Thu hút NNLXB hiện nay đang dựa vào những yếu tố: (1) Môi trường
làm việc ổn định, (2) Thu nhập, (3) Phát triển, cơ hội thăng tiến, (4) Hội nhập,
năng động. Một số NXB có môi trường làm việc ổn định nhưng thu nhập
thường thấp. Một số NXB có thu nhập cao, ổn định như NXB Giáo dục Việt
Nam, Kim đồng, NXB trẻ. Việc thu hút và sử dụng NNL của những đơn vị
này chủ động. Cơ hội thăng tiến luôn dành cho tất cả nhân viên. Đây là một số
NXB đi tiên phong trong đổi mới và hội nhập trong xuất bản
177 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 763 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển nguồn nhân lực ngành xuất bản Việt Nam trong xu thế hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à quản lý theo mô hình và cấu
trúc của tổ chức.
- Xây dựng vị trí việc làm cho BTV theo nhiều mức độ khác nhau: BTV
137
cao cấp, BTV chính, BTV và BTV tập sự.
- Xây dựng vị trí việc làm cho NVCN trong mô hình xuất bản điện tử
- Ở mỗi vị trí việc làm có số lượng, yêu cầu về chất lượng, chính sách
đãi ngộ,.
Đổi mới chính sách tiền lương, thưởng, bảo hiểm và một số chính sách
khác gắn với chất lượng và năng suất lao động. Những chính sách này mang
tính đặc thù của xuất bản đồng thời áp dụng theo hướng khuyến khích tăng
năng suất lao động.
- Chính sách điều chỉnh theo hướng trả theo vị trí việc làm và hiệu quả làm
việc. Người lao động làm ra những sản phẩm có lợi nhuận cao, tiết kiệm nhiên
liệu, thời gian hay nhân lực sẽ được hưởng lương, thưởng của thành quả lao động.
Lỗ hổng của chính sách trước đây là trả lương theo ngạch, bậc, không khuyến
khích người lao động. Người làm càng lâu năm lương càng cao. Đó là chính sách
không khuyến khích sự nỗ lực và sáng tạo của người lao động.
- Có chính sách khác biệt về lương giữa NNL chất lượng cao, NNLCN
so với những NNL khác nhằm khuyến khích phát tiển NNL này.
Đổi mới chính sách đối với ngành Xuất bản về nhân lực trong đó có phát
triển và quản lý NNL theo hướng hiện đại. Chính sách ngày làm việc 8 tiếng
tại cơ quan không còn phù hợp đối với người lao động ngành Xuất bản. BTV
phải làm việc phát triển sản phẩm theo nhu cầu thị trường.
- Quản lý người lao động theo hướng mức độ hoàn thành công việc theo
kế hoạch thay cho quản lý theo thời gian làm việc. Sự phát triển công nghệ
thông tin giúp cho BTV có thể làm việc trực tuyến. Phát hành, In có thể kinh
doanh trên mạng. Khai thác phát triển thị trường, truyền thông, marketing đều
sử dụng công cụ Internet.
- Khuyến khích BTV, NVCN phát triển sản phẩm cùng với phát triển thị
trường. BTV vừa là người thiết kế xây dựng nội dung vừa là người tìm kiếm,
tiếp cận, marketing thị trường nhằm tăng thêm giá trị của xuất bản phẩm.
138
Nâng cao vai trò tổ chức NNL theo hướng tinh gọn, tổ chức theo mô
hình cổ phần hóa nhằm tăng vai trò làm chủ của người lao động gắn với
doanh nghiệp. Vai trò của tổ chức là xây dựng tổ chức và quy trình làm việc
sao cho sự gắn kết các thành viên, môi trường làm việc tạo nên sự hòa hợp, có
tinh thần xây dựng và phát triển tổ chức.
- Xây dựng một quy trình làm việc hiện đại, dễ thực hiện và kiểm soát.
Sự kết nối giữa các lãnh đạo, giữa lãnh đạo và nhân viên và giữa các nhân
viên được thông suốt và minh bạch.
- Xây dựng hệ thống tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả công
việc nhanh, kịp thời và có những chính sách khen thưởng kịp thời khuyến
khích người lao động nhằm khuyến khích những phát minh, sáng chế, nâng
cao năng suất làm việc.
Môi trường làm việc: Môi trường làm việc hiện nay trong xuất bản đã được
quan tâm thể hiện trong Luật Xuất bản đó là điều kiện thành lập NXB phải có
diện tích nhất định. Tuy nhiên môi trường làm việc còn được xác định với các
yếu tố khác như môi trường bên trong bao gồm quan hệ đồng nghiệp, quy trình
làm việc, chính sách nội bộ,. Môi trường bên ngoài bao gồm môi trường tự
nhiên, môi trường xã hội. Để có một môi trường làm việc đảm bảo cho người lao
động, mỗi NXB, doanh nghiệp đều phải đưa ra một tiêu chí nhằm xác định môi
trường tối thiểu thông qua những thang điểm. Sau khi cho nhân viên đánh giá
hàng tháng, hàng quý chúng ta có một kết quả về môi trường làm việc. Từ đây
có thể đánh giá, điều chỉnh tiêu chỉ cho phù hợp với từng đơn vị.
Xây dựng thị trường lao động xuất bản theo quy luật cung – cầu NNL.
Nhà nước đóng vai trò tổ chức, xây dựng thị trường lao động thông qua sự kết
nối giữa các cơ sở đào tạo và các nhà xuất bản, doanh nghiệp và tổ chức.
- Việc đào tạo luôn gắn với thị trường lao động việc làm. Các cơ sở đào
tạo phải tìm hiểu nhu cầu NNL của các tổ chức, doanh nghiệp, xác định xu
hướng NNLXB trong từng thời kỳ, từng giai đoạn để đào tạo sát với nhu cầu
tuyển dụng.
139
- Các tổ chức xuất bản gắn kết với các cơ sở đào tạo nhằm tạo môi
trường thực hành, đào tạo lại, đóng góp cơ sở lý luận cho công tác đào tạo có
chất lượng cao hơn.
- Xác định số lượng NNL thông qua nhu cầu của nhà tuyển dụng của
NXB, doanh nghiệp luôn là cơ sở để có các chính sách đào tạo, xác định số
lượng đầu vào, giải quyết đầu ra thông qua vị trí việc làm của các nhà xuất
bản hay tổ chức.
4.2.3. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực gắn với kế hoạch việc làm
Đơn vị thực hiện: Bộ Giáo dục và đào tạo chủ trì, phối hợp cùng các cơ
sở đào tạo NNLXB tổ chức thực hiện.
Tổ chức thực hiện: Xây dựng mã ngành đào tạo NNLXB gắn với nhu
cầu thị trường và hội nhập.
Quy hoạch ngành đào tạo sát với nhu cầu thực tiễn, cơ chế quản lý, sử
dụng lao động từ tuyển chọn, bố trí, đánh giá người lao động. Trong công tác
quy hoạch, cần xác định trước những dự báo chiến lược về nhu cầu nguồn
nhân lực chất lượng cao, trên cơ sở đó có sự đầu tư đúng mức, hợp lý nhằm
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao một cách hợp lý và mang lại hiệu
quả thiết thực đối với sự phát triển của xuất bản.
- Xây dựng mã ngành đào tạo: Xây dựng các nhóm mã ngành mới: Biên
tập sách điện tử; số hóa bản thảo và quản trị dữ liệu, kinh doanh sách điện tử
và kỹ thuật.
- Xây dựng mã ngành đào tạo NNL chất lượng cao trong xuất bản: tiến
sỹ, thạc sỹ.
- Xây dựng nhóm các trường nghề đào tạo công nhân kỹ thuật trong việc
điều khiển máy móc trong quá trình của hoạt động xuất bản như: Kỹ thuật tin
học; kỹ thuật in; kỹ thuật bảo mật dữ liệu,Đây là nhóm các trường đào tạo
NNL đảm bảo vai trò kỹ thuật trong NXB cũng như trong doanh nghiệp.
140
- Thành lập một số viện nghiên cứu về xuất bản để đưa ra những dự báo
và định hướng trong quá trình phát triển NNL cho phù hợp với Việt Nam và
quá trình hội nhập.
Đổi mới chương trình đào tạo đáp ứng chất lượng NNL theo tiêu chí hội
nhập. NNL có chất lượng quốc tế và khu vực, có khả năng làm việc, năng
suất lao động cao.
- Chương trình đào tạo xây dựng theo hướng hội nhập về chương trình
đào tạo gắn với Luật Giáo dục hiện hành. Xây dựng hệ thống giáo trình tiên
tiến đảm bảo các tín chỉ theo chuẩn quốc tế.
- Hình thức đào tạo: phải thay đổi cách thức đào tạo NNL bằng cách đào
tạo theo các tín chỉ
Tín chỉ chung: Gồm những học phần dành chung cho các khối trường đã
được quy định cũ; tín chỉ đào tạo nhóm kỹ năng trong xuất bản như kỹ năng
phương pháp biên tập, khai thác bản thảo; kỹ năng mỹ thuật; đào tạo nhóm kỹ
năng chuyên môn bao gồm các môn khoa học mà BTV có thể sử dụng trong
quá trình làm việc.
Đào tạo nguồn nhân lực quản lý gắn với hội nhập và xuất bản số. Để
phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lãnh đạo, quản lý trong các
nhà xuất bản
Đào tạo NNLXB chất lượng cao gắn với nhu cầu hội nhập. Đổi mới căn
bản và toàn diện hoạt động đào tạo trong lĩnh vực xuất bản để nâng cao chất
lượng NNLXB, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ yêu cầu
ứng dụng khoa học - công nghệ. Phải đổi mới đồng bộ cả về chương trình, nội
dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra; vấn đề xây dựng
đội ngũ giảng viên Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, đào tạo theo
tinh thần tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục,
đào tạo. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang
phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hành, lý
141
luận gắn với thực tiễn. Thông qua các hình thức liên kết đào tạo giữa nhà
trường với các cơ sở, nhà xuất bản để chương trình đào tạo của nhà trường
luôn được điều chỉnh, cập nhật cái mới, hiện đại hơn, thích ứng hơn với trình
độ công nghệ mới.
- Đào tạo tiến sỹ, thạc sỹ gắn với vị trí việc làm như lãnh đạo, BTV cao
cấp, BTV chính; Chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính.
- Đào tạo cử nhân chất lượng quốc tế vừa có kiến thức chuyên môn cao,
có trình độ ngoại ngữ, vừa có kỹ năng trong xây dựng, thiết kế nội dung xuất
bản phẩm vừa có kỹ năng phát triển thị trường.
Đào tạo số lượng NNL gắn với chiến lược và nhu cầu của các NXB, tổ
chức và doanh nghiệp. Từ chiến lược mỗi NXB hay tổ chức xuất bản xác định
được số lượng NNL từng thời kỳ, từng giai đoạn. Từ đó tổ chức đào tạo với
số lượng sát với nhu cầu thực tiễn.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo NNL cho từng thời kỳ, từng giai đoạn.
- Chủ động liên kết thị trường lao động ngành Xuất bản với các tổ chức
trong nước và quốc tế trong đào tạo NNL.
4.2.4. Giải pháp hợp tác quốc tế để thu hút nguồn nhân lực
Đơn vị thực hiện: Bộ kế hoạch và đầu tư, cục Xuất bản – In - Phát hành
chủ trì, phối hợp cùng các NXB thực hiện.
Tổ chức thực hiện: Thu hút các nhà đầu tư về xuất bản, thu hút NNL,
công nghệ tiên tiến của xuất bản hoạt động tại Việt Nam.
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, lĩnh vực giáo dục, đào tạo
đang hoạt động dưới tác động của những động lực mới như: sự gia tăng nhu
cầu nhập học, sự đa dạng hóa các loại trường và nguồn cung ứng, sự hợp tác
giữa các nhà trường, tồn tại các nhu cầu học tập suốt đời, sự tác động của
công nghệ thông tin và truyền thông, trách nhiệm xã hội của các trường đại
học và sự thay đổi trong vai trò của chính phủ. Về cơ bản các động lực này là
biểu hiện cụ thể của một thế giới toàn cầu hóa trong giáo dục. Quá trình giáo
142
dục xuyên biên giới này hiện đang diễn ra chủ yếu thông qua sự dịch chuyển
qua biên giới, đây là xu thế mới đang tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ. Để
thực hiện tốt công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực xuất bản đạt chuẩn
khu vực và thế giới, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp.
Một số giải pháp cụ thể:
Hợp tác quốc tế trong đào tạo sinh viên, nghiên cứu sinh trong lĩnh vực
xuất bản. Hiệu quả của việc đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao ở nước ngoài
có thể được nhìn nhận từ thành công của một số nước đã có những bước đột
phá để trở thành những quốc gia phát triển hàng đầu thế giới. Có chính sách
quốc gia, chính sách doanh nghiệp cho những đối tượng được đào tạo ở ngoài
nước nhằm tránh chảy máu chất xám trong đào tạo NNLXB.
- Cần có chính sách phù hợp hơn trong việc thu hút, sử dụng nhân lực
sau đào tạo sao cho hiệu quả, có như vậy mới thu hẹp khoảng cách về chất
lượng đào tạo và trình độ khoa học kỹ thuật của Việt Nam và thế giới trong
xuất bản.
- Tăng cường các nguồn lực tài chính đảm bảo nguồn ngân sách Nhà
nước thực hiện việc gửi học sinh, sinh viên, giảng viên, giáo viên và cán bộ
quản lý đi đào tạo ở nước ngoài thông qua các đề án về đào tạo, bồi dưỡng
nhân lực lĩnh vực xuất bản đã được phê duyệt; đồng thời phát huy tối đa việc
huy động nguồn lực từ các nước và các tổ chức quốc tế góp phần thực hiện
nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nguồn nhân lực.
Hội nhập và chuyển giao công nghệ xuất bản kỹ thuật số nhằm phát
triển NNL có kỹ năng. Hiện nay công nghệ kỹ thuật số đang phát triển và ảnh
hưởng không nhỏ đến quá trình xuất bản sách điện tử, sản phẩm kỹ thuật số.
Cùng với nó là sự phát triển của công nghệ thông tin với nhiều phần mềm ứng
dụng, sự truyền tải của internet đã thay đổi cơ bản sản phẩm và thị trường. Để
đáp ứng nhu cầu phát triển ngành Xuất bản cần có công nghệ và NNL của
công nghệ này. Trong những năm vừa qua hoạt động liên kết xuất bản đã phát
143
triển mạnh mẽ về tốc độ, quy mô, số lượng và chất lượng góp phần thực hiện
tốt nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, thực hiện tốt hai
mục tiêu kinh tế và chính trị. Thực tế cho thấy liên kết xuất bản đang trở
thành xu hướng chính trong hoạt động xuất bản ở Việt Nam. Hiện nay chúng
ta đã và đang được hưởng thụ rất nhiều những tác phẩm văn học có giá trị từ
nhiều quốc gia, nhiều châu lục trên thế giới. Chính nhờ có liên kết xuất bản
mà những đầu sách văn học hay của thế giới nhanh chóng đến được tay bạn
đọc ở Việt Nam một cách dễ dàng. Việc nghiên cứu tình hình liên kết trong
hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết để các Nhà xuất bản,
các Công ty tư nhân có thể nhìn thấy những thành quả đạt được cũng như
những hạn chế cần khắc phục để đưa ra những giải pháp hiệu quả cụ thể cho
mình, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho toàn ngành Xuất bản - In - Phát
hành và cho nền kinh tế chung của đất nước.
- Liên doanh làm sách điện tử: Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 cùng với
sự phát triển mạng thông tin toàn cầu, sự bùng nổ của thiết bị truyền thông cá
nhân, đang tạo ra nhiều thay đổi trong các lĩnh vực của đời sống mà trong đó
ngành Xuất bản cũng không ngoại lệ. Những thói quen mới của độc giả như:
mua bán, lựa chọn và trao đổi sách trực tuyến, sử dụng ebook (sách điện tử) và
vrbook (sách thực tế tăng cường ảo) đang trở thành một xu hướng tất yếu, hứa
hẹn nhiều triển vọng đối với các nhà xuất bản của các quốc gia trên thế giới.
- Hợp tác kinh doanh xuất bản phẩm nhằm chuyển giao công nghệ và
phương pháp kinh doanh số với các doanh nghiệp với lợi thế về công nghệ, tư
duy kinh doanh vận hành theo mô hình của trang bán lẻ trực tuyến trong đó có
kinh doanh sách điện tử. Tăng cường hoạt động liên kết xuất bản sách điện tử,
đồng thời, có chính sách khuyến khích, mở rộng đối tượng tham gia vào việc
phát hành, kinh doanh sách điện tử.
- Cần xây dựng quy chế hợp tác: các nhà xuất bản tham gia xuất bản điện
tử phải bảo đảm một số các điều kiện về nhân lực, hạ tầng kỹ thuật, giải pháp
144
công nghệ. Xây dựng cơ chế thích hợp nhằm bảo đảm quyền tác giả, quyền lợi
của những tổ chức, cá nhân tham gia vào thị trường xuất bản điện tử. Nhà nước
cần tăng cường mạnh mẽ hơn nữa trong công tác quản lý thị trường xuất bản
phẩm nói chung, thị trường xuất bản điện tử nói riêng nhằm khắc phục có hiệu
quả việc vi phạm bản quyền, trốn thuế, nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành
mạnh cho tất cả các nhà xuất bản, đơn vị, tổ chức tham gia xuất bản, liên kết xuất
bản và phát hành sách điện tử. Đồng thời, cần có chính sách phát triển công
nghiệp sản xuất các thiết bị đọc sách nhằm hạ giá thành loại sản phẩm này.
- Tăng cường kiểm soát nội dung, chương trình xuất bản để sự hợp tác
không vi phạm Luật Xuất bản, Luật Kinh doanh hay các quy định pháp luật
khác ở Việt Nam.
- Hình thức liên kết thể hiện cách thức lựa chọn đối tác liên kết của các
cơ sở sản xuất kinh doanh xuất bản phẩm. Tuỳ thuộc vào chức năng nhiệm vụ
của NXB mà có đối tác phù hợp nhằm chủ động để tạo ra mặt hàng sách đáp
ứng nhu cầu của thị trường và được bạn đọc hưởng ứng. Hình thức liên kết
góp vốn; cung cấp NNLN và thị trường.
Hợp tác quốc tế về sản phẩm và thị trường, phát triển chất lượng nội
dung, số lượng xuất bản phẩm và thị trường nhằm tạo ra môi trường cạnh
tranh, thị trường việc làm rộng lớn và bền vững. Thông qua thị trường lao
động xuất bản làm cho chất lượng NNL được tăng lên theo hướng hội nhập.
Số lượng NNL được dự báo chính xác hơn so với nhu cầu thị trường.
- Hợp tác để xuất bản xuất bản phẩm nhằm đa dạng hóa sản phẩm đồng
thời kế thừa được những nội dung, kiến thức của nhân loại, phổ biến kiến
thức khoa học, nghệ thuật, văn hóa giúp cho quá trình hội nhập sâu và rộng.
Đồng thời thông qua sự hợp tác này có thể học hỏi được quy trình xuất bản,
quá trình kinh doanh từ đó hoàn thiên các kỹ năng, làm tăng chất lượng NNL.
- Hợp tác về thị trường tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh, thông qua đó
yêu cầu về chất lượng xuất bản phẩm cao hơn từ đó yêu cầu nâng cao kỹ năng
145
làm việc của BTV, sự năng động của phát hành viên, tăng cường kỹ năng giao
tiếp để nâng cao kỹ năng ngoại ngữ trong kinh doanh.
Hợp tác quốc tế về lao động việc làm của ngành Xuất bản giữa một số
nhà xuất bản danh tiếng với một số nhà xuất bản trong nước. Đây là con
đường ngắn nhất để hoàn thiện kỹ năng NNL trong quá trình hội nhập.
- Hợp tác về xuất bản sách giáo khoa, sách điện tử để học sinh, độc giả
trong nước có cơ hội tiếp cận các xuất bản phẩm có chất lượng cao của các
nhà xuất bản trên thế giới và khu vực từ đó tạo áp lực đòi hỏi chất lượng xuất
bản phẩm trong nước cao hơn về chất lượng, mỹ thuật. Đó cũng là yêu cầu
nâng cao chất lượng NNLXB để tạo nên những sản phẩm đó.
- Hợp tác về lao động. Các NXB trong nước có thể hợp tác về lao động,
việc làm với các NXB của các nước trong khu vực và thể giới. Lợi thế của
Việt Nam là cung cấp lao động giá rẻ, cần cù, chăm chỉ đồng thời học tập và
củng cố quy trình làm việc, kỹ năng được hoàn thiện từ đó hội nhập và phát
triển thị trường lao động việc làm.
Kiến nghị
Qua quá trình nghiên cứu luận án, tác giả có một số kiến nghị đối với
Đảng và các cơ quan quản lý nhà nước như sau
- Cần phải có một cơ quan nghiên cứu, giảng dạy riêng về xuất bản nhằm
nâng cao vị thế của xuất bản trong xã hội đúng với vai trò, nhiệm vụ của nó
trong xã hội.
- Nên thí điểm về nhà xuất bản tư nhân nhằm tổng kết rút ra sự phát triển
doanh nghiệp tư nhân xuất bản trong thời kỳ hội nhập và phát triển của khoa
học và công nghệ.
- Trao quyền về hợp tác, mở rộng thị trường xuất bản nhất là xuất bản kỹ
thuật số cũng như thu hút NNLXB cho các NXB, doanh nghiệp để xuất bản
phát triển theo hướng thị trường.
146
Tiểu kết chương 4
Trong chương này, tác giả đã nghiên cứu trình bày những giải pháp
PTNNLXB trong xu thế hội nhập với những nội dung về cơ cấu, số lượng,
chất lượng và tiêu chí của NNL.
Những quan điểm và xu hướng PTNNLXB đã được nêu ra đó là quan
điểm của Đảng, chính sách của nhà nước như: Quan điểm chung; Quan điểm
về hội nhập và công nghệ; Quan điểm về Phát triển nguồn nhân lực xuất bản.
Một số xu hướng đó là: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành
Xuất bản theo bản sắc Việt Nam; Phát triển nguồn nhân lực theo quy luật thị
trường và nâng cao năng suất lao động; Phát triển nguồn nhân lực theo chuẩn
quốc tế và nhu cầu hội nhập; Phát triển nguồn nhân lực gắn với nền tảng công
nghệ số ở Việt Nam và khu vực.
Phân tích về PTNNLXB của Việt Nam hiện nay, tác giả đã sử dung ma
trận SWOT đề phân tích về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của
NNL từ đó nêu ra những giải pháp khoa học, sát với thực tiễn.
Các giải pháp cụ thể, luận án đưa ra bốn giải pháp cơ bản đó là:
Giải pháp nhận thức: Nhận thức đúng đắn về vai trò của xuất bản và
NNLXB trong quá trình phát triển của xã hội đó là vai trò chính trị, văn hóa
tư tưởng, kinh tế,của xuất bản. Vai trò thiết kế, xây dựng cấu trúc, nội dung
của BTV để tác phẩm ra đời phù hợp với đối tượng độc giả. Vai trò tiên
phong trong xuất bản điện tử của NNLCN nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của
khoa học, hội nhập của xuất bản điện tử.
Giải pháp về xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực trong từng giai đoạn:
Xây dựng chiến lược ngành Xuất bản gắn với chiến lược NNL cho từng
thời kỳ, cho một giai đoạn. Chính sách thu hút NNL nhằm thu hút nhân tài,
chuyển giao công nghệ và phát triển thị trường là bước đột phá trong phát
triển doanh nghiệp nói chung và ngành Xuất bản nói riêng. Xây dựng vị trí
147
việc làm là cơ sở để xác định số lượng lao động cho một doanh nghiệp và
nâng cao chất lượng làm việc.
Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực gắn với kế hoạch việc làm: Quy hoạch
ngành đào tạo sát với nhu cầu thực tiễn, cơ chế quản lý, sử dụng lao động từ
tuyển chọn, bố trí, đánh giá người lao động. Đổi mới chương trình đào tạo
đáp ứng chất lượng NNL theo tiêu chí hội nhập. NNL có chất lượng quốc tế
và khu vực, có năng lực làm việc, năng suất lao động cao.
Giải pháp hợp tác quốc tế để thu hút nguồn nhân lực: Hợp tác quốc tế
trong đào tạo sinh viên, nghiên cứu sinh trong lĩnh vực xuất bản. Hội nhập và
chuyển giao công nghệ xuất bản kỹ thuật số nhằm phát triển NNL có kỹ năng.
Hợp tác quốc tế về sản phẩm và thị trường, phát triển chất lượng nội dung, số
lượng xuất bản phẩm và thị trường nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh, thị
trường việc làm rộng lớn và bền vững. Hợp tác quốc tế về lao động việc làm
của ngành Xuất bản đối với một số nhà xuất bản danh tiền với một số nhà
xuất bản trong nước.
148
KẾT LUẬN
Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với thế giới và khu vực trong tất cả
các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, khoa học – công nghệ, giáo dục và đào
tạo,Hội nhập là tất yếu của ngành Xuất bản Việt Nam. Phát triển NNL
trong bối cảnh hội nhập nhằm làm tăng tốc độ hội nhập và hiệu quả trong
ngành Xuất bản. Phát triển NNL công nghệ đáp ứng yêu cầu xuất bản công
nghệ kỹ thuật số, số hóa dữ liệu và quản trị dữ liệu là mục tiêu hàng đầu hiện
nay. Phát triển NNL đáp ứng cho lĩnh vực xuất bản trong hoạt động kinh
doanh kinh tế số. Phát triển và mở rộng thị trường xuất bản ra bên ngoài là đòi
hỏi tất yếu của hội nhập. Để làm được điều này cần có một NNL có trình độ
chuyên môn cao, trình độ công nghệ có kỹ năng tương ứng trong khu vực là
điều cần thiết. Phát triển nguồn nhân lực ngành Xuất bản trong bối cảnh hội
nhập là nhu cầu tất yếu và cấp bách hiện nay.
Trong luận án đã củng cố và bổ sung lý luận về phát triển NNL, trong đó
có NNL chuẩn quốc tế được phát triển theo hướng nâng cao chất lượng và số
lượng NNL cung cấp cho thị trường lao động ngành Xuất bản của khu vực và
quốc tế. Về chất lượng, PTNNL theo hướng nâng cao trình độ chuyên môn,
kỹ năng làm việc. Phát triển NNL có trình độ công nghệ, ngoại ngữ để hội
nhập quốc tế. Về số lượng, PTNNL theo hướng thị trường lao động quốc tế.
Dự báo cung – cầu để đào tạo và PTNNL sát với nhu cầu thực tế.
Về thực trạng, luận án nghiên cứu và đưa thực trạng NNL xuất bản Việt
Nam trong đó thực trạng về cơ cấu, chất lượng, số lượng và một số tiêu chí.
Về chất lượng, thực trạng NNL Việt Nam hiện nay NNLCLC còn chiếm tỉ lệ
thấp. Chất lượng NNL được đánh giá thông qua bậc, ngạch lương, chưa phản
ảnh được chất lượng NNL. Về kỹ năng, NNLXB chưa có kỹ năng đáp ứng
hội nhập quốc tế trong đó kỹ năng về trình độ ngoại ngữ, tin học, công nghệ
và kỹ năng phát triển thị trường chưa được xác định rõ ràng.
149
Về giải pháp, luận án đã nêu được các giải pháp cụ thể nhằm PTNNL
trong xu thế hội nhập trong đó nêu bật giải pháp nhận thức, giải pháp đào tạo,
giải pháp hợp tác quốc tế là những giải pháp nổi bật. Giải pháp nhận thức nêu
lên được cần nhận thức rõ vai trò ngành Xuất bản và NNL của nó trong quá trình
xây dựng và phát triển đất nước thông qua phát triển kinh tế, giáo dục, văn hóa,
khoa học, Về giải pháp đào tạo cần chú trong xây dựng cơ sở vật chất, mã,
ngành nhằm đào tạo NNLCLC, NNL quốc tế theo quy luật thị trường.
Luận án đã cố gắng nghiên cứu về lý luận và thực tiễn PTNNL ngành
Xuất bản để có được NNL đáp ứng hội nhập quốc tế theo quy luật thị trường.
150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Hoàng Xuân Vinh (2018), Nguồn nhân lực ngành Xuất bản Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập quốc tế – Cơ hội và thách thức, Tạp chí
Nhân lực khoa học xã hội, số 12-2018.
2. Hoàng Xuân Vinh (2018), Đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân
lực quản lý ngành Xuất bản Việt Nam trong xu thế hội nhập, Tạp chí
Nghiên cứu kinh tế, số 5-2018.
3. H.X.Vinh (2018), Current situation in publishing industry of
Vietnam, Scientifically-methodical and theoretical journal,
SOCIOSPHERE, 2018, 186.
4. Hoàng Xuân Vinh (2018), Cơ hội và thách thức của cách mạng 4.0
đối với ngành Xuất bản Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 1-
2018.
5. Hoàng Xuân Vinh (2015), Một số dự báo những ảnh hưởng của
ngành Xuất bản Việt Nam khi hội nhập, Tạp chí Nhân lực khoa học
xã hội, số 8-2015.
151
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Ngô Quỳnh An (2013), Các cách tiếp cận nguồn nhân lực trong tổ
chức, Tạp chí Kinh tế & Phát triển tháng 7/2013, Hà Nội.
2. Phan Chí Anh (2020), Quality leadership in digital transformation: a
Vietnamese business perspective, Hội thảo quốc tế Lãnh đạo & Quản lý
trong thời đại chuyển đổi số, Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Trần Thị Phương Anh (2012) , Phát triển NNL vùng kinh tế trọng điểm
Bắc bộ nước ta, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Khoa học Xã hội.
4. Ban Bí thư (2004), Nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất
bản, Chỉ thị số 42-CT/TW, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam.
5. Lê Xuân Bá, Trần Kim Hào, Nguyễn Hữu Thắng (2006), Doanh nghiệp
nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà
xuất bản chính trị quốc gia 2006.
6. Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng, (2008), Giáo trình kinh tế quốc
tế. Trường đại học kinh tế quốc dân. Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc
dân 2008.
7. Hoàng Ngọc Bình (2013), Xuất bản và pháp luật về xuất bản, Đặc san
tuyên truyền pháp luật, số 2.
8. Bộ Thông tin và Truyền thông (2012), Quy hoạch phát triển nhân lực
ngành Thông tin và Truyền thông giai đoạn 2011 – 2020, Trung tâm
thông tin Bộ Thông tin và Truyền thông.
9. Bộ Thông tin và Truyền thông (2012), Quyết định phê duyệt nhân lực
ngành Thông tin &Truyền thông giai đoạn 2011 – 2020, Hà Nội.
10. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (chủ biên) (2008), Giáo trình Kinh tế
nguồn nhân lực, Hà Nội, Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân.
11. Tạ Minh Châu (2013), Đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử Việt
Nam, Tạp chí Phát triển & Hội nhập Số 9 (19) - Tháng 03-04/2013.
152
12. Chính phủ (2019), Ban hành chương trình hành động của Chính phủ về
một số chủ trương, chính sách chủ động tham giao Cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư, Cổng thông tin điện tử Chính phủ năm 2019,
Hà Nội.
13. Chính phủ (2015), Phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Khoa học và
Công nghệ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 gắn với chuyển đổi
mô hình tăng trưởng góp phần phát triển kinh tế, Cổng thông tin điện
tử Chính phủ.
14. Chính phủ (2014), Phê duyệt quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát
hành xuất bản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Cổng thông tin
điện tử Chính phủ.
15. Chính phủ (2012), Phê duyệt kế họach phát triển nguồn nhân lực
Thông tin và Truyền thông giai đoạn 2011 - 2020, Cổng thông tin điện
tử Chính phủ.
16. Chính phủ (2011), Đề án hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ
đến năm 2020, Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
17. Vũ Mạnh Chu (2008): Pháp luật xuất bản ở Việt Nam, quá trình thực
hiện và đổi mới trong điều kiện cơ chế thị trường định hướng XHCN,
Luận án Tiến sĩ Luật, Hà Nội 2008.
18. Đỗ Minh Cương, Mạc Văn Tiến (2004), Phát triển lao động kỹ thuật ở
Việt Nam: Lý luận và thực tiễn, Hà Nội, Nxb. Lao động Xã hội.
19. Vi Tiến Cường (2015), Đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh toàn cầu
hóa, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 11-2015.
20. Đại học kinh tế - ĐHQG Hà Nội (6/2020), Hội thảo quốc tế Lãnh đạo
& Quản lý trong thời đại chuyển đổi số, Hà Nội.
21. Đảng cộng sản Việt Nam (2019), Nghị quyết của Bộ chính trị về một số
chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, Hà Nội.
153
22. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Nghị quyết đại hội toàn quốc lần thứ
XII, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, Xây dựng Đảng, Hà Nội.
23. Đảng cộng sản Việt Nam (2015), Báo cáo của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa IX ngày 10 tháng 4 năm 2006 về phương hướng,
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010, Báo điện tử
Đảng cộng sản Việt Nam.
24. Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Số: 29-NQ/TW về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội
nhập quốc tế, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam.
25. Đảng cộng sản Việt Nam (2012), Nghị quyết số 20-NQ/TW về phát
triển Khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Báo điện tử
Đảng cộng sản Việt Nam.
26. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.34.
28. Đảng cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị 42 CT/TW (2004) về nâng cao
chất lượng toàn diện hoạt động xuất bản, Hà Nội.
29. Đảng cộng sản Việt Nam (2004), Nâng cao chất lượng toàn diện của
hoạt động xuất bản, Hệ thống văn kiện, tư liệu, Báo điện tử Đảng cộng
sản Việt Nam, Hà Nội.
30. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
154
32. Đề tài KHBĐ – 05 ( 2016), Phát triển nhân lực trong ngành Xuất bản -
Thực trạng và giải pháp, Hội đồng khoa học các ban Đảng TW.
33. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2004). Giáo trình quản trị
nhân lực. Nhà xuất bản lao động - xã hội năm 2006.
34. Lê Thị Hồng Điệp (2010), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để
hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại
học Quốc gia Hà Nội.
35. Đỗ Quang Dũng làm chủ nhiệm (2013), Nâng cao hiệu quả liên kết
xuất bản qua thực tiễn hoạt động của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia -
Sự thật, Đề tài cấp Bộ 2013.
36. Gary S. Becker (2010), Vốn con người: Phân tích lý thuyết và
kinh nghiệm liên quan đặc biệt đến giáo dục, Hà Nội, Nxb.Khoa học
Xã hội.
37. Trần Hân (2013), Luận đàm về ngành Xuất bản Trung Quốc, Nxb
Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
38. Thu Hằng (2015), Nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động
xuất bản, Việt Nam, Nxb. Đại học Vinh, Vinh 2013.
39. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2016), Hội nhập về giáo dục nghề nghiệp của
Việt Nam trong cộng đồng kinh tế Asean, Việt Nam sau 30 năm đổi mới:
Thành tựu và triển vọng, NXB Hồng Đức năm 2016, tr 155.
40. Hoàng Xuân Hiệp (2013), Nâng cao chất lượng vốn nhân lực của các
doanh nghiệp may Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh doanh và Quản lý,
Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 2013.
41. Phạm Thị Bích Hoa (2016), Kinh nghiệm phát triển nhân lực khu vực
công của bang Victoria (Australia)”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, 2006,
tr. 42-44.
42. Vũ Đức Hòa, Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ chuyên
155
ngành quản lý kinh tế, Trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội 2016.
43. Nguyễn Duy Hùng (2009), Mô hình NXB của một số nước và mấy suy nghĩ
về mô hình NXB ở Việt Nam, Tham luận tại Hội nghị xây dựng mô hình
NXB trước yêu cầu mới do Ban tuyên giáo TW tổ chức, Hà Nội 2009.
44. Nguyễn Mạnh Hùng (2012), Thị trường khoa học và công nghệ ở Việt
Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế,
Đại học Quốc gia Hà Nội.
45. Lê Quang Hùng (2014), Phát triển nhân lực chất lượng cao ở vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung, Việt Nam, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
46. Lê Văn Hùng (2016), Thực trạng năng suất lao động của Việt Nam từ sau
đổi mới và những nút thắt ràng buộc cất cánh phát triển, Kỷ yếu hội thảo
Diễn đàn 30 năm Kinh tế Việt Nam, Viện kinh tế Việt Nam – Viện Hàn
lâm khoa học xã hội năm 2016, tr 176.
47. Nguyễn Thị Lan Hương (2005), Đổi mới kế hoạch hóa nguồn nhân lực
trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, Luận án tiến sĩ kinh
tế, Trường đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
48. Nguyễn Mai Hương (2011), Kinh nghiệm một số quốc gia Châu Á về
phát triển nguồn nhân lực trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế - bài
học cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học xã hội và
nhân văn 27, tr.52-58.
49. Đoàn Thị Thu Hương (2017), Phát triển nguồn nhân lực trong các
trường Đại học, Cao đẳng ngoài công lập Việt Nam hiện nay, Viện
chiến lược phát triển, Hà Nội.
50. Nguyễn Văn Khánh (Chủ biên) (2012), Nguồn lực trí tuệ Việt Nam – Lịch
sử, hiện tại và triển vọng, Hà Nội, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
51. Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nha Trang (2018), Phát
triền nguồn nhân lực ngành xông nghệ thông tin trong thời kỳ cách
mạng công nghiệp 4.0, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Khánh Hòa.
156
52. Nguyễn Kiểm (2010), Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường quản
lý văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh
vực Xuất bản và phát hành xuất bản phẩm, Hà Nội.
53. Lê Thị Mỹ Linh (2009), Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận
án tiến sĩ, trường Đại học kinh kế quốc dân năm 2009.
54. Võ Thị Kim Loan (2014), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Thành phố Hồ Chí Minh,
Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
55. Lương Công Lý (2014), Giáo dục - đào tạo với việc phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ
kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
56. Trần Thị Kiều Nga (2015), Quan điểm của Đảng về phát triển nguồn
nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tạp chí Lý luận
Chính trị
57. Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở
Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Việt Nam, Nxb. Khoa học
Xã hội, Hà Nội, tr.78.
58. Nhiều tác giả (2018), Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực,
Tạp chí Lý luận chính trị, tháng 8 năm 2018.
59. Nhiều tác giả (2013), Xuất bản Việt Nam trong những năm đổi mới đất
nước, Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
60. Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội,
Việt Nam, Nxb. Tư Pháp.
61. Mai Trọng Nhuận (2005), Báo cáo kết quả đoàn công tác tại Singapore,
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
62. Nguyễn Tiến Phát (2014), Xuất bản sách điện tử ở Việt Nam hiện nay
và xu hướng phát triển, Tạp chí Phần mềm và Nội dung số, số 5.
157
63. Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng (chủ biên) (2012), Phát triển nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế, Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
64. Trần Mai Phước (2012), Suy nghĩ về một số giải pháp phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao đáp ứng đòi hỏi của hội nhập kinh tế quốc tế,
Tạp chí khoa học – Đại học mở TP. Hồ Chí Minh, số 7 2012.
65. Chu Tiến Quang (2005), Huy động và sử dụng các nguồn lực trong
phát triển kinh tế nông thôn – thực trạng và giải pháp, Việt Nam, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
66. Quốc hội (2019), Luật Lao động 2019, Hà Nội.
67. Quốc hội (2019), Luật Giáo dục 2019, Hà Nội.
68. Quốc hội (2012), Luật Xuất bản, Luật số 19/2012/QH13, Hà Nội.
69. Đỗ Thị Quyên (2008), Nghiên cứu vấn đề quản lý thị trường xuất bản
phẩm Việt Nam từ năm 1993 đến nay, Luận án Tiến sĩ Văn hóa, Hà Nội.
70. Đường Vinh Sường (1993), Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt
động các Nhà xuất bản trong bước chuyển sang cơ chế thị trường,
Luận án Tiến sĩ, Hà Nội.
71. Phạm Thị Thanh Tâm, Thái Thu Hoài (2014), Ngành Xuất bản, xu
hướng phát triển và vấn đề quản lý, Tạp chí VHNT, số 362.
72. Phạm Thị Thanh Tâm (1996), Kinh doanh xuất bản phẩm trong cơ chế
thị trường ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội.
73. Hồ Bá Thâm (2014), Nhân lực chất lượng cao: Quan niệm và nhu cầu
hiện nay, Trung tâm dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và thông tin thị
trường TP. Hồ Chí Minh.
74. Nhiệm Ngạn Thân( 2015), Phát hiện và sử dụng nhân tài, Việt Nam,
Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
158
75. Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Cẩm Nhung (Chủ biên) (2019), Báo cáo
thường niên kinh tế Việt Nam 2019, Trước ngưỡng cửa nền kinh tế số,
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
76. Trần Đình Thiên (6/2020), Digital economy and issues are being posed
to Viet Nam, Hội thảo quốc tế Lãnh đạo & Quản lý trong thời đại
chuyển đổi số, Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
77. Trần Văn Thọ, Cú sốc thời gian và kinh tế Việt Nam, NXB tri thức
2016, Hà Nội.
78. Nguyễn Đình Thực (2013), Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ biên
tập xuất bản sách lý luận chính trị, pháp luật trong tình hình mới, Đề
tài cấp Bộ, Hà Nội 2013.
79. Nguyễn Thị Thu Thủy (2018), Tiếng Anh – một môn học không thể
thiếu trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập, Đại học Văn hóa TP.
Hồ Chí Minh.
80. Nguyễn An Tiêm (2013), Tổ chức, quản lý và chính sách xuất bản của
một số quốc gia - kinh nghiệm đối với Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc
gia - Sự thật, Hà Nội.
81. Nguyễn An Tiêm, Nguyễn Nguyên (chủ biên), Nguyễn Thị Mỹ Linh
(2015), Xã hội hoá hoạt động xuất bản - Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn, NXB. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội
82. Phạm Đức Tiến (2016), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ, Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.
83. PGS.TS. Nguyễn Tiệp (chủ biên) (2008), Giáo trình Nguồn nhân lực,
Nxb. Lao động Xã hội, Hà Nội.
84. Nguyễn Thị Thùy Trang (2016), Phát triển con người Việt Nam sau 30
năm đổi mới: Thành tựu và hạn chế, Việt Nam sau 30 năm đổi mới:
Thành tựu và triển vọng, NXB Hồng Đức
159
85. Phạm Quốc Trụ (2011), Hội nhập quốc tế: Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn, Tạp chí nghiên cứu Biển Đông, Hà Nội
86. Trung tâm Internet Việt Nam, Báo cáo tài nguyên Internet Việt Nam,
Nhà xuất bản Công Thương năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019.
87. Nguyễn Anh Tú (2015), Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản
ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân.
88. Nguyễn Ngọc Tú (2012), Nhân lực chất lượng cao của Việt Nam trong
hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị -
Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
89. Nhâm Phong Tuân (6/2020), Influence of digital transformation on
organizational strategic management, Hội thảo quốc tế Lãnh đạo &
Quản lý trong thời đại chuyển đổi số, Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia
Hà Nội.
90. Bùi Sỹ Tuấn (2011), Nâng cao chất lượng NNL nhằm đáp ứng nhu cầu
xuất khẩu lao động ở Việt Nam đến 2020, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại
học Kinh tế quốc dân.
91. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2004), Quản lý nguồn
nhân lực ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Khoa
học xã hội, Hà Nội.
92. Nguyễn Hồng Vinh, Nguyễn Kiểm, Hoàng Phong Hà, Trần Đoàn Lâm,
Nguyễn Thế Kỷ, Đường Vinh Sường, Trần Văn Hải, Nguyễn Quý Thao,
Vi Quang Thọ, Võ Tử Thành (2012), Xuất bản Việt Nam trong bối
cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, Nxb. Thời đại, Hà Nội.
93. Hoàng Xuân Vinh (2018), Cơ hội và thách thức của cách mạng 4.0 đối
với Ngành Xuất bản Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 1-2018.
94. Hoàng Xuân Vinh (2018), Đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực
quản lý Ngành Xuất bản Việt Nam trong xu thế hội nhập, Tạp chí
Nghiên cứu kinh tế, số 5-2018.
160
95. Hoàng Xuân Vinh (2018), Một số dự báo những ảnh hưởng của Ngành
Xuất bản Việt Nam khi hội nhập, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, số
12-2018.
96. Hoàng Xuân Vinh (2015), Một số dự báo những ảnh hưởng của Ngành
Xuất bản Việt Nam khi hội nhập”, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, số
8-2015.
97. Hoàng Xuân Vinh (2009) Chiến lược kinh doanh của Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam khi không còn độc quyền sách giáo khoa, Luận văn
thạc sĩ, Đại học HELP Malaysia.
98. Đàm Đức Vượng (2012), Thực trạng và giải pháp phát triển nhân lực
Việt Nam”, Viện khoa học nghiên cứu nhân tài nhân lực, Hà Nội.
TIẾNG ANH
99. A Bain & Company study for the Forum d’Avignon (2011), Publishing in
the digital Era, Avignon Forum, P1-12.
100. Anderson, L. W. and Krathwohl, D. R., et al (Eds..) (2001), A
Taxonomy for Learning, Teaching, and Assessing: A Revision of
Bloom’s Taxonomy of Educational Objectives. Allyn & Bacon. Boston,
MA (Pearson Education Group).
101. About Josh Bersin , HR Technology Market 2019: Disruption Ahead
(2019)
102. Begg, D., Fischer,S. and Dornbush, R. McGraw-Hill (2005),
Economics, Higher Education; 8 edition.
103. Common Ground Publising (2002), The International Publising
Services Market, Pty.Ltd.
104. Country Report & Directory of Members (2011), Publishing in
Sigapore, Singapore book Publishers association, Printed in singapore
by Times Printers Pte ltd.
161
105. Dai Miyamoto, D. Hugh Whittaker (2005), The book publishing
industry in Japan and UK: Corporate philosophy/objective, behaviour
and market structure, This Working Paper forms part of the CBR
Research Programme on Enterprise and Innovation and is a joint
Working Paper of the CBR and the Institute of Technology, Enterprise
and Competitiveness (ITEC) of Doshisha University, Kyoto, p1-28.
106. Development of Human Capital (2014), Lessons from South Korea
Economy Center for Energy and Economy, Korea.
107. Electronic Books (eBooks) (1997), Current Trends and Future
Directions Lynn Silipigni Connaway, Publications.drdo viewFile/3585.
108. Fernando Alfonso (2017), Data sharing: A new editorial initiative of
the International Committee of Medical Journal Editors. Implications
for the editors network, The Egyptian Heart Journal,Volume 69, Issue
2, June 2017, Pages 89-94.
109. Final report (2014), Economic contribution of the New Zealand
publishing industry, New Zealand.
110. Frontier Economics (2017), The contribution of the Publishing industry
to the UK. A report for the Publishers Association, UK.
111. Gary N Mclean, The Problem and the Solution, Advances in
Developing Human Resources, vol. 2, 3: pp. 39-43. , First Published
Aug 1, 2000.
112. Greg G.Wang and Judy Y. Sun (2009), Perspectives on Theory
Clarifying the Boundaires of Human Resource Development, Human
Resource Development International, Volume 12, Number 1, Feb,
2009, pp.93-103.
113. Holland,P.,Sheehan,C.,&DeCieri, H. (2007), Attractin gand retaining
talent: Exploring humanresources development trendsin Australia.
Human Resource Development International, 10, 247-262.
162
114. International Committee, Japan Book Publishers Association, An
Introduction to Publishing in Japan 2017-2018, Japan Book Publishers
Association 6, Fukuromachi, Shinjuku-ku, Tokyo 162-0828, Japan.
115. Jerene Ang (2015), Talent shortage plagues Singapore’s publishing
industry, Singapor, HumanResources, Singapore.
116. Jerry W. Gilley (2002), Steven a. Eggland and Ann Maycunich Gilley,
Principles of human resource development, Perseus Publishing, Second
edition, p.6-7.
117. José L. Gascos, Juan Llopis1 & M. Reyes González (2010), The use of
information technology in training human resources, An E-learning
case study Department of Firm Organization, University of Alicante,
03080 San Vicente (Alicante), Spain.
118. Josephat Stephen Itika (2011), Fundamentals of human resource
management Emerging experiences from Africa, African Public
Administration and Management series, vol. 2.
119. Julie Bulmash (2006), Human resources managerment and technology,
Human resources information system (HRIS) ,p. 53.
120. Ms.Jyoti Rohilla (2015), Role of Information Technology in Human
Resources Management, International Journal of Advance Research,
Ideas and Innovations in Technology, page 566-569.
121. Kamal and Ashish Kumar (2013), Impact of Technology Advancement
on Human Resource Performance, International Journal on Arts,
Management and Humanities 2(2): 43-47.
122. Laudeline Auriol, Jerry Sexton (2001), Human resources in science
and technology: Measurement issues and internationnal mobility, Paper
presented by Martin Schaaper, Directorate for Science, Technology and
Industry, OECD, Paris, in the framework of the 5th Ibero American and
163
Inter American Workshop on Science and Technology Indicators,
Montevideo, Uruguay.
123. Le Theule, M. -A., & Lupu, I. (2015), Publishing without editors or
authors? Competing logics, circulation, and cultural creation in a
publishing firm. Critical Perspectives on Accounting.
124. Leong Weng Fei, N. Viswanadham (2001), E-business and Supply Chain
Issues in Book Publishing Industry in Asia, National University of
Singapore 10, Kent Ridge Crescent, Singapore 119260, P1-9.
125. Mitsuru Uesaka, Human Resource Development Activities in Japan and
Contribution to the Global Standards (2013)
126. S.Navi, Outreach techniques in the promotion of library information
services and resources: A Study among lis professionals, International
Journal of Human Resource Management and Research (IJHRMR)
ISSN (P): 2249-6874; ISSN (E): 2249-7986 Vol. 9, Issue 2, Apr 2019,
11-22.
127. Nhiều tác giả (2018), The Macmillan Story, Copyright © 2018 by
Macmillan Publishers.
128. Nuzhath Khatoon (2015), Integration of information technology with
human resource training and its impact on performance, International
Journal of Human Resource, Management and Research (IJHRMR),
ISSN(P): 2249-6874; ISSN(E): 2249-7986, Vol. 5, Issue 4, Aug 2015,
17-22, India.
129. Octavio Kulesz (2011), Digital publishing in developing countries,
International Alliance of Independent Publishers, English.
130. E V P A S Pallavi & M V V Bhanu (2016), Green HRM: A way for
corporate sustainability, International Journal of Human Resource,
Management and Research (IJHRMR), ISSN(P): 2249-6874; ISSN(E):
2249-7986, Vol. 6, Issue 2, Apr 2016, 13-20.
164
131. Peter Mc Graw (2014), Areviewof Human Resource Development
Trendsand Practicesin Australia:Multinationals, Locals, and
Responsesto Economic Turbulence, Advancesin Developing
HumanResources,2014,Vol.16(1)92–107.
132. Picard, R. G., Grönlund, M., & Pönni, V (2000)., Competitiveness of
the European Union publishing industries. Luxembourg: Office of
Official Publications of the European Communities.
133. Richard A. Swanson, Elwood F. Holton III (2008), Foundations of
Human resource development, Berrett-Koehler Publishers, Inc.
134. Rüdiger Wischenbart (2011), founder of Content and Consulting, is a
consultant to the publishing industry specializing in international book
markets. He is based in Vienna, Austria.
135. Rüdiger Wischenbart (2014), Global Trends in Publishing 2014,
presented by the Frankfurt Book Fair Business, p1-15.
136. Rüdiger Wischenbart (2017), Global Trends in Publishing 2014 An
overview of current developments and driving forces in the
transformation of the international publishing industry, presented by
the Frankfurt Book Fair Business, p1-17.
137. Sim, Wee Chee (2017), Our experience in assisting developing
countries to develop their textbook industry, Panpac Education Pte Ltd
Singapore.
138. Smith, A., & Hayton, G. (1999), What drive senterprise training?
Evidence from Australia. The International Journal of Human
Resource Management, 10, 251-272.
139. M.P.Srivastava (1999), Human Resource Planning: Approaches, Needs
Assessment And Priorities In Manpower Planning, Manak Publications
Pvt. Ltd., Delhi.
165
140. Susumu Hayashi, Toshiaki Kurokawa (2009), Japan’s Critical Issues
on IT Human Resource, Quaterlyreview No. 30 / January 2009
141. Swanson (1997), TADD short, Human resourse Development
Quarterly, page 193.
142. Mr. Kazuyoshi Takeuchi, The Digital Publishing Distribution Market
in Japan, 5th International Digital Distributors Meeting (#5IDDM)
Readmagine 18 Ten Years after Madrid 6-7 June 2018.
143. Thomas M. Shoesmith and Julian Zou (2016), China Imposes Broad New
Restrictions on Publication of Internet Content, Corporate & Securities –
Technology, Pillsbury Winthrop Shaw Pittman LLP, P 1-5.
144. United Nations (2013), Human Resources Management and Training,
United Nations New York and Geneva.
145. Vijayan Pankajakshan (2011), HR Competency Framework Workshop,
Nagpur, India.
146. H. X. Vinh (2018), Current situation in publishing industry of Vietnam,
Scientifically-methodical and theoretical journal, Sociosphere, No.4 -
2018, 186.
147. Xiao Chuan Lian (2015), Chinese Publishing IndustryAn Overview,
M.S in Publishing Program Pace University,
148. Xuemei Tian (2008), Book publishing in Austraylia: The pontential
impact of digitaltechnologies on Business models, Doctoral thesis
School of Business Information Technology Business Portfolio, RMIT
University.
149. Young-bum Park (2017), 35 Years of HRD Korea Together with the
Korean People toward the World
150. Yuan-Yuan Peng và Yuan Tian (2016), Minutes of the First
International Editorial Board Meeting of Chinese Journal of
Traumatology, Chinese Journal of Traumatology,Volume 19, Issue
3, June 2016, Pages 185-186.
166
151. Zuzana Kalmárová (2012), Technology Changes Human Resources
Role : Devergence versus Convergence Delbate – A case Stady on
Slovakia and the United Kingdom, Human Resources Management &
Ergonomics Volume VI.
WEBSIZE
152. https://123doc.org//document/3136467-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-hoat-
dong-xuat-ban-o-viet-nam.htm
153.
dang/dai-hoi-dang/lan-thu-xii
154. cpa.2015.10.004.
155.
156. https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217
157.
158. https://moet.gov.vn/Pages/home.aspx
159. https://ppdvn.gov.vn/web/guest/danh-sach-don-vi
160. https://www.statista.com/statistics/798548/publishing-industry-s-labor-
productivity-in-italy/
161.
phapluat.aspx?ItemID=106
162.
luat.aspx?ItemID=106
163. https://toc.123doc.org/document/509078-chuong-2-thuc-trang-hoat-
dong-xuat-ban-viet-nam-hien-nay.htm.
164.
165. https://vnetwork.vn/news/cac-so-lieu-thong-ke-internet-viet-nam
166.
167. https://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/sach/chap-canh-de-xuat-ban-buoc-vao-
nen-kinh-te-so-635965.html
167
168. https://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/sach/nganh-in-truoc-thach-thuc-so-
hoa-636256.html
169.
to-strong-action-on-human-capital-to-drive-economic-growth
168
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phat_trien_nguon_nhan_luc_nganh_xuat_ban_viet_nam_tr.pdf
- Trichyeu_HoangXuanVinh.pdf