Thị trường Đông Âu: Đây là thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam,
tiêu thụ một lượng lớn hàng nông sản như : Gạo, cà phê, chè, hồ tiêu. Dự báo kim
ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường này sẽ tăng mạnh,
khoảng 20-25%/năm khi FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu chính thức
có hiệu lực.
-Thị trường Trung Đông, Châu Phi và Tây Á: Đây là những thị trường “mới
nổi”, tiềm năng đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Trong thời gian tới, xuất
khẩu gạo sang các thị trường này có khả năng tăng trưởng mạnh (khoảng 70-
80%/năm), xuất khẩu hạt tiêu, hạt điều, chè sang khu vực cũng tăng đáng kể, từ 40-
50%/năm.
- Thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc: Đây là những thị trường có nhu cầu lớn
về nhập khẩu các mặt hàng nông sản nhiệt đới. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu
nông sản của Việt Nam sang các thị trường này còn thấp do chưa đáp ứng được
những tiêu chuẩn chặt chẽ về an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm dịch. Dự báo trong
khoảng 5 - 7 năm tới, xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường này sẽ
tăng khoảng 12- 14 %/năm.
174 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 4250 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa các doanh
nghiệp kinh doanh xuất khẩu nông sản, để xây dựng một hệ thống phân phối
sản phẩm nông sản tại các nước hết sức khó khăn, không phải doanh nghiệp
xuất khẩu nông sản nào của Việt Nam cũng có thể thực hiện được, mà phải nhờ
đến sự định hướng của Nhà nước thông qua các cơ chế, chính sách khuyến
khích các doanh nghiệp kinh doanh xuất khâủ nông sản liên kết lại để tạo nên
sức mạnh tài chính, từ đó mới có thể tiến hành xây dựng hệ thống phân phối tại
các nước xuất khẩu. Trong thời gian tới, nhà nước cần tập trung phát triển một
số nhà phân phối lớn, đủ năng lực cạnh tranh ở thị trường nội địa và từng bước
cạnh tranh trên thị trường thế giới, cả hệ thống phân phối bán buôn và bán lẻ.
Nhà nước cũng cần đưa ra các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản
thông qua các hình thức như: Hỗ trợ khảo sát thị trường nước ngoài, hỗ trợ tiền thuê
văn phòng, cửa hàng giới thiệu sản phẩm... từ nguồn ngân sách nhà nước. Tuy
140
nhiên, để thực thi chính sách này hiệu quả, tránh lợi dụng cơ chế để trục lợi của
ngân sách, thì Nhà nước cần phải xây dựng một số tiêu chí cụ thể và phải thường
xuyên kiểm tra, giám sát thực hiện để kịp thời phát hiện, xử lý ngay những tiêu cực
có thể xảy ra.
Hệ thống phân phối yếu kém, hệ thống logistic chậm phát triển và thiếu các
dịch vụ hỗ trợ kinh doanh là những nguyên nhân dẫn đến giảm giá trị của hàng
nông sản xuất khẩu. Tại Việt Nam hoạt động dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu nông sản vẫn
còn yếu so với các nước trong khu vực. Từ các khâu như vận chuyển, xếp dỡ, kiểm
định, công nhận xuất xứ, thủ tục hải quan... còn yếu và mất nhiều thời gian, công
sức, gây cản trở lớn cho việc xuất khẩu. Vì vậy, trong thời gian tới Nhà nước cần hỗ
trợ phát triển nhanh các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistic để giảm chi phí
kinh doanh và nâng cao hiệu quả cho cả người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu;
Rà soát và xây dựng những Trung tâm kiểm định chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế
đủ điều kiện cấp Chứng chỉ chất lượng cho doanh nghiệp.
Phát triển thị trường xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
phụ thuộc rất nhiều vào việc tiếp cận và nắm bắt kịp thời, đầy đủ thông tin về
mọi diễn biến trên thị trường thế giới. Phát triển thương mại điện tử là giải pháp
quan trọng giúp các doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận với nguồn thông tin
phong phú trên mạng toàn cầu trong khoảng thời gian ngắn và liên tục. Thương
mại điện tử còn làm tăng độ linh hoạt và giảm bớt những chi phí không cần thiết
trong các hoạt động kinh tế, cơ hội tìm kiếm đối tác, là phương tiện hữu ích để
xúc tiến thương mại, là môi trường tốt để kết nối cung- cầu nhanh nhất với chi
phí nhỏ nhất.
Trong thời gian vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây
dựng website để cập nhật thông tin nhanh chóng cho các doanh nghiệp và người
tiêu dùng; Mỗi hiệp hội các ngành hàng cũng có trang web riêng giới thiệu về sản
phẩm và doanh nghiệp tham gia sản xuất ngành hàng đó cũng như thông tin về giá
cả, thị trường...Các cơ sở hạ tầng thông tin đang được từng bước xây dựng. Ngày 11
tháng 5 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 689/QĐ-TTg
phê duyệt Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 –
2020 với mục tiêu chung nhằm xây dựng các hạ tầng cơ bản và triển khai các giải
pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam, đưa
141
thương mại điện tử trở thành hoạt động phổ biến, góp phần nâng cao năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngày 5 tháng 12 năm 2014, Bộ Công
Thương đã ban hành Thông tư số 47/2014/TT-BCT quy định về quản lý website
thương mại điện tử nhằm tạo cơ hội, hỗ trợ, thúc đẩy thương mại điện tử đến gần
với doanh nghiệp và người dân.
Trong thời gian tới, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt
động kinh doanh thông qua ứng dụng thương mại điện tử, Nhà nước cần tạo hành
lang pháp lý và đảm bảo thực thi các quyết định về các vấn đề cơ bản có liên quan,
phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp trong các giao dịch
quốc tế đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực có các kỹ năng giao tiếp qua internet.
Bên cạnh đó, để đẩy mạnh phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản
thông qua các sàn giao dịch quốc tế, Nhà nước và các cơ quan chức năng cần phải
phổ biến những quy định quốc tế và thực hiện những hỗ trợ ban đầu cho khâu sản
xuất, thu gom, chế biến, phát triển hệ thống logistic, nâng cao kỹ năng giao dịch...
để hàng nông sản đáp ứng được quy chuẩn theo chuẩn mực của sàn giao dịch quốc
tế.
4.4.2. Các giải pháp đối với doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu nông sản
Thực tế trong ngành nông sản hiện nay, các chủ thể tham gia vào chuỗi sản
xuất - chế biến - thương mại (kể cả xuất khẩu) rất đa dạng và bao gồm nhiều thành
phần kinh tế như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các đơn vị kinh tế tập thể, các hộ nông dân và các
thương nhân. Nông sản phần lớn đều do các hộ nông dân sản xuất. Doanh nghiệp
tham gia kinh doanh nông sản xuất khẩu cũng theo nhiều hình thức, có doanh
nghiệp chỉ chuyên làm công tác xuất khẩu, có doanh nghiệp vừa tham gia chế biến
vừa trực tiếp xuất khẩu sản phẩm, nhưng cũng có doanh nghiệp tham gia đầy đủ vào
chuỗi giá trị từ sản xuất - chế biến - xuất khẩu. Vì vậy, việc đưa ra các kiến nghị cụ
thể cho từng chủ thể rất phức tạp. Trong luận văn này, tác giả chỉ xin đề xuất một số
kiến nghị mang, tích chất bao quát.
4.4.2.1. Tận dụng hiệu quả sự hỗ trợ của nhà nước để mở rộng và củng cố
thị trường xuất khẩu
142
Trước sự định hướng thị trường của Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp
Việt Nam cần thực hiện cụ thể và chi tiết, hiện thực hóa sự lựa chọn sản phẩm
xuất khẩu. Sự nỗ lực tìm tòi, sáng tạo để phát triển sản phẩm và thâm nhập thị
trường sẽ giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận, nâng cao năng lực và hiệu quả
xuất khẩu cho đất nước.
Các doanh nghiệp chủ động tìm kiếm thông tin, tích cực khai thác một cách
hiệu quả những ưu đãi từ các FTA, EPA mà Việt Nam tham gia để đẩy mạnh xuất
khẩu hàng hóa sang các thị trường có ký hiệp định. Đồng thời, khai thác triệt để mọi
sự hỗ trợ của Nhà nước để xây dựng và phát triển mặt hàng mới, không ngừng nâng
cao chất lượng, giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông sản xuất khẩu.
Hiện nay, xuất khẩu nông sản chủ yếu cạnh tranh về giá, trong giai đoạn tới
lợi thế cạnh tranh về giá giảm dần, các danh nghiệp cần tận dụng những ưu đãi của
nhà nước đầu tư đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng
cho hàng nông sản xuất khẩu đáp ứng ưu đãi của hiệp định đem lại.
Thực hiện chiến lược đa dạng hoá thị trường xuất khẩu nhằm tránh rủi ro
trong kinh doanh và khai thác tiềm năng tại các thị trường mới. Các doanh
nghiệp xuất khẩu nông sản lớn nên thực hiện chính sách lựa chọn thị trường xuất
khẩu dựa trên việc kết hợp chiến lược đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và xây
dựng thị trường xuất khẩu trọng điểm. Doanh nghiệp cần chú trọng mở rộng thị
trường xuất khẩu cho các sản phẩm nông sản của mình, đồng thời đặt trọng tâm
xuất khẩu hàng hóa vào một vài thị trường trọng điểm. Các doanh nghiệp xuất
khẩu nông sản vừa và nhỏ nên áp dụng chính sách đa dạng hóa thị trường để lựa
chọn thị trường xuất khẩu.
Các doanh nghiệp cần tăng cường sử dụng các dịch vụ hỗ trợ sản xuất và
kinh doanh xuất khẩu như dịch vụ tư vấn, dịch vụ nghiên cứu và thăm dò thị trường,
dịch vụ pháp lý ... để nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính chuyên nghiệp trong
hoạt động sản xuất kinh doanhxuất khẩu của các doanh nghiệp, đặc biệt là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay, cục xúc tiến thương mại VietTrade đã phối hợp
với trung tâm thương mại quốc tế (ITC) cung cấp 2 công cụ nghiên cứu thị trường:
Trademap và Productmap qua website với cơ sở dữ liệu trực tuyến khổng lồ thu
thập thông tin thị trường của trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các doanh nghiệp
xuất khẩu chỉ cần tạo tài khoản là có thể truy cập miễn phí vào các trang web trên
143
để khai thác thông tin về thị trường xuất khẩu.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cần tận dụng tối đa
những chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các sản phẩm xuất khẩu để đẩy mạnh
hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp và nhãn hiệu sản
phẩm để nâng cao giá trị gia tăng của hàng nông sản xuất khẩu; xây dựng và quảng
bá, đăng ký, bảo vệ thương hiệu nhằm duy trì vị thế của sản phẩm “Made in Việt
Nam” trên trường quốc tế.
4.4.2.2. Nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu nhằm đáp ứng các
tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường nhập khẩu.
Trong thời gian qua, Chính phủ đã ký kết nhiều các FTA chiến lược với các
quốc gia phát triển mà không có Trung Quốc và Ấn Độ tham gia. Điều này tạo ưu
thế hơn cho nông sản xuất khẩu Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh, mở ra cơ
hộị thay đổi về mặt chất đối với hoạt động phát triển thị trường. Dưới giác độ vĩ mô,
nhà nước đã thực hiện tích cực hoạt động phát triển thị trường, còn nhiệm vụ tiên
quyết đặt ra hiện nay đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản là nâng cao chất
lượng sản phẩm để đáp ứng rào cản kỹ thuật của các thị trường đã ký kết FTA.
a. Tích cực đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng hàng nông sản
Có thể khái quát hóa hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông sản như sau: Hoạt
động sản xuất, hoạt động chế biến, bảo quản, và hoạt động dịch vụ. Trong đó Việt
Nam mới chỉ làm tương đối tốt ở hoạt động dịch vụ, còn lại các hoạt động chế biến,
bảo quản và hoạt động dịch vụ vẫn còn yếu, trong khi đó, với xu thế hiện nay các
hoạt động sau mới đem lại giá trị kinh tế lớn.
Trong bối cảnh Việt Nam tham gia ký kết nhiều FTA với các thị trường ”khó
tính” thì việc đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực chế biến đáp ứng yêu cầu thị
trường nhập khẩu là một yêu cầu cấp bách đặt ra hiện nay. Yêu cầu của đổi mới
công nghệ chế biến nông sản hiện nay là phải trang bị lại và trang bị mới dây
chuyền đồng bộ, hiện đại để tạo ra những sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị
trường nước ngoài.
Bên cạnh đó, chất lượng không chỉ là chất lượng sản phẩm sản phẩm mà bao
trùm là tối đa hóa giá trị cung ứng cho khách hàng nhập khẩu, do đó, có bao hàm
một chuỗi các yếu tố từ chất lượng thiết kế (mẫu mã, dán nhãn, bao bì) đến việc
đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế (HACCP; ISO, SA 8000) để đáp ứng rào cản kỹ
144
thuật và môi trường nước nhập khẩu, và cuối cùng là chất lượng dịch vụ sản phẩm
và dịch vụ thương mại xuất khẩu (khả năng đáp ứng nhanh đơn hàng, tuân thủ điều
kiện giao hàng và thanh toán, khả năng đáp ứng các thay đổi và thực hiện yêu cầu
khách hàng). Vì vậy, các doanh nghiệp có thể nghiên cứu áp dụng các mô hình quản
lý doanh nghiệp hiện đại, thiết lập bộ máy tổ chức theo hướng gọn nhẹ đảm bảo
chất lượng và hiệu quả hoạt động. Đơn giản hóa thủ tục hành chính, thực hiện quy
trình thông tin xuôi- ngược, bố trí hợp lý và tận dụng các nguồn lực của doanh
nghiệp, giải quyết kịp thời các ách tắc trong quy trình làm việc của doanh nghiệp,
để các hoạt động được tiến hành theo đúng nội dung công việc, với chất lượng tốt
nhất, thời gian ngắn nhất và chi phí thấp nhất.
b. Tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản và nâng
cao vai trò của các hiệp hội ngành hàng nông sản
Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn
trên thế giới, là một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu một số mặt hàng
như gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều...Tuy nhiên, Việt Nam lại không chi phối
được giá thế giới của những mặt hàng này mà luôn bị động trong việc định giá.
Nguyên nhân chính là Việt Nam có quá nhiều doanh nghiệp cùng tham gia xuất
khẩu một mặt hàng và thiếu sự hợp tác, phối hợp giữa các doanh nghiệp xuất
khẩu nên không tranh thủ được lợi thế. Do đó, các doanh nghiệp phải tăng
cường liên kết, liên minh với nhau để trở thành người dẫn đầu thị trường xuất
khẩu, chi phối lượng hàng xuất khẩu và nắm quyền định giá. Để thực hiện điều
này, các doanh nghiệp có thể tự liên kết với nhau hoặc các hiệp hội ngành hàng
đứng ra làm đầu mối liên kết. Các doanh nghiệp xuất khẩu lớn, điển hình là các
tổng công ty, cần phát huy hơn nữa vai trò định hướng của mình trong hoạt
động xuất khẩu và đứng ra kết nối các doanh nghiệp thành viên, các doanh
nghiệp xuất khẩu khác tạo thành một liên minh chiến lược.
Ngoài việc tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước, doanh
nghiệp Việt Nam cần tích cực, chủ động liên kết với các doanh nghiệp nước
ngoài để từng bước tham gia nhiều hơn vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.
Mặt khác, để đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường nhập khẩu,
cần tranh thủ sự ủng hộ của các doanh nghiệp nhập khẩu, họ là những người am
hiểu thị trường và có cùng quyền lợi với người xuất khẩu. Các doanh nghiệp
145
xuát khẩu có thể liên kết với các nhà nhập khẩu: (1) Các nhà nhập khẩu sẽ hỗ
trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thông tin các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật
của thị trường; (2) Các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ hỗ trợ kỹ thuật liên kết cùng
nhà sản xuất, hoặc thu mua các hàng nông sản đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu.
Đồng thời, cần đẩy mạnh hoạt động của hiệp hội ngành hàng nông sản,
thống nhất hành động trong các doanh nghiệp hội viên nhằm tổ chức sản xuất,
chế biến, tiêu thụ nông sản có hiệu quả nhất, đảm bảo lợi ích của toàn ngành.
Hiệp hội ngành hàng nông sản Việt Nam cần tích cực phát huy hơn nữa
vai trò là cầu nối để liên kết các doanh nghiệp trong ngành, tạo sức mạnh tổng
hợp cho ngành nông sản, thúc đẩy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau,
liên kết nhau trong hoạt động nghiên cứu, xúc tiến, vận tải, phân phối và các
hoạt động khác có liên quan đến thị trường xuất khẩu. Sự hợp tác này giúp các
doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh,
xử lý tốt các xung đột, quản lý rủi ro, tìm kiếm các thị trường cho các sản phẩm
nông sản của các nhà sản xuất, hỗ trợ tăng cường năng lực của doanh nghiệp
xuất khẩu nông sản trong việc tiếp thị, phát triển sản phẩm mới, cải thiện chất
lượng các dịch vụ giao hàng.
c. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự có trình độ hiểu biết về quy định
tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường nhập khẩu
Đối với bất cứ doanh nghiệp nào thì chất lượng của đội ngũ cán bộ đóng một
vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Đối với các
doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu, nếu trong khâu kiểm tra chất lượng
nguyên liệu của kỹ thuật viên thấp sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình chế biến của
doanh nghiệp, sản phẩm xuất khẩu cũng không đảm bảo mức chất lượng tốt nhất.
Vì vậy, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng cán bộ và chuyên viên kỹ thuật
Để có được nguồn nhân sự có trình độ hiểu biết các quy định về tiêu chuẩn
kỹ thuật của nước nhập khẩu từ đó tư vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp cũng như thực
thi các hoạt động giúp cho các sản phẩm nông sản có thể vượt qua các rào cản này,
doanh nghiệp có thể cân nhắc các cách thức như: Gửi nhân viên tham gia các khóa
đào tạo ngắn hạn trong và ngoài nước; Tham gia hội thảo về quy định tiêu chuẩn kỹ
thuật của Văn phòng SPS Việt Nam, các hiệp hội và các tổ chức khác tổ chức.
4.4.2.3. Phát triển hệ thống kênh phân phối và xúc tiến xuất khẩu
146
Trước hết, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cần nghiên cứu và nắm bắt
được đầy đủ thông tin thị trường xuất khẩu cũng như chính sách thương mại của
nước nhập khẩu để đưa ra các quyết định khác nhau trong truyền thông và xúc tiến
xuất khẩu của doanh nghiệp.Trên cơ sở đó, xây dựng, phát triển hình ảnh và sự tin
cậy của khách hàng đối với sản phẩm và doanh nghiệp xuất khẩu. Các doanh nghiệp
Việt Nam cần tạo ra hình khác biệt hình ảnh so với các đối thủ cạnh tranh thông qua
vận dụng các công cụ như: Đặc điểm nhận dạng và hình ảnh; Chữ viết và nghe
nhìn; bầu không khí và sự kiện trong việc cung cấp thông tin tới khách hàng. Các
doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm marketing của Thái Lan trong
việc xây dựng quảng bá “Thái Lan là bếp ăn của thế giới”.
Tăng cường quảng cáo, tuyên truyền về sản phẩm và hình ảnh của doanh
nghiệp thông qua việc tham gia các hội chợ triển lãm, đặc biệt là các hội chợ được
tổ chức tại các thị trường xuất khẩu nông sản chủ lực và các thị trường mới; Tận
dụng sự giúp đỡ của các đại diện thương mại tại nước nhập khẩu; Sử dụng tối đa
phương tiện internet vào hoạt động xúc tiến bán hàng, phát triển thương hiệu thông
qua các website marketing của doanh nghiệp.
Đối với hoạt động phát triển kênh phân phối, các doanh nghiệp xuất khẩu
nông sản cần đổi mới tư duy và phát triển phong cách bán hàng. Bộ máy và đại diện
bán hàng của các doanh nghiệp xuất khẩu phải chuyển tư duy bán hàng thụ động,
chủ yếu quan tâm đến bán được hàng sang tư duy bán hàng năng động và quan tâm
phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng và phát triển marketing quan hệ khách hàng
để giữ gìn và phát triển khách hàng mua lặp lại và khách hàng trung thành của
doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cần tăng cường khai thác lợi thế quy
mô và lợi thế quan hệ khách hàng để chuyển từ xuất khẩu “thô” sang xuất khẩu
“tinh”. Mấu chốt của việc chuyển đổi này chính là ở 2 khâu: Năng lực thiết kế và
chế biến nông sản xuất khẩu. Do đó, các doanh nghiệp cần phải tạo lập một tổ chức
liên minh để chuyên nghiệp hóa việc xúc tiến phát triển sản phẩm, mẫu mã nông sản
xuất khẩu.
Ngoài ra, nguyên lý “Ai nắm được phân phối sẽ điều hành cung ứng” ngày
càng có tác động đến đầu ra của các sản phẩm nông sản xuất khẩu. Vì vậy, các
doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam phải phát triển hệ thống kênh thương
147
mại trên một số thị trường chủ lực. Trong bối cảnh hậu khủng hoảng và suy thoái có
tác động lớn đến thu nhập và hành vi mua nông sản của người tiêu dùng ở thị
trường nhập khẩu (thắt chặt chi tiêu), đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam
mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm và giao dịch riêng của mình trên một số thị trường
xuất khẩu chủ lực để tăng năng lực tiếp cận sâu hơn các thị trường này.
4.5. Kiến nghị các điều kiện thực hiện giải pháp
4.5.1. Tiếp tục đổi mới “có tính đột phá” về tư duy và nhận thức đối với cả
Nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân trong sản xuất và xuất khẩu hàng
nông sản, coi đó là điều kiện tiên quyết để phát triển thị trường xuất khẩu
Trong những năm tới nếu Việt Nam không có đổi mới, đột phá hơn về tư duy
nhận thức đối với quy hoạch, sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản thì không thể có
sự xuất khẩu bền vững và hiệu quả, đồng thời cũng không thể gia tăng kim ngạch
xuất khẩu theo hướng bền vững, phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Theo đó, Việt Nam cần thực hiện tốt việc dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh
đồng mẫu lớn để thực hiện tốt quy trình trồng trọt, chăm sóc và thu hoạch, bảo
quản... Thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ( ví dụ phải mạnh dạn, thậm
chí kiên quyết giảm diện tích trồng lúa sang trồng các loại cây trồng khác hiệu quả
cao hơn). Điều quan trọng là phải chú ý giải quyết thị trường đầu ra cho hàng nông
sản. Chú trọng sản xuất sản phẩm nông sản hàng hoá có chất lượng cao, đáp ứng
được các rào cản kỹ thuật tại các thị trường nhập khẩu (đặc biệt chú trọng đáp ứng
nhanh các rào cản tại các thị trường đã ký kết FTA với Việt Nam). Phát triển mạnh
phương thức cho doanh nghiệp thuê đất để sản xuất nông sản xuất khẩu. Đây là một
trong những điều kiện để đẩy mạnh xuất khẩu, gia tăng giá trị xuất khẩu và mở
rộng, phát triển thị trường xuất khẩu nông sản.
4.5.2. Đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa chính sách của Nhà nước với
các biện pháp của doanh nghiệp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu hàng
nông sản
Hiện nay, hầu hết các FTA Việt Nam ký kết đã được thực hiện, hàng rào
thuế quan hạ thấp dần tiến tới xoá bỏ hoàn toàn, các ưu đãi quốc tế được dỡ bỏ tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường xuất khẩu. Các
148
chính sách mà Chính phủ đề ra nhằm hướng tới minh bạch thông tin, hỗ trợ cho
doanh nghiệp xuất khẩu mở rộng khả năng tiếp cận với thị trường thế giới.
Song thực trạng là các doanh nghiệp Việt nam còn tỏ ra “bỡ ngỡ” đối với các
hiệp định thương mại “thế hệ mới” trong việc tìm hiểu nội dung của các hiệp định
và khó có thể tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực cũng như chuỗi giá trị toàn
cầu. Vì vậy, những biện pháp mà các doanh nghiệp triển khai phát triển thị trường
xuất khẩu cần tập trung đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của hiệp định thương mại nói
chung. Doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản Việt nam nên chủ động và tích cực
hơn nữa trong việc tìm hiểu nội dung các hiệp định thương mại nhằm tận dụng tốt
các cơ hội mà hội nhập mang lại cho thị trường xuất khẩu hàng nông sản. Có thể nói
hơn 50% kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt nam đã tận dụng ưu đãi từ
các hiệp định thương mại “thế hệ mới” này.
Để chính sách của Chính phủ thực sự được các doanh nghiệp xuất khẩu thực thi triệt
để cần có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng. Bộ Công thương, Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam, Sở công thương các tỉnh và cơ quan xúc tiến thương mại cần tổ
chức hội thảo để phổ biến sâu, rộng những nội dung các hiệp định cho doanh nghiệp Việt
nam, xác định cơ hội và thách thức mà những hiệp định này mang lại cho doanh nghiệp
xuất khẩu. Đối với các mặt hàng xuất khẩu, xác định rõ tác động ảnh hưởng của các hiệp
định đến từng nhóm mặt hàng trong đó có hàng nông sản. Công tác xúc tiến xuất khẩu
phải hướng đến hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu cho từng mặt hàng nông sản. Có
như vậy doanh nghiệp Việt Nam mới có khả năng đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, thâm
nhập vào thị trường mới, thay đổi chiến lược về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đối với thị
trường truyền thống. Mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩu mới duy trì tăng trưởng cao
và bền vững trong chiến lược chiều sâu về thâm nhập thị trường thế giới.
4.5.3 Xây dựng thể chế chính trị dân chủ đi đôi với thể chế kinh tế thị trường đầy đủ
Việt Nam cần sớm rà soát lại, sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật về kinh
doanh liên quan đến thị trường xuất khẩu phù hợp với điều kiện thực tiễn, đồng thời
149
tuân thủ những quy định của tổ chức quốc tế và khu vực mà Việt Nam tham gia.
Nâng cao tính thống nhất trong các quy định, văn bản hướng dẫn thực hiện cho các
doanh nghiệp xuất khẩu. Minh bạch hoá thông tin, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp
của chủ sở hữu và các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên cơ sở
chiến lược có tính đột phá là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách
thủ tục hành chính. .
Để hội nhập với nền kinh tế thế giới thì, kinh tế Việt Nam phải là nền kinh tế
thị trường. Muốn có được điều này thì kinh tế Việt Nam phải tạo ra sự cạnh tranh
bình đẳng giữa các thành phần trong nền kinh tế quốc dân thông qua việc loại bỏ tất
cả các hình thức ưu đãi nào cho doanh nghiệp nhà nước, rà soát và sửa đổi các văn
bản pháp luật liên quan để nâng cao tính thống nhất trong các quy định áp dụng cho
doanh nghiệp nhà nước và các quy định áp dụng cho doanh nghiệp tư nhân; ban
hành các chính sách theo hướng minh bạch, ổn định và phù hợp với thông lệ quốc
tế. Đồng thời, việc thực thi chính sách phải đảm bảo tính nghiêm minh.
Doanh nghiệp tư nhân cần thực sự được quan tâm, giúp đỡ, đặc biệt là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời cần có những sáng kiến, hỗ trợ để thúc đẩy cho
doanh nghiệp tư nhân phát triển và từ đó doanh nghiệp tư nhân có thể “ tỏa sáng”,
trở thành động lực lớn cho nền kinh tế nước nhà.
Cải cách thủ tục hành chính (nền hành chính một cửa) và thời gian đăng ký
thủ tục hải quan giảm đáng kể giúp cho việc xuất khẩu hàng nông sản được thuận
lợi đem lại lợi ích gia tăng tránh những tổn hại do tính chất đặc biệt của hàng nông
sản gây ra. Phát huy dân chủ, tạo cơ chế linh hoạt để các doanh nghiệp xuất khẩu
chủ động hơn trong việc tìm kiếm thị trường, đối tác phù hợp với năng lực và quy
mô của doanh nghiệp.
150
KẾT LUẬN
Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá đang diễn ra ngày càng
sâu, rộng thúc đẩy phát triển thương mại thế giới, tự do hoá thương mại càng cao,
cơ hội và thách thức để lựa chọn thị trường cho xuất khẩu hàng nông sản càng lớn.
Nghiên cứu phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản vừa là yêu cầu khách
quan, vừa là nhiệm vụ quan trọng đặt ra trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập
sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới.
Về mặt lý luận, luận án đã làm rõ khái niệm và vai trò của phát triển thị trường
xuất khẩu hàng nông sản; đưa ra nội dung về phát triển thị trường xuất khẩu hàng
nông sản của một quốc gia là sự phối kết hợp giữa các biện pháp được các doanh
nghiệp sử dụng và các chính sách được nhà nước áp dụng nhằm gia tăng kim ngạch
xuất khẩu; Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá hoạt động phát triển thị trường theo
phương hướng chiều rộng và chiều sâu. Đồng thời, xác định các nhân tố khách quan
và chủ quan tác động tới hiệu quả hoạt động này.
Luận án đã nghiên cứu thực tiễn hoạt động phát triển thị trường của Thái Lan
và Trung Quốc - là hai nước có điều kiện sản xuất nông nghiệp tương đồng với
Việt Nam - từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm thành công có thể vận dụng và
bài học thất bại cần tránh đối với Việt Nam trong hoạt động phát triển thị trường
xuất khẩu hàng nông sản.
Về mặt thực tiễn, luận án đi sâu phân tích thực trạng thị trường xuất khẩu
hàng nông sản của Việt Nam giai đoạn 2008-2014 dựa trên bộ tiêu chí đánh giá
được xây dựng ở chương 2. Trên cơ sở thực trạng những nhân tố tác động đến thị
trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế
toàn cầu và các chính sách, biện pháp được Nhà nước, doanh nghiệp sử dụng
nhằm phát triển thị trường xuất khẩu thời gian qua, luận án đã chỉ ra những thành
công và hạn chế đối với hoạt động này. Đồng thời, tìm ra những nguyên nhân
dẫn đến thực trạng đó.
Trên cơ sở vận dụng khung lý thuyết, phân tích thực trạng cũng như cơ hội
và thách thức mới do bối cảnh quốc tế và trong nước đem lại đối với hoạt động phát
triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong thời gian tới, tác giả
đề xuất một số giải pháp cơ bản đối với Nhà nước và doanh nghiệp nhằm tiếp tục
phát triển hoạt động này trong giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn 2030.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Kim Bảo (2004), Điều chỉnh một số chính sách kinh tế ở Trung
Quốc giai đoạn 1992 - 2010, NXB Khoa học xã hội.
2. Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng (Chủ biên) (2002), Giáo trình kinh tế
quốc tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Lao động xã hội.
3. Bộ Công thương (2011), Nghiên cứu thị trường nông sản của Trung Quốc và
khả năng xuất khẩu một số sản phẩm nông sản của Việt Nam, Đề tài khoa
học cấp bộ, mã số 26.11.RD/HD-KHCN
4. Bộ Công thương (2012), Nghiên cứu đề xuất giải pháp tận dụng những ưu
đãi trong Hiệp định đối tác kinh tế Việt - Nhật (VJEPA) để đẩy mạnh xuất
khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản” , đề tài NCKH cấp
bộ, mã số 20.12.HF/HD- KHCN
5. Bộ Công thương (2013), Giải pháp chính sách xây dựng và bảo vệ thương
hiệu sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, Đề
tài NCKH cấp bộ, mã số 06.13BH/HĐ- KHCN
6. Bộ Công thương (2010), Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực cạnh
tranh của các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế của Việt Nam, Đề tài NCKH cấp
bộ, mã số 039.09.RD/HĐ- KHCN
7. Bộ Công thương (2010), Nghiên cứu các giải pháp đồng bộ để phát triển thị
trường xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp chủ lực, Đề tài
NCKH cấp nhà nước, mã số KC.06.11/06-10.
8. Bộ Công thương (2013), Luận cứ khoa học cho xây dựng chính sách xuất
nhập khẩu bền vững của Việt Nam thời kỳ 2011-2020, Đề tài NCKH cấp nhà
nước, mã số KX.01.01/11-15
9. Bộ Công Thương (2014), Nghiên cứu đề xuất chính sách nhằm pháttriển bền
vững xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam thời kỳ đến năm 2020, đề tài cấp
bộ, mã số KB 03.14/03-13
10. Bộ Công Thương (2012), Nghiên cứu các sàn giao dịch hàng nông sản trên
thế giới và kiến nghị các điều kiện áp dụng vào Việt Nam, Đề tài cấp bộ, mã
số KB 08.12/08-11
11. Bộ Công Thương (2013), Giải pháp chính sách xây dựng và bảo vệ thương
hiệu nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đến năm 2020, Đề tài NCKH
cấp bộ, mã số KB.05.13/05-12.
12. Bộ Công Thương (2014), Phát triển chuỗi cung ứng hàng nông sản xuất
khẩu chủ lực, Đề tài nghiên cứu cấp bộ, mã số KB.08.14/08-13
13. Bộ Công thương (2012), Tham gia vào chuỗi giá trị hàng nông sản toàn cầu
(GVC) thông qua các công ty xuyên quốc gia, đề tài NCKH cấp nhà nước,
mã số KX.01.16/06-12
14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam trong những năm đầu thế
kỷ 21, Đề tài NCKH cấp Bộ, mã số B2004-40-41.
15. Bộ Khoa học và Công nghệ (2010), Xuất khẩu bền vững hàng nông sản của
Việt Nam trong bối cảnh gia nhập tổ chức thương mại thế giới, Đề tài
NCKH cấp bộ, Mã số B2009.06.132
16. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Lúa gạo là mũi nhọn cạnh tranh, Bản tin
ngày 16/9/2005, Hà Nội.
17. Bộ NN&PTNT (2006), Thương hiệu và nhãn hiệu hàng nông sản Việt Nam,
tài liệu hội thảo ngày 18/8/2006, Hà Nội.
18. Bộ NN &PTNT, Chiến lược phát triển Nông nghiệp, nông thôn giai đoạn
2011-2020, Quyết định số 3310/ BNN-KH ngày 12/10/2009
19. Bộ NN&PTNT (2006), Đề án Chiến lược phát triển thị trường nông lâm sản
đến năm 2010, quyển 1, Quyển I, Báo cáo tổng hợp.
20. Bộ NN&PTNT (2004), Tình hình và triển vọng thị trường nông sản trong
nước và quốc tế, Báo cáo tổng hợp.
21. Bộ NN&PTNT (2002), Triển vọng nông sản thế giới thời kỳ 2003 - 2010, Hà Nội.
22. Bộ NN&PTNT (2002), Sổ tay các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
23. Bộ NN&PTNT (2000), Chiến lược phát triển nông nghiệp - nông thôn trong
công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ 2001 - 2010, Hà Nội.
24. Bộ NN&PTNT (2000), Khả năng cạnh tranh của ngành nông nghiệp Việt
Nam trong bối cảnh ASEAN và AFTA, Báo cáo dự án Hợp tác kỹ thuật
TCP/VIE/8821.
25. Bộ NN&PTNT (2009), Kế hoạch sản xuất chè 2001 - 20010 và định hướng
phát triển chè đến 2010 - 2020, số 910 BNN/CBLS.
26. Bộ NN&PTNT (2011), Khả năng cạnh tranh nông sản Việt Nam trong hội
nhập ACFTA, Quỹ nghiên cứu IAE-MISPA.
27. Bộ Thương mại (2009), Chính sách và giải pháp nâng cao giá trị gia tăng
hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ, mã
số: 2009-78-029 do GS.TSKH. Lương Xuân Quỳ làm chủ nhiệm đề tài.
28. Bộ Thương mại (2006), Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010,
tháng 2, Hà Nội.
29. Bộ Thương mại (2005), Một số giải pháp phát triển xuất khẩu cao su tự nhiên
của Việt Nam đến năm 2010, Đề tài khoa học cấp Bộ, mã số 2004-78-001.
30. Bộ Thương mại và trường Đại học Ngoại thương (2009), Thương mại Việt
Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Kỷ yếu hội thảo khoa học
quốc gia, Hà Nội.
31. Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia.
32. Trần Thị Quỳnh Chi, Trần Công Thắng, Trần Thị Thanh Nhàn (2005), Báo
cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu tiêu thụ cà phê nội địa tại hai thành phố Hà
Nội và Hồ Chí Minh, Hà Nội.
33. Bạch Thụ Cường (2002), Bàn về cạnh tranh toàn cầu, NXB Thông tấn, Hà
Nội, tr 65-80.
34. Tô Xuân Dân (1998), Chính sách kinh tế đối ngoại: Lý thuyết và kinh nghiệm
quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội.
35. Đảng cộng sản Việt Nam, Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 2011-2020,
văn kiện Đại hội XI của Đảng thông qua ngày 17/3/2011..
36. Đỗ Đức Định (2003), Kinh tế đối ngoại: Xu hướng điều chỉnh chính sách ở một
số nước châu Á trong bối cảnh toàn cầu hóa và tự do hóa, NXB Thế giới.
37. Đinh Thiện Đức (2003), Cung cầu hàng hóa gạo và những giải pháp chủ yếu
phát triển thị trường lúa gạo Việt Nam, luận án tiến sĩ kinh tế, đại học Kinh
tế Quốc tế Quốc dân.
38. Phạm Công Đoàn (2003), Định hướng và những giải pháp cho xuất khẩu
nông sản của các doanh nghiệp Việt Nam trong những năm tới, tạp chí
Thương mại số 48.
39. Nguyễn Thị Đường (2012), Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản
Việt Nam vào thị trường Trung Quốc, Luận án tiến sỹ kinh tế
40. Trần Hậu, Nhân hội nghị cao su Đông Nam Á, bàn về tình hình phát triển
ngành cao su Việt Nam: Khai thác hữu hiệu hơn nữa giá trị kinh tế cây cao
su, giấy phép xuất bản số 151/GP-BVHTT, Nhà in Trần Phú.
41. Hiệp hội chè Việt Nam (2003), Những giải pháp nâng cao chất lượng tăng
sức cạnh tranh của sản phẩm chè Việt Nam, tài liệu hội thảo tháng 12/2003,
Hà Nội.
42. Nguyễn Thị Hoa (2005), Chính sách phát triển thị trường xuất khẩu của
Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp đại
học Ngoại thương.
43. Nguyễn Thị Thuý Hồng (2014), Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của
Việt Nam vào thị trường EU trong điều kiện tham gia vào WTO, Luận án tiến sỹ
44. Trần Lan Hương (2004), Lợi thế so sánh trong quá trình công nghiệp hóa: Kinh
nghiệm Malaixia và Indonexia, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới.
45. Nguyễn Hữu Khải (2005), Cây chè Việt Nam: Năng lực cạnh tranh xuất
khẩu và phát triển, NXB Lao động xã hội.
46. Vũ Trọng Khải, Các lợi thế so sánh và các bất lợi của nông sản Việt Nam
trong bối cảnh tự do hóa thương mại, Nội san thông tin khoa học, trường
Cán bộ quản lý nhà nước, thành phố Hồ Chí Minh.
47. Kỷ yếu hội thảo khoa học kinh tế các trường đại học (2000), Chính sách và
các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thập
niên đầu thế kỷ XXI, Sầm Sơn, Thanh Hóa.
48. Li Xiande (2006), Ảnh hưởng của việc gia nhập WTO đến nông nghiệp, phát
triển nông thôn và nông dân Trung Quốc, Ngân hàng thế giới.
49. Nguyễn Đình Long, Nguyễn Tiến Mạnh (1999), Phát huy lợi thế, nâng cao
khả năng cạnh tranh của hàng hóa nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt
Nam, NXB Nông nghiệp.
50. Nguyễn Đình Long (2009), Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm phát huy lợi
thế nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển thị trường xuất khẩu nông
sản trong thời gian tới, Báo cáo khoa học (đề tài trọng điểm), Hà Nội.
51. MUTRAP (2009), Kỷ yếu hội thảo "Hướng tới các giải pháp thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu", Hà Nội.
52. Hoàng Văn Phấn (2012), Những giải pháp kỹ thuật chủ yếu nhằm đẩy mạnh sản
xuất vá xuất khẩu hàng nông sản ở đồng bằng sông Hồng, luận án tiến sỹ.
53. Đinh Văn Thành (2010), Phát triển chuỗi cung ứng hàng nông sản xuất khẩu
chủ lực, , Tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản vào chuỗi giá
trị toàn cầu, NXB Công thương.
54. Thủ tướng Chính phủ, Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 –
2020, định hướng đến năm 2030, quyết định số 2471/QĐ-TTg ký ngày
28/12/2011
55. Đào Ngọc Tiến (2011), Điều chỉnh cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá
của Việt Nam trong xu thế tự do hoá thương mại, Luận án tiến sỹ
56. Viện khoa học kinh tế nông nghiệp miền Nam (2013), Nghiên cứu các giải
pháp công nghệ và thị trường xuất khẩu cho một số cây ăn quả: Măng cụt,
dứa, thanh long, nhãn, xoài, vải, Đề tài cấp bộ, mã số BX2013.09.145
57. CEG/AuAID và Bộ NN&PTNT (2009), WTO & ngành nông nghiệp Việt
Nam, Hà Nội.
58. FRANK ELLIS (2005), Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát
triển, NXB Nông nghiệp Việt Nam.
59. Phillip Kotler (2006), Quản trị marketing, NXB Thống kê
Tiếng Anh
60. Abe, S (2009), Trade and Investment relations of Japan and ASEAN in the
changing global economic environment, Kobe Economic and Business Review.
61. Abbott, E., Bentzen, J., Tarp, F. (2009), Trade and Development: Lessons
from Vietnam’s Past Trade Agreements, World Development Vol.37, No2,
pp 341 – 353
62. Adams, R., Dee, P., Gali, J. and McGuire, G. 2003, The Trade and
Investment Effects of Preferential Trading Arrangements Old and New
Evidence, Productivity Commission StaffWorking Paper, Canberra, May.
63. APEC Economic Integration Program, (2010), Multi-stakeholder
Consultation & Coordination in the development of national trade Strategy,
Jakarta, Indonesia, March 20-22,2010
64. Athukorala P. (2009), Economic transition and export performance in
Vietnam, ASEAN Economic Bulletin Vol26.No1 pp.96-144
65. David Vanzetti and Pham Lan Huong (2006) Vietnam’s trade policy
dilemmas, Ninth annual conference on global economic analysis, Addis
Ababa, Ethiopia, June 15-17,2006
66. International Trade Centre (2012), Competitiveness Report 2012
67. International Trade Centre (2013), Statistic Database 2013
68. World Bank (2010), World Development Report 2010, Development and the
Environment, Washington/Oxford: IBRD/ Oxford University Press
69. World Bank (2011), Vietnam Environment Monitor 2011
70. UNCTAD (2012), StatisticsHandbook 2012
71. Cline, William (2013), The world trade policy and poverty, International
Institute of economics, Washington.
72. Anderson, James E, (1979). "A Theoretical Foundation for the Gravity
Equation," American Economic Re- view, American Economic Association.
73. Anderson JE, Yotov YV (2010) The changing incidence of geography. Am
Econ Rev, 100(5), 2157-2186.
74. Arkolakis C, Costinot A, Andres Rodriguez-Clare A (2012) New Trade
Models, Same Old Gains?, American Economic Review, American
Economic Association
75. Baier SL, Bergstrand JH (2010) Economic determinants of free trade
agreements. J. Int. Econ.
76. Baier SL, Bergstrand JH (2009) Bonus vetus OLS: A simple method for
approximating international trade-cost effects using the gravity equation. J.
Int. Econ.
77. Bergstrand JH, Egger P. (2010), Gravity Equations and Economic
Frictions in the World Economy: A Sur-vey, University of Notre Dame
Notre Dame Economics Working Paper Series, June.
78. Jensen, JB, Redding, SJ, Schott, PK, (2009) The Margins of US Trade,
American Economic Re-view, American Economic Association.
79. Bernard, AB. Jensen, JB, Redding, SJ, Schott, PK, (2011) The Empirics of Firm
Heterogeneity and Interna- tional Trade, NBER Working.
80. Chaney T (2008) Distorted gravity: the Intensive and extensive margins of
International trade. Am Econ Rev
81. Taglioni D (2011) The Gravity Model in International Trade, The Trade
Impact of Euro- pean Union Preferential Policies: an analysis through
gravity models, Luca De Benedictis and Luca Sal-vatici (eds.), Springer.
82. GRET (Research and Technology Exchange Group) (2010), Vietnamese
argriculture and WTO, Public Policies and International Regulation, 2010
83. Program for Export Market Development(PEMD), International Trade
canada- Trade commissioner Service
84. The Export Market Development Grants(EMDG) scheme is the Australian
Goverment’s key financial assistance program for aspiring and current exporter
85. International Coffee Organisation, Coffee Market Report (ICO, January 2012)
86. International Tea Commitee (ITC), Current Situation and Medium Term
Outlook, FAO, 2009
87. Shashi Sareen, Adding value to Agri- Food Exports and Complying with
Standards, UNCTAD, 2010
88. FDI vào
nông lâm nghiệp: Nhỏ và yếu (2015), truy cập ngày 1/3/2015.
89.
canh-tranh-can-su-no-luc-tu-cac-doanh-nghiep.htm: Nâng cao năng lực cạnh
tranh - Cần sự nỗ lực từ các doanh nghiệp (2014), truy cập ngày 1/3/2015
90.
Investment Trends, truy cập ngày 15/2/015.
91. World Invesment
Report - Investing in the SDGs: An Action Plan(2014),truy cập ngày
9/3/2015
PHỤ LỤC 1
Nguồn: Tổng hợp của tác giả dựa trên số liệu của ITC, WTO
Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Trung Quốc
giai đoạn 2008-2014
PHỤ LỤC 2
Nguồn: Tổng hợp của tác giả dựa trên số liệu Bản đồ thương mại của ITC, WTO
10 thị trường xuất khẩu nông sản chủ lực của Trung Quốc
giai đoạn 2008-2014
PHỤ LỤC 3
Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng nông sản Thái Lan
giai đoạn 2008-2014
Đơn vị: 1.000USD
Thị Trường 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng KNXKNS 14,035,332 13,272,925 15,030,817 19,806,674 18,496,548 18,025,103 20,143,537
Tăng trưởng(%) 2,134 -5.432 13.244 31.774 -6.615 - 2.549 11.753
Tỷ trọng(%) 100 100 100 100 100 100 100
Mỹ 1,408,658 1,494,167 1,647,443 1,881,642 1,838,979 1,939,032 2,033,458
Tăng trưởng(%) 2.117 6.070 10.258 14.216 -2.267 5.441 4.870
Tỷ trọng(%) 10.037 11.257 10.960 9.500 9.942 10.757 10.095
Nhật Bản 978,194 998,579 1,074,406 1,506,639 1,390,055 1,270,362 1,478,590
Tăng trưởng(%) 34.012 2.084 7.593 40.230 -7.738 -8.611 16.391
Tỷ trọng(%) 6.970 7.523 7.148 7.607 7.515 7.048 7.340
Trung Quốc 756,548 1,281,400 1,603,063 2,223,555 2,588,786 2,945,355 3,124,908
Tăng trưởng(%) 33.220 69.375 25.102 38.707 16.426 13.774 6.096
Tỷ trọng(%) 5.390 9.654 10.665 11.226 13.996 16.340 15.513
Liên Bang Nga 95,974 95,812 113,552 150,946 190,850 112,962 143,602
Tăng trưởng(%) 12.019 -0,168 18.515 32,931 26,435 27.124
Tỷ trọng(%) 1.354 0.722 0.755 0.934 0.519 0.627 0.713
Australia 253,405 270,125 315,411 408,833 370,381 394,467 435,679
Tăng trưởng(%) 18.210 6.598 16.765 29.619 (9.405) 6.503 10.448
Tỷ trọng(%) 1.805 2.035 2.098 2.064 2.002 2.188 2.163
ASEAN 3,399,092 2,786,438 3,950,606 5,165,230 5,164,205 4,470,426 4,876,398
Tăng trưởng(%) 17.353 -18.024 41.780 30.745 -0.020 -13.434 9.081
Tỷ trọng(%) 24.218 20.993 26.283 26.078 27.920 24.801 24.208
APEC 7,526,063 7,253,173 8,851,113 11,785,829 11,623,667 11,208,281 11,406,759
Tăng trưởng(%) -1.556 -3.626 22.031 33.156 -1.376 -3.574 1.771
Tỷ trọng(%) 53.622 54.646 58.886 59.504 62.842 62.182 56.627
EU 1,552,118 1,176,877 1,198,499 1,576,482 1,317,743 1,351,697 1,436,758
Tăng trưởng(%) 14.396 (24.176) 1.837 31.538 (16.412) 2.577 6.293
Tỷ trọng(%) 11.059 8.867 7.974 7.959 7.124 7.499 7.133
Thị Trường 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Trung Đông 1,227,249 987,871 984,250 1,532,059 1,362,715 1,180,551 1,279,860
Tăng trưởng(%) 22.914 (19.505) (0.367) 55.658 (11.053) (13.368) 8.412
Tỷ trọng(%) 8.744 7.443 6.548 7.735 7.367 6.549 6.354
Châu Phi 2,658,252 2,525,685 2,350,785 2,876,894 2,362,734 2,310,042 2,456,738
Tăng trưởng(%) 7.742 (4.987) (6.925) 22.380 (17.872) (2.230) 6.350
Tỷ trọng(%) 18.940 19.029 15.640 14.525 12.774 12.816 12.196
Mỹ latin và
Ca-ri-bê
74,671 45,568 58,067 101,619 90,960 79,670 89,704
Tăng trưởng(%) 46.328 (38.975) 27.429 75.003 (10.489) (12.412) 12.594
Tỷ trọng(%) 0.532 0.343 0.386 0.513 0.492 0.442 0.445
Nguồn: Tổng hợp của tác giả dựa trên số liệu của ITC, WTO
PHỤ LỤC 4
3% 4% 4%
5%
7%
10%
12%
31%
2%
2%
2%
Trung Quốc
Hoa Kỳ
Nhật Bản
In-đô-nê-xi-a
Ma-lai-xi-a
Vương quốc Anh
Ốt-xtrây-li-a
Ni-gê-ri-a
Cam-pu-chia
Mi-an-ma
Các nước khác
Nguồn: Phân tích của tác giả dựa trên số liệu của tổng cục Hải quan Thái Lan
10 thị trường xuất khẩu nông sản chủ lực của Thái Lan
giai đoạn 2008-2014
PHỤ LỤC 5
Thị phần các nước xuất khẩu nông sản lớn vào Hoa Kỳ
Nước
Tỷ
trọng
(%)
Tăng trưởng
trung bình giai
đoạn 2008-2014
(%)
Chủng loại nhập khẩu chủ yếu
Mê-hi-cô 34 9
Đường, bông, cao su, cà phê, cà chua, lê,
hạt tiêu, dưa chuột, dưa, hành, nho, các
loại rau quả
Ca-na-đa 13 9
Táo, cà chua, hạt tiêu, dưa chuột, nam
việt quất
Chi lê 9 9
Nho, nam việt quất, lê, táo, mận, nước
trái cây
Trung Quốc 7 20
Nước trái cây, trái cây chế biến, rau chế
biến/đông lạnh, hành, tỏi, nấm rơm
Bờ biển Ngà 5 3
Chuối, nước cam, dưa vàng, trái cây
nhiệt đới, các loại rau
Pê-ru 3 18
Hành, nho, trái cây nhiệt đới, rau chế
biến, đông lạnh, măng tây
Thái Lan 2 6
Dứa, đào, nước trái cây, các loại rau quả
nhiệt đới, tươi, bảo quản
Tây Ban Nha 2 -2 Oliu, quýt, hạt tiêu, các loại rau quả khác
Bra-xin 2 3
Cà phê, đường, bông, cao su, hạt tiêu,
nước cam, nho, các loại trái cây nhiệt đới
Ác-hen-ti-na 2 4 Nước trái cây, dâu tây, nho, tỏi, nấm rơm
Cô-lôm-bi-a 2 1
Chuối, các loại rau quả nhiệt đới tươi,
chế biến, các loại gia vị
Hon-đu-rát 1 15
Cà phê, hạt tiêu, chuối, dưa, các loại rau
quả nhiệt đới tươi, chế biến
Phi-lip-pin 1 4
Cà phê, hạt tiêu, dừa tươi, nước ép trái
cây, chuối, rau quả thập cẩm
Việt Nam 0,0251
Hạt điều, cà phê, thanh long, chuối, dừa, dưa
chuột, cà chua bi, các loại gia vị, đậu đỗ
Nguồn: Phân tích của tác giả dựa trên số liệu của Bộ Thương mại Hoa Kỳ
1 Tính toán của tác giả dựa trên số liệu thống kê của Việt Nam và Hoa Kỳ (do thị phần của
nông sản của Việt Nam thấp nên không được liệt kê trong danh mục các nhà cung ứng
nông sản lớn của Hoa Kỳ do Bộ Thương mại Mỹ thống kê).
PHỤ LỤC 6
Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang
thị trường EU giai đoạn 2008 - 2014
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Cà phê 994,3 813,1 696,6 1.031,3 1.247,4 1.060,6 1.489,3
Hạt điều 253,4 186,3 227,5 325,6 297,2 289,7 421,5
Cao su tự nhiên 165,6 77,3 184,8 281,5 215,6 177,9 148,8
Hạt tiêu 24,4 105,4 138,7 203,3 235,6 239,7 243,7
Hàng rau quả 42,2 39,3 54,5 60,1 47,4 54,2 69,9
Gạo 40,6 14,2 7,8 14,5 21,2 23,6 14,9
Chè 12,6 5,8 8,4 8,9 10,0 10,1 7,5
Sản phẩm từ
cao su chế biến
- 12,1 0,0 28,9 24,0 6,4 66,5
Bánh kẹo và các sản
phẩm từ ngũ cốc
- 38,8 42,2 51,9 59,6 67,1 75,0
Tổng KNXK Nông
sản sang EU
1.557,9 1.292,2 1.360,5 2.006,1 2.158,0 1.929,3 2.537,1
Nguồn: Tổng hợp của tác giả dựa trên số liệu của Tổng cục Hải Quan Việt Nam
PHỤ LỤC 7
10 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
giai đoạn 2008-2014
Đơn vị: Tỷ USD
Mặt hàng 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Gạo 2,89 2,66 3,25 3,66 3,67 2,93 2,96
Cà phê 1,58 1,73 1,85 2,75 3,67 2,72 3,56
Cao su 1,16 1,23 2,39 3,23 2,86 2,49 1,78
Hạt điều 0,75 0,85 1,13 1,47 1,47 1,65 2,00
Sắn và các sản phẩm từ sắn 0,48 0,57 0,56 0,96 1,35 1,10 1,14
Chè 0,19 0,18 0,20 0,20 0,22 0,23 0,23
Hạt tiêu 0,33 0,35 0,42 0,73 0,79 0,89 1,20
Hàng rau quả 0,36 0,44 0,45 0,62 0,83 1,09 1,49
Bánh kẹo và các sản phẩm từ
ngũ cốc
0,23 0,28 0,33 0,38 0,41 0,45 0,45
Sản phẩm từ cao su 0,15 0,18 0,29 0,39 0,35 0,38 0,43
Nguồn: Tổng hợp của tác giả dựa trên số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam
PHỤ LỤC 8
Định hướng phát triển một số thị trường xuất khẩu nông sản chính của Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030
a. Thị trường Hoa Kỳ
Theo IMF, nền kinh tế Hoa Kỳ được dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 2,5-3%
trong năm 2015, trung bình khoảng 3% cho giai đoạn 2015–2020. Hoa Kỳ được dự
báo có mức tăng trưởng khả quan trong số các thị trường xuất khẩu nông sản trọng
điểm của Việt Nam giai đoạn 2015-2020, do tăng mạnh về nhu cầu tiêu dùng. Với
bản chất là một nền kinh tế nhập siêu và luôn nhập siêu từ Việt Nam, thị trường này
dự báo sẽ vẫn tiếp tục có nhu cầu ổn định đối với hàng nông sản của Việt Nam.Bên
cạnh đó, Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương được ký kết và có
hiệu lực hy vọng sẽ làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường
Hoa Kỳ. Các mặt hàng chủ lực Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này là cà phê,
hạt điều, hạt tiêu, chè đen, trái cây nhiệt đớiDự báo, kim ngạch xuất khẩu hàng
nông sản của Việt Nam vào Hoa Kỳ sẽ tăng trung bình từ 18 - 20%/ năm trong thời
gian đến năm 2020
b. Thị trường EU
Là nền kinh tế lớn với 28 quốc gia thành viên và chiếm khoảng 20% GDP
toàn cầu, EU là thị trường nhập khẩu lớn và đa dạng. Theo dự báo của EC, nhu
cầu nhập khẩu chung cho cả EU sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 5-6%, nhập khẩu
nông sản tăng 10-15% trong giai đoạn tới. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu
trọng điểm của Việt Nam sang thị trường này là càphê,hạt tiêu, hạt điều, rau quả
nhiệt đới, chè đen . Dự báo kim ngạch xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang thị
trường này sẽ tăng mạnh, khoảng 22-25% trong giai đoạn tới do tác động của FTA
Việt Nam- EU vừa ký vào cuối năm 2015.
c. Thị trường Trung Quốc
Trong giai đoạn tới, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu nông sản
lớncủa Việt Nam, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng
biến động mạnh do tiềm ẩn bất ổn chính trị giữa hai nước. Dự báo kim ngạch
xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường này tăng khoảng 10-20%/năm
với các mặt hàng nông sản xuất khẩu truyền thống như: Cao su, cà phê, gạo ,
sắn, hoa quả nhiệt đới
d. Thị trường ASEAN
Thương mại nông sản của Việt Nam với thị trường các nước ASEAN sẽ khởi
sắc trong giai đoạn tới do tác động của việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Dự báo tăng trưởng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường này sẽ tăng
khoảng 20-30%/năm, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là: Gạo, cao su, hạt tiêu, cà
phê, hạt điều, chè và rau quả.
e. Các thị trường khác
-Thị trường Đông Âu: Đây là thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam,
tiêu thụ một lượng lớn hàng nông sản như : Gạo, cà phê, chè, hồ tiêu... Dự báo kim
ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường này sẽ tăng mạnh,
khoảng 20-25%/năm khi FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu chính thức
có hiệu lực.
-Thị trường Trung Đông, Châu Phi và Tây Á: Đây là những thị trường “mới
nổi”, tiềm năng đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Trong thời gian tới, xuất
khẩu gạo sang các thị trường này có khả năng tăng trưởng mạnh (khoảng 70-
80%/năm), xuất khẩu hạt tiêu, hạt điều, chè sang khu vực cũng tăng đáng kể, từ 40-
50%/năm.
- Thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc: Đây là những thị trường có nhu cầu lớn
về nhập khẩu các mặt hàng nông sản nhiệt đới. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu
nông sản của Việt Nam sang các thị trường này còn thấp do chưa đáp ứng được
những tiêu chuẩn chặt chẽ về an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm dịch. Dự báo trong
khoảng 5 - 7 năm tới, xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường này sẽ
tăng khoảng 12- 14 %/năm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_thi_truong_xuat_khau_hang_nong_san_viet_nam_trong_boi_canh_hien_nay_9381.pdf