháp lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân
bị chất vấn. Do đó, trước khi chất vấn, đại biểu HĐND phải chú ý tìm hiểu kỹ, nắm
bắt đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề mình hỏi. Đó là: chất vấn cái gì?, chất vấn
ai?, chất vấn như thế nào?, yêu cầu của việc giải quyết ra sao?. Bởi vì, về phạm vi
quan hệ không phải là quan hệ giữa người hỏi và người được hỏi trả lời mà chất vấn
và trả lời chất vấn thể hiện quan hệ thực thi quyền lực nhà nước giữa đại biểu
HĐND với cơ quan, tổ chức, cá nhân bị chất vấn. Và chất vấn, trả lời chất vấn còn
dẫn tới hậu quả pháp lý là HĐND có thể ra Nghị quyết kết luận về trách nhiệm hay
áp dụng chế tài, nếu làm sai hoặc phát huy, biểu dương, khen thưởng, nếu làm tốt
Hiến pháp, pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị chất vấn. Với mục đích đó,
yêu cầu của câu hỏi đặt ra phải ngắn gọn, súc tích, đi thẳng vào vấn đề, không vòng
135
vo, biện luận {theo kiểu sợ người bị chất vấn không hiểu được ý mình} nhưng phải
kèm theo dẫn chứng xác thực, cụ thể. Cần tránh triệt để những câu hỏi theo kiểu
"đánh đố", "bắt bí'' và hạn chế các câu hỏi nhằm mục đích tìm hiểu thông tin hoặc
hỏi để nghe giải thích, giải đáp {mà đúng ra với trách nhiệm của mình, người đại
biểu HĐND phải tự tìm hiểu để biết chứ không nhất thiết phải hỏi}. Theo dõi hoạt
động chất vấn của HĐND, thường thấy nhiều câu hỏi có tính nóng vội, "nghe đâu
hỏi đấy" mà chưa kiểm chứng thông tin về vấn đề mà mình quan tâm. Am hiểu, có
bản lĩnh, dám hỏi, dám “truy vấn” đến cùng nguồn gốc của vấn đề để xác định rõ
nguyên nhân và trách nhiệm, cần chấm dứt tình trạng hỏi để biết, biết rồi để đó.
Chính vì vậy, trước khi chất vấn một vấn đề gì, đòi hỏi người đại biểu phải tìm
hiểu kỹ, thu thập thông tin và có bằng chứng xác thực về vấn đề mình chất vấn. Câu
hỏi chất vấn gắn với hậu quả pháp lý nên buộc người trả lời chất vấn phải giải trình
rõ đúng, sai và xác định rõ trách nhiệm. Nếu đại biểu chưa đồng tình với việc trả lời
chất vấn của các cơ quan nhà nước thì có quyền đề nghị trả lời cụ thể hơn, có thể
kiến nghị HĐND xem xét trách nhiệm của người được chất vấn. Hậu trả lời chất
vấn, những hứa hẹn phải thật sự được chú trọng và tăng cường giám sát chặt chẽ thì
chất vấn mới thực sự có hiệu quả.
Hai là, đối với lãnh đạo của cơ quan được đại biểu HĐND chất vấn, khi trả lời
chất vấn cần trả lời một cách cụ thể, rõ ràng, đúng trọng tâm những vấn đề đã được
hỏi. Người trả lời chất vấn trước hết phải cầu thị, có trách nhiệm trước HĐND và cử tri,
trả lời đúng trọng tâm câu hỏi, phân tích kỹ nguyên nhân, những khuyết điểm, hạn chế
liên quan đến trách nhiệm quản lý của mình và nêu hướng khắc phục trong thời gian
tới. Những vấn đề đã thực hiện tốt nhưng thông tin sai lệch cũng cần giải trình để
HĐND và cử tri biết. Đưa việc trả lời chất vấn vào nội dung đánh giá cán bộ hằng năm.
Ba là, việc chất vấn và trả lời chất vấn phải được truyền hình trực tiếp, xem ý
kiến, kiến nghị của cử tri qua đường dây điện thoại như một kênh thông tin để gợi
mở vấn đề chất vấn. Thực tiễn cho thấy, việc truyền hình trực tiếp phiên họp chất
vấn, trả lời chất vấn và nghe ý kiến của cử tri qua đường dây điện thoại đã tạo ra dư
luận tốt trong nhân dân, cử tri rất hoan nghênh và ủng hộ vấn đề này, tạo điều kiện
để đông đảo cử tri trong tỉnh theo dõi giám sát, góp phần làm cho các kỳ họp HĐND
nghiêm túc. Tuy luật không quy định cử tri được chất vấn nhưng thông qua những ý
kiến, kiến nghị của nhân dân từ đường dây điện thoại có thể gợi mở cho đại biểu
HĐND có thêm thông tin để thực hiện quyền chất vấn.
136
Bốn là, Thường trực HĐND - Chủ tọa kỳ họp phải chủ động hướng việc trả lời
chất vấn theo đúng trọng tâm, đồng thời có những gợi ý cần thiết để cùng mổ xẻ
những vấn đề chất vấn, dành thời gian thích đáng cho đại biểu chất vấn, trả lời chất
vấn và đối thoại trực tiếp với người trả lời chất vấn. Trong điều hành chất vấn và trả
lời chất vấn, nhất là chất vấn tại hội trường, Thường trực HĐND nên định hướng
các thông tin liên quan. Những vấn đề đã trả lời nhưng đại biểu còn có ý kiến, phải
tiếp tục yêu cầu người trả lời giải trình rõ. Việc giải trình chưa đúng yêu cầu thì
giao cho cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ để trả lời đại biểu HĐND và cử tri tại kỳ
họp sau. Các Ban HĐND, các Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND thông qua hoạt
động giám sát thường xuyên, tiếp xúc cử tri, kiến nghị của cử tri qua đường dây
điện thoại; qua nghiên cứu các báo cáo của UBND và các ngành hữu quan trình kỳ
họp cần có câu hỏi chất vấn. Phương châm mang tính bắt buộc là các Ban HĐND,
các Tổ đại biểu HĐND đều phải có ít nhất 02 câu hỏi chất vấn trong một kỳ họp,
gửi nội dung về Thường trực HĐND. Trên cơ sở đó, Thường trực HĐND thảo luận,
thống nhất lựa chọn những vấn đề trọng tâm, bức xúc để chất vấn tại kỳ họp
HĐND.
4.2.3.2. Thường trực HĐND
Quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các Phó Chủ tịch HĐND trong trường
hợp Chủ tịch HĐND hoạt động kiêm nhiệm vì pháp luật về tổ chức HĐND hiện
hành quy định mọi hoạt động của Thường trực HĐND do Chủ tịch HĐND chỉ đạo
thực hiện, còn các Phó Chủ tịch HĐND chỉ giúp việc cho Chủ tịch HĐND nhưng
trên thực tế, Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện là Bí thư hoặc Phó Bí thư thường
trực cấp ủy kiêm nhiệm mỗi tháng chỉ dành được từ 01 - 02 ngày cho hoạt động của
HĐND (trừ tháng chuẩn bị kỳ họp), nếu mọi công việc của Thường trực HĐND đều
chờ ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch HĐND thì sẽ chậm trễ, vừa không hiệu quả mà cơ
chế chịu trách nhiệm cũng không rõ ràng.
Quy định rõ tiêu chuẩn cụ thể đối với các chức danh: Chủ tịch, Phó Chủ tịch
HĐND; thẩm quyền trình tự, thủ tục, thời hạn để phê chuẩn hoặc từ chối phê chuẩn
kết quả bầu các chức danh của HĐND, thẩm quyền và thủ tục giải quyết khiếu nại
việc từ chối phê chuẩn, cách thức xử lý tiếp theo trong trường hợp kết quả bầu
không được phê chuẩn
Nhiệm kỳ của Thường trực HĐND bắt đầu từ khi được HĐND bầu ra và kết
thúc khi HĐND khóa mới bầu ra và được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu
các chức danh trong Thường trực HĐND khóa mới.
137
Các thành viên Thường trực HĐND chịu trách nhiệm tập thể về việc thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND; chịu trách nhiệm cá nhân trước
Thường trực HĐND về những vấn đề được Thường trực HĐND phân công; tham
gia các phiên họp Thường trực HĐND, thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc
nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND. Trong trường hợp được sự ủy nhiệm
của Thường trực HĐND, thành viên Thường trực HĐND thay mặt Thường trực
HĐND làm việc với ban, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan và báo cáo kết quả làm
việc với Thường trực HĐND.
Nâng cao hơn nữa năng lực hoạt động của Thường trực HĐND trong việc
chuẩn bị nội dung và chủ tọa các kỳ họp của HĐND; đôn đốc, kiểm tra UBND cùng
cấp và các cơ quan nhà nước khác ở địa phương thực hiện các Nghị quyết của
HĐND; giám sát việc thi hành pháp luật tại địa phương, xem xét kết quả giám sát
của các Ban HĐND khi cần thiết và báo cáo HĐND tại kỳ họp gần nhất; tiếp dân,
đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của
công dân; tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để báo cáo tại kỳ họp
HĐND.
4.2.3.3. Các Ban HĐND
Cần phải xác định rõ các Ban HĐND có đầy đủ tư cách pháp nhân theo quy định
của pháp luật về dân sự (được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài
sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân
danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập).
Đề cao tính trách nhiệm trong hoạt động giám sát của các Ban HĐND. Nếu
kết luận giám sát của các Ban HĐND chưa chính xác, thiếu tính khả thi thì tập thể
Ban mà trước hết là lãnh đạo Ban phải chịu trách nhiệm trước HĐND và phải có
biện pháp khắc phục. Nếu có những vấn đề bức xúc đã được cử tri có ý kiến, kiến
nghị nhiều lần, những sai sót của các cơ quan, địa phương có tính chất kéo dài, rõ
ràng mà các Ban HĐND tỉnh theo lĩnh vực hoạt động của mình không tiến hành
giám sát, không nêu ý kiến, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền, không báo cáo
với Thường trực HĐND và không nêu vấn đề trong Báo cáo thẩm tra trình tại các
kỳ họp HĐND thì tập thể Ban mà trước hết là lãnh đạo Ban phải chịu trách nhiệm
trước HĐND và Thường trực HĐND.
Xây dựng báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND có chất lượng. Muốn vậy,
chúng ta cần tập trung vào những vấn đề sau đây:
Thứ nhất, cập nhật các cơ sở, căn cứ để thẩm tra, đó là:
138
Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên
quan đến lĩnh vực thẩm tra và Nghị quyết của HĐND.
Kết quả công tác khảo sát, kiểm tra và giám sát của Thường trực HĐND, các
Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND.
Chắt lọc thông tin từ ý kiến, kiến nghị của cử tri qua hoạt động tiếp xúc cử tri
của đại biểu HĐND, của hệ thống UBMTTQVN và các tổ chức thành viên; từ các
phương tiện thông tin đại chúng đã được kiểm chứng; số liệu thống kê nhà nước,
các báo cáo của cơ quan chức năng liên quan đến nội dung thẩm tra.
Báo cáo, đề án do UBND trình kỳ họp HĐND.
Tất cả những cơ sở, căn cứ này phải được thành viên của các Ban HĐND cập
nhật một cách kịp thời, thường xuyên, có hệ thống và phải đảm bảo chủ động về mặt
thời gian để nghiên cứu, đảm bảo yêu cầu chất lượng của báo cáo thẩm tra do điều
kiện quỹ thời gian dành cho việc thẩm tra theo quy định của pháp luật rất hạn chế.
Thứ hai, xác định đúng nội dung trọng tâm cần thẩm tra:
Thông thường thì nội dung chương trình kỳ họp được bàn bạc, thảo luận thống
nhất trong Hội nghị liên tịch giữa Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN với
các cơ quan có liên quan; nội dung chương trình kỳ họp được thông báo trước đến
các đại biểu HĐND. Ngoài những nội dung có tính chất thường kỳ, mỗi kỳ họp còn
có những nội dung trọng tâm, những vấn đề nổi cộm, bức xúc mà đại biểu HĐND
và cử tri quan tâm. Do đó, việc phân công các Ban HĐND chuẩn bị nội dung thẩm
tra là cần thiết để chủ động quán triệt, định hướng, nghiên cứu trước, chọn lọc và xử
lý các thông tin có liên quan đã được cập nhật trước đó. Báo cáo thẩm tra phải bám sát
vào các quy định pháp luật hiện hành và Nghị quyết HĐND mà trọng tâm là phải nhận
xét, đánh giá cho được tình hình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu theo Nghị
quyết của HĐND, những tồn tại và nguyên nhân theo quan điểm của Ban; đề xuất,
kiến nghị HĐND các giải pháp cụ thể, rõ ràng, xác đáng.
Thứ ba, các Ban HĐND phải chủ động xây dựng sớm báo cáo thẩm tra:
Khi nhận được các báo cáo, đề án do UBND trình, lãnh đạo các Ban HĐND
phải nghiên cứu kỹ và trên cơ sở những thông tin đã cập nhật được, tiến hành dự
thảo báo cáo thẩm tra (công việc này chủ yếu tập trung vào các đồng chí lãnh đạo
các Ban HĐND hoạt động chuyên trách). Để có thời gian nghiên cứu và tham gia ý
kiến có chất lượng tại phiên họp toàn thể, dự thảo báo cáo thẩm tra phải được gửi
trước đến các thành viên Ban và Thường trực HĐND, Trưởng, Phó các Ban HĐND
hoạt động chuyên trách để tham khảo ý kiến sớm. Qua nhiều hình thức, các góp ý
139
bổ sung, điều chỉnh bước đầu vào dự thảo báo cáo thẩm tra có thể thực hiện trước
khi họp Ban để thống nhất ý kiến. Thao tác này sẽ góp phần giảm bớt thời gian họp
Ban để xem xét, thảo luận những vấn đề còn có ý kiến trái ngược nhau; đồng thời,
giúp cho việc xây dựng báo cáo thẩm tra trên cơ sở cái nhìn tổng thể, có quan điểm
toàn diện khi xem xét, đánh giá một vấn đề. Công việc còn lại của cuộc họp thẩm
tra các báo cáo, đề án chủ yếu là nghe ý kiến tham gia của các ngành có liên
quan, các đại biểu dự họp để củng cố lại những luận cứ nêu trong dự thảo báo cáo
thẩm tra.
Thứ tư, nâng cao khả năng tổng hợp, phân tích và đề xuất giải pháp thực hiện:
Trong báo cáo thẩm tra, việc đánh giá rút ra những tồn tại, yếu kém đã khó,
nhưng đề xuất được giải pháp mang tính khả thi để khắc phục, giải quyết những tồn
tại, yếu kém lại khó hơn nhiều. Điều này thể hiện rõ ở chỗ thống nhất hay không
thống nhất với các báo cáo, tờ trình của UBND và các cơ quan liên quan, những ý
kiến trái ngược nhau, những quan điểm và ý kiến chính thống của Ban HĐND về
vấn đề này. Nếu giải quyết được những vấn đề nêu trên sẽ có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc giúp HĐND xem xét, quyết định tại kỳ họp đạt hiệu quả cao.
Thứ năm, nâng cao năng lực cho thành viên các Ban HĐND:
Trong thực tế, thành viên của các Ban HĐND là đại biểu HĐND hoạt động
kiêm nhiệm, nặng về công tác chuyên môn nên ít dành thời gian hoạt động của Ban.
Mặt khác, mỗi thành viên công tác ở những ngành, lĩnh vực khác nhau, trình độ
chuyên môn cũng khác nhau nên công tác thẩm tra của các Ban HĐND còn có
những hạn chế nhất định. Để khắc phục vấn đề này, thành viên các Ban HĐND cần
có những kỹ năng sau:
+ Kỹ năng đặt câu hỏi:
Đây là một kỹ năng gắn liền với kỹ năng xem xét. Người có kỹ năng này, qua
thực hiện kỹ năng xem xét, bao giờ cũng tự hình thành các câu hỏi như: Tại sao chỉ
tiêu thu chi ngân sách, địa phương xây dựng lại quá cao so với chỉ tiêu kiểm tra của
cấp trên? Tại sao cơ cấu thu - chi ngân sách địa phương xây dựng khác quá nhiều so
với hướng dẫn của cấp trên về xây dựng dự toán? Tại sao trong quyết toán tài chính
năm nay, kết dư năm trước mang qua không giống kết dư trong quyết toán tài chính
năm trước? Tại sao theo kế hoạch phát triển kinh tế năm nay của địa phương, chủ
trương phát triển mạnh thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nhưng trong dự toán,
thu thuế công thương nghiệp lại gim xuống thấp so với năm trước? Tại sao năm nay
140
tiền lương tăng do thực hiện chính sách đổi mới tiền lương nhưng chi về quản lý
hành chính lại không tăng?
Có thể nói, qua xem xét, bao giờ ta cũng hình thành nhiều, rất nhiều câu hỏi.
Phương pháp tốt nhất là cần ghi những câu hỏi có được qua quá trình xem xét vào
một tờ giấy, sau đó sẽ tìm cách giải đáp thông qua việc xem xét các tư liệu có liên
quan. Trên thực tế, câu trả lời có thể nằm ngay trong báo cáo thuyết minh hoặc nằm
trên các loại báo cáo khác có liên quan và cũng có thể không có trên các loại báo
cáo mà các Ban HĐND tiếp nhận được. Nhưng khi đã có câu hỏi thì bao giờ cũng
phải tìm câu trả lời và chính qua các câu trả lời ấy sẽ giúp cho ta phát hiện những
việc làm đúng hoặc làm chưa đúng.
+ Kỹ năng phát hiện:
Đây là kỹ năng tìm ra những sự không ăn khớp, sự sai sót thông qua lời giải
cho những câu hỏi tại sao đã nêu ở phần trên. Kỹ năng phát hiện đòi hỏi thành viên
các Ban HĐND, trước hết phải có sự nghiên cứu kỹ các thông tin đã tiếp nhận để
đối chiếu, tự trả lời các câu hỏi và từ đó phát hiện những vấn đề cần được HĐND
quan tâm như:
Nghiên cứu các hướng dẫn của cấp trên về xây dựng dự toán, quyết toán ngân
sách để đối chiếu việc lập dự toán, quyết toán của địa phương. Qua đó phát hiện những
vấn đề khác biệt trong việc thực hiện hướng dẫn của cấp trên.
Nghiên cứu báo cáo kinh tế - xã hội của địa phương để nắm bắt các chỉ tiêu
phát triển kinh tế - xã hội, làm cơ sở cho việc đối chiếu tốc độ tăng trưởng, cơ cấu
thu - chi ngân sách. Qua đó, phát hiện những mâu thuẫn khác biệt, không phù hợp
với định hướng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn đã được cấp ủy thông qua.
Nghiên cứu các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của
HĐND để đối chiếu với dự toán, quyết toán ngân sách. Qua đó phát hiện những nội
dung, chỉ tiêu tài chính không phù hợp với chính sách hiện hành, thiếu công bằng
trong phân bổ ngân sách cấp mình; sự thiếu quan tâm khơi tăng nguồn thu đối với
các thành phần, các ngành kinh tế có độ tăng trưởng cao; sự lãng phí trong thực
hiện các khoản chi tiêu
4.2.3.4. Tổ đại biểu HĐND
Cần phải luật hóa chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ đại biểu HĐND
trên các lĩnh vực: tiếp công dân; tiếp xúc cử tri; tổ chức các hoạt động giám sát;
theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân mà đại
biểu HĐND, Tổ đại biểu HĐND chuyển đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có
141
thẩm quyền giải quyết; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp thông
tin, báo cáo về những vấn đề mà Tổ đại biểu HĐND quan tâm.
4.2.3.5. Đại biểu HĐND
Quy định rõ số lượng và tiêu chuẩn đại biểu HĐND ở mỗi cấp; thời gian hoạt
động của đại biểu HĐND; trách nhiệm tham gia các hoạt động của HĐND, các cơ
quan của HĐND; trách nhiệm với cử tri; trách nhiệm tiếp công dân, tiếp nhận và xử
lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân; quyền tham gia làm thành viên và tham
gia hoạt động của các Ban HĐND; quyền ứng cử, giới thiệu người ứng cử vào các
chức danh do HĐND bầu; quyền chất vấn; quyền kiến nghị; quyền yêu cầu khi phát
hiện hành vi vi phạm pháp luật; quyền yêu cầu cung cấp thông tin; tham dự kỳ họp
HĐND cấp dưới trực tiếp; quyền miễn trừ của đại biểu HĐND...
Có cơ chế phù hợp nhằm tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm và các điều
kiện bảo đảm cho hoạt động của đại biểu HĐND. Cần quan tâm hơn nữa đến các
chế độ chính sách đãi ngộ và đặc biệt là chế độ phụ cấp cho đại biểu HĐND. Cung
cấp phương tiện thiết yếu để đại biểu HĐND hoạt động. Thường xuyên bồi dưỡng
kiến thức và kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND.
Từng đại biểu HĐND phải nâng cao hơn nữa năng lực hoạt động của mình,
nhất là năng lực quyết định và giám sát của đại biểu HĐND. Mỗi đại biểu HĐND
phải có kế hoạch, chương trình công tác cho cả nhiệm kỳ và từng năm.
4.2.3.6. Văn phòng giúp việc HĐND
Sớm ổn định, kiện toàn tổ chức bộ máy Văn phòng HĐND cấp tỉnh theo
tinh thần Nghị định số 48/NĐ-CP ngày 27/5/2016 của Chính phủ.
Tách Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện thành 02 cơ quan độc lập. Văn
phòng HĐND và Văn phòng UBND cấp huyện, trên cơ sở sắp xếp lại đội ngũ cán
bộ, công chức cho phù hợp, không làm tăng thêm biên chế. Theo đó:
+ Văn phòng HĐND cấp huyện là cơ quan tham mưu, giúp việc, phục vụ của
HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND và đại biểu HĐND cấp huyện.
+ Văn phòng UBND cấp huyện là cơ quan tham mưu, giúp việc, phục vụ của
UBND, Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND cấp huyện.
Khẩn trương xem xét lại mô hình Văn phòng HĐND và UBND cấp xã, thực tế
hiện nay Văn phòng chung nhưng chủ yếu tập trung tham mưu, phục vụ hoạt động
của UBND; công chức phục vụ hoạt động HĐND không có nên công tác tham mưu,
giúp việc rất hạn chế. Trước mắt, nên cơ cấu lại Văn phòng, tách bộ phận giúp việc
142
cho HĐND riêng thành bộ phận chuyên trách, tinh gọn, hiệu quả, trong đó có bố trí
một công chức chuyên trách mảng này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Qua nghiên cứu quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức
HĐND ở Việt Nam hiện nay, tôi rút ra một số kết luận như sau:
Thứ nhất, quan điểm hoàn thiện pháp luật về tổ chức HĐND, đó là: Đổi mới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật
về tổ chức HĐND; tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm, quy định của pháp luật của
các nước trên thế giới về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương; quán
triệt yêu cầu thực tiễn đặt ra trong mối quan hệ giữa HĐND và UBND; quán triệt
đầy đủ và đúng đắn mục tiêu của các Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật, Chiến lược cải cách hành chính, cải cách tư pháp đến năm 2020.
Thứ hai, giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức HĐND gồm có nhóm giải
pháp chung; nhóm giải pháp hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức
HĐND và nhóm giải pháp riêng đối với HĐND, Thường trực HĐND, các Ban
HĐND, Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND và Văn phòng giúp việc HĐND.
143
KẾT LUẬN
Trong thời kỳ đổi mới (bắt đầu từ năm 1986), đồng thời với việc đổi mới về
kinh tế thì cải cách hành chính nói riêng, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN
nói chung cũng được thực hiện từng bước thận trọng và đã thu được nhiều kết quả
đáng khích lệ, góp phần quan trọng đẩy nhanh sự phát triển đất nước. Bên cạnh đó,
đang còn rất nhiều vấn đề kinh tế - xã hội đã tồn tại từ lâu và mới nảy sinh đòi hỏi
phải được giải quyết tích cực và có hiệu quả từ phía bộ máy nhà nước. Mặt khác,
bối cảnh toàn cầu hoá đang đặt ra trước chúng ta những thách thức và cơ hội mới,
nếu không sớm tạo nên những chuyển biến về chất từ phía các chủ thể cầm quyền
thì thời cơ sẽ trôi qua và nguy cơ sẽ lớn dần. Nói cách khác, quá trình xây dựng Nhà
nước pháp quyền đủ sức định hướng và là cộng sự của nền kinh tế thị trường còn rất
nhiều vấn đề đặt ra cần được tiếp tục giải quyết Do vậy, vấn đề đổi mới, hoàn
thiện cơ cấu tổ chức của bộ máy chính quyền địa phương (trong đó có HĐND) có
vai trò quan trọng không chỉ ở ý nghĩa là sự tự hoàn thiện của cơ quan này mà còn
có ý nghĩa góp phần đảm bảo cho bộ máy hành chính công nói riêng và toàn bộ các
thành tố hợp thành xã hội - Nhà nước nói chung hoạt động theo đúng “khế ước” mà
họ đã thỏa thuận.
Nhìn chung, pháp luật về tổ chức HĐND ở Việt Nam hiện nay là cơ sở pháp
lý cho hoạt động của HĐND các cấp thực hiện thông qua hai chức năng cơ bản là
quyết định và giám sát trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đã
làm tốt vai trò chính trị của mình, thể hiện đầy đủ là cơ quan quyền lực nhà nước tại
địa phương. Các Nghị quyết của HĐND đã đóng góp tích cực vào tiến trình phát
triển của đất nước, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên, bộ mặt nông thôn,
miền núi, đô thị có nhiều thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại. Hoạt động giám
sát của HĐND được đổi mới về phương thức, nội dung, đối tượng, nâng cao về chất
lượng, chú trọng hơn đến các vấn đề bức xúc, được dư luận xã hội và nhân dân
đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn và vị thế trong hệ thống chính
trị, hoạt động của HĐND vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, một số nội dung còn mang
tính hình thức. Một trong những nguyên nhân quan trọng là pháp luật về tổ chức của
HĐND còn mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu đầy đủ và chưa đảm bảo tính khả thi v.v..v.
Trên cơ sở nghiên cứu pháp luật và thực tiễn tổ chức của HĐND, so sánh với các quy
144
định pháp luật hiện hành và tham khảo một số tài liệu liên quan, Luận án đã tiến hành
phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân và đề ra một số giải pháp cũng như các
kiến nghị, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền để hoàn thiện pháp luật về tổ chức
của HĐND nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của HĐND.
Các quan điểm và giải pháp của Luận án đưa ra đã cho thấy: để đổi mới, hoàn
thiện cơ cấu tổ chức của HĐND đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp và
cần có tiến trình cụ thể, hợp lý. Cùng với việc nâng cao chất lượng đại biểu, đổi mới
phương thức, cách thức tổ chức của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND,
Tổ đại biểu HĐND thì cần thiết phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng (từ
Trung ương đến các cấp ủy Đảng), việc ban hành và sửa đổi, bổ sung các quy định
của pháp luật về tổ chức của HĐND các cấp phù hợp với yêu cầu thực tiễn; nâng
cao năng lực hoạt động của đại biểu HĐND; chú trọng chất lượng hoạt động của
các cơ quan tham mưu, giúp việc.
145
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. ThS Nguyễn Hoàng Anh (2003), Tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã trong
giai đoạn hiện nay, Dân chủ và Pháp luật, số 5/2003.
2. PGS.TS Vũ Hồng Anh - Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc
hội (2014), Xây dựng chính quyền đô thị trong điều kiện hiện nay, nhìn từ đề án thí
điểm của thành phố Hồ Chí Minh, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Xây dựng Luật Tổ
chức chính quyền tại địa phương phù hợp với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
3. Vương quốc Anh, Quy chế tự quản địa phương năm 1972.
4. Pathana Souk Aloun, Đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính Nhà
nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay, góp phần hoàn thiện và nâng cao
hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong bộ máy hành chính nói riêng
cũng như các cơ quan của bộ máy Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân Lào trong giai
đoạn hiện tại, Luận án Tiến sỹ, bảo vệ năm 2007.
5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (2002), Nghị quyết số 17 - NQ/TW về
đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn, Hà
Nội.
6. Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội (2005), Kỷ yếu Hội nghị
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương các khu vực
trên toàn quốc, Hà Nội.
7. Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội (2006), Kỷ yếu Hội nghị
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương các khu vực
trên toàn quốc, Hà Nội.
8. Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội (2007), Kỷ yếu Hội nghị
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương các khu vực
trên toàn quốc, Hà Nội.
9. Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội (2008), Kỷ yếu Hội nghị
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương các khu vực
trên toàn quốc, Hà Nội.
10. Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội (2009), Kỷ yếu Hội nghị
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương các khu vực
trên toàn quốc, Hà Nội.
11. Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội (2010), Kỷ yếu Hội nghị
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương các khu vực
trên toàn quốc, Hà Nội.
146
12. Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội (2011), Kỷ yếu Hội nghị
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương các khu vực
trên toàn quốc, Hà Nội.
13. Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 01/8/2007 của Hội nghị
lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về đẩy mạnh cải cách hành
chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, Hà Nội.
14. Bộ Chính trị (Khóa IX), Nghị quyết 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến
năm 2020, Hà Nội.
15. C.Mác và Ăngghen, Tuyên ngôn Đảng Cộng sản.
16. Nadja Charaby - Giám đốc VP Quỹ Rosa Luxemburg khu vực Đông Nam Á (2014),
Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương Cộng hòa liên bang Đức, cơ chế
kiểm soát giữa chính quyền liên bang và địa phương, Kỷ yếu Hội thảo khoa học
“Xây dựng Luật Tổ chức chính quyền tại địa phương phù hợp với Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
17. Nguyễn Bá Chiến, Sửa đổi pháp luật thường xuyên những vấn đề đặt ra, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp điện tử,
18. Chính phủ (2008), Tờ trình số 11/TTr-CP ngày 08/10/2008, Đề án và dự thảo Nghị
quyết của Quốc hội về thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận,
phường và nhân dân bầu trực tiếp Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, Hà Nội.
19. Chính phủ (2010), Báo cáo số 81/BC-CP, ngày 16/6/2010, Báo cáo sơ kết thực hiện
Nghị quyết số 26/2008/QH12 của Quốc hội về thí điểm không tổ chức Hội đồng
nhân dân huyện, quận, phường, Hà Nội.
20. Chính phủ (2010), Báo cáo số 149/BC-CP ngày 18/10/2010, Báo cáo tổng kết bước
1 thực hiện Nghị quyết số 26/2008/QH12 của Quốc hội về thí điểm không tổ chức
Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường, Hà Nội.
21. Chính phủ (2016), Nghị định số 48/NĐ-CP ngày 27/5/2016 của Chính phủ về quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế Văn phòng HĐND cấp tỉnh,
Hà Nội.
22. Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945), Sắc lệnh số
51/SL, ngày 17/10 về việc ấn định thể lệ cuộc tổng tuyển cử, Hà Nội.
23. Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945), Sắc lệnh số
63/SL ngày 22/11 về tổ chức, quyền hạn, cách làm việc của Hội đồng nhân dân và
Ủy ban hành chính, Hà Nội.
24. Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1948), Sắc lệnh số 254/SL
về tổ chức chính quyền nhân dân trong thời kỳ kháng chiến, Hà Nội..
147
25. Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945), Sắc lệnh số
255/SL về cách tổ chức và cách làm việc của Hội đồng nhân dân và Ủy ban kháng
chiến hành chính trong vùng tạm thời bị địch kiểm soát hoặc uy hiếp, Hà Nội..
26. Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Kinh nghiệm tổ chức chính quyền địa
phương của Nhật bản, Báo cáo nghiên cứu (2014).
27. TS. Nguyễn Văn Cương - Phó Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp
(2014), Bàn về một số căn cứ thiết kế mô hình tổ chức chính quyền ở khu vực đô thị
và nông thôn, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Xây dựng Luật Tổ chức chính quyền tại
địa phương phù hợp với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
28. Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb Tư
pháp.
29. Đại học Quốc gia Hà Nội (2003), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp
luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
30. Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật (2005), Giáo trình lý luận chung về nhà
nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
31. Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật (2005), Giáo trình lý luận chung về nhà
nước và pháp luật, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
32. Đại từ điển Tiếng Việt (1999), NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
33. TS. Vũ Đức Đán (2002), Hoàn thành bộ máy chính quyền cấp xã và vấn đề phát
huy dân chủ cơ sở”, Đề tài Khoa học cấp Bộ.
34. Phạm Văn Đạt (2012), Đổi mới tổ chức chính quyền đô thị ở nước ta hiện nay,
Luận án Tiến sỹ Luật học.
35. PGS.TS Nguyễn Minh Đoan, Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2011.
36. Lê Duẩn (1973), Mấy vấn đề về cán bộ và tổ chức trong cách mạng xã hội chủ
nghĩa, Nxb Sự thật.
37. PGS.TS Bùi Xuân Đức (2002), Đổi mới tổ chức chính quyền địa phương ở đô thị,
Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội.
38. PGS. TS. Bùi Xuân Đức, Tổ chức chính quyền địa phương giai đoạn các Hiến pháp
1946, 1959 và 1980 và những bài học kinh nghiệm, Hội thảo chính quyền địa
phương Việt Nam - Sự hình thành, phát triển trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật qua
các thời kỳ và một số bài học kinh nghiệm.
39. PGS.TS.Bùi Xuân Đức, Đổi mới mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở nước
ta hiện nay, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 9, tháng 9 năm 2002.
148
40. PGS. TS Bùi Xuân Đức (2007), Đổi mới hoàn thiện bộ máy Nhà nước trong giai
đoạn hiện nay, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
41. PGS.TS Bùi Xuân Đức, Đổi mới tổ chức chính quyền địa phương ở nước ta hiện
nay, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 9/2002.
42. GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, Tổ chức chính quyền địa phương Việt Nam theo Hiến
pháp 1992, Hội thảo chính quyền địa phương Việt Nam - Sự hình thành, phát triển
trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật qua các thời kỳ và một số bài học kinh nghiệm.
43. GS.TS. Nguyễn Đăng Dung (chủ biên), (2006), Tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam
theo các Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và 1992 sửa đổi, bổ sung 2001, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
44. GS.TS Nguyễn Đăng Dung (2009), Nhà nước là những con số cộng giản đơn, Nxb
Lao động.
45. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung (chủ biên), (2006), Tổ chức bộ máy nhà nước Việt
Nam theo các Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và 1992 sửa đổi, bổ sung 2001,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
46. PGS, TS Nguyễn Đăng Dung (2009), Nhà nước là những con số cộng giản đơn,
Nxb Lao động, Hà Nội.
47. GS.TS Nguyễn Đăng Dung (2006), Nhà nước và trách nhiệm của Nhà nước, Nxb
Tư pháp, Hà Nội.
48. Lê Tư Duyến, Chính quyền địa phương ở Việt Nam và vấn đề đổi mới hiện nay, Hội
thảo chính quyền địa phương Việt Nam - Sự hình thành, phát triển trên cơ sở Hiến
pháp, pháp luật qua các thời kỳ và một số bài học kinh nghiệm.
49. Đinh Ngọc Giang (2005), Về đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp
nhiệm kỳ 2004 - 2009, Quản lý nhà nước, 2/2005.
50. Nguyễn Nam Hà (2011), Chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án Tiến sĩ
luật, Hà Nội.
51. Trương Thị Hồng Hà (2009), Hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo chức năng giám
sát của Quốc hội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
52. PGS.TS Lê Thị Vân Hạnh (2009), Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm xây
dựng mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền địa phương theo tinh thần Nghị
quyết Trung ương 5 khóa X, Đề tài Khoa học cấp Bộ.
53. PGS.TS Charles Hankla, Chuyên gia Đào tạo Quốc tế, Đại học Georgia - Hoa Kỳ
nghiên cứu. Báo cáo đánh giá nhu cầu tăng cường năng lực và kế hoạch hỗ trợ cho
HĐND cấp tỉnh ở Việt Nam trong lĩnh vực tài chính - ngân sách, tháng 5 năm 2013.
149
54. Đàm Bích Hiên (2007), Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính
quyền cấp xã ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học.
55. Đỗ Thị Hoàn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng
Ninh (2014), Định hướng xây dựng tổ chức chính quyền ở đơn vị hành chính - kinh
tế đặc biệt ở Quảng Ninh, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Xây dựng Luật Tổ chức chính
quyền tại địa phương phù hợp với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
56. TS Nguyễn Thị Hồi (2004), HĐND và UBND ở nước ta hiện nay, Tạp chí Luật học
(số 1).
57. Hội đồng nhà nước (1991), Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động của HĐND các
cấp từ đầu nhiệm kỳ khóa mới đến nay, Hà Nội.
58. Vũ Hùng (2007), Hội đồng nhân dân - quá trình hình thành và biến đổi, Nxb. Đà
Nẵng.
59. Nguyễn Sinh Hùng, Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa theo tinh thần và nội dung của Hiến pháp mới, Tạp chí Cộng sản điện tử:
60. GS.TS Nguyễn Văn Huyên, Chủ biên (2007), Hệ thống chính trị Anh, Mỹ, Pháp:
Mô hình hoạt động, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội
61. TS. Bùi Đức Kháng (2002), Phân cấp quản lý hành chính trong hệ thống hành
chính nhà nước của chính quyền địa phương - ví dụ trên một số lĩnh vực, Đề tài
Khoa học cấp Bộ.
62. TS. Nguyễn Hữu Khiển (2002), Cơ sở phương pháp luận của sự phân chia các đơn
vị và các cấp lãnh thổ hành chính ở Việt Nam, Đề tài Khoa học cấp Bộ.
63. TS. Vũ Đức Khiển, Một số giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động và phát huy
toàn diện vai trò của chính quyền địa phương trong giai đoạn mới, Hội thảo chính
quyền địa phương Việt Nam - Sự hình thành, phát triển trên cơ sở Hiến pháp, pháp
luật qua các thời kỳ và một số bài học kinh nghiệm.
64. Vũ Đức Khiến (2009), Quy định về bỏ phiếu tín nhiệm: Từ mong muốn đến hiện
thực, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.
65. ThS. Nguyễn Thị Ngọc Lan - Học viện Hành chính quốc gia (2014), Tổ chức chính
quyền ở đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, kinh nghiệm quốc tế và những kiến nghị
cho Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Xây dựng Luật Tổ chức chính quyền tại
địa phương phù hợp với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
66. Trương Đắc Linh (2002), Chính quyền địa phương với việc bảm đảm thi hành Hiến
pháp và pháp luật ở địa phương, Luận án Tiến sỹ Luật học.
150
67. Trương Đắc Linh, Bàn về khái niệm chính quyền địa phương, Tạp chí khoa học
pháp lý số 2/2001.
68. Vũ Thị Loan (2008), Hoàn thiện chế độ bầu cử đại biểu HĐND ở Việt Nam hiện
nay, Luận án Tiến sĩ Chính trị học.
69. Nguyễn Hải Long (2012), Hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND,
Luận văn Tiến sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
70. Đặng Đình Luyến, Chế định CQĐP trong Hiến pháp năm 2013 và định hướng cụ
thể hóa trong Luật Tổ chức CQĐP, Hội thảo: Mô hình tổ chức CQĐP, Văn phòng
Quốc hội Việt Nam và Văn phòng Nghị viện Đan Mạch tổ chức tại Huế, ngày 25-
26/8/2014.
71. Đặng Đình Luyến, Một số vấn đề về về thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND
quận, huyện, phường, Hội thảo chính quyền địa phương Việt Nam - Sự hình thành,
phát triển trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật qua các thời kỳ và một số bài học kinh
nghiệm.
72. TS Dương Thanh Mai - Chuyên gia cao cấp Bộ Tư pháp (2014), Tổ chức chính
quyền địa phương và vấn đề phân cấp, phân quyền phù hợp với Hiến pháp năm
2013, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Xây dựng Luật Tổ chức chính quyền tại địa
phương phù hợp với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
73. Phương Mai, Tăng cường khảo sát, tổng kết thực tiễn để đưa ra những quy phạm
pháp luật phù hợp,
74. PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh, Một số ý kiến sửa đổi, bổ sung Chương IX “HĐND và
UBND trong Hiến pháp nước ta, Tạp chí Lý luận chính trị số 4 năm 2012.
75. Nguyễn Văn Mễ - Nguyên Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Trưởng Đoàn ĐBQH
tỉnh Thừa Thiên - Huế (2014), Tổ chức chính quyền địa phương vùng nông thôn và
đô thị, thẩm quyền của UBND và HĐND các cấp, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Xây
dựng Luật Tổ chức chính quyền tại địa phương phù hợp với Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
76. Cộng hòa Liên bang Nga, Hiến pháp nước năm 1993.
77. Nguyễn Ngọc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận (2014), Mối quan hệ giữa
HĐND và UBND trong tổ chức chính quyền địa phương theo tinh thần Hiến pháp
mới, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Xây dựng Luật Tổ chức chính quyền tại địa phương
phù hợp với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
78. ThS. Phan Văn Ngọc, Mối quan hệ giữa chính quyền Trung ương và chính quyền
địa phương, Hội thảo chính quyền địa phương Việt Nam - Sự hình thành, phát triển
trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật qua các thời kỳ và một số bài học kinh nghiệm.
79. Vương quốc Nhật bản, Hiến pháp năm 1946.
151
80. Cộng hòa Pháp, Hiến pháp 1958.
81. Nguyễn Thị Phượng (2008), Chính quyền địa phương trong việc bảo đảm quyền
công dân ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính nhà nước.
82. Phan Vinh Quang, John Bently, Các yêu cầu của WTO về tính minh bạch và Luật
Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới.
83. Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1958, 2015), Luật Tổ chức chính
quyền địa phương, Hà Nội.
84. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1962), Luật Tổ chức Hội
đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp, Hà Nội.
85. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1983, 1989, 1994, 2003),
Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Hà Nội.
86. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1946, 1959, 1980, 1992),
Hiến pháp, Hà Nội.
87. Quốc hội (2002), Nghị quyết số 51/2001/QH 10 về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của Hiến pháp 1992, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
88. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Bầu cử đại biểu
Hội đồng nhân dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
89. Quốc hội (2003), (2004) Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội ngày 17 tháng 6
năm 2003, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03
tháng 12 năm 2004, Hà Nội.
90. Quốc hội, Hiến pháp năm 2013, Hà Nội.
91. GS.TS Nguyễn Duy Quý, PGS.TS Nguyễn Tất Viễn (Đồng chủ biên), Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân – lý luận và thực
tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010.
92. PGS.TS Võ Kim Sơn (2002), tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cơ
sở các nước ASEAN”, Đề tài Khoa học cấp Bộ.
93. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử, Bình luận khoa học Hiến pháp nước cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992, Phần các văn kiện,
phap/sua-111oi-phap-luat-thuong-xuyen-nhung-van-111e-111at-ra/?searchterm
94. PGS.TS Phạm Hồng Thái (2003), Thiết lập mô hình tổ chức chính quyền đô thị”,
Đề tài Khoa học cấp Bộ.
95. Đinh Ngọc Thắng (2014), Đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND trong điều kiện
xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học.
96. GS.TS Thái Vĩnh Thắng (2012), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới tổ chức
và hoạt động của Hội đồng nhân dân địa phương, Đề tài Khoa học cấp Bộ.
152
97. PGS.TS Thái Vĩnh Thắng, Tổ chức chính quyền địa phương của Nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam - quá trình hình thành và phát triển, những bất cập và
phương hướng đổi mới, Tạp chí Luật học số 4/2002.
98. TS. Nguyễn Hoàng Thanh, Hiến pháp 2013 và sự kế thừa Tư tưởng Hồ Chí Minh về
tổ chức chính quyền địa phương, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 16 (272) kỳ 2 -
Tháng 8/2014.
99. TS. Trần Nho Thìn - Viện trưởng Viện Khoa học chính sách và pháp luật thuộc
Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (2014), Phương thức hình thành
và hoạt động của chính quyền địa phương, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Xây dựng
Luật Tổ chức chính quyền tại địa phương phù hợp với Hiến pháp nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
100. PGS.TS Lê Minh Thông (Chủ biên), Chính quyền địa phương trong Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2006.
101. PGS.TS.Lê Minh Thông, Một số quan điểm về đổi mới tỏ chức và hoạt động của
chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 8,
tháng Tám năm 2002.
102. PGS.TS Lê Minh Thông, Đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND các
cấp, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 6/1999.
103. PGS.TS Lê Minh Thông và PGS.TS Nguyễn Như Phát (Đồng chủ biên) (2002),
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
104. Vũ Quốc Thông - Vấn đề thiết lập các Hội đồng hàng tỉnh thời kỳ Pháp thuộc. Tạp
chí Tập san Pháp lý 1969.
105. Vũ Quốc Thông, Sài Gòn, Nxb. Tủ sách Đại học, Sài gòn, 1973, Các cơ quan đại
diện dân chúng Việt Nam dưới thời Pháp thuộc (trong cuốn sách Pháp chế sử).
106. PGS.TS Nguyễn Hữu Tri(1998), Tổ chức hành chính địa phương, Đề tài cấp bộ.
107. GS.TSKH Đào Trí Úc (chủ biên) (2007), Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
108. GS.TSKH Đào Trí Úc, PGS. TS Phạm Hữu Nghị (đồng chủ biên) (2009), Xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Từ điển bách khoa Hà Nội.
109. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Báo cáo số 1032/BC-UBTVQH13 về tình hình tổ chức
và hoạt động của HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016 và phương hướng, nhiệm
vụ trong thời gian tới, Hà Nội].
153
110. Nguyễn Văn Yểu, GS.TS Lê Hữu Nghĩa (đồng chủ biên) (2006), Xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
111. Nguyễn Văn Yểu, Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tạp chí Cộng sản, số 743
(tháng 10 - 2005).
Tài liệu tiếng Anh
112. Michael Bogdan, Kluwer Norstedts Juridik Tano: Comparative Law (Pháp luật so
sánh ), Bản dịch của Lê Hồng Hạnh và Dương Thị Hiền, 2002.
113. Diao, Tian-ding and Ning Fu, (1999), Cải cách tổ chức chính quyền ở Trung Quốc,
lý thuyết và thực hiện, Law Publishing House.
114. Joachim Jens Hesse (Chủ biên - biên tập) (1991), Local Government and Urban
Affairs in International Perspective. Edition by Joachim Jens Hesse, Published
Nomos verlagsgesellschaft, Postfach 610.7570 Baden-Baden, 1991, Sách chính
quyền địa phương và các vấn đề đô thị trong viễn cảnh quốc tế (Local Government
and Urban Affairs in International Perspective), Nxb Nomos Verlagsgesellschaft
Baden-Baden.
115. Giáo sư Koju Kuroda, Đại học Tokyo, Định hướng cải cách trong lĩnh vực quản trị
địa phương của Nhật Bản cho những năm đầu của Thế kỷ XIX, (The Trends of the
legal Goverment in Japan for the early years of XIX century), do NXB Đại học
Tokyo ấn hành năm 2001.
116. Giáo sư Gustave Peiser, Cuốn Luật hành chính, Văn bản hành chính; Tổ chức hành
chính; Cảnh sát, Cơ quan, Trách nhiệm tài phán hành chính, gồm 274 trang, do
Nhà xuất bản DalloZ, 11, phố Soufflot, 75240 Paris, Cedex 05 France xuất bản.
117. Shi, Shu-guang, 2001, Bốn tương quan trong cải cách tổ chức chính quyền địa
phương, Law and Public Administration.
118. Song, De-fu, 2001, Chính quyền và cải cách chính quyền của Trung Quốc, Legality
publishing House.
Tài liệu tiếng Nga
119. E.M.Anđreieva, Sự hình thành quyền sở hữu tự quản ở Liên Bang Nga, Tạp chí Nhà
nước và pháp luật, số 3/2001.
120. M.A.Kraxnop, Tự quản địa phương - tính Nhà nước hay tính xã hội, Tạp chí Nhà
nước và pháp luật Xô Viết, số 10/1990.
121. Viện Nhà nước và Pháp luật Liên bang Nga (năm 1998) Tự quản địa phương, kinh
nghiệm hiện đại của Nga về điều chỉnh pháp luật.
154
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
1. Đề tài khoa học cấp tỉnh: “Năng lực quyết định và hiệu quả hoạt động giám sát
của HĐND tỉnh, HĐND cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam- Thực trạng,
nguyên nhân và giải pháp”.
2. Đề tài khoa học (do Ban Quản lý dự án tăng cường năng lực quyết định và giám sát
ngân sách của các cơ quan dân cử Việt Nam trực thuộc Ủy ban Tài chính - Ngân
sách của Quốc hội hỗ trợ kinh phí để triển khai thực hiện và nghiệm thu): “HĐND
tỉnh Quảng Nam với công tác giám sát việc phân bổ, quản lý và lồng ghép các
nguồn vốn đầu tư”.
3. Đề tài khoa học (do Ban Quản lý dự án tăng cường năng lực quyết định và giám sát
ngân sách của các cơ quan dân cử Việt Nam trực thuộc Ủy ban Tài chính - Ngân
sách của Quốc hội hỗ trợ kinh phí để triển khai thực hiện và nghiệm thu): “Nghiên
cứu về các giải pháp và kiến nghị, đề xuất nâng cao năng lực quyết định và giám
sát thu - chi ngân sách của HĐND tỉnh Quảng Nam”.
4. Đề tài khoa học (do Ban Quản lý dự án tăng cường năng lực quyết định và giám sát
ngân sách của các cơ quan dân cử Việt Nam trực thuộc Ủy ban Tài chính - Ngân sách
của Quốc hội hỗ trợ kinh phí để triển khai thực hiện và nghiệm thu): “Đánh giá các
nguyên tắc, tiêu chí và định mức chi đầu tư phát triển từ nguồn đầu tư xây dựng
cơ bản tập trung trong thời kỳ ổn định ngân sách 2007 - 2010 theo Nghị quyết số
75/2006/NQ-HĐND ngày 20 tháng 12 năm 2006 của HĐND tỉnh Quảng Nam và
những kiến nghị, đề xuất để xây dựng định mức cho thời kỳ ổn định ngân sách
mới”.
5. Chuyên đề nghiên cứu khoa học (do Ban Quản lý dự án tăng cường năng lực quyết
định và giám sát ngân sách của các cơ quan dân cử Việt Nam trực thuộc Ủy ban Tài
chính - Ngân sách của Quốc hội hỗ trợ kinh phí để triển khai thực hiện và nghiệm
thu): “Đánh giá tình hình thực hiện Luật Ngân sách nhà nước tại Quảng Nam và
đề xuất, kiến nghị sửa đổi”.
6. Một số nội dung cần sửa đổi, bổ sung của Luật Ngân sách nhà nước năm 2002,
Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 123 (tháng 2/2014), trang 21 - 24.
7. Góp phần xây dựng dự thảo luật Tổ chức chính quyền địa phương, Tạp chí Pháp
luật và phát triển, tháng 4/2014, trang 77 - 84.
8. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân,
Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 126 (tháng 5/2014), trang 43 - 47.
9. Nâng cao giám sát quản lý các nguồn vốn đầu tư phát triển tại Quảng Nam, Tạp
chí Ngân hàng, số 12 (tháng 6/2014), trang 41 - 46.
155
10. Kinh nghiệm bước đầu trong hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật, số 267 (tháng 6/2014), trang 42 - 46.
11. Quảng Nam với công tác giám sát quản lý nguồn vốn đầu tư phát triển, Tạp chí
Tài chính, số 596 (tháng 6/2014), trang 91 - 93.
12. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát tư pháp của
HĐND cấp tỉnh, Tạp chí Kiểm sát, số 13 (tháng 7/2014), trang 8 - 13.
13. Nâng cao năng lực quyết định ngân sách Hội đồng nhân dân cấp xã, Tạp chí
Quản lý nhà nước, số 222 (tháng 7/2014), trang 32 - 35.
14. Năng lực quyết định ngân sách của Hội đồng nhân dân cấp xã: Một số vấn đề
đặt ra, Tạp chí Tài chính, số 597 (tháng 7/2014), trang 47 - 49.
15. Một số ý kiến về hoàn thiện pháp luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội
đồng nhân dân, Tạp chí Nghề Luật, số 5 (tháng 9/2014), trang 64 - 66.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hap_luat_ve_to_chuc_hoi_dong_nhan_dan_o_viet_nam_hien_nay_5898.pdf