Luận án Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non khu vực Bắc Trung Bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non

Nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của bản thân để đáp ứng tốt với những đổi mới giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay. - Tích cực tham gia công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng theo chuẩn Hiệu trưởng đáp ứng khung năng lực hiệu trưởng trường MN phù hợp yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay; Chủ động trang bị cho mình hệ thống kiến thức khoa học và năng lực hiện thực hóa hệ thống kiến thức được tiếp thu vào thực tiễn quản lý công tác CS – GD trẻ ở trường, góp phần nâng cao chất lượng mầm non khu vực Bắc Trung Bộ. - Hiệu trưởng trường MN phải thấy được sự cần thiết thay đổi trong nhận thức, hành động và thái độ của mình đối với quá trình quản lý nhà trường trong giai đoạn mới với những cơ hội và thách thức mới

pdf264 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non khu vực Bắc Trung Bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phải. - Tác phong làm việc thô lỗ, thô kệch. - Tác phong làm việc cực đoan, gay gắt. - Tác phong làm việc bao biện, không tin tương người khác. - Tác phong làm việc đề cao cái tôi một cách lộ liễu. - Tác phong làm việc rụt rè, tự ty, mặc cảm, nhút nhát. 5. Phong cách của người lãnh đạo 5.1. Những khái niệm cơ bản a) Phong cách lãnh đạo Trong các tài liệu về khoa học quản lý và về tâm lý học quản lý, khái niệm phong cách lãnh đạo được đề cập dưới những góc độ sau: - Phong cách lãnh đạo gắn liền với kiểu người lãnh đạo, với nghệ thuật lãnh đạo. - Phong cách lãnh đạo là phương pháp lãnh đạo, là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo (V.I.Mikheep, 1979; V.G. Aphanaxep,1980; A.L. Dzuravlev, 1985). - “Phong cách lãnh đạo là một hệ thống các cách thức tác động đặc trưng của người lãnh đạo đối với những người thừa hành” Trong các giáo trình tâm lý học quản lý xuất bản gần đây, các tác giả thường chú ý đến hai khia cạnh quan trọng trong phong cách lãnh đạo: Một mặt, phong cách lãnh đạo phải dựa trên cơ sở tính khách quan của công việc, của hoạt động, của nhà quản lý (tính quy luật, tính nguyên tắc của hoạt động quản lý; các đặc điểm, phạm vi hoạt động cụ thể, các yêu cầu đối với người lãnh đạo); mặt khác, nó thể hiện phong cách cá nhân, nó là “trang phục của tư duy” của người lãnh đạo, nghĩa là nó mang nặng dấu ấn, tính cách cá nhân của người lãnh đạo và những đặc điểm cụ thể mà anh ta đang quản lý. Với ý nghĩa đó, có thể định nghĩa phong cách lãnh đạo là kiểu hoạt động đặc thù của người lãnh đạo, được hình thành trên cơ sở của sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo và yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lý. Trong hai yếu tố trên, thì yếu tố chủ quan của người lãnh đạo- tức là những phẩm chất tâm lý cá nhân (bao gồm cả tính cá nhân) là yếu tố tương đối ổn định, có nghĩa là khó thay đổi hơn, còn yếu tố môi trường xã hội là yếu tố luôn luôn biến động và có tính chất tình huống. P60 b) Phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo quản lý Phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo quản lý là kiểu hoạt động lãnh đạo đặc thù, được hình thành trên cơ sở của sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo, quản lý yếu tố môi trường xã hội. 5.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo của người cán bộ quản lý - Xu hướng quản lý, lãnh đạo hiện hành của nền hành chính quốc gia. Trên đất nước Việt Nam hiện nay, xu hướng này đang ảnh hưởng đến nhu cầu tất yếu khách quan của các nhà quản lý, định hướng vào việc xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ, hiệu quả. - Trình độ và tính chất đào tạo của người lãnh đạo, quản lý: Người lãnh đạo, quản lý có trình độ nghiệp vụ vững vàng, nhạy bén với cái mới, không sợ chịu trách nhiệm thì sẽ không lạm dụng thời gian của những người dưới quyền vào quá nhiều cuộc hội họp không cần thiết và sẽ không do dự trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh. - Các đặc điểm khí chất, cá tính của người lãnh đạo, quản lý: Đây là những đặc điểm tâm lý tương đối ổn định, chúng phụ thuộc khá nhiều vào kiểu loại thần kinh của mỗi người và có ảnh hưởng rõ nét đến phong cách lãnh đạo của họ. - Các đặc điểm tâm lý của người cấp dưới: Trong nhiều trường hợp, phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo, quản lý lại chịu ảnh hưởng bởi trình độ phát triển, các đặc điểm tâm lý xã hội, các phản ứng của các cán bộ, giáo viên cấp dưới của mình, khiến cho một hiệu trưởng đã từng thành công với một phong cách lãnh đạo nào đó khi được chuyển sang một tổ chức khác nếu giữ nguyên phong cách lãnh đạo cũ sẽ có thể kém hiệu quả. - Những điều kiện làm việc (tự nhiên và xã hội, vật chất và tinh thần) của cơ sở giáo dục mà người lãnh đạo, quản lý đang công tác: những điều kiện này có thể ảnh hưởng một cách tự nhiên đến phong cách của người lãnh đạo, quản lý và đến các phản ứng hàng ngày của những người cấp dưới. - Phong cách lãnh đạo của những người lãnh đạo, quản lý khác (thường là cấp trên): ở đây thường có sự ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo từ cấp trên đến cấp dưới theo các cơ chế bắt chước, cảm nhiểm về tâm lý- xã hội, đặc biệt là đứng trước những người lãnh đạo cấp trên có uy tín nghề nghiệp hoặc có địa vị xã hội cao. P61 5.3. Những phong cách lãnh đạo cơ bản a) Phong các lãnh đạo dân chủ Phong các lãnh đạo dân chủ thể hiện: - Người lãnh đạo luôn luôn công khai bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình với một động cơ trong sáng, vì lợi ích chung và biết thường xuyên trao đổi, bàn bạc với tập thể, lắng nghe ý kiến của tập thể trước khi đi đến những quyết định quan trọng. - Biết phê bình và tự phê bình đúng đắn, không né tránh trách nhiệm của mình và dám quyết đoán khi cần thiết. - Biết chia sẽ vui buồn và đồng cảm với mọi người và biết đặt ra yêu cầu hợp lý cho cấp dưới. - Thường là những người có tính khí chất sôi nổi, linh hoạt trong tư duy và hành động, dễ thích ứng với những tình huống đa dạng trong cuộc sống hàng ngày. Ưu điểm nổi bật của phong cách lãnh đạo dân chủ là phát huy tối đa các nguồn lực của tập thể, bởi nó tạo ra cho những người dưới quyền tính độc lập, chủ động, phù hợp với trình độ, năng lực của họ nhằm giúp họ thực hiện được tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình và giúp họ góp phần tham gia hữu hiệu vào việc đề xuất các quyết định, xây dựng các dự án, các kế hoạch tương lai của đơn vị. Mặc khác, nó đem lại một bầu không khí tâm lý thoải mái,dễ chịu, có tình người, góp phần tạo ra sự gắn kết bền chặt giữa các thành viên trong tập thể. Tuy nhiên, trong điều kiện của những tập thể có trình độ phát triển thấp, trong những tình huống trì trệ, rã đám của những tập thể gây xung đột, mất đoàn kết nội bộthì phong cách lãnh đạo dân chủ khó đem lại hiệu quả như mong muốn, đó là nhược điểm cơ bản có thể có của loại phong cách này mà các nhà tâm lý học quản lý thường khuyến cáo. Ngay cả ở những tập thể bình thường, thiếu một độ quyết đoán cần thiết, chỉ cần thiếu một ít kỷ cương và nguyên tắc, chúng ta có thể chứng kiến hậu quả của loại phong cách lãnh đạo rất nhân văn này ở những phản ứng cực đoan, quá khích của một số phần tử chây lười, núp dưới danh nghĩa dân chủ. b) Phong cách lãnh đạo độc đoán Phong cách này chịu ảnh hưởng của những tư tưởng bất bình đẳng trong các mối quan hệ giữa chủ-thợ, chủ- tớ của một thời lịch sử xa xưa. Kiểu quản lý mệnh lệnh độc đoán được đặc trưng bằng việc tập trung mọi quyền lực vào tay một mình người quản lý, người lãnh đạo – quản lý bằng ý chí của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể. Phong cách lãnh đạo này xuất hiện khi các P62 nhà lãnh đạo nói với các nhân viên chính xác những gì họ muốn các nhân viên làm và làm ra sao mà không kèm theo bất kỳ lời khuyên hay hướng dẫn nào cả Phong cách này thường biểu hiện ở một số đặc điểm sau: - Người lãnh đạo đòi hỏi cấp dưới phải phục tùng tuyệt đối mọi mệnh lệnh của mình, người lãnh đạo giao việc cho cấp dưới chủ yếu bằng mệnh lệnh, ép buộc phải làm bằng quyền uy, bằng sự đe dọa, trừng phạt, thiếu tôn trọng nhân viên cấp dưới. - Người lãnh đạo không tranh luận, không bàn bạc với tập thể, tập trung tuyệt đối quyền hành vào bản thân mình, tự suy nghỉ, tự tìm hiểu và tự quyết định những vấn đề lớn của tập thể. Họ cũng có thể đồng thời là những người quan liêu, rất kiên trì theo đuổi các quyết định chủ quan của mình, ít thay đổi theo ý kiến của người khác. - Người lãnh đạo đòi hỏi người dưới quyền làm việc quá sức, không quan tâm đầy đủ đến đời sống vật chất và tinh thần, tâm tư và nguyện vọng của người khác. - Người lãnh đạo không chịu nghe ý kiến phê bình và góp ý của những người cấp dưới, rất hay tự ái và nhạy cảm với thể diện của bản thân, rất dễ có những phản ứng gay gắt trước những lời chỉ trích, phản bác của những người khác, hễ ai nói trái ý mình thì nhân danh tập thể tìm cách trừng trị, trù dập. - Thái độ ứng xử của người lãnh đạo với cấp dưới thường trịch thượng, hách dịch, kiêu căng, xa cách lạnh lung, khen chê thiếu khách quan - Có nhiều lãnh đạo độc đoán thuộc loại có khả năng, tự tin, kiên định, có ý chí và nghị lực, song thường pha lẫn cả tính tự cao, tự đại. Nhược điểm của loại phong cách lãnh đạo này là không phát huy được sự sáng tạo, tri thức, kinh nghiệm và năng lực của những người dưới quyền. Mặc khác nó tạo ra một bầu không khí tâm lý căng thẳng trong tập thể, đễ dẫn đến những sự dối trá, đối phó trước phong cách độc đoán, quan liêu của người lãnh đạo, đễ dẫn đến mất đoàn kết nội bộ. Tuy nhiên, trong những tình huống rất đặc biệt, trong những giai đoạn phát triển rất thấp của tập thể, phong cách lãnh đạo này cũng có thể đem lại hiệu quả về khía cạnh công việc, cho dù hiệu quả cũng chỉ mang tính chất tạm thời trong một giải pháp tình thế chứ không hứa hẹn một tương lai tốt đẹp, lâu dài. c) Phong cách lãnh đạo tự do Với phong cách lãnh đạo này, nhà lãnh đạo sẽ cho phép các nhân viên được quyền ra quyết định, nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm đối với những quyết P63 định được đưa ra. Người lãnh đạo theo phong cách này ít thiên lệch theo một loại khí chất nào, song thường có một số biểu hiện sau: - Có những người lãnh đạo theo kiểu tự do vốn dĩ là những người rất tin tưởng ở khả năng tự ý thức, tự giải quyết các vấn đề trong tư duy và trong hành động của những người cấp dưới, muốn họ có ý thức trách nhiệm với tổ chức. Do vậy người lãnh đạo theo phong cách này thường có vai trò định hướng các nhiệm vụ cho tổ chức và các cá nhân những người cấp dưới. Còn việc thực hiện như thế nào là do các bộ phận, các cá nhân đảm nhiệm. - Có những người lãnh đạo theo phong cách này thuộc vào những người thiếu tinh thần trách nhiệm, thậm chí không thiết tha với cương vị của một người cán bộ quản lý, lãnh đạo, mà có khi nhận cương vị này một cách miễn cưỡng, cho nên dễ có xu hướng “bỏ mặc” những người cấp dưới, hoặc không giao cho họ những nhiệm vụ rõ ràng, hoặc giao nhiệm vụ một cách ngẩu hứng, tùy tiện và không thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công việc của họ. - Cũng có những người lãnh đạo tự do vốn dĩ là những người hiền lành, tốt bụng nhưng hay do dự, mềm yếu. Họ hay ngại sự va chạm và thường né tránh sự phê bình, đánh giá những người khác. Họ sống theo kiểu “dĩ hòa vi quý”, cư xử tốt với mọi người, không mưu cầu danh vị cho nên chiếm được nhiều cảm tình của cấp dưới và có thể như vậy mà họ được bầu vào vị trí người CBQL nhưng thực chất họ không có năng lực quản lý, lãnh đạo. Nói chung, những người lãnh đạo theo kiểu tự do này không phải là phổ biến trong đội ngũ CBQL, song không phải là không có, và ít nhiều họ đang gây nên những hạn chế nhất định trong việc đưa tập thể phát triển, hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng góp phần hướng đến sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Như vậy, so với phong cách lãnh đạo độc đoán, phong cách lãnh đạo này có ưu thế ở chổ nó đem lại cho cấp dưới sự tự do, thoải mái, song nếu xét theo góc độ hiệu quả quản lý thì phong cách lãnh đạo này có nhược điểm là dễ làm cho những người cấp dưới mất phương hướng, ảnh hưởng đến kỷ cương, nền nếp của đơn vị và do vậy mà khó đảm bảo được năng suất lao động cao. 6. Xây dựng phong cách người cán bộ lãnh đạo a) Loại bỏ phong cách lãnh đạo quan liêu Phong cách lãnh đạo quan lieu là con đẻ của cơ chế quan lieu bao cấp, là nguyên nhân của các căn bệnh gia trưởng, độc đoán, thiếu dân chủ, cục bộ địa phương, xa rời thực tế, dẫn đến hiệu quả quản lý thấp. P64 b) Xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ, quyết đoán, có hiệu quả Phong cách này đòi hỏi người người CBQL giáo dục phải bám sát nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác quản lý nhằm đề cao tính tập thể trong lãnh đạo, đi đôi với tăng cường trách nhiệm cá nhân. Trước khi ra một quyết định quan trọng, người lãnh đạo cần điều tra nghiên cứu, thu thập thông tin thật đầy đủ để nắm chắc bản chất của tình hình và sự việc. Cũng như trong tất cả các lĩnh vực công tác thường xuyên có mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người, hoạt động quản lý giáo dục đòi hỏi nhà quản lý phải luôn luôn duy trì mối quan hệ với cấp dưới, biết dành nhiều thời gian cho việc tiếp xúc với cấp dưới. Người lãnh đạo cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của cấp dưới, chú ý tìm những nhân tố mới, những kinh nghiệm sáng tạo của các thành viên trong tập thể. Trước những vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau, cần phải thảo luận dân chủ, công khai, thẳng thắn để tìm ra chân lý, để đi đến kết luận rõ rang, dứt khoát và khoa học.Tránh tìm cách lẫn tránh sự bất đồng ý kiến bằng cách đưa ra những kết luận chung chung, lựa chiều nhiều người rồi đi đến kết luận chứa đựng những yếu tố dung hòa thỏa hiệp nữa vời, không có tác dụng thực tế, thậm chí gây ra những hậu quả xấu. Xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ còn có nghĩa là phát huy tính tập thể trong lãnh đạo phải đi đôi với việc đề cao trách nhiệm cá nhân. Độc đoán là sai, song cá nhân không dám chịu trách nhiệm, không dám quyết đoán là sai. Mở rộng dân chủ không phải là sa vào dân chủ hình thức hoặc dân chủ vô nguyên tắc. Dân chủ đúng đắn phải đặt dưới sự chỉ đạo tập trung và đi liền với tập trung. Sự năng động sáng tạo phải dựa trên cơ sở đường lối chính sách của Đảng. Mọi biểu hiện của chủ nghĩa tự do, vô kỷ luật, cục bộ địa phương, phân tán, tản mạn, nói ẩu, làm bừa hoàn toàn xa lạ với dân chủ. Xây dựng phong cách lãnh đạo là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay, nó gần với giá trị nhân văn của xã hội hiện đại. Tuy nhiên, để phong cách lãnh đạo dân chủ thực sự mang lại hiệu quả trong công tác quản lý giáo dục cần chú ý thêm một số khía cạnh khác như những điều kiện không thể thiếu được nhằm nâng cao năng lực và uy tín của mình: - Không ngừng nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn, và trình độ quản lý nhằm đổi mới tư duy, đổi mới phong cách lãnh đạo. P65 - Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, lời nói đi đôi với việc làm, suy nghỉ kỹ trước khi nói, có kế hoạch chi tiết trước khi làm. - Tăng cường công tác phê và tự phê bình, chống chủ nghĩa cá nhân và tệ sùng bái cá nhân. - Đối xử bình đẳng với mọi người. - Giữ gìn và nâng cao những phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư” như lời dạy của Bác Hồ. - Mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo trong giao tiếp và trong công tác quản lý lãnh đạo. Khi xem xét, suy nghỉ phải có “lý” nhưng khi hành động phải có “tình”. Đất nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới cả về phương diện kinh tế xã hội và phương diện hành chính quốc gia. Để góp phần thực hiện nhiệm vụ trọng đại đó, mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung và CBQL GD nói riêng dù ở cấp nào đều cần chú trọn đổi mới phong cách lãnh đạo, quản lý dựa trên những yêu cầu và nguyên tắc của Đảng và những quy định hiện hành của hệ thống quản lý XHCN Việt Nam. III. Phát triển quan hệ giữa nhà trường với cộng đồng Mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng là mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa nhà trường và cộng đồng. Mối quan hệ giữa hai đối tượng được biểu hiện cụ thể qua mối quan hệ giữa lợi ích và trách nhiệm. Quan hệ này không chỉ đem lại lợi ích cho nhà trường mà còn nhằm phục vụ lợi ích của cộng đồng. Do đó cả hai phải thực hiện những trách nhiệm của mình vì lợi ích riêng và vì lợi ích chung. 1. Khái niệm về cộng đồng Có rất nhiều định nghĩa về cộng đồng, UNESCO: Cộng đồng là một tập hợp người có cùng chung một lợi ích, cùng làm việc vì mục đích chung nào đó và cùng sinh sống trong một khu vực xác định. Những người chỉ sống gần nhau, không có sự tổ chức lại đơn thuần chỉ là sự tập trung của một nhóm các cá nhân và không thực hiện chức năng như một thể thống nhất thì không được gọi là cộng đồng. Khi nói đến khái niệm cộng đồng, cần chú ý đến các yếu tố sau đây: - Cộng đồng trước hết là một tập hợp người; - Sự tương quan giữa các cá nhân trong cộng đồng rất chặt chẽ và mật thiết; - Mọi thành viên trong cộng đồng đều có ý thức đoàn kết, có tình cảm gắn bó với nhau, cùng phấn đấu vì lợi ích và nguyện vọng chung; P66 - Có sự phấn đấu của mỗi thành viên trong sự phát triển và gìn giữ chung về vật chất và tinh thần. 2. Thành phần trong cộng đồng - Cộng đồng dân cư. - Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị- xã hội- nghề ngiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân. 3. Vai trò của cộng đồng đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục Môi trường giáo dục của nhà trường, sự phát triển của nhà trường luôn luôn phụ thuộc vào sự phát triển và nhu cầu của cộng đồng. Tác động của cộng đồng đối với nhà trường vốn xuất phát từ truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc. Đảng và Nhà nước ta cũng luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, song do nước ta còn nghèo nên sự đầu tư của Nhà nước cho giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của giáo dục nên rất cần tới sự hỗ trợ của gia đình, xã hội và cộng đồng. Giáo dục chịu sự chi phối của môi trường văn hóa, môi trường giáo dục. Sự tham gia của cộng đồng vào việc xây dựng môi trường văn hóa, môi trường giáo dục rất đa dạng, phong phú. Mọi thành viên trong cộng đồng đều có thể tham gia được. Sự gương mẫu của từng người, mối quan hệ giữa mọi người với nhau từ gia đình đến cộng đồng, các phong tràn văn hóa, phong trào xã hội như: Đền ơn đáp nghĩa, bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng hương ước đều có ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của học sinh. Bên cạnh tạo ra môi trường lành mạnh, thuận lợi, ảnh hưởng tốt đến giáo dục, cộng đồng còn mở rộng không gian và thời gian cho các hoạt động giáo dục của nhà trường, phá bỏ khuôn phép giáo dục bó hẹp trong nhà trường. Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, cộng đồng có tác dụng cung cấp nhân lực, vật lực giúp nhà trường thực hiện giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục văn hóa- văn nghệ, thẩm mỹ, giáo dục thể chất và sức khỏe, giáo dục pháp luật, giáo dục án ninh, quốc phòng toàn dân, giáo dục lao động hướng nghiệp, giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội và thông tin về tình hình kinh tế- xã hội của địa phương phục vụ học tập và hướng nghiệp cho học sinh. Bên cạnh đó cộng đồng còn đóng góp kinh phí hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất và các hoạt động giáo dục của nhà trường. Cộng đồng còn là lực lượng tham gia quản lý, giám sát các hoạt động giáo dục của nhà trường, quản lý học sinh ngoài giờ có hiệu quả. P67 Sự tác động của cộng đồng đến nhà trường là con đường thực hiện dân chủ hóa ở cơ sở, nhằm làm cho mọi người dân trong cộng đồng nắm được những thống tin về giáo dục của nhà trường để họ có thể đề đạt nguyện vọng, quyền lợi chính đáng của mình đối với việc giáo dục con em ở nhà trường. 4. Vai trò của nhà trường đối với việc phát triển cộng đồng Cộng đồng có nhiều tác động tích cực đến nhà trường, ngược lại nhà trường có nhiều đóng góp cho sự tồn tại và phát triển của cộng đồng bằng việc dạy văn hóa cho cộng đồng dân cư, phổ biến kiến thức cho cộng đồng và tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, các hoạt động chính trị- xã hội ở địa phương. Nhà trường là nơi có một lực lượng cán bộ, giáo viên có trình độ văn hóa, chính trị khá cao, có năng lực, nhiệt tình, lại được rèn nếp sống có kỷ luật nên trở thành một lực lượng chính tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội, các hoạt động chính trị- xã hội của cộng đồng. 5. Các biện pháp phát triển quan hệ giữa nhà trường với cộng đồng Các biện pháp sau đây cần được xem xét và tiến hành đồng bộ để tăng cường mối quan hệ nhà trường và cộng đồng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển cộng đồng: 5.1. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền cho cộng đồng và bản thân nhà trường. 5.2. Xây dựng kế hoạch phối hợp hoạt động với cộng đồng 5.3. Phát huy vai trò của giáo viên 5.4. Tận dụng những kinh nghiệm và kiến thức của phụ huynh, vận động họ tham gia vào các hoạt động của nhà trường và cộng đồng. 5.5. Phát huy tác dụng của nhà trường trong việc phát triển cộng đồng. IV. Xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường 1. Văn hóa nhà trường (VHNT) VHNT là một khái niệm mới xuất hiện trong vài chục năm gần đây, nhưng nội hàm của nó thì đã được đề cập đến từ lâu rồi, trong nhiều tình huống của giáo dục và đào tạo,nhất là ở thời kỳ đổi mới, VHNT đã được các nhà nghiên cứu giáo dục coi là một cơ chế phát triển đối với từng nhà trường cũng như hệ thống các trường học nói chung, nó làm nền tảng và định hướng cho sự phát triển tiến bộ của nhà trường, và là một động lực quan trọng để thực hiện đổi mới quản lý giáo dục ở từng nhà trường. Có thể hiểu, VHNT là một hệ thống phức hợp các giá trị, các chuẩn mực xung quanh chức năng đào tạo con người của nhà trường, được chấp nhận tự nguyện, được P68 cam kết tôn trọng để theo đó mà các thành viên của nhà trường cùng nhau thực thi các hoạt động dạy và học, nhằm hoàn thành tốt các sứ mệnh cao cả của mình. Các giá trị và chuẩn mực này phải tương đồng bền vững, nghĩa là trãi qua thử nghiệm và thử thách của thời gian, phải biến thành niềm tin trong hành động của mỗi thành viên, và trở thành biểu tượng trong từng mặt hoạt động của nhà trường. Do đó VHNT là sự thể hiện bản sắc tập thể, thông qua đó mà các thành viên của nhà trường được kết nối với nhau để phấn đấu cho mục tiêu chung. 2. Các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường VHNT được xem xét ở 2 cấp độ: Vô hình và hữu hình. Các thành tố chủ yếu ở dạng tiềm ẩn trong nhận thức và tình cảm của con người (thầy, trò, phụ huynh, nhân dân,), chúng hình thành nên cấp độ vô hình của VHNT, khó nhận ra ngay. Chính hành động của con người (chủ yếu là thầy và trò) trong hoạt động thực tiễn dạy và học đã biến các thành tố vô hình nói trên thành các biểu tượng, và tạo nên cấp độ hữu hình của VHNT. Nhìn từ phía khách quan, người ta dễ nhận ra cấp độ hữu hình của VHNT, nhưng đó chưa phải là toàn bộ VHNT, mà đó chỉ là biểu hiện bên ngoài của VHNT. Chẳng hạn, biểu tượng về các chuẩn mực trong VHNT mà chúng ta thường thấy khi đến thăm một trường nào đó, chính là cấp độ hữu hình của VHNT như là: Cảnh quan sư phạm, trang phục của thầy và trò, quan hệ giao tiếp trong trường và giáo tiếp với khách, nghi lễ ngày khai giảng, ngày nhà giáo Việt Nam Muốn nhận diện đúng trình độ của VHNT thì phải có cách đánh giá toàn diện, kết hợp được cả 2 cấp độ, không thể chỉ căn cứ vào cấp độ hữu hình, nhưng cũng không thể chỉ qua đánh giá trình độ của cấp độ vô hình bằng suy diễn cảm tính. Một các khác, có thể hình dung VHNT giống như một tảng băng có phần nổi, phần chìm: - Phần nổi: Tầm nhìn, chính sách, mục đích, mục tiêu, khung cảnh, logo, khẩu hiệu, biểu tượng, đồng phục, nghi thức, các hoạt động văn hóa - Phần chìm: Nhu cầu, cảm xúc, mong muốn cá nhân, quyền lực và cách thức ảnh hưởng, thương hiệu, các giá trị, các giả định ngầm. Những biểu hiện của VHNT - Nuôi dưỡng bầu không khí cởi mở, dân chủ, hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau; - Mỗi cán bộ, giáo viên đều biết rõ công việc mình phải làm, hiểu rõ trách nhiệm, luôn có ý thức chia sẻ trách nhiệm, tích cục tham gia vào việc ra các quyết định dạy và học; P69 - Coi trọng con người, cổ vũ sự nổ lực hoàn thành công việc và công nhận sự thành công của mỗi người; - Nhà trường có những chuẩn mực để luôn luôn cải tiến, vươn tới; - Sáng tạo và đổi mới; - Khuyến khích giáo viên cải tiến phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học; giáo viên được khuyến khích tham gia đóng góp ý kiến trong mọi hoạt động của nhà trường; - Khuyến khích đối thoại và hợp tác, làm việc nhóm; - Chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn; - Chia sẻ quyền lực, trao quyền, khuyến khích tính tự chịu trách nhiệm; - Chia sẻ tầm nhìn; - Nhà trường thể hiện sự quan tâm, có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, lôi kéo cộng đồng cùng tham gia giải qquyết những vấn đề của giáo dục. 3. Tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa nhà trường Văn hóa có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả hoạt động của nhà trường. Các lý do cần phải nuôi dưỡng vun trồng văn hóa tích cực, lành mạnh có thể tóm tắt như sau: - Sự phát triển của trẻ em chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường văn hóa xã hội nơi các em lớn lên; môi trường văn hóa trường học thuận lợi giúp trẻ có nhiều cơ hội để phát triển; môi trường này không thuận lợi làm thui chột sự phát triển; - Văn hóa lành mạnh giúp gảm bớt sự không hài lòng của cán bộ, viên chức, tạo nên không khí làm việc thoải mái, thân thiện, hợp tác; - Tạo ra môi trường thuận lợi hỗ trợ công tác chuyên môn, khuyến khích cán bộ, viên chức nổ lực rèn luyện, học tập đạt thành tích mong đợi; Có thể nói văn hóa là một tài sản lớn của bất kỳ một tổ chức nào. Có không ít người đã khẳng định: Nó quyết định trường tồn của một tổ chức. Đó là ý nghĩa và tầm quan trọng lớn nhất của văn hóa. Nó càng có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt đối với nhà trường, tính văn hóa là một tính chất đặc thù của nhà trường, hơn bất kỳ một tổ chức nào, bởi lẽ: + Nhà trường là nơi bảo tồn, lưu truyền các giá trị văn hóa nhân loại; + Nhà trường là nơi đào luyện những lớp người mới, chủ nhân gìn giữ và sáng tạo văn hóa cho tương lai; P70 Nhà trường là nơi con người với con người (người dạy với người học) cùng hoạt động để chiếm lĩnh các mục tiêu văn hóa, theo những cách thức văn hóa, dựa trên những phương tiện văn hóa, trong môi trường văn hóa đại diện cho mỗi vùng, miền, địa phương. Do đó, một cách khác có thể nói VHNT luôn chi phối trực tiếp đến sự phát triển tiến bộ của nhà trường, VHNT lành mạnh sẽ làm cho: - Hoạt động của nhà trường luôn giữ đúng quỹ đạo và bản sắc của nhà trường XHCN Việt Nam, luôn bám sát và không xa rời mục đích phục vụ “vì con người”, “vì lợi ích của đất nước”, không bị ô nhiểm bởi xu hướng thương mại hóa giáo dục, không bị sa vào mục đích lợi nhuận đơn thuần (với trường ngoài công lập), - Thúc đẩy được lao động sáng tạo trong dạy và học, thúc đẩy sự hợp tác và cam kết trách nhiệm, thúc đẩy nâng cao năng suất lao động dạy và học để dẫn đến nâng cao chất lượng giáo dục, thúc đẩy đổi mới quản lý, - Tạo dựng được tình thương yêu và sự quan tâm lẫn nhau giữa các thành viên, quan tâm đên lợi ích chung của nhà trường, phát huy được truyền thống “tôn sư trọng đạo”. - Giúp nhà trường luôn phát huy được vai trò là một trung tâm văn hóa, một trung tâm giáo dục và đào tạo, một điểm sáng tiêu biểu cho sức mạnh trí tuệ và long nhân ái trong từng cộng đồng dân cư 4. Vai trò của hiệu trưởng trong việc phát triển VHNT 4.1. Ảnh hưởng của hiệu trưởng đến VHNT Hiệu trưởng có vai trò quyết định/ chi phối sự phát triển VHNT: - Tư duy phát triển giáo dục của hiệu trưởng ảnh hưởng đến VHNT; - Hiệu trưởng có vai trò quan trọng trong việc hình thành các chuẩn mực, các giá trị cốt lỏi, niềm tin; - Sự quan tâm, chú ý của hiệu trưởng đến cái gìsẽ ảnh hưởng chi phối VHNT; - Hiệu trưởng tổ chức xác định, tập hợp tạo lập hệ thống giá trị cốt lỏi của nhà trường; - Hiệu trưởng nhà trường xác định các giá trị đặc trưng và chia sẽ tầm nhìn. Ảnh hưởng của hiệu trưởng đến VHNT: - Người đứng đầu tổ chức phải là người lãnh đạo gương mẫu: luôn là tấm gương cho cấp dưới và đồng nghiệp; P71 - Người lãnh đạo hình thành văn hóa tổ chức thông qua hàng trăm hoạt động tương tác hàng ngày với cán bộ, viên chức, khách hàng và cộng đồng; - Cách phản ứng của người hiệu trưởng đối với những biến động trong cơ sở giáo dục; - Người hiệu trưởng xác lập cơ chế đánh giá, thi đua, khen thưởng (đúng người, đúng việc); - Khả năng biết lắng nghe của người hiệu trưởng nuôi dưỡng bầu không khí tâm lý cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau ở nơi làm việc; - Tiêu chuẩn chọn lựa và sa thải nhân viên. 4.2. Hiệu trưởng nhà trường nuôi dưỡng văn hóa bằng cách - Chia sẽ tầm nhìn, sứ mệnh của nhà trường với cán bộ, giáo viên; - Giữ vai trò dẫn dắt (bằng cách định hướng, chiến lược, mục tiêu), thể hiện uy tín; - Khuyến khích và tích cực ủng hộ sự đổi mới, sự sáng tạo để viên chức phát triển tối đa khả năng của họ; - Coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn để phát triển đội ngũ; - Tạo bầu không khí cởi mở, dân chủ và nhân văn; - Khuyến khích tinh thần hợp tác và kỹ năng làm việc nhóm; Khuyến khích nhân viên tích cực hợp tác với đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường. 4.3. Cách thức phát triển VHNT a) Làm thế nào để nuôi dưỡng/phát triển văn hóa nhà trường? - Biểu dương, công nhận và công khai những thành tích của cán bộ, giáo viên, học sinh trong trường; - Phát triển kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm; - Mọi hoạt động, đặt biệt là hoạt động tài chính cần được công khai, minh bạch; - Khuyến khích các bộ phận làm việc trong nhà trường đề ra phong cách làm việc - Giải quyết kịp thời, hiệu quả, dứt điểm những xung đột b) Cách thức phát triển VHNT - Xây dựng bầu không khí dân chủ; - Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá, khen thưởng hợp lý thúc đẩy mọi người nỗ lực làm việc; - Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường đều có bản mô tả công việc, rõ trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ; P72 - Hiệu trưởng tăng cường trao đổi, dự giờ, trao đổi chuyên môn với giáo viên về cách dạy và học; - Làm cho học sinh biết là các em được yêu thương, được quan tâm, chăm sóc; - Cố gắng đảm bảo cho học sinh có một tương lai xứng đáng với sự đầu tư của cha mẹ các em; - Hiệu trưởng chia sẽ quyền lực, mạnh dạn trao quyền cho giáo viên trong đó đề cao vai trò lãnh đạo hoạt động dạy và học của giáo viên; - Cho mọi người thấy bạn đang làm việc với cương vị là một người hiệu trưởng đầy nhiệt tâm, luôn trách nhiệm và tình thương yêu học trò; - Hiệu trưởng nên thường xuyên có mặt trong nhà trường và trong lớp học; - Khuyến khích phụ huynh tham gia vào các hoạt động giáo dục của rường và làm cho phụ huynh hiểu rõ vai trò của họ; - Hiệu trưởng luôn suy nghỉ để học hỏi, để đổi mới và nâng cao uy tín của mình trong nhà trường, P73 PHỤ LỤC 8 DANH SÁCH HIỆU TRƯỞNG THAM GIA THỬ NGHIỆM STT Họ và tên Chức vụ Đơn vị công tác 1 Nguyễn Thị Tịnh Hiệu Trưởng MN Dương Hoà 2 Đặng Thị Xê Hiệu Trưởng MN Thủy Thanh 1 3 Nguyễn Thị Hà Hiệu Trưởng MN Nguyễn Viết Phong 4 Phạm Thị Cẩm Hiệu Trưởng MN Thủy Tân 5 Ngô Thị Tuyết Lan Hiệu Trưởng MN Họa Mi 6 Nguyễn Thị Tịnh Hiệu Trưởng MN Dương Hòa 7 Võ Thị Tường Hiệu Trưởng MN Nhâm 8 Phan Thị Hoa Hiệu Trưởng MN Hoa Đào 9 Nguyễn Thị Khương Hiệu Trưởng MN Hồng vân 10 Lê Thị Như Hảo Hiệu Trưởng MN Sao Mai 11 Trần Thị Phượng Hiệu Trưởng MN Lộc Sơn 12 Đoàn Thị Sang Hiệu Trưởng MN Tiến Lực 13 Phạm Thị Cúc Hiệu Trưởng MN Hoa Mai 14 Trần Thị Phú Hiệu Trưởng MN Thuận Lộc 15 Nguyễn Thị Hồng Thanh Hiệu Trưởng MN An Đông 16 Nguyễn Thị Xuân Đàn Hiệu Trưởng MN Hương Long 17 Nguyễn Thị Đoan Trinh Hiệu Trưởng MN Vinh Thái 18 Võ Thị Xuân Hiệu Trưởng MN Phú Đa 1 19 Tống Thị Ngọc Chung Hiệu Trưởng MN Vinh Phú 20 Nguyễn Thị Ngọc Hiệu Trưởng MN Hoa Hồng 21 Trần Thị Thuỷ Hiệu Trưởng MN Hương Hữu 22 Nguyễn Thị Tuyết Hiệu Trưởng MN Hương Hoà 23 Nguyễn Thị Hường Hiệu Trưởng MN Thượng Quảng 24 Trương Thị Thiên Hiệu Trưởng MN Hoa Đỗ Quyên 25 Võ Thị Tâm Hiệu Trưởng MN Thượng Lộ 26 Hồ Thị Kiều Chinh Hiệu Trưởng MN Thuỷ Xuân 27 Nguyễn Thị Thúy Hằng Hiệu Trưởng MN Phong Mỹ I 28 Nguyễn Thị Mỹ Hạnh Hiệu Trưởng MN Phong Xuân I 29 Trần Thị Bích Đào Hiệu Trưởng MN Phong Hiền II 30 Nguyễn Thị Xuân Hương Hiệu Trưởng MN TT. Phong Điền 31 Trần Thị Thúy Lệ Hiệu Trưởng MN Điền Lộc P74 32 Nguyễn Thị Lợi Hiệu Trưởng MN Điền Môn 33 Nguyễn Thị Nguyệt Hiệu Trưởng MN Phong Hải 34 Nguyễn Thị Ngữu Hiệu Trưởng MN Quảng Phước 35 Võ Thị Kim Uyên Hiệu Trưởng MN Sơn Ca 2 36 Lê Thị Tuyên Hiệu Trưởng MN Quảng Công 37 Nguyễn Thị Liên Hiệu Trưởng MN Hương Văn 38 Đặng Thị Mai Trinh Hiệu Trưởng MN Bình Điền 39 Nguyễn Thị Hằng Hiệu Trưởng MN Hương Bình 40 Võ Thị Tường Hiệu Trưởng MN Nhâm P75 PHỤ LỤC 9 Kết quả trắc nghiệm kiến thức “Lãnh đạo và quản lý nhà trường” của hiệu trưởng trường MN trước và sau khi tham gia bồi dưỡng Thứ tự câu hỏi trắc nghiệm Trước khi được bồi dưỡng (Lần 1) Sau khi được bồi dưỡng (Lần 2) Sự chênh lệch về tỷ lệ % giữa lần 1 và lần 2 (+) Số lượng (câu trả lời đúng) Tỷ lệ% Số lượng (câu trả lời đúng) Tỷ lệ% Câu 1 18 45 36 90 45 Câu 2 11 27.5 35 87.5 60 Câu 3 23 57.5 38 95 37.5 Câu 4 24 60 32 80 20 Câu 5 14 35 37 92.5 57.5 Câu 6 9 22.5 38 95 72.5 Câu 7 18 45 31 77.5 32.5 Câu 8 27 67.5 36 90 22.5 Câu 9 13 32.5 39 97.5 65 Câu 10 19 47.5 32 80 32.5 Câu 11 12 30 34 85 55 Câu 12 34 85 39 97.5 12.5 Câu 13 26 65 37 92.5 27.5 Câu 14 24 60 37 92.5 32.5 Câu 15 32 80 39 97.5 17.5 Câu 16 19 47.5 34 85 37.5 Câu 17 20 50 38 95 45 Câu 18 38 95 39 97.5 2.5 Câu 19 35 87.5 39 97.5 10 Câu 20 29 72.5 35 87.5 15 Câu 21 26 65 34 85 20 Câu 22 28 70 38 95 25 Câu 23 30 75 37 92.5 17.5 Câu 24 25 62.5 35 87.5 25 Câu 25 32 80 39 97.5 17.5 Câu 26 35 87.5 38 95 7.5 Câu 27 18 45 32 80 35 P76 Câu 28 24 60 35 87.5 27.5 Câu 29 16 40 29 72.5 32.5 Câu 30 19 47.5 30 75 27.5 Câu 31 22 55 37 92.5 37.5 Câu 32 21 52.5 36 90 37.5 Câu 33 23 57.5 31 77.5 20 Câu 34 12 30 29 72.5 42.5 Câu 35 31 77.5 37 92.5 15 Câu 36 8 20 26 65 45 Câu 37 16 40 34 85 45 Câu 38 25 62.5 36 90 27.5 Câu 39 21 52.5 35 87.5 35 Câu 40 11 27.5 36 90 62.5 P77 PHỤ LỤC 10 KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRƯỚC VÀ SAU BỒI DƯỠNG STT Họ và tên Chức vụ Số câu trả lời đúng trước khi bồi dưỡng Xếp loại Số câu trả lời đúng sau khi bồi dưỡng Xếp loại 1 Nguyễn Thị Tịnh HT 28 Khá 36 Tốt 2 Đặng Thị Xê HT 29 Khá 37 Tốt 3 Nguyễn Thị Hà HT 37 Tốt 39 Tốt 4 Phạm Thị Cẩm HT 21 TB 25 TB 5 Ngô Thị Tuyết Lan HT 28 Khá 38 Tốt 6 Nguyễn Thị Tịnh HT 19 CHC 25 Khá 7 Võ Thị Tường HT 34 Tốt 39 Tốt 8 Phan Thị Hoa HT 22 TB 28 Khá 9 Nguyễn Thị Khương HT 17 CHC 30 Tốt 10 Lê Thị Như Hảo HT 39 Tốt 39 Tốt 11 Trần Thị Phượng HT 22 TB 25 TB 12 Đoàn Thị Sang HT 27 Khá 35 Khá 13 Phạm Thị Cúc HT 30 Khá 38 Tốt 14 Trần Thị Phú HT 21 TB 28 Khá 15 Nguyễn Thị Hồng Thanh HT 19 CHC 26 Khá 16 Nguyễn Thị Xuân Đàn HT 23 TB 27 Khá 17 Nguyễn Thị Đoan Trinh HT 35 Tốt 38 Tốt 18 Võ Thị Xuân HT 24 TB 29 Khá 19 Tống Thị Ngọc Chung HT 15 CHC 19 CHC 20 Nguyễn Thị Ngọc HT 29 Khá 34 Tốt 21 Trần Thị Thuỷ HT 22 TB 24 TB 22 Nguyễn Thị Tuyết HT 30 Khá 36 Tốt 23 Nguyễn Thị Hường HT 21 TB 24 TB 24 Trương Thị Thiên HT 38 Tốt 39 Tốt 25 Võ Thị Tâm HT 16 CHC 26 Khá 26 Hồ Thị Kiều Chinh HT 23 TB 32 Tốt 27 Nguyễn Thị Thúy Hằng HT 18 CHC 31 Tốt 28 Nguyễn Thị Mỹ Hạnh HT 17 CHC 26 Khá P78 29 Trần Thị Bích Đào HT 25 TB 38 Tốt 30 Nguyễn Thị Xuân Hương HT 36 Tốt 39 Tốt 31 Trần Thị Thúy Lệ HT 27 TB 32 Tốt 32 Nguyễn Thị Lợi HT 20 CHC 34 Tốt 33 Nguyễn Thị Nguyệt HT 28 Khá 39 Tốt 34 Nguyễn Thị Ngữu HT 26 Khá 38 Tốt 35 Võ Thị Kim Uyên HT 24 TB 36 Tốt 36 Lê Thị Tuyên HT 19 CHC 27 Khá 37 Nguyễn Thị Liên HT 18 CHC 32 Tốt 38 Đặng Thị Mai Trinh HT 39 Tốt 40 Tốt 39 Nguyễn Thị Hằng HT 20 TB 32 Tốt 40 Võ Thị Tường HT 16 CHC 27 Khá TỔNG HỢP KẾT QUẢ Thời gian Tốt Khá Trung bình Còn hạn chế Số lượng Tỷ lệ% Số lượng Tỷ lệ% Số lượng Tỷ lệ% Số lượng Tỷ lệ% Trước bồi dưỡng 7 17.5 9 22.5 11 27.5 13 32.5 Sau bồi dưỡng 24 65.0 11 27.5 4 10 1 2.5 P79 PHỤ LỤC 11 QUY ĐỊNH Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2011 /TT-BGDĐT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Văn bản này quy định Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non, bao gồm: Chuẩn hiêụ trưởng; đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo Chuẩn. 2. Quy định này áp dụng đối với hiệu trưởng trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (sau đây gọi chung là hiệu trưởng). Điều 2. Mục đích ban hành quy định Chuẩn hiệu trưởng 1. Làm căn cứ để hiệu trưởng tự đánh giá và tự xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, học tập, rèn luyện nhằm không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm; năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường mầm non và năng lực tổ chức, phối hợp với gia đình trẻ và xã hội. 2. Làm căn cứ để cơ quan quản lý giáo dục đánh giá, xếp loại hiệu trưởng phục vụ công tác sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và đề xuất, thực hiện chế độ, chính sách đối với hiệu trưởng; 3. Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lưc̣ lañh đaọ, quản lý của hiệu trưởng. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Chuẩn hiệu trưởng là hệ thống các tiêu chuẩn đối với hiệu trưởng về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực quản lý nhà trường; năng lực tổ chức phối hợp với gia đình trẻ và xã hội. 2. Tiêu chuẩn là quy định về những nội dung cơ bản, đặc trưng thuộc mỗi lĩnh vực của chuẩn. P80 3. Tiêu chí là yêu cầu và điều kiện cần đạt ở một nội dung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn. 4. Minh chứng là các bằng chứng (tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng, nhân chứng) được dẫn ra để xác nhận một cách khách quan mức đạt được của tiêu chí. Chương II CHUẨN HIỆU TRƯỞNG Điều 4. Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp 1. Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị a) Yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì lợi ích dân tộc, vì hạnh phúc nhân dân, trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam; b) Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; điều lệ, quy chế, quy định của ngành, của địa phương và của nhà trường; c) Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân; d) Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí; thực hành tiết kiệm. 2. Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp a) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; trung thực, tận tâm với nghề nghiệp và có trách nhiệm trong quản lý nhà trường. b) Hoàn thành nhiêṃ vu ̣ đươc̣ giao và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ; c) Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn vì muc̣ đích vu ̣lơị; d) Được tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ và cộng đồng tín nhiệm; là tấm gương trong tập thể sư phạm nhà trường. 3. Tiêu chí 3. Lối sống, tác phong a) Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc và môi trường giáo dục; b) Sống nhân ái, độ lượng, bao dung; c) Có tác phong làm việc khoa học, sư phạm. 4. Tiêu chí 4. Giao tiếp, ứng xử a) Thân thiện, thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ; b) Gần gũi, tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên; P81 c) Hợp tác và tôn trọng cha mẹ trẻ; d) Hợp tác với chính quyền địa phương và cộng đồng xã hội trong chăm sóc và giáo dục trẻ. 5. Tiêu chí 5. Học tập, bồi dưỡng a) Học tập, bồi dưỡng và tự rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực lãnh đạo và quản lý nhà trường; b) Tạo điều kiện và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập, bồi dưỡng và rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Điều 5. Tiêu chuẩn 2. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm 1. Tiêu chí 6. Trình độ chuyên môn a) Đạt trình độ chuẩn đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với giáo dục mầm non; b) Có năng lực chuyên môn để chỉ đạo các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non; c) Có năng lực tư vấn, hướng dẫn và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên về chuyên môn giáo dục mầm non; d) Có kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, y tế, văn hóa, xã hội liên quan đến giáo dục mầm non. 2. Tiêu chí 7. Nghiệp vụ sư phạm a) Có khả năng vận dụng các phương pháp đặc thù của giáo dục mầm non trong nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ; b) Có năng lực tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non; c) Có năng lực tư vấn, hướng dẫn và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên về nghiệp vụ sư phạm của giáo dục mầm non. 3. Tiêu chí 8. Khả năng tổ chức triển khai chương trình giáo dục mầm non a) Nắm vững chương trình giáo dục mầm non; b) Có khả năng triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương; c) Có năng lực hướng dẫn và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục mầm non. P82 Điều 6. Tiêu chuẩn 3. Năng lực quản lý trường mầm non 1. Tiêu chí 9. Hiểu biết nghiệp vụ quản lý a) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định; b) Vận dụng được các kiến thức cơ bản về lý luận và nghiệp vụ quản lý trong lãnh đạo, quản lý nhà trường. 2. Tiêu chí 10. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường a) Dự báo được sự phát triển của nhà trường, phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch; b) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nhà trường toàn diện và phù hợp; c) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học. 3. Tiêu chí 11. Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường a) Thành lập, kiện toàn tổ chức bộ máy, bổ nhiệm các chức vụ quản lý theo quy định; Quản lý hoạt động của tổ chức bộ máy nhà trường nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục; b) Sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá xếp loại, khen thưởng kỉ luật, thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định; c) Tổ chức hoạt động thi đua trong nhà trường; xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đoàn kết, đủ phẩm chất, năng lực để thực hiện mục tiêu giáo dục, được cha mẹ trẻ tín nhiệm. 4. Tiêu chí 12. Quản lý trẻ em của nhà trường a) Tổ chức huy động và tiếp nhận trẻ em trong độ tuổi trên địa bàn đến trường theo quy định, thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi; b) Tổ chức quản lý trẻ em trong trường mầm non theo quy định; c) Tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật trong nhà trường; d) Thực hiện các chế độ chính sách, bảo vệ quyền trẻ em. 5. Tiêu chí 13. Quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ a) Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho trẻ; b) Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động giáo dục để trẻ em phát triển toàn diện, hài hòa. P83 c) Quản lý việc đánh giá kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ theo quy định. 6. Tiêu chí 14. Quản lý tài chính, tài sản nhà trường a) Huy động và sử dụng đúng quy định của pháp luật các nguồn tài chính phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ; b) Quản lý sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích và theo quy định của pháp luật; c) Xây dựng, bảo quản, khai thác và sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu của nhà trường theo quy định. 7. Tiêu chí 15. Quản lý hành chính và hệ thống thông tin a) Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý hành chính trong nhà trường; b) Quản lý và sử dụng các loại hồ sơ, sổ sách theo đúng quy định; c) Xây dựng và sử dụng hệ thống thông tin phục vụ hoạt động quản lý, hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường; thưc̣ hiêṇ chế đô ̣thông tin, báo cáo kịp thời, đầy đủ theo quy định; d) Tổ chức sử dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động quản lý và thực hiện chương trình giáo dục mầm non. 8. Tiêu chí 16. Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục a) Tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý nhà trường theo quy định; b) Chấp hành thanh tra giáo dục của các cấp quản lý theo quy định; c) Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo quy định. 9. Tiêu chí 17. Thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường a) Xây dựng quy chế dân chủ trong nhà trường theo quy định; b) Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tạo điều kiện cho các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Điều 7. Tiêu chuẩn 4. Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình trẻ và xã hội 1. Tiêu chí 18. Tổ chức phối hợp với gia đình trẻ a) Tổ chức phối hợp với gia đình trẻ và Ban đại diện cha mẹ trẻ em để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. P84 b) Tổ chức tuyên truyền trong cha mẹ trẻ và cộng đồng về hoạt động, truyền thống, văn hóa nhà trường, mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục mầm non; c) Tổ chức phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ cho cha mẹ trẻ và cộng đồng. 2. Tiêu chí 19. Phối hợp giữa nhà trường và địa phương a) Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương nhằm phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn; b) Tổ chức huy động các nguồn lực của cộng đồng, các tổ chức kinh tế, chính trị-xã hội và các cá nhân trong cộng đồng góp phần xây dựng nhà trường thực hiện các mục tiêu giáo dục mầm non; c) Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng. Chương III ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HIỆU TRƯỞNG THEO CHUẨN Điều 8. Yêu cầu đánh giá, xếp loại hiệu trưởng 1. Việc đánh giá, xếp loại hiệu trưởng phải đảm bảo khách quan, toàn diện, khoa học, công bằng và dân chủ; phản ánh đúng phẩm chất, năng lực, hiệu quả công tác, phải đặt trong phạm vi công tác và điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương. 2. Việc đánh giá, xếp loại hiệu trưởng phải căn cứ vào các kết quả được minh chứng phù hợp với các tiêu chí, tiêu chuẩn của chuẩn được quy định tại chương II của văn bản này. Điều 9. Phương pháp đánh giá, xếp loaị hiêụ trưởng 1. Việc đánh giá hiệu trưởng phải căn cứ vào các kết quả đạt được dựa trên các minh chứng liên quan để cho điểm từng tiêu chí. Điểm tiêu chí tính theo thang điểm 10, là số nguyên, tổng điểm tối đa của 19 tiêu chí là 190. 2. Việc xếp loại hiệu trưởng phải căn cứ vào tổng số điểm và mức độ đạt được của các tiêu chí, cụ thể như sau: a) Đạt chuẩn: - Loại xuất sắc: Tổng số điểm từ 171 đến 190 và các tiêu chí phải đạt từ 8 điểm trở lên; - Loại khá: Tổng số điểm từ 133 trở lên và các tiêu chí phải đạt từ 6 điểm trở lên; P85 - Loại trung bình: Tổng số điểm từ 95 trở lên, các tiêu chí của tiêu chuẩn 1 và 3 phải đạt từ 5 điểm trở lên, không có tiêu chí 0 điểm. b) Chưa đạt chuẩn - loại kém: Tổng số điểm dưới 95 hoặc thuộc một trong hai trường hợp sau : - Có tiêu chí 0 điểm; - Có tiêu chí trong các tiêu chuẩn 1và 3 dưới 5 điểm. Điều 10. Thành phần và quy trình đánh giá, xếp loại hiệu trưởng 1. Thành phần đánh giá, xếp loại hiệu trưởng gồm: hiệu trưởng, các phó hiêụ trưởng, đại diện tổ chức cơ sở Đảng, Ban Chấp hành Công đoàn, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường; cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường; thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý hiệu trưởng. 2. Quy trình đánh giá, xếp loại hiệu trưởng: a) Hiệu trưởng tự đánh giá, xếp loại theo mâũ phiếu trong Phu ̣luc̣ 1. b) Nhà trường tổ chức đánh giá hiệu trưởng: Đaị diêṇ của tổ chức cơ sở Đảng hoăc̣ Ban Chấp hành Công đoàn nhà trường chủ trì thực hiện các bước sau: - Hiệu trưởng báo cáo kết quả tự đánh giá, xếp loại trước tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; - Cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường đóng góp ý kiến và tham gia đánh giá hiệu trưởng theo mâũ phiếu trong Phu ̣luc̣ 2; - Các phó hiêụ trưởng, đại diện tổ chức cơ sở Đảng, Ban Chấp hành Công đoàn và Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường tổng hơp̣ các ý kiến đóng góp và kết quả tham gia đánh giá hiêụ trưởng của cán bô,̣ giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường; nhâṇ xét, góp ý cho hiêụ trưởng theo mâũ phiếu trong Phu ̣luc̣ 3. c) Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý đánh giá hiệu trưởng: - Tham khảo kết quả tự đánh giá, xếp loại của hiệu trưởng; kết quả đánh giá của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường (đươc̣ thể hiêṇ trong các mâũ phiếu của Phu ̣ luc̣ 1, 2, 3) và các nguồn thông tin xác thực khác, chính thức đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo mâũ phiếu trong Phu ̣luc̣ 4; - Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại tới hiệu trưởng, tới tâp̣ thể giáo viên, cán bô,̣ nhân viên nhà trường và lưu kết quả trong hồ sơ cán bộ. P86 Chương IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 11. Thực hiện đánh giá, xếp loại hiệu trưởng 1. Đánh giá, xếp loại hiệu trưởng được thực hiện hằng năm vào cuối năm học. 2. Đối với hiệu trưởng trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, ngoài việc đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo Chuẩn còn phải thực hiện đánh giá, xếp loại theo các quy định hiện hành. Điều 12. Trách nhiệm của các bộ và địa phương 1. Các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý các trường mầm non chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện Thông tư này và thông báo kết quả đánh giá, xếp loại hiệu trưởng cho Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Giám đốc sở giáo duc̣ và đào taọ tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức, chỉ đaọ, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện thưc̣ hiêṇ Thông tư này; báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo kết quả đánh giá, xếp loại hiệu trưởng. 3. Trưởng phòng giáo duc̣ và đào taọ tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai kế hoạch và chỉ đaọ các trường thưc̣ hiêṇ Thông tư này; báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp huyêṇ và sở giáo duc̣ và đào taọ kết quả đánh giá, xếp loại hiệu trưởng./. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG (đã ký) Nguyễn Thị Nghĩa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_doi_ngu_hieu_truong_truong_mam_non_khu_vuc_bac_trung_bo_dap_ung_yeu_cau_doi_moi_giao_duc.pdf
Luận văn liên quan