Trên cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển TTBH PNT trong quá trình hội nhập KTQT. Đồng thời căn cứ vào những triển vọng phát triển KT-XH của Việt Nam trong tiến trình hội nhập cũng như xu hướng phát triển của TTBH PNT thế giới, luận án đã đưa ra những định hướng và hệ thống các giải pháp theo ba nhóm đó là: Hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về KDBH - Đổi mới và cải thiện môi trường kinh doanh - và nhóm giải pháp cho các thành viên tham gia TTBH PNT. Ba nhóm giải pháp tạo thành thế “ba chân kiềng”, có quan hệ mật thiết với nhau, bổ trợ cho nhau và thúc đẩy nhau cùng phát triển.
178 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2242 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác sản phẩm BH đạt chuẩn quốc tế: Nhà nước phải tiến hành chuẩn hóa các điều kiện, quy trình phê chuẩn sản phẩm BH theo thông lệ quốc tế. Đặc biệt là các sản phẩm BH trọn gói, các sản phẩm BH đã triển khai có hiệu quả ở nước ngoài nhưng chưa phát triển ở TTBH PNT Việt Nam.
Việc tổng kết đánh giá lại chương trình BH thí điểm các loại hình BH được nhà nước hỗ trợ (BH nông nghiệp, BH tín dụng xuất khẩu) phải được tiến hành thật khách quan, khoa học. Có thể tham khảo kinh nghiệm hoặc mời chuyên gia quốc tế cùng tham gia, từ đó đề xuất các giải pháp tiếp theo cho phù hợp với tình hình thực tế. của TTBH PNT Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Rà soát, sửa đổi bổ sung các chế độ BH bắt buộc đã triển khai cho phù hợp với tình hình mới khi mà các DNBH nước ngoài đã được phép KDBH bắt buộc.
Ban hành cơ chế khuyến khích hỗ trợ cho các DNBH PNT triển khai sản phẩm BH mới, các kênh phân phối mới đặc biệt là các loại sản phẩm BH và các kênh phân phối đã triển khai hiệu quả ở các nước trong khu vực nhưng chưa phát triển ở Việt Nam.
- Kiện toàn lại hoạt động trung gian BH, áp dụng các quy tắc nghề nghiệp theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế: Từ nay đến 2015: Xây dựng và ban hành các quy định nhằm chuẩn hóa chất lượng NNL của các DN môi giới BH. Chuẩn hóa chương trình đào đạo và cấp chứng chỉ môi giới phù hợp với đặc thù của từng loại hình sản phẩm BH được thu xếp qua môi giới. Kiểm tra giám sát chặt chẽ việc chấp hành tham gia BH bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp môi giới BH. Xây dựng và áp dụng các chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ đại lý BH theo tính chất phức tạp của loại hình BH mà đại lý được tư vấn cho khách hàng. Quản lý và giám sát chặt chẽ việc đào tạo và tổ chức thi cấp chứng chỉ đại lý. Tăng cường việc kiểm tra giám sát các hoạt động đại lý của các DNBH. Đến 2013 phải có cơ sở dữ liệu quản lý đại lý chung toàn TTBH và toàn bộ các đại lý phải đăng ký kinh doanh và có mã số thuế riêng cho từng đại lý.
Giai đoạn 2016 - 2020 nghiên cứu ban hành các chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển các kênh phân phối khác phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tế của Việt Nam như kênh phân phối BH Bancassurance, Internet
e) Nâng cao trình độ dân trí về BH, dần tạo nên thói quen và tập quán tham gia BH
Không ngừng tăng cường nâng cao nhận thức về rủi ro và phòng chống rủi ro của toàn dân trong đời sống sinh hoạt cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cùng với việc phát triển KT-XH, nâng cao đời sống nhân dân, nâng cao trình độ dân trí, Nhà nước cần có chính sách tuyên truyền, phổ biến những kiến thức về ý nghĩa tác dụng của BH đối với mọi tầng lớp dân cư và toàn xã hội. Nhằm dần dần tạo nên thói quen và tập quán tham gia BH trong các tầng lớp dân cư. Các hình thức cụ thể như: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, giáo dục truyền thông; Có thể làm phim sitcom; Thông qua các tổ chức cơ quan đoàn thể (hiện nay hầu như chưa thực hiện)
Hình thức tuyên truyền rất hữu hiệu là thông qua các hoạt động tài trợ cứu trợ thiên tai bão lụt, việc bồi thường BH các vụ tổn thất lớn. Thông qua các hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác. (Ở Việt Nam hiện nay các hoạt động này mục đích chính chỉ để quảng bá thương hiệu, chứ hầu như không quan tâm đến việc nâng cao trình độ hiểu biết về BH của nhân dân).
Việc nâng cao trình độ dân trí về BH không phải là của riêng Nhà nước mà các DNBH cũng phải có trách nhiệm vì nó liên quan đến sự phát triển của các DNBH. Do đó, nhà nước có thể có qui định để các DNBH thực hiện trách nhiệm này, hoặc nhà nước đứng ra làm đầu mối, các DNBH phải đóng góp và thực hiện việc nâng cao trình độ dân trí về BH và tạo ra thói quen, tập quán tham gia BH trong mọi tầng lớp dân cư.
g) Giải pháp nâng cao vai trò và năng lực hoạt động của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam
Tổ chức và hoạt động của Hiệp hội BH phải đảm bảo có chất lượng và đạt hiệu quả cao. Tăng cường sự hoạt động thường xuyên của các Ban bán chuyên trách để vừa tiết kiệm được chi phí, vừa cập nhật được tình hình của thị trường và các DN vì thành viên của các Ban này là những người đang trực tiếp hoạt động kinh doanh tại các DN. Các hội viên dưới sự điều phối của Hiệp hội, phải đóng góp tích cực vào việc xây dựng và phát triển TTBH Việt nam toàn diện, vững chắc.
Tiếp tục thực hiện tốt vai trò tự quản, giải quyết và ngăn chặn các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các DNBH, DN môi giới BH.
Hiện nay Hiệp hội BH Việt Nam đã đứng ra làm đầu mối để các DNBH ký kết thỏa thuận khai thác ở một số lĩnh vực nhằm làm lành mạnh hóa TTBH. Nhưng khi có những vi phạm thỏa thuận thì chưa xử lý được. Vì vậy, Hiệp hội cần xây dựng ngay cơ chế phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về KDBH để kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời các vi phạm qui chế hợp tác và những vi phạm khác trong hoạt động KDBH. Đồng thời trong thỏa thuận giữa các DN cần cụ thể hóa các qui tắc ứng xử, chế độ xử phạt..) nhằm lành mạnh hoá TTBH Việt Nam.
Trong thời gian tới Hiệp hội BH Việt Nam cần phát huy hơn nữa vai trò cầu nối giữa các DNBH và Nhà nước đó là tập hợp những ý kiến về cơ chế chính sách, pháp luật về KDBH, có kiến nghị với các cơ quan nhà nước để điều chỉnh bổ sung kịp thời, nhằm phát triển nhanh TTBH Việt Nam. Đồng thời, phải tham gia tích cực vào việc đóng góp ý kiến tham gia xây dựng chính sách và pháp luật về KDBH và cả những văn bản pháp luật khác có liên quan đến hoạt động BH.
Hiệp hội BH Việt Nam cần phải tích cực mở rộng quan hệ với các Hiệp hội và các tổ chức BH quốc tế nhằm đem lại lợi ích cho các hội viên. Đồng thời là cầu nối giữa các DNBH trong nước và DNBH nước ngoài trong việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm, liên kết hợp tác đào tạo, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ về kỹ thuậtnhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hoạt động có hiệu quả của các Hội viên.
Cung cấp những thông tin cập nhật về TTBH trong nước, khu vực và quốc tế kịp thời, hiệu quả nhất bằng các hình thức như: Đưa lên trang Website, tổ chức hội thảo, các bản tin nội bộ, số liệu thị TTBH thông qua các ban bán chuyên trách đang họat động kinh doanh trực tiếp tại các DNBH
Tham gia tuyên truyền cho ngành BH trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên các diễn đàn DN. Phát hành một số ấn phẩm như “Một số điều cần biết khi tham gia BH PNT” hay “Ý nghĩa nhân văn của BH PNT” nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của người dân về BH, bảo vệ quyền lợi của cả người tham gia BH và các hội viên.
Thường xuyên tổ chức hội thảo, đào tạo tập huấn nghiệp vụ (kể cả trong và ngoài nước) nhằm góp phần nâng cao trình độ cho cán bộ của hội viên. Tăng cường công tác đề phòng hạn chế tổn thất nhằm giảm thiểu các rủi ro, tai nạn bảo vệ lợi ích cho cả các hội viên và người tham gia BH.
Để xây dựng nhóm giải pháp trên ngoài việc căn cứ vào thực trạng của TTBH PNT, kinh nghiệm quốc tế, tác giả còn căn cứ vào chủ trương phát triển TTBH với đầy đủ các yếu tố thị trường, không ngừng nâng cao tính an toàn hiệu quả của TTBH... Đồng thời, thực tế hiện nay TTBH Việt Nam đã được mở cửa hầu như hoàn toàn. Bên cạnh đó chiến lược phát triển TTBH Việt Nam giai đoạn 2011-2020 cũng đã xác định: Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng hệ thống thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý, xây dựng cơ sở dữ liệu chung cho TTBH; Xóa bỏ hiện tượng khép kín chia cắt thị trường; Chuẩn hóa các điều kiện và quy trình phê chuẩn sản phẩm BH; Phát triển đa dạng và chuyên nghiệp hóa các kênh phân phối sản phẩm BH; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực BH... Điều đó khẳng định nhóm giải pháp này là hoàn toàn có cơ sở và có tính khả thi cao.
3.3.3. Nhóm các giải pháp cho các thành viên tham gia thị trường
Để TTBH PNT Việt Nam có được những DN thực sự lớn mạnh có đủ năng lực cạnh tranh bình đẳng trên TTBH trên quốc tế phải thực hiện các giải pháp chung sau:
Các DNBH PNT, DN tái BH, DN môi giới BH đặc biệt là các DN vừa và nhỏ cần xác định cụ thể chính xác tiềm lực, vị thế của mình trên thị trường. Đồng thời phải chú trọng tìm hiểu nghiên cứu thấu đáo về những cơ hội, thách thức cũng như yêu cầu và xu hướng của quá trình hội nhập. Trên cơ sở đó có kế hoạch, định hướng để tìm đối tác liên doanh, liên kết, sáp nhập nhằm tăng cường sức mạnh về tài chính, về cơ sở vật chất và mạng lưới hoạt động Từ đó mới có đủ năng lực để hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp hiện đại và đáp ứng tốt các yêu cầu cạnh tranh quốc tế.
Kiện toàn lại mô hình hoạt động, cơ cấu tổ chức nhằm tiết giảm thiểu các khâu quản lý trung gian để tiết giảm chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh. Kinh phí dôi dư sẽ đầu tư cho nâng cao chất lượng sản phẩm và các dịch vụ gia tăng. Điều đó vừa thúc đẩy TTBH phát triển vừa nâng cao năng lực uy tín của DN trong quá trình hội nhập.
Xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược cạnh tranh và các chiến lược chức năng. Xác định thế mạnh chính của DN, tiến hành phân khúc thị trường và xác định thị trường tiềm năng của DN. Từ đó chỉ tập trung chủ lực vào những thế mạnh, những phân khúc thị trường đã được định vị. Có như vậy thì mới có thể tạo ra được sự khác biệt và nhanh chóng xây dựng được thương hiệu riêng cho DN trong quá trình hội nhập.
Tiến hành đánh giá phân loại toàn bộ chất lượng NNL bao gồm cả đại lý BH nhằm xây dựng NNL chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế. Làm rõ tiêu chuẩn điều kiện từng vị trí, từ đó có kế hoạch đào tạo lại, bố trí sử dụng lao động cũng như tuyển dụng mới một cách hiệu quả. Kiên quyết chấm dứt hợp đồng lao động đối với cán bộ và hợp đồng đại lý đối với đại lý không đủ tiêu chuẩn và yêu cầu của DN.
Ngoài ra các DN cần chủ động triển khai đánh giá tín nhiệm quốc tế (rating), bởi nó vừa đảm bảo uy tín năng lực của DN, vừa minh bạch hóa tình hình kinh doanh và nó có nhiều lợi thế khi mở rộng hoạt động ra nước ngoài.
a) Giải pháp cho các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
- Giải pháp chung cho cả DNBH trong nước và DNBH có vốn nước ngoài
+ Tăng cường nâng cao năng lực để có đủ điều kiện cạnh tranh tích cực, bình đẳng và phát triển bền vững trong quá trình hội nhập: Tận dụng mọi cơ hội, khả năng điều kiện có thể để không ngừng nâng cao năng lực về mọi mặt. Chú trọng phát triển hoạt động maketing bao gồm: Nghiên cứu dự báo TTBH; Xây dựng chính sách maketing hỗn hợp; hoạch định chiến lược maketing và lập kế hoạch maketing BH. Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác nhằm giao lưu trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm đối tác chiến lược, cập nhật thông tin thị trường phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
+ Đa dạng hóa dịch vụ và nâng cao chất lượng các sản phẩm BH, hướng tới chất lượng dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế:
Đối với các sản phẩm đang triển khai: Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các sản phẩm theo nguyên tắc gắn liền quyền lợi giữa DNBH và người tham gia BH (có thể tham khảo các sản phẩm BH của nước ngoài). Có thể thay đổi phí BH, mức trách nhiệm BH và quyền lợi BH cho phù hợp hơn, đồng thời cải tiến công tác dịch vụ sau bán hàng tốt hơn, chuyên nghiệp hơn nhằm gây hấp dẫn thu hút khách hàng mở rộng thị trường.
Cần xây dựng và phát triển mạnh các loại sản phẩm BH trọn gói với mức phí BH hợp lý (Ví dụ: BH trọn gói các loại hình BH có thể cho một DN, tổ chức, một dự án, công trình, BH trọn gói cho một hộ gia đình).
Đối với các lĩnh vực hiện nay thị trường còn bỏ trống hoặc triển khai cầm chừng cần nghiên cứu đưa ra những sản phẩm BH mới cho phù hợp với điều kiện của từng đối tượng trên thì mới triển khai có hiệu quả (Ví dụ đối với BH nông lâm ngư nghiệp, BH cho người thu nhập thấp: Bước đầu chỉ đưa ra những điều khoản BH thực sự cần thiết; chia phí nhỏ thành nhiều kỳ; tổ chức triển khai thông qua các đoàn thể, tổ chức xã hội, hiệp hội ngành nghề, phát triển mạng lưới dịch vụ tại chỗ).
Để nâng cao chất lượng sản phẩm, các DNBH cần tập trung tích cực vào việc đổi mới công tác giám định bồi thường và trả tiền BH. Các chế độ bồi thường cũng như các thủ tục hồ sơ đòi bồi thường BH, cần được phổ biến rõ ràng, công khai, đơn giản về thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia BH khi gặp rủi ro.
+ Đa dạng hóa các kênh phân phối và phát triển sản phẩm mới nhằm tiến tới phù hợp với tập quán và thông lệ quốc tế: Ngoài các kênh phân phối truyền thống là đại lý và môi giới BH cần không ngừng đa dạng hóa các kênh phân phối như: Bán hàng qua điện thoại, qua internet, maketing từ xa, hoặc có thể nhờ các DN tái BH giới thiệu dịch vụ
Để có thêm những điều kiện tốt để phát triển kênh phân phối sản phẩm qua các ngân hàng thương mại (Bancassurance), các DNBH PNT có thể chú trọng đến việc bán cổ phần cho các ngân hàng thương mại, hoặc ngược lại nếu điều kiện cho phép sẽ mua cổ phần của các ngân hàng thương mại.
Các DNBH trong nước cũng có thể học hỏi kinh nghiệm phân phối sản phẩm qua các DN môi giới từ các DNBH nước ngoài, vì ở TTBH nước ngoài hình thức này là chủ yếu và họ đã có kinh nghiệm lâu năm về phân phối sản phẩm BH qua môi giới.
Các DNBH PNT cần bố trí NNL cũng như đầu tư nguồn vốn nhất định cho việc nghiên cứu phát triển sản phẩm BH mới.
+ Giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư nhằm hỗ trợ tích cực cho hoạt động KDBH gốc và phù hợp với phương thức kinh doanh trên thế giới: Xây dựng chiến lược đầu tư gắn với chiến lược kinh doanh. Xây dựng các qui trình đầu tư khoa học, chặt chẽ, đúng pháp luật để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra trong đầu tư.
Từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động đầu tư. Sớm xây dựng cho DN mình một số chuyên gia về đầu tư. Các DNBH có đủ tiêu chuẩn theo qui định của pháp luật nên thành lập các công ty quản lý quỹ đầu tư để thực hiện đầu tư một cách chuyên nghiệp và đạt hiệu quả cao.
Đa dạng hóa các danh mục đầu tư để vừa đảm bảo cân đối giữa nhu cầu thanh toán trước mắt, vừa đạt hiệu quả đầu tư. Xác định cơ cấu đầu tư sao cho nguồn vốn đầu tư có hiêụ quả nhất. Nâng tỷ trọng đầu tư dài hạn và giảm đầu tư ngắn hạn. Cần giảm đến mức tối thiểu hình thức đầu tư bằng gửi ngân hàng. Chủ yếu tập trung vào mua cổ phiếu, góp vốn cổ phần, liên doanh liên kết... Trong điều kiện như hiện nay, tình hình lạm phát có xu hướng tăng và lãi suất giảm nên giảm bớt việc mua trái phiếu chính phủ và tiền gửi ngân hàng và chuyển sang các lĩnh vực đầu tư khác.
+ Không ngừng xây dựng và quảng bá thương hiệu nhằm nâng cao uy tín đồng thời tạo điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác cả trong nước và nước ngoài: Đối với kinh doanh nhất là kinh doanh dịch vụ - và lại là kinh doanh những “ sản phẩm vô hình” thì uy tín và thương hiệu là vấn đề rất quan trọng của các DNBH. Vì vậy, hoạt động tuyên truyền quảng cáo không chỉ đơn thuần là quảng bá cho sản phẩm của mình mà còn phải góp phần nâng cao nhận thức của toàn dân về vai trò to lớn và ý nghĩa xã hội của BH PNT.
Quảng bá thương hiệu không chỉ đơn thuần như các hình thức truyền thống hiện nay là: Quảng cáo trên truyền hình, trên các tờ báo, tạp chí, phát tờ rơi mà cần phải tiến tới quảng cáo một cách khác biệt, ấn tượng và mang tính đặc thù riêng của BH. Ví dụ: Tham gia làm phim nói về BH PNT, hay 1 số các chương trình tài trợ, cứu trợ cứu nạn do thiên tai, hạn hán, lũ lụt, tham gia vào các chương trình an toàn giao thông và phòng chống cháy nổ, tham gia tích cực vào hoạt động nhân đạoĐặc biệt, cách quảng cáo hiệu quả nhất, thực tế nhất, đi vào lòng người nhất là công tác giải quyết bồi thường hay trả tiền BH cho khách hàng phải đảm bảo nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, đầy đủ quyền lợi cho khách hàng. Khách hàng phải là “Thượng đế” cả khi mua BH và khi làm bồi thường BH. Bên cạnh các giải pháp chung còn có các giải pháp riêng như sau:
- Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước
+ Không ngừng nâng cao năng lực về mọi mặt nhằm đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập:
Nhằm nâng cao năng lực tài chính, các DNBH PNT trong nước phải chủ động tích cực trong việc tăng vốn điều lệ bằng nhiều hình thức khác nhau. Các hình thức đó là: Thực hiện niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, phát hành thêm cổ phiếu rộng rãi trên thị trường, hoặc có thể huy động vốn bằng các hình thức khác theo qui định của pháp luật; phát hành trái phiếu doanh nghiệp; tìm đối tác chiến lược
Năng lực quản lý: Áp dụng phương thức quản lý hiện đại theo tiêu chuẩn ISO 9000 (Bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng theo các chuẩn mực quốc tế phiên bản 1994 của nó bao gồm các bộ tiêu chuẩn thành phần (ISO 9001; 9002 và ISO 9003). Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về đánh giá và quản lý rủi ro (ISO 31000).Nâng cao trình độ quản lý và trang bị công nghệ hiện đại: Các DN cần chú trọng đến việc tiếp cận, học tập trình độ, công nghệ quản lý tiên tiến trên thế giới thông qua đối tác chiến lược, tìm nguồn tài trợ nhằm không ngừng tăng cường năng lực trong quá trình hội nhập.
Về quản trị doanh nghiệp: Cần cải cách lại phương thức quản lý điều hành, giảm bớt các khâu quản lý trung gian, tùy vào quy mô và điều kiện DN để có định biên phù hợp. Kinh phí dôi dư từ việc giảm bớt các khâu quản lý trung gian có thể đầu tư vào công nghệ quản lý hiện đại. (Tình trạng phổ biến của các DNBH PNT trong nước hiện nay là cứ thành lập là phải có đầy đủ các phòng ban quản lý, có khi quy mô phòng rất nhỏ nhưng lại có cả trưởng phòng và phó phòng dẫn đến công tác quản lý vừa chồng chéo lại vừa không hiệu quả).
Năng lực cạnh tranh: Tiến hành áp dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động của DN. Các DNBH, trước hết là các DN lớn phải tập trung đầu tư xây dựng trung tâm dữ liệu, thực hiện giải pháp công nghệ thông tin tiên tiến hiện đại trên thế giới. Sử dụng các phần mềm tính phí, cấp đơn BH, quản lý hợp đồng BH, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý đaị lý, phát triển thương mại điện tử bán hàng qua mạng. Xây dựng các địa chỉ giao dịch trên mạng Internet để giảm bớt chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh. Không ngừng nâng cao trình độ quản lý, đánh giá rủi ro, định phí BH bằng nhiều hình thức như: Lựa chọn những nhân sự có năng lực có triển vọng gửi đi đào tạo ở nước ngoài, hoặc có thể thuê chuyên gia nước ngoài trong một thời gian
Phương thức, chiến lược kinh doanh: Có thể nói các DNBH PNT Việt nam chưa có phương thức chiến lược kinh doanh cho riêng mình mà đại đa số là hoạt động kinh doanh theo kiểu “bầy đàn”, nghĩa là người ta làm gì mình cũng làm vậy, người ta bán gì, ở đâu mình cũng đổ xô vào làm theo, trừ khi là không đủ năng lực để làm theo. Cần xóa bỏ tư tưởng “bầy đàn”, cố gắng tìm cho được sự khác biệt tùy theo điều kiện và thế mạnh của mình thì mới cạnh tranh thành công (Ví dụ: Cách thức maketing, quy trình nghiệp vụ, chính sách phát triển, sự khác biệt về văn hóa DN). Các DN phải nghiên cứu, đánh giá thị trường để xây dựng chiến lược kinh doanh, tiến hành phân khúc thị trường, lựa chọn nhóm khách hàng mục tiêu cho phù hợp với điều kiện, khả năng và thế mạnh của từng DN. Một ví dụ nhỏ: Sau khi Công ty Libety được cấp phép bán BH xe cơ giới và BH bắt buộc, Tổng giám đốc công ty này đã chia sẻ: Thay vì các DNBH Việt Nam cạnh tranh bằng giá cả, chúng tôi sẽ cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ.
Năng lực tái BH: Không ngừng nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn về tái BH, nhằm xây dựng cho DN mình những đối tác tái BH chiến lược, để tạo ra lợi thế trong giao dịch tái BH, tăng vị thế giao dịch, tăng hoa hồng tái, đảm bảo nâng cao chất lượng dịch vụ trong kinh doanh. Cụ thể là tăng cường mở rộng quan hệ giao lưu với các DNBH, tái BH trong và ngoài nước nhằm trao đổi kinh nghiệm, cập nhật thông tin diễn biến thị trường tái BH. Chuẩn hóa các điều kiện điều khoản hợp đồng cũng giúp cho hoạt động tái được tiến hành hiệu quả
+ Bồi dưỡng đào tạo NNL đặc biệt là NNL chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế:
Để đáp ứng yêu cầu của phát triển và hội nhập, các DNBH PNT cần có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại NNL của mình thường xuyên liên tục, kể cả đào tạo trong nước và nước ngoài nhằm tiếp thu kịp thời những thông tin, những tiến bộ, những thay đổi phát triển trên thế giới đáp ứng yêu cầu kinh doanh của DN.
Thực chất của việc nâng cao trình độ năng lực cán bộ tập trung vào các vấn đề sau: Xác định lại số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ, từ đó có kế hoạch qui hoạch cho công tác cán bộ. Tùy theo từng đối tượng có thể thực hiện các hình thức đào tạo như: Đào tạo ngắn hạn, dài hạn, các lớp bồi dưỡng, tập huấn, nghiên cứu, khảo sát trong và ngoài nước, tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm
Đào tạo bồi dưỡng NNL cũng cần tính yếu tố văn hóa trong mỗi con người để hình thành và phát triển văn hoá riêng của DN. Văn hoá là động lực thúc đẩy sự phát triển. Vì vậy rất cần thiết phải xây dựng văn hoá riêng trong mỗi DN (Thực tế hiện nay vấn đề này chưa được coi trọng đúng mức). Ngoài ra cần phải thường xuyên quan tâm giáo dục, trau dồi đạo đức nghề nghiệp cho toàn thể cán bộ trong DN.
Các giải pháp cụ thể:
Phải có chính sách phát triển NNL cho từng đối tượng khác nhau: Chính sách đối với nhân sự cấp cao,cấp quản lý trung gian, cán bộ, chính sách cho đại lý BH. Đặc biệt, phải ban hành một số chính sách như: Chính sách đãi ngộ thu hút cũng như giữ chân được những nhân tài nhằm phát triển NNL chất lượng cao. Chính sách về cơ hội thăng tiến, chính sách về tạo môi trường làm việc hiện đại, năng động thân thiện. Chính sách về cơ hội được học tập nâng cao trình độ cho người lao động
Giải pháp cho công tác tổ chức cán bộ: Ban tổ chức cán bộ phải có đủ năng lực trình độ kinh nghiệm để thực hiện và hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Đồng thời phải thực sự là bộ phận tham mưu đắc lực cho ban điều hành về tuyển dụng, sử dụng, công tác về bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ nhằm khai thác tốt nhất nguồn lực con người hiện có của DN và không ngừng phát triển NNL một cách hiệu quả nhất.
Giải pháp cho công tác tuyển dụng và đào tạo NNL: Đối với công tác tuyển dụng phải có kế hoạch tuyển dụng phù hợp với yêu cầu phát triển kinh doanh. Có quy trình tuyển dụng cụ thể, khoa học nhằm đánh giá chính xác năng lực trình độ cũng như kinh nghiệm của các ứng viên. Đồng thời hội đồng tuyển dụng phái có năng lực, có kinh nghiệm, làm việc một cách công tâm, nghiêm túc và minh bạch. Các nhu cầu cần tuyển dụng cần phải được thông báo công khai và rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng (trong đó phái có tiêu chí rõ ràng cụ thể cho từng đối tượng, từng vị trí như về số lượng, yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, độ tuổi, các kỹ năng mềm...). Có như vậy thì mới có thể lựa chọn được những ứng viên có đủ năng lực trình độ, đáp ứng tốt được yêu cầu. Đối với công tác đào tạo: Tái thành lập và kiện toàn lại bộ phận đào tạo. Bộ phận này sẽ là đầu mối đề xuất và thực hiện các kế hoạch đào tạo hàng năm của DN. Cụ thể là sẽ thực hiện chức năng đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao cho cán bộ, đại lý của DN bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau.
Đối với NNL hiện có, phải thực hiện triệt để các giải pháp đã nêu trên một cách đồng bộ. Kiên quyết chấm dứt hợp đồng lao động đối với những lao động kém chất lượng, những lao động không đủ năng lực trình độ đáp ứng yêu cầu đã đề ra. Phải định hình cụ thể chi tiết từng tiêu chuẩn chức danh (bằng bản mô tả công việc), từ đó căn cứ vào trình độ năng lực, sở trường của cán bộ để sắp xếp, phân công lao động cho phù hợp nhằm khuyến khích tính chủ động, kích thích tư duy sáng tạo, phát huy tối đa khả năng của người lao động và đem lại hiệu quả cao nhất.
Bổ sung NNL chất lượng cao: Các DN cần có những chính sách đặc thù nhằm thu hút và tuyển dụng được nhân tài. Điều quan trọng hơn nữa là những cơ chế, chính sách để giữ chân được họ. Có thể kể đến các chính sách đó là: Môi trường làm việc, bố trí công việc phù hợp với sở trường và khả năng, văn hóa DN, lương bổng và cơ hội thăng tiến, các chính sách chăm lo đến sức khỏe, đời sống tinh thần của cán bộCó thể ký kết hợp đồng đào tạo theo yêu cầu chất lượng cao với các cơ sở đào tạo. Tìm kiếm, lựa chọn đối tác chiến lược nước ngoài nhằm thỏa thuận hợp tác về đào tạo NNL, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm. Đó cũng là một trong những giải pháp rất hiệu quả cho việc phát triển NNL chất lượng cao hiện nay của các DNBH. Nếu cần thiết, có thể tuyển một số lao động, chuyên gia nước ngoài trong một thời gian nhất định nhằm tranh thủ học hỏi kinh nghiệm, các kỹ năng, tư duy của họ. Từ đó tìm ra con đường tốt nhất để xây dựng và phát triển NNL chất lượng cao cho DN. Ngoài ra, có thể phải tìm đến những nhà tư vấn chuyên nghiệp về phát triển NNL để có được giải pháp hay nhất, hiệu quả nhất phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của DN.
+ Tăng cường hợp tác giao lưu với các đối tác nước ngoài: Nhằm cập nhật những thông tin trên TTBH thế giới, tranh thủ học hỏi trình độ quản lý, chuyển giao nguồn vốn, công nghệ, đào tạo NNL các DNBH Việt Nam tùy theo khả năng của mình cần xây dựng cho mình các chính sách, hình thức phù hợp trong quan hệ hợp tác với nước ngoài. Chú trọng đối với các thị trường khu vực (khối ASEAN), thị trường lớn (như Tây Âu, Nhật, Mỹ), đặc biệt quan tâm đến các đối tác có tiềm lực lớn, có kinh nghiệm lâu năm và uy tín trên TTBH quốc tế. Sau đây là một số hình thức cơ bản:
Các DNBH PNT trong nước cần tìm kiếm, lựa chọn cho mình những đối tác chiến lược phù hợp, đặc biệt là những đối tác chiến lược nước ngoài có tiềm lực lớn, có phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia và có nhiều kinh nghiệm, uy tín trên TTBH thế giới. Đây là cơ hội rất tốt để tiếp thu những kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý và đào tạo NNL. Riêng đối với các DN nhỏ điều này càng thêm phần quan trọng nếu trường hợp DN đó cần phải liên kết sáp nhập để tiếp tục tồn tại.
Các DNBH PNT Việt Nam có thể mở Chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ở nước ngoài. Đồng thời, có thể tham gia góp vốn vào các công ty BH, tái BH đang hoạt động thành công ở nước ngoài, hoặc tham gia liên doanh liên kết với các DNBH có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam.
Trong điều kiện hội nhập, với các dịch vụ vượt quá khả năng nhận BH của mình, các DN hoàn toàn có thể dễ dàng mở rộng và phát triển hình thức đồng BH với các DNBH có vốn nước ngoài. Đây là điều kiện để các DNBH trong nước tiếp thu nhanh nhất kỹ năng và bí quyết công nghệ của nước ngoài.
Mỗi DNBH có mức giữ lại riêng cho từng dịch vụ BH. Vì vậy, việc tăng cường mở rộng quan hệ với các nhà tái BH nước ngoài, là điều kiện để các DN tăng năng lực tái BH và khả năng quan hệ với các đối tác nước ngoài.
Các DNBH chưa niêm yết cổ phiếu cần tiến hành ngay việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Từ đó các DNBH trong nước sẽ có nhiều điều kiện để hợp tác giao lưu với nước ngoài.
- Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có vốn đầu tư nước ngoài:
Bên cạnh các giải pháp chung nêu trên, cần có các giải pháp sau:
Tuỳ theo điều kiện, chiến lược đầu tư mà các DN có các hình thức bổ sung vốn như: Công ty mẹ đầu tư bổ sung vốn; Tìm thêm cổ đông nước ngoài góp vốn hoặc cổ đông Việt Nam, đặc biệt là các DNBH PNT, DN tái BH Việt Nam nhằm tạo điều kiện nghiên cứu tìm hiểu và thâm nhập sâu hơn, hiệu quả hơn vào TTBH PNT Việt Nam.
Chú trọng phát triển mạng lưới, vì mạng lưới quá nhỏ cũng gây ra tâm lý e ngại cho khách hàng trong việc phục vụ giải quyết bồi thường. Một số giải pháp cụ thể là phát triển thêm chi nhánh hoặc văn phòng BH, phát triển thêm kênh phân phối như Đại lý BH (hiện nay số lượng Đại lý BH của các DN này còn rất hạn chế), chú trọng phát triển kênh phân phối Bancassurance (Các DNBH nước ngoài thường có nhiều kinh nghiệm triển khai kênh phân phối này, song hiện nay hầu như chưa triển khai ở Việt Nam) và một số kênh khác như Maketing từ xa, sử dụng mạng xã hội
Mở rộng phạm vi và lĩnh vực hoạt động của mình: Đối với thị trường trong nước cần mạnh dạn đăng ký triển khai thêm một số nghiệp vụ BH (ví dụ như Công ty BH Libety). Đối với thị trường nước ngoài phải phát triển bằng hình thức đồng BH, đẩy mạnh phát triển nhận tái BH từ nước ngoài hoặc cung cấp dịch vụ qua biên giới Bên cạnh đó tăng cường phát triển thêm các sản phẩm BH mới, các sản phẩm BH đã triển khai hiệu quả ở nước ngoài có thể thiết kế lại cho phù hợp với TTBH Việt Nam.
Tăng cường áp dụng mạnh mẽ hơn nữa những phương thức kinh doanh từ nước ngoài, bởi trong thời gian qua nhiều DNBH có vốn nước ngoài đã bị ảnh hưởng bới phương thức KDBH không phù hợp với thông lệ quốc tế (Ví dụ: Ở các TTBH phát triển phân phối sản phẩm BH chủ yếu qua môi giới và đại lý BH, bộ phận khai thác BH và giám định bồi thường là hai bộ phận riêng biệt, còn ở Việt Nam thì phân phối sản phẩm BH lại chủ yếu là do cán bộ BH và đại đa số các DNBH không tách bạch riêng bộ phận khai thác và giám định bồi thường).
Để phát triển mạng lưới, mở rộng hoạt động các DNBH có vốn nước ngoài cũng cần phải tăng cường hơn nữa công tác đào tạo NNL đặc biệt là NNL chất lượng cao bằng nhiều hình thức khác nhau như tự huấn luyện đào tạo, gửi đi đào tạo hoặc đi thực tế ở công ty mẹ ở nước ngoài, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo trong nước
Tăng cường giao lưu với các DNBH PNT trong nước bằng nhiều hình thức như mở rộng quan hệ đồng BH, tái BH, tham gia tích cực vào các cuộc hội thảo, hội nghị và các hoạt động khác do ngành cũng như Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam tổ chức
b) Giải pháp đối với doanh nghiệp tái BH
Không ngừng nâng cao năng lực bằng nhiều hình thức khác nhau: Ngoài các giải pháp như các DNBH trong nước, các DN tái BH do có quan hệ rộng rãi với các đối tác nước ngoài có tiềm lực lớn, có kinh nghiệm lâu năm nên cần tranh thủ quan hệ để học hỏi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, bồi dưỡng đào tạo NNL Cũng có thể hợp tác chiến lược với đối tác nước ngoài bằng hình thức bán cổ phần và kèm theo các cam kết chuyển giao công nghệ, đào tạo NNL
Thường xuyên cập nhật trao đổi thông tin về các lĩnh vực đầu tư với các DNBH, DN tái BH nước ngoài đang hoạt động đầu tư hiệu quả để nâng cao hiệu quả đầu tư, mở rộng các danh mục đầu tư, xác định cơ cấu, thời hạn đầu tư hợp lý. Đồng thời đối với các dự án lớn có thể ưu tiên liên kết với các DNBH trong nước. Thường xuyên giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, thực hiện liên kết đầu tư với các DNBH, DN tái BH trong nước.
Thông qua các mối quan hệ với các dự án có giá trị BH lớn, các công ty tái BH có thể là đầu mối quan trọng trong việc giới thiệu dịch vụ BH cho các DNBH PNT. Giải pháp này vừa thuận lợi cho việc tái BH, tăng doanh thu cho các DN tái BH vừa làm cho người tham gia BH có thể yên tâm hơn vừa góp phần trợ giúp đắc lực cho các DNBH với tư cách như là một kênh phân phối mới rất hiệu quả.
Trong quá trình làm việc với các DNBH trong và ngoài nước, các DN tái BH không chỉ đơn thuần là thực hiện về nghiệp vụ tái BH mà còn phải cập nhật thu thập thông tin về TTBH, tái BH trong và ngoài nước, đăng tải trên website, tạp chí của DN tái BH, hoặc các phương tiện thông tin đại chúng khác để cung cấp cho toàn TTBH.
c) Đối với hoạt động trung gian BH
Phải áp dụng các quy tắc nghề nghiệp cao nhất theo chuẩn mực quốc tế nhằm phát triển đội ngũ này một cách chuyên nghiệp hiệu quả:
- Đối với các DN môi giới BH: Ngoài việc không ngừng nâng cao năng lực về mọi mặt, tăng cường giao lưu, tìm kiếm cơ hội hợp tác với các DNBH, môi giới BH nước ngoài nhằm học hỏi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, nâng cao trình độ cần tăng cường công tác maketing, tuyên truyền, quảng bá rộng rãi về vai trò ý nghĩa tác dụng của môi giới BH. Thường xuyên cập nhật, nghiên cứu thông tin kinh nghiệm về hoạt động môi giới ở nước ngoài để áp dụng vào Việt Nam. Đặc biệt phải lựa chọn tuyển dụng được những nhân sự có đủ trình độ năng lực, đạo đức nghề nghiệp và thực hiện đúng đầy đủ các quy trình nghiệp vụ. Từ đó mới phát triển hoạt động kinh doanh.
- Đối với đại lý BH: Ngoài việc phát triển về số lượng đại lý BH, các DNBH cần chú trọng không ngừng nâng cao chất lượng đại lý cũng như các chế độ, các điều kiện cơ sở vật chất cho đại lý. Chất lượng đại lý phụ thuộc nhiều vào công tác đào tạo, vì vậy các DNBH cần quản lý và thực hiện tốt các chương trình đào đạo đại lý. Đồng thời đề ra các tiêu chuẩn và điều kiện đối với đại lý BH về trình độ nghiệp vụ về tư cách đạo đức nghề nghiệp, có như vậy thì TTBH PNT mới phát triển lành mạnh.
Phải có những cơ chế tạo ra cơ hội thăng tiến cho đại lý: Chẳng hạn đề ra các tiêu chuẩn cụ thể để từ nhân viên đại lý lên trưởng nhóm, rồi lên Tổng đại lý (kèm theo quyền lợi cụ thể) và được tuyển dụng làm cán bộ chính thức nếu có nhu cầu.
Định kỳ hàng năm có thể tổ chức họp mặt tổng kết, tuyên dương, trao thưởng đối với những đại lý có thành tích xuất sắc trong năm. Từ đó động viên tinh thần hăng say làm việc của các đại lý BH và tạo ra phong trào thi đua hoạt động kinh doanh giỏi.
Nghiên cứu xem xét hình thức phù hợp để có thể nộp BH xã hội, BH y tế cho đại lý nếu họ có nhu cầu. Có như vậy, các đại lý BH mới gắn bó với công ty lâu dài và tận tâm với nghề. Từ đó DNBH mới có thể có được đội ngũ đại lý chất lượng, hoạt động hiệu quả. Đó cũng là một trong những mục tiêu phát triển NNL của DNBH.
Để phát triển lực lượng đại lý chất lượng, cần phải giao chỉ tiêu tuyển dụng đại lý cho từng cán bộ (ví dụ 1 cán bộ tối thiểu phải tuyển được 5-10 đại lý/1 năm). Đối với đại lý hiện có, nên giao chỉ tiêu doanh thu đến từng đại lý và gắn với cán bộ trực tiếp quản lý đại lý đó. Đồng thời cũng giao cho chính cán bộ đó có trách nhiệm hướng dẫn, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ và hàng năm có kiểm tra, đánh giá kết quả. Đưa chỉ tiêu về quản lý, phát triển và đào tạo đại lý vào chỉ tiêu thi đua hàng năm của cán bộ.
d) Giải pháp đối với người tiêu dùng BH
Ngoài việc tăng cường nâng cao trình độ dân trí và ban hành một số sản phẩm BH bắt buộc mới như đã nêu trên nhằm dần tạo thói quen và ý thức tham gia BH của người tiêu dùng, cần có thêm những giải pháp sau:
Trong các chương trình quảng cáo thường hiệu, hoặc các buổi tổ chức hội nghị khách hàng, các DNBH nên lồng ghép các nội dung nâng cao trình độ dân trí về BH như ý nghĩa tác dụng của BH, cách phòng tránh rủi ro Thực hiện tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi thông tin nâng cao hiểu biết về BH cho khách hàng. Định kỳ hàng năm, các DNBH có thể tổ chức hội nghị đối với những khách hàng có tỷ lệ bồi thường thấp, có chế độ động viên khen thưởng và có một số hình thức tuyên truyền quảng cáo phù hợp.
Các DNBH có thể triển khai BH cá nhân, hộ gia đình qua các cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội nhằm từng bước tạo nên thói quen và tập quán tham gia BH.
Các cơ quan chức năng cần tăng cường mạnh mẽ công tác kiểm tra, xử phạt nghiêm những trường hợp không tham gia BH bắt buộc theo quy định của nhà nước.
Nhóm giải pháp trên được đưa ra trong điều kiện nền KT và TTBH Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, các nhà đầu tư nước ngoài cũng rất quan tâm đến thị trường tài chính, BH, ngân hàng của Việt Nam. Bên cạnh đó, việc thực hiện các cam kết quốc tế đã ký kết và sắp tới Việt Nam sẽ tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU, rồi sự kiện hình thành cộng đồng ASEAN vào năm 2015TTBH PNT Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức mới. Đồng thời các DN cũng đã nhận thức được vị trí, khả năng và tiềm lực của mình trên TTBH và sự cần thiết phải nâng cao năng lực về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và phát triển trong quá trình hội nhập. Tình hình thực tế như vậy, cùng với hai nhóm giải pháp trên cùng đồng thời được thực hiện, sẽ là điều kiện và “chất xúc tác” quan trọng làm cho nhóm giải pháp này có tính thực thi cao.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển TTBH PNT trong quá trình hội nhập KTQT. Đồng thời căn cứ vào những triển vọng phát triển KT-XH của Việt Nam trong tiến trình hội nhập cũng như xu hướng phát triển của TTBH PNT thế giới, luận án đã đưa ra những định hướng và hệ thống các giải pháp theo ba nhóm đó là: Hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về KDBH - Đổi mới và cải thiện môi trường kinh doanh - và nhóm giải pháp cho các thành viên tham gia TTBH PNT. Ba nhóm giải pháp tạo thành thế “ba chân kiềng”, có quan hệ mật thiết với nhau, bổ trợ cho nhau và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Đó cũng là ba yếu tố cấu thành cơ bản không thể thiếu của TTBH PNT và trong nền KT hội nhập các yếu tố này càng trở lên quan trọng hơn bởi vì chỉ có nhà nước mới tạo ra môi trường KTQT; Cơ chế KT thị trường là nền tảng, cốt lõi của nền KT hội nhập và các thành viên tham gia thị trường là chủ thể của các quan hệ đối tác KTQT. Vì vậy trong quá trình hội nhập TTBH PNT Việt Nam chỉ có thể bứt phá và phát triển toàn diện vững chắc khi có hệ thống các giải pháp đồng bộ cho cả ba yếu tố trên.
* Một số kiến nghị:
Tại Chương 4 - Luật KDBH (2000) qui định đại lý có thể là tổ chức hay cá nhân. Nhưng trên thực tế đại lý BH PNT chủ yếu là cá nhân và hoạt động còn nhiều bất cập. Để phát triển đại lý BH là tổ chức trong thời gian tới cần có qui định hướng dẫn cụ thể về hoạt động của tổ chức đại lý, có thể cho phép thành lập các Công ty đại lý BH.
Ở Việt Nam trình độ dân trí về BH còn hạn chế và thói quen hay tập quán mua BH còn ở mức độ sơ khai. Vì vậy quỹ hỗ trợ người tham gia BH không chỉ nhằm mục đích sử dụng như quy định hiện nay mà còn phải hỗ trợ cho công tác khai thác và đánh thức các các tiềm năng mới (như hỗ trợ triển khai, hỗ trợ một phần phí BH...)
KẾT LUẬN
Phát triển TTBH PNT là đòi hỏi khách quan không thể thiếu của quá trình hội nhập KTQT. Đó là quá trình thực hiện xây dựng TTBH PNT có đủ năng lực điều kiện cạnh tranh tích cực trên thị trường trong và ngoài nước nhằm gắn kết TTBH PNT trong nước với TTBH thế giới, đồng thời đáp ứng tốt các yêu cầu của nền KT hội nhập. Để đáp ứng yêu cầu đó phải dựa trên một số nguyên tắc cơ bản và phải phát triển đồng bộ, toàn diện những yếu tố mang tính quyết định đó là: Môi trường pháp lý - Môi trường kinh doanh - và các thành viên tham gia TTBH PNT.
Trong quá trình hội nhập TTBH PNT chịu tác động bởi nhiều yếu tố cả tích cực và tiêu cực. Hội nhập sẽ tạo ra nhiều cơ hội song cũng không ít thách thức cho sự phát triển TTBH PNT. Tuy nhiên nếu biết nắm bắt tốt, tận dụng hiệu quả các cơ hội thì sẽ tạo ra thế và lực đẩy lùi những thách thức từ đó sẽ đem lại những thành công to lớn.
Ở Việt Nam quá trình hội nhập và phát triển TTBH PNT đã đạt được những thành quả đáng kích lệ: Môi trường pháp lý và môi trường kinh doanh từng bước được cải thiện, thị trường đã phát triển về quy mô kết cấu, tốc độ tăng trưởng khá cao. Tuy nhiên so với các nước trong khu vực vẫn là thị trường chưa phát triển. Nếu đánh giá một cách tổng thể, toàn diện thì TTBH PNT Việt Nam phát triển chưa cơ bản, chưa vững chắc, chưa đồng bộ và đặc biệt là còn một số nguy cơ tiềm ẩn và thiếu tính minh bạch. Kết cấu hạ tầng cơ sở về BH còn nhiều bất cập. Năng lực cạnh tranh, trình độ quản lý, NNL, năng lực tái BH, hiệu quả đầu tư còn hạn chế. Đặc biệt từ năm 2012 đến nay tốc độ tăng trưởng của TTBH PNT đang có chiều hướng giảm sút.
Từ những thực tế đó, trong thời gian tới TTBH PNT Việt Nam rất cần có những giải pháp mang tính đột phá nhằm phát triển một cách toàn diện đồng bộ và vững chắc đáp ứng tốt những yêu cầu phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng của nền KT. Trên cơ sở những yêu cầu đó luận án đã đưa ra những quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển TTBH PNT đến năm 2020. Trong đó có ba nhóm giải pháp đó là: (1) Hoàn thiện hệ thống pháp luật và quản lý nhà nước về KDBH; (2) Đổi mới và cải thiện môi trường kinh doanh; (3) Giải pháp cho các thành viên tham gia TTBH PNT.
Trên cơ sở những lý luận khoa học và thực tiễn khách quan, hệ thống các giải pháp đồng bộ của luận án sẽ đóng góp tích cực cho sự phát triển TTBH PNT Việt Nam trong thời gian tới. Từ đó giúp cho TTBH PNT Việt Nam tiến tới ngang bằng với TTBH PNT các nước phát triển trong khu vực vào năm 2020./.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
Đinh Công Hiệp (2006), Văn hóa đối với sự phát triển kinh tế xã hội, tổ chức và doanh nghiệp ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số đặc san, tr.81.
Đinh Công Hiệp (2007), Ba chân kiềng của nền kinh tế, Tạp chí Kinh tế Châu Á -Thái Bình Dương, số 15 (158), tr.40.
Đinh Công Hiệp (2007), Tác động của hệ thống ngân hàng thương mại đến thị trường tài chính,, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 167 và 168, tr.36.
Đinh Công Hiệp (2007), Phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Châu Á -Thái Bình Dương, số 30 (173), tr.36.
Đinh Công Hiệp (2008), Cơ chế hoạt động của thị trường bảo hiểm, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 216, tr.34.
Đinh Công Hiệp (2012), Sự cần thiết khách quan phải phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong nền kinh tế hội nhập, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 362, tr.37.
Đinh Công Hiệp (2012), Một số yếu tố cơ bản tác động đến sự phát triển TTBH phi nhân thọ trong quá trình hội nhập, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 372, tr.32.
Đinh Công Hiệp (2012), Yếu tố ảnh hưởng đến dự báo và định hướng phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 22 (534), tr.36.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2010), Báo cáo tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với nền kinh tế sau ba năm Việt Nam gia nhập WTO, Hà Nội 5/2010.
2. Bộ Tài chính (2004), Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành, NXB Tài chính, Hà Nội.
3. Bộ Tài chính (2005), Thị trường BH Việt Nam năm 2004, NXB Tài Chính, Hà Nội.
4. Bộ Tài chính (2006), Thị trường BH Việt Nam năm 2005, NXB Tài Chính, Hà Nội.
5. Bộ Tài chính (2007), Thị trường BH Việt Nam năm 2006, NXB Tài Chính, Hà Nội.
6. Bộ Tài chính (2008), Thị trường BH Việt Nam năm 2007, NXB Tài Chính, Hà Nội.
7. Bộ Tài chính (2009), Thị trường BH Việt Nam năm 2008, NXB Tài Chính, Hà Nội.
8. Bộ Tài chính (2010), Thị trường BH Việt Nam năm 2009, NXB Tài Chính, Hà Nội.
9. Bộ Tài chính (2011), Thị trường BH Việt Nam năm 2010, NXB Tài Chính, Hà Nội.
10. Bộ Tài chính (2012), Thị trường BH Việt Nam năm 2011, NXB Tài Chính, Hà Nội.
11. Bộ Tài chính (2013), Thị trường BH Việt Nam năm 2012, NXB Tài Chính, Hà Nội.
12. Bộ Luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Cục Quản lý giám sát bảo hiểm Bộ Tài chính (2012), “Tổng quan thị trường bảo hiểm toàn cầu”, Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu, số 12 (18), tr.22.
14. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam 2011 -2020.
15. Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ 2003 - 2010.
16. Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.
17. GS.TS Tô Xuân Dân, TS Vũ Chí Lộc (1997), Quan hệ kinh tế quốc tế - Lý thuyết và thực tiễn, NXB Hà Nội.
18. TS. Nguyễn Văn Định (2005), Giáo trình bảo hiểm, NXB Thống kê, Hà Nội
19. TS. Nguyễn Văn Định (2003), Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm, NXB Thống kê, Hà Nội.
20. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (2006), Bản tin số 4-2005.
21. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (2009), Số liệu TTBH Việt Nam năm 2008, Hà Nội.
22. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (2010), Số liệu TTBH Việt Nam năm 2009, Hà Nội.
23. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (2011), Số liệu TTBH Việt Nam năm 2010, Hà Nội.
24. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (2012), Số liệu TTBH Việt Nam năm 2011, Hà Nội.
25. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (2013), Số liệu TTBH Việt Nam năm 2012, Hà Nội.
26. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật số 61/2010/QH12, Ngày 24/11/2010.
27. GS.TS Trương Mộc Lâm, Lưu Nguyên Khánh (2000), Một số điều cần biết về pháp lý trong kinh doanh bảo hiểm, NXB Thống kê, Hà Nội.
28. TS.Đoàn Minh Phụng (2010),Giáo trình bảo hiểm phi nhân thọ, NXB Tài chính, Hà Nội.
29. GS.TS Hồ Xuân Phương, Võ Thị Pha (1999), Bảo hiểm, NXB Tài chính, Hà Nội.
30. Phạm Thu Phương (2004), “Bảo hiểm Việt Nam sau 10 năm hoạt động”, Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán, 5 (10), tr.21, 22, 23.
31. PGS.TS Bùi Tiến Quý, TS. Mạc Văn Tiến, TS. Vũ Quang Thọ (1997), Một số vấn đề cơ bản về kinh tế bảo hiểm, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. PGS.TS. Hồ Sĩ Sà (2000), Giáo trình bảo hiểm, NXB Thống kê, Hà Nội.
33. PGS.TS. Nguyễn Xuân Thắng (2007), Toàn cầu hóa KT và hội nhập KTQT đối với tiến trình CNH & HĐH ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
34. GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân (2002), Một số vấn đề kinh tế toàn cầu hiện nay, NXB thế giới, Hà Nội.
35. PGS.TS. Nguyễn Như Tiến (2006), Thị trường bảo hiểm Việt Nam cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
36. Phạm Thị Túy (2002), "Toàn cầu hóa và những tác động", Nghiên cứu kinh tế, số 290, Tháng 7
37. TS Phạm Quốc Trụ, Học viện Ngoại giao (2011), Hội nhập quốc tế: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, tr. 4 - 5.
38. Tạp chí Kinh tế và dự báo &Viện Nghiên cứu quản lý TW, “Diễn đàn kinh tế Việt Nam: Dự báo kinh tế giai đoạn 2012 -2015”, Tháng 1/2012.
39. Toàn văn Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (2000), tr. 128,129.
40. Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia (2007), Dự báo kinh tế thế giới đến năm 2020 và tác động tới triển vọng kinh tế VN, Tháng 5/2007.
41. Viện Chiến lược phát triển - Bộ kế hoạch đầu tư (2011), Báo cáo dự án“ Chia sẻ kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc”, Tháng 12/2011.
42. VINARE, Báo cáo thường niên của Vinare các năm từ 2002 đến 2012.
43. VINARE (2009), “Cập nhật thị trường bảo hiểm các nước ASEAN”, Tạp chí Bảo hiểm Tái bảo hiểm Việt Nam, (4), tr. 30-31.
44. VINARE (2009), Kỷ yếu VINARE 15 năm trưởng thành và phát triển, tr.10.
45. VINARE (2005), “Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp trên TTBH VN”, Tạp chí BH tái BH Việt Nam, 11(4), tr.1-10.
46. VINARE (2007), “Thị trường bảo hiểm các nước ASEAN hứa hẹn những cơ hội lớn”, Tạp chí Bảo hiểm Tái bảo hiểm Việt Nam, (2), tr.16 -17.
47. VINARE (2010), “Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Trung Quốc khởi sắc”, Tạp chí Bảo hiểm tái bảo hiểm Việt Nam, (2), tr.1.
48. www.mof.gov.vn (2006), “D.nghiệp BH Việt Nam đã sẵn sàng với sân chơi WTO”.
49. www.baoviet.com.vn, “Thị trường bảo hiểm Châu Á Thái bình dương”, theo báo cáo của Moody’s - 8/2005.
Tài liệu dịch từ tiếng Anh
50. Bertini (2000), Tài liệu dự án ASSURE (Pháp).
51.TS. David Bland (1999), Bảo hiểm Nguyên tắc và thực hành - Học viện Bảo hiểm Hoàng gia Anh, NXB Tài chính, Hà Nội, tr.9,10, 20, 38.
52. Fredric S.Mishkin (2001), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr.73, 75, 75, 78, 80, 81.
53. Paul A.Samuelson, Wiliam D. Nordhalls (1997), Kinh tế học, tập 1, NXB Thống Kê, Hà Nội, tr.67,77.
Tài liệu tiếng Anh
54. Bela Balassa (1961), The Theory of Economic Integration, Richatrd. D. Irwin Inc., Homewood, Illinois./.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
BẢNG TÍNH TOÁN CHỈ SỐ HHI CỦA CÁC DNBH PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM
TT
TÊN DNBH
NĂM 2003
NĂM 2007
NĂM 2008
NĂM 2010
NĂM 2012
Thị phần
s (%)
s2
Thị phần
s (%)
s2
Thị phần
s (%)
s2
Thị phần
s (%)
s2
Thị phần
s (%)
s2
1
BảoViệt
42,42
1799,456
31,5
992,25
30,55
933,3025
24,6
605,16
23,56
555,0736
2
Bảo Minh
22,89
523,9521
19,57
382,9849
17,23
296,8729
11,65
135,7225
10,04
100,8016
3
PVI
14,06
197,6836
19,47
379,0809
18,45
340,4025
20,58
423,5364
20,39
415,7521
4
PTI
4,09
16,7281
3,56
12,6736
4,04
16,3216
4,01
16,0801
7,28
52,9984
5
Pjico
8,75
76,5625
10,82
117,0724
9,77
95,4529
9,32
86,8624
8,63
74,4769
6
Toàn cầu
1,37
1,8769
1,77
3,1329
2,21
4,8841
2,15
4,6225
7
V.Đông
1,92
3,6864
2,02
4,0804
1,68
2,8224
0,98
0,9604
8
Bảo Long
1,49
2,2201
2,01
4,0401
2,32
5,3824
2,24
5,0176
1,12
1,2544
9
AAA
1,93
3,7249
1,85
3,4225
2,23
4,9729
2,07
4,2849
10
BIC/ Việt Úc
0,44
0,1936
1,8
3,24
2,46
6,0516
2,96
8,7616
2,93
8,5849
11
ABIC
0,2
0,04
1,21
1,4641
2,25
5,0625
1,99
3,9601
12
Bảo Ngân/ IAI
0,07
0,0049
0,31
0,0961
0,22
0,0484
0,78
0,6084
0,53
0,2809
13
Phú Hưng
0,02
0,0004
0,08
0,0064
0,08
0,0064
0,02
0,0004
14
MIC
0
1,31
1,7161
2,43
5,9049
2,07
4,2849
15
VNI
0
0,66
0,4356
2,83
8,0089
1,96
3,8416
16
H.vương
0
0,06
0,0036
0,21
0,0441
0,35
0,1225
17
SVIC
0
0
1,61
2,5921
1,37
1,8769
18
UIC
2,27
5,1529
2,02
4,0804
1,63
2,6569
0,73
0,5329
0,8
0,64
19
VIA
1,56
2,4336
1,48
2,1904
1,59
2,5281
1,17
1,3689
1,2
1,44
20
Samsung
0,21
0,0441
0,84
0,7056
0,81
0,6561
1,21
1,4641
3,25
10,5625
21
QBE/ Allianz
1,69
2,8561
0,36
0,1296
0,34
0,1156
0,32
0,1024
0,47
0,2209
22
Chartis
0,71
0,5041
1,05
1,1025
1,2
1,44
1,28
1,6384
23
Groupama
0,06
0,0036
0,03
0,0009
0,04
0,0016
0,14
0,0196
0,35
0,1225
24
Libety
0,06
0,0036
0,41
0,1681
1,39
1,9321
1,93
3,7249
25
ACE
0,02
0,0004
0,12
0,0144
0,25
0,0625
0,29
0,0841
26
Fubon
0
0,01
0,0001
0,42
0,1764
0,52
0,2704
27
MSIG
0
0
1,01
1,0201
1,28
1,6384
28
Xuân Thành
0,49
0,2401
0,97
0,9409
29
Cathay
0,22
0,0484
Cộng
100
2627,292
100
1908,382
100
1715,3398
100
1324,406
100
1254,5084
Chỉ số HHI = ∑ni=1 si 2
2627,292
1908,382
1715,3398
1324,406
1254,5084
(Nguồn: Bộ Tài chính - Thị trường bảo hiểm Việt Nam [3] -> [11] , Phụ lục 2)
Phụ lục 2
BẢNG TÍNH TOÁN CHỈ SỐ HHI CỦA CÁC DN MÔI GIỚI BẢO HIỂM
TT
TÊN DN MGBH
NĂM 2002
NĂM 2007
NĂM 2008
NĂM 2010
NĂM 2012
Thị phần
s (%)
s2
Thị phần
s (%)
s2
Thị phần
s (%)
s2
Thị phần
s (%)
s2
Thị phần
s (%)
s2
DN có vốn nước ngoài
1
CT TNHH Aon Việt Nam
96,7
9350,89
27,5
756,25
37,3
1391,29
40,45
1636,203
30,9
954,81
2
MGBH Gras Savoye Willis
0
19,04
362,522
18,36
337,0896
15,41
237,4681
12,6
158,76
3
MGBH Marsh Việt Nam
0
29,61
876,752
28,36
804,2896
26,81
718,7761
44,3
1962,49
4
Jardine Loyld Thompson
0,34
0,1156
0,73
0,5329
4,7
22,09
5
MGBH Toyota - Tsuho
0,03
0,0009
DN MGBH trong nước
6
MGBH Á Đông
2,82
7,9524
4,02
63,240666
3,57
12,7449
0,56
7,137144
7
MGBH Cimeco
0
3,53
12,4609
5,02
25,2004
5,52
30,4704
2,85
8,1225
8
MGBH Nam Á
1,33
1,7689
1,37
1,8769
9
MGBH Thái Bình Dương
8,74
76,3876
2,9
8,41
5
25
1,75
3,0625
10
MGBH Việt Quốc
3,3
10,89
5,09
3,52
12,3904
0,26
0,0676
0,22
0,0484
11
MGBH Sao Việt
0,18
0,0324
0,92
0,029808
0,72
0,5184
12
MGBH Đại Việt
3,67
13,4689
0
0
0
Cộng
100
9361,78
100
2105,79
100
2642,0587
100
2663,061
100
3118,9167
Chỉ số HHI = ∑ni=1 si 2
9361,78
2105,79
2642,0587
2663,061
3118,9167
(Nguồn: Bộ Tài chính - Thị trường bảo hiểm Việt Nam [3] -> [11], Phụ lục 2)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_hiep_nop_qd_hoc_vien_8723.doc