Phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp liên quan tạo nguồn cung cấp vật
tư sản xuất linh kiện ô tô mà trước tiên là ngành cơ khí. Tuy nhiên, cần thay đổi cách
tiếp cận trong đầu tư phát triển dàn trải phân tán như nhiều năm qua. Ưu tiên phát
triển công nghiệp cơ khí không có nghĩa là tất cả mọi ngành, mọi loại sản phẩm cơ
khí đều phải chú trọng đầu tư như nhau. Cần xác định trọng tâm ưu tiên tập trung
vào nâng cao năng lực sản xuất những khâu thiết yếu, cơ bản như đúc, luyện kim,
xử lý nhiệt, cán thép, tạo phôi, gia công bề mặt. Đối với những khâu này cần nhanh
chóng đầu tư mua sắm thiết bị, công nghệ mới, hiện đại để có khả năng chế tạo
những chi tiết, cụm chi tiết đáp ứng những đòi hỏi về tiêu chuẩn kỹ thuật và chất
lượng, có độ chính xác cao để có thể sử dụng sản xuất gia công ra các linh kiện phù
tùng ô tô theo tiêu chuẩn quốc tế. Hỗ trợ đào tào nguồn nhân lực và nâng cao năng
lực tổ chức sản xuất, quản lý điều hành và tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp
cơ khí. Cần tập trung sức xây dựng một số doanh nghiệp cơ khí đầu đàn có khả
năng cung ứng những hợp đồng quy mô lớn dài hạn đúng yêu cầu về chất lượng và
thời gian giao hàng. Ngoài ra, cần nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học công
nghệ trong ngành cơ khí bằng cách đổi mới cơ chế quản lý đối với các viện, trung
tâm nghiên cứu chuyên ngành đảm bảo tính tự chủ gắn nghiên cứu với phát triển
sản xuất thông qua cơ chế hợp đồng nghiên cứu khoa học công nghệ giữa các
doanh nghiệp CNHT với các viện, trung tâm nghiên cứu.
163 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quang Huệ Tổng Giám đốc Công ty TNHH Bosch Việt Nam
126
cho rằng: “Để phát triển được ngành công nghiệp phụ trợ cho ô tô không đơn giản bởi
công nghiệp ô tô đòi hỏi nhiều yếu tố phức tạp, công nghệ hiện đại và các nhà máy sản
xuất đòi hỏi cao về chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng. Phải có số lượng và quy
mô đủ lớn” (Phương Dung, Báo điện tử Dân trí ngày 17 tháng 2 năm 2017), ông Daiki
Matsumoto, Tổng Giám đốc công ty Tobata Turret (Nhật Bản) cũng đã nói rằng:
“Điều kiện thành công khi tham gia vào lĩnh vực kinh doanh linh kiện ô tô đòi hỏi các
doanh nghiệp Việt Nam cần có niềm tin, sự quyết tâm, tính nhẫn nại của nhà kinh
doanh. Đồng thời, các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện cần hoạt động kinh doanh
mang tính chiến lược, đảm bảo nhận thức rõ hiện trạng để đưa ra hành động đối ứng
phù hợp”, bà Nguyễn Thị Xuân Thuý, Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công
nghiệp cũng cho rằng: “Điều mà các nhà sản xuất ô tô kỳ vọng đối với các nhà cung
cấp linh phụ kiện trong nước chính là hồ sơ năng lực tốt; giá tương đương với sản
phẩm nhập khẩu; hàng mẫu theo đúng bản vẽ; có niềm đam mê, tính kiên nhẫn; chất
lượng ổn định, sai số thấp; có khả năng cung cấp với quy mô lớn, cho nhiều khách
hàng khác nhau” (Thế Vinh, Báo điện tử Thời báo kinh doanh ngày 8 tháng 9 năm
2016). Nói chung, để đáp ứng được các yêu cầu đó, hiện tại và trong tương lai gần,
những vấn đề mà các doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cần
chú trọng là:
4.2.2.1. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản trị doanh nghiệp
Công tác quản trị doanh nghiệp ngày càng khẳng định tầm quan trọng của nó
đối với sự phát triển của doanh nghiệp, không chỉ trong lĩnh vực CNHT cho ngành
công nghiệp ô tô mà ở tất cả các lĩnh vực khác trong môi trường kinh doanh cạnh tranh
quyết liệt như hiện nay. Yêu cầu đối với công tác quản trị doanh nghiệp là phải được
tiến hành một cách bài bản, chú trọng nâng cao hiệu quả quản lý; tinh gọn bộ máy tổ
chức quản lý, tái cơ cấu các bộ phận, lựa chọn cơ cấu sản phẩm, ngành hàng phù hợp
với nhu cầu thị trường và khả năng của doanh nghiệp. Mục tiêu với các doanh nghiệp
CNHT cho ngành công nghiệp ô tô là cần nhanh chóng nâng cao năng lực sản xuất,
đầu tư mua sắm trang thiết bị mới, hiện đại hóa công nghệ và đổi mới tổ chức sản xuất,
nghiên cứu áp dụng hài hòa tiêu chuẩn Việt Nam với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế trong
để từng bước tham gia vào các tầng nấc khác nhau và củng cố chỗ đứng của mình
trong chuỗi cung ứng hoặc mạng sản xuất toàn cầu của các hãng lớn.
4.2.2.2. Tìm kiếm và khai thác các nguồn vốn đa dạng cho đầu tư đổi mới công nghệ
Với đặc điểm phần lớn các doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô là
các DNNVV, luôn trong tình trạng thiếu vốn cho đầu tư phát triển, đặc biệt là đầu tư
đổi mới công nghệ. Mặc dù ở Việt Nam có khá nhiều quỹ hỗ trợ doanh nghiệp như
127
Quỹ hỗ trợ đầu tư, Quỹ hỗ trợ DNNVV, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, Quỹ
đổi mới công nghệ quốc gia nhưng vì nhiều lý do việc tiếp cận và vay được vốn từ
các quỹ này khá khó khăn, trong đó một trong những nguyên nhân chủ yếu đã được
Trần Văn Quang (2016) chỉ ra là “có rất ít doanh nghiệp tự đánh giá năng lực công
nghệ phục vụ cho đổi mới và hoạch định chiến lược kinh doanh; hầu hết thiếu nhân
lực quản trị nên việc xây dựng các đề án phát triển doanh nghiệp chưa được quan tâm
đúng mức, thiếu cơ sở khoa học, việc diễn giải các nội dung trong dự án đầu tư
thiếu tính thuyết phục, thiếu sự tính toán đầy đủ nên tính khả thi chưa cao”. Chính vì
vậy, các doanh nghiệp thuộc nhóm CNHT cho ngành công nghiệp ô tô có nhu cầu vay
vốn cần thực sự quan tâm cần tự đánh giá hoặc thuê chuyên gia tổ chức đánh giá năng
lực công nghệ của doanh nghiệp để hoạch định và chuẩn bị nguồn lực đầu tư theo
phương án khả thi nhất; cần có cán bộ có năng lực, có khả năng nghiên cứu tiếp cận
với các chính sách để hoàn thiện hồ sơ đáp ứng theo yêu cầu để được vay vốn.
4.2.2.3. Tăng cường các hoạt động liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp nhằm hình
thành các quan hệ liên kết trong phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô
Có thể nói trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam các mạng sản xuất hay chuỗi
cung ứng mới bước đầu manh nha hình thành chủ yếu trong nội bộ từng công ty lắp
ráp và điều đó đã không giúp các doanh nghiệp CNHT phát huy được sức mạnh của
cộng đồng doanh nghiệp trong nâng cao năng lực sản xuất cung ứng của CNHT cho
ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Để khắc phục tình trạng trên cần khuyến khích và
đẩy mạnh sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau cũng như giữa các
doanh nghiệp trong và ngoài nước trong việc sản xuất, cung ứng các sản phẩm CNHT.
Thực tế cũng cho thấy, để phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cần
phải có những doanh nghiệp thật sự mạnh và nổi trội đủ để làm đầu mối liên kết với
các hãng ô tô hoặc doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô lớn nước ngoài
và lôi kéo thu hút các doanh nghiệp CNHT khác trong nước và các doanh nghiệp
CNHT cũng cần phải liên kết chặt chẽ với nhau.
Vì vậy, dưới sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp CNHT
Việt Nam cần chủ động liên hệ thuyết phục và đề xuất phương án hợp tác liên kết và
cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết theo yêu cầu của các doanh nghiệp đối tác
nước ngoài nhằm chứng minh năng lực và sự quyết tâm của mình trong phát triển các
mối quan hệ liên kết hợp tác lâu dài cùng có lợi trong hoạt động sản xuất cung ứng.
Thực tế cho thấy, khi các doanh nghiệp CNHT nước ngoài đã chấp nhận hợp tác liên
kết với doanh nghiệp CNHT Việt Nam họ sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc nâng cao năng
lực sản xuất, quản lý, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam mà điển
128
hình thành công rõ nhất là trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với các
doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô của Nhật Bản.
Các doanh nghiệp CNHT đầu mối căn cứ vào loại cụm chi tiết, linh kiện đã ký
kết thỏa thuận với doanh nghiệp CNHT nước ngoài xác định những phần việc cơ bản
quan trọng nhất có thể đảm nhiệm thông qua việc đầu tư hình thành các doanh nghiệp
trực thuộc. Thay vì tự sản xuất toàn bộ có nhiều chi tiết bộ phận doanh nghiệp CNHT
đầu mối Việt Nam lại chủ động tìm kiếm, lựa chọn từ các DNNVV trong nước khác để
xây dựng mối quan hệ liên kết cung ứng các sản phẩm hỗ trợ cho mình. Mối quan hệ
liên kết kinh tế này được thực hiện thông qua cơ chế hợp đồng kinh tế dài hạn dựa trên
cơ sở hợp tác chặt chẽ hỗ trợ, tin cậy lẫn nhau vì lợi ích dài hạn.
Dựa trên những thông tin về các doanh nghiệp CNHT cho ngành công
nghiệp ô tô nước ngoài, lĩnh vực hoạt động, chủng loại sản phẩm, các yêu cầu của
họ được cung cấp bởi các cơ quan nhà nước và Hiệp hội ô tô Việt Nam, các
DNNVV Việt Nam khi tạo dựng được năng lực sản xuất đáp ứng yêu cầu của các
đối tác nước ngoài cần mạnh dạn chủ động tiếp cận tự giới thiệu, tự quảng bá sản
phẩm và năng lực sản xuất của mình trực tiếp với các doanh nghiệp nước ngoài.
Nói chung, để có thể liên kết được với các doanh nghiệp nước ngoài trong sản xuất,
cung ứng các sản phẩm CNHT, các doanh nghiệp Việt Nam ngoài những yêu cầu
về tiêu chuẩn chất lượng, hệ thống quản lý, cần nghiên cứu kỹ chiến lược kinh
doanh, văn hóa doanh nghiệp của đối tác nước ngoài trước khi tiếp cận họ, đồng
thời phải kiên trì thuyết phục đối tác. Luôn luôn lấy lợi ích lâu dài và tạo dựng
niềm tin là yếu tố quyết định trong liên kết hợp tác với các doanh nghiệp nước
ngoài. Khi đã xây dựng được mối liên kết hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài cần
phải hướng tới xác lập được một vị trí trong chuỗi cung ứng toàn cầu của họ.
Ngoài phát triển mạnh mẽ sâu rộng các mối liên kết dọc, cần chú trọng tới phát
triển các mối liên kết ngang giữa các doanh nghiệp trong ngành để có kế hoạch chiến
lược phát triển phù hợp đối với từng doanh nghiệp, giảm thiểu những yếu tố cạnh
tranh không cần thiết đồng thời nâng cao sức mạnh của cộng đồng doanh nghiệp
CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam thông qua sự hợp tác chia sẻ thông tin
làm cơ sở cho ra các quyết định sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất.
Nói tóm lại, đẩy mạnh liên kết là cách thức có hiệu quả giúp các doanh nghiệp
trong nước thông qua đó có thể tạo thêm bạn hàng mới, mở rộng thị trường, tiếp cận
được các công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm hỗ trợ của
mình. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể giảm được chi phí tìm kiếm
đối tác, giảm chi phí nhập khẩu qua đó giảm được giá thành sản phẩm và cũng giảm
129
bớt sự phụ thuộc vào các thị trường bên ngoài.
4.2.3. Nhóm giải pháp về phía Hiệp hội ô tô và Hiệp hội CNHT Việt Nam
Thời gian qua, mặc dù đã được thành lập và đi vào hoạt động nhưng Hiệp hội ô
tô và Hiệp hội CNHT Việt Nam chưa phát huy được vai trò của mình góp phần thúc
đẩy ngành công nghiệp ô tô và CNHT cho ngành công nghiệp ô tô phát triển. Do vậy,
thời gian tới cần củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội này để
tương xứng với vị trí, vai trò và chức năng của hiệp hội trong tình hình mới, góp phần
tích cực thúc đẩy CNHT cho ngành công nghiệp ô tô phát triển, đồng thời cần đổi mới
hoạt động của các hiệp hội này theo nguyên tắc là một tổ chức phục vụ sự phát triển
của công nghiệp ô tô và CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Cụ thể như sau:
4.2.3.1. Phát huy vai trò và thực hiện tốt chức năng là cầu nối giữa các cơ quan quản
lý nhà nước với các doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô
Với vai trò là đại diện cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp ô tô cũng
như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNHT cho ngành công nghiệp ô tô,
các hiệp hội này phải là cầu nối giữa nhà nước với các doanh nghiệp để xây dựng
đề xuất các chính sách phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô phù hợp. Thực
tế cho thấy, các chính sách, giải pháp phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô
chỉ có thể mang lại tác động tích cực trên cơ sở các nhu cầu, ý kiến, kiến nghị và đề
xuất của các hiệp hội chứ không chỉ đơn thuần xuất phát từ ý muốn chủ quan của
các cơ quan quản lý Nhà nước. Các hiệp hội này thông qua việc theo dõi nắm bắt
tập hợp thông tin từ thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp CNHT phát hiện
các khó khăn vướng mắc, đề xuất những kiến nghị giải quyết những khó khăn
vướng mắc trong phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô với Chính phủ và
các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trong từng giai đoạn. Các hiệp hội này
cũng phải thể hiện rõ vai trò là cơ quan gắn kết giữa các doanh nghiệp lắp ráp ô tô
với các doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô và giữa các doanh nghiệp
CNHT với nhau thông qua chức năng thu thập, chia sẻ thông tin về nhu cầu thị
trường, kinh nghiệm phát triển, nhu cầu hợp tác đầu tư tài chính, công nghệ,
đồng thời cũng phải là các cơ quan hỗ trợ đắc lực cho phát triển công nghiệp ô tô
và CNHT cho ngành công nghiệp ô tô thông qua tập hợp thông tin về thị trường,
đầu mối quảng bá, tuyên truyền và tổ chức các hoạt động giao lưu liên kết sản xuất
kinh doanh ô tô và CNHT cho ngành công nghiệp ô tô giữa các doanh nghiệp Việt
Nam với các doanh nghiệp nước ngoài.
130
4.2.3.2. Thực hiện tốt chức năng giám sát việc thực hiện các quy định đảm bảo tiêu
chuẩn chất lượng đối với các doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô
Các hiệp hội này phải là cơ quan đảm bảo sự thống nhất về thực hiện các quy
định đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đối với các doanh nghiệp phải tuân thủ, có trách
nhiệm bảo vệ uy tín của các doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô thông
qua việc giám sát việc đảm bảo tuân thủ những tiêu chuẩn đã thống nhất đã cam kết,
không để những doanh nghiệp yếu kém chộp giật gây ảnh hưởng chung đến uy tín của
các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
4.2.3.3. Giám sát cùng với Cục sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền lợi của các nhà sáng
chế, các doanh nghiệp có sản phẩm đăng ký bản quyền, thương hiệu, nhãn hiệu.
Các hiệp hội với tư cách là tổ chức đại diện cho các doanh nghiệp ô tô và
CNHT cho ngành công nghiệp ô tô cần thực hiện tốt vai trò giám sát cùng với Cục sở
hữu trí tuệ bảo vệ quyền lợi của các nhà sáng chế, các doanh nghiệp có sản phẩm đăng
ký bản quyền, thương hiệu, nhãn hiệu. Chỉ có thực hiện nghiêm túc những vấn đề trên
mới tạo động lực cho các nhà đầu tư vào nghiên cứu phát triển sản phẩm, cải tiến và
đổi mới công nghệ sản xuất sản phẩm CNHT cho ngành công nghiệp ô tô của các
doanh nghiệp trong nước và tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu
tư phát triển và thực hiện chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam.
4.2.3.4. Phát huy vai trò là đầu mối hợp tác phát triển với các hiệp hội các doanh
nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô của các nước trên thế giới
Một vai trò rất quan trọng khác không thể thiếu được của hiệp hội ô tô Việt
Nam là đầu mối hợp tác phát triển với các hiệp hội các doanh nghiệp CNHT cho
ngành công nghiệp ô tô của các nước khác trên thế giới. Để thực hiện tốt vai trò này,
Hiệp hội cần theo dõi nắm bắt cập nhật kịp thời thông tin về tình hình phát triển công
nghiệp ô tô, diễn biến thị trường, xu hướng chuyển đổi đầu tư và cơ cấu sản xuất mặt
hàng của ngành ô tô trên thế giới để tư vấn cho các doanh nghiệp CNHT cho ngành
công nghiệp ô tô cũng như cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam.
131
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam là một yêu cầu tất
yếu, bởi đây là một yếu tố vô cùng quan trọng nhằm thực hiện Chiến lược phát triển
ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong thời gian tới. Căn cứ vào các vấn đề lý luận và
thực tiễn đã được làm rõ trong các chương 2 và 3, việc phát triển CNHT cho ngành
công nghiệp ô tô cần phải dựa trên các quan điểm sau: có lựa chọn lĩnh vực ưu tiên
phát triển; phải dựa trên các quy luật thị trường; phải gắn liền với mục tiêu tham gia
sâu hơn vào mạng lưới sản xuất ô tô toàn cầu; dựa vào cả nguồn lực trong nước và ngoài
nước, đặc biệt là đầu tư trực tiếp của các tập đoàn lớn trong lĩnh vực sản xuất ô tô; Hệ
thống chính sách phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô cần đảm bảo tính đồng
bộ, nhất quán, rõ ràng, ổn định đảm bảo lợi ích quốc gia và phù hợp với chuẩn mực
quốc tế. Đồng thời, cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp. Về phía nhà nước đó
là: i) Cụ thể hóa nội dung quy hoạch phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô đã
được phê duyệt để triển khai thực hiện đúng định hướng và có hiệu quả; ii) Đổi mới, hoàn
thiện hệ thống chính sách đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán, minh bạch và ổn định
nhằm khuyến khích các nhà đầu tư; iii) Nghiên cứu và ban hành các chính sách ưu đãi
nhằm tăng cường thu hút FDI vào lĩnh vực CNHT cho ngành công nghiệp ô tô; iv)
Chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng nền tảng của CNHT nói chung, CNHT cho ngành
công nghiệp ô tô Việt Nam nói riêng; v) Tăng cường năng lực tổ chức quản lý điều
hành chính sách phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô; vi) Khuyến khích đầu
tư phát triển các ngành công nghiệp mang tính chất nền tảng và các dịch vụ hỗ trợ
CNHT cho ngành công nghiệp ô tô; vii) Xây dựng hệ thống thông tin và hệ thống cơ
sở dữ liệu quốc gia về CNHT cho ngành công nghiệp ô tô; viii) Phát triển nguồn nhân
lực đáp ứng yêu cầu phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô. Với các doanh
nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô cần: i) Tăng cường và nâng cao hiệu quả
công tác quản trị doanh nghiệp; ii) Tìm kiếm và khai thác các nguồn vốn đa dạng cho
đầu tư đổi mới công nghệ; iii) Tăng cường các hoạt động liên kết, hợp tác nhằm hình
thành các quan hệ liên kết trong phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô. Với
Hiệp hội ô tô và Hiệp hội CNHT Việt Nam cần: i) Phát huy vai trò và thực hiện tốt
chức năng là cầu nối giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp; ii)
Thực hiện tốt chức năng giám sát việc thực hiện các quy định đảm bảo tiêu chuẩn chất
lượng đối với các doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô; iii) Cùng giám sát
để bảo vệ quyền lợi của các nhà sáng chế, các doanh nghiệp có sản phẩm đăng ký bản
quyền, thương hiệu, nhãn hiệu; iv) Phát huy vai trò là đầu mối hợp tác phát triển với
các hiệp hội các doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô của các nước.
132
KẾT LUẬN
Hiện nay, CNHT được xem là trung tâm của nền công nghiệp của mỗi quốc gia.
Với Việt Nam, phát triển ngành công nghiệp ô tô hiện vẫn là một trong những mục
tiêu quan trọng cần đạt tới và điều này đã được thể hiện rõ ở nội dung Chiến lược và
quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam đến năm 2025. Để thực hiện
các mục tiêu chiến lược đối với ngành công nghiệp ô tô, phát triển CNHT cho ngành
công nghiệp ô tô là một yêu cầu tất yếu. Ngoài việc sản xuất và cung cấp các yếu tố
đầu vào cho ngành sản xuất ô tô để hướng tới một ngành công nghiệp ô tô bền vững,
CNHT cho ngành công nghiệp ô tô còn liên quan mật thiết với nhiều ngành công
nghiệp nên phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô cũng chính là nhằm góp phần
nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp nói chung, giảm sự lệ thuộc vào các loại linh
kiện nhập khẩu, từng bước cải thiện trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trong
ngành. Đề tài “Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam” đã
hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đề ra và có những đóng góp chủ yếu sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về CNHT cho
ngành công nghiệp ô tô, chỉ rõ đặc điểm, vai trò của CNHT cho ngành công nghiệp ô
tô đối với sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô cũng như sự phát triển kinh tế - xã
hội của một quốc gia. Đề tài luận án đã xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá, phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô.
Đặc biệt, luận án phân tích một số bài học kinh nghiệm về phát triển CNHT cho ngành
công nghiệp ô tô tại một số quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam với mục đích
cung cấp cơ sở khoa học để các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp nghiên cứu và
phân tích khả năng vận dụng những kinh nghiệm đó nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển
CNHT cho ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam trong tương lai.
Thứ hai, khai thác dữ liệu sơ cấp từ Bộ số liệu Tổng Điều tra doanh nghiệp của
Tổng cục Thống kê (GSO), đề tài luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng
của kinh tế học hiện đại bao gồm các kỹ thuật phân tích thống kê, kinh tế lượng để đo
lường và đánh giá thực trạng phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô, phân tích
những chỉ tiêu cụ thể về tài sản, vốn, lao động, tham gia vào thương mại quốc tế, giá
trị tăng thêm, doanh thu và lợi nhuận để thấy rõ trình độ phát triển cũng như hiệu
quả hoạt động của các doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam,
từ đó khái quát bức tranh tổng thể về thực trạng phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô
tô ở Việt Nam trong thời gian qua, làm rõ những kết quả đạt được, những mặt hạn chế và
phân tích các nguyên nhân tác động. Những kết luận đưa ra chính là những luận cứ thực
tiễn để xác định những vấn đề cần giải quyết và hướng giải quyết nhằm thực hiện mục tiêu
133
phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam trong tương lai. Đóng góp mới,
quan trọng của luận án là đưa ra phương pháp để chiết xuất, khai thác dữ liệu từ các Bộ điều
tra doanh nghiệp hàng năm để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển CNHT cho ngành
công nghiệp ô tô ở Việt Nam đã khắc phục được nhược điểm của nhiều nghiên cứu
trước đây khi chủ yếu dựa trên kết quả khảo sát, điển hình là nghiên cứu của Hoàng
Văn Châu và cộng sự (2010).
Thứ ba, đề tài luận án đã đề xuất những quan điểm phát triển CNHT cho ngành
công nghiệp ô tô ở Việt Nam trong thời gian tới, trên cơ sở những nguyên nhân tác
động đến sự phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô đã được phân tích trong
chương 3, xem xét những kinh nghiệm phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô
của một số quốc gia trong khu vực, đề tài luận án đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy
sự phát triển của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam trong thời gian tới.
Các giải pháp được đề xuất chủ yếu được đề cập dưới góc độ chính sách của các tổ
chức, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành ở Việt Nam.
Bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài luận án cũng còn có những hạn chế
nhất định. Thứ nhất, dữ liệu dùng để phân tích đánh giá thực trạng phát triển CNHT
cho ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam dừng lại ở năm 2014 vì lý do đảm bảo tính
đồng bộ hóa của dữ liệu. Thứ hai, do đặc điểm của nhiều doanh nghiệp CNHT cho
ngành công nghiệp ô tô không chỉ sản xuất các sản phẩm CNHT riêng cho ngành công
nghiệp ô tô mà còn sản xuất cả các sản phẩm CNHT cho các ngành khác nên rất khó
tách bạch hiệu quả kỹ thuật và năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) cho riêng phần
CNHT cho ngành công nghiệp ô tô, luận án không sử dụng các chỉ tiêu này trong đánh
giá thực trạng năng lực của các doanh nghiệp và do vậy bức tranh về thực trạng phát
triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã thiếu những đánh giá về hiệu
quả kỹ thuật và năng suất nhân tố tổng hợp. Những hạn chế này sẽ được khắc phục dần
trong các nghiên cứu tiếp theo của tác giả.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Vũ Anh Trọng (2016), “Kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô
ở một số quốc gia châu Á”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 22 tháng 09/2016,
trang 44 – 46
2. Vũ Anh Trọng (2016), Đánh giá năng lực và hiệu quả hoạt động của ngành
công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế
toán, số 11 (160) 2016, trang 33 - 36.
3. Vũ Anh Trọng (2016), Những bài học kinh nghiệm về phát triển ngành công
nghiệp hỗ trợ ô tô ở một số quốc gia châu Á, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc
gia, tháng 9/2016, trang 372- 389
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. APEC. (2014). Báo cáo phân tích ngành ô tô (pp. 33): CTCP Chứng khoán Châu
Á - Thái Bình Dương.
2. Asia Productivity Organiazation (2002), Strengthening of supporting industries:
Asian experience, Tokyo.
3. Bạch Dương, Báo điện tử Vneconomy ngày 16 tháng 11 năm 2016. “Nội địa hóa
ô tô ở Việt Nam và câu chuyện của người đến sau”, truy cập ngày 02/3/2017 tại
sau-20161114115757915.htm
4. Bạch Dương, Đức Thọ, Báo điện tử Vneconomy ngày 13 tháng 11 năm 2016.
“Công nghiệp ôtô và kẻ ngược dòng Trường Hải”, truy cập ngày 02/3/2017 tại
địa chỉ
20161112124557464.htm
5. Bảo Trân, Báo Người lao động điện tử ngày 10 tháng 11 năm 2016. “Mục tiêu
nội địa hóa thất bại”, truy cập ngày 01/3/2017 tại
nuoc/muc-tieu-noi-dia-hoa-o-to-that-bai-20161110221233373.htm
6. Bộ Công nghiệp (2007). Quyết định 34/2007/QĐ-BCN ngày 31/07/2007 Phê
duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm
2020.
7. Bộ Công thương (2014). Quyết định 9028/QĐ-BCT ngày 08 tháng 10 năm 2014
Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030.
8. Bộ Công Thương (2017). “Thông qua Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đến
năm 2025”, truy cập ngày 03/3/2017 tại
9. Carlier A, Trần Thanh Sơn (2005), Thúc đẩy quan hệ hợp đồng giữa các doanh
nghiệp ở Việt Nam, Ngân hàng thế giới, Hà Nội.
10. Chính phủ (2015). Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 3 tháng 11 năm 2015 Về
phát triển công nghiệp hỗ trợ.
11. Đặng Thu Hương, Trần Ngọc Thìn (2009), "Thực trạng công nghiệp hỗ trợ tại
Việt Nam và một số giải pháp khắc phục", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 139.
12. Dennis McNamara (2004), Integrating Supporting Industries - APEC’s Next
Challenge, Georgetown University.
13. Ding Ke (2007). “Domestic Market-based Industrial Cluster Development in
Modern China”, IDE discussion paper No.88.
14. Do Manh Hong (2008), Promotion of Supporting industry: The key for attacting
FDI in developing countries.
15. Đỗ Minh Thụy (2012), Công nghiệp hỗ trợ ngành giày dép - nghiên cứu đối với
ngành giày dép ở Hải Phòng, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế, Viện
Nghiên cứu kinh tế Trung ương.
16. Doner, Richard F. (1991). “Driving a bargain: Automobile industrialization and
Japanese firms in Southeast Asia”, Berkeley: University of California Press.
17. Đức Thọ, Báo điện tử VnEconomy ngày 21 tháng 11 năm 2016. "Xe nhập Thái
và hiện thực phũ phòng của công nghiệp ô tô Việt", truy cập 9h ngày 12.3.2017
tại
nghiep-oto-viet-20161121090030188.htm
18. Goh Ban Lee (1998), Linkage between the Multinatinl Corporations and Local
Supporting Industries, Sains University, Malaysia.
19. Hà Thị Hương Lan (2014), Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở
Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
20. Halim Mohd Noor, Roger Clarke, Nigel Driffield (2002), “Multinational
cooperation and technological effort by local firm: a case study of the Malaysia
Electronics and Electrical Industry”.
21. Hoàng Văn Châu (2010). “Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt
Nam”, NXB. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2010.
22. Hoàng Văn Châu và cộng sự. (2010). Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở
Việt Nam đến năm 2020. Hà Nội.
23. IPSI. (2012). Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp ô tô
Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030: Viện Nghiên cứu Chiến lược,
Chính sách Công nghiệp, Bộ Công Thương.
24. JBIC (2004), Servey report on overseas business operations by Japanese
manufacturing companies, JETRO.
25. JETRO, (2003), “Japanese - Affiliated Manufactures in Asia”.
26. JOEA (1994). “Sapotingu indasutori no kenkyu (Nghiên cứu về công nghiệp hỗ
trợ)”. Tokyo: JOEA.
27. Junichi Mori (2005). “Development of Supporting Industries for Vietnam’s
Industrialization: Increasing Positive Vertical Externalities through Collaborative
Training”, Master thesis, The Fletcher School, Tufts University.
28. Junichi Mori (2007). Designing and Managing Supporting Industry Databases. In
K. Ohno (Ed.), Building supporting industries in Vietnam (Vol. I, pp. 52-65).
Tokyo: Vietnam Development Forum.
29. Kyoshiro Ichikawa (2004), Building and Strengthening Supporting Industries in
Vietnam: A survey Report, JETRO, HaNoi.
30. Lê Thị Thanh Huyền, (2006), “Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ”, Tạp chí Tài
chính số 3 (tháng 3).
31. Lê Xuân Sang và Nguyễn Thị Thu Huyền (2011). “Chính sách thúc đẩy phát
triển công nghiệp hỗ trợ: Lý luận, thực tiễn và định hướng cho Việt Nam”, Hội
thảo “Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam”, Viện
Chính sách Công nghiệp và Chiến lược và Chính sách tài chính tháng 12/2011.
32. Lecler, Y. (2002). “The cluster role in the development of the Thai car industry”,
International Journal of Urban and Regional Research, Volume 26, Issue 4, 799–814.
33. Mai Nguyên, Báo Đầu tư chứng khoán điện tử ngày 16 tháng 8 năm 2014. “Công
nghiệp hỗ trợ ngành ô tô: Đầu tư nhỏ lẻ, công nghệ đơn giản”, truy cập ngày
06/3/2017 tại
nganh-o-to-dau-tu-nho-le-cong-nghe-don-gian-100904.html
34. Malaysian Industrial Development Authority (MIDA, 2008). “Malaysia
Performance of the manufacturing and services sectors 2008”, retrieved 18
August 2016 at
s/20140126135224_Report.pdf.
35. MITI (1985), White paper on Industry and Trade.
36. Nguyễn Đình Tài (2013), “Mô hình nào cho cụm liên kết ngành ở Việt Nam”,
Tạp chí Tài chính, số 4.
37. Nguyễn Đức Hải (2005) “Phát triển ngành CNHT ở nước ta trong giai đoạn hiện
nay”, Thông tin những vấn đề kinh tế - chính trị học, Viện Kinh tế chính trị học,
Học viện Hành chính quốc gia, số 6, tr.31-32.
38. Nguyễn Ngọc Sơn (2008), "Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt
Nam", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 359.
39. Nguyễn Thị Dung Huệ (2006), Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may của
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại
học Ngoại thương, Hà Nội.
40. Nguyễn Thị Kim Thu, (2012), Công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), Hà Nội.
41. Nguyễn Thị Xuân Thúy (2006). “Công nghiệp hỗ trợ: Tổng quan về khái niệm và sự
phát triển”, sách K. Ohno (chủ biên), Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, Tập
1, tr. 29-51. Diễn đàn Phát triển Việt Nam, 2007.
42. Nguyễn Trọng Xuân (chủ nhiệm), (2007), Viện Kinh tế Việt Nam Phát triển công
nghiệp hỗ trợ: nghiên cứu trường hợp công nghiệp hỗ trợ cho ngành sản xuất ô tô,
xe máy, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp viện.
43. Nguyễn Văn Chung (2008). “Nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ sản xuất và xuất
khẩu một số sản phẩm công nghiệp (ô tô, xe máy, máy nông nghiệp) khi Việt
Nam là thành viên WTO”, Đề tài Nghiên cứu khoa học Bộ Công Thương, mã số
2007–78–002.
44. Nguyễn Văn Thanh (2006), "Xây dựng KCN và KCX theo hướng Phát triển
ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam", Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính
trị thế giới, số 12.
45. Nhâm Phong Tuân và Trần Đức Hiệp (2014). “Ảnh hưởng của các chính sách tới
sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 4 (2014) 12-20.
46. Ohno, Kenichi (chủ biên) (2007). “Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam”,
Diễn đàn phát triển Việt Nam, VDF 2007.
47. Peter Larkin (2011), “Comprehensive Supporting Industries” ThaiLand Board of
Investment North America, Supporting industries in Thailand.
48. Phạm Tất Thắng (2013), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Một số vấn đề đặt ra”,
Tạp chí Cộng sản điện tử, số tháng 10.
49. Phan Đăng Tuất (2005), “Trở thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp Nhật Bản - Con
đường nào cho các doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Công nghiệp, Kỳ 1, Tháng 12.
50. Phương Dung, Báo điện tử Dân trí ngày 17 tháng 2 năm 2917. Chê công nghiệp
hỗ trợ kém, doanh nghiệp ô tô Nhật muốn rút khỏi Việt Nam. Truy cập hồi 16h
ngày 7 tháng 7 năm 2017 tại địa chỉ
ho-tro-kem-doanh-nghiep-o-to-nhat-muon-rut-khoi-viet-nam-20170217074747666.htm
51. Poapongsakorn, Nipon and Kriengkrai Techakanont (2008). “The development
of automotive industry clusters and production networks in Thailand”, pp. 196-
256, in Production Networks and Industrial Clusters: Intergrating economies in
Southeast Asia, edited by Ikuo Kuroiwa and Toh Mun Heng, Singapore: ISEAS.
52. Porter. E Michael (1990), Competitive Advantage of nation, The Free Press.
53. Prema-Chandra Athukorala, (2002), “Đầu tư nước ngoài trực tiếp và xuất khẩu
hàng công nghiệp chế tạo: cơ hội và chiến lược”, Đề án Khoa kinh tế Trường Nghiên
cứu Châu Á Thái Bình Dương, Đại học Quốc gia Australia.
54. Rani Molla (2014). “What Countries Produce the Most Vehicles?”, The Wall
Street Journal Truy cập 10:00 p.m ngày 08.8.2016 tại
55. Ratana, E. (1999). “The role of small and medium supprting industries in Japan
and Thailand”, IDE APEC.
56. Ratana. E, (1999), “The role of small and medium supporting industries in Japan
and Thailand”, IDE APEC, Working Paper Series 98/99 Tokyo.
57. Ryuichiro Inoue (1999). “Future prospects of Supporting Industries in Thailand
and Malaysia” in Future prospects of supporting industries in Thailand and
Malaysia, edited by Ryuichiro Inoue and Shigeru Itoga.
58. SIDEC. (2014). Vietnam manufacturing supporting industry Yearbook 2013-
2014 SIDEC (Ed.) (pp. 154).
59. SIDEC. (2015). Niên giám về công nghiệp hỗ trợ các ngành chế tạo Việt Nam
2014-2015 T. T. T. C. Bình (Ed.) (pp. 210).
60. SIDEC. (2016). Niên giám về công nghiệp hỗ trợ các ngành chế tạo Việt Nam
2016-2017 T. T. T. C. Bình (Ed.) (pp. 236).
61. Takahiro Fujimoto (1994). “Supplier System: Structure, Function, Evolution, in Fujimoto
Takahiro”, Toshihiro Nishiguchi, Hideshi Ito (eds.), Readings Supplier System, Yuhikaku.
62. Techakanont, Kriengkrai (2007). “Roles of Japanese Assemblers inTransferring
Engineering and Production Management Capabilities to Production Network in
Thailand”, ERTC Discussion Paper No.2, Faculty of Economics, Thamasat
University, Bankok, Thailand.
63. Techakanont, Kriengkrai (2011). “Thailand Auto Parts Industry” in ‘Intermediate
goods trade in East Asia: Economic deepening through FTAs/EPAs, edited by
Mitshurio Kagami, BRC Research Report No.5, Bankok Research Center, IDE-
JETRO, Bankok, Thailand.
64. Techakanont, Kriengkrai and Peera Charoenporn (2011). “Evolution of
Automotive Clusters and Interactive Learning in Thailand”, Science, Technology
& Society 16:2 (2011): 147–176.
65. Terence, P. Stewart, Elizabeth J. Drake, Philip A. Butler, Jumana Misleh, Ping
Gong, Jessica Wang, Ni Y. Meggers, and David DePrest (2012). “China’s
support programs for automobiles and auto pát under the 12th five-year plan”,
Law Offices of Stewart and Stewart.
66. Thăng Long (2015). “Cách thức tổ chức phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt
Nam”. Tạp chí Công thương điện tử. Truy cập ngày 03/3/2017 tại
to-viet-nam-20150715101231580p0c12.htm
67. Thế Vinh, Báo điện tử Thời báo kinh doanh ngày 8 tháng 9 năm 2016. Công
nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ô tô: Bao giờ cài số tiến? Truy cập hồi 14h ngày 13
tháng 5 năm 2017 tại địa chỉ:
nghiep-ho-tro-cho-san-xuat-o-to-Bao-gio-cai-so-tien-26362.html
68. Thomas Brandt, (2012), “Industries in Malaysia Engineering Supporting
Industry”, Malaysian Investment Development Authority (MIDA).
69. Thủ tướng Chính phủ (2002). Quyết định 175/2002/QĐ-TTg ngày 3/02/2002 Phê
duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm
nhìn đến năm 2020.
70. Thủ tướng Chính phủ (2004). Quyết định 177/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 Về
việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm
2010, tầm nhìn đến năm 2020.
71. Thủ tướng Chính phủ (2011). Quyết định 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 2 năm
2011 về chính sách phát triển một số ngành CNHT.
72. Thủ tướng Chính phủ (2014a). Quyết định 1168/QĐ-TTg ngày 16/07/2014 Phê
duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2035.
73. Thủ tướng Chính phủ (2014b). Quyết định 1211/QĐ-TTg ngày 24/07/2014 Phê
duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 (Quy hoạch).
74. Thủ tướng Chính phủ (2015). Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10
năm 2015 phê duyệt kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp ô tô và
phụ tùng ô tô thực hiện chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn
khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 ngày 28
tháng 10 năm 2015
75. Thủ tướng Chính phủ (2016). Quyết định 229/QĐ-TTg ngày 4/2/2016 Về cơ chế,
chính sách thực hiện chiến lược và quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô
Viêt Nam.
76. Toshiyuki Baba (2007). Quantitative Analysis of the Procurement Structure of
Supporting Industries in ASEAN 4, Republic of Korea, and Japan. In K. Ohno
(Ed.), Building supporting industries in Vietnam (Vol. I, pp. 28-51). Tokyo:
Vietnam Development Forum.
77. Tractus (2014). “Overview of Automotive Industry Sector and Route to Market,”
prepared for UK Trade and Investment British Embassy Thailand.
78. Trần Đình Thiên (chủ nhiệm) (2007), Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ -
đánh giá thực trạng và hệ quả, đề tài khoa học cấp Bộ.
79. Trần Thị Ngọc Quyên (2012). Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản và phát triển mạng
lưới sản xuất ô tô tại Đông Á. Hà Nội: NXB Công an Nhân dân.
80. Trần Văn Quang (2016). Bàn về giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ. Tham luận tại
Diễn đàn “Giải pháp về vốn phát triển công nghiệp hỗ trợ do Viện Chính sách chiến lược
– Bộ Công thương tổ chức ngày 31/5/2016. Truy cập tại địa chỉ:
81. Trần Văn Thọ (2005), “Công nghiệp hoá Việt Nam trong trào lưu khu vực hoá ở
Đông Á”, Tạp chí Thời đại mới, (11).
82. Trang Thông tin Điện tử Công nghiệp Hỗ trợ (2016). “Danh mục linh kiện nội
địa hóa sản xuất ô tô công ty Trường Hải”, truy cập ngày 01/3/2017 tại
cong-ty-Truong-Hai.html
83. Trang Thông tin Điện tử Công nghiệp Hỗ trợ (2016). “Đến năm 2030, tỷ lệ nội
địa hóa ngành sản xuất ô tô đạt 92%”, truy cập ngày 01/3/2017 tại
dat-92.html
84. Trương Đình Tuyển (2011) Báo cáo: Phát triển công nghiệp hỗ trợ kiến nghị
cách tiếp cận và chính sách cho Việt Nam, Hội thảo Khoa học Chính sách tài
chính phát triển công nghiệp hỗ trợ (Viện chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ
Tài chính) và Viện nghiên cứu Chiến lược chính sách công nghiệp (Bộ Công
thương), tháng 12.
85. Trương Thị Chí Bình (2010), Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành điện tử
gia dụng ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân,
Hà Nội.
86. Truong, T. C. B. and M. L. Nguyen (2011). ‘Development of Automotive Industries
in Vietnam with Improving the Network Capability’, in Intarakumnerd, P. (ed.), How
to Enhance Innovation Capability withInternal and External Sources. ERIA Research
Project Report 2010-9, Jakarta: ERIA, pp.273-307.
87. UBND thành phố Hà Nội (2013). Kế hoạch số 131/KH-UBND ngày 13 tháng 8
năm 2013 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công
nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2013-2020
88. UBND tỉnh Long An (2013). Quyết định số 3533/QĐ-UBND ngày 10/10/2013
về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Long
An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
89. VDF và JICA (2011), Điều tra so sánh bối cảnh, biện pháp chính sách và kết quả Phát
triển công nghiệp hỗ trợ ở ASEAN, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
90. VDF. (2007). Supporting Industries in Vietnam from the Perspective of Japanese
Manufacturing Firms. In K. Ohno (Ed.), Building supporting industries in
Vietnam (Vol. I, pp. 1-26). Tokyo: Vietnam Development Forum.
91. Victor F. S. Sit & Weidong Liu (2000). Restructuring and Spatial Change of China's
Auto Industry under Institutional Reform and Globalization, Annals of the Association
of American Geographers, 90:4, 653-673, DOI: 10.1111/0004-5608.00216
92. Viện Nghiên cứu Chiến lược chính sách công nghiệp (2007), Tài liệu hội thảo
chính sách công nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, Hà Nội.
93. Viện Nghiên cứu Chiến lược chính sách công nghiệp (2010), Nghiên cứu chính
sách tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ trong điều kiện hội nhập, Báo cáo đề
tài cấp Bộ, Hà Nội.
94. Viện Nghiên cứu Chiến lược chính sách công nghiệp (2011), Công nghiệp hỗ trợ
ngành dệt may Việt Nam, Báo cáo đề tài cấp Bộ, Hà Nội.
95. Viện Nghiên cứu Chiến lược chính sách công nghiệp (2011), Dự thảo: Quy hoạch phát
triển ngành ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
96. Viện Nghiên cứu Chiến lược chính sách công nghiệp (2011), Nghiên cứu đánh
giá năng lực các doanh nghiệp CNHT ngành cơ khí chế tạo và đề xuất mô hình
liên kết trong dài hạn, Báo cáo đề tài cấp Bộ, Hà Nội.
97. Vũ Chí Lộc (2010), "Vai trò của các TNCs trong quá trình Phát triển các ngành
công nghiệp hỗ trợ tại các quốc gia đang phát triển", Tạp chí Thương mại, số 19.
98. Vũ Nhữ Thăng (chủ nhiệm), (2013), Viện Chiến lược và Chính sách tài chính - Bộ
Tài chính, Giải pháp tài chính phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, Đề tài khoa
học cấp Bộ.
99. Yamazaki, Kyohei (1999). “Development and Enhancement of Supporting
Industries” in Future prospects of supporting industries in Thailand and
Malaysia, edited by Ryuichiro Inoue and Shigeru Itoga.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh mục sản phẩm CNHT cho ngành công nghiệp ô tô ưu tiên phát
triển trong nước đã sản xuất được trước ngày 01/01/2015
TT
Sản phẩm ưu tiên
phát triển
Sản phẩm trong nước đã sản xuất được
Tên gọi Mã HS Mô tả
1
Khung - thân vỏ -
cửa xe: Các chi tiết
dạng tấm đột dập,
sắt xi, thùng xe tải,
bậc lên xuống,
cụm cửa xe
Biển báo bằng nhôm
phản quang
9405 60 90
Dùng cho ôtô,
môtô, biển giao
thông
Nhãn hàng hóa 3919 90 90
Thanh chắn chống va
đập và linh kiện
8708 10 90
Mảng khung xương
sàn trước
8708 29 95
Mảng khung xương
sàn giữa
8708 29 95
Mảng khung xương
sàn trước bên trái
8708 29 95
Mảng khung xương
sàn trước bên phải
8708 29 95
Mảng khung xương
sàn sau
8708 29 95
Mảng khung xương
sàn trước ở giữa
8708 29 95
Mảng khung xương
sườn xe phía ngoài
bên trái
8708 29 95
Mảng khung xương
sườn xe phía ngoài
bên phải
8708 29 95
TT
Sản phẩm ưu tiên
phát triển
Sản phẩm trong nước đã sản xuất được
Tên gọi Mã HS Mô tả
Cột giữa xe phía trong
bên trái
8708 29 95
Cột giữa xe phía trong
bên phải
8708 29 95
Cột giữa xe phía trong
bên trái phía dưới
8708 29 95
Cột giữa xe phía trong
bên phải phía dưới
8708 29 95
Thanh tăng cứng bảng
táp lô
8708 29 95
Thân vỏ chưa hàn
CKD (của xe con) 8708 29 93
Cabin đã hàn 8707 90 90
Loại xe tải trọng
đến dưới 20 tấn
Cabin CKD 8708 29 99
Loại xe tải trọng
đến dưới 20 tấn
Chassis 8708 99 90
Của xe tải, loại đến
dưới 20 tấn
Khung gầm xe 8708 99 62
2
Hệ thống treo:
Nhíp, lò xo đàn
hồi, bộ giảm chấn
Nhíp lá và lò xo 7320 10 11
Tiêu chuẩn chất
lượng
DIN2094:2006
Lò xo kéo, nén 7320 20 00
Lắp cho ô tô, máy
công trình, v.v.
Đường kính dây 8-
30mm, đường kính
lò xo 50-300mm
Bạc nhíp 8483 30 30 Dùng cho xe từ 1,25
TT
Sản phẩm ưu tiên
phát triển
Sản phẩm trong nước đã sản xuất được
Tên gọi Mã HS Mô tả
tấn trở lên
Bạc phụ tùng 8483 40 00
Dùng cho bộ bánh
răng và cụm bánh
răng ăn khớp, trừ
bánh xe có răng, đĩa
xích và các bộ phận
truyền chuyển động
ở dạng riêng biệt;
vít bi hoặc vít đũa;
hộp số và các cơ
cấu điều tốc khác,
kể cả bộ biến đổi
mômen xoắn.
Bạc cân bằng 8483 99 93
Lắp cho xe tải có tải
trọng từ: (8 -
70)Tấn.
Nhíp ô tô 8708 99 93
Lắp cho xe tải có
trọng lượng từ: 0.5-
70 tấn.
Lắp cho xe khách,
buýt từ: 12-80 ghế.
Lắp cho xe con từ:
1-9 ghế. Chiều rộng
nhíp: 40-150mm.
Chiều dày nhíp: 5-
45mm.
3
Bánh xe: Lốp xe,
vành bánh xe bằng
hợp kim nhôm
Lốp ô tô tải nặng 4011 20
Tải trọng lớn nhất
từ 1750kg đến 5525
kg, đường kính
ngoài từ 880mm
đến 1230mm
TT
Sản phẩm ưu tiên
phát triển
Sản phẩm trong nước đã sản xuất được
Tên gọi Mã HS Mô tả
Lốp ô tô đặc chủng 4011
Tải trọng lớn nhất
từ 2937kg-61500kg,
đường kính ngoài từ
1220mm-3045mm
Lốp ô tô tải nhẹ 4011
Tải trọng lớn nhất
từ 410kg-3050kg,
đường kính ngoài từ
475mm-972mm
Săm ô tô tải nhẹ 4013 10
Đường kính mặt cắt
từ 104mm đến
160mm, đường kính
trong từ 305mm đến
385mm
Vành bánh xe 8708 70 32
4
Hệ thống truyền
lực: Ly hợp, hộp
số, cầu xe, trục các
đăng
Hộp số 8708 40
HS14, HS19, GT10,
GT2, HDC
Ống dẫn 8708 40 92
Sử dụng cho dẫn
dầu hộp số ô tô
Linh kiện bộ ly hợp 8714 93 10
Bánh răng 8714 93 90
Ống nối 7326 90 99
Sử dụng cho dẫn
dầu hộp số ô tô
Thanh trượt 7616 99 99
Sử dụng cho điều
chỉnh dầu hộp số
ôtô
Ống xi lanh 8409 99 44
Sử dụng cho dẫn
dầu hộp số ô tô
5 Hệ thống phanh Ống dầu phanh 8708 30 29
TT
Sản phẩm ưu tiên
phát triển
Sản phẩm trong nước đã sản xuất được
Tên gọi Mã HS Mô tả
Chân ga/phanh/ côn 8708 99 30
6
Nguồn điện: Ắc
quy, máy phát điện
Ắc quy chì a xít 8507 20 99
Loai dùng để khởi
động động cơ piston
Bình ắc quy chì axit
bản cực ống
8507
Chuyên dùng cho
xe nâng hàng chạy
điện: dung lượng từ
2V-100Ah đến 2V-
1000Ah;
Dây điện, đầu nối,
cầu chì, các loại
cảm biến, thiết bị
tự động điều
khiển, bộ xử lý
Cáp điều khiển 8708 29 12
Anten dùng cho ô tô 8529 10 30
Bộ dây dẫn điện 8544 30 12
7
Hệ thống chiếu
sáng và tín hiệu:
Đèn, còi, đồng hồ
đo các loại
Đèn pha xe con 8512 20 10
Đèn pha xe tải loại
dưới 1 tấn
8512 20 99
Còi xe ôtô 8512 30 10
Loa ôtô 8518 21
Hoặc mã HS
851829
Tăng âm còi ú 8518 50
8
Hệ thống xử lý khí
thải ô tô
Ống xả 8708 92 20
9
Linh kiện nhựa
cho ô tô
Các sản phẩm bằng
nhựa
3917 29 00
Nội thất và ngoại
thất
10
Linh kiện cao su,
vật liệu giảm chấn
Ống dẫn bằng cao su 4009 42 90
Miếng đệm 4016 93 20
Các sản phẩm khác
bằng cao su
4016 99 14
TT
Sản phẩm ưu tiên
phát triển
Sản phẩm trong nước đã sản xuất được
Tên gọi Mã HS Mô tả
Vải túi khí cho xe ôtô 5911 90 90
11
Kính chắn gió, cần
gạt nước, ghế xe
Sản phẩm da dùng cho
xe ôtô
4205 0 40
Kính tôi nhiệt an toàn 7007
Là loại kính cường
lực (chịu lực cao,
độ bền va đập gấp
5-8 lần, độ bền sốc
nhiệt gấp 3 lần so
với kính thường)
Kính chắn gió phía
trước, sau; Kính cửa
cạnh
7007
QCVN
32:2011/BGTVT
Gương chiếu hậu 7009
Cần gạt nước cho xe
ôtô
8512 90 20
Bộ phận của dây đai
an toàn
8708 29 20
Vỏ ghế ô tô 9401 90 10
Tấm giữ ghế 9401 90 39
Bộ ghế 9401 20
Ghế hành khách 9401 20 10
Dùng cho xe có
động cơ
Nguồn: Phụ lục Thông tư số 55/2015/TT-BCT ngày 30/2/2015 của Bộ Công Thương
Phụ lục 2: Thống kê mô tả mẫu dữ liệu năm 2014
Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max
VA 250 144322 916152.8 0.3 1.37E+07
Doanh thu 318 565882.8 2397452 0.8 3.57E+07
Lợi nhuận 323 36725.34 263439.2 -262350.1 4362982
Tổng tài sản 323 285107.1 687206.3 162 6834780
Vốn chủ sở hữu 323 126154.9 358141.9 32 4075449
Lao động 323 291.3313 962.1361 1 10822
Tiền lương 323 10.19484 14.71671 1.009091 79.43635
Vốn đầu tư phát triển 323 6536.22 24016.24 0 223662
Trị giá máy móc, trang
thiết bị 304 102309.3 254789.7 27.15 1759916
Trị giá xuất khẩu 323 8503.337 36554.04 0 372641
Trị giá nhập khẩu 323 13607.8 54277.1 0 736454
Có xuất khẩu 323 0.5727554 0.4954459 0 1
Có nằm trong khu công
nghiệp 323 0.4829721 0.5004853 0 1
Loại hình sở hữu doanh
nghiệp 323 2.916409 0.5648697 1 4
Quy mô doanh nghiệp 323 2.182663 1.009617 1 4
Loại hình doanh nghiệp 323 9.414861 2.050912 1 13
Loại hình sản xuất 323 3.541796 1.238846 1 6
Nguồn: Tính toán của tác giả từ Bộ số liệu Điều tra Doanh nghiệp( 2014).
Phụ lục 3: Thống kê mô tả mẫu dữ liệu năm 2013
Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max
VA 220 113721.9 740171.5 2 1.07E+07
Doanh thu 276 453362.7 1928486 1 2.76E+07
Lợi nhuận 280 22615.54 170879.2 -195967.8 2690445
Tổng tài sản 279 267045.4 590819.1 119.45 5349048
Vốn chủ sở hữu 279 118197.2 301456.3 119.45 2924168
Lao động 280 290.8 952.4776 1 9567
Tiền lương 280 6.960501 4.595838 1.000852 48.4
Vốn đầu tư phát triển 280 25942.19 85338.5 0 1074316
Trị giá máy móc, trang
thiết bị 263 89936.96 189659.8 44.45 1124860
Trị giá xuất khẩu 280 11873.4 65669.12 0 857148
Trị giá nhập khẩu 280 10672.02 38391.48 0 345169
Có xuất khẩu 280 0.625 0.4849897 0 1
Có nằm trong khu công
nghiệp 280 0.5357143 0.4996158 0 1
Loại hình sở hữu doanh
nghiệp 280 2.871429 0.6430534 1 4
Quy mô doanh nghiệp 280 2.242857 1.004445 1 4
Loại hình doanh nghiệp 280 9.389286 2.291145 1 13
Loại hình sản xuất 280 3.639286 1.250903 1 6
Nguồn: Tính toán của tác giả từ Bộ số liệu Điều tra Doanh nghiệp (2013).
Phụ lục 4: Thống kê mô tả mẫu dữ liệu năm 2012
Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max
VA 252 74795.3 486711.2 0.3 7479976
Doanh thu 283 381821.1 1493816 1 2.02E+07
Lợi nhuận 254 13641.58 108495.5 -280827.6 1488165
Tổng tài sản 289 239749.6 538541.1 217 4652503
Vốn chủ sở hữu 289 105573.1 273548.7 72 2447303
Lao động 289 263.4152 788.804 2 9158
Tiền lương 289 5.564189 2.855282 1.025862 29.58333
Vốn đầu tư phát triển 289 22173.88 71626.75 0 555549
Trị giá xuất khẩu 289 4.00E+07 5.06E+08 0 8.53E+09
Trị giá nhập khẩu 289 1.01E+07 5.83E+07 0 8.98E+08
Có xuất khẩu 289 0.567474 0.4962857 0 1
Có nằm trong khu công
nghiệp 289 0.4982699 0.5008643 0 1
Loại hình sở hữu doanh
nghiệp 289 2.84083 0.6473187 1 4
Quy mô doanh nghiệp 289 2.183391 1.00222 1 4
Loại hình doanh nghiệp 289 9.217993 2.221475 1 13
Loại hình sản xuất 289 3.633218 1.214955 1 6
Nguồn: Tính toán của tác giả từ Bộ số liệu Điều tra Doanh nghiệp (2012).
Phụ lục 5: Thống kê mô tả mẫu dữ liệu năm 2011
Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max
VA 237 38295.34 155847.4 3 2110491
Doanh thu 269 372428 1510528 1 2.08E+07
Lợi nhuận 273 9955.038 97148.86 -261315 1457567
Tổng tài sản 273 231019.3 517249.8 98 4559107
Vốn chủ sở hữu 273 105298.1 270031.4 76 2483017
Lao động 273 238.5311 663.402 1 7764
Tiền lương 273 4.788659 3.246211 1.073333 34.5407
Vốn đầu tư phát triển 273 24945.01 72361.71 0 582335
Trị giá máy móc, trang
thiết bị 154 4.69E+04 9.53E+04 5.3 4.87E+05
Trị giá xuất khẩu 273 5.64E+06 2.50E+07 0 2.80E+08
Trị giá nhập khẩu 273 10000000 31800000 0 243000000
Có xuất khẩu 273 0.5677656 0.4962963 0 1
Có nằm trong khu công
nghiệp 273 0.4395604 0.4972452 0 1
Loại hình sở hữu doanh
nghiệp 273 3.322344 0.7989738 1 4
Quy mô doanh nghiệp 273 2.205128 1.000942 1 4
Loại hình doanh nghiệp 273 10.0989 2.470658 1 14
Loại hình sản xuất 273 3.575092 1.15795 1 6
Nguồn: Tính toán của tác giả từ Bộ số liệu Điều tra Doanh nghiệp (2011).
Phụ lục 6: Thống kê mô tả mẫu dữ liệu năm 2010
Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max
VA 238 37536.07 176946.9 1 2492523
Doanh thu 268 293396.2 1420288 1 2.11E+07
Lợi nhuận 273 13763.61 119884.4 -392772.4 1810766
Tổng tài sản 273 176341.2 430672.9 91 4574802
Vốn chủ sở hữu 273 83335.6 242650 91 2464520
Lao động 273 173.2051 308.1918 2 2309
Tiền lương 273 4.011193 2.250515 1.086806 16.62083
Vốn đầu tư phát triển 273 17454.14 73361.42 0 717234
Trị giá xuất khẩu 273 2.52E+03 1.22E+04 0 1.48E+05
Trị giá nhập khẩu 273 7.19E+03 3.42E+04 0 4.68E+05
Có xuất khẩu 273 0.3113553 0.4638981 0 1
Có nằm trong khu công
nghiệp 273 0.3553114 0.4794865 0 1
Loại hình sở hữu doanh
nghiệp 273 3.296703 0.7787788 1 4
Quy mô doanh nghiệp 273 2.179487 0.978078 1 4
Loại hình doanh nghiệp 273 10.09158 2.399993 1 14
Loại hình sản xuất 273 3.67033 1.179372 1 6
Nguồn: Tính toán của tác giả từ Bộ số liệu Điều tra Doanh nghiệp 2010