Luận án Phát triển thị trường xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Việt Nam

Đối với ý kiến của các doanh nghiệp, yếu tố tác động đến danh tiếng của CRA doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm sản phẩm dịch vụ, đổi mới, phương pháp xếp hạng, quản trị tổ chức, tính độc lập, lãnh đạo của tổ chức và hiệu quả hoạt động. Đồng thời, nghiên cứu cũng đã chứng minh danh tiếng của CRA có tác động rõ nét đến sự tin tưởng vào CRA và nhận dạng tổ chức CRA, từ đó tác động đến hành vi dự định sử dụng dịch vụ XHTN của các doanh nghiệp tại Việt Nam cùng với nhân tố cam kết. Dựa trên thang đo đã được kiểm chứng là phù hợp và thảo luận kết quả của các mức đánh giá của từng nhân tố trong mô hình thông qua các phân tích thống kê mô tả, nghiên cứu đã chỉ ra các đánh giá về hành vi dự định sử dụng có mức điểm chung ở mức trung bình, các doanh nghiệp mặc dù biết PTR là tổ chức CRA duy nhất hiện tại ở Việt Nam nhưng họ không thực sự xem đó là lựa chọn đầu tiên của họ khi nghĩ về dịch vụ xếp hạng. Đồng thời danh tiếng của CRA có kết quả khảo sát cho kết quả mức điểm của thang đo danh tiếng chỉ được đánh giá ở mức trung bình cho thấy các doanh nghiệp có mức tin tưởng vào danh tiếng của CRA tại Việt Nam (cụ thể là Công ty Sài Gòn Phát Thịnh Rating) là mức đánh giá không thực sự cao

pdf329 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển thị trường xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A có liên kết, liên doanh với CRA quốc tế là khác nhau - H0b: Trung bình mức độ hành vi dự định sử dụng dịch vụ XHTNDN có trả phí đối với CRA so với CRA có liên kết, liên doanh với CRA quốc tế là như nhau H1b: Trung bình mức độ hành vi dự định sử dụng dịch vụ XHTNDN có trả phí đối với CRA so với CRA có liên kết, liên doanh với CRA quốc tế là khác nhau cix Bảng 27. Kiểm định trung bình mức độ đánh giá danh tiếng, hành vi dự định sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp của CRA so với CRA có liên kết, liên doanh với CRA quốc tế Biến quan sát Levene's Test phương sai bằng nhau t-test trung bình bằng nhau F Sig. t Df Sig. (2- tailed) REP1 CRA này là một công ty được đánh giá cao trên thị trường 0,001 0,982 -17,118 284 0,000 REP2 CRA này là một công ty thành công trong lĩnh vực của họ 2,041 0,154 -15,875 284 0,000 REP3 CRA rõ ràng là hoạt động theo tiêu chuẩn cao nhất về chính trực 0,130 0,719 -18,422 284 0,000 REP4 CRA tạo được sự tin tưởng đối với bên thứ ba 0,315 0,575 -14,830 284 0,000 PINT1 Công ty tôi sẽ sử dụng các sản phẩm/dịch vụ của CRA trong tương lai 3,843 0,051 -13,043 284 0,000 PINT2 Công ty tôi sẽ xem CRA là lựa chọn đầu tiên khi chúng tôi có nhu cầu 0,231 0,631 -18,322 284 0,000 PINT3 Công ty sẽ xem xét sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của CRA nhiều hơn khi chúng tôi có nhu cầu 1,821 0,178 -13,442 284 0,000 PPRE1 Công ty tôi sẽ sử dụng các sản phẩm/dịch vụ của CRA với mức giá hiện tại 0,112 0,738 -18,879 284 0,000 PPRE2 Công ty tôi sẽ sử dụng các sản phẩm/dịch vụ của CRA nếu giá có tăng hơn trong tương lai 0,646 0,422 -13,620 284 0,000 Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả tính toán cx Kết quả kiểm định giá trị trung bình đánh giá cho kết quả không có gì bất ngờ khi các đại diện doanh nghiệp khi trả lời đưa ra ý kiến đánh giá của họ về CRA hiện tại (PTR) và CRA có liên kết, liên doanh với nước ngoài là có sự khác biệt nhau rõ rệt. Tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình danh tiếng và hành vi dự định sử dụng dịch vụ XHTN có trả phí giữa CRA hiện tại so với CRA có liên kết, liên doanh với CRA quốc tế. Các giả thuyết H1a và H1b là chưa đủ cơ sở để bác bỏ. Cụ thể trong đó, mức đánh giá khi được hỏi về danh tiếng của CRA Việt Nam có liên kết, liên doanh với các CRA quốc tế thì các đánh giá đều tăng mạnh. Với thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là từ 1 đến 5 nên có thể chia mức độ đánh giá cơ bản của thang đo là 1 – 1,8: rất thấp; 1,8 – 2,6: thấp; 2,6 – 3,4 trung bình, 3,4 – 4,2: cao và 4,2 – 5: rất cao. Tại một số đánh giá đối với PTR có mức đánh giá là trung bình (REP1, REP4) và mức thấp (REP2, REP3) đã được cải thiện một cách đang kể lên mức cao (REP2, REP3, REP4) thậm chí là ở mức đánh giá rất cao (REP1). Đối với hành vi dự định sử dụng dịch vụ XHTNDN, kết quả đưa ra cũng khá tương đồng khi các đánh giá từ mức thấp và trung bình đã được cải thiện lên mức cao hơn hẳn. Điều này là một phát hiện khá quan trọng để xác định hướng đi phù hợp đối với PTR nói riêng và CRA VIệt Nam nói chung là thúc đẩy nhanh tiến độ liên kết, liên doanh với các tổ chức CRA lớn trên thế giới và trong khu vực. 7.2. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH SỰ KHUYẾCH TÁN ĐỔI MỚI CỦA HOẠT ĐỘNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 7.2.1. Kết quả kiểm định sự khuyếch tán đổi mới của hoạt động xếp hạng tín nhiệm trên thị trường Việt Nam đối với khách hàng cá nhân Kiểm định giá trị trung bình của thang đo hành vi dự định sử dụng XHTN được thực hiện dựa trên giả thuyết: - H0c: Trung bình mức độ hành vi dự định sử dụng XHTNDN của các cá nhân tại Việt Nam là không khác nhau giữa các thời điểm cxi - H1c: Trung bình mức độ hành vi dự định sử dụng XHTNDN của các cá nhân tại Việt Nam là có khác nhau giữa các thời điểm Kết quả kiểm định giá trị trung bình cho thấy hành vi hành vi dự định sử dụng kết quả xếp hạng của các cá nhân tại thị trường Việt Nam đã tăng lên khá rõ. Cụ thể là kiểm định cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của ý định hành vi tại hai thời điểm trước và sau, chưa đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H1c. Bảng 28. Kết quả kiểm định trung bình hành vi dự định sử dụng XHTN của các cá nhân Biến quan sát Levene's Test phương sai bằng nhau t-test trung bình bằng nhau F Sig. t Df Sig. (2- tailed) Đã quyết định sử dụng IT1 0,002 0,968 -3,409 283 0,001 Sẽ cố gắng sử dụng IT2 0,440 0,508 -3,168 283 0,002 Có kế hoạch sử dụng IT3 1,572 0,211 -2,753 283 0,006 Có ý định sử dụng IT4 0,037 0,848 -2,546 283 0,011 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả tính toán Trong đó trung bình của các hành vi dự định càng về sau này càng cao hơn so với thời điểm nghị định mới ban hành, một số chỉ tiêu thay đổi từ mức đánh giá trung bình sang mức đánh giá cao. Điều đó tạo ra một triển vọng tốt cho thị trường XHTNDN của Việt Nam khi rõ ràng trong các cá nhân tại Việt Nam đã xuất hiện “người đổi mới”, “người chấp nhận sớm” và phần nào đó là đã tồn tại “số đông người đón nhận sự đổi mới”. Khi hoạt động của CRA được mở rộng và thông tin được truyền tải đến thị trường thì các cá nhân sẽ là các chủ thể tham gia thị trường đón nhận kết quả đó một cách tích cực. Có thể thấy, mức độ phát triển của thị trường XHTNDN đối với các cá nhân tại Việt Nam có thể được xếp vào trong giai đoạn thứ hai (giai đoạn thuyết phục) của các giai đoạn khuếch tán đổi mới, mức độ phát triển cxii này vẫn đang còn rất sơ khởi. Cá nhân sẽ dùng cả lý trí và cả các dự báo, suy nghĩ cá nhân để đưa ra quyết định chấp nhận hay từ chối hoạt động XHTN. Các cá nhân cũng sẽ nhạy cảm hơn với sự đổi mới ở giai đoạn này. Mức độ không chắc chắn về hoạt động của sự đổi mới và sự hỗ trợ xã hội từ những người khác (đồng nghiệp, bạn bè...) ảnh hưởng đến quan điểm và niềm tin của cá nhân về đổi mới. Bảng 29. Giá trị trung bình hành vi dự định sử dụng XHTN của các cá nhân Biến quan sát Giai đoạn Mức đánh giá trung bình Đã quyết định sử dụng IT1 2015 - 2016 4,5944 2016 - 2017 5,1761 Sẽ cố gắng sử dụng IT2 2015 - 2016 4,8322 2016 - 2017 5,3099 Có kế hoạch sử dụng IT3 2015 - 2016 4,8462 2016 - 2017 5,2676 Có ý định sử dụng IT4 2015 - 2016 4,8462 2016 - 2017 5,2254 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả tính toán 7.2.2. Kết quả kiểm định sự khuyếch tán đổi mới của hoạt động xếp hạng tín nhiệm trên thị trường Việt Nam đối với khách hàng doanh nghiệp Từ năm 2018 đến năm 2019, PTR đã công bố chi tiết hơn về các hoạt động của họ về phương pháp, mức phí xếp hạng, các dịch vụ cung cấp. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong giai đoạn này cũng đạt được những kết quả thay đổi đáng khích lệ. Đồng thời với đó đầu tháng 2/2019 khi Nghị định 163/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp chính thức có hiệu lực đã mở ra một “chương mới” cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam. Với nhiều sự thay đổi đáng kể trên thị trường theo hướng tích cực thì nghiên cứu kỳ vọng rằng các đánh giá của các đại diện doanh nghiệp cũng sẽ có sự thay đổi cxiii tương đối rõ rệt. Một khảo sát với 286 phiếu trả lời của các đại điện doanh nghiệp được tác giả sàng lọc để đưa vào trong quá trình phân tích. Để kiểm chứng nhận định trên, kiểm định giá trị trung bình của thang đo danh tiếng và hành vi dự định sử dụng của các doanh nghiệp được thực hiện dựa trên giả thuyết: - H0d: Trung bình mức độ đánh giá danh tiếng của doanh nghiệp đối với CRA không thay đổi theo thời gian H1d: Trung bình mức độ đánh giá danh tiếng của doanh nghiệp đối với CRA có thay đổi theo thời gian - H0e: Trung bình mức độ hành vi dự định sử dụng dịch vụ XHTNDN có trả phí không thay đổi theo thời gian H1e: Trung bình mức độ hành vi dự định sử dụng dịch vụ XHTNDN có trả phí có thay đổi theo thời gian Để đảm bảo tính chính xác thì các phiếu trả lời đánh giá đối với CRA giả định có liên doanh, liên kết với CRA quốc tế được loại bỏ ra khỏi mẫu kiểm định. Kết quả kiểm định cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của ý định hành vi tại hai thời điểm trước và sau, chưa đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H1d và H1e. cxiv Bảng 30. Kết quả kiểm định trung bình mức độ đánh giá của doanh nghiệp về danh tiếng và dự định sử dụng dịch vụ XHTNDN có trả phí Biến quan sát Levene's Test phương sai bằng nhau t-test trung bình bằng nhau F Sig. t Df Sig. (2- tailed) REP1 CRA này là một công ty được đánh giá cao trên thị trường 6,561 0,011 -7,052 168,644 0,000 REP2 CRA này là một công ty thành công trong lĩnh vực của họ 0,571 0,451 -9,147 200 0,000 REP3 CRA rõ ràng là hoạt động theo tiêu chuẩn cao nhất về chính trực 0,009 0,925 -7,336 200 0,000 REP4 CRA tạo được sự tin tưởng đối với bên thứ ba 0,005 0,945 -6,571 200 0,000 PINT1 Công ty tôi sẽ sử dụng các sản phẩm/dịch vụ của CRA trong tương lai 9,764 0,002 -3,880 149,634 0,000 PINT2 Công ty tôi sẽ xem CRA là lựa chọn đầu tiên khi chúng tôi có nhu cầu 16,414 0,000 -3,832 126,126 0,000 PINT3 Công ty sẽ xem xét sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của CRA nhiều hơn khi chúng tôi có nhu cầu 2,211 0,139 -3,520 200 0,001 PPRE1 Công ty tôi sẽ sử dụng các sản phẩm/dịch vụ của CRA với mức giá hiện tại 15,850 0,000 -2,975 120,632 0,004 PPRE2 Công ty tôi sẽ sử dụng các sản phẩm/dịch vụ của CRA nếu giá có tăng hơn trong tương lai 20,658 0,000 -2,721 142,477 0,007 Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả tính toán cxv Với thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là từ 1 đến 5 nên có thể chia mức độ đánh giá cơ bản của thang đo là 1 – 1,8: rất thấp; 1,8 – 2,6: thấp; 2,6 – 3,4 trung bình, 3,4 – 4,2: cao và 4,2 – 5: rất cao thì có thể thấy các đánh giá chi tiết trung bình về CRA tại Việt Nam có kết quả không cao. Đối với đánh giá về danh tiếng tại thời điểm năm 2018, các doanh nghiệp đều đánh giá CRA tại Việt Nam ở mức thấp. Cao nhất trong các đánh giá là REP1 (2,4661/5) và thấp nhất là REP2 (2,1780) thể hiện sự nghi ngờ của các doanh nghiệp Việt Nam về khả năng thành công của PTR trên thị trường XHTNDN và chưa đánh giá cao về danh tiếng của tổ chức này. Đến thời điểm năm 2019 thì các kết quả này đã được cải thiện đáng kể. Các biến quan sát đo lường về danh tiếng của CRA đã tăng từ mức thấp lên mức trung bình. Trong đó, thấp nhất là REP3 (2,8571/5) và cao nhất là REP1 (3,1429). Điều đó thể hiện sự nỗ lực của PTR trong thời gian ngắn cũng đã được các đại diện doanh nghiệp ghi nhận và càng lúc họ càng có sự đánh giá tốt hơn về danh tiếng của PTR. Các đánh giá về danh tiếng ở mức thấp trong năm 2018 và ý kiến về PTR ở biến quan sát PINT2 – “Công ty tôi sẽ xem CRA là lựa chọn đầu tiên khi chúng tôi có nhu cầu” và PPRE1 - “Công ty tôi sẽ sử dụng các sản phẩm/dịch vụ của CRA với mức giá hiện tại” cũng bị đánh giá ở mức thấp (lần lượt là 2,3814 và 2,5169). Tuy nhiên đến năm 2019 thì tất cả các đánh giá về danh tiếng và hành vi dự định của doanh nghiệp Việt Nam với CRA doanh nghiệp đều ở mức trung bình và tăng lên so với thời điểm trước đó. Như vậy, giá trị trung bình cho thấy đánh giá về danh tiếng của CRA và hành vi dự định sử dụng kết quả xếp hạng của các doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam đã tăng lên mức điểm cao hơn theo thời gian. Có thể rút ra ý tưởng về đánh giá mức độ phát triển của thị trường XHTNDN tại Việt Nam theo ý kiến của chính các doanh nghiệp thì cũng đang nằm trong giai đoạn thứ hai (thuyết phục) của các giai đoạn khuếch tán đổi mới. Đồng thời các đánh giá trong tương lai về CRA doanh nghiệp phần lớn đều ở tăng lên theo thời gian. Điều này cho thấy các doanh nghiệp hiện tại đang còn phân cxvi vân với việc sử dụng dịch vụ XHTNDN của CRA nhưng trong tương lai tới họ sẽ vẫn tin tưởng và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của CRA. Như vậy, triển vọng phát triển hoạt động của các CRA đang được doanh nghiệp đánh giá tốt và nếu như các hoạt động của CRA hiệu quả, CRA tạo lập được danh tiếng trên thị trường thì các doanh nghiệp sẽ sẵn lòng trả phí, dù có cao hơn hiện tại, để được cung cấp dịch vụ XTHN cho họ. Đó là một kết quả đáng ghi nhận để tạo tiền đề cho sự phát triển của thị trường XHTN Doanh nghiệp tại Việt Nam. cxvii Bảng 31. Kết quả đánh giá trung bình của doanh nghiệp về mức độ đánh giá danh tiếng và dự định sử dụng dịch vụ XHTNDN có trả phí Biến số Thời gian N Trung bình CRA này là một công ty được đánh giá cao trên thị trường REP1 1 118 2,4661 2 84 3,1429 CRA này là một công ty thành công trong lĩnh vực của họ REP2 1 118 2,1780 2 84 3,0000 CRA rõ ràng là hoạt động theo tiêu chuẩn cao nhất về chính trực REP3 1 118 2,2458 2 84 2,8571 CRA tạo được sự tin tưởng đối với bên thứ ba REP4 1 118 2,3559 2 84 2,9524 Công ty tôi sẽ sử dụng các sản phẩm/dịch vụ của CRA trong tương lai PINT1 1 118 2,7797 2 84 3,2857 Công ty tôi sẽ xem CRA là lựa chọn đầu tiên khi chúng tôi có nhu cầu PINT2 1 118 2,3814 2 84 2,8095 Công ty sẽ xem xét sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của CRA nhiều hơn khi chúng tôi có nhu cầu PINT3 1 118 2,8814 2 84 3,2857 Công ty tôi sẽ sử dụng các sản phẩm/dịch vụ của CRA với mức giá hiện tại PPRE1 1 118 2,5169 2 84 2,8571 Công ty tôi sẽ sử dụng các sản phẩm/dịch vụ của CRA nếu giá có tăng hơn trong tương lai PPRE2 1 118 2,9746 2 84 3,2976 Ghi chú: 1: thời điểm khảo sát năm 2018, 2: thời điểm khảo sát năm 2019 Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả tính toán cxviii 8 PHỤ LỤC 8. LÝ THUYẾT VỀ KHUẾCH TÁN ĐỔI MỚI TRÊN THỊ TRƯỜNG 8.1. TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT KHUẾCH TÁN ĐỔI MỚI TRÊN THỊ TRƯỜNG Lý thuyết khuếch tán sự đổi mới (Diffusion of innovations theory) được Rogers xây dựng từ năm 1962 và sau đó được hiệu chỉnh qua nhiều phiên bản. Dooley (1999) và Stuart (2000) cho rằng lý thuyết của Rogers là một khuôn khổ lý thuyết được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực phổ biến và áp dụng các vấn đề mới trong xã hội. Hiện nay phiên bản thứ năm (Rogers, 2003) đang được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, khoa học chính trị, giáo dục, y tế Theo Rogers (2003) việc sử dụng một cách đầy đủ sự đổi mới như phương thức hành động tốt nhất trong thực tế là hành vi chấp nhận sự đổi mới và quyết định từ chối là “không chấp nhận sự đổi mới”. Quá trình khuếch tán sự đổi mới được hiểu là một quá trình truyền tiếp sự đổi mới qua các kênh khác nhau đến các thành viên trong một hệ thống xã hội. Bốn yếu tố chính yếu của lý thuyết khuếch tán đổi mới chính là sự đổi mới, các kênh truyền dẫn đổi mới, thời gian và hệ thống xã hội. Thứ nhất, Rogers (2003) đưa ra mô tả về một sự đổi mới là một ý tưởng, thực tiễn hoặc dự án được coi là mới bởi một cá nhân hoặc đơn vị khác. Một sự đổi mới có thể đã được đã phát minh ra từ lâu, nhưng nếu các cá nhân và đơn vị trên thị trường nhận thấy nó là mới, thì nó vẫn có thể là một sự đổi mới cho họ một cách tương đối. Các đặc tính mới của việc tiếp nhận đổi mới có liên quan nhiều hơn đến ba bước (kiến thức, thuyết phục và quyết định) của quá trình quyết định đổi mới. Sự không chắc chắn là một trở ngại quan trọng đối với việc áp dụng các sáng kiến. Hậu quả của sự kiện là những thay đổi xảy ra trong một cá nhân hoặc một hệ thống xã hội do kết quả của chấp nhận hoặc từ chối một sự đổi mới (Rogers, 2003). Một kết quả của sự đổi mới có thể tạo ra sự không chắc chắn mà các cá nhân không thể biết trước một cách rõ ràng ngay khi họ chấp nhận hay từ chối đổi mới. Để giảm sự không chắc chắn của việc áp dụng đổi mới, các cá nhân nên được thông báo về những lợi thế và bất lợi của nó để làm cho họ nhận thức được tất cả hậu quả. Hơn cxix nữa, Rogers tuyên bố rằng hậu quả có thể được phân loại là mong muốn so với không mong muốn (chức năng hoặc rối loạn chức năng), trực tiếp so với gián tiếp (kết quả ngay lập tức hoặc kết quả sau đó của kết quả ngay lập tức) và dự đoán so với không dự đoán (được công nhận có dự định hay không). Thứ hai, yếu tố tiếp sau quá trình khuếch tán đổi mới là các kênh truyền thông. Đối với Rogers (2003), giao tiếp là một quá trình trong đó người tham gia tạo và chia sẻ thông tin với nhau để đạt đến một sự hiểu biết lẫn nhau. Giao tiếp này xảy ra thông qua các kênh thông tin giữa các nguồn phát tín hiệu. Nguồn thông tin là từ một cá nhân hoặc một tổ chức có nguồn gốc dữ liệu về sự đổi mới. Kênh truyền dẫn là phương tiện một truyền tải từ nguồn tới người nhận. Rogers (2003) nói rằng khuếch tán là một loại cụ thể giao tiếp và bao gồm các yếu tố truyền thông này: một sự đổi mới được thực hiện thông qua các bên tham gia và các kênh truyền thông. Truyền thông đại chúng và truyền thông giữa các cá nhân là hai giao tiếp chính. Trong khi các kênh truyền thông đại chúng bao gồm một phương tiện đại chúng như Internet, TV, đài hoặc báo thì giữa các cá nhân các kênh bao gồm một giao tiếp trực tiếp/gián tiếp hai chiều giữa hai hoặc nhiều cá nhân. Các kênh truyền thông cũng có thể được phân loại thành các kênh cá nhân và các kênh đại chúng giao tiếp giữa một cá nhân và các nguồn bên ngoài của hệ thống xã hội. Các kênh truyền thông đại chúng có ý nghĩa hơn về truyền tải kiến thức trong các giai đoạn đầu và các kênh cá nhân là quan trọng hơn ở giai đoạn thuyết phục của đổi mới - quyết định quá trình thực hiện đổi mới (Rogers, 2003). Hiện nay, với sự bùng nổ thông tin thì thực tế là các kênh giữa các cá nhân lại có mạnh mẽ hơn để tạo hoặc thay đổi thái độ mạnh mẽ của một cá nhân khác. Trong các kênh giữa các cá nhân, thông tin liên lạc có thể có một đặc điểm tương đồng, đó là mức độ mà hai hoặc nhiều cá nhân tương tác giống nhau ở một số thuộc tính nhất định, chẳng hạn như niềm tin, giáo dục, kinh tế xã hội trạng thái. Tuy nhiên, đa số phổ biến trong sự truyền dẫn đổi mới thì thương xuất hiện ít nhất một mức độ không đồng nhất ở một số thuộc tính nhất định, sẽ có những người khác biệt so với những người còn lại (Rogers, 2003). cxx Thứ ba là yếu tố thời gian để truyền tải đổi mới. Theo Rogers (2003), khía cạnh thời gian bị bỏ qua trong hầu hết các nghiên cứu hành vi. Ông lập luận rằng bao gồm cả chiều thời gian trong nghiên cứu khuếch tán minh họa một trong những thế mạnh của nó. Quá trình khuếch tán đổi mới, tiếp nhận phân loại và tỷ lệ chấp nhận tất cả phải bao gồm chiều thời gian. Do đó, để thực hiện đổi mới sẽ có những vấn đề được tiếp cận và quyết định rất nhanh, tuy nhiên cũng có những đổi mới phải cần có lộ trình, điều kiện và thời gian phù hợp mới có thể thực hiện thay đổi trong thị trường. Thứ tư, hệ thống xã hội là yếu tố cuối cùng trong quá trình khuếch tán. Rogers (2003) đã định nghĩa hệ thống xã hội là hệ thống các đơn vị có liên quan, tham gia vào việc giải quyết vấn đề chấp nhận/từ chối sự đổi mới để hoàn thành mục tiêu chung. Kể từ khi khuếch tán sự đổi mới diễn ra trong hệ thống xã hội, nó chịu ảnh hưởng của cấu trúc xã hội, các thói quen, văn hóa và sự sắp xếp theo khuôn mẫu của các đơn vị trong một hệ thống. Ông tuyên bố thêm rằng bản chất của hệ thống xã hội ảnh hưởng đến tính sáng tạo của cá nhân, đây là tiêu chí chính để phân loại người áp dụng. Do đó, tại các thị trường mà có tính sáng tạo cao thì số lượng cá nhận chấp nhận đổi mới thường sẽ nhiều, dễ dàng hơn và ngược lại. 8.2. CÁC GIAI ĐOẠN ĐỂ KHUẾCH TÁN SỰ ĐỔI MỚI Theo đề nghị của Roger thì các khuếch tán sự đổi mới được chia thành năm giai đoạn: - Giai đoạn kiến thức là giai đoạn đầu tiên của quá trình đổi mới. Trong giai đoạn này, từng chủ thể trong nền kinh tế sẽ học hỏi về sự đổi mới, xem xét sự tồn tại và tìm kiếm thông tin về điều đó. Các câu hỏi cái gì, tại sao, làm như thế nào cần được trả lời. Các câu hỏi được xoay quanh ba loại kiến thức cơ bản: (i) Kiến thức – nhận thức (awareness-knowledge), (ii) Làm thế nào để có kiến thức (how-to-knowledge) và (iii) Tri thức – các nguyên tắc (principles-knowledge). Để tạo ra kiến thức mới, giáo dục công nghệ và thực tiễn cần cung cấp không chỉ là một kinh nghiệm làm thế nào và cũng là một kinh nghiệm hiểu biết tại sao (Seemann, 2003). Trên thực tế, một cá nhân có thể có tất cả các kiến thức cần thiết, nhưng điều này không có nghĩa là cá cxxi nhân sẽ chấp nhận sự đổi mới bởi vì thái độ của cá nhân chấp nhận hoặc từ chối đổi mới. Trong đó (i) kiến thức-tri thức thể hiện kiến thức về sự tồn tại của sự đổi mới. Kiểu kiến thức này có thể thúc đẩy cá nhân để tìm hiểu thêm về sự đổi mới và cuối cùng là để áp dụng nó. Ngoài ra, nó có thể khuyến khích một cá nhân để đi tìm hiểu về hai loại kiến thức khác. (ii) Làm thế nào để hiểu biết thể hiện việc có thông tin về làm thế nào sử dụng một cách đổi mới một cách chính xác (Wetzel (1993) và Spotts, 1999). Rogers đã chứng minh kiến thức này như một biến số thiết yếu trong quá trình ra quyết định đổi mới. Để tăng cơ hội chấp nhận một sự đổi mới, một cá nhân nên có một mức độ đầy đủ của kiến thức như thế nào trước khi tham gia vào quá trình thử nghiệm của sự đổi mới này. Do đó, kiến thức này trở nên quan trọng hơn cho những đổi mới tương đối phức tạp. (iii) Các nguyên tắc – tri thức bao gồm các nguyên tắc hoạt động, mô tả cách thức và lý do tại sao một đổi mới hoạt động được. Một sự đổi mới có thể được thông qua mà không có kiến thức về điều này, nhưng việc lạm dụng sự đổi mới theo kiểu không rõ thông tin này có thể làm cho nó không thể phát triển bền vững. Đối với Sprague và cộng sự (1999) đôi khi rào cản lớn nhất lại đến từ việc thiếu tầm nhìn về lý do tại sao hoặc làm thế nào để hội nhập của những người ảnh hưởng mạnh đến xã hội - Giai đoạn thuyết phục: Bước thuyết phục xảy ra khi cá nhân có thái độ tiêu cực hoặc tích cực đối với sự đổi mới. Sự hình thành một thái độ thuận lợi hoặc bất lợi đối với sự đổi mới không phải lúc nào cũng dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp cho việc chấp nhận hoặc từ chối "(Rogers, 2003). Các cá nhân hình thành thái độ của mình sau khi họ biết về sự đổi mới, vì vậy giai đoạn thuyết phục đi cùng với giai đoạn kiến thức trong quá trình quyết định đổi mới. Giai đoạn kiến thức thể hiện về tính nhận thức cao hơn (hoặc hiểu biết) còn giai đoạn thuyết phục thể hiện về mặt tinh thần, cảm nhận (hoặc cảm giác). Vì vậy, cá nhân có liên quan sẽ nhạy cảm hơn với sự đổi mới ở giai đoạn thuyết phục. Mức độ không chắc chắn về hoạt động của sự đổi mới và sự hỗ trợ xã hội từ những người khác (đồng nghiệp, bạn bè ...) ảnh hưởng đến quan điểm cxxii và niềm tin của cá nhân về đổi mới. Đánh giá chủ quan của các đối tác về sự đổi mới làm giảm sự không chắc chắn về sự đổi mới và tác động của những người xung quanh thường mang kết quả là đáng tin cậy hơn đối với cá nhân (Sherry, 1997). Các cá nhân tiếp tục tìm kiếm thông tin và thông tin đánh giá đổi mới trong giai đoạn này trước khi thông qua giai đoạn quyết định - Giai đoạn quyết định: Ở giai đoạn quyết định, cá nhân chọn chấp nhận hoặc từ chối sự đổi mới. Trong khi việc nhận đổi mới đề cập đến việc sử dụng đầy đủ sự đổi mới làm phương thức hành động tốt nhất trong các phương thực hiện tại. Còn hành vi từ chối có nghĩa là không thể chấp nhận thông qua một sự đổi mới (Rogers, 2003). Nếu sự đổi mới có cơ sở thử nghiệm từng phần, thông thường nó được thông qua nhanh hơn, vì hầu hết các cá nhân đầu tiên muốn thử sự đổi mới trong tình huống của riêng họ và sau đó đi đến một quyết định thông qua. Rogers thể hiện hai loại từ chối hoạt động từ chối tích cực và từ chối thụ động. Trong một tình huống bị từ chối tích cực, một cá nhân cố gắng đổi mới và nghĩ về chấp nhận nó, nhưng sau đó người đó quyết định không chấp nhận nó. Một quyết định ngừng - từ chối một sự đổi mới - sau khi đã chấp nhận nó trước đó, có thể được xem như là một loại hoạt động loại bỏ tích cực. Trong một sự từ chối thụ động (hoặc không áp dụng) các cá nhân đơn giản là không nghĩ đến việc chấp nhận sự đổi mới. Rogers nói rằng thực tế phân loại hành vi từ chối này khó thể hiện trong thực nghiệm và thiếu các nghiên cứu cụ thể về nó. Trong xã hội có yếu tố văn hóa đặc thù như ở các nước phương Đông, trật tự về quá trình đổi mới có thể diễn ra theo kiểu quyết định đổi mới cá nhân ảnh hưởng và hình thành một quyết định đổi mới của cả tập thể (Rogers, 2003). - Giai đoạn thực hiện: Ở giai đoạn thực hiện, một đổi mới chính thức được đưa vào thực tiễn. Tuy nhiên, một sự đổi mới mang lại sự mới mẻ nhưng không không chắc chắn về kết quả vẫn còn tồn tại. Vì vậy, người thực hiện có thể cần hỗ trợ kỹ thuật từ sự thay đổi của các cơ quan quản lý, chuyên gia và những người khác để giảm mức độ không chắc chắn về hậu quả. Hơn nữa, quyết định đổi mới có thể sẽ bị kết thúc trong giai đoạn này cxxiii khi nó không đảm bảo chất lượng đặc biệt ban đầu của nó (Rogers, 2003). Vì vậy, sự đổi mới cần có sự tái tạo thường xảy ra ở giai đoạn triển khai, Tái tạo sự đổi mới là liên tục cải tiến, thay đổi hoặc sửa đổi bởi một người sử dụng trong quá trình thông qua và thực hiện (Rogers, 2003). Ngoài ra, Rogers (2003) giải thích sự khác biệt giữa sáng chế và Đổi mới. Trong khi sáng chế là quá trình mà theo đó một ý tưởng mới được phát hiện hoặc tạo ra còn việc thông qua một đổi mới là quá trình sử dụng một ý tưởng hiện tại. Rogers tiếp tục thảo luận rằng vì tính chất đó thì đổi mới cần được cải tiến liên tục. - Giai đoạn xác nhận Quyết định đổi mới đã được thực hiện, nhưng ở giai đoạn xác nhận cá nhân tìm kiếm bằng chứng hỗ trợ cho quyết định của mình. Theo Rogers (2003), quyết định này có thể bị đảo ngược nếu cá nhân tiếp xúc với các thông điệp tiêu cực về sự đổi mới. Mặc dù vậy, trong giai đoạn này các cá nhân có xu hướng tránh xa những bàn luận tiêu cực, tìm kiếm những thông điệp ủng hộ xác nhận quyết định của họ. Như vậy, thái độ trở nên quan trọng hơn tại giai đoạn xác nhận. Tùy thuộc vào sự bằng chứng hỗ trợ tích cực cho việc thông qua đổi mới và thái độ của cá nhân mà chấp nhận hay từ chối đổi mới lại tiếp tục. Các cá nhân có thể từ chối sự đổi mới hiện tại để thông qua một đổi mới tốt hơn thay thế nó. Đây là loại quyết định ngừng được gọi ngừng do bị thay thế, còn có loại khác quyết định ngừng khác là ngừng do không đúng kỳ vọng. Trong trường hợp sau, cá nhân từ chối đổi mới bởi vì họ không hài lòng với hiệu suất mang lại, sự đổi mới không đáp ứng được kỳ vọng và nhu cầu của cá nhân. Do đó, các bằng chứng chứng minh sự đổi mới mang lại lợi ích tích cực cần được thể hiện một cách rõ ràng. 8.3. PHÂN LOẠI CÁC THÀNH VIÊN TRONG HỆ THỐNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH KHUẾCH TÁN SỰ ĐỔI MỚI Rogers (2003) đã xác định phân loại các chủ thể tiếp nhận đổi mới là sự phân loại các thành viên của một hệ thống xã hội trên cơ sở sự sáng tạo của chủ thể đó. Tính sáng tạo là mức độ mà một đơn vị cá nhân hoặc đơn vị tiếp nhận tương đối sớm trong việc áp dụng những ý tưởng mới hơn so với các thành viên khác của một hệ cxxiv thống "(Rogers, 2003). Braak (2001) cho rằng sáng tạo đã giúp chủ thể hiểu được mong muốn và hành động của họ trong quá trình ra quyết định đổi mới. Do đó, ông phân loại người chấp nhận dựa trên tính đổi mới. Phân loại này bao gồm các nhà sáng tạo, người chấp nhận sớm, phần đông chấp nhận trước, phần đông chấp nhận sau và những người chậm trễ. Người đổi mới đối với Rogers (2003) là những người sẵn sàng trải nghiệm những ý tưởng mới. Vì vậy, họ cần được chuẩn bị để đối phó với đổi mới không có lợi, không thành công và mức độ không chắc chắn về sự đổi mới. Những người đổi mới là người khởi động, thúc đẩy đưa sự đổi mới trong hệ thống. Khó khăn như vạy nên đòi hỏi những người đổi mới phải có kiến thức kỹ thuật phức tạp, có sự nghiên cứu và hiểu biết đi trước so với phần đông những chủ thể còn lại. Người thừa nhận sớm là những người áp dụng sớm hạn chế hơn so với với ranh giới chung của hệ thống xã hội. Rogers (2003) lập luận rằng người thừa nhận sớm thường là người giữ vai trò lãnh đạo trong hệ thống xã hội, các thành viên khác đến với họ để được tư vấn hoặc thông tin về sự đổi mới. Nhà lãnh đạo đóng một vai trò trung tâm ở tất cả các giai đoạn của quá trình đổi mới, từ khi bắt đầu đến khi thực hiện, đặc biệt trong việc triển khai các nguồn lực mang lại sự thúc đẩy tiến bộ (Light, 1998). Với vai trò như vậy, thái độ của người chấp nhận sớm đối với đổi mới là rất quan trọng. Các đánh giá chủ quan của họ về sự đổi mới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiếp cận của các thành viên khác. Vai trò lãnh đạo của người chấp nhận sớm trong việc áp dụng đổi mới làm giảm sự không chắc chắn về sự đổi mới trong quá trình khuếch tán. Đồng thời, người nhận thức sớm sẽ có vai trò quan trọng trong việc phê duyệt một ý tưởng mới bằng cách áp dụng nó bằng quy định (Rogers, 2003). Phần đông người chấp nhận trước là một số lượng lớn chủ thể trong hệ thống xã hội, có một tương tác tốt với các thành viên khác của xã hội. Họ thường không có vai trò lãnh đạo như những người chấp nhận sớm nhưng sự hiểu biết, chấp nhận và các tác động của họ có tác dụng khuếch tán đổi mới rất tốt. Phần đông chấp nhận trước là những người chấp nhận sự đổi mới ngay có tác động của người chấp nhận sớm, trước khi một nửa số lượng chủ thể còn lại của thị trường thông qua nó. Họ đang chấp nhận có chủ đích một sự đổi mới và họ không phải là người đầu tiên cũng cxxv không phải là người cuối cùng chấp nhận nó. Vì vậy, quyết định đổi mới của họ thường mất nhiều thời gian hơn, cần phải có những người đổi mới và người chấp nhận sớm tồn tại trước. Tương tự như vậy với phần đông người chấp nhận sau, họ sẽ thực hiện theo số đông khi đã tồn tại phần đồng người chấp nhận trên thị trường. Họ thường chiếm 1/3 số thành viên của hệ thống xã hội, chờ đợi cho đến khi hầu hết các đồng nghiệp của họ chấp nhận sự đổi mới. Mặc dù họ hoài nghi về sự đổi mới và kết quả của nó, nhưng sự cần thiết về kinh tế, bằng chứng về lợi ích và áp lực của người xung quanh có thể dẫn họ đến việc thông qua đổi mới (Rogers, 2003). Người chậm trễ đổi mới theo Rogers (2003) là người có quan điểm truyền thống và họ hoài nghi về những đổi mới, họ là người thay đổi sau khi đã có sự thay đổi từ nhóm phần đông người chấp nhận sau. Họ thường là là nhóm người địa phương hoá nhất trong hệ thống xã hội, sự giao tiếp của họ khá hạn chế, thường chỉ là giữa các cá nhân với nhau. Hơn nữa, họ không có vai trò lãnh đạo và do nguồn lực hạn hẹp, sự thiếu hiểu biết về kiến thức về đổi mới nên trước tiên họ muốn đảm bảo rằng một đổi mới đã thực sự hoạt động tốt trước khi họ chấp nhận. Do đó, những người chậm trễ có xu hướng quyết định sau, xem xét đổi mới này đã được các thành viên khác của hệ thống xã hội thông qua chưa và có thành công trong quá khứ hay không. Với tất cả các đặc điểm này, thời kỳ đổi mới của những người chậm trễ là tương đối dài. Rogers (2003) gộp năm nhóm chủ thể này thành hai nhóm chính: người chấp nhận trước (bao gồm các nhà đổi mới, người chấp nhận sớm và phần đông chấp nhận sớm) và người chấp nhận sau (những người chậm trễ và phần đông chấp nhận sau). Đối với Rogers, không có sự khác biệt đáng kể giữa các lứa tuổi giữa hai nhóm nhưng sự khác biệt tồn tại ở tình trạng kinh tế xã hội, các biến số cá nhân riêng và các hành vi truyền thông liên quan đến tính đổi mới. Những người gần nhất với lợi ích của đỏi mới thường sẽ hành động sớm và những người có hiểu biết thấp, ít quan tâm, tiềm lực tài chính hạn chế thường là những người cuối cùng thông qua một sự đổi mới (Rogers, 2003). cxxvi 9 PHỤ LỤC 9. HỆ THỐNG KÝ HIỆU VÀ Ý NGHĨA KÝ HIỆU XẾP HẠNG CỦA GCRA VÀ DCRA TRÊN THỊ TRƯỜNG XHTNDN VIỆT NAM 9.1. HỆ THỐNG KÝ HIỆU VÀ Ý NGHĨA KÝ HIỆU XẾP HẠNG CỦA MIS, S&P VÀ FR Theo Naciri (2015) các GCRA có cách phân loại khác nhau các hệ thống nhưng sử dụng cách tiếp cận tương tự trong việc đánh giá nguy cơ tổn thất trong dài hạn và ngắn hạn. Các ký hiệu xếp hạng, thang đánh giá và các định nghĩa liên quan đến xếp hạng khác của các CRA sẽ được phổ biến rộng rãi ra thị trường từ các ấn phẩm được cập nhật hàng kỳ cũng như công bố trên website và trong các báo cáo xếp hạng của CRA. Bảng 32. Hệ thống ký hiệu cơ bản XHTNDN trong dài hạn của MIS, S&P và FR Moody’s S&P Fitch Ý nghĩa cơ bản về khả năng và rủi ro tài chính Aaa AAA AAA Khả năng tài chính doanh nghiệp cực kỳ mạnh mẽ - Extremely strong Aa1; Aa2; Aa3 AA+; AA; AA- AA+; AA; AA- Khả năng tài chính rất mạnh - Very strong A1; A2; A3 A+; A; A- A+; A; A- Khả năng tài chính mạnh - Strong Baa1;Baa2;Baa3 BBB+; BBB; BBB- BBB+; BBB; BBB- Doanh nghiệp có đầy đủ khả năng trả nợ- Adequate Ba1; Ba2; Ba3 BB+; BB; BB- BB+; BB; BB- Doanh nghiệp có nguy cơ vỡ nợ nhưng rất ít - Less vulnerable B1; B2; B3 B+; B; B- B+; B; B- Nhiều nguy cơ tổn thất khoản nợ hơn nhóm hạng trên - More vulnerable Caa; Ca CCC; CC; C CCC; C; C Tương ứng với nguy cơ tổn thất cao hơn - Currently vulnerable, highly vulnerable, highly likely to provide non-payment C D D Doanh nghiệp bị vỡ nợ - Failed to pay e, p pr Expected Đánh giá dự kiến ban đầu WR Thu hồi xếp hạng SD RD Vỡ nợ theo bộ phận, các khoản nợ khác vẫn có khả năng hoàn trả Nguồn: Naciri (2015) cxxvii Ngoài hệ thống ký hiệu xếp hạng dài hạn được phổ biến rộng rãi, hệ thống ký hiệu xếp hạng trong ngắn hạn và đánh giá triển vọng cũng được các CRA sử dụng. Xếp hạng ngắn hạn của S&P (S&P, 2018) bao gồm các xếp hạng từ A-1 đến D, cụ thể là: A-1: DN được đánh giá cao nhất trong hạng mục ngắn hạn, DN có khả năng đáp ứng các cam kết về nghĩa vụ tài chính mạnh mẽ. A-2: DN nhạy cảm hơn với những tác động bất lợi của sự thay đổi trong hoàn cảnh, điều kiện kinh tế hơn so với hạng trên. Tuy nhiên, khả năng để đáp ứng các cam kết về nghĩa vụ tài chính của DN là thỏa đáng. A-3: Thể hiện DN có khả năng trả nợ đầy đủ. Tuy nhiên, điều kiện kinh tế bất lợi hoặc hoàn cảnh thay đổi trong ngắn hạn có nhiều khả năng dẫn đến một khả năng suy yếu khả năng đáp ứng các cam kết về nghĩa vụ tài chính của DN B: được coi là hạng dễ bị tổn thương, DN trong ngắn hạn có khả năng đáp ứng các cam kết tài chính, tuy nhiên, DN luôn phải đối mặt với nguy cơ lớn dẫn đến khả năng đáp ứng các cam kết tài chính không đầy đủ. C: Hạng đánh giá này dễ bị tổn thương với việc không thanh toán vì DN phụ thuộc nhiều vào việc kinh doanh thuận lợi, tài chính, và các điều kiện kinh tế mới đáp ứng các cam kết về nghĩa vụ tài chính của mình. D: DN không đủ khả năng hoàn trả cam kết tài chính, hạng này sẽ được sử dụng khi thanh toán nghĩa vụ không được thực hiện vào ngày đến hạn, trừ khi tin rằng các khoản thanh toán đó sẽ được thực hiện trong thời gian tới hoặc phải gia hạn nợ, việc gia hạn này chỉ có thể trong ngắn hạn. Đánh giá 'D' cũng sẽ được sử dụng để ra quyết định khi nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp hoặc xem như cảnh báo nguy hiểm đối với khoản nợ của khách hàng. MIS sử dụng các ký hiệu từ P-1 đến P-3 để mô tả tính chất rủi ro của các thực thể trong ngắn hạn. Trong đó: P-1: nghĩa là tổ chức phát hành (hoặc tổ chức bảo lãnh) được xếp hạng Prime- 1 có khả năng vượt trội trong việc trả các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. cxxviii P-2: Tổ chức phát hành (hoặc tổ chức bảo lãnh) được xếp hạng Prime-2 có khả năng mạnh mẽ để trả các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. P-3 Tổ chức phát hành (hoặc tổ chức hỗ trợ) được xếp hạng Prime-3 có khả năng chấp nhận để trả các nghĩa vụ ngắn hạn. NP: Nhà phát hành (hoặc tổ chức hỗ trợ) được xếp hạng NP nghĩa là không nằm trong bất kỳ danh mục xếp hạng Prime nào của MIS. Đối với FR thì hệ thống ký hiệu xếp hạng ngắn hạn của họ được sử dụng cho các đánh giá khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính trong thời hạn lên đến 13 tháng đối với các nghĩa vụ của công ty (FR, 2018). Các ký hiệu này bao gồm: F1 - Chất lượng tín dụng ngắn hạn cao nhất. Xếp hạng này cho thấy năng lực nội tại mạnh nhất để thanh toán kịp thời các cam kết tài chính. FR có thể có thêm "+" để biểu thị bất kỳ tính năng tín dụng đặc biệt mạnh nào đó trong quá trình đánh giá. F2 - Chất lượng tín dụng ngắn hạn tốt: Năng lực nội tại tốt để thanh toán kịp thời các cam kết tài chính. F3 - Chất lượng tín dụng ngắn hạn khá: Năng lực nội tại để thanh toán kịp thời các cam kết tài chính là đủ. B: Chất lượng tín dụng ngắn hạn trung bình: Khả năng ở mức tối thiểu để có thể thanh toán kịp thời các cam kết tài chính, đồng thời tăng cao khả năng dễ bị tổn thương trước những thay đổi bất lợi trong điều kiện tài chính và kinh tế. C - Rủi ro vỡ nợ ngắn hạn cao: việc không thanh toán nghĩa vụ tài chính là một khả năng thực sự có thể xảy ra. RD: Rủi ro vỡ nợ bị hạn chế: Kết quả xếp hạng này cho biết một thực thể đã không có khả năng thanh toán về một hoặc nhiều cam kết tài chính của nó, mặc dù nó vẫn có khả năng tiếp tục đáp ứng các nghĩa vụ tài chính khác. D - Vỡ nợ: Biểu thị một sự kiện vỡ nợ trên diện rộng đối với một thực thể hoặc không có khả năng thanh toán được đối với một nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. cxxix 9.2. HỆ THỐNG KÝ HIỆU VÀ Ý NGHĨA KÝ HIỆU XẾP HẠNG CỦA CÁC DCRA TẠI VIỆT NAM Bảng 33. Ký hiệu và ý nghĩa mức XHTNDN được Vietnam Credit công bố năm 2009 AAA Doanh nghiệp có khả năng cao nhất trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của mình AA Có khả năng cao trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của mình nhưng thấp hơn AAA A Mức độ rủi ro trong giao dịch với các doanh nghiệp này rất thấp, tuy nhiên chịu ảnh hưởng của những thay đổi hoàn cảnh và môi trường kinh tế BBB Mức độ an toàn tương đối tốt, môi trường kinh tế và các thay đổi bất lợi có thể gia tăng mức độ rủi ro lớn BB Trở nên tổn thương rõ ràng khi các yếu tố như điều kiện kinh doanh, tài chính không thuận lợi B Dễ bị mất khả năng trả nợ mặc dù vẫn có khả năng thực hiện các cam kết tài chính. CCC Có mức độ rủi ro cao, nếu điều kiện kinh tế bất lợi thì có ít khả năng thực hiện các cam kết tài chính CC Có nợ và nguy cơ không trả được nợ rất cao C Thấy rõ việc phá sản tuy nhiên vẫn đang cố găng dàn xếp việc trả nợ D Doanh nghiệp đã thực sự vỡ nợ Nguồn: Vietnamcredit (2009) cxxx Bảng 34. Ký hiệu và ý nghĩa mức XHTNDN được CRV công bố năm 2010 Loại Nội dung AAA Loại tối ưu: doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cao, khả năng tự chủ tài chính rất tốt, triển vọng phát triển lâu dài, tiềm lực tài chính mạnh và rủi ro rất thấp AA Loại ưu: Doanh nghiệp hoạt động khá hiệu quả và sức cạnh tranh khá cao. Khả năng tự chủ tài chính khá tốt. Sử dụng chi phí khá hiệu quả. Rủi ro thấp A Loại tốt: Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và sức cạnh tranh cao. Khả năng tự chủ tài chính tốt. Sử dụng chi phí hiệu quả. Rủi ro tương đối thấp. BBB Loại khá: Doanh nghiệp hoạt động tương đối hiệu quả và sức cạnh tranh trung bình. Có khả năng tự chủ tài chính. Sử dụng chi phí tương đối hiệu quả. Rủi ro trung bình khá. BB Loại trung bình khá: Doanh nghiệp hoạt động và có sức cạnh tranh không cao. Khả năng tự chủ tài chính thấp. Sử dụng chi phí chưa hiệu quả. Rủi ro trung bình B Loại trung bình: Doanh nghiệp hoạt động và có sức cạnh tranh thấp. Chưa có khả năng tự chủ tài chính. Sử dụng chi phí kém hiệu quả. Rủi ro cao CCC Loại trung bình yếu: Doanh nghiệp hoạt động và có sức cạnh tranh rất thấp. Gần như không có khả năng tự chủ tài chính. Sử dụng chi phí hết sức kém hiệu quả. Rủi ro khá cao. CC Loại yếu: Doanh nghiệp hoạt động và có sức cạnh tranh cực kì thấp. Không có khả năng tự chủ tài chính. Sử dụng chi phí hết sức kém hiệu quả. Rủi ro rất cao. C Loại yếu kém: doanh nghiệp hoạt động yếu kém, thua lỗ kéo dài, không tự chủ được về tài chính. Năng lực sản xuất kinh doanh yếu kém và không có khả năng trả nợ, rủi ro rất cao Nguồn: CRV( 2010) cxxxi Bảng 35. Ký hiệu và ý nghĩa mức XHTNDN dài hạn của Saigon Phatthinh Credit Rating Mức xếp hạng Định nghĩa vnAAA Một tổ chức được xếp hạng AAA có khả năng rất cao trong việc thực hiện các cam kết tài chính. AAA là mức xếp hạng tín nhiệm cao nhất trong thang điểm của Saigon Phatthinh Credit Rating. vnAA Một tổ chức được xếp hạng AA có khả năng cao trong việc thực hiện các cam kết tài chính. Đồng thời, mức xếp hạng AA cũng không quá cách biệt so với mức xếp hạng AAA. vnA Một tổ chức được xếp hạng A có khả năng tương đối cao trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính, tuy nhiên khả năng này có thể bị tác động trước các thay đổi bất lợi trong môi trường kinh doanh và điều kiện kinh tế. vnBBB Một tổ chức được xếp hạng BBB có khả năng thực hiện đầy đủ các cam kết tài chính. Tuy nhiên, khả năng nay dễ bị tác động trước các thay đổi bất lợi trong môi trường kinh doanh và điều kiện kinh tế. vnBB Một tổ chức được xếp hạng BB sẽ ít bị ảnh hưởng trong ngắn hạn hơn các nhà phát hành bị xếp hạng thấp hơn. Tuy nhiên, việc dễ phải chịu ảnh hưởng lớn từ những vấn đề bất ổn trong hoạt động kinh doanh và điều kiện kinh tế, tài chính bất lợi có thể khiến doanh nghiệp/ định chế không đủ khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính. vnB Một tổ chức được xếp hạng ở mức B sẽ có khả năng vỡ nợ cao hơn mức BB, song vẫn đủ khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính. Các điều kiện kinh doanh, tài chính, kinh tế bất lợi hoàn toàn có thể làm suy giảm khả năng hay mức độ sẵn sàng đáp ứng các cam kết tài chính. cxxxii vnCCC Một tổ chức xếp hạng CCC đang trong tình trạng dễ bị tác động tiêu cực bởi rủi ro mất khả năng thanh toán và chỉ đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính khi tình hình kinh doanh, tài chính, kinh tế ở điều kiện thuận lợi. vnCC Một tổ chức xếp hạng CC đang trong tình trạng phải đối mặt với rủi ro mất khả năng thanh toán. Viễn cảnh vỡ nợ chưa xảy ra nhưng theo ước đoán sẽ xảy ra trong tương lai, dù chưa chắc chắn về thời điểm vỡ nợ. vnR Một tổ chức xếp hạng R đang bị đặt dưới sự giám sát của các cơ quan có thẩm quyền do tình hình tài chính của họ. Trong quá trình giám sát, cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu bên đi vay ưu tiên thanh toán một hay một vài khoản nợ trước các khoản nợ khác. vnSD và vnD Mức xếp hạng tín nhiệm SD hoặc D áp dụng cho các tổ chức đã mất khả năng thanh toán với một hay nhiều nghĩa vụ nợ khi tới hạn, kể cả nghĩa vụ được xếp hạng hay chưa xếp hạng, ngoại trừ các nghĩa vụ phát sinh từ công cụ lai được tính trong vốn pháp định hay không cần thanh toán. Mức xếp hạng tín nhiệm D được áp dụng khi có cơ sở đầy đủ để nhận định rằng tổ chức đã vỡ nợ toàn diện và không thể thanh toán toàn bộ hay gần như toàn bộ nghĩa vụ nợ khi tới hạn. Mức xếp hạng tín nhiệm SD được áp dụng khi có cơ sở đầy đủ để nhận định rằng tổ chức đã vỡ nợ một phần đối với một nghĩa vụ nợ cụ thể hoặc một loại nghĩa vụ nợ, song vẫn sẽ đáp ứng đúng hạn với các nghĩa vụ hay loại nghĩa vụ nợ còn lại. Xếp hạng tín nhiệm với tổ chức bị hạ xuống mức SD hay D nếu doanh nghiệp/ định chế đó đang trong quá trình giải thể hoặc sát nhập để giải quyết khủng hoảng. Nguồn: PTR (2019) cxxxiii Bảng 36. Ký hiệu và ý nghĩa mức XHTNDN ngắn hạn của Saigon Phatthinh Credit Rating Mức xếp hạng Định nghĩa vnA-1 A-1 là mức xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn cao nhất cho một tổ chức phát hành trong thang điểm của Saigon Phatthinh Credit Rating. Khả năng của tổ chức phát hành trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ khoản nợ là cao. Trong hạng A-1, các tổ chức phát hành có độ an toàn tín dụng cao nhất sẽ được đánh giá ở mức A-1+, đồng nghĩa bên đi vay có khả năng đáp ứng các cam kết tài chính rất cao. vnA-2 Một tổ chức phát hành có mức xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn A-2 sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bất lợi trong môi trường kinh doanh và tình hình kinh tế hơn mức xếp hạng A-1. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tin tưởng vào khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của tổ chức phát hành. vnA-3 Một tổ chức phát hành có mức xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn A-3 thể hiện khả năng đáp ứng đầy đủ các cam kết tài chính của tổ chức phát hành. Tuy nhiên, khả năng này dễ bị tác động bởi các thay đổi bất lợi trong môi trường kinh doanh và điều kiện kinh tế hơn các mức xếp hạng cao hơn. vnB Một tổ chức phát hành có mức xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn B dễ bị tác động tiêu cực bởi rủi ro phá sản và có các tính chất đầu cơ rõ rệt. Mặc dù bên đi vay vẫn đủ khả năng thanh toán các nghĩa vụ phát sinh từ khoản vay, song phải đối mặt với nhiều bất ổn trong hoạt động kinh doanh mà có thể dẫn tới việc thiếu hụt khả năng đáp ứng các cam kết tài chính. vnC Một tổ chức phát hành có mức xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn C đang trong tình trạng dễ bị tác động tiêu cực và bên đi vay chỉ đáp ứng cxxxiv được các nghĩa vụ tài chính khi tình hình kinh doanh, tài chính, kinh tế ở điều kiện thuận lợi. vnR Một tổ chức phát hành xếp hạng R đang bị đặt dưới sự giám sát của các cơ quan có thẩm quyền do tình hình tài chính của họ. Trong quá trình giám sát, cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu bên đi vay ưu tiên thanh toán một hay một vài khoản nợ trước các khoản nợ khác. vnSD và vnD Mức xếp hạng tín nhiệm SD hoặc D áp dụng cho các tổ chức phát hành đã mất khả năng thanh toán với một hay nhiều nghĩa vụ nợ khi tới hạn, kể cả nghĩa vụ được xếp hạng hay chưa xếp hạng, ngoại trừ các nghĩa vụ phát sinh từ công cụ lai được tính trong vốn pháp định hay không cần thanh toán. Tổ chức phát hành được đánh giá là đã vỡ nợ, trừ khi có cơ sở hợp lý để xác định các nghĩa vụ tài chính sẽ được thực hiện trong thời gian gia hạn nợ (không tính quá 5 ngày). Mức xếp hạng tín nhiệm D được áp dụng khi có cơ sở đầy đủ để nhận định rằng tổ chức phát hành đã vỡ nợ toàn diện và không thể thanh toán toàn bộ hay gần như toàn bộ nghĩa vụ nợ khi tới hạn. Mức xếp hạng tín nhiệm SD được áp dụng khi có cơ sở đầy đủ để nhận định rằng tổ chức phát hành đã vỡ nợ một phần đối với một nghĩa vụ nợ cụ thể hoặc một loại nghĩa vụ nợ, song vẫn sẽ đáp ứng đúng hạn với các nghĩa vụ hay loại nghĩa vụ nợ còn lại. Xếp hạng tín nhiệm với tổ chức phát hành bị hạ xuống mức SD hay D nếu doanh nghiệp/ định chế đó đang trong quá trình giải thể hoặc sát nhập để giải quyết khủng hoảng. Nguồn: PTR (2019) cxxxv 10 PHỤ LỤC 10. MỨC PHÍ XHTNDN CỦA SAIGON PHATTHINH CREDIT RATING Bảng 37. Mức phí Xếp hạng tín nhiệm đối với tổ chức phát hành Giá trị tổng tài sản theo số liệu báo cáo tài chính gần nhất Phí XHTN cơ bản (chưa bao gồm VAT) Dưới 100 tỷ VNĐ 70 – 100 triệu VND Từ 100 tỷ – 200 tỷ VNĐ 100 – 130 triệu VND Từ 200 tỷ – 400 tỷ VNĐ 130 – 170 triệu VND Từ 400 tỷ – 1.000 tỷ VND 170 – 210 triệu VND Từ 1000 tỷ – 2.000 tỷ VND 210 – 250 triệu VND Hơn 2.000 tỷ – 10.000 tỷ VND 250 – 300 triệu VND Hơn 10.000 tỷ – 20.000 tỷ VND 300 – 400 triệu VND Hơn 20.000 tỷ – 40.000 tỷ VND 400 – 600 triệu VND Trên 40.000 tỷ VND 600 triệu VND trở lên Nguồn: PTR (2019) cxxxvi Bảng 38. Phí trần hàng năm đối với Doanh nghiệp phi tài chính Trái phiếu không bảo đảm hàng năm được phát hành Phí trần hàng năm Dưới 1.000 tỷ VND 700 triệu VND 1.000 tỷ – 5.000 tỷ VND 1.1 tỷ VND 5.000 tỷ – 10.000 tỷ VND 1.6 tỷ VND Trên 10.000 tỷ VND 2.5 tỷ VND Nguồn: PTR (2019) Bảng 39. Phí dịch vụ XHTN tổ chức bảo lãnh Tổng tài sản (VND) Lệ phí Dưới 20.000 tỷ VND 200 – 400 triệu VND 20.000 tỷ – 40.000 tỷ VND 400 – 600 triệu VND Trên 40.000 tỷ VND 600 triệu VND trở lên Nguồn: PTR (2019) cxxxvii BẢN TỔNG HỢP CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ TT Tên bài báo/công trình Số tác giả/ Mức độ, Vai trò tham gia Tên tạp chí hoặc kỷ yếu khoa học Số trích dẫn của bài báo Tập/số Tháng/ Năm công bố Trước khi khi nghiên cứu sinh 1 Chất lượng của hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại việt nam - Tiếp cận dựa trên đánh giá của người sử dụng 1 Tạp chí Công nghệ Ngân hàng ISSN: 1859- 3682 Số 81 12/ 2012 2 Bàn thêm về kỹ thuật phân loại nợ bằng xếp hạng tín dụng nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam 1 Tạp chí Công nghệ Ngân hàng ISSN: 1859- 3682 Số 87 06/ 2013 Từ khi bắt đầu Nghiên cứu sinh 1 Nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận sử dụng dịch vụ bảo lãnh tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM 1 Tạp chí Phát triển Kinh tế ISSN: 1859- 1124 Số 27 (04) 04/ 2016 2 Đề tài cấp Thành phố: Hoạt động bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Chuyên đề số 13: Giải pháp xây dựng mô hình xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Quỹ Bảo lãnh tín Thành viên Đề tài UBND TP Hồ Chí Minh, đơn vị chủ trì: trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, Chủ nhiệm: PGS. TS Hạ Thị Thiều Dao 06/ 2016 cxxxviii dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành Phố Hồ Chí Minh 3 Nhân tố tác động rủi ro vỡ nợ của các doanh nghiệp niêm yết ngành thủy sản Việt Nam 1 Tạp chí Công thương ISSN: 0866- 7756 Số 07 05/ 2018 4 Nhân tố tác động đến việc sử dụng dịch vụ xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của các cá nhân tại thị trường Việt Nam 1 Tạp chí Công thương ISSN: 0866- 7756 Số 20 11/ 2019 5 Kiểm định rủi ro vỡ nợ bằng phương pháp Logit va DA: Trường hợp doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng và bất động sản Việt Nam 1 Tạp chí Công thương ISSN: 0866- 7756 Số 20 11/ 2019 6 Yếu tố vĩ mô tác động đến sự phát triển thị trường xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại các quốc gia ASEAN+3 1 Tạp chí Công thương ISSN: 0866- 7756 Số 10 05/ 2020 7 Hoạt động của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Việt Nam và so sánh với các quốc gia Châu Á 1 Tạp chí Công thương ISSN: 0866- 7756 Số 11 05/ 2020 8 Đánh giá danh tiếng của tổ chức xếp hạng tín nhiệm và dự định sử dụng dịch vụ xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp tại Việt Nam 1 Tạp chí Công thương ISSN: 0866- 7756 Số 27 09/ 2020

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_thi_truong_xep_hang_tin_nhiem_doanh_nghie.pdf
  • pdfDiem moi cua luan an - Nguyễn Trung Hiếu -ENG.pdf
  • pdfDiem moi cua luan an - Nguyễn Trung Hiếu -VIE.pdf
  • pdfTom tat luan an - Nguyen Trung Hieu - ENG.pdf
  • pdfTom tat luan an - Nguyễn Trung Hiếu - VIE.pdf