Luận án Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở một số trường tiểu học tại quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà trường xây dựng môi trường làm việc, học tập thân thiện, tích cực và đoàn kết trên cơ sở thực hiện đúng nội quy, quy định của luật pháp. Một khi GV và HS cũng như các thành viên khác được làm việc trong môi trường tốt sẽ phát huy tối đa khả năng, năng suất làm việc - học tập của mỗi cá nhân góp phần đảm bảo chất lượng giáo dục, thương hiệu của nhà trường sẽ được khẳng định

pdf122 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2341 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở một số trường tiểu học tại quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngũ GV là rất cần thiết và quan trọng. Trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch giảng dạy, người quản lý sẽ cần đến các công cụ pháp lý, phải đưa ra và thực thi các quyết định trong phạm vi quyền hạn của mình. Người quản lý giúp GV đạt được các mục tiêu của giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 cùng với hoặc thông qua các mục tiêu kế hoạch. Do vậy để tạo ra chất lượng công việc cao, người quản lý cần tạo ra môi trường làm việc thuận lợi cho GV và các thành viên khác của nhà trường. Tóm lại, để quản lý hiệu quả người quản lý cần xác định được kế hoạch, 87 quản lý kế hoạch, triển khai và tổ chức thực hiện kế hoạch cụ thể đến GV, cán bộ công nhân viên, tiến hành kiểm tra đánh giá, đối chiếu kết quả đạt được với mục tiêu ban đầu, nhằm tổng kết rút kinh nghiệm và đề ra giải pháp mới để thực hiện có hiệu quả mục tiêu đảm bảo chất lượng giảng dạy của nhà trường 3.2.3.2. Nội dung Giải pháp Quản lý kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường tiểu học có các nội dung:  Xây dựng kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường tiểu học, từ kế hoạch tổng thể đến chi tiết hóa từng nội dung, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học  Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 đồng bộ cho tất cả các khối lớp, theo thời gian và kế hoạch chung của năm học  Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 hiệu quả, đúng mục tiêu và nội dung chương trình trên cơ sở là chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ Giáo dục ban hành.  Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt lớp 5, trình độ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ học tập môn Tiếng Việt lớp 5 của HS, nhằm phát hiện sai lệch, điều chỉnh mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học từ đó xác định mức độ chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy học. 3.2.3.3. Tổ chức thực hiện Để giải pháp Quản lý kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường tiểu học thực sự có tác dụng, nhà quản lý cần tiển khai tổ chức thực hiện giải pháp một cách hợp lý. Cụ thể là:  Nhà quản lý xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch, xác định được kế hoạch mang tính chiến lược, làm cho tất cả mọi thành viên trong nhà trường hiểu rõ và hứng thú với việc thực hiện nhằm hoàn thành tốt mục tiêu của nhà trường.  Phân công nhiệm vụ cụ thể và phù hợp với các thành viên trong nhà trường  Đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của từng cá nhân, hỗ trợ kịp thời, động 88 viên và khích lệ họ trong công việc.  Kiểm tra, đánh giá, đối chiếu mục tiêu ban đầu, có sự điều chỉnh và khen thưởng kịp thời đúng người, đúng việc. 3.2.4. Giải pháp 4. Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường tiểu học tại quận 6 TP.Hồ Chí Minh 3.2.4.1. Mục đích – yêu cầu Thông qua việc tập trung chỉ đạo một số công việc cụ thể về nội dung, phương pháp giảng dạy và cách thức thực hiện nhằm làm rõ hiệu quả của việc triển khai thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt đi đúng theo mục tiêu đã xác định. Một khi việc tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy, kiểm tra, kiểm soát, đánh giá và điều chỉnh mục tiêu kịp thời, hoàn thành mục tiêu giáo dục đề ra, có nghĩa là chất lượng giảng dạy tiếng việt được đảm bảo. 3.2.4.2. Nội dung  Phân công nhiệm vụ giảng dạy Tiếng Việt rõ ràng, cụ thể; Lập danh sách các công việc cần phải hoàn thành của giảng dạy Tiếng Việt để đạt mục tiêu của trường; Phân chia công việc giảng dạy Tiếng Việt thành các nhiệm vụ để người được phân công thực hiện một cách thuận lợi và hợp logic; Kết hợp các nhiệm vụ giảng dạy Tiếng Việt một cách logic và hiệu quả  Người quản lý kết nối các hoạt động đảm bảo chất lượng giảng dạy Tiếng Việt lớp 5 với mục đích, mục tiêu giảng dạy đã được đề ra cho nhà trường và chiến lược, các kế hoạch hành động để thực hiện các mục đích, mục tiêu đó.  Thiết lập một cơ chế điều phối, liên kết hoạt động giảng dạy Tiếng Việt giữa các thành viên hay bộ phận tạo điều kiện đạt mục tiêu; Đánh giá tính hiệu quả của cơ cấu tổ chức giảng dạy Tiếng Việt 3.2.4.3. Tổ chức thực hiện  Triển khai, làm rõ và hướng dẫn cụ thể quan niệm thế nào là chất lượng giảng dạy Tiếng Việt lớp 5, phải được quy định trên giấy tờ và được sự đồng lòng của tất cả các thành viên trong nhà trường.  Triển khai thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 một cách 89 đồng bộ, khoa học và có tính hệ thống, đảm bảo tính cân bằng trong mục tiêu chung của nhà trường.  Có biện pháp ưu tiên thực hiện có hiệu quả những nội dung mang tính chiến lược, cụ thể hóa những mục tiêu nhằm tạo điều kiện cho GV dễ thực hiện tốt công việc giảng dạy đảm bảo chất lượng  Tổ chức kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả của việc thực kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, tổng kết rút kinh nghiệm và phát huy thành tích đạt được 3.2.5. Giải pháp 5. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường tiểu học tại quận 6 TP.Hồ Chí Minh 3.2.5.1. Mục đích – yêu cầu Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giảng dạy môn tiếng Việt là thể hiện tính tích cực của người chỉ huy trong hoạt động quản lý của mình. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch là nhằm mục đích theo dõi và giám sát công việc để chỉ huy, ra lệnh cho GV trong hoạt động giảng dạy tiếng Việt diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp được các lực lượng giáo dục trong nhà trường và phối hợp tối ưu với nhau. Muốn chỉ đạo tốt CBQL cần thu thập thông tin chính xác, biết phân tích, xử lý các nguồn thông tin và đưa ra các quyết định đúng đắn. Điều đó nếu thực hiện tốt sẽ nâng cao uy tín của người lãnh đạo, còn ngược lại thì sẽ làm giảm uy tín. 3.5.2.2. Nội dung  Tổ chức chỉ đạo các bộ phận quản lý trong nhà trường giúp GV: xác định vấn đề và lựa chọn phương án hành động cho giảng dạy Tiếng Việt; tổ chức cho GV tự học, tự bồi dưỡng để có tri thức vững chắc và kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch cho giảng dạy Tiếng Việt; Phát hiện vấn đề và ra nhiệm vụ cho giảng dạy Tiếng Việt; Thu thập và xử lý thông tin về giảng dạy Tiếng Việt; Đề ra nhiệm vụ giảng dạy Tiếng Việt một cách khả thi; So sánh các phương án giảng dạy Tiếng Việt dựa trên tiêu chuẩn hiệu quả đã xác định;  Ra quyết định chính thức về giảng dạy Tiếng Việt; Truyền đạt quyết định giảng dạy Tiếng Việt đến các thành viên trong trường; Lập kế hoạch thực hiện quyết định giảng dạy Tiếng Việt; Thực hiện quyết định giảng dạy Tiếng Việt; 90  Điều chỉnh quyết định giảng dạy Tiếng Việt (nếu cần); Tổng kết việc thực hiện quyết định giảng dạy Tiếng Việt 3.5.2.3. Tổ chức thực hiện  Thông báo đến tất cả các thành viên trong nhà trường kế hoạch giảng dạy tiếng Việt lớp 5 từ đầu năm học  Chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn phân công, giám sát việc thực hiện kế hoạch giảng dạy  Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên 3.2.6. Giải pháp 6. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường tiểu học tại quận 6 TP.Hồ Chí Minh 3.2.6.1. Mục đích – yêu cầu Kiểm tra là một chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý. Lãnh đạo mà không kiểm tra thi coi như không lãnh đạo. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt nhằm thực hiện ba chức năng cơ bản như: phát hiện, điều chỉnh và khuyến khích. Nhờ có kiểm tra mà người cán bộ quản lý có được thông tin để đánh giá được thành tựu về kết quả thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt và uốn nắn, điều chỉnh hoạt động giảng dạy một cách đúng hướng nhằm đạt mục tiêu; Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả hoạt động giảng dạy trên cơ sở những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra; Kiểm tra, đánh giá không đơn thuần là sự ghi nhận kết quả giảng dạy, mà còn đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả việc thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt. 3.2.6.2. Nội dung  Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá kết quả giảng dạy Tiếng Việt lớp 5; Chọn tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả việc giảng dạy Tiếng Việt lớp 5; Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy Tiếng Việt lớp 5.  Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về mục tiêu giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, trình độ kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng và thái độ của HS, từ đó xác 91 định mức độ chất lượng, hiệu quả hoạt động giảng dạy Tiếng Việt.  Xây dựng một hệ thống nhằm kiểm tra rằng tất cả công việc liên quan đến chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 đều được làm theo kế hoạch. Nếu trong quá trình thực hiện có gì sai sót và chắc chắn sẽ có sai sót thì phải có những giải pháp đã được đồng ý trước để điều chỉnh những sai sót đó.  Đo lường việc thực hiện giảng dạy Tiếng Việt; Điều chỉnh các sai lệch nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy và mục tiêu đảm bảo chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5 3.2.6.3. Tổ chức thực hiện  Hội đồng thi đua khen thưởng bao gồm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và các thành viên ban ngành đoàn thể của nhà trường, làm nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng về kết quả thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt để phát hiện và điều chỉnh kịp thời những sai lệch nhằm đảm bảo mục tiêu chất lượng giảng dạy của nhà trường  Trong quá trình kiểm tra, đo lường việc thực hiện giảng dạy tiếng Việt cần chú ý đến yếu tố thông tin phản hồi từ HS và phụ huynh cũng như các lực lượng xã hội khác tham gia vào hoạt động giáo dục của nhà trường  Việc kiểm tra phải tiến hành công khai, đảm bảo tính khách quan, tích cực và mang tính xây dựng, với cơ sở pháp lý cụ thể hóa chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học cho phù hợp mục tiêu phát triển của nhà trường và quyền lợi của các em HS  Tổng kết rút kinh nghiệm, phát huy thành quả đạt được và đề ra những giải pháp mới phù hợp với mục tiêu phát triển của nhà trường trong những năm tiếp theo 3.2.7. Giải pháp 7. Đào tạo, bồi dưỡng GV một cách hệ thống và hiệu quả 3.2.7.1. Mục đích - yêu cầu Việc đào tạo GV tiểu học một cách hệ thống và hiệu quả nhằm mục đích tạo ra sản phẩm đầu ra có chất lượng, cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội, phát huy tốt khả năng giảng dạy, đáp ứng các yêu cầu của giáo dục hiện đại và nhanh chóng trở thành những GV nòng cốt của các trường tiểu học. Người quản lý 92 cần phải thấy rõ vấn đề chất lượng GV tiểu học là một trong những vấn đề cốt lõi của công tác đảm bảo chất lượng học tập. 3.2.7.2. Nội dung  Người quản lý cần phải thấy rõ vấn đề chất lượng GV là một trong những vấn đề cốt lõi của công tác đảm bảo chất lượng học tập môn Tiếng Việt của HS.  Tuyển chọn những người thực sự gắn bó, tâm huyết với nghề dạy học, yêu trẻ, xem việc đào tạo trẻ trở thành con người có ích cho xã hội là niềm vui, nhiệm vụ quan trọng của bản thân đã chọn  Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV đáp ứng yêu cầu việc giảng dạy thực tiễn, làm chủ được chuyên môn trong các tình huống giảng dạy.  Bồi dưỡng GV tiểu học có kiến thức chuyên môn về tâm lý, giáo dục và phương pháp giảng dạy để GV có thể giáo dục và dạy học hiệu quả 3.2.7.3. Tổ chức thực hiện  Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, chọn địa chỉ đào tạo chất lượng, uy tín nhằm đạo tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ GV tiểu học: Thông qua các phiếu điều tra xã hội học, xác định từng cá nhân GV có năng lực chuyên môn, uy tín nghề nghiệp để đưa vào đối tượng được thăm dò ý kiến.  Thông qua phiên họp khối chuyên môn lấy ý kiến đề xuất của tập thể khối trong nhà trường. Kết hợp với quá trình phấn đấu và năng lực chuyên mônđể chọn cá nhân điển hình cử đi học các lớp nâng cao trình độ chuyên môn, tập huấn nghiệp vụ, các lớp quản lý giáo dục, cao học tiểu học phục vụ cho nhà trường.  Tổ chức thực hiện định mức dự giờ theo qui định, khuyến khích dự thêm giờ nhằm tăng cường rút kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau thống nhất trong đội ngũ GV qua đó GV tự học hỏi nâng cao chuyên môn.  Xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng, trẻ hóa đội ngũ cán bộ cốt cán; bồi dưỡng GV kế cận dạy các lớp cuối cấp, phân công GV có thâm niên kèm cặp. Tạo điều kiện cho GV tự học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. 93 3.2.8. Giải pháp 8. Tăng cường nhận thức cho HS về vai trò của môn Tiếng Việt đối với sự phát triển nhân cách của các em 3.2.8.1. Mục đích - yêu cầu Thực tiễn cho thấy chữ viết và ngôn ngữ viết tạo ra một bước nhảy vọt trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ đồng thời trong hoạt động nhận thức, hoạt động tâm lý, trong toàn bộ quá trình phát triển nhân cách trẻ; Môn Tiếng Việt được xem như một môn quan trọng nhất đối với HS tiểu học. Ở môn này, GV sẽ rèn cho HS bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Một khi HS nhận thức rõ hơn về vai trò của môn Tiếng Việt sẽ giúp HS tiếp thêm động lực nhằm học tập và trau dồi kỹ năng về tiếng Việt của bản thân đối với sự phát triển nhân cách 3.2.8.2. Nội dung  Bồi dưỡng cho GV hiểu rõ sứ mệnh của mình – người dạy các em sử dụng tiếng Việt – tiếng mẹ đẻ, biết yêu quý tiếng Việt, biết sử dụng tiếng Việt một cách có hiệu quả. Bồi dưỡng cho GV là người mang niềm tin học tiếng Việt là một điều kiện tốt cho các em. Từ đó, các em có hướng học tập hứng thú và hiệu quả  Giáo dục cho HS vai trò và tầm quan trọng của tiếng Việt trong học tập và đời sống để các em có động cơ học tập nghiêm túc  Rèn luyện luyện cho HS sử dụng các kỹ năng ngôn ngữ tiếng Việt trong giao tiếp một cách hiệu quả. 3.2.8.3. Tổ chức thực hiện HS bậc tiểu học là đối tượng dễ tiếp thụ quá trình nuôi dưỡng, quá trình giáo dục, dễ thích nghi với môi trường sống và học tập. Do vậy, GV là người truyền tải thông điệp, nội dung nhằm giúp HS nhận thức rõ hơn về vai trò của môn tiếng Việt đối với sự phát triển nhân cách. Để giải pháp Làm cho HS nhận thức rõ hơn về vai trò của môn Tiếng Việt đối với sự phát triển nhân cách của các em phát huy được tác dụng nhà quản lý cần:  Tổ chức chỉ đạo GV xây dựng những chủ đề, nội dung phim tài liệu nói về lịch sử của tiếng Việt, vai trò của tiếng Việt trong đời sống của mỗi cá nhân nhằm truyền tải tới các em một cách đơn giản và dễ hiểu. 94  Tổ chức chỉ đạo xây dựng và triển khai nhiều hội thi với các chủ đề liên quan đến 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết và hướng cho HS hiểu rõ vai trò của tiếng Việt mà các em cần sử dụng trong tương lai.  Tổ chức chỉ đạo xây dựng các hoạt động ngoại khóa với các chủ đề như “Em yêu tiếng Việt”, “Nói lời hay, làm việc tốt”; Tổ chức hội thảo khoa học, bồi dưỡng chuyên đề về các vấn đề như “Vai trò của môn Tiếng Việt đối với sự phát triển nhân cách của HS”, “Tích hợp trong dạy học Tiếng Việt”, “Dạy học Tiếng Việt ở tiểu học theo quan điểm tích hợp và quan điểm hành dụng”. 3.2.9. Giải pháp 9. Bồi dưỡng GV và CBQL về dạy học môn Tiếng Việt theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD& ĐT ban hành 3.2.9.1. Mục đích - yêu cầu Mục đích của bồi dưỡng GV và CBQL về dạy học tiếng Việt theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD& ĐT ban hành nhằm giúp CBQL hiểu cơ sở pháp lý cho công tác chỉ đạo, quản lý, dạy học tiếng Việt, nâng cao nhận thức, kỹ năng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện tốt các yêu cầu nhiệm vụ quản lý chất lượng giảng dạy của nhà trường; đối với GV giúp họ hiểu rõ mức độ cần đạt để thực hiện dạy học môn Tiếng Việt đảm bảo những yêu cầu cơ bản, tối thiểu của chương trình giáo dục cấp tiểu học, thực hiện dạy học tiếng Việt phù hợp với các đối tượng, tạo cơ hội cho GV chủ động, linh hoạt trong dạy học, từng bước thực hiện đảm bảo chất lượng giáo dục và bình đẳng trong phát triển năng lực của mỗi HS. 3.2.9.2. Nội dung  Bồi dưỡng cho GV giảng dạy tiếng Việt theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD& ĐT để GV thực hiện các bước trong quá trình giảng dạy cho phù hợp (từ chuẩn bị đến kiểm tra đánh giá).  Bồi dưỡng cho CBQL về quy trình giảng dạy tiếng Việt theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD& ĐT để CBQL có thể quản lý việc dạy học hiệu quả, mặt khác cần bồi dưỡng cho CBQL phối hợp quản lý giảng dạy theo chức năng.  Bồi dưỡng cho GV và CBQL một số cơ sở lý luận về việc dạy học Tiếng Việt theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD& ĐT để họ nhận thức được tầm 95 quan trọng của đạt chuẩn trong giảng dạy và quản lý giảng dạy Tiếng Việt lớp 5. 3.2.9.3. Tổ chức thực hiện  Chỉ đạo cụ thể hóa chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Tiếng Việt lớp 5 của Bộ GD & ĐT, nhằm tạo điều kiện cho GV và CBQL thuận lợi trong việc thực hiện và kiểm tra, đánh giá.  Tổ chức triển khai các buổi báo cáo chuyên đề về về hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Tiếng Việt lớp 5 của Bộ GD & ĐT cho GV, cán bộ công nhân viên trong nhà trường.  Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng cho CBQL và GV muối quan hệ giữa chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Tiếng Việt lớp 5 của Bộ GD & ĐT với mục tiêu giảng dạy và đánh giá HS về bộ môn này.  Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng cho GV phương pháp giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 và kiểm tra, đánh giá theo mục tiêu.  Đánh giá khen thưởng kịp thời những GV, CBQL có thành tích trong hoạt động học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 96 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Qua thực hiện đề tài Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở một số trường tiểu học tại quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả rút ra một số kết luận như sau: - Quản lý chất lượng giảng dạy là quản lý hoạt động giảng dạy theo mục tiêu. Do đó, quản lý chất lượng giảng dạy tiếng Việt lớp 5 theo tiêu chuẩn giảng dạy tiếng Việt lớp 5 do Bộ GD & ĐT ban hành (sự cụ thể hóa những mục tiêu mang tính pháp lệnh) là công việc cần thiết của CBQL để đảm bảo việc giảng dạy hiệu quả môn tiếng Việt lớp 5 tại các trường tiểu học - Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy đáp ứng mục tiêu môn học - Nhà quản lý phải quản lý nhiều mặt trong nhà trường từ nhân sự, nội dung giảng dạy, môi trường học tập, có tri thức và kỹ năng về mục tiêu dạy học được cụ thể hóa trong tiêu chuẩn giảng dạy Tiếng Việt lớp 5 ở tiểu học - Từ kết quả trắc nghiệm môn Tiếng Việt lớp 5 cho thấy HS đạt điểm khá giỏi với tỉ lệ khá cao. Có thể nói đây là kết quả phù hợp với các kết quả khảo sát về giảng dạy và quản lý theo hướng chức năng - Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 là quản lý theo các chức năng quản lý nói chung - Kết quả khảo sát cũng cho thấy CBQL và GV đánh giá cao việc quản lý hoạt động giảng dạy tiếng Việt lớp 5 tiểu học. Trong khảo sát tương quan giữa các yếu tố quản lý theo chức năng với các yếu tố của việc giảng dạy tiếng Việt lớp 5 tiểu học là có ý nghĩa thống kê. Nói cách khác, quản lý theo hướng chức năng có ảnh hưởng tích cực đến kết quả giảng dạy - Thực trạng quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở một số trường tiểu học quận 6 về cơ bản đảm bảo các mục tiêu đề ra, tuy nhiên vẫn còn một số bất cập - Trong quản lý dạy học việc tạo ra hoạt động để GV tham gia là việc cần thiết. Từ đó, nhà quản lý có thể đánh giá được việc quản lý của bản thân 97 - Hệ thống giải pháp đề xuất có thể góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt ở trường tiểu học Đồng thời qua việc thực hiện đề tài Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở một số trường tiểu học tại quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả có một số kiến nghị sau:  Đối với phòng Giáo dục & Đào tạo Quận 6 Tp. Hồ Chí Minh: - Mở các đợt tập huấn về giảng dạy Tiếng Việt lớp 5 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD& ĐT cho CBQL và GV - Tiếp tục hoàn chỉnh đào tạo chuẩn GV tiểu học đạt trình độ cử nhân và khuyến khích GV và CBQL theo học bậc học cao hơn - Dựa vào các mục tiêu giáo dục chung của ngành giáo dục, chuẩn kiến thức, kỹ năng, phòng giáo dục xây dựng chương trình giảng dạy Tiếng Việt lớp 5 phù hợp cho các trường, đồng thời đề ra các chuẩn mực để GV phấn đấu - Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng giảng dạy Tiếng Việt lớp 5 tiểu học riêng cho quận 6, trong đó GV và CBQL sẽ đóng vai trò như một bộ phận quản lý chất lượng giảng dạy nhằm giúp nhà trường phát huy các thành quả đạt được và xem xét lại các thiếu sót để thực hiện các mục tiêu đã đề ra - Bồi dưỡng các phương pháp giảng dạy theo mục tiêu cho GV, đặc biệt là các kỹ thuật kiểm tra đánh giá - Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý chất lượng dạy học cho cán bộ quản lý. - Xây dựng, mở rộng thêm trường tiểu học để giảm tải về số lượng HS hiện nay, sĩ số HS/ lớp học quá đông là điều kiện không thuận lợi cho GV thực hiện nhiệm vụ dạy học  Đối với các trường tiểu học ở Quận, 6 Tp. Hồ Chí Minh: - Tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy và trang thiết bị cho các trường đồng bộ, tạo điều kiện cho GV sử dụng công nghệ thông tin, tin học hóa trong dạy học để GV có thể thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả - So sánh các phương án giảng dạy Tiếng Việt dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ 98 năng nhằm rút ra được những ưu - khuyết điểm, để khắc phục những hạn chế và phát huy thế mạnh nội lực, qua đó xây dựng chuẩn cho phương pháp giảng dạy Tiếng Việt của đơn vị - Lập kế hoạch xây dựng tổ bộ môn Tiếng Việt có đủ số lượng và chất lượng chuyên môn, tâm huyết với ngành nghề, gửi đi đào tạo và bồi dưỡng nâng cao. Một khi xây dựng tổ bộ môn Tiếng Việt có chất lượng và hoạt động có hiệu quả sẽ giúp nhà trường trong việc đảm bảo chất lượng giảng dạy, phát triển và tạo dựng lợi thế cạnh tranh so với các đơn vị khác - Để việc quản lý giảng dạy đạt chất lượng, CBQL cần nâng cao ý thức của GV về nhiệm vụ của mình và xác định rõ mục tiêu giảng dạy của môn học thì việc giảng dạy mới có chất lượng - Đánh giá đúng thực chất trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực và khả năng thực hiện nhiệm vụ giảng dạy Tiếng Việt lớp 5 của từng GV, tạo cho họ điều kiện và môi trường làm việc thuận lợi, sẽ khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy của nhà trường - Cần bồi dưỡng cho GV phương pháp dạy học tích cực và phương pháp làm việc nhóm để giúp HS khả năng tự học và làm việc nhóm để việc học đạt hiệu quả cao hơn, đóng góp vào việc giảng dạy chất lượng - Nhà trường xây dựng môi trường làm việc, học tập thân thiện, tích cực và đoàn kết trên cơ sở thực hiện đúng nội quy, quy định của luật pháp. Một khi GV và HS cũng như các thành viên khác được làm việc trong môi trường tốt sẽ phát huy tối đa khả năng, năng suất làm việc - học tập của mỗi cá nhân góp phần đảm bảo chất lượng giáo dục, thương hiệu của nhà trường sẽ được khẳng định 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alexander W.Astin (2004), Đánh giá chất lượng để đạt được sự hoàn hảo, Nxb Đại học Quốc gia, Tp.HCM. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông, Cấp Tiểu học, Nxb Giáo dục. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển GV tiểu học (2006), Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học, Nxb Giáo dục. 4. Bộ Giáo dục Đào tạo, Dự án phát triển GV tiểu học (2007), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, Nxb Giáo dục. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tiếng Việt 5, tập 1, tập 2 (Sách giáo khoa), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tiếng Việt 5, tập 1, tập 2 (Sách GV), Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.13-35. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học, Lớp 5, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr.5 8. Bộ sách Quản trị Tài chính & Kế toán (2005), Tìm hiểu chất lượng, Nxb Trẻ, tr.41. 9. Chỉ thị số 29/2001/CT-BGDĐT ngày 30/7/2001 về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành GD giai đoạn 2001-2005. 10. TrầnTrí Dõi (2005), Giáo Trình Lịch sử tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, tr.214. 11. Điều lệ trường tiểu học, Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/ 8 / 2007. 12. Harol Koontz (1993), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb KHKT. 13. Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Hữu Dũng (1998), Đổi mới nội dung và Phương Pháp Giảng Dạy ở Tiểu Học, Nxb Giáo dục, tr.13-14. 14. Bùi Minh Hiền (chủ biên) (2006), Quản lý giáo dục, Nxb ĐHSP, tr.258-259. 15. Jon Wiles, Joseph Bondi (2005), Xây dựng Chương trình học, Nxb GD, tr.124. 100 16. Trần Kiểm (1997), Quản Lí Giáo Dục và Trường học, Viện Khoa Học Giáo dục, Hà nội, tr.59-60. 17. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Giáo dục, Hà nội, tr.35-36. 18. Trần Kiểm (2011), Những vấn đề cơ bản của Khoa học Quản Lí Giáo Dục, Nxb Đại học Sư Phạm, tr.11-12. 19. Luật Giáo dục 2005, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 20. Nguyễn Lộc (2010), Lí luận về Quản lí, Nxb Đại học Sư Phạm, tr.256. 21. Đặng Huỳnh Mai (Chủ biên) (2006), Một số vấn đề đổi mới quản lý Giáo dục tiểu học vì sự phát triển bền vững, Nxb Giáo dục, tr.42. 22. Neil Hawkes (2010), Does Teaching Values Improve the Quality of Education in Primary Schools?, VDM Publishing. ISBN 3639242947, 9783639242942 23. Lê Phương Nga- Đặng Kim Nga (2007), Phương Pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu Học, Nxb Đại học Sư Phạm, tr.44-45. 24. Nghị quyết 40/2000/QH ngày 9 tháng 12 năm 2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. 25. Hà Thế Ngữ (2001), Giáo Dục học, Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia. 26. Pam Sammons$, Kathy Sylva+, Edward Melhuish#, Iram Siraj-Blatchford* (2008), Influence of School Teaching and Quality on Children's Progress in Primary School, Brenda Taggart*, Sofka Barreau* and Yvonne Grabbe* $University of Nottingham, +University of Oxford,#Birkbeck, University of London and *Institute of Education, University of London© Institute of Education, University of London. ISBN 978 1 84775 122 5 27. Giáo sư Hoàng Phê (1992), Từ điển tiếng việt, Trung tâm từ điển, Hà Nội. 28. Quyết định số: 04 /2008/QĐ-BGDĐT, Ban hành quy định về Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học. 29. Quyết định số: 14 /2007/QĐ-BGDĐT, Ban hành Quy định về Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học. 101 30. Quyết định số: 16/2006/QĐ-BGD&ĐT, Chuẩn kiến thức, kỹ năng. 31. Quyết định số: 1666/QĐ-BGDĐT, Ban hành Chương trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011- 2016 thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 07 tháng 03 năm 2012 của Chính phủ. 32. Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hồ Chí Minh, Kỷ yếu Hội thảo khoa học xây dựng trường học chất lượng cao vì một nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc Dân tộc trong thời kỳ hội nhập Quốc tế (2010), tr.18-21 33. Tài liệu Phần 1 từ “Hội thảo bảo đảm chất lượng bên trong” tại Đại học Quốc gia Tp.HCM, ngày 12-13 tháng 3 năm 2007, Nguyễn Thị Mỹ Ngọc dịch. 34. Đinh Thị Kim Thoa (2011), Giáo trình Đánh giá trong Giáo dục Mầm non, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr.37-38. 35. Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐ, chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học. 36. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) (2007), Hỏi- Đáp về dạy học Tiếng Việt 5, Nxb Giáo dục, tr.23-25. 37. Nguyễn Trí (2000), Dạy tập làm văn ở trường Tiểu học, Nxb GD, tr.31-32). 38. TS.Hoàng Thị Tuyết (2012), Lí Luận Dạy Học Tiếng Việt ở Tiểu học, Phần1, Nxb Thời đại, tr.106-108. 39. Từ điển tiếng Việt thông dụng – Nxb Giáo dục – 1998 40. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ quận 6 lần X (2010), (nhiệm kỳ 2010-2015), tr.18-19. 41. TS. Lê Anh Xuân - Vũ Thị Dung - Đỗ Lê Hoàn (2011), Hướng dẫn học Tiếng Việt theo chuẩn kiến thức- kỹ năng, Lớp 5, Nxb Tổng hợp, Tp.HCM Các trang web về giáo dục 42. g.aspx 43. https://www.det.nsw.edu.au/proflearn/areas/qt/index.htm 44. www.sggp.org.vn - Phát triển kinh tế gắn với an sinh xã hội 45. p1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CBQL VỀ VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA HIỆU TRƯỞNG Kính thưa Quý Thầy (Cô), Nhằm thu thập thông tin cho đề tài khoa học nghiên cứu về các kỹ năng lãnh đạo đối với công tác quản lý hoạt động dạy để làm cơ sở đề ra biện pháp nâng cao năng lực quản lý của Hiệu trưởng các trường tiểu học. Xin các Thầy (Cô) vui lòng cho ý kiến riêng của mình về thông tin liên quan dưới đây bằng cách đánh dầu (X) vào ô tương ứng vào các câu hỏi. Chân thành cám ơn quý Thầy/Cô. Trước hết, xin Thầy/Cô cho biết thông tin về bản thân: - Hiệu trưởng/Phó hiệu trưởng  - Tổ trưởng chuyên môn/ Tổ phó chuyên môn  - Trình độ chuyên môn: - Thạc sĩ  - Cử nhân  - Cao đẳng  - Khác  - Giới tính: - Nam  - Nữ  - Thâm niên công tác : - dưới 5 năm  - từ 6 đến 10 năm  - từ 11 đến 15 năm  - từ 16 đến 20 năm  - trên 21 năm  - Trường nơi công tác : ................................................................. 1. Các thầy/cô vui lòng đánh giá về giáo viên trong trường theo các tiêu chí sau đây Câu NỘI DUNG Mức độ thực hiện Rất cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp Đánh giá mức độ giáo viên (GV) thực hiện hoạt động thiết kế bài giảng 1 GV cập nhật tài liệu giảng dạy 2 GV sử dụng tài liệu tham khảo (ngoài giáo trình chính) để soạn bài giảng. 3 Mục tiêu của môn học được thể hiện rõ trong từng bài giảng của GV. 4 GV nắm rõ được trình độ chung của HS trong lớp khi soạn bài. 5 Bài giảng của GV được soạn theo hướng đòi hỏi sự nỗ lực học tập của HS. 6 GV sử dụng thông tin phản hồi từ HS để điều chỉnh nội dung & phương pháp. 7 GV quan tâm chuẩn bị các thiết bị và vật tư thực tập trước khi giờ giảng bắt đầu. 8 Bài giảng của GV được soạn theo đúng lịch trình giảng dạy. 9 Bài giảng được soạn theo hướng tạo động lực cho HS học tập. Đánh giá mức độ GV thực hiện hoạt động giảng dạy 10 GV triển khai giảng dạy theo đúng lịch trình. 11 GV sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. 12 GV sử dụng giáo trình điện tử trong giảng dạy. p2 Câu NỘI DUNG Mức độ thực hiện Rất cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp 13 GV yêu cầu HS sử dụng Internet trong học tập. 14 Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của GV trình bày trên lớp (nói, diễn đạt, ) rõ ràng (có âm điệu, đủ lớn để học sinh nghe, tốc độ vừa phải ) 15 Trình tự sắp xếp nội dung bài giảng của GV theo đúng giáo trình. 16 GV giảng bài phù hợp với trình độ chung của HS 17 GV áp dụng nhiều biện pháp để các nhóm HS có trình độ khác nhau trong lớp đều hiểu bài. 18 GV đưa kiến thức thực tế vào bài giảng. 19 Nội dung bài giảng của GV giúp HS giải quyết tốt những vấn đề trong thực hành và bài tập. 20 Bài giảng của GV trang bị cho HS tri thức 21 Bài giảng của GV trang bị cho HS kỹ năng 22 Bài giảng của GV trang bị cho HS thái độ. 23 GV có khả năng bao quát và kiểm soát lớp tốt. 24 GV có nhiều biện pháp nhằm duy trì sự chú ý của HS trong suốt giờ lên lớp. 25 GV tìm hiểu những khó khăn trong học tập của HS. 26 GV lôi cuốn HS tham gia vào quá trình học tập trên lớp 27 GV khuyến khích HS đặt câu hỏi trên lớp. 28 GV khuyến khích HS trình bày ý kiến trong giờ học 29 GV khuyến khích HS nhận xét ý kiến của bạn trong giờ học. 30 GV tạo niềm tin cho HS về khả năng học tập của các em 31 GV tạo cơ hội để HS phát huy tính sáng tạo 32 GV tạo cơ hội để HS chủ động tham gia giải quyết những tình huống có vấn đề trong bài học 33 GV đọc bài giảng cho HS chép 34 GV hướng dẫn kỹ năng trình bày trước lớp cho HS 35 GV hướng dẫn kỹ năng làm việc theo nhóm cho HS 36 GV hướng dẫn HS biết cách khai thác các nguồn tài liệu khác nhau trong học tập 37 GV sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy trong các tình huống khác nhau 38 GV tận tình giải đáp các câu hỏi của HS trên lớp 39 GV rút ra nội dung trọng tâm khi kết thúc một bài, một chương, môn học 40 GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị bài học lần sau 41 GV giao tiếp với HS với thái độ cởi mở, thân thiện Đánh giá mức độ GV thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS 42 GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu, hình thức, phương pháp đánh giá kết quả học tập ngay khi môn học bắt đầu 43 GV thực hiện việc kiểm tra đánh giá đúng như dự kiến 44 Các câu hỏi dạng thuộc bài chiếm tỷ lệ cao trong đề thi, kiểm tra của GV p3 Câu NỘI DUNG Mức độ thực hiện Rất cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp 45 GV sử dụng đề thi có nhiều câu hỏi thể hiện mức độ khó khác nhau 46 Đề thi, kiểm tra của GV bám sát nội dung môn học 47 GV trả bài kiểm tra kèm theo lời nhận xét cho HS 48 GV sử dụng nhiều hình thức trong kiểm tra giữa kỳ 49 Điểm thi do GV chấm phản ánh được trình độ học tập của HS 50 GV công bố đáp án kèm thang điểm sau khi thi 51 GV thực hiện đúng các quy định về yêu cầu đánh giá HS 52 GV sử dụng kết quả thi, kiểm tra để điều chỉnh phương pháp giảng dạy 2. Thầy/Cô vui lòng đánh giá mức độ Hiệu trưởng thực hiện theo các tiêu chí dưới đây Câu Hiệu trưởng Mức độ thực hiện Rất cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp 1 Làm cho mọi người biết nhiệm vụ giảng dạy Tiếng Việt của mình để thực hiện có hiệu quả mục tiêu của trường 2 Làm cho GV biết phương pháp giảng dạy Tiếng Việt để thực hiện có hiệu quả mục tiêu của trường 3 Xây dựng mục tiêu quản lý giảng dạy Tiếng Việt của nhà trường Xây dựng kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt 4 Lập kế hoạch giảng dạy Tiếng Việt cho nhà trường (năm học) 5 Lập kế hoạch giảng dạy Tiếng Việt cho nhà trường (học kỳ) 6 Lập kế hoạch giảng dạy Tiếng Việt cho nhà trường (hằng tháng) 7 Lập kế hoạch giảng dạy Tiếng Việt cho nhà trường (hằng tuần) 8 Lập kế hoạch giảng dạy Tiếng Việt tổng thể cho nhà trường 9 Lập kế hoạch giảng dạy Tiếng Việt cho từng khối lớp trong nhà trường 10 Lập kế hoạch cơ sở vật chất cho việc giảng dạy Tiếng Việt của nhà trường 11 Lập kế hoạch quản lý tài chính cho giảng dạy Tiếng Việt của nhà trường 12 Lập kế hoạch phát triển đội ngũ cho giảng dạy Tiếng Việt của nhà trường 13 Lập kế hoạch dạy học Tiếng Việt cho nhà trường 14 Lập kế hoạch ngoài giờ lên lớp cho giảng dạy Tiếng Việt của nhà trường 15 Lập kế hoạch mang tính chiến lược cho giảng dạy Tiếng Việt của nhà trường 16 Lập kế hoạch mang tính tổng quát cho giảng dạy Tiếng Việt p4 Câu Hiệu trưởng Mức độ thực hiện Rất cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp của nhà trường 17 Lập kế hoạch giảng dạy Tiếng Việt có quan tâm đến quan hệ hợp tác với các đơn vị khác Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt 18 Phân công nhiệm vụ giảng dạy Tiếng Việt rõ ràng 19 Lập danh sách các công việc cần phải hoàn thành của giảng dạy Tiếng Việt để đạt mục tiêu của trường 20 Phân chia công việc giảng dạy Tiếng Việt thành các nhiệm vụ để người được phân công thực hiện một cách thuận lợi và hợp logic 21 Kết hợp các nhiệm vụ giảng dạy Tiếng Việt một cách logic và hiệu quả 22 Thiết lập một cơ chế điều phối, liên kết hoạt động giảng dạy Tiếng Việt giữa các thành viên hay bộ phận tạo điều kiện đạt mục tiêu 23 Đánh giá tính hiệu quả của cơ cấu tổ chức giảng dạy Tiếng Việt Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt 24 Xác định vấn đề và lựa chọn phương án hành động cho giảng dạy Tiếng Việt 25 Có tri thức và kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch cho giảng dạy Tiếng Việt 26 Phát hiện vấn đề và ra nhiệm vụ cho giảng dạy Tiếng Việt 27 Thu thập và xử lý thông tin về giảng dạy Tiếng Việt 28 Đề ra nhiệm vụ giảng dạy Tiếng Việt một cách chính thức 29 Dự kiến các phương án thay thế cho giảng dạy Tiếng Việt 30 So sánh các phương án giảng dạy Tiếng Việt dựa trên tiêu chuẩn hiệu quả đã xác định 31 Ra quyết định chính thức về giảng dạy Tiếng Việt 32 Truyền đạt quyết định giảng dạy Tiếng Việt đến các thành viên trong trường 33 Lập kế hoạch thực hiện quyết định giảng dạy Tiếng Việt 34 Thực hiện quyết định giảng dạy Tiếng Việt 35 Điều chỉnh quyết định giảng dạy Tiếng Việt (nếu cần) 36 Tổng kết việc thực hiện quyết định giảng dạy Tiếng Việt Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt 37 Chọn tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả việc giảng dạy T.Việt 38 Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy T.Việt 39 Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá giảng dạy Tiếng Việt 40 Đo lường việc thực hiện giảng dạy Tiếng Việt 41 Điều chỉnh các sai lệch của giảng dạy Tiếng Việt TRÂN TRỌNG CẢM ƠN QUÝ THẦY/CÔ ! p5 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN VỀ VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA HIỆU TRƯỞNG Kính thưa Quý Thầy (Cô), Nhằm thu thập thông tin cho đề tài khoa học nghiên cứu về các kỹ năng lãnh đạo đối với công tác quản lý hoạt động dạy để làm cơ sở đề ra biện pháp nâng cao năng lực quản lý của Hiệu trưởng các trường tiểu học. Xin các Thầy (Cô) vui lòng cho ý kiến riêng của mình về thông tin liên quan dưới đây bằng cách đánh dầu (X) vào ô tương ứng vào các câu hỏi. Chân thành cám ơn quý Thầy/Cô. Trước hết, xin Thầy/Cô cho biết thông tin về bản thân: - Công việc: - Giáo Viên  - Trình độ chuyên môn: - Thạc sĩ  - Cử nhân  - Cao đẳng  - Khác  - Giới tính: - Nam  - Nữ  - Thâm niên công tác: - dưới 5 năm  - từ 6 đến 10 năm  - từ 11 đến 15 năm  - từ 16 đến 20 năm  - trên 21 năm  Trường nơi công tác : ...................................................................... 3. Các Thầy/Cô vui lòng đánh giá về bản thân theo các tiêu chí sau đây Câu NỘI DUNG Mức độ thực hiện Rất cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp Đánh giá mức độ giáo viên (GV) thực hiện hoạt động thiết kế bài giảng 1 GV cập nhật tài liệu giảng dạy. 2 GV sử dụng tài liệu tham khảo (ngoài giáo trình chính) để soạn bài giảng. 3 Mục tiêu của môn học được thể hiện rõ trong từng bài giảng của GV. 4 GV nắm rõ được trình độ chung của HS trong lớp khi soạn bài. 5 Bài giảng của GV được soạn theo hướng đòi hỏi sự nỗ lực học tập của HS. 6 GV sử dụng thông tin phản hồi từ HS để điều chỉnh nội dung & phương pháp. 7 GV quan tâm chuẩn bị các thiết bị và vật tư thực tập trước khi giờ giảng bắt đầu. 8 Bài giảng của GV được soạn theo đúng lịch trình giảng dạy. 9 Bài giảng được soạn theo hướng tạo động lực cho HS học tập. Đánh giá mức độ GV thực hiện hoạt động giảng dạy 10 GV triển khai giảng dạy theo đúng lịch trình. 11 GV sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. p6 Câu NỘI DUNG Mức độ thực hiện Rất cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp 12 GV sử dụng giáo trình điện tử trong giảng dạy. 13 GV yêu cầu HS sử dụng Internet trong học tập. 14 Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của GV trình bày trên lớp (nói, diễn đạt, ) rõ ràng ( có âm điệu, đủ lớn để học sinh nghe, tốc độ vừa phải ) 15 Trình tự sắp xếp nội dung bài giảng của GV theo đúng giáo trình. 16 GV giảng bài phù hợp với trình độ chung của HS trong lớp. 17 GV áp dụng nhiều biện pháp để các nhóm HS có trình độ khác nhau trong lớp đều hiểu bài. 18 GV đưa kiến thức thực tế vào bài giảng. 19 Nội dung bài giảng của GV giúp HS giải quyết tốt những vấn đề trong thực hành và bài tập. 20 Bài giảng của GV trang bị cho HS tri thức 21 Bài giảng của GV trang bị cho HS kỹ năng 22 Bài giảng của GV trang bị cho HS thái độ. 23 GV có khả năng bao quát và kiểm soát lớp tốt. 24 GV có nhiều biện pháp nhằm duy trì sự chú ý của HS trong suốt giờ lên lớp. 25 GV tìm hiểu những khó khăn trong học tập của HS. 26 GV lôi cuốn HS tham gia vào quá trình học tập trên lớp. 27 GV khuyến khích HS đặt câu hỏi trên lớp. 28 GV khuyến khích HS trình bày ý kiến trong giờ học 29 GV khuyến khích HS nhận xét ý kiến của bạn trong giờ học. 30 GV tạo niềm tin cho HS về khả năng học tập của các em 31 GV tạo cơ hội để HS phát huy tính sáng tạo 32 GV tạo cơ hội để HS chủ động tham gia giải quyết những tình huống có vấn đề trong bài học 33 GV đọc bài giảng cho HS chép 34 GV hướng dẫn kỹ năng trình bày trước lớp cho HS 35 GV hướng dẫn kỹ năng làm việc theo nhóm cho HS 36 GV hướng dẫn HS biết cách khai thác các nguồn tài liệu khác nhau trong học tập 37 GV sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy trong các tình huống khác nhau 38 GV tận tình giải đáp các câu hỏi của HS trên lớp 39 GV rút ra nội dung trọng tâm khi kết thúc một bài, một chương, môn học 40 GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị bài học lần sau 41 GV giao tiếp với HS với thái độ cởi mở, thân thiện Đánh giá mức độ GV thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS p7 Câu NỘI DUNG Mức độ thực hiện Rất cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp 42 GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu, hình thức, phương pháp đánh giá kết quả học tập ngay khi môn học bắt đầu 43 GV thực hiện việc kiểm tra đánh giá đúng như dự kiến 44 Các câu hỏi dạng thuộc bài chiếm tỷ lệ cao trong đề thi, kiểm tra của GV 45 GV sử dụng đề thi có nhiều câu hỏi thể hiện mức độ khó khác nhau 46 Đề thi, kiểm tra của GV bám sát nội dung môn học 47 GV trả bài kiểm tra kèm theo lời nhận xét cho HS 48 GV sử dụng nhiều hình thức trong kiểm tra giữa kỳ 49 Điểm thi do GV chấm phản ánh được trình độ học tập của HS 50 GV công bố đáp án kèm thang điểm sau khi thi 51 GV thực hiện đúng các quy định về yêu cầu đánh giá HS 52 GV sử dụng kết quả thi, kiểm tra để điều chỉnh phương pháp giảng dạy 4. Thầy/Cô vui lòng đánh giá mức độ Hiệu trưởng thực hiện theo các tiêu chí dưới đây Câu Hiệu trưởng Mức độ thực hiện Rất cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp 1 Làm cho mọi người biết nhiệm vụ giảng dạy Tiếng Việt của mình để thực hiện có hiệu quả mục tiêu của trường 2 Làm cho GV biết phương pháp giảng dạy Tiếng Việt để thực hiện có hiệu quả mục tiêu của trường 3 Xây dựng mục tiêu quản lý giảng dạy Tiếng Việt của nhà trường Xây dựng kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt 4 Lập kế hoạch giảng dạy Tiếng Việt cho nhà trường (năm học) 5 Lập kế hoạch giảng dạy Tiếng Việt cho nhà trường (học kỳ) 6 Lập kế hoạch giảng dạy Tiếng Việt cho nhà trường (hằng tháng) 7 Lập kế hoạch giảng dạy Tiếng Việt cho nhà trường (hằng tuần) 8 Lập kế hoạch giảng dạy Tiếng Việt tổng thể cho nhà trường 9 Lập kế hoạch giảng dạy Tiếng Việt cho từng khối lớp trong nhà trường 10 Lập kế hoạch cơ sở vật chất cho việc giảng dạy Tiếng Việt của nhà trường p8 Câu Hiệu trưởng Mức độ thực hiện Rất cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp 11 Lập kế hoạch quản lý tài chính cho giảng dạy Tiếng Việt của nhà trường 12 Lập kế hoạch phát triển đội ngũ cho giảng dạy Tiếng Việt của nhà trường 13 Lập kế hoạch dạy học Tiếng Việt cho nhà trường 14 Lập kế hoạch ngoài giờ lên lớp cho giảng dạy Tiếng Việt của nhà trường 15 Lập kế hoạch mang tính chiến lược cho giảng dạy Tiếng Việt của nhà trường 16 Lập kế hoạch mang tính tổng quát cho giảng dạy Tiếng Việt của nhà trường 17 Lập kế hoạch giảng dạy Tiếng Việt có quan tâm đến quan hệ hợp tác với các đơn vị khác Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt 18 Phân công nhiệm vụ giảng dạy Tiếng Việt rõ ràng 19 Lập danh sách các công việc cần phải hoàn thành của giảng dạy Tiếng Việt để đạt mục tiêu của trường 20 Phân chia công việc giảng dạy Tiếng Việt thành các nhiệm vụ để người được phân công thực hiện một cách thuận lợi và hợp logic 21 Kết hợp các nhiệm vụ giảng dạy Tiếng Việt một cách logic và hiệu quả 22 Thiết lập một cơ chế điều phối, liên kết hoạt động giảng dạy Tiếng Việt giữa các thành viên hay bộ phận tạo điều kiện đạt mục tiêu 23 Đánh giá tính hiệu quả của cơ cấu tổ chức giảng dạy Tiếng Việt Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt 24 Xác định vấn đề và lựa chọn phương án hành động cho giảng dạy Tiếng Việt 25 Có tri thức và kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch cho giảng dạy Tiếng Việt 26 Phát hiện vấn đề và ra nhiệm vụ cho giảng dạy T.Việt 27 Thu thập và xử lý thông tin về giảng dạy Tiếng Việt 28 Đề ra nhiệm vụ giảng dạy T.Việt một cách chính thức 29 Dự kiến các phương án thay thế cho giảng dạy Tiếng Việt 30 So sánh các phương án giảng dạy Tiếng Việt dựa trên tiêu chuẩn hiệu quả đã xác định 31 Ra quyết định chính thức về giảng dạy Tiếng Việt 32 truyền đạt quyết định giảng dạy Tiếng Việt đến các thành viên trong trường 33 Lập kế hoạch thực hiện quyết định giảng dạy T.Việt 34 Thực hiện quyết định giảng dạy Tiếng Việt 35 Điều chỉnh quyết định giảng dạy Tiếng Việt (nếu cần) 36 Tổng kết việc thực hiện quyết định giảng dạy T. Việt p9 Câu Hiệu trưởng Mức độ thực hiện Rất cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt 37 Chọn tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả việc giảng dạy Tiếng Việt 38 Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy Tiếng Việt 39 Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá giảng dạy Tiếng Việt 40 Đo lường việc thực hiện giảng dạy Tiếng Việt 41 Điều chỉnh các sai lệch của giảng dạy Tiếng Việt TRÂN TRỌNG CẢM ƠN QUÝ THẦY/CÔ ! p10 TRẮC NGHIỆM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 Tác giả: Đinh Tiến Toàn – Cao học Quản lý khóa 21 Em hãy viết hoặc đánh dấu  vào một số thông tin về bản thân dưới đây: Em tên là:. Em là: Nam  Nữ  Em học lớp: 5 . Trường: PHÚ LÂM- QUẬN.6- TP.HCM PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM A. EM ĐỌC THẦM VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI Ở CUỐI BÀI Cây sồi và cây sậy Trong khu rừng nọ có một cây sồi cao lớn sừng sững đứng ngay bên bờ một dòng sông. Hằng ngày, nó khinh khỉnh nhìn đám sậy bé nhỏ, yếu ớt, thấp chủn dưới chân mình. Một hôm, trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội. Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông. Nó bị cuốn theo dòng nước đỏ ngầu phù sa. Thấy những cây sậy vẫn tươi xanh hiên ngang đứng trên bờ, mặc cho mưa gió đảo điên. Quá đỗi ngạc nhiên, cây sồi bèn cất tiếng hỏi: – Anh sậy ơi, sao anh nhỏ bé, yếu ớt thế kia mà không bị bão thổi đổ ? Còn tôi to lớn thế này lại bị bật cả gốc, bị cuốn trôi theo dòng nước ? Cây sậy trả lời : – Anh tuy cao lớn nhưng đứng một mình. Tôi tuy nhỏ bé, yếu ớt nhưng luôn luôn có bạn bè đứng bên cạnh tôi. Chúng tôi dựa vào nhau để chống lại gió bão, nên gió bão dù mạnh tới đâu cũng chẳng thể thổi đổ được chúng tôi. Nghe vậy, cây sồi ngậm ngùi, xấu hổ. Nó không dám coi thường cây sậy bé nhỏ yếu ớt nữa. Theo TRUYỆN NGỤ NGÔN NƯỚC NGOÀI Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi sau: 1. Câu chuyện trên kể về những nhân vật nào? a. Cây sồi, cây sậy. b. Cây sồi, cây sậy, dòng sông. c. Cây sồi, cây sậy, dòng sông, cơn bão. d. Cây sồi, cây sậy, dòng sông, cơn bão, trời. 2. Tại sao cây sồi xem thường cây sậy ? a. Sồi thấy mình cao to. b. Sồi thấy sậy quá thấp bé, yếu ớt. c. Sồi cậy mình cao to còn sậy nhỏ bé, yếu ớt. d. Sồi cậy mình nổi bật nhất, cao lớn nhất. p11 3. Cây sồi ngạc nhiên vì điều gì ? a. Sồi bị bão thổi đổ xuống sông, còn sậy không việc gì. b. Cây sồi bị cuốn trôi theo dòng nước đỏ ngầu phù sa. c. Cây sậy vẫn xanh tươi, hiên ngang đứng thẳng mặc cho mưa bão. d. Trận bão quá lớn, dòng nước quá chảy xiết nhưng vẫn không làm sậy đổ. 4. Tại sao cây sồi ngậm ngùi xấu hổ, không dám coi thường cây sậy nữa ? a. Vì cây sồi bị bão thổi đổ xuống sông, trôi theo dòng nước. b. Vì cây sậy không bị mưa bão thổi đổ và cuốn trôi. c. Vì cây sồi hiểu được sức mạnh đoàn kết của những cây sậy bé nhỏ. d. Vì cây sồi thương yêu và khâm phục những cây sậy bé nhỏ. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi sau : 5. Dòng nào dưới đây chứa toàn từ láy ? a. Sừng sững, khinh khỉnh, ngậm ngùi. b. Dữ dội, đảo điên, yếu ớt. c. Đảo điên, bạn bè, luôn luôn. d. Thiên nhiên, hùng hậu, ngậm ngùi. 6. Câu nào dưới đây có sử dụng hình ảnh nhân hoá ? a. Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông. b. Nó bị cuốn theo dòng nước đỏ ngầu phù sa. c. Nghe vậy, cây sồi ngậm ngùi, xấu hổ. d. Trận bão lớn làm bật gốc cả cây sồi khổng lồ. 7. Câu “Quá đỗi ngạc nhiên, cây sồi bèn cất tiếng hỏi.” có mấy động từ? Đó là những từ nào ? a. 2 từ : cất, hỏi. b. 3 từ : bèn, cất, hỏi. c. 4 từ : ngạc nhiên, bèn, cất, hỏi. d. 5 từ : ngạc nhiên, bèn, cất, tiếng, hỏi. 8. Tìm đại từ có trong câu “Anh sậy ơi, sao anh nhỏ bé, yếu ớt thế kia mà không bị bão thổi đổ?” a. Anh, ơi, anh, thế, kia, không. b. Anh, sao, anh, kia, không. c. Anh, sao, anh, thế, kia. d. Anh, sao, thế, kia. 9. Câu “Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống dòng sông.” Có mấy danh từ? Đó là những từ nào? a. 6 danh từ là cây, sồi, bão, gốc, dòng, sông. b. 4 danh từ là cây sồi, bão, gốc, dòng sông. c. 3 danh từ là cây sồi, gốc, dòng sông. d. 2 danh từ là cây sồi, dòng sông. p12 10. Câu “Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông” có kiểu cấu trúc gì? a. Câu đơn. b. Câu ghép. c. Câu đặc biệt. d. Câu “Ai thế nào?”. 11. Từ ngữ nào làm vị ngữ của câu “Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông”? a. đổ xuống sông. b. thổi bật gốc, đổ xuống sông. c. bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông. d. thổi, bật gốc, đổ xuống. 12. Các vế của câu “Chúng tôi dựa vào nhau để chống lại gió bão, nên gió bão dù mạnh tới đâu cũng chẳng thể thổi đổ được chúng tôi” được nối với nhau bằng cách nào ? a. Nối trực tiếp. b. Nối bằng quan hệ từ. c. Nối bằng từ ngữ hô ứng. d. Nối bằng quan hệ từ và nối trực tiếp. 13. Hai câu “Nghe vậy, cây sồi ngậm ngùi, xấu hổ. Nó không dám coi thường cây sậy bé nhỏ yếu ớt nữa” liên kết với nhau bằng cách nào? a. Chỉ bằng cách lặp từ ngữ. b. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ. c. Lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ và dùng từ ngữ nối. d. Bằng hai cách: thay thế từ ngữ và dùng từ ngữ nối. 14. Hai câu “Anh sậy ơi, sao anh nhỏ bé, yếu ớt thế kia mà không bị bão thổi đổ ? Còn tôi to lớn thế này lại bị bão bật cả gốc, bị cuốn trôi theo dòng nước?” liên kết với nhau bằng cách nào? a. Chỉ bằng cách lặp từ ngữ. c. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ. c. Lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ và dùng từ ngữ nối. d. Bằng hai cách: lặp từ ngữ và dùng từ ngữ để nối. 15. Những tiếng nào trong câu “Anh sậy ơi, sao anh nhỏ bé, yếu ớt thế kia mà không bị bão thổi đổ” chỉ có vần và thanh? a. ơi, yếu, ớt. b. anh, ơi, yếu, ớt. c. anh, ơi, yếu, ớt, bé. d. anh, ơi, yếu, ớt, bé, kia. B. EM ĐIỀN CHỮ THÍCH HỢP (CÓ CHỮ CÁI R/D/GI) VÀO CHỖ TRỐNG VÀ GIẢI CÂU ĐỐ: Cây . gai mọc đầy mình Tên gọi như thể bồng bềnh bay lên Vừa thanh, vừa ..., lại bền Làm .. bàn ghế, đẹp .. bao người. Là cây .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_17_4645167290_7461.pdf
Luận văn liên quan