Theo J.S.Mill, giáo dục không chỉ là điều kiện để con người thực hiện các
quyền tự do dân sự mà còn là điều kiện quan trọng để bảo đảm thực hiện các
quyền chính trị của mỗi công dân. Trong thời kỳ này, số cử tri tại nước Anh đã
tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, người dân không hiểu biết thì họ rất khó để có được
lựa chọn tốt. Mà điều kiện để hình thành chính thể lý tưởng lại là dân chúng ở xã
hội ấy phải tự nguyện chấp nhận và có khả năng làm những việc cần thiết để giữ
cho chính thể đó vận hành tốt. Thêm nữa, họ phải có đủ tri thức để biết cách đòi
hỏi những điều tốt cho mình từ những người đại diện của mình. Nếu không có
giáo dục, không có kiến thức, dân chúng không thể có được điều kiện cần và đủ
để làm “chủ” một chính thể đại diện được. Cùng với hạn chế này, họ cũng dễ bị
các chính trị gia thực hiện chính sách “mị dân” để họ có thể thỏa sức “chuyên
quyền”. Như vậy, người dân không những không được hưởng chút lợi lộc gì từ
chính quyền mang tên “đại diện” ấy mà còn trở thành nô lệ dưới một hình thức
tinh vi, trá hình so với thời kỳ xã hội chiếm hữu nô lệ. Quan niệm trên là một
đóng góp lớn của J.S.Mill trong lịch sử tư tưởng
205 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quan điểm john stuart mill về tự do và ý nghĩa của nó đối với việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiến
ban đầu, đến việc tiến hành triển khai xây dựng, quyết định và thi hành chính sách.
Tuy nhiên, tùy vào tính chất của những chính sách cụ thể mà người dân có thể
tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp, ở mức độ khác nhau.
3.3.3. Bài học về việc bảo đảm quyền bình đẳng giới
Bằng những hoạt động lý luận và thực tiễn, J.S.Mill đã đấu tranh cho quyền
bình đẳng giới. Ông coi đây nhu cầu bức thiết của nhân loại tiến bộ nói chung và
phụ nữ nói riêng trong cuộc đấu tranh vì quyền tự do, bình đẳng của con người.
Điều đáng lưu ý là trong khi hầu như các học giả nổi tiếng cùng thời, đều ngăn
cản bình đẳng giới thì J.S.Mill lại dành cho vấn đề này một sự ủng hộ nhiệt thành
nhất. Điều này khiến cho tư tưởng ủng hộ bình đẳng giới của ông đã phải chịu sự
chỉ trích và lên án nặng nề từ dư luận xã hội, từ những tác giả cùng thế hệ. Cụ thể,
năm 1868, John Proctor đã vẽ một bức tranh với tựa đề “Quý bà Mill tham gia
nhóm quý bà” (Miss Mill joins the Ladies) để chế nhạo thậm tệ vì nỗ lực của ông
bảo vệ cho những quyền của nữ giới52 [165]. Năm 1869, cùng với việc xuất bản
“Sự áp bức phụ nữ”, cuốn sách được coi “kinh thánh của phong trào nữ giới”53
[114; tr.170]; J.S.Mill đã cùng với những người bạn đồng chí hướng tổ chức
buổi hội nghị đầu tiên của Hội quốc gia vì quyền bầu cử của phụ nữ. Trong bài
phát biểu khai mạc hội nghị, chủ tịch hội là bà Clementia Taylor đã cho rằng,
thành công của Hội phần nhiều đều do sự ủng hộ dũng cảm và nhiệt huyết của
J.S.Mill. Đại diện cho những người phụ nữ, C.Taylor bày tỏ: “Mỗi người phụ nữ
172
Anh đều nợ J.S.Mill một lòng biết ơn sâu sắc”54 [114; tr.174]. Điều này cho thấy
tư tưởng quyền bình đẳng giới không chỉ có giá trị trong thời đại Victoria mà
trong phong trào đấu tranh đòi bình quyền của phụ nữ ở thế kỷ XX, và ngay cả
thế kỷ XXI. Phân tích lịch sử của phong trào phụ nữ, các nhà nghiên cứu đưa ra
lý thuyết ba giai đoạn phát triển, được gọi là các Làn sóng nữ quyền: Làn sóng
thứ nhất (The First Wave of Feminism) từ khoảng năm 1848 đến 1918, Làn sóng
thứ hai (The Second Wave of Feminism) từ 1918 đến 1968 và Làn sóng thứ ba
(The Third Wave of Feminism) từ 1968 đến nay. Trong đó, giai đoạn đầu - làn
sóng nữ quyền thứ nhất chính là cơ sở nền tảng quan trọng, khơi nguồn cho sự
phát triển bùng nổ của các giai đoạn tiếp theo. Đối với giai đoạn đầu, linh hồn và
“người cha” tư tưởng của phong trào đòi quyền bình đẳng cho nữ giới chính là
J.S.Mill [114; tr.176-177]. Ngày nay, đặt bên cạnh phần mộ của J.S.Mill ở
Avignon là một tấm bảng khắc dòng chữ “En hommage de J.S.Mill. Defenseur
des Femmes” (Bằng tất cả sự kính trọng J.S.Mill, người bảo vệ phụ nữ) [114;
tr.174]. Vấn đề bình đẳng giới đã được pháp điển hóa trong UDHR tại Điều 2,
Điều 16, Điều 25 [124]. Trong luật pháp của mỗi quốc gia, vấn đề bình đẳng giới
được coi như một tiêu chí của dân chủ, công bằng, văn minh.
Xuất hiện trước cả những tuyên bố quốc tế của Liên hiệp quốc về vấn đề bình
đẳng giới, năm 1930, trong Bản Luận cương năm - Cương lĩnh chính trị đầu tiên
của Đảng Cộng sản Việt Nam - đã khẳng định mục tiêu đấu tranh cho nam nữ bình
quyền. Cùng năm đó, Hội Phụ nữ cứu quốc (tiền thân của Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam) đã được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thành lập, trở thành một trong những
tổ chức xã hội của phụ nữ lâu đời nhất trên thế giới. Từ khi giành được độc lập
(năm 1945), việc bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ và giải phóng phụ nữ luôn là
chính sách nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam, được thể chế hóa trong hệ
thống pháp luật của Nhà nước ta. Ngay trong Sắc lệnh số 14, ngày 18 - 9 - 1945,
một trong những văn bản pháp luật đầu tiên của Nhà nước Việt Nam mới đã quy
173
định quyền bình đẳng của phụ nữ trong vấn đề bầu cử. Trong lời nói đầu của Hiến
pháp năm 1946, Nhà nước ta đã xác định một trong ba nguyên tắc cơ bản của Hiến
pháp là “đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo”.
Trên cơ sở đó, Điều 1 Hiến pháp năm 1946 khẳng định: “Nước Việt Nam là một
nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân
Việt Nam không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Quy
định này đã tạo nên một bước ngoặt lớn trong sự phát triển của tư tưởng dân chủ,
rút ngắn khoảng cách phân biệt đối xử giữa nam và nữ trên thực tế. Bên cạnh đó,
quyền bình đẳng trước pháp luật của mọi công dân được Hiến pháp năm 1946 cụ
thể hoá tại Điều 6 như sau: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi
phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá”, đồng thời, Điều 9 Hiến pháp năm 1946
khẳng định: “đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” [163]. Những
quy định kể trên đã đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại về địa vị pháp lý của phụ nữ
Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử, phụ nữ Việt Nam được pháp luật thừa nhận
và bảo đảm có những quyền bình đẳng với nam giới trên tất cả các lĩnh vực. Nếu so
sánh với pháp luật quốc tế, thì thấy bình đẳng giới trong Hiến pháp 1946 của Việt
Nam có tiến bộ vượt bậc. Bình đẳng nam nữ (trên tất cả các phương diện) được
khẳng định ngay từ Hiến pháp năm 1946, khi nước Việt Nam mới được thành lập.
Trong khi đó, tính từ thời điểm Hiến pháp Mỹ được ban hành (1789), phải 133 năm
sau (1920), ở Mỹ, phụ nữ mới được ghi nhận có quyền bình đẳng với nam giới về
bầu cử và ứng cử. Năm 1971, phụ nữ ở Thụy Sĩ mới được ghi nhận những quyền
này còn phụ nữ ở Kuwait54 mãi đến năm 1991 mới được quyền bầu cử. Đó là chưa
kể một số quốc gia, cho đến thời điểm hiện nay, pháp luật vẫn chưa ghi nhận phụ
nữ có các quyền bình đẳng quan trọng này.
Kế thừa những nội dung tiến bộ của Hiến pháp năm 1946, các bản Hiến
pháp sau đã có những điều luật quy định trực tiếp và cụ thể hơn về quyền bình
đẳng nam, nữ. Đến Hiến pháp năm 2013 có nhiều điều quy định sự bình đẳng
174
nam - nữ một cách toàn diện hơn, tổng quát hơn và tiến bộ hơn. Quy định nam -
nữ bình đẳng về mọi mặt trong tất cả các lĩnh vực. Đây không chỉ là bình đẳng về
quyền lợi mà còn là bình đẳng về trách nhiệm, nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực. Cụ
thể, tại Điều 16 (mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; không ai bị phân biệt
đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội). Điều 26 (công
dân nam nữ bình đẳng về mọi mặt; Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ
hội bình đẳng giới; Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát
triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội). Đó là những quy định
các vấn đề chung, có tính nguyên tắc liên quan đến gia đình. Các quy định trực
tiếp về hôn nhân, gia đình được Hiến định tại Điều 36: nam nữ có quyền kết hôn,
ly hôn; hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ
chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau; Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo
hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em. Điều 60 quy định: Nhà nước, xã hội tạo
môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc... Bên cạnh
đó, một số nội dung liên quan đến gia đình, bình đẳng giới cũng đã được Hiến
định trong một số điều, khoản của các Chương II Quyền con người, quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân và Chương III Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục,
khoa học, công nghệ và môi trường [163]. Có thể nói, trong những năm qua,
Đảng và Nhà nước thực hiện nhiều bước đột phá về nhận thức và hành động, từ
khía cạnh luật pháp, chính sách đến thực tiễn và đạt được nhiều thành tựu quan
trọng về bình đẳng giới. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia
xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất thế giới trong thời gian qua. Điểm nổi bật
trong việc bảo đảm quyền lợi về giới ở Việt Nam là việc hoàn thiện khung luật
pháp, chính sách về bình đẳng giới.
175
Tiểu kết chƣơng 3
Mặc dù những tác phẩm của J.S.Mill viết hơn một thế kỷ rưỡi nhưng có
những điều ông nói vẫn còn có những ý nghĩa hiện thời. Lý tưởng của J.S.Mill là
đem lại sự tự do cho từng người để có được sự phồn vinh cho tất cả mọi người và
cuối cùng nhằm có được sự tiến bộ xã hội. Ông còn cảnh báo chống lại sự độc tài
của đa số và khẳng định rằng có những giới hạn trong việc thực hiện những quyền
lực công cộng đối với cá nhân. Thông qua bảo vệ tự do, J.S.Mill đưa ra mô hình xã
hội mà quyền tự do của con người không những được đảm bảo mà không ngừng
được củng cố và phát huy, đó là nhà nước dân chủ. Trong nhà nước đó, người cầm
quyền phải đồng thuận với nhân dân; quyền lợi và ý chí của họ phải là quyền lợi và
ý chí của quốc gia, của nhân dân. Đó phải là một mô hình nhà nước mà quyền tự do
của con người được thực hiện nhiều nhất. Điều đặc biệt, J.S.Mill tiếp cận tự do
không chỉ với tư cách là một phạm trù chính trị mà còn là một phạm trù văn hóa,
gắn liền với đạo đức. Với tất cả những tư tưởng tiến bộ đó của J.S.Mill có ý nghĩa
rất thiết thực trên phương diện lý luận và hoạt động thực tiễn trong giai đoạn hiện
nay. Tuy nhiên, là sản phẩm của một thời đại lịch sử nhất định, mỗi học thuyết
đều phản ánh ít nhiều những điều kiện hiện thực của thời đại đó. Vậy nên, triết học
của J.S.Mill không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Mặc dù khẳng định cơ sở
cho việc hạn chế quyền lực tác động của xã hội đến các hành vi của cá nhân là tự vệ
nhằm đảm bảo tính hài hòa, tối đa hóa lợi ích của xã hội và cá nhân, tuy nhiên ông
chưa chỉ ra được phương thức hạn chế quyền lực của nhà nước một cách khoa học
và có hệ thống. J.S.Mill xây dựng tự do và luận chứng tự do trên các nguyên tắc:
nguyên tắc tự do, nguyên tắc duy lợi và nguyên tắc tổn hại có nhiều điểm chưa hợp
lý. Đặc biệt, khi bàn về nguyên tắc tổn hại, J.S.Mill cho rằng một hành vi gây hại
chỉ khi nó ảnh hưởng đến lợi ích của người khác. Đây là một lập luận thiếu tính
thuyết phục của J.S.Mill. Nếu một hành động ảnh hưởng đến lợi ích của người
khác bị coi là gây hại thì sẽ vô cùng khó khăn để xác định ranh giới giữa sự tổn hại
176
và không tổn hại mà cá nhân có thể gây ra cho xã hội. Do đó cần phải có một sự
đảm bảo rõ ràng hơn nữa trong mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, nếu không sẽ là
kẽ hở cho những hành vi tự do quá trớn. Những nguyên tắc mà J.S.Mill đề ra mới
chỉ là những điều kiện cần chứ chưa phải là tất cả những điều kiện đủ cho một xã
hội phát triển với những con người cá nhân tự do. Bên cạnh đó, J.S.Mill đưa ra tiêu
chuẩn giới hạn hành vi của cá nhân là lợi ích nhưng ông chưa xác định rõ được đó
là lợi ích nào và những giải pháp mà ông đề ra để xây dựng một tương lai tốt đẹp
của nhân loại chỉ đơn thuần thông qua tự do ngôn luận, thông qua phẩm chất biết
sửa sai của con người. Mặc dù còn tồn tại một số vấn đề nêu trên nhưng điều đó
không làm giảm những giá trị trong triết học của J.S.Mill. Quan điểm về tự do của
ông chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ, tác động lớn đến tình hình chính trị - xã hội của
nước Anh đương thời và ghi đậm dấu ấn trong lịch sử tư tưởng nói chung. Từ
những lập luận thuyết phục, triết học của J.S.Mill toát lên màu sắc của chủ nghĩa
lạc quan. Ông tin tưởng vào tự do cá nhân sẽ là tiền đề cho sự tiến bộ của xã hội.
Niềm tin và lý tưởng của ông không phải là không có lý bởi lẽ ở thời đại nào, con
người cũng luôn khát khao hướng đến một cuộc sống tự do mà phẩm giá và quyền
lợi của con người được tôn trọng.
177
KẾT LUẬN
1. J.S.Mill là một nhà triết học, một nhà đạo đức học học, nhà kinh tế học và
là nhà hoạt động chính trị nổi tiếng ở nước Anh. Ông là một triết gia có đường
lối tự do ảnh hưởng lớn ở phương Tây thế kỷ XIX. Sự nghiệp mà J.S.Mill theo
đuổi chính là tự do và quyền con người. Sự nghiệp đó là khối thống nhất giữa
các tác phẩm trong các lĩnh vực triết học, logic học, đạo đức học và chính trị học;
trong đó tiêu biểu có bộ ba tác phẩm “Bàn về tự do”, “Chính thể đại diện” và
“Thuyết vị lợi”. J.S.Mill tiếp cận tự do với tự cách là những quyền cơ bản của
con người; đó là những quyền tự do dân sự và những quyền tự do dân chủ về
chính trị. Những tư tưởng đó được ông nêu lên trong bối cảnh nước Anh thế kỷ
XIX với những biến chuyển rõ rệt của nền kinh tế thời kỳ công nghiệp hóa đã
kéo theo những thay đổi của điều kiện xã hội - chính trị. Đó là thời kỳ mà kinh tế
rất phát triển song cũng bao chứa trong nó những mâu thuẫn xã hội rất gay gắt.
Về chính trị, chính phủ Anh rơi vào tình trạng khủng hoảng về cách thức vận
hành chính thể trước những cuộc biểu tình, phẫn nộ của dân chúng. Đối với dân
chúng, về cơ bản, họ bị mất đi quyền tự do chính trị của mình. Tầng lớp tinh hoa
trong xã hội Anh không có quyền tham chính bởi sự lấn át của số đông. Thực
chất, số đông được nhắc đến ở đây là số đông đã bị các nhà cầm quyền thao túng.
Trên đây là những điều kiện lịch sử hình thành quan điểm tự do trong triết học
của J.S.Mill. Thêm vào đó, triết học thực chứng của A.Comte, triết học tự do của
J.Locke, quan điểm về sự phát triển cao nhất, hài hòa nhất mọi năng lực của con
người với tư cách mục tiêu của nhân loại của W.Humboldt và tư tưởng chính trị
của A.Tocqueville là những tiền đề lý luận, là phông nền tư tưởng cho sự hình
thành triết học tự do của J.S.Mill. Từ điều kiện lịch sử và những tiền đề lý luận
trên, triết học chính trị J.S.Mill hình thành và góp phần không nhỏ làm phong
phú thêm bức tranh triết học phương Tây.
178
2. Quá trình hình thành quan điểm tự do trong triết học của J.S.Mill đã cho
thấy các bước chuyển tư tưởng của ông: từ khi là một thần đồng thuở thơ ấu đến
khi trở thành triết gia lỗi lạc, từ những quan điểm nền tảng ban đầu đến những
luận thuyết sâu sắc sau này. Đồng thời, các giai đoạn đó vận động cùng những
bước chuyển còn phác họa nên một hành trình tư tưởng mà J.S.Mill đã trải qua;
để thấy được sự nỗ lực, khổ luyện của ông, để thấy được nhiệt huyết lớn lao mà
ông dành cho sự nghiệp tranh đấu vì tự do mỗi cá nhân và của toàn xã hội. Sau
cùng, quá trình hình thành và phát triển triết học tự do, J.S.Mill còn bộc lộ được
rằng, tư tưởng tự do trong triết học của ông được dựa trên triết học lý thuyết của
ông: thế giới quan duy nghiệm duy cảm nằm trong trào lưu triết học duy nghiệm
duy cảm Anh và thuyết đạo đức học vị lợi.
3. Lý tưởng của J.S.Mill là đem lại sự tự do cho từng người để có được sự
phồn vinh cho tất cả mọi người và cuối cùng nhằm có được sự tiến bộ xã hội.
Ông còn cảnh báo chống lại sự độc tài của đa số và khẳng định rằng có những
giới hạn trong việc thực hiện những quyền lực công cộng đối với cá nhân. Thông
qua bảo vệ tự do, J.S.Mill đưa ra mô hình xã hội mà quyền tự do của con người
không những được đảm bảo mà không ngừng được củng cố và phát huy, đó là
nhà nước dân chủ. Trong nhà nước đó, người cầm quyền phải đồng thuận với
nhân dân; quyền lợi và ý chí của họ phải là quyền lợi và ý chí của quốc gia, của
nhân dân. Đó phải là một mô hình nhà nước mà quyền tự do của con người được
thực hiện nhiều nhất. Điều đặc biệt, J.S.Mill tiếp cận tự do không chỉ với tư cách
là một phạm trù chính trị mà còn là một phạm trù văn hóa, gắn liền với đạo đức.
Với tất cả những tư tưởng tiến bộ đó của J.S.Mill có ý nghĩa rất thiết thực trên
phương diện lý luận và hoạt động thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.
4. Tuy nhiên, là sản phẩm của một thời đại lịch sử nhất định, mỗi học thuyết
đều phản ánh ít nhiều những điều kiện hiện thực của thời đại đó. Vậy nên, triết
học của J.S.Mill không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Mặc dù khẳng định
179
cơ sở cho việc hạn chế quyền lực tác động của xã hội đến các hành vi của cá
nhân là tự vệ nhằm đảm bảo tính hài hòa, tối đa hóa lợi ích của xã hội và cá nhân,
tuy nhiên ông chưa chỉ ra được phương thức hạn chế quyền lực của nhà nước
một cách khoa học và có hệ thống. J.S.Mill xây dựng tự do và luận chứng tự do
trên các nguyên tắc: nguyên tắc tự do, nguyên tắc duy lợi và nguyên tắc tổn hại
có nhiều điểm chưa hợp lý. Đặc biệt, khi bàn về nguyên tắc tổn hại, J.S.Mill cho
rằng một hành vi gây hại chỉ khi nó ảnh hưởng đến lợi ích của người khác. Đây
là một lập luận thiếu tính thuyết phục của Mill. Nếu một hành động ảnh hưởng
đến lợi ích của người khác bị coi là gây hại thì sẽ vô cùng khó khăn để xác định
ranh giới giữa sự tổn hại và không tổn hại mà cá nhân có thể gây ra cho xã hội.
Do đó cần phải có một sự đảm bảo rõ ràng hơn nữa trong mối quan hệ giữa cá
nhân và xã hội, nếu không sẽ là kẽ hở cho những hành vi tự do quá trớn. Những
nguyên tắc mà J.S.Mill đề ra mới chỉ là những điều kiện cần chứ chưa phải là tất
cả những điều kiện đủ cho một xã hội phát triển với những con người cá nhân tự
do. Bên cạnh đó, J.S.Mill đưa ra tiêu chuẩn giới hạn hành vi của cá nhân là lợi
ích nhưng ông chưa xác định rõ được đó là lợi ích nào và những giải pháp mà
ông đề ra để xây dựng một tương lai tốt đẹp của nhân loại chỉ đơn thuần thông
qua tự do ngôn luận, thông qua phẩm chất biết sửa sai của con người. Mặc dù
còn tồn tại một số vấn đề nêu trên nhưng điều đó không làm giảm những giá trị
trong triết học của J.S.Mill. Quan điểm về tự do của ông chứa đựng nhiều yếu tố
tiến bộ, tác động lớn đến tình hình chính trị - xã hội của nước Anh đương thời và
ghi đậm dấu ấn trong lịch sử tư tưởng nói chung. Từ những lập luận thuyết phục,
triết học của J.S.Mill toát lên màu sắc của chủ nghĩa lạc quan. Ông tin tưởng vào
tự do cá nhân sẽ là tiền đề cho sự tiến bộ của xã hội. Niềm tin và lý tưởng của
ông không phải là không có lý bởi lẽ ở thời đại nào, con người cũng luôn khát
khao hướng đến một cuộc sống tự do mà phẩm giá và quyền lợi của con người
được tôn trọng.
180
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1, John Stuart Mill với “Bàn về tự do”, 2015, Tạp chí Triết học số 5 (288),
tr.74-79, ISSN: 0866-7632.
2, John Stuart Mill’s philosophy of liberty as a basic of human rights, 2017,
Cбopниk Нayчныx Cтaтeй “Coвpeмeнныe Пpoблeмы нeykи и oбpaзoвaния:
Tpaдuциии и Нoвaции”, Kaзaxckий Нaциoнaлый Пeдaгoгичeckий
Yнивepcитeт Имeни Aбaя, Kazakhstan, 3/2017, ISBN 978-601-298-581-8,
3, Một số vấn đề về giáo dục quyền con người cho học sinh ở Việt Nam hiện
nay, 2018, Tạp chí Khoa học – khoa học xã hội trường Đại học Thủ đô Hà Nội,
số 21, tr172-180, ISSN 2354-1512.
4, Tư tưởng về quyền con người trong xã hội truyền thống Việt Nam, 2018,
Tạp chí Khoa học – khoa học xã hội trường Đại học Thủ đô Hà Nội, số 22,
tr172-180, ISSN 2354-1512.
5, John Stuart Mill’s Liberal thought on Education and the Dissemination
of Education in Enforcing the Right of Liberty, American Journal of Educational
Research Volume 6, May 2018, ISSN (Print): 2327-6126.
6, Special Features in Ho Chi Minh's Thought about Human Rights,
American Journal of Educational Research Volume 6, Issue 7, 2018, ISSN
(Print): 2327-6126 .
181
CHÚ THÍCH
(1) Victoria (1819 - 1901) là Nữ vương của Vương quốc Liên hiệp Anh
và Ireland từ 20 tháng 6 năm 1837 đến khi bà qua đời. Từ ngày 1 tháng 5 năm
1876, bà mang thêm danh hiệu Nữ hoàng Ấn Độ (Empress of India).
(2) John Kay, (1704 - 1780) là kỹ sư người Anh, nhà phát minh ra tàu con
thoi bay. Phát minh của ông có ý nghĩa quan trọng đối với việc dệt tự động.
(3) James Hargreaves (1720 - 1778) là là một trong những tên tuổi nổi
tiếng nhất trong Cách mạng công nghiệp ở Anh. Ông nổi tiếng với phát minh ra
máy kéo sợi Jenny. Máy xe sợi Jenny đã giải quyết được mâu thuẫn giữa khâu xe
sợi và khâu dệt vải, góp phần đưa ngành dệt nước Anh và thế giới tiến vọt.
(4) Edmund Cartwright (1743 - 1823) là một nhà phát minh người Anh.
Ông tốt nghiệp Đại học Oxford rất sớm và tiếp tục phát minh ra máy dệt điện.
(5) Thomas Newcomen (1663 - 1729) đã hoàn thiện máy hơi nước sử
dụng làm bơm nước, gọi là máy hơi nước Newcomen. Do đó, ông thường được
xem là một người cha đẻ của cuộc Cách mạng công nghiệp. Thành tựu lớn nhất
của Newcomen là máy hơi nước, có lẽ được phát triển năm 1710, kết hợp ý
tưởng của Thomas Savery và Denis Papin.
(6) James Watt (1736-1819) là một kỹ sư làm việc ở văn phòng thí
nghiệm thuộc trường đại học Glasgow (Scotland) đã chế tạo ra máy hơi nước.
(7) Cách mạng tư sản Anh thành công chủ yếu là nhờ được quần chúng
ủng hộ và tham gia đấu tranh. Cách mạng dọn đường cho chủ nghĩa tư bản phát
triển mạnh mẽ hơn, thể hiện sự thắng thế của giai cấp tư sản đối với giai cấp
phong kiến, báo hiệu sự suy vong của giai cấp phong kiến. Thế nhưng quyền lợi
của nhân dân lao động lại không được đáp ứng và cách mạng tư sản là cách
mạng không triệt để.
182
(8) Oliver Cromwell (1599 - 1658) là một nhà lãnh đạo chính trị và quân
sự người Anh, người đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập nền cộng hòa
ở Anh và sau đó là Huân tước bảo hộ của Anh, Scotland và Ireland. Ông là một
trong những chỉ huy của lực lượng quân đội mới đánh bại những người bảo
hoàng trong cuộc nội chiến Anh.
(9) Charles II (1630 - 1685) là vua của Anh, Scotland, và Ireland. Ông là
vua Scotland từ 1649 đến khi bị lật đổ năm 1651, và là vua Anh, Scotland,
Ireland từ khi trung hưng chế độ quân chủ năm 1660 đến khi mất.
(10) Sự xuất hiện của đảng chính trị đầu tiên trên thế giới có lẽ bắt đầu từ
nước Anh, trong thời kỳ được gọi là Popish Plot năm 1678, với hai đảng đầu tiên
được biết đến với cái tên là đảng Whig và đảng Tory.
(11) Robert Owen (1771 - 1858) nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng vĩ đại
người Anh.
(12) The six points of the People‟s Charter: A vote for every man over the
age of 21; secret ballots; no property qualification; payment of MPs;
constituencies of equal size and annual Parliaments.
(13) “He may learn in a morning‟s walk through London more of the
history of England during the nineteenth century, than all the professed English
histories in existence will tell him concerning the other eighteen”.
(14) Henry Temple Palmerston (1784 - 1865) là một chính khách thuộc
đảng Whig. Ông là hăng hái thực hiện chính sách xâm lược ở Anh.
(15) Hiệp ước Nam Kinh là mốc mở đầu quá trình biến Trung Quốc từ một
nước phong kiến độc lập trở thành một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Sau
chiến tranh thuốc phiện, các nước đế quốc từng bước xâu xé trung Quốc.
(16) “Matter, then, may be defined, a Permanent Possibility of Sensation”.
(17) “ all we can know of Matter is the sensations which it gives us, and
the order of occurrence of those sensations”.
183
(18) Hiện tượng học (Phenomenology) là cơ sở nền tảng của Chủ nghĩa
Hiện Sinh được hình thành trước đó. Chúng ta cũng cần lưu ý phân biệt học
thuyết này với Hiện tượng luận (Phenomenalism) luận thuyết cho rằng không có
gì thực hữu ngoại trừ kinh nghiệm giác quan.
(19) Nature has placed mankind under the governance of two sovereign
masters, pain and pleasure.
(20) Panopticon là một kiểu nhà tù bố trí các xà-lim theo hình bán nguyệt.
Thiết kế này giúp nhà tù có thể bố trí một số lượng nhân viên ít hơn nhưng lại
giám sát được một số lượng tù nhân nhiều hơn. Thiết kế của Jemery Bentham
nhằm giảm chi phí mà vẫn đem lại hiệu quả công việc cao. Từ ý tưởng nhà tù
panopticon của Jemery Bentham đầu thế kỉ 20, Michel Foucault, nhà tư tưởng
Pháp, đã giới thiệu sơ đồ kiểu nhà tù này như là biểu tượng hệ thống cai trị dân
chúng của giới cầm quyền trong tác phẩm nổi tiếng “Sự ra đời của nhà tù”. Hiện
nay, thiết kế panopticon vẫn tiếp tục được sử dụng trong các văn phòng và nhà
máy trên khắp nước Mỹ để theo dõi năng suất làm việc của nhân viên.
(21) My previous education had been, in a certain sense, already a course
of Benthamism. The Benthamic standard of “the greatest happiness” was that
which I had always been taught to apply.
(22) The “principle of utility”... gave unity to my conceptions of things.
I now had opinions; a creed, a doctrine, a philosophy; in one among the best
senses of the word, a religion; the inculcation and diffusion of which could be
made the principal outward purpose of a life. And I had a grand conception
laid before me of changes to be effected in the condition of mankind through
that doctrine.
(23) Alexis de Tocqueville (tên đầy đủ Alexis Charles Henri Maurice
Clérel de Tocqueville) là đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội và Bộ
trưởng Ngoại giao của Pháp.
184
(24) a party to setting up the Westminster Review. The need of a Radical
organ to make head against the Edinburgh and Quarterly (then in the period of
their greatest reputation and influence).
(25) My father continued to write occasional articles. The Quarterly
Review received its exposure, as a sequel to that of the Edinburgh.
(26) A drowsy, stifled, unimpassioned grief
Which finds no natural outlet or relief
In word, or sigh, or tear”.
(27) The only thing besides Greek, that I learnt as a lesson in this part of
my childhood, A grief without a pang, void, dark and drear
(28) “Suppose that all your objects in life were realized; that all the
changes in institutions and opinions which you are looking forward to, could be
completely effected at this very instant: would this be a great joy and happiness
to you?”.
(29) “At this my heart sank within me: the whole foundation on which my
life was constructed fell down. All my happiness was to have been found in the
continual pursuit of this end. The end had ceased to charm, and how could there
ever again be any interest in the means? I seemed to have nothing left to live for”.
(30) Charles Kingsley (1819 - 1875) là một linh mục, một giáo sư đại học,
nhà cải cách xã hội, nhà sử học và tiểu thuyết gia người Anh.
(31) Thomas Hardy (1840 - 1928) là nhà thơ và tiểu thuyết gia người Anh.
(32) Frederic Harrison (1831 - 1923) là nhà luật học và nhà sử học người
Anh đã công khai hóa chủ nghĩa tích cực của nhà xã hội học người Pháp Auguste
Comte ở Anh.
(33) Luận án sử dụng thuật ngữ “Thuyết vị lợi” để diễn đạt tác phẩm
“Utilitarianism”. Đây là thuật ngữ được nhiều dịch giả sử dụng. Ngoài ra, học
185
thuyết này còn được diễn đạt bởi nhiều thuật ngữ như thuyết công lợi, thuyết duy
lợi, thuyết đại lợi
(34) Ludwig Josef Johann Wittgenstein (1889 – 1951), là một nhà triết học
người Áo, người đã có công đóng góp quan trọng trong logic, triết học về toán,
triết học tinh thần và triết học ngôn ngữ. Ông được coi là một trong những nhà
triết học quan trọng nhất của thế kỷ 20.
(35) Samuel Taylor Coleridge (1772 – 1834) là nhà thơ, nhà phê bình, nhà
triết học Anh, một đại diện tiêu biểu của các nhà thơ vùng Hồ (Lake Poets) – gồm
Samuel Taylor Coleridge, Robert Southey và William Wordsworth. Ông cũng là
cha của nữ nhà thơ Anh Sara Coleridge và nhà thơ, nhà thư mục Hartley Coleridge.
(36) Michael Sandel (sinh năm 1953) là triết gia chính trị. Tại Mỹ, Michael
Sandel là thành viên Hội đồng Đạo đức sinh học của Tổng thống George
W.Bush, Viện Hàn lâm Khoa học và nghệ thuật Hoa kỳ và Hội đồng đối ngoại
quốc gia. Năm 2010, tờ China Newsweek bình chọn Michael Sandel là “nhân
vật nước ngoài có ảnh hưởng nhất ở Trung Quốc của năm”.
(37) Karl Popper (1902 - 1994) là một nhà triết học người Áo, người đề
xuất các ý tưởng về một xã hội mở, một xã hội mà ở đó sự bất đồng chính kiến
được chấp nhận và đó được xem như một tiền đề để tiến tới việc xây dựng một
xã hội hoàn thiện. Ông cũng được xem như là người sáng lập Chủ nghĩa Duy lý
phê phán (Critical rationalism).
(38) Thomas Hare (1806 - 1891) là một người đề xuất cải cách bầu cử
của Anh.
(39) “that all men are created equal, that they are endowed by their Creator
with certain unalienable Rights, that among these are Life, Liberty and the
pursuit of Happiness...”
(40) “I. Men are born, and always continue, free and equal in respect of
their rights.s Civil distinctions, therefore, can only be founded on public utility.
186
II. The end of all political associations is the preservation of the natural and
imprescriptible rights of man; and these rights are Liberty, Property, Security,
and Resistance of Oppression”.
(41) “The millions of voters, who, in opposition to nearly every educated
person in the country, made Louis Napoleon President, were chiefly peasants
who could neither read nor write”.
(42) “ because so long as education continues to be so wretchedly
imperfect, we dreaded the ignorance and especially the selfishness and brutality
of the mass”.
(43) Mary Wollstonecraft (1759 - 1797) là một nhà văn, nhà triết học và
nhà bảo vệ quyền phụ nữ người Anh thế kỷ 18. Trong suốt cuộc đời của mình, bà
sáng tác tiểu thuyết, luận văn, ký sự các chuyến đi, về lịch sử cuộc cách mạng
Pháp, sách về đạo đức, và một cuốn sách về trẻ em. Wollstonecraft nổi tiếng
nhất với tác phẩm A Vindication of the Rights of Woman (1792), trong đó bà
cho rằng phụ nữ không phải tự nhiên thấp kém so với đàn ông, mà chỉ do họ
thiếu sự giáo dục. Bà nhận đình rằng cả đàn ông và phụ nữ đều phải được đối xử
bình đằng và mường tượng về một trật tự xã hội dựa trên nguyên lý đó.
(44) Alexander Bain (1810 - 1877) là nhà phát minh, kỹ sư người Scotland.
(45) Jeanne d'Arc (1412 - 1431) là một nữ anh hùng người Pháp trong cuộc
Chiến tranh Trăm Năm giữa Pháp và Anh. Vua Charles VII của Pháp, khi đó còn
chưa lên ngôi, gửi cô cùng một đoàn quân đến đánh giải vây cho thành Orléans.
Cô trở nên nổi bật sau khi vượt qua được thái độ coi thường của các chỉ huy dày
dặn kinh nghiệm, và phá vây chỉ trong vòng chín ngày. Một loạt chiến thắng
chóng vánh khác mở đường cho việc Charles VII đăng quang tại Reims. Jeanne
d'Arc trở thành một hình tượng quan trọng trong nền văn minh phương Tây.
(46) Bát Quốc Liên Quân là liên minh của tám quốc gia đế quốc nhằm
chống lại sự nổi dậy của phong trào Nghĩa Hòa Đoàn tập kích vào các sứ quán
187
của tám quốc gia này ở Trung Quốc. Tám nước đó gồm: Anh, Pháp, Mỹ, Đức,
Ý, Nhật, Nga và Autriche.
(47) Gertrude Himmelfarb (sinh ngày 8 tháng 8 năm 1922) là một sử gia
người Mỹ. Cô đã viết rất nhiều về lịch sử trí tuệ, tập trung vào Vương quốc Anh
và thời đại Victoria, cũng như về xã hội và văn hóa đương đại
(48) “The nineteenth century might be called the age of Liberalism”.
(49) Leonard Trelawny Hobhouse (1864 - 1929) là nhà xã hội học và là
nhà chính trị tự do chủ nghĩa của Anh cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.
(50) “The teaching of Mill bring us close to the heart of Liberalism. We
learn from him, in the first place, that liberty is no mere formula of law, or of the
restriction of law”.
(51) Robert David Kaplan (sinh ngày 23 tháng 6 năm 1952) là một tác giả
người Mỹ. Sách của ông là về chính trị, chủ yếu là đối ngoại, và du lịch. Tác
phẩm của ông trong ba thập kỷ đã xuất hiện trên Đại Tây Dương , The
Washington Post , New York Times , New Republic , The National
Interest , Foreign Foreign và The Wall Street Journal , trong số các tờ báo và ấn
phẩm khác.
(52) “Miss Mill joins the Ladies” (Edward John Eyre; Robert Wellesley
Grosvenor, 2nd Baron Ebury; William Henry Smith; John Stuart Mill) by John
Proctor wood engraving, published in Judy or The London Serio-Comic Journal
25 November 1868; (444 mm x 296 mm).
(53) The Subjection of Women “burst like a time bomb into the sexual
arena” “bible of the women‟s movement”.
(54) “every woman in Great Britain owed him a deep debt of gratitute”.
(55) Dawlat al-Kuwait là một quốc gia tại Tây Á. Kuwait nằm tại rìa phía
bắc của miền đông bán đảo Ả Rập, và tại đầu vịnh Ba Tư, có biên giới với Iraq
và Ả Rập Xê Út.
188
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Phạm Ngọc Anh chủ biên (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con
người, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Gudmundur Alfredsson, Asbjorn Eide (2011), Tuyên ngôn quốc tế nhân
quyền 1948 mục tiêu chung của nhân loại, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.
3. Nguyễn Trần Bạt (2005), Suy tưởng, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
4. Isaiah Berlin (2014), Bốn tiểu luận về tự do, NXB Tri Thức, Hà Nội.
5. Crane Brinton (2007), Con người và tư tưởng Phương Tây, Nxb Từ điển
Bách khoa, Hà Nội.
6. Vũ Ngọc Bình (1998), Những quy định pháp luật Việt Nam liên quan đến
quyền trẻ em, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Vũ Ngọc Bình (Hà Nội), Sách bỏ túi về quyền con người, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
8. Vũ Ngọc Bình (2000), Quyền con người trong quản lý tư pháp, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Vũ Ngọc Bình (2007), Giới thiệu Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền
trẻ em, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1997), Triết học (3 tập). Dùng cho nghiên cứu
sinh và học viên cao học không thuộc chuyên ngành triết học. Nxb.Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Bộ Ngoại giao Việt Nam (2005), Thành tựu và phát triển quyền con người
ở Việt Nam, Hà Nội.
12. Émile Chartier (2013), Alain nói về hạnh phúc, NXB Trẻ, Hà Nội. Hồ
Thanh Vân – Cao Việt Dũng và Nguyễn Long dịch.
189
13. Đăng Dũng Chi, Hoàng Văn Nghĩa (2014), Chủ nghĩa xã hội và quyền con
người, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
14. Bùi Ngọc Cường (2004), Một số vấn đề về Quyền tự do kinh doanh trong
pháp luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Edward Craig (2010), Triết học, NXB Tri thức, Hà Nội. Phan Kiều Tùng dịch.
16. Đại học quốc gia Hà Nội (2009), Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền
con người, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Quyền con người - Tập tài liệu chuyên đề
của Liên Hợp Quốc, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
18. Đại học quốc gia Hà Nội (2010), Quyền con người Tập hợp những bình
luận, khuyến nghị chung của Ủy ban công ước Liên Hợp Quốc, NXB Công
an nhân dân, Hà Nội.
19. Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền
con người, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.
20. Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Luật nhân quyền quốc tế- những vấn đề
cơ bản, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.
21. Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Quyền kinh tế, xã hội, văn hóa trong pháp
luật và thực tiễn ở Việt Nam, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.
22. Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Tư tưởng về quyền con người – Tuyển tập
tài liệu thế giới và Việt Nam, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.
23. Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
trong khu vực ASEAN, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.
24. Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Hỏi đáp về quyền con người, NXB Công
an Nhân dân, Hà Nội.
25. Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 những
vấn đề lý luận và thực tiễn tập 1, NXB Hồng Đức, Hà Nội.
190
26. Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 những
vấn đề lý luận và thực tiễn tập 2, NXB Hồng Đức, Hà Nội.
27. Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Tuyển tập Hiến Pháp của một số quốc gia,
NXB Hồng Đức, Hà Nội.
28. Đại học Quốc gia Hà Nội (2014), Hội thảo Những khía cạnh triết học trong
nền tảng kinh tế thị trường tại Việt Nam, Hòa Bình.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, nền tảng chính trị pháp lý cho công cuộc đổi mới toàn diện
đất nước trong thời kỳ mới, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội.
32. Lưu Phóng Đồng (2004), Giáo trình hướng tới thế hỷ XXI – Triết học
Phương Tây hiện đại, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
33. Nguyễn Văn Động (2004), Các quyền hiến định về xã hội của công dân
Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội.
34. Nguyễn Văn Động (2006), Các quyền hiến định về chính trị của công dân
Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội.
35. Gilles Dostaler (2008), Chủ nghĩa tự do của Hayek, NXB Tri Thức, Hà Nội,
Nguyễn Đôn Phước dịch.
36. Lê Duẩn (1980), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập dân tộc, vì Chủ
nghĩa xã hội, tiến lên giành thắng lợi mới, NXB Sự Thật, Hà Nội.
37. Nguyễn Đăng Dung (2004), Tính nhân bản của Hiến Pháp và bản tính của
các cơ quan nhà nước, NXB Tư pháp, Hà Nội.
38. Nguyễn Đăng Dung - Vũ Công Giao – Lã Khánh Tùng (2009), Giáo trình
Lý luận và pháp luật về quyền con người, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
191
39. Đăng Dung (2006), Nhà nước và trách nhiệm của nhà nước, NXB Tư pháp,
Hà Nội.
40. Ngô Thị Mỹ Dung (2003), Triết học pháp quyền Tây Âu, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh,
thành phố Hồ Chí Minh.
41. Alan Ebenstein (2007), Friedrich Hayek cuộc đời và sự nghiệp, Nxb Tri
thức, Hà Nội
42. Vũ Công Giao (2016), Hỏi đáp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của
công dân, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
43. Nguyễn Hoàng Hải (2008), Luận văn Thạc sỹ Quan điểm về tự do trong
tác phẩm bàn về tự do của J.S.Mill, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
Văn, Hà Nội.
44. Tiền Thừa Hán, Hứa Khiết Minh (2005), Thông sử nước Anh, NXB Lao
động – xã hội, Hà Nội, Đặng Thanh Tịch dịch.
45. Hoàng Văn Hảo (1998), Quan điểm Mác – Lênin về quyền con người,
quyền công dân, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
46. Hoàng Văn Hảo, Chu Hồng Thanh chủ biên (1997), Một số vấn đề về quyền
dân sự và chính trị, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh-TTNC Quyền
con người, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
47. Hoàng Văn Hảo, Chu Hồng Thanh chủ biên (1998), Các văn kiện quốc tế
về quyền con người, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
48. Nguyễn Vũ Hảo (2006), Giao tiếp liên văn hóa trong bối cảnh toàn cầu
hóa: Một số vấn đề triết học, Tạp chí Triết học, số 7 (182), tháng 7 – 2006.
49. Vũ Quang Hiển (2013), Tôn ngôn độc lập những khát vọng về dân tộc và
quyền con người, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
192
50. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (1991),
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
51. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2007), Những
quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê nin về quyền con người và ý
nghĩa của với Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
52. Hội luật gia Việt Nam (2008), Bảo vệ quyền con người của các nhóm dễ bị
tổn thương, NXB Hồng Đức, Hà Nội.
53. Hội luật gia Việt Nam biên soạn (2007), Tập hợp các văn kiện pháp lý quốc
tế cơ bản về quyền con người, NXB Tư pháp, Hà Nội.
54. Đỗ Minh Hợp (2005), Khái niệm tự do trong triết học của Gi. Xáctơrơ, Tạp
chí Triết học Số 11
55. Đỗ Minh Hợp (2008), Đại cương lịch sử triết học Phương Tây hiện đại, NXB
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố thành phố Hồ Chí Minh.
56. Đỗ Minh Hợp (2014), Lịch sử triết học Phương Tây, Tập 1 Triết học cổ đại,
triết học trung cổ, triết học Phục hưng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
57. Đỗ Minh Hợp (2014), Lịch sử triết học Phương Tây, Tập 2 Triết học
Phương Tây cận hiện đại, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
58. Đỗ Minh Hợp (2014), Lịch sử triết học Phương Tây, Tập 3 Triết học
Phương Tây hiện đại, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
59. Samuel Hungtington (2005), Sự va chạm của các nền văn minh, NXB Lao
động, Hà Nội.
60. Phạm Khiêm Ích, Hoàng Văn Hảo chủ biên (1995), Quyền con người trong
thế giới hiện đại, Viện thông tin khoa học xã hội, Hà Nội.
61. Phạm Văn Khánh (2006), Góp phần tìm hiểu quyền con người, NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội.
193
62. Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu quyền con
người (2005), Các văn kiện cơ bản về Luật nhân đạo quốc tế, NXB Lý luận
chính trị, Hà Nội.
63. Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu quyền con
người (2005), Luật nhân đạo quốc tế - Những vấn đề cơ bản, NXB Lý luận
chính trị, Hà Nội.
64. Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu quyền con
người (2007), Những nội dung cơ bản về quyền con người, NXB Tư pháp, Hà
Nội.
65. Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu quyền con
người, quyền công dân (2011), Tư tưởng về quyền con người tuyển tập tư
tưởng thế giới và Việt Nam, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.
66. Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Nghiên cứu quyền con người
(2007), Các văn kiện quốc tế và luật của một số nước về tiếp cận thông tin,
NXB Công An nhân dân, Hà Nội.
67. Tường Duy Kiên (2006), Quốc hội Việt Nam với việc bảo đảm quyền con
người, NXB Tư pháp, Hà Nội.
68. John Locke (2007), Khảo luận thứ hai về Chính quyền, NXB Tri Thức, Hà Nội.
69. John Suart Mill (1859), Bàn về Tự do, NXB Tri thức, Hà Nội, Nguyễn Văn
Trọng dịch, bản dịch năm 2014.
70. John Suart Mill (1861), Chính thể đại diện, NXB Tri thức, Hà Nội, Nguyễn
Văn Trọng dịch, bản dịch năm 2016.
71. V.I.Lêni, Toàn tập, tập 38 (2005), NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
72. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 39 (2005), NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
73. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 40 (2005), NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
74. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 41 (2005), NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
75. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 47 (2005), NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
194
76. Bùi Bá Linh (2003), Quan niệm của C.Mác, Ph.Ăngghen về con người và sự
nghiệp giải phóng con người, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
77. Nguyễn Thị Thùy Linh (2012), Luận văn Thạc sỹ Triết học “Quan điểm của
J.S.Mill về chính thể trong tác phẩm Chính thể đại diện”, trường Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn.
78. C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập - tập 1, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
79. C.Mác và Ph.Ăngghen (2001), Toàn tập - tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
80. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập - tập 3, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
81. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập - tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
82. C.Mác và Ph.Ăngghen (2001), Toàn tập - tập 13, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
83. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập - tập 16, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
84. C.Mác và Ph.Ăngghen (2001), Toàn tập - tập 20, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
85. C.Mác và Ph.Ăngghen (2001), Toàn tập - tập 21, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
86. C.Mác và Ph.Ăngghen (2001), Toàn tập - tập 22, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
87. C.Mác và Ph.Ăngghen (2001), Toàn tập - tập 23, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
88. C.Mác và Ph.Ăngghen (2001), Toàn tập - tập 24, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
89. C.Mác và Ph.Ăngghen (2001), Toàn tập - tập 25, phần I , NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
90. C.Mác và Ph.Ăngghen (2001), Toàn tập - tập 25, phần II, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
91. C.Mác và Ph.Ăngghen (2001), Toàn tập - tập 26, phần I, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
92. C.Mác và Ph.Ăngghen (2001), Toàn tập - tập 26, phần II, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
93. C.Mác và Ph.Ăngghen (2001), Toàn tập - tập 26, phần III, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
94. C.Mác và Ph.Ăngghen (2001), Toàn tập – tập 40, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
195
95. C.Mác và Ph.Ăngghen (2001), Toàn tập – tập 42, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
96. C.Mác và Ph.Ăngghen (2001), Toàn tập – tập 43, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
97. Bùi Đức Mãn (2008), Lược sử nước Anh, NXB Thành phố Hồ Chí Minh,
thành phố Hồ Chí Minh.
98. Đinh Văn Mậu (2003), Quyền lực nhà nước và quyền công dân, NXB Tư
pháp, Hà Nội.
99. Nguyễn Ánh Hồng Minh (2014), Luận văn Thạc sỹ Triết học: “Tư tưởng
đạo đức của J.S.Mill trong tác phẩm Thuyết vị lợi”, Đại học Khoa học xã
hội và nhân văn.
100. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1 (2011), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
101. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2 (2011), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
102. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3 (2011), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
103. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4 (2011), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
104. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5 (2011), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
105. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 11 (2011), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
106. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12 (2011), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
107. Nguyễn Thế Nghĩa (chủ biên) (1999), Đại cương các tư tưởng và học
thuyết chính trị trên thế giới, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
108. Montesquieu (1874), Bàn về tinh thần pháp luật, NXB Chính trị - Hành
chính, Hà Nội, Hoàng Thanh Đạm dịch, bản dịch năm 2013.
109. Nikolai Alexandrovich Berdyaev (2015), Con người trong thế giới tinh
thần – trải nghiệm triết học cá biệt luận, NXB Tri thức, Hà Nội (Nguyễn
Văn Trọng dịch).
110. Lê Tôn Nghiêm (2001), Lịch sử triết học Tây Phương, NXB thành phố Hồ
Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.
196
111. Hữu Ngọc, Dương Phú Hiệp, Lê Hữu Tăng (1987), Từ Ðiển Triết Học
Giản Yếu, NXB Ðại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội.
112. Trần Thảo Nguyên (2006), Triết học kinh tế trong lí thuyết về công lý của
nhà triết học Mĩ – John Rawls, NXB Thế giới, Hà Nội.
113. Ngô Thị Như (2009), Luận văn Thạc sỹ Triết học chính trị của J.S.Mill,
Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.
114. Ngô Thị Như (2012), Luận án Tiến sĩ Triết học chính trị của J.S.Mill – Giá
trị và bài học lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại
học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.
115. Trần Văn Phòng, Dương Minh Đức (2001), Lịch sử triết học Phương Tây
trước Mác, NXB Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
116. Lê Văn Phú (2004), Công tác xã hội, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
117. Nguyễn Thị Kim Phụng (2007), Giáo trình Luật an sinh xã hội, NXB Tư
pháp, Hà Nội.
118. Hồ Sỹ Quý chủ biên (2003), Con người và phát triển con người trong quan
niệm của của C.Mác và Ph.Ăngghen, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
119. Jean Jacques Rousseau (2014), Khế ước xã hội, bản dịch của GS. Dương
Văn Hóa, Nxb. Thế giới, Hà Nội.
120. Michael Sandel (2015), Phải trái đúng sai, NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.
121. Trần Đăng Sinh chủ biên (2008), Lịch sử triết học, NXB Đại học sư phạm,
Hà Nội.
122. Trần Đăng Sinh, Lê Văn Đoán (2009), Chuyên đề triết học, NXB Đại học
sư phạm, Hà Nội.
123. Bùi Văn Nam Sơn (2012), Trò chuyện triết học, NXB Tri thức, Hà Nội.
124. Chu Hồng Thanh (1997), Quyền con người và luật quốc tế về quyền con
người, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
197
125. Trí Thành (2002), Các quyền tự do dân chủ với nhân dân Đông Dương,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
126. Nguyễn Anh Thái (chủ biên) (2006), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo
dục, Hà Nội
127. Trần Dân Tiên (1994), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ
tịch, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
128. Vũ Hồng Tiến (2006), Những vấn đề cơ bản của lịch sử các học thuyết kinh
tế, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.
129. Trần Quang Tiệp (2004), Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật
tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
130. Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1981),
NXB Pháp Lý, Hà Nội.
131. Trần Văn Toàn (2008), Hành trình đi vào triết học, NXB Tri thức, Hà Nội.
132. Tocqueville (2007), Nền dân trị Mỹ tập 1, NXB Tri Thức, Hà Nội, Phạm
Toàn dịch.
133. Tocqueville (2007), Nền dân trị Mỹ tập 2, NXB Tri Thức, Hà Nội, Phạm
Toàn dịch.
134. Từ điển Nga – Việt (1979), NXB Tiếng Nga.
135. Từ điển triết học (1986), NXB Tiến bộ (Mátcơva) và NXB Sự thật, Hà Nội.
136. Nguyễn Văn Trọng (2015), Những ghi chép về quyền tự do lựa chọn, NXB
Tri thức, Hà Nội.
137. Nguyễn Ước (2014), Các chủ đề triết học, NXB Tri thức, Hà Nội.
138. Văn phòng quốc hội (2003), Quyền của phụ nữ và trẻ em trong các văn bản
pháp lý quốc tế và pháp luật Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
139. Viện Nghiên cứu quyền con người (2014), Quyền con người, lý luận và
thực tiễn, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
198
140. Viện nghiên cứu Lập pháp, Tạp chí nghiên cứu Lập pháp (2005),Việt Nam
với vấn đề quyền con người, Bộ Tư pháp, Hà Nội.
141. Viện nghiên cứu Lập pháp, Tạp chí nghiên cứu Lập pháp (2014), Hiến
pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam nền tảng chính trị, pháp lý cho công
cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong thời kỳ mới, NXB Lao động xã hội,
Hà Nội.
142. Nguyễn Hữu Vui (1998), Lịch sử triết học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
143. Will Durant (2014), Câu chuyện triết học, NXB Hồng Đức, Trí Hải – Bửu
Đích dịch.
Tiếng Anh
144. Aristotle (2007), Politics, translated by Benjamin Jowett, by Forgotten Books.
145. Ben Eggleston và Dale Miller (2014), The Cambridge Companion to
Utilitarianism, Cambridge University Press.
146. Jeremy Bentham (1823), Introduction to the Principles of morals and
legislation, Oxford University Press.
147. John Mercel Robson (1956), The social and political thought of J.S.Mill,
University of Toronto Press.
148. J.S.Mill (1863), Utilitarianism, Batoche Books, Kitchener, 2001.
149. J.S.Mill (1981), The Collected Works of J.S.Mill – 33 volumes, University of
Toronto Press (Canada), Routledge & Kegan Paul (London - England), vol 1.
150. John Skorupski (1998), The Cambridge Companion to Mill, Cambridge
University Press.
151. J.S.Mill (1977), Ibid, vol 19,
152. Leonard Trelawny Hobhouse (2015), Liberalism, Publisher the Perfect Library.
153. Matthew Spalding, 2009. The Declaration of Independence: The
Constitution of the United States, publisher by Heritage Foundation, The
United States of America
199
154. Richard Reeves (2008), J.S.Mill – Victorian Firebrand, Atlantic Books, London.
155. Vincent Robert Johnson, 1990, The French Declaration of the Rights of Man
and of Citizens of 1789, the Reign of Terror, and the Revolutionary Tribunal of
Paris, publisher by Boston College, The United States of America.
Website
156.
&cn_id=33212
157. Nguyễn Phú Trọng, Tổng kết thực tiễn – một nhiệm vụ trọng yếu của công
tác lý luận hiện nay,
158.
159.
160.
_frontmatter.pdf
161.
162.
-difference-between-the-theories-of-mill-andbentham.html
163.
emid=536
164.
emid=536
165. https://www.npg.org.uk/collections/search/portrait/mw115688/Miss-Mill-
joins-the-Ladies-Edward-John-Eyre-Robert-Wellesley-Grosvenor-2nd-Ba
ron-Ebury-William-Henry-Smith-John-Stuart-Mill
166. A. Comte. Course of positive philosophy, Chapter 1. Dẫn từ History Guide
- papesz. Net
167. www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/.../hienphapnam2013