Luận án Quản lý của bộ văn hóa, thể thao và du lịch đối với tài sản công trong các trường đại học thể dục thể thao ở Việt Nam

Tài sản công là nguồn lực quan trọng để đảm bảo cho các trường đại học thể dục thể thao thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ mà Nhà nước giao cho. Việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công trong các trường đại học thể dục thể thao trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần được thực hiện theo hướng phù hợp với chiến lược phát triển và đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động của các trường. Bên cạnh đó, hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công theo hướng phân cấp, đồng thời quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm tài sản công mà các trường đại học thể dục thể thao được giao theo đúng quy định của Nhà nước. Trên cơ sở phương hướng phát triển của các trường đại học thể dục thể thao trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và phương hướng hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công đối với các trường này, nghiên cứu sinh đưa ra các giải pháp theo các nội dung quản lý tài sản công; đó là các giải pháp trong quản lý quá trình hình thành tài sản công, quá trình khai thác sử dụng tài sản công, quá trình kết thúc sử dụng tài sản công, và thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng tài sản công. Việc thực hiện các giải pháp này đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ, nhất quán và hài hòa từ Chính phủ tới các Bộ liên quan và chính các trường nhằm phát huy hiệu quả cao nhất, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý về tải sản công của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với các trường thể dục thể thao trực thuộc.

pdf173 trang | Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 148 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý của bộ văn hóa, thể thao và du lịch đối với tài sản công trong các trường đại học thể dục thể thao ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có nhu cầu theo hướng xây dựng Hệ thống đấu giá điện tử quốc gia. Thứ tư, tăng cường phân cấp thẩm quyền quyết định trong quyết định đầu tư, mua sắm tài sản. Theo quy định về tự chủ đại học, thủ trưởng đơn vị được quyết định phê 139 duyệt đầu tư, mua sắm các dự án sử dụng kinh phí tự bổ sung hợp pháp của trường, chưa được phân cấp quyết định các dự án sử dụng kinh phí từ NSNN, kể cả hạng mục mua sắm, sửa chữa nhỏ có giá trị trên 100 triệu đồng; trong khi đó Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ chưa đề cập và quy định cụ thể hướng dẫn thực hiện nội dung này, do đó các trường đại học TDTT gặp khó khăn trong quá trình thực hiện công tác quản lý tài chính và tài sản. Do đó, các Bộ VH, TT & DL nên phân cấp thẩm quyền đối với các trường đại học TDTT, trong đó các trường cần được phân cấp thẩm quyền quyết định rộng hơn trong các nội dung của quản lý TSC, đồng thời phải có các văn bản hướng dẫn thực hiện riêng cho các cơ sở này. Việc làm này một mặt vừa phát huy tinh thần tự chủ của mỗi trường đại học TDTT, mặt khác bản thân lãnh đạo đơn vị sẽ nhận thức về vai trò, trách nhiệm của mình nhiều hơn trong việc quản lý TSC như thế nào cho hiệu quả. 4.2.1.2. Hoàn thiện tổ chức tốt dịch vụ cung ứng tài sản công Tài sản công có nhiều loại, số lượng, giá trị, phạm vi rộng không những trong nước mà tại nước ngoài, nhiều hành vi trong quản lý, sử dụng TSC có tính chất dịch vụ như mua sắm, định giá, tiêu hủy, bán, thanh lý tài sản. Các dịch vụ này có thể do các trường đại học TDTT cung cấp. Mặc dù Chính phủ đã quy định về việc thiết lập tổ chức cung ứng dịch vụ công, việc triển khai thực hiện tại các trường đại học TDTT còn chưa phổ biến. Hiện nay các Bộ chủ quản vừa thực hiện nhiệm vụ quản lý vừa thực hiện các nghiệp mang tính chất dịch vụ như tổ chức bán, thanh lý, mua sắm tài sản Ngoài ra, hiện nay các trường đại học TDTT vẫn đang áp dụng hình thức mua sắm phân tán. Từ đó dẫn tới việc mua sắm, xử lý tài sản phân tán, thiếu chuyên nghiệp. Vì vậy, Bộ VH, TT & DL cần thực hiện tốt hơn quy định về dịch vụ cung cấp TSC với những nội dung sau đây cần đảm bảo: + Nội dung dịch vụ về TSC, bao gồm: cung cấp thông tin, dữ liệu về TSC; lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư liên quan tới quản lý, xử lý, sử dụng TSC; 140 thẩm định giá TSC; cho thuê, bán, chuyển nhượng, thanh lý, tiêu hủy TSC; tư vấn về TSC và các dịch vụ khác về TSC. + Tổ chức, cá nhân được cung cấp dịch vụ về TSC: tổ chức, cá nhân được cung cấp dịch vụ về TSC khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có) và được Bộ Tài chính công khai trên Cổng thông tin điện tử về TSC nhằm đảm bảo công khai khi sử dụng các dịch vụ công; không quy định thêm các điều kiện khác. + Sử dụng dịch vụ về TSC: đối tượng sử dụng TSC, đối tượng được giao quản lý TSC, cơ quan quản lý TSC khi thực hiện đầu tư, xây dựng, mua sắm, thuê, bảo trì, bảo dưỡng, góp vốn, cho thuê, liên doanh liên kết, bán, chuyển nhượng, thanh lý, tiêu hủy TSC được thêu các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện để thực hiện. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thông tin, dữ liệu về TSC được đề nghị tổ chức dịch vụ công thuộc cơ quan quản lý TSC cung cấp và phải trả chi phí theo quy định của pháp luật. Như vậy, Chính phủ nên có quy định cụ thể để đảm bảo tách bạch giữa nhiệm vụ quản lý nhà nước và dịch vụ công; Bộ Tài chính xem xét trình Chính phủ bổ sung và ban hành danh mục mua sắm tập trung riêng dành cho các trường đại học TDTT, còn lại những tài sản đặc thù thì do các cơ sở tự quyết định sau khi có sự thẩm định của Bộ VH, TT & DL. Đối với những nhiệm vụ thuộc dịch vụ công thì chuyển cho các tổ chức cung cấp dịch vụ hoặc xã hội hóa để thực hiện; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị có nhu cầu và khả năng cung ứng dịch vụ công tham gia vào quá trình cung cấp về mặt cơ chế chính sách. 4.2.2. Giải pháp hoàn thiện xây dựng và thực hiện kế hoạch khai thác, sử dụng tài sản công 4.2.2.1. Hoàn thiện cơ chế khai thác tài sản công Các trường đại học TDTT tự chủ nắm giữ lượng tài sản khá lớn (đặc biệt là nhà, đất). Mặc dù Luật Quản lý, sử dụng TSC đã có những bước ngoặt lớn 141 trong việc đưa ra những cơ chế khác biệt trong quản lý, sử dụng TSC giữa ĐVSN và cơ quan nhà nước, mạnh dạn đưa ra cơ chế cho các ĐVSN công lập tự chủ tài chính sử dụng tài sản vào mục đích sản xuất kinh doanh dịch vụ, liên doanh, liên kết; tuy nhiên, trên thực tế việc triển khai thực hiện chậm và chưa đạt được những kết quả như mong đợi khi xây dựng Luật. Như vậy, hoàn thiện cơ chế khai thác TSC tại trường đại học TDTT tự chủ tập trung vào các nội dung chính sau: Nguồn hình thành TSC tại trường đại học công lập ngoài nguồn do Nhà nước giao tài sản bằng hiện vật hoặc ngân sách để đầu tư xây dựng, mua sắm như ĐVSN công lập, Luật quản lý, sử dụng TSC đã quy định thêm các trường đại học công lập huy động vốn, nhận góp vốn, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản theo quy định của pháp luật. Các trường đại học TDTT được huy động vốn của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản khi đáp ứng đủ các điều kiện: + Có dự án đầu tư mua sắm tài sản được cấp có thẩm quyền phê duyệt; + Nhà nước không bố trí hoặc bố trí không đủ vốn cho việc đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản; + Có phương án huy động và hoàn trả vốn; + Trường đại học TDTT tự chịu trách nhiệm về việc hoàn trả vốn huy động theo quy định của pháp luật. Việc hình thành tài sản tại trường đại học TDTT tự chủ tài chính phải tuân thủ nguyên tắc: + Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; phù hợp với tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSC do cấp có thẩm quyền ban hành; + Phù hợp với nguồn tài sản và nguồn kinh phí; + Tuân thủ phương thức, trình tự, thủ tục quy định tại Luật Quản lý, sử dụng TSC và pháp luật có liên quan; + Công khai, minh bạch và công bằng. 142 Để thực hiện được giải pháp này hiệu quả, Bộ Tài chính và Bộ VH,TT&DL nên giảm bớt những thủ tục hành chính và sự quản lý hành chính như trước kia, thay vào đó nên quản lý theo dự án và hỗ trợ các trường đại học TDTT trong việc xã hội hóa nguồn tài chính để vừa giảm gánh nặng cho NSNN, vưa khuyến khích các trường đại học TDTT tham gia vào tiến trình tự chủ. Ngoài ra, việc hình thành tài sản bằng nguồn huy động, trường đại học TDTT phải có phương án tài chính khả thi; tự chịu trách nhiệm trả nợ vay, lãi vay theo quy định; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hiệu quả của việc huy động vốn, nhận góp vốn, liên doanh, liên kết. Khai thác tài sản công tại các trường đại học TDTT: Quy định chế độ khai thác TSC theo hướng đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện và cải cách thủ tục hành chính nhưng Nhà nước phải quản lý được việc sử dụng TSC vào mục đích cho thuê, kinh doanh dịch vụ, liên doanh, liên kết thông qua các công cụ quản lý của Nhà nước. Các trường đại học TDTT sử dụng TSC vào mục đích kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết có trách nhiệm: Lập phương án sử dụng TSC vào mục đích kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết để báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, quyết định; Tổ chức thực hiện phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Đăng ký thông tin về việc sử dụng TSC vào mục đích kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết với cơ quan quản lý TSC. Quy định về quản lý, sử dụng số tiền thu được từ khai thác TSC tại các trường đại học TDTT: Việc quản lý, sử dụng số tiền thu phải được thực hiện theo cơ chế tài chính của trường. Số tiền thu được từ việc sử dụng, khai thác tài sản được sử dụng để hoàn trả vốn huy động (bao gồm cả chi phí huy động vốn), trang trải các chi phí cho việc khai thác, sử dụng tài sản, thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. Số tiền còn lại được nộp vào quỹ phát triển hoạt động của trường và các nguồn thu này nên chuyển sang thành tài sản riêng của đơn vị chứ không phải hạch toán là NSNN như hiện nay. 143 4.2.2.2. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công Hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSC đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành đối với cơ sở hoạt động sự nghiệp, máy móc, thiết bị, ô tô Đây là hành lang pháp lý quan trong để quản lý, sử dụng TSC từ khi hình thành tài sản, trong quá trình quản lý, sử dụng và xử lý tài sản khi hết chu kỳ sử dụng. Tuy nhiên, tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSC dành riêng cho các trường đại học TDTT vẫn chưa ban hành, làm giảm sự chủ động trong việc huy động các nguồn vốn khác như vốn từ xã hội hóa, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp) để đầu tư cơ sở vật chất cũng như khó khăn trong quá trình thực hiện. Cần có sự phối hợp giữa Bộ VH,TT&DL và Bộ Tài chính trong việc xây dựng tiêu chuẩn, định mức sử dụng công trình sự nghiệp và máy móc thiết bị trong lĩnh vực đào tạo TDTT để có căn cứ và sớm ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSC chuyên dùng cho các trường đại học TDTT. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSC các trường đại học TDTT nên được hoàn thiện theo hướng bám sát đặc thù hoạt động các trường. Cụ thể: + Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản làm việc phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ tổ chức bộ máy của trường học, lớp học, các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ, nhà tập hoặc thi đấu thể thao, thư việnvà theo đặc điểm từng vùng phù hợp với nhu cầu phát triển tương lai của các trường đại học thể dục thể thao. + Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản được xây dựng dựa trên đặc điểm hoạt động và đối tượng phục vụ của trường để quy định quy mô, diện tích khuôn viên đất, diện tích sàn xây dựng và cơ cấu phòng học, phòng luyện tập TDTT, phòng thí nghiệm, phòng thư viện, phòng giáo viên. Bổ sung thêm quy định về diện tích làm việc đối với số cán bộ hợp đồng và bán chuyên trách. + Tiêu chuẩn, định mức sử dụng nhà đất trong các trường đại học TDTT phải đảm bảo tính định hướng phát triển, phù hợp với tính chất hoạt động và nhu cầu phát triển trong tương lai của đào tạo TDTT. Tiêu chuẩn được coi là ranh 144 giới tối thiểu đảm bảo cho các trường đại học TDTT thực hiện trôi chảy nhiệm vụ cung cấp các sản phẩm dịch vụ công cho xã hội; đồng thời là căn cứ để Nhà nước xem xét, quyết định mức hỗ trợ nhằm thúc đẩy cho hoạt động sự nghiệp phát triển theo đúng định hướng mà Nhà nước đã định. 4.2.2.3. Hoàn thiện kế toán về tài sản cố định Cần tăng cường công tác kế toán TSCĐ ở các trường đại học TDTT, cụ thể như sau: * Thực hiện đúng quy định về hạch toán kế toán TSCĐ. Công tác hạch toán kế toán TSCĐ còn nhiều hạn chế nên để nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng TSCĐ ở các trường đại học TDTT tự chủ, cần thực hiện đúng quy định về hạch toán kế toán với các công việc sau đây: + Xác định nguyên tắc hạch toán kế toán. + Phân loại TSCĐ theo quy định của Bộ Tài chính. + Xác định giá trị TSCĐ. + Xác định nguyên tắc và phương pháp tính giá trị hao mòn TSCĐ. + Xác định tài khoản kế toán áp dụng, phương pháp hạch toán, hình thức kế toán và sổ kế toán. + Báo cáo kê khai TSCĐ. * Thực hiện trích khấu hao TSCĐ. Sau khi tự chủ, các trường đại học TDTT sẽ được tăng tự quyết các vấn đề về hoạt động, trong đó có học phí. Học phí sẽ được điều chỉnh theo hướng tính đúng, tính đủ các yếu tố giá thành, như vậy việc trích khấu hao TSCĐ là yêu cầu cần thiết. Có 3 phương pháp trích khấu hao TSCĐ là: khấu hao đường thẳng, khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh và khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm. Các trường đại học TDTT có thể lựa chọn 1 trong 3 phương pháp tính khấu hao trên. Tuy nhiên, cần lưu ý về cách thức thực hiện, bao gồm: + Các trường tự quyết định phương pháp tính khấu hao, thời gian trích 145 khấu hao và thông báo với Bộ Tài chính trước khi bắt đầu thực hiện. + Phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng loại TSCĐ phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Trong trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp trích khấu hao, trường cần giải trình rõ sự thay đổi. Mỗi TSCĐ chỉ được phép thay đổi một lần phương pháp trích khấu hao trong quá trình sử dụng và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý. 4.2.2.4. Hoàn thiện cơ chế quản lý khấu hao tài sản cố định Theo quy định hiện hành tại các trường đại học TDTT vẫn đang áp dụng đồng thời cả cơ chế tính hao mòn và cơ chế khấu hao tài sản trong trường hợp tài sản được sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết. Cơ chế này phát sinh nhiều bất cập, khó kiểm tra, giám sát, phức tạp trong công tác hạch toán kế toán, tài chính tại các trường đại học TDTT. Về lâu dài, các trường đại học TDTT nên thống nhất một cơ chế khấu hao TSCĐ. Khấu hao TSCĐ sẽ được xác định đầy đủ vào giá thành sản phẩm dịch vụ công. Trước mắt, trong giai đoạn này cơ chế tài chính, cơ chế hoạt động của các trường đại học TDTT chưa đổi mới được đồng bộ với cơ chế quản lý TSC, chưa thể tính khấu hao tài sản vào giá thành dịch vụ công thì Bộ Tài chính nên có hướng dẫn việc hạch toán khấu hao và hao mòn áp dụng chung tại một trường đại học TDTT. Nếu một tài sản chỉ chuyên sử dụng vào cho thuê, kinh doanh dịch vụ, liên doanh, liên kết thì đơn giản trong hạch toán khấu hao và tính vào giá thành. Nhưng có trường hợp một tài sản sử dụng vào mục đích cung cấp dịch vụ công cho Nhà nước và kết hợp cho thuê hoặc kinh doanh dịch vụ.... Có hai hình thức sử dụng một tài sản kết hợp giữa mục đích dịch vụ công của Nhà nước và cho thuê (kinh doanh dịch vụ, liên doanh, liên kết): (1) Kết hợp sử dụng một tài sản vào các mục đích theo từng phần của tài sản, ví dụ: một tòa nhà 9 tầng, có 5 tầng làm văn phòng làm việc của trường, 4 tầng cho thuê. (2) Kết hợp giữa các mục đích theo thời gian, ví dụ một hội trường buổi sáng là giảng đường cho lớp học (dịch vụ công cho Nhà nước), buổi chiều cho thuê học ngoại ngữ. 146 Đối với hình thức kết hợp thứ nhất thì xác định hao mòn và khấu hao căn cứ vào giá trị phần tài sản sử dụng vào mục đích tương ứng. Đối với hình thức kết hợp thứ hai thì xác định hao mòn và khấu hao căn cứ vào tỷ lệ thời gian sử dụng tài sản vào các mục đích khác nhau. Tuy nhiên, việc xác định tỷ lệ thời gian sử dụng vào mục đích cung cấp dịch vụ công cho Nhà nước và thời gian sử dụng vào mục đích cho thuê (kinh doanh dịch vụ, liên doanh, liên kết) là không dễ, vì thực tế phát sinh ở các đơn vị trong việc kết hợp các mục đích sử dụng tài sản là khác nhau, nên Nhà nước khó có thể đưa ra một tỷ lệ nhất đinh. Tuy nhiên, vẫn cần thiết phải có một văn bản hướng dẫn và giao cho các trường đại học TDTT căn cứ vào tình hình thực tế ở đơn vị mình để quy định tỷ lệ thời gian sử dụng vào mục đích cung cấp dịch vụ công theo nhiệm vụ của Nhà nước với các mục đích khác. Việc để cho các trường tự xác định tỷ lệ thì việc quản lý, sử dụng tài sản hiệu quả, tránh thất thoát phụ thuộc nhiều vào sự tự giác của các trường. Vì vậy, cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để hỗ trợ thực hiện giải pháp này. 4.2.3. Giải pháp hoàn thiện xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kết thúc sử dụng tài sản công Hiện nay, hình thức xử lý tài sản khi kết thúc quá trình sử dụng chưa thực sự đa dạng, các trường đại học TDTT mới chỉ áp dụng 4 trong tổng số 8 hình thức xử lý, trong đó hình thức điều chuyển mới chỉ thực hiện điều chuyển nội bộ. Do đó, các trường đại học TDTT có thể tăng cường thực hiện các phương thức xử lý TSC như điều chuyển tài sản giữa các trường đại học TDTT với nhau. Ngoài ra, đối với các trường đại học TDTT, việc quản lý tài sản là độc lập với nhau. Do đó, việc điều hòa tài sản từ nơi thừa sang nơi thiếu gặp khó khăn. Đối với hình thức xử lý, để đảm bảo khả năng điều hòa tài sản từ nơi thừa sang nơi thiếu, khắc phục tình trạng trường thiếu tài sản phải đầu tư xây dựng, mua sắm; trong khi đó trường thừa lại phải bán, chuyển nhượng, thanh lý hoặc sử dụng lãng phí, sai mục đích, cho thuê, cho mượn như hiện nay, khi có tài sản dôi 147 dư, không có nhu cầu sử dụng thì các trường phải trả lại cho Nhà nước để giao cho trường đại học TDTT khác hoặc dùng để cho thuê, liên doanh, liên kết; chỉ thanh lý với những tài sản không thể tiếp tục sử dụng hoặc phải phá dỡ để xây dựng tài sản thay thế và giao cơ quan quản lý TSC thực hiện tiếp nhận, lập phương án xử lý, khai thác TSC thu hồi. Khi xử lý tài sản, để khai thác hiệu quả giá trị kinh tế mà TSC mang lại, cần tổ chức bán, thanh lý tài sản bằng cách định giá tốt giá của tài sản xử lý, nếu có thể thuê đơn vị thẩm định thực hiện thì sẽ tăng tính khách quan và hiệu quả hơn rất nhiều. Ngoài ra, theo định hướng của Nhà nước thì đến năm 2025 sẽ thực hiện chuyển đổi các trường đại học TDTT sang hình thức tự chủ, hoạt động theo cơ chế của một doanh nghiệp. Như vậy, cơ chế xử lý TSC sẽ được hoàn thiện tương tự như đối với doanh nghiệp: Khi có quyết định của CQNN có thẩm quyền chuyển đổi trường đại học TDTT chưa tự chủ thành trường đại học TDTT tự chủ, hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp thì tài sản tại trường đại học TDTT được thực hiện kiểm kê, phân loại. Đối với tài sản thừa, thiếu, tài sản không có nhu cầu sử dụng, tài sản ứ đọng chờ thanh lý theo chế độ quy định. Tài sản còn lại thực hiện xác định giá trị tài sản để chuyển sang cơ chế hoạt động doanh nghiệp theo nguyên tắc phù hợp với giá thị trường tại thời điểm chuyển đổi. Toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý TSC được nộp vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước do cơ quan quản lý TSC làm chủ tài sản để quản lý tập trung nguồn lực của Nhà nước, tạo nguồn vốn để thực hiện đầu tư xây dựng, mua sắm TSC. Toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý TSC sau khi trừ đi các chi phí có liên quan (kể cả số vốn huy động và tiền lãi phát sinh chưa hoàn trả để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản), số tiền còn lại, trường đại học TDTT được sử dụng để bổ sung quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Riêng số tiền thu được từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất được nộp vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước do cơ quan quản lý TSC (Cục QLCS - Bộ Tài chính) làm chủ tài khoản, sau khi trừ đi các chi phí có liên quan, phải nộp vào NSNN theo quy định của 148 pháp luật về NSNN. 4.2.4. Giải pháp hoàn thiện thanh tra, kiểm tra quá trình quản lý, sử dụng tài sản công * Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: + Kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng tài sản tại các trường đại học thể dục thể thao: Kiểm tra quá trình hình thành TSC (đầu tư, mua sắm, tiếp nhận); kiểm tra quá trình quản lý, sử dụng (hạch toán, bảo dưỡng, sử dụng theo tiêu chuẩn, định mức, đúng mục đích, đúng chế độ...); Kiểm tra quá trình xử lý tài sản (bán, chuyển nhượng, thanh lý, điều chuyển, tiêu hủy tài sản); Kiểm tra việc báo cáo, công khai TSC. Công tác kiểm tra này áp dụng cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng TSC; Được tiến hành thường xuyên hoặc định kỳ. Trong cơ chế quản lý với xu hướng phân cấp ngày càng mạnh, trao thẩm quyền quyết định trong việc quản lý, sử dụng tài sản cho các đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản thì việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát là hết sức cần thiết nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các sai phạm trong quản lý, sử dụng tài sản. + Kiểm tra việc sử dụng TSC vào mục đích cho thuê, kinh doanh dịch vụ, liên doanh, liên kết: Kiểm tra thủ tục thực hiện việc xác định giá trị tài sản để giao vốn cho các trường đại học TDTT hoạt động theo mô hình doanh nghiệp theo quy định của Pháp luật. Đây là điều kiện để các trường đại học TDTT có thể được xem xét sử dụng TSC vào mục đích cho thuê, kinh doanh dịch vụ, liên doanh, liên kết. Hiện tại có rất nhiều trường đại học TDTT sử dụng tài sản vào các hoạt động cho thuê, kinh doanh dịch vụ mà chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. Vì vậy, sau khi kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng tài sản tại đơn vị, nếu phát hiện có sử dụng tài sản vào mục đích cho thuê, kinh doanh dịch vụ, liên doanh, liên kết thì phải kiểm tra thủ tục xác định: phê duyệt đề án và thực hiện giá trị TSC 149 để giao vốn cho các trường đại học TDTT theo mô hình doanh nghiệp. Kiểm tra việc cho thuê, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết và hạch toán tiền thu được từ các hoạt động này. Cụ thể: - Kiểm tra thẩm quyền quyết định cho thuê, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết theo đúng quy định của pháp luật. Theo Nghị định số 52/2009/NĐ-CP thì việc liên doanh, liên kết chỉ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định. Đối với việc cho thuê, hợp tác kinh doanh thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định quyết định đối với tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; ô tô và tài sản có nguyên giá trên 500 triệu đồng/1 đơn vị tài sản; các tài sản còn lại do Thủ trưởng trường đại học TDTT quyết định. - Kiểm tra việc xác định giá cho thuê, việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh; xác định giá trị tài sản và hợp đồng liên doanh, liên kết. - Kiểm tra việc xác định khấu hao TSCĐ và thực hiện nộp tiền thuê đất đối với tài sản sử dụng vào mục đích cho thuê, kinh doanh dịch vụ, liên doanh, liên kết. Theo quy định nếu đơn vị sử dụng TSC vào mục đích cho thuê, kinh doanh dịch vụ, liên doanh, liên kết thì phải xác định khấu hao và tính vào giá thành dịch vụ, đối với tài sản là nhà, vật kiến trúc trên đất ngoài tính khấu hao còn phải nộp tiền thuê đất cho Nhà nước. Thực tế thì đa số các đơn vị chưa thực hiện xác định khấu hao TSCĐ và nộp tiền thuê đất cho Nhà nước. Cơ quan quản lý cấp trên của các trường đại học TDTT khi tiến hành quyết toán hàng năm cần lưu ý nội dung này, để việc kiểm tra được thường xuyên, liên tục. * Đối với các trường đại học TDTT: + Trong khâu hình thành tài sản: Kiểm tra việc mua sắm, đầu tư và thuê tài sản phục vụ hoạt động của các trường đại học TDTT về các mặt: chấp hành đầy đủ các quy định về điều kiện được mua sắm, đầu tư, thuê tài sản; tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSC; trình tự thủ tục lựa chọn nhà thầu và giá cả trong mua sắm, thuê, đầu tư xây dựng; kiểm tra nhằm phát hiện những xa hoa, lãng phí do 150 mua sắm, đầu tư, thuê tài sản vượt nhu cầu thực tế sử dụng. + Trong khâu quản lý, sử dụng tài sản: Kiểm tra việc bố trí sử dụng tài sản đúng tiêu chuẩn, định mức và chế độ sử dụng; việc khai thác sử dụng tài sản đúng mục đích đầu tư, xây dựng, mua sắm, đặc biệt lưu ý thanh tra, kiểm tra các trường sử dụng TSC vào mục đích cho thuê, liên doanh, liên kết, kinh doanh dịch vụ, cho mượn để phát hiện và ngăn chặn kịp thời thất thoát TSC. + Trong khâu xử lý TSC: Cần chú ý điều kiện để xử lý tài sản (bán, thanh lý, điều chuyển, tiêu hủy, mất, thất lạc tài sản) và tổ chức thực hiện xử lý tài sản, để phát hiện những sai phạm trong những trường hợp: lợi dụng xử lý tài sản khi chưa đủ điều kiện để thay thế tài sản mới, tổ chức xử lý tài sản, xử lý tài sản chưa đúng quy trình về bán, thanh lý. 4.2.5. Các giải pháp khác 4.2.5.1. Hoàn thiện và tăng cường tính ứng dụng của hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công Trên cơ sở kết quả xây dựng, vận hành CSDL quốc gia về TSC theo quy định của Luật quản lý, sử dụng TSC, nhằm đáp ứng yêu cầu kế toán TSC, nắm chắc nguồn lực của Nhà nước để có kế hoạch và tổ chức quản lý, sử dụng, khai thác có hiệu quả, bền vững, hệ thống thông tin về TSC và CSDL quốc gia về TSC các trường đại học TDTT cần được bổ sung, hoàn thiện với các nội dung cơ bản sau: Căn cứ vào hệ thống dữ liệu hiện tại với 4 nhóm tài sản (nhà, đất, ô tô và tài sản khác nguyên giá từ 500 triệu trở lên), Bộ Tài chính cần từng bước mở rộng để tích hợp dữ liệu của các loại TSC khác vào hệ thống để đảm bảo đầy đủ tài sản và giá trị TSC tại các trường đại học TDTT, trước mắt cần bổ sung TSCĐ có nguyên giá dưới 500 triệu đồng/đơn vị tài sản vào CSDL quốc gia. Bộ Tài chính cần trực tiếp xây dựng CSDL của các loại TSC hiện chưa có CSDL riêng; đối với các loại TSC đã có CSDL, Bộ Tài chính thực hiện hướng dẫn các trường đại học TDTT và Bộ VH, TT & DL việc trao đổi thông tin để tổng hợp 151 chung vào CSDL quốc gia về TSC. Hiện nay, CSDL quốc gia về TSC đã được xây dựng thống nhất trong phạm vi cả nước; có chức năng tổng hợp số lượng, giá trị, cơ cấu phân bổ toàn bộ TSC của quốc gia nhưng lại chưa công khai, chưa thể phục vụ cho nhiều mục đích và các trường đại học TDTT lại chưa chủ động cập nhật số liệu về TSC, do vậy hiệu quả của những dữ liệu ấy là chưa cao. Vì thế, thời gian tới, sau khi cập nhật dữ liệu TSC vào CSDL quốc gia, Bộ Tài chính cần công khai số liệu, ít nhất cho phép các trường đại học TDTT được truy cập vào hệ thống dữ liệu để biết được thông tin TSC của những cơ sở khác, từ đó ra quyết định về tài sản như thuê, liên doanh, liên kết một cách hiệu quả. 4.2.5.2. Hoàn thiện hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công Để tăng cường hiệu quả quản lý, sử dụng TSC thì cần công khai, minh bạch, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu về TSC được tiếp cận thông tin và tham gia vào các giao dịch về TSC, hạn chế sự can thiệp chủ quan của con người vào quá trình thực hiện các giao dịch về TSC. Mặc dù Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng và đưa vào vận hành Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia để phục vụ việc lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, còn rất nhiều giao dịch khác liên quan đến quản lý, sử dụng TSC còn thực hiện theo phương thức truyền thống. Do vậy, việc tiến tới thiết lập và vận hành Hệ thống giao dịch điện tử về TSC là cần thiết. Theo đó, Nhà nước sẽ xây dựng một hệ thống công nghệ thông tin và quản lý vận hành, hướng dẫn sử dụng để thực hiện việc bán, chuyển nhượng, cho thuê TSC, chuyển nhượng, cho thuê quyền khai thác TSC và các giao dịch khác về TSC giữa Nhà nước và trường đại học TDTT cũng như các cơ quan, tổ chức khác. Hệ thống giao dịch điện tử về TSC cho phép đăng tải, công khai các thông tin về TSC được phép giao dịch, lựa chọn ngẫu nhiên tổ chức, cá nhân được quyền mua, thuê, nhận chuyển nhượng đối với TSC và quyền khai thác TSC theo các điều kiện, tiêu chí, cách thức do pháp luật quy định. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân sau khi đăng ký đáp ứng các điều kiện sẽ được Hệ thống 152 xác nhận và được tham gia với tư cách người có tài sản hoặc người tham gia giao dịch trên Hệ thống. Chủ thể có tài sản đăng ký bán, chuyển nhượng, cho thuê TSC, chuyển nhượng, cho thuê quyền khai thác TSC đăng nhập thông tin về tài sản lên Hệ thống; chủ thể tham gia giao dịch đăng ký mua, thuê, nhận chuyển nhượng trực tiếp trên hệ thống thông qua máy tính hoặc thiết bị điện tử có kết nối Internet. Như vậy sẽ tạo thuận lợi rất lớn cho cả người có tài sản và người tham gia giao dịch khi không bị giới hạn về không gian và thời gian. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho Hệ thống này cũng như các giao dịch phát sinh trên hệ thống, Bộ Tài chính cần yêu cầu các bên tham gia phải đảm bảo các điều kiện xác thực phù hợp, đồng thời bản thân các trường đại học TDTT cũng cần cập nhật thông tin về TSC để Bộ Tài chính có dữ liệu chính xác, kịp thời phục vụ thực hiện giải pháp. 4.2.5.3. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý tài sản công Nâng cao năng lực quản lý cho từng khâu quản lý TSC tại trường đại học TDTT: Năng lực và hiệu quả quản lý các TSC tại các nhà trường tùy thuộc rất lớn vào chính đội ngũ nhân lực tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý các tài sản. Quá trình quản lý TSC đòi hỏi nhân sự thuộc các phòng ban khác nhau nên việc bố trí nhân sự vào các bộ phận này chưa được chuyên môn hóa, chưa dựa vào các tiêu chuẩn, tiêu chí xuất phát từ tính chất chuyên môn. Về nâng cao trình độ cán bộ quản lý TSC: Cần phải đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý TSC thực hiện đúng mức độ cung cấp cho họ kiến thức và kỹ năng quản lý chuyên nghiệp về TSC hoặc giúp họ củng cố hoàn thiện những hạn chế trong quá trình thực hiện công vụ được giao. Giải pháp nhằm hoàn thiện và đổi mới cơ chế quản lý TSC tại trường đại học TDTT. Vậy công tác quản lý TSC theo một chương trình tổng thể, thống nhất là việc làm cần thiết và đòi hỏi cấp bách. Xác định cụ thể đối tượng đào tạo để có các phương pháp và hình thức đào tạo thích hợp, cụ thể: Người đang trực tiếp làm công tác quản lý TSC cần phải được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về hệ thống chế độ quản lý TSC như 153 Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong quản lý TSC; Kinh nghiệm quản lý TSC của các nước trên thế giới; Hệ thống pháp luật về quản lý TSC; Các kỹ năng về quản lý TSC; Những khó khăn, vướng mắc, những sai phạm thường gặp trong quản lý, sử dụng TSC và hướng xử lý Qua thực tế hiện nay cho thấy, có rất nhiều cán bộ được đào tạo bài bản, kể cả đào tạo tại nước ngoài, nhưng sau khi được đào tạo, do không được đơn vị sử dụng cán bộ một cách có hiệu quả, hợp lý nên họ đã phải làm trái ngành nghề được đào tạo. Do vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức về quản lý TSC thì việc bố trí, sử dụng cán bộ là một việc làm rất cần thiết. 154 KẾT LUẬN Tài sản công là nguồn lực quan trọng để đảm bảo cho các trường đại học thể dục thể thao thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ mà Nhà nước giao cho. Việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công trong các trường đại học thể dục thể thao trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần được thực hiện theo hướng phù hợp với chiến lược phát triển và đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động của các trường. Bên cạnh đó, hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công theo hướng phân cấp, đồng thời quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm tài sản công mà các trường đại học thể dục thể thao được giao theo đúng quy định của Nhà nước. Trên cơ sở phương hướng phát triển của các trường đại học thể dục thể thao trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và phương hướng hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công đối với các trường này, nghiên cứu sinh đưa ra các giải pháp theo các nội dung quản lý tài sản công; đó là các giải pháp trong quản lý quá trình hình thành tài sản công, quá trình khai thác sử dụng tài sản công, quá trình kết thúc sử dụng tài sản công, và thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng tài sản công. Việc thực hiện các giải pháp này đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ, nhất quán và hài hòa từ Chính phủ tới các Bộ liên quan và chính các trường nhằm phát huy hiệu quả cao nhất, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý về tải sản công của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với các trường thể dục thể thao trực thuộc. 155 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1. PHIẾU KHẢO SÁT VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO (Dành cho cán bộ, giảng viên của các Trường đại học TDTT) Để phục vụ cho nghiên cứu nội dung đề tài: “Quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với tài sản công trong các trường đại học thể dục thể thao ở Việt Nam”, Anh/Chị vui lòng cho ý kiến về các nội dung dưới đây. Mọi thông tin Anh/Chị cung cấp, tác giả cam kết bảo mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài nêu trên. Trân trọng cảm ơn Anh/Chị đã dành thời gian trả lời. THÔNG TIN CÁ NHÂN NGƢỜI TRẢ LỜI: Họ và tên: . Chức vụ: ... Phòng/ban, đơn vị công tác: . Số điện thoại: ... Địa chỉ email: ... NỘI DUNG: Câu 1. Trƣờng Anh/Chị đ sử dụng tài sản công đúng mục đích đƣợc giao (đánh dấu vào phƣơng án lựa chọn). a. Đồng ý □ b. Không đồng ý □ Câu 2. Theo Anh/Chị, căn cứ pháp lý liên quan đến lĩnh vực quản lý tài sản công áp dụng cho các trƣờng ĐHTDTT hiện nay nhƣ thế nào: a. Đã đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi về căn cứ cho các trường thực hiện □ b. Chưa đồng bộ, dẫn đến khó khăn cho các trường trong quá trình thực hiện □ c. Nếu chưa, cụ thể như thế nào (xin vui lòng ghi rõ): . Câu 3. Theo Anh/Chị, những hạn chế liên quan đến khâu hình thành tài sản tại các trƣờng ĐHTDTT là (có thể lựa chọn nhiều phƣơng án): 156 a. Phê duyệt chủ trương đầu tư tràn lan □ b. Bố trí vốn dàn trải □ c. Thời gian thi công kéo dài □ d. Kế hoạch đầu tư bị chia nhỏ ra nhiều năm □ e. Tình trạng thi công vượt quá vốn kế hoạch được giao □ f. Nợ đọng phát sinh quá mức □ g. Ý kiến khác (xin vui lòng ghi rõ): ... Câu 4. Theo Anh/Chị, hoạt động đấu thầu mua sắm tài sản hiện nay đối với các trƣờng ĐHTDTT thực hiện: a. Đã hiệu quả, công khai, minh bạch (bỏ qua câu 5) □ b. Chưa hiệu quả, chưa công khai, minh bạch (chuyển sang câu 5) □ Câu 5. Tình trạng đấu thầu trong mua sắm tài sản công chƣa hiệu quả tại các trƣờng ĐHTDTT thể hiện ở những điểm nào (có thể chọn nhiều phƣơng án): a. Còn hiện tượng chia nhỏ gói thầu □ b. Nâng khống giá □ c. Thay đổi chủng loại tài sản □ d. Chất lượng tài sản chưa thực sự được chú trọng □ e. Ý kiến khác (xin vui lòng ghi rõ): ... Câu 6. Anh/Chị đánh giá về định mức tiêu chuẩn trang bị thiết bị và văn phòng làm việc hiện nay đối với các trƣờng ĐHTDTT: a. Rất hợp lý, đáp ứng tốt yêu cầu để thực hiện nhiệm vụ □ b. Hợp lý, đáp ứng đủ yêu cầu để thực hiện nhiệm vụ □ c. Không hợp lý, không đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ □ d. Ý kiến khác (xin vui lòng ghi rõ): ... Câu 7. Theo Anh/Chị, hoạt động cho thuê, liên doanh, liên kết đ đƣợc thực hiện và đem lại giá trị lớn cho các trƣờng ĐHTDTT chƣa: a. Đã được thực hiện và mang lại giá trị lớn cho trường □ b. Đã được thực hiện nhưng chưa mang lại giá trị lớn cho trường □ c. Chưa được thực hiện □ 157 Câu 8. Theo Anh/Chị, công tác sắp xếp lại tài sản các trường ĐHTDTT: a. Đã chủ động thực hiện □ b. Chưa thực sự chủ động thực hiện, chỉ khi có yêu cầu mới tiến hành □ Câu 9. Theo Anh/Chị, các trƣờng ĐHTDTT đ chủ động trông việc cập nhật dữ liệu về tài sản chƣa: a. Đã chủ động thực hiện □ b. Chưa chủ động thực hiện nếu không có yêu cầu của cơ quan quản lý □ Câu 10. Theo Anh/Chị, nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý, sử dụng tài sản công ở các trƣờng ĐHTDTT hiện nay là (có thể chọn nhiều phƣơng án): a. Cơ chế, chính sách phục vụ quản lý chưa phù hợp □ b. Nhận thức về quản lý tài sản công của cán bộ trong cơ quan còn không đầy đủ, chuyển biến chậm □ c. Năng lực của cán bộ, công chức làm công tác quản lý tài sản công chưa đáp ứng được yêu cầu □ d. Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản công chưa được thực hiện nghiêm túc □ e. Chế tài xử lý đối với những vi phạm trong quản lý, xử dụng tài sản còn chưa nghiêm, không đủ tính răn đe □ f. Ý kiến khác (xin vui lòng ghi rõ): Trân trọng cảm ơn Anh/Chị! 158 PHỤ LỤC 2. BẢNG HỎI PHỎNG VẤN VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO (Dành cho cán bộ quản lý tài sản của các Trường đại học TDTT) Để phục vụ cho nghiên cứu nội dung đề tài: “Quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với tài sản công trong các trường đại học thể dục thể thao ở Việt Nam”, Anh/Chị vui lòng cho ý kiến về các nội dung dưới đây. Mọi thông tin Anh/Chị cung cấp, tác giả cam kết bảo mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài nêu trên. Trân trọng cảm ơn Anh/Chị đã dành thời gian tham gia phỏng vấn. THÔNG TIN CÁ NHÂN NGƢỜI TRẢ LỜI: Họ và tên: . Chức vụ: ... Phòng/ban, đơn vị công tác: . Số điện thoại: ... Địa chỉ email: ... NỘI DUNG: I. Quản lý quá trình hình thành tài sản 1. Đối với tài sản hình thành do đầu tƣ xây dựng cơ bản Câu 1. Anh/Chị có thể kể tên một vài công trình XDCB nổi bật giai đoạn 2014 - 2018 tại quý trường? Những công trình này được lập quy hoạch/kế hoạch từ năm nào? Nguồn vốn thực hiện từ đâu? ... ... ... Câu 2. Căn cứ lập quy hoạch/kế hoạch đầu tư XDCB tại quý trường là gì? Tính cấp bách của công trình đối với hoạt động của trường □ Chiến lược, quy hoạch phát triển của trường □ Danh mục đầu tư phát triển của trường □ Nguồn vốn của trường □ Dữ liệu lịch sử □ Căn cứ khác (ghi rõ): .. 159 Câu 3. Quy trình lập kế hoạch đầu tư XDCB quý trường đang thực hiện hiện nay? ... ... ... Câu 4. Ai là người có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư XDCB tại quý trường? ... ... ... Câu 5. Có một số dự án lập quy hoạch tổng thể nhưng đến khi đưa vào thực hiện phải tách riêng từng phần. Quý trường có rơi vào tình trạng đó không? Nếu có kể tên một số dự án. ... ... ... Câu 7. Hình thức đầu tư XDCB mà quý trường sử dụng để thực hiện các dự án trƣớc tự chủ là: Chủ đầu tư thực hiện □ Chủ nhiệm điều hành dự án □ Chìa khóa trao tay □ Tự thực hiện dự án □ Câu 8. Hình thức đầu tư XDCB mà quý trường sử dụng để thực hiện các dự án sau tự chủ là: Chủ đầu tư thực hiện □ Chủ nhiệm điều hành dự án □ Chìa khóa trao tay □ Tự thực hiện dự án □ Câu 9. Trong quá trình lập quy hoạch dự án đầu tư XDCB, quý trường gặp phải những vướng mắc gì về chính sách? (ví dụ: bất cập từ Luật đầu tư công, Luật quản lý TSC 2017, Luật xây dựng) ... ... ... Câu 10. Anh/Chị có kiến nghị gì về mặt cơ chế, chính sách để thuận lợi hơn trong hoạt động đầu tư XDCB? ... 160 ... ... 2. Đối với tài sản hình thành thông qua mua sắm Câu 11. Ai là người có thẩm quyền quyết định mua sắm tại quý trường? ... ... Câu 12. Quý trường đang sử dụng phương thức mua sắm tài sản nào? Mời thầu công khai □ Chỉ định thầu □ Phương án khác (ghi rõ): .. Câu 13. Căn cứ lựa chọn nhà thầu tại quý trường là gì? ... ... ... Câu 14. Quý trường đang áp dụng quy trình mua sắm tài sản như thế nào? Tên quy trình đang áp dụng? ... ... ... Câu 15. Căn cứ để thực hiện mua sắm tài sản mà quý trường đang áp dụng là gì? ... ... ... Câu 16. Trong quá trình triển khai mua sắm tài sản, quý trường gặp phải những khó khăn nào? ... ... ... Câu 17. Kiến nghị của Anh/Chị để hoàn thiện hoạt động mua sắm tài sản tại quý trường? ... ... ... 161 II. Quản lý quá trình khai thác tài sản Câu 18. Hiện nay quý trường đang thực hiện tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản theo quy định nào? Theo Anh/Chị, quy định đó đã phù hợp chưa? ... ... ... Câu 19. Anh/Chị nhận thấy quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản đối với đơn vị mình chưa phù hợp ở điểm nào? ... ... Câu 20. Căn cứ để thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa tài sản tại quý trường là gì? ... ... ... Câu 21. Bao lâu quý trường thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa tài sản một lần? Câu 22. Quý trường có đang thực hiện cho thuê, liên doanh, liên kết tài sản không? Có □ Không □ Câu 23. Loại tài sản nào đang được cho thuê, liên doanh, liên kết tại quý trường? ... ... ... Câu 24. Việc cho thuê, liên doanh, liên kết tại quý trường có vướng mắc gì không? ... ... ... Câu 25. Hiện nay quý trường đang tính hao mòn hay khấu hao TSCĐ? Phương pháp tính là gì? ... ... ... Câu 26. Quý trường có đang thực hiện chế độ báo cáo đối với Cơ quan chủ quản không? Nếu có thì nội dung báo cáo là gì? Bao lâu báo cáo 1 lần? ... 162 ... ... Câu 27. Anh/Chị vui lòng cho biết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình khai thác, sử dụng TSC tại quý trường? ... ... ... Câu 28. Anh/Chị vui lòng đề xuất kiến nghị để hoàn thiện quá trình khai thác, sử dụng TSC tại quý trường? ... ... ... III. Quản lý kết thúc tài sản Câu 29. Quý trường đang sử dụng hình thức nào sau khi tài sản kết thúc sử dụng? Thanh lý □ Điều chuyển (nội bộ hay điều chuyển sang đơn vị khác) □ Thu hồi (đơn vị chủ quản thu hồi) □ Câu 30. Trong quá trình xử lý tài sản sau sử dụng, quý trường gặp phải những khó khăn, vướng mắc gì? ... ... ... Câu 31. Anh/Chị có những kiến nghị nào để hoàn thiện việc quản lý tài sản khi không còn sử dụng? ... ... ... IV. Kiểm tra, thanh tra quá trình quản lý, sử dụng tài sản Câu 32. Quý trường có thành lập đơn vị chuyên trách kiểm tra quá trình quản lý, sử dụng tài sản không? Nếu có, tên đơn vị đó là gì? Được thành lập khi nào? ... ... ... 163 Câu 33. Đơn vị chủ quản có thực hiện chế độ thanh tra quá trình quản lý, sử dụng TSC tại quý trường không? (Nếu có thì thanh tra đột xuất hay thường kỳ? Nếu là thường kỳ thì bao lâu thanh tra 1 lần?) ... ... ... Câu 34. Trong quá trình thực hiện thanh tra, kiểm tra có phát sinh vấn đề gì không? Anh/Chị vui lòng cho biết vấn đề phát sinh đó? ... ... ... Câu 35. Anh/Chị có kiến nghị gì đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra quản lý, sử dụng tài sản tại đơn vị mình? ... ... Trân trọng cảm ơn Anh/Chị! 164 PHỤ LỤC 3. BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TDTT TRỰC THUỘC BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH I. Mục đích cuộc khảo sát Nhằm mục đích hoàn thiện quản lý, sử dụng tài sản công trong các trường ĐH TDTT trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. II. Đối tƣợng khảo sát Cuộc khảo sát được thực hiện trên cơ sở sử dụng bảng hỏi khảo sát được xây dựng dành cho 2 nhóm đối tượng với số lượng tương ứng như sau: (1) Viên chức làm công tác quản lý TSC và quản lý dự án tại các trường ĐH TDTT trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2) Viên chức đang làm việc tại các trường ĐH TDTT trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. III. Phƣơng pháp khảo sát Việc khảo sát ý kiến được thực hiện bằng hình thức khảo sát trực tiếp và thông qua phần mềm Monkey servey thông qua phương pháp lựa chọn phương án (a, b, c...). Ngoài ra, trong một số câu hỏi còn có câu hỏi mở để làm rõ vấn đề nghiên cứu. Số liệu được xử lý, sử dụng Excel để tính tỷ lệ %. IV. Kết quả khảo sát Có 90/100 (87%) ý kiến phản hồi. Số liệu được tổng hợp, phân tích được thể hiện thông qua bảng kết quả sau (Tỷ lệ % được làm tròn đến hai chữ số thập phân): 165 Phƣơng án Câu A b c d e F 1 89,10% 10,90% - - - - 2 10,37% 89,63% - - - - 3 83,91% 68,97% 50,57% 35,63% 85,06% 18,39% 4 24,14% 75,86% - - - - 5 17,24% 16,09% 42,53% 58,62% - - 6 6,90% 24,14% 68,97% - - - 7 4,60% 36,78% 58,62% - - - 8 13,79% 86,21% - - - - 9 34,48% 65,52% - - - - 10 71,26% 10,34% 49,43% 62,07% 26,44% - 166 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng một số công trình TDTT của Trường Đại học TDTT Bắc Ninh - 2015. 2. Lựa chọn định mức đánh giá hiệu quả sử dụng một số công trình TDTT của Trường Đại học TDTT Bắc Ninh - 2015. 3. Quản lý tài sản công tại Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh hiện nay - 2016. 4. Đánh giá hiệu quả sử dụng các công trình thể dục thể thao của Trường Đại học TDTT Bắc Ninh hiện nay - 2016. 5. Đề xuất phát triển dịch vụ thể dục thể thao quần chúng đáp ứng nhu cầu xã hội - 2019. 6. Một số kinh nghiệm và sự vận dụng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về quản lý tài sản công tại các trường đại học thể dục thể thao ở nước ta hiện nay - 2022. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quản lý tài sản công gắn liền với đất trong các trường đại học thể dục thể thao ở nước ta hiện nay - 2022. 167 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt 1. Bộ Tài chính (2006), Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, ban hành theo quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 2. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 06/2014/TT-BTC quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước. 3. Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 159/2015/TT-BTC ngày 15/10/2015 Hướng dẫn một số điều của Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ 4. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 23/2016/TT-BTC ngày 16/02/2016 hướng dẫn một số nội dung về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập. 5. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 19/2016/TT-BTC ngày 01/02/2016 Hướng dẫn một số nội dung của Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập. 6. Cục Quản lý công sản, Một số bản báo cáo về tình hình quản lý công sản ở một số nước: Trung Quốc, Pháp, Canada, Đức, Hàn Quốc. 7. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP về quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, về tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. 8. Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập. 168 9. Chính phủ (2009), Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/06/2009 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước 10. Chính phủ (2016), Nghị định số 04/2016/NĐ-CP ngày 06/01/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/06/2009 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước 11. Chính phủ (2015), Báo cáo số 214/BC-CP ngày 15/5/2015 báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2014. 12. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật số 09/2008/QH12 Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ngày 3 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội 13. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật số 44/2013/QH 13 Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 14. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 141/2008/QĐ-TTg ban hành quy chế quản lý trụ sở, nhà làm việc các đơn vị sự nghiệp công lập. 15. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 16. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 08/2016/QĐ-TTg quy định việc mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung. 17. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập. 18. Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh các năm 2017 - 2021. 169 19. Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công trường Đại học Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh các năm 2017 - 2021. 20. Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng các năm 2017 - 2021. 21. Bộ Tài chính (2019), “Báo cáo Đánh giá triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công”, Tài liệu phục vụ Hội nghị trực tuyến ngày 16 tháng 5 năm 2019. 22. Cục Quản lý công sản (2012), “Báo cáo kết quả nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm quản lý tài nhà nước tại Australia”, Hà Nội. 23. Cục Quản lý công sản (2012), “Báo cáo kết quả nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm quản lý tài nhà nước tại Trung Quốc”, Hà Nội. 24. Cục Quản lý công sản (2013), “Báo cáo kết quả khảo sát mua sắm tài sản công tại Nhật Bản”, Hà Nội 25. Chu Xuân Nam (2010), “Một số vấn đề về quản lý TSC ở Việt Nam hiện nay”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Đào Thị Hương (2019), “Quản lý tài sản công các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính. 27. Phạm Đình Bẩm, Trần Tuấn Hiếu (2008), “Quản lý thể dục thể thao”, NXB Thể dục thể thao, Hà Nội. 28. Phạm Đình Cường (2013), “Đổi mới cơ chế quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập”, Đề tài NCKH cấp Bộ, Bộ Tài chính. 29. Phan Công Khanh (2021), “Quản lý, sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập – Thực trạng và Giải pháp”, Tạp chí Quản lý Nhà nước. 30. Lê Thị Việt Hà (2016), “Quản lý tài sản nhà nước tại ngành Tòa án nhân dân ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Học viện Hậu cần. 31. Nguyễn Mạnh Hùng (2008), “Quản lý Tài sản công kinh nghiệm thế giới và khả năng vận dụng vào Việt Nam”, Tạp chí tài chính, số 12 năm 2008. 32. Nguyễn Mạnh Hùng (2009), “Cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực 170 hành chính sự nghiệp ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 33. Ngô Trang Hưng (2013), “Xác định tài sản thể dục thể thao ở một số tỉnh, thành phía Bắc để phục vụ quản lý thể dục thể thao ở nước ta”, Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa học thể dục thể thao. 34. Nguyễn Tân Thịnh (2016), “Để khai thác hiệu quả nguồn lực tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập”, Tạp chí Tài chính. 35. Nguyễn Tân Thịnh (2017), “Đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập”, Tạp chí Tài chính 36. Phan Hữu Nghị (2009), “Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 37. Trần Việt Phương (2016), “Quản lý TSC tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính. 38. Trần Đức Thắng và Nguyễn Tân Thịnh (2017), “Thực trạng quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp”, Tạp chí Tài chính. Tiếng Anh 39. Đinh Học Đông (2000), “Quản lý tài sản công”, Nxb Kinh tế tài chính Trung Quốc. 40. Dag Detter, Stefan Folster (2015) “The public wealth of nations: how management of public assets can boost or bust economic growth”, Palgrave Macmillan. 41. Johan Christiaens (2004) “Capital assets in governmental accounting reforms: comparing Flemish technical issues with international standards”, European Accounting Review. 42. Hanis Muhammad Hasbi, Trigunarsyah Bambang and Susilawati Connie (2010) “Elements of public asset management framework for local governments in developing countries” In 8th International Conference on 171 Construction and Real Estate Management (ICCREM 2010), Royal on the Park Hotel, Brisbane. 43. Olga Kaganova, James McKellar (2006), "Managing Government property assets: International experiences", The Urban Institute Press, Washington DC 44. Olga Kaganova (2008) “Integrating Public Property in the Realm of Fiscal Transpsparency and Anti-corruptio 45. Yoram Barzel (1997) “Economic Analysis of Propety Rights”, Cambridge University Press.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_cua_bo_van_hoa_the_thao_va_du_lich_doi_voi_t.pdf
  • pdf2. Tóm tắt LA chuẩn tuan k32.pdf
  • pdf2. Tóm tắt LA Tiếng Anh 16012023 tuan k32.pdf
  • pdfCV Nguyễn Văn Tuấn.pdf
  • pdfthong tin luan an tuan k32.pdf
Luận văn liên quan