Luận án Quản lý công chức theo năng lực trong cơ quan hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính

Đánh giá năng lực có những điểm khác biệt nhất định so với đánh giá kết quả, hiệu quả làm việc. Đánh giá thành tích, kết quả công tác gắn với sản phẩm đầu ra đã đạt được còn đánh giá năng lực nhằm vào quá trình, nỗ lực, và tiềm năng làm việc của nhân viên. Những nội dung ở từng cấp độ năng lực được sử dụng như là công cụ đánh giá về năng lực, kết quả công việc của nhân lực. Để thể hiện năng lực, công chức phải huy động tổng hợp các yếu tố như kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng sẵn có, thái độ, động cơ và tình cảm của mình đối với công việc đó cũng như khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường, đưa ra những sáng tạo cần thiết trong từng bối cảnh, tình huống cụ thể. Một trong những sự khác biệt của đánh giá dựa vào năng lực so với đánh giá dựa trên nội dung là đánh giá dựa vào năng lực không chú trọng đến việc so sánh kết quả công việc đạt được giữa công chức với nhau mà chú trọng đến sự tiến bộ của mỗi cá nhân qua thời gian làm việc và dựa trên chuẩn của khung năng lực vị trí việc làm

pdf188 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý công chức theo năng lực trong cơ quan hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị trí việc làm đó là gì. *. Phân nhóm theo tính chất công việc Xác định pháp luật cán bộ, công chức hiện hành đang yêu cầu công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải có những năng lực gì; công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải có những năng lực gì, từ đó xác lập những năng lực chung, cơ bản nhất. *. Mô tả công việc gắn với vị trí việc làm Xác định chính xác đó là công việc gì, tên gọi, chức năng nhiệm vụ của từng vị trí công việc cụ thể để có cái nhìn tổng quan nhất về vị trí. Đây cũng sẽ là căn cứ để đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ tương ứng với chức năng được mô tả của vị trí. *. Xây dựng khung năng lực theo vị trí việc làm - Rà soát từ văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức hành chính thuộc Bộ và từ Danh mục vị trí việc làm của Bộ Nội vụ đặt ra yêu cầu gì về năng lực đối với các nhóm công chức mẫu - Phân loại năng lực: lấy nhóm công chức thực thi làm nền tảng, bổ sung thêm một số năng lực cần thiết tương ứng với vị trí quản lý lãnh đạo cấp phòng, cấp Vụ. 153 Trên cơ sở đó, xác định năng lực chung áp dụng cho các vị trí; năng lực chuyên môn giảm bớt đối với vị trí lãnh đạo. c. Qui trình xây dựng khung năng lực và mẫu khung năng lực đối với các nhóm VTVL, nghiên cứu trường hợp ở Bộ Nội vụ *. Thống kê công việc tại Vụ Pháp chế, Bộ Nội vụ hư sau: Số TT Tên công việc Ghi chú (nếu có) 1 2 3 I Công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành 1 Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của công tác pháp chế theo quy định của pháp luật và phân công của lãnh đạo Bộ. 2 Phân công, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi quản lý. 3 Chủ trì thực hiện các chuyên đề, các lớp tập huấn, các đoàn công tác... do Vụ được giao hoặc theo phân công của lãnh đạo Bộ. 4 Phụ trách những đề án lớn do Vụ chủ trì hoặc tham gia thực hiện. 5 Tổ chức thực hiện quy chế làm việc và các quy định của Bộ. 6 Quản lý công chức và tài sản của Vụ được giao theo phân cấp của Bộ. II Công việc chuyên môn, nghiệp vụ 1 Công tác xây dựng pháp luật Liên quan đến công tác rà soát, hợp nhất, theo dõi thi hành pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính 1.1 Chủ trì tổng hợp dự thảo đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm và cả nhiệm kỳ của Quốc hội; Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư, Thông tư liên tịch của Bộ trưởng Bộ Nội vụ liên quan đến lĩnh vực nội vụ trên cơ sở đề nghị của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ trình Bộ trưởng ban hành. 1.2 Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo tình hình tiến độ soạn thảo. 1.3 Xây dựng báo cáo định kỳ 06 tháng, năm, báo cáo tổng kết, đột xuất theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền về chương trình xây dựng pháp luật 1.4 Tham gia các Ban soạn thảo, Tổ biên tập các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản QPPL, các đề án theo sự phân công của lãnh đạo Bộ 1.5 Phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị hồ sơ các dự thảo văn bản QPPL do các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ soạn thảo để gửi Bộ tư pháp thẩm định và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 154 1.6 Theo sự phân công của lãnh đạo Bộ, phối hợp với các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ chuẩn bị ý kiến tham gia của Bộ đối với các dự thảo văn bản luật, pháp lệnh, nghị định do các cơ quan, đơn vị khác chủ trì soạn thảo 1.7 Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo văn bản QPPL thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và những văn bản có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ do các cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì soạn thảo được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành 1.8 Thẩm định đối với văn bản QPPL thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng do các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ chủ trì soạn thảo 1.9 Tham gia Hội đồng thẩm định, Hội đồng tư vấn thẩm định các văn bản QPPL do các Bộ, ngành soan thảo và Bộ Tư pháp chủ trì thẩm định trước khi ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành 1.10 Tham gia các hội nghị, hội thảo, tòa đàm về xây dựng pháp luật 1.11 Phối hợp với các đơn vị có liên quan đề xuất với lãnh đạo Bộ, cơ quan ngang Bộ về việc đàm phán, ký kết, gia nhập, phê chuẩn, sửa đổi, bổ sung các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong lĩnh vực do Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý. 1.12 Tham gia ý kiến đối với các văn bản QPPL, các văn bản khác do các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ chủ trì soạn thảo theo quy định và chỉ đạo của lãnh đạo Bộ 2 Công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL Liên quan đến công tác xây dựng pháp luật, hợp nhất, pháp điển, kiểm soát thủ tục hành chính 2.1 Xây dựng kế hoạch hàng năm và dài hạn về công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL thuộc lĩnh vực nội vụ trình Bộ trưởng ban hành 2.2 Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ thường xuyên rà soát văn bản QPPL do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành có liên quan đến lĩnh vực nội vụ 2.3 Lập danh mục các văn bản QPPL về lĩnh vực nội vụ do các cơ quan có thẩm quyền Trung ương ban hành đang còn hiệu lực pháp luật, danh mục văn bản còn hiệu lực một phần; danh mục văn bản đã hết hiệu lực pháp luật; danh mục văn bản có chồng chéo; danh mục văn bản cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới trình lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định. 2.4 Định kỳ 05 năm hệ thống hóa theo chuyên đề, lĩnh vực các các văn bản QPPL còn hiệu lực thi hành do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ 155 tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành có liên quan đến lĩnh vực nội vụ 2.5 Chuẩn bị, trình Bộ trưởng ý kiến tham gia hoàn thiện các tập hệ thống hóa văn bản QPPL có liên quan do các cơ quan gửi lấy ý kiến 2.6 Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc xây dựng các Tổng tập và Tuyển tập văn bản QPPL 3 Công tác kiểm tra văn bản QPPL Liên quan đến công tác rà soát, theo dõi thi hành pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính 3.1 Xây dựng kế hoạch công tác tự kiểm tra và kiểm tra văn bản QPPL về lĩnh vực nội vụ do Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành trình Bộ trưởng phê duyệt. 3.2 Giúp Bộ trưởng thực hiện tự kiểm tra, kiểm tra văn bản có chứa QPPL nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản QPPL; văn bản có chứa QPPL hoặc có thể thức và nội dung như văn bản QPPL do cơ quan, người không có thẩm quyền tại Bộ, ngành và địa phương ban hành 3.3 Giúp Bộ trưởng thực hiện việc xử lý văn bản theo thẩm quyền 3.4 Lập danh sách đội ngũ cộng tác viên kiểm tra văn bản QPPL của Bộ, xây dựng quy chế phối hợp và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra văn bản 3.5 Tham mưu, giúp Bộ trưởng, định kỳ 6 tháng, hàng năm tiến hành kiểm tra, sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện công tác kiểm tra văn bản QPPL ở Bộ. 3.6 Tham gia các Đoàn kiểm tra liên ngành về công tác ban hành văn bản QPPL của các Bộ, ngành, địa phương 4 Công tác phổ biến giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thực hiện Liên quan đến công tác xây dựng pháp luật 4.1 Xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm và dài hạn trình Bộ trưởng ban hành 4.2 Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến các văn bản QPPL có liên quan đến cán bộ, công chức và các văn bản quan trọng khác; hướng dẫn, kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ 4.3 Tham mưu, giúp Bộ trưởng, định kỳ 6 tháng, hàng năm kiểm tra, sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở Bộ 4.4 Tham mưu, giúp Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ thực hiện các nhiệm vụ về công tác phổ biến giáo dục pháp luật theo chương trình, kế hoạch của Chính phủ 5 Theo dõi, đánh giá việc thi hành văn bản QPPL Liên quan đến công tác xây dựng pháp 5.1 Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ đình kỳ hàng năm đánh giá việc thi hành văn bản do các cơ 156 quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương ban hành về lĩnh vực nội vụ luật, kiểm tra, rà soát, phổ biến, kiểm soát thủ tục hành chính, bồi thường nhà nước Thực hiện đồng thời với công tác xây dựng pháp luật tại điểm 1.2 5.2 Theo dõi, đôn đốc các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ tổ chức việc thực hiện, đánh giá việc thực hiện văn bản 5.3 Đôn đốc các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ trong việc soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định, thông tư thuộc nhiệm vụ của Bộ 5.4 Tập hợp các kiến nghị của các cơ quan tổ chức, cá nhân thông qua việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực nội vụ 5.5 Tổng hợp xây dựng báo cáo hành năm của Bộ về đánh giá việc thi hành văn bản về lĩnh vực nội vụ 5.6 Đề xuất lãnh đạo Bộ kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các quy định không còn phù hợp 6 Kiểm soát thủ tục hành chính Liên quan đến công tác xây dựng pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, rà soát, pháp điển, hợp nhất 6.1 Xây dựng kế hoạch hàng năm về kiểm soát thủ tục hành chính, kế hoạch rà soát thủ tục hành chính của Bộ Nội vụ trình Bộ trưởng ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch 6.2 Xây dựng báo cáo hàng quý, 6 tháng, năm về tình hình thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính và giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của Bộ Nội vụ 6.3 Phối hợp với các đơn vị dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ Nội vụ có quy định về thủ tục hành chính 6.4 Phối hợp với các đơn vị dự thảo công bố thủ tục hành chính của Bộ trưởng Bộ Nội vụ 6.5 Nhập vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính hồ sơ đầy đủ của các thủ tục đã được công bố 6.6 Chủ trì tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính, rà soát thủ tục hành chính 6.7 Kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ 6.8 Làm đầu mối tiếp nhận và giải quyết phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ. 7 Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật Liên quan đến công tác xây dựng pháp luật, rà soát, pháp điển 7.1 Xây dựng chương trình hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ trình Bộ trình Bộ trưởng ban hành hành và tổ chức thực hiện. 7.2 Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật 7.3 Xây dựng báo cáo định kỳ hàng quý, 06 tháng, năm và đột xuất theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền về hợp nhất văn bản 157 7.3 Tham gia ý kiến dự thảo văn bản quy phạm pháp luật hợp nhất về trình tự, thủ tục, kỹ thuật hợp nhất, tính chính xác của dự thảo văn bản 8 Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật Liên quan đến công tác xây dựng pháp luật, rà soát, hợp nhất 8.1 Xây dựng chương trình pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ trình Bộ trưởng ban hành 8.2 Tổng hợp kết quả pháp điển; lập danh mục các văn bản đã thu thập để pháp điển 8.3 Xây dựng hồ sơ kết quả pháp điển trình Bộ trưởng xem xét, ký xác thực để gửi Bộ Tư pháp thẩm định 9 Hướng dẫn nghiệp vụ công tác pháp chế Liên quan đến các nghiệp vụ công tác pháp chế 9.1 Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế đối với tổ chức pháp chế các đơn vị trực thuộc Bộ và pháp chế Sở Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 9.2 Hướng dẫn việc thực hiện một số công tác pháp chế như: xây dựng pháp luật; kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật; hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật; pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật; kiểm soát thủ tục hành chính cho công chức các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ 10 Các công tác khác 10.1 Thực hiện các công tác pháp chế khác theo quy định của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP khi có phát sinh, yêu cầu hoặc theo chương trình, kế hoạch của Chính phủ, Bộ Tư pháp như: Xử lý vi phạm hành chính, bồi thường nhà nước, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp... 10.2 Tiếp nhận, xử lý các văn bản QPPL của các Bộ, ngành, địa phương gửi đến để nghiên cứu, trả lời hoặc chuyển các Vụ chuyên môn thuộc Bộ Nội vụ giải quyết. 10.3 Tổng hợp, soạn thảo các văn bản, báo cáo chuyên đề theo chỉ đạo và trình lãnh đạo Bộ Nội vụ ký ban hành. 10.4 Tham mưu hoặc trực tiếp giúp lãnh đạo Bộ Nội vụ trả lời những vướng mắc, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ. 10.5 Tham gia ý kiến với các đơn vị chuyên môn về các việc cụ thể khi có yêu cầu 10.6 Lập và lưu trữ hồ sơ theo quy định của Bộ, của Vụ đối với từng nhiệm vụ cụ thể được giao 10.7 Thực hiện quy định của Bộ về ISO III Công việc hỗ trợ, phục vụ 1 Công tác văn thư, m lưu trữ 2 Công việc hỗ trợ các buổi hội thảo, hội nghị, tập huấn như: Chuẩn bị tài liệu, giáo trình, giảng viên, địa điểm 158 3 Công tác hành chính của Vụ: thanh, quyết toán tài chính theo quy định; văn phòng phẩm, phương tiện phục vụ công tác b. Phân nhóm theo tính chất công việc Phân nhóm công việc tại Vụ kế hoạch, tài chính thuộc Bộ Nội vụ như sau: Số TT Nhóm công việc Công việc 1 2 3 I. Nhóm công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành 1. Nhóm lãnh đạo Vụ 1.1. Cấp trưởng Tham mưu, trình Lãnh đạo Bộ về các vấn đề kế hoạch, tài chính, kế toán, thống kê, đầu tư trong lĩnh vực quản lý của Bộ Phê duyệt một số nội dung về tài chính, kế toán, thống kê và đầu tư trong lĩnh vực quản lý của Vụ theo phân công, ủy quyền, phân cấp của Lãnh đạo Bộ. Ký các văn bản của Bộ được ủy quyền. Chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành, phân công, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các phòng và cán bộ, công chức trong Vụ thực hiện các nhiệm vụ được giao. Quản lý, nhận xét, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, chuyển đổi vị trí công tác, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của Vụ theo quy định của pháp luật và của Bộ. Tổ chức sơ kết 6 tháng, tổng kết năm việc thực hiện nhiệm vụ của Vụ; xây dựng và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của cục hàng năm, quý, tháng. Tổ chức giao ban lãnh đạo, họp cục triển khai nhiệm vụ được giao. Phối hợp với lãnh đạo các Vụ, Cục, đơn vị triển khai thực hiện công tác kế hoạch, tài chính, kế toán, thống kê và đầu tư theo quy định của pháp luật và Bộ. Quản lý hành chính, tài sản của Vụ. 1.2 Cấp phó Giúp Vụ trưởng phụ trách một số công việc của Vụ do Vụ trưởng phân công . Chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về các công việc được phân công phụ trách. Thay mặt Vụ trưởng quản lý, điều hành công việc của Vụ khi Vụ trưởng vắng mặt. Kiểm tra, thẩm định các văn bản có liên quan đến nhiệm vụ của Vụ trình Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định theo phân công, phân cấp của Vụ trưởng. Ký các văn bản của Vụ theo ủy quyền, phân công, phân cấp của Bộ và Vụ trưởng. 159 2. Nhóm lãnh đạo các phòng trực thuộc 2.1. Cấp trưởng Báo cáo, đề xuất với Lãnh đạo Vụ về triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của Phòng. Chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành, phân công, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra cán bộ, công chức trong Phòng thực hiện các nhiệm vụ được giao. Kiểm tra, thẩm định các văn bản có liên quan đến nhiệm vụ của Phòng trình Vụ trưởng xem xét, quyết định. Quản lý, nhận xét, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật... đối với công chức của phòng theo phân cấp. Tổ chức sơ kết 6 tháng, tổng kết năm việc thực hiện nhiệm vụ của phòng; xây dựng và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của phòng hàng năm, quý, tháng. Tổ chức họp phòng triển khai nhiệm vụ được giao. Quản lý hành chính, tài sản của Phòng. 2.2. Cấp phó Giúp Trưởng phòng phụ trách một số công việc của Phòng do Trưởng phòng phân công. Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về các công việc được phân công phụ trách. Thay mặt Trưởng phòng quản lý, điều hành công việc của Phòng khi Trưởng phòng vắng mặt. Kiểm tra, thẩm định các văn bản có liên quan đến nhiệm vụ của Phòng trình lãnh đạo Vụ xem xét, quyết định theo phân công, phân cấp của Vụ trưởng. II. Nhóm công việc chuyên môn, nghiệp vụ 1 Quản lý nghiệp vụ tài chính, kế toán Chủ trì, phối hợp với các đơn vị xây dựng trình Bộ trưởng cơ chế, chính sách về tài chính trong hoạt động của Bộ; hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về tài chính có liên quan. Chủ trì, phối họp với các đơn vị có liên quan xây dựng, tổng hợp trình Bộ trưởng các nguồn thu, chi tài chính hàng năm; thẩm tra/thẩm định và kiểm tra, giám sát, đánh giá việc sử dụng ngân sách nhà nước . Tổng hợp trình Bộ trưởng phương án phân bố, điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước cho các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc Bộ; Chủ trì hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm và giao dự toán ngân sách nhà nước sau khi được phê duyệt; Thực hiện công tác nghiệp vụ của đơn vị dự toán cấp I của Bộ; Chủ trì xét duyệt, thẩm định báo cáo quyết toán và tổng họp bảo cáo quyết toán ngân sách nhà nước phần kinh phí do Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm quyết toán; thông báo quyết toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách thuộc Bộ; Đầu mối triển khai các công việc liên quan đến kiểm toán và thanh tra tài chính; Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai 160 việc thực hiện hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS). Xây dựng tài liệu và hướng dẫn nghiệp vụ kế toán cho các đơn vị trực thuộc Bộ; Theo dõi, tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng tình hỉnh công tác tài chính - kế toán của các đơn vị dự toán thuộc Bộ Hướng dân, đôn đôc các đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác cho ngân sách nhà nước Tham gia ý kiến về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị trực thuộc Bộ 2 Quản lý tài sản Quản lý tài sản nhà nước của các đơn vị hành chính, sự nghiệp trực thuộc Bộ và hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành các định mức sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ. Thực hiện báo cáo tổng hợp hàng năm về công tác quản lý và sử dụng tài sản của Bộ; Quản lý việc mua sắm, nhượng bán và thanh lý tài sản của các đơn vị hành chính, sự nghiệp trực thuộc Bộ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ; 3 Quản lý đầu tư và xây dựng Dự thảo các văn bản trình Bộ trưởng hướng dẫn thực hiện về quy hoạch đầu tư phát triển để áp dụng thống nhất trong các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ theo quy định của Pháp luật. Xây dựng để trình Bộ trưởng ban hành kế hoạch đầu tư phát triển của Bộ. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc, các chủ đầu tư thuộc Bộ thực hiện các quy định của nhà nước và của Bộ về công tác đầu tư xây dựng. Giúp Bộ trưởng quản lý thống nhất công tác đầu tư phát triển của Bộ theo quy định của Pháp luật và tổ chức thực hiện quản lý đầu tư và xây dựng đối với các chủ đầu tư. Trình Bộ trưởng phê duyệt các nguồn vốn đầu tư phát triển theo danh mục các dự án của các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, quyết định chủ đầu tư, hình thức quản lý các dự án đầu tư xây dựng của Bộ theo quy định. Thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình, thẩm tra, trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu và quyết toán các dự án hoàn thành thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng. 4 Quản lý kế hoạch Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm, hàng năm của Bộ Nội vụ, ngành Tổ chức nhà nước trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ thực hiện các quy định của nhà nước và của Bộ về công tác kế hoạch. 161 Tham gia xây dựng, thẩm định, góp ý đối với các đề án, các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo nghiệp vụ chuyên môn về kế hoạch. 5 Quản lý thống kê Trình Bộ trưởng ban hành chế độ báo cáo thống kê trong phạm vi Bộ Thực hiện chế độ báo cáo thống kê gửi các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật và phục vụ công tác quản lý, điều hành của lãnh đạo Bộ. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ công tác thống kê đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, tổ chức kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện chế độ báo cáo thống kê gửi Bộ Nội vụ theo quy định. Quản lý nhà nước về công tác thống kê của Bộ. III Nhóm công việc hỗ trợ, phục vụ Văn thư, lưu trữ của Vụ * Mô tả công việc gắn với vị trí việc làm Vị trí Vụ trưởng Tên VTVL: Vụ trưởng Mã VTVL: Ngày bắt đầu thực hiện: Đơn vị công tác tác Vụ Pháp chế. Quản lý trực tiếp Lãnh đạo Bộ. Quản lý chức năng Lãnh đạo Bộ Nội vụ. Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Quan hệ công việc Các lĩnh vực chuyên môn thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ. Công việc liên quan - Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật; Quy chế làm việc của Bộ Nội vụ. - Công tác pháp chế; - Sơ kết, tổng kết công tác xây dựng và thực thi pháp luật. - Phát triển ngành. Mục tiêu vị trí công việc: Lãnh đạo, chỉ đạo Vụ Pháp chế thực hiện các nhiệm vụ công tác pháp chế theo quy định của pháp luật và Quyết định số 1023/QĐ-BNV ngày 06/10/2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Vụ Pháp chế. Các nhiệm vụ chính Tỷ trọng thời gian (%) Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc Tổ chức thực hiện quy chế làm việc và các quy định của Bộ. 10% Đúng quy định, không có vi phạm 162 Quản lý công chức và tài sản của Vụ được giao theo phân cấp của Bộ. 10% Đúng quy định, không có vi phạm Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của công tác pháp chế theo quy định của pháp luật và phân công của lãnh đạo Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế. 30% Hoàn thành nhiệm vụ được giao Phân công, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi quản lý. 30% Nhiệm vụ được hoàn thành đúng quy định Chủ trì thực hiện các chuyên đề, các lớp tập huấn, các đoàn công tác... theo phân công của lãnh đạo Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế 10% Hoàn thành theo kế hoạch Phụ trách những đề án lớn do Vụ chủ trì hoặc tham gia thực hiện. 10% Hoàn thành theo kế hoạch Thẩm quyền ra quyết định: Theo ủy quyền của lãnh đạo Bộ Số cán bộ thuộc quyền quản lý: 16 công chức Thẩm quyền tài chính: Thực hiện chi tiêu tài chính theo quy định của pháp luật, quy chế chi tiêu của Bộ Nội vụ và định mức kinh phí được phân bổ Trình độ chuyên môn: Cử nhân luật; lý luận chính trị cao cấp; cao cấp quản lý nhà nước Kinh nghiệm công tác: Có ít nhất 03 năm đảm nhiệm chức vụ Phó Vụ trưởng Yêu cầu năng lực Năng lực cốt lõi: Khả năng tổng hợp, phân tích, tổ chức, nghiên cứu, tập hợp. Năng lực quản lý: Kỹ năng tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, phối hợp hoạt động. Năng lực chuyên môn: Am hiểu lĩnh vực nội vụ, pháp luật về lĩnh vực nội vụ. Những đòi hỏi đặc thù của vị trí công việc: Am hiểu pháp luật, có ý thức bảo vệ pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các điều kiện cần có (ngoài năng lực cá nhân) để hoàn thành tốt công việc: - Sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo Bộ; - Được tiếp cận, cập nhật thông tin thường xuyên, liên tục về hoạt động quản lý nhà nước; hoạt động chuyên môn của Bộ Nội vụ. - Sự phối hợp của các đơn vị chuyên môn thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ, các đơn vị có liên quan; - Sự quan tâm, hướng dẫn nghiệp vụ của cơ quan có thẩm quyền; - Thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ; - Được bảo đảm về kinh phí, trang thiết bị phục vụ hoạt động chuyên môn. Điều kiện làm việc Chỗ làm việc: Phòng làm việc riêng. Trang thiết bị: Máy vi tính có kết nối Internet, máy in, điện thoại. Các điều kiện khác (nếu có): 163 Vị trí công chức chuyên môn Tên VTVL: Chuyên viên Mã VTVL: Ngày bắt đầu thực hiện: Đơn vị công tác tác Vụ Pháp chế Quản lý trực tiếp Vụ trưởng Quản lý chức năng Vụ trưởng Vụ Pháp chế. Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Quan hệ công việc Các lĩnh vực chuyên môn thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ. Công việc liên quan - Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật; Quy chế làm việc của Bộ Nội vụ. - Các nhiệm vụ công tác pháp chế. Mục tiêu vị trí công việc: Thực hiện các nhiệm vụ công tác pháp chế theo phân công của lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Vụ. Các nhiệm vụ chính Tỷ trọng thời gian (%) Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc Thực hiện các nhiệm vụ công tác pháp chế theo phân công của lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Vụ. 70% Có căn cứ pháp lý, phù hợp với quy định của pháp luật, đúng thời gian. Tham gia nghiên cứu, thực hiện các Đề án, đề tài theo sự phân công, chỉ đạo của lãnh đạo Vụ. 10% Đúng nhiệm vụ được giao Thực hiện báo cáo chuyên đề, thường xuyên có tính chất đơn giản, về 01 lĩnh vực chuyên môn cụ thể. 10% Kịp thời, có chất lượng Tham gia hỗ trợ việc tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, đề tài theo phân công. 05% Đúng nhiệm vụ được giao Thực hiện một số công việc hỗ trợ về hành chính phục vụ nhiệm vụ của Vụ. 05% Đúng nhiệm vụ được giao Thẩm quyền ra quyết định: Số cán bộ thuộc quyền quản lý: Thẩm quyền tài chính: Thực hiện chi tiêu tài chính theo quy định của pháp luật, quy chế chi tiêu của Bộ Nội vụ 164 Trình độ chuyên môn: Cử nhân luật; quản lý nhà nước trình độ chuyên viên Kinh nghiệm công tác: Có ít nhất 03 năm làm công tác pháp luật; có kiến thức về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ. Yêu cầu năng lực Năng lực cốt lõi: Khả năng phân tích, nghiên cứu Năng lực quản lý: Kỹ năng tham mưu Năng lực chuyên môn: Có kiến thức cơ bản về pháp luật trong lĩnh vực nội vụ; có khả năng phân tích, giao tiếp, phối hợp; kỹ năng tin học, máy tính thành thạo Những đòi hỏi đặc thù của vị trí công việc: Am hiểu pháp luật, có ý thức bảo vệ pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa Các điều kiện cần có (ngoài năng lực cá nhân) để hoàn thành tốt công việc: - Sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo Vụ; - Được tiếp cận, cập nhật thông tin thường xuyên, liên tục về hoạt động quản lý nhà nước; hoạt động chuyên môn của Bộ Nội vụ. - Sự phối hợp của các công chức và các đơn vị chuyên môn thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ, công chức trong Vụ Pháp chế; - Sự quan tâm, hướng dẫn nghiệp vụ của cơ quan có thẩm quyền; - Thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ; - Được bảo đảm về kinh phí, trang thiết bị phục vụ hoạt động chuyên môn. Điều kiện làm việc Chỗ làm việc: Trang thiết bị: Máy vi tính có kết nối Internet, máy in, điện thoại Các điều kiện khác (nếu có): * Xây dựng khung năng lực theo vị trí việc làm TT Vị trí việc làm Năng lực, kỹ năng Ghi chú 1 2 3 4 1 Vụ trưởng 1. Năng lực: - Tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và phối hợp hoạt động; - Tập hợp, quy tụ; - Am hiểu về pháp luật và lĩnh vực nội vụ; - Năng lực tổng hợp, phân tích, nghiên cứu. 2. Kỹ năng - Quản lý, lãnh đạo - Xử lý tình huống - Giao tiếp - Phối hợp - Soạn thảo văn bản - Tin học, máy tính Có năng lực chuyên viên cao cấp 2 Phó Vụ trưởng 1. Năng lực: - Tham mưu, chỉ đạo, điều hành và phối hợp hoạt động; Có năng lực chuyên viên chính trở lên 165 - Tập hợp, quy tụ; - Am hiểu về pháp luật và lĩnh vực nội vụ; - Năng lực tổng hợp, phân tích, nghiên cứu; - Giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tế của ngành. 2. Kỹ năng - Quản lý, chỉ đạo; - Xử lý tình huống; - Giao tiếp; - Phối hợp; - Soạn thảo văn bản; - Tin học, máy tính. 3 Chuyên viên cao cấp 1. Năng lực: - Tham mưu, điều hành và phối hợp hoạt động; - Nắm vững và am hiểu sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước; định hướng phát triển, chiến lược, chính sách, hệ thống pháp luật về lĩnh vực nội vụ; - Đề xuất, tham mưu hoạch định chính sách, chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, đề án, đê tài, chương trình gắn với chuyên môn nghiệp vụ của ngành nội vụ; - Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và đề xuất được các phương pháp để hoàn thiện hoặc giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra thuộc phạm vi quản lý của ngành nội vụ; - Am hiểu sâu sắc về công tác pháp chế. Hướng dẫn nghiệp vụ công tác pháp chế trong lĩnh vực nội vụ cho công chức ngành nội vụ; - Chủ trì, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch công tác pháp chế; - Có năng lực tham mưu, giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tế ngành. 2. Kỹ năng: - Xử lý tình huống; - Giao tiếp; - Phối hợp; - Soạn thảo văn bản; - Tin học, máy tính. Có trình độ cử nhân luật trở lên 4 Chuyên viên chính 1. Năng lực: - Tham mưu, phối hợp hoạt động; - Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước; định hướng phát triển, chiến lược, chính sách, hệ thống pháp luật về lĩnh vực nội vụ; Có trình độ cử nhân luật trở lên 166 - Tham gia nghiên cứu các đề án, đề tài, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực nội vụ; - Thành thạo kỹ năng, nghiệp vụ công tác pháp chế. Tham gia hướng dẫn nghiệp vụ công tác pháp chế cho công chức ngành nội vụ; - Phân tích, nghiên cứu, tổng hợp và đề xuất các phương pháp để hoàn thiện các vấn đề thực tiễn đang đặt ra thuộc phạm vi quản lý của ngành nội vụ; - Có năng lực hoạt động độc lập; có khả năng phối hợp nhóm, tổ chức thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ công tác pháp chế; - Tham gia thực hiện các kế hoạch, nhiệm vụ công tác pháp chế 2. Kỹ năng: - Xử lý tình huống; - Giao tiếp; - Phối hợp; - Soạn thảo văn bản; - Tin học, máy tính. 5 Chuyên viên 1. Năng lực: - Nắm vững quy định của pháp luật về lĩnh vực nội vụ; - Tham gia nghiên cứu, xây dựng các đề án, đề tài, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực nội vụ. - Nắm vững quy định, quy trình nghiệp vụ công tác pháp chế; - Có phương pháp nghiên cứu, tổng kết và đề xuất, cải tiến nghiệp vụ quản lý; có năng lực làm việc độc lập hoặc phối hợp theo nhóm; có năng lực triển khai công việc bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả; - Am hiểu thực tiễn, kinh tế - xã hội về công tác quản lý đối với lĩnh vực nội vụ; nắm được xu hướng phát triển của ngành, lĩnh vực ở trong nước. 2. Kỹ năng: - Xử lý tình huống; - Giao tiếp; - Phối hợp; - Soạn thảo văn bản; - Tin học, máy tính. Có trình độ cử nhân luật trở lên 6 Hỗ trợ, phục vụ 1. Năng lực: - Nhanh nhẹn, chăm chỉ, cẩn thận; Có trình độ cao đẳng trở lên 167 - Hiểu rõ về công tác văn thư, hành chính. 2. Kỹ năng: - Giao tiếp; - Phối hợp; - Soạn thảo văn bản; - Tin học, máy tính. 168 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Kết quả nghiên cứu của chương 4 cho thấy việc sử dụng khung năng lực nhằm tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức là hết sức cần thiết nhưng cũng rất khó khăn khi thiết kế để áp dụng trong các cơ quan hành chính nhà nước nói chung và Bộ nội vụ nói riêng. Với kết quả xác định vị trí việc làm, mô tả công việc và bước đầu xây dựng khung năng lực trên cơ sở thể chế đã có, có thể nói hệ thống cơ quan hành chính nhà nước và Bộ nội vụ cần tiếp tục có những bước đi tiếp theo để khung năng lực trở thành công cụ trọng yếu nhất trong quản lý nguồn nhân lực. Trong đó, cần quan tâm đến phương pháp, qui trình, các điều kiện tiên quyết để việc xây dựng khung năng lực đạt được hiệu quả và mang tính khả thi cao. Từ đó, căn cứ vào khung năng lực có thể đối chiếu được các cấp độ năng lực của từng vị trí việc làm. Đây sẽ là cơ sở nền tảng để thực hiện các nội dung quản lý công chức theo năng lực như tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, phát triển, đánh giá, trả lương, bồi dưỡng đối với công chức. Các nội dung này cần gắn với đổi mới thể chế một cách đồng bộ bằng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý công chức theo năng lực. 169 KẾT LUẬN Nền hành chính nhà nước tồn tại, vận động và phát triển trong môi trường rất phức tạp, đa dạng và luôn biến đổi. Chính vì vậy việc thay đổi, điều chỉnh phương thức hoạt động nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả của hành chính nhà nước là một đòi hỏi tất yếu. Vì vậy, các nhà quản lý nhà nước nói chung và bộ máy hành chính nhà nước nói riêng vẫn đứng trước nhiều thách thức của sự tác động naỳ và nếu không nhận thức đúng sự tác động này đến nền hành chính nhà nước, sẽ không kịp đưa ra các biện pháp để điều chỉnh, can thiệp cần thiết nhằm làm cho nền hành chính nhà nước thích ứng với môi trường chính trị quốc tế đang diễn biến rất phức tạp như hiện nay. Trên cơ sở đó, luận án đã tổng quan các vấn đề nghiên cứu về công chức và xác định hướng nghiên cứu về quản lý công chức theo năng lực trên cơ sở một số lý thuyết quản lý trong xu hướng cải cách trên thế giới để đưa ra các câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu và mục tiêu cần đạt được khi thực hiện nghiên cứu. Nghị quyết Trung ương 9 khóa X về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020 đã xác định: “Mục tiêu cần đạt được là xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất và năng lực tốt, có cơ cấu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc...”. Để đạt được mục tiêu đề ra, Trung ương Đảng yêu cầu: “Nghiên cứu[1] [1][1]xây dựng Chương trình quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế” với nhiệm vụ “Tạo chuyển biến sâu sắc trong công tác ĐTBD cán bộ theo quy hoạch, tiêu chuẩn chức danh cán bộ, chú trọng bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ lãnh đạo quản lý, coi đây là giải pháp quan trọng hàng đầu trong thực hiện Chiến lược cán bộ trong giai đoạn mới”. Từ định hướng chung đó, luận án đã xây dựng cơ sở khoa học của quản lý công chức theo năng lực thông qua nghiên cứu cơ sở lý thuyết về quản lý theo năng lực, chỉ ra những khác biệt của cơ chế này với quản lý theo truyền 170 thống đã được áp dụng trong suốt chiều dài các giai đoạn của lịch sử quản lý công chức Việt Nam. Luận án cũng cố gắng nghiên cứu hệ thống quản lý theo năng lực được triển khai tại một số quốc gia điển hình tạo cơ sở đúc rút kinh nghiệm khi triển khai ở Việt Nam. Qua đó, chỉ ra những điểm chung như là một hệ thống các điều kiện cần phải có để chuẩn bị những bước đầu tiên nếu quyết tâm thực hiện quản lý công chức theo năng lực. Trong bối cảnh cải cách, việc nâng cao năng lực thực thi công vụ và chất lượng nguồn nhân lực của các cơ quan hành chính nhà nước được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, kết thúc Chương trình cải cách này, nhiều đánh giá, tổng kết của Chính phủ, Bộ Nội vụ và của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng năng lực thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức của Việt Nam còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác cải cách hành chính, của nền hành chính nhà nước. Những bất cập về năng lực của cán bộ, công chức thể hiện ở các mặt như: Năng lực thực thi công vụ chưa cao, một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức làm việc đạt kết quả thấp. Không ít cán bộ, công chức không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn theo yêu cầu của vị trí, chức danh và đồng thời chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc mà nguyên nhân không chỉ xuất phát từ bản thân đội ngũ mà quan trọng nhất là từ thể chế quản lý công chức Thực trạng quản lý công chức trong cơ quan hành chính nhà nước của Việt Nam hiện nay cho thấy nhiều hạn chế và về cơ bản chưa hình thành phương thức quản lý theo năng lực . Hệ thống chế độ, chính sách chưa đồng bộ, chưa thực sự mạnh dạn đổi mới để lôi cuốn, tuyển chọn và giữ chân những người giỏi, có tài năng trong công vụ. Chưa chú trọng đến phát huy năng lực của công chức, cơ chế khuyến khích những người tài năng chưa rõ ràng, cụ thể, thường xuyên. Việc bố trí, sử dụng cán bộ, công chức không gắn với năng lực đang dẫn tới khủng hoảng năng lực như thiếu năng lực cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc hoặc lãng phí năng lực trong cơ quan nhà nước. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chưa thực sự là công cụ hữu hiệu để cải thiện năng lực làm việc của công chức. Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức 171 chưa thực sự là công cụ hữu hiệu để cải thiện năng lực làm việc của công chức. Công tác đánh giá, trả lương và đãi ngộ chưa thực sự gắn với năng lực dù đã có nhiều đổi mới theo hướng gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ. Từ nghiên cứu khung lý luận về quản lý công chức theo năng lực, phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra về năng lực và quản lý năng lực công chức trong CQHCNN hiện nay, luận án đã luận giải định hướng đổi mới và đề xuất 3 nhóm giải pháp sau: Thứ nhất, thể chế hóa quản lý công chức theo năng lực và hoàn thiện phân tích công việc, các định vị trí việc làm trong CQHCNN làm cơ sở cho xây dựng khung năng lực. Thứ hai, từ khung lý thuyết về quản lý theo năng lực nghiên cứu sinh đề xuất ứng dụng quản lý theo năng lực vào các hoạt động quản lý của CQHCNN. Bao gồm: (1) Tuyển dụng công chức theo năng lực; (2) Sử dụng công chức theo năng lực; (3) Bồi dưỡng công chức theo năng lực; (4) Đánh giá công chức theo năng lực; (5) Đãi ngộ công chức theo năng lực. Thứ ba, đề xuất các điều kiện kèm theo để có thể ứng dungjt hành công quản lý công chức theo năng lực đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính. Bao gồm: Tăng cường vai trò của lãnh đạo trong xây dựng môi trường để thực hiện quản lý công chức theo năng lực trong cơ quan hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính; Sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật cán bộ công chức nhằm quản lý công chức theo năng lực trong cơ quan hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính; Xây dựng hệ thống khung năng lực - công cụ then chốt nhằm quản lý công chức theo năng lực. Luận án đã đặt ra giả thuyết nghiên cứu rằng CCHC nhà nước ở Việt Nam đặt ra yêu cầu nâng cao năng lực đội ngũ công chức. Tuy nhiên, quản lý công chức hiện nay chưa đảm bảo thực hiện được yêu cầu này. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tạo động lực thực thi công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính thì cần phải quản lý công chức theo năng lực. Nhằm áp dụng quản lý công chức theo năng lực trong cơ 172 quan hành chính nhà nước cần bảo đảm triển khai đồng bộ việc tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ công chức theo năng lực trên cơ sở một khung năng lực phù hợp với yêu cầu của các vị trí việc làm. Với kết quả nghiên cứu từ lý luận đến thực tiễn về đề xuất định hướng đổi mới hệ thống quản lý qua 4 chương có thể khẳng định rằng các câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu của luận án đã được trả lời và chứng minh cụ thể qua thực trạng, vấn đề đặt ra cần giải quyết, các biện pháp cụ thể để quản lý công chức theo năng lực được ứng dụng trong các cơ quan nhà nước đêm lại hiệu quả thiết thực trong nâng cao chất lượng thực thi công vụ, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính hiện nay ở Việt Nam. viii DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Phạm Đức Toàn, Quản lý nguồn nhân lực dựa trên năng lực – cách tiếp cận nhằm thu hút và trọng dụng người có tài năng cho nền công vụ, Tạp chí Tổ chức nhà nước số tháng 7/2016. 2. Phạm Đức Toàn, Xây dựng khung năng lực cho vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, Tạp chí Tổ chức nhà nước số tháng 9/2018. 3. Phạm Đức Toàn (đồng tác giả), Kinh nghiệm quản lý công chức theo năng lực của một số nền công vụ trên thế giới, Tạp chí Tổ chức nhà nước số tháng 2/2019. 4. Chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Cơ sở khoa học xây dựng khung năng lực mẫu cho một số vị trí việc làm ở Bộ Nội vụ”, 2017 – 2018. 5. Thành viên đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Quản lý nguồn nhân lực khu vực công dựa trên năng lực – Lý luận và thực tiễn”, 2017 – 2018. ix DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt I. Công trình nghiên cứu 1. Ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ (1994): Chế độ nhân sự các nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; 2. Ban tổ chức - cán bộ Chính phủ, Viện nghiên cứu Khoa học tổ chức nhà nước (1997): Hệ thống công vụ một số nước Asean và Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; 3. Nguyễn Trọng Điều (Chủ nhiệm - 2006): Nghiên cứu cơ sở khoa học hoàn thiện chế độ công vụ ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, mã số ĐLĐT - 2004/25; 4. Harold Koontz, Cyril Odonnnell và Heinz Weihrich (1992). Những vấn đề cốt yếu của quản lý (Người dịch: Vũ Thiếu, Nguyễn Mạnh Quân, Nguyễn Đăng Dậu). NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội; 5. Ken Langdon và Christina Osborne (2004): “Đánh giá năng lực nhân viên”, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh; 6. Nguyễn Thị Hồng Hải(Chủ nhiệm - 2011): “Mô hình quản lý thực thi công vụ theo định hướng kết quả: Lý luận và thực tiễn”, Đề tài khoa học cấp cơ sở; 7. Học viện Hành chính(2010): Giáo trình Quản lý nhân sự hành chính nhà nước; 8. Học viện Hành chính(2010): Giáo trình Lý luận hành chính nhà nước; 9. Học viện Hành chính: Giáo trình hành chính công dành cho đào tạo sau đại học; 10. Hồ Chí Minh (1974), Về vấn đề cán bộ, Nxb. Sự thật, Hà Nội; 11. Ngô Quý Nhâm, Khung năng lực và ứng dụng trong hoạt động quản trị nhân sự, onInHR_NhamNQ.pdf; 12. Ngân hàng thế giới(1998): Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội; 13. Nguyễn Mạnh Quân và Nguyễn Văn Điềm (2007), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội; 14. Nguyễn Ngọc Quân, “Quản trị nguồn nhân lực”, NXB Lao Động Xã Hội, (2006); 15. Nguyễn Hữu Thân, “Quản trị nhân sự”, NXB LĐ-XH (2012); 16. Nguyễn Phú Trọng – Trần Xuân Sầm (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; x 17. Trần Văn Tùng (2005), Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng, NXB thế giới, Hà Nội; 18. Trần Văn Tùng – Lê Ái Lâm (1996), Phát triển nguồn nhân lực – kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội; 19. Trần Khánh Đức(2010): Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, NXB giáo dục Việt Nam, Hà Nội; 20. Viện Chiến lược phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Nguồn nhân lực chất lượng cao: Hiện trạng phát triển, sử dụng và các giải pháp tăng cường, Đề tài khoa học cấp Bộ; 21. Nguyễn Ngọc Vân (2005), chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu luận cứ khoa học và giải pháp thực hiện phân công, phân cấp đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh cán bộ, công chức nhà nước”; 22. Nguyễn Ngọc Vân (2008), (chủ nhiệm) đề tài “Cơ sở khoa học của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính theo nhu cầu công việc”; 23. Nguyễn Thanh Xuân (2006), chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo vị trí chức danh”; 24. Vũ Thanh Xuân (2013), chủ nhiệm đề tài “Cơ sở khoa học của việc đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm đối với công chức ngành Nội vụ”; II. Văn bản 25. Bộ Nội vụ (2003): Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 và các văn bản triển khai; 26. Bộ Nội vụ(2009): báo cáo tổng kết thực hiện chính sách cải cách tiền lương đối với CB,CC,VC từ 2003 đến nay và định hướng cải cách giai đoạn 2012 – 2020; 27. Bộ Nội vụ: Thông tư số 05/2013/TT-BNV ngày 25 tháng 06 năm 2013 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức; 28. Bộ Nội vụ (2011), Thông tư 03/2011/TT-BNV hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ, Hà Nội; 29. Chính phủ: Chiến lược Phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020; 30. Chính phủ: Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ : Nghị định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; 31. Chính phủ: Nghị định số 17/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; xi 32. Chính Phủ: Nghị quyết số 17 – NQ/TW ngày 01/8/2007 của Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ năm khoá X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước; 33. Chính Phủ: Nghị quyết số 30c/2011/NQ – CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về việc ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020; 34. Vũ Dũng (chủ biên)- Từ điển Tâm lý học – NXB Từ điển Bách khoa, Hà nội 2008; 35. Đảng cộng sản Việt Nam (1995): Văn kiện Hội nghị lần thứ 8 BCHTW Khóa VII; 36. Đảng cộng sản Việt Nam (1998): Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 3 BCHTW Đảng Khóa VIII. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội; 37. Đảng cộng sản Việt Nam (2001): Văn kiện Đại hội Đảng IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội; 38. Đảng cộng sản Việt Nam (2006): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội; 39. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008; 40. Đảng cộng sản Việt Nam (2011): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội; 41. Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 1216-QĐ/TTg, ngày 22-7-2011 "Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020"; B. Tiếng Anh 42. Bloom. A.1956. Taxo ò Educational Objectives: The classification of Educational Goal, Handbook I. New York. Mc Kay; 43. Boyatzis, R. (1982). The Competent Manager: A Model for Effective Performance. New York: John Wiley & Sons; 44. Bueno, C. and Tubbs, S. (2004). Identifying Global Leadership Competencies: An Exploratory Study. Journal of American Academy of Business. Sep. 2004, 5(1/2), p. 80-87; 45. Carroll A., McCrackin J. (1998), ”The Competent Use of Competency- Based Strategies for Selection and Development”, Performance Improvement Quarterly; 46. David D. Dubois, William J. Rothwell, et al. (2004). Competency based Human resource management. Davies-Black Publishing © 2004, ISBN: 0891061746; 47. Harris, R., Guthrie, H., Hobart, B. & Lundberg, D. (1995), Competency- based education and training: between a rock and a whirlpool, South Melbourne: Macmillan Publishers Australia Pty. Ltd; xii 48. Gregory W. Stevens (2012) A Critical Review of the Sicence and Practice of Competency Modeling, Human Resource Development Review I2(I) 86- 107; 49. Jones, E (2002), Defining and assessing learning: Exploring competency- based intiatives, Washington, DC: Council of the National Postsecondary Education Cooperative; Publication NCES 2002159; 50. Pierce, J.,L. Adn Newstrom J.W (2008) On The Meaning of Leadership in “Leaders and The Leadership Process” Edited by Pierce, J.,L. Adn Newstrom J.W (2008), McGraw-Hill, New York; 51. Kroon, B. (2006), Competency Guide, Iowa Department of Administrative Services - Human Resources Enterprise, New York; 52. Kwon, Dae-Bong. 2009. Human capital and its measurement. The 3rd OECD World Forum on “Statistics, Knowledge and Policy” Charting Progress, Building Visions, Improving Life Busan, Korea 27- 30 Oct. 2009; 53. McClelland, D. C. (1973). Testing for competence rather than for intelligence. American Psychologist, 28, 1-14; 54. Mumford, Zaccaro, Harding, Jacobs và Fleishman, (2000) “Leadership Skills for a Changing World: Solving Complex Social Problems,” Leadership Quarterly 11(1), 23,200; 55. Ministry of State for Public Service, Republic of Kenya (September 2011): “Public Service Competency Framework”. 56. Michelle R. Ennis (2008). Competency Models: A Review of the Literature and The Role of the Employment and Training Administration (ETA). Office of Policy Development and Research Employment and Training Administration. U. S. Department of Labor. 57. Office of Civil Service Commission (OCSC). (2003-2004). The Handbook for Developing Civil Servant Development Strategic Plan. Office of Civil Service Commission. Bangkok. 58. Saaty, T. L. 2008a. Relative Measurement and Its Generalization in Decision Making Why Pairwise Comparisons are Central in Mathematics for the Measurement of Intangible Factors The Analytic Hierarchy/Network Process. Rev. R. Acad. Cien. Serie A. Mat., 102, 251–318; 59. Sims, Ronald R. 2007. Human Resource Management: Contemporary Issues, Challenges, and Opportunities. Charlotte, North Carolina: Information Age Publishing; 60. Shippman, J. S., Ash, R. A., Battista, M., Carr, L., Eyde, L. D., Hesketh, B., Kehoe, J. Pearlman, K., & Sanchez, J. I. (2000). The practice of competency modeling. Personnel Psychology, 53, 703-740; xiii 61. Stevens, G, W (2012). A Critical Review of the Sicence and Practice of Competency Modeling, Human Resource Development Review I2(I) 86- 107; 62. Spencer, L. & Spencer, S. (1993). Competence at Work: Models for Superior Performance. New York: John Wiley & Sons, Inc. 63. Vichita Vathanophas and Jintawee Thai- ngam. (2007). Competency Requirements for Effective Job Performance in The Thai Public Sector. Contemporary Management Research Pages. Số 1 (3): 45-70. 64. Sylvia Horton, University of Portsmouth K.U.Leuven, Public Management Institute (2010) “Competence management in the British central government”; 65. U.S. Office of Personnel Management (2001), Training Needs Assessment Handbook - A Guide for Conducting a Multi-level Needs Assessment; 66. Wentling (1993), Planning for Effective Training: A Guide to Curriculum Development, Food & Agriculture Organization of the United Nations (FAO), 31 Dec 1993); 67. Weerayute Sudsomboon. 2007. Construction of a competency-based curriculum content framework for mechanical technology education program on automotive technology subjects. Proceedings of the ICASE Asian Symposium 2007 (Pattaya, Thailand).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_cong_chuc_theo_nang_luc_trong_co_quan_hanh_c.pdf
  • pdfTrang Thông tin mới.pdf
  • pdfTrích yếu.pdf
Luận văn liên quan