Câu 17: Treo một vật có khối lượng m vào đầu một lò xo có độ cứng k. Để
xác định độ biến dạng của lò xo, ta áp dụng:
A. Định luật II Newton. B. Định luật Hook.
C. Cả hai định luật trên. D. Một trong hai định luật trên đều được.
Câu 18: Một quả bóng bay đến đập vào tường rồi bật ra. Các định luật vật lý
nào có thể chi phối hiện tượng trên:
A. Định luật I và định luật III Newton
B. Định luật I và định luật II
C. Định luật II và định luật III Newton
D. Định luật I, định luật II và định luật III Newton
Câu 19: Một vật được treo vào bên dưới một lò xo. Khi vật cân bằng, lò xo
giãn ra một đoạn nhỏ. Các định luật vật lý chi phối hiện tượng này là
A. Định luật III Newton và định luật Hook.
B. Định luật I, định luật II và định luật III Newton.
C. Định luật I, định luật II và định luật Hook.
D. Định luật I, định luật II, định luật III Newton và định luật Hook
219 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm Vật lý lớp 10 trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c nào
hoặc các lực tác dụng vào vật cân bằng
nhau.
+ Tiếp nhận vấn đề nghiên cứu
P28
Hoạt động 3 (15ph): làm việc trên mô hình suy ra định luật I Newton
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
+ Giới thiệu thí nghiệm tưởng tượng của
Galile
+Hỏi: Nguyên nhân làm bi chuyển động
trên máng nghiêng 1?
+ Hỏi: Khi lăn đến chân máng 1, hiện
tượng gì xảy ra tiếp theo?
+ Nếu giảm độ nghiêng của máng 2 thì
quãng đường bi đi được trên máng 2 sẽ
thay đổi như thế nào?
+ Hỏi: Thí nghiệm cho thấy, độ cao mà bi
lăn được trên máng 2 luôn nhỏ hơn độ cao
ban đầu trên máng nghiêng 1, giải thích?
+ Hỏi: Các máng nhẵn, và máng
nghiêng 2 nằm ngang thì hiện tượng gì
xảy ra?
+ Hỏi: Vậy có thể phát biểu nguyên
nhân làm vật đứng yên hoặc chuyển
động thẳng đều là gì?
+Tiếp nhận thí nghiệm
+Giải thích: do tác dụng của trọng lực và
lực đỡ của máng nên bi lăn xuống.
+ Trả lời: bi lăn lên trên máng 2 một
đoạn rồi dừng lại và lăn ngược xuống.
+ Trả lời: Nếu giảm độ nghiêng của
máng 2 thì quãng đường đi được trên
máng 2 sẽ tăng lên.
+ Vì có ma sát cản trở chuyển động của
vật.
+Trả lời: nếu vậy thì trên máng nghiêng
2, bi sẽ chuyển động thẳng đều mãi mãi.
+ Trả lời: Vật đứng yên hay chuyển động
thẳng đều khi không có lực tác dụng vào
vật hoặc các lực tác dụng vào vật cân
bằng nhau.
Hoạt động 4 (7ph): Xác nhận mô hình
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
+ Để xác nhận định luật I Newton ta phải
tiến hành thí nghiệm như thế nào?
+ Giới thiệu thí nghiệm trên đệm không khí
và cho học sinh quan sát các đoạn phim với
đệm không khí.
+ Yêu cầu học sinh phát biểu lại định luật I
Newton.
+ Ta phải loại bỏ được lực ma sát
hoặc tác dụng vào vật một lực cân
bằng với lực ma sát.
+ Quan sát các đoạn phim thí nghiệm.
+ Phát biểu nội dung định luật I
Newton
P29
Hoạt động 5 (6ph): Áp dụng mô hình: khái niệm và các biểu hiện của
quán tính
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
+ Thông báo khái niệm quán tính.
+ Cho học sinh xem đoạn phim chuẩn bị
kéo khăn trải bàn, trên đó có đặt các đồ
vật.
+ Hỏi: Khi kéo khăn trải bàn, các đồ vật
trên bàn sẽ bị tác động như thế nào?
+ Cho học sinh xem đoạn phim và yêu
cầu học sinh mô tả hiện tượng xảy ra.
+ Yêu cầu học sinh giải thích hiện tượng
xảy ra!
+Tiếp nhận khái niệm quán tính
+ Quan sát sự chuẩn bị của người biểu
diễn.
+ Dự đoán: các đồ vật trên bàn sẽ bị
chuyển động theo khăn.
+ Trả lời: Lúc đầu các đồ vật trên bàn
chuyển động theo khăn còn lúc sau các
đồ vật đứng yên
+ Dùng khái niệm quán tính để giải
thích hiện tượng.
Hoạt động 6 (2ph): củng cố
GV: yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức trọng tâm của bài
HS: Nhắc lại nội dung định luật I Newton, khái niệm quán tính.
Giao nhiệm vụ về nhà: Trả lời các câu hỏi 1 đến 7 trang 66 và bài tập 1trang 66.
Rút kinh nghiệm: Giáo viên đánh giá tiết học, động viên, khen ngợi học sinh
2. Bài Định luật 2 Newton
Mục tiêu:
Kiến thức: Học sinh hiểu rõ mối quan hệ giữa các đại lượng: lực, gia tốc,
khối lượng thể hiện trong định luật II Newton.
Kỹ năng: Biết vận dụng định luật II Newton và nguyên lí độc lập của tác
dụng để giải các bài tập đơn giản.
Thái độ: Tích cực, tự lực chiếm lĩnh các kiến thức, kỹ năng.
Chuẩn bị
Giáo viên: + Đoạn phim về chuyển động của các vật dưới tác dụng của lực
+ phần mềm mô phỏng thí nghiệm về định luật II Newton.
Học sinh: Ôn lại các kiến thức đã học về khối lượng (lớp 6) và về lực (bài 13).
P30
Sơ đồ tiến trình xây dựng bài:
Nghiên cứu đối tượng
gốc: tác dụng của lực
đổi với chuyển động
của vật Yêu cầu học sinh cho ví dụ về các trường hợp vật
thu gia tốc do có lực tác dụng.
Xây dựng mô hình
nguyên nhân vật
chuyển động có gia
tốc
Làm việc với mô
hình suy ra các yếu
tố ảnh hưởng đến
gia tốc mà vật thu
được.
Xác nhận mô
hình
Yêu cầu học sinh nêu tác dụng của lực đối với
chuyển động của vật.
Yêu cầu học sinh xây dựng mô hình giải thích
nguyên nhân vật chuyển động có gia tốc.
Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm tưởng tượng để
xác định các yếu tố ảnh hưởng đến gia tốc chuyển
động của vật.
Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm mô phỏng định luật
II Newton: thay đổi độ lớn của lực tác dụng và độ lớn
của khối lượng, quan sát sự thay đổi của gia tốc
Rút ra kết luận lý thuyết về mối quan hệ giữa gia
tốc, độ lớn của lực tác dụng và khối lượng của vật.
Thông báo các kết quả thí nghiệm cho thấy tính
đúng đắn của mô hình.
Xác nhận mô hình
Áp dụng mô
hình
Suy ra điều kiện cân bằng của chất điểm.
Suy ra mối liên hệ giữa khối lượng và quán tính của vật.
P31
Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh
Hoạt động 1 (8ph): Nghiên cứu đối tƣợng gốc (tác dụng của lực đối với
chuyển động của vật)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
+ Yêu cầu học sinh nêu tác dụng của lực
đối với chuyển động của vật?
+ Yêu cầu học sinh cho ví dụ về vật
chuyển động có gia tốc khi có lực tác
dụng vào vật.
+ Cho HS xem một số đoạn phim về vật
chuyển động có gia tốc, yêu cầu học
sinh chỉ ra lực tác dụng vào vật trong
từng trường hợp.
+Thông báo: hôm nay chúng ta sẽ
nghiên cứu về nguyên nhân gây ra gia
tốc trong chuyển động của vật và các
yếu tố ảnh hưởng đến độ lớn của gia tốc
mà vật thu được trong chuyển động.
+ Trả lời: lực làm cho vật thay đổi vận
tốc, hay nói cách khác, lực làm cho vật
chuyển động có gia tốc.
+ Cho ví dụ về các trường hợp lực làm
thay đổi vận tốc của vật.
+ Xem phim và chỉ ra lực tác dụng vào
vật trong từng trường hợp cụ thể.
+ Tiếp nhận vấn đề nghiên cứu.
Hoạt động 2 (7ph): Xây dựng mô hình nguyên nhân gây ra chuyển động
có gia tốc
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
+Hỏi: Điều kiện để một vật chuyển động
thẳng đều (không có gia tốc) là gì
+Hỏi: để vật chuyển động có gia tốc cần
có điều kiện gì?
+Hỏi: Nguyên nhân gây ra chuyển động
+Trả lời: điều kiện để một vật chuyển
động thẳng đều là vật không chịu lực
nào tác dụng hoặc các lực tác dụng vào
vật cân bằng nhau (nội dung của định
luật I Newton)
+ Trả lời: để vật chuyển động có gia
tốc cần có lực tác dụng vào vật.
+ Trả lời: chuyển động có gia tốc là do
P32
có gia tốc là gì?
+ Chấp nhận mô hình của học sinh.
+ Thông báo: Trong phần này chúng ta sẽ
nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
gia tốc mà vật thu được.
có lực tác dụng vào vật.
+Tiếp nhận vấn đề nghiên cứu
Hoạt động 3 (15ph): làm việc trên mô hình suy ra các yếu tố ảnh hƣởng
đến gia tốc mà vật thu đƣợc
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
+ Yêu cầu học sinh dự đoán các nhân tố
ảnh hưởng đến gia tốc mà vật thu được
trong chuyển động?
+ Hỏi: Nếu độ lớn của lực tác dụng vào
vật tăng thì độ lớn của gia tốc thay đổi
như thế nào?
+ Hỏi: ngoài độ lớn của lực tác dụng,
gia tốc của một vật còn phụ thuộc vào
yếu tố nào?
+ Hỏi: dự đoán xem gia tốc của vật phụ
thuộc như thế nào vào khối lượng của
vật?
+ Yêu cầu học sinh làm việc với thí
nghiệm mô phỏng và nêu ra các yếu tố
ảnh hưởng đến gia tốc mà vật thu được?
+ Dự đoán: gia tốc mà vật thu được phụ
thuộc vào độ lớn của lực tác dụng vào
vật.
+ Trả lời: Nếu độ lớn của lực tác dụng
vào vật tăng thì độ lớn của gia tốc mà vật
thu được sẽ tăng
+ Trả lời: gia tốc mà vật thu được có thể
còn phụ thuộc vào khối lượng của vật.
+ Trả lời: Với cùng một lực tác dụng,
nếu khối lượng của vật càng lớn thì gia
tốc mà vật thu được càng nhỏ.
+ Thay đổi các thông số về độ lớn của
lực, độ lớn của khối lượng hai vật và
nhận xét
Gia tốc mà vật thu được tỷ lệ thuận với
lực tác dụng, tỷ lệ nghịch với khối lượng
của vật
P33
Hoạt động 4 (7ph): Xác nhận mô hình
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
+ Thông báo, các thí nghiệm chính xác đã
chứng tỏ kết quả nêu trên là đúng.
+ Yêu cầu học sinh nêu nội dung của định
luật II Newton
+ Nhắc lại và chính xác hóa nội dung của
định luật
+Lưu ý học sinh biểu thức của định luật II
Newton là biểu thức vecto, nó không chỉ
cho biết về độ lớn của gia tốc mà còn thể
hiện chiều của vecto gia tốc
+ Tiếp nhận kết quả thí nghiệm
+ phát biểu nội dung của định luật II
Newton
+ Tiếp nhận nội dung của định luật II
Newton
+ Tiếp nhận lưu ý.
Hoạt động 5 (6ph): Áp dụng mô hình suy ra mối quan hệ giữa khối
lƣợng và quán tính; tìm điều kiện cân bằng của chất điểm
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
+ Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C2.
+ Thông báo khái niệm khối lượng.
+ Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C3.
+ Thông báo tính chất của khối lượng.
+ Yêu cầu học sinh tìm điều kiện để một
chất điểm cân bằng (chất điểm đứng yên
hay chuyển động thẳng đều)
+Thông báo khái niệm trọng lực, trọng
lượng và công thức tính trọng lực.
+ Trả lời: khi m lớn thì gia tốc thu
được nhỏ nên độ biến thiên vận tốc
trong một đơn vị thời gian bé.
+Tiếp nhận khái niệm khối lượng.
+ Trả lời: Do máy bay có khối lượng lớn
nên quán tính lớn, vì vậy cần thời gian
để thay đổi vận tốc cho đến khi vận tốc
đạt đến giá trị cần thiết để cất cánh.
+ Tiếp nhận các tính chất của khối
lượng.
+ Xác định điều kiện cân bằng của
chất điểm: chất điểm sẽ đứng yên hay
chuyển động thẳng đề nếu các lực tác
dụng vào chất điểm cân bằng nhau
hay hợp lực của tất cả các lực tác
dụng vào chất điểm bằng 0
+ Tiếp nhận các khái niệm.
P34
Hoạt động 6 (2ph): củng cố
GV: yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức trọng tâm của bài
HS: Nhắc lại nội dung định luật II Newton, khái niệm khối lượng và điều
kiện cân bằng của chất điểm.
Giao nhiệm vụ về nhà: Trả lời các câu hỏi 1 đến 5 trang 69, 70 và bài tập 1
đến 6 trang 70.
Rút kinh nghiệm: Giáo viên đánh giá tiết học, động viên, khen ngợi học sinh
3. Bài lực hấp dẫn
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh hiểu được rằng hấp dẫn là một đặc điểm của mọi vật trong tự nhiên.
Học sinh nắm được biểu thức, đặc điểm của lực hấp dẫn, trọng lực.
Kỹ năng:
Biết vận dụng các biểu thức của lực hấp dẫn, trọng lực để giải các bài toán
đơn giản.
Thái độ: Tích cực, tự lực chiếm lĩnh các kiến thức, kỹ năng.
Chuẩn bị
Giáo viên: + Đoạn phim về chuyển động của các vật dưới tác dụng của lực
hấp dẫn
+ phần mềm mô phỏng chuyển động của các hành tinh.
Học sinh: + Ôn lại các kiến thức đã học về sự rơi tự do.
P35
Sơ đồ tiến trình xây dựng bài:
Nghiên cứu đối tượng
gốc: tương tác giữa
các vật trong tự nhiên
Yêu cầu học sinh nhận xét về sự tương tác giữa các
vật trong tự nhiên.
Xây dựng mô hình
lực tương tác giữa
các vật trong tự
nhiên
Làm việc với mô
hình suy ra các yếu
tố ảnh hưởng đến
lực hấp dẫn.
Xác nhận mô
hình
Cho HS quan sát các đoạn phim về tương tác giữa
một vật và trái đất, xem mô phỏng các chuyển
động của các hành tinh.
Yêu cầu học sinh xây dựng mô hình giải thích sự
tương tác giữa các vật trong tự nhiên.
Yêu cầu học sinh xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
lực hấp dẫn giữa các vật trong tự nhiên.
Định hướng cho học sinh các nhân tố có khả năng
ảnh hưởng đến lực tương tác giữa hai chất điểm và sự
ảnh hưởng của các nhân tố ấy.
Rút ra kết luận lý thuyết về mối quan hệ giữa lực
tương tác giữa hai chất điểm và các nhân tố ảnh
hưởng.
Giới thiệu cân xoắn và thí nghiệm xác nhận mô hình
lực hấp dẫn.
Xác nhận mô hình
Áp dụng mô
hình
Xác định gia tốc rơi tự do theo công thức lực hấp dẫn.
Giải thích tại sao ta không cảm nhận được lực hấp dẫn của
các vật xung quanh.
P36
Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh
Hoạt động 1 (8ph): Nghiên cứu đối tƣợng gốc (sự tƣơng tác giữa các vật
trong tự nhiên)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
+ Cho học sinh xem đoạn phim về
chuyển động của các vật ở gần mặt đất
và chuyển động của các hành tinh trong
hệ mặt trời?
+ Hỏi: vì sao các vật trong đoạn phim
lại chuyển động như vây?
+ Quan sát các đoạn phim.
+ Trả lời: các vật gần mặt đất chịu tác
dụng của trọng lực, còn các hành tinh
chịu tác dụng của mặt trời nên chuyển
động xung quanh mặt trời.
Hoạt động 2 (7ph): Xây dựng mô hình tƣơng tác giữa các vật trong tự
nhiên
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
+Hỏi: Nguyên nhân gây ra các chuyển
động trong các đoạn phim là gì?
+ Hỏi: có tồn tại lực tương tác giữa hai
vật bất kỳ trong tự nhiên không? Lực ấy
có phương chiều như thế nào?
+ Thông báo: Trong phần này chúng ta sẽ
nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
lực tương tác giữa hai chất điểm.
+ Trả lời: do có lực của các vật xung
quanh tác dụng lên vật đang xét.
+Trả lời: có, lực tương tác giữa hai chất
điểm bất kỳ trong tự nhiên là lực hút.
+ Tiếp nhận vấn đề nghiên cứu.
Hoạt động 3 (15ph): làm việc trên mô hình suy ra các yếu tố ảnh hƣởng
đến lực tƣơng tác giữa hai chất điểm.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
+ Yêu cầu học sinh làm việc với thí
nghiệm tưởng tượng và xác định các
nhân tố ảnh hưởng đến lực tương tác
giữa hai chất điểm?
+ Yêu cầu học sinh tưởng tượng, nếu
thay đổi khối lượng và khoảng cách
+ Xác định lực tương tác giữa hai chất
điểm phụ thuộc vào khối lượng của hai
chất điểm và khoảng cách giữa hai chất
điểm.
+ Trả lời khối lượng tăng thì lực tương
P37
giữa hai chất điểm thì sẽ ảnh hưởng như
thế nào đến lực tương tác giữa hai chất
điểm ấy?
tác tăng còn khoảng cách tăng thì lực
tương tác giảm.
Hoạt động 4 (7ph): Xác nhận mô hình
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
+ Thông báo, các thí nghiệm chính xác đã
chứng tỏ kết quả nêu trên là đúng. Đồng
thời thông báo nội dung của định luật vạn
vật hấp dẫn.
+ Tiếp nhận nội dung của định luật
vạn vật hấp dẫn
Hoạt động 5 (6ph): Áp dụng mô hình suy ra độ lớn của gia tốc rơi tự do
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
+ Yêu cầu học sinh viết biểu thức của lực
hấp dẫn của quả đất tác dụng lên một vật
có khối lượng m ở độ cao h so với mặt đất.
+ Yêu cầu HS so sánh biểu thức của lực
hấp dẫn và biểu thức của trọng lực để suy
ra biểu thức xác định gia tốc rơi tự do.
+ Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C1.
+ Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C2.
+Thông báo, kết quả suy luận từ định luật
vạn vật hấp dẫn phù hớp với thực nghiệm
đo gia tốc rơi tự do nên mô hình trên đã
được xác nhận.
+Thông báo khái niệm trường hấp dẫn,
trường trọng lực.
+ Làm theo yêu cầu của giáo viên,
viết biểu thức 17.2 SGK.
+ So sánh và rút ra biểu thức như 17.3
SGK
+ Trả lời: Do hằng số hấp dẫn rất bé
nên lực hấp dẫn giữa các vật thông
thường là rất bé, chúng ta không cảm
nhận được. Chỉ khi khối lượng giữa
các vật tương tác là đủ lớn thì chúng
ta mới cảm nhận được lực hấp dẫn
giữa chúng.
+ Căn cứ vào biểu thức của g để trả
lời câu hỏi C2.
+ Tiếp nhận thông báo của giáo viên.
+ Tiếp nhận các khái niệm.
P38
Hoạt động 6 (2ph): củng cố
GV: yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức trọng tâm của bài
HS: Nhắc lại nội dung định luật định luật vạn vật hấp dẫn, công thức tính gia tốc
rơi tự do của một vật trên bề mặt trái đất và của một vật ở độ cao h so với mặt đất.
Giao nhiệm vụ về nhà: Trả lời các câu hỏi 1- 4 trang 78 và bài tập 1 - 7
trang 78, 79.
Rút kinh nghiệm: Giáo viên đánh giá tiết học, động viên, khen ngợi học sinh
4. Bài lực đàn hồi
Mục tiêu:
Kiến thức:
Hiểu được thế nào là lực đàn hồi
Hiểu rõ các đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo và dây căng, thể hiện được
các lực đó trên hình vẽ.
Từ thực nghiệm, thiết lập được hệ thức giữa lực đàn hồi và độ biến dạng của
lò xo.
Kỹ năng:
Biết vận dụng hệ thức liên hệ giữa lực đàn hồi và độ biến dạng của là xo để
giải các bài tập đơn giản.
Biết tiến hành các thao tác thí nghiệm để đo độ biến dạng của lò xo và lực
đàn hồi tương ứng.
Thái độ: Tích cực, tự lực chiếm lĩnh các kiến thức, kỹ năng.
Chuẩn bị
Giáo viên: + Chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm như hình 19.1; 19.2; 19.3;
19.4; 19.5; 19.8 SGK.
+ Đoạn phim về thí nghiệm nghiên cứu định luật Huc
Học sinh: + Ôn lại các kiến thức đã học về cân bằng lực và trọng lượng.
P39
Sơ đồ tiến trình xây dựng bài:
Nghiên cứu đối tượng
gốc: sự biến dạng đàn
hồi Cho HS xem một sô video về biến dạng đàn hồi
Yêu cầu học sinh xác định lực làm biến dạng các
vật trong thí nghiệm
Xây dựng mô hình
lực đàn hồi
Làm việc với mô
hình suy ra các đặc
điểm của lực đàn
hồi: điểm đặc,
phương, chiều, độ
lớn
Xác nhận mô
hình
Yêu cầu HS nhận xét hiện tượng xảy ra khi tác
dụng lực lên lò xo và khi thôi tác dụng lực.
GV gợi ý mô hình lực đàn hồi xuất hiện khi vật bị
biến dạng và làm cho vật có khả năng trở về hình
dạng ban đầu.
Gợi ý học sinh làm thí nghiệm tưởng tượng tác dụng
lực làm lò xo biến dạng, xác định phương, chiều và
độ lớn của lực đàn hồi xuất hiện ở lò xo.
Làm thí nghiệm tưởng tượng, đưa ra nhận xét, bổ
sung cho nhau
Rút ra kết luận lý thuyết về phương, chiều, độ lớn
của lực đàn hồi
Làm thí nghiệm đo độ lớn của lực đàn hồi
Xác nhận mô hình
Áp dụng mô
hình
Xác định đặc điểm của lực căng dây
Tìm hiểu khái niệm giới hạn đàn đồi
P40
Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh
Hoạt động 1 (10ph): Nghiên cứu đối tƣợng gốc (sự biến dạng đàn hồi)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
+ Hỏi: Khi tác dụng lực vào lò xo, hiện
tượng gì xảy ra?
+Hỏi: Khi thôi tác dụng lực, hiện tượng gì
xảy ra?
+ Hỏi lực nào đã làm cho lò xo trở về
hình dạng ban đầu?
+Giới thiệu hôm nay sẽ chúng ta sẽ
nghiên cứu về vấn đề này.
+ Trả lời: Lò xo bị giãn hoặc bị nén (bị
biến dạng)
+ Trả lời: Khi đó, lò xo trở về hình
dạng ban đầu.
+Không trả lời được.
+Tiếp nhận vấn đề nghiên cứu
Hoạt động 2 (9ph): Xây dựng mô hình lực đàn hồi
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
+ Hỏi: Khi kéo lò xo, tay ta có chịu lực
tác dụng không? Lực này có đặc điểm
như thế nào?
+ Hỏi: Lực tác dụng lên tay là do lò xo
gây ra, khi nào thì lò xo tác dụng lực lên
tay ta?
+Khi tay thôi tác dụng lực lên lò xo,
nguyên nhân nào làm lò xo trở về trạng
thái ban đầu?
+ Thông báo chúng ta gọi lực xuất hiện
khi vật bị biến dạng như trong trường hợp
trên là lực đàn hồi. Chúng ta sẽ nghiên
cứu điều kiện xuất hiện và đặc điểm của
lực đàn hồi
+ Trả lời: Tay có chịu lực tác dụng,
theo đinh luật III Niu tơn, lực này cùng
phương, ngược chiều với lực do tay ta
tác dụng lên lò xo.
+ Trả lời: Khi tay ta tác dụng lực làm lò
xo biến dạng.
+ Do lò xo tự tao ra lực để phục hồi
hình dạng như cũ.
+ Tiếp nhận vấn đề nghiên cứu
P41
Hoạt động 3 (16ph): làm việc trên mô hình suy ra đặc điểm của lực đàn hồi
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
+Giới thiệu thí nghiệm tưởng tượng, kéo
hoặc nén lò xo để tìm hiểu điều kiện
xuất hiện và đặc điểm của lực đàn hồi.
+ Hỏi: lực đàn hồi bắt đầu xuất hiện khi
nào?
+ Hỏi: lực đàn hồi tác dụng lên vật nào
và có đặc điểm gì?
+Hỏi: độ lớn của lực đàn hồi phụ thuộc
vào những yếu tố nào?
+ Tổng kết các kết quả lí thuyết mà học
sinh rút ra được từ thí nghiệm tưởng
tượng.
+ Lắng nghe và theo dõi thí nghiệm
tưởng tượng.
+Trả lời: Lực đàn hồi bắt đầu xuất hiện
khi vật bị biến dạng.
+ Lực đàn hồi xuất hiện ở hai đầu của lò
xo, đặt vào vật các vật gắn với lò xo, có
phương dọc theo trục của lò xo và chiều
hướng vào trong khi lò xo bị giãn và
hướng ra ngoài khi lò xo bị nén.
+Trả lời: Đưa ra một số dự đoán, giả
thuyết.
+ Ghi nhận các kết quả lí thuyết được đề
xuất
Hoạt động 4 (8ph): Xác nhận mô hình lực đàn hồi
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
+ Hỏi: để kiểm tra tính đúng đắn của các
kết quả được rút ra, chúng ta có thể tiến
hành thí nghiệm như thế nào?
+ Giới thiệu phương án thí nghiệm trong
SGK (hình 12.2).
+ Yêu cầu một học sinh lên bảng tiến hành
thí nghiệm, ghi kết quả thí nghiệm vào
bảng
+ Yêu cầu học sinh dùng kết quả thí
+ Đề xuất một số phương án thí
nghiệm.
+ Tiếp nhận phương án thí nghiệm
+Học sinh được chỉ định lên bảng tiến
hành thí nghiệm, ghi kết quả lên bảng.
+ Các học sinh khác ghi nhận kết quả
thí nghiệm
+ Trả lời: độ lớn của lực đàn hồi tỷ lệ
P42
nghiệm tìm ra đặc điểm của độ lớn của lực
đàn hồi.
+ Giới thiệu giới hạn đàn hồi của lò xo và
làm thí nghiệm với một lò xo nhỏ để học
sinh thấy được giới hạn đàn hồi.
+ Giới thiệu định luật Huc dựa trên các kết
quả thí nghiệm mà học sinh vừa tiến hành
+ Yêu cầu học sinh nêu ý nghĩa vật lý của
hệ số k trong định luật Hook.
+ Giới thiệu đơn vị của k
+Hỏi: đối với các vật khác thì lực đàn hồi
sẽ có các đặc điểm khác. Lực đàn hồi của
dây cao su hoặc dây thép có đặc điểm gì?
Lực đàn hồi của các mặt tiếp xúc bị biến
dạng có đặc điểm gì?
với độ biến dạng của lò xo
+Tiếp nhận khái niệm giới hạn đàn
hồi.
+ Tiếp nhận nội dung của định luật
Hook.
+ Hệ số k đặc trưng cho mỗi lò xo, lò
xo nào có k lớn thì càng ít bị biến
dạng.
+ Tiếp nhận đơn vị của k
+ Trả lời: Đối với dây, lực đàn hồi chỉ
xuất hiện khi bị giãn (gọi là lực căng)
còn đối với các mặt tiếp xúc bị biến
dạng, lực đàn hồi có phương vuông
góc với mặt tiếp xúc.
Hoạt động 6 (2ph): củng cố
GV: yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức trọng tâm của bài
HS: Nhắc lại nội dung định luật định luật Hook, công thức tính lực đàn hồi
của lò xo.
Giao nhiệm vụ về nhà: Trả lời các câu hỏi 1 đến 4 trang 87 và bài tập 1 đến 4
trang 88.
5. Bài lực ma sát
Mục tiêu:
Kiến thức: Hiểu được những đặc điểm của lực ma sát trượt và viết được
biểu thức tính độ lớn của lực ma sát trượt.
Kỹ năng: Biết vận dụng hệ thức để giải thích các hiện tượng thực tế có liên
quan đến ma sát và giải bài tập.
Thái độ: Tích cực, tự lực chiếm lĩnh các kiến thức, kỹ năng.
Chuẩn bị
Giáo viên: + Chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm như hình 20.1; 20.2 SGK
+ Đoạn phim về các hiện tượng thực tế có liên quan đến ma sát
Học sinh: + Ôn lại các kiến thức đã học về định luật I Newton.
P43
Sơ đồ tiến trình xây dựng bài:
Nghiên cứu đối tượng
gốc: sự biến dạng đàn
hồi Cho HS xem một sô video về biến dạng đàn hồi
Yêu cầu học sinh xác định lực làm biến dạng các
vật trong thí nghiệm
Xây dựng mô hình
lực đàn hồi
Làm việc với mô hình
suy ra các đặc điểm
của lực đàn hồi: điểm
đặc, phương, chiều,
độ lớn
Xác nhận mô
hình
Yêu cầu HS nhận xét hiện tượng xảy ra khi tác
dụng lực lên lò xo và khi thôi tác dụng lực.
GV gợi ý mô hình lực đàn hồi xuất hiện khi vật bị
biến dạng và làm cho vật có khả năng trở về hình
dạng ban đầu.
Gợi ý học sinh làm thí nghiệm tưởng tượng tác dụng
lực làm lò xo biến dạng, xác định phương, chiều và
độ lớn của lực đàn hồi xuất hiện ở lò xo.
Làm thí nghiệm tưởng tượng, đưa ra nhận xét, bổ
sung cho nhau
Rút ra kết luận lý thuyết về phương, chiều, độ lớn
của lực đàn hồi
Làm thí nghiệm đo độ lớn của lực đàn hồi
Xác nhận mô hình
Áp dụng mô
hình
Xác định đặc điểm của lực căng dây
Tìm hiểu khái niệm giới hạn đàn đồi
P44
Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh
Hoạt động 1 (8ph): Nghiên cứu đối tƣợng gốc (sự xuất hiện của lực ma
sát trƣợt)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
+ Hỏi: muốn cho vật đang đứng yên trên
bàn chuyển động thẳng đều ta phải làm
gì?
+Hỏi: Lực nào làm hành lí di chuyển trên
các băng chuyền khi băng chuyền chuyển
động?
+ Hỏi: khi các lực kể trên thôi tác dụng,
hiện tượng gì xảy ra?
+Thông báo: hôm nay chúng ta sẽ giải
thích tại sao khi không có lực tác dụng vật
lại chuyển động chậm dần rồi dừng lai?
+ Trả lời: ta phải tác dụng lên vật đó
một lực đủ lớn và duy trì lực đó.
+ Trả lời: lực giữa băng chuyền và
hành lí làm cho hành lí chuyển động
theo băng chuyền.
+Trả lời: vật chuyển động chậm dần rồi
dừng lại.
+ Tiếp nhận vấn đề nghiên cứu.
Hoạt động 2 (10ph): Xây dựng mô hình lực ma sát trƣợt
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
+ Yêu cầu học sinh xây dựng mô hình để
giải thích hiện tượng vật chuyển động
chậm dần rồi dừng lại?
+ Hỏi: Nếu chúng ta gọi lực này là lực ma
sát trượt thì lực ma sát trượt xuất hiện khi
nào?
+ Thông báo chúng ta gọi lực xuất hiện
khi vật trượt trên bề mặt của vật khác là
lực ma sát trượt. Chúng ta sẽ nghiên cứu
đặc điểm của lực ma sát trượt
+ Trả lời: Khi vật chuyển động, ngoài
lực kéo, vật còn chịu tác dụng của một
lực khác, lực này có xu hướng cản trở
chuyển động của vật.
+ Trả lời: Khi có vật này chuyển động
trên bề mặt của vật khác.
+ Tiếp nhận vấn đề nghiên cứu
P45
Hoạt động 3 (17ph): làm việc trên mô hình suy ra đặc điểm của lực ma
sát trƣợt
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
+Giới thiệu thí nghiệm tưởng tượng, kéo
cho vật trượt trên mặt bàn, yêu cầu học
sinh nhận xét phương chiều và điểm đặt
của lực ma sát trượt xuất hiện trong
trường hợp trên.
+ Hỏi: độ lớn của lực ma sát trượt phụ
thuộc vào những yêu tố nào?
+ Hỏi: lực ma sát trượt phụ thuộc như
thế nào với diện tích và bản chất của
mặt tiếp xúc?
+Hỏi: Lực ma sát phụ thuộc như thế nào
vào khối lượng và vận tốc của vật?
+ Ghi nhận kết quả làm việc của học
sinh.
+ Tổng kết các kết quả lí thuyết mà học
sinh rút ra được từ thí nghiệm tưởng
tượng.
+ Lắng nghe và theo dõi thí nghiệm
tưởng tượng và trả lời: lực ma sát trượt
đặt trên bề mặt tiếp xúc có phương song
song với mặt tiếp xúc, ngược chiều với
chiều chuyển động của vật.
+ Trả lời: độ lớn của lực ma sát trượt phụ
thuộc vào diện tích và bản chất của mặt
tiếp xúc, khối lượng của vật và vận tốc
chuyển động của vật
+Trả lời: Nếu mặt tiếp xúc càng nhẵn thì
lực ma sát càng nhỏ; nếu diện tích tiếp
xúc càng lớn thì lực ma sát càng lớn.
+ Trả lời: Khối lượng càng lớn thì lực
ma sát trượt càng lớn, vận tốc chuyển
động càng lớn thì lực ma sát trượt càng
lớn.
+ Ghi nhận các kết quả lí thuyết được đề
xuất
Hoạt động 4 (8ph): Xác nhận mô hình lực ma sát trƣợt
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
+ Hỏi: làm thế nào để đo được độ lớn của
lực ma sát trượt?
+ Giới thiệu phương án thí nghiệm trong
SGK (hình 20.2).
+ Yêu cầu học sinh thiết kế phương án thí
+ Đề xuất một số phương án thí
nghiệm.
+ Tiếp nhận phương án thí nghiệm
P46
nghiệm để kiểm tra các kết luận lí thuyết
đã được xây dựng ở trên.
+ Yêu cầu học sinh thực hiện phương án
thí nghiệm mình đề xuất để kiểm tra tính
đúng đắn của các kết luận lí thuyết.
+ Giới thiệu phương án thí nghiệm khả thi
và yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm
+ Yêu cầu học sinh phát biểu lại các kết
luận được rút ra từ các thí nghiệm.
+ Yêu cầu học sinh dùng kết quả thí
nghiệm tìm ra đặc điểm của độ lớn của lực
ma sát trượt.
+ Nếu HS xây dựng được phương án
thí nghiệm hợp lí
+ Tiến hành thí nghiệm và đưa ra kết
luận.
+ Nếu học sinh không đưa ra được
phương án thí nghiệm hợp lí
+Tiếp nhận phương án thí nghiệm và
tiến hành thí nghiệm sau đó đưa ra kết
luận.
+ Phát biểu: độ lớn của lực ma sát
không phụ thuộc vào diện tích tiếp
xúc, vận tốc chuyển động và khối
lượng của vật; độ lớn của lực ma sát
phụ thuộc vào bản chất, tình trạng của
bề mặt tiếp xúc và phụ thuộc vào áp
lực của vật lên mặt tiếp xúc.
+ Phát biểu đặc điểm và độ lớn của
lực ma sát trượt.
Hoạt động 6 (2ph): củng cố
GV: yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức trọng tâm của bài
HS: Nhắc lại đặc điểm và công thức tính độ lớn của lực ma sát trượt.
Giao nhiệm vụ về nhà: Trả lời các câu hỏi và bài tập trang 92, 93.
P47
PHỤ LỤC 6:
BÀI KIỂM TRA ĐẦU VÀO CỦA ĐỢT THỰC NGHIỆM
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐHSP – ĐH Huế
BÀI KIỂM TRA ĐẦU VÀO
Tên học phần: KHA TNg SPL2
Thời gian làm bài: 45 phút;
(30 câu trắc nghiệm)05/10/2014
Mã học phần: - Số tín chỉ (hoặc đvht):
Lớp:
Mã đề thi 132
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:.................................................... Mã sinh viên: .....................
Câu 1: Thể tích của cột chất lỏng trong
hình bên là:
A. 6.6ml B. 6.9 ml C. 7.0ml D. 7.2 ml
Câu 2: Khối lượng riêng của một chất
được xác định bằng thương số giữa khối lượng và thể tích của chất ấy. Để biết khối
lượng riêng của đồng, chúng ta cần
A. Một vật nhỏ bằng đồng, cân, bình chia độ, nhiệt kế
B. Một vật nhỏ bằng đồng, cân và thước kẻ hoặc thước dây
C. Một vật nhỏ bằng đồng, cân, thước đo độ dài và nhiệt kế
D. Một vật nhỏ bằng đồng, cân, bình chia độ.
Câu 3: Nhiệt độ sôi của một số chất được cho bởi bảng sau:
Chất Nhiệt độ sôi (0C)
Rượu 78
Nước 100
Xăng 80,2
Thủy ngân 356.7
Muốn đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy ta có thể dùng nhiệt kế gì?
(Nhiệt độ nóng chảy của băng phiến khoảng 80,20C)
A. Nhiệt kế y tế B. Nhiệt kế rượu
C. Nhiệt kế thủy ngân D. Nhiệt kế xăng
P48
Câu 4: Để mô tả chuyển động của dòng xe cộ trong thành phố lúc tan tầm ta
có thể
A. xem mỗi phương tiện là một điểm chuyển động hỗn loạn.
B. xem mỗi phương tiện là một điểm chuyển động thành dòng liên tục.
C. xem mỗi phương tiện là một điểm chuyển động thành dòng gián đoạn.
D. Xem mỗi loại phương tiện như một quả cầu có bán kính như nhau chuyển
động thành dòng gián đoạn
Câu 5: Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm
điện, vật chưa nhiễm điện sẽ trở thành nhiễm điện dương. Giả sử các nhận định sau
đây là đúng, nhận định nào không giúp chúng ta giải thích được hiện tượng trên?
A. “Chất điện” từ vật nhiễm điện truyền qua vật chưa nhiễm điện.
B. Các “hạt mang điện” từ vật nhiễm điện truyền qua vật chưa nhiễm điện.
C. Các electron từ vật chưa nhiễm điện truyền qua vật nhiễm điện dương.
D. Sự nhiễm điện là do sự thừa hay thiếu electron gây ra.
Câu 6: Từ nhận định “trong lòng chất lỏng áp suất của chất lỏng truyền đi
nguyên vẹn theo mọi phương” có thể rút ra hệ quả nào dưới đây.
A. chất lỏng có tạo áp suất theo hướng từ dưới lên.
B. áp suất tại mọi điểm trong lòng chất lỏng là bằng nhau.
C. Đối với bình thông nhau chứa cùng một loại chất lỏng, mực chất lỏng ở
nhánh nhỏ luôn cao hơn ở nhánh lớn.
D. Đối với bình thông nhau chứa hai loại chất lỏng không hòa tan thì điểm
giao nhau giữa hai chất lỏng đó luôn là điểm thấp nhất của bình thông nhau.
Câu 7: Nói tốc độ của vật ở thời điểm t là 5m/s, điều đó có nghĩa là
A. 5m/s là tốc độ trung bình của vật.
B. 5m/s là tốc độ tức thời của vật tại thời điểm t
C. Kể từ thời điểm t, nếu vật chuyển động thẳng đều thì 1s sau vật sẽ đi được 5m.
D. cả B và C đều đúng.
Câu 8: Khi chuyển động chất điểm vạch một đường trong không gian đường
đó được gọi là
A. đường đi. B. quãng đường. C. quỹ đạo. D. độ dời.
P49
Câu 9: Trong công thức 2as = v2 –v0
2
của một vật chuyển động thẳng biến
đổi đều, đại lượng s là
A. Độ dời.
B. Tọa độ.
C. Quãng đường.
D. Quỹ đạo.
Câu 10: Từ công thức tính gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều
aht=
R
v 2
, có thể nói:
A. Gia tốc hướng tâm tỷ lệ thuận với tốc độ của vật.
B. Bán kính quỹ đạo tỷ lệ thuận với bình phương tốc độ của vật.
C. Độ lớn của gia tốc hướng tâm tỷ lệ thuận với bình phương tốc độ của vật.
D. Độ lớn của gia tốc hướng tâm tỷ lệ thuận với bình phương vận tốc của vật.
Câu 11: Đặt một điện áp U vào hai đầu một vật dẫn có điện trở R, cường độ
dòng điện chạy qua R được xác định bằng định luật Ôm: I =
R
U
, ta có thể nói:
A. Điện áp đặt vào điện trở tỷ lệ thuận với giá trị của điện trở R.
B. Cường độ dòng điện qua điện trở tỷ lệ nghịch với điện trở R.
C. Điện trở của vật dẫn tỷ lệ thuận với điện áp đặt vào vật.
D. Cả ba đều đúng.
Câu 12: Một người đứng cạnh hồ nước nhìn xuống mặt nước thì thấy ảnh của
mình bên cạnh một chú cá đang bơi trong hồ. Các định luật vật lý nào chi phối hiện
tượng trên
A. Định luật truyền thẳng của ánh sáng, định luật phản xạ ánh sáng và định
luật khúc xạ ánh sáng.
B. Định luật truyền thẳng của ánh sáng và định luật phản xạ ánh sáng.
C. Định luật phản xạ ánh sáng và định luật khúc xạ ánh sáng.
D. Định luật truyền thẳng của ánh sáng và định luật khúc xạ ánh sáng.
Câu 13: Hiện tượng nào trong các hiện tượng dưới đây không phải là biểu
hiện của quán tính: (Quán tính là xu hướng bảo toàn vận tốc của vật)?
A. Vẩy cây bút mực thì mực bị văng ra.
B. Hành khách trên ô tô bị ngã về phía sau khi xe tăng tốc.
P50
C. Khi bị vấp thì người ngã về phía trước còn bị trượt thì ngã về phía sau.
D. Dùng búa đóng cây đinh vào gỗ, cây đinh lún sâu vào gỗ.
Câu 14: Đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế U, để xác định nhiệt
lượng tỏa ra trên điện trở trong thời gian t, ta phải áp dụng
A. Định luật Ôm.
B. Định luật Ôm và Định luật Jun – Lenxo.
C. Định luật Jun – Lenxo.
D. Định luật Jun – Lenxo và định luật bảo toàn năng lượng.
Câu 15: Theo tính có quán tính của các vật thì khi xe ôtô thắng gấp, quả bóng
bay đặt trong xe sẽ
A. bay về phía trước. B. bay về phía sau.
C. đứng yên. D. rung rinh tại chỗ.
Câu 16: Theo tính chất vật rắn bị nở ra khi nóng lên thì khi nung nóng một
quả cầu kim loại rỗng thì
A. đường kính trong của quả cầu sẽ tăng.
B. đường kính ngoài của quả cầu sẽ giảm.
C. đường kính trong của quả cầu sẽ giảm.
D. đường kính ngoài tăng, còn đường kính trong không đổi.
Câu 17: Các vật rơi tự do với cùng một gia tốc, tại sao hòn đá luôn rơi nhanh
hơn chiếc lông chim?
A. Vì hòn đá rơi thẳng còn chiếc lông chim rơi theo quỹ đạo cong.
B. Vì hòn đá nặng hơn nên lực hấp dẫn mà trái đất tác dụng lên nó lớn hơn.
C. Vì lực cản của không khí tác dụng lên chiếc lông chim lớn hơn.
D. Vì tổng hợp lực tác dụng lên hòn đá chia cho khối lượng của nó lớn hơn so
với chiếc lông chim.
Câu 18: Cho một vật chuyển động với tốc độ ban đầu là v1, sau khi đi được
quãng đường S thì đạt vận tốc v2. Muốn xác định gia tốc a của vật ta sử dụng công
thức
A. B.
C. S = v1.t + 0,5a. t
2
. D. cả ba câu trên đều áp dụng được.
Câu 19: Trong các câu sau, câu nào cho biết về thời điểm?
P51
A. Kỷ lục chạy 100m nữ Việt Nam là 11 giây 43.
B. Sân bay sẽ đóng cửa trước khi khởi hành 20 phút.
C. Vận động viên bơi lội vô địch chạm đích ở giây thứ 64.
D. Trong kỳ thi đại học, thí sinh đến muộn quá 15 phút sau khi bóc đề thi
không được dự thi.
Câu 20: Giá trị nào sau đây của gia tốc của xe gắn máy là không phù hợp với
thực tế?
A. 1m/s
2
B. 3m/s
2
C. 5m/s
2
D. 7m/s
2
Câu 21: Khi một xe ô tô va chạm với một xe máy, xe máy thường bị hư hỏng
nặng hơn là do
A. Vì khối lượng của xe ô tô lớn hơn nên quán tính của nó lớn hơn.
B. Vì vật liệu làm ô tô cứng hơn nên khó bị biến dạng hơn.
C. Vì xe ô tô to hơn nên khó bị biến dạng hơn.
D. Vì xe ô tô chạy nhanh hơn nên nó tác dụng lên xe máy một lực lớn hơn.
Câu 22: Để mô tả hình ảnh của khán giả trong một trận bóng đá ta có thể xem
A. mỗi khán giả như một vật nhỏ có vị trí xác định và chuyển động không
ngừng quanh vị trí đó.
B. Mỗi khán giả như một điểm cố định.
C. Mỗi khán giả như một điểm chuyển động hỗn loạn.
D. Mỗi khán giả như một vật chuyển động từ vị trí cố định này sang vị trí cố
định khác.
Câu 23: Để một cốc nước đá trong không khí, sau một thời gian, bên ngoài
thành cốc có đọng nước. Giả sử các nhận định dưới đây đều đúng, nhận định nào
không thể giải thích được hiện tượng trên
A. Chất lỏng có thể thấm ra khỏi vật chứa.
B. Trong không khí có hơi nước và hơi nước ngưng tụ thành giọt khi gặp vật lạnh.
C. Trong thành phần của mọi chất đều có chứa nước, khi gặp điều kiện thuận
lợi nước ấy được xuất ra bên ngoài.
D. Nước chảy từ nơi cao đến nơi thấp.
P52
Hình ảnh minh họa
thí nghiệm của câu hỏi
D
Câu 24: Từ nhận định “Sức cản của không khí quyết định sự rơi nhanh hay
chậm của vật” ta có thể rút ra được hệ quả nào sau đây (có thể kiểm tra được bằng
thí nghiệm).
A. Hai vật có khối lượng khác nhau rơi nhanh như nhau.
B. Vật nhẹ có thể rơi nhanh hơn vật nặng.
C. Trong môi trường không có không khí, tất cả các vật đều rơi nhanh như
nhau.
D. Tất cả các vật đều rơi nhanh như nhau nếu thả từ cùng một độ cao.
Câu 25: Thí nghiệm cho hai hình trụ thủy tinh có đĩa
D tách rời làm đáy, muốn D đậy kín đáy ống ta phải dùng
tay kéo căng dây lên. Một bình có thành kín, một bình có
thành bị đục lỗ. Nhấn hai bình vào nước rồi buông tay, bình
kín đĩa D không bị rơi, còn bình bị đục lỗ thì đĩa D bị rơi ra
(hình vẽ). Thí nghiệm trên có thể kiểm chứng tiên đoán nào
dưới đây?
A. Khi nhúng vào trong nước, các vật trở nên nhẹ hơn.
B. Nước tác dụng áp suất lên các vật đặt trong lòng nó.
C. Nước làm cho đĩa D dính vào ống thủy tinh.
D. Cả ba dự đoán trên đều không phù hợp với thí nghiệm này.
Câu 26: Để kiểm tra tiên đoán “Nếu không có không khí, tất cả các vật đều
rơi nhanh như nhau” ta có thể tiến hành thí nghiệm nào dưới đây?
A. Thả các vật có khối lượng khác nhau rơi đồng thời từ cùng một độ cao.
B. Thả hai vật có cùng khối lượng nhưng kích thước khác nhau rơi đồng thời
từ cùng một độ cao.
C. Cho các vật khác nhau rơi đồng thời từ cùng một độ cao trong một ống
thủy tinh đã hút hết không khí.
D. Cả ba thí nghiệm trên đều không kiểm tra được tiên đoán nêu trên.
Câu 27: Một vật được thả vào trong một chất lỏng. Vật đó sẽ nổi hay chìm là do
A. khối lượng của vật, thể tích của vật, khối lượng riêng của chất lỏng.
B. thể tích của chất lỏng và thể tích của vật.
C. khối lượng của vật, hình dạng của vật, nhiệt độ của chất lỏng.
D. khối lượng riêng của chất lỏng, hình dạng của vật, kích thước của vật.
P53
Câu 28: Giả sử các nhận định sau đây đều đúng, nhận định nào không thể
giải thích được hiện tượng mắt có thể nhìn thấy các vật.
A. Mắt có thể phát ra các “tia nhìn”, khi tia nhìn đập vào vật nào thì ta quan
sát được vật ấy.
B. Ánh sáng truyền theo đường thẳng.
C. Các tia sáng từ vật truyền đến mắt gây cảm giác sáng và giúp ta nhìn được vật.
D. Trên bề mặt các vật có các hạt thoát ra đi vào mắt người quan sát giúp
người quan sát nhìn thấy vật.
Câu 29: Hiện tượng nào trong các hiện tượng dưới đây là biểu hiện của định
luật phản xạ ánh sáng?
A. Người có thể thấy ảnh mình trong gương.
B. Người có thể nhìn thấy các vật nằm trong nước.
C. Người nhìn thấy cây gậy cắm trong nước dường như bị gãy khúc tại
mặt phân cách.
D. Người có thể tạo được các ảnh thật hoặc ảo nhờ thấu kính.
Câu 30: Để xác định vị trí của một chiếc xe ô tô khi nó đang chạy từ Đà Nẵng
đến Quảng Ngãi. Chúng ta có thể ...
A. xem quãng đường Đà Nẵng – Quảng Ngãi là một đoạn thẳng, xe ô tô là
một hình chữ nhật.
B. giữ nguyên hình dạng của quãng đường, xem ô tô là một điểm.
C. xem ô tô là một điểm, quãng đường là một đoạn thẳng.
D. giữ nguyên hình dạng của xe ô tô và quãng đường.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
P54
Phụ lục 7: Bài kiểm tra đầu ra của đợt thực nghiệm
TRƢỜNG ĐHSP – ĐẠI HỌC HUẾ ĐỀ KIỂM TRA ĐẦU RA
Thời gian làm bài: 45 phút;
(30 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 132
(Thí sinh không ghi chép và đánh ấu lên đề)
Câu 1: Hiện tượng hành khách ngồi trong xe ô tô bị ngã về phía sau khi ô tô
tăng tốc là do mọi vật đều có
A. quán tính. B. khối lượng.
C. trạng thái cân bằng. D. lực tác dụng.
Câu 2: Tác dụng vào đầu tự do của lò xo một lực F thì thấy lò xo giãn ra một
khoảng Δl, độ giãn của lò xo được xác định bằng công thức: Δl ta có thể nói:
A. Độ cứng K của lò xo lỷ lệ nghich với độ biến dạng của lò xo.
B. độ biến dạng của lò xo tỷ lệ nghịch với độ cứng của lò xo.
C. Độ cứng K của lò xo lỷ lệ thuận với lực kéo F.
D. Cả ba đều đúng.
Câu 3: Khi sử dụng đồng hồ vạn năng trong các thí nghiệm về điện, em thường
A. nhờ thầy (cô) đến bàn để hướng dẫn và làm mẫu cho xem rồi làm theo
B. đọc hướng dẫn sử dụng rồi làm theo
C. để các bạn khác trong nhóm sử dụng còn mình chỉ quan sát
D. tự thử một cách ngẫu nhiên cho đến khi nghĩ rằng mình đã tìm ra cách sử dụng
Câu 4: Hai vật tương tác nhau bằng một cặp lực và phản lực. Hai lực này là
hai lực
A. cân bằng. B. đối kháng. C. trực diện. D. trực đối.
Câu 5: Lực ma sát trượt tác dụng lên vật được xác định bằng công thức: Fmst=
k.N. Công thức này có thể được phát biểu như sau
A. Lực ma sát trượt tác dụng vào vật tỷ lệ thuận với áp lực lên mặt tiếp xúc
và phụ thuộc vào bản chất của mặt tiếp xúc.
B. Lực ma sát trượt tác dụng vào vật tỷ lệ thuận với trọng lực tác dụng lên vật
và phụ thuộc vào bản chất của mặt tiếp xúc.
P55
C. Lực ma sát trượt tác dụng vào vật tỷ lệ thuận với áp lực lên vật và phụ
thuộc vào bản chất của mặt tiếp xúc.
D. Lực ma sát trượt tác dụng vào vật tỷ lệ thuận với trọng lực tác dụng lên
vật và không phụ thuộc vào bản chất của mặt tiếp xúc.
Câu 6: Trong các hệ quả sau đây, hệ quả nào không thể được rút ra từ nhận
định “Lực ma sát trượt phụ thuộc vào mặt tiếp xúc”?
A. Thay đổi bản chất của mặt tiếp xúc thì độ lớn của lực ma sát trượt thay đổi.
B. Tăng khối lượng của vật thì lực ma sát tăng.
C. Diện tích mặt tiếp xúc thay đổi thì độ lớn của lực ma sát trượt sẽ thay đổi.
D. Mặt tiếp xúc càng nhám thì lực ma sát trượt càng tăng.
Câu 7: Một vật chịu tác dụng của lực kéo F thu được gia tốc a được xác định
theo định luật II Newton: a =
m
F
, ta có thể nói:
A. Lực tác dụng vào vật tỷ lệ thuận với gia tốc mà vật thu được
B. Lực tác dụng vào vật tỷ lệ thuận với khối lượng của vật.
C. Gia tốc vật thu được tỷ lệ nghịch với khối lượng của vật.
D. Cả ba đều đúng.
Câu 8: Để kiểm chứng tiên đoán “ độ lớn lực ma sát trượt phụ thuộc vào mặt
tiếp xúc” ta không thể dùng thí nghiệm nào sau đây?
A. Dùng lực kế kéo một vật trượt đều trên một mặt tiếp xúc, ghi nhận số chỉ
của lực kế. So sánh số chỉ đó với trường hợp thay bằng một mặt tiếp xúc khác.
B. Dùng lực kế kéo một vật trượt đều trên một mặt tiếp xúc, ghi nhận số chỉ
của lực kế. So sánh số chỉ đó với trường hợp thay bằng một vật cùng khối lượng và
có diện tích mặt tiếp xúc khác.
C. Dùng lực kế kéo một vật trượt đều trên một mặt tiếp xúc, ghi nhận số chỉ
của lực kế. So sánh số chỉ đó với trường hợp thay bằng một vật có khối lượng khác.
D. Cả ba thí nghiệm trên đều không kiểm tra được tiên đoán nêu trên.
Câu 9: Trọng lượng của một vật là ...
A. khối lượng của vật đó
B. lực hấp dẫn mà trái đất tác dụng lên vật.
C. độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật.
D. cả ba đại lượng trên.
P56
Câu 10: Một người kéo một túi gạo trên sàn nhà. Túi gạo chuyển động nhanh
hay chậm là do
A. khối lượng và kích thước của túi gạo, lực kéo của người.
B. lực kéo của người , độ nhẵn của nền, khối lượng của túi gạo.
C. lực kéo của người, độ nhẵn của nền, nhiệt độ của phòng.
D. khối lượng, kích thước của túi gạo, lực kéo của người, độ nhẵn của nền,
nhiệt độ phòng.
Câu 11: Hai vật đặt gần nhau sẽ tác dụng lên nhau một lực hút gọi là lực hấp
dẫn. Lực hấp dẫn giữa hai vật phụ thuộc vào...
A. kích thước hai vật, khoảng cách giữa hai vật.
B. khối lượng hai vật, khoảng cách giữa hai vật.
C. hình dạng, kích thước và khoảng cách giữa hai vật.
D. khối lượng hai vật, hình dạng hai vật.
Câu 12: Giả sử các nhận định sau đây đều đúng, nhận định nào không thể
giải thích được hiện tượng các vật rơi nhanh chậm khác nhau trong không khí.
a. Khối lượng các vật ảnh hưởng đến sự rơi.
b. Các vật rơi từ trên xuống dƣới.
c. Kích thước của các vật ảnh hưởng đến sự rơi.
d. Không khí cản trở sự rơi của các vật.
Câu 13: Công thức của đinh luật II Newton là
m
F
a
. Từ công thức trên ta có
thể phát biểu nội dung của định luật II Newton như sau:
A. Vectơ gia tốc của một vật luôn cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ
lớn của vectơ gia tốc tỷ lệ thuận với độ lớn của vectơ lực tác dụng lên vật và tỷ lệ
nghịch với khối lượng của vật.
B. Độ lớn của vectơ gia tốc tỷ lệ thuận với độ lớn của vectơ lực tác dụng lên
vật và tỷ lệ nghịch với khối lượng của vật.
C. Vectơ gia tốc của một vật luôn cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Vectơ
gia tốc tỷ lệ thuận với lực tác dụng lên vật và tỷ lệ nghịch với khối lượng của vật.
D. Vectơ gia tốc của một vật luôn ngược hướng với lực tác dụng lên vật.
Vectơ gia tốc tỷ lệ thuận với vectơ lực tác dụng lên vật và tỷ lệ nghịch với khối
lượng của vật.
P57
Câu 14: Từ nhận định “Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển
động” có thể rút ra hệ quả nào sau đây?
A. lực tác dụng càng lớn thì gia tốc mà vật thu được càng nhỏ.
B. gia tốc mà vật thu được tỷ lệ nghịch với khối lượng của vật.
C. xét trong cùng một khoảng thời gian, nếu lực tác dụng thay đổi thì quãng
đường vật đi được cũng thay đổi.
D. tất cả các phương án trên đều sai.
Câu 15: Trong các so sánh dưới đây, trường hợp nào là so sánh định lượng?
A. 10 centimet bằng 1 deximet.
B. Giây là đơn vị đo thời gian ngắn hơn phút.
C. Một kilomet ngắn hơn một dặm.
D. Tất cả các trường hợp trên.
Câu 16: Để kiểm chứng tiên đoán “lực tương tác giữa hai vật luôn có cùng độ
lớn” ta có thể tiến hành thí nghiệm nào dưới đây?
A. Dùng các vật khác nhau treo vào lực kế rồi so sánh số chỉ của lực kế.
B. Hai người cầm hai lực kế móc vào nhau và kéo rồi so sánh số chỉ của lực kế.
C. Dùng một vật treo vào hai lực kế khác nhau rồi so sánh số chỉ của lực kế.
D. Cả ba thí nghiệm trên đều không kiểm tra được tiên đoán đã nêu.
Đọc các định luật dƣới đây và trả lời các câu hỏi từ 17 đến 19
+ Định luật I Newton: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc
chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không thì nó giữ nguyên trạng thái đứng
yên hoặc chuyển động thẳng đều.
+ Định luật II Newton: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên
vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng
của vật.
+ Định luật III Newton: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B
một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ
lớn, nhưng ngược chiều.
+ Định luật Hook: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo
tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.
P58
Câu 17: Treo một vật có khối lượng m vào đầu một lò xo có độ cứng k. Để
xác định độ biến dạng của lò xo, ta áp dụng:
A. Định luật II Newton. B. Định luật Hook.
C. Cả hai định luật trên. D. Một trong hai định luật trên đều được.
Câu 18: Một quả bóng bay đến đập vào tường rồi bật ra. Các định luật vật lý
nào có thể chi phối hiện tượng trên:
A. Định luật I và định luật III Newton
B. Định luật I và định luật II
C. Định luật II và định luật III Newton
D. Định luật I, định luật II và định luật III Newton
Câu 19: Một vật được treo vào bên dưới một lò xo. Khi vật cân bằng, lò xo
giãn ra một đoạn nhỏ. Các định luật vật lý chi phối hiện tượng này là
A. Định luật III Newton và định luật Hook.
B. Định luật I, định luật II và định luật III Newton.
C. Định luật I, định luật II và định luật Hook.
D. Định luật I, định luật II, định luật III Newton và định luật Hook.
Các công thức vật lý cho trong các câu hỏi 20, 21, 22 đều đúng. Hãy lựa
chọn công thức nào phù hợp nhất cho mỗi câu hỏi.
Câu 20: Một vật chịu tác dụng của lực kéo F chuyển động không vận tốc
đầu theo phương ngang với gia tốc a. Quãng đường vật đi được sau thời gian t
được tính từ công thức:
a. A= F.S b. c. S = 0,5a. t
2
d. S= v.t
Câu 21: Một vật khối lượng m chịu tác dụng của lực kéo F theo phương
ngang chuyển động với gia tốc a trên mặt phẳng ngang. Lực ma sát tác dụng vào vật
có thể được tính bằng công thức:
A. Fms= k.m.g B. A= (F-Fms).S C. Fms=k.N D. F-Fms= m.a
Câu 22: Hiện tượng nào trong các hiện tượng dưới đây là biểu hiện của định
luật III Newton?
A. Ném quả trứng vào tường, trứng vỡ nhưng tường thì không.
B. Nếu lực kéo tác dụng vào vật không thể thắng được lực ma sát nghỉ cực
đại thì vật vẫn đứng yên.
P59
C. Trong trò chơi kéo co, đội nào kéo với lực lớn hơn thì sẽ thắng.
D. Treo một vật vào lực kế trong thang máy, số chỉ của lực kế trong thang
máy đang chuyển động nhanh dần đều khác với số chỉ của lực kế khi thang máy
đứng yên.
Câu 23: Khi đo đạt để tính vận tốc chuyển động thẳng đều của xe trượt trên
đệm không khí, số liệu nào sau đây là không phù hợp?
A. 0, 5m/s B. 1m/s C. 1,5m/s D. 0,1m/s
Câu 24: Để mô tả hình ảnh của khán giả trong một trận bóng đá ta có thể xem
A. Mỗi khán giả như một điểm chuyển động hỗn loạn.
B. Mỗi khán giả như một vật nhỏ chuyển động từ vị trí cố định này sang vị trí
cố định khác.
C. Mỗi khán giả như một điểm cố định.
D. mỗi khán giả như một vật nhỏ có vị trí xác định và chuyển động không
ngừng quanh vị trí đó.
Câu 25: Khi hai đội kéo co, theo định luật III Newton, lực tương tác giữa hai
đội có độ lớn bằng nhau. Nếu như vậy thì không thể có đội thắng, đội thua. Trong
trường hợp này, Định luật III Newton không bị vi phạm là do
A. khối lượng hai đội khác nhau, đội nào có khối lượng lớn hơn sẽ thắng
B. vị trí đứng của hai đội, đội nào đứng ngược chiều gió sẽ thắng
C. tư thế kéo của hai đội, đội nào đưa dây xuống thấp hơn sẽ thắng
D. phản lực từ mặt đất, đội nào tác dụng vào đất lực lớn hơn sẽ thắng.
Câu 26: Lực tương tác giữa hai vật theo định luật III Newton có độ lớn bằng
nhau, vậy tại sao khi một xe ô tô va chạm với một xe máy, xe máy thường bị hư
hỏng nặng hơn?
A. Vì khối lượng của xe ô tô lớn hơn nên quán tính của nó lớn hơn.
B. Vì vật liệu làm ô tô cứng hơn nên khó bị biến dạng hơn.
C. Vì xe ô tô to hơn nên khó bị biến dạng hơn.
D. Vì xe ô tô chạy nhanh hơn nên nó tác dụng lên xe máy một lực lớn hơn.
Câu 27: Theo định luật II Newton thì: Khi treo một vật vào lực kế rồi cho lực
kế chuyển động thẳng đứng đi lên nhanh dần đều, số chỉ của lực kế sẽ
A. chưa xác định được vì còn phụ thuộc vào gia tốc của lực kế.
B. lớn hơn trọng lực tác dụng vào vật.
P60
C. nhỏ hơn trọng lực tác dụng vào vât.
D. bằng với trọng lực tác dụng vào vật.
Câu 28: Khi đo gia tốc rơi tự do, số liệu nào sau đây là phù hợp?
A. g = 10,2m/s
2
B. g = 10m/s
2
C. g = 9,88m/s
2
D. g = 9,78m/s
2
Câu 29: Định luật vạn vật hấp dẫn áp dụng được trong trường hợp nào
dưới đây?
A. Hai bạn ngồi cạnh nhau trong lớp. B. Trái đất và quả bóng bay.
C. Trái đất và mặt trời. D. Cả ba trường hợp trên.
Câu 30: Theo tính có quán tính của các vật thì khi xe ôtô thắng gấp, quả bóng
bay đặt trong xe sẽ
A. đứng yên. B. rung rinh tại chỗ.
C. bay về phía sau. D. bay về phía trước.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phattrientuduy_5282.pdf