Từ những tiếp cận triết học và khoa học quản lý, luận án đóng góp thiết thực
trong việc xây dựng đường lối, chính sách và các giải pháp phát triển NNL Việt Nam
trong điều kiện của cuộc CMCN lần thứ tư thông qua những kết quả cụ thể:
+ Ngoài việc tổng quan được khối lượng tài liệu lớn liên quan đến đề tài,
Luận án còn Bổ sung các vấn đề lý luận và thực tiễn về các khái niệm cơ bản của
luận án cần giải quyết; Phân tích chỉ ra được cơ sở lý luận chung về NNL, phát triển
NNL; CMCN lần thứ tư và tác động của CMCN lần thứ tư đến phát triển NN.
+ Luận giải một cách cụ thể về mối quan hệ biện chứng giữa phát triển
NNL và cuộc CMCN lần thứ tư, xác định những nhân tố ảnh hưởng chủ chốt tới
NNL và phát triển NNL Việt Nam, những nguyên nhân dẫn tới các tồn tại hiện nay,
xuất phát từ công tác hoạch định, hay hệ thống chính sách, cho tới hệ thống giáo
dục và đào tạo từ đó chỉ ra tính tất yếu của việc phát triển NNL trong điều kiện
của CMCN lần thứ tư, đặc biệt là việc phát triển NNL CNTT – lĩnh vực mũi nhọn
của CMCN lần thứ tư cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu của NNL này.
+ Từ nghiên cứu kinh nghiệm và bài học phát triển NNL của Singapore,
Malaysia, Hoa Kỳ trong việc xây dựng định hướng và giải pháp cho Việt Nam, từ
nhiều góc độ tiếp cận vĩ mô tới vi mô, tìm các điểm phù hợp và bổ ích vận dụng cho
hệ thống hoạch định chính sách, hệ thống giáo dục và đào tạo của Việt Nam.145
+ Luận án còn đóng góp vào việc tổng kết những thành tựu và hạn chế của
thực tiễn phát triển NNL từ những năm 2000 đến nay, bổ sung các vấn đề cơ sở lý
luận và thực tiễn về đánh giá NNL Việt Nam trong thời gian qua. Phân tích chỉ ra
được những điểm mạnh và hạn chế của NNL Việt Nam trong điều kiện của CMCN
lần thứ tư; về số lượng, chất lượng, cơ cấu cũng như thực trạng về định hướng chính
sách phát triển NNL Việt Nam trong điều kiện CMCN lần thứ tư; Chỉ ra được các
vấn đề đặt ra đối với phát triển NNL Việt Nam trước yêu cầu của CMCN lần thứ tư
về chính sách, chất lượng, cơ cấu
172 trang |
Chia sẻ: huydang97 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 864 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, tuyển
dụng, đào tạo, bố trí sử dụng nhân lực, tạo điều kiện về môi trường làm việc kích
thích động cơ, thái độ làm việc của người lao động nhằm đảm bảo tốt nhất cho phát
triển NNL.
4.2.2.1. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về vai trò của mình trong phát triển
nguồn nhân lực
a) Mục tiêu của giải pháp
Nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về vai trò của mình và tầm quan
trọng của phát triển NNL. Thông qua hoạt động đào tạo, NLĐ được nâng cao kỹ
năng, thay đổi quan niệm, thái độ và sẽ đóng góp trở lại một cách hiệu quả cho hoạt
động của doanh nghiệp.
b) Nội dung của giải pháp
Thứ nhất, trong Công nghệ 4.0, xu hướng xem sự phát triển NNL như tài sản
của doanh nghiệp.
Đào tạo phát triển NNL phải được coi là hoạt động đầu tư chứ không phải là
gánh nặng chi phí của doanh nghiệp, ngoài ra, không nên quan niệm NNL chỉ là yếu
tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, cần nhận rõ nhu cầu đào tạo chứ
không chỉ sử dụng NNL. Hoạt động đào tạo và phát triển có thể giúp cho NNL hiểu
biết sâu sắc hơn về mục tiêu, yêu cầu công việc và văn hoá của doanh nghiệp, giáo
dục cho NNL có được sự đồng lòng với doanh nghiệp. Thông qua đào tạo NNL
137
được nâng cao kỹ năng, thay đổi quan niệm, thái độ và đóng góp trở lại một cách
hiệu quả cho hoạt động của doanh nghiệp. Đào tạo và phát triển NNL không chỉ
giúp bù đắp thiếu hụt về chất lượng lao động, và nâng cấp NNL hiện có mà còn
giúp thu hút NNL tiềm năng. Việc chú trọng phát triển NNL, tìm ra những người có
nhiều tiềm năng để đào tạo, phát triển và bố trí những vị trí trọng trách hơn sẽ là sự
động viên tinh thần lớn, sẽ tận tâm hơn với công việc và cống hiến hết lòng cho doanh
nghiệp. Do không chú trọng yếu tố này, các doanh nghiệp thường xảy ra khủng hoảng
về NNL khi quy mô của họ tăng lên và thị trường thay đổi. Vì vậy chủ doanh nghiệp
cần nhận thức được vai trò quan trọng của công tác phát triển NNL trong doanh nghiệp
mình và dành thời gian, nguồn lực phù hợp đầu tư cho hoạt động này.
Thứ hai, chiến lược dài hạn về phát triển NNL là một trong những yếu tố quan
trọng hàng đầu đối với các doanh nghiệp để tăng trưởng quy mô và nâng sức cạnh
tranh, đặc biệt là trong điều kiện CMCN lần thứ tư.
Chủ các doanh nghiệp cần phân tích những thách thức, trở ngại của mình và
đặt ra tầm nhìn dài hạn về doanh nghiệp và vạch ra chiến lược phát triển NNL với
tầm nhìn ít nhất từ 5 - 10 năm tới. Sau đó, tùy năng lực, quy mô của doanh nghiệp
mà xây dựng một lộ trình thực hiện phù hợp. Lộ trình này vạch ra từng giai đoạn để
từ đó tiến hành tuyển dụng và đào tạo một đội ngũ NLĐ có chất lượng cao; đầu tư
lại trang thiết bị, công cụ lao động, xây dựng chế độ lương bổng có tính cạnh tranh
so với doanh nghiệp khác, nhằm tạo môi trường thuận lợi để NLĐ giỏi có thể gắn
bó với doanh nghiệp và phát huy hết năng lực của mình. Có như vậy chủ doanh
nghiệp không phải lo nhân viên sẽ chuyển đi nơi khác sau khi được đào tạo. Chủ
doanh nghiệp cần tham dự các khóa đào tạo, hội thảo, giao lưu, tham gia các hiệp
hội để tăng cường sự hiểu biết và cập nhật về phát triển NNL.
4.2.2.2. Xây dựng chiến lược, chính sách phát triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu
cầu của doanh nghiệp
a) Mục tiêu của giải pháp
Trong CMCN lần thứ tư, đòi hỏi doanh nghiệp cần có chính sách về đào tạo
và phát triển NNL rõ ràng, cụ thể. Vì điều này thể hiện rõ mức độ quan tâm của
lãnh đạo doanh nghiệp về công tác phát triển NNL. Đây vừa là căn cứ để bộ phận
138
chuyên trách và NLĐ thực hiện hoạt động phát triển NNL trong doanh nghiệp.
Đồng thời, vừa là thước đo đánh giá năng lực, trình độ NNL của doanh nghiệp.
b) Nội dung của giải pháp
Thứ nhất, Chính sách đào tạo và phát triển NNL trong doanh nghiệp cần nêu
rõ mục tiêu, phạm vi áp dụng và các quy định về tiêu chuẩn hay quyền lợi của các
bên tham gia.
Các hoạt động về đào tạo và phát triển NNL được thực hiện, các yêu cầu qui
định và tiêu chuẩn để lựa chọn người tham gia, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên
liên quan như NLĐ, chủ doanh nghiệp/phòng/bộ phận quản lý NNL. Cán bộ tổ chức
hoặc cán bộ chuyên trách nhân sự cần dự thảo chính sách này, lấy ý kiến đóng góp
của cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các phòng ban, bộ phận khác trước khi được
lãnh đạo công ty phê duyệt.
Thứ hai, để thành công trong CMCN lần thứ tư, doanh nghiệp cần xây dựng
chiến lược kinh doanh đi đôi với chiến lược phát triển NNL.
Việc chưa xây dựng chiến lược phát triển NNL là do chủ doanh nghiệp
không nhận thức tầm quan trọng, không biết cách xây dựng và không có kinh phí để
thực hiện. Vì vậy, để có nhân lực thực hiện chiến lược kinh doanh, các doanh
nghiệp cần xây dựng chiến lược phát triển NNL phù hợp. Việc tham dự các khóa
đào tạo về xây dựng kế hoạch kinh doanh, chiến lược phát triển NNL là cần thiết.
Tuy nhiên khi xây dựng chiến lược nên xây dựng từ dưới lên và có sự tham gia của
NLĐ, có như vậy thì mới có sự cam kết thực hiện chiến lược từ NLĐ.
4.2.2.3. Xây dựng văn hóa học tập trong doanh nghiệp để phát huy tính tích
cực của chủ thể nguồn nhân lực
a) Mục tiêu của giải pháp
Cho thấy tầm quan trọng của tính tích cực, tự giác thông qua văn hóa học tập
của doanh nghiệp. Vai trò của tự học tập để nâng cao trình độ sẽ tạo cơ hội thứ hai
cho NNL trong việc cập nhật những kỹ năng cần thiết, giúp NLĐ tiếp tục ở các
trình độ cao hơn.
b) Nội dung của giải pháp
Thứ nhất, tự học tập và nâng cao trình độ chuyên môn ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng NNL.
139
Tự học tập sẽ dần tỏ rõ sự độc lập, hình thành những thói quen và kỹ năng có
thể giúp cho NLĐ chủ động làm việc độc lập, đây là một trong những kĩ năng cần
thiết trong CMCN lần thứ tư. Văn hoá học tập giúp NNL hướng tới xây dựng một
xã hội biết hợp lực, m i cá nhân có tinh thần độc lập cao, thúc đẩy xã hội sáng tạo
và đổi mới. Ngoài ra, văn hoá học tập còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tự phát
huy vai trò cá nhân. Điều này sẽ khiến họ bước vào giai đoạn phát triển nhất trong
sự nghiệp của mình.
Thứ hai, bất kỳ doanh nghiệp nào khi bước vào kinh doanh cũng muốn có
trong tay những nhân viên làm việc hiệu quả, luôn hết mình với công việc và trung
thành với doanh nghiệp.
Trình độ tay nghề của người lao động là nhân tố có tác động mạnh thứ hai đến năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp vẫn thu hút và phát triển
được NNL do xây dựng được văn hoá học tập trong tổ chức của mình. Chính vì vậy, để có
được NNL luôn phấn đấu nâng cao trình độ đáp ứng được yêu cầu phát triển của Công nghệ
4.0, phải xây dựng được văn hóa khuyến khích học tập nâng cao trình độ NNL.
4.2.3. Giải pháp dành cho chủ thể (nguồn nhân lực)
Trước tác động của cuộc CMCN lần thứ tư, chúng ta ngày càng nhận thức
rõ xã hội muốn tiến bộ thì phải dựa vào sức mạnh của tri thức, khai thác tiềm năng
sáng tạo vô tận của con người để tạo ra sức mạnh cho quốc gia. NNL là lực lượng
có nhiệm vụ nhân rộng sức mạnh này không chỉ cho hiện tại mà còn cả tương lai.
Mặc dù những năm qua đã có nhiều chính sách phát triển NNL ở các cấp, tuy nhiên,
vai trò chính vẫn là bản thân NNL với tư cách là LLLĐ tự nhận thức và ý thức được
nhiệm vụ của mình. Nhằm đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh CMCN lần thứ tư, NNL
phải có khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi mọi hoạt động trong quá trình sản
xuất. Để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng này, đòi hỏi NNL cần nhận thức và
thay đổi theo yêu cầu cơ bản như sau:
4.2.3.1. Tự học, tự rèn luyện để n ng cao năng lực nghề nghiệp
a) Mục tiêu của giải pháp
Giúp chủ thể nhận thức rõ việc tự học, tự rèn luyện để nâng cao năng lực
nghề nghiệp của bản thân có thể hơi khó khan nhưng đây là điều quan trọng đối với
NNL nếu muốn đạt được mục tiêu của mình trong một thế giới luôn thay đổi.
140
b) Nội dung của giải pháp
Trong thế kỷ của công nghệ 4.0, tự học, tự rèn luyện sẽ khiến NNL chủ
động chẩn đoán nhu cầu cần nâng cao, bổ sung, đổi mới năng lực gì của bản thân,
đưa ra chiến lược mà không cần có sự thúc ép hoặc trợ giúp của người khác. Tự
học, tự rèn luyện là cách để NNL phải tự mình nhận thức thực tế, rút ra ý nghĩa và
tầm quan trọng của năng lực tốt có tác động thế nào đối với lĩnh vực nghề nghiệp
của mình. Việc tự học, tự rèn luyện khiến ngay cả những cá nhân chuẩn bị kém nhất
cũng có được kiến thức như mong muốn, vì sẽ đem lại cho NNL một số lợi ích đã
được chứng minh như sau:
Thứ nhất, NNL phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề mạnh mẽ, tự học cho
phép dễ dàng nhận ra vấn đề và giải quyết vấn đề, tìm hiểu đầy đủ lý do tại sao, như
thế nào, khi nào. Điều này mang đến sự chủ động thay vì sử dụng những giải
pháp có sẵn, do người khác mang lại thì NNL có thể tự mình đưa ra các giải pháp
một cách có hệ thống và hiệu quả.
Thứ hai, tự học khiến cho quá trình rèn luyện của NNL trở nên có ý nghĩa
hơn vì được định hướng, xuất phát từ mong muốn cá nhân để bổ sung và phát triển
các năng lực mới. Mục tiêu rõ ràng như vậy khiến NNL quyết tâm, hứng thú hơn so
với việc ép buộc. Điều này cho thấy khi sự thúc đẩy đến từ bên trong, NNL sẽ được
thúc đẩy để thay đổi và sẽ nhận được nhiều thông tin hơn là từ các nguồn bên ngoài
và m i khi học được điều gì đó mới một cách hiệu quả, năng lực sẽ được nâng cao.
Thứ ba, tạo tinh thần trách nhiệm với tập thể, khắc sâu tính kỷ luật trong lao
động, nâng cao lòng tự trọng và xây dựng sự tự tin cao hơn - Tự học buộc NNL
phải xây dựng cho mình một kế hoạch cụ thể, phải có trách nhiệm, gắn bó hơn với
kế hoạch đó. Chính từ đó, ý tưởng về nghĩa vụ được hình thành. Xây dựng tinh thần
trách nhiệm, tính kỷ luật không chỉ cải thiện tốt lòng tự trọng của bản thân mà còn
giúp đỡ người khác trở nên tốt hơn. Ngoài ra, tự học, tự rèn luyện sẽ đáp ứng sự độc
lập của cá nhân, xây dựng sự tự tin đưa ra lựa chọn và giải quyết vấn đề bất cứ khi
nào cần thiết, từ đó giúp xây dựng lòng tin và nâng cao sự tự tin của bản thân.
141
4. . . . Thường xuyên chú trọng bồi dư ng các năng lực còn hạn chế.
a) Mục tiêu của giải pháp
Dựa trên khung năng lực NNL và thực tế CMCN lần thứ tư cho thấy năng
lực cốt lõi trước kia không còn phù hợp mà các tiêu chí đã có sự bổ sung, thay đổi
cho phù hợp với bối cảnh mới. Ngoài ra, còn có những năng lực không thể thiếu
như năng lực CNTT (khả năng lập trình, kiểm soát chất lượng, vận hành và kiểm
soát thiết bị , năng lực nhận thức (khả năng linh hoạt, tư duy sáng tạo, lý luận
logic . Những năng lực này trước đây ít được chú ý, nhưng hiện nay trở thành
quan trọng.
b) Nội dung của giải pháp
Trên thực tế, phần lớn NNL Việt Nam chưa được đào tạo đầy đủ các năng
lực cần thiết cho nghề nghiệp, vì vậy, NNL cần thường xuyên chú trọng bồi dưỡng
những năng lực còn hạn chế, trong đó lưu ý một số năng lực đặc biệt quan trọng,
không ngừng đổi mới và thích ứng để điều chỉnh thực tiễn của chính mình.
Thứ nhất, trước hết NNL phải tự nhận thức được nhiệm vụ hoàn thiện năng
lực của nghề nghiệp, tự mình coi đó là nhiệm vụ b t buộc, cần thiết, coi đó là một
điều kiện cần và đủ, là một tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu để đánh giá khả năng
toàn diện của NNL trong bối cảnh mới.
Thứ hai, NNL cũng cần tự mình rèn luyện khả năng phát hiện các vấn đề từ
thực tiễn nghề nghiệp, tự tìm hiểu, liên kết, cộng tác, tham gia các hoạt động, các
khóa học, hội thảo, tọa đàm về cách thức phát triển năng lực của bản thân.
Không có quá trình đào tạo NNL ban đầu nào, dù xuất sắc đến đâu, có thể
trang bị cho NNL tất cả các năng lực mà họ sẽ được yêu cầu trong suốt sự nghiệp
của mình. Trong CMCN lần thứ tư, nhu cầu nâng cao năng lực nghề nghiệp đòi hỏi
phải có những cách tiếp cận mới. Để đạt được hiệu quả đầy đủ trong công việc và
có khả năng điều chỉnh theo nhu cầu phát triển trong một thế giới thay đổi nhanh
chóng về xã hội, văn hóa, kinh tế và công nghệ, bản thân NNL cần phải tự chú trọng
bồi dưỡng các năng lực còn hạn chế của mình trong bối cảnh mới và chịu trách
nhiệm lớn hơn đối với việc học tập nâng cao năng lực, nâng cao trình độ của bản
thân như một phương tiện cập nhật và phát triển kiến thức và kỹ năng của mình.
142
TIỂU KẾT CHƢƠNG 4
Kỷ nguyên 4.0 đặt ra nhiều thách thức đối với NNL Việt Nam. Với nền tảng
chính: Kỹ thuật số, công nghệ sinh học; Robot thế hệ mới công nghệ 4.0 sẽ khiến
nền kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình dựa vào tài nguyên, lao động chi phí
thấp sang kinh tế tri thức; làm thay đổi cơ bản khái niệm đổi mới công nghệ, trang
thiết bị trong các dây chuyền sản xuất. Đồng thời, sẽ tạo ra những thay đổi lớn về
cung - cầu lao động. Các nhà kinh tế cảnh báo, trong cuộc cách mạng này, TTLĐ bị
ảnh hưởng nghiêm trọng giữa cung và cầu cũng như cơ cấu lao động. Trong một số
lĩnh vực, với sự xuất hiện của Robot, số lượng nhân viên cần thiết sẽ chỉ còn 1/10 so
với hiện nay. Như vậy, 9/10 nhân lực còn lại sẽ phải chuyển nghề hoặc thất nghiệp.
Ở chương này, chúng tôi dựa trên những nghiên cứu chung về bối cảnh và
định hướng phát triển NNL, cùng với dự báo nhu cầu của các nhà khoa học về sự
phát triển cả số lượng và chất lượng, dự báo về nhu cầu việc làm của NNL Việt
Nam trong thời gian tới, cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Bên cạnh đó, dựa trên
kinh nghiệm từ các quốc gia đã được phân tích ở chuyên đề 1, để rút ra những bài
học cho Việt Nam trong việc hoạch định chiến lược và chính sách phát triển NNL.
Như vậy, để NNL đáp ứng được với những yêu cầu của thời đại 4.0, chúng ta cần
phải có sự đầu tư ở tất cả các góc độ, từ chính phủ đến các doanh nghiệp và bản
thân NNL. Việc tăng cường nguồn lực cho phát triển NNL là điều hết sức cần thiết.
Đồng thời, cần xây dựng chính sách và khuyến khích đội ngũ nhân tài tham gia thị
trường lao động quốc tế. Từ bài học kinh nghiệm quốc tế cho thấy, muốn phát triển
NNL, một trong những trọng tâm đó là chú trọng cho GDĐT. Bất kỳ quốc gia nào
muốn có NNL chất lượng vượt trội, đều đầu tư cho giáo dục, đổi mới phương thức
dạy, học, nghiên cứu, phát triển đội ngũ giảng viên, đầu tư cơ sở vật chất, tài chính,
đồng thời tăng cường định hướng nghề nghiệp và liên kết chặt chẽ với các doanh
nghiệp. Ngoài ra, các cơ sở giáo dục đại học cũng cần chuẩn hoá chương trình đào
tạo để đảm bảo được chất lượng giáo dục, nhất là việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT
tại các trường học. Việc hợp tác với quốc tế cũng là đòi hỏi cấp thiết, vì thông qua
đó, chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm, cách thức nghiên cứu và chuyển giao công
nghệ. Vì sự phát triển của CMCN lần thứ tư đang đòi hỏi cấp bách những NNL
143
mới, ở tầm vĩ mô cấp quốc gia cũng như trong m i tổ chức, doanh nghiệp. Sự thay
đổi NNL sẽ xảy ra toàn diện trong xã hội, trên nền kinh tế vĩ mô cũng như nơi m i
tổ chức xã hội, m i Doanh nghiệp hoạt động, do vậy, tác giả cũng chỉ ra, một trong
những nhân tố quan trọng đó là doanh nghiệp và bản thân nguồn nhân lực – những
người tham gia trực tiếp vào Công nghiệp – cần nhận thức rõ vai trò của mình trong
phát triển NNL.
144
KẾT LUẬN
Chuyển động của m i quốc gia phụ thuộc phần lớn vào trí tuệ và bản lĩnh
của NNL quốc gia đó. Do vậy, NNL được coi là nguồn tài nguyên quý giá hơn tất
cả các nguồn tài nguyên khác. Được coi là loại tài sản có giá trị nhất và là nhân tố
quyết định tới sự thành công và phát triển của đất nước. CMCN lần thứ tư cho phép
con người tiếp cận gần hơn tới những nơi, những điều mà con người luôn mơ ước
đạt tới, nâng cao đáng kể hiệu quả sản xuất và tạo ra những sản phẩm riêng biệt.
Đồng thời còn giúp ta nhận thức nhiều vấn đề tồn tại trước đây một cách rõ ràng và
đúng hơn. Phát triển NNL trong điều kiện của cuộc CMCN lần thứ tư là vấn đề
mang tính chiến lược, lâu dài và cần được xem xét, tiếp cận từ nhiều góc độ khác
nhau, đặc biệt xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển NNL trong
điều kiện phát triển KT – XH hiện tại và tương lai.
Từ những tiếp cận triết học và khoa học quản lý, luận án đóng góp thiết thực
trong việc xây dựng đường lối, chính sách và các giải pháp phát triển NNL Việt Nam
trong điều kiện của cuộc CMCN lần thứ tư thông qua những kết quả cụ thể:
+ Ngoài việc tổng quan được khối lượng tài liệu lớn liên quan đến đề tài,
Luận án còn Bổ sung các vấn đề lý luận và thực tiễn về các khái niệm cơ bản của
luận án cần giải quyết; Phân tích chỉ ra được cơ sở lý luận chung về NNL, phát triển
NNL; CMCN lần thứ tư và tác động của CMCN lần thứ tư đến phát triển NN.
+ Luận giải một cách cụ thể về mối quan hệ biện chứng giữa phát triển
NNL và cuộc CMCN lần thứ tư, xác định những nhân tố ảnh hưởng chủ chốt tới
NNL và phát triển NNL Việt Nam, những nguyên nhân dẫn tới các tồn tại hiện nay,
xuất phát từ công tác hoạch định, hay hệ thống chính sách, cho tới hệ thống giáo
dục và đào tạo từ đó chỉ ra tính tất yếu của việc phát triển NNL trong điều kiện
của CMCN lần thứ tư, đặc biệt là việc phát triển NNL CNTT – lĩnh vực mũi nhọn
của CMCN lần thứ tư cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu của NNL này.
+ Từ nghiên cứu kinh nghiệm và bài học phát triển NNL của Singapore,
Malaysia, Hoa Kỳ trong việc xây dựng định hướng và giải pháp cho Việt Nam, từ
nhiều góc độ tiếp cận vĩ mô tới vi mô, tìm các điểm phù hợp và bổ ích vận dụng cho
hệ thống hoạch định chính sách, hệ thống giáo dục và đào tạo của Việt Nam.
145
+ Luận án còn đóng góp vào việc tổng kết những thành tựu và hạn chế của
thực tiễn phát triển NNL từ những năm 2000 đến nay, bổ sung các vấn đề cơ sở lý
luận và thực tiễn về đánh giá NNL Việt Nam trong thời gian qua. Phân tích chỉ ra
được những điểm mạnh và hạn chế của NNL Việt Nam trong điều kiện của CMCN
lần thứ tư; về số lượng, chất lượng, cơ cấu cũng như thực trạng về định hướng chính
sách phát triển NNL Việt Nam trong điều kiện CMCN lần thứ tư; Chỉ ra được các
vấn đề đặt ra đối với phát triển NNL Việt Nam trước yêu cầu của CMCN lần thứ tư
về chính sách, chất lượng, cơ cấu.
+ Trên cơ sở phân tích bối cảnh mới, luận án dự báo nhu cầu NNL Việt Nam
trong điều kiện CMCN lần thứ tư, đề xuất định hướng và giải pháp phát triển NNL
Việt Nam trong điều kiện CMCN lần thứ tư. Trong đó có giải pháp cho các cơ quan
nhà nước và các cơ sở quản lý giáo dục như: Xây dựng và hoàn thiện chiến lược
tổng thể, hệ thống cơ chế, chính sách vĩ mô về phát triển NNL, Xây dựng chính
sách phát triển nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ nhân tài tham gia thị trường lao
động quốc tế, Xây dựng Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thông qua
giáo dục đại học theo từng giai đoạn, Tăng cường và sử dụng hợp lý nguồn lực tài
chính cho phát triển nguồn nhân lực, Chuẩn hóa hệ thống giáo dục đào tạo quốc gia,
đặc biệt là Giáo dục đại học để đào tạo ra NNL có chất lượng, phù hợp với yêu cầu
trong điều kiện cuả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Lập kế hoạch, chiến
lược nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giảng viên trong từng giai đoạn phù hợp với
thời cuộc, Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục đại
học, Hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học. Hợp tác với doanh nghiệp trong giáo
dục đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Hoàn thiện và triển
khai khung trình độ nguồn nhân lực Việt Nam trên nền tảng quốc tế; giải pháp
cho các doanh nghiệp như: Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về vai trò của
mình trong phát triển nguồn nhân lực, Xây dựng chiến lược, chính sách phát triển
nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Xây dựng văn hóa học tập
trong doanh nghiệp để phát huy tính tích cực của chủ thể nguồn nhân lực và giải
pháp cho chính nguồn nhân lực như: Tự học, tự rèn luyện để nâng cao năng lực
nghề nghiệp và Thường xuyên chú trọng bồi dưỡng các năng lực còn hạn chế.
146
Cho đến nay, chúng ta chưa thể dự đoán được khả năng nào sẽ xảy ra: tích
cực hay tiêu cực, nhưng kinh nghiệm và bài học lịch sử cho thấy kết quả thường là
sự kết hợp của cả hai viễn cảnh đó. Điều chắc chắn là, trong tương lai, NNL chất
lượng chứ không phải nguồn vốn sẽ trở thành nhân tố cốt lõi, quan trọng của nền
sản xuất ở mọi lĩnh vực. Vì cuộc cách mạng này ảnh hưởng đến mọi ngành, lĩnh
vực từ kinh tế đến văn hóa, do đó, nếu không muốn bị bỏ lại đằng sau, Việt Nam
cần nhận thấy điều kiện đầu tiên là phải phát triển được NNL đáp ứng được mọi yêu
cầu của cuộc cách mạng mới này. Việc phát triển NNL là một vấn đề lớn, một
nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, vừa có tính cấp bách, vừa mang tầm chiến lược lâu
dài, vì dù chúng ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đến đâu nhưng
không có những con người có trình độ, có đủ khả năng khai thác và sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực thì khó đạt được sự phát triển như mong muốn.
147
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương An - Hoài Dương 2021 . Cấp bách phát triển nguồn nhân lực 4.0.
Báo Người Lao động, 2021.
2. Từ Thúy Anh và đồng sự. Đề tài “Cơ sở khoa học xây dựng chiến lược phát
triển nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, 2020.
3. Trâm Anh. Công bố Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2020. Báo Kinh
tế và Đô thị. 2020.
4. Trần Lê Diễm Anh. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam hiện
nay. Viện Nghiên cứu phát triển nguồn lực Việt, 2021.
5. Adina Tarry. The Role of HR in the 4th Industrial Revolution. Thehrdirector. 2018
6. Anthony Igwe, J.U.Jonwumere and Obiamaka P.Egbo. Human Resource
Management, International Labour Standards and Globalizatio. 2014.
7. Bahuguna P.C., Kumari P. and Srivastava S.K. Changing Face of Human
Resource Management: A Strategic Partner in Business, Management and
Labor Studeis, 2009. 39(4), 563- 581
8. Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội, từ năm 2016-Quý 4/2020 và tính toán của tác giả.
9. Báo cáo về Chỉ số phát triển thế giới năm 2000 World Development Indicators)
10. Báo cáo về thị trường Developer Lập trình viên ” của Công ty Cổ phần
Applancer công bố tại Việt Nam quý 2/2019.
11. Becker S.G. Human Capital: A Theoretical and Empirical Analysis, with
Special Reference to Education. University of Chicago Press, Chicago. 1964.
12. Bratton, J., & Gold, J. Human resource management. Mahwah, N.J.: Lawrence
Erlbaum.
2000.
13. Trần Thị Thanh Bình. Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của
giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay. Tạp chí Cộng sản. 2020.
14. Mác.C và Ph.Ănghen. Toàn tập, t.4. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 474.)
148
15. Chỉ thị số 01/CT-TTg TTg về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số
Việt Nam. Bộ Thông tin và Truyền thông. 2020.
16. Clack N. Developing International Education Hubs in Asia. WENR. World
Education News + Reviews. 2015.
17. Con số và sự kiện. Tình hình lao động việc làm và quý I năm 2020.
18. Công bố Báo cáo Chỉ số phát triển con người của Việt Nam giai đoạn 2016-
2020. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2022.
19. Lý Quang Diệu. Bí Quyết hóa rồng. Lịch sử Singapore 1965-2000. Nxb Trẻ. 2021.
20. David Begg, Gianluigi Vernasca, Stanley Fischer and Rudiger Dornbusch.
Economics. 10th Edition. Published by McGraw-Hill Education. British Library
Cataloguing in Publication Data. 2003.
21. Lê Thanh Dung. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế số.
Báo Tài chính doanh nghiệp. 2020.
22. Trần Thị Dung. Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao,
đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. Tạp chí
Tổ chức nhà nước. 2021.
23. Tiến Dũng. Giải pháp phát triển nhân lực có kỹ năng nghề trong bối cảnh
Cách mạng công nghiệp 4.0. Tạp chí Tài chính. 2021.
24. Nguyễn Hữu Dũng, Sử dụng hiệu quả nguồn nh n lực con người Việt Nam.
Nxb Lao động - Xã hội. 2003.
25. “Cơ sở khoa học xây dựng chiến lược phát triển NNL Việt Nam đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ
tư”. Chương trình Nghiên cứu phát triển khoa học giáo dục đáp ứng yêu cầu
đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam (KHGD/16-20),
26. “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư: một số đặc trưng, tác động và hàm ý
chính sách đối với việt nam do Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Hàn lâm
Khoa học Xã hội Việt Nam thực hiện năm 2016 đã đưa ra những giải pháp
nhằm tận dụng những cơ hội để thúc đẩy phát triển KT–XH.
27. Erik Brynjolfsson and Andrew McAfee. Digital Leadership. Capgemini
Consulting. 2013.
149
28. https://www.capgemini.com/wpcontent/uploads/2017/07/second_machine_age_0
9_01_2013_0.pdf
29. Future of Job Report 2020. WEF. World Economic Forum 91-93 route de la
Capite CH-1223 Cologny/Geneva Switzerland. 2020.
30. Gary. N. McLean, 2004). National Human Resource Development: What in the
World Is It? Volume: 6 issue: 3, page(s): 269-275.
31. Gyuhee Hwang Challenges for Innovative HRD in the Era of the 4th Industrial
Revolution. Asian Journal of Innovation and Policy (2019) 8.2:288-301 DOI:
http//dx.doi.org/10.7545/ajip.2019.8.2.288
32. Chí Kiên. 4 lĩnh vực công nghệ ưu tiên nghiên cứu phát triển. Chinhphu.vn. 2020.
33. Hana Ga ová Adamková. Industry 4.0 brings changes in human resources.
SHS Web Conf. Volume 83. 2020. Article Number 01016. 2020
34. Lê Cẩm Hà. Phát triển nguồn nhân lực theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.
Tạp chí Quản lý nhà nước. 2021.
35. Lương Đình Hải 2018 , CMCN 4.0 và sự phát triển kinh tế - xã hội, con
người việt nam hiện nay, Đề tài KX. 01.11/16-20.
36. Phạm Minh Hạc. Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực trong thời kì CNH-
HĐH, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Trang 269. 2001.
37. Phạm Minh Hạc. Phát triển văn hoá, con người và nguồn nhân lực trong thời
kỳ CNH, HĐH. Chương trình KX.05: cấp Nhà nước KX.05. 2013.
38. Dương Hải. Báo động chiều cao người Việt thấp hơn chuẩn thế giới trên
10cm. Báo Sức khoẻ và Đời sống. 2018.
39. Nguyễn Nam Hải. Ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đến người
lao động và các hàm ý chính sách. Tạp chí Tài chính. 2020.
40. Nguyễn Thị Thanh Hải. Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đến
bảo đảm quyền con người. Tạp chí Cộng sản. 2020.
41. Phạm Thị Hạnh. Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bối
cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tạp chí Cộng sản. 2020.
42. Phan Hậu. Năng suất lao động của Việt Nam tụt hậu 60 năm so với Nhật Bản.
Báo Thanh niên. 2021.
150
43. Hillage J., and Pollard E. Employability: Developing a framework for policy
analysis (Research Brief No 85). London: Department for Education and
Employment. 1998.
44. Haslinda Abdullah. Human Resource Development Strategies: The Malaysian
Scenario Journal of Social Science 3(4): 213-222, 2007 ISSN 1549-3652. ©
2007 Science Publications
45. Henrietta Lake. Analysis of human resource management practices. Indonesia‟s
labor intensive light manufacturing industries. USAID. 2008.
46. Herzberg, F., Mausner, B., & Snyderman, B. The motivation to work. New
York, NY: Wiley. 1959.
47. Hobday, M. Technological learning in Singapore: A test case of leapfrogging.
The Journal of Development Studies Vol.30(4), 831-858. 1994
48. Nguyễn Đình Hoà. Mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tạp chí Triết học, số 1 (151). Tháng 1/2004.
49. https://www.statista.com/statistics/183995/us-college-enrollment-and-
projections-in-public-and-private-institutions/
50. Human Resources in UNDP: A People-Centred Strategy 2008–2011. 2011.
51. Lê Lan Hương, Trần Thị Thu Dung, Trần Nguyên An, Đinh Văn Hiệp. Chiến
lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia của Việt Nam trong bối cảnh cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0. Tạp chí Công thương. 2021.
52. International Labour Organization. R195-Human Resources Development
Recommendation, 2004 (No. 195).
53. James B. Davies And Anthony E Shorrocksb. The Distribution of Wealth. Chapter
11. Handbook of Incozme Distribution: Volume 1. Edited by A. B. Atkinson and F
Bourguignon (O1999 ElsevierScience B. V All rights reserved. 1999.
54. John R. Commons. The Distribution of Wealth. New York: Macmillan, 1893
55. Julie Cook Ramirez. Fourth Industrial Revolution brings challenge and
opportunity, Human Resourse Excutive. hrmasia.2020.
56. Khan, M.N. HRD in Modern Technological Structure”, Indian Journal of
Commerce, XL No. 150-151, pg. 83. 1987.
151
57. Klaus Schwab. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nxb Thế giới 2016.
58. Võ Văn Lợi. Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng yêu cầu của Cách
mạng Công nghiệp 4.0. Tạp chí Tài chính. 2019.
59. Hồng Lĩnh. Năm 2022, Ngân sách Trung ương tăng chi cho khoa học công
nghệ, Thời báo Kinh tế và dự báo. 2022.
60. M. M. Balog và S. E. Demidova. Human Capital Development in the Context of
the Fourth Industrial Revolution. IOP Conference Series Earth and Environmental
Science 666(6):062120. DOI:10.1088/1755-1315/666/6/062120. March 2021.
61. Malaysia Budget và News Straits Times. Education Ministry largest 2020
Budget recipient with RM64.1b. 2020.
62. Malaysia Education Blueprint 2015-2025. Published by:
Kementerian Pendidikan Malaysia No. 2, Menara 2, Jalan P5/6,
63. Mộc Miên. Giáo dục STEM: Giải pháp để chuẩn bị nguồn nhân lực cho cách
mạng công nghiệp 4.0. STEM. 2020.
64. Mr Claude Phiri (2019) The 4th Industrial Revolution: A Human Resource
Perspective. Independently Published. ISBN-978-1-093-90567-0.
65. Nadler, Leonard, 1969). The Variety of Training Roles, American Society of
Training and Development, Miami, USA Industrial and Commercial Training,
Vol. 1 Issue: 1, pp. 34
66. Nghị quyết của Bộ chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Ban chấp Hành TW, Số 52-NQ/TW)
67. Nicole Krueger. Preparing students for jobs that don‟t exit. ISTE. 2019.
https://www.iste.org/explore/iste-blog/preparing-students-jobs-dont-exist
68. Pareekh, U &Rao, T.V. Designing and Managing Human Resource Institution
Building. 3
rd
Edition, Oxford & IBH Publishing Co. Ltd., New Delhi pg.1981.
69. Cao Thị Phương. Trí thức Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 – 2020
70. Đ Thị Anh Phương. Cách mạng công nghệ 4.0 và sự thay đổi cách thức quản
trị nguồn nhân lực. Tạp chí Công thương. 2020.
152
71. Danh Phi Phụng. Dự báo 9 nhóm ngành nghề cần nhiều nhân lực giai đoạn
2025-2030, Báo Đại học Bình Dương. 2021.
72. Quyết định số 879/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Việt Nam đến
năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035
73. Quyết định số 880/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các
ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
74. Nguyễn Thuý Quỳnh. Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam. Tạp chí Kinh tế
tài chính Việt Nam. Số 3/2021.
75. Rao, T.V. The HRD Missionary – Role and Functions of HRD Managers and
HRD Department. Jain Book Agency, New Delhi, Edition: 1990, ISBN:
9788120405059, pg. 124. 1990.
76. Richard A. Swanson and Elwood F. Holton III. Foundations of Human Resource
Development: Easyread Super Large 20pt Edition. BK Publisher Inc. 2011
77. Richard W. Riley. Archived Information. The Improving America's. Schools Act
of 1994 Reauthorization of the Elementary and Secondary Education Act. 1995.
78. Roland Berger. Think Act Industry 4.0, Beyond Mainstream. 2014.
79. Saudi Aramco, Unilever và Willis Towers Watson and WEF: HR4.0: Shaping
People Strategies in the Fourth Industrial Revolution, 2019.
80. Cao Văn Sâm. Đào tạo nguồn nhân lực cho CMCN 4.0. Báo Pháp luật. 2022.
81. Schultz T.W. Investment in Human Capital. American Economic Review,
Association, 51, 1-17. 1961.
82. Shafeeq Hussain Vazhathodi. Malaysian National Philosophy of Education
Scale. ResearchGate. August. 2014.
83. Nguyễn Văn Song, Phùng Trần Mỹ Hạnh, Mai Thanh Cúc, Nguyễn Công Tiệp.
Factors affecting human resources development of SMEs: Evidence from the
fourth Industrial revolution in Vietnam. Management Science Letter. 2020
84. Stivastava M/P. Human resource planing: Aproach needs assessments and
priorities in manpower planning. Published by Manak New Delhi 1997
85. Tan, C. Creating thinking schools through „knowledge and Inquiry‟: the
curriculum challenge for Singapore. The Curriculum Journal, 89-105. 2007.
153
86. Tạp chí Công Thương. Nhân lực KH-CN: Chuyển biến tích cực, rõ nét. 2020.
87. Thông cáo báo chí tình hình kinh tế-xã hội các năm 2016 đến Q4/2021
88. Tổ chức Lao động Quốc tế. Human Resource Development and Traning.
Report IV (2A). International Labour Organization - ILO)
89. Tổng cục thống kê, 2021. Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội quý iv và năm 2020
90. Tổng cục Thống kê, 2021). Kinh tế VN 2020: Một năm tăng trưởng đầy bản lĩnh.
91. Tổng cục thống kê 2021 . Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm Quý
IV và năm 2020.
92. Nhân Cao Thành. Đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, nhất là
nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay. Tạp chí Quốc phòng toàn dân, 2021.
93. Trịnh Ngọc Thạnh, 2017 Chính sách phát triển giáo dục đại học: Những thành
công ở các nước phát triển và gợi ý bài học cho Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu
Giáo dục, Tập 33, Số 1 (2017) 81-90.
94. Huỳnh Thị Như Thảo. Phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Tạp chí Tài Chính. 2018.
95. Lê Phương Thảo, Trần Hồng Lĩnh. Nhân lực trong quá trình chuyển đổi số:
Bài học kinh nghiệm từ Hoa Kỳ. Tạp chí Công thương. 2021.
96. Nguyễn Thắng. CMCN4: Một số đặc trưng, tác động và hàm ý chính sách cho
Việt Nam. Báo Bộ Ngoại giao Việt Nam. 2016.
97. Nguyễn Thắng. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tác động đến Việt
Nam. Hội đồng Lý luận Trung ương. 2019.
98. Trần Anh Tuấn. Dự báo 9 nhóm ngành cần nhiều nhu cầu nhân lực giai đoạn
2025-2030. Báo Giáo dục số 24. 2020.
99. Trần Nguyễn Tuyên. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và tác động đối
với Việt Nam. Hội đồng Lý luận Trung ương. 2018.
100. Hữu Tuấn. Nhân lực công nghệ thông tin, cầu khủng cung hút, Báo Đầu tư. 2019
101. Hữu Tuấn. Nhân lực Công nghệ thông tin chất lượng cao: Bao giờ hết cảnh
“giật gấu vá vai” Báo Đầu tư. 2021.
154
102. Trần Quốc Toản. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phục hồi và phát
triển kinh tế-xã hội: Thực trạng, vấn đề và giải pháp (phần 2). Hội đồng Lý
luận Trung ương. 2022.
103. Lê Vũ Toàn, Vũ Trường Sơn, Lê Hoài Phương, Nguyễn Trang Anh. Nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực KH&CN trong các tổ chức KH&CN Việt Nam.
Tạp chí Khoa học và công nghệ Việt Nam. 2020.
104. Đào Thanh Trường. Di động xã hội của nguồn nhân lực khoa học, công nghệ và
đổi mới tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 2021
105. https://ifap.ed.gov/dlpamphlets/attachments/bettr.pdf
106. UN Report. Hội nghị Nhóm chuyên gia về phát triển NNL trong khu vực công
với tựa đề “Thay đổi nhận định về phát triển nguồn nhân lực” vào năm 1994,
107. UNDP. Human Development Report 2015. Work for Human Development.
108. Viện công nghệ thông tin. Tầm quan trọng của định hướng nghề nghiệp đối
với học sinh THPT. 2020.
109. Violeta Sima, Ileana Georgiana Gheorghe, Jonel Subic và Dumitru Nancu
(2020) Influences of the Industry 4.0 Revolution on the Human Capital
Development and Consumer Behavior: A Systematic Review. MDPI.
Sustainability 2020, 12(10), 4035; https://doi.org/10.3390/su12104035. 2020.
110. Giang Vi. Lao động việc làm trong xu thế mới của vốn FDI. Báo Nhân dân. 2020.
111. Hà Vũ. Đến 2030 Việt Nam cần ít nhất 100.000 doanh nghiệp công nghệ số.
Báo VnEcomnomy. 2020.
112. Vroom, V.H., Management and Motivation: Selected Reading First Published
1970 by Penguin (Non-Classics), 1973. ISBN 10: 0140801448 ISBN 13:
9780140801446. 1983
113. Vương Trần. Tạo động lực phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao từ cách
mạng 4.0. Báo Lao động, 2021.
114. Vũ Hoàng Mạnh Trung. Đào tạo chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thực trạng và
giải pháp. Tạp chí Tài chính. 2014.
155
115. Wright, P.M., McMahan, G.C., & McWilliams, A. Human resources and
sustained competitive advantage: A resource-based perspective. International
Journal of Human Resource Management, 5: 301-326. 1994
116. Yoshihara Kunio. The Nation and economic growth: Korea and Thailand.
English, Book, Illustrated edition. Kyoto University Press, c1999.
117. Zoe Karanikola và Georgios Panagiotopoulos. 4th industrial revolution: the
challenge of changing human resources skills. European Journal of Training
and Development Studies Vol.5 No.3, pp.1-7. Published by European Centre
for Research Training and Development UK (www.eajournals.org). 2018.
156
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phân loại nhóm kỹ năng cốt lõi liên quan đến công việc
1. Khả năng 2. Kỹ năng cơ bản 3. Kỹ năng Đa chức năng
Kỹ năng nhận
thức
- Nhận thức linh
hoạt
- Tư duy sáng tạo
- Lý luận logic
- Nhạy cảm vấn đề
- Tư duy toán học
- Trực quan hóa
Kỹ năng nội dung
- Học tập tích cực
- Sử dụng ngôn ngữ
- Khả năng đọc hiểu
- Khả năng bao quát
- Diễn đạt bằng văn
bản
- Kiến thức về
CNTT
Kỹ năng xã hội
- Phối hợp nhóm
- Trí tuệ
- Đàm phán
- Thuyết phục
- Định hướng
- Đào tạo cộng
đồng
Kỹ năng quản lý
các nguồn lực
- Quản lý nguồn tài
chính & tài nguyên
vật chất
- Quản lý nhân sự
- Quản lý thời gian
Năng lực thể chất
- Sức mạnh vật lý
- Sự khéo léo và độ
chính xác
Kỹ năng xử lý vấn
đề
- Chủ động lắng
nghe
- Tư duy phản biện
- Giám sát bản thân
và người khác
Kỹ năng hệ thống
- Phán quyết và ra
quyết định
- Phân tích hệ thống
9. Kĩ năng công
nghệ
- Bảo trì, sửa chữa,
vận hành và kiểm
soát thiết bị
- Lập trình
- Kiểm soát chất
lượng
- Khắc phục sự cố
- Công nghệ & thiết
kế trải nghiệm cho
người sử dụng
Kỹ năng giải
quyết vấn đề phức
tạp
- Giải quyết vấn đề
phức tạp
157
Phụ lục 2: Trình độ và kỹ năng CNTT cần có cho Công nghiệp 4.0
2. Kiến thức về công nghệ thông tin
- Kiến thức công nghệ thông tin cơ bản
- Khả năng sử dụng và tương tác với máy
tính và máy móc thông minh như robot, máy
tính bảng
- Hiểu máy liên lạc với máy, bảo mật CNTT
& bảo vệ dữ liệu
2. Khả năng làm việc với dữ liệu
- Khả năng xử lý và phân tích dữ liệu và
thông tin thu được từ máy móc
- Hiểu đầu ra dữ liệu trực quan & đưa ra
quyết định
- Kiến thức thống kê cơ bản
3. Bí quyết kỹ thuật
- Kiến thức liên ngành về công nghệ
- Kiến thức chuyên ngành về các hoạt động
và quy trình sản xuất tại ch
- Bí quyết kỹ thuật của máy móc để thực
hiện các hoạt động liên quan đến bảo trì
4. Kỹ năng cá nhân
- Khả năng thích ứng & thay đổi
- Ra quyết định
- Làm việc theo nhóm
- Kỹ năng giao tiếp
- Thay đổi tư duy về học tập suốt đời.
Phụ lục 3: So sánh 10 kỹ năng cần thiết nhất năm 2015 - 2020 và 2025
Năm 2015 2020 2025
11. Giải quyết vấn đề phức
tạp
Giải quyết vấn đề phức
tạp
Tư duy phân tích và đổi
mới
12. Làm việc nhóm Tư duy phản biện Xây dựngchiến lược học
tập
13. Quản lý con người Sáng tạo Giải quyết vấn đề phức tạp
14. Tư duy phản biện Quản lý con người Tư duy phản biện và phân
tích
15. Thương thuyết Làm việc nhóm Sáng tạo, độc đáo và chủ
động
16. Quản lý chất lượng Trí thông minh cảm xúc Lãnh đạo và ảnh hưởng xã
hội
17. Chất lượng Dịch vụ Đánh giá và ra quyết
định
Sử dụng công nghệ, giám
sát và kiểm soát
18. Đánh giá và ra quyết
định
Chất lượng Dịch vụ Thiết kế và lập trình
CNTT
19. Chủ động lắng nghe Khả năng phục hồi, chịu
đựng căng thẳng và tính
linh hoạt
Khả năng phục hồi, chịu
đựng căng thẳng và tính
linh hoạt
20. Sáng tạo Nhận thức linh hoạt Lập luận, giải quyết vấn đề
và hình thành ý tưởng
158
Phụ lục 4: Số liệu thống kê ngân sách của Malaysia dành cho giáo dục qua các năm
Đơn vị tính: Tỷ Ringgit (RM)
Năm 2016 2017 2018 2019 2020
Số tiền 41,3 52,4 61,6 60,2 64.1
Phụ lục 5: Tuyển sinh tại các trường cao đẳng, đại học công lập và tư nhân
từ năm học 2015-16 đến 2020- 202118
Đơn vị tính: Triệu sinh viên
Phụ lục 6: Số tiền sinh viên có thể vay qua Quỹ William D. Ford
Đơn vị tính: USD
Sinh viên phụ thuộc*
(Dependent Student)
Sinh viên độc lập**
(Independent Student)
Năm thứ nhất 2,625 6,625
Năm thứ 2 3,500 7,500
Năm thứ 3 và 4 5,500 10,500
Tốt nghiệp Không áp dụng 18,500
18
https://www.statista.com/statistics/183995/us-college-enrollment-and-projections-in-public-and-private-institutions/
159
Phụ lục 7: Quy mô, sự phân bố và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
năm 2016-2020
2016 2017 2018 2019 2020
Dân số từ 15 tuổi trở lên (Triệu người)
Tổng 71,03 71,71 72,50 73,4 74,12
số
lượng
(triệu
người)
tỷ
trọng
(%)
số
lượng
(triệu
người)
tỷ
trọng
(%)
số
lượng
(triệu
người)
tỷ
trọng
(%)
số
lượng
(triệu
người)
tỷ
trọng
(%)
số
lượng
(triệu
người)
tỷ
trọng
(%)
Nam 36,65 51,6 38,79 54,1 35,5 48,9 35,8 48,8 --- ---
Nữ 34,68 48,4 32,92 48,1 36,9 51,1 37,6 51,2 --- ---
Thành thị 22,65 31,9 23,09 32,2 26,9 37,1 27,4 37,3 --- ---
Nông thôn 48,38 68,1 48,62 67,8 46,21 62,9 46,0 62,3 --- ---
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên (triệu người)
Tổng 54,4 54,8 55,4 55,7 54,6
Nam 28,1 54,1 29,6 54,1 29,2 52,3 29,1 52,2 32,7 54,6
Nữ 26,3 45,9 25,2 45,9 26,5 47,7 26,6 47,8 21,9 45,4
Thành thị 17,8 33,4 18,3 33,4 17,9 32,0 18,6 33,4 16,5 34,1
Nông thôn 36,6 66,6 36,5 66,6 37,8 68,0 37,1 66,6 38,1 65,9
Tỷ lệ tham gia
LLLĐ %
76,9 76,7 76,9 76,4 74,0
Phụ lục 8: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo các cấp trên tổng số lao động
trong độ tuổi lao động từ 2016 đến Quý 2020
Năm 2016 2017 2018 2019 Q4/2020
Tổng số lao động trong độ tuổi lao động
54,450 54,510 55,640 55,670 55,140
Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ trên tổng số trong độ tuổi lao động
Số
lượng
(triệu
người)
Tỷ
lệ %
Số
lượng
(triệu
người
Tỷ lệ
%
Số
lượng
(triệu
người
Tỷ
lệ %
Số
lượng
(triệu
người
Tỷ
lệ %
Số
lượng
(triệu
người
Tỷ lệ
%
Tổng số 11,2 21,2 11,8 21,8 12,4 21,9 13,3 22,8 13,59 24,64
Đại học 4,9 43,8 5,2 44,1 5.9 47,6 6,4 48,2 6,28 46,2
Cao
đẳng
1,7 15,2 1,7 14,4 2,1 16,9 2,2 16,5 2,12 15,6
Trung
cấp
2,8 25,0 3,0 25,4 2,6 21,0 2,6 19,5 2,44 18,0
Sơ cấp 1,8 16,0 1,9 16,1 1,8 14,5 2,1 15,8 2,74 20,1
160
Phụ lục 9: Cơ cấu của LLLĐ từ 15 tuổi trở lên phân theo độ tuổi, 2016-2019.
Năm
Tổng số
(nghìn
ngƣời)
15-24 25-49 50+
Số lượng
(nghìn
người)
Tỷ lệ (%)
Số lượng
(nghìn
người)
Tỷ lệ (%)
Số lượng
(nghìn
người)
Tỷ lệ (%)
2016 54.445 7.511 13,79 32.418 59,54 14.516 26,66
2017 54.824 7.581 13,83 32.599 59,46 14.644 26,71
2018 55.354 7.049 12,73 33.339 60,23 14.966 27,04
2019 54.600 6.988 12,8 33.579 61,5 14.032 25,7
Phụ lục 10: Cơ cấu lao động theo ngành/lĩnh vực từ 2016 đến Q4/2020
Ngành/lĩnh vực 2016 2017 2018 2019 Q4/2020
Nông – Lâm – Thuỷ sản 41,9 40,0 38,2 35,4 31,60
Công nghiệp - dịch vụ 24,7 26,0 26,6 28,6 31,67
Dịch vụ - tài chính - ngân hàng 33,4 >34,0 35,2 36,0 36,73
Phụ lục 11: Tổng chi cho KHCN từ ngân sách nhà nước năm 2016-2019
Năm Chi KH&CN (tỷ đồng) Chi KH&CN so với
tổng chi theo dự toán
QH (%)
Chi KH&CN so với
Chi thƣờng xuyên (%)
Tổng NSTW NSĐP Tổng NSTW NSĐP Tổng NSTW NSĐP
2016 9440 7622 1818 0,73 1,29 0,26 1,15 2,06 0,40
2017 11.243 8731 2512 0.81 1,23 0,37 1,25 2,16 0,51
2018 12.190 9440 2750 0,80 1,26 0,36 1,30 2,22 0.53
2019 12.825 9895 2930 0,79 1,22 0,36 1,28 2,18 0,54
Phụ lục 12: Dự báo nguồn lao động và tỷ lệ lao động của Việt Nam trên 15 tuổi
từ 2021 - 2030
Đơn vị: Nghìn người
Năm Nguồn lao động (Ngh n ngƣời) Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (%)
2021 56550.2916 61.28
2022 56941.7374 61.79
2023 57333.1832 62.25
2024 57724.6290 62.64
2025 58116.0748 62.98
2026 58507.5206 63.36
2027 58898.9664 63.71
2028 59290.4122 63.94
2029 59681.8580 64.22
2030 60073.3038 64.50
161
Phụ lục 13: Kết quả dự báo các chu i tăng trưởng từ 2021 đến 2030
Năm
Tỷ lệ lao động qua đào
tạo (LD)
Tỷ lệ dân số trong độ tuổi
lao động (LDE)
Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp
(SV)
2021 24.169 61.522 0.465
2022 24.857 61.996 0.481
2023 25.544 62.470 0.497
2024 26.232 62.944 0.512
2025 26.919 63.418 0.528
2026 27.607 63.893 0.544
2027 28.294 64.367 0.559
2028 28.982 64.841 0.575
2029 29.669 65.315 0.591
2030 30.357 65.789 0.606
Phụ lục 14: Cấu trúc của bộ Khung trình độ Quốc gia Việt Nam
Nội dung Khối lƣợng
học tập tối
thiểu
Văn bằng, chứng
chỉ
Bậc 1 Xác nhận trình độ đào tạo của người học có
kiến thức phổ thông, cơ bản; kỹ năng thao
tác cơ bản để thực hiện một hoặc một vài
công việc đơn giản có tính lặp lại của một
nghề xác định trong môi trường làm việc
không thay đổi, với sự giám sát của người
hướng dẫn
5 tín chỉ
Hoàn thành
chương trình, đáp
ứng yêu cầu
chuẩn đầu ra Bậc
1 được cấp chứng
chỉ sơ cấp I.
Bậc 2
Xác nhận trình độ đào tạo của người học có
kiến thức thực tế và lý thuyết về hoạt động
trong phạm vi hẹp của một nghề, kiến thức
phổ thông, cơ bản về tự nhiên, văn hóa, xã
hội và pháp luật; kỹ năng thực hành nghề
nghiệp dựa trên các kỹ thuật tiêu chuẩn để
15 tín chỉ
Hoàn thành
chương trình, đáp
ứng yêu cầu
chuẩn đầu ra Bậc
2 được cấp chứng
chỉ sơ cấp II
162
thực hiện một số công việc có tính lặp lại
trong môi trường rất ít thay đổi dưới sự
giám sát của người hướng dẫn, có thể tự
chủ trong một vài hoạt động cụ thể.
Bậc 3
Xác nhận trình độ đào tạo của người học có
kiến thức thực tế và lý thuyết về một số nội
dung trong phạm vi của một nghề đào tạo;
kiến thức phổ thông về tự nhiên, văn hóa,
xã hội và pháp luật; kiến thức cơ bản
về công nghệ thông tin; kỹ năng nhận thức,
kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng
giao tiếp ứng xử cần thiết để có thể làm
việc độc lập trong các điều kiện ổn định và
môi trường quen thuộc.
25 tín chỉ
Hoàn thành
chương trình, đáp
ứng yêu cầu
chuẩn đầu ra Bậc
3 được cấp chứng
chỉ sơ cấp III.
Bậc 4 Xác nhận trình độ đào tạo của người học có
kiến thức thực tế và lý thuyết cần thiết trong
phạm vi của một ngành, nghề đào tạo; kiến
thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội,
pháp luật và công nghệ thông tin; kỹ năng
nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp,
kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để thực
hiện các công việc có tính thường xuyên
hoặc phức tạp, làm việc độc lập hay
theo nhóm trong điều kiện biết trước và có
thể thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, và
trách nhiệm đối với nhóm, có năng lực
hướng dẫn, giám sát những người khác thực
hiện công việc đã được định sẵn.
35 tín chỉ
đối với
người có
bằng tốt
nghiệp
THPT, 50
tín chỉ đối
với người có
bằng tốt
nghiệp
THCS
Hoàn thành
chương trình, đáp
ứng yêu cầu
chuẩn đầu ra Bậc
4 được cấp bằng
trung cấp.
Bậc 5 Xác nhận trình độ đào tạo của người học có
kiến thức thực tế, kiến thức lý thuyết rộng
về một ngành, nghề đào tạo; kiến thức cơ
bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật
60 tín chỉ
Hoàn thành
chương trình, đáp
ứng yêu cầu
chuẩn đầu ra Bậc
163
và công nghệ thông tin; có kỹ năng nhận
thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ
năng g-iao tiếp ứng xử cần thiết để giải
quyết những công việc hoặc vấn đề phức
tạp, làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong
điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách
nhiệm cá nhân, trách nhiệm hướng dẫn tối
thiểu, giám sát, đánh giá đối với nhóm thực
hiện những nhiệm vụ xác định.
5 được cấp bằng
cao đẳng
Bậc 6 Xác nhận trình độ đào tạo của người học có
kiến thức thực tế vững chắc, lý thuyết toàn
diện, chuyên sâu về một ngành đào tạo,
kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính
trị và pháp luật; có kỹ năng nhận thức liên
quan đến phản biện, phân tích, tổng hợp; kỹ
năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giao
tiếp ứng xử cần thiết để thực hiện các
nhiệm vụ phức tạp; làm việc độc lập hoặc
theo nhóm trong điều kiện làm việc thay
đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm
với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá,
phổ biến kiến thức, thuộc ngành đào tạo,
giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ.
120 tín chỉ
Hoàn thành
chương trình, đáp
ứng yêu cầu
chuẩn đầu ra Bậc
6 được cấp bằng
đại học
Bậc 7
Xác nhận trình độ đào tạo của người học có
kiến thức thực tế, kiến thức lý thuyết sâu,
rộng ở mức độ làm chủ kiến thức trong
phạm vi của ngành đào tạo; có kỹ năng
phản biện, phân tích, tổng hợp và đánh giá
dữ liệu, thông tin một cách khoa học và tiên
tiến; kỹ năng nghiên cứu phát triển, đổi mới
và sử dụng các công nghệ phù hợp trong
lĩnh vực học thuật và nghề nghiệp; kỹ năng
60 tín chỉ
đối với
người có
bằng tốt
nghiệp đại
học.
Hoàn thành
chương trình đào
tạo, đáp ứng yêu
cầu chuẩn đầu ra
Bậc 7 được cấp
bằng thạc sĩ.
164
truyền bá, phổ biến tri thức trong các lĩnh
vực chuyên môn, có khả năng tự định
hướng, thích nghi với môi trường nghề
nghiệp thay đổi; có khả năng hướng dẫn
người khác thực hiện nhiệm vụ và khả năng
quản lý, đánh giá, cải tiến để nâng cao hiệu
quả hoạt động nghề nghiệp.
Bậc 8
Xác nhận trình độ đào tạo của người học có
kiến thức thực tế và lý thuyết tiên tiến,
chuyên sâu ở vị trí hàng đầu của chuyên
ngành đào tạo; có kỹ năng tổng hợp, phân
tích thông tin, phát hiện và giải quyết vấn
đề một cách sáng tạo; có kỹ năng tư duy,
nghiên cứu độc lập, độc đáo, sáng tạo tri
thức mới; có kỹ năng truyền bá, phổ biến tri
thức, thiết lập mạng lưới hợp tác quốc gia
và quốc tế trong quản lý, điều hành hoạt
động chuyên môn; thể hiện năng lực sáng
tạo, có khả năng tự định hướng và dẫn dắt
chuyên môn, khả năng đưa ra các kết luận,
khuyến cáo khoa học mang tính chuyên
gia..
90 tín chỉ
đối với
người có
bằng thạc sĩ,
120 tín chỉ
đối với
người có
bằng tốt
nghiệp đại
học.
Hoàn thành
chương trình đào
tạo, đáp ứng yêu
cầu chuẩn đầu ra
Bậc 8 được cấp
bằng tiến sĩ.