Từ năm 2010 đến nay công tác tuyên truyền, chăm sóc thành viên của
QTDND chưa được coi trọng, chính sách chia cổ tức theo số vốn góp chưa hấp
dẫn do quy mô của QTDND nhỏ, hơn nữa các QTDND vẫn cần phải trích các
quỹ để tăng vốn chủ sở hữu, nên nhiều thành viên gia nhập QTDND chỉ nhằm
mục đích vay vốn mà không biết đến trách nhiệm trong việc giám sát, xây dựng
hoạt động của QTDND; Nhiều thành viên sau khi trả nợ xong món vay đã không
quan tâm đến hoạt động của QTDND nữa. Chỉ một số thành viên có số vốn góp
lớn mới quan tâm đến công tác quản trị, giám sát hoạt động của QTDND, dẫn tới
tình trạng một bộ phận QTDND đã xuất hiện việc một nhóm người chi phối hoạt
động, quản trị điều hành QTDND – xa rời dần nguyên tắc HTX.
207 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 808 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển bền vững hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung cấp thông tin
Để tạo sự gắn kết trong hệ thống cần có một cơ chế rõ rang trong việc
chia sẻ thông tin giữa các QTDND với nhau; Chia sẻ và cung cấp thông tin
giữa các QTDND với các tổ chức đầu mối, tổ chức liên kết và phát triển hệ
thống.
3.3.3. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về mô hình tổ chức hoạt động của Quỹ
tín dụng nhân dân và của các tổ chức hỗ trợ hệ thống
Hoàn thiện các cơ chế chính sách và hành lang pháp lý để hỗ trợ các
QTDND phát triển theo đúng nguyên tắc HTX, phù hợp với đặc thù của một loại
hình TCTDHT có quy mô nhỏ, đẩy mạnh tính hợp tác của các thành viên trong
nội bộ từng QTDND, tăng cường tính liên kết với cộng đồng và sự giám sát của
cộng đồng đối với hoạt động của QTDND; đảm bảo cho QTDND thực sự hoạt
động trên tinh thần tương trợ giữa các thành viên nhưng có nghĩa vụ với nhau và
tăng cường gắn kết giữa các thành viên với QTDND; Gắn chặt hơn hoạt động
của QTDND với hoạt động sản xuất, kinh doanh đặc thù tại địa bàn của các
thành viên. Đến nay mô hình này đang được điều chỉnh bởi hệ thống các văn bản
(nêu tại Phụ lục 1). Tuy nhiên, các quy định về cơ chế đảm bảo an toàn, bền
vững còn thiếu, cơ chế thiết lập cảnh báo rủi ro, các cơ chế thiết lập các tổ chức
kiểm toán, tổ chức tư vấn cần được sớm xây dựng.
3.3.3.1. Xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý
* Đối với các QTDND: NHNN tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các
quy định về tổ chức và hoạt động hiện hành cho phù hợp với thực tế đòi hỏi và
xu hướng phát triển của hệ thống như: Quy định về phát triển thành viên (quy
định thành viên của loại hình QTDND ngành nghề, mức vốn góp,...); Mở rộng
địa bàn hoạt động phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phục vụ thành
173
viên (theo khả năng quản trị và năng lực tài chính,....); Quy định về hoạt động tín
dụng, quản trị rủi ro;...
* Đối với các tổ chức hỗ trợ hệ thống:
- NHHTX: NHNN tiếp tục bổ sung các quy định để NHHTX đảm nhiệm tốt
vai trò là ngân hàng đầu mối của hệ thống QTDND: Quy chế điều hòa vốn đảm
bảo thu hút được tiền gửi tạm thời nhàn rỗi của các QTDND, đồng thời cơ chế
cho vay điều hòa phù hợp để hỗ trợ kịp thời các QTDND cần vốn (lãi suất, mức
cho vay, xét duyệt cho vay,...); Sớm xây dựng Quy chế trích lập và sử dụng Quỹ
dự phòng khả năng chi trả để hỗ trợ các QTDND mất khả năng thanh khoản, khả
năng chi trả và giao NHHTX quản lý; Xây dựng các cơ chế cho Trung tâm thông
tin QTDND phát triển các hoạt động hỗ trợ thông tin cho các QTDND (hạ tầng
kỹ thuật, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, các chương trình tin học hỗ trợ và tin
học hóa quản lý nghiệp vụ cho các QTDND và kết nối hệ thống,...).
- Hiệp hội QTDND: Xây dựng các đề án thiết lập các tổ chức hỗ trợ
QTDND như: Thành lập tổ chức kiểm toán QTDND, thành lập Trung tâm đào
tạo,... đề nghị NHNN phê duyệt để triển khai.
3.3.3.2. Nghiên cứu và hoàn thiện khuôn khổ thể chế
- Do quy mô và năng lực quản trị của QTDND rất nhỏ, lại có mặt ở nhiều
xã phường trên cả nước nên thực tế hoạt động sẽ có QTDND rơi vào tình trạng
phá sản, vì vậy NHNN cần xây dựng quy định về phá sản QTDND đảm bảo khi
QTDND đó phá sản, việc xử lý hạn chế tối đa biến động, giữ được ổn định tình
hình kinh tế, chính trị xã hội địa phương.
- Xử lý vướng mắc về chính sách hiện hành: NHHTX đang rất cần sự hỗ
trợ của NHNN và các bộ ngành trong việc tháo gỡ những rào cản pháp lý như
đối với nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 17 Thông tư 36, đề nghị NHNN xem
xét, bổ sung quy định áp dụng riêng đối với NHHTX, theo đó cho phép NHHTX
được phép tính nguồn vốn ngắn hạn bao gồm cả các khoản tiền gửi của QTDND
tại NHHTX.
- NHNN sớm ban hành Thông tư quy định về mạng lưới NHHTX và
QTDND, Thông tư quy định về chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, thanh lý, phá sản
174
đối với hệ thống TCTD là HTX và các văn bản pháp quy khác tạo hành lang
pháp lý giúp tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ quá trình hoạt động, nhằm
hướng dẫn, chấn chỉnh và uốn nắn các QTDND hoạt động đúng mô hình tổ chức
HTX, đúng tôn chỉ mục đích, phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững theo mục
tiêu chung của hệ thống. Đối với các khoản NHHTX cho vay hỗ trợ chi trả tiền
gửi đối với các QTDND gặp khó khăn không có khả năng thu hồi, đề nghị
NHNN có cơ chế xử lý rủi ro phù hợp.
3.3.4. Tăng cường thanh tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước
3.3.4.1. Tăng cường thanh tra, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời những tồn
tại, yếu kém của các Quỹ tín dụng nhân dân
- Tiếp tục chỉ đạo giám sát các QTDND triển khai thực hiện Phương án cơ
cấu lại (trọng tâm là hướng về thành viên, kiểm soát chất lượng tín dụng, xử lý
nợ xấu, tăng vốn điều lệ, thu hẹp phạm vi hoạt động, hoàn thiện cơ cấu quản trị,
điều hành, BKS);
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giám sát từ xa trong việc phân
tích, đánh giá để phát hiện và cảnh báo sớm các rủi ro, yếu kém, vi phạm pháp
luật trong hoạt động của từng QTDND cũng như hệ thống QTDND; đồng thời
xác định trọng tâm và trọng điểm cho công tác thanh tra tại chỗ.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ QTDND, nhất là tập huấn
các văn bản nghiệp vụ mới ban hành; tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm
công tác để các QTDND có thể học hỏi từ QTDND làm tốt và rút kinh nghiệm từ
QTDND yếu kém.
3.3.4.2. Tập trung xử lý quyết liệt những Quỹ tín dụng nhân dân yếu kém
* Đối với những QTDND không có khả năng khắc phục trở lại hoạt động
bình thường
- Đối với QTDND đang bị kiểm soát đặc biệt: NHNN đánh giá lại thực
trạng, khả năng khắc phục của từng QTDND để xử lý theo các phương án:
+ Phương án 1: QTDND có khả năng phục hồi thì NHNN giám sát đặc biệt
và tái cơ cấu để nhanh chóng đưa QTDND trở lại hoạt động bình thường;
175
+ Phương án 2: QTDND không có khả năng khắc phục thì NHNN nghiên
cứu xây dựng phương án xử lý phù hợp (sáp nhập, hợp nhất, giải thể, mua lại
hoặc phá sản ...).
- Đối với QTDND có dấu hiệu lâm vào tình trạng kiểm soát đặc biệt (theo
Khoản 3 Điều 146 Luật Các TCTD): NHNN rà soát, đánh giá thực trạng của
từng QTDND để hỗ trợ, giúp đỡ, xử lý, khắc phục, giải quyết các khó khăn đối
với từng QTDND theo quy định của pháp luật.
- Đối với QTDND bị xếp loại yếu kém (ngoài những QTDND bị xếp loại
yếu kém đã thuộc 2 nhóm trên) và những QTDND tuy chưa bị xếp loại yếu kém
nhưng trong hoạt động còn tồn tại, hạn chế: NHNN chỉ đạo các QTDND khắc
phục các mặt yếu kém, tồn tại; đặc biệt là các hành vi lạm quyền, vi phạm pháp
luật.
* Đối với những QTDND có khó khăn có thể trở lại hoạt động bình thường
NHNN chi nhánh cần:
- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát, phát hiện và kịp thời xử lý
những tồn tại, yếu kém của QTDND; đặc biệt là đối với các QTDND được xếp
loại từ loại 3 đến loại 5.
- Tăng cường các cuộc kiểm tra đột xuất, thời gian khoảng vài ngày, nội
dung kiểm tra về một trong các nghiệp vụ như: quy trình kiểm soát nội bộ, quản
lý kho quỹ, bảo quản ấn chỉ quan trọng, quy trình xét duyệt cho vay... để kịp thời
ngăn chặn những rủi ro về đạo đức nghề nghiệp của cán bộ QTDND.
3.3.4.3. Nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm thanh tra, giám sát hoạt động
của các Quỹ tín dụng nhân dân từ Trung ương đến địa phương
- Ở Trung ương: Sớm thành lập đơn vị chuyên trách – một vụ hoặc cục
quản lý hệ thống QTDND thuộc Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng - để xây
dựng cơ chế, thanh tra giám sát tổ chức, hoạt động của cả mô hình hệ thống
QTDND (bao gồm: Tổ chức liên kết phát triển hệ thống và Tổ chức trực tiếp
phục vụ thành viên).
- Ở các địa phương: Xem xét lại nguồn nhân lực làm công tác thanh tra,
giám sát và quản lý QTDND của NHNN chi nhánh tỉnh/thành phố, nếu thiếu thì
176
xem xét bổ sung theo số lượng và quy mô hoạt động của QTDND trên địa bàn.
Trên cơ sở đó, ở NHTW có vụ/ cục quản lý, ở tại các địa phương, NHNN Chi
nhánh tỉnh, thành phố cũng thành lập phòng hoặc một tổ chuyên theo dõi tình
hình hoạt động của các QTDND trên địa bàn.
3.3.5. Hỗ trợ của chính quyền địa phương, lãnh đạo chỉ đạo của các tổ chức
xã hội
3.3.5.1. Tham gia hỗ trợ của chính quyền địa phương các cấp
Quá trình thành lập, hoạt động của QTDND được an toàn và PTBV rất cần
sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, vì vậy cần nâng cao vai trò, trách nhiệm
của chính quyền sở tại về các mặt:
- Tạo điều kiện môi trường kinh doanh thuận lợi cho QTDND hoạt động,
có chính sách ưu tiên cho loại hình TCTD này hoạt động, không bị các NHTM
khác cạnh tranh không lành mạnh;
- Hỗ trợ, tạo điều kiện về trụ sở, phòng giao dịch, cơ sở vật chất cho
QTDND;
- Giới thiệu nguồn nhân lực cho QTDND có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ
phù hợp ngay từ đầu khi thành lập QTDND hoặc để thay thế khi cần thiết.
3.3.5.2. Tham gia hỗ trợ của các tổ chức xã hội
a) Liên minh các HTX Việt Nam: Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho các HTX trong đó có QTDND; kiến nghị với các cấp có thẩm quyền
giải quyết khó khăn, vướng mắc đối với QTDND và đề xuất có chính sách ưu
tiên đối với QTDND.
b) Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức hội (Hội nông dân, hội cựu chiến binh,
hội phụ nữ,) tham gia ủng hộ, hỗ trợ hoạt động kinh doanh của QTDND (bảo
lãnh, các hoạt động tín dụng, thẩm định tín dụng,...).
3.3.6. Tăng cường sự tham gia của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
- Tăng cường sự phối hợp tham gia của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong
việc hỗ trợ xử lý các QTDND yếu kém.
177
- Tiếp tục theo dõi, giám sát, kiểm tra chặt chẽ đối với các QTDND vi
phạm. Thực hiện báo cáo Ban chỉ đạo và Tổ chỉ đạo giám sát, kiểm tra và xử lý
đối với QTDND và hướng dẫn giám sát QTDND có vấn đề.
- Phối hợp chặt chẽ với NHNN Chi nhánh các tỉnh trên địa bàn trong việc
chia sẻ thông tin về tình hình hoạt động cũng như các biện pháp xử lý, chấn
chỉnh sai phạm của các QTDND được phát hiện qua kiểm tra, giám sát; các
QTDND có biểu hiện bất thường để có phương án xử lý kịp thời.
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về Bảo hiểm tiền
gửi. Trong đó có quy định về cấp và thu hồi Chứng nhận tham gia BHTG, quy
định về niêm yết Chứng nhận tham gia BHTG.
- Tăng cường công tác tuyên truyền chính sách của nhà nước về bảo hiểm
tới các khách hàng của QTDND, NHHTX.
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.4.1. Đối với Quốc hội
- Đề nghị giảm 50% mức thuế hiện hành áp dụng đối với NHHTX và các
QTDND; đồng thời tạo điều kiện cho việc tiếp tục cơ cấu lại hệ thống TCTD là
HTX theo tinh thần đề án “cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015”.
- Đề nghị xem xét, sửa đổi bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi để tạo cơ chế
thuận lợi trong việc chi trả tiền gửi cho người gửi tiền vào QTDND khi QTDND
đó bị lâm vào tình trạng thanh lý, giải thể.
3.4.2. Đối với Chính phủ
- Tiếp tục có chính sách ưu đãi dành cho NHHTX và các QTDND về vốn
từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc vốn vay, viện trợ nước ngoài; NHNN làm đầu
mối phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương vận động, thu hút nguồn lực từ các
tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để hỗ trợ cho QTDND.
- Chính phủ chỉ đạo các cấp, các ngành hỗ trợ hệ thống QTDND trong
việc cấp đất, giao đất, cho thuê đất để NHHTX và các QTDND có điều kiện xây
dựng trụ sở ổn định và đảm bảo an toàn trong hoạt động.
- Bộ Tài chính nghiên cứu, tham mưu có chính sách về thuế, cơ chế tài
chính hợp lý đối với hệ thống NHHTX và các QTDND.
178
3.4.3. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Tái lập một đơn vị chuyên trách quản lý loại hình TCTDHT gồm hệ
thống QTDND, các đơn vị hỗ trợ,
- Hỗ trợ cho hệ thống QTDND khi thành lập các tổ chức hỗ trợ: Hướng
dẫn hệ thống QTDND thành lập Tổ chức kiểm toán, Trung tâm đào tạo,
- Để triển khai việc cơ cấu lại các QTDND theo mô hình bao gồm
QTDND cộng đồng và QTDND ngành nghề, NHNN cần nghiên cứu và tiến
hành thí điểm thành lập các QTDND ngành nghề trên địa bàn một số khu đô thị,
thành phố (QTD giáo viên, QTD quân đội, QTD công an, QTD ngành dệt may,
QTD ngành cao su,), nhằm rút kinh nghiệm và có định hướng phát triển cụ thể
cho phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam.
Kết luận chương 3
Bằng việc phân tích đánh giá những kết quả đạt được, những khó khăn tồn
tại và nguyên nhân của nó; Trên cơ sở định hướng phát triển của hệ thống
QTDND trong những năm tới, những đặc điểm nội tại, đặc biệt là những đặc
điểm mang tính chất đặc thù; Trong bối cảnh trong nước và quốc tế ngày càng
xuất hiện nhiều những khó khăn thách thức, một số nhóm các giải pháp nhằm
phát triển bền vững hệ thống QTDND ở Việt Nam trong những năm tới đã được
đề xuất bao gồm:
1/ Nhóm giải pháp để PTBV với từng Quỹ tín dụng nhân dân:
i/ Xây dựng chiến lược phát triển phù hợp cho các QTDND hiện có cũng
như các QTDND dự kiến mở mới.
ii/ Hoàn thiện các quy trình nội bộ dựa trên các quy định của Ngân hàng
Nhà nước.
iii/ Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản trị, điều hành, kiểm soát hoạt
động Quỹ tín dụng nhân dân thông qua việc đào tạo, đào tạo lại; Có quy chế
tuyển dụng trong đó quy định rõ tiêu chuẩn, ưu tiên những người có trình độ,
179
được đào tạo chính quy để vào các vị trí nghiệp vụ, tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng
để giao giữ các nhiệm vụ quan trọng của QTDND.
iv/ Nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nâng cao năng
lực công nghệ thông tin của các Quỹ tín dụng nhân dân.
v/ Cơ cấu lại hoạt động của các QTDND theo hướng tập trung cho vay
vốn đối với các thành viên và người nghèo; Phát triển các dịch vụ ngân hàng của
QTDND thông qua đầu mối NHHTX phù hợp với năng lực quản trị của QTDND
và hướng tới phục vụ ngày một tốt hơn cho các thành viên và khách hàng trên
địa bàn nông nghiệp - nông thôn, vùng khó khăn, góp phần hỗ trợ phát triển cộng
đồng – đúng mục tiêu hoạt động của loại hình TCTDHT.
vi/ Mở rộng, điều chỉnh phạm vi hoạt động của QTDND có địa bàn hoạt
động liên xã; Đối với các QTD liên xã này có thể thành lập chi nhánh hoặc
phòng giao dịch ở các xã, phường liền kề với xã có trụ sở chính.
vii/ Thành lập Quỹ tín dụng nhân dân mới cần phải nghiên cứu về môi
trường kinh tế, địa phương nơi có nhu cầu
2/ Nhóm giải pháp nhằm tăng cường tính liên kết giữa các QTDND
i/ Tăng cường liên kết để phát triển bền vững: Với mỗi nội dung, mỗi giai
đoạn liên quan đến quá trình phát triển của hệ thống QTDND, cần có sự phân
công phân cấp một cách rõ ràng, tránh tình trạng khi thì chồng chéo, khi thì có
những khoảng trống dẫn đến sự vận hành của cả hệ thống chậm chạp, kém hiệu
quả. Để làm được điều đó cần:
a) Tăng cường khả năng đưa các nguồn lực của các QTDND vào sử dụng
chung và khả năng tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ chung
b) Chuẩn hóa quy trình hệ thống
c) Tăng cường liên kết hệ thống thông qua các hợp đồng giữa các
QTDND.
ii/ Hoàn thiện mô hình hệ thống với các nội dung:
a) Phát triển và đa dạng loại hình QTDND bao gồm QTDND cộng đồng,
QTDND ngành nghề nhằm tăng cường tính liên kết hỗ trợ trong hệ thống.
180
b) Nâng cao vai trò của các tổ chức hỗ trợ hệ thống QTDND: Đối với
NHHTX cần phát huy đầy đủ và chủ động vai trò là Tổ chức đầu mối liên kết
kinh tế, chịu trách nhiệm trước hết về hiệu quả và sự PTBV của hệ thống
QTDND; Đối với Hiệp hội QTDND cần nâng cao năng lực để phát huy vai trò là
đại diện quyền và lợi ích hợp pháp của các QTDND; Phối hợp với NHHTX xây
dựng và thành lập các tổ chức hỗ trợ hệ thống về kiểm toán, đào tạo nhân lực,
Đại diện cho hệ thống đề xuất, kiến nghị với các cơ quan quản lý để xây dựng
các quỹ bảo hiểm, bảo trợ cho hoạt động của các QTDND.
iii/ Hỗ trợ thanh khoản bằng cách thiết lập Quỹ dự phòng khả năng chi trả
để giúp các QTDND khắc phục tình trạng tình trạng khó khăn về khả năng chi
trả, dễ dẫn đến mất khả năng thanh toán tạm thời, ảnh hưởng đến sự an toàn
của hệ thống QTDND.
iv/ Xây dựng Quỹ bảo hiểm tương hỗ nhằm tạo điều kiện cho các
QTDND thực hiện tốt hơn mục tiêu tương trợ giữa các thành viên, phát triển
cộng đồng, đồng thời lại giúp cho các thành viên của mình được thụ hưởng
những dịch vụ bảo hiểm với chi phí hợp lý nhất.
v/ Kiện toàn và nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ nhằm
đáp ứng tốt hơn cho quá trình hội nhập và cạnh tranh với các loại hình kinh
doanh tiền tệ khác.
vi/ Hiện đại hóa hệ thống thông tin gắn với cơ chế cung cấp và chia sẻ
thông tin giữa các QTDND với nhau, giữa QTDND với NHHTX và với các tổ
chức liên kết khác.
3/ Nhóm giải pháp về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về mô hình tổ
chức hoạt động của QTDND và của các tổ chức hỗ trợ hệ thống
Hoàn thiện các cơ chế chính sách và hành lang pháp lý để hỗ trợ các
QTDND phát triển theo đúng nguyên tắc HTX, phù hợp với đặc thù của một loại
hình TCTDHT có quy mô nhỏ, đẩy mạnh tính hợp tác của các thành viên trong
nội bộ từng QTDND, tăng cường tính liên kết với cộng đồng và sự giám sát của
cộng đồng đối với hoạt động của QTDND; đảm bảo cho QTDND thực sự hoạt
động trên tinh thần tương trợ giữa các thành viên nhưng có nghĩa vụ với nhau và
181
tăng cường gắn kết giữa các thành viên với QTDND; Gắn chặt hơn hoạt động
của QTDND với hoạt động sản xuất, kinh doanh đặc thù tại địa bàn của các
thành viên. Nhóm giải pháp này bao gồm:
i/ Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động của các
QTDND cũng như cho các tổ chức hỗ trợ hệ thống.
ii/ Nghiên cứu và hoàn thiện khuôn khổ, thể chế
4/ Nhóm giải pháp về tăng cường công tác thanh tra, giám sát của cơ
quan quản lý nhà nước
1/ Tăng cường công tác thanh tra, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời
những tồn tại, yếu kém của các Quỹ tín dụng nhân dân
2/ Tập trung xử lý quyết liệt những Quỹ tín dụng nhân dân yếu kém
3/ Nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm thanh tra, giám sát hoạt động của
các Quỹ tín dụng nhân dân từ Trung ương đến địa phương
5/ Nhóm giải pháp tăng cường hỗ trợ của chính quyền địa phương,
lãnh đạo chỉ đạo của các tổ chức xã hội
i/ Cần có sự tham gia hỗ trợ của chính quyền địa phương các cấp
ii/ Sự tham gia ủng hộ, hỗ trợ của các tổ chức xã hội như Liên minh các
HTX Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức hội (Hội nông dân, hội cựu chiến
binh, hội phụ nữ,).
6/ Tăng cường sự tham gia của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong hỗ
trợ xử lý các QTDND yếu kém; Trong theo dõi, giám sát, kiểm tra chặt chẽ đối
với các QTDND vi phạm. Thực hiện báo cáo Ban chỉ đạo và Tổ chỉ đạo giám
sát, kiểm tra và xử lý đối với QTDND và hướng dẫn giám sát QTDND có vấn
đề; Phối hợp chặt chẽ với NHNN Chi nhánh các tỉnh trên địa bàn trong việc chia
sẻ thông tin về tình hình hoạt động cũng như các biện pháp xử lý, chấn chỉnh sai
phạm của các QTDND được phát hiện qua kiểm tra, giám sát; các QTDND có
biểu hiện bất thường để có phương án xử lý kịp thời; Kiểm tra việc chấp hành
các quy định của pháp luật về Bảo hiểm tiền gửi. Trong đó có quy định về cấp và
thu hồi Chứng nhận tham gia BHTG, quy định về niêm yết Chứng nhận tham gia
BHTG
182
Một số kiến nghị:
- Quốc hội: Cần có những ưu đãi về thuế và sửa đổi bổ sung một số luật
có liên quan đến hoạt động của hệ thống QTDND.
- Chính phủ: Cần có những chính sách ưu đãi dành cho NHHTX và các
QTDND về vốn; Về cấp đất, giao đất, cho thuê đất để NHHTX và các QTDND
có điều kiện xây dựng trụ sở ổn định và đảm bảo an toàn trong hoạt động.
- Bộ Tài chính: Cần tiếp tục nghiên cứu, tham mưu có chính sách về thuế,
cơ chế tài chính hợp lý đối với hệ thống NHHTX và các QTDND.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Tái lập một đơn vị chuyên trách quản lý
loại hình TCTDHT gồm hệ thống QTDND, các đơn vị hỗ trợ,; Hỗ trợ cho hệ
thống QTDND khi thành lập các tổ chức hỗ trợ: Hướng dẫn hệ thống QTDND
thành lập Tổ chức kiểm toán, Trung tâm đào tạo,.; Thí điểm thành lập
QTDND ngành nghề
183
KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu của luận án “Phát triển bền vững hệ thống
Quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam” có thể rút ra một số kết luận sau:
a) Qua việc khái quát, hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn của hệ
thống TCTD là HTX, tác giả đã làm rõ được “Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình
TCTD hợp tác xã do các thành viên gồm những pháp nhân, cá nhân và hộ gia
đình có cùng đặc điểm về nơi cư trú, nghề nghiệp hoặc các đặc điểm chung khác
tự nguyện thành lập. QTDND được tổ chức, quản lý, kiểm soát bởi các thành
viên theo tôn chỉ và nguyên tắc HTX” và “QTDND được coi là PTBV nếu duy
trì được sự cân bằng giữa an toàn – sinh lời trong thời gian dài; phục vụ lợi ích
của thành viên; và gia tăng lợi ích cho cộng đồng, xã hội, môi trường” ; Những
nhân tố ảnh hưởng đến sự PTBV của hệ thống QTDND để từ đó lựa chọn được
bộ chỉ tiêu đánh giá sự PTBV của hệ thống QTDND gồm ba nhóm: định tính,
định lượng và chỉ tiêu liên kết hệ thống.
b) Từ kinh nghiệm về quá trình xây dựng và pháp triển của một số mô
hình TCTDHT thành công trên thế giới, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm
cho việc PTBV hệ thống QTDND ở Việt Nam là: Hoạt động đúng mục tiêu;
Đảm bảo phát huy tính liên kết chặt chẽ; Phát huy được chức năng, nhiệm vụ của
Cơ quan điều phối hệ thống (QTDND đầu mối) và các cơ chế liên kết; Cần phát
huy vai trò, chức năng của các đơn vị hỗ trợ liên kết phát triển; Và phải có sự
quản lý và giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đối
với mọi hoạt động của QTDND.
c) Hoạt động của hệ thống trong giai đoạn hiện nay mặc dù đã đạt được
những thành tự đáng kể nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Hoạt động
một số QTDND xa rời tôn chỉ mục đích của loại hình TCTD là HTX; xa rời tính
liên kết hệ thống; Quản lý, điều hành, kiểm soát của các QTDND còn nhiều bất
cập. NHHTX chưa phát huy tốt vai trò đầu mối liên kết hệ thống. Mô hình liên
kết còn lỏng lẻo. Công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống QTDND còn chưa
184
sâu sát; Các quy định về tổ chức, hoạt động, chưa thật sự phù hợp với yêu cầu
thực tiễn trong tổ chức hoạt động của QTDND.
d) Bằng việc phân tích đánh giá những kết quả đạt được, những khó khăn
tồn tại và nguyên nhân của nó; Trên cơ sở định hướng phát triển của hệ thống
QTDND, những đặc điểm nội tại, đặc biệt là những đặc điểm mang tính chất đặc
thù; trong bối cảnh trong nước và quốc tế ngày càng xuất hiện nhiều khó khăn,
thách thức, đặc biệt là trong các vấn đề kinh tế, phát triển, hệ thống các nhóm
giải pháp nhằm phát triển bền vững hệ thống QTDND ở Việt Nam trong những
năm tới đã được đề xuất bao gồm:
1/ Nhóm giải pháp để PTBV với từng Quỹ tín dụng nhân dân
2/ Nhóm giải pháp nhằm tăng cường tính liên kết giữa các QTDND
3/ Nhóm giải pháp về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về mô hình tổ chức
hoạt động của QTDND và của các tổ chức hỗ trợ hệ thống
4/ Nhóm giải pháp về tăng cường công tác thanh tra, giám sát của cơ quan
quản lý nhà nước
5/ Nhóm giải pháp tăng cường hỗ trợ của chính quyền địa phương, lãnh
đạo chỉ đạo của các tổ chức xã hội
6/ Tăng cường sự tham gia của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Đồng thời cũng có một số kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài
chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
185
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Các bài báo đăng tạp chí, kỷ yếu hội thảo
Tên tác giả/
TT Tên bài viết Nơi xuất bản
đồng tác giả
Cơ hội và thách thức đối
ThS. Tạp chí Ngân hàng, Tháng 12
với việc hình thành cộng
1 Nguyễn Thị năm 2011, Số 24, từ trang 70
đồng kinh tế ASEAN vào
Ngọc Anh đến trang 75
năm 2015
ThS. Một chủ trương đúng và
Tạp chí Ngân hàng, Tháng 7
Nguyễn Thị kịp thời thực hiện tái cơ
2 năm 2013, Số 13, từ trang 32
Ngọc Anh cấu hiệu quả hệ thống Quỹ
đến trang 37
tín dụng nhân dân
ThS. Kỷ yếu Hội thảo khoa học
Thực trạng và giải pháp
Nguyễn Thị “Phát triển thị trường tín dụng
phát triển kinh tế trang trại
3 Ngọc Anh và dịch vụ ngân hàng ở vùng
ở vùng Đồng bằng Sông
và Nhóm tác Đồng bằng Sông Cửu Long",
Cửu Long
giả tháng 4 năm 2012
Những nhận định, khuyến
Kỷ yếu Hội thảo khoa học
nghị và dự báo về kinh tế
ThS. “Những khuyến nghị chính
Việt Nam năm 2014 của
4 Nguyễn Thị sách kinh tế và điều hành
các chuyên gia, tổ chức
Ngọc Anh chính sách tiền tệ 2014 -
trong nước và nước ngoài
2015”, tháng 11 năm 2013
tại Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo "Giải pháp
phát triên mô hình sản xuất
ThS.
Vốn cho phát triển sản nông nghiệp quy mô lớn, ứng
5 Nguyễn Thị
suất nông – lâm – thủy sản dụng công nghệ cao", tháng 5
Ngọc Anh
năm 2014, từ trang 127 đến
trang 142.
Hội thảo "Vai trò của ngân
hàng trong việc tái cơ cấu
ThS. Vốn cho phát triển nông nông nghiệp và xây dựng nông
6 Nguyễn Thị nghiệp vùng Đồng bằng thôn mới vùng Đồng bằng
Ngọc Anh Sông Cửu Long Sông Cửu Long", tháng 11
năm 2014, từ trang 253 đến
trang 259
186
2. Các giáo trình, tài liệu tham khảo, sách đã xuất bản
Nguyễn Thị Ngọc Anh (2005), Tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ
thống QTDND ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ.
3. Các giáo trình, tài liệu tham khảo, sách đã xuất bản
- Tham gia thành viên Ban soạn sách “Lịch sử Ngân hàng Việt Nam”, xuất bản
năm 2016.
- Tham gia thành viên Ban soạn sách “60 năm Ngân hàng Việt Nam: Tư liệu và
hình ảnh”, xuất bản năm 2011.
- Tham gia thành viên Ban soạn sách “Hệ thống Ngân hàng Việt Nam: Hội
nhập và phát triển”, xuất bản năm 2010.
4. Các dự án, đề tài khoa học đã được nghiệm thu
4.1. Thư ký khoa học Dự án khoa học cấp Ngành, tên dự án "Thiết lập Quỹ
an toàn hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam”, bảo vệ thành công năm
2007
4.2. Thư ký khoa học đề tài khoa học cấp Ngành, tên đề tài “Giải pháp nâng
cao hiệu quả công tác thông tin - tuyên truyền của ngành Ngân hàng Việt Nam
trong điều kiện xã hội thông tin hiện nay”, bảo vệ thành công năm 2012.
4.3. Thành viên đề tài khoa học cấp Ngành, tên đề tài “Xử lý khủng hoảng
truyền thông trong lĩnh vực ngân hàng”, bảo vệ thành công tháng 6 năm 2016.
5. Các dự án, đề tài khoa học đang thực hiện
Thành viên Dự án khoa học cấp Ngành, tên đề tài “Lịch sử đồng tiền Việt
Nam – Quá trình hình thành và phát triển”, dự kiến bảo vệ năm 2018.
187
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chỉ đạo Trung ương thí điểm thành lập QTDND (2000), Báo cáo tổng
kết giai đoạn thí điểm, phương hướng củng cố, phát triển hệ thống QTDND
trong thời gian tới, Hà Nội.
2. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Chỉ thị số 57-
CT/TW của Bộ chính trị về củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống
QTDND, Hà Nội.
3. CGAP – “Các thực tiễn tốt trên toàn cầu về chuyển đổi và tự
vững”/“Sustainable Interest Rate Setting and Risk Management in
Microfinance Institutions”, Hội thảo của IFC-TYM-VMFWG ngày
16/5/2013.
4. Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2012), Thực hiện
phát triển bền vững ở Việt Nam, Báo cáo quốc gia tại Hội nghị cấp cao của
Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững (RIO + 20).
5. Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2012), Nghị định số
48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về Tổ chức và hoạt động của
QTDND.
6. Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2012), Nghị định số
69/2005/NĐ-CP ngày 26/5/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về
Tổ chức và hoạt động của QTDND.
7. Doãn Hữu Tuệ (2010), Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống
QTDND Việt Nam, Luận án tiến sĩ.
8. Denis Goulet (2006), "Sự phát triển đích thực có phải là phát triển bền vững
không" – Viện NC Chiến lược, Chính sách và khoa học Hà Nội.
9. Đặng Ngọc Đức (2011), Tăng cường khả năng phát triển bền vững của
NHTM Việt Nam rong điều kiện hội nhập, Đề tài nghiên cứu khoa học,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
188
10. Đỗ Mạnh Hùng (2011), “Chuyển đổi Quỹ tín dụng TW thành NHHTX”,
Thông tin Quỹ tín dụng TW (Số 10), tr. 8-11.
11. Hiệp hội QTDND Việt Nam (2012), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ
thị 57 - CT/TW ngày 10/10/2000 của Bộ Chính trị.
12. NHNN Việt Nam (2006), Định hướng Chiến lược phát triển hệ thống
QTDND giai đoạn 2006-2020.
13. NHNN Việt Nam (2001), Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 57-CT/TW của Bộ
Chính trị về củng cố hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND, Hà Nội.
14. NHNN Việt Nam (2001), Báo cáo kết quả khảo sát mô hình tổ chức hệ
thống các NHHTX tại CHLB Đức do Phó Thống đốc NHNN Trần Minh Tuấn
làm trưởng đoàn, Hà Nội.
15. NHNN Việt Nam (2000), Phương án củng cố chấn chỉnh và xử lý các
QTDND yếu kém, Hà Nội.
16. NHNN Việt Nam (1999), Luật công ty Quỹ an toàn Quebec, Canada, tài liệu
dịch, Hà Nội.
17. NHNN Việt Nam (1999), Quy chế của Tổng liên đoàn Desjardins về Quỹ
khả dụng, Quỹ tiền gửi và đầu tư của các Liên đoàn và về một số chuẩn mực
Tài chính áp dụng đối với các Quỹ và các Liên đoàn Quebec, Canada, tài
liệu dịch, Hà Nội.
18. NHNN Việt Nam (1999), Quy chế quản lý nội bộ Tổng liên đoàn các Quỹ
tiết kiệm và tín dụng Desjardins Quebec, Canada, tài liệu dịch, Hà Nội.
19. NHNN Việt Nam (1997), Luật Hợp tác xã và các văn bản pháp quy về Quỹ
tín dụng, Hà Nội.
20. NHNN Việt Nam (1995), Hệ thống hoá các văn bản về QTDND, Tập I, Hà
Nội.
21. NHNN Việt Nam (1995), Hệ thống hoá các văn bản về QTDND, Tập II, Hà
Nội.
22. NHNN Việt Nam (1995), Hệ thống hoá các văn bản về QTDND, Tập III, Hà
Nội.
189
23. NHNN Việt Nam (1991, 1994), Báo cáo kết quả khảo sát mô hình Quỹ tín
dụng Desjardins tại Quebec, Canada.
24. NHNN Việt Nam (1991), Luật về Tổng thanh tra các Định chế tài chính
Quebec, Canada, tài liệu dịch.
25. NHNN Việt Nam (1992), Luật về công ty tài chính nông nghiệp Quebec,
Canada, tài liệu dịch.
26. NHNN Việt Nam (1992), Luật về Bảo hiểm cho vay nông nghiệp và lâm
nghiệp, Canada, tài liệu dịch.
27. NHNN Việt Nam (1992), Luật về Bảo hiểm tiền gửi Quebec, Canada, tài
liệu dịch.
28. NHNN Việt Nam (1992), Luật về Hợp tác xã Quebec, Canada, tài liệu dịch.
29. Nguyễn Kim Anh, Ngô Văn Thứ, Lê Thanh Tâm và Nguyễn Thị Tuyết Mai
(2012), Tài chính vi mô với giảm nghèo tại Việt Nam: Kiểm định và so sánh,
Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
30. Nguyễn Kim Anh (2013), Mức độ bền vững của các tổ chức tài chính vi mô
Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị, Nhà xuất bản Giao thông Vận
tải, Hà Nội.
31. Nguyễn Thị Ngọc Anh (2005), Tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ
thống QTDND ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ.
32. Nguyễn Thị Ngọc Anh (2013) , Một chủ trương đúng và kịp thời thực hiện
tái cơ cấu hiệu quả hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, Tạp chí Ngân hàng,
Tháng 7/2013.
33. Nguyễn Thanh Phương (2011), Phát triển bền vững Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế – Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân.
34. Nguyễn Thị Thanh Hương (2013), NHHTX – Mô hình mới trong hệ thống
TCTD Việt Nam", Tạp chí Ngân hàng tháng 3/2013.
190
35. Nguyễn Thị Kim Thanh (2013), Tiêu chí phát triển bền vững khu vực ngân
hàng Việt Nam trong điều kiện hội nhập, Tạp chí Ngân hàng số 17, tháng 9
năm 2013.
36. Nguyễn Đình Lưu (2008) Hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND Việt
Nam, Luận án tiến sĩ.
37. Nguyễn Đình Lưu (2003), Hệ thống QTDND qua hơn 2 năm củng cố, chấn
chỉnh theo Chỉ thị 57 của Bộ Chính trị, Tạp chí Ngân hàng số 1 + 2/2003.
38. Nguyễn Đức Hải (2012), Phát triển tài chính vi mô tại Việt Nam, Luận án
tiến sĩ.
39. Pau R. Niven (2009), Thẻ điểm cân bằng - The Balance Scorecard, Nhà xuất
bản tổng hợp Tp. HCM, 2009.
40. Phạm Quang Vinh (2001), Điều hòa vốn trong hệ thống QTDND, Tạp chí
Ngân hàng tháng 4/2001.
41. Quốc Hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Các tổ chức tín
dụng (2010), NXB Chính trị - hành chính, Hà Nội.
42. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Hợp tác xã
(2003), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
43. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (2012), Báo cáo tổng kết 10 năm thực
hiện Chỉ thị 57-CT/TW ngày 10/10/2000 của Bộ Chính trị.
44. QTDTW, Báo cáo tình hình hoạt động của QTDTW từ năm 1995 đến năm
2011.
45. QTDTW (2011), Báo cáo kết quả khảo sát mô hình tổ chức hệ thống các
Ngân hàng Rabobank tại Hà Lan.
46. QTDTW (2011), Báo cáo kết quả khảo sát mô hình tổ chức hệ thống các
NHHTX tại Vân Nam - Trung Quốc.
47. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012
phê duyệt Đề án “cơ cấu lại các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”.
48. Thủ tướng Chính phủ (2000), Quyết định số 135/2000/QĐ-TTg ngày
28/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án củng cố, hoàn
thiện và phát triển hệ thống QTDND.
191
49. Tô Ngọc Hưng (2012), Phát triển bền vững ngân hàng thương mại Việt
Nam, Tạp chí Ngân hàng số 18, tháng 9/2012.
50. Thaddeus C. Trzyna, phẩm, Thế giới bền vững định nghĩa và trắc lượng phát
triển bền vững - Viện NC Chiến lược, Chính sách khoa học và công nghệ.
51. Trần Hữu Ý (2009), Xây dựng chiến lược phát triển bền vững của Ngân
hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế.
52. Trần Quang Khánh (2004), Những giải pháp bảo đảm an toàn cho hoạt động
của hệ thống QTDND Việt Nam, Luận án tiến sĩ.
53. Trần Quang Khánh (1999), Cơ chế giám sát và đảm bảo an toàn hoạt động
của hệ thống NHHTX Cộng hoà Liên bang Đức và việc vận dụng vào điều
kiện thực tiễn Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng 1999.
54. Trần Quang Khánh (2007), Giải pháp thành lập Quỹ an toàn hệ thống
QTDND, Đề tài khoa học.
55. Viện Chiến lược (2009), Thành lập Tổ chức kiểm toán QTDND Việt Nam,
Đề tài nghiên khoa học.
56. Viện Chiến lược (2012), Giải pháp chuyển đổi mô hình hoạt động của Quỹ
tín dụng nhân dân Trung ương thành Ngân hàng Hợp tác xã, Đề tài nghiên
cứu khoa học.
57. www.wikipedia.org cập nhật ngày 19/4/2007.
58. www.wikipedia.org cập nhật ngày 19/4/2007.
TIẾNG ANH
59. Carl-Johan Lindgren, Gillian Garcia, and Matthew I. Saal (1996), Bank
Soundness and Macroeconomic Policy.
60. Dow Jones Sustainability Indexes, 1999.
61. Global Reporting Initiative (GRI).
192
Phụ lục 01
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hệ thống QTDND
Ngày ban
TT Số văn bản Tên văn bản hành/Ngày
hiệu lực
I – TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
16/06/2010
47/2010/QH1
1 Luật Các tổ chức tín dụng của Quốc hội, số 47/2010/QH12 Áp dụng
2
01/01/2011
16/06/2010
46/2010/QH1
2 Luật NHNN Việt Nam của Quốc hội, số 46/2010/QH12 Áp dụng
2
01/01/2011
31/03/2015
04/2015/TT- Thông tư 04/2015/TT-NHNN Quy định về Quỹ tín dụng nhân
3 Áp dụng
NHNN dân
01/06/2015
Quyết định 254/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Đề án "Cơ cấu 01/03/2012
4 254/QĐ-TTg lại hệ thống tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015" do Thủ Áp dụng
tướng Chính phủ ban hành 01/03/2012
Nghị định 10/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
26/01/2011
10/2011/NĐ- sung một số điều của Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày
5 Áp dụng
CP 22/11/2006 về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các
15/03/2011
tổ chức tín dụng
11/02/2010
04/2010/TT- Thông tư 04/2010/TT-NHNN của NHNN Việt Nam quy định
6 Áp dụng
NHNN việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng
28/03/2010
16/03/2012
06/2012/TT- Thông tư 06/2012/TT-NHNN của NHNN Việt Nam quy định
7 Áp dụng
NHNN về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng
01/04/2012
26/11/2012
Thông tư 31/2012/TT-NHNN của NHNN Việt Nam quy định
Áp dụng
về ngân hàng hợp tác xã
01/01/2013
31/2012/TT- Đã được sửa đổi bổ sung:
8
NHNN Thông tư 09/2016/TT-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của
17/6/2016
Thông tư 31/2012/TT-NHNN của NHNN Việt Nam quy định
Áp dụng
về ngân hàng hợp tác xã
15/8/2016
Thông tư 03/2014/TT-NHNN quy định về Quỹ bảo đảm an 23/01/2014
toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân do Thống đốc NHNN Áp dụng
Việt Nam ban hành 15/03/2014
Đã được sửa đổi bổ sung:
03/2014/TT-
9 Thông tư 06/2017/TT-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của
NHNN
Thông tư 03/2014/TT-NHNN ngày 23/01/2014 quy định về
Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và 05/7/2017
Thông tư 04/2015/TT-NHNN ngày 31/03/2015 của Thống đốc Áp dụng
NHNN quy định về quỹ tín dụng nhân dân 1/9/2017
10 3357/NHNN- Công văn 3357/NHNN-TTGSNH của NHNN Việt Nam hướng 06/05/2010
193
TTGSNH dẫn việc chuyển điểm giao dịch thành phòng giao dịch Quỹ tín Áp dụng
dụng nhân dân 06/05/2010
- Quyết định số 24/2006/QĐ-NHNN của NHNN v/v ban hành
Quy chế cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động Quỹ tín
dụng nhân dân, mở, chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi
nhánh, văn phòng đại diện và phòng giao dịch, điểm giao dịch
của Quỹ tín dụng nhân dân, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập Quỹ
tín dụng nhân dân, thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân dưới sự
giám sát của NHNN
Đã được sửa đổi bổ sung: 06/06/2006
24/2006/QĐ-
11 - Quyết định 26/2008/QĐ-NHNN của NHNN về việc sửa đổi, Áp dụng
NHNN
bổ sung một số điều của Quy chế cấp, thu hồi giấy phép thành 07/07/2006
lập và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân; mở, chấm dứt hoạt
động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện và phòng
giao dịch, điểm giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân; chia,
tách, hợp nhất, sáp nhập Quỹ tín dụng nhân dân; thanh lý Quỹ
tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của NHNN ban hành kèm
theo Quyết định số 24/2006/QĐ-NHNN ngày 06/6/2006 của
Thống đốc NHNN
17/10/2014
96/2014/NĐ- Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ
12 Áp dụng
CP ngân hàng
12/12/2014
30/12/2016
42/2016/TT-
13 Quy định xếp loại Quỹ tín dụng nhân dân Áp dụng
NHNN
01/05/2017
II – NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG
Thông tư 04/2011/TT-NHNN của NHNN Việt Nam quy định
áp dụng lãi suất trong trường hợp tổ chức, cá nhân rút tiền gửi
10/03/2011
04/2011/TT- trước hạn tại tổ chức tín dụng
1 Áp dụng
NHNN Đã được sửa đổi bổ sung:
10/03/2011
Quyết định 458/QĐ-NHNN của NHNN Việt Nam về việc đính
chính văn bản
III – NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG
30/12/2016
39/2016/TT- Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh
1 Áp dụng
NHNN ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng
15/03/2017
12/04/2010
41/2010/NĐ- Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát
1 Áp dụng
CP triển nông nghiệp, nông thôn
01/06/2010
Thông tư 14/2010/TT-NHNN của NHNN Việt Nam hướng dẫn
14/06/2010
14/2010/TT- chi tiết thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày
2 Áp dụng
NHNN 12/04/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát
14/06/2010
triển nông nghiệp, nông thôn
Thông tư 20/2010/TT-NHNN của NHNN Việt Nam hướng dẫn 29/09/2010
20/2010/TT-
3 các biện pháp điều hành công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ tổ Áp dụng
NHNN
chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn 29/09/2010
194
Thông tư 42/2011/TT-NHNN của NHNN Việt Nam về việc 15/12/2011
42/2011/TT-
5 quy định việc cấp tín dụng hợp vốn của các tổ chức tín dụng Áp dụng
NHNN
đối với khách hàng 15/12/2011
Thông tư 04/2012/TT-NHNN của NHNN Việt Nam về việc 08/03/2012
04/2012/TT-
6 quy định về nghiệp vụ nhận ủy thác và ủy thác của tổ chức tín Áp dụng
NHNN
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài 02/05/2012
03/10/2012
28/2012/TT- Thông tư 28/2012/TT-NHNN của NHNN Việt Nam quy định
7 Áp dụng
NHNN về bảo lãnh ngân hàng
02/12/2012
Nghị định 11/2012/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung 22/02/2012
11/2012/NĐ-
8 một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 Áp dụng
CP
của Chính phủ về giao dịch bảo đảm 10/04/2012
Nghị định 83/2010/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký giao dịch
đảm bảo
23/07/2010
83/2010/NĐ- Đã được sửa đổi bổ sung:
9 Áp dụng
CP
Nghị định 05/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ 09/09/2010
sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch đảm
bảo, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật
Hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về
giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi
hành án theo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử
tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc
gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp
Đã được sửa đổi bổ sung:
Thông tư 08/2014/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc sửa đổi, bổ
16/02/2011
05/2011/TT- sung một số điều của Thông tư 05/2011/TT-BTP ngày
10 Áp dụng
BTP 16/02/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về đăng
ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông 20/04/2011
báo việc kê biên tài sản thi hành án theo phương thức trực tiếp,
bưu điện, fax, thư điện tử tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài
sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư
pháp và Thông tư 22/2010/TT-BTP ngày 06/12/2010 của Bộ
Tư pháp hướng dẫn về đăng ký, cung cấp thông tin trực tuyến
giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi
hành án
Thông tư liên tịch 69/2011/TTLT-BTC-BTP của Bộ Tài chính
và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng 18/05/2011
69/2011/TTL
11 lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về Áp dụng
T-BTC-BTP
giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường 02/07/2011
xuyên
Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Đất đai
Đã được sửa đổi bổ sung: 15/05/2014
43/2014/NĐ-
12 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Áp dụng
CP
Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, 01/07/2014
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của
195
Chính phủ về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
20/2011/TTL Thông tư liên tịch 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT hướng dẫn 18/11/2011
13 T-BTP- việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với Áp dụng
BTNMT đất do Bộ Tư pháp - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành 15/01/2012
Thông tư 17/2011/TT-NHNN của NHNN Việt Nam quy định
về việc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của
NHNN Việt Nam đối với tổ chức tín dụng
Đã được sửa đổi bổ sung: 18/08/2011
17/2011/TT-
14 Thông tư 37/2011/TT-NHNN của NHNN Việt Nam về việc Áp dụng
NHNN
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 17/2011/TT-NHNN 01/10/2011
ngày 18/08/2011 quy định về cho vay có đảm bảo bằng cầm cố
giấy tờ có giá của NHNN Việt Nam đối với các tổ chức tín
dụng
- Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 20/05/2010
của Thống đốc NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an Áp dụng
toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng 01/10/2010
nước ngoài;
32/2015/TT- - Thông tư số 06/2016/TT-NHNN ngày 27 tháng 5 năm 2016
16
NHNN của Thống đốc NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông
tư số 36/2014/TT-NHNN;
- Thông tư số 32/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 31/12/2015
của Thống đốc NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an Áp dụng
toàn trong hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân 01/03/2016
Thông báo 457/TB-NHNN của NHNN Việt Nam về việc áp
08/12/2010
457/TB- dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng có tỷ
17 Áp dụng
NHNN trọng cho vay nông nghiệp nông thôn lớn theo Thông tư
08/12/2010
20/2010/TT-NHNN ngày 29/09/2010 của NHNN
Thông báo 16/TB-CĐKGDBĐ của Cục Đăng ký quốc gia giao
05/03/2012
16/TB- dịch bảo đảm về việc triển khai đăng ký, cung cấp thông tin
18 Áp dụng
CĐKGDBĐ trực tuyến giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo kê biên tài
05/03/2012
sản thi hành án
Thông tư 36/2014/TT-NHNN của NHNN Việt Nam về việc 20/11/2014
36/2014/TT-
19 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động Áp dụng
NHNN
của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài 01/02/2015
IV – NGHIỆP VỤ TÀI CHÍNH KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN
31/12/2015
32/2015/TT- Quy định các giới hạn tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động
1 Áp dụng
NHNN của Quỹ tín dụng nhân dân
01/03/2016
20/03/2015
1687/NHNN- Công văn 1687/NHNN-TCKT về hệ thống tài khoản kế toán áp
2 Áp dụng
TCKT dụng cho các Quỹ tín dụng nhân dân.
01/07/2015
Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng
25/04/2013
45/2013/TT- dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định
3 Áp dụng
BTC Đã được sửa đổi bổ sung:
01/01/2013
Quyết định 1173/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc đính chính
196
Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của BTC hướng
dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định
Thông tư 39/2011/TT-NHNN quy định về kiểm toán độc lập 15/12/2011
39/2011/TT-
4 đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Áp dụng
NHNN
NHNN Việt Nam ban hành 01/01/2012
Thông tư 44/2011/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát 29/12/2011
44/2011/TT-
5 và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng Áp dụng
NHNN
nước ngoài do NHNN Việt Nam ban hành 12/02/2012
Quyết định 06/2012/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhà nước về 11/04/2012
06/2012/QĐ-
6 việc ban hành Quy trình kiểm toán các tổ chức tài chính, ngân Áp dụng
KTNN
hàng 26/05/2012
Thông tư 10/2012/TT-NHNN của NHNN Việt Nam về việc 16/04/2012
10/2012/TT-
7 quy định xử lý sau thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín Áp dụng
NHNN
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài 30/05/2012
Thông tư 01/2011/TT-NHNN của NHNN Việt Nam quy định 21/02/2011
01/2011/TT-
8 việc đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin Áp dụng
NHNN
trong hoạt động ngân hàng 07/04/2011
Thông tư 35/2013/TT-NHNN của NHNN Việt Nam hướng dẫn
thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền
Đã được sửa đổi bổ sung: 31/12/2013
35/2013/TT-
9 Thông tư 31/2014/TT-NHNN của NHNN Việt Nam về việc Áp dụng
NHNN
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 35/2013/TT-NHNN 14/02/2014
ngày 31/12/2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về
phòng, chống rửa tiền
Thông tư 94/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng
dẫn chế độ tài chính đối với Quỹ tín dụng nhân dân
08/07/2013
94/2013/TT- Đã được sửa đổi bổ sung:
10 Áp dụng
BTC
Quyết định 2219/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc đính chính 01/09/2013
Thông tư 94/2013/TT-BTC ngày 08/07/2013 hướng dẫn chế độ
tài chính đối với quỹ tín dụng nhân dân
Thông tư 15/2009/TT-NHNN của NHNN Việt Nam quy định 10/08/2009
15/2009/TT-
11 về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho Áp dụng
NHNN
vay trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức tín dụng 24/09/2009
Thông tư 10/2014/TT-NHNN của NHNN Việt Nam về việc
20/03/2014
10/2014/TT- sửa đổi, bổ sung một số tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế
12 Áp dụng
NHNN toán các Tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định
01/06/2014
479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/04/2004 của Thống đốc NHNN
21/03/2008
2685/NHNN- Hướng dẫn quy trình hạch toán, luân chuyển chứng từ, mở sổ
13 Áp dụng
KTTC kế toán tại Phòng/ Điểm giao dịch của QTDCS
21/03/2008
12/12/2005
1789/2005/Q
14 Quyết định ban hành chế độ chứng từ kế toán ngân hàng Áp dụng
Đ-NHNN
12/12/2005
Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự 04/06/2014
22/VBHN-
15 phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Áp dụng
NHNN
tổ chức tín dụng. 04/06/2014
V – NGHIỆP VỤ AN TOÀN KHO QUỸ
197
Thông tư 01/2014/TT-NHNN của NHNN Việt Nam quy định 06/01/2014
01/2014/TT-
1 về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy Áp dụng
NHNN
tờ có giá 20/02/2014
Nghị định 40/2012/NĐ-CP của Chính phủ về nghiệp vụ phát
02/05/2012
40/2012/NĐ- hành tiền, bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá
2 Áp dụng
CP trong hệ thống NHNN, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân
26/06/2012
hàng nước ngoài
VI – BẢO HIỂM XÃ HỘI
Thông tư 41/2009/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số
30/12/2009
41/2009/TT- 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/20007 về hướng dẫn thực
1 Áp dụng
BLĐTBXH hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày
13/02/2010
22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật
Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Thông tư 23/2012/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của
18/10/2012
23/2012/TT- Thông tư 19/2007/TT-BLĐTBXH ngày 23/09/2007 về hướng
2 Áp dụng
BLĐTBXH dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 152/2006/NĐ-CP
02/12/2012
ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm bắt buộc
VII - THUẾ
26/12/2013
218/2013/NĐ- Nghị định 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và
1 Áp dụng
CP hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
15/02/2014
Công văn 3551/TCT-TNCN của Tổng cục Thuế về việc thuế 13/09/2010
3551/TCT-
2 thu nhập cá nhân đối với lợi tức góp vốn của thành viên Quỹ Áp dụng
TNCN
Tín dụng Nhân dân 13/09/2010
VIII - LƯU TRỮ, THỐNG KÊ, PHÁ SẢN
Thông tư 35/2015/TT-NHNN quy định chế độ báo cáo thống 31/12/2015
35/2015/TT-
1 kê đối với các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước Áp dụng
NHNN
ngoài 01/01/2017
Thông tư 43/2011/TT-NHNN của NHNN Việt Nam về việc 20/12/2011
43/2011/TT-
2 quy định thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu lưu trữ trong ngành Áp dụng
NHNN
Ngân hàng 03/02/2012
Thông tư 31/2013/TT-NHNN của NHNN Việt Nam về việc
13/12/2013
31/2013/TT- quy định Báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc
3 Áp dụng
NHNN NHNN và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
01/12/2014
ngoài
Thông tư 10/2012/TT-NHNN của NHNN Việt Nam về việc 16/04/2012
10/2012/TT-
4 quy định xử lý sau thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín Áp dụng
NHNN
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài 30/05/2012
18/01/2010
05/2010/NĐ- Nghị định 05/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc áp
5 Áp dụng
CP dụng Luật Phá sản đối với các tổ chức tín dụng
15/03/2010