Trên cơ sở liên kết hợp lý trong phát triển KKT, cần xây dựng một chương
trình xúc tiến đầu tư quốc gia cho các KKT Việt Nam tại nước ngoài vào thời điểm
thích hợp, trước mắt có thể xây dựng một webste chung cho các KKT để quảng bá
thương hiệu KKT Việt Nam. Để đảm bảo cho sự thành công của hệ thống KKT, cần
sớm xây dựng và thực hiện một chương trình quảng bá và xúc tiến đầu tư quốc gia
có tính hệ thống đối với các KKT, một chiến lược thu hút các dự án đầu tư mang
tính động lực, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển ngành, lĩnh vực tại các KKT.
Chú ý đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho
các nhà đầu tư lựa chọn được các dự án thích hợp, nhanh chóng hình thành và triển
khai dự án, góp phần làm tăng vốn đầu tư thu hút vào địa bàn. Xây dựng chương
trình xúc tiến đầu tư và thương mại một cách có hiệu quả đối với các KKTVB vùng
đồng bằng sông Hồng
183 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng đồng Bằng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao động, gắn với quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phương
và KKT; bảo đảm chất lượng đào tạo nghề đạt chuẩn quốc gia. Chú trọng đào tạo
nghề cho thanh niên khu vực nông thôn, nhất là các vùng nông thôn bị thu hồi đất
để làm khu kinh tế. Xây dựng chiến lược tổng thể quốc gia về phát triển nguồn nhân
lực phục vụ công nghệ hóa; xây dựng đội ngũ lao động có tác phong công nghiệp,
có trình độ, kỹ năng, kỷ luật lao động ngày càng được nâng cao.
4.2.3.2. Về đảm bảo điều kiện sống, làm việc cho người lao động trong khu
kinh tế
Hiện tại, một số chính sách, quy định của pháp luật liên quan đến điều kiện
sống, làm việc của người lao động trong KKT còn bất cập, chậm được triển khai
trên thực tế. Điều kiện lao động cũng như đời sống vật chất và tinh thần của công
nhân KKT còn rất nhiều khó khăn. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế
độ, chính sách đối với người lao động chưa thường xuyên, chưa kịp thời. Việc tiến
hành xử lý các hành vi vi phạm pháp luật chưa nghiêm.
Nhà nước cần ban hành các chính sách khuyến khích đối với đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng xã hội như nhà ở cho chuyên gia, nhà ở cho công nhân (ưu đãi
đối với các chủ đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân bằng việc miễn giảm tiền thuê
đất, về thuế thu nhập doanh nghiệp,). Hiện tại, những chính sách này vẫn chưa đủ
mạnh, chưa đủ hấp dẫn các doanh nghiệp để họ quan tâm đến việc đầu tư xây dựng
nhà ở và các công trình phúc lợi xã hội khác như nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, cơ
sở khám chữa bệnh, khu vui chơi giải trí) cho người lao động.
Cần sớm hoàn thiện các quy định của pháp luật, chính sách liên quan đến cải
thiện chế độ lao động, hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần của công nhân ở các KKT
bao gồm: các chính sách về nhà ở, về tiền lương và thu nhập, về quan hệ lao động,
về y tế và chăm sóc sức khỏe, về giáo dục đào tạo, về văn hóa thể thao, về cư trú.
Trước mắt, cần ưu tiên tập trung vào các giải pháp nhằm cải thiện chính sách tiền
lương và thu nhập, các giải pháp nhằm cải thiện quan hệ lao động, các giải pháp
nhằm cải thiện điều kiện nhà ở để tạo sự hấp dẫn thu hút người lao động, đặc biệt là
150
lao động có tay nghề cao, các chuyên gia trong nước và ngoài nước đến làm việc tại
các KKT.
4.2.4. Nhóm giải pháp về môi trường
Theo dự báo của các chuyên gia, hậu quả của biến đổi khí hậu là hết sức
nghiêm trọng, nguy cơ hiện hữu tác động đến mục tiêu phát triển bền vững của đất
nước nói chung và các KKTVB vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng.
Đối với các KKTVB vùng đồng bằng sông Hồng, nhằm giảm thiểu, ứng phó
và thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu, trong ngắn hạn cần tăng cường các hoạt
động bảo vệ cảnh quan thiên nhiên như: trồng thêm các loại cây phát triển ở vùng
ven biển, rừng sú vẹt, rừng phòng hộ, tạo vành đai xanh bảo vệ các đô thị ven biển;
xây dựng phương thức duy trì, bảo vệ sông, lưu vực sông, bảo vệ nguồn nước ngọt
phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất; bảo vệ môi trường, cắt giảm khí thải gây ô
nhiễm môi trường. Ngay từ khi lập kế hoạch, các công trình xây dựng trong các khu
kinh tế phải tính đến tác động của mực nước biển dâng. Các công trình xây dựng
thuộc các khu công nghiệp, khu du lịch, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, thủy lợi và
các công trình hạ tầng khác đều phải có kế hoạch ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại
và đảm bảo an toàn của công trình trước bão, lụt và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, cũng cần tiếp tục triển khai các chương trình nhằm tăng cường, bảo vệ
và nâng cấp các đê biển quốc gia, đồng thời cũng đặc biệt chú ý đến phòng ngừa rủi
ro mực nước biển dâng; xây dựng thêm nhiều công trình để phòng ngừa và kiểm
soát tình trạng xói lở đới bờ và đường ven biển; trồng mới, phục hồi, bảo vệ và phát
triển rừng chắn sóng bảo vệ các công trình đê biển để ứng phó với nước biển dâng...
Về dài hạn, hướng tới các phương án và kế hoạch phát triển bền vững các
KKTVB vùng đồng bằng sông Hồng cần tập trung giải quyết một số biện pháp chủ
yếu sau đây:
- Tăng cường đầu tư cho hệ thống cảnh báo sớm về ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu đến khu vực bờ và ven biển;
- Đánh giá thực trạng, phân tích không gian và đánh giá tác động môi trường
đối với các dự án cơ sở hạ tầng cơ bản trong các khu kinh tế ven biển ;
- Đánh giá khả năng tổn thương đới bờ và đô thị ven biển đối với biến đổi
khí hậu, đặc biệt liên quan đến các hiện tượng cực đoan;
151
- Xác định các cấu trúc và vật liệu trong xây dựng công trình và cơ sở hạ
tầng như đê, kè, đường giao thông, bến cảng, hệ thống cống, cáp điện, viễn thông...
của các khu kinh tế ven biển để có thể chống chịu lũ lụt, nước dâng, bão và gió bão;
- Khuyến khích các doanh nghiệp trong khu kinh tế ven biển đầu tư vào các
công nghệ ít carbon (tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm phát thải từ giao
thông, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, xóa bỏ trợ cấp đối với năng lượng
hóa thạch,);
- Có chính sách hỗ trợ hợp lý với cộng đồng dân cư khu vực ven biển để tăng
khả năng phục hồi khi bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.
Hệ quả về khía cạnh kinh tế quan trọng nhất do mực nước biển dâng có thể
liên quan đến sự gia tăng ngập lụt và các thiệt hại do bão. Bên cạnh tác động trực
tiếp do mực nước lũ tăng tương đương giá trị mực nước biển dâng, quá trình ngập
hệ thống công trình nổi và ngầm sâu hơn và thường xuyên hơn dẫn đến đòi hỏi phải
nâng cao công suất hệ thống bơm thoát nước tại những khu vực nguy hiểm. Vấn đề
mấu chốt đối với chiến lược phát triển bền vững các KKTVB vùng đồng bằng sông
Hồng cần dựa trên cơ sở quản lý rủi ro ngập lụt và các giải pháp liên quan xói lở đới
bờ. Trên cơ sở đánh giá các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu, đưa ra được lộ
trình dài hạn giảm thiểu các rủi ro đối với con người và môi trường theo hướng bền
vững.
Về vấn đề giảm phát thải khí nhà kính ở các KKTVB vùng đồng bằng sông
Hồng, cần hướng đến các nguồn năng lượng tái tạo, phát triển mô hình sử dụng
năng lượng hiệu quả, xây dựng chính sách phát triển carbon thấp cho các khu kinh
tế ven biển gắn liền với lộ trình đổi mới công nghệ nhằm tích cực thực hiện chiến
lược tăng trưởng xanh trong giai đoạn tới. Tập trung ưu tiên thu hút các dự án đầu
tư có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, sử dụng ít năng lượng, tài
nguyên, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường nhằm tạo ra giá trị gia tăng lớn trên
đơn vị tài nguyên được khai thác và thải ra lượng thải thấp nhất.
Bên cạnh đó, do sự phát triển các KKT ven biển, hoạt động xây dựng hạ tầng
KKT (như san lấp mặt bằng, tôn nền, vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng,...) cũng
sẽ gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái rừng ngập mặn cũng như hệ sinh thái ven bờ.
Trong khi đó, việc phát triển các KKT có mối quan hệ mật thiết với việc hình thành
và phát triển đô thị và bảo vệ môi trường. Các KKT ven biển là động lực hình thành
152
trục kinh tế ven biển, phát triển các vùng đô thị ven biển. Chính vì vậy, việc thiết kế
cơ sở hạ tầng phải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường bên trong cũng như bên
ngoài các KKT theo hướng thân thiện với môi trường, ưu tiên đầu tư các hạng mục
xử lý nước thải, rác thải, chống bụi, chống ồn. Đối với các doanh nghiệp thứ cấp,
phải bảo đảm các yêu cầu xử lý môi trường cục bộ mới cho phép hoạt động.
Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực quản lý về môi trường cho Ban quản lý
KKT cả về nhân lực và trang thiết bị để tạo điều kiện cho họ chủ động hơn trong
việc thực hiện nhiệm vụ. Thêm vào đó, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
việc thi hành pháp luật về môi trường trong các KKT gắn với việc kiên quyết và dứt
điểm xử lý vi phạm, đồng thời, xem xét điều chỉnh các chế tài để đảm bảo tính răn
đe đối với những hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.
♣ Kết luận chương 4:
Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, cần phải cân nhắc đến
tính bền vững trong các chính sách, chiến lược và kế hoạch dài hạn phát triển các
KKT ven biển. Nguyên tắc chủ đạo là chuyển hướng từ nền kinh tế Nâu (một nền
kinh tế khai thác và sử dụng quá nhiều năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch và các
nguồn tài nguyên thiên nhiên) sang nền kinh tế Xanh (nền kinh tế dựa vào hệ sinh
thái, có mức phát thải thấp: ít chất thải, ít carbon; thân thiện với môi trường, thích
ứng với biến đổi khí hậu, sử dụng công nghệ sạch hơn).
Về phát triển các KKT ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng, đây là vùng có
tiềm năng to lớn và nhiều lợi thế vượt trội so với nhiều vùng kinh tế khác. Đó vừa là
thế mạnh và cũng là cơ hội cho việc phát triển của toàn vùng Đồng bằng sông
Hồng.
Trong chương cuối cùng, tác giả đã đề xuất định hướng về mô hình quản lý
và phương thức phát triển cũng như những định hướng xây dựng chính sách ưu đãi
cho các KKTVB nói chung, từ đó tác giả đề xuất 4 nhóm giải pháp: về thể chế, về
kinh tế, về xã hội và về môi trường để phát triển các KKTVB vùng đồng bằng sông
Hồng theo hướng bền vững đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
Tác giả cho rằng, mặc dù Đồng bằng sông Hồng có nhiều tiềm năng to lớn
và nhiều lợi thế vượt trội, tuy nhiên, đó mới chỉ là các lợi thế tĩnh (hay lợi thế cấp
thấp). Các lợi thế này chủ yếu dựa trên tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện sẵn
153
có để phát triển, do vậy giá trị gia tăng thấp, hàm lượng tri thức kết tinh trong sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ không cao.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, nền kinh tế đất nước cũng đang
được tái cơ cấu cả về vĩ mô và vi mô, về lâu dài, vùng Đồng bằng sông Hồng cũng
cần phải có bước chuyển căn bản, từ tận dụng lợi thế tĩnh sang khai thác lợi thế
động (lợi thế so sánh cấp cao), đó là: lợi thế về vốn, công nghệ cao, nhân công lành
nghề, cơ sở hạ tầng hiện đại. Phát huy lợi thế so sánh có ý nghĩa quan trọng trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quốc gia nói chung và của vùng nói riêng. Khi lợi
thế so sánh được sử dụng hiệu quả sẽ tận dụng được tiềm năng và thế mạnh của
Vùng, góp phần nâng cao hiệu suất lao động, tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực
để tạo ra của cải vật chất, từ đó tiến tới lợi thế cạnh tranh của vùng Đồng bằng sông
Hồng.
KẾT LUẬN
Phát triển bền vững là yêu cầu phát triển của thế giới ngày nay. Ở nước ta,
trong những năm vừa qua, để khắc phục sự tụt hậu, nền kinh tế đã phát triển khá
nhanh; nhưng thực tiễn cho thấy, phát triển nhanh phải luôn đi cùng với đặc biệt coi
trọng tính bền vững. Phải đề cao yếu tố năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh
tranh của nền kinh tế và giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; giải quyết hợp lý mối quan
hệ giữa mặt số lượng và mặt chất lượng của tăng trưởng, thực hiện mô hình tăng
trưởng theo chiều sâu; gắn kết hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá,
thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển toàn
diện con người; giải quyết tốt mối quan hệ giữa ổn định, đổi mới và phát triển; phát
triển trong giai đoạn này phải tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững giai đoạn sau.
Muốn phát triển bền vững, phải giải quyết tốt các mối quan hệ cơ bản trong
quá trình phát triển. Trước hết, phải phát triển bền vững trong kinh tế theo yêu cầu
luôn giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; đổi mới mô hình tăng trưởng coi chất lượng,
năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, đi mạnh vào phát triển theo
chiều sâu trên nền tảng tiến bộ khoa học, công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng
cao, phát triển kinh tế tri thức; từ đó tạo ra số lượng nhiều, tốc độ tăng trưởng
nhanh.
Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội, mở rộng cơ hội và tạo điều kiện cho mọi người dân tham gia vào quá trình
154
phát triển và hưởng thụ thành quả phát triển; nâng cao không ngừng chất lượng
cuộc sống của nhân dân, hạn chế và tiến tới thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo;
phát triển mạnh văn hoá và bảo đảm đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.
Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn đi cùng với bảo vệ và cải thiện môi
trường trong từng hoạt động; coi môi trường là một tiêu chí quan trọng đánh giá các
giải pháp phát triển. Chủ động phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai,
ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Đặc biệt quan tâm giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường quốc
phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm đất
nước đứng vững và phát triển trong mọi tình huống.
Phải coi trọng đổi mới tư duy phát triển, tạo cơ chế và thể chế đồng bộ, bảo
đảm yêu cầu phát triển bền vững được thể hiện và thực hiện xuyên suốt trong chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển và mọi hoạt động trong cả
nước, từng vùng và cơ sở, ở cả tầm ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Trong thời gian tới, việc phát triển KKT có nhiều thuận lợi nhất định, đó là:
xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng; nhu cầu trao đổi hàng hóa,
dịch vụ của nước ta với các nước khác đang diễn ra mạnh mẽ; các quốc gia phát
triển và các tập đoàn kinh tế nước ngoài có nhu cầu chuyển dịch vốn, công nghệ, kỹ
thuật cần tìm không gian, môi trường đầu tư thuận lợi, trong đó Việt Nam được
đánh giá là một trong những điểm đến hấp dẫn, nhiều tiềm năng phát triển. Vì vậy,
việc hình thành và từng bước hoàn thiện mô hình phát triển các KKT để tận dụng
ưu thế về vị trí địa lý, điều kiện về xã hội nhằm có những biện pháp đột phá trong
cạnh tranh quốc tế và thu hút đầu tư, làm động lực phát triển cho đất nước nói
chung và vùng lãnh thổ nói riêng là rất cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển trong
giai đoạn tới.
Qua nghiên cứu đề tài luận án “Phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển
Vùng Đồng bằng sông Hồng”, tác giả đã cố gắng hoàn thành lĩnh vực nghiên cứu
cũng như khoảng trống nghiên cứu trong những nội dung sau:
- Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về phát triển các KKT ven biển
theo hướng phát triển bền vững.
- Tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia đã thành công trong
155
việc phát triển các KKT (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ), từ đó rút ra một số
bài học cho Việt Nam về phát triển các KKT theo hướng bền vững.
- Đề xuất một số tiêu chí đánh giá phát triển bền vững các KKT ven biển
vùng ĐBSH theo hai nhóm: (1) Tiêu chí đánh giá tác động lan tỏa; và (ii) Tiêu chí
đánh giá phát triển bền vững nội tại.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình phát triển các KKT ven biển cả
nước và các KKT ven biển vùng ĐBSH trong thời gian qua, bao gồm những kết quả
đạt được, những bất cập trong việc phát triển các KKT ven biển.
- Trên cơ sở hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển bền vững các KKT ven
biển vùng ĐBSH đã được đề xuất, thử nghiệm đánh giá các yêu tố bền vững/không
bền vững của các KKT ven biển vùng ĐBSH.
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các KKT ven biển vùng ĐBSH
theo hướng bền vững để đáp ứng yêu cầu thực hiện Chiến lược Biển Việt Nam đến
năm 2020.
Tuy nhiên, do phát triển bền vững là lĩnh vực mới mẻ ở nước ta, đặc biệt là
phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng mới chỉ là
vấn đề được đặt ra để hướng tới trong giai đoạn tiếp theo. Chính vì vậy, việc thu
thập tư liệu, số liệu cũng như đi sâu nghiên cứu đã gặp nhiều khó khăn và còn nhiều
hạn chế nhất định. Những vấn đề còn bỏ ngỏ mà đề tài này chưa thực hiện được như
sử dụng các công cụ định lượng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các KKT ven
biển đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trường của vùng đồng bằng sông
Hồng, sẽ là gợi ý cho những nghiên cứu tiếp theo của tác giả trong thời gian tới.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn hết sức nhiệt tình và hiệu quả
của tập thể giáo viên hướng dẫn, sự giúp đỡ tích cực của tập thể cán bộ và giáo viên
Khoa Môi trường và Đô thị và Bộ môn Kinh tế - Quản lý tài nguyên và Môi trường,
các cán bộ của Viện Đào tạo sau đại học cũng như các giáo sư, tiến sĩ của trường
Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội đã tạo điều kiện, ủng hộ và giúp đỡ tác giả trong
quá trình học tập và nghiên cứu.
156
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Đoàn Hải Yến (2014), Giảm khí nhà kính nhằm phát triển bền vững các khu
kinh tế ven biển Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Chiến lược tăng
trưởng xanh ở Việt Nam: Chương trình hành động và vai trò của các trường đại
học và các viện nghiên cứu", do Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội phối
hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng tổ chức với sự tài trợ của Chương trình
Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), tháng 12/2014
2. Vu Dinh Hoa, Doan Hai Yen (2014), Towards Sustainable Development of
Marine Tourism in Vietnam, Presentation and Paper in Proceeding of the 10th
International Conference on “Humanities and Social Sciences for
Development” conducted by Khon Kaen University and NEU, Khon Kaen -
Thailand, 10/2014
3. Đoàn Hải Yến (2013), Phát triển các khu kinh tế ven biển trong bối cảnh biến
đổi khí hậu, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Kinh tế học biến đổi khí hậu và
gợi ý chính sách đối với Việt Nam", do Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà
Nội và Ausaid Alumni Program (Australia) đồng tổ chức, tháng 3/2013
4. Doan Hai Yen (2013), Coastal spatial management for Red River Delta Region
in Vietnam Marine Strategy to 2020, Presentation and Paper in Proceeding of
the International Conference on “Humanities and Socio-economic Issues in
Urban and Regional Development” conducted by NEU and Khon Kaen
University, Hanoi, 3/2013
5. Đoàn Hải Yến (2011), Vài nét về tình hình đầu tư bảo vệ môi trường của các
doanh nghiệp Vùng Đồng bằng sông Hồng, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia
“Định hướng đào tạo nhân lực về kinh tế - quản lý tài nguyên và môi trường
trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập và phát triển bền vững”, Đại học Kinh tế
quốc dân Hà Nội, tháng 11/2011
6. Đoàn Hải Yến và nhóm nghiên cứu (2014), Quan hệ giữa tăng trưởng và bất
bình đẳng thu nhập theo vùng ở Việt Nam - khuyến nghị chính sách, Tạp chí
Thông tin và Dự báo KTXH, số 99, tháng 3/2014
7. Đoàn Hải Yến và Lý Quỳnh Anh (2014), Nỗ lực chống biến đổi khí hậu của thế
giới và sự tham gia của Việt Nam, Tạp chí Thông tin và Dự báo KTXH, số
96+97, tháng 1/2014
8. Đoàn Hải Yến (2012), Vấn đề quản lý và bảo vệ môi trường của doanh nghiệp
hiện nay, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số Tổng quan, tháng 3/2012
157
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Vũ Thành Tự Anh (2011), Đánh giá mô hình khu kinh tế ven biển: Thực tiễn
ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009). Các kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt
Nam.
3. Lê Xuân Bá (2010), Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ đặc biệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2010
4. Lê Xuân Bá (2011), Mô hình KKT ở Việt Nam: Một số bất cập và định
hướng giải pháp phát triển
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Báo cáo của đoàn công tác đi khảo sát kinh
nghiệm xây dựng và phát triển các KKT ở Trung Quốc, Hà Nội.
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Hội thảo “Cơ chế, chính sách phát triển các
KCN, KCX, KKT”, Hà Nội.
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UNDP (2011), Biến đổi khí hậu tại Việt Nam: nỗ
lực và kỳ vọng”. Tài liệu Dự án “Tăng cường năng lực quốc gia ứng phó với biến
đổi khí hậu tại Việt Nam”, Hà Nội.
8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Hội nghị “20 năm xây dựng và phát triển
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế ở Việt Nam (1991-2011)”, Hà Nội.
9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Tác động của biến đổi khí hậu tới tăng
trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam, Báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh
tế trung ương và Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển thế giới, Đại học Copenhagen
(Đan Mạch), 2012
10. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Các hội nghị phát triển bền vững toàn quốc lần thứ
nhất (12/2004), lần thứ hai (5/2006), lần thứ ba (1/2011), Hà Nội.
11. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo về tình hình phát triển khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu kinh tế ở Việt Nam từ năm 2011 đến 2015
12. Nguyễn Sinh Cúc (2012), Cơ sở lý luận và thực tế để xây dựng hệ thống chỉ
tiêu thống kê phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay
13. Lê Tuyển Cử (2011), Phương hướng hoàn thiện chính sách pháp luật về khu
kinh tế.
14. Nguyễn Hữu Dũng, Các vấn đề xã hội và phát triển bền vững ở Việt Nam,
Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (181), tr.3-10
15. Trần Thọ Đạt, Đinh Đức Trường, Vũ Thị Hoài Thu (2013), “Tác động của
biến đổi khí hậu đến kinh tế Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Hà Nội.
158
16. Trần Duy Đông (2011), Kinh nghiệm phát triển các KKT tự do tại Hàn
Quốc.
17. Trần Duy Đông (2011), “Sức hấp dẫn vùng ven biển”, Đặc san Báo Đầu tư
“20 năm xây dựng KCN, KCX, KKT - Hướng tới phát triển bền vững”, Hà Nội.
18. Lưu Đức Hải (2005), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, NXB
Đại học Quốc gia, Hà Nội.
19. Đan Đức Hiệp (2012), Khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế ở Việt
Nam. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đặng Thị Phương Hoa (2012), Khu kinh tế tự do - Thực tiễn phát triển ở
Trung Quốc và Ấn Độ, NXB Khoa học xã hội, 2012
21. Lê Thu Hoa (2007), Kinh tế vùng ở Việt Nam - Từ lý luận đến thực tiễn, Sách
chuyên khảo, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
22. Lê Thu Hoa (2014), “Gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, tài
nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa
ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (201), tr. 22-29
23. Trương Quang Học (2006), Phát triển bền vững - chiến lược phát triển toàn
cầu thế kỷ XXI, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc
gia Hà Nội
24. Kỷ yếu Diễn đàn kinh tế biển Việt Nam (2011), “Động lực và thách thức cho
sự phát triển của các khu kinh tế ven biển”, Nha Trang.
25. Kỷ yếu Hội thảo (2011),“Tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng
trưởng - những vấn đề đặt ra cho các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu ở Việt
Nam”, Hải Phòng.
26. Kỷ yếu Diễn đàn kinh tế biển Việt Nam (2012), “Tổ chức không gian phát
triển kinh tế biển: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam”, Vũng Tàu.
27. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế (2013),“Kinh tế học biến đổi khí hậu và
gợi ý chính sách đối với Việt Nam”, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
28. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế (2014), “Về phát triển đặc khu kinh tế:
Kinh nghiệm và cơ hội”, Quảng Ninh.
29. Kỷ yếu Diễn đàn kinh tế Mùa Xuân (2014) “Động lực phát triển mới từ cải
cách thể chế”, Quảng Ninh.
30. Liên Hợp Quốc và Nhóm các nhà tài trợ đồng chí hướng (2010) “Phân tích
chung về Việt Nam”.
31. Trần Gia Long và nhóm nghiên cứu (2012), “Thực trạng và giải pháp chuyển
đổi nghề của nông dân vùng Đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển,
(176), tr.61-66.
159
32. Ngô Thắng Lợi, Vũ Thành Hưởng (2014), “Gắn kết mục tiêu phát triển bền
vững trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và
Phát triển, (số 209), tr. 14-23.
33. Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (2010), Việt Nam và hành động biến đổi khí
hậu: những ưu tiên chiến lược.
34. Võ Đại Lược (2010), Xây dựng các khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế ở Việt
Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Chương trình nghiên cứu cấp Nhà
nước KX.01/06-10, Đề tài khoa học KX01.07/06-10.
35. Nguyễn Phương Mai, Phạm Thị Bích Ngọc (2013), “Nguồn nhân lực Việt
Nam với yêu cầu phát triển bền vững giai đoạn 2011-2020”, Tạp chí Kinh tế và
Phát triển, (số Đặc biệt), tr. 100-108
36. Đỗ Hoài Nam (2001), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các
ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
37. Hà Hữu Nga (2008), Nghiên cứu cơ sở lý thuyết cho việc xác định các ưu
tiên trong phát triển bền vững vùng kinh tế. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ,
Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
38. Ngân hàng Thế giới (2005), Đánh giá nghèo theo vùng: Vùng Đồng bằng
sông Hồng, Hà Nội.
39. Lưu Bích Ngọc (2013), “Biến đổi khí hậu và biến đổi sử dụng đất của các hộ
gia đình nông thôn Đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số
192(II), tr. 27-38
40. Phillipes Scholtes (2006), Quan điểm về phát triển bền vững, Diễn đàn phát
triển công nghiệp bền vững, Văn phòng UNIDO tại Việt Nam.
41. Robert W. Kates, Thomas M. Parris, và Anthony A. Leiserowitz, Bùi Thuỳ
Linh lược dịch, "Phát triển bền vững là gì? Mục tiêu, Chỉ số, Giá trị và Thực tiễn"
42. Lê Anh Sơn, Nguyễn Công Mỹ (2006), Bộ tiêu chí và cơ sở dữ liệu giám
sát phát triển bền vững ở Việt Nam, Dự án VIE/01/021.
43. Lê Anh Sơn (2004), Phát triển các vùng lãnh thổ ở Việt Nam trên quan điểm
phát triển bền vững, Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về phát triển bền vững, Hà
Nội.
44. Nguyễn Hữu Sở (2009), Phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam, Luận án
tiến sĩ Kinh tế chính trị, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia, Hà Nội.
45. Nguyễn Trọng Xuân (2004), Luận cứ khoa học góp phần thực hiện điều
chỉnh định hướng chiến lược phát triển vùng đồng bằng sông Hồng theo nguyên lý
bền vững, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
160
46. Ngân hàng Phát triển châu Á (2012), Tác động kinh tế của biến đổi khí hậu
tại Đông Nam Á: Báo cáo khu vực - Những điểm nổi bật, Hà Nội.
47. Nguyễn Quang Thái (2010), Vấn đề phát triển các khu kinh tế mở hiện đại
vùng ven biển Việt Nam. Sách chuyên khảo, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà
Nội.
48. Nguyễn Quang Thái, Ngô Thắng Lợi (2007), Phát triển bền vững của Việt
Nam: Thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
49. Lê Hà Thanh và cộng sự (2014), Giải pháp bảo vệ môi trường nhằm đảm
bảo phát triển bền vững cho các cụm ngành công nghiệp ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội
thảo khoa học, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
50. Bùi Tất Thắng (2006), “Bàn thêm về phát triển bền vững”, Tạp chí Nghiên
cứu phát triển bền vững, Hà Nội.
51. Bùi Tất Thắng (chủ biên, 2010), Phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế
Việt Nam (thời kỳ 2011-2020), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
52. Bùi Tất Thắng (2011a), Các khu kinh tế ven biển trong Chiến lược biển Việt
Nam 2020.
53. Bùi Tất Thắng (2011b), Phát triển các khu kinh tế ven biển trong không gian
kinh tế duyên hải – tính liên kết vùng và khu vực quốc tế.
54. Bùi Tất Thắng (2014), Vấn đề xây dựng đặc khu kinh tế trong thời đại toàn
cầu hóa, Bài tham luận Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển đặc khu kinh tế -
kinh nghiệm và cơ hội”, Quảng Ninh, 19-23/3/2014
55. Trần Đình Thiên (2011), Một vài suy nghĩ về cách tiếp cận mới đến chiến
lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam.
56. Vũ Thị Hoài Thu (2013), Sinh kế bền vững vùng ven biển Đồng bằng sông
Hồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu: Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Nam Định,
Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
57. Nguyễn Lệ Thủy (2013), Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây
dựng hệ thống giám sát, đánh giá thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam, Đề tài
khoa học cấp Bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội.
58. Trần Thị Huyền Trang, Phạm Thị Phương Nga (2014), “Một số nét về phát
huy lợi thế so sánh để chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành vùng Đồng bằng sông
Hồng”, Tạp chí Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội, (102),
59. Trần Văn Tùng, Vũ Đức Thanh (2010), “Luận cứ lý thuyết và thực tiễn về
phát triển bền vững”, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, (11), tr. 3-12.
60. UNDP (2008), Báo cáo Phát triển con người năm 2007-2008
161
61. UNDP và Viện Chiến lược phát triển (2001), Việt Nam hướng tới năm 2010,
tập I, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
62. Ngô Doãn Vịnh (2011), Xây dựng tiêu chí phát triển lãnh thổ đầu tàu lôi kéo
sự phát triển nền kinh tế - từ kinh nghiệm nước ngoài (Trung Quốc, Nga) và yêu
cầu thực tiễn của Việt Nam. Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
63. Ngô Doãn Vịnh (2003), Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh
tế - xã hội ở Việt Nam: Học hỏi và sáng tạo, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
64. Viện Môi trường và phát triển bền vững (2003), Nghiên cứu xây dựng tiêu
chí phát triển bền vững cấp quốc gia ở Việt Nam, Hà Nội.
65. Viện Chiến lược phát triển (2001), Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
66. Viện Chiến lược phát triển (2004), Báo cáo Chiến lược phát triển kinh tế
biển của Việt Nam đến 2020, Hà Nội.
67. Viện Chiến lược phát triển (2005), Báo cáo Chiến lược phát triển kinh tế
biển và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội.
68. Viện Chiến lược phát triển (2008), Đề án “Quy hoạch phát triển các khu
kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020”, Văn bản số 7237/BKH-CLPT của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ.
69. Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Báo cáo “Phát
triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam”, Hà Nội.
70. Đoàn Hải Yến (2013), “Nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế -
bất bình đẳng thu nhập giữa các vùng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 và
đề xuất một số giải pháp nhằm giảm bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam trong
giai đoạn 2011-2020”, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
71. Đoàn Hải Yến (2010), “Điều tra, khảo sát tình hình đầu tư bảo vệ môi
trường trong các doanh nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng”, Dự án điều tra cấp
Bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
TIẾNG ANH
72. Advisory Committee on Official Statistics (2009), “Good practice guidelines
for the development and reporting of indicators”. Wellington: Statistics New
Zealand
73. Atkinson, G., Dubourg, R., Hamilton, K., Munasinghe, M., Pearce, D.,
Young, C. (1999), “Indicators for Sustainable Development: Theory, Method,
162
Applications”, Book, 124 pages, copyright: Hartmut Bossel 1999, ISBN 1-895536-
13-8
74. Audrey Pennington, “Birth of a Business Hub” (
75. Bhaskar Goswami (2007), “SEZs: Lessons from China”, India Together,
New Delhi.
76. Bui Trinh, Kiyoshi Kobayashi, Thai Nguyen Quang and Phong Nguyen Viet
(2012), “Multi-interregional economic impact analysis based on multi-interregional
input output model consisting of 7 regions of Vietnam, 2000”. Journal of Finance
and Investment Analysis, Vol.1, no.2, pp.83-117 ISSN: 2241-0988 (print version),
2241-0996 (online) International Scientific Press.
77. Cong V. Mai, Marcel J. F. Stive, and Pieter H. A. J. M. Van Gelder (2009),
“Coastal Protection Strategies for the Red River Delta”, Journal of Coastal
Research: Vol.25, (1), pp. 105-116.
78. Cashmore, M, Gwilliam, R, Morgan, R, Cobb, D and Bond, A. (2004). “The
interminable issue of effectiveness: substantive purposes, outcomes and research
challenges in the advancement of environmental impact assessment theory”. Impact
Assessment and Project Appraisal, 22 (4), pp 295-310. Beech Tree Publishing.
79. Cashmore M. (2004), “The role of science in environmental impact
assessment: process and procedure versus purpose in the development of theory”,
Environmental Impact Assessment Review (24), pp 403–426.
80. Coetzee I., Nel G., Morris M.J and Cullinan C. (2011), “Integrating the Legal
Tapestry for Ecological Sustainability”, IAIAsa National Conference, pp 1-15
81. Dai Yan (2011), “Blue economy”, China Daily, Beijing.
82. Department of Environmental Affairs (2010), “Draft National Strategy on
sustainable Development and Action Plan 2010-2014”, (393), pp 1-42.
83. FamAn Tuan (2009), “Experience of operation of free economic zones
(theoretical aspect)”. Messenger of Institute of Economy of the Russian Academy
of Sciences, (3), pp162-169.
84. FIAS (Foreign Investment Advisory Service) (2008), “Special Economic
Zones: Performance, Lessons Learned and Implications for Zone Development”.
Washington, DC: FIAS, pp. 149
85. Farole T. and G.Akinci (2011), “Special Economic Zones: Progress,
Emerging Challenges and Future Directions”. Washington, DC: The World Bank,
pp. 321.
163
86. Kari Liuhto (2009), “Special Economic Zones in Russia - What do the
zones offer for foreign firms?”, Electronic Publications of Pan-European Institute,
(www.tse.fi/pei)
87. Mayer A.L (2008), “Strengths and weaknesses of common sustainability
indices for multidimensional systems”, Environment International (34), pp. 277-
291.
88. O’Connor M. (2006), “The Four Spheres framework for sustainability”.
Ecological Complexity (3), pp. 285-292.
89. Steven F. Edwards (1988), “An Introduction To Coastal Zone Economics:
Concepts, Methods And Case studies”
90. Han Tianyang (2011), “Tapping potential of a marine economy”. China
Daily, Beijing.
91. Richard J. Estes (1993), “Toward Sustanaible Development: From Theory to
Praxis”, Social Development Issues 15(3), pp. 1-29
92. Gryaznova A.G. (2004), “The financial and credit of private financial
encyclopedic dictionary”. Finance and statistics, pp. 1168, Moscow.
93. Hřebík Š, Třebický V., Gremlica T. (2006), “Manual for planning and
evaluation of Sustainable Development at the regional level”, Office of the
Government of the Czech Republic, Prague.
94. Milberg W. and Amengual M. (2008), “Economic Development and
Working Conditions in Export Processing Zones: A Survey of Trends”.
International Labour Organization, pp. 42, Geneva.
95. Ingo Mose, Erik Westholm (2009), “Indicators for sustainable development
of rural municipalities”, Case studies: Gagnef and Vansbro (Dalarna, Sweden).
96. Yao-guang Zhang, Li-jing Dong, Jun Yang, Sheng-yun Wang and Xin-ru
Song (2004), “Sustainable development of marine economy in China”, Chinese
Geographical Science, 14 (4), Beijing.
97. World Bank Group (2007), “East Asia Environment Monitor - Adapting to
Climate Change”
98. Shippey K. (2006), “Legislating for Sustainability- Is South Africa Heading
in the Right Direction?”, Southern African Planning Institute Conference, pp. 1-16,
Cape Town.
99. Spangenberg J.H. (2002), “Environmental space and the prism of
sustainability: frameworks for indicators measuring sustainable development”,
Ecological Indicators (2), pp. 295-309.
164
100. Spinks A., Luger M., Shippey K. and De Villiers C. (2003), “EIAs as an
Obstacle to Sound Environmental Management in South Africa: A Practitioners
Perspective”. IAIAsa National conference 2003. pp 305-316.
101. Strategic Decisions Group International LLC (2011), “Success Factors for a
Special Economic Zone”.
102. Summers R. (2011), “Defining Sustainability: A Legal Perspective on the
Utilisation of Sustainability Criteria and Indicators to Enhance the Achievement of
Sustainable Development in Environmental Decision-Making”. IAIAsa National
Conference, pp. 1-13.
103. Troell M, Pihl L, Rönnbäck P, Wennhage H, Söderqvist T, Kautsky N.
(2005), “Regime shifts and ecosystem services in Swedish coastal soft bottom
habitats: when resilience is undesirable”. Ecology and Society 10 (1), pp.30 [online]
19/08/2011.
104. The Henry L.Stimson Center (2010), “Coastal zone and Climate Change”,
Washington DC.
105. Vanclay F. (2004), “The Triple Bottom Line and Impact Assessment: How
do TBL, EIA, SIA, SEA and EMS relate to each other?”, Journal of Environmental
Assessment Policy and Management, 6 (3), pp. 265-288.
106. Venturi F. (2011), “Debating the Practical Use and Value of
Sustainability Criteria in Providing Guidance to Improve EIA Practice – the
perspective of the Environmental Assessment Practitioner”, IAIAsa National
Conference.
107. WCED (1987), “Our Common Future”, Oxford University Press, Oxford.
108. Weaver A., Pope J., Morrison-Saunders A. & Lochner. P. (2008),
“Contributing to sustainability as an environmental impact assessment practitioner”,
Impact Assessment and Project Appraisal 26 (2), IAIA, pp 91-98.
109. Chung-Tong Wu (1985), “China's special economic zones: five years later”,
Asian Journal of Public Administration.
110. Jin Wang (2009), “The Economic Impact of Special Economic Zones:
Evidence from Chinese Municipalities”, Hong Kong University of Science and
Technology.
111. Richard Wang & Co. (2006), “Coordination of Tax legislation of Special
Zones of Mainland China”, International Seminar on “Harmonious Society and Tax
Judicial Reform in China”, Beijing.
112. Jia Wei (2010), “Marine economy booming in China”, Beijing Times.
113. Các trang tin điện tử:
165
legislation.html
166
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Một số văn bản chính sách liên quan đến phát triển khu kinh
tế ven biển
1. Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu
công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế
2. Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 29/2008/NĐ-CP quy định về khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu kinh tế
3. Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khoá X) thông qua Chiến lược biển Việt Nam đến năm
2020
4. Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 ban hành Chương trình hành
động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 của Hội
nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển
Việt Nam đến năm 2020
5. Quyết định số 1353/QĐ-TTg ngày 23/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến
năm 2020”
6. Quyết định số 126/2009/QĐ-TTg ngày 26/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách trung ương đối với đầu tư phát triển hệ
thống kết cấu hạ tầng KKT ven biển
7. Quyết định số 795/2013/QĐ-TTg ngày 23/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng
đến năm 2020
8. Quyết định 2157/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc
ban hành Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương giai
đoạn 2013-2020
167
Phụ lục 2. Hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững của Bộ tiêu chí Dow Jones
Các chiều cạnh
của PTBV
Các chỉ tiêu Trọng số của các chỉ tiêu
(%)
Kinh tế - Qui tắc ứng xử/ tuân theo luật lệ/ hối
lộ-đút lót.
- Quản trị doanh nghiệp
- Quản tri rủi ro và khủng hoảng
- Các chỉ tiêu riêng của ngành nghề
5.5
6.0
6.0
Tùy theo ngành nghề
Môi trường - Thành tích về môi trường
- Có bản báo cáo về môi trường
- Các chỉ tiêu riêng của ngành nghề
7.0
3.0
Tùy theo ngành nghề
Xã hội - Hoạt động từ thiện
- Ứng dụng các qui tắc sử dụng lao
động của quốc gia và quốc tế
- Việc phát triển vốn con người
- Có báo cáo về hoạt động xã hội
- Khả năng thu hút
- Các chỉ tiêu riêng của ngành nghề
3.5
5.0
5.5
3.0
5.5
Tùy theo ngành nghề
Nguồn: Dow Jones Sustainability Indexes, 1999
168
Phụ lục 3. Hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững của Bộ tiêu chí GRI
Các chiều cạnh của PTBV Các khía cạnh
Kinh tế
-Những tác động kinh tế trực tiếp của doanh nghiệp
- Sự diện diện trên thị trường
- Những tác động kinh tế gián tiếp
Môi trường
- Nguyên vật liệu
- Năng lượng
- Nước sạch
- Đa dạng sinh học
- Rác thải
- Sản phẩm và dịch vụ
- Vận tải
Lao động
-Nhân công
-Quản lý các mối quan hệ lao động
-Sức khỏe và an toàn
-Đào tạo và giáo dục
-Sự đa dạng và cơ hội
Quyền con người
-Chiến lược và quản lý
-Không phân biệt đối xử
-Quyền tự do lập nhóm
-Lao động trẻ em
-Lao động cưỡng bức
-Việc tuân thủ các qui tắc lao động và an toàn
-Tuân thủ luật lệ địa phương
Xã hội
-Cộng đồng
-Hối lộ và tham nhũng
-Các đóng góp về mặt hành chính
-Cạnh tranh và giá cả
Sản phẩm có trách nhiệm
-Sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng
-Sản phẩm và các dịch vụ
-Quảng cáo
-Tôn trọng sự riêng tư
Nguồn: GRI’s Sustainability Reporting Guidelines (Third Generation, 10/2006)
169
Phụ lục 4. Hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững của Bộ tiêu chí Liên Hợp Quốc
Lĩnh vực Mục Tiểu mục Chỉ tiêu
KINH TẾ
1.Cơ cấu kinh tế
Hoạt động kinh tế GDP bình quân đầu người
Tỷ trọng đầu tư trong GDP
Thương mại Cán cân thương mại hàng hoá và dịch vụ
Tình hình tài chính
Tỷ lệ nợ/GNP
Tổng vốn ODA được tài trợ hoặc được nhận chiếm tỷ trọng % trong GNP
2. Tiêu dùng và
hình thái sản xuất
Tiêu dùng vật chất Cường độ sử dụng vật chất
Sử dụng năng lượng
Tiêu thụ năng lượng bình quân đầu người/năm
Tỷ trọng tiêu thụ nguồn năng lượng tái tạo
Cường độ sử dụng năng lượng
Phát sinh và quản lý chất
thải
Phát sinh chất thải rắn công nghiệp và sinh hoạt
Phát sinh chất thải nguy hại
Phát sinh chất thải phóng xạ
Tái chế chất thải và tái sử dụng
Giao thông vận tải Khoảng cách di chuyển b.quân đầu người theo loại phương tiện giao thông
XÃ HỘI
1.Công bằng
Nghèo đói
Tỷ lệ dân số sống dưới ngưỡng nghèo
Chỉ số Gini về bất bình đẳng thu nhập
Tỷ lệ thất nghiệp
Bình đẳng giới Lương bình quân của phụ nữ so với lương của nam giới
2.Y tế
Tình trạng dinh dưỡng Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em
Tỷ lệ tử vong Tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi
Tỷ lệ sống của trẻ sơ sinh
Vệ sinh Tỷ lệ dân số có cơ sở xử lý chất thải hợp vệ sinh
Nước sạch Tỷ lệ dân số được tiếp cận nước sạch an toàn
Chăm sóc sức khoẻ
Tỷ lệ dân số được tiếp cận các cơ sở chăm sóc sức khoẻ ban đầu
Tỷ lệ trẻ em được tiêm phòng các bệnh lây nhiễm
Tỷ lệ phụ nữ áp dụng các biện pháp tránh thai
3.Giáo dục
Các cấp học Tỷ lệ trẻ em học hết cấp tiểu học
Tỷ lệ người lớn học hết cấp trung học cơ sở
Tỷ lệ biết chữ Tỷ lệ biết chữ của người lớn
4.Nhà ở Điều kiện sống Diện tích sàn bình quân đầu người
5.An ninh Tội phạm Số lượng tội phạm bị đưa ra xét xử trên 10 vạn dân
170
Lĩnh vực Mục Tiểu mục Chỉ tiêu
6.Dân số Biến động dân số Tỷ lệ tăng dân số
Tỷ lệ dân số thành thị định cư chính thức và phi chính thức
MÔI
TRƯỜNG
1.Không khí
Biến đổi khí hậu Phát thải khí nhà kính
Cạn kiệt tầng ôzôn Tiêu thụ những chất làm cạn kiệt tầng ôzôn
Chất lượng không khí Nồng độ ô nhiễm không khí ở khu vực đô thị
2.Đất đai
Nông nghiệp
Diện tích đất canh tác và trồng cây lưu niên
Sử dụng phân hoá học
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Rừng Tỷ lệ đất rừng so với diện tích đất đai
Mật độ cây trồng
Thoái hoá đất Diện tích đất bị thoái hoá
Đô thị hoá Diện tích đất đô thị định cư chính thức và phi chính thức
3.Đại dương, biển
và vùng ven biển
Vùng ven biển Sự tập trung của các loại rong biển trong nước vùng ven biển
Tỷ lệ dân cư sinh sống ở vùng ven biển
Ngư nghiệp Tỷ lệ đánh bắt các loài cá lớn hàng năm
4.Nước sạch Chất lượng nước Mức suy giảm lượng nước ngầm và nước mặt hàng năm so với tổng lượng nước
hiện có
Chất lượng nước Lượng BOD trong nước
5.Đa dạng sinh học Hệ sinh thái Khu vực hệ sinh thái chủ yếu được lựa chọn
Tỷ lệ đất được bảo vệ so với tổng diện tích đất
Các loài Số lượng các loài chủ yếu được lựa chọn
THỂ CHẾ
1.Khung khổ thể
chế
Thực hiện chiến lược
phát triển bền vững
Chiến lược phát triển bền vững quốc gia
Hợp tác quốc tế Thực hiện các hiệp định toàn cầu đã được phê duyệt
2.Năng lực thể chế
Tiếp cận thông tin Số lượng thuê bao Internet trên 1000 dân
Hạ tầng viễn thông Số đường điện thoại chính trên 1000 dân
Khoa học và công nghệ Tỷ lệ chi cho nghiên cứu và phát triển (R&D) trên GDP
Phòng chống thiên tai Thiệt hại về kinh tế và con người do thiên tai
Nguồn:
171
Phụ lục 5. Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương của Việt Nam giai đoạn 2013-2020
STT Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương
I Chỉ tiêu chung (1 chỉ tiêu)
1 Chỉ số phát triển con người (HDI)
II Lĩnh vực kinh tế (7 chỉ tiêu)
1 Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển trên địa bàn so với tổng sản phẩm trên địa bàn
2 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR)
3 Năng suất lao động xã hội
4 Tỷ lệ thu ngân sách so với chi ngân sách trên địa bàn
5 Diện tích đất lúa được bảo vệ và duy trì (theo Nghị quyết của CP)
Chỉ tiêu khuyến khích sử dụng*
6 Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tốc độ tăng trưởng chung
7 Mức giảm tiêu hao năng lượng để sản xuất ra một đơn vị tổng sản phẩm trên địa bàn
III Lĩnh vực xã hội (11 chỉ tiêu)
1 Tỷ lệ hộ nghèo
2 Tỷ lệ thất nghiệp
3 Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo
4 Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (Hệ số Gini)
5 Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh
6 Tỷ lệ người dân đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế
7 Tỷ lệ chi ngân sách địa phương cho hoạt động văn hóa, thể thao
8 Tỷ lệ xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới
9 Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi
10 Số người chết do tai nạn giao thông
11 Tỷ lệ học sinh đi học phổ thông đúng độ tuổi
IV Lĩnh vực tài nguyên và môi trường (9 chỉ tiêu)
1 Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch
2 Tỷ lệ diện tích đất được bảo vệ, duy trì đa dạng sinh học
3 Diện tích đất bị thoái hóa
4 Tỷ lệ các đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp xử lý chất thải rắn, nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường
5 Tỷ lệ che phủ rừng
6 Tỷ lệ chất thải rắn thu gom, đã xử lý
7 Số vụ thiên tai và mức độ thiệt hại
172
Chỉ tiêu khuyến khích sử dụng*
8 Tỷ lệ các dự án khai thác khoáng sản được phục hồi về môi trường
9 Số dự án xây dựng theo cơ chế phát triển sạch-CDM
V Các chỉ tiêu đặc thù vùng (15 chỉ tiêu)
V.1 Vùng trung du, miền núi (1 chỉ tiêu)
1 Số vụ và diện tích rừng bị cháy, bị chặt phá
V.2 Vùng đồng bằng (2 chỉ tiêu)
1 Tỷ lệ diện tích gieo trồng cây hàng năm được tưới, tiêu
Chỉ tiêu khuyến khích sử dụng*
2 Tỷ lệ diện tích đất ngập nước vùng đồng bằng được bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học
V.3 Vùng ven biển
Chỉ tiêu khuyến khích sử dụng*
1 Hàm lượng một số chất hữu cơ trong nước biển vùng cửa sông, ven biển
2 Diện tích rừng ngập mặn ven biển được bảo tồn, duy trì đa dạng sinh học
V.4 Đô thị trực thuộc trung ương (5 chỉ tiêu)
1 Diện tích nhà ở bình quân đầu người
2 Mức giảm lượng nước ngầm, nước mặt
Chỉ tiêu khuyến khích sử dụng*
3 Tỷ lệ chi ngân sách cho duy tu, bảo dưỡng các di tích lịch sử và các điểm du lịch
4 Diện tích đất cây xanh đô thị bình quân đầu người
5 Tỷ lệ ngày có nồng độ các chất độc hại trong không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép
V.5 Nông thôn (5 chỉ tiêu)
1 Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản
2 Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh
3 Tỷ lệ chất thải rắn nông thôn được thu gom và xử lý
Chỉ tiêu khuyến khích sử dụng*
4 Lượng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật bình quân 1 ha đất canh tác
5 Tỷ lệ chất thải rắn làng nghề được thu gom, xử lý
Nguồn: Văn phòng Phát triển bền vững, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2013
173
Phụ lục 6. Dự báo một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2015-2020
TT Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
1 Dân số Nghìn người 90.728 91.600 92.564 93.548 94.555 95.586 96.490
2 GDP giá cố định Tỷ đồng 698,22 748,49 801,63 861,76 927,25 999,58 1.075,54
3 Tốc độ tăng trưởng % 6,0 6,5 7,0 7,2 7,4 7,6 7,8
4 Lao động đang hoạt động kinh tế Nghìn người 53.506 54.966 56.448 58.050 59.720 61.482 63.251
5 Lạm phát GDP % 7,18 6,98 6,77 7,08 7,18 7,39 7,08
6 GDP theo giá hiện hành Tỷ đồng 3.688,78 4.230,29 4.837,30 5.568,23 6.421,82 7.434,41 8.565,73
7 GDP bình quân đầu người (Giá hiện hành) Triệu đồng 40,7 46,2 52,3 59,5 67,9 77,8 88,8
8 GDP bình quân đầu người (giá cố định) Triệu đồng 7,70 8,17 8,66 9,21 9,81 10,46 11,15
9 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) % 7,0 6,8 6,6 6,9 7,0 7,2 6,9
10 Vốn đầu tư thực hiện (giá cố định) Tỷ đồng 475,16 507,47 541,47 577,21 616,46 659,61 705,12
11 Tích lũy tài sản cố định Tỷ đồng 246,22 262,15 279,23 298,08 318,87 341,40 364,41
Nguồn: Tính toán của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2014
174
Phụ lục 7. Dự báo một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015-2020
TT Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
1 Dân số Nghìn người 1.946 1.963 1.982 2.001 2.020 2.041 2.056
2 GDP giá cố định Tỷ đồng 34.452 37.621 41.045 44.944 49.259 53.544 57.935
3 Tốc độ tăng trưởng % 9,00 9,20 9,10 9,50 9,60 8,70 8,20
4 Lao động đang hoạt động kinh tế Nghìn người 17.715 19.162 20.709 22.461 24.380 26.240 28.172
5 Lạm phát GDP % 1127 1154 1180 1205 1228 1250 1271
6 GDP theo giá hiện hành Tỷ đồng 6,09 6,07 5,86 6,11 6,17 6,32 6,10
7 GDP bình quân đầu người (Giá hiện hành) Triệu đồng 121.500 140.762 162.895 188.830 219.608 253.435 291.545
8 GDP bình quân đầu người (giá cố định) Triệu đồng 62.474 71.696 82.188 94.370 108.694 124.198 141.769
9 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) % 6,94 6,74 6,54 6,84 6,94 7,14 6,84
10 Vốn đầu tư thực hiện (giá cố định) Tỷ đồng 14.873 16.664 18.675 20.948 23.529 26.374 29.288
11 Tích lũy tài sản cố định Tỷ đồng 12.149 13.177 14.297 15.546 16.939 18.288 19.630
Nguồn: Tính toán của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2014
175
Phụ lục 8. Dự báo một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020
TT Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
1 Dân số Nghìn người 1.199 1.225 1.237 1.249 1.262 1.275 1.285
2 GDP giá cố định Tỷ đồng 20.733 22.817 24.961 27.383 30.066 33.043 36.149
3 Tốc độ tăng trưởng % 11 10 9 10 10 10 9
4 Lao động đang hoạt động kinh tế Nghìn người 17.086 18.622 20.175 21.915 23.824 25.919 28.124
5 Lạm phát GDP % 675 689 704 719 735 751 767
6 GDP theo giá hiện hành Tỷ đồng 5,92 5,90 5,69 5,94 5,99 6,14 5,92
7 GDP bình quân đầu người (Giá hiện hành) Triệu đồng 72.833 84.878 98.140 114.052 132.733 154.836 179.426
8 GDP bình quân đầu người (giá cố định) Triệu đồng 60.020 69.276 79.323 91.279 105.175 121.455 139.594
9 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) % 5,9 5,7 5,5 5,8 5,9 6,1 5,8
10 Vốn đầu tư thực hiện (giá cố định) Tỷ đồng 3.460 3.970 4.551 5.229 6.009 6.903 7.818
11 Tích lũy tài sản cố định Tỷ đồng 7.395 8.041 8.649 9.162 9.991 10.947 11.933
Nguồn: Tính toán của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2014