Câu 61. Salbutamol là chất được sử dụng để bào chế thuốc làm giãn phế quản trị hen suyễn và hiện vẫn được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu. Tuy nhiên, từ lâu Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đã khuyến cáo không sử dụng chất này trong chăn nuôi do có nhiều tác động nguy hiểm tới sức khỏe con người nếu tích lũy lâu dài trong cơ thể. Hiện nay, vì lợi ích kinh tế trước mắt, nhiều trang trại chăn nuôi ở Việt Nam đã trộn thuốc này vào thức ăn gia súc để lợn lớn nhanh hơn, mông, vai nở hơn, tỷ lệ nạc cao hơn và màu sắc thịt đỏ đẹp hơn., gây ra rất nhiều lo lắng, bức xúc đối với người tiêu dùng. Về mặt hóa học, salbutamol là một chất hữu cơ có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất và hàm lượng các nguyên tố C, H, O, N lần lượt là 65,27%; 8,79%; 5,86%; 20,08%. Tìm CTPT của salbutamol .
276 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển năng lực tư duy khái quát hóa cho học sinh thông qua bài tập Hóa học hữu cơ lớp 11 ở trường Trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giới. Tính % khối lượng của clo trong hexacloran.
A. 73,2% B. 71,72% C. 36,6%. D. 35,86%.
( BT có đáp án )
Dự án “Biến chất thải thành nguồn năng lượng sạch thông qua sử dụng công nghệ khí sinh học” (gọi tắt là dự án Biogas) của Việt Nam đã 3 lần vinh dự được nhận các Giải thưởng quốc tế uy tín bao gồm: Giải thưởng “Năng lượng toàn cầu” tại Brussels - Bỉ năm 2006; Giải thưởng Ashden về “Năng lượng bền vững” tại London – Anh năm 2010; Giải thưởng “Vì con người” tại Diễn đàn năng lượng thế giới, Dubai năm 2012 nhờ tính hiệu quả và quy mô lợi ích mà nó mang lại.Dự án đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện mạnh mẽ môi trường sống của hàng trăm ngàn người dân ở nông thôn, trong đó khí biogas sản xuất từ chất thải chăn nuôi trở thành nguồn nhiên liệu trong sinh hoạt. Tác dụng của việc sử dụng khí biogas là:
Giảm giá thành sản xuất dầu, khí.
Phát triển chăn nuôi.
C. Đốt để lấy nhiệt, đun nấu và thắp sáng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
D. Giải quyết công ăn việc làm ở khu vực nông thôn.
( BT có đáp án )
Tại Việt Nam, xăng sinh học E5 (được pha chế từ 5% etanol nguyên chất – E100 và 95% xăng RON92) được sử dụng thử nghiệm từ năm 2010. Theo quyết định số 53/2012/QĐ-TTg ngày 22/11/2012 của Thủ tướng thì từ ngày 1/12/2015, xăng E5 sẽ được sử dụng bắt buộc trên phạm vi toàn quốc. Việc sử dụng xăng E5 góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng do đây là loại nhiên liệu sinh học có khả năng tái sinh, đồng thời trong quá trình cháy làm giảm thiểu đáng kể các loại khí thải độc hại có trong nhiên liệu truyền thống như CO, SO2, hạt bụi và khí CO2, góp phần giảm hiệu ứng nhà kính và giúp môi trường an toàn, trong sạch hơn. Cồn etanol nguyên chất (E100) dùng để pha chế xăng E5 được điều chế bằng cách nào dưới đây?
A. Thủy phân etyl clorua trong kiềm nóng.
B. Hiđro hóa etanal với xúc tác Ni nung nóng.
C. Lên men tinh bột sắn.
D. Hiđrat hóa etilen thu được từ quá trình sản xuất dầu mỏ.
( BT có đáp án )
Để cho động cơ ô tô hoặc máy bay vẫn hoạt động được ở nhiệt độ rất thấp người ta thay nước bằng dung dịch etilenglicol (CH2OH-CH2OH) 62% trong nước. biết rằng khi hoà tan 1 mol etilenglicol vào 1000 gam nước thì nhiệt độ đông đặc của dung dịch đó giảm 1,860C. Dung dịch trên đông đặc ở nhiệt độ
A. - 300C B. - 38,20C C. - 41,70C D. - 48,90C
( BT có đáp án )
Bài giải
Lượng nước có trong 100 gam dung dịch: 100 - 62 = 38 gam. Như vậy cứ 38 gam nước có mol etilenglicol.
Do đó 1000 gam nước sẽ có mol etilenglicol.
Như vậy nhiệt độ đông đặc của dung dịch giảm .
Nói cách khác dung dịch đông đặc ở -48,90C.
Trên thị trường hiện nay, một số loại nước tương (xì dầu) đã bị cấm sử dụng do chứa lượng 3-MCPD (3-monoclopropan-1,2-điol) vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Trong quá trình sản xuất nước tương, nhà sản xuất dùng HCl thuỷ phân protein thực vật để làm tăng vị mặn và hương vị. Trong quá trình này còn có phản ứng thuỷ phân chất béo tạo ra glixe rol. HCl tác dụng với glixerol sinh ra hỗn hợp hai đồng phân là 3-MCPD
CTPT của 3-MCPD là
A.C3H7O2Cl. B. C3H8O2Cl.
C. C3H7O2Cl3. D. C3H8O2Cl.
( BT có đáp án )
Phụ lục 3.3. Một số bài tập hóa học hữu cơ 11 khác
Cho các chất sau: axetilen (1); propin (2); but-1-in (3); but-2-in (4); but-1-en-3-in (5); buta-1,3-điin (6) vinylaxetilen, propen, isopren. Số chất khi cho tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 tạo kết tủa là bao nhiêu?
( BT không có đáp án )
Cho 2,24 lít (đktc) hỗn hợp gồm 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng lội vào bình đựng 100 gam dung dịch Br2 10,00%. Sau phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng dung dịch brom tăng 2,94 gam. Hãy tìm CTPT của 2 anken là
Đáp án: C3H6 và C4H8.
( BT có đáp án )
Trộn 0,01 mol etilen với 0,01 mol H2 thu được hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối của hỗn hợp X so với hỗn hợp Y là 0,6. Tính hiệu suất của phản ứng hiđro hoá .
( BT có đáp án )
Đáp án : 80%.
Hỗn hợp X gồm một ankin và H2, tỉ khối hơi của X so với H2 bằng 4,0. Cho X qua Ni, đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 8,0. Xác định CTPT của Y.
( BT có đáp án )
Đáp án: C2H2
Cho hỗn hợp X gồm ankin và hiđro có tỉ khối so với H2 bằng 5,75. Cho X đi qua bột niken nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 là 11,5. Hãy xác định CTPT của X.
( BT có đáp án )
Đáp án: C3H4.
Hỗn hợp X gồm 0,15 mol butađien, 0,2 mol etilen và 0,4 mol H2. Cho hỗn hợp X qua Ni, nung nóng thu được V lít hỗn hợp Y (đktc). Cho Y qua dd brom dư thấy có 32,0 gam brom tham gia phản ứng. Xác định giá trị của V.
( BT có đáp án )
Đáp án:10,08 lít
Hỗn hợp X gồm một ankin và H2 có tỷ lệ mol 1: 5. Cho hỗn hợp X qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y gồm 2 chất đều không làm mất màu nước brom. Tỉ khối của hỗn hợp Y đối với H2 là 8,0. Hãy xác định CTPT của ankin.
( BT có đáp án )
Đáp án: C4H6
Hỗn hợp X gồm C2H2, C2H4 và H2. Tỷ khối của X đối với H2 là 7,25. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X thu được 0,1 mol CO2. Xác định phần trăm thể tích của H2 trong hỗn hợp X.
( BT có đáp án )
Đáp án: 50%.
Tên gọi hợp chất có công thức cấu tạo như sau là
( BT có đáp án )
Đáp án:4-hiđroxi-2-metylphenol.
Số hợp chất hữu cơ có CTPT C7H8O vừa tác dụng với Na, vừa tác dụng với NaOH là bao nhiêu ?
( BT có đáp án )
. Đáp án : 3.
Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở thu được V lít khí CO2 (ở đktc) và a gam H2O. Viết biểu thức liên hệ giữa m, a và V .
( BT có đáp án )
Đáp án: m = a –
X là một ancol no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần 5,6 gam oxi, thu được hơi nước và 6,6 gam CO2. Xác định công thức của X.
( BT có đáp án )
Đáp án: C3H8O3
Số ancol có CTPT C5H12O khi tác dụng với CuO đun nóng cho ra anđehit là bao nhiêu?
( BT có đáp án )
Đáp án : 4.
Số đồng phân cấu tạo C5H10O có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là bao nhiêu?
( BT có đáp án )
Đáp án : 4.
Cho 7,2 gam ankanal X phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 sinh ra muối của axit Y và 21,6 gam bạc kim loại. Nếu cho X tác dụng với H2/Ni, to thu được ancol đơn chức, có mạch nhánh. Hãy xác định CTCT của X.
( BT có đáp án )
Đáp án : (CH3)2CH–CHO.
Cho 3,6 gam anđehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Hoà tan hoàn toàn m gam Ag bằng dung dịch HNO3 đặc, sinh ra 2,24 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Hãy xác định công thức của X, viết CTCT có thể có gọi tên X.
( BT có đáp án )
Đáp án : C3H7CHO.
Cho 6,6 gam một anđehit đơn chức, mạch hở phản ứng với lượng dư AgNO3/NH3 đun nóng, lượng Ag sinh ra cho tác dụng với HNO3 loãng thu được 2,24 lít NO (duy nhất ở đktc). Xác định CTCT của X.
( BT có đáp án )
Đáp án : CH3CHO.
Axit X có CTCT :
Hãy đọc tên sau theo danh pháp thay thế
( BT có đáp án )
Đáp án : 4-propylpenta-2,4-đienoic.
X là hỗn hợp 2 axit cacboxylic no, mạch hở, phân tử mỗi axit chứa không quá 2 nhóm –COOH. Đốt cháy hoàn toàn 9,8 gam X được 11,0 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Tìm CTCT của hỗn hợp X.
( BT có đáp án )
Đáp án HCOOH và HOOC–CH2–COOH.
Hãy thiết lập công thức đơn giản nhất từ các số liệu phân tích sau:
70,94%C; 6,40%H; 6,90%N; còn lại là oxi.
65,92%C; 7,75%H ; còn lại là oxi.
( BT có bài giải )
Bài giải
a. CTPT là CxHyOzNt
% O =15,76%
x : y : z : t =
CTĐGN là : C12H12O2N
b. 65,92%C ; 7,75%H ; còn lại là oxi.
CTPT là CxHyOz
%O= 26,33%
x : y :z =
CTĐGN là C10H14O3
Parametađion (thuốc chống co giật) chứa 53,45%C; 7,01% H; 8,92%N; còn lại là O. Cho biết phân tử khối của nó là 157, xác định CTPT của hợp chất.
( BT có bài giải )
Bài giải
%O=30,62
CTPT là CxHyOzNt
CTPPT là C7H11O3N
Chất hữu cơ X chứa 7,860% H; 15,730% N về khối lượng. Đốt cháy hoàn toàn 2,225 gam A thu được 1,680 lít CO2 (đktc), ngoài ra còn có hơi nước và khí nitơ. Tìm CTPT của X, biết X có phân tử khối nhỏ hơn 100.]
( BT có bài giải )
Bài giải
%C
%O = 36,01
CTPT là CxHyOzNt
x: y: z: t =
CTPT là (C3H7O2N)n
M< 100
89 n < 1,12
Chọn n = 1 là : C3H7O2N
Cho 9,8g một hỗn hợp 2 anken liên tiếp trong dãy đồng đẳng tác dụng với 1,0 lít dd brom 0,4M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, nồng độ dd brom giảm đi 50,0%. Xác định 2 anken trên và % khối lượng từng chất trong hỗn hợp đầu.
( BT có bài giải )
Bài giải
Số mol anken phản ứng = 0.4.= n anken
CTPT của anken là C3H6 và C4H8
Cho 3,36 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm etan, propan, propilen sục qua dd KMnO4 dư thấy khối lượng bình tăng 3,15g. Nếu đốt cháy khí còn lại thu được CO2 và 4,86g H2O. Tính % theo thể tích hỗn hợp.
( BT có bài giải )
Bài giải
Gọi a,b,c lần lượt là số mol C3H6, C2H4, C3H8
Trình bày phương pháp hoá học nhận biết các chất lỏng sau:
a. benzen, etylbenzen, hex-1-en
b. stiren, toluen và benzen
c. toluen, benzen, hept-1-en và heptan.
d. stiren, benzen, hex-1-in, toluen
( BT có bài giải )
Bài giải :
a. benzen, etylbenzen, hex-1-en
Dùng dd brom nhận biết hex-1-en ( mất màu dd brom).
Dùng KMnO4 đun nóng nhận biết etylbenzen( mất màu dd KMnO4).
Chất còn lại là benzen.
b. stiren, toluen và benzen
Dùng dd brom nhận biết stiren ( mất màu dd brom).
Dùng KMnO4 đun nóng nhận biết toluen ( mất màu dd KMnO4).
Chất còn lại là benzen.
c. toluen, benzen, hept-1-en.
Dùng dd brom nhận biết hept-1-en ( mất màu dd brom).
Dùng KMnO4 đun nóng nhận biết toluen ( mất màu dd KMnO4).
Chất còn lại là benzen.
d. stiren, benzen, hex-1-in, toluen
Dùng dd AgNO3/ NH3 nhật biết hex-1-in ( kết tủa màu vàng nhạt).
Dùng dd brom nhận biết stiren ( mất màu dd brom).
Dùng KMnO4 đun nóng nhận biết toluen ( mất màu dd KMnO4).
Chất còn lại là benzen.
Đốt cháy hoàn toàn 1,85g một ancol đơn no X cần dùng vừa hết 3,36 lít O2 (đktc). Xác định CTPT của X.
( BT có bài giải )
Bài giải
Đặt CTPT của X là CnH2n+1OH
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 49,50g nước. Tìm CTPT, viết CTCT của 2 ancol và tính % khối lượng của mỗi ancol.
( BT có bài giải )
Bài giải
CTPT C2H5OH ( amol) và C3H7OH ( b mol)
Cho 16,60g hỗn hợp X gồm 2 ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của metanol phản ứng với Na dư thu được 3,36 lít H2 (đktc). Xác định CTCT và thành phần % khối lượng của 2 ancol trong hỗn hợp đó.
( BT có bài giải )
Bài giải
CTPT C2H5OH ( amol) và C3H7OH ( b mol)
Đốt cháy hoàn toàn 15,40g hỗn hợp X gồm 2 ancol no, mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử, thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 16,20 gam H2O. Tìm CTPT của hai ancol.
( BT có bài giải )
Bài giải
CTPT của 2 ancol là: C2H6O, C2H6O2
Cho 13,80g hỗn hợp X gồm glixerol và một ancol đơn chức Y tác dụng với natri dư thu được 4,48 lít khí hidro (đktc). Lượng hidro do Y sinh ra bằng 1/3 lượng hidro do glixerol sinh ra. Tìm CTPT và tên gọi của Y.
( BT có bài giải )
Bài giải
Công thức của A là ROH
Gọi a,b lần lượt là số mol của glixerol, ancol A
CTCT của A là CH3-CH2-OH: ancol etylic ( etanol)
Cho 7, 684 gam hỗn hợp X gồm glixerol và 2 ancol đơn chức no kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với Na (dư) thu được 2,520 lít khí (đktc). Mặt khác 14,000 gam X có thể hòa tan vừa hết 3,920gam Cu(OH)2. Xác định CTCT 2 ancol đơn no và tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
( BT có bài giải )
Bài giải
CT của 2 ancol là
Gọi a, b lần lượt là số mol của Glixerol và
CTPT của 2 anol : CH3OH ( x mol) và C2H5OH ( y mol)
Dùng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất trong từng nhóm sau, viết PTHH các phản ứng xảy ra:
a. ancol etylic, anđehit axetic, phenol, axeton.
b. anđehit axetic, glixerol, axit acrylic và axit axetic.
( BT có bài giải )
Bài giải
a. ancol etylic, anđehit axetic, phenol, axeton.
Dùng phản ứng tráng bạc nhận biết anđehit axetic ( kết tủa Ag).
Dùng dd brom nhận biết phenol ( kết tủa trắng).
Dùng Na nhận biết ancol etylic ( có khí bay lên).
Chất còn lại là axeton
b. axetanđehit, glixerol, axit acrylic và axit axetic
Dùng phản ứng tráng bạc nhận biết anđehit axetic ( kết tủa Ag).
Dùng dd brom nhận biết axit acrylic ( mất màu dd brom).
Dùng quì tím nhận biết axit axetic ( quì tím hóa đỏ).
Chất còn lại là glixerol.
Hoàn thành các PTHH sau :
A + AgNO3 + NH3 + H2O B + C’ + Ag
B + NaOH D + H2O + NH3
D + NaOH E + Na2CO3
E + Cl2 X + HCl
X + NaOH C2H5OH + G
Biết B là muối amoni của axit hữu cơ đơn chức
( BT có bài giải )
Bài giải
C2H5CHO + 2 AgNO3 +3NH3 + H2OC2H5COONH4 + 2 Ag + 2NH4NO3
C2H5COONH4 + NaOHC2H5COONa + NH3 + H2O
C2H5COONa + NaOH C2H6 + Na2CO3
C2H6 + Cl2C2H5Cl + HCl
C2H5Cl + NaOHC2H5OH + NaCl
Hoàn thành chuỗi phản ứng
( BT có bài giải )
Bài giải
CH3-CH2-CH=CH2 + HClCH3CH2CHCl-CH3
CH3CH2CHCl-CH3 + NaOH CH3CH2CH(OH)-CH3 + NaCl
CH3CH2CH(OH)-CH3 CH3-CH=CH-CH3 + H2O
CH3-CH=CH-CH3 + Br2CH3-CHBr-CHBr-CH3
CH3-CHBr-CHBr-CH3 + NaOHCH3-CHOH-CHOH-CH3 + 2NaBr
Cho 8,6 gam một ankanal X phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 cho 1 muối của axit hữu cơ và 21,6 gam Ag. Xác định CTPT của X.
( BT có bài giải )
Bài giải
Công thức của X là : RCHO
nAg = 0,2 molnX = 0,1 mol
CTPT của X là : C4H9CHO ( C5H10O)
Trung hòa 200,00ml dd một axit đơn chức no X cần vừa đúng 300,00 ml dd KOH 0,50M. Sau khi trung hòa 30,00 ml dd axit X bằng dd NaOH, cô cạn dd thì thu được 2,16 gam muối khan. Xác định CTCT và tên X.
( BT có bài giải )
Bài giải
CTCT của X là CH3-CH2-COOH: axit propanoic
Đốt cháy hoàn toàn 1,5gam hợp chất hữu cơ X thu được 2,2gam CO2 và 0,9gam nước. 1g chất X có thể tích hơi 373,0cm3 (đktc). X tác dụng với Mg cho khí H2. Một đồng phân của X là Y tác dụng được với dd AgNO3/NH3 cho Ag kết tủa, tác dụng với Na cho khí H2. Xác định CTPT và CTCT của X và Y.
( BT có bài giải )
Bài giải
CTPT của X, Y là C2H4O2
X tác dụng với Mg cho khí H2X là axit
CTCT của X là CH3COOH
Y tác dụng với AgNO3/ NH3 cho Ag kết tủa Y có nhóm -CHO; tác dụng với Na cho khí H2 suy ra Y có nhóm - OH
CTCT của Y là HO-CH2-CHO
Cho 10,20g hỗn hợp X gồm anđehit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của anđehit fomic tác dụng với dd AgNO3 trong NH3 dư thu được 43,20g bạc kết tủa. Tìm CTCT của hai anđehit và tính % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
( BT có bài giải )
Bài giải
CTPT của 2 anđehit là
CTPT là CH3-CHO (a mol) và C2H5CHO ( b mol)
Để trung hòa 50,00 ml dd X chứa 2 axit đơn chức no kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng cần dùng 40,00 ml dd NaOH 1,25M. Cô cạn sản phẩm được 4,52gam hỗn hợp muối khan. Xác định CTPT của 2 axit và tính nồng độ mol từng axit.
( BT có bài giải )
Bài giải
CTPT của 2 axit là
CTPT của 2 axit là : CH3COOH ( amol) và C2H5COOH ( b mol)
Hỗn hợp X gồm axit hữu cơ no, mạch hở, hai lần axit (Y) và axit không no (có một nối đôi), mạch hở, đơn chức (Z). Số nguyên tử cacbon trong phân tử chất này gấp đôi số nguyên tử cacbon trong phân tử chất kia. Đốt cháy hoàn toàn 5,080gam hỗn hợp X được 4,704 lít khí CO2 (đktc). Nếu trung hòa hết 5,080 gam X cần 350, 000 ml dd NaOH 0,200 M được hỗn hợp muối Y. Tìm CTPT của Y, Z và tính % khối lượng các chất trong X.
( BT có bài giải )
Bài giải
Đặt CTPT của Y là : CnH2n(COOH)2 ( a mol), CTPT của Z là: CmH2m-1COOH( b mol)
Với n = 4 m = 4
CTPT của Y là C4H8(COOH)2 CTPT của Z là C2H3COOH
( BT có bài giải )
Bài giải
C6H5CH2CH2Cl + NaOH C6H5CH2CH2OH + NaCl
C6H5CH2CH2OH + CuO C6H5CH2CHO + Cu+ H2O
C6H5CH2CHO+2AgNO3+3NH3+H2O C6H5CH2COONH4+ 2Ag+ 2NH4NO3
C6H5CH2ClCH3 + NaOH C6H5CH2(OH)CH3 + NaCl
C6H5CH2(OH)CH3 + CuO C6H5COCH3 + Cu + H2O
C6H5COCH3 + Br2 C6H5COCH2Br + HBr
Cho 23 kg toluen tác dụng với hỗn hợp gồm 88 kg HNO3 68% và 74 kg H2SO4 96%. Giả sử toluen điều chế được tritnitrotoluen (TNT). Tính khối lượng sản phẩm TNT thu được.
( BT có bài giải )
Bài giải
ntoluen=kmol
n=kmol
HNO3 dư mTNT= 0,25.227 = 56,75 kg
Cho hơi của 120, 0ml rượu etylic 96o đi qua hỗn hợp xúc tác gồm Al2O3 và ZnO ở 500oC. Tính khối lượng buta-1,3-đien thu được. ( biết hiệu suất là 60,0%, khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml).
( BT có bài giải )
Bài giải
V= ml n= mol
H=60% n= 1,5 mol n= 3 mol m=162g
Phụ lục 4. ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT
Phụ lục 4.1. Đề kiểm tra 45 phút hóa học lớp 11 lần 1
A. Mục tiêu
Kiến thức
Biết được :
Khái niệm, công thức chung, gọi tên, tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế, ứng dụng của hiđrocacbon no, không no và hiđrocacbon thơm, ancol, phenol.
Kỹ năng
- Tiến hành và quan sát một số thí nghiệm, mô hình, rút ra nhận xét về đặc điểm về cấu tạo và tính chất.
- Viết CTCT và gọi tên các đồng phân tương ứng với một công thức phân tử (không quá 6 nguyên tử C trong phân tử).
- Viết các phương trình hoá học minh họa tính chất hóa học của hiđrocacbon, ancol, phenol.
- Giải được BT: Xác định CTPT, viết CTCT, gọi tên hiđrocacbon, ancol, phenol.
- Tính thành phần phần trăm thể tích, khối lượng của hiđrocacbon, ancol, phenol.
- Giải được BT: Tính khối lượng sản phẩm tạo thành của phản ứng trùng hợp qua nhiều phản ứng; BT khác có nội dung liên quan.
Thái độ
Thông qua việc rèn luyện tư duy biện chứng trong việc xét mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của chất, làm cho HS hứng thú học tập và yêu thích môn Hoá học hơn. Giáo dục tính trung thực cho HS khi làm bài kiểm tra.
Phát triển năng lực
- NL phát hiện nội dung kiến thức hóa học ứng dụng trong các vấn đề, các lĩnh vực khác nhau.
- NL giải quyết vấn đề : viết đồng phân, dự đoán sản phẩm phản ứng.
- NL tính toán, NL sử dụng ngôn ngữ hóa học, NLTDKQH.
B. Ma trận
Chủ đề
Biết
Hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Trắc nghiệm
Ankan
Nêu được định nghĩa hiđrocacbon no và đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng. Công thức chung, đồng phân mạch cacbon, đặc điểm cấu tạo phân tử và danh pháp.
Nêu được tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan). Tính chất hoá học
Nêu được phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trong công nghiệp.
-Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của ankan
-Gọi tên ankan.
Cho biết số đồng phân ankan Từ 5 C đến 6 C
Anken
-Biết được công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học.
-Nêu được tính chất vật lí chung của anken.
-Biết được những sản phẩm của phản ứng đơn giản đã được học
-Nêu được phương pháp điều chế anken trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Nhận biết các anken
-Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của anken
-Biết cách gọi tên thông thường và tên thay thế của anken.
-Viết được các đồng phân của anken (Từ 4C đến 5C)
Tìm CTPT của anken dựa vào phản ứng anken tác dụng với dd brom
Ankađien
Nêu được định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo của ankađien.
Biết được đặc điểm cấu tạo, tính chất hoá học của ankađien liên hợp (buta-1,3-đien và isopren: phản ứng cộng 1, 2 và cộng 1, 4).
-Viết được công thức cấu tạo của một số ankađien 4C và 5C
-Dự đoán được tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận.
-Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của buta-1,3-đien
Tìm CTPT của ankađien dựa vào phản ứng cháy hoặc tác dụng với nước brom
Ankin
-Nêu được định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí
Nêu được tính chất hoá học của ankin: Phản ứng cộng H2, Br2, HX; Phản ứng thế nguyên tử H linh động của ank-1-in ; phản ứng oxi hoá).
Biết và viết được các phương trình điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
Phân biệt ank-1-in với anken và các ankin không có nối ba đầu mạch bằng phương pháp hoá học.
-Phát hiện được mốt số hiện tượng trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích.
-Tìm CTCT của ankin dựa vào phản ứng thế với dd AgNO3/NH3.
- Tìm CTPT của ankin dựa vào phản ứng ankin tác dụng với H2 (có hiệu suất phản ứng)
-Xác định số mol của từng chất có trong hỗn hợp gồm 3 hiđrocacbon dựa vào tính chất hóa học của từng chất.
Số điểm
5 câu : 2 điểm
5 câu : 2 điểm
2 câu : 0,8 điểm
3 câu : 1,2 điểm
Tự luận
Viết phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của ankan, anken, ankin, ankađien.
Phân biệt ankan, anken, ankin, ankađien bằng phương pháp hóa học.
Giải bài tập anken cộng hiđro, có hiệu suất phản ứng.
Số điểm
1 điểm : 1 câu
1 điểm: 1 câu
2 điểm: 1 câu
C. Đề kiểm tra 45 phút
Cho biết nguyên tử khối của C=12, H=1, O=16, N=14, Na=23, Ag=108
I. Trắc nghiệm: 6 điểm
Câu 1. Anken X có CTCT: CH3– CH2– C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là
A. isohexan. B. 3-metylpent-3-en.
C. 3-metylpent-2-en. D. 2-etylbut-2-en.
Câu 2. Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol. Hai anken đó là
A. 2-metylpropen và but-1-en. B. propen và but-2-en.
C.eten và but-2-en. D. eten và but-1-en.
Câu 3. Oxi hoá etilen bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là:
A. MnO2, C2H4(OH)2, KOH. C. K2CO3, H2O, MnO2.
B. C2H5OH, MnO2, KOH. D. C2H4(OH)2, K2CO3, MnO2
Câu 4. Anken X mà trong phân tử có 8 liên kết ϭ là
A. C2H4. B. C4H8. C. C3H6. D. C5H10.
Câu 5. Hỗn hợp X gồm một ankin và H2, tỉ khối hơi của X so với H2 bằng 4,0. Cho X qua Ni, đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 8,0. Công thức phân tử của Y là
A. C5H8 B. C3H4 C. C4H6 D. C2H2
Câu 6. CTTQ của ankin là
A. CnH2n-2 (n ≥ 2). B CnH2n-2 (n ≥ 3).
C. CnH2n+2 (n ≥ 2). D. CnH2n (n ≥ 2).
Câu 7. Hỗn hợp X gồm một hiđrocacbon Y mạch hở và H2, tỉ khối hơi của X so với H2 bằng 6,4. Cho X qua Ni, đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 8,0. Công thức phân tử của Y là
A. C3H6 B. C3H4 C. C4H8 D. C2H2
Câu 8. Danh pháp IUPAC của hợp chất hữu cơ có CTCT ClCH2CH(CH3)CHClCH3 là
A. 1,3-điclo-2-metylbutan. B. 2,4-điclo-3-metylbutan.
C. 1,3-điclopentan. D. 2,4-điclo-2-metylbutan.
Câu 9. Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,70 gam. Thành phần phần % về thể tích của hai anken là
A. 25, 00% và 75, 00%. B. 33,33% và 66,67%.
C. 40, 00% và 60, 00%. D. 35, 00% và 65, 00%.
Câu 10. Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2. Lấy 8,60 gam X tác dụng hết với dung dịch brom (dư) thì khối lượng brom phản ứng là 48, 00 gam. Mặt khác, nếu cho 13,44 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36, 00 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của CH4 có trong X là
A. 40, 00%. B. 20, 00%. C. 25, 00%. D. 50, 00%.
Câu 11. Số đồng phân thuộc loại ankađien ứng với công thức phân tử C5H8 là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 12. Trong các hiđrocacbon sau: propen, but-1-en, but-2-en, penta-1,4- đien, penta-1,3- đien hiđrocacbon cho được hiện tượng đồng phân cis - trans ?
A. propen, but-1-en. B. penta-1,4-dien, but-1-en.
C. propen, but-2-en. D. but-2-en, penta-1,3- đien.
Câu 13. Có bao nhiêu đồng phân ankin C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa?
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 14. C4H6 có bao nhiêu đồng phân mạch hở ?
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 15. Hỗn hợp X gồm propin và một ankin Y có tỉ lệ mol 1:1. Lấy 0,3 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 46,2 gam kết tủa. Tên gọi của Y là
A. but-1-in. B. but-2-in. C. axetilen. D. pent-1-in.
II. Tự luận: 4 điểm
Câu 1. Dùng CTCT viết PTHH khi cho axetilen tác dụng với
a. H2O ( xúc tác HgSO4)
b. HCl ( xúc tác, nhiệt độ)
c. H2 (xúc tác Pd/PbCO3)
d. Dung dịch brom dư
Câu 2. Dùng phương pháp hóa học phân biệt các chất khí sau: axetilen, etilen, etan, SO2.
Câu 3. Cho hỗn hợp X gồm etilen và H2 có tỉ khối so với H2 = 4,25. Dẫn X qua bột Ni nung nóng (hiệu suất phản ứng hidro hóa anken bằng 75, 00%), thu được hỗn hợp Y. Tính tỉ khối Y so với H2, biết các thể tích khí đo ở cùng điều kiện.
D. Đáp án đề kiểm tra 45 phút hóa học 11 lần 1
1. Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng 0,4 điểm
Câu
1C
2C
3A
4C
5D
6A
7C
8A
9B
10D
Câu
11D
12D
13B
14D
15A
2. Tự luận: 4 điểm
Nội dung
Điểm
TC
Câu 1
CH≡CH + H2OCH3-CHO
CH≡CH + HClCH2= CH-Cl
CH≡CH + H2CH2=CH2
CH≡CH + 2Br2→CHBr2-CHBr2
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
TC 2
TC 10
Câu 2
- Dùng nước vôi trong nhật biết SO2: Kết tủa trắng
- Dùng dd AgNO3/NH3 nhận biết axetilen:Kết tủa màu vàng nhạt
- Dùng dd brom nhận biết etilen: Mất màu dd Br2
- Chất còn lại là etan
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
TC 3
TC 4
Câu 3
Bài giải
Gọi a, b lần lượt là số mol của C2H4, H2
Số mol C2H4 phản ứng = 0,25.0,75= 0,1875 = số mol của C2H6
số mol của H2 dư = 0,5625 mol
số mol của C2H4 dư = 0,0625 mol
nY= 0,8125 mol
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
TC 3
TC 10
Phụ lục 4.2. Đề kiểm tra 45 phút hóa học lớp 11 lần 2
A. Mục tiêu
Kiến thức
Biết được :
Khái niệm, công thức chung, gọi tên, tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế, ứng dụng hiđrocacbon thơm, ancol, phenol.
Kỹ năng
- Tiến hành và quan sát một số thí nghiệm, mô hình, rút ra nhận xét về đặc điểm về cấu tạo và tính chất.
- Viết CTCT và gọi tên các đồng phân tương ứng với một CTPT (không quá 6 nguyên tử C trong phân tử).
- Viết các phương trình hoá học minh họa tính chất hóa học của hiđrocacbon, ancol, phenol.
- Giải được BT : Xác định CTPT, viết CTCT, gọi tên hiđrocacbon, ancol, phenol.
- Tính thành phần phần trăm thể tích, khối lượng của hiđrocacbon, ancol, phenol.
- Giải được BT: Tính khối lượng sản phẩm tạo thành của phản ứng trùng hợp qua nhiều phản ứng; BT khác có nội dung liên quan.
Thái độ
Thông qua việc rèn luyện tư duy biện chứng trong việc xét mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của chất, làm cho HS hứng thú học tập và yêu thích môn Hoá học hơn. Giáo dục tính trung thực cho HS khi làm bài kiểm tra.
Phát triển năng lực
- NL phát hiện nội dung kiến thức hóa học ứng dụng trong các vấn đề, các lĩnh vực khác nhau.
- NL giải quyết vấn đề : Viết đồng phân, dự đoán sản phẩm phản ứng.
- NL tính toán, NL sử dụng ngôn ngữ hóa học, NLTDKQH.
B. Ma trận
Chủ đề
Biết
Hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Trắc nghiệm
Hiđroccabon thơm
- Nêu được Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp.
- Nêu được Tính chất vật lí : Quy luật biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất trong dãy đồng đẳng benzen.
-Nêu được Tính chất hoá học : Phản ứng thế (quy tắc thế), phản ứng cộng vào vòng benzen; Phản ứng thế và oxi hoá mạch nhánh.
- Nêu được Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hoá học của stiren (tính chất của hiđrocacbon thơm; Tính chất của hiđrocacbon không no : Phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp ở liên kết đôi của mạch nhánh).
-Viết được công thức cấu tạo và gọi tên của benzen và một số chất trong dãy đồng đẳng.
- Viết được đồng phân ankylbenzen (< 9C).
- Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của benzen, vận dụng quy tắc thế để dự đoán sản phẩm phản ứng.
ancol
- Nêu được Định nghĩa, phân loại ancol.
- Nêu được Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp (gốc - chức và thay thế).
- Nêu được Tính chất vật lí : Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước ; Liên kết hiđro.
- Nêu được Tính chất hoá học : Phản ứng của nhóm -OH (thế H, thế -OH), phản ứng tách nước tạo thành anken, phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton ; Phản ứng cháy.
- Nêu được Phương pháp điều chế ancol từ anken, điều chế etanol từ tinh bột, điều chế glixerol.
- Nêu được Ứng dụng của etanol.
- Nêu được Công thức phân tử, cấu tạo, tính chất riêng của glixerol (phản ứng với Cu(OH)2).
Viết được công thức cấu tạo các đồng phân ancol (có 4C - 5C).
- Đọc được tên thay thế khi biết công thức cấu tạo của các ancol.
- Dự đoán được tính chất hoá học của một số ancol đơn chức cụ thể.
- Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của ancol và glixerol.
- Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hoá học.
-Bài toán lên men glucozơ thu được ancol và CO2, tính lượng glucozơ đã tham gia phản ứng, có hiệu suất phản ứng.
-Đốt cháy hoàn toàn ancol no đơn chức.
-Hỗn hợp 2 ancol no đơn chức đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với Na. Tìm CTPT của 2 ancol.
-Cho một ancol no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung nóng tìm CTPT của ancol.
-Bài tập lên men giấm của ancol etylic có kèm theo hiệu suất.
-Oxi hóa ancol metylic bằng CuO, t0 thu được hỗn hợp gồm anđehit, nước và ancol dư. Hiệu suất của phản ứng là
-Bài toán oxi hóa hỗn hợp ancol no đơn chức
Tìm CTCT và gọi tên gọi của một ancol đơn chức X có trong hỗn hợp Y (gồm X và glixerol) dựa vào phản ứng đốt cháy hoàn toàn Y và phản ứng với Cu(OH)2 .
phenol
Nêu được Khái niệm, phân loại phenol.
- Nêu được Tính chất vật lí : Trạng thái, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính tan.
- Nêu được Tính chất hoá học : Tác dụng với natri, natri hiđroxit, nước brom.
- Nêu được Một số phương pháp điều chế phenol (từ cumen, từ benzen) ; Ứng dụng của phenol.
- Nêu được Khái niệm về ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ.
- Phân biệt dung dịch phenol với ancol cụ thể bằng phương pháp hoá học.
-Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của phenol.
Số điểm
5 câu : 2 điểm
3 câu : 1,2 điểm
5 câu : 2 điểm
2 câu : 0,8 điểm
Tự luận
Viết phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của ankan, anken, ankin, ankađien.
Dùng phương pháp hóa học phân biệt các dd sau: Axit cacboxilic, glixerol, ancol đơn chức, anđehit đơn chức.
Giải bài toán tìm CTCT của ancol có trong một hỗn hợp gồm một ancol no đơn chức và glixerol dựa vào phản ứng với Cu(OH)2 và phản ứng với Na.
Số điểm
1 điểm : 1 câu
1 điểm: 1 câu
2 điểm: 1 câu
C. Đề kiểm tra 45 phút hóa học 11 lần 2
Cho biết nguyên tử khối của C =12, H =1, O =16, N=14, Na =23, Ag =108
I. Trắc nghiệm: 6 điểm
Câu 1. Số chất ứng với công thức phân tử C7H8O (là dẫn xuất của benzen) tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 2. Thuốc thử duy nhất có thể dùng để phân biệt 3 chất lỏng đựng trong 3 lọ mất nhãn: phenol, stiren, benzen là
A. quì tím. B. nước Br2.
C. Na. D. dd NaOH
Câu 3. Để phân biệt phenol, etanol
A. Na. B. CaCO3.
C. dd brom. D.dd AgNO3/NH3.
Câu 4. Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic. Khí sinh ra cho vào nuớc vôi trong dư thu được 120 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 60%. Giá trị m là
A. 225gam. B. 112,5 gam.
C. 120 gam. D. 180 gam.
Câu 5. Ứng với công thức C9H12 có bao nhiêu đồng phân có cấu tạo chứa vòng benzen ?
A. 6. B. 7. C. 8. D. 9.
Câu 6. Tên thay thế của hợp chất có công thức CH3CH(C2H5)CH(OH)CH3 là
A. 4-etyl pentan-2-ol. B. 2-etyl butan-3-ol.
C. 3-etyl hexan-5-ol. D. 3-metyl pentan-2-ol.
Câu 7. Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở thu được V lít khí CO2 (ở đktc) và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m, a và V là
A. m = 2a -. B. m = 2a - . C. m = a + . D. m = a - .
Câu 8. Cho 15,6 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 gam Na, thu được 24,5 gam chất rắn. Hai ancol đó là
A. CH3OH và C2H5OH B. C2H5OH và C3H7OH
C. C3H5OH và C4H7OH D. C3H7OH và C4H9OH
Câu 9. Số chất ứng với công thức phân tử C7H8O (là dẫn xuất của benzen) tác dụng được với dung dịch Na là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 10. Cho m gam một ancol no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với hiđro là 15,50. Giá trị của m là :
A. 0,92. B. 0,32. C. 0,64. D. 0,46.
Câu 11. Khối lượng axit axetic thu được khi lên men 1 lít ancol etylic 8o là bao nhiêu ? (Cho d= 0,8 g/ml và hiệu suất phản ứng đạt 92%)
A. 76,8 gam. B. 90,8 gam.
C. 73,6 gam. D. 58,88 gam.
Câu 12. Đốt cháy hoàn toàn 0,20 mol một ancol X no, mạch hở cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 (ở đktc). Mặt khác, nếu cho 0,10 mol X tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH)2 thì tạo thành dung dịch có màu xanh lam. Giá trị của m và tên gọi của X tương ứng là :
A. 9,8 và propan-1,2-điol. B. 4,9 và propan-1,2-điol.
C. 4,9 và propan-1,3-điol. D. 4,9 và glixerol.
Câu 13. Oxi hóa 4,0 gam ancol metylic bằng CuO, t0 thu được 5,6 gam hỗn hợp anđêhit, nước và ancol dư. Hiệu suất của phản ứng là
A. 40%. B. 60% . C. 75%. D. 80%.
Câu 14. Hỗn hợp X gồm axit axetic, propan-2-ol. Cho một lượng X phản ứng vừa đủ với Na, thu được 448,00 ml khí H2 (đktc) và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là
A.3,28. B. 2,40. C. 2,36. D. 3,32.
Câu 15. Hỗn hợp X gồm 1 ancol và 2 sản phẩm hợp nước của propen. Tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 23, 0. Cho m gam X đi qua ống sứ đựng CuO (dư) nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y gồm 3 chất hữu cơ và hơi nước, khối lượng ống sứ giảm 3,2 gam. Cho Y tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, tạo ra 48,6 gam Ag. Phần trăm khối lượng của propan-1-ol trong X là
A. 16,3%. B. 83,7%.
C. 65,2%. D. 48,9%.
II. Tự luận: 4 điểm
Câu 1. Viết CTCT của ancol ứng với CTPT C4H10O.
Câu 2. Dùng phương pháp hóa học phân biệt các dd sau: Axit axetic, glixerol, etanol, etanal.
Câu 3. Hỗn hợp X chứa glixerol và hai ancol no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho 8,75 gam X tác dụng hết với Na (dư) thì thu được 2,52 lít H2 (đktc). Mặt khác 14 gam X có thể hòa tan vừa hết 0,98 gam Cu(OH)2. Tìm Công thức của hai ancol trong X.
D. Đáp án đề kiểm tra 1 tiết hóa học 11 lần 2
1. Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng 0,4 điểm
Câu
1A
2B
3A
4D
5C
6D
7D
8B
9A
10A
Câu
11A
12C
13D
14A
15A
2. Tự luận: 4 điểm
Nội dung
Điểm
TC
Câu 1
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
TC 2
TC 3
Câu 2
- Dùng quì tím nhật biết axit axetic: Quì tím hóa đỏ
- Dùng Cu(OH)2 nhận biết glixerol: Tạo thành dd màu xanh lam
- Dùng phản ứng tráng bạc nhận biết etanal: Có tủa bạc
- Chất còn lại là etanol
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
TC 3
TC 4
Câu 3
nH = = 0,1125 mol; nCu(OH) = = 0,04 mol
® nglixerol = 2nCu(OH) = 0,08 mol
® nglixerol chứa trong 8,75 gam X là = 0,05 mol
C3H5(OH)3 + 3Na ® C3H5(ONa)3 + H2
0,05 0,075
OH + Na ® ONa + H2
0,075 0,0375
® mROH = 8,75 - 92.0,05 = (+ 17).0,075
® = 38,3 ® R1 = 29 (C2H5 -) và R2 = 43 (C3H7 -)
® Công thức của hai ancol trong X là C2H5OH và C3H7OH.
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
TC 3
TC 10
PHỤ LỤC 5. PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN
Trường ĐHSP HÀ NỘI
Bộ môn Lí luận và PPDH Hóa học
&
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN
Kính gởi quý thầy, cô!
Tôi tên là: NGUYỄN TRÍ NGẪN hiện là NCS K34 Trường ĐHSP Hà Nội
Hiện nay chúng tôi đang nghiên cứu đề tài “ Phát triển năng lực TDKQH cho HS thông qua bài tập hóa học hữu cơ lớp11 ở trường THPT”
Xin quý thầy cô vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách khoanh tròn vào các số tương ứng với mức độ từ thấp (1) đến cao (5).
A. Xin quí thầy cô cho biết ý kiển của quí thầy cô về hệ thống bài tập mà chúng tôi sử dụng trong luận án đã đáp ứng mục tiêu đã đề ra chưa ?
Tiêu chí đánh giá
Mức độ
Trung bình
I. Nội dung
Đầy đủ kiến thức cần thiết
1
2
3
4
5
Phù hợp với trình độ của HS
1
2
3
4
5
Phù hợp với chuẫn kiến thức, kỹ năng của chương trình Hóa học lớp 11
1
2
3
4
5
Phù hợp với trình độ của GV
1
2
3
4
5
Phù hợp với phương tiện DH ở trường THPT
1
2
3
4
5
Có liên hệ với kiến thức cũ và mới
1
2
3
4
5
Kiến thức chính xác, khoa học
1
2
3
4
5
Thiết thực
1
2
3
4
5
II. Hình thức
Tính khoa học
1
2
3
4
5
Bố cục hợp lí, logic
1
2
3
4
5
III. Hiệu quả của việc sử dụng
bài tập
Phát triển NLTDKQH cho HS
1
2
3
4
5
HS biết phân tích đề
1
2
3
4
5
HS biết so sánh, tổng hợp
1
2
3
4
5
HS biết trừu tượng hóa
1
2
3
4
5
Biết phản biện và phê phán
1
2
3
4
5
Giúp nhớ bài lâu hơn
1
2
3
4
5
Tăng hứng thú học tập
1
2
3
4
5
Giúp giải nhanh bài tập
1
2
3
4
5
Dễ hiểu bài, tiếp thu bài nhanh
1
2
3
4
5
B. Xin quí thầy cô cho biết ý kiến của quí thầy cô về hệ thống bài tập phát triển năng lực TDKQH mà chúng tôi đã xây dựng.
TT
NỘI DUNG ĐIỀU TRA
Ý KIẾN TRẢ LỜI
Rất tốt
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
1
Kiến thức chính xác khoa học, phù hợp với trình độ HS
2
Hệ thống bài tập phong phú hỗ trợ tốt HS tự học
3
Bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng
4
Hệ thống bài tập có nội dung rất thiết thực phù hợp với mục tiêu dạy học theo hướng phát triển NL cho HS.
5
Phát triển được NLTDKQH cho HS
6
Làm tư liệu để thiết kế các đề kiểm tra đánh giá NLTDKQH cho HS.
B. Góp ý
Kính mong quý thầy cô đóng góp ý kiến về hệ thống bài tập trong luận án, những chỗ chưa hợp lí, những chỗ cần chỉnh sửa và cảm nghĩ riêng của mình.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý thầy cô
Họ tên của giáo viên : .
Công tác tại trường:
Tỉnh (Thành phố):
PHỤ LỤC 6. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG GIẢNG DẠY PHẦN HÓA HỮU CƠ LỚP 11
Các chất hữu cơ đa dạng phong phú song được phân chia theo các nhóm chức và có mối liên hệ chặt chẽ giữa đặc điểm cấu trúc phân tử với tính chất hóa học đặc trưng của chúng đồng thời giữa các loại hợp chất hữu cơ còn có mối liên hệ di tính rõ rệt, tính chất của loại chất này cũng là phương pháp điều chế cơ bản của loại hợp chất khác. Đặc điểm này đã tạo điều kiện cho GV có thể hệ thống hóa và khái quát hóa kiến thức về tính chất các chất dưới dạng các sơ đồ bằng công thức tổng quát, công thức chung của các loại chất trong mối liên hệ qua lại giữa các chất với nhau. Vì vậy trong dạy học phần hóa hữu cơ ta có thể sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù của hóa học và các phương pháp tổ chức hoạt động học tập làm tăng tính tích cực nhận thức và hứng thú học tập của HS. Ta có thể sử dụng các phương pháp dạy học chủ yếu sau:
2.1.4.1. Phương pháp trực quan.
Tính chất các hợp chất hữu cơ có quan hệ chặt chẽ với thành phần và cấu trúc phân tử của chúng nên GV cần sử dụng các mô hình, tranh vẽ, biểu đồ, sơ đồ để giúp cho HS có biểu tượng đúng đắn về cấu trúc phân tử của chất, hiện tượng, quá trình và dùng chúng làm cơ sở cho các hoạt động nhận thức, tư duy, phân tích, dự đoán lí thuyết.
Việc sử dụng mô hình, tranh vẽ, sơ đồ, biểu đồ được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu. GV sử dụng phương tiện trực quan là nguồn kiến thức để học sinh quan sát, tìm tòi, khám phá thu nhận kiến thức. GV yêu cầu HS quan sát mô hình, tranh vẽ, biểu đồ và cho nhận xét, làm rõ nội dung của sơ đồ, tìm ra các qui luật dược khái quát trong các biểu đồ, mô tả cấu trúc phân tử các chất và đưa ra những dự đoán khoa học. Các nhiệm vụ quan sát, làm việc với các phương tiện trực quan được GV cấu trúc thành các câu hỏi, bài tập nhận thức cụ thể để định hướng hoạt động tư duy cho HS. Với sự hướng dẫn, điều khiển của GV, HS quan sát phương tiện trực quan, tự tìm tòi khám phá nội dung kiến thức cần tìm kiếm.
Ví dụ 1: Yêu cầu HS quan sát mô hình cấu trúc không gian của ankan (C3H8, C4H10) cho nhận xét, dự đoán tính chất hóa học đặc trưng của ankan và giải thích.
Khi HS quan sát mô hình phân tử cần yêu cầu HS nhận xét dạng liên kết giữa các nguyên tử, độ bền của các liên kết, trạng thái lai hóa của các nguyên tử cacbon trong phân tử, dạng mạch cácbon, các đồng phân có thể có
Từ sự nhận xét về cấu trúc phân tử yêu cầu HS dự đoán khả năng phản ứng, phản ứng hóa học đặc trưng và giải thích vì sao ankan không thể tham gia phản ứng cộng hợp? Vì sao các ankan tương đối trơ ở điều kiện thường?
2.1.4.2. Thí nghiệm hóa học
a) Thí nghiệm biểu diễn: Sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học là phương pháp dạy học không thể thiếu được trong bài dạy nghiên cứu về các chất trong đó có các chất hữu cơ. Các phản ứng hữu cơ thường diễn ra chậm, theo nhiều hướng nên các thí nghiêm nghiên cứu các chất hữu cơ trong chương trình hóa học phổ thông thường có nhiều hiện tượng phụ. Vì vậy khi sử dụng thí nghiệm ta cần đặt vấn đề rõ ràng, các yêu cầu HS S HSHS quan sát thí nghiệm phải cụ thể, hướng vào các hiện tương chính theo mục đích dạy học. Các thí nghiệm chọn biểu diễn cho bài học cần đảm bảo yêu cầu quá trình diễn biến của phản ứng là đơn giản, hiện tương rõ, đảm bảo tính trực quan và thời gian diễn biến nhanh không quá chậm. GV cần nắm vững kĩ thuạt tiến hành thí nghiệm đảm bảo thí nghiệm thành công, an toàn.
GV sử dụng thí nghiệm biểu diễn theo phương pháp nghiên cứu, hạn chế sử dụng thí nghiệm theo phương pháp minh họa.
Trước khi biểu diễn thí nghiệm, GV nêu mục đích thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát các chất tham gia phản ứng, dự đoán các khả năng xảy ra phản ứng trên cơ sở các kiến thức đã có. GV hoặc đại diện HS tiến hành thí nghiệm, HS quan sát, mô tả hiện tượng thí nghiệm quan sát được, vận dụng kiến thức đã có giải thích hiện tượng, xác nhận dự đoán đúng, chỉ ra những điều không phù hợp của dự đoán không đúng và nêu kết luận về tính chất của chất.
Sử dụng thí nghiệm biểu diễn theo phương pháp nghiên cứu sẽ làm tăng tính tích cực nhận thúc, hứng thú học tập và bồi dưỡng năng lực tự học cho HS.
Ví dụ: Thí nghiệm nghiên cứu phản ứng thế ở vòng thơm của phenol.
Giáo viên đặt vấn đề: Ngoài tính axit gây ra bởi nhóm chức OH, phenol còn có tính chất nào khác nữa? Hãy nghiên cứu phản ứng của phenol với dung dịch nước brom.
Quan sát cấu trúc phân tử phenol, dự đoán xem khi nhỏ dung dịch phenol vào dung dịch nước brom có phản ứng xảy ra không? Hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào? Chất tạo thành là gì ?
HS dự đoán:
Phản ứng không xảy ra vì vòng benzen chỉ tác dụng với Br2 lỏng có Fe làm xúc tác.
Phản ứng có xảy ra theo hướng: Br2 + H2O à HBr + HBrO
C6H5OH + HBr à C6H5Br + H2O
Phản ứng có xảy ra theo hướng nguyên tử Br thế nguyên tử H trong nhân thơm.
GV làm thí nghiệm nhỏ dung dịch phenol vào dung dich brom.
Hiện tượng: dung dịch brom mất màu, có kết tủa trắng xuất hiện.
GV cung cấp thông tin: Bằng thực nghiệm xác định chất kết tủa có công thức C6H3OBr3 tên gọi là 2, 4, 6-tribromphenol, hãy viết công thức cấu tạo của sản phẩm và viết phương trình phản ứng, xác định dự đoán nào đúng?
GV đặt vấn đề:
Hãy so sánh phản ứng thế brom của phenol và phản ứng của benzen với brom.
Vì sao phenol thực hiện phản ứng thế dễ hơn benzen và vì sao nguyên tử Br lại thế nguyên tử H ở vị trí ortho và para? Ta hãy xem xét ảnh hưởng của nhóm OH đến khả năng phản ứng thế vào nhân thơm và ngược lại.
Sự kết hợp biểu diễn thí nghiệm với sự điều khiển hoạt động nhận thức học tập của GV theo phương pháp nghiên cứu sẽ tạo điều kiện cho HS hoạt động học tập tích cực hơn.
b) Thí nghiệm HS. Với chất hữu cơ không quá độc, thí nghiệm nghiên cứu tính chất của chúng đơn giản về thao tác ta có thể tổ chức cho HS hoặc nhóm HS tự làm thí nghiệm nghiên cứu tính chất của chất theo hướng HS tự tìm tòi để thu nhận kiến thức. Khi tiến hành hoạt động học tập này HS sẽ thảo luận nhóm về các nội dung: Chọn thí nghiệm, chọn hóa chất, dụng cụ, cách tiến hành thí nghiệm, phân công thực hiện các thí nghiệm, quan sát hiện tượng và rút ra nhận xét kết luận về tính chất cần nghiên cứu.
Ví dụ: nghiên cứu tính chất axit của axit cacboxylic ta có thể tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm nghiên cứu tính chất axit của CH3COOH. GV nêu nhiệm vụ học tập:
Muốn xác định CH3COOH có tính chất axit ta chọn các thí nghiệm nào?
Hãy lựa chọn hóa chất, dụng cụ cần thiết để tiếnhành các thí nghiệm này?
Hãy dự đoán hiện tượng sẽ xảy ra trong các thí nghiệm?
Tiến hành các thí nghiệm, ghi lại các hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm, viết các phương trình phản ứng và rút ra kết luận về tính chất axit của CH3COOH.
GV hướng dẫn các thao tác cần thiết, các nhóm HS tiến hành thí nghiệm và rút ra kết luận: “axit cacboxylic là những axit yếu, có đầy dủ tính chất của một axit”.
2.1.4.3. Phương pháp thuyết trình nêu vấn đề
Với các nội dung lí thuyết khó như giảng dạy chương đại cương, nghiên cứu các qui luật, mối quan hệ ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử ta có thể sử dụng phương pháp thuyết trình nêu vấn đề. Đây cũng là phương pháp dạy HS phương pháp phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất là với đối tượng học sinh trung bình, trung bình khá.
Ví dụ sử dung phương pháp thuyết trình nêu vấn đề cho bài dạy phân tích nguyên tố.
+ GV đặt vấn đề: Khi nghiên cứu tính chất của chất hữu cơ ta cần biết thành phần và cấu trúc phân tử của chúng. Vậy làm thế nào để xác định được thành phần và cấu trúc phân tử của chất? Nội dung này sẽ được nghiên cứu trong bài phân tích nguyên tố.
+ GV phát biểu vấn đề cần nghiên cứu: Để xác định được thành phần và cấu trúc phân tử của một chất ta cần phải tiến hành:
Xác định xem chất đó được cấu tạo từ các nguyên tố nào.
Xác định thành phần định lượng các nguyên tố có trong phân tử của chất đó.
Xác định khối lượng phân tử và số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử chất đó.
Xác định thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử theo hóa trị và sự phân bố trong không gian của chúng.
Để giải quyết các vấn đề này khâu quan trọng là tiến hành các phương pháp phân tích định tính và phân tích định lượng các chất ta cần tìm hiểu các nội dung để hiểu được phương pháp phân tích định tính;
Mục đích của phân tích định tính.
Nguyên tắc cơ bản của phương pháp phân tích định tính.
Thí nghiệm nào được dùng để xác định nguyên tố C, H có trong hợp chất hữu cơ.
Thí nghiệm nào được dùng để xác định các nguyên tố N, Halogencó trong hợp chất hữu cơ.
Ta hãy lần lượt xem xét các nội dung này để hiểu về phương pháp phân tích định tính.
GV lần lượt giải quyết từng vấn đề nêu ra, kết luận về phương pháp phân tích định tính và dẫn dắt sang nội dung thứ hai của bài dạy là phương pháp phân tích định lượng.
Với nội dung phân tích định lượng GV có thể tiến hành bằng hai cách:
+ GV nêu các vấn đề cần giải quyết dưới dạng các câu hỏi như nội dung phân tích định tính.
+ GV yêu cầu HS nêu ra các vấn đề cần nghiên cứu và giáo viên hệ thống lại.
Mục đích của phân tích định lượng.
Nguyên tắc cơ bản của phân tích định lượng.
Các phương pháp định lượng được sử dụng trong phân tích định lượng.
Phương pháp định lượng cacbon, hiđro.
Phương pháp định lượng các nguyên tố khác: halogen, lưu huỳnh, oxi.
GV lần lượt giải quyết từng vấn đề nêu ra, xét một ví dụ cụ thể, từ đó kết luận về phương pháp xác định thành phần định tính, định lượng các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ và củng cố bài học.
2.1.4.4. Đàm thoại tìm tòi.
Bản chất của phương pháp này là GV đưa ra một hệ thống bài tập nhận thức dưới dạng các câu hỏi mang tính chất tìm tòi nghiên cứu được cấu trúc theo một logic chặt chẽ để điều khiển các hoạt động nhận thức học tập của HS. Qua việc tìm tòi câu trả lời cho hệ thống câu hỏi đó mà HS thu nhận được cả kiến thức và phương pháp nhận thức, phương pháp học tập. Đây là phương pháp dạy học tích cực rèn luyện và phát triển ở HS năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo.
Khi sử dụng phương pháp đàm thoại tìm tòi trong giảng dạy phần hóa hữu cơ GV có thể cấu trúc hệ thống câu hỏi theo logic diễn dịch hoặc qui nạp. Với các bài dạy về chất hữu cơ hệ thống câu hỏi được sắp xếp theo logic diễn dịch phù hợp với logic trình bày của nội dung bài dạy. Cụ thể là:
Phân tích đặc điểm cấu trúc phân tử: dạng liên kết, đặc điểm liên kết, xác định nhóm chức quyết định tính chất đặc trưng của chất .
Từ đặc điểm cấu trúc phân tử dự đoán tính chất đặc trưng của chất.
Dùng thí nghiệm hoặc các dữ kiện thực nghiệm để xác định tính đúng đắn của sự dự đoán lí thuyết.
Nhận xét, kết luận về tính chất của chất.
Vận dụng kiến thức thu nhận được.
GV chuẩn bị các câu hỏi có các mức độ nhận thức khác nhau và sắp xếp theo logic trên.
PHỤ LỤC 7. DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG THAM GIA ĐIỀU TRA VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ SUY KHÁI QUÁT HÓA CHO HỌC SINH THÔNG QUA BÀI TẬP HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11
Có 446 giáo viên tham điều tra thực trạng việc phát triển NLTDKQH cho HS thông qua việc sử dụng BTHH
Số thứ tự
Tên trường
Số GV tham gia điều tra
Tên tỉnh hoặc thành phố
1
THPT Phương Nam
4
Hà Nội
2
THPT Chu Văn An
4
3
THPT Đống Đa
4
4
THPT Liên Hà
4
5
THPT Lương Thế Vinh
4
6
THPT Lê Quí Đôn
4
7
THPT Xuân Hòa
4
Vĩnh Phúc
8
THPT Bến Tre
4
9
THPT Quang Hà
4
10
THPT Bình Xuyên
6
11
THPT Yên Lạc
4
12
THPT Lê Xoay
4
13
THPT Võ Trường Toản
4
Đồng Nai
14
THPT Xuân Mỹ
4
15
THPT Điểu Cải
4
16
THPT Định Quán
4
17
THPT Phú Ngọc
4
18
THPT Tân Phú
5
19
THPT Tây Sơn
4
20
THPT Long Khánh
5
21
THPT Long Thành
5
22
THPT Trần Phú
2
23
THPT Văn Hiến
5
24
THPT Bình Sơn
4
25
THPT Long Phước
4
26
THPT Nguyễn Đình Chiểu
3
27
THPT Tam Phước
4
28
THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
4
29
THPT Nhơn Trạch
5
30
THPT Phước Thiền
4
31
THPT Bàu Hàm
4
32
THPT Ngô Sỹ Liên
4
33
THPT Trần Đại Nghĩa
4
34
THPT Thống Nhất A
5
35
THPT Trần Quốc Tuấn
4
36
THPT Dầu Giây
4
37
THPT Kiệm Tân
4
38
THPT Thống Nhất
5
39
THPT Đoàn Kết
4
40
THPT Thanh Bình
4
41
THPT Tôn Đức Thắng
4
42
THPT Huỳnh Văn Ngệ
4
43
THPT Trị An
4
44
THPT Vĩnh Cừu
5
45
THPT Hồng Bàng
4
46
THPT Xuân Hưng
4
47
THPT Xuân Lộc
4
48
THPT Xuân Thọ
4
49
THPT Lê Quí Đôn
4
TP Hồ Chí Minh
50
THPT Nguyễn Thị Minh Khai
5
51
THPT Marie Curie
6
52
THPT Bùi Thị Xuân
5
53
THPT Nguyễn Thượng Hiền
6
54
THPT Gia Định
6
55
THPT Chu Văn An
3
56
THPT Trưng Vương
5
57
THPT Lương Thế Vinh
4
58
THPT Giồng Ông Tố
4
59
THPT Hùng Vương
6
60
THPT Lương Văn Can
4
61
THPT Tạ Quang Bửu
4
62
THPT Long Trường
4
63
THPT Nguyễn Du
5
64
THPT Nguyễn Hiền
4
65
THPT Võ Trường Toản
4
66
THPT Nguyễn Khuyến
7
67
THPT Gò Vấp
5
68
THPT Nguyển Trung Trực
4
69
THPT Nguyễn Công Trứ
4
70
THPT Nuyễn Chí Thanh
4
71
THPT Tân Bình
4
72
THPT Trần Phú
4
73
THPT Thanh Đa
5
74
THPT Võ Thị Sáu
6
75
THPT Trần Văn Giàu
5
76
THPT Phú Nhuận
5
77
THPT Lê Minh Xuân
4
78
THPT Củ Chi
5
79
THPT Quang Trung
4
80
THPT Phú Hòa
4
81
THPT Lý Thường Kiệt
4
82
THPT Nguyễn Hữu Cầu
4
83
THPT Bà Điểm
4
84
THPT Nguyễn Văn Cừ
4
85
THPT Nguyễn Hữu Tiến
4
86
THPT Thạnh Lộc
5
87
THPT Bình Khành
4
88
THPT Tây Thạnh
4
89
THPT Vũng Tàu
6
Bà Rịa- Vũng Tàu
90
THPT Nguyễn Huệ
4
91
THPT Ngô Quyền
4
92
THPT Trần Hưng Đạo
5
93
THPT Trần Phú
4
94
THPT Phú Mỹ
4
95
THPT Hòa Bình
4
96
THPT Nguyễn Văn Cừ
4
97
THPT Đồng Xoài
4
Bình Phước
98
THPT Nguyễn Du
5
99
THPT Nguyễn Huệ
4
100
THPT Phước Bình
5
101
THPT Phú Riềng
4
102
THPT Bù Đăng
4
103
THPT Lộc Ninh
4