Luận án Phát triển thị trường truyền hình trả tiền ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam

Ngoài điều kiện pháp lý, doanh nghiệp phải có: (i) dự toán chi phí hoạt động ít nhất trong 02 năm và văn bản chứng minh nguồn tài chính hợp pháp đáp ứng yêu cầu dự toán; (ii) có phương án thiết lập trung tâm thu phát tất cả các kênh chương trình tập trung tại một địa điểm; (iii) phương án áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại và phương án quản lý thuê bao, kinh doanh địch vụ khả thi, phù hợp quy định của luật pháp; (iv) phương án xử lý sự cố về kỹ thuật kịp thời đảm bảo chất lượng dịch vụ; (v) phương án bảo đảm nguồn nhân lực và trang thiết bị kỹ thuật bảo đảm an toàn, an ninh thông tin đối với trung tâm thu phát tín hiệu và dịch vụ; (vi) phù hợp với các quy hoạch phát triển trong lĩnh vực truyền hình. Giấy phép có thời hạn 10 năm, và sau 01 năm được cấp phép, nhà cung cấp không triển khai dịch vụ thì giấy phép không còn giá trị.

pdf186 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển thị trường truyền hình trả tiền ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vừa bảo đảm chủ quyền, độc lập dân tộc, bình đẳng, các bên cùng có lợi. Trước hết, cần tổ chức thực hiện tốt các văn bản quốc tế quan trọng có liên quan như: Công ước toàn cầu về Luật bản quyền, Công ước Brussels về phân phối các tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh, Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật... Chủ động xây dựng các kế hoạch khảo sát kinh nghiệm quản lý thị trường dịch vụ THTT ở một số nước trên thế giới; tham dự các hội nghị quốc tế liên quan đến truyền hình như: Diễn đàn xã hội thông tin, Diễn đàn Liên hiệp quốc về quản lý Internet, các hội nghị Bộ trưởng Thông tin các nước ASEAN; tham gia các hoạt động chống khủng bố, chống tệ nạn xã hội, xoá đói giảm nghèo, vì môi trường sống, vì hoà bình và trực tiếp tham gia vào các tổ chức báo chí khu vực và quốc tế vì các mục đích trên. Tiểu kết chƣơng 4 Chương 4 của luận án đã phân tích, làm rõ thực trạng phát triể của thị trường THTT ở Việt Nam từ khi ra đời đến nay, trong đó làm rõ thực trạng cung ứng dịch vụ THTT trên thị trường, những đặc điểm của cầu về THTT ở nước ra và mức độ cạnh tranh trên thị trường THTT. Chương 4 của luận án cũng khái quát một số kết quả đạt được và đồng thời chỉ rõ những hạn chế, nguyên nhân hạn chế của thị trường THTT ở nước ta. Trên cơ sở đó, vận dụng các bài học kinh nghiệm quốc tế được rút ra trong việc nghiên cứu thị trường THTT ở một số quốc gia, đề xuất các nhóm giải pháp phát triển và quản lý tốt hơn thị trường THTT ở Việt Nam trong thời gian tới. 149 KẾT LUẬN Với nội dung 4 chương chính của luận án, NCS đã thực hiện một quá trình tìm hiểu, khám phá, khảo sát, đi sâu nghiên cứu về thị trường THTT ở một số nước như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam từ góc độ nghiên cứu kinh tế quốc tế. Trước hết, luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về thị trường THTT; phát triển thị trường THTT và quản lý thị trường THTT; những yếu tố và xu hướng tác động đến thị trường THTT. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đó, luận án đã đi vào nghiên cứu một cách khái quát tình hình phát triển và những xu hướng chủ yếu của thị trường THTT trên thế giới; nghiên cứu cụ thể về thị trường THTT của 3 quốc gia tiêu biểu đó là Mỹ, Hàn Quốc và Trung Quốc. Làm rõ thực trạng phát triển của thị trường THTT ở các quốc gia này, trong đó cụ thể là thực trạng cung cấp dịch vụ THTT, thực trạng phát triển nhu cầu và thực trạng cạnh tranh trên thị trường THTT ở các quốc gia đó. Luận án cũng nghiên cứu các yếu tố tác động đến thị trường THTT ở các quốc gia lựa chọn, chỉ ra các yếu tố chung tác động đến thị trường THTT ở các nước đó như: Yếu tố kinh tế xã hội, thể chế, công nghệ, văn hóa, dân số... các yếu tố này tác động với những mức độ khác nhau đến thị trường THTT của mỗi nước. Luận án cũng đồng thời làm rõ vai trò quản lý của chính phủ đối với thị trường THTT ở các quốc gia nghiên cứu; đánh giá kết quả phát triển thị trường THTT ở từng nước, làm rõ các thành tựu các nước đã đạt được và những hạn chế, nguyên nhân; rút ra 4 bài học quốc tế quan trọng, có thể vận dụng để phát triển và quản lý tốt hơn thị trường THTT ở Việt Nam, đó là: (1) Bài học về việc phát triển cung trên thị trường THTT; (2) bài học về phát triển nhu cầu THTT; (3) bài học về quản trị kinh doanh trong môi trường cạnh tranh khốc liệt trên thị trường THTT; và (4) bài học về quản lý nhà nước đối với thị trường THTT. Luận án cũng nghiên cứu, khảo sát về thị trường THTT ở Việt Nam, làm rõ thực trạng phát triển của thị trường THTT, cụ thể là thực trạng cung cấp dịch vụ THTT, thực trạng phát triển nhu cầu và cạnh tranh trên thị trường THTT ở Việt Nam. Nghiên cứu các yếu tố tác động đến thị trường THTT ở Việt Nam và quản lý nhà nước đối với thị trường này; đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, vận dụng những bài học kinh nghiệm quốc tế, luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp có tính khả thi cho việc phát triển và quản lý thị trường THTT đến năm 2025, định hướng đến 2030. Các giải pháp được đề xuất theo ba nhóm: Thứ nhất là các giải pháp phát triển cung về THTT theo hướng hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới; Thứ hai, là nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy nhu cầu đối với dịch vụ THTT; Thứ ba là nhóm giải pháp về quản lý nhà nước đối với 150 thị trường THTT. Các giải pháp đề xuất đều hướng đến hai chủ thể là các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị kinh doanh dịch vụ THTT trên thị trường. Luận án lựa chọn đối tượng nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế là ba quốc gia: Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc vì mỗi quốc gia này đều có thể đem lại cho Việt Nam những bài học giá trị cho việc phát triển và quản lý thị trường THTT. Như ở Mỹ, thị trường THTT phát triển từ rất sớm, và hiện nay thị trường này đang đối mặt với thách thức rất lớn từ cuộc cạnh tranh khốc liệt với truyền hình OTT. Ở Hàn Quốc, thị trường THTT dù mới phát triển nhưng đã đạt được những thành tựu bùng nổ, và các doanh nghiệp THTT cũng như cơ quan quản lý nhà nước đối với THTT ở quốc gia này đã có những chiến lược rất phù hợp để phát triển, tăng số lượng thuê bao, chiếm lĩnh thị phần nhanh chóng... Ở Trung Quốc, thị trường THTT cũng khá mới mẻ, là một thị trường rất rộng lớn, tiềm năng với dân số đông, tuy nhiên quản lý nhà nước đối với thị trường THTT ở Trung Quốc khá khắt khe, làm cho thị trường này ít nhiều bị kìm hãm phát triển... Tuy nhiên ba quốc gia được lựa chọn nghiên cứu có khá nhiều khác biệt trên thị trường THTT, do đó việc so sánh, đánh giá là khó khăn. Đồng thời việc phân tích từng thị trường ở từng nước cũng khó có thể sâu sắc. Đây là hạn chế khó có thể khắc phục cần tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới. 151 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU SINH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Lương Quốc Huy, 2016, “Thị trường truyền hình trả tiền nhìn tới một xu hướng mới”, Tạp chí Tri thức và phát triển, số 60 kỳ 2 2. Lương Quốc Huy, 2016, “Netflix đang vi phạm pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Doanh nghiệp và hội nhập, kỳ 2 năm 2016 3. Lương Quốc Huy, 2017, “Thị trường truyền hình trả tiền: Kinh nghiệm quốc tế và liên hệ với Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, số 667, kỳ 2, tháng 10/2017, trang 31-33. 4. Lương Quốc Huy, 2017, “Thị trường truyền hình trả tiền kinh nghiệm quốc tế và liên hệ Việt Nam”, Tạp chí – Cơ quan Thông tin Lý luận của Bộ Công thương, số 12, tháng 11, năm 2017, trang 273-276. 5. Lương Quốc Huy, 2018, “Hướng đi nào cho truyền hình trả tiền Việt Nam trong tương lai”, Tạp chí Thông tin và Phát triển –Số “Tiềm năng và điểm đến”, trang 53-54. 6. Lương Quốc Huy, 2020, “ Xu hướng phát triển truyền hình trả tiền trên thế giới và hàm ý cho Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương số 561 7. Lương Quốc Huy, 2020, Truyền hình trả tiền: Xu hướng phát triển và những khó khăn, Tạp chí Văn hóa Doanh nghiệp tháng 4 năm 2020 8. Lương Quốc Huy, 2020, Ảnh hướng của truyền hình OTT đến thị trường truyền hình trả tiền của một số quốc gia và khuyến nghị cho Việt Nam , Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái bình dương, tháng 6 năm 2020 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt: 1. Bộ Tài chính, 2008. Thông tư 3/2000-TT-BTC Hướng dẫn quản lý, sử dụng nguồn thu quảng cáo của ngành truyền hình. Hà Nội. 2. Bộ Tài chính, 2009. Thông tư 09/2009-TT-BTC Hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với Đài truyền hình Việt Nam. Hà Nội. 3. Bộ Thông tin và Truyền thông, 2009. Quy định 18/2009-TT-BTTTT về một số yêu cầu về quản lý dịch vụ truyền hình cáp tương tự đầu cuối của người sử dụng dịch vụ. Hà Nội. 4. Bộ Thông tin và Truyền thông, 2009. Sách trắng về Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam, Nxb Thông tin và Truyền thông. Hà Nội. 5. Bộ Thông tin và Truyền thông, 2013. Thông tư số 07/2013/TT-BTTTT ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định thời điểm tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất đối với máy thu hình sản xuất và nhập khẩu để sử dụng tại Việt Nam. Hà Nội. 6. Bộ Thông tin truyền thông (2014, 2015,2016,2017), Thông tin và số liệu thống kê về Công nghệ thông tin và Truyền thông, Nxb thông tin và truyền thông. 7. Bộ Thông tin và Truyền thông (2014, 2017), Báo cáo đề dẫn về hội thảo quản lí hoạt động truyền hình trả tiền, Hà Nội. 8. Bộ Thông tin và Truyền thông (2013, 2017), Sách trắng công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam. Nhà xuất bản thông tin và truyền thông. 9. K.T.Coun, Akxentốp, Cơ sở lý luận và kỹ thuật truyền hình, NXB Thông tin, Matxcowva, 1972. 10. Minh Châm, Phương Hoa (2010), ―Tiến tới sự phát triển bền vững truyền hình trả phí, Báo điện tử VOV News, ngày 28/04/2010. 11. Chính phủ, 2002. Nghị định 51 - NĐ/CP Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ xung một số điều của Luật Báo chí. Hà Nội. 12. Chính phủ, 2005. Quyết định 246/2005/QĐ-TTG Phê duyệt Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Hà Nội. 13. Chính phủ, 2009. Công văn 965/TTg-KGVX về việc thực hiện thí điểm Dự án đầu tư “Xây dựng hạ tầng truyền dẫn phát sóng kỹ thuật số và phát triển hoạt động truyền hình giải trí kỹ thuật số trả tiền”. Hà Nội. 153 14. Chính phủ, 2009. Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg Phê duyệt quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020. Hà Nội. 15. Chính phủ, 2011. Quyết định số 20/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế quản lý thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền. Hà Nội. 16. Hoàng Đình Cúc, Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. 17. David Begg (2007), “Kinh tế học”, người dịch: Nhóm Giảng Viên Khoa Kinh Tế Học Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Nxb Thống kê, Hà Nội. 18. Đỗ Quý Doãn (2008), “Hoạt động báo chí, xuất bản và công tác quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản hiện nay”, Tạp chí Cộng sản (11), Hà Nội. 19. Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) (2006), Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 20. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lao động, Hà Nội. 21. Fred S.Siebert, Theodore Peterson, Wilbur Schramm (2013), (dịch Lê Ngọc Sơn), Bốn học thuyết truyền thông, Nxb Tri Thức, Hà Nội. 22. Thu Hà (2011), “Hiệp hội truyền hình trả tiền: cuộc chơi của các ông lớn”, Báo Tuổi trẻ cuối tuần, ra ngày 05/04/2011. 23. Đinh Thúy Hằng (2008), Báo chí thế giới xu hướng phát triển, NXB Thông tấn, Hà Nội. 24. Đinh Thị Thúy Hằng (2010), Tổng quan về truyền thông Việt Nam, Hội thảo báo chí Quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội. 25. Vũ Quang Hào (2009), Ngôn ngữ Báo chí, NXB Thông tấn, Hà Nội 26. Như Hoa, Khánh Duy (2010), “Tranh chấp vi phạm bản quyền truyền hình: đến hồi quyết liệt”, Báo Sài Gòn Giải phóng, ra ngày 28/11/2010. 27. Như Hoa (2011), “Thị trường truyền hình trả tiền – phát triển trong khuôn khổ pháp luật”, Báo Sài Gòn Giải phóng online, ngày 29/03/2011. 28. Phí Mạnh Hồng (2009), Giáo trình Kinh tế vi mô, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 29. Vĩnh Hồng (2007), “Kinh tế truyền thông - sự phát triển tất yếu”, Báo điện tử Vietnamnet (Tuanvietnam), ngày 25/11/2007. 30. Hội đồng lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương (2012), Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, văn học nghệ thuật trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 154 31. Hoàng Ngọc Huấn (2010), Một số giải pháp phát triển thị trường truyền hình trả tiền của đài truyền hình Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học thương mại. 32. Đinh Quang Hưng (1997), Những phương hướng và biện pháp chủ yếu nhằm phát triển sản phẩm truyền hình cho phù hợp với cung cầu về truyền hình ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ Kinh tế. 33. Phạm Thành Hưng (2007), Thuật ngữ Báo chí - Truyền thông, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 34. Lan Hương (2013), Truyền thông trực tuyến và sự phát triển của doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 35. Bích Lan (2011), “Phát triển truyền hình trả tiền”, Báo điện tử VOV News, ngày 01/04/2011. 36. Michael Porter (2012) (dịch, hiệu đính Kim Chi, Tự Anh), Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright: Phát triển vùng và địa phương: Về cạnh tranh: Chương 2: Chiến lược là gì? 37. Michael Porter (2012), Học thuyết chiến lược cạnh tranh và áp dụng các biện pháp cạnh tranh vào các vấn đề xã hội. Đại học Havard, Mỹ. (Học viện Giám đốc Pace, tổ chức tại Việt Nam, 8/2012), 38. Lê Ngọc Minh (2007), Phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường ĐHKTQD. 39. Lê Thị Tuyết Minh (2015), Vai trò của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực truyền hình trả tiền ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ quan hệ quốc tế, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 40. Trần Thanh Mai và Seung Chang Part tập đoàn Kantar Media Viet Nam (2016), “Tivi và các phương tiện truyền thông trong thời đại số”, Các phương tiện truyền thông trong thời đại số, Tp.HCM, Việt Nam, 2016. 41. Nguyễn Văn Ngọc (2006), Từ điển Kinh tế học, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 42. Paul A. Samuelson, William D. Nordhaus (2002), Kinh tế học, Vũ Cương biên dịch, NXB Thống kê, Hà Nội. 43. Philip Kotler (2007), (dịch Phan Thăng, Vũ Thị Phượng, Giang Văn Chiến), Marketing căn bản Marketing essentials , Northwestern University, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 155 44. Philip Kotler (2011), (dịch Lê Hoàng Anh), Thấu hiểu tiếp thị từ A đến Z (Marketing insights from A to Z), Thời báo Kinh tế Sài gòn, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh. 45. Philip Kotler, Hermawan Kartajaya, Iwan Setianwan (2012) (dịch Lâm Đặng Cam Thảo), Marketing 3.0, Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh. 46. Philip Kotler (2013), (dịch, Vũ Tiến Phúc , Kotler bàn về tiếp thị Kotler on Marketing), Thời báo Kinh tế Sài gòn, Trung tâm kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh. 47. Kotler, P., Armstrong, G., (2014). Principles of Marketing, 15th ed. Prentice Hall. 48. Hồ Sĩ Quý (2017), Vấn đề lớn nhất của văn hóa Việt Nam hiện nay là sự lệch lạc về giá trị: Giả dối được coi là bình thường, đăng trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học Văn hóa \và phát triển: Những vấn đề của Việt Nam và kinh nghiệm của thế giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Hội đồng Lý luận Trung ương, 2017. 49. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành (2004), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 50. Robert L.Dilenschneider (dịch Khuất Thu Hồng và Nguyễn Hoài Nam) (2011), PR theo kiểu Mỹ: Thúc đẩy PR trong thế giới công nghệ số, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội. 51. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2005), Cơ sở Lý luận Báo chí truyền thông, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 52. Dương Xuân Sơn, (2009). Giáo trình Báo chí truyền hình. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 53. Trần Anh Tài (2013), Quản trị học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 54. Vũ Huy Thông, (2010), “Giáo trình Hành vi người tiêu dùng”, Nxb ĐH Kinh tế Quốc dân 55. Thẩm Hồng Thụy (2010), “Thị trường truyền hình trả tiền: được khuyến mãi vẫn không vui”, Báo Lao Động, ra ngày 01/06/2010. 56. Phạm Văn Thuỷ (2015), Phát triển công nghiệp và dịch vụ văn hóa Việt Nam trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập quốc tế: quan điểm - định hướng - giải pháp, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. 57. Thomas L. Friedman , (dịch Nguyễn Quang A, Cao Việt Dũng, Nguyễn Tiên Phong), Thế giới phẳng, 156 58. Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu, 2005. Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế. Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 59. Nguyễn Bảo Trung (2014), Chiến lược phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam đến năm 2020, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. 60. Bùi Chí Trung (2011), “Thị trường truyền thông lao đao tìm lối thoát”, Tuần Việt Nam, Báo điện tử Vietnamnet, 1/10/2008 61. Bùi Chí Trung (2011), “Xu hướng phát triển của truyền hình nhìn từ khía cạnh nội dung”, Tạp chí Thế giới điện ảnh, số tháng 6/2011. 62. Bùi Chí Trung (2011), “Nhận diện kinh tế truyền thông”, Tạp chí Lý luận chính trị & Truyền thông, số tháng 8 /2011. 63. Bùi Chí Trung (2013), Tìm hiểu kinh tế truyền hình, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 64. Bùi Chí Trung, Đinh Thị Xuân Hòa (2015), Truyền hình hiện đại: Những lát cắt 2015 - 2016, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 65. UNESCO (2012), Tuyên bố chung về tính đa dạng của văn hóa, 66. Đỗ Quang Vinh (chủ biên), Phạm Thị Cần, Lê Minh Bảo (2000), Kinh tế học chính trị Mác - Lênin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 67. Nguyễn Xuân Vinh (Chủ biên, 2003), “Quản lý Viễn thông, Phát thanh và Truyền hình”, Nxb Bưu điện, Hà Nội. Tài liệu tiếng Anh: 68. Adams, William J (2000) “How People Watch Television as Investigated Using Foccus Group Techniques”, Journal of Broadcasting & Electronic Media. 69. Alison Alexander, James Owers, Rod Carveth, C. Ann Hollifield, Albert N. Greco (2004). Media Economics: Theory and Practice. Lawrenceerlbaum associates, Publishers, Mahwah, New Jersey London. British. p=rep1&type=pdf , access 4/4/2016, 17h06. 70. Bazalgette, P.(2010), Digital Technology and the Future of Television, Delivered .(Công nghệ số và tương lai ngành truyền hình), Delivered. 71. Bennett, J. & Strange, N. (eds.) (2011), Television as Digital Media, USA, Duke University Press. 157 72. Brad Stone (2014), Jeff Bezos and the Age of Amazon, Little, Brown and Company New York Boston London. 73. Calvin Lyles và Bruce Lazorus (2012), Understanding Broadcast and Cable Finance, Broadcast Cable Financial Management Association (BCFM). 74. Derrick Kinney, 2004. Master the media to attract your ideal clients: A personal marketing system for financial professionals. Hoboken, N.J. John Wiley & Sons Publishers. 75. Doyle G, 2002. Understanding Media Economics. Sage, London. 76. Eli Noam, Jo Groebel, Darcy Gerbarg, 2004. Internet Television. Lauwrence Erlbaum associates publishers, New Jersey. 77. Elihu Katz, Jay G. Blumler and Michael Gurevitch (1973, 1974). Uses and Gratifications Research; The Public Opinion Quarterly. Vol. 37, No. 4 (Winter, 1973-1974), pp. 509-523. American Association for Public Opinion Research, access 28th March 2015. 78. Elihu Katz (1970). Communications Research Since Lazarsfeld. University of Pennsylvania, ScholarlyCommons, Departmental Papers (ASC) Annenberg School for Communication. USA. ers, access 2 Feb 2015. 79. Elihu Katz (2006). True Stories. University of Pennsylvania ScholarlyCommons, Departmental Papers (ASC), Annenberg School for Communication. 295&context=asc_papers, access 10 March 2015. 80. Hallin, Daniel C, 2004. Comparing media systems: Three models of media and politics. Cambridge University Press. 81. Hilmes, Michele (2011), “Network Nations: A Transnational History of British and American Broadcasting”, Abingdon and New York, Columbia University Press. 82. Jeon, Won Kyung (2013) The „Korean Wave‟ and television drama exports, 1995-2005. PhD thesis, University of Glasgow. 83. Juergen Grimm (2014). Media effect research: Introduction to the theory and methods. Vienna - Hanoi Lectures, 6th June 2014. Department of Communication, University of Vienna. 84. Junghwan Kim, Seongcheol Kim, Changi Nam (2016) “Competitive dynamics in the Korean video platform market: Traditional pay TV platforms vs. OTT 158 platforms”, Telematics and Informatics, Volume 33, Issue 2, May 2016, Pages 711-721. 85. Karyn Lu (2005), “The „Korean Wave‟ and television drama exports”, University of Glasgow. 86. Kwak, K.S. (2002), New Broadcast Media in South Korea. Discussion Paper, Sydney: Korea-Australasia Research Centre, University of New South Wales. 87. Kwak, K.S. (forthcoming 2007) „Restructuring the Satellite Television Industry in Japan‟, Television and New Media. 88. Kwon, Y (1992), “A study ofthe Korean television broadcasting ofthe world news: Focusing on the evening news ofthe KBS & MBC TV”, University of Choong-ang, Seoul, Korea. 89. Lambert M Surhone, Mariam T Tennoe, Susan F Henssonow (2011), “Pay Television Content Descriptors”, Betascript Publishing, pp 176. 90. Lee, C. Christopher; Nagpal, Pankaj; Ruane, Sinead G; và Lim, Hyoun Sook (2018) "Factors Affecting Online Streaming Subscriptions," Communications of the IIMA : Vol. 16 : Iss. 1 , Article 2 Available at: https://scholarworks.lib.csusb.edu/ciima/vol16/iss1/2 91. Lim, Wei Ling Tania Patricia (2005), Formatting and Change in East Asian Television Industries: Media Globalization and Regional Dynamics. PhD thesis, Queensland University of Technology. 92. Maslow, A., (1943), “A Theory of Human Motivation”. Originally Published in Psychological Review, 50, 370-396. 93. Noble, G. (2000) „Let a Hundred Channels Contend: Technological Change, Political Opening, and Bureaucratic Priorities in Japanese Television Broadcasting‟, Journal of Japanese Studies, 26 (1): 79-109. 94. Philip Kotler/Keller Kevin (2009). Marketing Management, (13th Edition). Pearson Education, USA. 95. Research and Markets (2020) (GLOBE NEWSWIRE) -- The "The Pay TV and OTT Video in Emerging Asia-Pacific: Trends and Forecasts 2019- 2024" https://www.globenewswire.com/news- release/2020/02/05/1980405/0/en/Pay-TV-and-OTT-Video-in-Emerging-Asia- Pacific-Trends-and-Forecasts-2019-2024.html 96. Tom Steward (2010), “Authorship, Creativity and Personalisation in US Television Drama”, University of Warwick. 159 97. Oxford (2018), “Development” Oxford Dictionary, 2018. Webiste: 98. U.S. Pay-TV Providers Lost Nearly 1.5M Video Subscribers In 2017, Double The 2016 Drop: Survey. https://deadline.com/2018/03/u-s-pay-tv-providers- cord-cutting-lost-1-5-million-subscribers-in-2017-1202336334/. 99. Major Pay-TV Providers Lost About 305,000 Subscribers in 1Q 2018. https://www.leichtmanresearch.com/major-pay-tv-providers-lost-about-305000- subscribers-in-1q-2018/. 100. 12% of Ages 18-34 Get an Internet Delivered Pay-TV Service. https://www.leichtmanresearch.com/12-of-ages-18-34-get-an-internet- delivered-pay-tv-service/. 101. In Face of Increasing Pressure from OTT Video Services, Pay TV Providers Step Up Their Game. 102. The future of pay-TV. https://www.ibc.org/consumption/the-future-of- pay-tv-according-to-the-industry/2297.article. 103. The future of cable TV_prevent; Pay_TV_web. Document. 104. J-COM (2003) „Subscribing Household Number‟, available at (“Số hộ thuê bao” tra cứu tại 105. Một số website như: www.viettel.vn; www.vnpt.com.vn; vinaphone.com.vn; mobifone.com.vn; www.kplus.vn; www.vtvcab.vn, www.telstra.com.au; www.att.com; www.foxtel.com.au; www.directv.com; www.netflix.com... 106. https://www.statista.com/statistics/546618/number-pay-tv-subscribers- china/ 107. become-largest-pay-tv-market-in-asia 108. Global OTT TV and Video Forecasts 109. https://www.digitaltvresearch.com/products/product?id=285 160 PHỤ LỤC Phụ lục 01: Các kênh phát thanh truyền hình ở Việt Nam Đơn vị tính: Kênh TT Chỉ tiêu 2015 2016 1 Số kênh phát thanh trong nước 86 86 Số kênh phát thanh phát sóng quảng bá 77 77 Số kênh phát thanh cung cấp trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền 9 9 2 Số kênh truyền hình trong nước 178 181 Số kênh truyền hình cung cấp trên dịch vụ phát thanh, truyền hình quảng bá 103 103 Số kênh truyền hình cung cấp trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền 75 78 3 Số kênh truyền hình nước ngoài được cấp phép biên tập để cung cấp trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền 40 50 Nguồn: Sách Trắng Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt Nam (Sách Trắng) 2017 Phụ lục 02: Số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền ở Việt Nam năm 2016 Đơn vị tính: Doanh nghiệp TT Chỉ tiêu Năm 2016 1 Số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình cáp 27 2 Số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình số mặt đất 1 3 Số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình số vệ tinh 3 4 Số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình di động 2 5 Số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình Internet 4 Nguồn: Sách Trắng Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt Nam (Sách Trắng) 2017 161 Phụ lục 03: Một số đơn vị cung cấp dịch vụ THTT tiêu biểu ở Việt Nam Đơn vị Vốn điều lệ triệu VND) Năm cung cấp dịch vụ THTT Tên dịch vụ Công ty Truyền hình cáp Saigontourist 470.500 1992 SCTV Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh 500.000 2003 HTVC TCT Truyền hình cáp Việt Nam 440.000 1999 VTVcab Công ty TNHH truyền hình số vệ tinh Việt Nam 420.000 2009 K+ TCT Truyền thông đa phương tiện Việt Nam 1.500.000 2000 VTC Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 72.237.000 2006 MyTV Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel 100.000.000 2013 NextTV Công ty cổ phần truyền hình cáp Hà Nội 98.000 2005 HCATV Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu 1.800.000 2011 An Viên Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông Phụ lục 04: Tình hình lao động của một số đơn vị cung cấp dịch vụ THTT tiêu biểu giai đoạn 2011-2015 Đơn vị: người Đơn vị Số lƣợng lao động Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Công ty Truyền hình cáp Saigontourist 1.500 2.000 2.600 3.500 3600 Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh 789 892 1156 1.200 1350 TCT Truyền hình cáp Việt Nam 1.156 1.500 1.735 2.104 2500 Công ty TNHH truyền hình số vệ tinh Việt Nam 189 215 302 350 550 TCT Truyền thông đa phương tiện Việt Nam 2.800 3.000 2.569 2.326 2000 Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 29.246 30.452 33.548 36.000 37500 Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel 18.569 22.895 25.075 30.000 34500 Công ty cổ phần truyền hình cáp Hà Nội 289 302 336 350 300 CTCP Nghe nhìn Toàn cầu 199 203 268 568 700 Nguồn: Bộ thông tin & Truyền thông 162 Phụ lục 05: Số lƣợng thuê bao, số lƣợng kênh truyền hình THTT giai đoạn 2011 - 2015 Đơn vị: kênh, thuê bao TT Phân loại Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Số thuê bao THTT 5.000.000 6.025.000 6.679.646 7.120.000 7.300.120 1.1 STB truyền hình cáp 2.500.000 4.412.000 5.572.772 6.010.018 6.200.150 1.2 STB truyền hình số mặt đất 2.000.000 640.000 120.000 105.000 110.000 1.3 STB truyền hình số vệ tinh 500.000 973.000 986.874 1.004.982 989.970 2 Số lượng các đài PTTH 67 73 74 74 74 3 Số lượng các nhà cung cấp (NCC) dịch vụ THTT 55 35 39 36 37 3.1 Số NCC dịch vụ TH cáp 47 27 33 30 30 3.2 Số NCC dịch vụ TH số mặt đất 5 5 3 3 3 3.3 Số NCC dịch vụ TH số vệ tinh 3 3 3 3 3 4 Số kênh PTTH 236 252 228 232 234 4.1 Số kênh truyền hình quảng bá 93 99 104 107 106 4.2 Số kênh phát thanh quảng bá 70 73 75 76 75 4.3 Số kênh THTT 68 75 40 45 48 4.4 Số kênh phát thanh trên hệ thống THTT 5 5 9 11 10 Nguồn: Sách trắng Công nghệ thông tin - Truyền thông 2015 163 Phụ lục 06: Số thuê bao THTT của một số doanh nghiệp viễn thông tính đến tháng 06/2017 Đơn vị: triệu thuê bao TT Tên doanh nghiệp Số lƣợng thuê bao THTT Độ phủ sóng 1 Công ty Truyền hình cáp Saigontourist 2,0 51 tỉnh, thành phố 2 Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam 1,98 52 tỉnh, thành phố 3 Đài Truyền hình TP. HCM 0,65 Khu vực Nam Bộ 4 Công ty VASC 0,85 Cả nước 5 Công ty Truyền hình số vệ tinh K+ 0,6 Cả nước 6 Công ty Truyền hình kỹ thuật số VTC 0,6 Cả nước 7 Công ty CP Truyền hình AVG 0,45 Đồng bằng Bắc Bộ và một số tp phía Nam 8 Công ty CP dịch vụ Truyền thanh Truyền hình Hà Nội 0,15 Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang Nguồn: Sách trắng Công nghệ thông tin - Truyền thông 2017 Phụ lục 07: Số lƣợng doanh nghiệp tham gia (trƣớc 2011) và đƣợc cấp phép cung cấp dịch vụ THTT mới (sau 2011) trong giai đoạn 1990-2017 Đơn vị: doanh nghiệp Năm/giai đoạn Số lƣợng doanh nghiệp cung cấp THTT mới Chi tiết 1990-1995 3 Các đơn vị 100% vốn nhà nước 1996-2000 2 Các đơn vị 100% vốn nhà nước 2001-2011 25 Có sự tham gia của các công ty cổ phần Năm 2012 3 Có sự tham gia của đối tác nước ngoài Năm 2013 2 Cơ cấu thị trường THTT ổn định Năm 2014 2 Cơ cấu thị trường THTT ổn định Năm 2015 0 Không cấp mới Năm 2017 1 Cơ cấu thị trường THTT ổn định Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông 164 Phụ lục 08: MỘT SỐ VĂN BẢN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THTT Ở VIỆT NAM Quyết định số 20/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế quản lý thị trường dịch vụ THTT. Theo Quyết định số 20/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách như sau: (i) Khuyến khích phát triển THTT theo công nghệ hiện đại nhằm hỗ trợ việc truyền tải các kênh chương trình phát thanh, truyền hình vừa phục vụ nhiệm vụ chính trị thông tin tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, vừa đáp ứng nhu cầu thông tin giải trí ngày càng đa dạng của người dân. (ii) Khuyến khích phát triển các chương trình, kênh chương trình trong nước nhằm góp phần nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần lành mạnh của người dân, bảo vệ và phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp của dân tộc, góp phần hiệu quả xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. (iii) Quản lý chặt chẽ việc cung cấp nội dung các chương trình, kênh chương trình THTT theo quy định của pháp luật về báo chí; quản lý hạ tầng kỹ thuật THTT theo quy định của pháp luật về viễn thông; bảo đảm phát triển thị trường dịch vụ THTT có cạnh tranh lành mạnh, vừa đáp ứng nhu cầu thông tin giải trí đa dạng của người dân, vừa phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. (iv) Khuyến khích thành lập Hiệp hội THTT để góp phần thúc đẩy phát triển thị trường dịch vụ THTT phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình Việt Nam đến năm 2020. Với mục tiêu là: (i) Phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình quảng bá trên toàn quốc để mọi người dân tiếp cận dễ dàng với các kênh chương trình phát thanh, truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và địa phương, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền của Đảng và Nhà nước. (ii) Phát triển bền vững thị trường dịch vụ THTT, bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, chống độc quyền, nhằm huy động nguồn lực xã hội góp phần phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền và đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh, ngày càng đa dạng của người dân. Định hướng và khuyến khích người dân sử dụng các loại hình dịch vụ truyền hình thay thế dịch vụ truyền hình tương tự vô tuyến mặt đất, góp phần thực hiện thành công Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2011. Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí. Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông; (phần liên quan đến hạ tầng truyền dẫn THTT). 165 Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020. Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng CP phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020. Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2012 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình mặt đất đến năm 2020. Thông tư số 07/2013/TT-BTTTT ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định thời điểm tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất đối với máy thu hình sản xuất và nhập khẩu để sử dụng tại Việt Nam. Quyết định 18a/2013/QĐ-TTg sửa đổi Quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền kèm theo Quyết định 20/2011/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 06/2016/NĐ-CP quy định quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình. Riêng đối với những chế tài xử lý vi phạm trong hoạt động THTT của các doanh nghiệp viễn thông thì hiện nay nước ta mới chỉ có Nghị định số 02/2011/NĐ- CP ngày 6 tháng 1 năm 2011 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản. Trong đó, có một số nội dung quy định về chế tài. Cụ thể, Nghị định quy định 02 hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động THTT, đó là: (i) Cảnh cáo và (ii) Phạt tiền; Ngoài ra, đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng thì tùy theo tính chất của vi phạm mà áp dụng các chế tài: (i) Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn các loại giấy phép, giấy chứng nhận đối với hoạt động THTT của doanh nghiệp, và (ii) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Trong Nghị định nêu rõ 02 nhóm hành vi vi phạm (cũng là 02 nhóm chế tài xử lý) trong hoạt động THTT của doanh nghiệp viễn thông, bao gồm: (i) Vi phạm các quy định về quản lý hoạt động truyền hình trả tiền và thu tín hiệu truyền hình trực tiếp từ vệ tinh; (ii) Vi phạm các quy định về liên kết trong sản xuất chương trình THTT. Các mức xử phạt cũng khá linh động và đủ sức răn đe đối với các doanh nghiệp có hành vi vi phạm trong quá trình cung ứng dịch vụ THTT của mình. 166 Phụ lục 09: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT (Phỏng vấn ngƣời sử dụng dịch vụ THTT) Xin chào Quý Anh, Chị! Tôi tên Lương Quốc Huy - Hiện nay tôi đang thực hiện luận án tiến sĩ với nội dung “Phát triển thị trường truyền hình trả tiền ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam”, để hoàn tất chương trình của khóa học, rất mong Quý Anh/Chị dành chút thời gian để điền giúp vào bảng câu hỏi dưới đây. Câu trả lời của Anh/Chị cho các câu hỏi dưới đây là rất quý giá giúp tôi hoàn thiện việc tìm hiểu về cầu thị trường, xem đánh giá của người tiêu dùng Việt Nam đối với các sản phẩm dịch vụ truyền hình trả tiền (THTT) một cách tốt nhất đối với nghiên cứu và đóng góp ít nhiều về tư liệu tham khảo cho nghiên cứu thị trường THTT ở Việt Nam. Tôi rất mong nhận được sự hợp tác chân tình của quí Anh/Chị! Xin đảm bảo những ý kiến của Anh/Chị được bảo mật, chỉ để dùng cho mục đích nghiên cứu và không sử dụng vào mục đích khác. PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG Họ và tên: Năm sinh: .. Giới tính: Địa chỉ: Số điện thoại: .. Quí anh/chị vui lòng cho biết các thông tin dưới đây (đánh dấu “X” vào ô phù hợp): Câu 1: Anh/Chị dành bao nhiêu thời gian xem tivi trong một ngày? Tôi hoàn toàn không xem tivi Từ 30 phút – dưới 1 giờ Từ 1 – dưới 2 giờ Từ 2 – dưới 3 giờ Nhiều hơn 3 giờ Câu 2: Anh/chị thường xem tivi vào khung giờ nào? Từ 6h – dưới 10h Từ 10h – dưới 14h Từ 14h – dưới 18h Từ 18h – dưới 22h Khác (Vui lòng nêu rõ): Câu 3: Gia đình Anh/chị đang sử dụng bao nhiêu chiếc tivi? Không có tivi nào 1 tivi 2 tivi Số Phiếu:. 167 3 tivi Trên 4 tivi Câu 4: Trong số các tivi nhà Anh/Chị, có bao nhiêu Smart tivi (tivi thông minh)? Không có tivi nào 1 tivi 2 tivi 3 tivi Trên 4 tivi Câu 5: Gia đình Anh/Chị có sử dụng Android box không? Có Không Câu 6: Anh/Chị đang sử dụng dịch vụ truyền hình/ THTT của nhà cung cấp nào? Truyền hình cáp SCTV Truyền hình FPT Truyền hình cáp VTVcab Truyền hình cáp HTVC Truyền hình cáp K+ Khác (vui lòng nêu rõ): PHẦN II: ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ THTT Xin vui lòng đánh giá mức độ đồng ý của Anh/Chị đối với mỗi phát biểu dưới đây: Xin đánh dấu “X” vào ô phù hợp. 1. Mức độ hài lòng với số lượng kênh của nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền mà mình đang sử dụng: Rất không hài lòng/ Rất không đồng ý Không hài lòng/ Không đồng ý Phân vân Hài lòng/ Đồng ý Rất hài lòng/ Rất đồng ý 2. Mức độ hài lòng với chất lượng tín hiệu và nội dung các kênh của nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền mà mình đang sử dụng: Rất không hài lòng/ Rất không đồng ý Không hài lòng/ Không đồng ý Phân vân Hài lòng/ Đồng ý Rất hài lòng/ Rất đồng ý 3. Mức độ hài lòng với chế độ chăm sóc khách hàng (chế độ hậu mãi) của nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền mà mình đang sử dụng: Rất không hài lòng/ Rất không đồng ý Không hài lòng/ Không đồng ý Phân vân Hài lòng/ Đồng ý 168 Rất hài lòng/ Rất đồng ý 4. Mức độ hài lòng với mức giá của nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền mà mình đang sử dụng: Rất không hài lòng/ Rất không đồng ý Không hài lòng/ Không đồng ý Phân vân Hài lòng/ Đồng ý Rất hài lòng/ Rất đồng ý 5. Mức độ sẵn sàng chuyển sang dịch vụ truyền hình của nhà cung cấp khác nếu chất lượng, dịch vụ, khuyến mãi, hậu mãi tốt hơn: Rất không sẵn sàng/ Rất không đồng ý Không sẵn sàng/ Không đồng ý Phân vân Sẵn sàng / Đồng ý Rất sẵn sàng / Rất đồng ý PHẦN III: KHẢO SÁT QUA CÁC CÂU HỎI ĐỊNH TÍNH Câu 1: Anh/Chị thường xem những nội dung gì trên dịch vụ truyền hình trả tiền? Câu 2: Anh/Chị có mong muốn nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền mà mình đang sử dụng phát triển thêm chức năng mới/thêm kênh mới nào không? Vui lòng cho biết mong muốn cụ thể (nếu có): Câu 3: Anh/Chị vui lòng cho biết lý do cụ thể không hài lòng về nội dung các kênh của nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền mà mình đang sử dụng? Câu 4: Theo Anh/Chị, nhà cung cấp truyền hình trả tiền cần phải làm gì để khách hàng có thể cho điểm 10? Câu 5: Lý do Anh/Chị lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền mà mình đang sử dụng là gì? 169 Câu 6: Lý do Anh/Chị muốn rời bỏ nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền mà mình đang sử dụng là gì? Câu 7: Anh/Chị có biết nhà cung cấp về truyền hình trả tiền nào khác ngoài nhà cung cấp mình đang sử dụng không? Trân trọng cảm ơn! 170 Phụ lục 010: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ THỊ TRƢỜNG TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN A. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỢT KHẢO SÁT I. Mục đích cuộc khảo sát Nhằm mục đích giúp NCS hoàn thiện việc tìm hiểu về cầu thị trường, xem đánh giá của người tiêu dùng Việt Nam đối với các sản phẩm dịch vụ THTT, nhằm thực hiện luận án tiến sĩ với nội dung “Phát triển thị trường truyền hình trả tiền ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam” và đóng góp ít nhiều về tư liệu tham khảo cho nghiên cứu thị trường THTT ở Việt Nam. mẫu điều tra, phân bổ của các đối tượng điều tra, đặc điểm của các đối tượng điều tra. II. Nội dung khảo sát Cuộc khảo sát được thực hiện trên cơ sở sử dụng bảng hỏi khảo sát được xây dựng dành cho người tiêu dùng Việt Nam đối với các sản phẩm dịch vụ THTT. Nội dung bảng hỏi khảo sát liên quan đến các vấn đề sau: Bảng 1. Nội dung khảo sát Stt Nội dung 1 Mức độ hài lòng với mức giá của nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền mà mình đang sử dụng 2 Mức độ hài lòng với số lượng kênh của nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền mà mình đang sử dụng 3 Mức độ hài lòng với chất lượng tín hiệu và nội dung các kênh của nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền mà mình đang sử dụng 4 Mức độ hài lòng với chế độ chăm sóc khách hàng (chế độ hậu mãi) của nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền mà mình đang sử dụng. 5 Mức độ sẵn sàng chuyển sang dịch vụ truyền hình của nhà cung cấp khác nếu chất lượng, dịch vụ, khuyến mãi, hậu mãi tốt hơn. III. Phƣơng pháp khảo sát 171 Việc khảo sát ý kiến của người tiêu dùng Việt Nam đối với các sản phẩm dịch vụ THTT được thực hiện bằng hình thức khảo sát trực tiếp thông qua phiếu đánh giá, sử dụng thang đo likert gồm 5 mức độ: 1 2 3 4 5 Rất không hài lòng/ Rất không đồng ý Không hài lòng/ Không đồng ý Phân vân Hài lòng/ Đồng ý Rất hài lòng/ Rất đồng ý Ngoài ra, khách hàng có thể lựa chọn mức 0 đối với các nội dung không liên quan hoặc không có thông tin để đánh giá. NCS trực tiếp gửi thông báo về mục đích, thời hạn khảo sát và bảng câu hỏi đến các khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ THTT. Thời gian khảo sát từ ngày 15/12/2018 đến ngày 15/7/2019. Số liệu được mã hoá, xử lý, sử dụng phần mềm SPSS và lưu trữ. B. KẾT QUẢ KHẢO SÁT Có 850/1000 (85%) ý kiến phản hồi của khách hàng Việt Nam sử dụng các sản phẩm dịch vụ THTT được NCS thu thập. Số liệu được tổng hợp, phân tích theo từng nội dung như sau (Tỉ lệ % được làm tròn đến hai chữ số thập phân nên ở một số tiêu chí tổng tỉ lệ % có thể không chính xác 100%). 1. Mức độ hài lòng với số lƣợng kênh của nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền mà khách hàng đang sử dụng: Kết quả khảo sát cho thấy khách hàng Việt Nam sử dụng các sản phẩm dịch vụ THTT đánh giá khá thấp về số lượng kênh của các nhà cung cấp dịch vụ THTT trên thị trường THTT của Việt Nam hiện nay. Tỷ lệ khách hàng hài lòng và rất hài lòng chỉ chiếm 26,58% (226/850 phiếu thu về), trong khi đó tỷ lệ khách hàng không hài lòng/rất không hài lòng chiếm 40,51% (344/850 phiếu thu về). Số lượng khách hàng phân vân đối với việc đánh giá mức độ hài lòng với số lượng kênh của nhà cung cấp dịch vụ THTT khá lớn 32,94% (280/850 phiếu thu về), tỷ lệ này cho thấy có thể nhiều khách hàng không đủ thời gian để xem hết các kênh của nhà cung cấp, hoặc không có đủ sự quan tâm để so sánh. Như vậy, có thể thấy mức độ hài lòng với số lượng kênh của nhà cung cấp dịch vụ THTT mà khách hàng đang sử dụng chỉ ở mức dưới trung bình. Một bộ phận khá lớn khách hàng chưa hài lòng với số lượng kênh của nhà cung cấp dịch vụ THTT mà họ đang sử dụng. 172 Bảng 3. Kết quả đánh giá mức độ hài lòng với số lƣợng kênh Stt Mức độ hài lòng Số phiếu thu về % 1 Rất không hài lòng 60 7,05 2 Không hài lòng 284 33,41 3 Phân vân 280 32,94 4 Hài lòng 190 22,35 5 Rất hài lòng 36 4,23 Tổng 850 100 2. Mức độ hài lòng với chất lƣợng tín hiệu và nội dung các kênh của nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền mà khách hàng đang sử dụng: Kết quả đánh giá mức độ hài lòng với chất lượng tín hiệu và nội dung được tổng hợp ở Bảng 4, cho thấy: Có tới 61,29% khách hàng trả lời khảo sát không hài lòng, thậm chí rất không hài lòng với chất lượng tín hiệu và nội dung của nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền mà họ đang sử dụng; chỉ có 29,29% khách hàng hài lòng hoặc rất hài lòng. Kết quả đánh giá này sẽ được củng cố thêm qua các đánh giá định tính của khách hàng. Bảng 4. Kết quả đánh giá mức độ hài lòng với chất lƣợng tín hiệu và nội dung Stt Mức độ hài lòng Số phiếu thu về % 1 Rất không hài lòng 157 18,47 2 Không hài lòng 364 42,82 3 Phân vân 80 9,41 4 Hài lòng 210 24,70 5 Rất hài lòng 39 4,58 Tổng 850 100 173 3. Mức độ hài lòng với chế độ chăm sóc khách hàng (chế độ hậu mãi) của nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền mà khách hàng đang sử dụng: Chế độ chăm sóc khách hàng (chế độ hậu mãi) của hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ THTT cũng chưa được khách hàng đánh giá cao. Vẫn có tới trên 50% khách hàng trả lời khảo sát không hài lòng, thậm chí rất không hài lòng với chế độ chăm sóc khách hàng (chế độ hậu mãi) của các nhà cung cấp dịch vụ THTT mà họ đang sử dụng. Bảng 5. Kết quả đánh giá mức độ hài lòng với chế độ chăm sóc khách hàng (chế độ hậu mãi) của nhà cung cấp Stt Mức độ hài lòng Số phiếu thu về % 1 Rất không hài lòng 94 11,05 2 Không hài lòng 334 39,29 3 Phân vân 67 7,88 4 Hài lòng 225 26,47 5 Rất hài lòng 80 9,41 6 Không đánh giá 50 5,88 Tổng 850 100 4. Mức độ hài lòng với mức giá của nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền mà khách hàng đang sử dụng: Kết quả khảo sát cho thấy, người sử dụng dịch vụ THTT luôn mong muốn được sử dụng dịch vụ với mức giá thấp hơn. Có tới 437/ 850 phiếu trả lời không hài lòng, thậm chí rất không hài lòng (55 phiếu) đối với mức giá dịch vụ THTT mà họ đang sử dụng. Tuy nhiên, tỉ lệ khách hàng hài lòng với mức giá của nhà cung cấp cũng khá cao (38,58%). Bởi vì mỗi nhà cung cấp dịch vụ THTT có một mức giá khác nhau, do đó kết quả khảo sát này cũng khó phản ánh được chính xác về mức giá của dịch vụ THTT trên thị trường là cao hay thấp, nó chỉ có thể là một yếu tố củng cố thêm cho đánh giá về mức độ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường THTT của Việt Nam mà thôi. 174 Bảng 6. Kết quả đánh giá mức độ hài lòng với mức giá của nhà cung cấp dịch vụ THTT mà khách hàng đang sử dụng Stt Mức độ hài lòng Số phiếu thu về % 1 Rất không hài lòng 55 6,47 2 Không hài lòng 437 51,41 3 Phân vân 0 0 4 Hài lòng 328 38,58 5 Rất hài lòng 30 3,52 Tổng 850 100 5. Mức độ sẵn sàng chuyển sang dịch vụ THTT của nhà cung cấp khác nếu chất lƣợng, dịch vụ, khuyến mãi, hậu mãi tốt hơn: Đa số người sử dụng dịch vụ THTT đều sẵn sàng chuyển sang dịch vụ THTT của nhà cung cấp khác nếu chất lượng, dịch vụ, khuyến mãi, hậu mãi tốt hơn: 452/850 (53,17%) người trả lời sẵn sàng chuyển đổi, thậm chí có tới 280/850 (32,94%) người trả lời rất sẵn sàng chuyển đổi. Điều này chứng tỏ người tiêu dùng dịch vụ THTT ở Việt Nam rất sẵn sàng thay đổi và mong muốn thay đổi để có thể được sử dụng dịch vụ THTT tớt hơn hiện tại. Bảng 6. Kết quả đánh giá mức độ hài lòng với mức giá của nhà cung cấp dịch vụ THTT mà khách hàng đang sử dụng Stt Mức độ hài lòng Số phiếu thu về % 1 Rất không sẵn sàng 0 0 2 Không sẵn sàng 20 2,35 3 Phân vân 98 11,52 4 Sẵn sàng 452 53,17 5 Rất sẵn sàng 280 32,94 Tổng 850 100 175 C. KẾT QUẢ KHẢO SÁT QUA CÁC CÂU HỎI ĐỊNH TÍNH Trên cơ sở ghi nhận những phản hồi của khách hàng sử dụng dịch vụ THTT qua các câu hỏi định tính, NCS ghi nhận những nhận xét và đề xuất của khách hàng đối với các dịch vụ THTT như sau: 1. Những nội dung thƣờng đƣợc xem nhiều trên dịch vụ THTT: - Thể thao - Âm nhạc - Phim dài tập nước ngoài - Phim dài tập trong nước - Kênh truyền hình - Gameshow/ Tvshow - Tin tức, giải trí 2. Lý do lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền: - Dịch vụ tốt, đặc biệt là dịch vụ chăm sóc khách hàng, bảo hành, bảo trì, sửa chữa. - Chất lượng tín hiệu đường truyền ổn định - Không bị cắt giảm số kênh - Chi phí lắp đặt và giá cước hợp lý - Địa điểm giao dịch thuận lợi. 3. Lý do khách hàng muốn rời bỏ nhà cung cấp dịch vụ THTT mà họ đang sử dụng: - Giá cước cao và thường xuyên tăng giá; - Tự ý cắt giảm số lượng kênh mà không có thông báo trước; - Chất lượng tín hiệu tồi, không ổn định, nhất là khi thời tiết xấu; - Không xem được các chương trình thể thao quan trọng; - Nhiều chương trình Gameshow/Tvshow nhảm nhí, nhạt nhẽo, không phù hợp; - Nội dung các kênh chưa phù hợp với một thành viên nào đó trong gia đình (ví dụ trẻ em, người già, người yêu thể thao, yêu ca nhạc,) - Mong muốn được đáp ứng nhu cầu xem về thời gian của một thành viên nào đó trong gia đình (ví dụ: Người đi làm cả ngày, người nội trợ ở nhà cả ngày,); - Dịch vụ chăm sóc khách hàng, bảo hành, bảo trì, sửa chữa chưa tốt. 4. Mong muốn của khách hàng đối với các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền mà họ đang sử dụng: - Phát triển thêm chức năng mới/thêm kênh mới; - Giá cước ổn định, ít có sự biến động tăng giá cước; - Tăng thêm các chương trình truyền hình có bản quyền; 176 - Mua bản quyền tất cả các giải đấu bóng đá, bóng chuyền quan trọng, đặc biệt là các giải đấu có sự tham gia của đội tuyển Việt Nam; - Thường xuyên quan tâm cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, bảo hành, bảo trì, sửa chữa; - Thường xuyên cải thiện chất lượng tín hiệu, tránh bị ảnh hưởng kể cả khi thời tiết xấu; - Hạn chế, giảm dung lượng quảng cáo trong các chương trình truyền hình; - Hạn chế các chương trình có nội dung nhạt nhẽo, không phù hợp, đặc biệt là các Gameshow/TVshow nước ngoài và Gameshow/Tvshow trong nước. - Thuận tiện hơn trong việc thanh toán cước dịch vụ. D. KẾT LUẬN Cuộc khảo sát có tỷ lệ phản hồi khá cao (850/1000 phiếu, tương đương 85%), cho thấy mức độ quan tâm của người sử dụng dịch vụ THTT đến số lượng kênh, chất lượng tín hiệu, chất lượng nội dung, mức giá; và mong muốn của họ để có được sự phục vụ tốt hơn từ các nhà cung cấp dịch vụ THTT. Trên thị trường THTT của Việt Nam hiện nay có khá nhiều nhà cung cấp dịch vụ THTT, tuy nhiên khảo sát chỉ lấy thông tin về nhà cung cấp dịch vụ THTT mà khách hàng đang sử dụng như là một thông tin chung. Kết quả khảo sát nhằm hướng đến đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu của người sử dụng ở mức cơ bản nhất, và đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ THTT nói chung trên toàn thị trường, chứ không hướng đến đánh giá riêng về một nhà cung cấp dịch vụ THTT nào. Kết quả khảo sát đã cho thấy những điểm đáng lưu ý: (i) Đa số người sử dụng dịch vụ THTT tham gia khảo sát đều mong muốn có sự cải thiện về số lượng kênh (cụ thể là mong muốn tăng thêm số lượng kênh, đặc biệt là các kênh chuyên biệt về thể thao, âm nhạc, phim); chất lượng đường truyền, tín hiệu; chất lượng nội dung (cụ thể là mong muốn có sự cải thiện về chất lượng nội dung, giảm thiểu thời gian dành cho quảng cáo, nâng cao chất lượng của các chương trình truyền hình thực tế, tăng thêm các chương trình bản quyền nước ngoài,); chế độ hậu mãi, dịch vụ chăm sóc khách hàng. (ii) Đa số người sử dụng dịch vụ THTT tham gia khảo sát đều mong muốn mức giá cước hợp lý và tránh tình trạng tăng giá thường xuyên hay tính trạng độc quyền về giá dịch vụ THTT. (iii) Đa số người sử dụng dịch vụ THTT tham gia khảo sát đều sẵn sàng chuyển sang dịch vụ truyền hình của nhà cung cấp khác nếu chất lượng, dịch vụ, khuyến mãi, 177 hậu mãi tốt hơn. Tuy nhiên, trong số đó lại cũng có rất nhiều người chưa biết đến nhiều nhà cung cấp về THTT khác ngoài nhà cung cấp mình đang sử dụng. Căn cứ vào kết quả khảo sát và trên cơ sở tham khảo thêm các ý kiến chuyên gia, giáo viên hướng dẫn, NCS sẽ đưa vào các phân tích trong luận án của mình một cách phù hợp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_thi_truong_truyen_hinh_tra_tien_o_mot_so.pdf
  • pdfTrichyeu_LuongQuocHuy.pdf
Luận văn liên quan