Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các tổ chức TCVM
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đối với cán bộ tín dụng nên tuyển
dụng người địa phương, bám sát địa bàn hiểu rõ từng đối tượng khách hàng
cũng như lịch sử tín dụng của khách hàng để áp dụng điều kiện cho vay, thủ tục
giải ngân và thu hồi vốn phù hợp đối với từng khách hàng.
Cần có chiến lược phát triển, bồi dưỡng cán bộ quản lý cũng như đội ngũ
nhân viên. Cần chuẩn hóa cán bộ, tuyển dụng đúng người, đúng việc và đảm
bảo về chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ. Đối với cán bộ tín dụng, có thể
tuyển dụng người địa phương vào làm việc vì họ hiểu rõ người dân vùng
mình hơn nên có thể giảm thiểu rủi ro và chi phí giao dịch cho các tổ chức
TCVM. Đồng thời, các cán bộ tín dụng có thể phải bám sát địa bàn, hiểu rõ
từng đối tượng khách hàng cũng như lịch sử tín dụng của khách hàng để áp
dụng điều kiện cho vay, thủ tục giải ngân và thu hồi vốn phù hợp đối với từng
khách hàng
206 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển hoạt động tài chính vi mô tại vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cần phải:
(1) Hoàn thiện hành lang pháp lý, chính sách thúc đẩy tài chính toàn
diện, trong đó có phát triển các tổ chức TCVM
- Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hoạt động của các tổ chức TCVM
chính thức. Trong thời gian tới NHNN với vai trò là cơ quan đầu mối sẽ thực
hiện các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động tài chính vi
mô. Đối với những văn bản pháp lý hiện tại còn nhiều bất cập, hạn chế, NHNN
cần thực hiện sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các văn bản pháp lý.
Trong giai đoạn tới 2019 - 2025, và định hướng đến năm 2030, NHNN đã
ban hành Thông tư số 03/2018/TT-NHNN Quy định về cấp Giấy phép, tổ chức
và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô [18], nhưng cần ban hành các văn bản
hướng dẫn cụ thể theo từng nhóm tổ chức như chính thức, bán chính thức và cả
phi chính thức. Đặc biệt, để tạo điều kiện cho TCVM phát triển theo hướng
phát triển Tài chính toàn diện, NHNN cần nghiên cứu, ban hành các quy định
tạo thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức TCVM trong lĩnh vực tài chính số,
các quy định về hình thức huy động vốn qua cộng đồng mạng, các quy định hỗ
157
trợ cho các tổ chức TCVM về lãi suất khi cho vay DN siêu nhỏ, cho vay trong
lĩnh vực nông nghiệp xanh, sạch...
- Xây dựng và ban hành các quy định và hướng dẫn các tổ chức TCVM đa
dạng hóa sản phẩm dịch vụ. Khuyến khích phát triển mô hình liên kết với các
NHTM để cung cấp dịch vụ thông qua việc làm đại lý cho các NHTM, kết hợp
với tổ chức công nghệ nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ để cung ứng dịch
vụ đơn giản, thuận tiện, chi phí thấp hơn cho khách hàng TCVM.
(2) Hỗ trợ đào tạo năng lực cho các tổ chức và tuyên truyền sâu rộng về
tính chất, ý nghĩa của tổ chức trong cộng đồng
NHNN với vai trò là cơ quan đầu mối, cần phối hợp với các Bộ, ngành
khác như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư thực hiện các hoạt động tuyên
truyền nhằm phát triển hoạt động TCVM. Hoạt động tuyên truyền hướng tới đa
dạng các đối tượng bao gồm các ban ngành đoàn thể địa phương như UBND
tỉnh, sở tài chính, sở kế hoạch đầu tư, các loại hình TCTD khác. Phương thức
tuyên truyền có thể thực hiện thông qua các buổi hội thảo, tập huấn, sách
(3)Tạo môi trường tài chính lành mạnh
Mức độ sử dụng dịch vụ tài chính phụ thuộc lớn vào môi trường tài chính.
Vai trò của nhà nước, cụ thể là NHNN xây dựng môi trường cạnh tranh lành
mạnh, giám sát, kỷ luật tài chính phù hợp để các tổ chức cung ứng dịch vụ, sản
phẩm dịch vụ tài chính có chất lượng, giá cả hợp lý, giúp mọi tầng lớp dễ tiếp
cận, từng bước hạn chế tín dụng ngầm.
4.4.2.2. Đối với Bộ Tài chính
(1) Ban hành chế độ kế toán chính thức cho các tổ chức TCVM đã cấp phép
Tạo điều kiện thuận lợi và định hướng cho sự phát triển bền vững của các
tổ chức TCVM. Hiện nay cần có thông tư hướng dẫn cụ thể hơn về chế độ kế
toán cho các tổ chức TCVM đã cấp phép. Mặt khác, việc phối hợp giữa Bộ Tài
chính và NHNN sẽ có thể là phương án tốt để đưa ra một chế độ kế toán tối ưu
và phù hợp với hoạt động của các tổ chức TCVM đã cấp phép.
158
(2) Xây dựng chính sách thuế TNDN hợp lý cho các tổ chức TCVM
Giảm thiểu chi phí thuế cho các tổ chức TCVM nhằm tạo thêm nguồn
vốn cho tổ chức. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 135/2013/TT - BTC ngày
27/09/2013 về thí điểm chính sách thuế TNDN đối với các tổ chức TCVM
được cấp phép. Với quy định hiện hành việc áp dụng thuế TNDN áp dụng 20%
được coi là quá cao đối với các tổ chức TCVM chính thức. Do các tổ chức tổ
chức TCVM hoạt động mang tính chất cân bằng mục tiêu tài chính và mục tiêu
xã hội với một nguồn vốn rất nhỏ vì vậy các tổ chức này cần tăng cường nguồn
vốn để mở rộng hoạt động cung cấp tài chính cho các hộ nghèo. Do đó, Bộ Tài
chính nên giảm thuế thu nhập đối với các tổ chức TCVM được cấp phép xuống
còn 10% để các tổ chức này có thể tăng cường nguồn vốn và mở rộng quy mô
hoạt động.
(3) Thực hiện cơ chế cho vay lại tổ chức TCVM được cấp phép từ các
nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức tài trợ đa phương như ADB, IFC, WB
Tăng cường hỗ trợ vốn nhằm phát triển mức độ tiếp cận của các tổ chức
TCVM. Trong một số dự án có nguồn tài trợ từ các tổ chức viện trợ đa phương
như ADB, WB Việc xem xét tổ chức TCVM đã cấp phép tham gia như một
đối tác của dự án và Bộ Tài chính xem xét cho vay lại các tổ chức này sẽ được
coi như một cơ chế thể tháo gỡ khó khăn về vốn cho các tổ chức TCVM đã cấp
phép. Nếu như đó là một phương án cho vay trực tiếp, một phương án thứ hai
có thể áp dụng đó là Bộ Tài chính có thể cho vay lại thông qua các NHTM,
Ngân hàng phát triển Việt Nam hoặc NHCSXH. Theo đó, Bộ Tài chính có thể
mời các ngân hàng tham gia vào các dự án của tổ chức TCVM, và thực hiện
cung cấp khoản vay cho các ngân hàng và các ngân hàng sẽ cho tổ chức
TCVM được cấp phép vay lại với mức lãi suất quy định. Đây được coi là cơ
chế chia sẻ rủi ro và mang tính chất hợp lý hơn cả. Bộ Tài chính sẽ chỉ phải
quản lý cấp độ vĩ mô và để các ngân hàng đã được trang bị chuyên môn tốt hơn
về thẩm định các tổ chức TCVM và ra các quyết định về việc cho vay. Mô hình
này cũng sẽ khuyến khích các tổ chức TCVM muốn vay vốn phải xây dựng kế
159
hoạch sử dụng vốn vay nghiêm túc và sử dụng vốn vay một cách hiệu quả từ
đó giảm thiểu rủi ro cho các khoản vay.
4.4.3. Đối với UBND tỉnh, thành phố thuộc vùng KTTĐ miền Trung
(1) Tăng cường hỗ trợ về vốn, cơ sở vật chất cho các tổ chức TCVM
Tăng cường hỗ trợ vốn nhằm mở rộng mức độ tiếp cận và sự bền vững
của các tổ chức TCVM. Hoạt động của các tổ chức TCVM đóng vai trò quan
trọng trong sự nghiệp giảm nghèo và phát triển kinh tế ở nhiều địa phương. Do
đó để thúc đẩy sự phát triển hoạt động của các tổ chức TCVM các địa phương
cần có chính sách hỗ trợ về vốn, nhân lực, cơ sở vật chất nhằm tạo điều kiện
cho các tổ chức này hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, những nguồn vốn này chủ
yếu được giao cho những tổ chức đã chuyển đổi hay là những Quỹ xã hội trong
khi đó các chương trình/dự án TCVM với quy mô nhỏ là rất nhỏ đang chưa
thực sự được quan tâm một cách đúng mức. Ngoài ra, UBND các tỉnh có thể bố
trí một phần ngân sách địa phương hay kết hợp nguồn vốn các dự án để có
nguồn vốn hỗ trợ các tổ chức TCVM. Theo khảo sát hiện nay nhiều chương
trình/dự án đang hoạt động với cơ sở vật chất rất nghèo nàn, với một nguồn
vốn hoạt động dự án còn hạn chế dẫn đến hầu hết các tổ chức này hoạt động
dưới hình thức thuê cơ sở hoạt động, làm chi nhánh. Điều này phần nào ảnh
hưởng đến việc đảm bảo tính an toàn trong hoạt động. Từ đó, để hỗ trợ phát
triển hoạt động của các tổ chức TCVM, UBND tỉnh có thể bố trí quỹ đất cho
việc xây dựng chi nhánh, bố trí cơ sở hạ tầng chưa sử dụng nhằm tạo điều kiện
về cơ sở vật chất cho các tổ chức TCVM.
Ngoài ra, bên cạnh việc hỗ trợ về mặt chính sách và nguồn vốn, việc nâng
cao nhận thức về hoạt động TCVM và kiến thức về các tổ chức TCVM cho các
cán bộ địa phương là yếu tố quan trọng tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động của
các tổ chức TCVM.
(2) Xác định tài chính vi mô là một công cụ giảm nghèo hữu hiệu và tăng
cường công tác tuyên truyền mở rộng, phát triển TCVM
- Tăng cường quảng bá phát triển TCVM từ đó nâng cao mức độ tiếp cận
của tổ chức TCVM. Các địa phương cần xác định TCVM là một công cụ giảm
160
nghèo hữu hiệu, định hướng gắn hoạt động TCVM với chiến lược phát triển
kinh tế xã hội của từng địa phương ở mỗi giai đọan. Do tính chất khác nhau của
mỗi địa phương trong chiến lược phát triển kinh tế, cũng như công cuộc xóa
đói giảm nghèo, nên đối với các chương trình, dự án hình thành ở mỗi địa
phương cần có sự quản lý, giám sát và định hướng của UBND địa phương các
cấp, phối hợp với sự giám sát của NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố để hoạt
động TCVM đúng mục tiêu đề ra.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nhằm kịp thời phát hiện những
sai sót, bất cập để có sự điều chỉnh kịp thời hoặc có các biện pháp xử lý, chỉnh
đốn thực hiện nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả của các chính
sách để phù hợp với thực tế; có cơ chế khuyến khích các tổ chức đoàn thể, hộ
nghèo tham gia vào quá trình giám sát thực hiện chính sách.
- Thường xuyên đánh giá chính sách để tìm ra những mô hình tốt nhất, từ
đó đưa ra các chính sách linh hoạt, phát huy được tính chủ động, sáng tạo và
nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương ở các địa bàn khó
khăn, với những đặc điểm, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, tập quán và dân
trí rất khác nhau.
Chỉ có triển khai một cách thường xuyên và đồng bộ các giải pháp trên
cùng với sự quan tâm của các cấp, các ngành mới có thể thực hiện tốt mục tiêu
giảm nghèo bền vững cho người dân ở vùng theo chủ trương và chính sách của
Đảng và Nhà nước.
(3) Các giải pháp hỗ trợ sinh kế, đào tạo nghề, tạo việc làm, xuất khẩu
lao động nâng cao thu nhập cho người nghèo
- Thực hiện các biện pháp phát triển ngư nghiệp kết hợp và các hoạt động
kinh tế khác để thực hiện định canh, định cư vùng đầm phá.
- Thực hiện hỗ trợ người nghèo biết cách tự thoát nghèo và tránh tái
nghèo khi gặp rủi ro, như: hỗ trợ vật chất trực tiếp cho người nghèo trong
những rủi ro đột xuất do thiên tai, dịch bệnh, hỗ trợ một phần giúp người
nghèo tham gia các hoạt động kinh tế: giống cây trồng, giống con nuôi, vật tư,
phân bón, thuốc trừ sâu cùng với những hỗ trợ về vật chất cho người nghèo
161
trên cơ sở hướng dẫn người nghèo sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế tùy
theo điều kiện gia đình.
- Bố trí cán bộ khuyến nông, khuyến ngư cơ sở để giúp người dân áp
dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật và lựa chọn được giống cây, con và mô
hình sản xuất thích hợp. Từng bước hướng dẫn người nghèo sản xuất được
hàng hóa tập trung và tiếp cận thị trường để có những sản phẩm có giá trị cao
trên thị trường.
- Thường xuyên nắm bắt, khảo sát nhu cầu học nghề, tìm nghề phù hợp để
có hướng đào tạo. Liên kết các trường đào tạo nghề và các DN có chức năng
xuất khẩu lao động
(4) Tổ chức tốt công tác tuyên truyền về hoạt động tài chính vi mô tại
địa phương
Nhằm hỗ trợ hỗ trợ tốt nhất khả năng tự vươn lên thoát nghèo, chống tái
nghèo và có khả năng giàu có của các hộ dân cư. Các địa phương có các buổi
tuyên truyền về các dịch vụ tài chính đáp ứng nhu cầu của người dân. Cách
thức tiếp cận vốn và từ đó người dân có được các thông tin, kiến thức để sử
dụng vốn tốt hơn.
Các địa phương chú trọng đến các tầng lớp thanh niên, tập trung huy động
lực lượng này để có những kế hoạch phát triển nguồn nhân lực nòng cốt cho
địa phương. Vì các thế hệ trẻ được trang bị kiến thức học vấn cao hơn, có khả
năng tiếp cận công nghệ thông tin và là lực lượng sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế
tại địa phương.”
162
Kết luận chương 4
Từ phân tích thực trạng phát triển hoạt động TCVM tại vùng KTTĐ
miền Trung, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân
các hạn chế. Tác giả luận án đã đưa ra định hướng phát triển hoạt động TCVM
tại vùng KTTĐ miền Trung trong thời gian tới trong đó tập trung vào 03 định
hướng cốt lõi bao gồm (1) Định hướng phát triển KT-XH vùng KTTĐ miền
Trung đến năm 2030; (2) Định hướng phát triển hoạt động TCVM tại vùng
KTTĐ miền Trung, (3) Định hướng chính sách tới mục tiêu phát triển TCVM
vùng KTTĐ miền Trung. Để phát triển hoạt động TCVM tại vùng KTTĐ miền
Trung, tác giả nêu ra 4 nhóm giải pháp, bao gồm: (1) Nhóm giải pháp về tài
chính (4 giải pháp cụ thể); (2) Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực nguồn
nhân lực (3 giải pháp cụ thể); (3) Nhóm giải pháp về công nghệ; (4) Nhóm giải
pháp hỗ trợ phát triển hoạt động TCVM (2 giải pháp cụ thể).Trên cơ sở những
định hướng và kết luận rút ra từ nghiên cứu thực trạng, tác giả luận án đã đưa
ra khuyến nghị cho Chính phủ, đối với các Bộ/Ngành, Tỉnh và Thành phố
nhằm phát triển hoạt động TCVM tại vùng KTTĐ miền Trung.
163
KẾT LUẬN
Luận án phát triển hoạt động TCVM tại vùng KTTĐ miền Trung được
thực hiện dựa trên cơ sở lý luận đã được xác định ở chương 2, tác giả đã phân
tích thực trạng phát triển hoạt động TCVM tại vùng KTTĐ miền Trung giai
đoạn 2015-2019. Sự phân tích thực trạng phát triển hoạt động được thực hiện
dựa cơ sở tổ chức TCVM chính thức và bán chính thức. Mặt khác, tác giả luận
án cũng đã chỉ ra những yếu tố tác động đến sự phát triển hoạt động TCVM.
Từ đó rút ra kết luận về những kết quả đạt được phát triển hoạt động TCVM tại
vùng KTTĐ miền Trung như sau: Tốc độ tăng trưởng tín dụng vi mô và tiết
kiệm vi mô duy trì hiệu suất ổn định và tăng trưởng bền vững; Cải thiện thu
nhập hộ gia đình; Tăng quyền bình đẳng giới.
Tuy nhiên, hoạt động TCVM tại vùng KTTĐ miền Trung còn tồn tại các
hạn chế: Mạng lưới hoạt động và kênh phân phối của các tổ chức TCVM còn
hạn hẹp; Quy mô vốn kinh doanh của các tổ chức TCVM nhỏ so với các vùng
KTTĐ còn lại và cả nước; Giá trị khoản vay trung bình còn khá thấp; Sản
phẩm dịch vụ chưa phong phú, đa dạng; Chất lượng tín dụng mặc dù có cải
thiện, nhưng vẫn còn nợ quá hạn, nợ xấu cao.
Để phát triển hoạt động TCVM tại vùng KTTĐ miền Trung, tác giả nêu
ra 4 nhóm giải pháp, bao gồm: (1) Nhóm giải pháp về tài chính (4 giải pháp cụ
thể); (2) Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực nguồn nhân lực (3 giải pháp cụ
thể); (3) Nhóm giải pháp về công nghệ (2 giải pháp cụ thể); (4) Nhóm giải pháp
về phát triển thị trường TCVM (2 giải pháp cụ thể).Trên cơ sở những định
hướng và kết luận rút ra từ nghiên cứu thực trạng, tác giả luận án đã đưa ra
khuyến nghị cho Chính Phủ, NHNN, Bộ Tài Chính, Tỉnh và Thành phố nhằm
phát triển hoạt động TCVM tại vùng KTTĐ miền Trung.
Bên cạnh những kết quả đạt được, nghiên cứu còn một số hạn chế cần
được khắc phục trong những nghiên cứu tiếp theo:
164
- Quan điểm phát triển hoạt động TCVM tại vùng KTTĐ miền Trung
được tác giả tiếp cận dưới việc gia tăng của đối tượng thụ hưởng, chứ không
nghiên cứu phát triển tổ chức.
- Số liệu thứ cấp thu thập dựa trên các báo cáo của các tổ chức cung ứng
dịch vụ TCVM trong vùng chưa thật sự đầy đủ, do phạm vi nghiên cứu tương
đối rộng.
- Số liệu khảo sát thông qua bảng hỏi chỉ đề cập đến dịch vụ tín dụng và
tiết kiệm vi mô, còn các dịch vụ khác chưa đề cập đầy đủ.
Trên đây là những hạn chế của nghiên cứu, trong các nghiên cứu tiếp
theo, tác giả sẽ khắc phục những hạn chế nghiên cứu này nhằm phát triển một
nghiên cứu hoàn thiện về sự phát triển hoạt động TCVM tại vùng KTTĐ.
165
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN CỦA NGHIÊN CỨU SINH
1. Nguyễn Thị Hạnh (2020), “Phát triển hoạt động tài chính vi mô tại vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung” Tạp chí Tài chính, số 3, tr.51.
2. Nguyễn Thị Hạnh (2020), “Phát triển hoạt động Tài chính vi mô đối với
giảm nghèo tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”, Tạp chí Nghiên cứu
Tài chính Kế toán, số 04, tr.50.
166
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ LĐ-TBXH (2020), "Quyết định Số 835/QĐ-LĐTBXH Công bố kết
quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2019 theo chuẩn nghèo tiếp cận
đa chiều áp dụng giai đoạn 2016-2020".
2. Bộ LĐ-TBXH (2017), "Quyết định Số 945/QĐ-LĐTBXH Công bố kết
quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016 theo chuẩn nghèo tiếp cận
đa chiều áp dụng giai đoạn 2016-2020".
3. Bộ LĐ-TBXH (2018), "Quyết định Số 862/QĐ-LĐTBXH Công bố kết
quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2017 theo chuẩn nghèo tiếp cận
đa chiều áp dụng giai đoạn 2016-2020".
4. Bộ LĐ-TBXH (2019), "Quyết định Số 1052/QĐ-LĐTBXH Công bố kết
quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018 theo chuẩn nghèo tiếp cận
đa chiều áp dụng giai đoạn 2016-2020".
5. Chính Phủ (2005), ""Nghị định 28/2005/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt
động của các tổ chức tài chính quy mô nhỏ Tại Việt Nam".
6. Chính Phủ (2002), "Nghị định 78/2002/NĐ-CP Về tín dụng đối với
người nghèo và các đối tượng chính sách khác", accessed: 31/03/2020.
7. Chính Phủ (2020), "Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ : Về các
nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm".
8. Chính Phủ (2007), "Nghị định số 165/2007/NĐ - CP của Chính phủ về việc
sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định 28/2005/NĐ - CP".
9. Chính Phủ (2012), "Quyết định 852/QĐ-TTg Về việc chiến lược phát
triển Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2011-2020".
10. Đào Lan Phương (2019), Luấn án Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế quốc Dân Hà Nội.
167
11. Đỗ Thị Diên (2019), Phát triển dịch vụ tài chính vi mô của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế,
Trường Đại học Thương Mại.
12. Lê Kiên Cường (2013), Tài chính vi mô hỗ trợ xóa đói giảm nghèo tại
tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Viện nghiên cứu
quản lý kinh tế Trung ương, Hà nội.
13. Ngân Hàng CSXH Việt Nam (2019), "Báo cáo Tổng kết Chuyên đề tín
dụng người nghèo năm 2019, phương hướng nhiệm vụ năm 2020".
14. Ngân Hàng CSXH Việt Nam (2019), "Báo cáo Tổng kết Chuyên đề tín
dụng người nghèo năm 2018, phương hướng nhiệm vụ năm 2019".
15. Ngân Hàng CSXH Việt Nam (2018), "Báo cáo Tổng kết Chuyên đề tín
dụng người nghèo năm 2017, phương hướng nhiệm vụ năm 2018".
16. Ngân Hàng CSXH Việt Nam (2016), "Báo cáo Tổng kết Chuyên đề tín
dụng người nghèo năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017".
17. Ngân Hàng CSXH Việt Nam (2016), "Báo cáo Tổng kết Chuyên đề tín
dụng người nghèo năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016".
18. Ngân hàng Nhà nước (2018), "Thông tư số 03/2018/TT-NHNN Quy định
về cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô".
19. Ngân hàng Nhà nước (2015), "Thông tư số 04/2015/TT-NHNN Quy
định về Quỹ Tín dụng nhân dân".
20. NGUT, AHLĐ Lê Công Cơ, PGS.TS Đoàn Thu Hà, ThS. Lê Thanh
Tùng (2019), "Một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung".
21. Nguyễn Đức Hải (2012), Phát triển tài chính vi mô tại Việt Nam, Luận
án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
22. Nguyễn Hữu Thu (2020), Phát triển tín dụng cho hộ nghèo ở tỉnh Thái
Nguyên, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh
doanh, ĐH Thái Nguyên.
23. Nguyễn Kim Anh (2016), Sản phẩm dịch vụ tài chính vi mô: Thực trạng
và giải pháp phát triển., Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam.
168
24. Nguyễn Kim Anh và Lê Thanh Tâm (2012), Mức độ bền vững của các
tổ chức vi mô Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị., NXB Giao
thông vận tải.
25. Nguyễn Kim Anh, Lê Thanh Tâm, Nguyễn Thị Mỹ Dung và cộng sự.
(2010), Phát triển tài chính vi mô ở khu vực nông nghiệp, nông thôn
Việt Nam.
26. Nguyễn Kim Anh, Lê Thanh Tâm, Nguyễn Thị Tuyết Mai và cộng sự.
(2014), Tài chính vi mô tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị chính
sách., Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam.
27. Nguyễn Kim Anh, Ngô Văn Thứ, Ngô Minh Tâm và cộng sự. (2011),
Tài chính vi mô với giảm nghèo tại Việt Nam. Kiểm định và so sánh,
Nhà xuất bản Thống kê.
28. Nguyễn Kim Anh, Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phí Trọng Hiển và cộng sự.
(2017), Ứng dụng công nghệ tài chính (Fintech) trong hoạt động tài
chính vi mô hướng tới phổ cập tài chính tại Việt Nam, Nhóm Công tác
Tài chính vi mô Việt Nam.
29. Nguyễn Quỳnh Phương (2017), Phát triển hoạt động của các tổ chức tài
chính vi mô tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Thương mại
Hà Nội.
30. Nhóm công tác Tài chính vi mô Việt Nam (2019), "Danh bạ Tài chính
vi mô".
31. Nhóm công tác Tài chính vi mô Việt Nam (2018), "Danh bạ Tài chính
vi mô".
32. Nhóm công tác Tài chính vi mô Việt Nam (2017), "Danh bạ Tài chính
vi mô".
33. Nhóm công tác Tài chính vi mô Việt Nam (2016), "Danh bạ Tài chính
vi mô".
34. PGS.TS Lê Văn Tề và ThS. Huỳnh Thị Hương Thảo (2011), Thị trường
tài chính và các định chế tài chính trung gian, NXB Phương Đông.
169
35. Phạm Bích Liên (2016), Phát triển hoạt động tài chính vi mô tại các tổ
chức tín dụng Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân Hà Nội.
36. Phạm Thái Hà (2017), "Hoạt động tài chính vi mô: Kinh nghiệm thế giới
và bài học cho Việt Nam", Tạp Chí Tài Chính.
37. Quốc hội (2010), "Luật số 47/2010/QH12 Luật các Tổ chức tín dụng".
38. Thủ tướng Chính phủ (2017), "Quyết định số 20/2017/QĐ-TTg Quy
định về hoạt động của chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức
chính trị, Tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức phi chính phủ".
39. Thủ tướng Chính phủ (2014), "Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế-xã hội vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030".
40. Thủ tướng Chính phủ (2020), "Quyết định số 149/QĐ-TTg về phê duyệt
Chiến lược Quốc gia về Tài chính toàn diện".
41. Thủ tướng Chính phủ (2020), "Quyết định V/v phê duyệt chiến lược tài
chính toàn diện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".
42. Thủ tướng Chính phủ (2011), "Quyết định 09/2011/QĐ-TTg Về việc ban
hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015".
43. Thủ tướng Chính phủ (2015), "Quyết định 59/2015/QĐ-TTg Về việc
ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020".
44. Thủ tướng Chính phủ (2011), "Quyết định số 2195/QĐ-TTg Phê duyệt
đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến
năm 2020".
45. Trịnh Thu Thủy (2019), Giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm
nghèo bền vững ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học
Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
46. Trương Quang Thông và Vũ Đức Cẩn (2017), "Tài chính vi mô tại Việt
Nam: Thực trạng hoạt động và các hàm ý chính sách", Tạp Chí Công
Thương, (11).
170
47. Võ Đức Toàn (2020), "Hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô góp
phần giảm nghèo bền vững", Tạp Chí Công Thương.
48. "Luận án tiến sĩ Ngô Mạnh Chính - Viện Đào tạo Sau đại học",
<
tien-si-ngo-manh-chinh/>, accessed: 25/03/2019.
* Tài liệu tiếng Anh
49. Rahman W.A.A. (2010), "An Overview of Microfinance: History and
Evolution, Definition and Practice", Ahfad J, 27(2), 3.
50. Ferro-Luzzi G. và Weber S. (2006), Measuring the Performance of
Microfinance Institutions, SSRN Scholarly Paper, Social Science
Research Network, Rochester, NY.
51. Heng S. (2015), Assessing Outreach and Sustainability of Microfinance
Institutions in Cambodia, Ohio University.
52. Hudon M. và Meyer C. (2016), "A Case Study of Microfinance and
Community Development Banks in Brazil: Private or Common
Goods?", Nonprofit Volunt Sect Q, 45(4_suppl), 116S-133S.
53. Lebovics M., Hermes N., và Hudon M. (2016), "Are Financial and
Social Efficiency Mutually Exclusive? A Case Study of Vietnamese
Microfinance Institutions", Ann Public Coop Econ, 87(1), 55-77.
54. Ledgerwood J. (1999), Microfinance handbook: an institutional and
financial perspective, The World Bank, Washington, DC.
55. Ngân hàng Nhà nước (2012), "Quyết định số 572/QĐ-NHNN Phê duyệt
Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài
chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020".
56. Schreiner M. (2002), "Aspects of outreach: a framework for discussion
of the social benefits of microfinance", J Int Dev, 14(5), 591-603.
57. "Microcredit changes lives - ProQuest", <https://search.proquest.com/
openview/0d5efc3b70cf39af00273d5b870dce58/1?pq-
origsite=gscholar&cbl=25518>, accessed: 17/06/2019.
171
58. Akpalu W., Alnaa S.E., và Aglobitse P.B. (2012), "Access to
microfinance and intra household business decision making: Implication
for efficiency of female owned enterprises in Ghana", J Socio-Econ,
41(5), 513-518.
59. Bộ LĐ-TBXH (2016), "Quyết định Số 1095/QĐ-LĐTBXH Công bố kết
quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 theo chuẩn nghèo tiếp cận
đa chiều áp dụng giai đoạn 2016-2020".
60. Donou-Adonsou F. và Sylwester K. (2016), "Financial development and
poverty reduction in developing countries: New evidence from banks
and microfinance institutions", Rev Dev Finance, 6(1), 82-90.
61. Imai K.S., Gaiha R., Thapa G. và cộng sự. (2012), "Microfinance and
Poverty-A Macro Perspective", World Dev, 40(8), 1675-1689.
62. Joanna Ledgerwood Julie Earne Candace Nelson (2013), The New
Microfinance Handbook: A Financial Market System Perspective, The
World Bank.
63. Korth M., Stewart R., Van Rooyen C. và cộng sự. (2012),
"Microfinance: development intervention or just another bank?", J
Agrar Change, 12(4), 575-586.
64. Quayes S. (2012), "Depth of outreach and financial sustainability of
microfinance institutions", Appl Econ, 44(26), 3421-3433.
65. Siwale J.N. và Ritchie J. (2012), "Disclosing the loan officer’s role in
microfinance development", Int Small Bus J, 30(4), 432-450.
66. Wijesiri M., Viganò L., và Meoli M. (2015), "Efficiency of
microfinance institutions in Sri Lanka: a two-stage double bootstrap
DEA approach", Econ Model, 47, 74-83.
172
PHỤ LỤC
Phụ lục 3.1: Xác định nghèo đa chiều ở Việt Nam
Chiều nghèo Chỉ số đo lường Mức độ thiếu hụt Cơ sở pháp lý
1) Giáo dục
1.1 Trình độ
giáo dục của
người lớn
Hộ gia đình có ít nhất 1 thành
viên đủ 15 tuổi sinh từ năm
1986 trở lại không tốt nghiệp
trung học cơ sở và hiện
không đi học
Hiến pháp 2013
NQ 15/NQ-TW
Một số vấn đề chính sách xã
hội giai đoạn 2012-2020.
Nghị quyết số 41/2000/QH
(bổ sung bởi Nghị định số
88/2001/NĐ-CP)
1.2 Tình trạng đi
học của trẻ em
Hộ gia đình có ít nhất 1 trẻ
em trong độ tuổi đi học (5 -
14 tuổi) hiện không đi học
Hiến pháp 2013.
Luật Giáo dục 2005.
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em.
NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề
chính sách xã hội giai đoạn
2012-2020.
2) Y tế
2.1 Tiếp cận các
dịch vụ y tế
Hộ gia đình có người bị ốm
đau nhưng không đi khám
chữa bệnh (ốm đau được xác
định là bị bệnh/ chấn thương
nặng đến mức phải nằm một
chỗ và phải có người chăm
sóc tại giường hoặc nghỉ
việc/học không tham gia
được các hoạt động bình
thường)
Hiến pháp 2013.
Luật Khám chữa bệnh 2011.
173
Chiều nghèo Chỉ số đo lường Mức độ thiếu hụt Cơ sở pháp lý
2.2 Bảo hiểm y
tế
Hộ gia đình có ít nhất 1 thành
viên từ 6 tuổi trở lên hiện tại
không có bảo hiểm y tế
Hiến pháp 2013.
Luật bảo hiểm y tế 2014.
NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề
chính sách xã hội giai đoạn
2012-2020.
3) Nhà ở
3.1. Chất lượng
nhà ở
Hộ gia đình đang ở trong nhà
thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ
(Nhà ở chia thành 4 cấp độ:
nhà kiên cố, bán kiên cố, nhà
thiếu kiên cố, nhà đơn sơ)
Luật Nhà ở 2014.
NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề
chính sách xã hội giai đoạn
2012-2020.
3.2 Diện tích nhà
ở bình quân đầu
người
Diện tích nhà ở bình quân đầu
người của hộ gia đình nhỏ
hơn 8m2
Luật Nhà ở 2014.
Quyết định 2127/QĐ-Ttg của
Thủ tướng Chính phủ Phê
duyệt Chiến lược phát triển
nhà ở quốc gia đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030
4) Điều kiện
sống
4.1 Nguồn nước
sinh hoạt
Hộ gia đình không được tiếp
cận nguồn nước hợp vệ sinh
NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề
chính sách xã hội giai đoạn
2012-2020.
4.2. Hố xí/nhà vệ
sinh
Hộ gia đình không sử dụng
hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh
NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề
chính sách xã hội giai đoạn
2012-2020.
5) Tiếp cận
thông tin
5.1 Sử dụng dịch
vụ viễn thông
Hộ gia đình không có thành
viên nào sử dụng thuê bao
điện thoại và internet
Luật Viễn thông 2009.
NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề
chính sách xã hội giai đoạn
2012-2020.
5.2 Tài sản phục
vụ tiếp cận
thông tin
Hộ gia đình không có tài sản
nào trong số các tài sản: Tivi,
đài, máy vi tính; và không
nghe được hệ thống loa đài
truyền thanh xã/thôn
Luật Thông tin Truyền thông
2015.
NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề
chính sách xã hội giai đoạn
2012-2020.
Nguồn: [50]
174
Phụ lục 3.2: Khung pháp lý điều tiết các hoạt động TCVM tại Việt Nam
STT Năm Tên văn bản
1 2005 Nghị định 28/2005/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của các tổ
chức tài chính quy mô nhỏ Tại Việt Nam [11]
2 2007 Nghị định số 165/2007/NĐ - CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định 28/2005/NĐ - CP [10]
3 2009 Thông tư 07/2009/TT - NHNN Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an
toàn trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ [22]
4 2009 Quyết định 1450/QĐ-TTg V/v thành lập ban công tác về tài chính
quy mô nhỏ [53]
5 2010 Luật số 47/2010/QH12 Luật các Tổ chức tín dụng [44]
6 2011 Quyết định số 2195/QĐ-TTg Phê duyệt đề án xây dựng và phát triển
hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020 [52]
2012 Công văn 591/TTg-QHQT V/v Phê duyệt danh mục Chương trình
phát triển tài chính vi mô- Tiểu chương trình I, vay vốn ADB [54]
7 2013 Thông tư 06/2013/TT - BTC Hướng dẫn chế độ tài chính đối với các
TCTCVM [5]
8 2013 Thông tư 135/2013/TT-BTC Hướng dẫn áp dụng thí điểm chính
sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với tổ chức tài chính vi mô.
[6]
9 2014 Quyết định số 1947/QĐ-NHNN V/v thành lập Tổ thường trực giúp
việc Ban công tác tài chính vi mô [23]
10 2015 Thông tư sô 33 /2015/TT-NHNN Quy định các tỷ lệ đảm bảo an
toàn trong hoạt động của tổ chức tài chính vi mô [24]
11 2015 Công văn số 8411/VPCP-KTTH V/v bố trí nguồn vốn để hỗ trợ hoạt
động tài chính vi mô [56]
12 2017 Quyết định số 20/2017/QĐ-TTg Quy định về hoạt động của chương
trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, Tổ chức chính trị -
xã hội và tổ chức phi chính phủ [46]
175
STT Năm Tên văn bản
13 2017 Luật số 17/2017/QH14 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật
các tổ chức tín dụng năm 2010 [45]
14 2018 Thông tư số 03/2018/TT-NHNN Quy định về cấp Giấy phép, tổ
chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô [20]
15 2019 Thông tư 37/2019/TT-BTC hướng dẫn về chế độ tài chính đối với
chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị-xã hội, tổ chức phi chính phủ [7]
16 2019 Thông tư 31/2019/TT-NHNN quy định về hệ thống tài khoản kế
toán áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô [23]
17 2019 Thông tư 19/2019/TT-NHNN quy định mạng lưới hoạt động của các
tổ chức tài chính vi mô [26]
18 2019 Thông tư 05/2019/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng cho các tổ
chức tài chính vi mô [8]
19 2019 Nghị định 86/2019/NĐ-CP quy định mức vốn pháp định của tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài [12]
20 2020 Quyết định số 149/QĐ-TTg Về việc phê duyệt Chiến lược tài chính
toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030 [51]
Nguồn: Tác giả tổng hợp
176
Phụ lục 3.3
BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT
Để đánh giá về sự phát triển Tài chính vi mô tại vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung tác động đến mức sống của hộ nghèo, khả năng tiếp cận vốn của hộ
nghèo. Xin Ông/bà vui lòng cung cấp các thông tin có liên quan để phục vụ cho
việc nghiên cứu và khuyến nghị chính sách. Tôi hi vọng sự hợp tác của Ông/ bà
góp phần phát triển hoạt động tài chính vi mô nhằm giảm nghèo cho vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung chúng ta. Xin chân thành cảm ơn!
PHẦN 1. THÔNG TIN VỀ HỘ GIA ĐÌNH
1.1 Ngày phỏng vấn , tại Thôn.Xã ..Huyện..Tỉnh
1.2 Tên người được phỏng vấn: Tuổi:
1.3 Giới tính: □Nam, □Nữ
1.4 Hộ gia đình thuộc: □Dân tộc Kinh, □Dân tộc khác
1.5 Số thành viên trong hộ gia đình: Trong độ tuổi lao động:
1.6 Trình độ học vấn chủ hộ:
□ Tiểu học
□ Trung học cơ sở
□ Trung học phổ thông
□ Trung cấp, cao đẳng, đại học
PHẦN 2. THÔNG TIN VỀ VIỆC VAY VỐN CỦA HỘ GIA ĐÌNH
2.1 Trong 3 năm gần đây, gia đình Ông (bà) vay vốn từ nguồn nào và chi tiết các
khoản vay:
Tổ chức Vay vốn
của tổ chức
Lãi suất (năm) Thời hạn vay
(tháng)
1. Các Ngân hàng thương mại
2.Ngân hàng Chính sách xã hội
3. Quỹ Tín dụng nhân dân
4.Các chương trình dự án
5.Hụi, họ, tín dụng đen
6.Nguồn khác
2.2 Mục đích vay vốn của hộ gia đình.
□ Trồng trọt, chăn nuôi
□ Buôn bán
□ Tiểu thủ công nghiệp
□ Khác
177
2.3 Hình thức trả nợ gốc và lãi của hộ gia đình.
□ Theo tháng
□ Theo quý
□ Trả tất cả 1 lần vào cuối kỳ
□ Trả khác
2.4 Nguồn thu nhập để trả nợ của hộ gia đình.
□ Từ sản xuất kinh doanh
□ Làm công
□ Đi vay
□ Khác
2.5 Gia đình Ông (bà) có gặp khó khăn trong việc trả nợ? □ Có □ Không
2.6 Gia đình Ông (bà) gặp khó khăn trong việc trả nợ là do:
□ Trồng trọt, chăn nuôi bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh.
□ Kinh doanh thua lỗ
□ Các biến cố trong cuộc sống
□ Các lý do khác:.
PHẦN 3. ĐÁNH GIÁ MỨC SỐNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH TRƯỚC VÀ SAU KHI
THAM VAY VỐN TỪ CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ
3.1 Hoạt động nào dưới đây mang lại thu nhập chính cho gia đình Ông (bà) trước
khi tham gia vay vốn?
□ Trồng trọt, chăn nuôi
□ Buôn bán
□ Tiểu thủ công nghiệp
□ Làm công
□ Khác
3.2 Hoạt động nào dưới đây mang lại thu nhập chính cho gia đình Ông (bà) sau khi
tham gia vay vốn?
□ Trồng trọt, chăn nuôi
□ Buôn bán
□ Tiểu thủ công nghiệp
□ Làm công
□ Khác
178
3.3 Sự thay đổi thu nhập, chi tiêu và tích lũy của gia đình Ông (bà) sau khi vay vốn
1 năm (Khoanh tròn vào giá trị được chọn)
Chỉ tiêu 1.Giảm
đi
2.Không
tăng
3.Giữ
nguyên
4. Tăng không
đáng kể
5. Tăng
nhiều
1.Thu nhập 1 2 3 4 5
2.Chi tiêu 1 2 3 4 5
3.Tích lũy 1 2 3 4 5
4.Đầu tư cho tài
sản, học tập con cái
1 2 3 4 5
o Sự thay đổi thu nhập, chi tiêu và tích lũy của gia đình Ông (bà) sau khi vay
vốn 2 năm trở lên. (Khoanh tròn vào giá trị được chọn)
Chỉ tiêu 1.Giảm
đi
2.Không
tăng
3.Giữ
nguyên
4. Tăng
không đáng
kể
5. Tăng
nhiều
1.Thu nhập 1 2 3 4 5
2.Chi tiêu 1 2 3 4 5
3.Tích lũy 1 2 3 4 5
4.Đầu tư cho tài
sản, học tập con cái
1 2 3 4 5
o Đánh giá về sự thay đổi mức sống của gia đình Ông (bà). (Khoanh tròn vào giá
trị được chọn)
Các nhân tố
Mức độ đồng ý
1
. H
o
à
n
to
à
n
kh
ô
n
g
đ
ồ
n
g
ý
2
. C
h
ư
a
th
ự
c
sự
đ
ồ
n
g
ý
3
. T
ư
ơ
n
g
đ
ố
i
đ
ồ
n
g
ý
4
. Đ
ồ
n
g
ý
5
. H
o
à
n
to
à
n
đ
ồ
n
g
ý
1.Việc vay vốn tăng thêm việc làm cho gia
đình.
1 2 3 4 5
2.Việc vay vốn tăng thêm thu thập cho gia
đình.
1 2 3 4 5
3.Việc vay vốn tăng thêm khả năng tiết kiệm
cho gia đình.
1 2 3 4 5
4.Việc vay vốn nâng cao được mức sống vật
chất cho gia đình.
1 2 3 4 5
5.Việc vay vốn tác động tích cực đến đời sống
tinh thần cho gia đình.
1 2 3 4
5
179
PHẦN 4. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ TỪ CÁC TỔ CHỨC TÀI
CHÍNH VI MÔ
4.1 Thông tin các dịch vụ về TCVM gia đình Ông (bà) nhận được từ nguồn nào sau đây?
□ Liên hệ trực tiếp các tổ chức tài chính vi mô
□ Tổ chức đoàn thể.
□ Từ các phương tiện truyền thông.
□ Gia đình, bạn bè
□ Khác
4.2 Đánh giá mức độ gia đình Ông (bà) tiếp cận dịch vụ TCVM. (Khoanh tròn vào giá
trị được chọn)
Các nhân tố
Mức độ đồng ý
1
. H
o
à
n
to
à
n
kh
ô
n
g
đ
ồ
n
g
ý
2
. C
h
ư
a
th
ự
c sự
đ
ồ
n
g
ý
3
. T
ư
ơ
n
g
đ
ố
i
đ
ồ
n
g
ý
4
. Đ
ồ
n
g
ý
5
. H
o
à
n
to
à
n
đ
ồ
n
g
ý
1.Có nhu cầu vay vốn nhưng chưa được vay do
điều kiện vay vốn chưa đủ.
1 2 3 4 5
2.Khách hàng đủ các điều kiện vay vốn nhưng chờ
xét duyệt quá lâu.
1 2 3 4 5
3.Mức cho vay của các tổ chức phù hợp với nhu
cầu vốn
1 2 3 4 5
4. Nguồn vốn vay đã đáp ứng được nhu cầu sử
dụng của hộ gia đình
1 2 3 4 5
4.3 Đánh giá mức độ hỗ trợ gia đình Ông (bà) tiếp cận dịch vụ TCVM. (Khoanh tròn
vào giá trị được chọn)
Các nhân tố
Mức độ đồng ý
1
. H
o
à
n
to
à
n
kh
ô
n
g
đ
ồ
n
g
ý
2
. C
h
ư
a
th
ự
c
sự
đ
ồ
n
g
ý
3
. T
ư
ơ
n
g
đ
ố
i
đ
ồ
n
g
ý
4
. Đ
ồ
n
g
ý
5
. H
o
à
n
to
à
n
đ
ồ
n
g
ý
1.Thủ tục, hồ sơ vay vốn tại các tổ chức TCVM
đơn giản, thuận tiện.
1 2 3 4 5
2.Các cán bộ tín dụng hoặc các cán bộ tổ chức
chính trị - xã hội có hướng dẫn, phổ biến điều kiện
tiếp cận dịch vụ
1 2 3 4 5
3. Các cán bộ tín dụng hoặc các cán bộ tổ chức chính
trị - xã hội có hỗ trợ các khâu trong việc lập hồ sơ
1 2 3 4 5
4.Thái độ các cán bộ tín dụng hoặc các cán bộ tổ
chức chính trị - xã hội nhiệt tình, dễ tiếp xúc.
1 2 3 4 5
180
4.4 Đánh giá chi phí gia đình Ông (bà) tiếp cận dịch vụ TCVM. (Khoanh tròn vào giá
trị được chọn)
Các nhân tố
Mức độ đồng ý
1
. H
o
à
n
to
à
n
kh
ô
n
g
đ
ồ
n
g
ý
2
. C
h
ư
a
th
ự
c sự
đ
ồ
n
g
ý
3
. T
ư
ơ
n
g
đ
ố
i
đ
ồ
n
g
ý
4
. Đ
ồ
n
g
ý
5
. H
o
à
n
to
à
n
đ
ồ
n
g
ý
1.Mức lãi suất vay còn cao. 1 2 3 4 5
2.Phát sinh các chi phí về thủ tục hành chính. 1 2 3 4 5
3.Phát sinh các chi phí vay khác ngoài tiền lãi đã
quy định.
1 2 3 4 5
4.Phát sinh các chi phí đi lại 1 2 3 4 5
PHẦN 5. ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KHÁC
5.1 Gia đình Ông (bà) có tham gia gửi tiết kiệm tại các tổ chức tài chính trên
địa bàn?
□ Có □ Không
5.2 Gia đình Ông (bà) gửi tiết kiệm tại tổ chức nào?
□ Ngân hàng thương mại trên địa bàn
□ Ngân hàng Chính sách xã hội
□ Quỹ Tín dụng nhân dân
□ Chơi hụi, họ
□ Khác
5.3 Gia đình Ông (bà) có tham gia bảo hiểm? □ Có □ Không
5.4 Gia đình Ông (bà) tham gia loại bảo hiểm nào?
□ BH Y tế
□ BH nhân thọ
□ BH cây trồng, vật nuôi.
□ BH tài sản
□ Khác (cụ thể)
181
5.5 Đánh giá các chính sách, chương trình hỗ trợ gia đình Ông (bà) về hoạt động sản
xuất, kinh doanh. (Khoanh tròn vào giá trị được chọn)
Các nhân tố
Mức độ đồng ý
1
. H
o
à
n
to
à
n
kh
ô
n
g
đ
ồ
n
g
ý
2
. C
h
ư
a
th
ự
c sự
đ
ồ
n
g
ý
3
. T
ư
ơ
n
g
đ
ố
i
đ
ồ
n
g
ý
4
. Đ
ồ
n
g
ý
5
. H
o
à
n
to
à
n
đ
ồ
n
g
ý
1.Luôn nhận được các thông tin về thị trường tiêu
thụ sản phẩm, giá cả.
1 2 3 4 5
2.Được hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm nông sản và
kinh doanh khác.
1 2 3 4 5
3.Được tham gia các đào tạo nghề, chuyển đổi
nghề nghiệp.
1 2 3 4 5
4.Được hỗ trợ các lớp kỹ thuật trồng trọt, chăn
nuôi
1 2 3 4 5
5.6 Đánh giá các chính sách, chương trình hỗ trợ gia đình Ông (bà) về nâng cao nhận
thức, hiểu biết. (Khoanh tròn vào giá trị được chọn)
Các nhân tố
Mức độ đồng ý
1
. H
o
à
n
to
à
n
kh
ô
n
g
đ
ồ
n
g
ý
2
. C
h
ư
a
th
ự
c sự
đ
ồ
n
g
ý
3
. T
ư
ơ
n
g
đ
ố
i
đ
ồ
n
g
ý
4
. Đ
ồ
n
g
ý
5
. H
o
à
n
to
à
n
đ
ồ
n
g
ý
1. Được phổ biến kiến thức về lập kế hoach tài
chính
1 2 3 4 5
2.Được phổ biến kiến thức về lập kế hoach kinh
doanh
1 2 3 4 5
3.Được phổ biến thêm các kiến thức về xã hội 1 2 3 4 5
4.Được hỗ trợ trong công tác chăm sóc sức khỏe,
dinh dưỡng cho gia đình.
1 2 3 4 5
Xin Ông/bà cho biết mong muốn của gia đình trong việc vay các nguồn vốn giảm
nghèo trong thời gian đến:
Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Ông/bà!
182
Phụ lục 3.4
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN VÀ THAM KHẢO Ý KIẾN
CỦA CÁC CHUYÊN GIA
Xin chào Quý Ông/Bà!
Chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu về sự phát triển Tài chính vi mô tại
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tác động đến mức sống của hộ nghèo, khả
năng tiếp cận vốn của hộ nghèo. Xin Ông/bà vui lòng cung cấp các thông tin có
liên quan để phục vụ cho việc nghiên cứu và khuyến nghị chính sách. Tôi hi vọng
sự hợp tác của Ông/ bà góp phần phát triển hoạt động tài chính vi mô nhằm giảm
nghèo cho vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chúng ta. Xin chân thành cảm ơn!
I. Thông tin người phỏng vấn
Họ và tên người được phỏng vấn: .
Chức vụ:.............................................. ........................ .................... .......................
Cơ quan/tổ chức........................................................................................................
Số điện thoại liên hệ: ......................................................................................... ......
II. Câu hỏi phỏng vấn
Câu hỏi 1. Theo Ông (bà) công tác triển khai các hoạt động Tài chính vi mô tại địa
phương thời gian qua gặp những thuận lợi, khó khăn gì?
Câu hỏi 2. Theo Ông (bà) hoạt động cung ứng tín dụng vi mô đã đáp ứng nhu cầu
vốn cho các khách hàng Tài chính vi mô chưa?
Câu hỏi 3. Theo Ông (bà) thời hạn cung ứng tín dụng vi mô đã đáp ứng nhu cầu sử
dụng của khách hàng Tài chính vi mô chưa?
Câu hỏi 4. Theo Ông (bà) mức lãi suất các tổ chức Tài chính vi mô áp dụng hiện
nay đã phù hợp chưa?
Câu hỏi 5. Theo Ông (bà) về kỳ hạn cho vay đã phù hợp với tình hình sử dụng vốn
của khách hàng tài chính vi mô chưa?
Câu hỏi 6. Theo Ông (bà) hiệu quả việc sử dụng vốn vay của khách hàng Tài
chính vi mô thời gian qua như thế nào?
Câu hỏi 7. Theo Ông (bà) người nghèo có dễ dàng tiếp cận được các sản phẩm Tài
chính vi mô từ các tổ chức Tài chính vi mô cung cấp không?
Câu hỏi 8. Theo Ông (bà) cho biết những hoạt động Tài chính vi mô tại địa
phương đã tác động đến thu nhập và mức sống của người nghèo thời gian qua như
thế nào?
Câu hỏi 9. Theo Ông (bà) chúng ta phải đề ra các giải pháp gì để phát triển hoạt
động Tài chính vi mô tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung để góp phần giảm
nghèo bền vững?
Xin chân thành cảm ơn Quý Ông/bà đã tham gia trả lời câu hỏi. Xin cảm ơn!
183
Phụ lục 3.5a
PHẦN 1. THÔNG TIN VỀ HỘ GIA ĐÌNH
Gioi tinh
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Nam 174 29,0 29,0 29,0
Nu 426 71,0 71,0 100,0
Total 600 100,0 100,0
Dan toc
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Kinh 576 96,0 96,0 96,0
Khac 24 4,0 4,0 100,0
Total 600 100,0 100,0
So nguoi trong do tuoi lao dong
Frequency Percent Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid
1 10 1,7 1,7 1,7
2 24 4,0 4,0 5,7
3 222 37,0 37,0 42,7
4 288 48,0 48,0 90,7
5 19 3,2 3,2 93,8
6 37 6,2 6,2 100,0
Total 600 100,0 100,0
Trinh do hoc van
Frequency Percent Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid
Tieu hoc 354 59,0 59,0 59,0
THCS 150 25,0 25,0 84,0
THPT 78 13,0 13,0 97,0
TC, CD,
DH
18 3,0 3,0 100,0
Total 600 100,0 100,0
184
Phụ lục 3.5b
PHẦN 2. THÔNG TIN VỀ VIỆC VAY VỐN CỦA HỘ GIA ĐÌNH
Vay von to chuc
Responses Percent of Cases
N Percent
Ngan hang Thuong mai 22 3,4% 3,7%
Ngan hang chinh sach XH 595 91,1% 99,2%
Quy tin dung nhan dan 25 3,8% 4,2%
Cac chuong trinh du an 8 1,2% 1,3%
Hui ho, tin dung den 3 0,5% 0,5%
Total 653 100,0% 108,8%
Lai suat (nam)
Ngan hang
Thuong mai
Ngan hang
chinh sach
XH
Quy tin
dung nhan
dan
Cac chuong trinh
du an
Muc lai
suat
3-6,6% Count 4 539 0 0
5,6 - 7% Count 3 12 2 8
7 - 12% Count 0 23 21 0
7 - 9% Count 15 18 2 0
10 -
20%
Count 0 3 0 0
Total Count 22 595 25 8
So thanh vien trong gia dinh
Frequency Percent Valid
Percent
Cumulati
ve
Percent
Valid
2 2 ,3 ,3 ,3
3 3 ,5 ,5 ,8
4 2 ,3 ,3 1,2
5 299 49,8 49,8 51,0
6 294 49,0 49,0 100,0
Total 600 100,0 100,0
185
Lai suat (nam)
Hui ho, tin dung den Total
Muc lai suat
3-6,6% Count 0 539
5,6 - 7% Count 0 17
7 - 12% Count 0 23
7 - 9% Count 0 18
10 - 20% Count 3 3
Total Count 3 600
Thoi gian vay
Ngan hang
Thuong
mai
Ngan hang
chinh sach
XH
Quy tin
dung nhan
dan
Cac chuong
trinh du an
Thoi
gian
vay
12 thang Count 0 10 0 0
12- 36 thang Count 4 33 21 8
12 - 60 thang Count 14 19 0 0
36 - 48 thang Count 4 533 4 0
Total Count 22 595 25 8
Thoi gian vay
Total
Hui ho, tin dung
den
Thoi gian vay
12 thang Count 3 10
12- 36 thang Count 0 38
12 - 60 thang Count 0 19
36 - 48 thang Count 0 533
Total Count 3 600
Muc dich vay
Frequency Percent Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid
Trong trot, chan nuoi 366 61,0 61,0 61,0
Tieu thu cong nghiep 90 15,0 15,0 76,0
Buon ban 126 21,0 21,0 97,0
Khac 18 3,0 3,0 100,0
Total 600 100,0 100,0
186
Hinh thuc tra no
Frequency Percent Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid
Theo thang 114 19,0 19,0 19,0
Theo quy 468 78,0 78,0 97,0
Tra cuoi ky 18 3,0 3,0 100,0
Total 600 100,0 100,0
Nguon tra no
Frequency Percent Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid
Tu tien lam cong 108 18,0 18,0 18,0
Tu hoat dong kinh
doanh
408 68,0 68,0 86,0
Tu di vay 27 4,5 4,5 90,5
Khac 57 9,5 9,5 100,0
Total 600 100,0 100,0
Kho khan tra no
Frequency Percent Valid
Percent
Cumulative Percent
Valid
Co 546 91,0 91,0 91,0
Khong 54 9,0 9,0 100,0
Total 600 100,0 100,0
Nguyen nhan kho khan tra no
Frequency Percent Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid
Trong trot bi anh
huong thien tai
354 59,0 59,0 59,0
Kinh doanh thua lo 126 21,0 21,0 80,0
Cac bien co trong
cuoc song
54 9,0 9,0 89,0
Khac 66 11,0 11,0 100,0
Total 600 100,0 100,0
187
Phụ lục 3.5c
PHẦN 3. ĐÁNH GIÁ MỨC SỐNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH TRƯỚC
VÀ SAU KHI THAM VAY VỐN TỪ CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ
Hoat dong mang lai thu nhap chinh truoc vay von
Frequency Percent Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid
Trong trot, chan
nuoi
348 58,0 58,0 58,0
Buon ban 132 22,0 22,0 80,0
Tieu thu cong
nghiep
48 8,0 8,0 88,0
Lam cong 72 12,0 12,0 100,0
Total 600 100,0 100,0
Hoat dong mang lai thu nhap chinh sau vay von
Frequency Percent Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid
Trong trot, chan
nuoi
306 51,0 51,0 51,0
Buon ban 174 29,0 29,0 80,0
Tieu thu cong
nghiep
66 11,0 11,0 91,0
Lam cong 54 9,0 9,0 100,0
Total 600 100,0 100,0
Statistics
Thay doi
thu nhap
sau vay von
1 nam
Thay doi chi
tieu sau vay
von 1 nam
Thay doi
tich luy sau
vay von 1
nam
Thay doi tai
san sau vay
von 1 nam
Thay doi
thu nhap
sau vay von
2 nam
N
Valid 600 600 600 600 600
Missing 0 0 0 0 0
Mean 4,1167 3,2083 2,4150 3,1033 4,5033
Std, Deviation ,51332 ,89607 1,52752 ,59994 1,15421
188
Statistics
Thay doi chi tieu
sau vay von 2 nam
Thay doi tich luy
sau vay von 2 nam
Thay doi tai san
sau vay von 2 nam
N
Valid 600 600 600
Missing 0 0 0
Mean 4,2217 3,5367 4,2233
Std, Deviation 1,37684 1,43948 1,11003
Statistics
Tang them
viec lam
cho gia dinh
Tang them
thu nhap
cho gia dinh
Tang them
kha nang
tiet kiem
Nang cao
muc song
vat chat
Tac dog tich
cuc den doi
song cho
gia dinh
N
Valid 600 600 600 600 600
Missing 0 0 0 0 0
Mean 4,0900 4,0350 4,0783 4,0383 4,0367
Std, Deviation ,46790 ,72892 ,67302 ,69113 ,81635
Phụ lục 3.5d
PHẦN 4. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ
TỪ CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ
Thong tin khoan vay
Frequency Percent Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid
Lien he truc tiep cac
to chuc TC VM
30 5,0 5,0 5,0
To chuc doan the 486 81,0 81,0 86,0
Tu phuong tien
truyen thong
12 2,0 2,0 88,0
Gia dinh, ban be 66 11,0 11,0 99,0
Khac 6 1,0 1,0 100,0
Total 600 100,0 100,0
189
Statistics
Dieu kien
vay von
chua du
Cho xet
duyet qua
lau
Muc cho vay
phu hop voi
nhu cau vay
von
Nguon von
vay dap ung
nhu cau su
dung ho gia
dinh
N
600 600 600 600 600
0 0 0 0 0
Mean 2,0083 3,5983 4,0200 4,0183
Std, Deviation 1,70776 1,6473 ,98720 ,96413
Statistics
Thu tuc ho
so don gian
thuan tien
CB tin dung
huong dan
pho bien
dieu kien
tiep can dich
vu
CB tin dung
ho tro cac
khau trong
viec lap ho
so
Thai do CB
tin dung
nhiet tinh de
tiep xuc
N
Valid 600 600 600 600
Missing 0 0 0 0
Mean 2,5317 4,5450 4,5133 4,5017
Std, Deviation 1,70533 ,84211 ,91718 ,86867
Statistics
Muc lai suat
vay con cao
Phat sinh
cac chi phi
ve thu tuc
hanh chinh
Phat sinh
cac chi phi
khac ngoai
tien lai da
qui dinh
Phat sinh
cac chi phi
di lai
N
600 600 600 600 600
0 0 0 0 0
Mean 3,5950 2,5383 2,5450 1,0767
Std, Deviation 1,63056 1,77401 1,70082 ,45950
190
Phụ lục 3.5e
PHẦN 5. ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KHÁC
Tham gia gui tiet kiem
Frequency Percent Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid
Co 546 91,0 91,0 91,0
Khong 54 9,0 9,0 100,0
Total 600 100,0 100,0
Gui TK ngan hang chinh sach xa hoi
Frequency Percent Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid
Co 498 83,0 83,0 83,0
Khong 102 17,0 17,0 100,0
Total 600 100,0 100,0
Gui TK ngan hang TM tren dia ban
Frequency Percent Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid
Co 66 11,0 11,0 11,0
Khong 534 89,0 89,0 100,0
Total 600 100,0 100,0
Gui TK qui tin dung nhan dan
Frequency Percent Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid
Co 126 21,0 21,0 21,0
Khong 474 79,0 79,0 100,0
Total 600 100,0 100,0
Choi hui, ho
Frequency Percent Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid
Co 18 3,0 3,0 3,0
Khong 582 97,0 97,0 100,0
Total 600 100,0 100,0
191
Tham gia bao hiem
Frequency Percent Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid
Co 546 91,0 91,0 91,0
Khong 54 9,0 9,0 100,0
Total 600 100,0 100,0
Bao hiem y te
Frequency Percent Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid
Khong 42 7,0 7,0 7,0
Co 558 93,0 93,0 100,0
Total 600 100,0 100,0
Bao hiem nhan tho
Frequency Percent Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid
Khong 594 99,0 99,0 99,0
Co 6 1,0 1,0 100,0
Total 600 100,0 100,0
Bao hiem tai san
Frequency Percent Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid
Khong 54 9,0 9,0 9,0
Co 546 91,0 91,0 100,0
Total 600 100,0 100,0
192
Statistics
Luon nhan
duoc thong
tin ve thi
truong tieu
thu san
pham gia ca
Ho tro tieu
thu nong
san va kinh
doanh khac
Tham gia
dao tao
nghe,
chuyen doi
nghe
Ho tro ky
thuat trong
trot chan
nuoi
Duoc pho
bien kien
thuc lap ke
hoach tai
chinh
N
Valid 600 600 600 600 600
Missing 0 0 0 0 0
Mean 2,3533 2,3050 2,3250 2,3800 2,5250
Std, Deviation ,67522 ,91289 ,93497 ,97836 ,73956
Statistics
Duoc pho bien kien
thuc lap ke hoach
kinh doanh
Duoc pho bien
them cac kien thuc
ve xa hoi
Duoc ho tro cong
tac cham soc suc
khoe gia dinh
N
Valid 600 600 600
Missing 0 0 0
Mean 2,5033 2,5217 2,5833
Std, Deviation ,89889 1,91633 1,38187