Luận án Phát triển nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

1. Nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, là yếu tố quyết định quan trọng nhất đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ ngoại ngữ cho đất nước đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Luận án đã tập trung tổng quan các công trình nước ngoài, trong nước liên quan đến đề tài luận án. Trên cơ sở đó phân tích làm rõ giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và chỉ ra những vấn đề mà luận án tiếp tục nghiên cứu. 2. Luận án tập trung phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt đã tập trung làm rõ quan niệm nội dung, tiêu chí đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; phân tích quan niệm phát triển nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ và kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ ở ba trường đại học công lập trong nước, qua đó rút ra các bài học cho các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh phát triển NNL giảng dạy ngoại ngữ của mình. 3. Trên cơ sở nội dung, tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh mà chương lý luận đã phân tích, luận án tập trung đánh giá ưu điểm, hạn chế về nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu; phân tích nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế và chỉ ra ba các mâu thuẫn cần tập trung giải quyết để phát triển NNL giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Các mâu thuẫn được phân tích thể hiện giữa yêu cầu cao về phát triển nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh với những hạn chế về công tác quy hoạch, kế hoạch; về cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, chưa có tính cạnh tranh cao của các trường và những bất cập, yếu kém trong công tác tự bồi dưỡng NNL ở các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Trên cơ sở lý luận ở chương 2 và thực trạng ở chương 3, chương 4 luận án đã đề xuất 3 quan điểm và 5 giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030. Các quan điểm mang tính chỉ đạo; các giải pháp là đồng bộ, mang tính tổng thể do đó khi vận dụng phải vận dụng tổng hợp các giải pháp.

doc190 trang | Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 118 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khích nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Các trường cần có chính sách linh hoạt đối với những đối tác, giảng viên đào tạo then chốt, như thuê khoán chuyên gia, hợp đồng tư vấn, triển khai các dự án dài hạn để đảm bảo chính sách đãi ngộ thỏa đáng. Bốn là, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng theo hướng thiết thực, hiện đại, hội nhập quốc tế. Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải được thiết kế theo hướng đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa, tạo điều kiện để người học mau chóng tiếp thu có chọn lọc tri thức mới về lĩnh vực giảng dạy ngoại ngữ. Chương trình, nội dung cần đảm bảo tính hệ thống, toàn diện, bảo đảm sự cân đối, hợp lý giữa kiến thức chuyên môn, lý luận, lý thuyết với những tri thức cập nhật, kỹ năng thực hành, chuyên môn và năng lực sư phạm. Xây dựng hệ thống giáo trình, giáo án, tài liệu tham khảo, kho học liệu chuẩn, có chất lượng cao, biên soạn theo quan điểm mới đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học. Việc biên soạn giáo trình phải được thực hiện một cách nghiêm túc, kỹ lưỡng, khoa học; mọi biểu hiện chủ quan, hời hợt, qua loa đại khái, cẩu thả đều phải kiên quyết khắc phục, loại trừ. Việc đảm bảo tác quyền của các tài liệu nước ngoài cũng cần được quan tâm, chú ý. Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng mở, hiện đại, tích cực hóa người học. Quá trình đào tạo, bồi dưỡng phải gắn giữa lý thuyết và thực hành, giữa kỹ năng với khả năng sử dụng phương tiện kỹ thuật. Đồng thời kết quả đạt được hướng đến sự phát triển năng lực giảng dạy, năng lực ngoại ngữ và chuyên môn của lực lượng giảng viên giảng dạy ngoại ngữ. Việc đào tạo, bồi dưỡng phải theo hướng mở, tương tác giữa người dạy và người học. Cần tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm giữa người dạy và người học, cũng như kết nối giữa các học viên với nhau. Dạy và học theo cách nêu vấn đề, đặt ra tình huống, dẫn dắt, gợi ý người học phân tích, đánh giá, suy nghĩ tìm tòi nguyên nhân, cách thức giải quyết, liên hệ nội dung bài giảng với thực tế. Các phương pháp thích hợp cần sử dụng ở đây có thể là: tăng cường thời gian thảo luận nhóm, dạy học theo cách nêu vấn đề, ra các bài tập xử lý tình huống và gợi ý các phương án xử lý, tăng cường thời gian nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn; mời các chuyên gia đầu ngành, chuyên gia về đào tạo ngôn ngữ ở các trường danh tiếng trong và ngoài nước đến trao đổi kinh nghiệm Có cam kết lẫn cơ chế bắt buộc giảng viên giảng dạy ngoại ngữ tham gia đào tạo, bồi dưỡng; kích thích sự chủ động, tự giác, tự học của họ. Để thực hiện được yêu cầu trên, cần cung cấp đủ giáo trình, tài liệu bổ trợ cho người học tự nghiên cứu, tìm hiểu, dành thời gian suy ngẫm, thảo luận các vấn đề nêu ra, tạo điều kiện cho người học không chỉ nghe mà còn trực tiếp trải nghiệm qua thực tiễn, qua bài tập và vận dụng vào các tình huống cụ thể. Thực hiện đa dạng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng NNL giảng dạy ngoại ngữ của các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Kết hợp giữa việc gửi giảng viên đi đào tạo tại các trường đại học trong nước với đào tạo ở nước ngoài; kết hợp đào tạo dài hạn với bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn; kế hợp tự đào tạo bồi dưỡng của nhà trường với gửi ra bên ngoài đào tạo; kết hợp đào tạo nâng ngạch và chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, đào tạo trình độ tiến sĩ; thông qua các chương trình dự án hợp tác giữa Việt Nam và nước ngoài; đào tạo trong nước dưới sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế hoặc các nước tiên tiến; đào tạo từ xa thông qua các phương tiện thông tin hiện đại. Các hình thức đào tạo cần vận dụng linh hoạt phù hợp với từng đối tượng giảng viên, từng trường đại học, đảo đảm về số lượng, cơ cấu và chất lượng đáp ứng tốt nhất yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo hiện nay. Trong đó, xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng, đặc biệt là tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên dạy ngoại ngữ, phân loại giảng viên để đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện các chính sách sử dụng giảng viên sau khi họ hoàn thành các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, cụ thể như sau: Thực hiện phân loại giảng viên dạy ngoại ngữ để nhận biết những ai cần được gửi đi đào tạo, thực tập sinh ở các cơ sở đào tạo ở nước ngoài để nâng cao trình độ chuyên môn, những ai cần được gửi đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm ở các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng trong nước, những ai cần động viên và hỗ trợ các điều kiện để tự bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm; Thiết lập và triển khai kế hoạch gửi giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm ở trong và ngoài nước đồng thời tổ chức các hoạt động tự bồi dưỡng của giảng viên dạy ngoại ngữ nhằm đạt các mục tiêu của quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên dạy ngoại ngữ đã có; Cử các giảng viên có trình độ cao và kinh nghiệm kèm cặp hoặc hỗ trợ (Mentoring) cho một số giảng viên trẻ; Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học về lĩnh vực ngôn ngữ để vận dụng các kết quả đó vào giảng dạy; Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên dạy ngoại ngữ Năm là, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cần đầu tư mạnh hơn nữa về cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ đào tạo, bồi dưỡng. Đầu tư các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để phục vụ cho công tác giảng dạy, tiến tới hiện đại hóa các phương tiện kỹ thuật dạy học. Trong thời gian trước mắt, các trường đại học công lập lẫn các tổ chức giáo dục, các đối tác tham gia đào tạo bồi dưỡng đều cần phải đẩy mạnh việc đầu tư kinh phí mua sắm mới thay thế cơ bản các trang thiết bị đã lạc hậu như: hệ thống ấm thanh, bảng từ, hệ thống chiếu sáng, quạt, bàn ghế, điều hòa Cần cung cấp cho người dạy lẫn người học các trang thiết bị phục vụ đổi mới phương pháp giảng dạy như máy vi tính, máy projector, tai nghe... đảm bảo phục vụ tốt cho việc giảng dạy theo phương pháp tích cực. Nâng cấp, mở rộng thư viện, đặc biệt là thư viện số phục vụ tốt cho công tác đào tạo bồi dưỡng. Thư viện cần có đủ giáo trình, phong phú về tài liệu bổ trợ, sách tham khảo, báo, tạp chí, có phòng đọc, phòng internet, phòng nghiên cứu, phòng thực nghiệm, trung tâm mô phỏng để tạo ra môi trường tự học tập. Thư viện cần được tổ chức khoa học, thuận tiện, có phòng đọc riêng rộng rãi, thoáng mát thu hút cán bộ, học viên đến nghiên cứu, tìm hiểu thông tin; từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong tra cứu và quản lý tài liệu. Ngoài ra, với xu hướng chuyển đổi số của xã hội, vận dụng các tiến bộ khoa học công nghệ cũng là điều tất yếu và cần thực hiện. Tăng kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Một trong những rào cản của công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ là nguồn kinh phí dành cho hoạt động này còn khá eo hẹp. Việc cân đối ngân sách để vận hành tổ chức trường học, trong đó có kinh phí đào tạo, bồi dưỡng lực lượng giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy là bài toán khó. Hơn nữa trong bối cảnh hiện nay, chi phí để mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho giảng viên khá tốn kém, đặc biệt với các khóa có chuyên gia đến từ ngoài nước. Từ đầu tư về cơ sở vật chất đến thuê chuyên gia tiêu tốn một khoản kinh phí lớn. Do vậy, để bố trí được nguồn kinh phí này đòi hỏi ban giám hiệu các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh phải chấp nhận hy sinh lợi ích trước mắt để đạt được mục đích lâu dài. Thêm vào đó, việc huy động nguồn kinh phí từ chính đội ngũ giảng viên giảng dạy ngoại ngữ tham gia đào tạo, bồi dưỡng cũng cần được tính đến, vì thực tế đây cũng là hoạt động đem lại lợi ích cho cá nhân giảng viên. Cho dù họ có gắn bó với trường hay không thì những kiến thức, bằng cấp này vẫn cần thiết khi họ làm việc ở các tổ chức khác, các trường đại học khác. Vì vậy, ngoài nguồn kinh phí của nhà trường cũng cần huy động thêm kinh phí từ phía giảng viên. Ngoài ra, cần nên tận dụng sự tài trợ về cả tài chính lẫn chuyên môn, chương trình học bổng từ các chương trình hợp tác, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục từ các nước phát triển, các tổ chức phi chính phủ. Sáu là, phát huy động lực tự thân, tính tự giác trong phát triển năng lực của nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Để xây dựng thái độ, động cơ tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện đúng đắn cho đội ngũ giảng viên giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, trước hết ban giám hiệu các trường đại học cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng của việc tự học tập, tự tu dưỡng và rèn luyện để họ thấy rõ yêu cầu khách quan phải nâng cao trình độ mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; giúp họ nhận thức sâu sắc rằng những kiến thức, kỹ năng phục vụ cho công tác giảng dạy không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, phần lớn phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện thường xuyên, liên tục, nghiêm túc và bền bỉ. Ban giám hiệu các trường đại học cần tạo ra môi trường, những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi, thiết thực nhất để lực lượng giảng viên giảng dạy ngoại ngữ của trường nhận thấy được nhu cầu và có động cơ học tập, tu dưỡng, rèn luyện đúng đắn. Kịp thời nêu gương, biểu dương, khen thưởng, tuyên truyền và nhân rộng những tấm gương điển hình tiêu biểu trong quá trình tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện nhằm kích thích tính tích cực, tự giác và khơi dậy sự say mê, hứng thú, lòng nhiệt huyết vươn lên phấn đấu học tập, tu dưỡng, rèn luyện phát triển không ngừng của họ; đồng thời cần phê phán những giảng viên có sức ì trong công tác phát triển bản thân, thiếu cố gắng, không nâng cấp và làm mới kiến thức của bản thân. 4.2.4. Tạo môi trường sư phạm thuận lợi cho nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tự học, tự bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Môi trường sư phạm là một bộ phận của môi trường văn hóa của nhà trường có tác động, ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện đến đời sống và hoạt động của các lực lượng sư phạm, trong đó có nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ. Môi trường thuận lợi sẽ giúp cho nguồn nhân lực giảng dạy ngoại tích cực hóa quá trình tự học, tự rèn nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Đây cũng là cơ sở để nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo của nhà trường. Để thực hiện giải pháp này cần tập trung vào một số biện pháp cơ bản như sau: Một là, hoàn thiện phong cách quản lý của lãnh đạo các trường đại học; xây dựng tầm nhìn và tư duy chiến lược của ban lãnh đạo nhà trường. Phong cách quản lý của ban giám hiệu nhà trường, cụ thể hơn là của Hiệu trưởng và tầm nhìn, tư duy chiến lược của họ là nhân tố có tác động quan trọng nhất trong việc hình thành giá trị văn hóa nhà trường. Để xây dựng được văn hóa tổ chức, văn hóa học đường cần khuyến khích học tập nâng cao học hàm, học vị cho toàn thể giảng viên, trong đó Ban giám hiệu nói chung và Hiệu trưởng nói riêng phải là tấm gương sáng về tinh thần ham học hỏi, cầu thị; phong cách quản lý khuyến khích học tập và phát triển này sẽ tác động mạnh nhất đến văn hóa của các trường đại học. Mặt khác, hội đồng trường, ban giám hiệu cần đưa ra được tầm nhìn và tý duy chiến lýợc phát triển trýờng ðại học, cần làm cho tất cả mọi thành viên trong tổ chức từ cán bộ quản lý, người giám sát, nhân viên hiểu và cam kết thực hiện tốt mục tiêu chiến lược của nhà trường. Hai là, tăng cường quản lý thực hiện nghiêm các chế độ quy định, nề nếp, xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Phải tăng cường trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, lãnh đạo, giảng viên, nhân viên, sinh viên trong chấp hành kỷ luật, nề nếp, các quy định về giáo dục, đào tạo. Hoạt động lãnh đạo, chỉ huy phải kết hợp chặt chẽ giữa tập trung và dân chủ; phát huy dân chủ đi đôi với thực hiện kỷ luật nghiêm minh. Chính sự nghiêm túc, chặt chẽ, chính quy sẽ tạo môi trường thuận lợi để đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên có điều kiện học tập, rèn luyện nâng cao trình độ bản thân. Bên cạnh đó, cảnh quan môi trường được đầu tư, nâng cấp cũng sẽ tạo không gian văn hóa sư phạm của nhà trường có sự hài hòa, tạo gắn kết giữa các thành viên, giữa con người với cảnh quan thiên nhiên. Ba là, xây dựng các khoa giáo viên/trung tâm ngoại ngữ thành tổ chức biết học hỏi. Tổ chức biết học hỏi là tổ chức mà ở đó mọi thành viên đều mong muốn được học tập, biết cách để học tập, mọi người luôn biết chia sẻ cho người khác những hiểu biết và kinh nghiệm, quan tâm giúp đỡ người khác học tập để cùng nhau tiến bộ. Các khoa giáo viên/ trung tâm ngoại ngữ phải quan tâm xây dựng khoa/ trung tâm thành tổ chức biết học hỏi, qua đó xây dựng khoa/trung tâm thành môi trường học tập để nâng cao phẩm chất, năng lực cho nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ của mình. Bốn là, xây dựng tinh thần, kỹ năng làm việc nhóm cho mọi giảng viên Các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cần xây dựng tinh thần làm việc nhóm; trong đó mọi giảng phiên phải làm việc hợp tác, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau, phát huy tính năng động, sáng tạo của cá nhân và tập thể giảng viên trong công việc. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các giảng viên, các tổ bộ môn trực thuộc khoa/ trung tâm, sự hòa hợp giữa các giảng viên trong khoa/ trung tâm sẽ giúp nâng cao năng suất làm việc của tổ chức. Để làm được điều đó, cần tạo ra một môi trường giao tiếp cởi mở trong các nhóm làm việc, trong toàn khoa/ trung tâm và cả nhà trường. Cần đề ra các nguyên tắc không chỉ trích, không phê phán hay áp đặt tính cá nhân vào công việc, đưa góp ý trên tinh thần xây dựng và liêm chính học thuật. Ban giám hiệu cần hoàn thiện các kênh giao tiếp, truyền thông trong các nhóm trong tổ chức, quy định thời gian, quy trình báo cáo và hội họp. Ngoài ra, trưởng khoa/ Giám đốc trung tâm, tổ trưởng bộ môn là tấm gương về sự chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, dẫn dắt và tin tưởng người khác trong quá trình làm việc. Họ cần đảm bảo quá trình trao đổi thông tin diễn ra thông suốt, mọi thông tin đưa ra đều được các thành viên hiểu, xác nhận và phản hồi thực hiện. Có như vậy sẽ khuyến khích giảng viên chia sẻ sáng kiến và đóng góp ý kiến vào công tác giảng dạy và các công tác hành chính khác có liên quan. Nam là, xây dựng văn hóa hiếu học, tinh thần cầu thị, biết lắng nghe, biết chia sẻ cho toàn thể giảng viên của nhà trường từ lãnh đạo đến nhân viên Các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cần tạo ra văn hóa hiếu học, tinh thần cầu thị, biết lắng nghe, biết chia sẻ thông qua việc có chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ; xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo và phát triển, có chính sách hỗ trợ cho những người thực hiện đào tạo kèm cặp giảng viên mới, giảng viên có tiềm năng; bố trí giờ giảng và thu nhập tốt hơn cho những người đã học nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nên tạo những cơ hội thăng tiến cho giảng viên, giúp họ nhận ra những cơ hội mới để phát triển bản thân, phát triển nghề nghiệp và thực hiện bổ nhiệm cán bộ theo năng lực. Do đó các khoa/ trung tâm cũng cần xem xét, nghiên cứu và ban hành bộ quy tắc ứng xử, xây dựng văn hóa của khoa/ trung tâm đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển. Song song đó, phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc vận động các giảng viên tham gia xây dựng và chấp hành đúng các quy định trên; cũng như biểu dương kịp thời các cá nhân xuất sắc trong việc triển khai các hoạt động trong định hướng đó. Thực hiện có chất lượng các hoạt động tôn vinh nhà giáo như: Xét chọn giảng viên giỏi, chiến sĩ thi đua, nhà giáo ưu tú và nhà giáo nhân dân cho giảng viên dạy ngoại ngữ 4.2.5. Mở rộng hợp tác quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Đây là giải pháp quan trọng, phát huy sức mạnh tổng thể trong phát triển nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Khi mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội đều tồn tại và phát triển trong điều kiện hội nhập sâu rộng của mọi quốc gia và mọi nền kinh tế trên thế giới, giáo dục là mặt trận tiên phong khi bàn đến yếu tố hội nhập quốc tế; các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là mắt xích quan trọng trong sự giao thoa đó. Vì vậy, quá trình phát triển nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đòi hỏi phải mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Để thực hiện giải pháp này cần tập trung thực hiện tốt các biện pháp sau: Một là, các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cần phải tăng cường đầu tư tài chính cho công tác hợp tác quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ Nguồn lực tài chính cho hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ khi đã được các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm đầu tư thỏa đáng sẽ là điều kiện thuận lợi cho phát triển các mối quan hệ hợp tác quốc tế trong giáo dục đào tạo. Trong quá trình đầu tư cần chú ‎ý đầu tư tài chính cho công tác điều tra, xây dựng mối quan hệ gắn kết với các trường đại học quốc tế; xác định những yếu tố có khả năng hợp tác trong hiện tại và dự báo trong tương lai. Đầu tư để mở rộng quan hệ quốc tế nhằm huy động nguồn lực là các sản phẩm như kỹ năng hoạt động, công nghệ giáo dục từ các tổ chức phát triển giáo dục quốc tế nhằm phát triển hệ thống giáo dục đa dạng, hiện đại ở các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh để các trường tiếp cận kịp thời với các kiến thức, kỹ năng, công nghệ hiện đại nhất có thể. Công nghệ giáo dục là nguồn lực quan trọng trực tiếp tác động vào quá trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Mở rộng quan hệ quốc tế còn giúp các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có thể huy động và phát huy hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nhà trường vào xây dựng cơ sở vật chất giảng dạy, nghiên cứu ... để bảo đảm môi trường làm việc hiện đại, tiện nghi, đáp ứng các yêu cầu trong quá trình dạy và học. Khi những yếu tố này được thực hiện, đây sẽ là điều kiện tốt nhất để thu hút được nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ từ khắp mọi nơi cả trong và ngoài nước đến phục vụ cho các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Mặt khác, khi cơ sở vật chất được huy động đầu tư tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển chất lượng nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ với việc nâng cao được cả thể lực, trí lực lẫn tâm lực của nguồn nhân lực. Hai là, kiện toàn hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy tạo môi trường pháp lý cho hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo. Để mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là huy động được các chuyên gia giỏi, các chuyên gia đầu ngành, các nhà quản lý giỏi; huy động nguồn lực tài chính, công nghệ... đáp ứng nhu cầu phát triển cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ sao cho đạt hiệu quả cao đòi hỏi văn bản pháp lý của các trường phải nhất quán, rõ ràng, minh bạch và phù hợp. Hệ thống văn bản pháp quy là cơ sở pháp lý để hội đồng trường, ban giám hiệu các trường có các biện pháp cụ thể huy động năng lực sẵn có của chính các trường, tập trung tham gia vào quá trình phát triển nguồn nhân lực. Phát huy tối đa khả năng đổi mới, sáng tạo của các trường; đặc biệt tận dụng kỹ năng mới, công nghệ của cơ sở đào tạo hiện đại của quốc tế cả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và toàn quốc để tham gia đào tạo phát triển nguồn nhân lực; đẩy mạnh hợp tác đào tạo giữa các trường đại học, các cơ sở đào tạo, các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh với nhau. Lấy mô hình liên kết đào tạo nguồn nhân lực của một số tập đoàn lớn trên thế giới, các tổ chức thành công trong cùng lĩnh vực giáo dục để nhân rộng đến các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Cần liên kết với các nước đầu tư; chú trọng đặc biệt đến các quốc gia, nền kinh tế có trình độ phát triển cao, công nghệ giáo dục và sản phẩm giáo dục đào tạo của họ mang chuẩn quốc tế để liên kết, hợp tác. Ba là, mở rộng các hình thức hợp tác, trao đổi, học tập, nghiên cứu cách thức phát triển nguồn nhân lực của các trường đại học công lập ở nước ngoài. Trong điều kiện mở rộng hội nhập quốc tế, dưới tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có điều kiện mở rộng hợp tác quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ của mình. Với mục đích tận dụng thời cơ, phát huy sức mạnh tổng hợp để phát triển nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ nói riêng, đáp ứng nhu cầu phát triển, hiện đại hóa giáo dục và coi đó là một trong những giải pháp quan trọng không thể thiếu trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Các khoa/ trung tâm, phòng, ban, bộ phận trong các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, trực tiếp là phòng nhân sự, phòng tài chính, Phòng Đào tạo phải tham mưu cho Ban Giám hiệu nhà trường xây dựng cơ chế và chính sách để các trường mở rộng hợp tác với các trường đại học trong khu vực và quốc tế, nhất là các nước có trình độ khoa học, kỹ thuật tiên tiến có sử dụng ngôn ngữ mà giảng viên đang giảng dạy như tiếng mẹ đẻ. Vấn đề đặt ra là, cần rà soát lại khả năng của các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng cho nhu cầu nguồn nhân lực đến đâu. Mặt khác, các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cần tìm hiểu khả năng, thế mạnh, lĩnh vực nổi bật của các nước, các địa phương khác trong nước mà nhà trường có ý định hợp tác. Qua đó, xác định số lượng, loại hình, lĩnh vực gửi người đi đào tạo, học tập kinh nghiệm cho phù hợp với khả năng và nhu cầu thực tế về nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ của mình. Các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cần tăng đầu tư kinh phí cho việc hợp tác đào tạo và cử giảng viên giảng dạy ngoại ngữ ra nước ngoài học hỏi, nghiên cứu và thực tập, nhằm đào tạo những người có năng lực thành chuyên gia thuộc các lĩnh vực đào tạo ngoại ngữ phục vụ cho yêu cầu đào tạo và sự phát triển của các trường. Như vậy, mở rộng quan hệ quốc tế, học hỏi kinh nghiệm và tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của các trường đại học cùng loại hình trên thế giới sẽ mang lại hiệu quả cao cho việc phát triển số lượng nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực và hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ theo hướng hiện đại; đáp ứng tốt cho nhu cầu của các trường đại học. Kết luận chương 4 Phát triển NNL giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là một tất yếu hiện nay để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục đào tạo trong điều kiện mới. Trên cơ sở phân tích lý luận ở chương 2 và thực trạng NNL giảng dạy ngoại ngữ ở các trường này ở chương 3, chương 4 luận án đã tập trung phân tích ba quan điểm và năm giải pháp nhằm phát triển NNL giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030. Các quan điểm mang tính chỉ đạo cả về mục tiêu, giải pháp. Cụ thể: quan điểm phát triển NNL giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh phải gắn với nhiệm vụ giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học của từng trường; quan điểm đồng bộ, toàn diện lấy chất lượng NNL làm chính và quan điểm phát huy nội lực, tận dụng ngoại lực. Các giải pháp gồm: giải pháp về quy hoạch phát triển NNL; giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng; giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng NNL; giải pháp về tạo lập môi trường sư phạm thuận lợi cho NNL tự học tự rèn nâng cao chất lượng và giải pháp về hợp tác quốc tế trong đào tạo NNL giảng dạy ngoại ngữ cho các trường đại học công lập trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh. Các quan điểm và giải pháp đề xuất là một hệ thống tổng thể, đồng bộ, có mối quan hệ biện chứng với nhau. Mỗi quan điểm, giải pháp có vị trí vai trò, nội dung khác nhau, song đều hướng tới mục tiêu phát triển nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, khi áp dụng phải áp dụng tổng hợp, nhưng có trọng tâm trọng điểm trong từng giai đoạn. Khắc phục tư tưởng xem nặng quan điểm, giải pháp này mà xem nhẹ quan điểm, giải pháp khác. KẾT LUẬN 1. Nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, là yếu tố quyết định quan trọng nhất đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ ngoại ngữ cho đất nước đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Luận án đã tập trung tổng quan các công trình nước ngoài, trong nước liên quan đến đề tài luận án. Trên cơ sở đó phân tích làm rõ giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và chỉ ra những vấn đề mà luận án tiếp tục nghiên cứu. 2. Luận án tập trung phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt đã tập trung làm rõ quan niệm nội dung, tiêu chí đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; phân tích quan niệm phát triển nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ và kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ ở ba trường đại học công lập trong nước, qua đó rút ra các bài học cho các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh phát triển NNL giảng dạy ngoại ngữ của mình. 3. Trên cơ sở nội dung, tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh mà chương lý luận đã phân tích, luận án tập trung đánh giá ưu điểm, hạn chế về nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu; phân tích nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế và chỉ ra ba các mâu thuẫn cần tập trung giải quyết để phát triển NNL giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Các mâu thuẫn được phân tích thể hiện giữa yêu cầu cao về phát triển nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh với những hạn chế về công tác quy hoạch, kế hoạch; về cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, chưa có tính cạnh tranh cao của các trường và những bất cập, yếu kém trong công tác tự bồi dưỡng NNL ở các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Trên cơ sở lý luận ở chương 2 và thực trạng ở chương 3, chương 4 luận án đã đề xuất 3 quan điểm và 5 giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030. Các quan điểm mang tính chỉ đạo; các giải pháp là đồng bộ, mang tính tổng thể do đó khi vận dụng phải vận dụng tổng hợp các giải pháp. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Nguyễn Nguyên Phương (2021), “Chuyển đổi số trong giáo dục đại học thời đại dịch Covid-19: Phát triển năng lực giảng dạy trực tuyến cho giảng viên giảng dạy ngoại ngữ”, Kỷ yếu Diễn đàn Khoa học Đại dịch Covid-19 và chuyển đổi số ở Việt Nam, tr.242-253. 2. Nguyễn Nguyên Phương (2022), “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học”, Tạp chí Công Thương, số 21, tháng 9/2022, tr.241-247. 3. Nguyễn Nguyên Phương (2022), “Giải pháp nâng cao năng lực giảng viên giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học”, Tạp Chí Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương, số 619 tháng 9/2022, tr.92-94. 4. Nguyễn Nguyên Phương, Nguyễn Trọng Xuân, Đỗ Huy Hà (2022), “Giải pháp nâng cao sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng giảng dạy ngoại ngữ ở một số trường đại học công lập trên địa bàn Tp.HCM”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 33, tháng 11/2022, tr.156-159. 5. Nguyễn Nguyên Phương, Nguyễn Trọng Xuân (2022), “Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực giảng dạy ngoại ngữ của một số trường đại học công lập tại Tp. Hồ Chí Minh”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 36, tháng 12/2022, tr. 57-60. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Thị Lan Anh (2022), “Phát triển đội ngũ giảng viên ngoại ngữ theo hướng tiếp cận năng lực, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, số 227(06), tr. 111-119. 2. Trần Bích (2012), Đột phá phát triển nhân lực nhìn từ kinh nghiệm Đài Loan, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Quyết định số 2658/QĐ-BGDĐT ngày 23/7/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành kế hoạch triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025, Hà Nội. 4. Nguyễn Thị Hồng Cẩm (2011), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 5. Chu Văn Cấp (2012), “Giáo dục và đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực Việt Nam”, Tạp chí Hội nhập và Phát triển, số (6), tr.115-119. 6. Vũ Xuân Dân (2017), “Ngày càng chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo”, Quân đội nhân dân điện tử, ngày 19/11/2017. 7. Chu Quốc Dũng (2019), Phát triển nguồn nhân lực báo chí Công an nhân dân, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng, Hà Nội. 8. Nguyễn Dũng (2022), “Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục ở Trường Sĩ quan Lục quân 2 - vấn đề và giải pháp”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân điện tử, ngày 19/08/2022. 9. Phan Xuân Dũng (2012), “Một số biện pháp nâng cao năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên ở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng Hà Nội 2”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, số (28), tr. 117‐122. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khóa XI, Văn phòng trung ương Đảng, Hà Nội. 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 13. Nguyễn Văn Đệ (2009), “Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên các Trường Đại học ở vùng ĐBSCL trong bối cảnh hội nhập”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số (12), tr.182-192. 14. Lê Thị Hồng Điệp (2010), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 15. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 16. Hồng Hà (2018), “Đổi mới phương pháp đào tạo ngoại ngữ, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao”, Bộ Công Thương. 17. Phạm Minh Hạc (2011), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Đề án phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Bùi Văn Hát (2019,) “Phát triển đội ngũ giảng viên dạy ngoại ngữ ở Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam. Số 22, tr. 99-103. 19. Phạm Thị Thanh Hiền (2021), Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Khoa học Xã Hội, Hà Nội. 20. Nguyễn Thị Thu Hương (2012), “Xây dựng đội ngũ giảng viên trong trường Đại học - Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 28, tr.110-116. 21. Đoàn Khải (2005), Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Nguyễn Văn Lâm (2015), Phát triển đội ngũ giảng viên các Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải thời kỳ Công nghiệp hoá Hiện đại hóa đất nước và Hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ Khoa Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. 23. Vũ Đức Lễ (2017), Chính sách phát triển đội ngũ giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Quản lý Công, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội. 24. V.I.Lênin, “Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”, Toàn tập, tập 27, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1980, tr.383-533. 25. Hà Thị Duy Linh (2019), Chính sách phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Thương Mại, Hà Nội. 26. C.Mác và Ph. Ăngghen (1867), “Mua và bán sức lao động”, Toàn tập, Tập 23, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.250-264. 27. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 14, Nxb Chính trị quốc gia sự thật. Hà Nội 2006. tr 402.. 28. Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng (2012), Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Nxb Khoa học Giáo dục, Hà Nội. 29. Dương Văn Quảng, Bành Tiến Long (2009), Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hội nhập quốc tế, Nxb Thế giới, Hà Nội. 30. Quốc hội nước cộng hoà XHCN Việt Nam (2012), Luật giáo dục đại học, Luật số 08/2012/QH13. 31. Quốc hội nước cộng hoà XHCN Việt Nam (2018), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục đại học, Luật số 34/2018/QH14. 32. Quốc hội nước cộng hoà XHCN Việt Nam (2019), Luật Giáo dục, Luật số 43/2019/QH14. 33. Nguyễn Thị Thanh Quý (2016), Phát triển nguồn nhân lực ngành hàng không Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Viện Kinh tế Việt Nam, Hà Nội. 34. Lê Quang Sơn (2016), “Nâng cao năng lực cho giảng viên các Trường Sư phạm”, Hội thảo khoa học toàn quốc Trường sư phạm trong phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên phổ thông đáp ứng chương trình giáo dục mới, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 35. Nguyễn Tiệp (2007), “Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 1, tr.19-23. 36. Hà Quý Tình (1999), Vai trò Nhà nước trong việc tạo tiền đề nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 37. Đinh Văn Toàn (2009), “Phát triển nguồn nhân lực của EVN đến năm 2015- Cần giải pháp đồng bộ”, Tạp chí Điện lực, số 9, tr.33-35. 38. Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê các năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021, Hà Nội. 39. Tổng cục Thống Kê, Thống kê về Xã hội Môi trường và Đơn vị hành chính các năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021, 2022, Hà Nội. 40. Đoàn Anh Tuấn (2014), Nâng cao chất lượng nhân lực Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 41. Nguyễn Thị Thanh (2005), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 42. Thủ tướng Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội. 43. Thủ tướng Chính phủ (2010), Đề án 911/QĐ-TTg ban hành ngày 17/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học cao đẳng giai đoạn 2010-2020, Hà Nội. 44. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Hà Nội. 45. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 2474/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Hà Nội. 46. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020, Hà Nội. 47. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030, Hà Nội. 48. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 2395/QĐ-TTg, ngày 25/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài bằng Ngân sách nhà nước, Hà Nội. 49. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định Số 01/2017/QĐ-TTg ngày 17/01/2017 về việc ban hành danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân, Hà Nội. 50. Thủ tướng Chính phủ (2015), Nghị định số 122/2015/NĐ-CP, Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp HTX, HTX, Tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, Hà Nội. 51. Thủ tướng Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội. 52. Thủ tướng Chính phủ (2019), Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2019 phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030, Hà Nội. 53. Vương Đức Thương (2022), “Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại Học viện Chính trị”, Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, ngày 21/11/2022. 54. Trường Đại học Bách khoa TP.HCM, Báo cáo tổng kết năm học các năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021,2022, TP. HCM. 55. Trường Đại học Sài Gòn, Báo cáo tổng kết năm học các năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021, 2022, TP. HCM. 56. Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, Báo cáo tổng kết năm học các năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021, 2022, TP. HCM. 57. Trường Đại học Tài chính Marketing, Báo cáo tổng kết năm học các năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021, 2022, TP. HCM. 58. Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, Báo cáo tổng kết năm học các năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021, 2022, TP. HCM. 59. Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Báo cáo tổng kết năm học các năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021, 2022, TP. HCM. 60. Trường Đại học Công nghệ Thông tin - Đại học quốc gia TP.HCM, Báo cáo tổng kết năm học các năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021, 2022, TP. HCM. 61. Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, Báo cáo tổng kết năm học các năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021, 2022, TP. HCM. 62. Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, Báo cáo tổng kết năm học các năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021, 2022, TP. HCM. 63. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Báo cáo tổng kết năm học các năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021,2022, TP. HCM. 64. Trường Đại học Luật TP.HCM, Báo cáo tổng kết năm học các năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021,2022, TP. HCM. 65. Trường Đại học Mở TP.HCM, Báo cáo tổng kết năm học các năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021,2022, TP. HCM. 66. Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Báo cáo tổng kết năm học các năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021,2022,TP. HCM. 67. Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, Báo cáo tổng kết năm học các năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021, 2022, TP. HCM. 68. Trường Đại học Cần Thơ (2022), Chiến lược phát triển Trường Đại học Cần Thơ giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. 69. Trường Đại học Cần Thơ, Báo cáo tổng kết năm học các năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021, 2022, Cần Thơ. 70. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Báo cáo thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) năm 2020, 2021, Hà Nội. 71. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2021), Chiến lược phát triển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân giai đoạn 2021-2030, Hà Nội. 72. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Báo cáo tổng kết năm học các năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021, Hà Nội. 73. Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (2021), Chiến lược phát triển Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2045, Hà Nội. 74. Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội (2021), Quyết định số 1068/QĐ-ĐHNN ngày 26 tháng 7 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN, Hà Nội. 75. Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội, Báo cáo tổng kết năm học các năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021, 2022, Hà Nội. 76. Vũ Việt (2010), Nghiên cứu kiện toàn, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong các nhà trường quân đội, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu Đề tài, Hà Nội. 77. Nguyễn Thành Vũ (2015), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tiếng Anh 78. Anastasia A. Katou (2009), “The Impact of Human Resources Development on Organizational Performance: Test of a Causal Model”, Journal of Behavioral & Applied Management, 10(3), pp. 335. 79. Bahar Güntekina (2015), Professional development for English language teachers: perspectives from higher education in Turkey, British Council. 80. Eurydice (2022), Continuing professional development for academic staff working in higher education, National Education Systems. 81. Fabrice Henard and Soleine Leprince-Ringuet (2008), The Path to Quality Teaching in Higher Education, Phys. Rev. 47, 777-780. 82. Greg G. Wang and Judy Y.Sun (2009), “Perspectives on Theory Clarifying the Boundaries of Human Resources Development”, Human Resources Development International, Volume 12, Number 1, Feb., 2009, pp. 93-103. 83. Hellriegel, D., Jackson, S. E., Slocum, J., Staude, G., Amos, T., Klopper, H. B., Louw, L., & Oosthuizen, T. (2004). Management (2nd Ed.). Cape Town: Oxford University Press Southern Africa. 84. International Labour Organization (2016), Human resources management systems: an applied and training guide for companies, ILO DWT for North Africa, and ILO. Country Office for Egypt and Eritrea. - Cairo: ILO, 2016. 85. Jang Ho Kim (2005), New paradigm for human resources development: Government initiatives for economic development and social integration in Korea, Publishing company KRIVET Seoul, Korea. 86. Jiang, Y. (2017), “An Overview of the Research Background of English Teachers’ Professional Development in the Context of English Language Teaching Reform and Teacher Education Reform in China: A Study on Professional Development of Teachers of English as a Foreign Language in Institutions of Higher Education in Western China”. Springer, Berlin, Heidelberg. 87. Jonner Simarmata (2018), “Human Resource Development Model for Improving Private University Competitiveness”, Advances in Economics, Business and Management Research, volume 64, pg. 1004-1009. 88. Kelly D.J (2001), “Dual Perceptions of HRD: Issues for Policy: SME’s, Other Constituencies, and the Contested Definitions of Human Resource Development”, Human Resources Development Outlook, Pacific Economic Cooperation Council Development Task Force 2000-2001, pp.53-68. 89. Lâm Lý Trí (2011), “The impact of Vietnam's globalization on national education policies and training programs for teachers of English as an international language: A case study of The University of Pedagogy in Ho Chi Minh city”. Alliant International University, San Diego. 90. Malihe Mohamedi and Masoud Ghorbanhosseini (2015), “Identifying and Measuring Factors Affecting Human Capital Development in Social Security Hospital of Saveh City”, Applied mathematics in Engineering, Management and Technology, 3(3), pp. 131-141. 91. Muhammad Mohiuddin et al. (2022), “Achieving Human Resource Management Sustainability in Universities”, Int. J. Environ. Res. Public Health, Vol. 19(2), pp. 928. 92. P.V.C. Okoye and Raymond A. Ezejiofor (2013), “The Effect of Human Resources Development on Organizational Productivity”, Academic Journal of Current Research, 7(2), 1-19. 93. Paul Morris (1996), “Asia’s four little dragons: A comparison of the role of education in their development” (Bốn con rồng nhỏ Châu Á: Một sự so sánh về vai trò của giáo dục trong phát triển), Comparative Education: Vol 32, No 1 (tandfonline.com). 94. Priyanka Rani và M. S. Khan (2014), “Impact of Human Resources Development on Organizational Performance”, Indian Journal of Applied Research, 4(12). 95. Robert J. Barro (1992), “Human capital and economic growth, Proceedings, Federal Reserve Bank of Kansas City Journal Conference, pp. 199-230. 96. S. Kristine Sydhagen, C. Peter (2007), “Human Resources Development International”, The Academy of Human Resources Development, Volume 10, Number 2. June. 97. Savita Rastogi (2022), Academic Staff Development for Higher Education Historical and World Scenario. Project: Academic Staff Development for Higher Education 98. Shen Qianfang (2019), Deng Xiaoping: Respect knowledge and respect talent, Chinese Communist Party News Network. 99. Soegoto, Eddy Soeryanto.  (2016)., “Effect of intellectual capital and turnover intentions on lecturers’ performance, student value and loyalty in private universities of west Java”, Actual Problems in Economics; Kiev Iss. 176, (2016): 234-242. 100. Sukirno, D S; Sununta Siengthai, (2011). “Does participative decision-making affect lecturer performance in higher education?”. International Journal of Educational Management 25(5):494-508. 101. Unesco (2019), UOE data collection on formal education, Manual on concepts, definitions, and classifications. 102. University of Kansai (2014), “What's FFLS?” 103. Wang Huiyao (2010), National Strategy - Talent Changes the World, People's Publishing House. 104. Wang McLean (1964), Defining International Human Resource Development: A Proposal. 105. World Bank (2014), “What is Human Capital and What is the Human Capital Project?”, About the Human Capital Project. 106. You Lv (2014), “The Professional Development of the Foreign Language Teachers and the Professional Foreign Language Teaching Practice”, Theory and Practice in Language Studies, Vol. 4, No. 7, pp. 1439-1444. PHỤ LỤC Phụ lục 1: 14 Trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có giảng ngoại ngữ chuyên ngành quản lý và kinh doanh TT Tên trường Đơn vị chủ quản 1 Đại học KT TP.HCM Bộ GD&ĐT 2 Đại học Luật Tp.HCM Bộ GD&ĐT 3 Đại học Mở Tp.HCM Bộ GD&ĐT 4 Đại học Nông Lâm Tp.HCM Bộ GD&ĐT 5 Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM Bộ GD&ĐT 6 Đại học Bách khoa TP.HCM ĐHQG 7 Đại học CNTT- ĐH Quốc gia ĐHQG 8 Đại học ngân hàng Tp.HCM Ngân hàng 9 Đại học CN Thực phẩm TP.HCM Bộ Công Thương 10 Đại học CN TP.HCM Bộ Công Thương 11 Đại học Tài chính Marketing Bộ Tài Chính 12 Đại học Tài nguyên và Môi trường Bộ Tài Chính 13 Đại học Sài Gòn UBND Tp. HCM 14 Đại học Tôn Đức Thắng Tổng LĐLĐ Việt nam Phụ lục 2: Cơ cấu các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo đơn vị chủ quản tính đến năm 2020 STT Đơn vị trực thuộc Số lượng 1 Bộ Giáo dục và Đào tạo 05 2 Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh 02 3 Bộ Công Thương 02 4 Bộ Tài Chính 01 5 Bộ Tài Nguyên Môi Trường 01 6 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 01 7 Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam 01 8 Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh 01 Nguồn: Tác giả tổng hợp Phụ lục 3: Danh sách tổ bộ môn ngoại ngữ của 14 Trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có giảng ngoại ngữ chuyên ngành quản lý và kinh doanh STT TRƯỜNG SỐ LƯỢNG TỔ BỘ MÔN TÊN TỔ BỘ MÔN 1 Đại học Công nghệ Thông tin - ĐH Quốc gia TP.HCM 2 - Anh văn tổng quát, - Tiếng Anh chuyên ngành 2 Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 3 - Phương pháp giảng dạy - Biên phiên dịch - Cơ sở ngành 3 Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh 2 - Ngôn ngữ Anh - Ngôn ngữ Trung 4 Đại học Kinh tế TP. HCM 3 - Bộ môn ngoại ngữ tổng quát - Bộ môn Ngôn Ngữ Anh - Bộ môn Ngoại ngữ Chuyên ngành 5 Đại học Luật TP.HCM 3 - Tiếng Anh Pháp lý - Tiếng Anh Tổng quát - Tiếng Nhật 6 Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 4 - Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc - Ngôn ngữ Anh, - Ngôn ngữ Nhật, - Ngôn ngữ Hàn 7 Đại học Ngân hàng TP. HCM 3 - Lý thuyết ngôn ngữ - Kỹ năng ngôn ngữ - Ngoại ngữ chuyên ngành 8 Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh 3 - Sư phạm Tiếng Anh - Sư phạm Kỹ thuật - Tiếng Anh Quản lý và không chuyên 9 Đại học Sài Gòn 3 - Bộ môn Sư phạm tiếng Anh - Bộ môn Ngôn ngữ Anh - Bộ môn tiếng Anh không chuyên 10 Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM 2 - Tiếng Anh thương mại - Kỹ năng ngôn ngữ 11 Đại học Tài chính - Marketing 1 Bộ môn Tiếng Anh Kinh Doanh 12 Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh 1 Trung tâm ngoại ngữ 13 Đại học Tôn Đức Thắng 3 - Tiếng Anh Thương mại - Kỹ năng tiếng Trung - Chuyên ngành tiếng Trung 14 Đại học Bách Khoa TP.HCM 1 Trung tâm ngoại ngữ Tổng 34 Phụ lục 4: Số lượng giảng viên của các Khoa/trung tâm ngoại ngữ ở các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong phạm vi nghiên cứu trong giai đoạn 2017-2022 STT Tên trường Đại học công lập 2017-2018 2018-2019 2019- 2020 2020- 2021 2021- 2022 1 Đại học Công nghệ Thông tin - ĐH Quốc gia TP.HCM 13 14 14 15 18 2 Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 62 62 64 64 66 3 Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh 21 21 22 28 31 4 Đại học Kinh tế TP. HCM 32 33 33 29 30 5 Đại học Luật TP.HCM 16 16 16 13 14 6 Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 16 16 16 18 18 7 Đại học Ngân hàng TP. HCM 25 25 25 25 27 8 Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh 24 25 25 25 28 9 Đại học Sài Gòn 38 39 39 39 39 10 Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM 39 39 39 40 40 11 Đại học Tài chính - Marketing 30 30 30 42 47 12 Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh 15 16 16 16 17 13 15. Đại học Tôn Đức Thắng 46 46 48 42 40 14 Đại học Bách Khoa TP.HCM 15 14 14 14 19 Tổng 392 396 401 410 434 Nguồn: Tổng hợp từ [54-67]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_phat_trien_nguon_nhan_luc_giang_day_ngoai_ngu_o_cac.doc
  • doc1 BÌA LUẬN ÁN - Nguyen Phuong.doc
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - Nguyen Phuong.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - Nguyen Phuong.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH - Nguyen Phuong.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH - Nguyen Phuong.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH - Nguyen Phuong.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT - Nguyen Phuong.doc
Luận văn liên quan