Vụ án thứ 9: Phán quyết của Tòa án tối cao Anh trong vụ kiện giữa ông
Durkin (nguyên đơn) đối với Công ty DSG Retail Limited (bị đơn), năm 2014 về
hợp đồng tín dụng tiêu dùng200
Ngày 28/12/1998, ông Richard Durkin đến một cửa hàng PC Word ở Aberdeen
để mua một chiếc máy tính xách tay, với mong muốn có một chiếc modern nội bộ
(internal modern). Một nhân viên trợ lý bán hàng khẳng định chiếc máy tính xách tay
nhưng anh nói không chắc liệu có bộ phận này hay không. Người trợ lý đồng ý rằng
ông Durkin có thể mang máy tính về nhà và trả lại nếu nó không đúng như vậy. Ông
Durkin đã trả một khoản tiền cọc 50 bảng và ký một HĐTD với số tiền 1.449 bảng.
Người trợ lý đã ký thỏa thuận tín dụng thay mặt người cho vay, Ngân hàng HFC Bank.
Khi trở về nhà, ông Durkin phát hiện máy tính không có thiết bị modern nội bộ.
Khoảng 9 giờ sáng ngày hôm sau, ông trở lại cửa hàng yêu cầu lấy lại tiền cọc
và yêu cầu hủy thỏa thuận tín dụng. Người quản lý của hàng không chấp nhận sự từ
chối (của ông Durkin) đối với hàng hóa và không tiến hành hủy bỏ HĐTD Ông
Durkin đã tuyên bố hủy bỏ hợp đồng mua hàng.
Ông Durkin đã không trả bất kỳ khoản tiền nào cho Ngân hàng HFC theo như
HĐTD. Tháng 2/1999, Ngân hàng HFC đã viết thư phản hồi, cảnh báo ông Durkin
rằng nếu ông không tiếp tục trả tiền, ông có thể gặp khó khăn trong việc nhận tín
nhiệm vì Ngân hàng HFC đã báo cáo hàng tháng cho các cơ quan có thẩm quyền quản
lý tín dụng. Thư còn nói thêm rằng nếu ông không trả lời thư, Ngân hàng HFC sẽ mặc
định thông báo lỗi theo Đạo Luật tín dụng tiêu dùng năm 1974.
Ông Durkin gọi điện thoại cho Ngân hàng HFC để xác nhận lại trách nhiệm của
mình. Ngân hàng HFC đã ban hành một thông báo mặc định và thông báo cho các
quan thẩm quyền quản lý tín dụng rằng ông Durkin đã không thực hiện các nghĩa vụ
của mình theo thỏa thuận tín dụng kể từ ngày 14/1/1999
Ông Durkin được nhận lại khoản tiền cọc, nhưng phát hiện rằng các cổng đăng
ký tín dụng đã ngăn ông mở những tài khoản mới, nghĩa là ông không thể tiếp tục khai
thác các khoản vay tín dụng 0% thông qua chuyển khoản để tối thiểu hóa các chi phí
vay tiền bằng cách chuyển khoản từ một công ty thẻ tín dụng sang một công ty khác.
Ông khiếu nại lên tòa án địa phương vào năm 2004 để xác nhận ông đã chấm
dứt hợp đồng mua bán và thỏa thuận tín dụng. Ông tuyên bố mình thiệt hại 250.000
bảng từ Ngân hàng HFC do sơ suất của họ trong việc báo cáo với các cơ quan quản lý
tín dụng rằng ông đã thanh toán trễ. Ông đưa ra ba mục bồi thường: (i) thiệt hại trong
tín dụng tài chính, (ii) tổn thất từ lãi suất do ông mất khả năng tận dụng các khoản vay
tín dụng 0% và (iii) thất thoát tiền vốn do ông mất khả năng đặt cọc 30% cho một bất
động sản Tây Ban Nha năm 2003 Tháng 3/2010, tòa án địa phương (the sheriff)
viện dẫn mục 75 Đạo luật 1974 cho rằng ông Durkin có quyền chấm dứt và đã chấm
dứt hợp đồng mua bán và thỏa thuận tín dụng, đồng thời đồng ý trao 8.000 bảng cho
tổn thất tín dụng, 6.880 bảng lãi suất phụ trội mà ông Durkin đã phải trả, và 101.794
bảng cho tổn thất về bất động sản Tây Ban Nha.
Vào tháng 6/2010 ông Durkin kháng cáo.
Phán quyết của Tòa án nhất trí, cho phép ông Durkin kháng cáo. Tòa án đưa ra
những lý do nhận định cho thấy ông Durkin có quyền chấm dứt thỏa thuận tín dụng và
làm vậy một cách hợp pháp bằng cách đưa ra những lưu ý đối với Ngân hàng HFC vào
khoảng tháng 2/1999. Cơ sở pháp lý, thỏa thuận đó là một thỏa thuận tín dụng tiêu
dùng giữa ‘con nợ - chủ nợ tín dụng - người cung cấp” theo Đạo luật 1974.
Điều khoản chủ yếu là mục 75(1), trong đó nêu “nếu con nợ trong một thỏa
thuận giữa con nợ - chủ nợ tín dụng - người cung cấp có quan hệ bằng thỏa thuận giao
dịch tài chính, thì bất cứ khiếu nại nào chống lại người cung cấp liên quan tới việc hiểu
sai hoặc vi phạm hợp đồng, anh ta sẽ có một khiếu nại tương tự như vậy chống lại chủ
nợ tín dụng, người mà cùng với người cung cấp, có phần nghĩa vụ chung với con nợ”.
Mục đích của thỏa thuận tín dụng hạn chế là hỗ trợ một giao dịch giữa người
tiêu dùng và người cung cấp. Trong đó, như ở trường hợp này, hợp đồng được ràng
buộc vào một giao dịch nhất định, nó không có mục đích nào khác. Việc chấm dứt hợp
đồng cung cấp giải phóng bên vô tội (người tiêu dùng) khỏi những nghĩa vụ xa hơn họ
phải gánh chịu.
Thỏa thuận cung cấp tín dụng theo Đạo luật 1974 còn được ràng buộc với một
giao dịch cung cấp cụ thể, rằng nếu giao dịch của thỏa thuận này được chấm dứt bởi
hành vi vi phạm hợp đồng của người cung ứng theo luật định, con nợ phải trả lại
khoản tiền vay do người cung cấp tín dụng đóng
Ngân hàng HFC đã không phản đối tiền bồi thường 8.000 bảng dành cho thiệt
hại tín dụng nếu có vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, Tòa án Tối cao sau đó từ chối yêu
cầu của ông Durkin trong việc giữ lại khoản bồi thường thiệt hại cho lợi ích ông ấy đã
trả và cho tổn thất vốn có được đối với bất động sản Tây Ban Nha.
222 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 868 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật Việt Nam về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh sống tại nhà, đất này. Do đó, anh đề nghị Tòa án không công nhận hợp đồng thế
chấp và xem xét số tiền 550.000.000 đồng mà anh em các anh đóng góp vào trả nợ cho
Công ty B theo Hợp đồng tín dụng có tài sản bảo đảm là nhà, đất số 432 nêu trên
nhưng Ngân hàng tự ý trừ vào khoản vay ngoại tệ có tài sản bảo đảm là 19 xe ô tô là
không đúng.
Tại Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 59/2013/KDTM-ST ngày 24-9-
2013, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định:
- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng Thương mại cổ phần A đối với
Công ty trách nhiệm hữu hạn B.
- Buộc Công ty trách nhiệm hữu hạn B phải thanh toán trả cho Ngân hàng
Thương mại cổ phần A số tiền còn nợ của Hợp đồng tín dụng số 1702-LAV-
200800142, bao gồm: nợ gốc là 2.813.600.000 đồng; nợ lãi trong hạn là
2.080.977.381 đồng; nợ lãi quá hạn tính đến ngày 23-9-2013 là 1.036.575.586 đồng;
tiền lãi phạt chậm trả tính đến ngày 23-9-2013 là 123.254.156 đồng; tổng
cộng: 6.054.407.123 đồng.
- Buộc Công ty trách nhiệm hữu hạn B phải thanh toán trả cho Ngân hàng
Thương mại cổ phần A số tiền còn nợ của Hợp đồng tín dụng số 1702-LAV-
200800583, gồm số tiền nợ lãi quá hạn là 5.392,81 USD.
Trong trường hợp Công ty trách nhiệm hữu hạn B không trả nợ hoặc trả không
đủ số tiền còn nợ của Hợp đồng tín dụng số 1702-LAV-200800142, thì Ngân hàng
Thương mại cổ phần A có quyền yêu cầu Cục thi hành án dân sự thành phố Hà Nội xử
lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật là quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng
đất tại thửa số 43, tờ bản đồ số 5I-I-33 (1996) theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà và quyền sử dụng đất ở số 10107490390 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
cấp ngày 07-12-2000 cho ông Trần Duyên H và bà Lưu Thị Minh N tại địa chỉ số 432,
tổ 28, phường E, quận G, thành phố Hà Nội để thu hồi nợ
Trường hợp Công ty trách nhiệm hữu hạn B không trả nợ hoặc trả không đủ số
tiền nợ của Hợp đồng tín dụng số 1702-LAV-200800583, thì Ngân hàng Thương mại
195
cổ phần A có quyền yêu cầu Cục thi hành án dân sự thành phố Hà Nội xử lý tài sản
bảo đảm là 01 chiếc xe ô tô tải, trọng tải 1,75 tấn hiệu JMP do Công ty trách nhiệm
hữu hạn B lắp ráp theo Hợp đồng thế chấp tài sản số 219/2009/EIBHBT-CC ngày 29-
10-2009 để thu hồi nợ.
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí, quyền kháng cáo của
các đương sự theo quy định của pháp luật.
Sau khi xét xử sơ thẩm, bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đều có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm.
Tại Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 111/2014/KDTM-PT ngày
07-7-2014, Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội quyết định:
Giữ nguyên quyết định của Bản án sơ thẩm số 59/2013/KDTM-ST ngày 24-9-
2013 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về Hợp đồng tín dụng, về các khoản tiền
vay và tiền Công ty trách nhiệm hữu hạn B phải trả Ngân hàng Thương mại cổ phần
A; hủy phần quyết định của Bản án sơ thẩm số 59/2013/KDTM-ST ngày 24-9-2013
của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về phần hợp đồng thế chấp, bảo đảm của
người thứ 3, cụ thể:Hủy phần quyết định về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và
tài sản gắn liền với đất của người thứ 3 (nhà đất số 432, tổ 28, phường E, quận G,
thành phố Hà Nội) ký ngày 11-6-2008 tại Phòng công chứng số 6 thành phố Hà Nội
và đăng ký tài sản bảo đảm tại Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội ngày
11-6-2008 Giao hồ sơ vụ án về Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội để xác minh, thu
thập chứng cứ và xét xử lại,
Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí.
Sau khi xét xử phúc thẩm, Ngân hàng, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội có
văn bản đề nghị xem xét lại bản án phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm.
Tại Kháng nghị giám đốc thẩm số 14/2016/KDTM-KN ngày 12-4-2016, Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị hủy Bản án kinh doanh, thương mại phúc
thẩm số 111/2014/KDTM-PT ngày 7-7-2014 của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối
cao tại Hà Nội và Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 59/2013/KDTM-ST ngày
24-9-2013 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân
dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí
với kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; đề nghị Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao xử hủy bản án phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân
dân cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm lại.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
[1] Hồ sơ vụ án thể hiện, để đảm bảo cho khoản vay theo Hợp đồng tín dụng số
1702-LAV-200800142 ngày 16-6-2008 tại Ngân hàng của Công ty B do anh Trần Lưu
196
H1 là con trai ông Trần Duyên H, bà Lưu Thị Minh N làm Giám đốc, thì ngày 11-6-
2008, ông Trần Duyên H và bà Lưu Thị Minh N đã thế chấp nhà, đất tại số 432, tổ 28,
phường E, quận G, thành phố Hà Nội thuộc quyền sở hữu và sử dụng của ông Trần
Duyên H, bà Lưu Thị Minh N theo Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản
gắn liền với đất ngày 11-6-2008. Hợp đồng thế chấp này được công chứng và đăng ký
giao dịch bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật.
[2] Theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở ngày 07-
12-2000, thì nhà, đất tại số 432, tổ 28, phường E, quận G, thành phố Hà Nội (sau đây
viết tắt là nhà, đất số 432), gồm: diện tích đất ở 147,7 m2, diện tích nhà ở 85 m2, kết
cấu nhà: bê tông và xây gạch; số tầng: 02+01. Khi thẩm định tài sản thế chấp, Ngân
hàng biết trên diện tích đất 147,7 m2 ngoài căn nhà 02 tầng đã được đăng ký sở hữu,
còn có căn nhà 3,5 tầng chưa đăng ký sở hữu nhưng Ngân hàng chỉ định giá quyền sử
dụng đất và căn nhà 02 tầng đã đăng ký sở hữu với tổng giá trị nhà, đất là
3.186.700.000 đồng, mà không thu thập thông tin, tài liệu để xem xét làm rõ nguồn
gốc cũng như ai là chủ sở hữu căn nhà 3,5 tầng là thiếu sót, không đảm bảo quyền lợi
của các đương sự.
[3] Trong quá trình giải quyết vụ án, ngày 06-6-2012, Tòa án nhân dân thành
phố Hà Nội đã tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ Tòa án nhân dân thành phố Hà
Nội biết trên thực tế hiện trạng thửa đất khi thế chấp đã có 02 căn nhà (căn nhà 02 tầng
cũ và căn nhà 3,5 tầng) không đúng theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và
quyền sử dụng đất ở năm 2000 và Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn
liền với đất ngày 11-6-2008. Khi giải quyết vụ án, mặc dù Tòa án nhân dân thành phố
Hà Nội có xem xét yêu cầu của anh Trần Lưu H2 và những người con ông Trần Duyên
H, bà Lưu Thị Minh N liên quan đến căn nhà 3,5 tầng nhưng Tòa án nhân dân thành
phố Hà Nội không quyết định rõ có xử lý phát mãi căn nhà 3,5 tầng hay không là
không đúng, không đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự.
[4] Trong vụ án này, khi ký kết hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài
sản gắn liền với đất, bên thế chấp (ông Trần Duyên H, bà Lưu Thị Minh N) và bên
nhận thế chấp (Ngân hàng) đều biết rõ trên thửa đất của ông Trần Duyên H, bà Lưu
Thị Minh N ngoài căn nhà 02 tầng đã được đăng ký quyền sở hữu thì trên đất còn có
một căn nhà 3,5 tầng chưa được đăng ký quyền sở hữu nhưng các bên chỉ thỏa thuận
thế chấp tài sản gồm quyền sử dụng đất và căn nhà 02 tầng gắn liền với đất. Trường
hợp trên đất có nhiều tài sản gắn liền với đất mà có tài sản thuộc sở hữu của người sử
dụng đất, có tài sản thuộc sở hữu của người khác mà người sử dụng đất chỉ thế chấp
quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu của mình, hợp đồng thế
chấp có nội dung và hình thức phù hợp với quy định của pháp luật thì hợp đồng thế
chấp có hiệu lực pháp luật.
Vì vậy, Tòa án cấp phúc thẩm xác định Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất
và tài sản gắn liền với đất ngày 11-6-2008 có một phần bị vô hiệu (phần có căn nhà 3,5
197
tầng); xử hủy phần quyết định của bản án sơ thẩm về phần hợp đồng thế chấp và giao
hồ sơ cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội để xác minh, thu thập chứng cứ xác định
phần tài sản hợp pháp thuộc sở hữu của ông Trần Duyên H, bà Lưu Thị Minh N và xét
xử lại là không đúng. Lẽ ra, với các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án, Tòa án cấp
phúc thẩm cần xem xét, quyết định về xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và
căn nhà thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ông Trần Duyên H, bà Lưu Thị Minh N
theo quy định của pháp luật. Khi giải quyết lại vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm cần yêu
cầu đương sự cung cấp các tài liệu, chứng cứ chứng minh nguồn gốc hình thành căn
nhà 3,5 tầng nêu trên để giải quyết vụ án bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho
những người đã bỏ tiền ra xây dựng nhà và đang sinh sống tại đó. Đồng thời, Tòa án
cấp phúc thẩm cần hỏi ý kiến, động viên, khuyến khích các đương sự thỏa thuận xử lý
tài sản thế chấp. Trường hợp bên thế chấp và bên nhận thế chấp thỏa thuận bên nhận
thế chấp được bán tài sản bảo đảm là quyền sử dụng diện tích đất mà trên đất có nhà
thuộc sở hữu của người khác không phải là người sử dụng đất thì cần dành cho chủ sở
hữu nhà đó được quyền ưu tiên nếu họ có nhu cầu mua (nhận chuyển nhượng).
[5] Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ theo thỏa thuận của các bên tại khoản
5.4 Điều 5 Hợp đồng tín dụng về lãi phạt chậm trả trên số lãi chưa thanh toán “lãi phạt
chậm trả là quá 10 ngày kể từ ngày đáo hạn, mức lãi phạt là 2% trên số lãi chưa
thanh toán; quá 30 ngày kể từ ngày đáo hạn, mức lãi phạt là 5% trên số lãi chưa
thanh toán” để chấp nhận yêu cầu của Ngân hàng buộc Công ty B phải trả số tiền lãi
phạt chậm trả 123.254.156 đồng là không đúng pháp luật, không được chấp nhận vì
đây là lãi chồng lãi. Tòa án cấp phúc thẩm không phát hiện ra sai sót này, vẫn giữ
nguyên quyết định này của bản án sơ thẩm cũng là không đúng.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ vào khoản 2 Điều 337, khoản 3 Điều 343, Điều 345 Bộ luật Tố tụng dân
sự năm 2015; Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25-11-2015 về việc thi hành Bộ
luật Tố tụng dân sự;
1. Chấp nhận Kháng nghị giám đốc thẩm số 14/2016/KDTM-KN ngày 12-4-
2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
2. Hủy Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 111/2014/KDTM-PT ngày
07-7-2014 của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội về vụ án kinh
doanh, thương mại tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa nguyên đơn là Ngân hàng
Thương mại cổ phần A, bị đơn là Công ty trách nhiệm hữu hạn B và 10 người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
3. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xét xử lại theo thủ
tục phúc thẩm đúng quy định của pháp luật.
198
NỘI DUNG ÁN LỆ
“[4] Trường hợp trên đất có nhiều tài sản gắn liền với đất mà có tài sản thuộc
sở hữu của người sử dụng đất, có tài sản thuộc sở hữu của người khác mà người sử
dụng đất chỉ thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu của
mình, hợp đồng thế chấp có nội dung và hình thức phù hợp với quy định của pháp luật
thì hợp đồng thế chấp có hiệu lực pháp luật
Trường hợp bên thế chấp và bên nhận thế chấp thỏa thuận bên nhận thế chấp
được bán tài sản bảo đảm là quyền sử dụng diện tích đất mà trên đất có nhà thuộc sở
hữu của người khác không phải là người sử dụng đất thì cần dành cho chủ sở hữu nhà
đó được quyền ưu tiên nếu họ có nhu cầu mua (nhận chuyển nhượng).”
---------------------------
Vụ án thứ 9: Phán quyết của Tòa án tối cao Anh trong vụ kiện giữa ông
Durkin (nguyên đơn) đối với Công ty DSG Retail Limited (bị đơn), năm 2014 về
hợp đồng tín dụng tiêu dùng200
Ngày 28/12/1998, ông Richard Durkin đến một cửa hàng PC Word ở Aberdeen
để mua một chiếc máy tính xách tay, với mong muốn có một chiếc modern nội bộ
(internal modern). Một nhân viên trợ lý bán hàng khẳng định chiếc máy tính xách tay
nhưng anh nói không chắc liệu có bộ phận này hay không. Người trợ lý đồng ý rằng
ông Durkin có thể mang máy tính về nhà và trả lại nếu nó không đúng như vậy. Ông
Durkin đã trả một khoản tiền cọc 50 bảng và ký một HĐTD với số tiền 1.449 bảng.
Người trợ lý đã ký thỏa thuận tín dụng thay mặt người cho vay, Ngân hàng HFC Bank.
Khi trở về nhà, ông Durkin phát hiện máy tính không có thiết bị modern nội bộ.
Khoảng 9 giờ sáng ngày hôm sau, ông trở lại cửa hàng yêu cầu lấy lại tiền cọc
và yêu cầu hủy thỏa thuận tín dụng. Người quản lý của hàng không chấp nhận sự từ
chối (của ông Durkin) đối với hàng hóa và không tiến hành hủy bỏ HĐTD Ông
Durkin đã tuyên bố hủy bỏ hợp đồng mua hàng.
Ông Durkin đã không trả bất kỳ khoản tiền nào cho Ngân hàng HFC theo như
HĐTD. Tháng 2/1999, Ngân hàng HFC đã viết thư phản hồi, cảnh báo ông Durkin
rằng nếu ông không tiếp tục trả tiền, ông có thể gặp khó khăn trong việc nhận tín
nhiệm vì Ngân hàng HFC đã báo cáo hàng tháng cho các cơ quan có thẩm quyền quản
lý tín dụng. Thư còn nói thêm rằng nếu ông không trả lời thư, Ngân hàng HFC sẽ mặc
định thông báo lỗi theo Đạo Luật tín dụng tiêu dùng năm 1974.
Ông Durkin gọi điện thoại cho Ngân hàng HFC để xác nhận lại trách nhiệm của
mình. Ngân hàng HFC đã ban hành một thông báo mặc định và thông báo cho các
quan thẩm quyền quản lý tín dụng rằng ông Durkin đã không thực hiện các nghĩa vụ
của mình theo thỏa thuận tín dụng kể từ ngày 14/1/1999
200 Toàn văn phán quyết tại:
199
Ông Durkin được nhận lại khoản tiền cọc, nhưng phát hiện rằng các cổng đăng
ký tín dụng đã ngăn ông mở những tài khoản mới, nghĩa là ông không thể tiếp tục khai
thác các khoản vay tín dụng 0% thông qua chuyển khoản để tối thiểu hóa các chi phí
vay tiền bằng cách chuyển khoản từ một công ty thẻ tín dụng sang một công ty khác.
Ông khiếu nại lên tòa án địa phương vào năm 2004 để xác nhận ông đã chấm
dứt hợp đồng mua bán và thỏa thuận tín dụng. Ông tuyên bố mình thiệt hại 250.000
bảng từ Ngân hàng HFC do sơ suất của họ trong việc báo cáo với các cơ quan quản lý
tín dụng rằng ông đã thanh toán trễ. Ông đưa ra ba mục bồi thường: (i) thiệt hại trong
tín dụng tài chính, (ii) tổn thất từ lãi suất do ông mất khả năng tận dụng các khoản vay
tín dụng 0% và (iii) thất thoát tiền vốn do ông mất khả năng đặt cọc 30% cho một bất
động sản Tây Ban Nha năm 2003 Tháng 3/2010, tòa án địa phương (the sheriff)
viện dẫn mục 75 Đạo luật 1974 cho rằng ông Durkin có quyền chấm dứt và đã chấm
dứt hợp đồng mua bán và thỏa thuận tín dụng, đồng thời đồng ý trao 8.000 bảng cho
tổn thất tín dụng, 6.880 bảng lãi suất phụ trội mà ông Durkin đã phải trả, và 101.794
bảng cho tổn thất về bất động sản Tây Ban Nha.
Vào tháng 6/2010 ông Durkin kháng cáo.
Phán quyết của Tòa án nhất trí, cho phép ông Durkin kháng cáo. Tòa án đưa ra
những lý do nhận định cho thấy ông Durkin có quyền chấm dứt thỏa thuận tín dụng và
làm vậy một cách hợp pháp bằng cách đưa ra những lưu ý đối với Ngân hàng HFC vào
khoảng tháng 2/1999. Cơ sở pháp lý, thỏa thuận đó là một thỏa thuận tín dụng tiêu
dùng giữa ‘con nợ - chủ nợ tín dụng - người cung cấp” theo Đạo luật 1974.
Điều khoản chủ yếu là mục 75(1), trong đó nêu “nếu con nợ trong một thỏa
thuận giữa con nợ - chủ nợ tín dụng - người cung cấp có quan hệ bằng thỏa thuận giao
dịch tài chính, thì bất cứ khiếu nại nào chống lại người cung cấp liên quan tới việc hiểu
sai hoặc vi phạm hợp đồng, anh ta sẽ có một khiếu nại tương tự như vậy chống lại chủ
nợ tín dụng, người mà cùng với người cung cấp, có phần nghĩa vụ chung với con nợ”.
Mục đích của thỏa thuận tín dụng hạn chế là hỗ trợ một giao dịch giữa người
tiêu dùng và người cung cấp. Trong đó, như ở trường hợp này, hợp đồng được ràng
buộc vào một giao dịch nhất định, nó không có mục đích nào khác. Việc chấm dứt hợp
đồng cung cấp giải phóng bên vô tội (người tiêu dùng) khỏi những nghĩa vụ xa hơn họ
phải gánh chịu.
Thỏa thuận cung cấp tín dụng theo Đạo luật 1974 còn được ràng buộc với một
giao dịch cung cấp cụ thể, rằng nếu giao dịch của thỏa thuận này được chấm dứt bởi
hành vi vi phạm hợp đồng của người cung ứng theo luật định, con nợ phải trả lại
khoản tiền vay do người cung cấp tín dụng đóng
Ngân hàng HFC đã không phản đối tiền bồi thường 8.000 bảng dành cho thiệt
hại tín dụng nếu có vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, Tòa án Tối cao sau đó từ chối yêu
cầu của ông Durkin trong việc giữ lại khoản bồi thường thiệt hại cho lợi ích ông ấy đã
trả và cho tổn thất vốn có được đối với bất động sản Tây Ban Nha.
200
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Lương Khải Ân (2012), Một vài khía cạnh pháp lý về tín dụng “đen”, Tạp
chí Ngân hàng (Ngân hàng nhà nước Việt Nam) số 24/12-2012, tr. 26-302
2. Lương Khải Ân (2013), Vận dụng đúng quy định của pháp luật về lãi suất,
giải quyết tranh chấp tín dụng Ngân hàng tại Tòa án, Tạp chí Tòa án (Tòa án nhân
dân tối cao) số 23/12-2013, tr. 22 - 26 và số 24/12-2013, tr. 14-16
3. Lương Khải Ân (2014), Nhận diện những giao dịch bảo đảm tiền vay bị Tòa
án tuyên vô hiệu do vi phạm pháp luật trong hoạt động tín dụng Ngân hàng, Tạp chí
Kiểm sát (Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) số 02/01-2014, tr. 30-35
4. Lương Khải Ân (2016), Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho vay trong lĩnh
vực Ngân hàng, Tạp chí Luật học (Trường Đại học Luật Hà Nội) số 8/2016, tr. 3-17
5. Lương Khải Ân (2017), Tư cách pháp lý của chủ thể hợp đồng cho vay trong
lĩnh vực ngân hàng, Tạp chí Khoa học pháp lý (Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí
Minh) số 06 (109)/2017, tr. 50-58
201
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Văn kiện, nghị quyết của Đảng
1. Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2020
2. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (năm 2006)
3. Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016, Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa XII về chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới
mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh
tranh của nền kinh tế.
II. Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật trong nước:
4. Hiến pháp năm 2013
5. Bộ Luật dân sự năm 2005, năm 2015
6. Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015
7. Bộ Luật thương mại năm 2005
8. Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010
9. Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2017
10. Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010
11. Luật Doanh nghiệp năm 2014
12. Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính năm 1990
13. Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP ngày 27/5/2003 của Tòa án nhân dân tối
cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án
kinh tế
14. Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 02/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
việc đơn giản hóa 258 thủ tục hành chính
15. Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/1/2013 của Chính phủ về một số giải pháp
tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu
16. Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử
lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng
17. Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Tòa án nhân dân tối
cao hướng dẫn một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về xử lý nợ
xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại Tòa án nhân dân
18. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 Chính phủ về giao dịch
bảo đảm
19. Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch
bảo đảm
202
20. Nghị định số 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng
21. Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015, Chính phủ về đăng ký doanh
nghiệp
22. Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
23. Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/1997 của Tòa án nhân dân tối cao,
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét xử
và thi hành án về tài sản
24. Thông tư số 11/2011/TT-NHNN ngày 29/4/2011 của Ngân hàng nhà nước
quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng
25. Thông tư số 42/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của Ngân hàng nhà nước
quy định về cấp tín dụng hợp vốn của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng
26. Thông tư số 24/2012/TT-NHNN ngày 23/8/2012 sửa đổi, bổ sung Điều 1
Thông tư số 11/2011/TT-NHNN ngày 29/4/2011 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước
27. Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/9/2013 của Ngân hàng nhà nước
quy định mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng
Việt Nam
28. Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/6/2014
hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm
29. Thông tư số 09/2014/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước
quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và
việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh
Ngân hàng nước ngoài
30. Thông tư số 24/2015/TT-NHNN ngày 8/12/2015, Ngân hàng nhà nước quy
định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng là người cư trú
31. Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức
tín dụng
32. Thông tư số 43/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định cho vay tiêu
dùng của công ty tài chính
33. Điều lệ tạm thời số 004-TTg ngày 04/1/1960 về chế độ hợp đồng kinh tế
giữa xí nghiệp quốc doanh với các cơ quan nhà nước
34. Quyết định số 223 – QĐ/017 ngày 18/5/1962 về việc ban hành biện pháp
tạm thời cho vay sửa chữa nhà ở của nhân dân tự quản lý
35. Quyết định số 49/QĐ ngày 16/10/1969 của Ngân hàng nhà nước về việc ban
hành thể lệ cho vay ngắn hạn đối với các công ty vật tư nông nghiệp
36. Chỉ thị số 05 NH/CT ngày 15/1/1975 về hoạt động cho vay mở rộng diện
tích phát triển nông, lâm nghiệp ở trung du và miền núi
203
37. Quyết định số 59/QĐ ngày 25/6/1987 của Tổng Giám đốc Ngân hàng nhà
nước cho phép Chi nhánh Ngân hàng nhà nước TP. Hồ Chí Minh được thí điểm cơ chế
hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa kể từ ngày 1/7/1987 và gọi tên là Ngân hàng
TP. Hồ Chí Minh
38. Quyết định số 18/QĐ-NH5 ngày 16/02/1994 ban hành Thể lệ cho vay vốn
phát triển kinh tế gia đình và cho vay tiêu dùng
39. Quyết định số 198/QĐ-NH1 ngày 16/9/1994 ban hành Thể lệ tín dụng ngắn
hạn đối với các tổ chức kinh tế
40. Quyết định số 367/QĐ-NH1 ngày 21/12/1995 về việc ban hành Thể lệ tín
dụng trung hạn, dài hạn
41. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc
Ngân hàng nhà nước về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với
khách hàng
42. Quyết định số 688/2002/QĐ-NHNN ngày 01/7/2002 của Thống đốc Ngân
hàng nhà nước hướng dẫn chuyển nợ quá hạn các khoản vay của khách hàng tại tổ
chức tín dụng
43. Quyết định số 286/2002/QĐ-NHNN ngày 3/4/2002 của Thống đốc Ngân
hàng nhà nước cho vay đồng tài trợ
44. Quyết định số 886/2003/QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổ sung quy chế đồng
tài trợ của các tổ chức tín dụng
45. Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết
định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước
46. Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến
năm 2020
47. Quyết định số 74/QĐ-TANDTC ngày 31/10/2012 của Tòa án nhân dân tối
cao về việc phê duyệt đề án “Phát triển án lệ của Tòa án nhân dân tối cao”
48. Quyết định số 312/QĐ-NHNN ngày 14/3/2017 của Ngân hàng nhà nước về
việc đính chính Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016
49. Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính Phủ đề
án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020”
Văn bản quy phạm pháp luật nước ngoài:
50. Bộ Luật dân sự Pháp
Nguồn: Nhà pháp luật Việt – Pháp (1998), Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa
Pháp, Nxb. Chính trị quốc gia
51. Bộ Luật dân sự và thương mại Thái Lan
Nguồn: Nxb. CTQG (1995), Bộ Luật dân sự và thương mại Thái Lan
204
52. Luật ngành tín dụng Đức, Luật của Malaysia Đạo Luật 372 của Tổ chức tài
chính và Ngân hàng, Luật Ngân hàng thương mại của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa,
Luật Ngân hàng Ba Lan
Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (1997),
Pháp luật về Ngân hàng trung ương và Ngân hàng thương mại một số nước, Nxb. Thế
giới (Hà Nội)
53. Luật Ngân hàng liên bang Đức, Luật Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về
Ngân hàng nhân dân Trung Quốc; Đạo Luật về quy chế Ngân hàng Trung ương Pháp
và các hoạt động sự giám sát các tổ chức tín dụng; Luật Ngân hàng Malaysia; Luật
Ngân hàng Hàn Quốc. Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Tổ chức hợp tác kỹ
thuật Đức (1997), Pháp luật về Ngân hàng trung ương và Ngân hàng thương mại một
số nước, Nxb.Thế giới (Hà Nội)
54. Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế (Principles of International
Commercial Contract).
Nguồn: UNIDROIT - Viện Thống nhất tư pháp quốc tế (Bản dịch của tác giả Lê
Nết), Nxb. TP. Hồ Chí Minh (1999)
55. Công ước Viên năm 1980 (CIGS),
Nguồn:
ban-hang-hoa-quoc-te-11-04-1980-vb90153.aspx
Văn bản tiếng Anh trên lưu trữ trên internet
56. Bộ Luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ (Uniform Commercial Code, UCC)
Nguồn:
57. Nghị định số 2008/48/EC, ngày 23/4/2008 của Nghị viện Châu Âu ngày
23/4/2008 về hợp đồng tín dụng tiêu dùng.
Nguồn:
0066:0092:EN:PDF
58. Đạo Luật tín dụng tiêu dùng Anh năm 1974 (Consumer Credit Act 1974)
Nguồn:
59. Đạo Luật tài chính tiêu dùng và hợp đồng tín dụng New Zealand (Credit
Contracts and Consumer Finance Act)
Nguồn:
60. Đạo Luật cơ hội tiếp cận tín dụng công bằng Hoa Kỳ (Equal Credit
Opportunity Act, ECOA)
Nguồn: www.consumerfinance.gov/.../201306_cf...
61. Luật Thương mại Singapore (Commercial Law)
Nguồn:
62. Luật Ngân hàng Singapore (Banking Act)
205
Nguồn:
ocId%3A1ee5bde2-36a7-43a6-b737-
6c6e4a2b8337%20Depth%3A0%20Status%3Ainforce;rec=0;
63. Luật Hợp đồng Trung Quốc (Chinese Contract Law)
Nguồn:
12/11/content_1383564.htm
64. Bộ luật dân sự Đức (Geman Civil Code)
Nguồn:
III. Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo tiếng Việt:
65. AH, Người đi vay được lợi hơn, Báo Tuổi trẻ ngày 18/3/2017, số 69/2017
(8608)
66. Alan B.Morrison (Chủ biên) Bản dịch Bích Hằng và dịch giả (2007),
Fundamentals of American Law (Những vấn đề cơ bản của luật pháp Hoa Kỳ), Nxb.
Chính trị quốc gia
67. Nguyễn Hải An (2017), Các quy định mới về các biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ trong Bộ luật dân sự năm 2015 và tác động đến lợi ích của các doanh
nghiệp, Tạp chí Khoa học pháp lý (Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh) số 02 (105) 2017,
tr. 60-68
68. Nguyễn Xuân Bang (2018), Pháp luật về an toàn trong hoạt động cấp
tín dụng của các ngân hàng, Luận án tiến sĩ luật học, Đại học Luật TP. Hồ Chí
Minh
69. Bùi Ngọc Cường (2004) Sách chuyên khảo, Một số vấn đề về quyền tự do
kinh doanh trong pháp luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia
70. Corinne Renault – Brahinsky, Essentiel du droit des contrats (Đại cương về
pháp luật hợp đồng), Bản dịch của Trần Đức Sơn, Nhà pháp luật Việt – Pháp
71. Lê Vinh Danh (1997), Chính sách tiền tệ và sự điều tiết vĩ mô của Ngân
hàng trung ương ở các nước tư bản phát triển, Nxb. Chính trị quốc gia
72. David Cox (bản dịch), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, Nxb. Chính trị quốc
gia
73. Trương Quốc Cường, Đào Minh Phúc, Nguyễn Đức Thắng (2010), Rủi ro
tín dụng thương mại ngân hàng: Lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia
74. Hồ Diệu (chủ biên) 2000, Tín dụng Ngân hàng, Nxb. Thống Kê
75. Đỗ Văn Đại (2011), Luật hợp đồng Việt Nam: Bản án và bình luận bản án,
Tập 2: tái bản lần thứ ba, Nxb. Chính trị quốc gia
76. Đỗ Văn Đại, Sách chuyên khảo (2012), Luật nghĩa vụ dân sự và bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự: Bản án và bình luận bản án, Nxb. Chính trị quốc gia
206
77. Nguyễn Ngọc Điện (2005), Bình luận các hợp đồng thông dụng trong luật
dân sự Việt Nam, Nxb. Trẻ
78. Trần Đình Định (chủ biên) và các tác giả (2006), Những quy định của pháp
luật về hoạt động tín dụng, Nxb. Văn hóa thông tin
79. Nguyễn Minh Đoan (2014), Hướng dẫn môn học Lý luận Nhà nước và
Pháp luật, Nxb. Tư Pháp
80. Edward W. Reed và Edward K. Gill (Bản dịch của Lê Văn Tề và các dịch
giả) 2003, Ngân hàng thương mại, Nxb. TP. Hồ Chí Minh
81. Viên Thế Giang (2014), Pháp luật về chống cạnh tranh không lành
mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam”,
Luận án tiến sĩ luật học, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam
82. Phan Thị Thu Hà (chủ biên) 2007, Ngân hàng thương mại, Nxb. Đại học
Kinh tế quốc dân
83. Lê Thị Ngân Hà (2011), Pháp luật về hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt
động thẩm định cho vay của ngân hàng thương mại”, Luận văn thạc sĩ luật học,
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
84. Nguyễn Văn Hà và nhóm tác giả (2000), Vay vốn Ngân hàng từ lý thuyết
đến thực tiễn, Nxb. Thống Kê, tr. 64
85. Bùi Xuân Hải (2011), Tự do kinh doanh: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn,
NN & PL số 05/2011, tr. 68 – 74, 79
86. Nguyễn Văn Hoạt (2004), Đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng Ngân
hàng bằng thế chấp tài sản, Luận án tiến sĩ luật học, Viện Nghiên cứu Nhà nước và
Pháp luật
87. HongKong Bank (Song ngữ Anh - Việt) 1994, The ABC Guide to Credit
(Cẩm nang tín dụng), Nxb. Khoa học xã hội
88. La Hồng (2006), Giải quyết tranh chấp về lãi suất cho vay trong hợp đồng
tín dụng của các tổ chức tín dụng tại Tòa án, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật
TP. Hồ Chí Minh
89. Phan Huy Hồng, Nguyễn Thanh Tú (2008), Pháp luật cạnh tranh và quyền
tự do giao kết hợp đồng của doanh nghiệp, Nhà nước và Pháp luật, số 3(239)/2008, tr.
34 – 44
90. Phan Huy Hồng (2014), Bảo lãnh trong Bộ Luật dân sự Đức và mấy liên hệ
bảo lãnh trong Bộ luật dân sự Việt Nam, trong Tài liệu Hội thảo quốc tế: Biện pháp
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, ngày 29/9/2014,
tr. 218
91. Phan Huy Hồng, Nguyễn Thanh Tú (2017), Tư cách tham gia quan hệ dân
sự của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân theo Bộ luật
dân sự năm 2015, Khoa học pháp lý số 06 (109), tr. 4-5
207
92. Phát biểu của bà Nguyễn Thị Hồng – Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước
tại Hội thảo Kinh tế Việt Nam - triển vọng 2016 do Câu lạc bộ Giám đốc điều hành
TP. Hồ Chí Minh tổ chức chiều 11/11/2015 (Báo Tuổi trẻ, thứ năm ngày 12/11/2015)
93. Nguyễn Đắc Hưng, Trịnh Thế Cường (2011), “ Tín dụng đen” và giải pháp
đồng bộ tạo môi trường lành mạnh cho hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại,
Thị trường Tài chính tiền tệ số 22 (343), tr. 22-24
94. Lê Minh Hùng (2010), Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật
Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Đại học luật TP. Hồ Chí Minh
95. Joel Bessis (Sách dịch của Trần Hoàng Ngân và nhóm tác giả), Risk
Management in Banking, Nxb. Lao động xã hội
96. Ngô Quốc Kỳ (2003), “Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động của
ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam”, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội
97. Trần Thu Lan (2011), “Hợp đồng cho vay tại ngân hàng thương mại – Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận văn thạc sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội
98. Michael Bogdan (1994), Luật so sánh (Bản dịch của dịch giả Lê Thị Hồng
Hạnh, Dương Thị Hiền)
99. Đoàn Năng (2005), Mối quan hệ giữa Bộ luật dân sự với các luật chuyên
ngành và giữa các luật chuyên ngành với nhau, Nghiên cứu lập pháp số 4(51)/4-2005,
tr. 38-41
100. Ngân hàng thế giới (2008), Sổ tay giải ngân dành cho khách hàng của
Ngân hàng thế giới
101. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (1999), Công văn số 242/CV-NHNN1 ngày
25/3/1999 về phạt vi phạm trả lãi tiền vay
102. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2002), Công văn số 950/NHNN/CSTT
ngày 03/9/2002 về chuyển nợ quá hạn đối với trường hợp chậm trả nợ gốc, lãi vốn vay
103. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2007), Kỷ yếu các công trình nghiên cứu
khoa học (quyển 7), Nxb. Văn hóa thông tin
104. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2009), Báo cáo số 49/BC-NHNN ngày
15/6/2009 về việc Tổng kết 10 năm thi hành Luật các tổ chức tín dụng
105. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2012), Báo cáo số 104/BC-NHNN ngày
15/8/2012, Giải trình chất vấn tại phiên họp thứ 10 của Ủy ban thường vụ Quốc hội
106. Ngân hàng nhà nước, Công văn số 5342/NHNN/TTGSNH ngày 24/7/2014
về yêu cầu đẩy mạnh cho vay vốn ra thị trường, nhất là cho vay tín chấp
107. Ngân hàng nhà nước, Công văn số 1576/NHNN-CSTT ngày 14/3/2017 về
việc giải đáp các câu hỏi liên quan đến quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN
108. Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (2004), Cẩm nang tín dụng, Hà Nội
109. Ngôn ngữ học Việt Nam, Từ điển tiếng Việt, Nxb. Thanh Niên
110. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (HN) 1993, Những quy định chung của
Luật hợp đồng ở Pháp, Đức, Anh, Mỹ
208
111. Phạm Duy Nghĩa (2003), Điều chỉnh thông tin bất cân xứng và quản lý rủi
ro trong pháp luật hợp đồng Việt Nam, Nghiên cứu lập pháp, số 5 tháng 5/2003
112. Phan Vũ Ánh Nguyệt (2010), Pháp luật về thế chấp trong hoạt động cho
vay của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại
học Luật TP. Hồ Chí Minh
113. Nicolas Audier, Hiệu quả của giao dịch bảo đảm: Góc nhìn của luật gia
nước ngoài, trích từ tài liệu Hội thảo quốc tế: Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh ngày 29/9/2014
114. PV., Mạnh tay với tội phạm ngân hàng, Tài chính,
voi-toi-pham-ngan-hang/56651.tctc
115. Quyết định Thi hành án số 34/QĐ-CTHA, ngày 09/01/2012 của Cục Thi
hành án TP. Hồ Chí Minh
116. Trà Phú (2012), Bianfishco - Dấu hiệu tái sinh sau khi được SHB giải cứu,
Thị trường tài chính tiền tệ số 21 (366), tr. 13, 42
117. Lê Tấn Phước (2007), Bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng của các
Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ
kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
118. Đặng Kim Phương (2011), Pháp luật ngân hàng điều chỉnh dịch vụ cung
cấp vốn cho khu vực kinh tế tư nhân”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật
Hà Nội
119. Nguyễn Văn Phương (2016), Pháp luật về cho vay của NHTM có vốn
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ luật học, Đại học quốc gia Hà
Nội
120. Mai Hồng Quỳ (2013), Một số suy nghĩ về tuổi thọ của Bộ Luật dân sự,
Tài liệu Hội thảo quốc tế sửa đổi Bộ Luật dân sự năm 2005 và kinh nghiệm của nước
ngoài, tr. 17-27
121. Nguyễn Duy Quý, Nguyễn Tất Viễn (2010), Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt nam của dân, do dân, vì dân – Lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị
quốc gia
122. Lê Trường Sơn (2015), Giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam,
Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
123. Lê Văn Tề (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nxb. Thống Kê
124. Thư ngỏ của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) ngày 09/1/2017 gửi khách
hàng về việc giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng
125. Lê Thị Bích Thọ (2002), Hợp đồng kinh tế vô hiệu và hậu quả pháp lý của
hợp đồng kinh tế vô hiệu, Luận án tiến sĩ luật học, Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp
luật
209
126. Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh (2011), Báo cáo tham luận thực tiễn
giải quyết tranh chấp tín dụng tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Tài liệu
Hội nghị triển khai công tác năm 2011 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh
127. Tòa án nhân dân tối cao (1972), Báo cáo tổng kết công tác và các chuyên
đề xét xử, 1972
128. Tòa án nhân dân tối cao (2007), Công văn số 165/KHXX ngày 18/10/2007
về tính lãi suất thi hành án
129. Tòa án nhân dân tối cao (2016), Tài liệu hội nghị triển khai công tác năm
2016 của các Tòa án nhân dân, Hà Nội
130. Tòa án nhân dân tối cao (2018), Hội đồng án lệ: Báo cáo số 35/BC-HĐTV
ngày 12/10/2018 về kết quả phiên họp tư vấn án lệ
131. Lê Thị Thu Thủy (2002), Bản chất pháp lý của hợp đồng tín dụng Ngân
hàng, Dân chủ và Pháp luật số 12/2002, tr. 10-14
132. Nguyễn Thị Hồng Thúy (2008), Pháp luật về hợp đồng tín dụng Ngân
hàng ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học quốc gia Hà Nội
133. Nguyễn Văn Tuyến (2004), Các giao dịch thương mại chủ yếu của Ngân
hàng thương mại trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật
học, Trường Đại học Luật Hà Nội
134. Nguyễn Văn Tuyến (2010), Đặc điểm pháp lý và mối quan hệ giữa hợp
đồng thế chấp tài sản với hợp đồng tín dụng trong hoạt động cho vay của tổ chức tín
dụng, Ngân hàng số 17/9-2010, tr. 14
135. Nguyễn Thanh Tú (2004), “Nghĩa vụ giữ bí mật thông tín khách hàng của
tổ chức tín dụng”, Khoa học pháp lý số 1/2004
136. Thư ngỏ của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) ngày 09/1/2017 gửi khách
hàng về việc giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng
137. Lê Văn Tư (1997), Tiền tệ, tín dụng và Ngân hàng, Nxb. Thống kê
138. Trường Đại học Kinh tế Kế hoạch (1974), Tài chính và Tín dụng, Hà Nội
139. Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (2009), Nghiệp vụ ngân hàng
thương mại, Nxb. Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh
140. Trường Đại học Cần Thơ, Nguyễn Ngọc Điện (2009), Giáo trình Luật La
Mã, Nxb. Chính trị quốc gia
141. Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (2005), Tín dụng ngân hàng,
Nxb. Thống Kê
142. Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Công an nhân dân
143. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình lý luận Nhà nước và Pháp
luật, Nxb. Công an nhân dân
144. Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Ngân hàng Việt
Nam, Nxb. Công an nhân dân
210
145. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2015), Giáo trình Luật Ngân
hàng, Nxb. Hồng Đức
146. UNIDROIT (1994), Principles of International Commercial Contracts
(Nguyên tắc Hợp đồng Thương mại Quốc tế), Bản dịch của tác giả Lê Nết, 1999, Nxb.
TP. Hồ Chí Minh
147. Phan Văn (2006), Ký hợp đồng bảo đảm trên cơ sở vi phạm hợp đồng tín
dụng có được công nhận, Thị trường tài chính tiền tệ 15.7.2006
148. Nguyễn Văn Vân (2000), Mấy suy nghĩ về bản chất pháp lý của hợp đồng
tín dụng Ngân hàng, Khoa học pháp lý số 03/2000, tr. 26-32
149. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý (1995), Bình luận khoa học Bộ Luật
dân sự Nhật Bản, Nxb. Chính trị quốc gia
150. Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật (1994), Những vấn đề lí luận cơ
bản về Nhà nước và Pháp luật, Nxb. Chính trị quốc gia
151. Viện thống nhất tư pháp quốc tế (Unidroit), Nguyên tắc hợp đồng thương
mại quốc tế, Bản dịch của tác giả Lê Nết (1999), Nxb. TP. Hồ Chí Minh
152. Lê Danh Vĩnh (chủ biên), 2009, Hoàn thiện thể chế về môi trường kinh
doanh ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia
153. Án lệ số 08/2016/AL về xác định lãi suất, việc điều chỉnh lãi suất trong
hợp đồng tín dụng kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm (được công bố theo
Quyết định số 698/QĐ-CA ngày 17/10/2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
154. Án lệ số 11/2017/AL về công nhận hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất
mà trên đất có tài sản không thuộc sở hữu của bên thế chấp (được công bố theo Quyết
định số 299/QĐ-CA ngày 28/12/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
155. Bản án số 48/2007/KDTM-ST ngày 17/9/2007 của Tòa án nhân dân tỉnh
An Giang về việc “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa Ngân hàng thương mại cổ
phần Đông Á – Chi nhánh An Giang với bà Đoàn Thị Kim Kham, ông La Quốc Sự
156. Bản án số 1413/2010/DS-PT ngày 14/12/2010 của Tòa án nhân dân TP.
Hồ Chí Minh về việc “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản” giữa Ngân hàng TMCP Á
Châu với bà Bùi Thị Mỹ Hà và ông Nguyễn Anh Tuấn
157. Bản án số 01/2012/KDTM – ST ngày 09/4/2012 của Tòa án nhân dân tỉnh
Phú Yên về việc “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Công Thương đối với Công ty TNHH rượu Vạn Phát
158. Bản án số 1234/2012/KDTM-ST ngày 22/8/2012 của Tòa án nhân dân TP.
Hồ Chí Minh, về việc “Tranh chấp hợp đồng tín dụng”, giữa Ngân hàng TMCP
Phương Nam với bà Đoàn Minh Hà - Chủ Doanh nghiệp tư nhân Liên Hà
159. Bản án số 61/2012/KDTM-PT ngày 28/8/2012 của Tòa phúc thẩm Tòa án
nhân dân tối cao tại Đà Nẵng về việc “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Công Thương với Công ty TNHH rượu Vạn Phát
160. Bản án số 49/2012/KDTM-ST ngày 24/9/2012 của Tòa án nhân dân huyện
Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh về việc “Tranh chấp hợp đồng tín dụng”, giữa Ngân hàng
211
TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam đối với Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Cao
su Thành Công
161. Bản án số 105/2013/KDTM-PT ngày 18/01/2013 của Tòa án nhân dân TP.
Hồ Chí Minh, về việc “Tranh chấp hợp đồng tín dụng”, giữa Ngân hàng TMCP Xuất
nhập khẩu Việt Nam với Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Cao su Thành Công
162. Bản án số 25/2013/KDTM-PT ngày 30/10/2013 của Tòa án nhân dân tỉnh
Long An, về việc “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa Ngân hàng TMCP Kỹ Thương
Việt Nam với Công ty CP dệt Long An
163. Bản án số 07/2013/KDTM – ST ngày 19/9/2013 của Tòa án nhân dân tỉnh
Phú Yên về việc “Tranh chấp hợp đồng tín dụng”, giữa Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Yên đối với Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ
Quảng Phú
164. Bản án số 16/2014/KDTM-PT ngày 24/2/2014 của Tòa phúc thẩm Tòa án
nhân dân tối cao tại Đà Nẵng về việc “Tranh chấp hợp đồng tín dụng”, giữa Ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam đối với Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ
Quảng Phú
165. Bản án số 146/2018/KDTMST ngày 26/6/2018 của Tòa án nhân dân quận
1, TP. Hồ Chí Minh về việc “Tranh chấp hợp đồng thi công”, giữa Công ty cổ phần Bê
tông IBS với Công ty cổ phần Đền Bù Giải Tỏa
166. Bản án hình sự sơ thẩm số 322/2016/HSST ngày 09/9/2016 của Tòa án
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử vụ án “Phạm Công Danh và đồng bọn”
167. Quyết định Giám đốc thẩm số 15/2008/KDTM-GĐT ngày 25/12/2008 của
Tòa án nhân dân tối cao về việc “Tranh chấp về hợp đồng tín dụng” giữa Ngân hàng
thương mại cổ phần Đông Á và bà Đoàn Thị Kim Kham, ông La Quốc Sự
168. Quyết định Giám đốc thẩm số 32/2014/KDTM-GĐT ngày 31/7/2014 của
Tòa án nhân dân tối cao về việc “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa Ngân hàng
TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam đối với Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Cao
su Thành Công
169. Quyết định Giám đốc thẩm số 14/2015/KDTM ngày 21/5/2015 của Tòa án
nhân dân tối cao, về việc “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa Ngân hàng TMCP Đại
Á và ông Nguyễn Vũ Anh
170. Quyết định Giám đốc thẩm số 11/2015/KDTM-GĐT ngày 08/5/2015 của
Tòa án nhân dân tối cao, về việc “Tranh chấp về hợp đồng tín dụng” giữa Ngân hàng
phát triển Việt Nam và Doanh nghiệp tư nhân Thuận Thành II
171. Quyết định Giám đốc thẩm số 25/2015/KDTM ngày 06/11/2015 của Tòa
án nhân dân tối cao về việc “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa Ngân hàng TMCP
Sài Gòn Công Thương với Công ty TNHH rượu Vạn Phát
172. Quyết định giám đốc thẩm số 08/2017/KDTM-GDT ngày 19/5/2017 của
Tòa án nhân dân tối cao, về việc “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa Ngân hàng VID
Public Bank với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển vận tải biển Trãi Thiên
212
173. Quyết định số 24/2016/HBPKCTT ngày 29/12/2016 của Tòa án nhân dân
quận Tân Bình hủy bỏ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số
24/2012/QĐBPKCTT của Tòa án nhân dân quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Tài liệu lưu trữ trên internet:
174. Viên Thế Giang (2016), Quy định mới về thời hiệu khởi kiện và nguy cơ
gia tăng nợ xấu
Nguồn: https://www.sbv.gov.vn/, truy cập ngày 11/3/2018
175. Bùi Đức Giang (2017), Kiểm tra việc sử dụng vốn vay nên là... quyền của
TCTD, Thời báo kinh tế Sài Gòn
Nguồn:
nen-la-quyen-cua-TCTD.html, truy cập ngày 12/3/2018
176. Chí Hiếu (2017), Tiền ngân hàng không được ưu ái đại gia
Nguồn: thanhnien.vn/thoi-su/tien-ngan-hang-khong-duoc-uu-ai-dai-gia-
856599.html, truy cập ngày 26/7/2017
177. Lê Hợi, Công ty trách nhiệm hữu hạn Tây Đô phải trả cho Ngân hàng
Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa 109,199 tỷ đồng,
Nguồn:
phai-tra-cho-Ngan-hang-Phat-trien-Viet-Nam---Chi-nhanh-Thanh-Hoa-109,199-ty-
dong, truy cập ngày 27/11/2016
178. Kiều Thị Thùy Linh (2015), Nghĩa vụ tiền hợp đồng trong hợp đồng dịch
vụ của Nguyên tắc luật Châu Âu (PEL SC) và bài học kinh nghiệm trong việc hoàn
thiện quy định pháp luật ở Việt Nam
Nguồn:
x?ItemID=513., truy cập ngày 15/10/2015
179. Phi Long/Truyền hình Quốc hội, Giám đốc bị án oan Lương Ngọc Phi
được bồi thường kỷ lục gần 23 tỷ
Nguồn:
thuong-ky-luc-gan-23-ty-421624.vov, truy cập ngày 13/6/2017
180. Thạch Miên (2018), Ông Hoàng Văn Toàn, cựu Chủ tịch NH Đại Tín khai:
Bị cáo không có thực quyền, chỉ làm theo chỉ đạo của bà Phấn
Nguồn:
09/ong-hoang-van-toan-cuu-chu-tich-nh-dai-tin-khai-bi-cao-khong-co-thuc-quyen-chi-
lam-theo-chi-dao-cua-ba-phan-57215.aspx, truy cập ngày 20/1/2019
181. Ngân hàng BIDV (2017), Ưu đãi doanh nghiệp nhỏ và vừa gói tín dụng
10.000 tỷ
Nguồn:
195;I-DOANH-NGHIEP-NHO-V--192;-VUA-VOI-G--21.aspx, truy cập ngày
05/3/2018
182. Ngân hàng thương mại Á Châu, Báo cáo tài chính hợp nhất của năm 2016
213
Nguồn:
e0bce95e4c3d/BCTC+Hop+nhat.pdf?MOD=AJPERES, truy cập ngày 23/1/2019
183. Ngân hàng Viettinbank (2017), Hội thảo: Giải pháp tín dụng cho doanh
nghiệp vừa và nhỏ, ngày 05/10/2017
Nguồn: https://www.vietinbank.vn/vn/tin-tuc/Giai-phap-tin-dung-cho-doanh-
nghiep-nho-va-vua-20171006092247.html, truy cập ngày 06/3/2018
184. Mạc San (2008), Khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ: Từ A đến Z
Nguồn:
a-den-z-62186.htm, truy cập ngày 27/11/2017
185. Tạp chí Cộng sản, Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa qua các
văn kiện của Đảng trong thời kỳ đổi mới
Nguồn:
dang/2016/37544/Kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-qua-cac.aspx, truy
cập ngày 10/5/2017
186. Tòa án nhân dân tối cao, Sổ tay thẩm phán
Nguồn: truy cập ngày
19/10/2016
187. Tòa án nhân dân tối cao, Dự thảo 3: Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số
quy định của pháp luật về lãi suất, phạt vi phạm
Nguồn: https://vbpq.toaan.gov.vn/webcenter/portal/htvb/chi-tiet-
vbdt?dDocName=TAND053142, truy cập ngày 21/1/2019
188. Phan Thương (2018), Tranh luận về số tiền 4.500 tỉ đồng trong đại án
VNCB,
Nguồn: https://thanhnien.vn/thoi-su/tranh-luan-ve-so-tien-4500-ti-dong-trong-
dai-an-vncb-1033170.html; truy cập ngày 20/1/2019
189. Phan Thương (2018), Đại án TrustBank: Y án Hứa Thị Phấn 30 năm tù,
bồi thường 16.791 tỉ đồng
Nguồn: https://thanhnien.vn/thoi-su/dai-an-trustbank-y-an-hua-thi-phan-30-
nam-tu-boi-thuong-16791-ti-dong-1019469.html; truy cập ngày 20/1/2019
190. Ủy ban giám sát tài chính quốc gia (2017), Báo cáo tình hình kinh tế - tài
chính năm 2017 và triển vọng năm 2018, tháng 12/2017
Nguồn: truy cập
ngày 08/3/2018
191. Ủy ban giám sát tài chính quốc gia (2017), Báo cáo tổng quan thị trường
tài chính năm 2017
Nguồn:
g_tai_chinh_2017.pdf, truy cập ngày 08/3/2018
214
Tài liệu tham khảo tiếng Anh:
192. Benjamin J. Klebaner (1990), American Commercial Banking - A history,
Twayne Publishers, Boston
193. Black’s Law Dictionary, West Pub Co
194. Calamari & Joseph M. Perillo (1987), The Law of Contracts, 3rd Ed., West
Publishing Co
195. Catherine Elliott and Frances Quinn (2009), Contract Law, Pearson
Longman, U.K
196. Charles L. Knapp, Nathan M. Crystal (1987), Problem in Contract Law,
2nd ed., Little, Brown & Company (Canada) Limited
197. Dimitris N. Chorafas (1999), The Commercial Banking Handbook:
Strategic Planning for Growth and Survival in the New Decade, London
198. Edward K. Reed, Edward K. Gill (1989), Commercial Banking, Prentice
Hall
199. E. P. Ellinger, Eva Lomnicka and Richard Hooley, Modern Banking Law,
3rd ed., Oxford University Press
200. John D. Calamari & Joseph M. Perillo (1987), The Law of Contracts, 3rd
ed., West Publishing Co
201. Lazarus E Panourgias (2006), Banking Regulation and World Trade Law,
Oxford and Portland, Oregon
202. Lee Chin Yen (1980), The Law of Consumer Credit: Consumer Credit and
Security over Personality in Singapore, Singapore University Press Singapore
203. LS Sealy & RJA Hooley (2003), Commercial Law - Text, Case and
Materials, 3rd ed., LexisNexis UK
204. Robert Cole, Lon Mishler (1998), Consumer and Business Credit
Management, 11th ed., McGraww – Hill: Boston
205. Sweet & Waxwell (1992), Encyclopedia of Consumer Credit Law, Capital
Access. New Jersey
Tài liệu tham khảo tiếng Anh lưu trữ trên internet:
206. Arnold & Porte LLP (8/2015), US Regulation of Bank Lending
Nguồn: https://files.arnoldporter.com/usregulationofbanklending.pdf, truy cập
ngày 10/06/2017
207. Asymmetric Information
Nguồn:
can-xung~189
208. Judgment in Case C-565/12 Le Crédit Lyonnais SA v Fesih Kalhan,
Nguồn: truy cập ngày 10/4/2017
209. JUDGMENT Durkin (Appellant) v DSG Retail Limited and another
(Respondents) (Scotland), 2014
215
Nguồn:
2014-uksc-21/, truy cập ngày 21/3/2017
210. Justin Pritchart (2016), What Can I Use My Loan Money For?...,
Nguồn: https://www.thebalance.com/what-can-i-use-my-loan-money-for-315568,
truy cập ngày 05/1/2019
211. Loan Agreement,
Nguồn:
ple_of_Loan_agreement_Crystal-Final.pdf, truy cập ngày 11/1/2017
212. Martin Gunson (2013), Purpose clause in a loan or grant agreement,
Nguồn: truy
cập ngày 13/1/2017
213. Tournier v National Provincial - Union Bank of England [1924] 1 KB 461,
(Court of Appeal)
Nguồn:
law/chapter-, truy cập ngày 01/1/2017
214. The UK Supreme Court, Judgment (2014) UKSC 21, Durkin v DSG Retail
Limited and another
Nguồn: truy cập ngày 21/3/2017
215. Tradingeconomics, United States Consumer Credit Change (1950 – 2018)
Nguồn: https://tradingeconomics.com/united-states/consumer-credit, truy cập
01/7/2018
216. What is a Loan Agreement?
Nguồn: https://www.debt.org/credit/loans/contracts, truy cập ngày 11/1/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phap_luat_viet_nam_ve_hop_dong_cho_vay_trong_linh_vu.pdf