Luận án Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng

Tỷ lệ lấp đầy cao nhưng hiệu quả sử dụng đất trong KCN chưa đáp ứng được yêu cầu. Thể hiện qua nhiều trường hợp các dự án triển khai vốn cầm chừng. Một số dự án không triển khai thực hiện đầu tư nên vốn thực hiện/ vốn đăng ký còn thấp. Theo số liệu thống kê đến hết năm 2014 cho thấy các nguồn vốn đầu tư thực hiện như sau: Vốn đầu tư KCHT KCN đạt 1868/2212 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 84% vốn thực hiện so với đăng ký. Trong khi đó, đối với vốn đầu tư trong nước của các DN, tỷ lệ vốn thực hiện chỉ đạt xấp xỉ 49% trên vốn đăng ký, đối với vốn đầu tư từ nước ngoài, tỷ lệ này là 62% [14]. Ngoại trừ vốn đầu tư vào KCHT KCN đã thực hiện đạt tỷ lệ cao, còn một số hạng mục sẽ tiếp tục được đầu tư, các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều chưa đạt được so với đăng ký ban đầu.

pdf195 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính sách ưu đãi thuế đối với các tập đoàn này và các DN trong nước khi tham gia vào liên kết để tăng thêm sự gắn bó, sâu sắc trong liên kết, tập trung chủ yếu vào giai đoạn đầu của quá trình liên kết. 154 4.2.2.4. Tăng cường hoạt động đầu tư mới, nâng cấp nhà máy xử lý chất thải và hoạt động có hiệu quả các công trình này Xuất phát từ mục tiêu thứ 3, 11, 15 trong ma trận SWOT và nguyên nhân 9, 10 và 11 trong mục 3.4.2.2. Các công trình xử lý môi trường hiện nay tại các KCN ở Đà Nẵng mới chỉ được đầu tư bằng nhà máy xử lý nước thải tại các KCN, các công trình khác chưa được đầu tư đồng bộ. Vì vậy, vấn đề đầu tư đồng bộ các công trình xử lý môi trường chưa được thực hiện. Trong thời gian đến, các công ty đầu tư hạ tầng KCN và mỗi DN cần quan tâm đầu tư các công trình này để đảm bảo yêu cầu PTBV. Nội dung giải pháp: - Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải, xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn Hiện nay, các KCN ở Đà Nẵng đã hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng nhà máy xử lý nước thải tập trung, đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường đối với nguồn nước thải. Tuy nhiên qua phân tích, đánh giá hiện nay nhà máy xử lý nước thải ở các KCN hoạt động thiếu ổn định. Kết quả xử lý nước thải chỉ đạt mức chuẩn B theo QCVN, trong thời gian đến các KCN cần tiếp tục đầu tư nâng cấp nhà máy xử lý nước thải đạt chuẩn A theo QCVN. Đây là giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của KCN về vấn đề môi trường đồng thời có thể tái sử dụng nguồn nước thải trong hoạt động sản xuất và hướng đến mục tiêu nguồn nước thải ra môi trường từ các KCN hoàn toàn không gây ô nhiễm. Đối với nhà máy xử lý chất thải rắn, hiện nay các DN hoạt động trong KCN có hợp đồng thu gom chất thải thông qua Công ty Môi trường đô thị Đà Nẵng mà chưa có nhà máy xử lý chất thải rắn trước khi đưa ra môi trường tự nhiên. Trong những năm đến, các KCN ở Đà Nẵng cần tập trung xây dựng nhà máy xử lý chất thải hoàn chỉnh, chấm dứt tình trạng đổ chất thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. Thu gom toàn bộ rác thải công nghiệp và sinh hoạt bằng các phương pháp thích hợp, ưu tiên cho việc tái sử dụng, tái chế rác thải, hạn chế tối đa lượng rác chôn lấp. Đưa vấn đề bảo vệ môi trường vào trong kế hoạch, chương trình, dự án và coi đó là một trong những tiêu chí đánh giá các mục tiêu phát triển KCN. Để thực hiện được việc này, cần tiếp tục kêu gọi các tổ chức đầu tư vốn vào công trình xử lý 155 chất thải rắn tại các KCN như đã từng thực hiện đối với nhà máy xử lý nước thải tại các KCN ở Đà Nẵng. - Các DN trong khu công nghiệp phải thực hiện nghiêm túc việc xử lý chất thải Tất cả các DN ở KCN tại thành phố Đà Nẵng phải xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn đầu vào của hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi thải vào hệ thống thu gom nước thải của KCN. Hiện nay các KCN ở Đà Nẵng đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung, do vậy các KCN cần phải đáp ứng yêu cầu nêu trên để đảm bảo cho hệ thống của KCN được vận hành thường xuyên, liên tục. Ngoài ra, các DN chưa tham gia đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải của KCN cần phải hoàn thiện hệ thống đấu nối với hệ thống xử lý nước thải của KCN và sớm đưa vào vận hành. Đối với các DN có phát sinh khí thải phải có hệ thống xử lý khí thải đạt QCVN trước khi thải ra môi trường bên ngoài. Đây là vấn đề mà nhiều DN trong các KCN chưa đáp ứng được trong thời gian vừa qua, số DN xử lý đạt yêu cầu chiếm tỷ lệ khá thấp. Vì vậy, trong giai đoạn tới, các DN cần đầu tư vào hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường ở hiện tại và trong tương lai. Các DN có phát sinh chất thải nguy hại phải có hợp đồng thuê các đơn vị có chức năng và đủ năng lực để thu gom và xử lý đúng cách. Tác hại của chất thải nguy hại đến môi trường là rất lớn, đây là công việc yêu cầu các KCN cần phải quan tâm thực hiện để bảo vệ môi trường bên trong và bên ngoài hàng rào KCN. - Thực hiện tốt chế độ tự quan trắc và báo cáo môi trường Công ty Đầu tư hạ tầng kỹ thuật và các DN hoạt động trong KCN cần phải thực hiện nghiêm túc chế độ tự quan trắc các chỉ số môi trường theo đúng cam kết và tuân thủ chế độ báo cáo định kỳ cho các cơ quan có thẩm quyền của thành phố theo quy định. Ngoài ra, yêu cầu hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động để giám sát chất lượng nước thải thường xuyên trước khi thải ra môi trường bên ngoài. Số liệu thu thập được sẽ tự động truyền về các cơ quan quản lý môi trường của địa phương và cơ quan Trung ương. 156 4.2.3. Các giải pháp từ ngƣời lao động trong khu công nghiệp và ngƣời dân địa phƣơng xung quanh khu công nghiệp 4.2.3.1. Giải pháp từ phía người lao động Xuất phát từ mục tiêu thứ 6 trong ma trận SWOT, người lao động trong KCN là một phần quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển KCN, những đóng góp của người lao động là rất lớn. Song, thành phần tham gia làm việc tại KCN đa số là lao động từ nông thôn với trình độ lao động thấp, chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ lớn, tiếp cận công việc còn hạn chế. Trong khi đó, những yêu cầu của các DN trong KCN là rất cao, người lao động cần phải thích nghi với công việc một cách nhanh nhất, mang lại hiệu quả cao nhất trong lao động. Nội dung giải pháp tập trung vào các vấn đề sau: Trong môi trường làm việc năng động, hiện đại ngày nay, tác phong lao động công nghiệp là yếu tố quan trọng, quyết định đến sự thành công, cơ hội thăng tiến của mỗi cá nhân. Đây là thước đo và là công cụ quan trọng để người sử dụng lao động đánh giá được trình độ, nhận thức, tay nghề cũng như mức độ hoàn thành công việc của mỗi cá nhân người lao động trong hệ thống dây chuyền sản xuất. Theo đó, tác phong lao động ngày càng được đề cao và trở thành yêu cầu bắt buộc mà mỗi người lao động phải có và phải tự thường xuyên rèn luyện, trau dồi để hình thành những thói quen tốt phục vụ yêu cầu ngày càng cao của DN, của xã hội. Môi trường làm việc tại các KCN ngày càng đòi hỏi tính chuyên nghiệp của mỗi người lao động phải được nâng cao mới có thể đáp ứng được yêu cầu. Loại bỏ tư tưởng, tác phong nông nghiệp trong sản xuất công nghiệp. Để thực hiện được điều này, mỗi người lao động phải tự rèn luyện ý thức cho mình về những đóng góp trong hoạt động sản xuất nói riêng và trong PTBV các KCN nói chung. Thể hiện ở một số đặc điểm như: - Nhận thức đúng và đầy đủ vai trò của mình tại DN nhằm thích nghi với môi trường làm việc, xác định tư tưởng gắn bó lâu dài với DN. - Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu công việc, chấp hành tốt chủ trương chính sách, pháp luật của nhà nước, nội quy, quy định tại nơi làm việc. 157 - Thường xuyên rèn luyện tác phong lao động công nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có tinh thần tập thể cao trong công việc và luôn học hỏi kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn. - Người lao động phải có ý thức bảo vệ lợi ích của bản thân, thường xuyên giữ mối liên hệ với tổ chức công đoàn cơ sở hoặc người đại diện cho người lao động tại DN để phản ánh kịp thời những vấn đề bức xúc hay đề đạt nguyện vọng của bản thân. Khi đã đạt được tác phong công nghiệp, tính chuyên nghiệp trong lao động thì giá trị sức lao động của mỗi người sẽ được nâng lên, tiền lương được chi trả cao hơn, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động. 4.2.3.2. Giải pháp từ phía người dân địa phương Xuất phát từ mục tiêu thứ 14 trong ma trận SWOT, tận dụng và khai thác lợi thế sẵn có của địa phương xung quanh KCN để phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Để duy trì hiệu quả hoạt động của các KCN, đối với người dân địa phương cần thực hiện tốt những giải pháp sau: Đối với người dân bị mất đất sản xuất do phải trả đất cho KCN, dẫn đến mất việc làm, thu nhập không ổn định trong thời gian dài, cần phải tham gia các khóa đào tạo nghề để có thể làm việc tại chính các KCN theo chính sách thu hồi đất và tạo việc làm của KCN và chính quyền địa phương. Đối với người dân địa phương cung cấp các dịch vụ cho KCN như: tiếp tục phát huy và mở rộng cung cấp nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất của các DN. Qua đó, tạo sự gắn kết giữa người dân địa phương với các DN trong việc cung ứng, hỗ trợ hoạt động sản xuất của DN, góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương và hoạt động của DN có hiệu quả. Ngoài ra, người dân địa phương có thể cung cấp dịch vụ nhà ở cho lao động nhập cư, cung cấp các dịch vụ thiết yếu khác cho người lao động. Tuy nhiên, cần có sự phối hợp giữa người dân và các cấp chính quyền địa phương để việc cung cấp các dịch vụ đảm bảo đúng quy định của pháp luật như đảm bảo mức tối thiểu về diện tích nhà ở, các quy định khác đối với nhà ở nhằm đảm bảo điều kiện sống cho người lao động. 158 4.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Qua quá trình nghiên cứu về sự hình thành và phát triển các KCN ở một số quốc gia trên thế giới và một số địa phương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, cùng với những phân tích, đánh giá những mặt đạt được, những mặt hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của nó từ thực trạng xây dựng và phát triển các KCN theo hướng bền vững, tác giả đã nêu lên các quan điểm, phương hướng, mục tiêu và các nhóm giải pháp để phát triển các KCN ở Đà Nẵng trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Để giải quyết nhiều vấn đề đặt ra nhằm đạt được các mục tiêu, nâng cao vai trò và tầm quan trọng của các KCN đối với đời sống xã hội ở địa phương như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng nguồn thu ngân sách, bảo vệ môi trường sinh thái,... phấn đấu đưa Đà Nẵng trở thành thành phố môi trường vào năm 2020, tác giả kiến nghị tới các cấp có thẩm quyền về những vấn đề như sau: 4.3.1. Đối với Trung ƣơng - Ban hành Luật về KCN, KCX, KKT Trải qua thời gian hoạt động gần 25 năm nhưng đến nay, các văn bản pháp luật áp dụng đối với các KCN, KCX, KKT chỉ tập trung vào các Nghị định hiện hành của Chính phủ đó là: Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư 2005, Nghị định số 29/2008/NĐ- CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về KCN, KCX, KKT và Nghị định 164/2013/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP. Xét về văn bản quy phạm pháp luật, chức năng quản lý nhà nước đối với các KCN, KCX, KKT mới dừng lại ở các Nghị định và các văn bản dưới luật khác mà chưa có Luật về KCN, KCX, KKT điều chỉnh. Vì vậy, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý đối với KCN, KCX, KKT của Ban Quản lý các KCN ở địa phương còn nhiều hạn chế, bất cập. Vì thực tế cho thấy Ban Quản lý các KCN ở địa phương có chức năng thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm hành chính nhưng Luật chuyên ngành không quy định chức năng này cho Ban Quản lý; Ban Quản lý có chức năng thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài trong khi đó Luật chuyên ngành 159 cũng không quy định. Chính điều này đã gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện và áp dụng hệ thống văn bản pháp luật về KCN và chưa phát huy hết hiệu quả quản lý của Ban Quản lý các KCN địa phương. Vì vậy, để tăng cường hiệu quả quản lý đối với các KCN, KCX, KKT, tác giả kiến nghị các Bộ ngành trung ương sớm xây dựng Luật về KCN, KCX, KKT để trình Quốc hội xem xét và ban hành. - Thành lập Cục Quản lý các KKT thay cho Vụ Quản lý các KKT Mô hình tổ chức hệ thống quản lý các KCN hiện nay theo các chuyên gia trong nước nhận xét chưa có sự tương xứng về nhiệm vụ và quyền hạn giữa Ban Quản lý các KCN địa phương với Vụ Quản lý các KKT thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Điều này ảnh hưởng đến việc triển khai một cách có hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước của Vụ Quản lý các KKT đối với Ban Quản lý các KCN địa phương. Vì vậy, để đảm bảo sự thống nhất về nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước của cấp trung ương và địa phương, tác giả kiến nghị Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuyển Vụ Quản lý các KKT thành Cục Quản lý các KKT trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Tổ chức hướng dẫn Ban Quản lý các KCN ở địa phương thực hiện Luật Đầu tư mới sửa đổi, Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định số 108/2006/NĐ-CP nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo đúng quy trình; đẩy mạnh công tác thanh tra và kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật liên quan tại các DN trong KCN. 4.3.2. Đối với thành phố Đà Nẵng - Tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch, bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở cho công nhân của các KCN theo quy định tại Nghị định số 164/2013/NĐ-CP tại các KCN ở Đà Nẵng. Trong đó, tập trung triển khai xây dựng và sớm đưa vào sử dụng các công trình nhà ở được UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt tại Quyết định số 6269/QĐ-UBND về dự án nhà ở công nhân và người lao động tại 3 địa điểm tập trung ở các KCN Hòa Cầm, Hòa Khánh và Liên Chiểu. - Tập trung xử lý dứt điểm các dự án đã thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, dự án vi phạm pháp luật; kiên quyết thu hồi các dự án không tuân thủ theo quy định của pháp luật về đầu tư và đất đai, các dự án chậm triển khai theo tiến độ để đảm bảo hiệu quả đầu tư và thu hồi đất cho các dự án khác. 160 KẾT LUẬN Phát triển các KCN là mục tiêu mong muốn của bản thân các KCN, của địa phương mà KCN đang đứng chân và của cả nền kinh tế theo hướng tất cả các KCN đang và sẽ hoạt động đem lại hiệu quả cao nhất cho địa phương, vùng và cả nước trên cả ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Theo đó, luận án “Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng” đã hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề liên quan đến phát triển các KCN, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển các KCN theo hướng bền vững; phân tích thực trạng phát triển các KCN ở Đà Nẵng trong thời gian từ năm 2001 đến năm 2014 trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường theo nội dung, theo các nhân tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá. Từ đó đề xuất định hướng mục tiêu và các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các KCN ở thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững, kết quả đạt được của luận án như sau: - Thứ nhất, luận án đã tổng kết, hệ thống hóa các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về PTBV các KCN theo các nội dung sau: (i) các nghiên cứu về xây dựng mô hình PTBV của các ngành, lĩnh vực (ii) các nghiên cứu thực tiễn về PTBV các KCN ở các nước và Việt Nam; (iii) Qua tổng kết, hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu đi trước, đề xuất hướng nghiên cứu mới của luận án. - Thứ hai, luận án đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển các KCN theo hướng bền vững. Nêu ra các quan điểm của các trường phái khác nhau về PTBV. Đặc biệt, luận án đã đưa ra các nhân tố ảnh hưởng và thiết lập được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển các KCN theo hướng bền vững trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. - Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu một số mô hình phát triển KCN và tổng kết kinh nghiệm ở một số nước trong khu vực và các địa phương trong nước thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi có điều kiện phát triển các KCN rất tốt và từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển các KCN theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng. Các bài học kinh nghiệm gồm: (i) việc quy hoạch các KCN phải gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cần tranh thủ sự giúp đỡ của các bộ, ban, ngành Trung ương; (ii) cần chủ động xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xã hội phục vụ cho phát triển các KCN để thu hút đầu tư; (iii) chủ động xây dựng và thực hiện các 161 chương trình xúc tiến đầu tư thích hợp; (iv) chọn lọc các dự án đầu tư phù hợp với thế mạnh và xu hướng phát triển của địa phương, sử dụng nguồn lao động có trình độ chuyên môn tay nghề cao, KCHT và dịch vụ phát triển; (v) khẳng định vai trò nhà nước là nhân tố then chốt dẫn tới sự thành công của các KCN; (vi) đảm bảo tính đồng bộ trong phát triển KCN với các yếu tố về KCHT kinh tế, xã hội, môi trường. - Thứ tư, phân tích thực trạng phát triển các KCN theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng. Nêu lên những kết quả đạt được trong quá trình phát triển các KCN ở Đà Nẵng trong thời gian qua, những mặt hạn chế, yếu kém chưa đạt được so với kỳ vọng và các nguyên nhân chủ yếu gây nên những hạn chế, yếu kém. - Thứ năm, để tiến đến PTBV các KCN từ nay đến 2020 và tầm nhìn đến 2030, cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp cụ thể như sau: (i) Các giải pháp từ chính quyền thành phố và Ban quản lý các KCN và Chế xuất trong phát triển các KCN theo hướng bền vững; (ii) Các giải pháp từ công ty phát triển hạ tầng KCN và các DN hoạt động trong KCN; (iii) Các giải pháp từ người lao động trong KCN và người dân địa phương xung quanh KCN. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp của luận án “Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng“ tác giả kỳ vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ công sức của mình vào định hướng phát triển các KCN theo hướng bền vững ở Đà Nẵng trong thời gian tới. Luận án đã đạt được những mục tiêu nghiên cứu đề ra. Quá trình nghiên cứu của luận án được thực hiện trong phạm vi không gian của một địa phương có kết hợp nghiên cứu ở một số chỉ tiêu được so sánh với các địa phương khác trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và một số địa phương trên cả nước, với thời gian nghiên cứu khá dài (gần 15 năm) hình thành và phát triển các KCN. Trong khi đó số liệu nghiên cứu không được thống kê liên tục, số liệu khảo sát đối với người lao động trong KCN và các DN được chọn mẫu và suy rộng nên tính chính xác chỉ ở mức tương đối. Do vậy, dù đã cố gắng để hoàn thành luận án trong thời gian theo học tại Học Viện nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Tác giả mong muốn nhận được nhiều ý kiến góp ý của các chuyên gia, các nhà khoa học để tiếp tục hoàn thiện và phát triển hơn nữa nghiên cứu của mình trong tương lai. 162 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Nguyễn Cao Luận (2011), “Một số giải pháp nhằm phát triển các khu công nghiệp ở Đà Nẵng theo hướng bền vững”. Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam (135), tr.18-21. 2. Nguyễn Cao Luận (2014), “Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Đà Nẵng”. Tạp chí Kinh tế và Dự báo (6), tr.41-43. 3. Nguyễn Cao Luận, Tạ Bảo Khánh (2015), “Phát triển bền vững môi trường các khu công nghiệp tại Đà Nẵng”. Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung (34), tr.62-69. 4. Nguyễn Cao Luận (2015), “Phát triển bền vững các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng”. Tạp chí Con số và Sự kiện (5), tr.23-24. 5. Nguyễn Cao Luận (2015), “Nâng cao đời sống người lao động tại các khu công nghiệp Đà Nẵng”. Tạp chí Kinh tế và Dự báo (22), tr.59-61. 163 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt 1. Lê Xuân Bá (2007), Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào lĩnh vực xây dựng nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2. Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng (2006), Báo cáo quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2006 – 2010. 3. Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng (2006), Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng năm 2006. 4. Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng (2006), Báo cáo tổng hợp về phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất của thành phố Đà Nẵng năm 2006. 5. Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng (2010), Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng năm 2010. 6. Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng (2011), Báo cáo tổng kết 16 năm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở thành phố Đà Nẵng (1994-2011). 7. Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng (2011), Báo cáo tình hình sử dụng lao động năm 2010 của các khu công nghiệp ở Đà Nẵng. 8. Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng (2011), Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng năm 2011. 9. Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng (2012), Báo cáo tình hình sử dụng lao động năm 2011 của các khu công nghiệp ở Đà Nẵng. 10. Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng (2012), Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng năm 2012. 11. Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng (2013), Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng năm 2013. 12. Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng (2013), Báo cáo tình hình sử dụng lao động năm 2012 của các khu công nghiệp ở Đà Nẵng. 164 13. Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng (2014), Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng năm 2014. 14. Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng (2014), Báo cáo tổng kết 20 năm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở thành phố Đà Nẵng (1994-2014). 15. Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng (2014), Báo cáo tình hình sử dụng lao động năm 2013 của các khu công nghiệp ở Đà Nẵng. 16. Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng (2014), “Giới thiệu tổng quan về khu công nghiệp”, 17. Bộ Công thương (2013), Quyết định số 2836/QĐ-BCT về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 18. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án VIE 01/021 (2004), Kỷ yếu hội nghị phát triển bền vững toàn quốc lần thứ nhất, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội. 19. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Chính sách phát triển công nghiệp theo định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội. 20. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án VIE 01/021 (2006), Ảnh hưởng của chính sách phát triển các khu công nghiệp tới phát triển bền vững ở Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội. 21. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án VIE 01/021 (2006), Nghiên cứu tổng kết mô hình phát triển bền vững, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội. 22. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án VIE 01/021 (2006), Kỷ yếu hội nghị phát triển bền vững toàn quốc lần thứ 2, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội. 23. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Kỷ yếu Hội thảo quốc gia 15 năm phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất Việt Nam, Long An. 24. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án VIE 01/021 (2011), Kỷ yếu hội nghị phát triển bền vững toàn quốc lần thứ 3, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội. 25. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Báo cáo định hướng phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. Hà Nội. 165 26. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Kỷ yếu Hội thảo quốc gia 20 năm phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất Việt Nam, Hà Nội. 27. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), “Triển khai sáng kiến khu công nghiệp sinh thái hướng tới mô hình khu công nghiệp bền vững tại Việt Nam”, ngày 17/10/2014. 28. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, Hà Nội. 29. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Báo cáo môi trường quốc gia 2009, Môi trường khu công nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 30. Bộ Xây dựng (2008), Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 3/4/2008 về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng, Hà Nội. 31. Chính phủ (1997), Nghị định 36/NĐ-CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ về quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, Hà Nội. 32. Chính phủ (2008), Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ về Quy định khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, Hà Nội. 33. Chính phủ Việt Nam (2012), Báo cáo quốc gia tại Hội nghị cao cấp của Liên Hiệp Quốc về phát triển bền vững (RIO + 20). 34. Chính phủ (2013), Nghị định 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, Hà Nội. 35. Chính phủ (2013), Nghị định 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Hà Nội. 36. Chính phủ (2014), Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, Hà Nội. 37. Trần Văn Chử (2005), Giáo trình Kinh tế học phát triển, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội. 38. Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng (2006), Đà Nẵng 10 năm thành tựu và phát triển, Công ty xổ số kiến thiết và dịch vụ in Đà Nẵng. 166 39. Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng (2006), Niên giám thống kê Đà Nẵng. 40. Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng (2012), Niên giám thống kê Đà Nẵng. 41. Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng (2013), Niên giám thống kê Đà Nẵng. 42. Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng (2015), “Đà Nẵng 40 năm thế và lực mới”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 43. Phan Mạnh Cường (2015), Phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 44. Lê Tuấn Dũng (2006), “Công tác hoạch định chính sách phát triển khu công nghiệp của Đài Loan và một vài kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Công nghiệp, số 12. 45. Nguyễn Hữu Dũng (2006), “Phát triển khu công nghiệp với vấn đề lao động – việc làm ở Việt Nam”, Tạp chí Lao động xã hội, số 291. 46. Nguyễn Ngọc Dũng (2012), Phát triển các khu công nghiệp đồng bộ trên địa bàn Hà Nội, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 47. Xuân Duyên (2014) “Quy hoạch khu công nghiệp mang tầm chiến lược vùng”, ngày 8/7/2014. 48. Dwight H.Perkins, Vũ Thành Tự Anh (2010), Chính sách công nghiệp của Việt Nam. Thiết kế chính sách để phát triển bền vững, Tài liệu đối thoại chính sách số 3, thành phố Hồ Chí Minh. 49. Thành phố Đà Nẵng (2015), Đà Nẵng 40 năm xây dựng và phát triển, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 50. Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XVIII. 51. Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIX. 52. Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XX. 53. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 54. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 167 55. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 56. Hoàng Sỹ Động (2011), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội. 57. Nguyễn Bình Đức (2012), Chất lượng nhân lực trong các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 58. E.wayne Nafziger (1998), Kinh tế học của các nước đang phát triển, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 59. Nguyễn Bình Giang (chủ biên) (2012), Tác động xã hội vùng của khu công nghiệp ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 60. Lam Giang (2013) “Dịch vụ tiện ích khu công nghiệp: Còn nhiều khoảng trống”, ngày 17/11/2013. 61. Hoàng Hà, Ngô Thắng Lợi và Vũ Thành Hưởng (2009), Giải pháp giải quyết việc làm, nhà ở, đảm bảo đời sống cho người lao động nhằm phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Hưng Yên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. 62. Đan Đức Hiệp (2012), Khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 63. Trần Thị Thu Hương (2010), “Xây dựng và áp dụng chính sách an toàn lao động và đào tạo nghề cho người lao động tại các khu sản xuất tập trung: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Quản lý kinh tế, số 35. 64. Vũ Thành Hưởng (2010), Phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 65. Trần Ngọc Hưng (2006), Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách và một số giải pháp nhằm hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trong thời gian tới, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội. 168 66. Nguyễn Cao Lãnh (2004), Khu công nghiệp sinh thái một mô hình cho phát triển bền vững ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 67. Đặng Mộng Lân, Nguyễn Như Thịnh (1994), Công nghiệp hoá, một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm các nước, Trung tâm thông tin khoa học - kỹ thuật hoá chất, Hà Nội. 68. Ngô Thắng Lợi, Vũ Thành Hưởng (2015), Phát triển bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội. 69. Bùi Hoàng Mai (2007) “Nhà ở cho người lao động trong các khu công nghiệp Bắc Ninh” , Tạp chí Lao động xã hội, số 327+328. 70. Bích Ngọc (2014) “Tình hình việc làm và đời sống của công nhân lao động trong các khu công nghiệp, khu kinh tế tỉnh Bình Định”, ngày 4/1/2014. 71. Phương Nguyễn (2014), “Cần ý tưởng mới cho khu công nghiệp”, ngày 19/02/2014. 72. Thu Phương (2013), “Kinh tế Đà Nẵng: Chuyển dịch cơ cấu và phát triển bền vững”, ngày 15/7/2013. 73. Dương Bá Phượng (2012), Phát triển bền vững vùng Trung bộ: Thực trạng, vấn đề và giải pháp, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 74. Sở Tài Nguyên và Môi trường Đà Nẵng (2013), Báo cáo tóm tắt “Đánh giá các khu công nghiệp theo tiêu chí xây dựng khu công nghiệp sinh thái và khung kế hoạch hành động xây dựng khu công nghiệp sinh thái tại thành phố Đà Nẵng năm 2013. 75. Trần Đình Thiên, Nguyễn Quang Thái và Bùi Quang Bình (2012), Kỷ yếu hội thảo quốc gia “Khai thác tiềm năng biển, đảo vì sự phát triển bền vững của Quảng Ngãi và miền Trung”, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, Hà Nội. 76. Võ Thanh Thu (2006), “Phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020, triển vọng và thách thức”, Tạp chí Cộng sản, số 106. 77. Thủ tướng chính phủ (2004), Quyết định 153/2004/QĐ – TTg ngày 17/8/2004, Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam. 169 78. Nguyễn Chơn Trung, Trương Giang Long (2004), Phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 79. Triệu Tùng (2014), “Đi tìm mô hình khu công nghiệp mới”, tại trang , truy cập ngày 02/7/2014. 80. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2008), Quyết định số 9587/QĐ-UBND ngày 20/11/2008 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng. 81. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2010), Quyết định số 6819/QĐ-UBND ngày 9/9/2010 về thành lập Thanh tra Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng. 82. Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội (2009), Số liệu điều tra năm 2009, Đà Nẵng. 83. Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội (2011), Phát triển bền vững kinh tế - xã hội các thành phố theo hướng hiện đại, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 84. Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Báo cáo tình hình hoạt động của các khu công nghiệp Việt Nam đến tháng 6/2013. 85. Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), Báo cáo tình hình hoạt động của các khu công nghiệp Việt Nam đến tháng 12/2014. Tài liệu Tiếng Anh 86. Aslam, Mohamed and Asan, Ali Golam Hassan (2003), “Development Planning and regional imbalances in Malaysia”, FEA Working Paper, No. 2003-5. 87. B.H. Robert (2004) "The application of industrial ecology principles and planning guidelines for the development of eco-industrial parks: an Australia case study". A journal article from Journal of Cleaned Production, Published by Elsevier, USA. 88. Charvalparit (2005), Options for environmental sustainability of the cride palm oil industry in Thailand though enhancement of industrial ecosystems, International Science index, 7(7), pp. 271-278. 170 89. D.Gibbs và P.Deutz (2005), Implementing industrial ecology Planning for eco- industrial parks in the USA, Published by Elsevier, USA. 90. Park, Joon and Ahn, Kun-hyuck (2003). How did immigrant workers change residential area near industrial estate in Korea? Seoul National University, Korea. 91. Susan M.Walcott (2003), Chinese Science and Technology Industrial Parks, Ashgate Publishing limited gower House, England. 92. Vu Thanh Huong (2006), “Competitiveness of industria zones in Hanoi”, Chepter 5, Business Environment and Policies of Hanoi, The Publishing House of Social Labour, Hanoi. 93. Vu Thanh Huong (2006), “Unsustainable fators in the development of industrial zones in Vietnam” Journal of Economies and Development, 22, pp.20-24. 171 PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT CÁC CHỈ TIÊU LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP (Dành cho người lao động đang làm việc tại các KCN ở thành phố Đà Nẵng) (Tác giả điều tra) Kính thưa anh (chị)! Với mục tiêu phân tích thực trạng phát triển các KCN ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua và đề ra phương hướng và giải pháp cho giai đoạn tới. Chúng tôi tiến hành thu thập thông tin đánh giá từ anh (chị) về các tiêu chí liên quan công việc và môi trường làm việc ở doanh nghiệp mà anh (chị) đang làm việc. Xin anh (chị) vui lòng đọc kỹ và trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn đáp án mà anh (chị) lựa chọn. Chúng tôi xin cam đoan những thông tin mà anh (chị) cung cấp chỉ phục vụ cho mục đích học tập và nghiên cứu khoa học. Ngoài ra không còn phục vụ mục đích nào khác. Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của anh (chị)! 1. Doanh nghiệp anh (chị) đang làm việc thuộc thành phần kinh tế nào? a. DN nhà nước b. DN tư nhân, cá thể c. DN FDI d. Khác 2. Anh (chị) đã làm việc tại doanh nghiệp trong thời gian bao lâu? a. Dưới 1 năm b. Từ 1 đến 3 năm c. Từ 3 đến 5 năm d. Trên 5 năm 3. Anh (chị) là người lao động đến từ địa phương nào? a. Thành phố Đà Nẵng b. Quảng Nam c. Thừa Thiên – Huế d. Khác (Ghi cụ thể) 4. Anh (chị) có hài lòng về công việc hiện tại của mình hay không? a. Không hài lòng b. Ít hài lòng c. Hài lòng d. Rất hài lòng 5. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của anh (chị) a. CĐ, ĐH trở lên b. Trung cấp chuyên nghiệp c. Công nhân kỹ thuật d. Chưa qua đào tạo 172 6. Thu nhập của anh (chị) hằng tháng là bao nhiêu? a. Dưới 3 triệu đồng b. 3 đến 4 triệu đồng c. 4 đến 5 triệu đồng d. Trên 5 triệu đồng 7. Công việc hiện tại của anh (chị) có tương xứng với mức tiền lương thực nhận không? a. Không tương xứng b. Ít tương xứng c. Tương xứng d. Rất tương xứng 8. Anh (chị) nhận thấy mức độ quan tâm của doanh nghiệp đối với cuộc sống của người lao động như thế nào? a. Không quan tâm b. Ít quan tâm c. Quan tâm d. Rất quan tâm 9. Anh (chị) có tham gia đóng các loại hình bảo hiểm cùng với doanh nghiệp không? Nội dung Không tham gia (1) Ít tham gia (2) Tham gia (3) Tham gia đầy đủ (4) 1. Bảo hiểm xã hội 1 2 3 4 2. Bảo hiểm y tế 1 2 3 4 3. Bảo hiểm thất nghiệp 1 2 3 4 10. Các dịch vụ xã hội trong KCN có đáp ứng được yêu cầu của anh (chị) Nội dung Không đáp ứng (1) Ít đáp ứng (2) Đáp ứng (3) Đáp ứng nhiều (4) 1. Phương tiện công cộng đi lại 1 2 3 4 2. Nhà ở cho công nhân 1 2 3 4 3. Dịch vụ y tế cộng đồng 1 2 3 4 4. Hoạt động thương mại tại chỗ 1 2 3 4 5. Khu vui chơi, văn hóa thể thao 1 2 3 4 6. Dịch vụ cung ứng suất ăn CN 1 2 3 4 Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của anh (chị)! 173 KẾT QUẢ KHẢO SÁT NGƢỜI LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 1. Doanh nghiệp anh (chị) đang làm việc thuộc thành phần kinh tế nào? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Doanh nghiệp nhà nước 56 18.7 18.7 18.7 Doanh nghiệp tư nhân, cá thể 118 39.3 39.3 58.0 Doanh nghiệp có vốn FDI 105 35.0 35.0 93.0 Khác 21 7.0 7.0 100.0 Tổng số 300 100.0 100.0 2. Thời gian làm việc tại doanh nghiệp bao lâu? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Dưới 1 năm 35 11.7 11.7 11.7 Từ 1 đến 3 năm 84 28.0 28.0 39.7 Từ 3 đến 5 năm 82 27.3 27.3 67.0 Trên 5 năm 99 33.0 33.0 100.0 Tổng số 300 100.0 100.0 3. Anh (chị) là người đến từ địa phương nào? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid TP Đà Nẵng 118 39.3 39.3 39.3 Quảng Nam 100 33.3 33.3 72.7 Thừa Thiên – Huế 33 11.0 11.0 83.7 Khác 49 16.3 16.3 100.0 Tổng số 300 100.0 100.0 174 4. Mức độ hài lòng của anh (chị) về công việc hiện tại Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Không hài lòng 22 7.3 7.3 7.3 Ít hài lòng 103 34.3 34.3 41.7 Hài lòng 150 50.0 50.0 91.7 Rất hài lòng 25 8.3 8.3 100.0 Tổng số 300 100.0 100.0 5. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của anh (chị)? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid CĐ, ĐH trở lên 111 37.0 37.0 37.0 TCCN 84 28.0 28.0 65.0 CNKT 59 19.7 19.7 84.7 Chưa qua đào tạo 46 15.3 15.3 100.0 Tổng số 300 100.0 100.0 6. Thu nhập hằng tháng của anh (chị)? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Dưới 3 triệu đồng 32 10.7 10.7 10.7 3-4 triệu đồng 87 29.0 29.0 39.7 4-5 triệu đồng 89 29.7 29.7 69.3 Trên 5 triệu đồng 92 30.7 30.7 100.0 Tổng số 300 100.0 100.0 7. Công việc hiện tại của anh (chị) có tương xứng với mức lương? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Không tương xứng 46 15.3 15.3 15.3 Ít tương xứng 95 31.7 31.7 47.0 Tương xứng 140 46.7 46.7 93.7 Rất tương xứng 19 6.3 6.3 100.0 Tổng số 300 100.0 100.0 175 8. Mức độ quan tâm của doanh nghiệp đối với cuộc sống người lao động như thế nào? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Không quan tâm 31 10.3 10.3 10.3 Ít quan tâm 130 43.3 43.3 53.7 Quan tâm 129 43.0 43.0 96.7 Rất quan tâm 10 3.3 3.3 100.0 Tổng số 300 100.0 100.0 9. Anh (chị) có tham gia đóng Bảo hiểm xã hội? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Không tham gia 28 9.3 9.3 9.3 Ít tham gia 25 8.3 8.3 17.7 Tham gia 46 15.3 15.3 33.0 Tham gia đầy đủ 201 67.0 67.0 100.0 Tổng số 300 100.0 100.0 10. Anh (chị) có tham gia đóng Bảo hiểm y tế? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Không tham gia 16 5.3 5.3 5.3 Ít tham gia 11 3.7 3.7 9.0 Tham gia 65 21.7 21.7 30.7 Tham gia đầy đủ 208 69.3 69.3 100.0 Tổng số 300 100.0 100.0 11. Anh (chị) có tham gia đóng Bảo hiểm thất nghiệp? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Không tham gia 47 15.7 15.7 15.7 Ít tham gia 20 6.7 6.7 22.3 Tham gia 35 11.7 11.7 34.0 Tham gia đầy đủ 198 66.0 66.0 100.0 Tổng số 300 100.0 100.0 176 Các dịch vụ xã hội trong KCN có đáp ứng được nhu cầu của anh (chị)? 12. Phương tiện đi lại công cộng Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Không đáp ứng 166 55.3 55.3 55.3 Ít đáp ứng 105 35.0 35.0 90.3 Đáp ứng 23 7.7 7.7 98.0 Đáp ứng nhiều 6 2.0 2.0 100.0 Tổng số 300 100.0 100.0 13. Nhà ở cho công nhân Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Không đáp ứng 166 55.3 55.3 55.3 Ít đáp ứng 101 33.7 33.7 89.0 Đáp ứng 28 9.3 9.3 98.3 Đáp ứng nhiều 5 1.7 1.7 100.0 Tổng số 300 100.0 100.0 14. Dịch vụ y tế cộng đồng Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Không đáp ứng 91 30.3 30.3 30.3 Ít đáp ứng 126 42.0 42.0 72.3 Đáp ứng 76 25.3 25.3 97.7 Đáp ứng nhiều 7 2.3 2.3 100.0 Tổng số 300 100.0 100.0 15. Hoạt động thương mại tại chỗ Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Không đáp ứng 112 37.3 37.3 37.3 Ít đáp ứng 118 39.3 39.3 76.7 Đáp ứng 66 22.0 22.0 98.7 Đáp ứng nhiều 4 1.3 1.3 100.0 Tổng số 300 100.0 100.0 177 16. Khu vui chơi, văn hóa Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Không đáp ứng 125 41.7 41.7 41.7 Ít đáp ứng 111 37.0 37.0 78.7 Đáp ứng 56 18.7 18.7 97.3 Đáp ứng nhiều 8 2.7 2.7 100.0 Tổng số 300 100.0 100.0 17. Dịch vụ cung ứng suất ăn công nghiệp Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Không đáp ứng 27 9.0 9.0 9.0 Ít đáp ứng 76 25.3 25.3 34.3 Đáp ứng 139 46.3 46.3 80.7 Đáp ứng nhiều 58 19.3 19.3 100.0 Tổng số 300 100.0 100.0 178 PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT CÁC CHỈ TIÊU LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP (Dành cho các doanh nghiệp hoạt động tại các KCN ở thành phố Đà Nẵng) (Tác giả điều tra) Kính thưa ông (bà)! Với mục tiêu phân tích thực trạng phát triển các KCN ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua và đề ra phương hướng và giải pháp cho giai đoạn tới. Chúng tôi tiến hành thu thập thông tin đánh giá từ ông (bà) về các tiêu chí liên quan đến phát triển về kinh tế, xã hội và môi trường ở KCN mà doanh nghiệp của ông (bà) quản lý đang đứng chân. Xin ông (bà) vui lòng đọc kỹ và trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn đáp án mà ông (bà) lựa chọn. Chúng tôi xin cam đoan những thông tin mà ông (bà) cung cấp chỉ phục vụ cho mục đích học tập và nghiên cứu khoa học. Ngoài ra không còn phục vụ mục đích nào khác. Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của Ông (Bà)! I. Các thông tin chung 1. Doanh nghiệp do ông (bà) quản lý thuộc thành phần kinh tế nào? a. Doanh nghiệp nhà nước b. Doanh nghiệp tư nhân, cá thể c. Doanh nghiệp có vốn FDI d. Khác 2. Chức vụ hiện nay của ông (bà) a. Tổng giám đốc b. Phó Tổng giám đốc c. Giám đốc d. Phó Giám đốc II. Các thông tin cụ thể 1. Ông (bà) có hài lòng về địa điểm mà doanh nghiệp đang đóng tại KCN? a. Không hài lòng b. Ít hài lòng c. Hài lòng d. Rất hài lòng 2. Trình độ KHCN của doanh nghiệp có đảm bảo duy trì và nâng cao năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp? a. Không đảm bảo b. Ít đảm bảo c. Đảm bảo d. Rất đảm bảo 3. Doanh nghiệp của ông (bà) có tham gia liên kết SXKD với các doanh nghiệp khác trong KCN không? a. Không tham gia b. Ít tham gia c. Tham gia d. Tham gia hoàn toàn 179 4. Mức độ hiệu quả trong quá trình liên kết của doanh nghiệp như thế nào? a. Không hiệu quả b. Ít hiệu quả c. Hiệu quả d. Rất hiệu quả 5. Theo ông (bà), cần có xây dựng chính sách liên kết giữa các doanh nghiệp trong KCN và với các KCN khác không? a. Không cần xây dựng b. Cần xây dựng 6. Theo ông (bà), nguyên nhân nào làm chậm quá trình liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp trong KCN với các KCN khác a. Chính sách không phù hợp b. Cơ quan quản lý nhà nước c. Thiếu năng động của DN d. Nguyên nhân khác (Ghi rõ) 7. Tình trạng khoa học công nghệ của MMTB, dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp đang vận hành như thế nào? a. Lạc hậu b. Trung bình c. Tiên tiến d. Hiện đại 8. Ông (bà) đánh giá như thế nào về hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội bên trong KCN Tiêu chí đánh giá Rất kém (1) Kém (2) Trung bình (3) Khá (4) Tốt (5) 1. Hệ thống cấp điện 1 2 3 4 5 2. Hệ thống cấp nước 1 2 3 4 5 3. Nhà máy xử lý nước thải 1 2 3 4 5 4. Nhà máy xử lý chất thải rắn 1 2 3 4 5 5. Đường giao thông 1 2 3 4 5 6. Nhà xưởng, kho tàng 1 2 3 4 5 9. Ông (bà) có quan tâm đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân không? a. Không quan tâm b. Ít quan tâm c. Quan tâm d. Rất quan tâm 10. Ông (bà) có hài lòng về kiến thức và kỹ năng của người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp không? a. Không hài lòng b. Ít hài lòng c. Hài lòng d. Rất hài lòng 11. Doanh nghiệp của ông (bà) có hệ thống xử lý nước thải tập trung tham gia đấu nối với hệ thống xử lý nước thải của KCN không? a. Không tham gia b. Ít tham gia c. Tham gia d. Thường xuyên tham gia 180 12. Chất lượng xử lý nước thải của KCN có đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường? a. Không đảm bảo b. Ít đảm bảo c. Đảm bảo d. Rất đảm bảo 13. Chính sách mà cơ quan quản lý môi trường và các cơ quan chức năng khác áp dụng đối với doanh nghiệp của ông (bà)? a. Không phù hợp b. Ít phù hợp c. Phù hợp d. Rất phù hợp Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của Ông (Bà)! 181 KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC DOANH NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 1. Doanh nghiệp ông (bà) quản lý thuộc thành phần kinh tế nào? Frequency Percent Valid Percent Cumulativ e Percent Valid Doanh nghiệp nhà nước 12 24.0 24.0 24.0 Doanh nghiêp tư nhân, cá thể 22 44.0 44.0 68.0 Doanh nghiệp có vốn FDI 10 20.0 20.0 88.0 Khác 6 12.0 12.0 100.0 Tổng số 50 100.0 100.0 2. Chức vụ hiện nay của ông (bà)? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Tổng Giám đốc 10 20.0 20.0 20.0 Phó Tổng giám đốc 3 6.0 6.0 26.0 Giám đốc 16 32.0 32.0 58.0 Phó Giám đốc 21 42.0 42.0 100.0 Tổng số 50 100.0 100.0 3. Ông (bà) có hài lòng về địa điểm mà doanh nghiệp đang đóng tại KCN Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Không hài lòng 1 2.0 2.0 2.0 Ít hài lòng 8 16.0 16.0 18.0 Hài lòng 18 36.0 36.0 54.0 Rất hài lòng 23 46.0 46.0 100.0 Tổng số 50 100.0 100.0 182 4. Trình độ KHCN của DN có đảm bảo duy trì và nâng cao năng lực SXKD Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Không đảm bảo 1 2.0 2.0 2.0 Ít đảm bảo 12 24.0 24.0 26.0 Đảm bảo 23 46.0 46.0 72.0 Rất đảm bảo 14 28.0 28.0 100.0 Tổng số 50 100.0 100.0 5. Doanh nghiệp của ông (bà) có tham gia liên kết SXKD voi DN khac? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Không tham gia 6 12.0 12.0 12.0 Ít tham gia 25 50.0 50.0 62.0 Tham gia 13 26.0 26.0 88.0 Tham gia hoàn toàn 6 12.0 12.0 100.0 Total 50 100.0 100.0 6. Mức độ hiệu quả trong quá trình liên kết của doanh nghiệp Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Không hiệu quả 11 22.0 22.0 22.0 Ít hiệu quả 18 36.0 36.0 58.0 Hiệu quả 14 28.0 28.0 86.0 Rất hiệu quả 7 14.0 14.0 100.0 Tổng số 50 100.0 100.0 7. Cần xây dựng chính sách liên kết giữa các doanh nghiệp Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Không cần xây dựng 2 4.0 4.0 4.0 Cần xây dựng 48 96.0 96.0 100.0 Tổng số 50 100.0 100.0 183 8. Nguyên nhân làm chậm quá trình liên kết Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Chính sách không phù hợp 13 26.0 26.0 26.0 Cơ quan quản lý nhà nước 18 36.0 36.0 62.0 Thiếu năng động của DN 13 26.0 26.0 88.0 Nguyên nhân khác 6 12.0 12.0 100.0 Tổng số 50 100.0 100.0 9. Tình trạng KHCN của MMTB, dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Lạc hậu 1 2.0 2.0 2.0 Trung bình 17 34.0 34.0 36.0 Tiên tiến 18 36.0 36.0 72.0 Hiện đại 14 28.0 28.0 100.0 Tổng số 50 100.0 100.0 Ông (bà) đánh giá như thế nào về hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội bên trong KCN? 10. Hệ thống cấp điện Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất kém 1 2.0 2.0 2.0 Kém 4 8.0 8.0 10.0 Trung bình 23 46.0 46.0 56.0 Khá 13 26.0 26.0 82.0 Tốt 9 18.0 18.0 100.0 Tổng số 50 100.0 100.0 184 11. Hệ thống cấp nước Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kém 3 6.0 6.0 6.0 Trung bình 19 38.0 38.0 44.0 Khá 19 38.0 38.0 82.0 Tốt 9 18.0 18.0 100.0 Tổng số 50 100.0 100.0 12. Nhà máy xử lý nước thải Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất kém 3 6.0 6.0 6.0 Kém 11 22.0 22.0 28.0 Trung bình 15 30.0 30.0 58.0 Khá 18 36.0 36.0 94.0 Tốt 3 6.0 6.0 100.0 13. Công trình xử lý chất thải rắn Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất kém 20 40.0 40.0 40.0 Kém 12 24.0 24.0 64.0 Trung bình 10 20.0 20.0 84.0 Khá 7 14.0 14.0 98.0 Tốt 1 2.0 2.0 100.0 Tổng số 50 100.0 100.0 14. Đường giao thông Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kém 3 6.0 6.0 6.0 Trung bình 18 36.0 36.0 42.0 Khá 19 38.0 38.0 80.0 Tốt 10 20.0 20.0 100.0 Tổng số 50 100.0 100.0 185 15. Nhà xưởng, kho tàng Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kém 5 10.0 10.0 10.0 Trung bình 23 46.0 46.0 56.0 Khá 18 36.0 36.0 92.0 Tốt 4 8.0 8.0 100.0 Tổng số 50 100.0 100.0 16. Ông (bà) có quan tâm đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Không quan tâm 3 6.0 6.0 6.0 Ít quan tâm 14 28.0 28.0 34.0 Quan tâm 20 40.0 40.0 74.0 Rất quan tâm 13 26.0 26.0 100.0 Tổng số 50 100.0 100.0 17. Ông (bà) có hài lòng về kiến thức và kỹ năng của người lao động đang làm việc tại DN? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Ít hài lòng 8 16.0 16.0 16.0 Hài lòng 38 76.0 76.0 92.0 Rất hài lòng 4 8.0 8.0 100.0 Tổng số 50 100.0 100.0 18. Doanh nghiệp có tham gia đấu nối với hệ thống xử lý nước thải của KCN? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Không tham gia 1 2.0 2.0 2.0 Ít tham gia 9 18.0 18.0 20.0 Tham gia 26 52.0 52.0 72.0 Thường xuyên tham gia 14 28.0 28.0 100.0 Tổng số 50 100.0 100.0 186 19. Chất lượng xử lý nước thải của KCN Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Không đảm bảo 1 2.0 2.0 2.0 Ít đảm bảo 14 28.0 28.0 30.0 Đảm bảo 31 62.0 62.0 92.0 Rất đảm bảo 4 8.0 8.0 100.0 Tổng số 50 100.0 100.0 20. Chính sách của cơ quan quản lý môi trường và cơ quan chức năng đang áp dụng đối với DN Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Không phù hợp 1 2.0 2.0 2.0 Ít phù hợp 15 30.0 30.0 32.0 Phù hợp 32 64.0 64.0 96.0 Rất phù hợp 2 4.0 4.0 100.0 Tổng số 50 100.0 100.0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_cac_khu_cong_nghiep_theo_huong_ben_vung_o.pdf
  • doctom tat tieng viet.doc
  • doctrang thong tin Viet-Anh.doc
Luận văn liên quan