Luận án Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học Hóa học hữu cơ Lớp 11 ở trường Trung học phổ thông

So sánh cấu tạo, tính chất hóa học của anken và ankin và viết PTHH chuyển hóa lẫn nhau giữa ankan, anken và ankin. - Vận dụng kiến thức để giải các dạng bài tập về ankin: viết đồng phân và so sánh với anken, bài tập hoàn thành sơ đồ chuyển hóa, bài tập nhận biết và các bài tập định lượng liên quan đến ankin. - Sưu tầm và giải quyết các bài tập ankin gắn với thực tiễn.

docx264 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 857 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học Hóa học hữu cơ Lớp 11 ở trường Trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uồn thông tin tìm kiếm để thực hiện các nhiệm vụ trong hợp đồng. + Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Giải quyết các nhiệm vụ trong hợp đồng - Đánh giá kết quả TH và điều chỉnh quá trình TH: + Đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng: HS tự đánh, GV nhận xét đánh giá. + Điều chỉnh và rút ra bài học: HS điều chỉnh những nội dung trả lời sai và rút kinh nghiệm cho hợp đồng mới. 2. CHUẨN BỊ 2.1. Chuẩn bị của GV - Bản hợp đồng học tập bài 33. Luyện tập ankin. - Chuẩn bị các phiếu hỗ trợ ít và nhiều, các phương án trả lời cho các nhiệm vụ trong hợp đồng. - Thiết kế các hoạt động dạy học theo PPDH đã xác định. - Chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị cần sử dụng: máy tính, máy chiếu, công cụ đánh giá NL. - Chuẩn bị các phiếu: theo dõi học tập; phiếu tự đánh giá của HS. - Chuẩn bị bảng kiểm quan sát để đánh giá sự hình thành và phát triển NLTH của HS. 2.2. Chuẩn bị của HS - Vở TH: Bản kế hoạch TH theo hợp đồng. - Bảng so sánh anken, ankin và sơ đồ chuyển hóa giữa ankan, anken, ankin. - Tài liệu sưu tầm. - Trả lời nhiệm vụ ở nhà. - Bản hợp đồng đã phát. 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PPDH hợp đồng, PP sử dụng bài tập hóa học, PPDH hợp tác, PP đàm thoại. 4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS Phương tiện dạy học Hoạt động 1. Nghiên cứu và kí kết hợp đồng (5 phút): Được thực hiện ở tiết học trước GV: Đưa ra mẫu hợp đồng, giải thích cụ thể các nội dung và điều khoản trong hợp đồng. Sau đó giao hợp đồng cho HS thực hiện. HS: Nhận và xem nội dung hợp đồng, nêu câu hỏi về những điều khoản chưa hiểu trong hợp đồng và kí hợp đồng. - Bản hợp đồng Hoạt động 2. Thực hiện hợp đồng (45 phút) GV: Chuẩn bị các phiếu hỗ trợ ở những nhiệm vụ cần phiếu hỗ trợ, giải đáp và hỗ trợ HS khi cần thiết. HS: Tiến hành thực hiện các nhiệm vụ trong hợp đồng theo cá nhân và theo nhóm, sử dụng phiếu hỗ trợ nếu không tự thực hiện được nhiệm vụ (phiếu hỗ trợ “ít” màu xanh, phiếu hỗ trợ “nhiều” màu đỏ). Yêu cầu GV hướng dẫn nếu có thắc mắc. - Bản hợp đồng - Các phiếu hỗ trợ. - Các tài liệu có liên quan. - Vở TH. Hoạt động 3. Nghiệm thu hợp đồng (30 phút) - GV yêu cầu HS/nhóm trình bày, báo cáo kết quả thực hiện hợp đồng. Các HS/nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV chỉnh sửa, chữa bài tập hoặc chiếu đáp án và nhấn mạnh những điểm cần lưu ý. - GV hướng dẫn HS điền các thông tin trong hợp đồng. - GV nhận xét, đánh giá chung và thu lại hợp đồng. - Nhiệm vụ 1: HS cử đại diện nhóm 6 người lên báo cáo. - Nhiệm vụ 2, 3: HS tự đối chiếu với đáp án GV và chỉnh sửa, bổ sung. - Nhiệm vụ 4, 5, 6: HS trình bày trên bảng. - Nhiệm vụ 7 là nhiệm vụ tự chọn HS tự đối chiếu với đáp án của GV và chỉnh sửa. - Nhiệm vụ 8: HS treo bảng trình bày các bài tập thực tiễn. GV nhận xét, chỉnh sửa. - HS tự đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng theo thang đánh giá NLTH và theo chuẩn kiến thức kĩ năng. - Bảng so sánh cấu tạo, tính chất hóa học của anken, ankin trên giấy A0. - Sơ đồ chuyển hóa giữa ankan, anken, ankin. - Máy tính - Máy chiếu - Vở TH, phiếu tự đánh giá NLTH của HS, phiếu đánh giá NLTH của GV. Hoạt động 4. Tổng kết bài học và giao nhiệm vụ TH bài mới (10 phút) GV tổng hợp lại kiến thức cần nhớ và giao nhiệm vụ TH tiếp theo. HS củng cố kiến thức và chuẩn bị cho nhiệm vụ TH tiếp theo. Tài liệu hướng dẫn TH. BẢN HỢP ĐỒNG HỌC TẬP BÀI 33. LUYỆN TẬP ANKIN Trường THPT..................................... HỢP ĐỒNG HỌC TẬP Lớp:................................ Bài 33. LUYỆN TẬP ANKIN Họ và tên HS:.. thời gian từ:đến: Nhiệmvụ Nội dung Yêu cầu Hình thức HĐ ¸ P C D Tự đánhgiá 1 BT1. So sánh anken, ankin và sự chuyển hóa giữa chúng µ ” J K L 2 BT2. Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa µ € 5 phút J K L 3 BT3. Viết đồng phân µ € 5 phút J K L 4 BT4. Nhận biết các chất µ € 5 phút x J K L 5 BT5. BT định lượng µ € 5 phút x J K L 6 BT6. BT định lượng µ €€ 10 phút x J K L 7 BT TNKQ 7, 8, 9 ‹ € 5 phút J K L 8 BT 10. Sưu tầm và giải quyết các BT thực tiễn ‹ ” 10 phút J K L µ Nhiệm vụ bắt buộc ‹ Nhiệm vụ tự chọn ¸ Thời gian tối đa € Hoạt động cá nhân €€Nhóm đôi ” Nhóm lớn Phiếu hỗ trợ C Tiến triển tốt D Gặp khó khăn BT thực hiện ở nhà Cần GV hướng dẫn J Rất thoải mái K Bình thường L Không hài lòng P Đã hoàn thành Tôi cam kết thực hiện đúng theo hợp đồng Học sinh Giáo viên (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) Dựa vào bản hợp đồng, HS biết được: - Nhiệm vụ 1 là nhiệm vụ bắt buộc, HS làm việc theo nhóm và thực hiện ở nhà. - Nhiệm vụ 2, 3, 4, 5, 6 là các nhiệm vụ bắt buộc, HS hoàn thành các nhiệm vụ này trên lớp trong khoảng thời gian tối đa là 30 phút. HS được quyền lựa chọn thứ tự thực hiện các nhiệm vụ, thời gian cho mỗi nhiệm vụ ghi trong bản HĐ là thời gian tham khảo. Nếu trong khoảng thời gian đó, HS chưa hoàn thành được nhiệm vụ, các em cần phải xin phiếu hỗ trợ hoặc sự hướng dẫn trực tiếp của GV. - Nhiệm vụ 4, 5, 6 là các nhiệm vụ có phiếu hỗ trợ trong đó phiếu hỗ trợ “ít” màu xanh và phiếu hỗ trợ “nhiều” màu đỏ. Nhiệm vụ 6 HS làm việc theo cặp đôi để cùng chia sẻ những ý kiến, kinh nghiệm và cùng giải quyết nhiệm vụ được giao. - Nhiệm vụ 7 gồm các BT TNKQ tìm câu trả lời đúng và nhiệm vụ 8 làm việc theo nhóm để sưu tầm và giải quyết các bài tập thực tiễn. Đây là các nhiệm vụ tự chọn. Khi HS làm xong các bài tập cá nhân trước thời gian quy định, các em có thể lựa chọn thực hiện các nhiệm vụ tự chọn, các nhiệm vụ này GV không sửa chi tiết trên lớp nhưng GV sẽ chiếu đáp án và yêu cầu HS trình bày. PHỤ LỤC 13. KẾ HOẠCH BÀI HỌC BÀI 40. ANCOL (Tiết 2) 1. Mục tiêu 1.1.Kiến thức Nêu được : - Tính chất hoá học : Phản ứng của nhóm -OH (thế H, thế -OH), phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete, phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton ; Phản ứng cháy. - Phương pháp điều chế ancol từ anken, điều chế etanol từ tinh bột, ứng dụng của etanol. - Công thức phân tử, cấu tạo, tính chất riêng của glixerol (phản ứng với Cu(OH)2). 1.2. Kỹ năng - Quan sát mô hình cấu tạo của ancol để dự đoán tính chất của ancol. - Thực hiện thí nghiệm rút ra được nhận xét về tính chất của ancol. - Viết được PTHH minh hoạ tính chất hoá học của ancol và glixerol. - Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hoá học. - Kỹ năng TH tại khóa học “hoahuuco11” trên hệ thống quản lý học tập Moodle. 1.3. Thái độ - Say mê, hứng thú học tập, yêu khoa học và ý thức tự học. - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học về bài ancol vào thực tiễn cuộc sống, phục vụ đời sống con người. 1.4. Năng lực tự học HS tự học tại khóa học “hoahuuco11” trên website: tuhochoahoc.com như sau: - HS xây dựng kế hoạch TH: + Đọc mục tiêu bài học để xác định được nội dung cần TH + Xác định phương pháp và phương tiện TH: học trực tuyến trên khóa học “hoahuuco11” tại website: “tuhochoahoc.com”. Phương tiện TH: máy tính có nối mạng internet. + Xác định thời gian TH phù hợp với điều kiện của bản thân và dự kiến kết quả đạt được. - Thực hiện kế hoạch TH: + Thu thập/tìm kiếm nguồn thông tin TH cho bài Ancol (Tiết 2): Tài liệu, trang web, ... + Phân tích và xử lý thông tin trong quá trình TH ở mục “Bài giảng” + Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Làm bài kiểm tra 15 phút trực tuyến - Đánh giá kết quả TH và điều chỉnh quá trình TH: + Đánh giá kết quả TH: Dựa vào điểm bài kiểm tra trực tuyến. + Điều chỉnh và rút ra bài học: HS điều chỉnh những nội dung trả lời sai dựa vào những giải thích những lỗi sai trong bài kiểm tra. 2. Phương pháp dạy học PPDH chủ yếu: Sử dụng khóa học “hoahuuco11” trên hệ thống quản lý học tập Moodle và vận dụng mô hình Blended learning. PPDH phối hợp: PP thí nghiệm, PPDH hợp tác, PP đàm thoại. 3. Chuẩn bị 3.1. Giáo viên Thiết kế khóa học “hoahuuco11” trên website “tuhochoahoc.com”. Dụng cụ thí nghiệm: Ống nghiệm, kẹp ống nghiệp, đèn cồn, giá thí nghiệm, bình nón có nút đậy, ống vuốt nhọn. Hóa chất: ancol etylic, kim loại Na, dung dịch CuSO4, dung dịch NaOH, dung dịch glixerol, nước cất, dây đồng kim loại. 3.2. Học sinh - TH trên website: “tuhochoahoc.com” theo quy trình GV hướng dẫn - Vở TH: Bản xây dựng kế hoạch TH - Tài liệu TH sưu tầm. 4. Tiến trình dạy học 4.1. Hoạt động 1 (10 phút): Giải đáp thắc mắc trong quá trình tự học về tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng của ancol. a. Mục tiêu của HĐ: + Giúp GV đánh giá NLTH của HS qua việc TH trên khóa học. + Giúp HS tự đánh giá và điều chỉnh kết quả TH qua giải đáp của GV và bạn học. b. Nội dung của HĐ: HĐ của GV HĐ của HS Sản phẩm đánh giá NLTH - Yêu cầu: các nhóm xem lại phần TH, trao đổi thảo luận phần trả lời câu hỏi 1 đến câu hỏi 10 trong bài kiểm tra 15 phút sau khi học trực tuyến. - Yêu cầu 1 nhóm trình bày kết quả TH và nêu câu hỏi chưa rõ còn thắc mắc. Các nhóm khác góp ý, bổ sung. - GV giải đáp thắc mắc - HS xem lại vở TH, thảo luận nhóm về nội dung trả lời câu hỏi 1 đến câu hỏi 10 và trình bày trước lớp. - Nhóm khác lắng nghe, bổ sung khi cần. - HS ghi chép tóm tắt nội dung kiến thức vào vở. - HS nêu câu hỏi thắc mắc, những câu hỏi chưa trả lời được. - NL xây dựng kế hoạch TH: bản xây dựng kế hoạch TH trong vở. - NL thực hiện kế hoạch TH: trả lời các câu hỏi 1 đến 10 - NL đánh giá và điều chỉnh kết quả TH: HS xác định những câu hỏi đã trả lời được và những câu hỏi trả lời sai hoặc chưa trả được cần bổ sung, điều chỉnh. c. Sản phẩm đánh giá: Điểm bài kiểm tra trực tuyến và vở TH trình bày bản kế hoạch TH, tài lệu sưu tầm. 4.2. Hoạt động 2 (20 phút): Củng cố tính chất hóa học của ancol bằng thí nghiệm kiểm chứng a. Mục tiêu của HĐ: + Củng cố, khắc sâu tính chất hóa học của ancol. + Thí nghiệm kiểm chứng một số tính chất của ancol. + Rèn luyện khả năng phân tích, xử lý thông tin qua thực hiện thí nghiệm b. Nội dung hoạt động: - GV: Sử dụng kĩ thuật dạy học khăn trải bàn + PP thí nghiệm Dựa vào đặc điểm cấu tạo của ancol GV mời một số nhóm trình bày dự đoán tính chất hóa học của ancol. Các nhóm khác góp ý bổ sung. HS: Do cả liên kết O-H và liên kết C-OH đều bị phân cực: Các phản ứng hóa học của ancol xảy ra chủ yếu ở nhóm chức OH. Đó là phản ứng thế nguyên tử H ở nhóm OH, phản ứng thế cả nhóm OH, phản ứng tách nhóm OH cùng với nguyên tử H trong gốc hiđrocacbon. Ngoài ra ancol còn tham gia phản ứng oxi hóa. GV thông báo các dụng cụ, hóa chất thí nghiệm, HS đọc hướng dẫn tiến hành thí nghiệm trong SGK và làm các thí nghiệm sau: TT Thí nghiệm Hiện tượng Giải thích và viết PTHH 1 Ancol etylic tác dụng với natri 2 Tính chất đặc trưng của glixerol 3 Phản ứng với CuO Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm, sau đó GV mời một số nhóm báo cáo quá trình làm thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích, viết PTHH. Từ đó nêu tính chất hóa học của ancol và viết các PTHH dưới dạng tổng quát. GV chú ý quan sát HS hoạt động, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS trong quá trình làm thí nghiệm để giúp đỡ. Bổ sung thêm phản ứng với axit vô cơ, phản ứng tách H2O của ancol mà HS đã học ở bài anken và phản ứng oxi hóa ancol bậc I, bậc II với CuO, phản ứng cháy. c. Sản phẩm đánh giá: HS rút ra được các tính chất hóa học của ancol: Do phân cực ở C-O-H nên các phản ứng hoá học của ancol xảy ra chủ yếu ở nhóm chức OH đó là: * Phản ứng thế nguyên tử H ở nhóm OH * Phản ứng thế nhóm OH * Phản ứng tách nhóm OH cùng với H trong gốc hiđrocacbon (loại H2O). - Đánh giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi các nhóm tiến hành thí nghiệm, kịp thời phát hiện các thao tác, khó khăn vướng mắc của HS để có giải pháp hỗ trợ hợp lý. + Thông qua hoạt động chung cả lớp: Đánh giá bằng nhận xét: GV cho HS tự đánh giá quá trình thí nghiệm của mình và cho các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau. + GV cho HS tóm tắt tính chất hóa học của ancol bằng sơ đồ tư duy. + Đánh giá NLTH: Tiêu chí 5, 7, 8 trong cấu trúc NLTH 4.3. Hoạt động 3. Vận dụng, tìm tòi mở rộng (15 phút) a. Mục tiêu hoạt động - Giúp HS vận dụng được các kiến thức, kỹ năng để giải quyết các tình huống/vấn đề mới gắn với thực tiễn. - Nêu được một số ứng dụng của ancol trong đời sống, công nghiệp, y tế,.. và biết được tác hại của ancol đối với sức khỏe, đời sống xã hội để từ đó thấy được hóa học luôn gắn liền với thực tế. - Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết tình huống/ nhiệm vụ học tập. b. Nội dung, phương thức hoạt động: PHIẾU HỌC TẬP 1. Tính khối lượng glucozơ chứa trong nước quả nho để sau khi lên men cho ta 100 lít rượu vang 100? (Biết hiệu suất phản ứng lên men đạt 95%, ancol etylic nguyên chất có khối lượng riêng là 0,8g/ml. Giả thiết rằng trong nước quả nho chỉ có một chất đường glucozơ) 2. Trên thị trường hiện nay, một số loại nước tương (xì dầu) đã bị cấm sử dụng do chứa lượng 3-MCPD (3-monoclopropan-1,2-điol) vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Trong quá trình sản xuất nước tương, nhà sản xuất dùng HCl thuỷ phân protein thực vật để làm tăng vị mặn và hương vị. Trong quá trình này còn có phản ứng thuỷ phân chất béo tạo ra glixerol. HCl tác dụng với glixerol sinh ra hỗn hợp hai đồng phân là 3- MCPD và A. Hãy tìm CTCT của A? 3. Nêu ứng dụng cũng như tác hại của rượu đối với sức khỏe, đời sống xã hội? 4. Cho biết thành phần và ưu điểm của xăng sinh học E5? 5. Vì sao trong y tế dùng cồn 700 để sát khuẩn trước khi tiêm? - GV cho HS hoạt động nhóm để giải quyết các vấn đề gắn với thực tiễn; yêu cầu HS phải vận dụng những hiểu biết đã học vào giải quyết các bài tập cụ thể; giúp cho HS thực hiện tất cả những hiểu biết ở trên lớp. - GV hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo (qua sách, báo, thư viện, internet, ) từ tiết trước chuẩn bị tìm hiểu, sưu tầm các hình ảnh và video để trả lời nội dung trên. c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động - Sản phẩm: Các nhóm viết / báo cáo hoặc trình bày trên giấy A0. - GV cho các nhóm báo cáo kết quả hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học kế tiếp, GV kịp thời động viên, khích lệ HS và bổ sung hỗ trợ các em tạo ra không khí sôi động, vui vẻ làm cho các em thấy được hóa học luôn gắn liền với thực tế, có thêm hứng thú HT bộ môn hóa. - Đánh giá NLTH: Tiêu chí 4, 5, 6 trong cấu trúc NLTH PHỤ LỤC 14. KẾ HOẠCH BÀI HỌC BÀI 44. ANĐEHIT-XETON 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức Nêu được: - Định nghĩa, phân loại, đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp. - Tính chất vật lí: Nhiệt độ sôi, độ tan. - Tính chất hóa học: Tính oxi hóa, tính khử. - Phương pháp điều chế, ứng dụng. 1.2. Kĩ năng - Quan sát mô hình, rút ra nhận xét về cấu tạo - Quan sát thí nghiệm, mô tả được thí nghiệm, dự đoán tính chất hóa học của anđehit no, đơn chức, mạch hở. - Viết PTHH minh họa tính chất. - Phân biệt anđehit với ancol, phenol. - Xác định công thức anđehit trong phản ứng cháy, phản ứng tráng gương; tính được khối lượng bạc tạo thành trong phản ứng tráng gương. - Tự học theo quy trình trên khóa học: “hoahuuco11” 1.3. Thái độ - Say mê, hứng thú học tập, trung thực, yêu khoa học. - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, phục vụ đời sống con người. - Có ý thức tự học và rèn luyện phương pháp tự học hiệu quả. 1.4. Năng lực tự học HS tự học tại khóa học “hoahuuco11” trên website: tuhochoahoc.com như sau: - HS xây dựng kế hoạch TH: + Đọc mục tiêu bài học để xác định được nội dung cần TH + Xác định phương pháp và phương tiện TH: học trực tuyến trên khóa học “hoahuuco11” tại website: “tuhochoahoc.com”. Phương tiện TH: máy tính có nối mạng internet. + Xác định thời gian TH phù hợp với điều kiện của bản thân và dự kiến kết quả đạt được. - Thực hiện kế hoạch TH: + Thu thập/tìm kiếm nguồn thông tin TH cho bài Anđehit (Tiết 1): Tài liệu, trang web, ... + Phân tích và xử lý thông tin trong quá trình TH ở mục “Bài giảng” + Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Làm bài kiểm tra 15 phút trực tuyến - Đánh giá kết quả TH và điều chỉnh quá trình TH: + Đánh giá kết quả TH: Dựa vào điểm bài kiểm tra trực tuyến. + Điều chỉnh và rút ra bài học: HS điều chỉnh những nội dung trả lời sai dựa vào những giải thích những lỗi sai trong bài kiểm tra. 2. Phương pháp dạy học PPDH chủ yếu: Sử dụng khóa học “hoahuuco11” trên hệ thống quản lý học tập Moodle và vận dụng mô hình Blended-Learning. PPDH phối hợp: PP thí nghiệm, PPDH hợp tác, PP đàm thoại. 3. Chuẩn bị 3.1. Giáo viên - Thiết kế khóa học “hoahuuco11” trên hệ thống quản lý học tập moodle. - Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, đèn cồn, giá thí nghiệm. - Hóa chất: CH3CHO, dung dịch AgNO3,dung dịch NH3. 3.2. Học sinh: - TH trên website: “tuhochoahoc.com” theo quy trình GV hướng dẫn. - Vở TH: Bản xây dựng kế hoạch TH. - Tài liệu TH sưu tầm. 4. Tiến trình dạy học 4.1. Hoạt động 1 (10 phút): Giải đáp thắc mắc trong quá trình tự học về định nghĩa, phân loại, danh pháp, tính chất, điều chế và ứng dụng của anđehit. a. Mục tiêu của HĐ: + Giúp GV đánh giá NLTH của HS qua việc TH trên khóa học. + Giúp HS tự đánh giá và điều chỉnh kết quả TH qua giải đáp của GV và bạn học. b. Nội dung của HĐ: HĐ của GV HĐ của HS Sản phẩm đánh giá NLTH - Yêu cầu: các nhóm xem lại phần TH, trao đổi thảo luận phần trả lời câu hỏi 1 đến câu hỏi 10 trong bài kiểm tra 15 phút sau khi học trực tuyến . - Yêu cầu 1 nhóm trình bày kết quả TH và nêu câu hỏi chưa rõ còn thắc mắc. Các nhóm khác góp ý, bổ sung. - GV giải đáp thắc mắc - HS xem lại vở TH, thảo luận nhóm về nội dung trả lời câu hỏi 1 đến câu hỏi 10 và trình bày trước lớp. - Nhóm khác lắng nghe, bổ sung khi cần. - HS ghi chép tóm tắt nội dung kiến thức vào vở. - HS nêu câu hỏi thắc mắc, những câu hỏi chưa trả lời được. - NL xây dựng kế hoạch TH: bản xây dựng kế hoạch TH trong vở. - NL thực hiện kế hoạch TH: trả lời các câu hỏi 1 đến 10 - NL đánh giá và điều chỉnh kết quả TH: HS xác định những câu hỏi đã trả lời được và những câu hỏi trả lời sai hoặc chưa trả được cần bổ sung, điều chỉnh. c. Sản phẩm đánh giá: Điểm bài kiểm tra trực tuyến và vở TH trình bày bản kế hoạch TH, tài lệu sưu tầm. 4.2. Hoạt động 2 (20 phút): Củng cố tính chất hóa học của anđehit bằng thí nghiệm kiểm chứng a. Mục tiêu hoạt động: + Củng cố, khắc sâu tính chất hóa học của anđehit. + Thí nghiệm kiểm chứng một số tính chất của anđehit. + Rèn luyện khả năng phân tích, xử lý thông tin qua thực hiện thí nghiệm b. Phương thức tổ chức hoạt động: - HĐ nhóm: từ đặc điểm cấu tạo của anđehit, phân tích số oxi hóa kết hợp các kiến thức đã học ở bài anken, GV yêu cầu các nhóm dự đoán tính chất hóa học của anđehit (khả năng tham gia phản ứng cộng, khả năng tham gia trong phản ứng oxi hóa – khử,) - HĐ chung cả lớp: + GV mời một số nhóm báo cáo kết quả dự đoán tính chất hóa học của anđehit, các nhóm khác góp ý, bổ sung. + GV thông báo dụng cụ, hóa chất, hướng dẫn học sinh thực hiện phản ứng tráng gương, yêu cầu học sinh quan sát, nêu hiện tượng, dự đoán sản phẩm? + Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm, sau đó GV mời một số nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích, viết PTHH xảy ra từ đó nêu các tính chất hóa học của anđehit, các nhóm khác góp ý, bổ sung. GV hướng dẫn HS chuẩn hóa kiến thức về tính chất hóa học của anđehit. c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động + Viết được phản ứng cộng của anđehit. + Thực hiện được thí nghiệm phản ứng tráng gương dưới sự định hướng của GV, kết quả thí nghiệm được hoàn thành vào bảng sau: Tên thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng Giải thích, viết PTHH + Rút ra được tính chất hóa học của anđehit: · Phản ứng cộng: VD: Trong phản ứng trên anđehit thể hiện tính oxi hóa. · Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn (phản ứng tráng gương): VD:Trong phản ứng trên anđehit đóng vai trò chất khử. * Kết luận: Anđehit vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử. - Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: + HS có thể gặp khó khăn khi dự đoán sản phẩm của phản ứng tráng gương, vì vậy GV hướng dẫn học sinh dự đoán sản phẩm. - Đánh giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi các nhóm tiến hành làm thí nghiệm, kịp thời phát hiện những sai sót, khó khăn, vướng mắc của HS và hỗ trợ hợp lý. + Thông qua HĐ chung cả lớp: GV cho các nhóm tự đánh giá quá trình thí nghiệm của mình và cho các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau. GV nhận xét, đánh giá chung. 4.3. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập (15 phút) a. Mục tiêu hoạt động: -Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về khái niệm, danh pháp, tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế, ứng dụng của anđehit -Tiếp tục phát triển năng lực tự học qua việc vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các bài tập. b. Nội dung HĐ :Hoàn thành các câu hỏi /bài tập trong phiếu học tập c. Phương thức tổ chức hoạt động - GV cho HS HĐ cá nhân /cặp đôi/trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi /bài tập trong phiếu học tập -HĐ chung của cả lớp :GV mời một số HS lên trình bày kết quả /lời giải ,các HS khác góp ý ,bổ sung .GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức /phương pháp giải bài tập PHIẾU HỌC TẬP Hoàn thành các câu hỏi /bài tập sau: Chọn đáp án đúng Câu 1: Công thức nào sau đây là công thức chung của anđehit no, đơn chức, mạch hở? A. CnH2n(CHO)2 (n ≥ 0). B. CnH2n+1CHO (n ≥ 0). C. CnH2n–1CHO (n ≥ 2). D. CnH2n–3CHO (n ≥ 2). Câu 2: Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi của các chất CH3CHO, C2H5OH, H2O là A. H2O, CH3CHO, C2H5OH. B. H2O, C2H5OH, CH3CHO. C. CH3CHO, H2O, C2H5OH. D. CH3CHO, C2H5OH, H2O. Câu 3: Fomon dùng để tẩy uế, ngâm mẫu động vật làm tiêu bản, dùng trong kĩ nghệ da giày do có tính sát trùng, fomon là A. dung dịch nước của CH3CHO. B. dung dịch nước của HCHO. C. dung dịch bão hòa của HCHO. D. dung dịch HCHO 37- 40%. Câu 4: Cho 8,8 gam anđehit axetic phản ứng hoàn toàn với dung với dung dịch AgNO3/NH3 lấy dư, đun nóng thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 10,8. B. 21,6. C. 43,2. D. 2,16. Câu 5: Cho 2,2 gam anđehit no, đơn chức, mạch hở X phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 lấy dư, đun nóng thu được 10,8 gam Ag. Công thức của X là A. HCHO. B. CH3CHO. C. C2H5CHO. D. C2H3CHO. Câu 6: X là hỗn hợp 2 anđehit đơn chức. Chia 0,12 mol X thành hai phần bằng nhau: - Đốt cháy hết phần 1 được 6,16 gam CO2 và 1,8 gam H2O. - Cho phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng được 17,28 gam bạc. X gồm 2 anđehit có công thức phân tử là A. CH2O và C2H4O. B. CH2O và C3H6O. C. CH2O và C3H4O. D. CH2O và C4H6O. Câu 7:Viết CTCT và gọi tên của các anđehit có CTPT C4H8O. Câu 8: Trình bày cách nhận biết các dung dịch C2H5OH, CH3CHO, C3H5(OH)3 bằng phương pháp hóa học. c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động : -Sản phẩm: Kết quả trả lời các câu hỏi /bài tập trong phiếu học tập số 2 -Kiểm tra, đánh giá HĐ: + Thông qua quan sát: Khi HS HĐ cá nhân, GV chú ý quan sát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua sản phẩm học tập: bài trình bày /lời giải của HS về các câu hỏi / bài tập trong phiếu học tập, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. 4.4. Hoạt động 4: Hoạt động tìm tòi, mở rộng a. Mục tiêu hoạt động: HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức cho HS, không bắt buộc tất cả học sinh đều phải làm, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá giỏi và chia sẻ kết quả với lớp. b. Nội dung hoạt động: HS giải quyết các bài tập sau Câu 1: Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi sau: Theo thông tin: Báo Pháp Luật ngày 18-7-2017. Nguồn Sáng 18/1/2017, Đội Cảnh sát Kinh tế, Công an TP Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam, tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất bánh phở do ông Vũ Mạnh Hùng (SN 1952), trú tại số 10, tổ 2, phường Trần Hưng Đạo, TP Phủ Lý (Hà Nam) làm chủ thì phát hiện trong các mẫu bánh phở có chứa formon. Ông Vũ Mạnh Hùng khai nhận đã sử dụng formol để bảo quản bánh phở được lâu hơn. Trung bình mỗi ngày cơ sở hoạt động từ 2h-8h sáng, sản xuất khoảng 600kg bánh phở. Số bánh phở trên được tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Hà Nam và các tỉnh lân cận. Tang vật (Ảnh: Công an Hà Nam) 1. Tại sao ông Hùng bị phạt vì sử dụng formon để bảo quản bánh phở? 2. Hãy tính trong một năm trung bình ông Hùng đã sản xuất bao nhiêu tấn bánh phở có chứa formol? Với số lượng bánh phở đó hãy nêu tác hại của việc ăn bánh phở trên đến sức khỏe con người như thế nào? 3. Hãy trình bày ý kiến của em về việc sử dụng formol trong bảo quản thực phẩm? Câu 2:Trong công nghiệp, người ta dùng chất nào để tráng gương ,tráng ruột phích ? Vì sao? Câu 3: Giải thích tại sao ở nông thôn nước ta nhiều gia đình khi mới mua rổ, rá, nong, nia (được đan bằng tre, nứa, giang) trước khi sử dụng thường đặt lên gác bếp đun bằng bếp rơm rạ, bếp củi? c. Sản phẩm đánh giá: Nội dung trả lời trong vở TH. PHỤ LỤC 15. KẾ HOẠCH BÀI HỌC BÀI 45. AXIT CACBOXYLC (Tiết 2) 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức - Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của axit cacboxylic: Thể hiện tính axit (Phản ứng với chất chỉ thị, phản ứng với kim loại, oxit kim loại, bazơ, muối) và phản ứng este hoá. - Thực hiện được thí nghiệm về phản ứng của axit axetic với chất chỉ thị (nước bắp cải tím), vỏ trứng (CaCO3); ancol etylic (phản ứng este hóa); mô tả được các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hoá học của axit cacboxylic. - Trình bày được ứng dụng của một số axit cacboxylic thông dụng và phương pháp điều chế axit cacboxylic (điều chế axit axetic bằng phương pháp lên men giấm và phản ứng oxi hoá ankan). 1.2. Kỹ năng - Dự đoán tính chất hóa học của axit cacboxylic. - Thực hiện thí nghiệm rút ra được nhận xét về tính chất của axit cacboxylic. - Viết được PTHH minh hoạ tính chất hoá học của axit cacboxylic. - So sánh được axit cacboxylic có tính chất khác với axit vô cơ đã học. - Kỹ năng TH tại khóa học “hoahuuco11” trên hệ thống quản lý học tập Moodle. 1.3. Thái độ - Say mê, hứng thú học tập, yêu khoa học và ý thức tự học. - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học về bài axit cacboxylic vào thực tiễn cuộc sống, phục vụ đời sống con người. 1.4. Năng lực tự học HS tự học tại khóa học “hoahuuco11” trên website: tuhochoahoc.com như sau: - HS xây dựng kế hoạch TH: + Đọc mục tiêu bài học để xác định được nội dung cần TH + Xác định phương pháp và phương tiện TH: học trực tuyến trên khóa học “hoahuuco11” tại website: “tuhochoahoc.com”. Phương tiện TH: máy tính có nối mạng internet. + Xác định thời gian TH phù hợp với điều kiện của bản thân và dự kiến kết quả đạt được. - Thực hiện kế hoạch TH: + Thu thập/tìm kiếm nguồn thông tin TH cho bài Axit cacboxylic (Tiết 2): Tài liệu, trang web, ... + Phân tích và xử lý thông tin trong quá trình TH ở mục “Bài giảng” + Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Làm bài kiểm tra 15 phút trực tuyến - Đánh giá kết quả TH và điều chỉnh quá trình TH: + Đánh giá kết quả TH: Dựa vào điểm bài kiểm tra trực tuyến. + Điều chỉnh và rút ra bài học: HS điều chỉnh những nội dung trả lời sai dựa vào những giải thích những lỗi sai trong bài kiểm tra. 2. Phương pháp dạy học PPDH chủ yếu: Sử dụng khóa học “hoahuuco11” trên hệ thống quản lý học tập Moodle và vận dụng mô hình Blended-Learning. PPDH phối hợp: PP thí nghiệm, PPDH hợp tác, PP đàm thoại, sử dụng bài tập thực tiễn. 3. Chuẩn bị 3.1. Giáo viên Thiết kế khóa học “hoahuuco11” trên website “tuhochoahoc.com”. Dụng cụ thí nghiệm: Ống nghiệm, kẹp ống nghiệp, đèn cồn, giá thí nghiệm Hóa chất: axit axetic, axit HCl, nước bắp cải tím tự chế, vỏ trứng, ancol etylic, axit H2SO4 đặc, chai giấm ăn, chai axit axetic điều chế trong công nghiệp pha loãng. 3.2. Học sinh - TH trên website: “tuhochoahoc.com” theo quy trình GV hướng dẫn - Vở TH: Bản xây dựng kế hoạch TH - Tài liệu TH sưu tầm. 4. Tiến trình dạy học (đã trình bày ở chương 2). PHỤ LỤC 16. PHIẾU ĐÁNH GIÁ NLTH TRONG DẠY HỌC HỢP ĐỒNG (Dành cho GV) Trường THPT.......................................................................................... Ngày ..............tháng........năm ...... Tên GV............................................ Họ tên HS:..........................................Lớp:................................ Tên bài học................................................................................. Số TT Tiêu chí ĐG mức độ biểu hiện NLTH trong dạy học hợp đồng Mức độ đạt được Minh chứng đánh giá 1 2 3 4 1 Xác định nội dung cần TH thông qua việc HS xác định nội dung về kiến thức, kĩ năng và mức độ cần đạt được của từng nhiệm vụ bắt buộc và tự chọn trong hợp đồng. Bản xây dựng kế hoạch thực hiện hợp đồng gồm 3 tiêu chí trong vở TH của HS. Phiếu tự đánh giá về NL xây dựng kế hoạch thực hiện hợp đồng của HS. 2 Xác định phương pháp và phương tiện TH thông qua việc HS xác định các biện pháp cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ của hợp đồng trong đó đề xuất phương tiện và cách thức khai thác để lĩnh hội những nội dung TH đã xác định. 3 Xác định thời gian TH và dự kiến kết quả là HS xác định được quỹ thời gian cho mỗi nhiệm vụ bắt buộc và tự chọn cần thực hiện và đưa ra dự kiến sản phẩm đạt được sau khi TH. 4 Thu thập/Tìm kiếm nguồn thông tin TH thông qua việc HS nghe, đọc, ghi chép, quan sát để lấy thông tin và chọn lọc nguồn thông tin qua sách giáo khoa, sách tham khảo, internet, website, khảo sát thực tiễn, thực nghiệm, giáo trình điện tử, ... HS ghi lại các tài liệu đã thu thập được vào vở TH. HS thực hiện các nhiệm vụ trong hợp đồng vào vở TH và báo cáo, trình bày kết quả. Phiếu tự đánh giá về NL thực hiện hợp đồng của HS. 5 Phân tích và xử lí thông tin đã tìm kiếm thông qua việc HS so sánh, đối chiếu, phân tích, giải thích, chứng minh các thông tin thu thập được và rút ra kết luận. 6 Vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết tình huống/ nhiệm vụ học tập thông qua việc HS đề xuất và lựa chọn các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các yêu cầu của nhiệm vụ đưa ra trong hợp đồng. 7 Đánh giá kết quả TH theo thang đánh giá NLTH và chuẩn kiến thức, kĩ năng thông qua việc HS phân tích, so sánh, đối chiếu kết quả TH với thang đánh giá NLTH và chuẩn kiến thức, kĩ năng để đưa ra nhận xét, kết luận về mức độ NLTH và điểm số đạt được. HS đánh giá và điều chỉnh kết quả thực hiện các nhiệm vụ trong hợp đồng trong vở TH. Phiếu tự đánh giá về NL đánh giá và điều chỉnh quá trình TH của HS. 8 Điều chỉnh và rút ra bài học kinh nghiệm cho nhiệm vụ TH tiếp theo thông qua việc HS nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình TH, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống/nhiệm vụ học tập khác. Kết luận Tổng điểm đạt được: /32 1: chưa thực hiện; 2: thực hiện nhưng chưa chính xác; 3: thực hiện chính xác nhưng chưa đầy đủ; 4: thực hiện chính xác và đầy đủ. Thang đánh giá theo điểm TBC=Tổng điểm:8 Từ 1,00 - 1,49: Yếu Từ 1,50 - 1,99: TB-Yếu Từ 2,00 - 2,49: TB Từ 2,50 - 2,99: TB-Khá Từ 3,00 - 3,49: Khá Từ 3,50 - 4,00: Tốt Mức độ NLTH đạt được: PHỤ LỤC 17. PHIẾU ĐÁNH GIÁ NLTH TRONG DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH BLENDED LEARNING (Dành cho GV) Trường THPT.......................................................................................... Ngày ..............tháng........năm ...... Tên GV............................................ Họ tên HS:..........................................Lớp:................................ Tên bài học................................................................................. Số TT Tiêu chí ĐG mức độ biểu hiện NLTH trong dạy học theo mô hình Blended - learning Mức độ đạt được Minh chứng đánh giá 1 2 3 4 1 Xác định nội dung cần TH thông qua việc HS xác định nội dung về kiến thức, kĩ năng và mức độ cần đạt được của từng nội dung bài học trong khóa học “Hóa hữu cơ 11” Bản xây dựng kế hoạch TH gồm 3 tiêu chí trong vở TH của HS. Phiếu tự đánh giá về NL xây dựng kế hoạch TH của HS. 2 Xác định phương pháp và phương tiện TH thông qua việc HS xác định các biện pháp cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ TH trong đó đề xuất phương tiện và cách thức khai thác để lĩnh hội những nội dung TH đã xác định. 3 Xác định thời gian TH và dự kiến kết quả là HS xác định được quỹ thời gian cho mỗi hoạt động TH và đưa ra dự kiến sản phẩm đạt được sau khi TH. 4 Thu thập/Tìm kiếm nguồn thông tin TH thông qua việc HS nghe, đọc, ghi chép, quan sát để lấy thông tin và chọn lọc nguồn thông tin qua sách giáo khoa, sách tham khảo, website: tuhochoahoc.com và khóa học “Hóa hữu cơ 11” HS ghi lại các nguồn tài liệu đã thu thập được vào vở TH. Làm bài kiểm tra TNKQ 15 phút sau khi học xong bài giảng trực tuyến. (Lưu hồ sơ học tập trực tuyến) Tự luyện tập qua phần luyện tập cuối mỗi chương và làm bài kiểm tra 45 phút.(Lưu hồ sơ học tập trực tuyến). Phiếu tự đánh giá NL thực hiện kế hoạch TH của HS. 5 Phân tích và xử lí thông tin đã tìm kiếm thông qua việc HS so sánh, đối chiếu, phân tích, giải thích, chứng minh các thông tin thu thập được và rút ra kết luận. 6 Vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết tình huống/ nhiệm vụ học tập thông qua việc HS đề xuất và lựa chọn các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các yêu cầu của tình huống/nhiệm vụ học tập. 7 Đánh giá kết quả TH theo thang đánh giá NLTH và chuẩn kiến thức, kĩ năng thông qua việc HS phân tích, so sánh, đối chiếu kết quả TH với thang đánh giá NLTH và chuẩn kiến thức, kĩ năng để đưa ra nhận xét, kết luận về mức độ NLTH và điểm số đạt được. Kết quả bài kiểm tra 15 phút sau khi học học bài mới và bài kiểm tra cuối chương 45 phút được lưu vào hồ sơ học tập của HS. Phiếu tự đánh giá về NLTH của HS. 8 Điều chỉnh và rút ra bài học kinh nghiệm cho nhiệm vụ TH tiếp theo thông qua việc HS nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình TH, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống/nhiệm vụ học tập khác. Kết luận Tổng điểm đạt được: /32 1: chưa thực hiện; 2: thực hiện nhưng chưa chính xác; 3: thực hiện chính xác nhưng chưa đầy đủ; 4: thực hiện chính xác và đầy đủ. Thang đánh giá theo điểm TBC=Tổng điểm:8 Từ 1,00 - 1,49: Yếu Từ 1,50 - 1,99: TB-Yếu Từ 2,00 - 2,49: TB Từ 2,50 - 2,99: TB-Khá Từ 3,00 - 3,49: Khá Từ 3,50 - 4,00: Tốt Mức độ NLTH đạt được: PHỤ LỤC 18. MA TRẬN ĐỀ VÀ ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1 Nội dung Mức độ nhận thức Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TN TN TN TL TN TL 1. Ankan Đồng phân cấu tạo Định nghĩa Danh pháp Tính chất vật lí Bài toán đốt cháy ankan. Xác định CTCT dựa vào phản ứng halogen hóa. Giải thích hiện tượng thực tế, ứng dụng của ankan Số câu 2 2 2 1 7 Số điểm 0,5đ 0,5đ 0,5đ 1đ 2,5đ 2. Anken Trường hợp áp dụng quy tắc cộng Maccopnhicop. Điều chế etilen. Danh pháp. Xác định chất có đồng phân hình học. Dựa vào số liên kết và số liên kết để xác định CTPT. Xác định sản phẩm chính của phản ứng với HX (X=Cl, Br, OH). Tính hiệu suất phản ứng cộng hiđro Số câu 2 3 1 1 7 Số điểm 0,5đ 0,75đ 0,25đ 0,25đ 1,75đ 4. Ankađien Ứng dụng Xác định ankađien liên hợp Phản ứng cộng của butađien hoặc isopren. Bài toán điều chế cao su Buna hoặc cao su isopren có H% Số câu 2 1 1 4 Số điểm 0,5đ 0,25đ 0,25đ 1,0đ 5. Ankin Dãy đồng đẳng. Danh pháp. Phản ứng cộng HCl Phản ứng cộng H2O. Phản ứng dung dịch AgNO3/NH3 Giải toán dựa vào phản ứng nhị hợp, tam hợp. Xác định hiđrocacbon dựa vào phản ứng với dd AgNO3/ NH3 Số câu 3 2 1 1 7 Số điểm 0,75đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ 1,75đ 6. Tổng hợp So sánh tính chất giữa ankin và ankan Nhận biết. Chuỗi chuyển hóa. Bài toán hỗn hợp ankan, và anken. Tính %V hoặc %m. Số câu 1 2 1 1 5 Số điểm 0,25đ 0,5đ 0,25đ 2,0đ 2,75đ Tổng số câu 10 10 6 1 2 1 30 Tổng điểm 2,5 2,5 1,5 2,0đ 0,5đ 1,0đ 10,0đ BÀI KIỂM TRA SỐ 1 Thời gian: 45 phút Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1, C = 12, Br = 80, Ag = 108. I. TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) Câu 1: Axetilen tác dụng với HCl có xúc tác HgCl2, (150-200 0C) thu được sản phẩm là A. CH3-CHCl2. B. CH2Cl-CH2Cl. C. CH2=CHCl. D. CHCl=CHCl. Câu 2: Quy tắc Maccopnhicop áp dụng cho trường hợp nào sau đây? A. Phản ứng cộng brom vào anken đối xứng. B. Phản ứng cộng brom vào anken bất đối xứng. C. Phản ứng cộng HBr vào anken đối xứng. D. Phản ứng cộng HBr vào anken bất đối xứng. Câu 3: Trong phòng thí nghiệm, etilen được điều chế bằng cách A. nhiệt phân butan. B. đề hiđro hóa etan. C. phân hủy propen (Ni, t0). D. tách nước của ancol etylic (H2SO4đ, 170 0C). Câu 4: Chất có CTCT sau có tên gọi là A. 2,2,4-trimetylpentan. B. 2,4-trimetylpentan. C. 2,4,4-trimetylpentan. D. 2-đimetyl-4-metylpentan Câu 5: Dãy chất được sắp xếp theo chiều giảm dần nhiệt độ sôi là A. hexan, heptan, pentan, propan. B. heptan, hexan, propan, pentan. C. propan, pentan, hexan, heptan. D. heptan, hexan, pentan, propan. Câu 6: Dãy nhóm chất nào sau đây có thể thuộc dãy đồng đẳng của axetilen? A. C2H2, C3H4, C4H6, C5H8. B. C2H2, C3H4, C4H6, C5H10. C. C2H4, C3H6, C4H8, C5H10. D. C2H2, C2H4, C3H4, C4H6. Câu 7. Hiện tượng thu được khi cho khí axetilen vào bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 là tạo A. AgC≡CAg, kết tủa đỏ nâu. B. HC≡CAg, dung dịch chuyển sang màu vàng. C. AgC≡CAg, kết tủa vàng nhạt. D. C2H5OH, có mùi rượu thoát ra. Câu 8: Từ butađien hoặc isopren có thể điều chế những hợp chất có tính đàn hồi cao dùng để sản xuất A. cao su. B. nhựa PE. C. ống nhựa PVC. D. thủy tinh lỏng. Câu 9: Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HCl, theo qui tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính? A. CH3-CH2-CHCl-CH3. B. CH3-CH2-CHCl-CH2Cl. C. CH2Cl-CH2-CH2-CH2Cl. D. CH3-CH2-CH2-CH2Cl . Câu 10: Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH2–C(CH3)=CH2. Tên của X là A. 2-etylbut-2-en. B. 3-metylbut-2-en. C. isopentan. D. 2-metylbut-1-en. Câu 11: Ứng với công thức phân tử C6H14 có bao nhiêu đồng phân? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 12: Hỗn hợp X gồm 1 anken và H2 có số mol bằng nhau dẫn qua Ni, t0 thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối hơi của X so với Y là 0,65. Hiệu suất của phản ứng trên là A. 75%. B. 80%. C. 70%. D. 90%. Câu 13: Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở 40oC (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng là A. CH2BrCH2CH=CH2. B. CH3CH=CBrCH3. C. CH3CH=CHCH2Br. D. CH3CHBrCH=CH2. Câu 14: Đốt cháy m gam hỗn hợp các ankan C2H6, C3H8, C4H10 được 19,04 lít CO2 (đktc) và 21,6 gam H2O. Giá trị của m là A. 14,4. B. 12,6. C. 16,8. D. 12,2. Câu 15: Cho các chất sau, chất nào là ankađien liên hợp? A. CH2=CH–CH=CH2. B. CH2 = C = CH2. C. CH2=CH–CH2–CH=CH2. D. CH2=CH–C≡CH. Câu 16: Cho các anken sau: (1) CH2=CH–CH2–CH3; (2) CH3–C(CH3)=CH–CH3; (3) CH3–CH=CH-CH3; (4) CH3–CH=C(CH3)–CH2–CH3. Các anken có đồng phân hình học là A. (2), (3), (4). B. (3), (4). C. (2), (3). D. (1), (2), (3). Câu 17: Có bao nhiêu anken đồng phân cấu tạo của nhau khi cộng hiđro đều tạo thành 2- metylbutan? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 18: Hỗn hợp X gồm axetilen và một hiđrocacbon Y có tỉ lệ mol 1:2. Lấy 6,72 lít X (đktc) tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 55,8 g kết tủa màu vàng nhạt. Y là A. But-1-in. B. vinylaxetilen. C. propin. D. Pent-1-in. Câu 19: Tên thông thường của hợp chất có công thức cấu tạo: CH3–CC–CH3 là A. but-3–in. B. đimetylaxetilen. C. metylpropin. D. but-2–in. Câu 20: Hiđrocacbon X có 8 liên kết xích ma σ và 1 liên kết trong phân tử. CTPT của X là A. C2H6. B. C3H6. C. C4H8. D. C2H4. Câu 21: Cho sơ đồ phản ứng: CH≡C-CH3 + H2O → X. X là chất nào sau đây? A. CH3COOCH3. B. C2H5OCH3. C. . D. . Câu 22: Định nghĩa nào sau đây là đúng về hiđrocacbon no? A. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon chỉ có một liên kết đơn trong phân tử. B. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon có chứa liên kết đôi trong phân tử. C. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon có chứa liên kết ba trong phân tử. D. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon chỉ có chứa liên kết đơn trong phân tử. Câu 23: Thí nghiệm nào sau đây chứng minh nguyên tử H trong ank-1-in linh động hơn ankan? A. . B. C. . D. . Câu 24: Đime hóa axetylen thu được: A. benzen B. PVC C. vinyl axetylen D. P.E Câu 25: Để nhận biết propin, propen, propan, người ta có thể dùng thuốc thử là A. Dung dịch KMnO4 và dung dịch AgNO3/NH3. B. Dung dịch phenolphtalein C. Dung dịch AgNO3/NH3. D. Qùi tím ẩm Câu 26: Cho dãy chuyển hoá: CaC2 X Y Z Cao su Buna. Công thức phân tử của Y là A. C4H6 (buta-1,3-đien). B. C2H2 (axetilen). C. C4H4 (vinylaxetilen). D. C2H6O (ancol etylic). Câu 27: Khi clo hóa một ankan X chỉ thu được một dẫn xuất monoclo duy nhất có tỉ khối hơi đối với hiđro là 53,25. Tên của ankan X là A. 3,3-đimetylhexan B. 2,2-đimetylpropan C. isopentan D. 2,2,3-trimetylpentan Câu 28: Cần bao nhiêu kg butađien để điều chế được 5 kg cao su buna. Biết H% của phản ứng bằng 80% A. 4,0. B. 4,5. C. 6,25. D. 5,56. II. TỰ LUẬN: (3 điểm) Câu 1: (2đ) Cho 4,48 lít (đktc) hỗn hợp X gồm etan và propen phản ứng vừa đủ với 50 ml dung dịch Br2 1M. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp X. Câu 2: (1đ) ) Vì sao có khí metan thoát ra từ các đồng ruộng, ao hồ? Thành phần hóa học chính của khí biogas là gì? Tại sao khí này được dùng để đun nấu? Viết phương trình hóa học minh họa. ĐÁP ÁN : I. Trắc nghiệm  Mỗi câu trả lời đúng : 0,25 điểm. Tổng 28 câu x 0,25 = 7 điểm II. Tự luận Câu 1 (2đ) = 0,05 mol 0,25đ C3H6 + Br2 → C3H6Br2 0,25đ 0,05 0,05 (mol) = 0,05 mol 0,25đ nX = 0,2 mol ; = 0,15 mol 0,25đ = 4,5 g ; = 2,1 g 0,25đ mX = 6,6 g 0,25đ % = 68,18% 0,25đ %= 31,82% 0,25đ Câu 2 (1đ) - Trong các đồng ruộng, ao hồ thường chứa các vật thể hữu cơ. Khi các vật thể này phân hủy sẽ sinh ra khí metan. 0,25đ - Thành phần hóa học chính của khí biogas là khí metan CH4 0,25đ - Khí biogas dùng để đun nấu vì khí này cháy tốt và tỏa ra nhiệt lượng lớn 0,25đ - CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O + Q 0,25đ PHỤ LỤC 19. MA TRẬN ĐÊ VÀ ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2 Nội dung Mức độ nhận thức Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TN TN TN TL TN TL 1. Anđehit Điều chế Ứng dụng Đồng phân cấu tạo Tính chất hóa học Bài toán xác định CTPT qua phản ứng cháy, phản ứng oxi hóa. Phản ứng tráng gương: tính khối lượng. Cách bảo quản anđehit (viết phản ứng trùng hợp) Số câu 2 4 5 1 12 Số điểm 0,5đ 1,0đ 1,25đ 1đ 3,75đ 2. Axit cacboxylic Công thức chung của axit - Tính chất của axit. - Gọi tên axit Viết đồng phân Xác định CTCT dựa vào tính chất So sánh nhiệt độ sôi. Nhận biết axit. - Bài toán tính khối lượng theo hiệu suất phản ứng. - Xác định CTCT qua phản ứng với Na. Số câu 3 5 3 11 Số điểm 0,75đ 1,25đ 0,75đ 2,75đ 6. Tổng hợp - Xác định các chất dựa vào tính chất hóa học - So sánh nhiệt độ sôi. - Nhận biết. - Xác định CTCT dựa vào tính chất hóa học. Bài toán hỗn hợp axit và anđehit tham gia phản ứng tráng gương. Tính khối lượng Ag. Bài toán hỗn hợp axit và anđehit. Tính % khối lượng. Số câu 1 4 1 1 7 Số điểm 0,25đ 1,0đ 0,25đ 2,0đ 3,5đ Tổng số câu 6 13 9 1 1 30 Tổng điểm 1,5 3,25 2,25 2,0đ 1,0đ 10,0đ BÀI KIỂM TRA SỐ 2 Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Br = 80; Ag = 108. I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1: X là chất lỏng, không màu, có khả năng làm đổi màu qùy tím. X tác dụng được với dd NaOH và dd Br2 nhưng không có phản ứng tạo kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3. Biết MX < 80 g/mol. Công thức cấu tạo của X là A. CH≡C-COOH. B. CH2=CH-COOH. C. CH3COOH. D. CH3-CH(CH3)-COOH. Câu 2: CH3CHO phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? (các điều kiện phản ứng có đủ) A. Br2/H2O, Cu(OH)2/dd NaOH, H2, O2. B. Br2/CCl4, O2, dd AgNO3/NH3, HCN. C. O2, dd AgNO3/NH3, HBr, Cu(OH)2. D. dd KMnO4, H2O2, HCl, NaOH . Câu 3: Cho các chất: CH3CHO, CH2=CH-COOH, (HCOO)2Ca, CH3OH, (CHO)2. Số chất tham gia phản ứng tráng gương là A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. Câu 4: Hỗn hợp X gồm axit axetic và axit propionic (tỉ lệ mol axit axetic: axit propionic = 2:3). Lấy 6,84 gam X tác dụng với 5,75 gam ancol etylic (có xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng), thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất các phản ứng este hoá đều bằng 75% và giả sử khả năng phản ứng của các axit là như nhau). Giá trị của m là A. 9,64. B. 7,23. C. 12,85. D. 7,75. Câu 5: Dung dịch axit axetic không thể tác dụng được với chất nào? A. NaHCO3. B. NaCl. C. Fe. D. Fe(OH)2. Câu 6: Chất có nhiệt độ sôi cao nhất trong số các chất sau là A. C2H5CHO. B. C2H5OH. C. CH3COOH. D. CH3OH. Câu 7: Hợp chất CH3 – CH(C2H5) – CH2 – CH(C2H5) – COOH có tên thay thế là A. axit 1,3-đietylpentanoic. B. axit 2–etyl–4–metylhexanoic. C. axit 2,4–đietylpentanoic. D. axit 2–metyl–4–etylhexanoic. Câu 8: Ứng dụng nào sau đây không phải của anđehit fomic? A. Điều chế nhựa phenol-fomanđehit. B. Ngâm mẫu động vật làm tiêu bản. C. Chất sát trùng trong kĩ nghệ da giày. D. Làm nhiên liệu. Câu 9: Để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt: phenol, axit acrylic (CH2=CH-COOH), axit axetic bằng một thuốc thử, người ta dùng A. dd nước Br2. B. Quỳ tím. C. CaCO3. D. dd AgNO3/NH3, t0. Câu 10. Công thức chung của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở là A. CnH2nO2.                B. CnH2n+2O2.              C. CnH2n+1O2.  D. CnH2n-1O2. Câu 11. C4H8O2 có số đồng phân axit là A. 1.                            B. 2.                    C. 3.                            D. 4. Câu 12: Có bao nhiêu đồng phân anđehit ứng với C5H10O ? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 13: Dãy chất có thể dùng để điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) anđehit axetic là A. C2H5OH, C2H2, CH3COOC2H5. B. HCOOC2H3, C2H2, CH3COOH. C. C2H5OH, C2H4, C2H2. D. CH3COOH, C2H2, C2H4. Câu 14: Nhiệt độ sôi của mỗi chất C2H5OH; HCOOH; CH3COOH lần lượt là A. 118,2oC; 78,3oC; 100,5oC B. 118,2oC; 100,5oC; 78,3oC C. 100,5oC; 78,3oC; 118,2oC D. 78,3oC; 100,5oC; 118,2oC Câu 15: Hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử C3H6O2. Cả X và Y đều tác dụng với Na ; X tác dụng được với NaHCO3 còn Y có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của X và Y lần lượt là A. C2H5COOH và HCOOC2H5. B. HCOOC2H5 và HOCH2OCH3. C. HCOOC2H5 và HOCH2CH2CHO. D. C2H5COOH và CH3CH(OH)CHO. Câu 16: Cho dãy các chất : HCHO, CH3COOH, HCOONa, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là A. 3. B. 6. C. 4. D. 5. Câu 17: Cho các chất sau : phenol, etanol, axit axetic, natri phenolat, natri hiđroxit. Số cặp chất tác dụng được với nhau là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 18: Chỉ dùng thuốc thử nào dưới đây có thể phân biệt được 4 lọ không nhãn chứa các chất riêng biệt: etylen glicol ; axit fomic ; fomon ; ancol etylic ? A. dd AgNO3/NH3 B. CuO. C. Cu(OH)2/OH-. D. NaOH. Câu 19: Chỉ dùng quỳ tím và nước brom có thể phân biệt được những chất nào sau đây ? A. axit fomic ; axit axetic ; axit acrylic ; axit propionic. B. Axit axetic; axit acrylic; anilin; toluen; axit fomic. C. Ancol etylic; ancol metylic; axit axetic; axit propionic. D. Ancol etylic; ancol metylic ; phenol ; anilin. Câu 20: Oxi hóa 1,76 gam một anđehit đơn chức thu được 2,4 gam một axit tương ứng. Anđehit đó là A. anđehit acrylic. B. anđehit axetic. C. anđehit propionic. D. anđehit fomic. Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 1,46 gam hỗn hợp 2 anđehit no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp thu được 1,568 lít CO2 (đktc). CTPT của 2 anđehit là A. CH3CHO và C2H5CHO. B. HCHO và CH3CHO. C. C2H5CHO và C3H7CHO. D. HCHO và C2H5CHO Câu 22: Cho 10,4 gam hỗn hợp gồm metanal và etanal tác dụng với một lượng vừa dư AgNO3/NH3 thu được 108 gam Ag. Khối lượng metanal trong hỗn hợp là A. 4,4 gam. B. 3 gam. C. 6 gam. D. 8,8 gam. Câu 23: X là hỗn hợp 2 ancol đơn chức đồng đẳng liên tiếp. Cho 0,3 mol X tác dụng hoàn toàn với CuO đun nóng được hỗn hợp Y gồm 2 anđehit. Cho Y tác dụng với lượng dung dịch AgNO3/NH3 được 86,4 gam Ag. X gồm A. CH3OH và C2H5OH. B. C3H7OH và C4H9OH. C. C2H5OH và C3H7OH. D. C3H5OH và C4H7OH. Câu 24: Cho 2,9g một anđehit tác dụng với dd AgNO3/NH3 dư thu được 21,6g Ag. CTPT của anđehit là: A. HCHO B. CH3CHO C. (CHO)2 D. CH2(CHO)2 Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn anđehit X, thu được thể tích khí CO2 bằng thể tích hơi nước (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho 0,01 mol X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 0,04 mol Ag. X là A. anđehit fomic. B. anđehit axetic. C. anđehit không no, mạch hở, hai chức. D. anđehit no, mạch hở, hai chức. Câu 26: Cho 5,3 g một hỗn hợp gồm 2 axit cacboxylic no đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với Na vừa đủ thu được 1,12 lit khí H2 (đktc). CTCT thu gọn của 2 axit là: A. HCOOH và CH3COOH B. CH3COOH và C2H5COOH C. C2H5COOH và C3H7COOH D.C2H3COOH và C3H5COOH Câu 27: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là: A. 10,8 gam B. 21,6 gam C. 43,2 gam D. 64,8 gam Câu 28: Có bao nhiêu ancol C5H12O khi tác dụng với CuO đun nóng cho ra anđehit ? A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. II. TỰ LUẬN: (3 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Hỗn hợp X gồm axit propionic và anđehit axetic. Cho m (g) X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong amoniac (t0) thấy có 21,6g Ag kết tủa. Mặt khác, để trung hòa m (g) X cần 500ml dung dịch NaOH 0,1M. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X. Câu 2: (1,0 điểm) Fomanđehit là chất khí ở điều kiện thường, vì vậy việc bảo quản và vận chuyển fomanđehit rất bất lợi. Hãy cho biết cách bảo quản và vận chuyển fomanđehit? Viết PTHH của các phản ứng minh họa cho các bảo quản và vận chuyển fomanđehit nêu ra. Làm cách nào để tái tạo lại fomanđehit khi cần sử dụng? ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm  Mỗi câu trả lời đúng : 0,25 điểm. Tổng 28 câu x 0,25 = 7 điểm II. Tự luận Câu Điểm Câu 1 (2,0đ): CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O 0,1 CH3COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3 0,2 (mol) C2H5COOH + NaOHC2H5COONa + H2O 0,05 0,05 (mol) Ráp số mol đúng vào 2 PT (Nếu ráp đúng 1 pt cũng được 0,25 nếu không tính được %m) %m CH3CHO = 54,32% %m C2H5COOH = 45,68% Nếu HS chưa tính % mà tính được khối lượng một chất trong hỗn hợp X Câu 2 (1,0đ): - Người ta chuyển fomanđehit thành polime dạng bột màu trắng gọi là paraform do nó rất dễ bị trùng hợp khi có vết nước. ( )n (paraform) - Khi sử dụng chỉ cần đun nóng paraform với nước có xúc tác axit là thu được fomanđehit. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_phat_trien_nang_luc_tu_hoc_cho_hoc_sinh_thong_qua_da.docx
  • docxThong tin nhung diem moi LA.TIENG ANH.docx
  • docThong tin tom tat ve nhung diem moi cua LA.doc
  • docTOM TAT LUAN AN TIENG ANH. HUONG-final.doc
  • docxTOM TAT LUAN AN. HUONG (1).docx