Sau thế kỉ X, những mối quan hệ về lãnh thổ diễn biến hết sức phức tạp. Champa một
mặt luôn phải tự giữ mình, nhƣng mặt khác lại luôn đóng vai trò kẻ gây chiến mỗi khi có cơ
hội. Là một nƣớc nhỏ, nằm kẹp giữa hai nƣớc lớn hơn mình là Đại Việt và Campuchia, thì
thái độ vừa mặc cảm, vừa tự hùng này là hoàn toàn bất lợi. Trong nhiều cuộc xung đột giữa
Champa với Campuchia hay Champa với Đại Việt, nội bộ Champa bộc lộ sự chia rẽ, bất
đồng sâu sắc. Xu hƣớng thống nhất, tập quyền trong lịch sử Champa thƣờng bị xu hƣớng tản
quyền xé rách. Ba thế kỷ VIII, IX, X, kinh đô chuyển dời liên tục. Ngay cả trong thời kỳ vẫn
đƣợc coi là thống nhất trong lịch sử Champa - thời kỳ Vijaya - thì xu hƣớng cát cứ địa
phƣơng vẫn thƣờng xuyên nổi lên ở miền Nam Paduranga. Nội lực yếu kém, lại thƣờng
xuyên phải dồn hết sức cho các cuộc chiến tranh với bên ngoài cũng nhƣ những xung đột
trong nội tại, nên từ cuối thế kỉ XIV trở đi, nghĩa là sau giai đoạn Chế Bồng Nga, sự phát
triển của Champa đã chững lại, thậm chí thụt lùi dẫn đến suy sụp. Thế kỷ XVII, từ một quốc
gia độc lập thời cỗ - Trung đại ở Đông Nam Á, lãnh thô Champa đã bị co hẹp dần và cuối
cùng trở thành một vƣơng quốc hoàn toàn suy kiệt, hoàn toàn không còn có thể tự đứng vững
182 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quan hệ giữa vương quốc cổ Champa với các nước trong khu vực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Panduranga
(hay Pradara), thậm chí còn kéo dài dòng lịch sử của nƣớc Panduaranga (!?) đến đầu thế kỷ
XIX [97] [98, 53 -65]. Sự thật thì những tƣớc vƣơng, ấn tín... hay chính sách mềm dẻo của
nhà Nguyễn với ngƣời Chăm cũng nhƣ chuyện phong vƣơng cho Thủy Xá, Hỏa Xá hay chính
sách đối với ngƣời Khơ me ở Nam Bộ.v.v... tất cả đều nằm trong mục đích thực thi thống
nhất lãnh thổ, ổn định biên cƣơng nhƣng mềm dẻo với các sắc tộc và vùng cƣ dân mới. Nhà
Nguyễn không hề gọi lại tên nƣớc cũ (Chiêm Thành) từ khi lập trấn Thuận Thành.
Văn kiện xứ Panduranga (tài liệu viết bằng chữ Hán, Nôm và chữ Chăm do hội Á
châu Paris xuất bản năm 1984) còn cho thấy:
- Tất cả các văn kiện bằng chữ Hán, Nôn; Nôm hay Chăm vẫn dùng các niên
136
hiệu Chính Hòa, Bảo Thái, Vĩnh Khánh, Long Đức, Vĩnh Hƣu, Cảnh Hƣng rồi chuyển sang
là Thái Đức (Tây Sơn), cho đến năm 1792 (Nguyễn Ánh đánh chiếm lại Bình Thuận - Diễn
Khánh.
- Tự gọi là Thuận Thành Vƣơng trong các phần văn bản có liên quan đến ngƣờỉ đứng
đầu. Một số văn bản nhắc đến việc vua (Thuận Thành Vƣơng) cai trị và bổ nhiệm quan lại địa
phƣơng, nhƣng lại cũng có nhiệm vụ thu thuế và nuôi quân lính Việt
Tập 57, phần chữ Hán ghi nhận: Sớ tâu thỉnh cầu Thuận Thành Vương chuẩn y cho
chức vụ cai quản vùng Phan Rang, Phan Rí và phố Hài. Ngày 12 tháng 7, cảnh Hưng 14
(1753). Tập 6, tờ 2a, phần chữ Chăm lại cho thấy:
Số kê lập theo lệnh vua: Thuận Thành Vương vay 5 nén bạc của Kay dăn để trả lương
cho binh lính Việt.
Và đặc biệt, trong nhiều văn bản phản ánh việc mua bán ruộng và nô lệ, hay vay
mượn cầm đồ thì vua cũng chỉ có vị thế như mọi người dân sống ở xứ này
Tờ 12, tập 6: Thuận Thành Vương gửi trả một số tiền cho chủ nợ mà ông đã vay.
Ngày 19, thảng 6, năm cảnh Hưng thứ 21 (1760). Tập 34 - tờ rời: Một người nhận bảo đảm
sẽ trả một khoản tiền mượn theo yêu cầu của Thuận Thành Vương.
Ngày 5, tháng 2, năm cảnh Hưng 7 (1746).
Tờ 13, tập 50: Bản kê những vật phẩm mà đã giao cho Thuận Thành Vương nhưng lại
không được ông trả tiền.
Ngày 22 tháng 6, cảnh Hưng 5 (1744). Tập 52, tờ 6: Chứng từ bán 1 nữ tỳ cho Thuận
Thành Vương.
Ngày 11 tháng 2, cảnh Hưng 15 (1754)...
Văn kiện Panduranga còn cho thấy, tình hình ở xứ Thuận Thành phụ thuộc hoàn toàn
vào các chính sách của các triều đại phong kiến Đàng Trong. Ví dụ: sự cai quản đặc biệt chặt
chẽ trong thời Tây Sơn. Thống kê dƣới đây sẽ chỉ rõ điều này:
137
BẢNG 2: VIỆC CAI QUẢN TRẤN THUẬN THÀNH THỜI TÂY SƠN TỪ 1782 - 1787
Thái Đức năm thứ V
23 - 4 - 1782
Khâm sai Bình Nhung Quan (Tây Sơn) sắc
trấn an các chức dịch
23 - 4 - 1782
Lệnh của Khâm sai Bình Nhung Quan cho
Thuận Thành Vƣơng phải bắt các quan chức
dân sự và quân sự của chính quyền trƣớc
11- 8 - 1782 Lệnh mua gấp (đồ) cho quân đội
Thái Đức năm thứ VI 25 -11-1783 Kiểm kê vũ khí chiến lƣợc của phỉ Thƣợng
Thái Đức năm thứ VII
13 - 3 - 1784 Lệnh bố trí lực lƣợng phòng Siêm
13 - 3 - 1784 Lệnh chống quân xâm lƣợc Siêm
24 - 4 - 1784 Sắc thống kê dân số, thuế và ruộng
28 - 7 - 1784 Sắc nộp sắt đóng tầu
12 - 12 - 1784 Sắc kiểm soát buôn bán
12 - 12 - 1784 Sắc bắt giữ những kẻ không có giấy tờ
Thái Đức năm thứ VIII
19 - 1 - 1785 Lệnh chuẩn bị đánh cƣớp
04 - 2 - 1785 Sắc nộp sắt đóng tầu chiến
13 - 2 - 1785 Lệnh đi đánh cƣớp
18 - 2 - 1785 Sắc chuẩn bị lƣơng thực
01 - 4 - 1785 Sắc cung cấp lƣơng thực cho quân đội
11 - 5 - 1785 Sắc báo cáo tình trạng vũ khí
28 - 6 - 1785 Lệnh đi đánh cƣớp
28 - 8 - 1785 Sắc nộp sắt đóng tầu chiến
138
Thái Đức năm thứ IX
3 - 2 - 1786 Sắc cung cấp lƣơng thực cho quân đội
27 - 2 - 1786 Sắc cung cấp lƣơng thực cho quân đội
Thái Đức năm thứ X 10 - 3 - 1787
Báo cáo về hiệu qủa của một con tầu chiến ở
làng Kinh Cựu
Thống kê cho thấy trong những năm 1783 và 1784 sự cai quản tỏ ra rất gắt gao từ
quân sự đến kinh tế, xã hội mà cả ngƣời Việt và ngƣời Chăm đều phải chịu đựng nhƣ nhau.
Các sắc cho thấy chính quyền thƣờng xuyên quan tâm đến việc cung cấp lƣơng thực cho quân
đội đóng trên địa bàn Thuận Thành, trấn an các chức dịch, kiểm kê dân cƣ Thuận Thành,
kiểm kê điền thổ, kiểm tra thuế đã thu để đƣa vào dự trữ, rồi lệnh chuyển giao ngay lập tức
thuế điền và thuế nông để cung cấp cho quân, kiểm soát cả việc buôn bán... của tất cả dân cƣ
trong xứ. Từ cuối năm 1785 tình hình dần dần yên ổn hơn.
Paduranga là tên gọi của một tiểu quốc (tiểu quốc Nam Chăm) trƣớc khi thống nhất
vói Bắc Chăm. Về sau, Panduranga chỉ là một miền của Champa (cũng nhƣ Amaravati,
Vijaya), bao gồm đất Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay. Có thể coi những gì diễn ra trên đất
Panduranga từ năm 1471 - 1693 là dòng lịch sử cuối cùng của Champa. Nhƣng Panduranga
không hề tồn tại đến đầu thế kỷ XIX nhƣ là một tiểu quốc tự trị. Cũng không thể xem nó nhƣ
là một vùng đất tự trị bị kẹp giữa vua Minh Mệnh ở phía Bắc và Lê Văn Duyệt ở phía Nam,
và vƣơng quốc này chỉ kết thúc vào năm 1832, khi Minh Mệnh lấy lại Panduranga, sáp nhập
nó vào triều đình Huế vì "những ngƣời cai tri của Champa, Po Phank To đã phạm phải một
sai lầm nghiêm trọng khi đứng về phía Lê Văn Duyệt" [98, 179] và "sự tồn tại của Champa
và Panduranga về mặt chính trị còn lâu hơn cuộc Nam tiến của ngƣời Việt, đến năm 1832 nó
còn giữ đƣợc sự tự trị nhất định ở những vùng đất của nó [98, 172].
139
Dựa vào nhà cầm quyền địa phƣơng (Lê Văn Duyệt) để tìm kiếm một sự tự trị với
triều đình Huế là một ảo tƣởng, vì chính Lê Văn Duyệt cũng không thể tự trị. Do đó, vấn đề
không thay đổi gì về bản chất trƣớc và sau năm 1822 hay 1832. Trấn Thuận Thành vẫn luôn
chỉ là một tỉnh của nhà Nguyễn mà thôi! Nhà Nguyễn chăm lo xác định biên giới quốc gia,
củng cố chính quyền phong kiến trung ƣơng tập quyền để cai quản toàn bộ lãnh thổ, nhƣng
luôn có chính sách mềm dẻo, hợp lý với các vùng lãnh thổ, các sắc tộc khác nhau. Và vì thế,
thái độ của nhà Nguyễn đối với những hậu duệ của Chiêm Thành cũng không ra ngoài chính
sách chung đó.
Với mốc 1693, triều đình Chiêm Thành đã chấm dứt. Chiêm Thành cũng không tồn
tại với tƣ cách là một quốc gia riêng biệt, mà đã trở thành một phần lãnh thổ của chính quyền
Đàng Trong. Và sau trở thành một trấn của Việt Nam.
Tuy nhiên, điều đó không phải là sự phủ định hoàn toàn một cộng đồng dân cƣ với
một nên văn hóa đã từng tồn tại nhiều thế kỷ. Phàn lớn ngƣời Chàm vẫn ở lại làm ăn sinh
sóng trên quê hƣơng của mình trong sự hòa nhậu văn hóa và sự hòa đồng dân tộc, tộc ngƣời.
Từ năm 1611, sau sự kiện Hoa Anh sáp nhập vào lãnh thổ Đàng Trong, nhƣ đã nói ở
trên, nhiều ngƣời Chàm vẫn ở lại. Tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay (vùng Panduranga
cũ) vẫn là nơi có ngƣời Chàm cƣ trú đông nhất ở Việt nam, khoảng gàn 70.000 ngƣời. Họ
chính là hậu duệ của cộng đồng ngƣời Chăm ở lại trên quê hƣơng mình sau sự kiện 1693.
Ngay từ đầu, họ đã có sự đồng cảm với những ngƣời nông dân Việt Nam phiêu tán vào vùng
đất này chủ yếu vì nhu cầu mƣu sinh. Cả ngƣời Việt và ngƣời Chăm cùng phải chịu đựng sự
khắc nghiệt, khốn khó của một vùng đất vẫn đƣợc coi là khô hạn nhất Đông Nam Á (lƣợng
mƣa trung bình hàng năm chỉ có 695 mm, một năm chỉ có khoảng trên dƣới 50 ngày mƣa,
vào khoảng từ
140
tháng 9 đến tháng 11). Họ cùng phải chịu gánh nặng của những cuộc chiến tranh, chịu sự áp
bức, bóc lột của chính quyền Phong kiến và sau này là thực dân. Văn kiện xứ Panduranga
không thấy phản ánh sự khác biệt giữa ngƣời Việt và ngƣời Chăm khi đóng nghĩa vụ về
lƣơng thực, sắt đóng tầu cho nhà nƣớc (thời Tây Sơn) hay khi thống kê dân số, thuế và ruộng.
Hiện tƣợng vay mƣợn, mua bán giữa ngƣời Việt và ngƣời Chăm là khá phổ biến.
Văn kiện còn nhắc đến những ngƣời Kinh Cựu. Họ cũng có cuộc sống nhƣ những
ngƣời Chăm, ngƣời Việt. Cũng buôn bán, cũng đi lao dịch cho nhà nƣớc... Theo tài liệu dân
tộc học, ngƣời Chăm vẫn gọi họ là Yuôn -Chăm (có nghĩa là Việt - Chăm). Họ là biểu hiện
của quan hệ huyết thống giữa những ngƣời đàn ông Việt và đàn bà Chăm. Đại nam nhất
thống chí cũng ghi lại: " Chỉ có ba xã thôn Xuân Hội, Xuân Quang và Tuần Giáo cùng gọi là
ngƣời Thổ Kinh cựu. Đàn ông mặc quần áo ngƣời Kinh, đàn bà mặc quân áo ngƣời Thổ.
Tang hôn, tế tự đều đại khái giông tục ngƣời Kinh. Tƣơng truyền là ngƣời kinh Thuận Hóa
đến đấy, lấy vợ ngƣời Thổ, lâu ngày sinh nở càng đông, cho nên dân đã đồng hóa" [55, 124 -
125].
Cuối thế kỷ XVII, những ngƣời Việt đầu tiên di cƣ vào làng Xóm Tằm, rồi sau đó đến
làng Play - ọt - pan ( có nghĩa là làng trồng nhiều xoài), Ở những nơi này đã diễn ra một quá
trình cộng cƣ sâu sắc giữa ngƣời Việt và ngƣời Chàm, họ sóng tập trung thành làng, tục gọi
đó là làng Kinh Cựu. Vào năm 1825 nó đƣợc chia làm 4 làng là Xuân Hội, Xuân Quang,
Tuân Giáo và Tuân Mục, nay đều thuộc huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận. Gia phả của tộc họ
Cao ở Xuân Hội cho biết tổ tiên họ năm trong số 100 ngƣời đàn ông theo lệnh Vua vào
Thuận Thành. Họ kết hôn với phụ nữ Chàm, sinh đƣợc nhiều con trai và hợp thành những
xóm làng Kinh cựu. Đến năm 1956 làng họ đã tồn tại đƣợc 262 năm, tức là họ tới Bình
Thuận từ năm 1694. Cuốn gia phả này có ghi một cụ bà ngƣời Chàm tên là Nguyễn Thị Plo.
Gia phả của họ
141
Ngô ở Xuân Quang ghi lại các cụ tổ của họ gốc ở Thừa thiên vào lấy vợ Chàm, lập nghiệp ở
đó.
Có thể nhìn thấy sự cộng hƣởng giữa hai nền văn hóa Chàm - Việt rất rõ trong cuộc
sống của ngƣời Kinh Cựu. Họ cúng giỗ tết, cƣới xin theo phong tục của ngƣời Việt, nhƣng
cũng ăn tết Chàm, cúng kính theo tín ngƣỡng dân gian Chàm. Họ không cƣ trú hay chôn cất
theo huyết hệ mẹ nhƣng vẫn giữ Chiêt atau, (vật dụng mang tính thiêng liêng vì dùng để
đựng quần áo tổ tiên để lại, do ngƣời con gái út đƣợc giữ theo tục lệ huyết hệ mẹ của ngƣời
Chàm)... Nói chung, trên vùng đất Thuận Thành xƣa, mỗi một tộc ngƣời tồn tại cùng với
những nét riêng văn hóa của mình. Và nét riêng văn hóa của mỗi tộc ngƣời cũng là văn hóa
chung của cộng đồng dân cƣ sống ở đây.
Ngƣời Chàm vốn là những ngƣời Malayo Polynesia sinh sông ở biển Đông, họ đằm
tính và dễ chan hòa. Loạn lạc sau chiến tranh, tị nạn chính trị hay thói quen thiên di và thích
ứng với môi trƣờng của ngƣời Nam Đảo đã khiến nhiều ngƣời Chàm phiêu bạt. Theo số liệu
thống kê của hội nghị Copenhagen (1987) có khoảng 350.000 ngƣời Chăm sinh sống ở nƣớc
ngoài, Trong đó có khoảng 200.000 ngƣời sinh sống ở Campuchia, nhƣng theo tiến sĩ
Benkiernan, đại học Yale thì có khoảng 90.000 ngƣời là nạn nhân của chế độ diệt chủng
Pônpốt từ năm 1975 đến 1979. Khoảng 15.000 cƣ trứ ở Malaisia và dọc theo biên giới Thái
Lan - Malaisia, Khoảng 2000 cƣ trú ở Australia và 3000 ngƣời ở Mĩ. Ngƣời Chàm còn cƣ trú
rải rác ở đảo Sumatra, từ sau sự kiện 1471. Trƣớc đó vào thế kỷ X, nhiều ngƣời Chàm cũng
đi theo đƣờng biển đến đảo Hải Nam, Trung Quốc. Con cháu của họ đƣợc gọi là ngƣời "Hời"
và hiện vẫn cƣ trú ở đây [69]. Tại Việt Nam có khoảng hơn 100.000 ngƣời Chàm sinh sống,
có mặt tại 36 tỉnh và thành phố trong tổng số 44 tỉnh và thành phố. Năm 1989 theo số liệu của
Ủy ban điều tra dân số trung ƣơng, tổng số ngƣời Chàm ở Việt Nam là 98. 919 ngƣời. Con số
này không kể
142
những ngƣời Chàm sống ở vùng Thƣợng nguyên và đã đồng hóa với những tộc ngƣời miền
núi ở đây, trong đó cũng có nhiều tộc vốn là gốc Nam Đảo, nhƣ ngƣời Gia rai, Eđê, Raglai.
Ngoài hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, ngƣời Chàm còn cƣ trú khá tập trung ở Châu Đốc,
Tây Ninh và một số ở thành phố Hồ Chí Minh. Những ngƣời Chàm ở Châu Đốc, Tây Ninh
chủ yếu là từ Campuchia trở về từ giữa thế kỷ XIX. Nhƣng vào đầu thế kỷ XX, phần lớn đã
di cƣ về Sài Gòn để làm ăn sinh sống. Hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh có khoảng hơn
3000 ngƣời Chàm sinh sống. Theo điều tra gần đây nhất của chúng tôi vào những tháng đầu
năm 1998, ở đây có 15 khu vực sinh sống của ngƣời Chăm nhƣng không phải là những khu
sống biệt lập. Họ sống chan hòa với ngƣời Việt và ngƣời Hoa trên cùng một địa bàn. Có khu
vực, nhƣ Hòa Hƣng, quận 3 chỉ có một, hai gia đình ngƣời Chàm sống xen kẽ cùng với các
gia đình ngƣời Việt, ngƣời Hoa. Quận 8 là nơi có số ngƣời Chăm sống tập trung đông nhất
(96 hộ với hơn 1000 nhân khẩu). Ở đây họ sống tập trung thành 3 tiểu cộng đông. Những
ngƣời chăm sống ở khu vực tiểu thánh đƣờng Mubarat đƣợc gọi là Chăm - Javakur (Java là
chỉ nguồn gốc Mã Lai, Kur là chỉ nguồn gốc Campuchia). Cộng đồng Chăm - Javakur là thế
hệ hợp huyết từ sự kết hôn lẫn nhau giữa ngƣời Chăm với ngƣời Mã Lai và ngƣời
Campuchia. Đầu tiên họ tập hợp và sinh sống ở vùng châu Đốc, An Giang. Một bộ phận lớn
di chuyển lên thành phố từ những năm 50 của thế kỷ này. Tỉếp xúc với nhóm Chăm - Javakur
ta thấy trong ngôn ngữ họ đang sử dụng có pha trộn nhiều từ Khmer và từ Mã Lai. Ngày nay,
ngay trong khu vực sinh sống của họ còn có rất nhiều ngƣời Chăm - Javakur kết hôn với
ngƣời Việt.
Không thể phủ nhận một thực trạng là giữa các nhóm thuộc cộng đồng ngƣời Chăm
có những khác biệt trong sinh hoạt và văn hóa - hệ quả của quá trình di dân và phát triển của
lịch sử. Ở Ninh Thuận, Bình Thuận, ngƣời Chăm vẫn bảo lƣu những phong tục truyền thống
của tộc ngƣời mang đậm
143
màu sắc của xã hội mẫu hệ nhƣ: con gái đi hỏi chồng, hôn nhân và cƣ trú theo phía vợ, tính
huyết hệ theo dòng nữ, quyền thừa kế cho con gái, vai trò của phụ nữ trong lễ hội hay giữ
Chiêt atâu... Ngoài ra họ còn có vai trò rất lớn trong nền kinh tế gia đình. Nghề dệt và nghề
gốm cổ truyền hầu hết đều do phụ nữ đảm nhiệm. Thực tế ở làng dệt thổ cẩm Mĩ Nghiệp và
làng gốm Bầu Trúc (Phan Rang) cho thấy rõ điều này.
Trong khi đó, ở vùng Chăm Tây Ninh, An Giang, thành phố Hồ Chí Minh, ngƣời
Chăm đã chuyển dần sang chế độ phụ quyền với vai trò quan trọng và quyền lực của ngƣời
đàn ông Hồi giáo trong gia đình và xã hội. Theo điều tra xã hội học của sinh viên khoa lịch
sử, trƣờng Đại học Sƣ Phạm thành phố Hồ Chí Minh và sinh viên khoa Đông Nam Á, Đại
học Mở - Bán công, thành phố Hồ Chí Minh vào các năm 1992, 1997, 1998 cho thấy: tất cả
các thiếu nữ đều không đƣợc đi làm khi chƣa lập gia đình, phong tục cƣới hỏi khác xa đồng
bào họ ở Ninh Thuận, Bình Thuận, điều duy nhất ít nhiều còn mang dấu vết của một xã hội
theo truyền thống mẫu hệ là trong đám cƣới, ngƣời con trai phải ở lại nhà vợ 3 ngày trƣớc khi
đƣa vợ trở về sống ở nhà mình. Ở cộng đông ngƣời Chàm Hồi giáo, ngƣời phụ nữ không
đƣợc phép bình đẳng với đàn ông. Điều đó hoàn toàn khác hẳn với truyền thống tôn trọng
phụ nữ trong văn hóa truyền thống của tộc ngƣời Chăm. Sự thay đổi hoàn toàn trong trang
phục truyền thống, sự coi trong chữ Ả Rập, chữ Mã Lai hơn chữ Chăm cũng là điều đáng
nói... Và trong khi ngƣời Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận, dù là Chăm Balamôn, Bàni hay
Islam hàng năm cùng nhau tƣng bừng trong những lễ hội dân gian truyền thống; lễ Rija
Nƣga, lễ Pơh Mbăng Yang, rồi ngƣời ta dọn dẹp sạch đẹp các tháp cổ để vui đón tết truyền
thống Mbăng Katê vào khoảng cuối tháng 9 đầu tháng mƣời thì ngƣời Chăm Nam Bộ dọn
mình ăn chay vào tháng Ramadan, ăn tết Roya Hoji, hành hƣơng về đất thánh và kỷ niệm
sinh nhật Đức Giáo Chủ Mahamad. Kinh Coran, luật Hồi giáo và Hồi lịch chi phối đời sống
của ngƣời Chăm
144
theo đạo Hôi. Các thánh đƣờng, các Surao (tiểu thánh đƣờng) có vai trò quan trọng trong sinh
hoạt của cộng đồng ngƣời Chăm ở đây. Dƣờng nhƣ bản sắc văn hóa của tộc ngƣời Chăm
cũng đang dần dần mai một đi và thay vào đó là văn hóa Hồi giáo.
Mức sống và trình độ văn hóa xã hội của ngƣời Chăm ở thành phố Hồ Chí Minh còn
khá thấp. Nhiều ngành nghề truyền thống biến mất tự nhiên, ví dụ cách đây 2 năm vẫn còn
những phƣờng xóm sống bằng nghề dệt nhƣng bây giờ họ chỉ còn sống bằng nghề buôn bán
vải vóc các loại. Trong khi đó, một làng gốm Bầu Trúc, một làng dệt Mĩ Nghiệp hay những
cánh đông nho bạt ngàn nơi vùng đất khô hạn Phan Rang đang trở nên khá phổ biến. Sự
chênh lệch về trình độ kinh tế và xã hội giữa những vùng cƣ trú khác nhau của ngƣời Chăm
và giữa ngƣời Chăm với ngƣời Kinh vẫn là những vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay cho những
nhà hoạch định chính sách dân tộc.
Tiểu kết chƣơng 3
Giai đoạn từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII là thời kỳ vƣơng quốc Champa đi dần từng
bƣớc đến ngƣỡng tiêu vong.
Lãnh thổ đã bị thu hẹp lại chỉ còn một phần ba so với thời hùng mạnh nhất. Tuy có
thẻ lui về Nam Bộ, vùng đất rộng lớn ở phía sau, nhƣng Champa đã không còn đủ sức. Thế
và lực suy kiệt. Các mối quan hệ cần thiết đối với bên ngoài đã từng hỗ trợ cho sự phát triển
của vƣơng quốc cũng bị mất dần, trở nên lỏng lẻo, mờ nhạt và không còn ở thế cân bằng nhƣ
trƣớc. Ngƣời Chăm sông vật vờ trên vùng đất khô hạn với một thể chế chính trị suy vi.
Tình thế đã thay đổi. Những cuộc tấn công mang tính chất phòng thủ của Đại Việt đối
với Champa đã kết thúc. Lúc này, quyền lợi về lãnh thổ đã trở thành nhu cầu sống còn của cả
hai bên. Nhà Nguyễn cố mở đất về phƣơng
145
Nam vì sự sinh tồn của cả một dòng họ. Trải qua nhiều cuộc binh đao khói lửa, năm 1693
vùng lãnh thổ nhỏ bé Chiêm Thành đã chính thức bị sáp nhập vào chính quyền Đàng Trong.
Vấn đề còn lại của lịch sử là sự hội nhập, đó cũng là dòng chảy chủ đạo trong những diễn
biến tiếp theo. Ngƣời Chăm trở thành một bộ phận trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
146
PHẦN KẾT LUẬN
Quan hệ giữa Champa với các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á thời cổ trung đại là
một mảng lớn trong lịch sử Champa. Nhiều vấn đề liên quan đến sự phát triển hay tồn vong
của vƣơng quốc cổ này đã khép lại ở chính những trang về lịch sử quan hệ.
Đông Nam Á mƣời thế kỷ sơ kỳ, tất cả đều mới mẻ, đều chỉ là sự khởi đầu. Ngƣời ta
biết về nhau rất ít. Và tình cờ biển đã đem đến những hiểu biết ban đầu tuy mơ hồ nhƣng đầy
hy vọng về một vƣơng quốc nhỏ bé chật hẹp, nhƣng có cả sông, cả núi, cả biển.
Nhiều thuyền bè đã đến, đã đi qua vùng biển Champa, trong đó có cả thuyền của
ngƣời Trung Hoa, ngƣời Ấn Độ, những ngƣời đến từ hai trung tâm văn minh lớn của thế giới
lúc bấy giờ. Ngƣời Chàm đã lựa chọn và họ chọn Ấn. Mô hình "Hindu" đƣợc áp dụng trên
một dải đất hẹp, phân tán, đa dạng và ít nhiều vẫn còn những tàn dƣ của chế độ công xã
nguyên thủy.
Tất cả đều mới bắt đầu. Nhƣng cũng chính vì thế mà các mối quan hệ chƣa phức tạp
và vẫn còn đƣợc tự do lựa chọn. Trên biên giới phía Bắc Chăm, nƣớc Đại Việt vẫn chƣa
giành đƣợc độc lập, bị đặt dƣới ách đô hộ của ngƣời Hán. Những cuộc chiến tranh đã xảy ra,
và chính Champa đã nhân đó mà mở rộng lãnh thổ đến tận đèo Hoành Sơn. Biên giới phía
Nam, trƣớc tiên là một con đƣờng chuyển tải văn hóa Ấn Độ, và sau đó là một nƣớc Chân
147
Lạp lúc đó vẫn còn "chân ƣớt chân ráo" trên một vùng đất mới mà họ cũng vừa chiếm đƣợc
của Phù Nam, chƣa thực sự là mối đe dọa cả về kinh tế - chính trị - quân sự đối vói Champa.
Chính vì vậy, trong mƣời thế kỷ đầu những mối quan hệ đƣợc hình thành một cách tự
nhiên giữa những cộng đồng dân cƣ trong cùng một khu vực. Nói đến Champa ngƣời ta nói
đến một bến đậu ở biển Nam Trung Hoa cho những con thuyền vào ra, một vị trí thuận lợi để
tiến hành buôn bán trên biển. Sau này nhà Nguyễn ở Đàng Trong đã biết sử dụng "danh
tiếng" này để phát triển ngoại thƣơng, vƣợt qua đƣợc hạn chế có hữu của ngƣời Việt về khả
năng buôn bán trên biển.
Và có lẽ cũng chỉ dừng lại ở đó. Ngay trong giai đoạn này Champa đã không thể tạo
đƣợc vị trí nhƣ Oc Eo (Phù Nam). Nửa đầu thế kỉ X là khoảnh khắc lóe sáng của lịch sử
Champa gắn với tên tuổi của Trà Kiệu, Đồng Dƣơng. Nhƣng vị thế đó có đƣợc chủ yếu lại là
do những yếu tố khách quan đem lại. Vào những giai đoạn sau, điều này đã không lặp lại.
Khu vực có Angkor ở Campuchia, Mojopahit trên đảo Java , Malacca trên bán đảo Malaya...
Nhƣng Champa thì không thể hấp dẫn sự chú ý đối với bên ngoài nhƣ một trung tâm kinh tế
văn hóa của khu vực đƣợc. Có lẽ chính vì điều này mà Charnpa không đƣợc coi là một vƣơng
quốc mạnh và có vai trò lớn lao đối với lịch sử Đông Nam Á. Ở những chu kỳ hƣng thịnh,
nhƣ thế kỷ XIII thì cũng chỉ là sự hƣng thịnh của một nƣớc nhỏ, tiềm năng kém so với nhiều
quốc gia khác.
Trong quan hệ kinh tế, chủ yếu Champa dựa vào một vị trí thuận lợi về vùng biển và
cảng biển. Điều này ít nhiều đã tạo nên sự phát triển của kinh tế ngoại thƣơng. Chính sự phát
triển đó đã củng cố quan hệ của Champa với các nƣớc vùng hải đảo, nơi vốn có những ngƣời
đi biển cừ khôi và năm giữ con đƣờng buôn bán trên biển đi qua khu vực Đông Nam Á.
Trong mối quan hệ
148
này rõ ràng yếu tố đồng tộc không đóng vai trò quan trọng. Bờ biển Champa luôn hấp dẫn
những con tầu buôn bán ở mọi nơi và mọi thời đại.
Đáng tiếc là ngoại thƣơng Champa đã không vƣợt qua đƣợc những hạn chế của nó,
những hạn chế xuất phát từ thực trạng của một nền kinh tế kém phát triển. Những mặt hàng
trao đỗi chủ yếu chỉ là sản vật mang tính địa phƣơng, thế kỷ XIV - XV, có thể có thêm gốm
nhƣng cũng không đáng kể. Không thấy có tiền hay vật trao đổi trung gian.
Cũng cần phải nói thêm rằng, trong quan hệ với bên ngoài, ngƣời Chăm còn thể hiện
những đặc điểm của một cộng đồng dân cƣ làm nông nghiệp. Ngƣời Việt đã học đƣợc nhiều
kinh nghiệm của ngƣời Chăm trong sản xuất nông nghiệp, từ việc tiếp nhận một số giống lúa
đến làm thủy lợi. Trong diễn văn đọc tại buổi lễ khởi công xây dựng đập Đông Cam (năm ở
thƣợng nguồn Sông Ba, nay thuộc xã Hòa Hội, thị xã Tuy Hòa, tĩnh Phú Yên) vào ngày 7
tháng 9 năm 1932 của P.Pasquier, toàn quyền Đông Dƣơng lúc đó có đoạn" Chúng ta lặp lại
trên cơ sở khoa học, kĩ thuật, kinh nghiệm của ngƣời Chàm. Những nhà nông tuyệt vời mà
mọi ngƣời đã biết về sự cần mẫn và những biện pháp đáng khâm phục trong việc dẫn nƣớc và
điều hòa nƣớc". Tuy nhiên kinh tế nông nghiệp lúc bây giờ chắc cũng chỉ đủ nuôi sống một
số dân không đông nên không hề tìm thấy bất cứ một tƣ liệu lịch sử nào cho thấy, sản phẩm
nông nghiệp dồi dào để có thể là mặt hàng đổi trác. Cho đến bây giờ, miền Trung Việt Nam
vẫn chƣa thể vƣợt qua đƣợc điều này. Đồng bằng chật hẹp, khí hậu khắc nghiệt. Sự hạn chế
về mặt tiềm năng có thể là một nhân tố quan trọng dẫn đến một nền kinh tế nông nghiệp kém
phát triển.
Cả ngoại thƣơng và nông nghiệp đều không đủ mạnh để tạo một cơ sở kinh tế vững
chắc cho Champa. Nhƣng điều đó cũng hoàn toàn không phải là cơ sở để cho rằng "Champa
là một quốc gia hải tặc" [111, 252 - 260]
149
[110, 178 - 193] mặc dù dân cƣ Champa giỏi nghề đi biển và những xung đột về lãnh thổ
giữa Champa với các nƣớc láng giềng thƣờng xuyên xảy ra trong lịch sử.
Sau thế kỉ X, những mối quan hệ về lãnh thổ diễn biến hết sức phức tạp. Champa một
mặt luôn phải tự giữ mình, nhƣng mặt khác lại luôn đóng vai trò kẻ gây chiến mỗi khi có cơ
hội. Là một nƣớc nhỏ, nằm kẹp giữa hai nƣớc lớn hơn mình là Đại Việt và Campuchia, thì
thái độ vừa mặc cảm, vừa tự hùng này là hoàn toàn bất lợi. Trong nhiều cuộc xung đột giữa
Champa với Campuchia hay Champa với Đại Việt, nội bộ Champa bộc lộ sự chia rẽ, bất
đồng sâu sắc. Xu hƣớng thống nhất, tập quyền trong lịch sử Champa thƣờng bị xu hƣớng tản
quyền xé rách. Ba thế kỷ VIII, IX, X, kinh đô chuyển dời liên tục. Ngay cả trong thời kỳ vẫn
đƣợc coi là thống nhất trong lịch sử Champa - thời kỳ Vijaya - thì xu hƣớng cát cứ địa
phƣơng vẫn thƣờng xuyên nổi lên ở miền Nam Paduranga. Nội lực yếu kém, lại thƣờng
xuyên phải dồn hết sức cho các cuộc chiến tranh với bên ngoài cũng nhƣ những xung đột
trong nội tại, nên từ cuối thế kỉ XIV trở đi, nghĩa là sau giai đoạn Chế Bồng Nga, sự phát
triển của Champa đã chững lại, thậm chí thụt lùi dẫn đến suy sụp. Thế kỷ XVII, từ một quốc
gia độc lập thời cỗ - Trung đại ở Đông Nam Á, lãnh thô Champa đã bị co hẹp dần và cuối
cùng trở thành một vƣơng quốc hoàn toàn suy kiệt, hoàn toàn không còn có thể tự đứng vững.
Trong khi đó các nƣớc lân bang có nhiều điều kiện thuận lợi hơn và họ tận dụng đƣợc
những điều kiện đó đê phát triển. Thực tế này đã khiến Champa không còn giữ đƣợc tƣơng
quan cân băng cần thiết trong quan hệ với các nƣớc láng giềng. Hơn nữa, từ thế kỷ XIV trở đi
Campuchia cũng dần dần đứng ngoài các vấn đề về Champa. Quan hệ tay ba giữa Đại Việt -
Champa - Campuchia không còn nữa. Vì thế, ngoài Đại Việt, trong vấn đề Champa không
còn đối trọng nào đáng kể.
150
Xét cho cùng, lịch sử đã thực thi quy luật khắc nghiệt của nó - với một nƣớc nhỏ, tiềm
năng ngặt nghèo, thiếu sự thống nhất bên trong, nhiều vƣơng triều lại hiếu chiến và có đƣờng
lối đối ngoại không thích hợp - diệt vong sẽ là điều khó tránh khỏi. Đó là một thực tế đã có
của lịch sử.
Quá trình hình thành, tồn tại, phát triển và diệt vong của vƣơng quốc Champa cũng là
quá trình phát triển đầy biến động của lịch sử khu vực. Trên con đƣờng xác lập lãnh thổ, quốc
gia, dân tộc, mỗi một tộc ngƣời đều cố gắng khẳng định chỗ đứng của mình. Những xung đột,
va chạm, những cuộc chiến tranh giành lãnh thổ là điều không thể tránh khỏi. Không ít những
tiểu quốc, vƣơng quốc, những bộ phận tộc ngƣời, đã biến mất hay hòa tan vào quốc gia này
hay quốc gia khác. Nhiều nền văn minh nhỏ trong khu vực bị hủy diệt. Nhƣng quá trình đó
cũng dẫn đến sự cộng cƣ của nhiều tộc ngƣời, sự cộng hƣởng của nhiều nền văn hóa và sự
hội nhập của nhiều nền văn minh, để hình thành nên những quốc gia dân tộc có một nền văn
hóa đầy bản sắc. Từ trong lịch sử, ngƣời Chăm đã trở thành một bộ phận trong cộng đồng các
dân tộc Việt Nam. Sự hòa đồng, hội nhập đã trở thành nét chủ đạo trong những diễn biến tiếp
theo của lịch sử, trở thành quy luật.
Hơn ba trăm năm đã trôi qua, ngƣời Chăm, ngƣời Việt cũng nhƣ các dân tộc anh em
khác đã sống chan hòa, êm thấm, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi. Họ đã trở thành một bộ phận
thiêng liêng không thể tách rời của dân tộc Việt Nam. Và đó cũng là một thực tế lịch sử mà
không ai có thể phủ nhận đƣợc. Trong sự hội nhập đó, nền văn hóa Chăm độc đáo với những
lễ hội dân gian, khả năng thể hiện những khát vọng nghệ thuật từ đất, những phong tục, tập
quán của tộc ngƣời vẫn đƣợc chắt lọc, gìn giữ, phát triển theo năm tháng, góp phần tạo nên
một nền văn hóa Việt Nam phong phú và đầy bản sắc.
151
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TIẾNG VIỆT
1. Dƣơng Văn An, Ô châu cận lục, NXB Văn Hóa Á châu, Sài Gòn 1961.
2. Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, Hà nội 1964 (xuất bản lại năm 1994. NXB
Thuận Hóa).
3. Jean. Bosselier, Nghệ thuật tạc tượng Champa - nghiên cứu và sưu tầm về các Đạo giáo
và tiếu tượng học, 1963, bản dịch của viện BTLS Hà nội.
4. Nguyễn Công Bằng, Trở lại hòn đá chữ ở Ninh Hòa, NPHMVKCH 1997, tr 683.
5. Phan Xuân Biên - Phan Văn Dốp - Phan An, Văn hóa Chăm, Viện khoa học xã hội
thành phố Hồ Chí Minh, 1991.
6. Peter Burn và Roxana M. Brown, Quan hệ ngoại giao Chàm- Philippin thế kỷ XI, trong
Đô thị cổ Hội An (kỷ yếu hội thảo ), NXB Khoa học xã hội, Hà nội 1991.
7. Thiên Sanh Cảnh, Biên niên sử các đời vua Chăm từ 1000 đến 1010), Nội san Phan Rang,
số 8, 1974.
8.G. Coedes 1964, Lịch sử cổ đại ở các nước viễn đông chịu ảnh hưởng của nền văn minh
Ấn Độ. Bản dịch của Viện Đông Nam Á, Hà Nội.
9. Ngô Văn Doanh, Văn hóa Champa, NXB Văn Hóa, Hà nội 1994.
10. Ngô Văn Doanh Tháp cổ Champa - Huyền thoại và sự thật. NXB VH -TT Hà Nội 1994
11. Phan Đại Doãn, Chiến lược "hai gọng kìm" xâm lược Đại Việt của nhà Tống và sự thất
bại thảm hại của nó, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử "số 6 (201) tháng 11 - 12 - 1981,
trang 36 - 41 và 48,
12. Dohamide và Doroheim, Dân tộc Chàm lược sử, Hiệp hội Chàm Hồi giáo Việt Nam
xuất bản, Sài Gòn 1965.
152
13. Dohamide, người Chàm ở Việt Nam ngày nay, Tạp chí "Bách khoa" số 135 - 147. Sài
Gòn 1962 - 1963.
14. Pierre Dupon. Nước Chân Lạp và tỉnh Panduranga, BSEI, XXIV, I, Quý I 1949.
15. Điêu khắc. Chàm. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1988.
16. Tân Việt Điểu, Ảnh hưởng và di tích Chiêm Thành trong nền văn hóa Việt Nam, Văn hóa
nguyệt san, số 29 - 1958, trang 139 - 146.
17. Nguyễn Văn Đoàn, Bước đầu tìm hiểu lịch sử nghệ thuật Champa, Luận văn cao học.
Đại học Sƣ phạm I, Hà Nội 1987.
18. Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề, Việt Nam ca trù biên khảo, NXB thành phố Hồ Chí
Minh 1994.
19. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, tập I, Bản khắc in năm Chính Hòa, NXB Khoa học xã hội, Hà
nội 1998 .
20. Đại Việt Sử Kỷ Toàn Thư, tập II, Bản khắc in năm Chính Hòa, NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội 1998 .
21. Đại Việt Sử Kỷ Toàn Thư, tập III, Bản khắc in năm Chính Hòa, NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội 1998 .
22. Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, T1, Ql, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa xuất bản,
Sài Gòn 1972.
23. Nguyễn Tấn Đắc - Vũ Tuyết Loan, Văn học dân gian Campuchia, NXB Văn học, Hà
Nội 1986.
24. Wang Gungwa, Nghiên cứu vê lịch sử cổ của con đường thương mại Trung Hoa ở biển
Nam Trung quốc, 1957.
25. Ian Glover và Mariko Yamagata, nguồn gốc văn minh Chàm: các yếu tố bản địa, các
ảnh hưởng của Trung Quốc, Ấn Độ ở miền Trung Việt Nam qua kết quả khai quật Trà
Kiệu (Duy Xuyên, Quảng Nam - Đà Nẵng), Tạp chí Khảo Cổ Học số 3, 1995, 33 - 46.
26. D. Hall, Lịch sử Đông Nam Á, bản dịch, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997,
153
27. Hoàng Xuân Hãn, Lý Thường Kiệt, Hà Nội 1949.
28. Nguyễn Văn Huyên, Góp phần nghiên cứu một vị thành hoàng Việt Nam: Lý Phụng
Man, Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam, TI, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
1995, tr 283.
29. Nguyễn Văn Hiển, Đồ Bàn thành ký, Tạp chí Sử - Địa số 19 - 20, Sài Gòn 1970.
30. Nguyễn Thế Huệ, Dân số Việt thời Lý - Trần, Nghiên cứu lịch sử số VI - VII, Tr 6 - 65,
Hà Nội 1991.
31. Hội thảo quốc tế Đô thị cỗ Hội An, NXB Khoa học xã hội, 1989.
32. Phan Khoang, Việt sử xứ Đàng Trong 1558 - 1777 - cuộc Nam tiến của dân tộc Việt
Nam, Sài Gòn 1966.
33. Mãn Khánh Dƣơng Ky, Lƣợc xét nguyên nhân sự bại vong của nƣớc Chiêm Thành và
những ảnh hƣởng của ngƣời Chiêm mà dân tộc ta đã chịu, Tạp chí Tri tân, số 92 (310
- 311) - 93 (331 - 335) - 94 (366 - 368), ngày 22 - 2 - 1943, 29 - 3 - 1943, 6 - 4 -
1942.
34. Thái Văn Kiểm, Ảnh hưởng của Chiêm Thành trong nên văn hóa Việt Nam, Văn hóa Á
Châu, số 1 tháng 4 - 1958, 17 - 31.
35. Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Tân Việt, Sài Gòn 1968.
36. Kinh tế văn hóa dân tộc Chăm, Đại học Mở bán công thành phố Hồ Chí Minh 1992.
37. Phan Huy Lê, Thành Hoàng Đế, Tạp chi Khảo cổ học số 6, Hà Nội 1977.
38. Jean. Leuba, Một vương quốc đã bị diệt vong - người Chàm và nghệ thuật Chàm, 1923.
Bản dịch của VBTLS.
39. Nguyễn Quốc Lộc và Vũ Thị Việt, Các dân tộc thiểu số ở Phú Yên, Sở VHTT tỉnh Phú
Yên, 1990.
40. Nguyễn Văn Luận. Người Chàm Hồi giáo miền Tây Nam phần Việt Nam, tủ sách biên
khảo, Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên, Sài gòn
154
1974.
41. Nguyễn Thiệu Lâu, Sự kháng cự cuối cùng của người Chàm năm Ất Vi (1835), Tri Tân,
số 212, 1945, 4 - 7.
42. Vũ Lang Nguyễn Khắc Ngữ, ảnh hưởng của văn hóa Chàm qua Việt Nam, Văn hóa
nguyệt san, số 25 (trang 989 - 905 ) và 26 - 1957 (trang 1037 - 1046).
43. G. Maspero, Vương quốc cổ Champa, 1928, Bản dịch của Lê Tƣ Lành.
44. Trần Viết Ngạc, Về một công văn của Tổng trấn Thuận Quảng Nguyễn Hoàng năm
1597, Nghiên cứu Huế tập 1 - 1999, 306 - 308.
45. Từ Nguyên, Cuộc nam tiến của dân tộc Việt Nam, Văn hóa nguyệt san 1949, số 43, 969 -
981; số 44, 1132 - 1141.
46. Nguyễn Đức Nghinh, Mấy vấn đề về tình hình sở hữu ruộng đất của một số thôn xã
thuộc huyện Từ Liêm (cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX), trong Nông thôn Việt nam
trong lịch sử, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội năm 1977, tr78 - 97,
47. Lƣơng Ninh, Lịch sử trung đại thế giới, Q2, NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp,
Hà nội 1984.
48. Lƣơng Ninh, Cuộc đấu tranh giành độc lập giành độc lập dân tộc của nhân dân
Champa, Chƣơng V, Lịch sử Việt Nam T1, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp,
Hà nội 1992.
49. Lƣơng Ninh, Đông Dương - từ đầu mối giao thương đến ngã tư đường nghệ thuật, Kỷ
yếu hội nghị khoa học "Việt Nam - Đông Nam Á - giao lƣu và phát triển", Trung tâm
Châu Á - Thái Bình Dƣơng, ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh 1995.
50. Lƣơng Ninh, Nước Chi Tôn, một quốc gia cổ ở miền Tây Sông Hậu, Tạp chí Khảo cổ học,
số 1,1981.
51. Phạm Thi Ninh và các cộng sự, Xóm Ốc - Di tích văn hóa Sa Huỳnh
155
trên đảo Lý Sơn, NPHMVKCH 1997, tr 170.
52. Bùi Văn Nguyên, Vũ Tuấn San, Chu Hà, Truyền thuyết ven hồ Tây, Hội Văn nghệ Hà
Nội 1975.
53. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, Hán, bản dịch, TI, NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội 1969.
54. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, Hán, Bản dịch, TU, NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội 1970.
55. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại nam nhất thống chí, Hán, Bản dịch, TIII, NXB KHoa
học xã hội, Hà Nội 1971.
56. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại nam nhất thống chí, Hán, Bản dịch, TIV, NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội 1971.
57. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thông chí, Hán, Bản dịch, TV, NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội 1971.
58. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục - Tiền biên, Hán, Bản dịch, Tập I, NXB
Sử học, Hà nội 1962.
59. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại nam thực lục - Chính biên, Hán, Bản dịch, T 12, NXB
Khoa học, Hà Nội 1965.
60. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại nam thực lục - Chính biên, Hán, Bản dịch, T 18, NXB
Khoa học - xã hội, Hà Nội 1967.
61. Quốc sử quán triều Nguyễn, Việt sử thông giám cương mục, Hán, Bản dịch,NXB Sử
học, Hà Nội 1960.
62. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam liệt truyện, NXB Thuận Hóa, Huế 1993.
63. Trƣơng Hữu Quýnh, Nguyễn Đức Nghinh, Lịch sử Việt Nam, QI NXB Giáo dục, Hà
nội 1980.
64. Trƣơng Hữu Quýnh, Chế độ ruộng đất ở Việt Nam, TI, NXB KHoa học xã hội, Hà Nội
1982.
65. Trƣơng Hữu Quýnh,Về những quan hệ sở hữu trong bộ phận ruộng đất công ở Làng xã
Việt Nam cổ truyền, trong Nông thôn Việt Nam trong
156
lịch sử, TI, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội 1977, tr 46 - 65.
66. Vũ Hồng Quân, Phan Minh Nguyệt, Lê Minh Hạnh, Một hệ thống thủy lợi cổ ở làng
Phú Phong, NPHMVKCH 1991, tr 183.
67. Lê Đình Phụng, Gốm Champa - sản xuất và tiêu thụ, NPHMVKCH, 1995, tr 440.
68. Ph. Stern, Nghệ thuật Champa (xứ An Nam cũ ) và tiến trình của nó, Toulouse 1942. Bản
dịch của Viện Khảo cổ học.
69. Momoki Shiro, Về tình hình nghiên cứu các quốc gia tiền cận đại ở Đông Nam Á -
trường hợp Champa, trong tập Quan hệ giữa "Trung ương với địa phương", lịch sử
Đông Nam Á, Yoshikavva Yoshiharu chủ biên, NXB Osaka Gaikokugo Daigaku, 1997.
Tài liệu cá nhân, Bản dịch của Nguyển Tiến Lực.
70. Li Tana, Xứ Đàng trong - Lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ XVII và XVIII, NXB
Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh 1999
71. Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm, Cuộc kháng chiến chống xâm Lược Nguyên - Mông thế kỷ
XIII, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội 1975.
72. Chữ Văn Tần, Long Thạnh - Bình Châu - Lý Sơn, Tính giai đoạn và liên tục của văn
hóa Sa Huỳnh, NPHMVKCH 1997, tr 185.
73. Tuyển tập văn học các dân tộc ít người ở Việt Nam, NXB Khoa Học Xã hội, Hà Nội,
1992.
74. Trịnh Cao Tƣởng, Khảo cứu Đồng Dương, Báo cáo khai quật, Viện KCH 1997.
75. Trịnh Cao Tƣơng, Hội An, nơi hội tụ của nhiều dòng gốm, NPHMVKCH, 1995, tr 449.
76. Đặng Thu ( chủ biên), Di dân của người Việt từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, Trung tâm
nghiên cứu dân số và phát triển, Hà Nội 1994,
77. Nguyên Lệ Thi, Thư tịch cổ Việt Nam viết về các nước Đông Nam Á, Ủy ban Khoa học
Xã hội Việt Nam - Ban Đông Nam Á, Hà Nội 1997.
78. Ngô Đức Thọ (chủ biên), Các nhà khoa bảng Việt Nam, NXB Văn
157
Hóa, Hà Nội 1993
79. Nguyễn Trãi, Dư địa chí,(Nguyễn Trãi toàn tập), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội 1976.
80. Nguyễn Chí Trung, Nguyễn Đức Minh, Lâm Mỹ Dung, Nguyễn Chiều, Kết qủa khai
quật Trảng Sỏi Sứ (Hội An, Quảng Nam - Đà Nẵng) NPHMVKCH năm 1995, 211 -
214.
81. Trần Đại Vinh, Tín ngưỡng dân gian Huế, NXB Thuận Hóa 1995, tr 42 - 45.
82. Trần Quốc Vƣợng, Miền Trung Việt Nam và văn hóa Champa, Nghiên cứu Đông Nam
Á số 2, 1997, 8 - 24.
83. Trần Quốc Vƣợng và Nguyễn Tiến Đông, Động Phong Nha qua cuộc điều tra tháng 7 -
1995, NPHMVKCH năm 1995, 210 - 211
84. Việt Sử Lược, Hán, Bản dịch, NXB Văn sử Địa, Hà Nội 1960.
85. Viện Khảo cổ học, Những phát hiện mới về Khảo cổ học (NPHMVKCH) 1994. NXB
Khoa học xã hội, Hà nội 1995.
86. Viện Khảo cổ học, NPHMVKCH 1995, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1996.
87. Viện Khảo cổ học, NPHMVKCH 1996, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1997.
88. Viện Khảo cổ học, NPHMVKCH 1997, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1998.
89. Sakura Yumlo, Thử xác dựng cấu trúc lịch sử của khu vực Đông Nam Á, Tạp chí Nghiên
cứu Đông Nam Á, số 1998.
II.TIẾNG NƢỚC NGOÀI (ANH, PHÁP)
90. E. Aymonier, Rapport sommaire sur les inscriptions du Champa J. A. VII, 1896
91. Barth, A. Bergaigne. Inscriptions Sanksrit.es du Champa et du Cambodge, 1893.
92. H. O. Beyer. Philippine and East Asian archaeoỉogy and it's relation to the origin of the
pacìfie Islands population, Nationaỉ reseach coouneil
158
of the Philippines, Bull, No 29, 1948.
93. J. Y. Claeya, Fouilles de Tra Kieu, Ha Noi, 1927.
94. Madelene Colani, Recherchespre' historiques en baie d'Along, Cahiers de L' Ecole
francaise d' Extrême - Orient, 14, 1938, p.12 - 19.
95. G. Coedes et H. Parmentier, Inventaire des inscriptions du Champa et du Cambodge,
B.E.RE.O, Ha Noi, 1923.
96. Abdul Rahman AI - Ahmadi. Champa in Malay Literature, in pro -ceedings of the
seminar on Champa. University of Copenhangen 1987, Southeast Asia Community
Resource Center, 1994, 100 - 110.
97. Po. Dharma, Le Panduranga (Campa), 1802- 1835.
98. Po. Dharma, Status of the lastest Research on the date ofthe absorption of Champa by
Việt Nam, in Proceeding of the Seminar on Champa. Uni -versity of Copenhagen on
May 23, 1987, translated from the original in French by Huynh Dinh Te, Southeast
Asia Community Resource Center Rancho Cordova, CA 1994.
99. Durand 1905. Notes sur les Chams. BEFEO Ha Noi.
100. G.W.J. Drewes, New Light on the coming of Islam to Indonesia?, in Reading on Islam
in Southeast Asia, Institute of Southeast Asian Studies, 1990, 7 - 19.
101. Crystal, Eric, Champa and the study of Southeast Asia, in CKCPI, 1991, 65 - 75.
102. L.Finot, Im entaire Sommaira des monuments Champs de L'Annam. BEKEO. T1, tr 24 -
33, 1901.
103. L. Finot, Notes d'epịgraphie Indochinoise, Ha Noi, 1916.
104. L. Finot. Les inscripiions de Jaya Paramesvaravarman I, roi du Champa, "Bull
E.RE.O", Tom 15, No 2, p39 - 106 ( Notes de'epigraphie XV), 1915.
105. L. Finot, Stele de Cambhuvarman a Mi Son, "BEFEO" " Tom 3 Nò, P206 - 211 avec
fog (Notes d' epigraphie III), 1903
159
106. J. Filiozat, L' insciption dite Vo Canh B.E.F.E.O. LV - 1, 1989"
107. P.B.Lafont, Research on Champa and its Progress, in Proceeding of the Seminar on
Champa, University of Copenhagen. Southeast Asa Com -munity Resource Center,
1994, 1 - 21.
108. p. B. Lafont, On the relation between Champa and Southeast Asia, in Proceeding of the
Seminar on Champa, University of Copenhagen. South -east Asia Community
Resourse Center, 1994, 65 - 76.
109. B.p. Lafot et Po Dharma, Bibliographie Champa et Cam, Pari, 1988.
110. K. R. Hall, Maritime trade and state development in early Southeast Asia. Press Hawai
University 1985.
111. K.R.Hall, Economic history of early Southeast Asia, in CHSEAI, Cam -bridge
University press 1992, tr 253.
112. Carl Heffley, The arts of Champa, Danang, the Cham museum, Saigon, 1962.
113. Claude, Jacques, Sources on Economic Activities in Khmer and
114. A.H. Johns, Islam in Southeast Asia: Problems of pcrspective, in Readings on Islam in
Southeast Asia, Institute of Southeast Asian Studies 1990, 2 - 24.
115. Denys Lombard, Le Campa vu du Sud BEFEO. LXXVI tr. 311 - 317, 1987.
116. Adhemard Leclere, Histoire du Cambodge, Paris, 1914.
117. E.p. Maspero, Nouvelles racherches sur la Naga - Soma. Ja. CCXXXVII, 1950.
118. Pierre. Y. Manguin, L' Introduction de I' Islam an Campa. BEFEO LXVI, 255 - 287,
1979. The Introduction of Islam into Campa, Journal of the Malaysian Branch of the
Royan Asiatic Society 58 (1). 1 - 8.
119. Ian. Mabbett, Buddhism in Champa, in Marr and Miler 1986, 289 - 313
120. David G. Marr and A. c. Milner, Southeast Asia in the 9th to 14 th
160
centuries, Research school of Pacific sudies, Australian National Univer -sity.
Institute of Southeast Asian Studies.
121. H. Parmentier, Inventaire descriptible dé monumént Chams de L'Annam, Paris, 1918.
122. H. Parmentier, L'art architectural Hindou dans L’Inde et en Extrême -Orient, Paris,
1948.
123. G. De Coral Remulat, Art Cam - Le problème de la Chronologic, 1931 - 1934.
124. P, Ravaisse, Deux inscription coufìques du Campa, Journal Asiatique XX, 1922, 247 -
289.
125. Anthony Reid, Chams in the Southeast Asian Maritime System, 1987.
126. A.Reid, Southeast Asia in the Age of comerce 1450 - 1680, Yale Uni -versity, New
Haven and London 1988.
127. M.C. Ricklefs, Islamization in Java: Fourteenth to Eigkteenth centu -ries, Readings on
Islam in Southeast Asia. Institute of Southeast Asian Studies 1990 (first reprint), 36 -
43.
128. Serarah Melayu, 1692, romanized Malay text in R.o. Winstedt (ed) " the Malay
Annals; or Sejarat Melayu. The earliest recension from Ms No. 18 of the Raffles
Collection in the Library of Royal Asiatic Society, London", JMBRAS 16, III (1938).
129. Anne - Valerie Schweyer, The Dynasty of Indrapura, (TLCN)
130.W. Solheim II, Reflections on the new data of Southeast Asia Asian prehistory:
Austronesian origin and consequence, Honolulu, Hawai, 1974.
131. Geoff. Wade, On the Possibie Cham Origin of Philippine Scripts, JSEAS 24, No.1,
1993, 44 - 87.
132. O.W. Wolters, The Fall of Sri Vijaya in Malay History. London, Lund Humphries,
1970.
133. O.W.Wolter, Historỵ, cultere and region in Southeast Asian Perspec - tives, Institute of
Southeast Asian Studies, Singapore, 1982.
161
BẢNG 3: TÓM TẮT SỰ PHÁT TRIỂN CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA CHAMPA VỚI CÁC NƢỚC TRONG
KHU VỰC
Thời gian
Các nƣớc có quan hệ
với Champa
Các lĩnh vực quan hệ
Mức độ và ảnh
hƣởng
TKI - VII
Ấn Độ
Văn hóa:
- Chữ viết và văn chƣơng.
- Tôn giáo: Hindu
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu
khắc Vƣơng quyền: Tôn hiệu
- Trên toàn lãnh thổ
- Cả triều đình và dân
chúng
- Trong nhiều thế kỷ→
sâu sắc
Trung Hoa
Chiến tranh - Đánh và cƣớp bóc
kinh đô
- Xung đột vùng biên
giới
Phù Nam
- Dân cƣ
- Văn hóa
Tƣơng tác
TK VII - X
Ấn Độ
Nghệ thuật kiến trúc và điêu
khắc - (Mỹ Sơn E1 - Hòa Lai -
Đồng Dƣơng, M ỹ Sơn A1)
Tiếp tục ảnh hƣởng
sâu sắc
Tôn giáo: Hindu - Phật
Trung Hoa
Kinh tế: giao lƣu gốm
Ngoại giao: Champa cống nạp
Champa là ruột bến đỗ
của con đƣờng buôn
bán trên biển
Chân Lạp
Ngoại giao:
- Qua lại giữa hai triều đình
- Hôn nhân giữa hai Hoàng tộc
Quan hệ mật thiết,
thƣờng xuyên
Văn hóa:
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu.
khắc Tiền Angkor Mỹ Sơn
E1→ Kulên → Hòa Lai
Dân cƣ
162
TK VII - X
Java
Chiến tranh
Cƣớp phá kinh đô 2 lần →
cá biệt
Ngoại giao: Qua lại giữa hai
triều đình
Quan hệ tốt, khá thƣờng
xuyên
Nghệ thuật: Ảnh hƣởng phong
cách Trung Java trong Mỹ Sơn
A1
Dân cƣ: Đồng tộc
TK X - XIII
Campuchia
Chiến tranh: Xâm chiếm lẫn
nhau Tàn khốc
Văn hóa: Nghệ thuật kiến trúc
Chủ yếu trong trang trí kiến
trúc
Đại Việt
Kinh tế: Kinh tế nông nghiệp Không đáng kể
Ngoại giao Sứ thần hai bên qua lại
Chiến tranh
Xung đột biên giới, đánh
chiếm kinh đô
Văn hóa:
- Nhạc
- Kiến trúc, điêu khắc
Tƣơng tác
Dân cƣ:
- Ngƣời Việt ở Champa
- Ngƣời Chăm ở Đại Việt
Đồng cảm
Các đảo
Philippin
Kinh tế: Gốm Buôn bán độc quyền
Văn hóa: Chữ viết Tƣơng tác
Java
- Kinh tế: Buôn bán
- Dân cƣ: Đồng tộc
Thân thiết
TK XII - XV Campuchia Dân cƣ
Bắt đầu sống xen kẽ ở lƣu
vực sông Đồng Nai
163
TKXIII -
XV
Đại Việt
- Chiến tranh: Xung đột biên giới và
đánh chiếm kinh đô
Thƣờng xuyên và đối
kháng
Văn hóa: Sự học hỏi lẫn nhau Thƣờng xuyên
Dân cƣ: Cộng cƣ và cùng chung sống Hòa bình - Đồng cảm
Hải Đảo
- Ty nạn
- Đồng tộc
- Tôn giáo: Sự du nhập của Hồi giáo
Thân thiết
TKXV-
XVII
Hải Đảo Sự du nhập của đạo Hồi Số đông dân chúng
Đại Việt
Chiến tranh Thôn tính
Dân cƣ Cộng cƣ
Văn hóa
Cộng hƣởng và hội
nhập
164
PHỤ LỤC 1:
THẾ THỨ NHỮNG TRIỀU VUA SỚM CỦA CHAMPA
(THẾ KỶ II - THẾ KỶ VIII)
1. Khu Liên (190 - ?)
2. Phạm Hùng cháu ngoại vua trƣớc (? - Cuối thế kỷ III)
3. Phạm Dật con vua trƣớc (?)
4. Phạm Văn cƣớp ngôi (337 - 349)
5. Phạm Phật (Bhadravarman I) con vua trƣớc (349 - sau 361)
6. Phạm Tu Đạt cháu vua trƣớc (cuối TKIV- đầu TKV)
(Phạm Hồ Đạt)
10 đời vua không rõ ràng
16. Bật Xúc Bạt Ma.
165
PHỤ LỤC 2:
THẾ THỨ CÁC VUA CỦA NHỮNG VƢƠNG TRIỀU ĐẦU TIÊN
I. Vƣơng triều Simhapura.
1. Gangaraja. (?)
2. Manorathavarman. (khoảng 539 - 541)
3. Rudravarman I (?)
4. Sambhuvarman (595 - 629)
5. Kandarpadharma (640 - 645)
6. Prabhâsadharma (?)
7. Bhadres' vararman (chết năm 653)
8. Prakasadharma hay Vikrântavarman I (653 - 679)
9 Vikrântavarman II (khoảng 686 - 731)
II. Vƣơng triều Virapura
1. Rudravarman II (749)
2. Prithivindravarman - Rudraloka (756)
3. Satyavarman - Is'varaloka ( trƣớc 787 - 801). Là cháu vua
trƣớc
4. Indravarman ( trƣớc 787 - 801) là em vua
trƣớc
5. Harivarman I (trƣớc 801 - 817) là em vua
trƣớc
6. Vikrântavarman III (829 - 854) con vua trƣớc
III. Vƣơng triều Indrapura
1. Rudravarman III - Mahes' varaloka (?)
2. Bhadravarman II (?) con vua trƣớc
3. Indravarman II (khoảng 875 - 890)
4. Jaya Saktyavarman ( khoảng 899 - 901) con vua
trƣớc
5. Sri Bhadravarman III (khoảng 901 - 916)
6. Indravarman III (khoảng 917 - 960)
7. Jaya Saktyavarman II (khoảng 960 - 972)
8. Phê Mi Thuế (Parames'varavarman I) (khoảng 972 - 982).
166
PHỤ LỤC 3:
THẾ THỨ CÁC VUA CỦA VƢƠNG TRIỀU VIJAYA
I. Giai đoạn từ năm 988 đến năm 1220.
1 Harivarman II Quí tộc tự lập năm 988 - 999
2. Vijaya con (?) khoảng 999 - 1010
3. Harivarman III Quan hệ chƣa rõ 1010 - 1020
(Ha li bì ma đề)
4. Paramesvaravarman II Chƣa rõ 1020 - 1030
(Thi lị bài ma điệp)
5. Vikrantavarman IV Chƣa rõ 1030 - 1041
(Bì lan đức đô bạt ma)
6. Sinhavarman II Chƣa rõ 1042 - 1044
(Sạ Đẩu)
7. Jaya Paramesvaravarman I Chƣa rõ 1044 - 1060
8. Bhadravarman IV Chƣa rõ 1060 - 1061
9. Rudravarman IV Chƣa rõ 1061 - 1074
(Chế Củ)
10. Harivarman IV Cƣớp ngôi 1074 - 1081
(Hoàng thân Thâng)
11. Sri Para Paramabodhisatva Em vợ vua thứ 10 1081 - 1086
(Hoàng thân Pâng)
12. Jaya Indravarman II
(Hoàng tử Vâk) con Harivarman IV 1086 - 1113
13. Harivarman V cháu vua 12 1113 - 1139
14. Jaya Indravarman III chƣa rõ 1139 - sau 1142
15. Rudravarman V (Paramabrahmaloka) chƣa rõ sau 1142 - 1145
16. Jaya Harivarman I
(Hoàng thân Sivanandana hay Chế Bì La Bút) con vua 151145 - sau 1170
17. Jaya Harivarman II con vua 16 rất ngắn
18. Jaya Indravarman IV
(Ong Vatuv xứ Gramapura) quý tộc tiếm ngôi 1170 - 1190
* Bị Campuchia đô hộ và chia làm hai miền 1190 - 1192
19. Jaya Indravarman V giành lại ngôi ở Vijaya rất ngắn
167
20. Suryavarmadeva (Hoàng thân Vidyanandana hay Bố Trì ) cƣớp lại ngôi và thống
nhất 1192 - 1203
21. Dhanapatigrama (Bố Điền) chú vua 20 1203 - 1220
* Thời gian bị Campuchia đô hộ lại
II. Giai đoạn 1220 - 1353
22. Jaya Paramésvaravarman II
(Ong Ansaraja xứ Turaiy) cháu vua 17 1220 - 1252
23. Jaya Indravarman VI em vua 22 1252 - 1265
24. Jaya Sinhavarman III (Sri Harideva) 1277 đổi là Indravarman IV Cháu (gọi
cậu) vua 23 1265 - kh. 1285
25. Jaya Sinhavarman IV (Chế Mân) con vua 24 kh. 1285 - 1307
26. Chế Chí con vua 25 1307 - 1311
27. Chế Đà -A-Bà-Niên em vua 26 1311 - ?
28. Chế Năng em vua 27 ? - 1326
29. Chế A - Nan em vua 28 1326 - 1342
30.Trà Hòa Bố Để con rể vua 28 1342 - 1360 ?
III. Thế thứ các vua ở giai đoạn cuối của vƣơng triều Vijaya (1353 - 1471)
31. Po - Bin - Nô - Suor (Chế Bồng Nga, theo Niên giám ?) (Chƣa rõ quan hệ với
vua trƣớc) 1360 ? - 1390
32. Jaya Sinhavarman V (La Ngai) tƣớng của Chế Bồng Nga 1390 - 1400
33. Indravarman V (Ba Đích Lai hay Hoàng Tử Nauk Giaung VIjaya) con vua
trƣớc 1400 - kh. 1441
34. Bí Cai chƣa rõ kh. 1441 - 1446
35. Moha Quý Lai (cháu gọi chú - Ba Đích Lai) 1446 - 1449
36. Mogha Quý Do em vua trƣớc, cƣớp ngôi 1449 - ?
37. Bố Điền chƣa rõ ? - 1467 ?
38., Bàn La Trà Toàn (con ngƣời vú nuôi cung đình, cƣớp ngôi)
kh.1467 - 1471
168
PHỤ LỤC 4:
THẾ THỨ CÁC VUA CHIÊM THÀNH THEO NIÊN GIÁM
(NĂM 1000 - 1822)
1. Po Anluah 1000-1036
2. Po Bichănthôr 1036-1076
3. Po Patik 1076-1114
4. Po Sul - laka 1114-1151
5. Po Klaung Garai 1151-1205
6. Po Sri Aga - rang 1205-1247
7. Po chel Anok 1247-1281
8. Po Devada - Svor 1281-1306
9. Po Pat-ala - svor 1306-1328
10. Po Bin - No - svor 1328-1373
11. Po Parichan 1373-1397
12. Po Kathit 1433-1460
13. Po Kabrah 1460-1494
14. Po Kabih 1494-1530
15. Po Garut - drak 1530-1536
16. Po Mahe - churak 1536-1541
17. Po Kano - rai 1541-1553
18. Po At 1553-1579
19. Po Klaung - halau 1579-1603
20. Po NIt 1603-1613
21. Po Jai - Paran 1613-1618
22. Po Eh - Khang 1618-1622
23. Po Moh - Taha 1622-1627
24. Po Rome 1627-1651
25. Po Nrop 1652-1653
26. Po Phiktirai da Paguh 1654-1657
27. Po Jata - moh 1657-1659
28. Po Thot 1660-1692
(Gián đoạn: 1692 - 1695)
29. Po Saktirai da Putin 1695-1728
30. Po Ganvuh da Putin 1728-1731
31. PoThuttirai 1731-1732
169
(Gián đoạn: 1732 - 1735)
32. Po Rattirai 1735 - 1763
33. Po Tathun da Moh - rai 1763 - 1765
34. Po Tithuntirai da Paguh 1765 - 1780
35. Po Tithuntirai da Paran 1780 - 1781
(Gián đoạn 1781 - 1783)
36. Chei Krei Brei 1783 - 1786
37. Po Tithun da Paran II 1786 - 1793
38. Po Lathun da Paguh (Việt sử: Thôn Ba Hú hay Nguyễn Văn Hào)
1793 - 1799
39. Po Chơn Chan 1799 - 1822
170
NHỮNG MỐI QUAN HỆ ĐẾN TỪ BIỂN
171
ĐÔNG NAM Á THẾ KỶ VII - X
172
ĐÔNG NAM Á THẾ KỶ X - XIII
173
ĐÔNG NAM Á THẾ KỶ XIII - XV
174
BỆ THỜ MỸ SƠN E1
175
THÁP ĐỒNG DƢƠNG
176
SHIVA ĐỒNG DƢƠNG
177
VŨ NỮ TRÀ KIỆU
178
THÁP MĨ SƠN C1
THÁP HÒA LAI
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_phong_cach_van_xuoi_nghe_thuat_thach_lam_4074.pdf