Nghiên cứu quá trình phát triển ý tưởng sáng tạo vừa là vấn đề cấp thiết
cả về mặt lý luận và thực tiễn đã và đang đặt ra trong quá trình đào tạo trình độ
tiến sĩ các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn quân sự. Đây là một yêu
cầu tất yếu, khách quan và có ý nghĩa rất thiết thực, song cũng rất phức tạp đòi
hỏi phải được nghiên cứu cơ bản, tiếp cận một cách có hệ thống và chuyên sâu
trên nhiều góc độ khác nhau. Vì vậy, tác giả rất mong được sự quan tâm, chỉ dẫn,
giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, chỉ huy, các nhà giáo, các nhà khoa học và các
đồng nghiệp để luận án hoàn thiện, đạt được chất lượng cao hơn.
186 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2541 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển hoặc hoàn thiện những kiến
thức về con người, về văn hoá và xã hội, về giáo dục kể cả việc áp dụng những
kiến thức này vào việc giải quyết những vấn đề xã hội, giáo dục và nhân văn. Đối
với nghiên cứu sinh, tự nghiên cứu là một hình thức hoạt động nhận thức chủ yếu,
tự học chủ yếu là tự nghiên cứu, đó vừa là yêu cầu khách quan mang tính bắt
buộc vừa là một nhu cầu tự thân. Khả năng nghiên cứu khoa học của nghiên cứu
155
sinh phải chứa đựng cả mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, tri thức về
phương pháp và đối tượng nghiên cứu và các yếu tố kỹ thuật khác của hoạt động
nghiên cứu. Khả năng nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh là năng lực thực
hiện có hiệu quả các hoạt động nghiên cứu trên cơ sở lựa chọn, tiến hành hệ
thống các thao tác trí tuệ và thực hành nghiên cứu phù hợp với điều kiện và hoàn
cảnh nhất định nhằm đạt mục đích nghiên cứu đã đề ra.
Khi coi hoạt động tự nghiên cứu của nghiên cứu sinh là một loại hình hoạt
động học tập đặc trưng ở bậc sau đại học, hoạt động này có thể diễn ra theo các
giai đoạn sau: Định hướng nghiên cứu; xây dựng kế hoạch nghiên cứu; thực hiện
kế hoạch nghiên cứu; kiểm tra, đánh giá kết quả nghiên cứu; báo cáo kết quả
nghiên cứu. Khả năng tự nghiên cứu có mối liên hệ chặt chẽ với kết quả nghiên
cứu và xa hơn nữa, đến kết quả học tập và khả năng tự học của nghiên cứu sinh
đại học. Do vậy, khả năng tự nghiên cứu trở thành loại hình kỹ năng học tập rất
cơ bản mà nghiên cứu sinh cần chú trọng bồi dưỡng và rèn luyện. Nghiên cứu
sinh cần nắm vững kiến thức của hệ thống phương pháp tự học, tự nghiên cứu.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu lý luận việc xác định mục đích, lựa
chọn phương pháp, hình thức tự học, nghiên cứu hợp lý là cần thiết. Song điều
quan trọng là người học phải có hệ thống kỹ năng tự học, tự nghiên cứu. Điều này
có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với họ, bởi lẽ muốn có kỹ năng nghề nghiệp
chyên môn trước hết phải có kỹ năng làm việc độc lập, trên cơ sở phát huy tính
tích cực nhận thức để chiếm lĩnh hệ thống tri thức. Vì tri thức là sản phẩm của
hoạt động, muốn nắm vững tri thức và có tay nghề thì việc rèn luyện hệ thống kỹ
năng tự học một cách thường xuyên và nghiêm túc phải được chú trọng trong
toàn bộ quá trình đào tạo. Muốn hoạt động học tập, ngiên cứu của nghiên cứu
sinh đạt chất lượng và hiệu quả, người học phải có tri thức và kỹ năng tự học, tự
nghiên cứu, chính các kỹ năng đó là điều kiện vật chất bên trong để nghiên cứu
sinh biến hoạt động động tự học thành kết quả cụ thể và làm cho họ tự tin vào bản
thân, bồi dưỡng và phát triển hứng thú, duy trì tính tích cực nhận thức trong hoạt
động tự học, nghiên cứu của họ.
Không những thế, họ còn phải nắm chắc chu trình tự học là các giai đoạn:
Tự nghiên cứu: người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề,
định hướng, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới và tạo ra sản phẩm ban đầu
156
hay sản phẩm thô có tính chất cá nhân. Tự thể hiện: người học tự thể hiện bằng
văn bản, bằng lời nói, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm của cá nhân,
qua sự đối thoại, giao tiếp với giảng viên, cán bộ hướng dẫn và đồng đội để tạo ra
sản phẩm có tính chất xã hội. Tự kiểm tra, tự điều chỉnh: sau khi tự thể hiện qua
sự hợp tác, trao đổi với giảng viên, cán bộ hướng dẫn và có kết kết luận, người
học tự kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh
thành sản phẩm khoa học. Toàn bộ chu trình tự nghiên cứu, tự thể hiện, tự kiểm
tra, tự điều chỉnh thực chất cũng là con đường phát hiện vấn đề, định hướng và
giải quyết vấn đề của nghiên cứu khoa học.
Để nâng cao chất lượng tự học, tự nghiên cứu của nghiên cứu sinh cần sử
dụng có hiệu quả thời gian tự học, tự nghiên cứu tài liệu, tự giải quyết vấn đề, đặc
biệt phải tập trung nâng cao tính kế hoạch và tính linh hoạt trong thực hiện kế
hoạch tự học, tự nghiên cứu: Ở giai đoạn bổ túc kiến thức, là giai đoạn tập trung
cho việc củng cố kiến thức cơ bản, lĩnh hội tri thức mới, hình thành và phát triển
các phương pháp, kỹ năng. Do đó, trong kế hoạch phải thực sự linh hoạt theo yêu
cầu nhiệm vụ của các môn học, của từng phần học, cần xây dựng một kế hoạch
tổng thể, xây dựng hệ thống các yêu cầu và giải pháp thực hiện; lựa chọn những
phương pháp tự nghiên cứu phù hợp; tăng cường tiếp cận và sử dụng các phương
pháp học tập tiên tiến kết hợp với việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa
học hiện đại, phải làm cho các phương pháp nghiên cứu của mình được sử dụng ở
bậc học này thực sự mang tính chất tìm tòi, nghiên cứu, có tác dụng chuyên dần
từ con đường Algorit (làm theo mẫu hướng dẫn của thầy) sang con đường Oritsic
(sáng tạo, tự tìm kiếm phát hiện chân lý).
Trong học tập bổ sung, nâng cao kiến thức người học phải làm quen và sử
dụng thường xuyên các phương pháp luận nghiên cứu khoa học; các phương pháp
chuyên ngành và liên ngành, phương pháp lịch sử, lôgic, phân tích, tổng hợp, phân
loại, hệ thống hóa, quan sát điều tra, nghiên cứu sản phẩm, mô hình hóa. Nhất là
trong giai đoạn xây dựng luận án người học phải biết sử dụng kết hợp các phương
pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp thí nghiệm, thực nghiệm và sử dụng
phương pháp toán học trong xử lí các số liệu, dữ liệu thu thập được, có như vậy các
đề tài luận án mới khắc phục được tính chất tư biện tăng thêm độ tin cậy cho các
157
luận điểm được đề xuất. Có thể kết hợp nghiên cứu từng vấn đề hoặc phân chia
theo nhánh để nghiên cứu, lấy nghiên cứu theo nhánh là chủ yếu. Còn ở giai đoạn
thực hiện luận án, là giai đoạnh hướng vào việc vận dụng các tri thức đã tiếp thu,
mở rộng phạm vi tiếp nhận thông tin mới, thực hiện các kỹ năng và thao tác nghiên
cứu để thực hiện luận văn, luận án. Vì vậy, kế hoạch tự nghiên cứu ở giai đoạn này
là ổn định hơn về sự phân định mốc thời gian giải quyết các công việc cần tiến
hành nhằm mục đích chính là xây dựng và hoàn thiện luận án, nhưng mang tính
biến động cao trong xử lý các nhiệm vụ cụ thể. Việc lựa chọn các phương pháp tự
nghiên cứu cũng có thể kết hợp cả hai phương thức (nghiên cứu từng vấn đề và
nghiên cứu theo nhánh nhỏ), lấy việc nghiên cứu độc lập là chính.
Khi đã có kế hoạch và coi nó như mục đích phấn đấu thì cách đạt đến mục
đích phải linh hoạt để đảm bảo hiệu suất học cao nhất. Để thực hiện được những
yêu cầu đó, nghiên cứu sinh cần rèn luyện một số kỹ năng chủ yếu: Xây dựng kế
hoạch học tập, nghiên cứu; lựa chọn, sắp xếp nội dung, phối hợp những vấn đề
nghiên cứu phục vụ cho học bổ túc kiến thức, trả bài thu hạch, tiểu luận, kiểm tra,
thi, viết báo khoa học, viết luận án với phạm vi lý luận và thực tiễn; thiết kế các
biện pháp tiếp cận và giải quyết các nhiệm vụ học tập; kỹ năng thiết lập và giải
quyết mối quan hệ với khoa chuyên ngành, giảng viên, cán bộ hướng dẫn, cơ
quan chức năng, hệ quản lý và với đồng đội cùng các đối tác khác.
Nghiên cứu sinh trong quá trình học tập và nghiên cứu còn phải luôn chú
trọng rèn luyện tính sáng tạo và tự bồi dưỡng cho mình các phẩm chất cấn thiết
để khơi nguồn ý tưởng sáng tạo phát triển đúng hướng; luôn có ước mơ, khát
vọng cống hiến cái mới cho khoa học; kiên trì, cố gắng, nỗ lực cao của mỗi cá
nhân; có quyết tâm, tín tâm, giám chấp nhận, luôn biết tìm cách vượt qua những
khó khăn thử thách; biết nhìn nhận vấn đề theo những cách thức mới, mạch lạc,
chính xác và uyển chuyển, linh hoạt, sâu sắc trong tư duy. Quá trình này “là cả
một cuộc đấu tranh gay go, kịch liệt và lâu dài giữa cái xấu và cái tốt giữa cái cũ
và cái mới, giữa cái thoái bộ và tiến bộ giữa cái đang suy tàn và cái đang phát
triển. Kết quả cái mới, cái đang tiến bộ nhất định thắng” [77, tr.20]. Do đó,
“phương pháp nghiên cứu học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải
158
gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai tự cho mình biết là đủ rồi, biết hết
rồi” [75, tr.215]. Nghiên cứu sinh phải luôn có chí tiến thủ, bản lĩnh độc lập,
quyết đoán, tự mình làm lấy, tự lực sáng tạo trong mọi hoàn cảnh. Như trong
“Mục đọc sách”, Hồ Chí Minh đã viết: “ nhất định làm đến cùng những điều
chúng ta thấy đáng làm, cho dù chưa chắc thành công vẫn ra sức làm dù gặp phải
gian nan, nguy hiểm gì, cùng cực càng phấn đấu không lùi bước, phải thực sự làm
nhanh, làm một cách kiên quyết” [69, tr.430].
Nghiên cứu sinh cần chủ động hơn nữa trong thực hành nghiên cứu khoa học
góp phần vào nâng cao kiến thức, hiểu biết của mình, tích cực khám phá tri thức
mới, lý giải các hiện tượng chính trị xã hội gắn với các quá trình quân sự. Quá trình
nghiên cứu gồm chuỗi các hoạt động: đặt vấn đề, tìm kiếm, xem xét, hoặc thử
nghiệm dựa trên số liệu, tài liệu, kiến thức vốn có để phát hiện ra những kiến thức
mới có giá trị về chuyên ngành và liên ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân
văn quân sự. Để nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học,bản thân nghiên cứu sinh
ngoài việc nắm vững phương pháp nghiên cứu thì họ còn phải có óc tò mò và hoài
nghi khoa học, biết đặc câu hỏi khoa học và tìm cách trả lời chúng, trong đó sự hoài
nghi là chìa khóa của tri thức “Doubt is the key to knowledge”.
Quá trình nghiên cứu sinh tìm tòi, khám phá tri thức mới là hành trình đi
tìm chân lý cùng với sự hoài nghi những gì đã được công nhận và sự tò mò khám
phá những gì chưa biết. Sự hoài nghi của nghiên cứu sinh không phá vỡ chân lý
và tri thức khoa học vốn có mà ngược lại, nó giúp cho họ nhận thức lại, hoàn
thiện tri thức và làm mới chân lý đó. Chính sự hoài nghi, biết đặt câu hỏi của
nghiên cứu sinh là khởi đầu của tri thức và định hướng con đường đi tới chân lý,
thậm chí biết đặt câu hỏi còn quan trọng hơn biết câu trả lời. Hay nói cách khác
trong khoa học, sự hoài nghi và đặt câu hỏi không phải là sự “kết thúc’’ mà là sự
“khởi đầu’’ tất yếu của một hành trình khám phá tri thức và đi tìm cái mới, chân
lý khoa học. Điều này cho thấy, giữa hoài nghi và chân lý có mối quan hệ biện
chứng qua lại lẫn nhau, bổ trợ lẫn nhau. Nghiên cứu sinh không thể đạt được tới
tri thức mới, vươn tới chân lý nếu họ không biết cách hoài nghi lành mạnh. Với ý
nghĩa đó, nếu nghiên cứu sinh không có hoài nghi khoa học để tự hoàn thiện
mình, họ sẽ tha hóa thành giáo điều dưới sự phát triển của những nhận thức mới.
159
Kết luận chương 3
Quá trình phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội
và nhân văn quân sự phải phù hợp với tính quy luật vận động phát triển của nó,
phù hợp với tính chất đặc điểm của yêu cầu nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ khoa
học xã hội và nhân văn quân sự. Phát triển ý tưởng sáng tạo cho nghiên cứu sinh
khoa học xã hội và nhân văn quân sự trong tình hình hiện nay, cần sử dụng tổng
hợp các giải pháp cơ bản: Tiếp tục đổi mới các yếu tố cơ bản của đào tạo nhằm
tạo động lực cho phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội
và nhân văn quân sự; xây dựng môi trường đào tạo, điều kiện thuận lợi; phát huy
nhân tố chủ quan của nghiên cứu sinh trong phát triển ý tưởng sáng tạo. Hệ thống
giải pháp đề tài đưa ra là một thể thống nhất biện chứng, hỗ trợ nhau nhằm phát
huy tối đa vai trò của các chủ thể và bản thân nghiên cứu sinh, đồng thời các giải
pháp này cần được vận dụng một cách linh hoạt và bổ sung liên tục nhắm đáp
ứng được với quá trình phát triển.
Trong những năm tới đây để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả của
quá trình đó phải đổi mới căn bản và toàn diện các yếu tố, điều kiện bảo đảm cho
sự phát triển. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu,
phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm có giá trị.
Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống và có tầm nhìn dài hạn, phù hợp với trình độ
đào tạo; thực hiện các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm,
lộ trình, bước đi phù hợp; tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân
tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, tư duy sáng tạo
làm gia tăng quá trình phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học
xã hội và nhân văn quân sự luôn có chất lượng mới, ổn định và bền vững.
160
KẾT LUẬN
1. Nghiên cứu phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã
hội và nhân văn quân sự là vấn đề thực sự cấp thiết nhằm nâng cao khả năng tư
duy lý luận, phát huy sức sáng tạo, thúc đẩy quá trình học tập, nghiên cứu của
nghiên cứu sinh đáp ứng với mục tiêu yêu cầu đào tạo trình độ tiến sĩ. Ý tưởng
sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự có những đặc
trưng riêng do đối tượng, lĩnh vực chuyên môn ngành nghề đào tạo, nghiên cứu
quy định, là kết quả của quá trình tư duy với hệ thống tri thức hướng đến phát
hiện mới mang tính chính trị và tính nhân văn quân sự.
2. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn cho thấy quá trình phát triển ý tưởng sáng
tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự vừa mang tính phổ
biến và mang tính đặc thù và vận động phát triển tuân theo tính quy luật khách
quan, là thống nhất giữa xu hướng hướng nội và hướng ngoại trong đào tạo, là
thống nhất giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học, là thống nhất giữa điều kiện
khách quan và nhân tố chủ quan tạo động lực cho phát triển ý tưởng sáng tạo của
nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự.
3. Hiện nay, phát triển ý tưởng sáng tạo của của nghiên cứu sinh khoa học
xã hội và nhân văn quân sự đã và đang có những chuyển biến tích cực, theo xu
hướng tiến bộ, đáp ứng được mục tiêu, mô hình và yếu cầu đào tạo trình độ tiến
sĩ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, thành tựu đã đạt được, vẫn còn những bất
cập hạn chế nhất định là những lực cản làm giảm sự tiến bộ, trưởng thành của
nghiên cứu sinh được biểu hiện ở từng thời điểm và các khía cạnh khác nhau của
quá trình phát triển. Những bất cập, hạn chế phản ánh rõ nhất ở chất lượng phát
triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh về nhận thức trách nhiệm, trình độ tri
thức, kỹ năng phương pháp, phẩm chất, năng lực tư duy, dấu ấn cá nhân, sự
trưởng thành chưa đáp ứng với thực tiễn hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học
và ngành nghề chuyên môn. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng trong đó nổi lên
nguyên nhân quyết định trực tiếp là do một số nghiên cứu sinh chưa thực sự nỗ
lực, cố gắng, nêu cao tinh thần, thái độ của họ trong phát triển ý tưởng sáng tạo.
Nghiên cứu sự phát triển ý tưởng sáng tạo của của nghiên cứu sinh khoa
học xã hội và nhân văn quân sự, còn làm rõ các nhân tố tác động cùng với thực
hiện tốt những yêu cầu sẽ tạo động lực thúc đẩy sự phát triển ý tưởng sáng tạo
của của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự.
161
4. Hệ thống giải pháp phát triển ý tưởng sáng tạo của của nghiên cứu sinh
khoa học xã hội và nhân văn quân sự hiện nay được trình bày trong luận án là kết
quả của nghiên cứu lý luận và điều tra khảo sát thực trạng. Đề tài đưa ra ba nhóm
giải pháp: Tiếp tục đổi mới các yếu tố cơ bản của đào tạo nhằm tạo động lực cho
phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân
sự; xây dựng môi trường đào tạo, điều kiện thuận lợi; phát huy nhân tố chủ quan
của nghiên cứu sinh trong phát triển ý tưởng sáng tạo. Mỗi nhóm giải pháp lại có
vị trí, vai trò và cơ chế tác động khác nhau. Song, tất cả các giải pháp có mối
quan hệ thống nhất với nhau, tác động qua lại tạo ra hợp lực thúc đẩy quá trình
phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân
sự. Các giải pháp đó tác động sâu sắc đến tất cả các thành phần, các lực lượng
đang tham gia vào quá trình phát triển, đặc biệt đối với mọi nghiên cứu sinh, hơn
ai hết họ phải nhận thức rõ quá trình phát triển ý tưởng sáng tạo của mình góp
phần to lớn vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu, yêu cầu đào tạo tiến sĩ hiện
nay.
5. Nghiên cứu quá trình phát triển ý tưởng sáng tạo vừa là vấn đề cấp thiết
cả về mặt lý luận và thực tiễn đã và đang đặt ra trong quá trình đào tạo trình độ
tiến sĩ các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn quân sự. Đây là một yêu
cầu tất yếu, khách quan và có ý nghĩa rất thiết thực, song cũng rất phức tạp đòi
hỏi phải được nghiên cứu cơ bản, tiếp cận một cách có hệ thống và chuyên sâu
trên nhiều góc độ khác nhau. Vì vậy, tác giả rất mong được sự quan tâm, chỉ dẫn,
giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, chỉ huy, các nhà giáo, các nhà khoa học và các
đồng nghiệp để luận án hoàn thiện, đạt được chất lượng cao hơn.
162
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Đoàn Đức Khánh (2006), “Tác động của kinh tế thị trường đến đạo đức
người sĩ quan cấp phân đội trong quân đội ta hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận
Chính trị quân sự, (Số 6), tr. 75 - 78.
2. Đoàn Đức Khánh (2008), “Một số yêu cầu về phẩm chất và năng lực của
cán bộ quản lý đào tạo đại học ở các nhà trường quân đội hiện nay”, Tạp chí Giáo
dục lý luận Chính trị quân sự, (Số 6), tr. 60 - 62.
3. Đoàn Đức Khánh (2010), “Thực chất phát triển ý tưởng sáng tạo của
học viên sau đại học ở Học viện Chính trị hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận
Chính trị quân sự, (Số 1), tr. 74 - 76.
4. Đoàn Đức Khánh (2014), “Bàn về ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh
khoa học xã hội nhân văn quân sự”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (Số 207), tr. 64 - 68.
5. Đoàn Đức Khánh (2014), “Thực chất phát ý tưởng sáng tạo của nghiên
cứu sinh khoa học xã hội nhân văn quân sự”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (Số 217),
tr. 57 - 60.
6. Đoàn Đức Khánh (2014), “Phát huy tư duy độc lập của nghiên cứu sinh
trong thực hiện luận án tiến sĩ các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn
quân sự”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (Số 217), tr.67 - 70.
7. Đoàn Đức Khánh (2014), “Hệ thống nhu cầu tác động đến phát ý tưởng
sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội nhân văn quân sự”, Tạp chí Giáo
dục lý luận, (Số 220), tr. 69 - 71.
163
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ph.Ăngghen (1876), "Biện chứng của tự nhiên", C.Mác-Ph.Ăngghen, Toàn tập,
Tập 20, Nxb CTQG, Hà Nội.1994.
2. Ph.Ăngghen (1877- 1878), "Chống Đuy Rinh", C.Mác-Ph.Ăngghen, Toàn tập,
Tập 20, Nxb CTQG, Hà Nội.1994.
3. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, ý tưởng là gì, http:/vi.wikipedia.org/wiki.
4. Hoàng Chí Bảo (2008), “Khoa học xã hội - nhân văn ở nước ta và những động
lực xã hội cho sự phát triển của nó”, Dân chủ trong nghiên cứu khoa học
xã hội - nhân văn - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb CTQG, HN.
5. Bobbi Deporter & Mike Hernacki (2008), Phương pháp tư duy siêu tốc, Nxb
Tri thức, Hà Nội.
6. Bobbi Deporter & Mike Hernacki (2008), Phương pháp học tập siêu tốc, Nxb
Tri thức, Hà Nội.
7. Bobbi Deporter & Mike Hernacki (2008), Phương pháp ghi nhận siêu tốc, Nxb
Tri thức, Hà Nội.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ, Ban hành
kèm theo Thông tư Số 10 ngày 07/5/2009/TT- BGDĐT.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT, ngày
15/02/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo
trình độ tiến sĩ, ban hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT
ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo tiến sĩ
trong các cơ sở đào tạo sau đại học, Kỷ yếu Hội thảo tháng 7/2009.HN.
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Khoa học giáo dục Việt Nam - đổi mới và
phát triển, Kỷ yếu Hội thảo,Hà Nội.
12. Ngô Bảo Châu, Pierre Darriulat, Cao Huy Thuần, Hoàng Tụy, Nguyễn Xuân
Xanh, Phạm Xuân Yêm (2010), Festschrift - Kỷ yếu Đại học Humboldt
năm (1810 -2010) Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam, Nxb Tri thức, Hà
Nội. 2011.
13. Chip Health và Dan Health (2008), Tạo ra thông điệp kết dính, Nxb Trẻ, Hà Nội.
164
14. Vũ Đình Cự và Trần Xuân Sầm (2006), Lực lượng sản xuất mới và kinh tế tri
thức, Nxb CTQG, Hà Nội.
15. Nguyễn Mạnh Cường và Nguyễn Thị Hồng Hà (2010), Nho Giáo đạo học
trên đất kinh kỳ Thăng long - Hà nội, Nxb Thời đại, Hà Nội.
16. Phan Dũng (2010), Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới, Nxb Trẻ, HN.
17. Phan Dũng (2010), Thế giới bên trong con người sáng tạo, Nxb Trẻ, HN.
18. Phan Dũng (2010), Tư duy lôgíc, biện chứng và hệ thống, Nxb Trẻ, HN.
19. Phan Dũng (2010), Các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản phần 1, Nxb Trẻ, HN.
20. Phan Dũng (2010), Các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản phần 2, Nxb Trẻ, HN.
21. Phan Dũng (2010), Các phương pháp sáng tạo, Nxb Trẻ, HN.
22. Phan Dũng (2010), Các quy luật phát triển hệ thống, hay (Các quy luật sáng
tạo và đổi mới, Nxb Trẻ, HN.
23. Nguyễn Văn Dũng, (2012), “Mấy vấn đề cập nhật, bổ sung lý luận mới vào
bài giảng sau đại học ở Học viện Chính trị hiện nay (từ thực tiễn giảng dạy
ở khoa chủ nghĩa xã hội khoa học”, Học viện Chính trị, Đào tạo sau đại học
25 xây dựng và phát triển, Kỷ yếu hội thảo khoa học. HN.
24. Nguyễn Bá Dương (2007), “Một số mâu thuẫn cần giải quyết để nâng cao
chất lượng đào tạo sau đại học ở Học viện Chính trị quân sự”, Kỷ yếu Hội
thảo khoa học “Đào tạo sau đại học ở Học viện Chính trị quân sự - Hội nhập
và phát triển”.
25. Đảng bộ HVCTQS (2005), Văn kiện Đại hội Đảng Bộ HVCTQS lần thứ XIII,
Nxb QĐND, HN.
26. Đảng bộ HVCT (2010), Văn kiện Đại hội Đảng Bộ HVCT lần thứ XIV. Nxb
QĐND, HN.
27. Đảng CSVN (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb
CTQG, HN.
28. Đảng CSVN (2008), Văn kiện hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành trung
ương khóa X, Nxb CTQG, HN.
29. Đảng CSVN (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb
CTQG, H.
30. Đảng CSVN (2012), Văn kiện hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành trung
ương khóa XI, Nxb CTQG, HN.
165
31. Đảng CSVN (2013), Văn kiện hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành trung
ương khóa XI, Nxb CTQG, HN.
32. Đảng uỷ QSTƯ (1994), Nghị quyết tiếp tục đổi mới công tác đào tạo cán bộ
nhân viên chuyên môn kỹ thuật và xây dựng nhà trường chính quy, Số 93
NQ/ ĐUQSTƯ.
33. Đảng uỷ QSTƯ (2007), Nghị quyết về công tác giáo dục - đào tạo trong tình
hình mới, Số 86 NQ/ ĐUQSTƯ.
34. Nguyễn Phương Đông (2007), “Đôi điều suy nghĩ về đào tạo tiến sĩ ở Học
viện Chính trị quân sự”. Học viện Chính trị, Đào tạo sau đại học ở Học
viện Chính trị quân sự - Hội nhập và phát triển, Kỷ yếu hội thảo khoa
học, HN.
35. Edward de Bono (2008), Sáu chiếc nón tư duy, Nxb Trẻ, H.
36. S.E. Frost (2008), Những vấn đề cơ bản của triết học, Nxb Từ điển Bách khoa HN.
37. Nguyễn Đình Gấm (2004), "Sáng tạo - phẩm chất nhân cách hàng đầu của con
người trong xã hội hiện đại”, Tạp chí Nghiên cứu con người, số 5/2004.
38. Gordon Mace & François Pétry (2013), Cẩm nang xây dựng dự án nghiên cứu
trong khoa học xã hội, Nxb Tri thức, HN.
39. Lại Ngọc Hải (2007), “Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn 20 năm
đào tạo sau đại học tại Học viện Chính trị quân sự”. Đào tạo sau đại học
ở Học viện Chính trị quân sự - hội nhập và phát triển, Kỷ yếu hội thảo
khoa học, HN.
40. Helga Nowotny - Peter Scott - Michael Gibbons (2009), Tư duy lại khoa học,
Nxb Tri thức, Hà Nội.
41. Học viện Chính trị quân sự (2001), Những vấn đề cơ bản nâng cao chất lượng
đào tạo sau đại học ở Học viện Chính trị quân sự, Nxb QĐND, Hà Nội.
42. Học viện Chính trị quân sự (2002), Đào tạo sau đại học ở Học viện Chính trị
quân sự - Thành tựu và triển vọng, Nxb QĐND, Hà Nội.
43. Học viện Chính trị quân sự (2007), Đào tạo sau đại học ở Học viện Chính trị
quân sự (1986-2005) - Thành tựu và kinh nghiệm, Nxb QĐND, HN.
44. Học viện Chính trị (2011), Nâng cao chất lượng tạo nguồn đào tạo thạc sĩ,
tiến sĩ các ngành khoa học xã hội nhân văn quân sự trong quân đội hiện
nay, Nxb QĐND,HN.
166
45. Học viện Chính trị (2012), Quy định đào tạo trình độ tiến sĩ, Ban hành kèm
theo Quyết định số 165/QĐ-SĐH ngày 30/3/2012 của Giám đốc Học
viện Chính trị.
46. Hội đồng Lý luận Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia (1999),
Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nxb CTQG, HN.
47. Nguyễn Ngọc Hồi (2002), “Về sự hiện diện của khoa học xã hội và nhân văn
quân sự trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Khoa học xã hội
và nhân văn quân sự với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, Nxb QĐND, Hà Nội.
48. Nguyễn Ngọc Hồi (2002), “Phát huy tính tích cực của học viên - nhân tố
quyết định chất lượng đào tạo sau đại học ở Học viện Chính trị quân sự”,
Đào tạo sau đại học ở Học viện Chính trị quân sự- Thành tựu và triển
vọng, Nxb QĐND, Hà Nội.
49. Bùi Mạnh Hùng (2010), Vai trò của nhận thức khoa học trong hoạt động
quân sự của sĩ quan phân đội hiện nay, Nxb QĐND, Hà Nội.
50. Tương Lai (2011), “Con người Việt Nam đối tượng của giáo dục và đào tạo”,
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Khoa học giáo dục Việt Nam - đổi mới và phát
triển, Kỷ yếu Hội thảo HN.
51. Lênin (1905), "Kết cục đang đến gần", Toàn tập, Tập 12, Nxb Tiến bộ,
M.1980.
52. Lênin (1908), "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán", Toàn
tập, Tập 18, Nxb Tiến bộ, M.1980.
53. Lênin (1914), " Điểm sách", Toàn tập, Tập 25, Nxb Tiến bộ, M.1981.
54. Lênin (1915), " Bút ký triết học", Toàn tập, Tập 29, Nxb Tiến bộ, M.1981.
55. Lênin (1918),“Bài phát biểu tại Hội nghị Toàn Nga về giáo dục”, ngày
28/8/1918, xem: http:www.marxists.org/archive/lenin/works/1918.
56. Lênin (1923), “Thà ít mà tốt” Toàn tập, Tập 45, Nxb Tiến bộ, M.1981
57. Vũ Quang Lộc (2007), “Tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung đào tạo sau
đại học ở Học viện Chính trị quân sự đáp ứng yêu cầu mới”, Kỷ yếu Hội
thảo khoa học “Đào tạo sau đại học ở Học viện Chính trị quân sự-Hội
nhập và phát triển”, H.
58. Phan Trọng Luận (2001),“Giáo dục Việt Nam bước vào thế kỷ XXI”, Tạp chí
nghiên cứu giáo dục, số 1 (352).
167
59. Đinh Xuân Lý (2012), “Vấn đề nghiên cứu sinh tham gia nghiên cứu khoa
học”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Đào tạo sau đại học 25 năm xây dựng và
phát triển, Hà Nội.
60. C.Mác (1845), "Luận cương về L.Phoiơbăc", C.Mác-Ph.Ăngghen, Toàn tập,
Tập 3, Nxb CTQG, HN.1995.
61. C.Mác và Ph. Ăngghen (1845-1846), “Hệ tư tưởng Đức” Toàn tập, Tập 3,
Nxb.Chính trị quốc gia, HN.1995.
62. C.Mác, Ph.Ăngghen (1848), “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, Toàn tập,
Tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, HN.2002.
63. C.Mác và Ph. Ăngghen (1858), “Tình hình ở Phổ”, Toàn tập, Tập 12,
Nxb.Chính trị quốc gia, HN.1993.
64. C.Mác(1844), “Bản thảo kinh tế triết học năm 1844”, C.Mác-Ph.Ăngghen,
Toàn tập, Tập 42, Nxb.Chính trị quốc gia, HN.2000.
65. Michael J.Geblb (2012), Khám phá thiên tài trong bạn, Nxb. LĐXH, HN.
66. Michael Michalko (2007), Đột phá sức sáng tạo, Nxb Tri thức, H.
67. Dương Thị Minh (2008), “Những nguyên nhân dẫn tới tình trạng lạc hậu của lý
luận và khoa học xã hội nhân văn”, Dân chủ trong nghiên cứu khoa học xã hội
- nhân văn - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb CTQG, HN.
68. Hồ Chí Minh (1923), "Cách mệnh", Toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, H.2000.
69. Hồ Chí Minh (1942), "Mục đọc sách", Toàn tập, Tập 3, Nxb CTQG, H.2000.
70. Hồ Chí Minh (1947), "Sửa đổi lối làm việc", Toàn tập, Tập 5, Nxb CTQG, H.2000.
71. Hồ Chí Minh (1949), "Lời ghi ở trang đầu quyển sổ vàng của Trường Nguyễn
Ái Quốc Trung ương", Toàn tập, Tập 5, Nxb CTQG, H.2000.
72. Hồ Chí Minh (1952), "Bài nói tại Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương
mẫu toàn quốc" Toàn tập, Tập 6, Nxb CTQG, H.2000.
73. Hồ Chí Minh (1953), "Bài nói chuyện trong buổi khai mạc lớp chỉnh huấn cán
bộ đảng, dân, chính ở cơ quan Trung ương", Toàn tập, Tập 7, Nxb
CTQG, H.2000.
74. Hồ Chí Minh (1955), "Bài nói chuyện tại buổi lễ khai mạc Trường Đại học
Nhân dân Việt Nam", Toàn tập, Tập 7, Nxb CTQG, H.2000.
75. Hồ Chí Minh (1956), "Bài nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa I, Trường Đại
học Nhân dân Việt Nam", Toàn tập, Tập 8, Nxb CTQG, H.1996.
168
76. Hồ Chí Minh (1957), "Diễn văn khai mạc lớp học lý luận khóa I Trường
Nguyễn Ái Quốc", Toàn tập, Tập 8, Nxb CTQG, H.1996.
77. Hồ Chí Minh (1958), "Nói chuyện với anh chị em học viên, cán bộ, công
nhân viên, Trường Đại học Nhân dân Việt Nam khóa III", Toàn tập, Tập
9, Nxb CTQG, H.2000.
78. Hồ Chí Minh (1961), "Xây dựng những con người của chủ nghĩa xã hội",
Toàn tập, Tập 10, Nxb CTQG, H.2000.
79. Hồ Chí Minh (1966), "Nội dung chủ nghĩa anh hùng cách mạng của chúng
ta", Toàn tập, Tập 12, Nxb CTQG, H.2000.
80. Hồ Chí Minh (1969), "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh", Toàn tập, Tập 12,
Nxb CTQG, H.2000.
81. Nguyễn Hùng Oanh (2012), “Tính chuyên sâu, nâng cao và cập nhật về nội dung
giảng dạy các chuyên ngành đào tạo sau đại học ở Học viện Chính trị - Tình
hình chung và những vấn đề đặt ra”, Học viện Chính trị, Đào tạo sau đại học
25 xây dựng và phát triển, Kỷ yếu hội thảo khoa học. Hà Nội.
82. Nguyễn Ngọc Phú (chủ biên) (2006), Tiến tới một xã hội học tập ở Việt Nam,
Nxb ĐHQGHN, HN.
83. Việt Phương&Thái Ninh (2006), IQ-EQ nền tảng của sự thành công, Nxb
Phụ nữ, H.
84. Lê Văn Quang (2008), Phát triển trí tuệ và năng lực sáng tạo khoa học trong
đào tạo sau đại học, Nxb CTQG, HN.
85. Lê Văn Quang (2007), “Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên sau đại học
về khoa học xã hội nhân văn quân sự”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Đào
tạo sau đại học ở Học viện Chính trị quân sự - Hội nhập và phát triển”.
86. Hồ Sĩ Quý (2007), Con người và phát triển con người, Giáo trình dùng cho sinh viên,
học viên cao học và NCS chuyên ngành Triết học, Nxb Giáo dục, H.
87. Bùi Ngọc Quỵnh (2012), “Hiện đại hóa chương trình đào tạo sau đại học:
thực trạng và giải pháp”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Đào tạo sau đại học
25 năm xây dựng và phát triển, Hà Nội.
88. M.V.Phrunde (1974), Xây dựng quân đội củng cố quốc phòng sẵn sàng chiến
đấu, Nxb QĐND, H.
89. Ronald Gross (1999), Học tập đỉnh cao, Nxb Lao động, Hà Nội. 2008.
169
90. Phạm Văn Sơn (2010), “Gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo tiến sĩ ở Học
viện Chính trị hiện nay”, Đề tài khoa học cấp Học viện.
91. Nguyễn Văn Tài (2002), “Vai trò của khoa chuyên ngành với việc nâng cao
chất lượng đào tạo sau đại học”, Đào tạo sau đại học ở Học viện Chính
trị quân sự- Thành tựu và triển vọng, Nxb QĐND, Hà Nội.
92. Nguyễn Văn Thắng (2012), “Một số kinh nghiệm xây dựng chương trình, nội
dung đào tạo sau đại học ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam ở
Học viện Chính trị”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Đào tạo sau đại học 25
năm xây dựng và phát triển, Hà Nội.
93. Phùng Văn Thiết (2007), “Mấy ý kiến về nâng cao chất lượng luận văn, luận án ở
Học viện Chính trị hiện nay.”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Đào tạo sau đại
học ở Học viện Chính trị quân sự - Hội nhập và phát triển”, Hà Nội.
94. Thomas Armstrong (2007), Bảy loại hình thông minh, Nxb Lao động, HN.
95. Thomas L. Friedman (2006), Thế giới phẳng, Nxb Trẻ. HN.
96. Thư viện Trường Đại Học Hoa sen, “Phòng chống đạo văn trong dạy học”
97. Đào Văn Tiến (1998), Nâng cao năng lực tư duy sáng tạo của đội ngũ sĩ quan cấp
phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ quân sự, H.
98. Ngô Huy Tiếp (2012), “Mấy kinh nghiệm đào tạo sau đại học ở Học viện Xây
dựng Đảng, thuộc Học viện Chính trị - Hành Chính quốc gia Hồ Chí
Minh”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Đào tạo sau đại học 25 năm xây dựng
và phát triển, Hà Nội.
99. Nguyễn Cảnh Toàn (2006), "Một số vấn đề về phương pháp luận trong việc tổ
chức đào tạo tiến sĩ ở nước ta", Báo Văn nghệ, Số 17-18, 29/4/2006.
100. Tony Buzan (2007), Mười cách đánh thức tư duy sáng tạo, Nxb Từ điển
Bách khoa, H.
101. Tony Buzan & Barry Buzan (2008), Sơ đồ tư duy, Nxb Tổng hợp thành phố HCM.
102. Tony Buzan (2007), Hướng dẫn sử dụng bản đồ tư duy, Nxb Từ điển Bách
khoa, HN.
103. Tony Buzan (2011), Hướng dẫn kỹ năng học tập theo phương pháp Buzan,
Nxb Tổng hợp TPHCM,H.
104. Nguyễn Văn Tuấn (2006), "Tiêu chuẩn cho học vị tiến sĩ", Tạp chí Hoạt
động Khoa học, số 8/2006.
105. Nguyễn Văn Tuấn (2012), Chất lượng giáo dục đại học nhìn từ góc độ hội
nhập, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
170
106. Nguyễn Văn Tuấn (2012), Đi vào nghiên cứu khoa học, Nxb Tổng hợp
thành phố Hồ Chí Minh.
107. Nguyễn Văn Tuấn (2014), Từ nghiên cứu đến công bố kỹ năng mềm cho các
nhà khoa học, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
108. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005), tập 4, Nxb Từ điển Bách khoa, H.
109. Lê Quý Trịnh (2007), “Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng tự học, nghiên
cứu khoa học của học viên sau đại học”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Đào
tạo sau đại học ở Học viện Chính trị quân sự-Hội nhập và phát triển”.
110. Lê Quý Trịnh (2012), Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ
khoa học xã hội nhân văn ở Học viện Chính trị thời kỳ mới, Đề tài khoa
học cấp Học viện.
111. Lê Quý Trịnh (2013), Phát huy tư duy độc lập của nghiên cứu sinh trong
thực hiện luận án tiến sĩ ở Học viện Chính trị hiện nay, Đề tài khoa học
cấp Học viện.
112. Trung tâm KHXH&NVQG (2003), “Giới thiệu những ý tưởng về phát
triển”, Phát triển hiện đại một số lý thuyết và thực tiễn, Nxb KHXH, HN.
113. Trần Xuân Trường (1994), "Tri thức và khoa học xã hội nhân văn trong lĩnh
vực quân sự", Về định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam lý luận và thực
tiễn, Tuyển tập, Nxb QĐND, H.2008.
114. Đức Uy (1999), Tâm lý học sáng tạo, Nxb Giáo dục, HN.
115. Virender Kapoor (2013), PQ Chỉ số đam mê, Nxb Lao Động, HN.
116. Lê Minh Vụ (2007), Tổ chức quá trình dạy học các môn khoa học xã hội
nhân văn ở đại học quân sự, Nxb QĐND, H.
117. Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hoá Thông tin, HN.
171
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ
(Tính từ năm 1987 đến tháng 9 năm 2014)
Đơn vị tính: người
Nguồn: Phòng Sau đại học - Học viện Chính trị, tháng 9 năm 2014
Kho
á
Năm
Tổng
số
Hình thức
ĐT Các chuyên ngành
TT
TT
KLT
TH LSĐ XDĐ KTCT CNXH TLH GDH QLGD
1 1987 06 06 03 03
2 1992 10 10 05 03 02
3 1993 17 17 05 05 02 03 02
4 1994 16 15 01 05 03 03 05
5 1995 19 17 02 05 06 04 04
6 1996 12 10 02 04 03 02 01 01 01
7 1997 17 16 01 03 04 01 04 01 04
8 1998 09 09 06 01 01 01
9 1999 14 14 04 03 01 03 03
10 2000 06 05 01 01 02 02 01
11 2001 08 06 02 01 02 02 02 01
12 2002 05 05 01 03 01
13 2003 13 12 01 01 03 03 04 02
14 2004 21 20 01 01 06 04 05 02 02 01
15 2005 25 23 02 05 02 07 03 04 03 01
16 2006 10 10 02 02 04 01 01
17 2007 17 15 02 02 01 04 03 03 02 02
18 2008 21 19 02 05 02 06 03 01 03 01
19 2009 17 17 04 02 06 02 02 01
20 2010 19 17 02 04 02 07 02 02 02
21 2011 32 24 08 08 04 04 07 03 02 04
22 2012 36 29 07 08 03 08 04 03 03 02 05
23 2013 53 26 27 11 05 05 07 05 02 01 17
24 2014 81 29 52 11 08 13 12 06 03 01 27
Tổng số 484 371 113 105 40 103 76 44 35 32 49
Đã bảo vệ 283 264 19 66 19 73 47 28 25 25 0
Đang học 201 107 94 39 21 30 29 16 10 07 49
172
Phụ lục 2
TỔNG HỢP KẾT QUẢ XÉT TUYỂN NGHIÊN CỨU SINH
(Từ năm 2001 đến tháng 9 năm 2014)
Đơn vị tính: người
Nguồn: Phòng Sau đại học - Học viện Chính trị, tháng 9 năm 2014
Năm Chỉ tiêu Quân số dự
khóa
Quân số
trúng tuyển
Tỷ lệ trúng
truyển %
2001 15 10 08 80,00
2002 15 05 05 100
2003 15 14 13 92,86
2004 20 23 21 91,30
2005 20 28 25 89,29
2006 10 16 10 62,50
2007 15 30 17 56,66
2008 21 24 21 87,50
2009 22 22 17 77,27
2010 30 21 19 90,47
2011 30 25 25 100
2012 27 31 27 87,10
2013 30 24 24 100
2014 44 41 36 87,80
173
Phụ lục 3
TỔNG HỢP KẾT QUẢ BẢO VỆ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
VÀ CHUYÊN ĐỀ CẤP TIẾN SĨ
(Từ năm 2005 đến tháng 9 năm 2014)
STT Năm Số người
bảo vệ
luận án
Kết quả bảo vệ luận án Chuyên đề
cấp tiến sĩ Có 3 phiếu
xuất sắc trở
xuống
Có 4 phiếu xuất
sắc trở lên
1 2005 05 05 60
2 2006 12 01 11 72
3 2007 18 02 16 30
4 2008 03 03 45
5 2009 31 02 29 51
6 2010 06 06 09
6 2011 16 16 46
7 2012 07 07 22
8 2013 08 08 24
9 2014 08 08 08
Tổng số 114 05 109 361
Nguồn: Phòng Sau đại học - Học viện Chính trị, tháng 9 năm 2014
174
Phụ lục 4
TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CỦA NGHIÊN CỨU SINH
(Từ năm 2005 đến tháng 9 năm 2014)
Nguồn: Hệ Sau đại học - Học viện Chính trị, tháng 9 năm 2014
Năm Kết quả nghiên cứu khoa học
Bài báo khoa học Đề tài các cấp;
viết giáo trình
Bài hội thảo;
tham luận khoa học
2005 58 06 36
2006 77 09 30
2007 64 10 18
2008 54 09 22
2009 68 07 32
2010 64 06 18
2011 35 12 33
2012 60 14 50
2013 45 12 60
2014 65 11 55
Tổng cộng 590 86 354
175
Phụ lục 5
TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG GIẢNG VIÊN,
CÁN BỘ KHOA HỌC, QUẢN LÝ CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO
( Có học hàm giáo sư, phó giáo sư và học vị tiến sĩ
các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn quân sự)
Đơn vị tính: người
Nguồn: Phòng Sau đại học - Học viện Chính trị, tháng 9 năm 2014
TT Chuyên ngành Số lượng
Giáo
sư
Phó giáo sư Tiến sĩ
1 Triết học 01 10 24
2 Kinh tế chính trị 08 13
3 Chủ nghĩa xã hội khoa học 08 13
4 Tâm lý học 07 08
5 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 02 09
6 Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước 14 22
7 Giáo dục học 03 10
8 Quản lý giáo dục
Tổng số 01 52 99
176
Phụ lục 8
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
Đối tượng điều tra: Đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học, quản lý
Địa điểm: Học viện Quốc phòng, Học viện Lục quân, Học viện Chính trị, Học
viện Hải quân, Học viện Biên phòng, Học viện Kỹ thuật quân sự, Trường Sĩ quan Lục
quân 2, Trường Sĩ quan Thông tin, Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Chính
trị.
Số phiếu điều tra: 380 phiếu.
Thời gian điều tra: tháng /2012; tháng /2013; tháng 9/2014
TT Nội dung câu hỏi Các phương án trả lời (tính theo %)
(1) (2) (3) (4) (5)
1 Nhận thức, trách nhiệm của các chủ
thể, lực lượng đối với phát triển ý
tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh 46.84 53.16
2 Chất lượng tạo nguồn, xét tuyển
nghiên cứu sinh 39.47 47.37 13.16
3 Công tác chuẩn bị các điều kiện cần
và đủ của nghiên cứu sinh tham gia
xét tuyển 28.95
55.26 9.21 6.58
4 Nội dung chương trình đào tạo tiến sĩ
các chuyên ngành khoa học xã hội và
nhân văn quân sự 55.26 44.74
5 Chất lượng bài giảng theo chuyên đề
ở cơ sở đào tạo 42.11 54.74 3.15 47.37 52.63
6 Phương pháp đào tạo trình độ tiến sĩ
các chuyên ngành khoa học xã hội và
nhân văn quân sự 22.37 25.00 15.79 19.74 17.10
7 Giảng viên tham gia giảng dạy các
môn học 19.74 38.16 21.05
8 Tinh thần, trách nhiệm của cán bộ,
giảng viên về đổi mới phương pháp 60.53 27.63 11.84
9 Hướng dẫn nghiên cứu sinh thực
hiện luận án tiến sĩ 23.68 28.95 15.79
10 Quy trình giao đề tài, người hướng
dẫn khoa học cho nghiên cứu sinh 28.95 48.68 22.37
Sự tương xứng, phù hợp về giao đề
tài, người hướng dẫn 54.74 28.16 17.10
11 Sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ huy
các cấp đối với phát triển ý tưởng
sáng tạo của nghiên cứu sinh 46.05 42.11 6.58 5.26
12 Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập, nghiên cứu khoa học của
nghiên cứu sinh 36.84 42.11 11.84 9.21
Tính chất của kiểm tra, đánh giá 42.11 27.63 21.05 9.21
13 Quá trình học tập, nghiên cứu khoa
học của nghiên cứu sinh
177
Định hướng, nhận thức về mục tiêu
yêu cầu đào tạo của nghiên cứu sinh 78.95 21.05
Say mê, hứng thú học tập, nghiên
cứu khoa học của nghiên cứu sinh 59.21 40.79
Động cơ, thái độ nghề nghiệp của
nghiên cứu sinh 73.68 26.32
Sự khẳng định, cống hiến, tôn vinh
nghề nghiệp 52.63 47.37
Tích cực chủ động, khắc phục khó
khăn trong học tập, nghiên cứu 55.26 44.74
Xây dựng và thực hiện theo đúng kế
hoạch tiến độ 76.32 23.68
Tiếp nhận tri thức, xử lý thông tin,
giải quyết nội dung học tập, nghiên
cứu 73.68 26.32
Suy nghĩ, nhận xét, lập luận có chủ
kiến về nội dung học tập, nghiên cứu 56.58 43.42
Suy tư, trăn trở tìm ra hướng tiếp
cận, cách luận giải mới, tri thức mới 36.84 42.11 21.05
Biết so sánh, đối chiếu áp dụng lý
luận vào thực tiễn, đúc rút kinh
nghiệm 55.26 44.74
Tính cầu thị, học hỏi, trao đổi với
giảng viên, cán bộ hướng dẫn khoa
học 57.89 42.11
Phát biểu, tranh luận, phê phán, nêu
thắc mắc trong học tập, nghiên cứu 51.32 42.11 6.57
Đọc kinh điển, các loại sách, tài liệu
tham khảo 51.32 48.68
Rèn luyện kỹ năng đọc, ghi chép, thu
nhận và chuyển hóa tri thức 47.37 46.05 6.57
Viết báo khoa học, bài hội thảo,
chuyên đề, đề tài, sách, giáo trình 76.32 23.68
Tham gia các hội nghị, sinh hoạt
khoa học do các cấp tổ chức 77.63 22.37
14 Mức độ phát triển ý tưởng sáng tạo
của nghiên cứu sinh
Tri thức cơ bản, cơ sở 21.05 64.47 14.47
Tri thức chung, liên ngành 28.95 60.53 10.52
Tri thức chuyên ngành 42.11 46.05 11.84
Kỹ năng, phương pháp học tập,
nghiên cứu 40.79 46.05 13.16
Tư duy độc lập, sáng tạo, dấu ấn cá
nhân, sự trưởng thành 25.00 61.84 13.16
15 Mức độ khó khăn, hạn chế của
nghiên cứu sinh trong phát triển ý
tưởng sáng tạo
178
Độc lập, chủ động sáng tạo trong học
tập và nghiên cứu 9.21 27.63 63.16
Tiếp nhận, xử lý thông tin trong học
tập và nghiên cứu 10.53 25.00 64.47
Phát hiện và giải quyết vấn đề trong
học tập và nghiên cứu 13.16 26.32 60.53
Khả năng đưa ra và cụ thể hóa ý
tưởng vào các công trình khoa học 11.84 28.95 59.21
Vận dụng tri thức, kỹ sảo, kỹ năng,
phương pháp tư duy 12.63 26.84 60.53
Giải quyết mối quan hệ giữa lý luận
và thực tiễn 9.47 24.74 65.79
16 Môi trường đào tạo và các điều kiện
đảm bảo cho học tập, nghiên cứu,
phát triển ý tưởng sáng tạo 63.16 26.32 10.52
Cơ chế chính sách bảo đảm 55.26 28.94 15.79
Dân chủ trong môi trường đào tạo 59.21 40.79
Vật chất, giáo trình, tài liệu, internet 52.63 31.58 15.79
17 Nguyên nhân hạn chế, bất cập trong
phát triển ý tưởng sáng tạo 94.74 39.47 92.11 98.68
18 Muốn phát triển ý tưởng sáng tạo của
nghiên cứu sinh cần tập trung vào
những vấn đề 96.05 98.68
97.37
19 Thông tin khác
179
Phụ lục 9
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
Đối tượng điều tra: Nghiên cứu sinh đang học tập, nghiên cứu ở cơ sở đào tạo
Địa điểm: Học viện Chính trị
Số phiếu điều tra: 140 phiếu
Thời gian điều tra: Tháng 9 năm 2014
TT Nội dung câu hỏi Các phương án trả lời (tính theo %)
(1) (2) (3) (4) (5)
1 Nhận thức, trách nhiệm của các chủ
thể, lực lượng đối với phát triển ý
tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh 67.86 32.14
2 Chất lượng tạo nguồn, xét tuyển
nghiên cứu sinh 46.43 42.86 10.71
3 Công tác chuẩn bị các điều kiện cần
và đủ của nghiên cứu sinh tham gia
xét tuyển 34.28 42.86 14.29 8.57
4 Nội dung chương trình đào tạo tiến sĩ
các chuyên ngành khoa học xã hội và
nhân văn quân sự 57.14 42.86
5 Chất lượng bài giảng theo chuyên đề
ở cơ sở đào tạo 50.00 46.43 3.57 53.57 46.43
6 Phương pháp đào tạo trình độ tiến sĩ
các chuyên ngành khoa học xã hội và
nhân văn quân sự 39.29 42.86 17.85 35.71 42.86
7 Quy trình giao đề tài, người hướng
dẫn khoa học cho nghiên cứu sinh 39.29 50.00 10.71
Sự tương xứng, phù hợp về giao đề
tài, người hướng dẫn 64.29 25.00 10.71
8 Sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ huy
các cấp đối với phát triển ý tưởng
sáng tạo của nghiên cứu sinh 57.14 32.15 10.71
9 Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập và nghiên cứu khoa học của
nghiên cứu sinh 50.00 42.86 7.14
Tính chất của kiểm tra, đánh giá 53.57 35.72 7.14 3.57
10 Quá trình học tập, nghiên cứu khoa
học của nghiên cứu sinh
Định hướng, nhận thức về mục tiêu
yêu cầu đào tạo 57.14 42.86
180
Say mê, hứng thú tham gia học tập,
nghiên cứu khoa học 60.71 39.29
Động cơ, thái độ nghề nghiệp của
nghiên cứu sinh 57.14 42.86
Sự khẳng định, cống hiến, tôn vinh
nghề nghiệp 64.29 35.71
Tính tích cực chủ động, khắc phục
khó khăn trong học tập, nghiên cứu 71.43 28.57
Xây dựng và thực hiện theo đúng kế
hoạch tiến độ 85.71 14.29
Tiếp nhận tri thức, xử lý thông tin,
giải quyết nội dung học tập, nghiên
cứu 60.71 39.29
Suy nghĩ, nhận xét, lập luận có chủ
kiến về nội dung học tập, nghiên cứu 64.29 35.71
Suy tư, trăn trở tìm ra hướng tiếp
cận, cách luận giải mới, tri thức mới 50.00 46.43 3.57
Biết so sánh, đối chiếu áp dụng lý
luận vào thực tiễn, đúc rút kinh
nghiệm 60.71 39.29
Tính cầu thị, học hỏi, trao đổi với
giảng viên, cán bộ hướng dẫn khoa
học 64.29 35.71
Phát biểu, tranh luận, phê phán, nêu
thắc mắc trong học tập, nghiên cứu 57.14 39.29 3.57
Đọc kinh điển, các loại sách, tài liệu
tham khảo 71.43 28.57
Rèn luyện kỹ năng đọc, ghi chép, thu
nhận và chuyển hóa tri thức 85.71 14.29
Viết báo khoa học, bài hội thảo,
chuyên đề, đề tài, sách, giáo trình 78.57 21.43
Tham gia các hội nghị, sinh hoạt
khoa học do các cấp tổ chức 82.14 17.86
11 Mức độ phát triển ý tưởng sáng tạo
của nghiên cứu sinh
Tri thức cơ bản, cơ sở 42.86 50.00 7.14
Tri thức chung, liên ngành 50.00 46.43 3.57
Tri thức chuyên ngành 64.29 32.14 3.57
Kỹ năng, phương pháp học tập, 71.43 25.00 3.57
181
nghiên cứu
Tư duy độc lập, sáng tạo, dấu ấn cá
nhân, sự trưởng thành 64.29 32.14 3.57
12 Mức độ khó khăn, hạn chế của
nghiên cứu sinh trong phát triển ý
tưởng sáng tạo
Độc lập, chủ động sáng tạo trong học
tập và nghiên cứu 3.57 25.00 71.43
Tiếp nhận, xử lý thông tin trong học
tập và nghiên cứu 3.57 17.86 78.57
Phát hiện và giải quyết vấn đề trong
học tập và nghiên cứu 28.57 71.43
Khả năng đưa ra và cụ thể hóa ý
tưởng vào các công trình khoa học 21.43 78.57
Vận dụng tri thức, kỹ sảo, kỹ năng,
phương pháp tư duy 14.29 85.71
Giải quyết mối quan hệ giữa lý luận
và thực tiễn 17.86 82.14
13 Môi trường đào tạo và các điều kiện
đảm bảo cho học tập, nghiên cứu,
phát triển ý tưởng sáng tạo 50.00 35.71 14.29
Cơ chế chính sách bảo đảm 57.14 28.57 14.29
Dân chủ trong môi trường đào tạo 85.71 14.29
Vật chất, giáo trình, tài liệu, internet 35.71 42.86 21.43
14 Nguyên nhân hạn chế, bất cập trong
phát triển ý tưởng sáng tạo 96.42 42.85 64.28 67.85
15 Muốn phát triển ý tưởng sáng tạo
của nghiên cứu sinh cần tập trung
vào những vấn đề 96.42 100 100
16 Thông tin khác
182
Phụ lục 10
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
( Những vấn đề chung cho giảng viên, cán bộ khoa học, quản lý
và nghiên cứu sinh, tổng số 520 phiếu được tổng hợp từ các phụ lục 8,9 )
TT Nội dung câu hỏi Các phương án trả lời (tính theo %)
(1) (2) (3) (4) (5)
1 Nhận thức, trách nhiệm của các chủ
thể, lực lượng đối với phát triển ý
tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh 52.50 47.50
2 Chất lượng tạo nguồn, xét tuyển
nghiên cứu sinh 41.35 46.15 12.50
3 Công tác chuẩn bị các điều kiện cần
và đủ của nghiên cứu sinh tham gia
xét tuyển 30.38 51.92 10.58 06.15
4 Nội dung chương trình đào tạo tiến sĩ
các chuyên ngành khoa học xã hội và
nhân văn quân sự 55.77 44.23
5 Chất lượng bài giảng theo chuyên đề
ở cơ sở đào tạo 44.23 52.50 03.27 49.04 50.96
6 Phương pháp đào tạo trình độ tiến sĩ
các chuyên ngành khoa học xã hội và
nhân văn quân sự 26.92 29.81 16.35 25.96 27.88
7 Quy trình giao đề tài, người hướng
dẫn khoa học cho nghiên cứu sinh 31.73 49.04 19.23
Sự tương xứng, phù hợp về giao đề
tài, người hướng dẫn 57.31 27.31 15.38
8 Sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ huy
các cấp đối với phát triển ý tưởng
sáng tạo của nghiên cứu sinh 39.42 29.81 07.69 03.85
9 Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập và nghiên cứu khoa học của
nghiên cứu sinh 40.38 42.31 17.31
Tính chất của kiểm tra, đánh giá 45.19 29.81 17.31 07.69
10 Quá trình học tập, nghiên cứu khoa
học của nghiên cứu sinh
Định hướng, nhận thức về mục tiêu
yêu cầu đào tạo 75.00 25.00
183
Say mê, hứng thú tham gia các hoạt
động học tập, nghiên cứu khoa học 78.62 21.38
Động cơ, thái độ nghề nghiệp của
nghiên cứu sinh 76.23 23.77
Sự khẳng định, cống hiến, tôn vinh
nghề nghiệp 75.77 24.23
Tích cực chủ động, khắc phục khó
khăn trong học tập, nghiên cứu 79.62 20.38
Xây dựng và thực hiện theo đúng kế
hoạch tiến độ 78.85 21.15
Tiếp nhận tri thức, xử lý thông tin, giải
quyết nội dung học tập, nghiên cứu 70.19 29.81
Suy nghĩ, nhận xét, lập luận có chủ
kiến về nội dung học tập, nghiên cứu 74.65 25.35
Suy tư, trăn trở tìm ra hướng tiếp
cận, cách luận giải mới, tri thức mới 70.38 23.27 06.35
Biết so sánh, đối chiếu áp dụng lý luận
vào thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm 72.76 27.24
Tính cầu thị, học hỏi, trao đổi với giảng
viên, cán bộ hướng dẫn khoa học 59.62 40.38
Phát biểu, tranh luận, phê phán, nêu
thắc mắc trong học tập, nghiên cứu 52.88 41.35 05.77
Đọc kinh điển, các loại sách, tài liệu
tham khảo 56.73 43.27
Rèn luyện kỹ năng đọc, ghi chép, thu
nhận và chuyển hóa tri thức 57.69 37.50 04.81
Viết báo khoa học, bài hội thảo,
chuyên đề, đề tài, sách, giáo trình 76.92 23.08
Tham gia các hội nghị, sinh hoạt
khoa học do các cấp tổ chức 78.85 21.15
11 Mức độ phát triển ý tưởng sáng tạo
của nghiên cứu sinh
Tri thức cơ bản, cơ sở 26.92 60.58 12.50
Tri thức chung, liên ngành 34.62 56.73 08.65
Tri thức chuyên ngành 48.08 42.31 09.62
Kỹ năng, phương pháp học tập,
nghiên cứu 49.04 40.38 10.58
Tư duy độc lập, sáng tạo, dấu ấn cá
nhân, sự trưởng thành 35.58 53.85 10.58
184
12 Mức độ khó khăn, hạn chế của
nghiên cứu sinh trong phát triển ý
tưởng sáng tạo
Độc lập, chủ động sáng tạo trong học
tập và nghiên cứu 07.69 26.92 65.38
Tiếp nhận, xử lý thông tin trong học
tập và nghiên cứu 08.65 23.08 68.27
Phát hiện và giải quyết vấn đề trong
học tập và nghiên cứu 09.62 26.92 63.46
Khả năng đưa ra và cụ thể hóa ý
tưởng vào các công trình khoa học 08.65 26.92 64.42
Vận dụng tri thức, kỹ sảo, kỹ năng,
phương pháp tư duy 09.23 23.46 67.31
Giải quyết mối quan hệ giữa lý luận
và thực tiễn 06.92 22.88 70.19
13 Môi trường đào tạo và các điều kiện
đảm bảo cho học tập, nghiên cứu,
phát triển ý tưởng sáng tạo 70.77 17.69 11.54
Cơ chế chính sách bảo đảm 55.77 28.85 15.38
Dân chủ trong môi trường đào tạo 66.35 33.65
Vật chất, giáo trình, tài liệu, internet 48.08 34.62 17.31
14 Nguyên nhân hạn chế, bất cập trong
phát triển ý tưởng sáng tạo
95.19 40.38 84.62 90.38
15 Muốn phát triển ý tưởng sáng tạo
của nghiên cứu sinh cần tập trung
vào những vấn đề
76.92 99.04 98.08
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1856381_luan_an_4_8552_9744.pdf