Luận án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trường Đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

1. Quá trình xây dựng, phát triển của các trường đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh chịu sự quy định của nhiều nhân tố, trong đó phát triển NNLCLC có vai trò đặc biệt quan trọng. Do đó cần có nhận thức khoa học về NNLCLC, phát triển NNLCLC ở các trường đại học. Từ những khái niệm công cụ, luận án đã xây dựng quan niệm NNLCLC tại các trường đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh là: một bộ phận NNLCLC của đất nước, đang và sẽ tham gia các hoạt động quản lý, giảng dạy, NCKH và các hoạt động khác tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố; góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các nhà trường, tham gia phát triển KT-XH của Thành phố. Phát triển NNLCLC ở các trường đại học là quá trình gia tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng và chuyển dịch về cơ cấu theo hướng tiến bộ của NNL này, nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển của các nhà trường và góp phần phát triển KT-XH của Tp. Hồ Chí Minh. Nội hàm quan niệm phát triển NNLCLC tại các trường đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh được phân tích, luận giải theo các vấn đề: mục đích, chủ thể, hình thức, biện pháp,phát triển NNLCLC,Những vấn đề đó là cơ sở để tác giả luận án tham chiếu, đánh giá thực trạng NNLCLC cũng như đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển NNLCLC phù hợp với GDĐH trên thế giới, đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo của đất nước, chức năng, nhiệm vụ của các trường đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. 2. Từ kết quả khảo sát, tác giả luận án thấy rằng, NNLCLC tại các trường đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, bên cạnh những ưu điểm, còn có một số hạn chế.Số lượng NNLCLC còn thiếu nhiều, chưa đáp ứng tốt theo yêu cầu của các nhà trường. chất lượng của NNL này có mặt còn hạn chế, thiếu sót, cơ cấu còn có mặt bất cập. Có nhiều nguyên nhân của thực trạng trên, trong đó nguyên nhân chủ yếu là tư duy, nhận thức về phát triển NNLCLC trong một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các trường đại học còn chậm đổi mới. Việc nghiên cứu bổ sung hoàn thiện chính sách phát triển NNLCLC tại các trường đại học chưa có tầm nhìn tổng thể, chưa cụ thể, chưa có đột phá lớn. Từ thực trạng trên, tác giả luận án xác định các mâu thuẫn cần giải quyết để phát triển NNLCLC ở các trường đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh: Mâu thuẫn giữa yêu cầu cần phải có NNLCLC để phát triển, nâng cao vị thế của các trường đại học với hiện trạng NNL còn nhiều hạn chế; những hạn chế của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng NNLCLC và chậm đổi mới cơ chế, chính sách phát triển nguồn NNLCLC tại các trường đại học trên địa Tp. Hồ Chí Minh.

doc190 trang | Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 96 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trường Đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t thông tin; các phương tiện kỹ thuật kiểm tra, các phương tiện kỹ thuật luyện tập và các phương tiện kỹ thuật bổ trợ. Bổ sung, củng cố hệ thống tài liệu, tư liệu, sách giáo khoa, các sách tham khảo. Coi trong việc hướng dẫn sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị trong học tập, rèn luyện. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ họ khắc phục những khuyết điểm, thiếu sót, những khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình phấn đấu rèn luyện. Trên cơ sở đó họ sẽ tự khẳng định mình, củng cố niềm tin và đề cao trách nhiệm để thực hiện tốt việc tự học tập, bồi dưỡng rèn luyện phẩm chất, năng lực. Định kì kiểm tra kiến thức và trình độ nghiệp vụ đối với từng người. Trong quá trình thực hành nghề nghiệp, mỗi người khó tránh khỏi những sai sót, khuyết điểm. Sự giúp đỡ kịp thời của tập thể, người quản lý sẽ giúp cho họ tránh được những sai sót và rút ngắn thời gian khắc phục, sửa chữa những hạn khuyết điểm. Theo đó phải tìm hiểu nắm chắc phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, trình độ chuyên môn, năng lực phong cách làm việc, các quan hệ xã hội, hoàn cảnh gia đình và tâm tư nguyện vọng của từng người. Nghiên cứu thực hiện một số chế độ chính sách tạo động lực để thúc đẩy mỗi người tự học tập, rèn luyện. Điều chỉnh mức lương, thưởng cho những người theo trình độ đào tạo. 4.2.3. Xây dựng và thực hiện tốt chính sách đãi ngộ về vật chất và tinh thần, cải thiện điều kiện làm việc của nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Giải pháp này nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa bất cập về cơ chế, chính sách phát triển với yêu cầu cao trong thu hút, trong dụng, “giữ chân” nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đảng ta chỉ rõ, chính sách xã hội là “động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng CNXH”. Coi nhẹ chính sách xã hội tức là coi nhẹ yếu tố con người trong sự nghiệp xây dựng CNXH. Ở nước ta hiện nay chính sách xã hội được hiểu là hệ thống công cụ tác động vào con người, vào các tổ chức và đoàn thể xã hội nhằm điều hoà các mâu thuẫn, lợi ích của các nhóm xã hội, góp phần cân đối thu nhập, giải quyết việc làm, phân phối lại lợi ích, tạo ra sự công bằng hợp lý giữa cống hiến và hưởng thụ, khuyến khích người có tài năng, nhiệt tình, giúp đỡ những người có số phận rủi ro không may trong cuộc sống, góp phần thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội, phát triển toàn diện con người, bảo đảm sự phát triển bền vững. Trong điều kiện hiện nay việc xây dựng, bổ sung, hoàn thiện chính sách đối với NNLCLC cần được coi là giải pháp đột phá để phát triển NNLCLC tại các trường đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. 4.2.3.1. Xây dựng chính sách tác động đến quá trình phân phối và phân phối lại thu nhập của nguồn nhân lực chất lượng cao tại các trường đại học Nhóm chính sách này bao gồm tập hợp những chính sách về tiền lương, ưu đãi, nơi cư trú và nhà ở, ưu đãi xã hội, sắp xếp, sử dụng phân bố, hỗ trợ, hưởng lợi từ các giá trị sản phẩm mà họ tạo ra,... nhằm tạo ra động lực cho NNLCLC làm việc, cống hiến. Chính sách trả lương hợp lý tương xứng với lao động của NLCLC có vai trò quan trọng trong việc thực hiện sự ưu đãi xứng đáng đối với lao động của họ. Không thể xem nhẹ chính sách tiền lương cũng như các khoản thu nhập khác của NNLCLC. Phải coi chính sách tiền lương như là chính sách đầu tư đặc biệt. Nếu chính sách trả lương không thỏa đáng cho lao động của NNLCLC sẽ không tạo ra động lực thúc đẩy họ làm việc, cống hiến hết mình mà còn gây ra hiện tượng “chảy máu chất xám”, nghĩa là làm mất tài sản vô giá của nhà trường, của quốc gia, dân tộc. Chính sách khuyến khích hỗ trợ, ưu đãi và tạo điều kiện cho những người có tài năng, có tâm huyết để họ có thể phát huy tối đa năng lực sáng tạo và khả năng cống hiến của mình cho các trường đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Chính sách ưu đãi là sự thể hiện sự đánh giá đúng năng lực của họ, giá trị sản phẩm do họ tạo ra, do đó mà tạo động lực thúc đẩy họ ra sức học tập rèn luyện, cống hiến. Theo đó cần nghiên cứu bổ sung hoàn thiện chính sách phụ cấp cho đội ngũ giảng viên, những người có học hàm, học vị, những chuyên gia đầu ngành, những người biên tập sách và tạp chí khoa học, thông tin khoa học. Các chính sách đãi ngộ, lương thưởng cần tham chiếu tương đương với mặt bằng chung của các nước trong khu vực nhằm thu hút các chuyên gia, giảng viên người nước ngoài đến làm việc tại trường. Nghiên cứu bổ sung, phát triển chính sách nhà ở cho NNLCLC ở các trường đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh theo nguyên tắc hai bên cùng có trách nhiệm đóng góp để mỗi người đều có nhà ở để ổn định cuộc sống. Các trường đại học có thể hỗ trợ, tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên, nhân viên thuê nhà với giá ưu đãi. Thực hiện chính sách ưu tiên trong đảm đảm nhà ở cho những người có tài năng, có nhiều cống hiến về GDĐT, NCKH, có học hàm, học vị. Thực hiện trả thù lao lao động theo số lượng và chất lượng công việc, theo nguyên tắc làm nhiều, hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng, khắc phục tư duy “cào bằng” trong trả thù lao lao động. Bảo đảm tính công khai, minh bạch, dân chủ trong trả thù lao lao động. Công khai, dân chủ trong phân công lao động, bố trí, sử dụng lao động. 4.2.3.2.Xây dựng chính sách tác động đến đời sống tinh thần của nguồn nhân lực chất lượng cao Cũng như nhân lực trong các lĩnh vực khác, NNLCLC tại trường đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh không chỉ cần được bảo đảm những điều kiện về đời sống vật chất việc làm... mà còn bảo đảm về đời sống văn hóa tinh thần. Nhóm chính sách này bao gồm chính sách về GDĐT, các chính sách nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi để NNCLC tự do trao đổi và tiếp nhận, hưởng thụ thông tin, những nhu cầu về sinh hoạt, nghỉ ngơi, giải trí. Đặc biệt, phải thực hiện cơ chế dân chủ phát huy trí tuệ đóng góp sức mình vào thực hiện sứ mệnh của các trường đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Đổi mới chính sách khen thưởng đối với NNLCLC theo tư duy mới: tôn trọng và coi trọng nhân tài, coi trọng người có tâm huyết. có nhiều cống hiến, các chuyên gia đầu ngành, dành cho họ những đối xử mang tính cầu thị và trọng thị cao; khắc phục tâm coi trọng quan chức, xem trọng những người có chức, có quyền. Nghiên cứu nhiều hình thức đánh giá, ghi công, ghi ơn, tôn vinh những người đã có nhiều đóng góp cho nhà trường như tuyên truyền trên đài, báo về tấm gương lao động, sáng tạo, có nhiều hình thức đánh giá, khen thưởng xứng đáng với lao động, cống hiến của họ. Dấy lên một phong trào học tập, noi theo các chuyên gia đầu ngành. Tạo ra trong xã hội và nhà trường những dư luận tích cực về nghề giáo dục như: Trọng chữ, trọng trí thức, trọng thầy, trọng sách; khôi phục và phát triển các giá trị văn hóa “tôn sư trọng đạo” của con người Việt Nam. Đổi mới và bổ sung các chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài. Làm tốt khâu tuyển chọn, phát hiện năng khiếu, tài năng và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển các tài năng đưa vào nguồn phát triển lâu dài. Có chính sách thu hút cán bộ, giảng viên, sinh viên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng loại xuất sắc vào làm việc tại các trường đại học. Hình thành một hệ thống cộng tác viên về thị trường lao động để bổ sung cho NNLCLC cho các trường đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Thực hiện tốt các chế độ chăm sóc sức khỏe cho NNLCLC, nhất là đối với các nhà khoa học, các giảng viên lão thành, các chuyên gia đầu ngành, các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ khoa học. Khắc phục tâm lý trọng cấp, chức của một số cơ quan chức năng trong chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng thuộc NNLCLC. 4.2.3.3. Cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo hoạt động của nguồn nhân lực chất lượng có có chất lượng, hiệu quả Đổi mới mạnh mẽ tư duy trong đảm bảo điều kiện làm việc của NNLCLC theo hướng nâng cấp điều kiện làm việc, nghỉ ngơi, sinh hoạt cộng đồng tại công sở. Tu sửa, nâng cấp hoặc xây mới chỗ làm việc theo thiết kế hiện đại với trang bị đủ các phương tiện làm việc phù hợp với đặc điểm lao động, tạo tâm lý tích cực và thuận lợi để NNLCLC tập trung cao vào thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình. Có chính sách ưu tiên trong bố trí chỗ làm việc, nghỉ ngơi, sinh hoạt đối với các nhà khoa học đầu ngành, các chuyên gia có học hàm, học vị, các nhà giáo. Xây dựng các phòng sinh hoạt cộng đồng, phòng đọc báo, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, vệ sinh chung với các trang thiết bị mới, hiện đại, đủ tiện nghi, đẹp mắt, có tính hấp dẫn. Kết hợp xây dựng nơi làm việc với xây dựng môi trường cảnh quan của các trường đại học theo hướng xanh, sạch, đẹp, đảm bảo vệ sinh, gần gũi thiên nhiên để làm giảm bớt những căng thẳng về lao động trí óc hay những strest do hoạt động lao động trí óc tạo ra. Nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu bằng cách đầu tư vào các phòng thí nghiệm, trang thiết bị nghiên cứu và ngân sách tài trợ để kêu gọi các nhà khoa học hợp tác với trường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, chuyển giao công nghệ. Để thực hiện tốt những nội dung đổi mới, bổ sung, phát triển chính sách, chế độ, điều kiện hoạt động của NNLCLC, trong khi đề nghị các cấp có thẩm quyền đổi mới chính sách, chế độ, các trường đại học cần thực hiện tốt, có hiệu quả các chính sách, chế độ, các điều kiện đảm bảo đã có, phát huy vai trò năng động chủ quan trong việc khắc phục khó khăn, thiếu thốn để hoàn thành các nhiệm vụ. Giáo dục cho mọi người nhận thức đúng trách nhiệm và tinh thần say mê lao động, động cơ phục vụ nhiệm vụ chính trị; đấu tranh chống mọi biểu hiện thụ động, chờ đợi, ỷ lại. Nghiên cứu rà soát lại hệ thống chính sách, chế độ, điều kiện đảm bảo đã có; mạnh dạn cắt bỏ những chính sách, chế độ, điều kiện đã tỏ ra lỗi thời, thiếu hiệu quả; bổ sung, phát triển, hoàn thiện những chính sách, chế độ tuy vẫn còn tác dụng nhưng chưa đồng bộ; đồng thời nghiên cứu, bổ sung thêm các chính sách, chế độ mới phù hợp để thúc đẩy phát triển NNLCLC. Mở rộng việc huy động sự hỗ trợ kinh phí từ các nguồn khác nhau trong và ngoài Tp. Hồ Chí Minh. Các trường đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh cần đẩy mạnh việc liên kết với các đơn vị, cơ quan trong và ngoài Thành phố theo hình thức cùng đóng góp kinh phí với tỷ lệ thích hợp. Động viên và kêu gọi sự hỗ trợ của các doanh nghiệp về kinh phí, về phương tiện hoạt động, về điều kiện làm việc của NNLCLC. 4.2.4. Mở rộng và thực hiện có hiệu quả hợp tác quốc tế phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Ngày nay, hầu hết các nền giáo dục tiên tiến của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đều có khả năng phát triển NNLCLC để thực hiện sứ mệnh của mình. Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức giáo dục quốc tế; nhiều mô hình hợp tác giáo dục với các nước phát triển được mở rộng, đặc biệt dưới hình thức các chương trình liên kết đào tạo, xây dựng các trường đại học chất lượng cao tại Việt Nam, tiếp thu các chương trình tiên tiến... Có thể nói, trong những năm qua, hội nhập về GDĐH đóng vai trò quan trọng góp phần phát triển NNLCLC cho đất nước, nhất là NNLCLC. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận thực tế, so với các nước trong khu vực, mức độ công nhận của quốc tế về chất lượng NNLCLC, chất lượng đào tạo, bằng cấp, các sản phẩm khoa học, công nghệ còn khiêm tốn. Vì vậy mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế là giải pháp chủ yếu phát triển NNLCLC ở các trường đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh 4.2.4.1. Xác định đúng yêu cầu và nội dung hợp tác quốc tế trong phát triển nguồn nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Yêu cầu hợp tác quốc tế trong phát triển NNLCLC đối với các trường đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh là phải nghiên cứu thấu đáo các tiêu chí, tiêu chuẩn khu vực và quốc tế; áp dụng một cách có chọn lọc, phù hợp với điều kiện của Việt Nam các tiêu chí, tiêu chuẩn, chuẩn mực khu vực và quốc tế; từng bước hài hòa hóa các tiêu chí, tiêu chuẩn, chuẩn mực Việt Nam với các tiêu chí, tiêu chuẩn và chuẩn mực quốc tế về NNLCLC trong GDĐH; xác định đúng nội dung và hình thức, biện pháp hợp tác quốc tế trong phát triển NNLCLC. Thực tiễn các nước cho thấy, quá trình hội nhập chỉ thành công khi giữ gìn được bản sắc và bản lĩnh của quốc gia dân tộc. Trong thế giới rộng mở của kỷ nguyên số, giữ bản sắc dân tộc phải song song cùng quá trình tìm hiểu về văn hóa và xã hội của các nước. Không có một dân tộc nào cao hơn một dân tộc nào. Về cơ bản, văn hóa các quốc gia, dân tộc đều thấm đẫm những giá trị truyền thống nhân văn, nhân bản của quốc gia, dân tộc đó mà chúng ta cần phải học cách thấu hiểu, tôn trọng và sẻ chia. Theo đó, trong việc gửi đi đào tạo, bồi dưỡng ở các trường đại học nước ngoài phải chuẩn bị nhân sự một cách nghiêm túc, hiệu quả nhằm đảm bảo cho quá trình hội nhập sẽ mang đến kết quả tích cực nhất cho sự phát triển NNCLC của các trường đại học. Cần trang bị giáo dục cho cán bộ, giảng viên, sinh viên các giá trị chuẩn mực về tính cách, phẩm chất cần có của con người Việt Nam. Đó là lòng tự hào dân tộc, trách nhiệm và đam mê; tri thức chuyên môn, ngoại ngữ và cả tri thức, hiểu biết luật pháp, xã hội, văn hóa trong và ngoài nước; các kỹ năng công nghệ, kỹ năng nghề và cả kỹ năng mềm, kỹ năng xã hội, ứng xử văn hóa, văn minh; tác phong làm việc hiện đại, kỷ cương, chuyên nghiệp; nâng cao thể chất, sức khỏe. Trang bị kiến thức - kỹ năng - thái độ phù hợp với thực tiễn của Cách mạng công nghiệp 4.0, nâng cao khả năng thích ứng trước những thay đổi và phát triển nhanh chóng của thế giới ngày nay. Các trường đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh cần xác định đúng nội dung hợp tác quốc tế về đào tạo NNLCLC. Sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra tri thức mới, việc làm mới gắn với quá trình số hóa, tự động hóa và liên kết sâu rộng. Vì vậy,các trường đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh cần có cách tiếp cận mới về phát triển NNLCLC một cách dài hạn, đa chiều, đa ngành, nhằm thu hút được các đối tác tham gia. Trong liên kết hợp các quốc tế về đào tạo NNLCLC cần xác định các lĩnh vực ưu tiên mà trong nước chưa có khả năng đào tạo như: như vật liệu mới, công nghệ vũ trụ, khoa học sự sống, công nghệ tiết kiệm năng lượng, vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, công nghệ sinh học và y học, Môi trường và biến đổi khí hậu, công nghệ thông tin và truyền thông, vật lý ứng dụng, công nghệ bảo tồn và phục hồi di sản thiên nhiên và văn hóa. Nội dung hợp tác quốc tế trong NCKH của các trường đại học tại Tp. Hồ Chí Minh hướng tới mục tiêu nuôi dưỡng niềm đam mê, khát vọng của các nhà khoa học trẻ, cán bộ khoa học trẻ thông qua việc tăng cường, cập nhật kiến thức về KH&CN, khuyến khích trao đổi các ý tưởng và quan điểm hợp tác trong môi trường đa phương, qua đó, các cán bộ, nhà khoa học, giảng viên, sinh viên có cơ hội tiếp thu, nâng cao kiến thức về KH&CN, đổi mới sáng tạo, học hỏi kinh nghiệm về quản lý KH&CN từ các đối tác. Nội dung tập trung vào các vấn đề: Xây dựng và tổ chức thực hiện hợp tác nghiên cứu về các vấn đề quan trọng, cấp thiết; các nhiệm vụ phục vụ các chương trình KH&CN và trọng điểm quốc gia; tham gia các chương trình, dự án nghiên cứu quốc tế, các dự án đầu tư KH&CN trên thế giới và trong khu vực, tập trung vào các nội dung KH&CN Việt Nam quan tâm, có nhu cầu cấp thiết. Nghiên cứu phát triển các tổ chức, tập thể nghiên cứu mạnh, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, gắn với hợp tác nghiên cứu quốc tế, định hướng giải quyết các vấn đề về KH&CN, kinh tế - kỹ thuật phục vụ phát triển KT-XH của Việt Nam hoặc của quốc tế gắn với Việt Nam. Đào tạo cán bộ ngắn hạn, dài hạn, sau đại học; trao đổi, chia sẻ thông tin về các công nghệ mới; góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia về KH&CN, hiện đại hóa các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Với nguyên tắc tích cực, chủ động và bảo đảm độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia, bình đẳng và cùng có lợi; đa dạng hóa, đa phương hóa hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực KH&CN; phát triển KH&CN theo chuẩn mực quốc tế và gắn với nhu cầu phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước tiên tiến, tranh thủ tối đa cơ hội để nâng cao năng lực NCKH và phát triển công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao; liên kết, hợp tác với các trường đại học , viện nghiên cứu, tổ chức quốc tế có uy tín. 4.2.4.2. Đa dạng hóa các hình thức hợp tác quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Giai đoạn 2021 đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045, nước ta tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực; về kinh tế là hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu qua các lộ trình Cộng đồng kinh tế ASEAN, Hiệp định tự do hóa thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP, Hiệp định tự do hóa thương mại. Việc hội nhập quốc tế sẽ tranh thủ các đối tác quốc tế về tri thức, kinh nghiệm, thông tin khoa học, bí quyết công nghệ, đào tạo nhân lực và hỗ trợ cơ sở vật chất kỹ thuật. Để mở rộng, liên kết hợp tác trong GDĐH và NCKH có hiệu quả, các trường đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh cần xây dựng nhà trường theo mô hình, chất lượng đạt chuẩn khu vực và thế giới; tăng cường đầu tư hiện đại hóa sở vật chất kỹ thuật phục vụ GDĐT và NCKH. xây dựng viện NCKH, các phòng thí nghiệm Nghiên cứu xây dựng các cơ chế cho phép các nhà khoa học, các nhà giáo và sinh viên có thể thử nghiệm các mô hình nghiên cứu, học tập mới. Tiếp tục đổi mới chương trình đào tạo tiếp cận trình độ các trường đại học hàng đầu trong khu vực châu Á; liên kết, hợp tác trong đào tạo NNLCLC trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến, liên ngành. Xây dựng các chương trình sinh hoạt học thuật, trao đổi giảng viên, giao lưu văn hóa. Chủ đề thảo luận cần đa dạng, ngoài những hội nghị chuyên ngành hẹp, có những hội thảo về quản trị đại học, về giáo dục quốc tế và so sánh mà các trường đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh có thể chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của các trường đại học nước ngoài trong việc giải quyết những vấn đề phát triển NNLCLC. Những chương trình trao đổi học thuật mang lại cơ hội cho cán bộ quản lý, giảng viên các trường đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh cập nhật tri thức mới. Đẩy mạnh, nâng tầm hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, tranh thủ nguồn lực, tư vấn quốc tế, thông qua liên kết, hợp tác với các trường đại học tiên tiến của các nước ASEAN, khu vực Châu Á- Thái Bình dương và trên thế giới, các doanh nghiệp quốc tế, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Liên kết, hợp tác với các trường đại học nước ngoài, các viện nghiên cứu, với các doanh nghiệp lớn trong đào tạo đại học và NCKH là biện pháp phát triển NNLCLC của các trường đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Kết luận chương 4 Quan điểm và các giải pháp phát triển NNLCLC ở các trường đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2030 được luận chứng dựa trên quan điểm chủ trương của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước về nâng cao chất lượng NNL, phát triển NNLCLC trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, đẩy mạnh tự chủ đại học gắn với đặc điểm và thực trạng NNLCLC của mỗi trường. Quan điểm, giải pháp giải quyết toàn diện các mâu thuẫn nhằm phát triển NNLCLC ở các trường đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Các giải pháp có mối quan hệ hữu cơ với nhau, bảo đảm tính chỉnh thể toàn diện phát triển NNLCLC ở các trường đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2030. Quy hoạch phát triển NNLCLC là cơ sở để ở các trường đại học xây dựng, thực hiện kế hoạch tạo nguồn, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và thực hiện các chính sách đối với NNLCLC. Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng là để đáp ứng yêu cầu về nâng cao chất lượng, cải thiện cơ cấu NNLCLC của ở các trường đại học. Xây dựng và thực hiện tốt chính sách đãi ngộ về vật chất tinh thần là để thu hút, tạo động lực để NNLCLC ở các trường đại học học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ, gắn bó với nhà trường. Mở rộng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo, NCKH là để bổ sung, nâng cao chất lượng NLCLC của các trường đại học Vì vậy các giải pháp cần được thực hiện đồng bộ, không xem nhẹ giải pháp nào. Trong tình hình hiện nay luận án cho rằng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, xây dựng và thực hiện các chính sách đối với NNLCLC là các giải pháp đột phá. Quá trình thực hiện đòi hỏi các cấp lãnh đạo, quản lý cần vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng trường đảm bảo cho sự phát triển NNLCLC đúng định hướng chính trị, đáp ứng sứ mệnh của các trường đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới của đất nước và thời đại. KẾT LUẬN 1. Quá trình xây dựng, phát triển của các trường đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh chịu sự quy định của nhiều nhân tố, trong đó phát triển NNLCLC có vai trò đặc biệt quan trọng. Do đó cần có nhận thức khoa học về NNLCLC, phát triển NNLCLC ở các trường đại học. Từ những khái niệm công cụ, luận án đã xây dựng quan niệm NNLCLC tại các trường đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh là: một bộ phận NNLCLC của đất nước, đang và sẽ tham gia các hoạt động quản lý, giảng dạy, NCKH và các hoạt động khác tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố; góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các nhà trường, tham gia phát triển KT-XH của Thành phố. Phát triển NNLCLC ở các trường đại học là quá trình gia tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng và chuyển dịch về cơ cấu theo hướng tiến bộ của NNL này, nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển của các nhà trường và góp phần phát triển KT-XH của Tp. Hồ Chí Minh. Nội hàm quan niệm phát triển NNLCLC tại các trường đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh được phân tích, luận giải theo các vấn đề: mục đích, chủ thể, hình thức, biện pháp,phát triển NNLCLC,Những vấn đề đó là cơ sở để tác giả luận án tham chiếu, đánh giá thực trạng NNLCLC cũng như đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển NNLCLC phù hợp với GDĐH trên thế giới, đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo của đất nước, chức năng, nhiệm vụ của các trường đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. 2. Từ kết quả khảo sát, tác giả luận án thấy rằng, NNLCLC tại các trường đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, bên cạnh những ưu điểm, còn có một số hạn chế.Số lượng NNLCLC còn thiếu nhiều, chưa đáp ứng tốt theo yêu cầu của các nhà trường. chất lượng của NNL này có mặt còn hạn chế, thiếu sót, cơ cấu còn có mặt bất cập. Có nhiều nguyên nhân của thực trạng trên, trong đó nguyên nhân chủ yếu là tư duy, nhận thức về phát triển NNLCLC trong một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các trường đại học còn chậm đổi mới. Việc nghiên cứu bổ sung hoàn thiện chính sách phát triển NNLCLC tại các trường đại học chưa có tầm nhìn tổng thể, chưa cụ thể, chưa có đột phá lớn. Từ thực trạng trên, tác giả luận án xác định các mâu thuẫn cần giải quyết để phát triển NNLCLC ở các trường đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh: Mâu thuẫn giữa yêu cầu cần phải có NNLCLC để phát triển, nâng cao vị thế của các trường đại học với hiện trạng NNL còn nhiều hạn chế; những hạn chế của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng NNLCLC và chậm đổi mới cơ chế, chính sách phát triển nguồn NNLCLC tại các trường đại học trên địa Tp. Hồ Chí Minh. 3. Nhằm phát triển nguồn NNLCLC tại các trường đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, luận án xác định ba quan điểm: Phát triển nguồn NNLCLC tại các trường đại học phải quán triệt, vận dụng sáng tạo quan điểm của Đảng, chính sách, luật pháp Nhà nước về phát triển nguồn NNLCLC trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; bảo đảm tính toàn diện, đồng bộ phát triển nguồn NNLCLC; quán triệt và vận dụng sáng tạo quan điểm phát huy sức mạnh tổng hợp phát triển nguồn NNLCLC ở các trường đại học. Để thực hiện quan điểm, luận án đề xuất bốn giải pháp: Xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch phát triển NNLCLC. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng NNLCLC; Bổ sung hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách đối với NNLCLC; Mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế phát triển NNLCLC ở các trường đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Các giải pháp có mối quan hệ biện chứng, bao quát toàn diện nội dung, hình thức, biện pháp phát triển NNLCLC. Vì vậy chúng phải được thực hiện một cách đồng bộ, không coi nhẹ giải pháp nào. Tính tự chủ, sáng tạo là yếu tố quan trọng để các trường đại học phát triển nguồn NNLCLC trong quá trình xây dựng, phát triển của mình. Vì vậy, trên cơ sở các giải pháp đã xác định, trong từng thời gian, căn cứ vào tình hình cụ thể mà mỗi trường đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh xác định các vấn đề cần tập trung nỗ lực đột phá./. DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Nguyễn Đức Thọ (2014), “Phát triển liên kết ngân hàng - bảo hiểm trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam”, Tạp chí Đại học Công nghiệp, Số 2 (14), 2014, tr. 93 - 100. 2. Nguyễn Đức Thọ (2021), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 35 tháng 12/2021, tr.72 – 75. 3. Nguyễn Đức Thọ (2022), “Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở một số trường đại học trên thế giới và bài học rút ra cho các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (số 604, tháng 1/2022), tr.68 – 70. 4. Nguyễn Đức Thọ (2022), “Xây dựng và hoàn thiện chính sách đối với nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 04 tháng 2/2022, tr. 77 – 79. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Lê Vân Anh (2007), “Những yếu tố cấu thành chất lượng giáo dục”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 22, tháng 7, tr.34-37. Ph.Ăng-ghen, “Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản”, C.Mác và Ph.Ăng-ghen toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995, tr.474-475. Hoàng Chí Bảo (1993), “Ảnh hưởng của văn hoá đối với việc phát huy nguồn lực con người”, Tạp chí Triết học, số 1, tr.14-17. Trần Thanh Bình (2003), Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Đào tạo theo nhu cầu xã hội, Báo cáo hội thảo quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục 2005, Điều lệ Trường đại học 2014. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Báo cáo tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021, Hà Nội. Bộ Khoa học và Công nghệ (2011), Quyết định số 4009/QĐ-KHCN ngày 29/12/2011, Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2011-2020, Hà Nội. Phít Sa Máy Bunvilay (2014), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Thành phố Viêng Chăn, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Luận án Tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Nxb đại học Kinh tế quốc dân. Mai Quốc Chánh (Chủ biên, 1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Đức Chính (Chủ biên, 2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Chính phủ (2007), Quyết định 121/2007/QĐ-TTg, ngày 27/7/2007, Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020, Hà Nội. Nguyễn Trọng Chuẩn (1995), “Nguồn nhân lực và phát triển”, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 4, Hà Nội, tr. 56-60. Phạm Tất Dong (2006), “Xã hội học tập và nguồn nhân lực ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 28/9/2008. Trần Thị Dung (2021), “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước điện tử, ngày 12/5/2021. Nguyễn Thị Kim Dung (2020), “Đánh giá xu hướng phát triển của các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thông qua phân tích tầm nhìn, sứ mạng của các nhà trường”, Tạp chí Khoa học đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, số 10, tr. 77-80. Nguyễn Hữu Dũng (Chủ biên, 2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Kỷ yếu 25 năm xây dựng và phát triển (26/4/1995 - 26/4/2020), Tp. Hồ Chí Minh. Đại học Kinh tế - Tài chính Tp. Hồ Chí Minh (2019), Báo cáo tổng kết năm học 2018 - 2019, Tp. Hồ Chí Minh. Đại học Kinh tế - Tài chính Tp. Hồ Chí Minh (2020), Thông tin Công khai thông tin về đội ngũ giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm, năm học 2020-2021, ngày 15/6/2020, Tp. Hồ Chí Minh. Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh (2019), Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, ngày 14/3/2019. Đại học Quốc gia Hà Nội (2017), Đề án thí điểm thu hút nhà khoa học có trình độ cao là người Việt Nam ở nước ngoài và các du học sinh tại Đại học quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh (2016), Kế hoạch Chiến lược giai đoạn 2016 - 2020, Tp. Hồ Chí Minh. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh (2020), Báo cáo ba công khai năm học 2019 - 2020, ngày 28/12/2019, Tp. Hồ Chí Minh. Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh (2020), Báo cáo tại đại hội thi đua yêu nước năm 2020, Tp. Hồ Chí Minh. Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh (2018), Đổi mới công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý ở các trường đại học, Kỷ yếu hội thảo quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh. Đại học Nguyễn Tất Thành (2019), Thông báo công khai thông tin về đội ngũ giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học, trường đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm, năm học 2018 - 2019, ngày 15/6/2020, Tp. Hồ Chí Minh. Đại học Tôn Đức Thắng (2020), “Cách làm của trường Tôn Đức Thắng để thu hút và giữ chân nhiều người tài”, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ngày 25/9/2020. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương (Khoá VIII) Về định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đến nǎm 2020 và những nhiệm vụ đến nǎm 2000, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần VII, Nxb CTQG-ST, Hà Nội, tr.56. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển KT-XH 2011-2020, Nxb CTQG, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG - ST, Hà Nội, tr.4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 1, Nxb CTQG, Hà Nội. Đảng bộ Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Báo cáo chính trị tại đại hội đại biểu đảng bộ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020-2025, ngày 25/8/2020, Tp. Hồ Chí Minh. Đỗ Công Định (2005), “Nguồn nhân lực Việt Nam: Thực trạng và kiến nghị”, Tạp chí Cộng sản, Số 10, tr.66-69. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. Lương Dụ Giai (2006), Quản lý nhân tài, Nxb Đại học Trung Sơn, Quảng Đông Trung Quốc. Nguyễn, Thị Thanh Hà (2014), Đội ngũ trí thức Giáo dục Đại học Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Trương Thu Hà (2005), “Cơ hội và thách thức đối với việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế”, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, Số 4 (11), tr. 47-56. Phạm Minh Hạc (Chủ biên, 1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Nxb CTQG, Hà Nội. Đỗ Phú Hải (2014), “Chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí khoa học xã hội Việt Nam, Số 1 (74), tr.21-27. Đoàn Thế Hanh (2012), “Quan điểm của Đảng về phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 10/9/2012. Tống Thị Hạnh (2018), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các trường đại học Việt Nam trong hội nhập quốc tế, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. Nguyễn Thị Hằng (2004), “Nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH đất nước”, Tạp chí Giáo dục, số 104, Hà Nội. Triệu Vĩnh Hiền (2013), Nhân tài - Nguồn tài nguyên số 1, Nxb CTQG. Phạm Hiệp (2022), “Bàn về tự chủ đại học ở Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục điện tử, ngày 18-2 -2022. Nguyễn Hiệu, Đỗ Hoàng Nam (2017), “Thu hút học sinh Đại học Quốc gia Hà Nội một cách tiếp cận chính sách về quản lý di động đối với nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao”, Kỷ yếu hội thảo khoa học đề tài KX01.01/16-20, Hà Nội, tr.84-89. Thẩm Vinh Hoa, Ngô Quốc Diệu (2008), Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài, kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước, Nxb CTQG, Hà Nội. Hoàng Ngọc Hòa (2004), “Đổi mới giáo dục - đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”, Tạp chí Cộng sản, số 23, tr. 35-38. Nguyễn Đình Hoà (2004), “Mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Tạp chí Triết học, Số 1 (152), tr.14-19. Nguyễn Đình Hùng (2006), Phát huy nhân tố con người đội ngũ cán bộ Bộ đội Biên phòng trong bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Trần Văn Hùng (2019), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các trường đại học”, Báo Giáo dục & Thời đại điện tử, ngày 25/08/2010. Đặng Hữu (2005), “Đào tạo nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá dựa trên tri thức ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, Số 726 (4), tr.29-33. Nguyễn Thị Giáng Hương (2013), Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Phan Văn Kha (2006), “Chất lượng đào tạo nhân lực trong cơ chế thị trường”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số (10), tr.34-36. Đoàn Văn Khái (1995), “Nguồn lực con người - yếu tố quyết định sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”, Tạp chí Triết học, Số 4, tr.20-23. Đoàn Văn Khái (1997), “Nguồn lực con người dưới tác động của việc giải quyết các mối quan hệ lợi ích”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, Số 5, tr.35-37. Đoàn Văn Khái (2000), “Bàn thêm về khái niệm nguồn lực con người”, Tạp chí Triết học, Số 3, tr.32-34. Đoàn Văn Khái (2005), Nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. Phạm Văn Khánh (2005), Một số nội dung chính trong phát triển nhân lực thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia. Nguyễn Đức Khang (2002), Phát huy nhân tố con người của bộ đội Pháo binh Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Hà Nội. Nguyễn Thế Kiệt (2008), “Xây dựng và phát triển con người, nâng cao chất lượng nguồn lực con người trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, Số 6, Trang thông tin điện tử Viện Triết học, ngày 09/01/2016. Bùi Thị Ngọc Lan (Chủ nhiệm, 2010), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức, Đề tài khoa học, Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Nguyễn Đại Lâm (2020), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội -Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Thi đua - Khen thưởng điện tử, ngày 12/8/2020. Nguyễn Thắng Lợi (2007), “Công tác đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Lịch sử Đảng, Số 12, tr.47-51. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2005), “Đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Giáo dục Việt Nam với việc gia nhập WTO, Hà Nội. V.I. Lênin (1920), “Nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên”, Lênin toàn tập, Tập 41, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.354-378. Vũ Thị Phương Mai (2007), “Thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Lao động - Xã hội, Số tháng 1, tr.33-37. Vũ Minh Mão, Hoàng Xuân Hoà (2004), “Dân số và chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế”, Tạp chí Cộng sản, Số 10, tr.65-69, 60. Nguyễn Đình Minh (2003), Phát huy vai trò nguồn lực trí thức khoa học xã hội và nhân văn trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội. Lê Thị Ngân (2005), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Ngân hàng Thế giới (2020), Tổng quan về Việt Nam, Hà Nội. Huỳnh Thế Nguyễn, Trương Thị Tuyết An (2015), Phát triển nhân lực khoa học công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam, Hội thảo đại học Kinh tế - Luật Tp. Hồ Chí Minh. Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội, Nxb Tư pháp, Hà Nội. Nguyễn Thị Tú Oanh (1999), Phát huy nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng (2012), Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, Nxb CTQG, Hà Nội. Nguyễn Thị Lan Phương (2005), Đổi mới kế hoạch hoá nguồn nhân lực trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Phạm Văn Quý (2005), Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Viện Kinh tế Việt Nam, Hà Nội. Quốc hội (2005), Luật Giáo dục, Số 38/2005/QH11, Nxb CTQG, Hà Nội. Quốc hội (2004), Nghị quyết số 37/2004/QH10 chuyên đề về GD&ĐT, Hà Nội. Quốc hội (2013), Luật Giáo dục đại học, Số 08/2012/QH13, ngày 18/6/2013, Hà Nội. Nguyễn Thanh (2005), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH đất nước, Nxb CTQG, Hà Nội. Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh (2021), Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI nhiệm kỳ 2021 - 2025, Tp. Hồ Chí Minh. Trịnh Ngọc Thạch (2010), Xây dựng bộ tiêu chí cán bộ khoa học đầu đàn, đầu ngành để quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của Đại học Quốc gia Hà Nội tiến tới đạt chuẩn quốc tế, Hà Nội. Nguyễn Minh Thắng (2006), Phát huy nguồn lực cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự trẻ trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Hà Nội. Nguyễn Thị Anh Thu (2000), Đổi mới chính sách sử dụng nhân lực khoa học và công nghệ trong cơ quan nghiên cứu - phát triển, Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ, Hà Nội. Nguyễn Thị Thuỷ (2000), Nhân tố con người và những biện pháp nhằm  phát huy nhân tố con người trong điều kiện mới ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Phan Chính Thức (2003), Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội. Vũ Bá Thể (2005), Phát huy nguồn lực con người để CNH, HĐH - kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. Thời báo Tài chính Việt Nam (2002), “Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam - Thực trạng và một số giải pháp tài chính”, số 91, tr. 43-46. Mạc Văn Tiến (2005), “Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá”, Cổng thông tin điện tử bộ lao động - thương binh và xã hội, ngày 07/07/2005. Hoàng Đình Tỉnh (2012), Nâng cao chất lượng nguồn lực sĩ quan trẻ trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị, Hà Nội. Tổng cục Thống kê (2020), Niên giám Thống kê năm 2019, Nxb Thống kê, Hà Nội. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (1995), Con người và nguồn lực con người trong sự phát triển, Hà Nội. Trung tâm Nghiên cứu và Đánh giá GDĐH, Trường đại học Nguyễn Tất Thành (2016), “Tài liệu chuyên khảo về kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng chính sách giảng viên”, Bản tin Nghiên cứu và Đánh giá GDĐH, Tp. Hồ Chí Minh. Phạm Anh Tuấn (2019), “Về công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao trong quân đội hiện nay”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân điện tử, ngày 10/6/2019. Ủy ban Sông Mê Công Việt Nam (2000), Quy trình phát triển nguồn nhân lực, Hà Nội. Ủy ban nhân dân Tp. Hồ Chí Minh, Viện Kinh tế (2020), Báo cáo tổng kết Chương trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Tp. Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020, Tp. Hồ Chí Minh. Đào Quang Vinh (2006), Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Viện Kinh tế Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh. Hồ Trọng Viện (2003), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cẩu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 1, tr. 67-70. Viện Chính sách và quản lý kinh tế (2017), Chính sách về quản lý di động đối với nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Kỷ yếu hội thảo khoa học đề tài KX01.01/16-20, Hà Nội. Viện Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh (2020), Báo cáo tổng kết Chương trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020, Tp. Hồ Chí Minh. Viện Phát triển giáo dục (2002), Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực, Nxb CTQG, Hà Nội. Viện Y tế công cộng Tp. Hồ Chí Minh (2017), Báo cáo chất lượng y tế công cộng trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2016, Tp. Hồ Chí Minh. Vũ Quang Việt (2005) So sánh chương trình giáo dục đại học Mỹ và Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về tổ chức, quản lý giáo dục đại học, Đại học Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh. Đức Vượng (2006), “Xây dựng chiến lược con người tạo nguồn nhân lực, nhân tài cho đất nước”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 3, tr. 49-52. Nghiêm Đình Vỳ (2008), Phát triển giáo dục - đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. Tiếng Anh Arquardt John, Human Resourse Development - Phát triển nguồn nhân lực , NY, USA, 2010. Amanda E. Green (2010), Managing Human Resources in a Decentralized Context, The World Bank, Washington DC. Anne Wil Harzing & Joris Van Ruysseveldt, International Human Resource Management, SAGE Publication Ltd, London, 2004. Bernardin H.John, Russell Joyce E.A, (1998), Human Resource Management: An Experriental Approach, Singapore. B. Davies và L. Ellison, School Development Planning - Kế hoạch phát triển nhà trường”, Thomas Telford, USA, 2003. David Kember và Lyn Gow (1992), Action research as a form of staff development in higher education, NY, USA, 2008. David G. Collings & Geofrey Wood, Human Resource Management, a critical approach, Routledge, USA, 2009. D.J Kelly (2001). Dual Perceptions of HRD: Issues Plicy: SMEs, Other Contituencies and the Con te sted Definition of Human Resourse Development. PaCific Economic Cooperaion Council Development Task Porce. Dereck Thorington, Laurahall, Stephen Taylor, Human Resource Development, 7th Edition, FT Prentice Hall, 2004. Dictionary of Human resources and Personnel management), 3rd Edition, Nxb A & C Black Publishers, 2006. Edward F.Denison(1985). Trendsin American Economic Growth. Elena Amăutu, Ioana Panc . 2015. Evaluation Criteria for Performance Appraisal of Facult Member , Procedia - Social and Behavioral Sciences, Number 203, pg. 386-392. Flia Storberg & Walker Claire Gubbins (2007), Social Networks as Con celtual and Empirical Tool to Understand an DoHRD. The Academy of human Resource Develoment Vol. 9 Number 3, August, Sage Publications, Georghia, USA . German Cubas, Ravikumar, B. & Gustavo, V. 2013, ‘Talent, Labor Quality, and Economic Development’, Federal Reserve Bank of St. Louis Research Division, Working Paper 2013-027D. Greg G.Wang, Judy Y.Sun (2009), Perspectives on Theory Clarifying the Boundaries of Human Resource Development. Human Development at work, (1992), UNDP Annual Report, New York.UNDP. Ian Beardwell, Len holden, Tim Claydon (2004), Human Resource Development, a contemporary approach, 4th Edition, FT Prentice Hall. John M. Ivancevich (2010), Human Resource Management, Nhà xuất bản Tổng hợp, thành phố Hồ Chí Minh. J.N.Bradley (2010), Totanl Quality Human Resource Management. StudyMode. com. Konđakôp M.I., Saxerđôtôp N.I (1992). Những vấn đề quản lý trường học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. L.F.Stanley (1966). Human resources for national . Marc Effron, Robert Gandossy, Marshall Goldsmith, Human resourses in the 21st century - Vai trò trung tâm của nguồn lực con người trong sự phát triển kinh tế - xã hội của thế kỷ XXI. Mc Graw - Hill; Human Development Report, (1996), New York. United Nations Development Programme. Matthew D. Hendricks. 2015. Towards an optimal teacher salary schedule: Designing base salar to attract and retain effective teachers , Economics of Education Review, Number 47, pg. 143-167 Marquardt M và EnglD, Global Human Resourse Development -phát triển nguồn nhân lực toàn cầu, Prentice Hall, Englewood Cliff, 1993. Okuhina Ya suhiro, Michitoshi Takahata, Shigenobu Kishimoto (1994), Chính trị và kinh tế Nhật bản. Paul Moris (2000), Asias four little dragons: a comparison of the role of Edducation in their development , (Bốn con rồng nhỏ Châu Á: Một sự so sánh về vai trò của giáo dục trong phát triển. Philip G Altbach (2009), The Giants Awake: Higher Education Systems in China and India, https://www.epw.in/journal/2009/23 PMI, PMBOK Guide 2004, 3rd edition, Project Management Institure Inc, USA, 2004. Robert, L.Mathis, John.H.Jackson, Human Resource Management, 9th edition, Richard L. Daft (2008), New Era of Management 2nd Edition, 2008 with note, Thomson, USA. Sami Mahroum (2007), Assessing human resources for science and technology: the 3D framework (Đánh giá nguồn nhân lực KH&CN: khuôn khổ không gian 3 chiều), Oxford University Press, Vol.34, No.7. Shamil Noaum (2001), People and Organizational Management in Construction, Thomas Telford, USA. Simona Mioara Marin. 2014. Assessing the quality of the psycho-pedagogical programmes training human resourcesin education, Procedia - Social and Behavioral Sciences, Number 137, pg. 132 – 137 S.Kristine Sydhagen, C.Peter (2007), Human Resource Development International, 2007. Theodore Schultz, Gary Becke (1961). Investment in Human Capitan. St century demands for Educational Leadership and Management in Higher Education, Ho Chi Minh city. Tiona VanDevvender (2012), Tootan Quality Human Resource Management, StudyMode. com. Ton Vroeijenstijn (2009), Sổ tay hướng dẫn đảm bảo chất lượng trong mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á, Đại học Quốc gia Hà Nội. UNDP, Human Development Reports - 2009. UNDP, Human Development Reports - 2010. Victor Minichiello “Staff Development for Higher Education Instituitions - Phát triển đội ngũ nhân viên cho các tổ chức GDĐH , 2008. World Bank (2002), World Development Indicators, Oxford, London. Werther William (1993), Human resourses and personel management. William J. Rothwell, The manager’s guide to maximizing employee potential (Tối đa hóa Năng lực nhân viên), Bản dịch của Vũ Cẩm Thanh, Nxb Lao động - Xã hội, HN, 2011. teacher.pdf Phụ lục 1 Số lượng trường Đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh TT Tên trường Nhóm ngành đào tạo 1 Đại học An ninh Nhân dân An Ninh 2 Đại học Bách Khoa Kỹ thuật 3 Đại học Công nghiệp Thực phẩm Đa ngành 4 Đại học Công nghiệp Đa ngành 5 Đại học Công nghệ Thông tin Công nghệ Thông tin 6 Đại học Cảnh sát Nhân dân An Ninh 7 Đại học Giao thông Vận tải Giao thông vận tải và Kỹ thuật 8 Đại học Giao thông Vận tải cơ sở 2 Giao thông vận tải và Kỹ thuật 9 Đại học Khoa học Tự nhiên Khoa học và Công nghệ 10 Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Ngoại ngữ, Văn hóa, Báo chí 11 Đại học Kinh tế - Luật Kinh tế và Luật 12 Đại học Kinh tế Kinh tế 13 Đại học Kiến trúc Xây dựng và Thiết kế 14 Đại học Lao động - Xã hội cơ sở 2 Kinh tế 15 Đại học Luật Luật và Quản lý 16 Đại học Mở Đa ngành 17 Đại học Mỹ thuật Mỹ thuật 18 Đại học Ngoại thương Kinh doanh liên quốc gia 19 Đại học Ngân hàng Quản lý và tài chính 20 Đại học Nông Lâm Nông - Lâm - Ngư nghiệp 21 Phân hiệu Đại học Nội Vụ Hà Nội Luật - Quản lý nhà nước - Quản trị văn phòng - Lưu trữ học - Chính sách công 22 Đại học Quốc tế Đa ngành 23 Đại học Sài Gòn Đa ngành 24 Đại học Sân khấu - Điện ảnh Nghệ thuật sân khấu 25 Đại học Sư phạm Kỹ thuật Kỹ thuật và Sư phạm 26 Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Sư phạm thể thao 27 Đại học Sư phạm Sư phạm 28 Đại học Thể dục Thể thao Thể thao 29 Đại học Thủy lợi cơ sở 2 Thủy lợi 30 Đại học Trần Đại Nghĩa Kỹ thuật quân sự 31 Đại học Tài chính - Marketing Kinh tế 32 Đại học Tài nguyên - Môi trường Đa ngành 33 Đại học Tôn Đức Thắng Đa ngành 34 Đại học Việt Đức Kỹ thuật 35 Đại học Văn hóa Văn hóa và du lịch 36 Đại học Y Dược Y và Dược 37 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Y và Dược 38 Khoa Y - Đại học Quốc gia Y và Dược Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phụ lục 2 Số lượng trường đại học tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh TT Tên trường đại học Nhóm ngành đào tạo 1 Đại học Công nghệ Đa ngành 2 Đại học Công nghệ Sài Gòn Đa ngành 3 Đại học Gia Định Đa ngành 4 Đại học Văn Lang Đa ngành 5 Đại học FPT Đa ngành 6 Đại học Hoa Sen Đa ngành 7 Đại học Hùng Vương Đa ngành 8 Đại học Kinh tế - Tài chính Kinh tế 9 Đại học Ngoại ngữ - Tin học Đa ngành 10 Đại học Nguyễn Tất Thành Đa ngành 11 Đại học Quốc tế Hồng Bàng Đa ngành 12 Đại học RMIT Việt Nam Đa ngành 13 Đại học Quốc tế Sài Gòn Đa ngành 14 Đại học Văn Hiến Đa ngành Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phụ lục 3 Số lượng giảng viên và sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 - 2018 2015 2016 2017 2018 Số giảng viên 16617 17241 17438 17148 Số sinh viên 455926 458987 466367 462407 Số SV/ 1 GV 27,4 26,6 27,0 26,9 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Bộ GD&ĐT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_phat_trien_nguon_nhan_luc_chat_luong_cao_o_cac_truon.doc
  • doc1 Bia Luan An - Duc Tho.doc
  • doc2 BÌA TT TIENG VIET - Duc Tho.doc
  • doc2 TT TIENG VIET - Duc Tho.doc
  • doc3 BÌA TT TIENG ANH - Duc Tho.doc
  • doc3 TT TIENG ANH - Duc Tho.doc
  • doc4 TTM TIENG ANH - Duc Tho.doc
  • doc4 TTM TIENG VIET - Duc Tho.doc
Luận văn liên quan