PTBV là một xu hướng toàn cầu trong thời gian gần đây. Thế giới dần nhận thấy rằng, các hoạt động phát triển trước đây chủ yếu tập trung vào việc tăng trưởng kinh tế một cách nhanh chóng, mà không quan tâm đến tác động đến môi trường và xã hội. Và hiện nay, những hậu quả nghiêm trọng của việc phát triển không bền vững đang được cả thế giới phải đối mặt, bao gồm các vấn đề như biến đổi khí hậu, thiếu nước, ô nhiễm, và sự chênh lệch xã hội ngày càng tăng.
Để đối phó với những thách thức trên, các nước đang cố gắng thay đổi định hướng phát triển của mình sang hướng bền vững hơn. Việc PTBV không chỉ là một mục tiêu cho các nước phát triển, mà còn là một trách nhiệm của toàn thế giới đối với tương lai của chúng ta.
Tại Việt Nam, PTBV cũng đã được Đảng và Nhà nước đặt ra như một định hướng trọng tâm với các mục tiêu, giải pháp tổng quát và cụ thể để triển khai thực hiện trong giai đoạn tới. Việc thực hiện các mục tiêu và giải pháp PTBV đất nước này đòi hỏi sự tham gia của nhiều đơn vị và tổ chức, bao gồm cả NHCSXH.
TDCS là một công cụ quan trọng để hỗ trợ cho các hoạt động PTBV. TDCSBV có thể đóng vai trò đòn bẩy quan trọng thông qua cung cấp vốn tín dụng cho các lĩnh vực trên cả 03 khía cạnh bền vững kinh tế, xã hội và môi trường. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Phát triển TDCSBV qua hệ thống NHCSXH ở Việt Nam” là phù hợp và cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.
Trong quá trình nghiên cứu, luận án đã tiến hành tổng hợp và phân tích các vấn đề lý luận chung về phát triển TDCSBV trên cơ sở của những lý luận về TDCS và PTBV. Cụ thể:
- Về khái niệm, bên cạnh tổng hợp, hệ thống hóa những khái niệm về TDCS và PTBV, luận án cũng đã xác định những khái niệm mới về: (i) “Tín dụng chính sách bền vững”, trong đó xác định đây là là tín dụng chính sách của Nhà nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững đất nước; (ii) “Phát triển tín dụng chính sách bền vững”, trong đó xác định đây là việc tăng cường, mở rộng và hoàn thiện các khía cạnh của tín dụng chính sách bền vững để đảm bảo tính hiệu quả và tác động lớn đến việc thúc đẩy, hỗ trợ thực hiện các chính sách và kế hoạch PTBV, cũng như đảm bảo sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường trong tương lai.
159 trang |
Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển tín dụng chính sách bền vững qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Thứ hai, thực hiện các giải pháp để giảm chi phí nguồn vốn. Chi phí nguồn vốn thấp là yếu tố quan trọng để NHCSXH có thể cho vay với lãi suất ưu đãi hơn so với thị trường nhưng đồng thời vẫn đảm bảo có đủ phần chênh lệch để chi trả cho các chi phí hoạt động của cả hệ thống ngân hàng, hạn chế việc NSNN cấp bù lãi suất và phí quản lý hằng năm. Nếu không có một quy mô nguồn vốn với chi phí huy động thấp thì rất khó để phát triển TDCSBV vì triển khai cho vay các chương trình càng nhiều thì gánh nặng tài chính của NHCSXH càng cao. Các giải pháp giảm chi phí nguồn vốn của NHCSXH bao gồm:
+ Cơ cấu lại nguồn vốn, trong đó cần nâng cao tỷ trọng của các nguồn vốn không mất chi phí là vốn NSNN cấp (bao gồm cả vốn điều lệ) và vốn NSĐP ủy thác, tại thời điểm cuối năm 2018 thì tỷ trọng của 02 nguồn vốn này chỉ chiếm 21,8% tổng nguồn vốn. Nhà nước nên xem xét, cấp bổ sung thêm vốn cho NHCSXH để triển khai các hoạt động TDCS nói chung. Các địa phương cũng nên ưu tiên nguồn lực ngân sách địa phương để ủy thác NHCSXH cho vay các chương trình tín dụng đối với các đối tượng trên địa bàn.
+ Nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh về cơ bản theo lãi suất trên thị trường. Tuy nhiên trong thời gian gần đây khi xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ngày càng tăng lên thì lãi suất trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh cũng ngày càng thấp đi. Do đó, Chính phủ có thể hỗ trợ NHCSXH huy động nhiều vốn từ phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh hơn nữa, nâng cao tỷ trọng của nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn để góp phần làm giảm chi phí nguồn vốn. Đồng thời, Chính phủ cũng cần hỗ trợ ưu tiên cho NHCSXH huy động nhiều hơn thông qua các khoản vay đặc biệt với lãi suất thấp của NHNN để giúp NHCSXH giảm chi phí nguồn vốn.
+ Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ thì: Các TCTD Nhà nước có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi tại NHCSXH bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm trước; việc thay đổi tỷ lệ duy trì số dư tiền gửi nói trên do Thủ tướng Chính phủ quyết định; tiền gửi của các TCTD Nhà nước tại NHCXH được trả lãi bằng lãi suất tính trên cơ sở bình quân lãi suất huy động các nguồn vốn hàng năm của TCTD cộng (+) phí huy động hợp lý do hai bên thỏa thuận. Lãi suất huy động các nguồn vốn hàng năm của TCTD vốn đã là mặt bằng lãi suất thị trường, nếu cộng thêm cả một mức phí huy động nữa thì chi phí cho nguồn vốn này mà NHCSXH phải trả thậm chí còn cao hơn việc đi huy động trên thị trường. Vì vậy, không nên ưu tiên tăng quy mô nguồn vốn từ nguồn tiền gửi của các TCTD này. Thay vào đó, chỉ nên duy trì tiền gửi của các TCTD tại NHCSXH ở mức 2% số dư nguồn vốn huy động của các TCTD như quy định trước đây, hoặc nếu cần thiết thì trình Thủ tướng Chính phủ giảm tỷ lệ này xuống vì khi quy mô nền kinh tế đi lên thì số dư nguồn vốn huy động của các TCTD cũng sẽ tăng hằng năm, dẫn đến tỷ lệ 2% cũng sẽ là còn số rất lớn.
- Thứ ba, nâng cao tính ổn định của nguồn vốn. Tương tự như đối với chi phí nguồn vốn thì tính ổn định của nguồn vốn (ở đây là sự dài hạn của nguồn vốn) có ý nghĩa quan trọng trong việc triển khai TDCS, đặc biệt là TDCS theo hướng PTBV. Vì một số chương trình TDCS của NHCSXH (cả chương trình có sẵn và chương trình dự kiến được bổ sung) đều có tính chất cho vay dài hạn như: cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, cho vay tiếp cận nhà ở, cho vay bảo vệ và phát triển rừng, cho vay xử lý ô nhiễm môi trường tại các cụm tiểu thu công nghiệp, làng nghề. Để nâng cao tính ổn định của nguồn vốn thì cần các giải pháp sau:
+ Tăng cường tỷ trọng của các nguồn vốn không có kỳ hạn là nguồn vốn NSNN cấp và nguồn vốn NSĐP ủy thác. Tỷ trọng của các nguồn vốn này càng cao thì NHCSXH càng dễ dàng trong việc cho vay các khoản vay dài hạn mà không gặp khó khăn quá nhiều về các vấn đề cân đối nguồn vốn, thanh toán vốn đến hạn, huy động bổ sung vốn để duy trì hoạt động tín dụng và tăng trưởng tín dụng theo kế hoạch. Ngoài ra, đối với nguồn vốn NSNN cấp thì không nên giới hạn chỉ được cho vay một số chương trình tín dụng nhất định. Thay vào đó nên để nguồn vốn này được hòa đồng chung vào tổng nguồn vốn của NHCSXH để vận dụng một cách linh hoạt trong việc cho vay giữa các chương trình khác nhau, tránh tình trạng nguồn vốn của một chương trình thừa trong khi chương trình khác lại thiếu, dẫn đến không triển khai được hiệu quả. Tương tự đối với nguồn vốn NSĐP ủy thác cũng không nên giới hạn chương trình cho vay mà chỉ giới hạn cho vay trên địa bàn địa phương.
+ NHCSXH tăng cường huy động vốn từ phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh với kỳ hạn dài hơn, tranh thủ bối cảnh xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam đang có xu thế ngày càng tăng, nhu cầu mua trái phiếu Chính phủ và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh của các tổ chức đang cao, tạo lợi thế lớn cho bên phát hành trái phiếu. Với nguồn lực tài chính có kỳ hạn dài từ trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, NHCSXH có thể thúc đẩy tăng trưởng hoạt động TDCS mạnh mẽ hơn.
3.2.6. Hoàn thiện phương thức quản lý tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội
- Thứ nhất, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành với NHCSXH trong công tác cấp TDCS cho khách hàng nói riêng và trong việc PTBV đất nước nói chung:
+ Để đảm bảo tính hiệu quả của việc quản lý tín dụng đối với khách hàng, giảm rủi ro thì cần phải có cơ chế phối hợp rõ ràng, cụ thể để đảm bảo sự tham gia và tăng cường tính trách nhiệm của các bên liên quan trong phối hợp tổ chức thực hiện các chương trình TDCSBV. Ví dụ: BLĐTBXH xây dựng phương pháp đánh giá hộ nghèo, hộ cận nghèo phù hợp để thống kê danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo chính xác tại các địa phương; BNNPTNT cần tăng cường chỉ đạo, kiểm tra giám sát việc triển khai tổ chức thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm, tiêu thụ sản phẩm, tập huấn kỹ thuật và quản lý cho người dân để nâng cao năng lực của người dân, giúp các hộ vay sử dụng vốn vay sản xuất kinh doanh hiệu quả; BKHĐT, BTC phối hợp bố trí nguồn vốn NSNN cấp cho NHCSXH để thực hiện TDCS theo hướng bền vững
+ Các bộ, ngành liên quan đến các chương trình tín dụng của NHCSXH như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng phải có sự phối hợp để thực hiện đồng bộ các biện pháp về xây dựng cơ chế chính sách và thực hiện các cơ chế chính sách về giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhà ở, xử lý ô nhiễm môi trường để đảm bảo việc NHCSXH thực hiện các chương trình TDCS theo hướng bền vững nằm trong một tổng thể cơ chế, chính sách chung nhằm đạt được hiệu quả tối ưu về PTBV.
- Thứ hai, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức CT-XH trong việc quản lý nguồn vốn ủy thác cho vay TDCS của NHCSXH:
+ Do các tổ chức CT-XH tại các cấp là đơn vị trực tiếp quản lý và nắm rõ thực trạng việc sử dụng nguồn vốn TDCS được ủy thác nên cần thiết giao và tập huấn cho các đơn vị tổ chức này thực hiện nhiều hơn các chức năng, nhiệm vụ trong quy trình quản lý tín dụng đối với khách hàng bên cạnh việc giải ngân và thu nợ. Trong đó, một trong các nhiệm vụ mà các tổ chức CT-XH này có thể làm tốt bao gồm:
(i) Công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi, đảm bảo chủ trương, chính sách được phổ biến đến chính quyền, người dân; giúp khách hàng vay vốn của NHCSXH nhận thức được chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ không phải là một khoản cho không, có vay thì phải có trả.
(ii) Tham gia hướng dẫn người dân sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả. Mỗi tổ chức CT-XH đều có những lĩnh vực hoạt động quen thuộc, có mối quan hệ và cách làm việc phù hợp để hướng dẫn cho một số đối tượng vay vốn nhất định. Hội liên hiệp Phụ nữ phù hợp để hướng dẫn cho các đối tượng vay vốn giảm nghèo thông qua giúp đỡ những người phụ nữ trong các hộ gia đình sử dụng nguồn vốn vay để sản xuất kinh doanh hiệu quả, mang lại thu nhập cho gia đình. Tương tự như vậy, Hội nông dân phù hợp để hướng dẫn sử dụng vốn vay trong chương trình cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn; Đoàn Thanh niên phù hợp để hướng dẫn sử dụng vốn vay trong chương trình cho vay tiếp cận giáo dục.
+ NHCSXH cần nghiên cứu, xây dựng lại cơ chế phân chia phí dịch vụ ủy thác cho các cấp tổ chức CT-XH cho phù hợp với khối lượng công việc thực hiện, trong đó tổ chức CT-XH tại cấp xã là cấp thực hiện các công việc cụ thể nhất, bám sát từ khâu giải ngân, theo dõi sử dụng vốn vay và thu nợ thì phải được phân chia phí dịch vụ ủy thác nhiều hơn để lấy đó làm động lực cho các cán bộ làm việc có trách nhiệm và hăng hái hơn.
+ NHCSXH cần phối hợp với các tổ chức CT-XH để bố trí những cán bộ, nhân sự chuyên trách liên quan đến việc quản lý nguồn vốn ủy thác của NHCSXH, đặc biệt là cán bộ ở cấp xã là nơi thực hiện các công việc chuyên sâu hơn. Việc bố trí cán bộ chuyên trách tại các tổ chức CT-XH sẽ giúp chuyên môn hóa được dịch vụ ủy thác; giải quyết những khó khăn trong việc đào tạo, huấn luyện cán bộ của tổ chức CT-XH để thực hiện các hoạt động của quy trình cấp tín dụng cho khách hàng do hạn chế được việc cán bộ thường xuyên bị luân chuyển phụ trách các lĩnh vực khác.
+ NHCSXH cũng cần đầu tư, bổ sung hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ cho các đơn vị nhận ủy thác, đồng bộ với hệ thống của NHCSXH để đảm bảo công tác chỉ đạo, điều hành các đơn vị cấp dưới được kịp thời, sâu sát và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tín dụng đối với khách hàng; đồng thời nâng cao khả năng tổng hợp thông tin của NHCSXH đối với hoạt động của các tổ chức chính trị nhận ủy thác để kịp thời có những thay đổi cho phù hợp.
- Thứ ba, tăng cường năng lực của mạng lưới Tổ TK&VV. Phân tích thực trạng cho thấy hoạt động của Tổ TK&VV đóng vai trò vô cùng quan trọng trong gần như mọi khâu của quá trình cấp tín dụng cho khách hàng, và rộng hơn là quản lý khách hàng của NHCSXH. Do vậy, cần phải có cơ chế để hoàn thiện các hoạt động, nâng cao năng lực của mạng lưới Tổ TK&VV như sau:
+ Ban quản lý Tổ TK&VV, đặc biệt là Tổ trưởng cần được ưu tiên lựa chọn những người có đủ phẩm chất, năng lực và được người dân tín nhiệm. NHCSXH và tổ chức CT-XH có trách nhiệm tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ Tổ một cách bài bản, chuyên nghiệp để có thể làm việc lâu dài, hạn chế tối đa việc lựa chọn Tổ trưởng là cán bộ hội, làm việc theo nhiệm kỳ.
+ Phân định rõ ràng, cụ thể và minh bạch chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các tổ chức CT-XH với Tổ TK&VV; tách bạch được chức năng làm ủy thác của các tổ chức CT-XH với chức năng tác nghiệp của Tổ TK&VV; phân định độc lập hoạt động của các tổ chức CT-XH và Tổ TK&VV để tổ chức CT-XH có thể làm tốt vai trò kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các Tổ TK&VV.
+ Đề cao công tác giám sát sau giải ngân của Tổ TK&VV. Theo quy định, khi khách hàng nhận vốn từ NHCSXH thì chịu sự quản lý của các Tổ TK&VV. Tổ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc sử dụng tiền vay. Về mặt lý thuyết, công tác này không chỉ dừng lại ở việc bảo đảm người nghèo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh mà còn có những giải pháp kịp thời để giúp đỡ người sử dụng vốn vay vượt qua khó khăn gặp phải trong lúc sử dụng vốn vay. Trong thực tế, nhiều trường hợp sau khi giải ngân xong, người nhận vốn vay loay hoay với đồng vốn từ ngân hàng mà không biết sử dụng sao cho phát huy được hiệu quả cao nhất. Thiếu sự phát hiện và trợ giúp kịp thời từ cộng đồng khiến khi đến hạn người nghèo không trả được nợ và rơi vào tình trạng khó khăn trầm trọng hơn. Do đó, một trong những mục tiêu quan trọng của hoạt động vay vốn và sản xuất kinh doanh theo Tổ TK&VV là các thành viên không chỉ có ý thức sử dụng tốt vốn của mình mà còn có trách nhiệm đôn đốc và hỗ trợ những người vay khác.
+ Cần bổ sung Quy chế hoạt động của Tổ quy định về tính liên đới trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay, trả nợ, trả lãi của các thành viên trong Tổ TK&VV, thậm chí đề ra chế tài trong việc một thành viên cố tình chây ỳ không trả nợ thì các thành viên khác phải có trách nhiệm trả thay. Thực tế, các hộ nghèo và đối tượng chính sách khác thuộc đối tượng được vay vốn đều có trong danh sách duyệt vay vốn khi có chương trình tín dụng triển khai, trong đó có không ít hộ vay chưa biết khi nhận vốn vay sẽ làm gì. Điều này cho thấy việc vay vốn của một số khách hàng chưa xuất phát từ nhu cầu, mong muốn và thậm chí là khả năng của bản thân hộ vay vốn. Nếu có quy chế về tính liên đới trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay, trả nợ, trả lãi của các thành viên trong Tổ TK&VV thì các thành viên trong Tổ sẽ tự kiểm tra, rà soát để đảm bảo các thành viên khác thực sự có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh và có khả năng trả được nợ, nhằm tránh những trách nhiệm liên đới sau này.
+ NHCSXH có thể nghiên cứu để tăng phí dịch vụ cho Tổ TK&VV để góp phần tăng động lực của Ban quản lý Tổ có trách nhiệm và toàn tâm toàn ý cho hoạt động của Tổ hơn.
3.3. Kiến nghị với các cấp có thẩm quyền
3.3.1. Kiến nghị với Bộ Chính trị, Ban Bí thư
Ban hành khung chủ trương của Đảng về phát triển TDCSBV tại NHCSXH để đảm bảo rằng việc sử dụng tín dụng của Nhà nước được đẩy mạnh hơn để hỗ trợ cho sự PTBV của đất nước. Một số quan điểm cụ thể kiến nghị lồng ghép vào khung chủ trương về phát triển TDCSBV tại NHCSXH bao gồm:
- Thứ nhất, là quan điểm về xác định các mục tiêu PTBV cụ thể và đặt ra các chỉ tiêu về TDCSBV để đạt được các mục tiêu đó. Điều này đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải xem xét các thách thức, tình hình và tiềm năng phát triển của đất nước, từ đó đặt ra các mục tiêu PTBV cụ thể cho từng lĩnh vực như kinh tế, môi trường, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng, ngoại giao, v.v.
Khi các mục tiêu PTBV đã được xác định, Đảng và Nhà nước có thể đặt ra các chỉ tiêu về TDCSBV để đạt được các mục tiêu đó. Điều này bao gồm xác định các lĩnh vực hoặc ngành nghề mà Ngân hàng Chính sách xã hội nên ưu tiên cho vay TDCSBV, và đưa ra các tiêu chí để đánh giá tính bền vững của các hoạt động kinh doanh và dự án. Ví dụ, Đảng và Nhà nước có thể xem xét các lĩnh vực như nông nghiệp, đô thị hóa, năng lượng tái tạo, quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phát triển vùng kinh tế trọng điểm, v.v. và đưa ra các tiêu chí như tính bền vững về môi trường, xã hội, kinh tế, tính khả thi, v.v. để đánh giá các hoạt động kinh doanh và dự án trong các lĩnh vực này.
Việc xác định các chỉ tiêu về TDCSBV là rất quan trọng để đảm bảo rằng TDCS được sử dụng một cách hiệu quả và bền vững để hỗ trợ cho sự phát triển của đất nước. Nó cũng giúp Ngân hàng Chính sách xã hội đưa ra các quyết định tín dụng thông minh hơn và tăng cường tính bền vững của các hoạt động TDCS.
- Thứ hai, là quan điểm về ban hành các chính sách và quy định để đảm bảo rằng Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động một cách hiệu quả và bền vững trong việc phát triển TDCSBV. Một số chính sách và quy định cần được đặt vào khung chủ trương của Đảng và Nhà nước để thúc đẩy Chính phủ ban hành bao gồm:
+ Quy định về các tiêu chuẩn và tiêu chí cho vay tín dụng: Đưa ra các tiêu chuẩn và tiêu chí cụ thể để đánh giá khả năng trả nợ và tính bền vững của các hoạt động kinh doanh và dự án được vay TDCS. Những tiêu chuẩn và tiêu chí này cần đảm bảo tính bền vững về môi trường, xã hội và kinh tế, đồng thời đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của hoạt động kinh doanh và dự án.
+ Quy định về việc tăng cường giám sát và đánh giá: Đưa ra các quy định cụ thể để tăng cường giám sát và đánh giá các hoạt động TDCSBV của NHCSXH. Các hoạt động này bao gồm kiểm tra hồ sơ vay tín dụng, kiểm tra tài chính và tình trạng hoạt động của các doanh nghiệp và dự án, cũng như đánh giá tác động của các hoạt động này đến môi trường và xã hội.
+ Chính sách về đào tạo và nâng cao năng lực: Đưa ra chính sách để tăng cường năng lực và đào tạo cho các nhân viên của Ngân hàng Chính sách xã hội, nhằm đảm bảo rằng họ có đủ kiến thức và kỹ năng để đánh giá tính bền vững của các hoạt động kinh doanh và dự án được vay TDCS.
+ Chính sách về khuyến khích và hỗ trợ: Đưa ra các chính sách và cơ chế khuyến khích và hỗ trợ để đẩy mạnh phát triển TDCSBV của Ngân hàng Chính sách xã hội. Các chính sách và cơ chế này có thể bao gồm mức lãi suất ưu đãi cho các khoản vay TDCSBV, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp và dự án có tính bền vững cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và dự án nhỏ và vừa tiếp cận được với TDCSBV.
+ Chính sách về thông tin và tư vấn: Đưa ra các chính sách và cơ chế để tăng cường thông tin và tư vấn cho các doanh nghiệp và dự án về TDCSBV. Các chính sách và cơ chế này bao gồm việc cung cấp thông tin về các khoản vay TDCSBV, các tiêu chuẩn và tiêu chí cho vay tín dụng, cũng như tư vấn về các phương thức quản lý và vận hành hoạt động kinh doanh và dự án.
+ Chính sách về tài trợ và hợp tác đối tác: Đưa ra chính sách để tăng cường tài trợ và hợp tác đối tác cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc phát triển TDCSBV. Các chính sách và cơ chế này bao gồm tài trợ vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội để mở rộng hoạt động, tăng cường hợp tác với các đối tác trong việc phát triển TDCSBV và đẩy mạnh các hoạt động quảng bá và giới thiệu về TDCSBV.
- Thứ ba, là quan điểm về tăng cường năng lực và nâng cao chất lượng quản lý của Nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của các hoạt động TDCS. Để thể hiện rõ quan điểm này, Đảng và Nhà nước cần đưa ra các chỉ đạo cụ thể về:
+ Nâng cao năng lực chuyên môn và năng lực quản lý của Nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội, bao gồm việc tăng cường đào tạo và bồi dưỡng cho các cán bộ quản lý, các chuyên gia về tài chính, kế toán, kiểm toán và các chuyên gia về các lĩnh vực kinh tế và xã hội khác.
+ Tăng cường sự liên kết và hợp tác giữa các bộ, ngành và địa phương trong việc thực hiện TDCSBV, bao gồm tăng cường sự liên kết quản lý TDCSBV và tăng cường cơ chế hợp tác giữa các đơn vị quản lý và vận hành TDCSBV.
+ Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc phát triển TDCSBV, bao gồm việc tăng cường hợp tác và trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức tài chính quốc tế, tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế trong việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm TDCSBV, cũng như trong việc xây dựng các cơ chế hỗ trợ và tài trợ từ các tổ chức quốc tế.
3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ
3.3.2.1. Tiếp tục thực hiện các biện pháp cải thiện môi trường kinh tế, chính trị, thể chế
- Thứ nhất, tăng cường quản lý tài chính và tiền tệ là một giải pháp quan trọng để cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam và đồng thời hỗ trợ cho phát triển TDCSBV tại NHCSXH. Để thực hiện giải pháp này, Chính phủ có thể thực hiện một số hành động như sau:
+ Điều chỉnh chính sách tiền tệ: Chính phủ có thể điều chỉnh chính sách tiền tệ để tăng cường quản lý tài chính và tiền tệ trong nước. Các biện pháp điều chỉnh này có thể bao gồm giảm lãi suất, tăng hoặc giảm tỷ giá, tăng hoặc giảm dự trữ tiền tệ của ngân hàng trung ương. Những biện pháp này sẽ ảnh hưởng đến tình hình kinh tế và sức mua của người dân, doanh nghiệp và các tổ chức tài chính trong nước.
+ Tăng cường giám sát tài chính: Chính phủ cần tăng cường giám sát tài chính để ngăn chặn các hoạt động gian lận và lạm dụng tài chính. Các tổ chức giám sát tài chính, như Ngân hàng Nhà nước, cần được củng cố và nâng cao năng lực giám sát và kiểm tra. Điều này sẽ giúp tăng cường tính minh bạch và độ tin cậy của hệ thống tài chính và củng cố niềm tin của người dân và doanh nghiệp.
+ Nâng cao khả năng quản lý rủi ro tài chính: Chính phủ có thể thúc đẩy việc nâng cao khả năng quản lý rủi ro tài chính của ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Điều này bao gồm việc đưa ra các chính sách và quy định để giảm thiểu rủi ro tín dụng, kiểm soát rủi ro hoạt động và bảo vệ các khoản tiền gửi của khách hàng. Nâng cao khả năng quản lý rủi ro tài chính sẽ giúp tăng cường tính ổn định của hệ thống tài chính và đồng thời giảm thiểu rủi ro cho NHCSXH khi cung cấp TDCSBV.
+ Tăng cường hợp tác quốc tế về tài chính: Chính phủ có thể tăng cường hợp tác quốc tế về tài chính để đưa ra các giải pháp chung về quản lý tài chính và tiền tệ. Việc hợp tác này có thể bao gồm trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, tăng cường liên kết giữa các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế. Điều này sẽ giúp tăng cường tính liên kết của hệ thống tài chính Việt Nam với thị trường và quốc tế, đồng thời nâng cao năng lực quản lý tài chính của NHCSXH.
+ Cải thiện chính sách thuế: Chính phủ có thể điều chỉnh chính sách thuế để hỗ trợ cho các hoạt động tài chính có tính bền vững. Các chính sách thuế này có thể bao gồm ưu đãi thuế cho các hoạt động đầu tư xã hội và môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt cho các sản phẩm có tính chất gây ô nhiễm, đồng thời đưa ra các cơ chế hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh nhỏ và vừa. Việc cải thiện chính sách thuế sẽ giúp khuyến khích các hoạt động kinh doanh và đầu tư có tính bền vững, đồng thời hỗ trợ cho phát triển TDCSBV tại NHCSXH.
- Thứ hai, một giải pháp quan trọng khác là tăng cường đầu tư vào hạ tầng KT-XH. Tác động của việc tăng cường đầu tư vào hạ tầng kinh tế đối với phát triển TDCSBV tại NHCSXH là rất lớn. Việc đầu tư vào hạ tầng kinh tế sẽ giúp tăng cường năng lực sản xuất và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư và phát triển. Đồng thời, việc tăng cường đầu tư vào hạ tầng xã hội sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân và tăng cường tính bền vững của nền kinh tế Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển TDCSBV tại NHCSXH. Sau đây là một số biện pháp cụ thể để tăng cường đầu tư vào hạ tầng kinh tế tại Việt Nam:
+ Tăng cường đầu tư vào các dự án hạ tầng giao thông: Chính phủ có thể tăng cường đầu tư vào các dự án hạ tầng giao thông như đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Việc đầu tư vào các dự án này sẽ giúp cải thiện mạng lưới vận chuyển, tăng cường tính liên kết giữa các khu vực kinh tế trong nước và giữa Việt Nam với các nước khác. Điều này sẽ giúp thu hút các nhà đầu tư và giúp tăng cường tính cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.
+ Đầu tư vào các dự án hạ tầng môi trường: Chính phủ có thể đầu tư vào các dự án hạ tầng môi trường như xử lý nước thải, quản lý rác thải, xử lý khí thải và nước mặt. Việc đầu tư vào các dự án này sẽ giúp cải thiện môi trường sống và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, đồng thời hỗ trợ cho phát triển kinh tế bền vững.
+ Tăng cường đầu tư vào các dự án hạ tầng công nghiệp: Chính phủ có thể đầu tư vào các dự án hạ tầng công nghiệp như các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Việc đầu tư vào các dự án này sẽ giúp thu hút các nhà đầu tư, tăng cường năng lực sản xuất, tạo việc làm cho người lao động và đưa các sản phẩm Việt Nam ra thị trường quốc tế.
+ Nâng cao khả năng quản lý dự án đầu tư hạ tầng: Việc nâng cao khả năng quản lý dự án đầu tư hạ tầng sẽ giúp đảm bảo tính hiệu quả và tiến độ của các dự án, đồng thời giảm thiểu rủi ro và chi phí cho các dự án. Chính phủ có thể tăng cường đào tạo và phát triển nhân lực chuyên môn trong lĩnh vực quản lý dự án đầu tư hạ tầng, cũng như thúc đẩy việc sử dụng các công nghệ hiện đại để quản lý dự án.
+ Tăng cường đầu tư vào các dự án hạ tầng xã hội: Chính phủ có thể đầu tư vào các dự án hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, cơ sở hạ tầng y tế, các khu đô thị mới và cơ sở văn hóa. Việc đầu tư vào các dự án này sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời hỗ trợ cho phát triển kinh tế bền vững.
- Thứ ba, đẩy mạnh cải cách thể chế cũng là một giải pháp quan trọng để cải thiện môi trường cho phát triển TDCSBV. Việc cải cách thể chế sẽ giúp loại bỏ hoặc giảm thiểu các rào cản pháp lý, tăng cường tính minh bạch và giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế, tạo ra một môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi hơn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Điều này đồng thời cũng tạo ra cơ hội cho NHCSXH để phát triển TDCSBV. Ví dụ, việc cải cách thể chế giúp tăng tính minh bạch và đảm bảo công bằng trong cấp tín dụng có thể thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng đến vay vốn từ NHCSXH. Ngoài ra, cải cách thể chế cũng có thể giúp tăng tính hiệu quả của các chính sách tín dụng bền vững của NHCSXH. Ví dụ, thông qua việc cải cách thể chế, Nhà nước có thể đưa ra các chính sách hỗ trợ tín dụng nhằm thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực được ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, bảo vệ môi trường. Những chính sách này sẽ giúp NHCSXH tăng cường vai trò của mình trong việc thúc đẩy PTBV tại những khu vực này, đồng thời tăng cường uy tín và nhận diện của Ngân hàng trên thị trường tài chính. Cụ thể, để đẩy mạnh cải cách thể chế, chính phủ cần thực hiện các giải pháp như:
+ Thực hiện đổi mới pháp luật: Chính phủ cần xem xét và đưa ra các quy định pháp luật mới để thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế, đồng thời loại bỏ hoặc giảm thiểu các rào cản pháp lý đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư.
+ Tăng cường giám sát và kiểm soát hoạt động kinh doanh: Chính phủ cần tăng cường giám sát và kiểm soát các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và nhà đầu tư, nhằm giảm thiểu rủi ro và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan.
+ Nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nhân lực: Chính phủ cần tăng cường đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân lực chuyên môn trong lĩnh vực quản lý kinh doanh, tài chính và tiền tệ, giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này.
+ Đẩy mạnh công nghệ thông tin và truyền thông: Chính phủ cần đẩy mạnh công nghệ thông tin và truyền thông để tăng cường tính minh bạch và giảm thiểu rủi ro cho các hoạt động kinh doanh.
- Cuối cùng là Chính phủ thúc đẩy giáo dục tài chính để các cá nhân và doanh nghiệp sẽ có thể nâng cao kiến thức về tài chính, hiểu rõ hơn về các sản phẩm tài chính và cách sử dụng chúng một cách hiệu quả.
+ Đối với cá nhân, việc thúc đẩy giáo dục tài chính giúp họ trang bị các kiến thức cơ bản về quản lý tài chính, đầu tư, quản lý rủi ro và bảo vệ tài sản cá nhân. Những kiến thức này sẽ giúp cho người dân có thể lựa chọn các sản phẩm tài chính phù hợp với nhu cầu và mục tiêu tài chính của mình, giảm thiểu rủi ro và tăng cường khả năng quản lý tài chính cá nhân.
+ Đối với doanh nghiệp, việc thúc đẩy giáo dục tài chính giúp cho các chủ doanh nghiệp nắm rõ hơn về quy trình vay vốn, hiểu rõ hơn về các chính sách tín dụng và biết cách sử dụng tín dụng một cách hiệu quả. Ngoài ra, giáo dục tài chính còn giúp doanh nghiệp phát triển một chiến lược tài chính hợp lý, đảm bảo tài nguyên tài chính được sử dụng một cách bền vững và hiệu quả nhất.
+ Đối với NHCSXH, việc thúc đẩy giáo dục tài chính giúp tăng cường uy tín và sự tin tưởng của khách hàng, đồng thời giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. Ngoài ra, việc đào tạo nhân viên với kiến thức tài chính chuyên sâu sẽ giúp Ngân hàng tăng cường chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng và tăng cường hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
3.3.2.2. Ban hành hệ thống cơ chế, chính sách triển khai tín dụng chính sách bền vững tại Ngân hàng Chính sách xã hội
- Thứ nhất, là điều lệ tổ chức và hoạt động của NHCSXH. Để giúp NHCSXH thực hiện tốt TDCSBV, cần có những quy định rõ ràng về tổ chức và hoạt động của tổ chức này. Cụ thể, quy định cần bao gồm một số nội dung chính sau:
+ Chức năng và nhiệm vụ của NHCSXH trong việc thực hiện TDCSBV: Quy định rõ ràng về chức năng và nhiệm vụ của NHCSXH trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính phù hợp với các mục tiêu PTBV của đất nước. Các sản phẩm và dịch vụ này có thể bao gồm cho vay ưu đãi, bảo lãnh và các dịch vụ tài chính khác.
+ Mô hình hoạt động của NHCSXH: Quy định rõ ràng về mô hình hoạt động của NHCSXH, bao gồm cơ cấu tổ chức, quy trình, và các thủ tục hành chính để đảm bảo việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính phù hợp với các mục tiêu PTBV của đất nước. Mô hình hoạt động này cần được thiết kế sao cho phù hợp với thực tiễn và cần thiết để đảm bảo hiệu quả TDCSBV.
+ Cơ cấu tổ chức của NHCSXH: Quy định rõ ràng về cơ cấu tổ chức của NHCSXH, bao gồm các phòng ban, đơn vị, chức danh, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cá nhân và tổ chức trong nhà. Điều này giúp cho công tác quản lý, điều hành và thực hiện các hoạt động của NHCSXH được hiệu quả hơn.
+ Năng lực nhân sự: Quy định rõ ràng về yêu cầu về trình độ, chuyên môn và kinh nghiệm của nhân viên làm việc tại NHCSXH, cùng các chính sách liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực của nhân viên, đảm bảo rằng tất cả nhân viên làm việc tại NHCSXH có đủ năng lực để thực hiện TDCSBV.
+ Quản lý thông tin: Quy định rõ về quản lý thông tin bao gồm: (i) thu thập, lưu trữ, xử lý, sử dụng thông tin của khách hàng đảm bảo tính bảo mật, không được tiết lộ cho bất kỳ đối tượng nào khác ngoài nhân viên có nhu cầu sử dụng trong quá trình công việc; (ii) trách nhiệm của các bộ phận trong việc quản lý và sử dụng thông tin của khách hàng; (iii) thời hạn lưu trữ thông tin của khách hàng đảm bảo tính hợp pháp và tránh việc lưu trữ thông tin quá lâu mà không có nhu cầu sử dụng; (iv) bảo vệ thông tin và chống lại các hành vi xâm nhập, tấn công vào hệ thống thông tin của NHCSXH; (v) cập nhật thông tin của khách hàng đảm bảo tính chính xác và đầy đủ.
- Thứ hai, là chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của NHCSXH. Chế độ này cần bao gồm một số quy định sau:
+ Huy động nguồn vốn: NHCSXH cần đặt ra các kế hoạch huy động nguồn vốn phù hợp với quy mô và mục tiêu hoạt động của mình. Các nguồn vốn này có thể bao gồm vốn từ NSNN, vốn từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, các khoản tiền gửi của khách hàng và các nguồn vốn khác.
+ Sử dụng vốn: NHCSXH cần có chính sách sử dụng vốn phù hợp để đảm bảo hiệu quả TDCSBV. Các quy định này bao gồm định hướng sử dụng vốn cho các mục đích như giảm nghèo, phát triển nông thôn, hỗ trợ các đối tượng khó khăn, đẩy mạnh phát triển KT-XH.
+ Thu - chi tài chính: NHCSXH cần có các quy định rõ ràng về thu - chi tài chính để quản lý tiền gửi, tiền vay và các khoản phí liên quan đến TDCSBV. Các khoản thu này bao gồm tiền gửi, tiền lãi, các khoản phí phát sinh từ dịch vụ tài chính. Các khoản chi bao gồm tiền cho vay, tiền chi trả lãi, tiền chi trả các khoản phí phát sinh từ việc thực hiện TDCSBV.
+ Đánh giá hiệu quả: NHCSXH cần thiết lập các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả để đánh giá việc thực hiện TDCSBV. Các chỉ tiêu này bao gồm tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ sinh lời, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và các chỉ tiêu khác phù hợp với mục tiêu của NHCSXH.
- Thứ ba, là cơ chế xử lý rủi ro tín dụng tại NHCSXH. Cơ chế xử lý rủi ro tín dụng tại NHCSXH là một yếu tố quan trọng để đảm bảo TDCSBV được thực hiện hiệu quả. Vì vậy, cần có các quy định rõ ràng và phù hợp để đảm bảo sự an toàn cho ngân hàng cũng như khách hàng. Các quy định cần được đưa ra bao gồm:
+ Đánh giá rủi ro tín dụng: Nhằm đảm bảo sự an toàn cho NHCSXH, cần có các quy định về đánh giá rủi ro tín dụng. NHCSXH cần xác định các chỉ tiêu đánh giá rủi ro, đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng, xác định mức độ rủi ro tín dụng và đưa ra các biện pháp phù hợp để giảm thiểu rủi ro.
+ Quản lý nợ xấu: Cần có các quy định rõ ràng về việc xác định và xử lý nợ xấu, phương thức thu hồi nợ và các biện pháp giảm thiểu rủi ro.
+ Quản lý tài sản đảm bảo: Cần có các quy định về việc xác định giá trị tài sản đảm bảo, quản lý tài sản đảm bảo và xử lý tài sản đảm bảo khi có sự cố.
+ Quản lý rủi ro pháp lý: Cần có các quy định về việc xác định các rủi ro pháp lý liên quan đến tín dụng, đánh giá khả năng pháp lý của khách hàng và đưa ra các biện pháp phù hợp để giảm thiểu rủi ro pháp lý.
- Thứ tư, các cơ chế đặc thù khác về chế độ lương, thưởng, chỉ tiêu an toàn vốn, an toàn hoạt động cũng cần được quy định phù hợp cho NHCSXH triển khai TDCSBV.
+ Chế độ lương, thưởng: Cần thiết lập chính sách lương thưởng hợp lý, cạnh tranh để thu hút và giữ chân nhân sự có năng lực và kinh nghiệm để thực hiện TDCSBV. Ngoài ra, cần quy định chính sách thưởng cho nhân viên có đóng góp tích cực trong việc triển khai TDCSBV.
+ Chỉ tiêu an toàn vốn: Cần quy định cơ chế quản lý và giám sát về an toàn vốn để đảm bảo rằng vốn cho TDCSBV được sử dụng một cách hiệu quả và bảo đảm tính khả dụng, giúp tránh rủi ro trong quá trình hoạt động của NHCSXH.
+ Chế độ an toàn hoạt động: Cần quy định các chính sách, quy trình, thủ tục để đảm bảo an toàn hoạt động của NHCSXH, bao gồm các quy định về bảo mật thông tin, đào tạo nhân viên về nội quy, quy trình và quy định của NHCSXH, cũng như các biện pháp khác để đảm bảo an toàn hoạt động của NHCSXH.
3.3.3. Kiến nghị với các bộ, ngành
- Để giúp giảm chi phí và tăng tính ổn định của nguồn vốn để NHCSXH triển khai hiệu quả TDCSBV:
+ BKHĐT nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền bố trí bổ sung nguồn vốn NSNN cho NHCSXH.
+ BTC nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền cho phép NHCSXH huy động bổ sung vốn từ phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh với lãi suất thấp, kỳ hạn dài.
+ NHNN xem xét, cho NHCSXH vay nhiều hơn các khoản vay đặc biệt với lãi suất thấp.
- Các bộ, ngành tăng cường phối hợp với NHCSXH trong công tác cấp TDCS cho khách hàng nói riêng và trong việc PTBV đất nước nói chung.
3.3.4. Kiến nghị với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội
- Tăng cường thực hiện nhiều chức năng, nhiệm vụ trong quy trình quản lý tín dụng hơn bên cạnh việc giải ngân và thu nợ, như: Công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi; Tham gia hướng dẫn người dân sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả.
- Bố trí những cán bộ, nhân sự chuyên trách liên quan đến việc quản lý nguồn vốn ủy thác của NHCSXH, đặc biệt là cán bộ ở cấp xã là nơi thực hiện các công việc chuyên sâu.
3.4. Lộ trình phát triển tín dụng chính sách bền vững qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội
Trên cơ sở thực hiện các giải pháp đã phân tích và kiến nghị, có thể dự kiến lộ trình phát triển TDCSBV tại NHCSXH như sau:
3.4.1. Giai đoạn 1 (năm 2023-2025) – Đặt nền móng
- NHCSXH được Đảng ban hành chủ trương phát triển TDCS tại NHCSXH là nòng cốt để PTBV đất nước, lấy bền vững kinh tế, bền vững xã hội và bền vững môi trường là mục tiêu chính.
- NHCSXH được Nhà nước ban hành đầy đủ hệ thống cơ ché, chính sách về tổ chức, hoạt động, tài chính, xử lý rủi ro tín dụng để đảm bảo năng lực thực hiện TDCSBV. Trong đó, quan trọng nhất là sửa đổi chính sách tín dụng để thực hiện theo hướng PTBV, bao gồm 03 nhóm cho vay bền vững kinh tế, bền vững xã hội và bền vững môi trường, với 09 chương trình TDCSBV là: Cho vay giảm nghèo; Cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn; Cho vay giải quyết việc làm; Cho vay tiếp cận giáo dục; Cho vay cải thiện dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe người dân; Cho vay tiếp cận nhà ở; Cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn; Cho vay bảo vệ và phát triển rừng; Cho vay xử lý ô nhiễm môi trường tại các cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.
- Trong quá trình chờ Đảng và Nhà nước ban hành các chủ trương, chính sách để thực hiện TDCSBV, NHCSXH:
+ Tiếp tục duy trì mô hình ngân hàng chính sách, tổ chức hoạt động như công ty TNHH MTV Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; duy trì mô hình hệ thống theo các tầng, cấp; bổ sung cơ cấu đại diện Ban Kiểm soát tại cấp tỉnh, huyện; bổ sung cơ cấu nhóm chuyên gia tư vấn cho Ban đại diện HĐQT tại cấp tỉnh, huyện.
+ NHCSXH tiếp tục duy trì hệ thống NHCSXH có độ bao phủ rộng khắp cả nước; duy trì mô hình quản trị có sự tham gia của đại diện các bộ, ban, ngành, tổ chức CT-XH trong HĐQT, duy trì Ban đại diện HĐQT tại các cấp; duy trì mô hình quản lý tín dụng với sự tham gia của các tổ chức CT-XH tại các cấp.
+ Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành với NHCSXH trong công tác cấp TDCS cho khách hàng; nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức CT-XH trong việc quản lý nguồn vốn ủy thác cho vay TDCS của NHCSXH; tăng cường năng lực của mạng lưới Tổ TK&VV.
+ Tăng cường việc tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cho các tổ chức CT-XH nhận ủy thác của NHCSXH, các Tổ TK&VV, các cán bộ cấp xã làm công tác giảm nghèo, các Trưởng thôn để góp phần thực hiện tốt việc phối hợp với NHCSXH triển khai TDCSBV.
3.4.2. Giai đoạn 2 (năm 2026-2028) – Nâng cao quy mô và năng lực
Để bắt đầu triển khai phát triển TDCSBV theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, NHCSXH cần thực hiện các công việc sau trên cơ sở có sự hỗ trợ của Nhà nước:
- NHCSXH phát triển nguồn nhân lực gắn liền với: (i) phát triển số lượng người lao động, đặc biệt là người lao động cấp chuyên môn, nghiệp vụ sau khi đã tính toán, dự kiến khối lượng công việc của từng Phòng giao dịch huyện trong trường hợp triển khai thực hiện 09 chương trình TDCSBV; (ii) phát triển chất lượng người lao động để đảm bảo mục tiêu thực hiện hiệu quả 09 chương trình TDCSBV, trong đó bao gồm những lĩnh vực cho vay mới so với trước kia như nông nghiệp, giáo dục, y tế, xây dựng, môi trường; (iii) phát triển nguồn nhân lực cấp quản lý thông qua tăng cường tuyển dụng những cá nhân có chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý tại các tổ chức tín dụng khác và tăng cường việc luân chuyển cán bộ cấp quản lý.
- NHCSXH phát triển quy mô nguồn vốn để dần cân đối tỷ lệ cho vay giữa các chương trình, đáp ứng yêu cầu PTBV trên cả 03 mặt là kinh tế, xã hội và môi trường. Việc phát triển quy mô nguồn vốn của NHCSXH gắn liền với: (i) giảm chi phí nguồn vốn thông qua nâng tỷ trọng nguồn vốn NSNN cấp không mất chi phí, tỷ trọng nguồn vốn trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh huy động với chi phí thấp và tỷ trọng nguồn vốn vay đặc biệt của NHNN với lãi suất thấp; (ii) nâng cao tính ổn định của nguồn vốn thông qua tăng tỷ trọng của những nguồn vốn không có kỳ hạn hoặc kỳ hạn dài như vốn NSNN cấp, vốn huy động trái phiếu Chính phủ bảo lãnh.
- NHCSXH hoàn thiện bộ máy quản trị của NHCSXH và hoàn thiện mô hình chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh và Phòng giao dịch cấp huyện để nâng cao năng lực triển khai TDCS theo hướng bền vững; hoàn thiện mô hình tổ chức hệ thống kiểm tra nội bộ của NHCSXH để nâng cao năng lực quản lý khi thực hiện TDCS theo hướng bền vững.
- NHCSXH trình cấp có thẩm quyền bổ sung thêm đại diện từ một số bộ, ngành chuyên môn khác vào HĐQT khi triển khai TDCS theo hướng bền vững, như: Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng.
3.4.3. Giai đoạn 3 (năm 2029 trở đi) – Đẩy mạnh và hoàn thiện
NHCSXH duy trì phát triển TDCSBV gắn liền với việc quá trình PTBV đất nước trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Bên cạnh đó, NHCSXH duy trì phát triển nguồn nhân lực và quy mô nguồn vốn để phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Trong quá trình đó, liên tục rà soát những tồn tại, hạn chế hoặc những vấn đề chưa phù hợp với bối cảnh đất nước tại từng thời điểm có thể ảnh hưởng đến việc triển khai TDCSBV để từ đó hoàn thiện mô hình.
Kết luận Chương 3
Chương 3 của luận án đã nêu bật được bối cảnh chung về KT-XH của đất nước trên các yếu tố về kinh tế vĩ mô, cơ cấu lại nền kinh tế, việc thực hiện các đột phá chiến lược, việc phát triển vùng, kinh tế biển, đô thị, xây dựng nông thôn mới, về văn hóa – xã hội, về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường Đồng thời, đưa ra một số các quan điểm, định hướng phát triển TDCSBV tại NHCSXH gắn với quan điểm chung về phát triển KT-XH của đất nước, gắn với tái cấu trúc nền kinh tế, gắn với tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, và gắn với các mục tiêu PTBV của đất nước. Trên cơ sở đánh giá các mặt được và những tồn tại, hạn chế liên quan đến việc phát triển TDCSBV, cũng như những vấn đề về các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển TDCSBV qua hệ thống NHCSXH tại Chương 2, Chương 3 đã phân tích và đưa ra được các giải pháp để phát triển TDCSBV qua hệ thống NHCSXH trên các khía cạnh về hoàn thiện mô hình hoạt động, nâng cao năng lực hệ thống triển khai, xây dựng các chương trình TDCSBV, phát triển nguồn nhân lực và nguồn tài lực, hoàn thiện phương thức quản lý tín dụng của NHCSXH. Đồng thời, Chương 3 đã xây dựng lộ trình theo 03 giai đoạn (năm 2022-2024, năm 2025-2027 và từ năm 2028 trở đi) và kiến nghị cụ thể các cấp thẩm quyền liên quan đến cải thiện môi trường hoạt động, ban hành khung chủ trương và hệ thống cơ chế, chính sách để thực hiện các giải pháp phát triển TDCSBV tại NHCSXH.
KẾT LUẬN
PTBV là một xu hướng toàn cầu trong thời gian gần đây. Thế giới dần nhận thấy rằng, các hoạt động phát triển trước đây chủ yếu tập trung vào việc tăng trưởng kinh tế một cách nhanh chóng, mà không quan tâm đến tác động đến môi trường và xã hội. Và hiện nay, những hậu quả nghiêm trọng của việc phát triển không bền vững đang được cả thế giới phải đối mặt, bao gồm các vấn đề như biến đổi khí hậu, thiếu nước, ô nhiễm, và sự chênh lệch xã hội ngày càng tăng.
Để đối phó với những thách thức trên, các nước đang cố gắng thay đổi định hướng phát triển của mình sang hướng bền vững hơn. Việc PTBV không chỉ là một mục tiêu cho các nước phát triển, mà còn là một trách nhiệm của toàn thế giới đối với tương lai của chúng ta.
Tại Việt Nam, PTBV cũng đã được Đảng và Nhà nước đặt ra như một định hướng trọng tâm với các mục tiêu, giải pháp tổng quát và cụ thể để triển khai thực hiện trong giai đoạn tới. Việc thực hiện các mục tiêu và giải pháp PTBV đất nước này đòi hỏi sự tham gia của nhiều đơn vị và tổ chức, bao gồm cả NHCSXH.
TDCS là một công cụ quan trọng để hỗ trợ cho các hoạt động PTBV. TDCSBV có thể đóng vai trò đòn bẩy quan trọng thông qua cung cấp vốn tín dụng cho các lĩnh vực trên cả 03 khía cạnh bền vững kinh tế, xã hội và môi trường. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Phát triển TDCSBV qua hệ thống NHCSXH ở Việt Nam” là phù hợp và cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.
Trong quá trình nghiên cứu, luận án đã tiến hành tổng hợp và phân tích các vấn đề lý luận chung về phát triển TDCSBV trên cơ sở của những lý luận về TDCS và PTBV. Cụ thể:
- Về khái niệm, bên cạnh tổng hợp, hệ thống hóa những khái niệm về TDCS và PTBV, luận án cũng đã xác định những khái niệm mới về: (i) “Tín dụng chính sách bền vững”, trong đó xác định đây là là tín dụng chính sách của Nhà nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững đất nước; (ii) “Phát triển tín dụng chính sách bền vững”, trong đó xác định đây là việc tăng cường, mở rộng và hoàn thiện các khía cạnh của tín dụng chính sách bền vững để đảm bảo tính hiệu quả và tác động lớn đến việc thúc đẩy, hỗ trợ thực hiện các chính sách và kế hoạch PTBV, cũng như đảm bảo sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường trong tương lai.
- Về nội dung và tiêu chí, luận án đã xây dựng hệ thống các nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển tín dụng chính sách bền vững trên các khía cạnh về mô hình hoạt động, hệ thống triển khai, các chương trình tín dụng, nguồn nhân lực, nguồn tài lực và phương thức quản lý tín dụng. Việc đánh giá những nội dung này sẽ giúp đánh giá hiệu quả của việc phát triển TDCSBV, từ đó đưa ra những giải pháp để cải tiến và tăng cường hiệu quả của việc phát triển TDCSBV.
- Về nhân tố ảnh hưởng, luận án đã nghiên cứu, xây dựng hệ thống những nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến phát triển TDCSBV bao gồm môi trường kinh tế, môi trường chính trị, thể chế, chính sách và vấn đề tầm nhìn và cam kết của tổ chức thực hiện TDCS. Việc xác định các nhân tố này sẽ giúp đưa ra những kiến nghị để góp phần giúp việc phát triển TDCSBV thuận lợi hơn.
Trên cơ sở bộ khung các nội dung, tiêu chí phát triển TDCSBV đã được hệ thống hóa và lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển TDCSBV, luận án đã tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu trong trường hợp cụ thể của NHCSXH, đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển TDCSBV tại NHCSXH, làm rõ những mặt được và những tồn tại, hạn chế phát triển TDCSBV tại NHCSXH trên các khía cạnh về mô hình hoạt động, hệ thống triển khai, các chương trình TDCS, nguồn nhân lực, nguồn tài lực và phương thức quản lý tín dụng. Qua đó, gợi mở những nội dung cần duy trì, phát triển, những vấn đề cần khắc phục, giải quyết để phát triển TDCSBV tại NHCSXH.
Trên cơ sở những đánh giá thực trạng tại NHCSXH, luận án đã kiến nghị các giải pháp phát triển TDCSBV qua hệ thống NHCSXH trên các khía cạnh hoàn thiện mô hình hoạt động, cải thiện hệ thống triển khai và phương thức quản lý tín dụng, mở rộng quy mô và chất lượng của các chương trình tín dụng, nguồn nhân lực và nguồn tài lực; đồng thời kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc cải thiện môi trường kinh tế, môi trường chính trị, thể chế và chính sách cũng như các vấn đề liên quan khác để giúp NHCSXH phát triển TDCSBV hiệu quả hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2011-2020. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội của Ngân hàng Chính sách xã hội.
3. Ben-Eli, M. (2015). Sustainability: Definition and five core principles - a new framework. The sustainability laboratory, New York.
4. Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2021 – 2030. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
5. Chỉ thị số 40-CT/TW Ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
6. Đào Tấn Nguyên (2004). Giải pháp tín dụng góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (Luận án tiến sĩ, Học viện Ngân hàng, Hà Nội)
7. DESA-UN. (2018, April 4). The Sustainable Development Goals Report 2017.
8. Dernbach, J. C. (2003). Achieving sustainable development: The Centrality and multiple facets of integrated decision making. Indiana Journal of Global Legal Studies, 10, 247–285.
9. De La Torre, A (2002). Reforming development banks: A framework. Paper presented at the World Bank workshop on Public Sector Banks and Privatisation, Washington, DC, 10 December.
10. De Aghion, BA & Morduch, J. (2005). The Economics of Microfinance. MIT Press, Cambridge, 352 p.
11. Diamond, W & Raghavan, WS (Eds) (1982). Aspects of development bank management. Baltimore: Johns Hopkins University Press.
12. Diesendorf, M. (2000). Sustainability and sustainable development. In D. Dunphy, J. Benveniste, A. Griffiths, & P. Sutton (Eds.), Sustainability: The corporate challenge of the 21st century (pp. 2, 19–37). Sydney: Allen & Unwin.
13. Dương Quyết Thắng (2016). Quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội đáp ứng mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội (Luận án tiến sĩ, Học viện Ngân hàng, Hà Nội).
14. Gray, R. (2010). Is accounting for sustainability actually accounting for sustainability and how would we know? An exploration of narratives of organisations and the planet. Accounting, Organizations and Society, 35(1), 47–62.
15. Hà Thị Hạnh (2004). Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội (Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội).
16. Lê Hồng Phong (2007). Nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Luận án tiến sĩ, Học viện Ngân hàng, Hà Nội).
17. Nghị quyết số 05-NQ/HNTW Hội nghị lần thứ năm BCHTW Đảng (khoá VII) về tiếp tục đổi mới và phát triển KT-XH nông thôn.
18. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
19. Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
20. Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về phát triển bền vững.
21. Nguyễn Văn Đức (2016). Cho vay học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Thương Mại, Hà Nội).
22. Nguyen Duy Linh (2022). Theoretical foundations of sustainable policy credit development in the context of Viet Nam. Proceedings The Fifth International Conference On Sustainable Economic Development And Business Management In The Context Of Globalization (SEDBM-5), 378-390. Academy of Finance of Viet Nam.
23. Nguyen Duy Linh (2022). The situation of sustainable policy credit development at Viet Nam Bank for Social Policies. Proceedings of The 4th International Conference on Finance and Accounting for The Promotion of Sustainable Development in Private Sector (FASPS-4), 933-947. Academy of Finance of Viet Nam.
24. Phạm Thị Thanh Bình (2016). Phát triển bền vững ở Việt Nam: Tiêu chí đánh giá và định hướng phát triển. Tạp chí Tài chính Online.
25. Porter, M. E., & van der Linde, C. (1995). Toward a new conception of the environment competitiveness relationship. Journal of Economic Perspectives, 9, 97–118.
26. Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.
27. Quyết định số 525-TTg ngày 31/8/1995 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo.
28. Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội.
29. Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg ngày 22/1/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
30. Quyết định số 852/QĐ-TTg ngày 10/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2011 – 2020.
31. Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020”.
32. Schaefer, A., & Crane, A. (2005). Addressing sustainability and consumption. Journal of Macromarketing, 25(1), 76–92.
33. Stoddart, H., Schneeberger, K., Dodds, F., Shaw, A., Bottero, M., Cornforth, J., & White, R. (2011). A pocket guide to sustainable development governance. Stakeholder Forum 2011.
34. Thomas, C. F. (2015). Naturalizing Sustainability Discourse: Paradigm, Practices and Pedagogy of Thoreau, Leopold, Carson and Wilson: Ph.D Thesis: Arizona State University.
35. Trần Hữu Ý (2010). Xây dựng chiến lược PTBV của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Luận án tiến sĩ, Học viên Ngân hàng, Hà Nội).
36. Trần Lan Phương (2016). Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (Luận án tiến sĩ, Học viện Ngân hàng, Hà Nội).
37. Ukaga, O., Maser, C., & Reichenbach, M. (Eds.). (2010). Sustainable Development: Principles, Frameworks, and Case Studies (1st ed.). CRC Press.
38. Vũ Văn Hiển (2014). Phát triển bền vững ở Việt Nam. Tạp chí cộng sản (Communist Review), số tháng 1-2014.