Luận án Quản lý hoạt động cho vay lại vốn ODA tại Việt Nam

Tăng cường đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên tham gia trực tiếp dự án: Các định chế tài chính trung gian nên thường xuyên tổ chức các buổi họp rút kinh nghiệm, các buổi tập huấn nội bộ theo nhóm, tổ, chức năng thực hiện, nhằm phổ biến chính sách, thống nhất cách thực hiện. Với việc tổ chức các cuộc họp thường xuyên, các sai phạm trong quá trình thực hiện cũng có khả năng được phát hiện nhanh chóng và đề ra phương án xử lý. Định chế tài chính trung gian cần chủ động đào tạo cán bộ hội sở và chi nhánh để nắm vững điều kiện cũng như thủ tục giải ngân dự án. Do đặc thù của ngành nên việc nhân viên thường xuyên nhảy việc và cán bộ quản lý dự án thường xuyên thay đổi. Chính vì vậy, công tác đào tạo cho các cán bộ mới là hết sức cần thiết, đảm bảo các cán bộ được đào tạo này làm việc trực tiếp với doanh nghiệp luôn nắm vững được các quy định của dự án cũng như có khả năng tư vấn cho các khách hàng và thẩm định khoản vay. Nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng khoản vay doanh nghiệp của các định chế tài chính trung gian đồng thời sẽ thu hút được nhiều khách hàng doanh nghiệp hơn, điều đó góp phần phát triển nhiều khoản vay cho doanh nghiệp hơn, đặc biệt là các khoản vay ưu đãi. Tổ chức các chuyến đi thực địa chọn mẫu với các tiểu dự án và doanh nghiệp: Các định chế tài chính trung gian nên tăng cường các chuyến đi khảo sát việc thực hiện tiểu dự án nhằm giám sát chặt chẽ hơn mục đích sử dụng vốn vay, khả năng hoàn trả nợ của doanh nghiệp tham gia dự án. Đồng thời, các chuyến đi thực tế này sẽ tạo tiền đề cho việc xây dựng chính sách tín dụng của TCTD, tạo điều kiện khiến các TCTD đóng vai trò định chế tài chính trung gian có thể tạo ra được các gói vay hiệu quả hơn cho doanh nghiệp nhằm thu hút doanh nghiệp sử dụng vốn của TCTD.

pdf164 trang | Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý hoạt động cho vay lại vốn ODA tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của các khoản quá hạn và khả năng thu hồi nợ vay và sau đó xem xét các biện pháp cần phải thực hiện. Các báo cáo về các trường hợp nợ vay quá hạn đều phải tập hợp và báo cáo định kỳ tách riêng thanh một bản độc lập mà không gộp vào báo cáo bán niên (không kèm chi tiết) như hiện tại. Thông qua quá trình kiểm tra, giám sát vốn vay, định chế tài chính trung gian phải thường xuyên đánh giá mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp theo niên độ. Nếu phát 135 hiện các hành vi vi phạm, hạ thấp mức độ tín nhiệm, định chế tài chính trung gian phải thực hiện xử lý ngay lập tức, và xem xét việc thu hồi khoản vay. Tăng cường đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên tham gia trực tiếp dự án: Các định chế tài chính trung gian nên thường xuyên tổ chức các buổi họp rút kinh nghiệm, các buổi tập huấn nội bộ theo nhóm, tổ, chức năng thực hiện,nhằm phổ biến chính sách, thống nhất cách thực hiện. Với việc tổ chức các cuộc họp thường xuyên, các sai phạm trong quá trình thực hiện cũng có khả năng được phát hiện nhanh chóng và đề ra phương án xử lý. Định chế tài chính trung gian cần chủ động đào tạo cán bộ hội sở và chi nhánh để nắm vững điều kiện cũng như thủ tục giải ngân dự án. Do đặc thù của ngành nên việc nhân viên thường xuyên nhảy việc và cán bộ quản lý dự án thường xuyên thay đổi. Chính vì vậy, công tác đào tạo cho các cán bộ mới là hết sức cần thiết, đảm bảo các cán bộ được đào tạo này làm việc trực tiếp với doanh nghiệp luôn nắm vững được các quy định của dự án cũng như có khả năng tư vấn cho các khách hàng và thẩm định khoản vay. Nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng khoản vay doanh nghiệp của các định chế tài chính trung gian đồng thời sẽ thu hút được nhiều khách hàng doanh nghiệp hơn, điều đó góp phần phát triển nhiều khoản vay cho doanh nghiệp hơn, đặc biệt là các khoản vay ưu đãi. Tổ chức các chuyến đi thực địa chọn mẫu với các tiểu dự án và doanh nghiệp: Các định chế tài chính trung gian nên tăng cường các chuyến đi khảo sát việc thực hiện tiểu dự án nhằm giám sát chặt chẽ hơn mục đích sử dụng vốn vay, khả năng hoàn trả nợ của doanh nghiệp tham gia dự án. Đồng thời, các chuyến đi thực tế này sẽ tạo tiền đề cho việc xây dựng chính sách tín dụng của TCTD, tạo điều kiện khiến các TCTD đóng vai trò định chế tài chính trung gian có thể tạo ra được các gói vay hiệu quả hơn cho doanh nghiệp nhằm thu hút doanh nghiệp sử dụng vốn của TCTD. Ngoài ra, với việc điều tra chọn mẫu và tổ chức các chuyến thực địa, thông số về doanh nghiệp của các TCTD sẽ đầy đủ, sát với thực tế, nếu có các trường hợp bất khả kháng phát sinh ảnh hưởng đến thu hồi vốn, định chế tài chính trung gian sẽ có khả năng đưa ra được những đối sách chính xác hơn trong quá trình giải quyết nợ. Đẩy mạnh việc quảng bá cho dự án từ phía định chế tài chính trung gian: Các định chế tài chính trung gian cũng có thể tổ chức các chuyến thực địa xuống các khu công nghiệp, các cụm nhà xưởng để khảo sát nhu cầu vay vốn, mục đích sử dụng của các doanh nghiệp. Dựa vào số liệu, có thể đưa ra một số gói vay hấp dẫn, phù hợp hơn 136 với khả năng trả nợ của doanh nghiệp nhằm tăng số lượng doanh nghiệp quan tâm đến dự án. Tăng cường chất lượng đội ngũ quản lý doanh nghiệp: Một phần nguyên nhân của việc chất lượng dự án không được đảm bảo là do sự hạn chế về mặt chất lượng đội ngũ quản lý của doanh nghiệp. Do vậy, để cải thiện tình hình thực hiện tiểu dự án, qua đó đảm bảo sự thành công của dự án, doanh nghiệp nên cân nhắc các giải pháp như: thu hút nhân tài quản lý với các chính sách đãi ngộ ưu đãi, ưu tiên sử dụng nhân viên theo thực lực mà không phải theo quan hệ gia đình như tình trạng phổ biến hiện nay, chuyển giao quyền kinh doanh và trách nhiệm ra quyết sách kinh doanh cho đội ngũ quản lý có chuyên môn cao. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên: Tăng cường việc đào tạo nhân viên mới bằng các hoạt động đội nhóm; giao trách nhiệm cho những nhân viên nhiều kinh nghiệm để đào tạo và kèm những nhân viên mới; đưa ra chính sách lương thưởng hấp dẫn để thu hút người tài, đồng thời đẩy mạnh việc tự rèn luyện của đội ngũ nhân viên; đưa nhân viên có tiềm năng đi đào tạo, huấn luyện chuyên sâu tại các tổ chức đơn vị khác nhằm học tập kinh nghiệm và tạo hạt giống cho đội ngũ quản lý. Với các hình thức trên, doanh nghiệp sẽ có khả năng tạo ra đội ngũ nhân viên với tay nghề cao, chuyên môn giỏi, tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài của DN, tạo ra mức độ tín nhiệm cao với TCTD, đồng thời đảm bảo quá trình thực hiện và quản lý tiểu dự án diễn ra suôn sẻ, đúng mục đích, đúng hợp đồng ban đầu. Tăng cường liên hệ với định chế tài chính trung gian để được hỗ trợ khi có sự cố xảy ra: Doanh nghiệp nên đảm bảo thực hiện báo cáo thực hiện tiểu dự án thường xuyên, chủ động báo cáo những yếu tố bất thường ảnh hưởng đến quá trình thực hiện tiểu dự án nhằm được tư vấn phương thức giải quyết phù hợp, kịp thời. Việc tăng cường liên hệ với định chế tài chính trung gian qua các báo cáo, các phiên tư vấn, yêu cầu cung cấp thông tin cũng tạo ra mối liên hệ chặt chẽ hơn giữa định chế tài chính trung gian và doanh nghiệp, tạo tiền đề cho các mối quan hệ tín dụng ngoài dự án. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên chủ động cung cấp thông tin cho định chế tài chính trung gian những mối quan tâm, quan ngại của doanh nghiệp về vấn đề tín dụng, tạo điều kiện cho định chế tài chính trung gian đưa ra được các đề xuất phù hợp hơn về mặt chính sách tín dụng cho doanh nghiệp trong tương lai và trong khuôn khổ của dự án. Thứ sáu, đẩy mạnh hoạt động quảng bá dự án 137 Thực tế, việc cơ quan cho vay lại vốn ODA có vốn để cho vay lại nhưng thiếu người vay lại có nguyên nhân là do các đối tượng có nhu cầu vay lại vốn ODA không có những thông tin về nguồn vốn có thể vay từ cơ quan cho vay lại. Vì thế: BQLDA nên kết hợp với các định chế tài chính trung gian để thực hiện việc quảng bá dự án đến các doanh nghiệp như thực hiện các chuyến khảo sát thực địa nhằm giới thiệu gói vay; tổ chức các buổi tọa đàm với đối tượng là các doanh nghiệp đang có nhu cầu vay vốn và tìm hiểu gói vay Thành lập các nhóm Tư vấn viên nhằm hỗ trợ các định chế tài chính trung gian trong quá trình giải đáp thắc mắc với các doanh nghiệp, hỗ trợ kỹ thuật với các định chế tài chính trung gian nhằm tăng tính hiệu quả tiếp cận thông tin của doanh nghiệp. Các nhóm tư vấn viên này sẽ là người làm việc trực tiếp, cố định với một nhóm định chế tài chính trung gian, trực tiếp xử lý và thu thập thông tin về các doanh nghiệp nằm dưới sự quản lý của các định chế tài chính trung gian đó nhằm tạo tính tập trung thông tin, tăng hiệu quả quản lý. BQLDA có thể trực tiếp thành lập các hội, nhóm, ban nơi các định chế tài chính trung gian có thể gặp mặt trực tiếp các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để tạo cơ hội phát triển mạng lưới liên kết các định chế tài chính trung gian với các doanh nghiệp nhằm tăng quy mô cấp vốn. Thứ bảy, thực hiện các nghiên cứu, điều tra liên tục nhằm điều chỉnh chế độ lãi suất, hạn mức tín dụng phù hợp với nhu cầu thị trường BQLDA cần có một ban nghiên cứu riêng với các dự án vốn vay nước ngoài. Ban này sẽ có nhiệm vụ thu thập dữ liệu thị trường, dự đoán sự thay đổi yếu tố kinh tế tác động đến lợi ích của doanh nghiệp, định chế tài chính trung gian nhằm đưa ra kiến nghị thay đổi lãi suất, hạn mức cho vay phù hợp với nhu cầu thị trường, nhằm đảm bảo ổn định về mặt chính sách, khiến quyền lợi của doanh nghiệp và định chế tài chính trung gian đều được đảm bảo. Ban nghiên cứu này sẽ không cần trực tiếp tham gia vào các hoạt động thường nhật về giám sát và thực hiện dự án mà là nơi tổng hợp thông tin, phân tích biến động và đưa ra dự báo kiến nghị. Việc có một ban chuyên trách về hoạt động này sẽ giảm thiểu sự chồng chéo công việc, tăng tính chuyên môn hóa, tăng tính chính xác của các chính sách đưa ra cho dự án. Thứ tám, lập hệ thống cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp nhỏ và vừa 138 Việc thiếu hệ thống cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp, một hệ thống được lưu và có thể nhập liệu trực tiếp từ BQLDA và định chế tài chính trung gian, đã gây chậm trễ cho công tác báo cáo, thẩm định dự án. BQLDA nên có một hệ thống điện tử hóa các dữ liệu về doanh nghiệp nhằm cung cấp cho các định chế tài chính trung gian trong quá trình thẩm định và giám sát dự án. Hệ thống này có thể được liên kết với các Bộ, ban ngành khác (Bộ Kế hoạch và đầu tư, Tổng Cục thuế, Bộ Lao động và Thương binh xã hội,) nhằm có được bức tranh toàn cảnh nhất về doanh nghiệp, hỗ trợ cho định chế tài chính trung gian trong quá trình thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Đồng thời, với dữ liệu như vậy, BQLDA có thể dùng làm cơ sở để thực hiện các dự án sau này với đối tượng tương đương. 4.2.2. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, lợi ích của các cơ quan liên quan Để khắc phục hạn chế và nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định cần quy định vai trò thẩm định của cơ quan cho vay lại trước khi đề xuất dự án với nhà tài trợ. Việc thẩm định phải bao gồm cả thẩm định dự án, thẩm định năng lực quản lý và năng lực tài chính của người vay lại bởi chỉ có thế mới có thể đảm bảo thu hồi vốn cho vay lại. Đối với dự án được xác định là khó có khả năng hoàn vốn thì hoặc là không vay hoặc Nhà nước cấp phát hoặc chuyển chủ đầu tư, tuyệt đối không để tình trạng biết là khó có khả năng hoàn vốn mà vẫn làm thủ tục nhận vay lại, sau đó lại xin chuyển sang cơ chế ngân sách nhà nước cấp phát. Cần quy định cơ chế cho vay lại thông qua trung gian tài chính là VDB, NHCSXH, NHTM hoặc quỹ tài chính đô thị nhằm chia sẻ rủi ro cho NSNN, chuyên nghiệp hóa hoạt động quản lý tài chính, tạo thuận lợi cho các dự án tiếp cận vay vốn. Các NHTM hoặc quỹ tài chính đô thị cho các dự án vay lại theo nguyên tắc thị trường, có quyền giải ngân, kiểm soát các khoản giải ngân, tài sản đảm bảo, quyền trích các khoản nợ, các dự phòng rủi ro và ứng xử như các khoản của ngân hàng. Tăng cường công tác lập, triển khai thực hiện và giám sát kế hoạch vay, trả nợ tại địa phương: Trong thời gian tới, cho vay lại CQĐP sẽ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng cho vay lại của Chính phủ, giảm dần cho vay lại đối với doanh nghiệp và ĐVSNCL, do đó, cần tăng cường công tác lập kế hoạch và tổ chức thực hiện vay trả nợ ở địa phương, trong đó có cấu phần cho vay lại để đảm bảo hiệu lực hiệu quả quản lý nợ. 139 Cụ thể cần quy định cụ thể quy trình bao gồm các bước: đánh giá việc thực hiện vay trả nợ và các hạn mức nợ tại địa phương trong giai đoạn trước; xây dựng phương án huy động vốn vay và trả nợ địa phương căn cứ trên các chỉ tiêu phát triển kinh tế vĩ mô của tỉnh, dự kiến thu chi và cân đối ngân sách địa phương, đánh giá khả năng đáp ứng từ các nguồn vốn vay, đồng thời có đánh giá so sánh về chi phí huy động từ các nguồn vốn để đảm bảo phù hợp với khả năng trả nợ của địa phương. Ngoài ra, việc xây dựng kế hoạch vay trả nợ của địa phương cần phải có phân tích về các chi phí rủi ro và tính bền vững danh mục nợ để đảm bảo kế hoạch vay trả nợ của địa phương bám sát các mục tiêu, kế hoạch do UBND cấp tỉnh quy định. Ngoài ra, cần nâng cao năng lực quản lý nợ cho cán bộ quản lý nợ địa phương. Để đẩy mạnh các kênh huy động vốn như phát hành trái phiếu CQĐP, cần tăng cường công tác tập huấn cho các cán bộ tại địa phương tình hình thị trường, các nguyên tắc, công cụ, kỹ năng quản lý nợ nói chung, quy định về quy trình tổ chức phát hành nói riêng và thực hiện các nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin. Điều chỉnh tăng mức bội chi thực tế hàng năm của NSĐP, tăng mức trần hạn mức dư nợ vay tương ứng với nhu cầu vay lại của NSĐP: Giữ mức bội chi của NSĐP ở mức dưới 0,25% GDP là đặc thù riêng có trong điều hành NSNN hàng năm ở Việt Nam, do đó không có kinh nghiệm quốc tế trực tiếp để tham khảo. Sửa đổi phương pháp xác định hạn mức vay nợ của CQĐP hiện nay: Vì nó không xét tới tiềm năng vay nợ của địa phương một cách đầy đủ và tạo ra động cơ không đúng đắn. Trên cơ sở những thông lệ quốc tế tốt nhất, có hai phương án cải cách cần được cân nhắc: a) xác định lại mức vay nợ tối đa, mức trả nợ vay hoặc vay nợ mới theo tỷ lệ với một nhóm nguồn thu của địa phương hoặc b) xác định lại các yêu cầu về cân đối ngân sách thường xuyên và đầu tư trong dài hạn. Các phương pháp tinh vi hơn đòi hỏi phải tách biệt được ngân sách thường xuyên và ngân sách đầu tư, ngăn ngừa sử dụng nguồn thu từ đầu tư để đảm bảo cho chi thường xuyên; thông tin tài khóa chi tiết để đưa ra những dự báo trung hạn. Tách biệt rõ đối tượng được NSNN cấp phát 100% hoặc cho vay lại từ nguồn vốn vay ODA. Cho vay lại từ nguồn vốn ODA không phải là đặc thù riêng có của Việt Nam, nhưng cho vay lại theo chương trình, dự án như Việt Nam hiện nay thì không có nhiều nước áp dụng nên khác với tiêu chí để áp dụng cơ chế cho vay lại của các nước khác, tiêu chí để áp dụng cơ chế cho vay lại đối với các chương trình, dự án tại Việt Nam dựa trên cả đánh giá năng lực tài chính của người vay lại và phương án tài chính của chương trình, dự án vay lại. Do đó, đối với từng đối tượng được vay lại, thứ tự ưu tiên trong các 140 tiêu chí đánh giá để áp dụng cơ chế tài chính (cấp phát hay cho vay lại) phù hợp là rất quan trọng, trừ trường hợp đối tượng vay lại là doanh nghiệp vì đã được quy định là áp dụng cơ chế cho vay lại 100% vốn vay nước ngoài của Chính phủ. Đối với CQĐP cấp tỉnh, trước hết cần đánh giá khả năng trả nợ của NSĐP vì NSĐP mới là người vay lại, còn khả năng trả nợ của chương trình, dự án được sử dụng vốn vay lại của CQĐP cấp tỉnh cần được ưu tiên sau tùy thuộc vào quyết định của CQĐP cấp tỉnh. Đối với ĐVSNCL, trước hết cần đánh giá mức độ tự chủ tài chính của ĐVSNCL đề xuất sử dụng vốn vay lại, sau đó mới đánh giá phương án tài chính của chương trình, dự án đề xuất sử dụng vốn vay lại. Trường hợp ĐVSNCL tự đảm bảo được chi đầu tư thì cơ chế cho vay lại 100% vốn vay nước ngoài cần được áp dụng; ngược lại, trường hợp ĐVSNCL chỉ tự đảm bảo được chi thường xuyên thì không nên áp dụng cơ chế vay lại. Nhà nước cần có chính sách nhằm đẩy mạnh tiến trình tăng mức độ tự chủ của ĐVSNCL. Với số lượng đông đảo các ĐVSNCL, Nhà nước không thể tiếp tục đầu tư toàn bộ theo phương thức cấp phát NSNN cho các ĐVSNCL như trước đây. Mặt khác, với tư cách là đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công có tính giá dịch vụ (tiến tới tính đủ chi phí trong giá dịch vụ), việc chuyển dần từ cơ chế cấp phát NSNN sang cho vay lại (một phần hoặc toàn bộ) từ vốn vay nước ngoài của Chính phủ là cần thiết và cần được đẩy mạnh. Thời kỳ ổn định cơ chế tự chủ 03 năm của các ĐVSNCL là tương đối phù hợp, tuy nhiên đối với các ĐVSNCL có mong muốn và có khả năng rút ngắn thời gian đạt được mức độ tự chủ tài chính cao hơn, cần có cơ chế hỗ trợ và xét duyệt thông thoáng và nhanh gọn hơn. Đồng thời, cần phân loại thêm nhóm ĐVSNCL tự chủ một phần chi đầu tư, ngoài nhóm ĐVSNCL tự đảm bảo toàn bộ chi đầu tư như phân loại hiện hành của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, để tạo điều kiện cho các ĐVSNCL thuộc nhóm này có thể vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ theo tỉ lệ phù hợp với mức độ tự chủ tài chính và góp phần đẩy nhanh tiến độ tăng dần mức độ tự chủ tài chính của các ĐVSNCL. Cần nghiên cứu, xây dựng tiêu chí lựa chọn các dự án, tiêu chí đánh giá hiệu quả các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi: Tạo cơ sở để đảm bảo tính chặt chẽ, hiệu quả, minh bạch trong ký kết hiệp định, bảo đảm quyền lợi của phía Việt Nam trong tiếp nhận nguồn vốn. Đồng thời quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài gắn với định hướng tái cơ cấu nền kinh tế, cơ cấu lại đầu tư công. Thực hiện 141 nghiêm kỷ luật tài chính theo quy định Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý nợ công và các văn bản pháp luật liên quan. Cần tập trung nguồn lực đầu tư cho những lĩnh vực có tính đột phá, có sức lan tỏa, mang lại hiểu quả kinh tế - xã hội thiết thực: Góp phần thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo khả năng trả nợ; tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài. Đánh giá về năng lực vay nợ của CQĐP sẽ bổ sung cho các quy định chung về hạn mức nợ: Phân tích mức độ tín nhiệm tổng thể tập trung vào mức độ ổn định dài hạn về tài chính của địa phương, qua việc đánh giá cả những yếu tố bên ngoài và sự cân đối giữa ngân sách thương xuyên và ngân sách đầu tư. Tình trạng nợ của UBND chịu ảnh hưởng của các khoản bảo lãnh được phát hành cũng như các nghĩa vụ nợ dự phòng phát sinh từ các doanh nghiệp công ích và các tổ chức ngoài ngân sách khác. Phân tích mức độ ổn định về tài chính cũng nên là một phần trong đánh giá năng lực vay nợ của CQĐP. Quy trình xử lý nợ của CQĐP cũng cần được đưa vào quy định, ngoài những quy tắc chung về nợ xấu: Các quy tắc mới nhằm hạn chế tính bất định cả về phía bên vay và bên cho vay. Các nội dung quy định quan trọng phải xác định được cách thức khởi xướng quy trình, ai là người phụ trách tái cơ cấu nợ, có phương án nào để bảo vệ bên vay và cách thức đóng lại quy trình. Cần phát triển các năng lực mới ở cả cấp trung ương và cấp địa phương: Áp lực lớn hơn về sử dụng nguồn vay lại ODA đòi hỏi phải tăng cường về chuyên môn kỹ thuật cũng như năng lực hành chính trong quản lý nợ của địa phương. Ở cấp địa phương, Sở Tài chính cần được tăng cường để đảm bảo điều phối tốt hơn các cơ quan khác nhau trong tỉnh phụ trách về các dự án đầu tư sử dụng vốn vay. Ở cấp trung ương – theo các quy định hiện hành – Bộ Tài chính đứng ra quản lý việc cho vay lại trực tiếp cho các UBND tỉnh. Vì vậy, phương án thứ nhất rõ ràng là phải tiếp tục thông lệ nêu trên và duy trì hình thức tự quản lý việc cho địa phương vay lại vốn ODA. Một phương án tổ chức nữa là lập ra quỹ phát triển đô thị. Các trung gian tài chính này có thể có nhiều hình thức tổ chức và thẩm quyền về vốn. Phương án thứ ba là tận dụng các NHTM, có mạng lưới và năng lực nhân sự để tiếp cận các đối tác được phân cấp. Tất cả các phương án tổ chức trên đều phải đồng hành với việc xây dựng năng lực ở cấp bộ ngành và cấp CQĐP. 142 4.2.3. Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ ban ngành trong quản lý hoạt động cho vay lại ODA Bộ KH&ĐT khẩn trương phối hợp với các Bộ ngành có liên quan xây dựng Nghị định mới về quản lý vốn ODA và vay ưu đãi thay thế Nghị định số 132/2018/NĐ-CP và Nghị định số 16/2016/NĐ-CP theo hướng tập trung vào một đầu mối công tác quản lý nợ công; rà soát để đơn giản hóa các thủ tục hành chính bao gồm quy trình bổ sung kế hoạch vốn hàng năm, cơ chế điều chỉnh, điều chuyển kế hoạch vốn cũng như cơ chế hạch toán và chuyển nguồn đối với vốn vay ODA, vay ưu đãi, phù hợp với Luật QLNC, Luật NSNN và Luật bổ sung, sửa đổi một số điều của Luật Đầu tư công. Bộ KH&ĐT phối hợp với Bộ ngành và địa phương rà soát tổng thể việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn đến năm 2020 để kịp thời điều chỉnh và phân bổ vốn cho các dự án đang thiếu vốn nhằm đảm bảo hoàn thành việc giải ngân nguồn vốn đầu tư công trung hạn đã được Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ giao trong giai đoạn 2016- 2020 theo đúng Nghị quyết số 71/2018/QH14 của Quốc hội, đảm bảo trong phạm vi 02 triệu tỷ đồng, giảm vốn vay trong nước tương ứng với việc tăng vốn nước ngoài. Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt điều chỉnh tăng hạn mức vay nợ và bội chi cho CQĐP để đảm bảo bố trí đủ dự toán cho các chương trình dự án đã ký Hiệp định vay. Các địa phương khẩn trương ban hành quy chế cụ thể về phân công chức năng nhiệm vụ của Sở Tài chính và quy định cụ thể về việc phối hợp giữa các Sở ban ngành của địa phương trong công tác quản lý nợ địa phương mình, phù hợp với Luật QLNC. Kiểm toán Nhà nước và cơ quan thanh tra tài chính cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm toán để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong qua trình thực hiện cho vay lại vốn ODA, đặc biệt là các hiện tượng chi sai mục đích; đơn giá, không đúng tiêu chuẩn định mức; chi vượt dự toán 4.2.4. Chú trọng nâng cao năng lực thẩm định các chương trình, dự án ODA sử dụng vốn ODA cho vay lại Các cơ quan quản lý nợ nước ngoài cần phối hợp và xây dựng các chỉ tiêu về mặt kỹ thuật, tài chính, kinh tế - xã hội theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện kinh tế quốc gia để làm cơ sở thẩm định các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn nợ nước ngoài. Đối với các Bộ, ngành, địa phương và đặc biệt là các doanh nghiệp cần chủ động lựa chọn các dự án có tính khả thi cao về mặt kỹ thuật và kinh tế để đầu tư, chủ động phối hợp chặt chẽ với các nhà đầu tư nước ngoài trong suốt quá 143 trình vay vốn, sử dụng vốn. Quá trình thẩm định phải loại bỏ đến mức thấp nhất những khó khăn, hoặc các cam kết gây bất lợi cho phía Việt Nam. Tăng cường trách nhiệm trong công tác thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, tránh phê duyệt dự án vốn đầu tư lớn nhưng hiệu quả thu hồi hạn chế Các cơ quan nhà nước cần chủ động nhiều hơn nữa trong việc chuẩn bị và thẩm định tài chính các dự án thay vì phụ thuộc vào các tư vấn chuẩn bị dự án hay nhà tài trợ. Cần tổ chức đào tạo cho các cán bộ tham gia vào quá trình chuẩn bị và thẩm định hiểu biết về quy trình, cách thức thực hiện, từ đó các cán bộ này có thể chủ động thực hiện hoặc tiến hành phân tích độc lập và hiệu quả các nội dung tài chính của các dự án đầu tư và đưa ra các lựa chọn dự án tối ưu. Các chủ dự án vay lại cần nâng cao trách nhiệm và tính chủ động trong quản lý nguồn vốn cho vay lại, tuân thủ chặt chẽ các quy định về bảo hiểm công trình (nếu có), quản lý tài sản của dự án, tài sản đảm bảo khoản vay, hạn chế tối đa rủi ro và chi phí cho chủ dự án. 4.2.5. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống đánh giá các dự án ODA sử dụng vốn ODA cho vay lại Hoạt động đánh giá dự án cần được thể chế hoá nội bộ theo hướng tăng cường đánh giá giữa kỳ và đánh giá kết thúc; cần xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ kiến thức và kỹ năng về theo dõi, đánh giá để có thể hỗ trợ các dự án cũng như phối hợp cùng các nhà tài trợ trong việc thực hiện nhiệm vụ này; Đối với những dự án lớn, cần chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành đánh giá hiện trạng ban đầu sau khi dự án được phê duyệt, bắt đầu đi vào hoạt động để đảm bảo có những điều chỉnh kịp thời trong thiết kế của dự án (nếu cần) và đồng thời để thu thập các thông tin phản ánh hiện trạng làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và tác động của dự án sau này; Thiết kế của tất cả các dự án cần đảm bảo một nguồn kinh phí tương xứng cho việc thực hiện công tác đánh giá dự án. Củng cố hệ thống theo dõi các chương trình, dự án ODA: tất cả các dự án cần phải thiết lập hệ thống theo dõi nội bộ với những chỉ số rõ ràng về kết quả và sản phẩm đầu ra dự kiến ngay từ khâu thiết kế dự án; Công cụ theo dõi đã được hài hoà hoá (AMT) cần được cải thiện theo hướng đơn giản hơn đối với các dự án hỗ trợ kỹ thuật nhỏ và đơn giản. Bên cạnh đó, công cụ này cần được cộng đồng tài trợ chấp nhận một cách rộng rãi hơn nhằm tiến đến một hệ thống theo dõi – đánh giá thống nhất giữa Chính phủ và cộng đồng tài trợ. Trong giai đoạn hiện tại khi chưa thể điều chỉnh AMT, cần phải đảm bảo các dự án nghiêm túc việc sử dụng công cụ này. Các BQLDA cần gửi các báo 144 cáo theo dõi quý theo mẫu AMT cho Bộ Tài chính để tổng hợp vào PMT (công cụ theo dõi danh mục đầu tư của các cơ quan chủ quản) Cùng với đó, phải thể chế hóa tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư với hai nội dung: (i) Xây dựng và hình thành bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA; (ii) Vận dụng thí điểm bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả ODA vào các danh mục đầu tư ở các địa phương khác nhau để kiểm tra tính bất cập và sự phù hợp đối với các hoạt động sử dụng ODA trước khi tiến hành công bố. 4.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động cho vay lại ODA Cần tăng cường vai trò kiểm tra, thanh tra của Bộ chủ quản, của các Bộ có chức năng quản lý và của các cơ quan thanh tra, kiểm toán Nhà nước đối với việc thực hiện dự án và đối với hoạt động quản lý của chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án. Bên cạnh đó, cần tăng cường năng lực thu thập thông tin, lưu trữ, xử lý và báo cáo các loại thông tin về ODA. Xây dựng và hoàn thành cơ sở dữ liệu về ODA để cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và nhất quán nhằm phục vụ cho quá trình hoạch định chính sách, báo cáo theo yêu cầu cho các cơ quan và nhà tài trợ. Xây dựng cơ chế tham gia của người dân vào các dự án sử dụng vốn ODA Sau khi Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, cách tiếp cận ODA có sự thay đổi, quy mô ODA ưu đãi giảm dần, việc tối quan trọng là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA. Một trong những biện pháp là phải nâng cao tính bền vững cho các kết quả của dự án ODA sau khi dự án kết thúc, đồng thời giảm thất thoát trong quá trình thực hiện. Chính vì vậy, đối tượng được hưởng lợi cũng được tham gia vào các quá trình ngay từ vòng đầu và đầy đủ vào tất cả các khâu trong vòng đời của chương trình, dự án. khâu thiết kế dự án, thẩm định dự án, quyết định dự án,... Khi các dự án chuyển giao kết quả, các nhà quản lý, người dân hưởng lợi cùng nhận bàn giao, chịu trách nhiệm và giám sát hoạt động. Đồng thời, cần thiết kế các hoạt động kiểm tra, giám sát các dự án ODA từ trung ương xuống địa phương có sự tham gia của người dân. Bên cạnh đó, hướng đi để khu vực tư nhân tiếp cận ODA là hoàn toàn đúng đắn. 4.2.7. Nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan cho vay lại vốn ODA Như đã phân tích trong chương 3 của luận án, về phía cơ quan cho vay lại vốn ODA, nhất là VDB còn khá nhiều hạn chế, yếu kém đã dẫn đến một số hệ quả tiêu cực ảnh hưởng đến kết quả và chất lượng hoạt động cho vay lại vốn ODA nói chung. Do vậy, để nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý hoạt động cho vay lại vốn ODA, việc nâng 145 cao năng lực hoạt động của các cơ quan cho vay lại vốn ODA, nhất là các ngân hàng chính sách gồm VBD và NHCSXH. Các nội dung cần chú trọng là: - Các NHCS cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện toàn bộ hệ thống các quy chế, quy trình, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho vay lại vốn ODA tại cơ quan cho phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan được ban hành mới nhất để đảm bảo có đủ, kịp thời các văn bản hướng dẫn thống nhất cho toàn hệ thống, đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật và cơ quan. Trong quá trình thực hiện xây dựng và hoàn thiện các quy chế, quy trình, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cần tham khảo ý kiến của các cơ quan có liên quan để tạo thuận lợi cho việc triển khai thực hiện trong thực tiễn, tránh các vấn đề nảy sinh cho các bên hiểu không thống nhất. - Cần đặc biệt chú ý nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án cho vay lại vốn ODA. Cần cập nhật các mô hình tính toán của nhà tài trợ để xem xét áp dụng trong quá trình thẩm định dự án. Đối với các dự án cho vay lại do Bộ Tài chính uỷ quyền và không chịu rủi ro tín dụng trong quá trình thẩm định cần kịp thời báo cáo Bộ Tài chính những vướng mắc về hồ sơ, các loại giấy tờ do chủ đầu tư cung cấp để được hướng dẫn và xử lý kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Đối với các dự án cho vay lại vốn ODA chịu rủi ro tín dụng, cơ quan cho vay lại cần đảm bảo thực hiện thẩm định dự án một cách chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật để qua đó lựa chọn được các dự án đáp ứng yêu cầu cho vay lại vốn ODA và có thể mang lại hiệu quả trong thực tiễn. Với các dự án có tính chất phức tạp, cần phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư, có thể cử cán bộ khảo sát thực địa để có đủ các căn cứ phục vụ đánh giá. - Trong quá trình quản lý cho vay lại vốn ODA đối với các đối tượng, cần tăng cường mối liên hệ với chủ dự án, cử cán bộ bám sát dự án để kịp thời nắm bắt các thông tin về tình hình thực hiện dự án, phát hiện những nguy cơ, những rủi ro để kịp thời có những biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa, phát hiện các vấn đề khó khăn, vướng mắc để cùng với chủ đầu tư tháo gỡ. Cần chủ động nắm bắt tình hình đối với những dự án gặp khó khăn trong việc trả nợ để nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo Bộ Tài chính xem xét xử lý kịp thời. - Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng hoặc cử cán bộ tại Trụ sở chính và các Chi nhánh, Sở Giao dịch tham gia đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác quản lý vốn nước ngoài; tham gia các hội thảo chuyên đề về quản lý tài sản bảo đảm, kiểm soát chi đối với các dự án vốn vay ODA; thường xuyên và kịp thời cập nhật các văn bản pháp 146 luật mới được cơ quan có thẩm quyền ban hành về lĩnh vực quản lý vốn nước ngoài, quản lý nợ công để điều chỉnh, bổ sung các nghiệp vụ, văn bản hướng dẫn thực hiện cho phù hợp. - Từng bước hiện đại hóa hệ thống cơ sở dữ liệu, phần mềm, ứng dụng hỗ trợ việc thu thập các thông tin, dữ liệu phục vụ quản lý nhằm phục vụ các công tác theo dõi, dự báo và quản trị rủi ro các dự án vay lại vốn ODA nói riêng, vốn ngước ngoài nói chung; xây dựng và hoàn thiện hệ thống báo cáo điện tử phục vụ cho công tác đối chiếu số liệu định kỳ với Bộ Tài chính, kết nối cơ sở dữ liệu với Cục quản lý nợ & Tài chính đối ngoại để giảm bớt thời gian tổng hợp, đối chiếu, rà soát, điều chỉnh số liệu giữa các NHCS và các bộ phận chức năng thuộc Bộ Tài chính. 147 KẾT LUẬN Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong điều kiện NSNN dành cho đầu tư phát triển còn hạn hẹp trong khi nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội lại rất lớn thì ODA là nguồn bổ sung vốn rất quan trọng cho đầu tư phát triển. Trong bối cảnh, nguồn vốn ODA do các tổ chức chính phủ, tổ chức phi chính phủ cung cấp cho Việt Nam không còn dồi dào; các nguồn viện trợ đang dần trở nên kém ưu đãi, lãi suất tăng lên, kỳ hạn vay giảm xuống, các điều kiện ràng buộc ngày càng nhiều, việc tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ODA trong tình hình mới là yêu cầu cấp thiết, tất yếu. Thực tế, Việt Nam đã chủ trương từng bước giảm tỷ trọng cấp phát, tăng tỷ trọng cho vay lại đối với các chương trình, dự án của địa phương. Vốn ODA cho vay lại tại Việt Nam đã cung cấp cho nền kinh tế một lượng vốn đáng kể để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, các dự án trọng điểm, mũi nhọn, và khẳng định là một trong những nguồn vốn quan trọng, đóng góp vào việc thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong từng thời kỳ phát triển. Trong bối cảnh ODA đang có xu hướng giảm, thay vào đó là các nguồn vốn kém ưu đãi và vốn vay thương mại, nâng cao hiệu quả cho vay lại ODA càng trở thành vấn đề mấu chốt và quan trọng, đòi hỏi thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Theo mục tiêu đặt ra, đề tài đã thực hiện được các nội dung sau: Một là, đã hoàn thiện cơ sở lý luận về quản lý hoạt động cho vay lại vốn ODA và đưa ra hệ thống các nhóm tiêu chí đánh giá về quản lý hoạt động cho vay lại vốn ODA, đó là: Đánh giá việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Đánh giá việc tổ chức, chỉ đạo, điều hành thực hiện; Đánh giá về kết quả và chất lượng của hoạt động cho vay lại vốn ODA; Đánh giá việc theo dõi, cung cấp thông tin; Đánh giá việc giám sát, đánh giá, kiểm tra, thanh tra hoạt động cho vay lại vốn ODA. Hai là, đã phân tích làm rõ tiến trình đổi mới quản lý hoạt động cho vay lại vốn ODA trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay và chỉ ra những mặt tích cực đó là: i) Hoạt động cho vay lại vốn ODA đến nay được điều chỉnh bởi luật. Hệ thống các văn bản pháp luật về cho vay lại vốn ODA đã liên tục được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với các luật có liên quan mới nhất về quản lý nợ công, bao quát được đầy đủ các vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay lại vốn ODA; ii) Khi nảy sinh những vướng mắc, các cơ quan chức năng đã nhanh chóng có các biện pháp nhằm tháo gỡ để triển khai hoạt động cho vay lại vốn ODA theo các kế hoạch đề ra; iii) Việc theo dõi, cung cấp thông tin về quản lý và sử dụng vốn ODA cho vay lại được chú trọng; 148 Ba là, chỉ ra những hạn chế trong quản lý hoạt động cho vay lại vốn ODA: i) Pháp luật về cho vay lại vốn ODA thay đổi nhanh, thiếu ổn định, chưa đồng bộ, còn chồng chéo; ii) Trong tổ chức, chỉ đạo, điều hành thực hiện hoạt động cho vay lại vốn ODA còn có sự không đồng bộ giữa tỷ lệ cho vay lại và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn; Công tác quản lý nợ địa phương còn phân tán, hiệu quả hiệu lực thi hành chưa cao; Còn có vướng mắc về thủ tục kiểm soát chi, giải ngân, rút vốn; iii) Chất lượng một số dự án sử dụng vốn ODA cho vay lại kém hiệu quả. Một số dự án cho vay lại quá hạn, không trả được nợ phải chuyển thành nợ trực tiếp của Chính phủ; iv) Việc tổng hợp thông tin phục vụ quản lý còn hạn chế. Bốn là, đã đề xuất một số khuyến nghị 08 giải pháp về quản lý hoạt động cho vay lại vốn ODA tại Việt Nam, các giải pháp quan trọng là: i) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về cho vay lại vốn ODA, cần ban hành luật riêng về cho vay lại vốn ODA; ii) Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, lợi ích của các cơ quan liên quan; Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ ban ngành trong quản lý hoạt động cho vay lại ODA; iv) Chú trọng nâng cao năng lực thẩm định các chương trình, dự án ODA sử dụng vốn ODA cho vay lại; v) Hình thành bộ phận chuyên trách về nợ CQĐP; vi) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống đánh giá các dự án ODA sử dụng vốn ODA cho vay lại. Bên cạnh những kết quả đạt được, luận án còn một số hạn chế. Cụ thể là: Thứ nhất, chưa đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá về quản lý hoạt động cho vay lại của các cơ quan, tổ chức được uỷ quyền quản lý cho vay lại vốn ODA mà việc này cũng có những ảnh hưởng quan trọng đến quản lý hoạt động cho vay lại vốn ODA của Nhà nước. Thứ hai, chưa đi sâu phân tích được các kết quả cụ thể của hoạt động cho vay lại vốn ODA tại Việt Nam trong thời gian qua. Điều này là do các dữ liệu, thông tin về ODA nói chung, về cho vay lại ODA nói riêng ở Việt Nam còn tản mát ở nhiều cơ quan, tổ chức nhà nước khác nhau, hơn nữa, do ODA còn liên quan đến yếu tố chính trị, có những yêu cầu về đảm bảo tính mật và không được công khai nên NCS không thể thu thập đủ thông tin phục vụ phân tích. Thứ ba, chưa phân tích và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động cho vay lại vốn ODA ở giác độ quản lý nhà nước mà đây là những căn cứ quan trọng làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động cho vay lại vốn ODA. 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Nguyễn Anh Tuấn (2020), "Hoạt động cho vay lại vốn ODA và một số vấn đề đặt ra", Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, Kho bạc Nhà nước Việt Nam, số 221, tháng 11 năm 2020, tr. 6-9. 2. Nguyễn Anh Tuấn (2020), "Thực trạng và giải pháp cho vay lại vốn ODA", Tạp chí Tài chính, kỳ 1 tháng 11 năm 2020 (740), tr. 57-59. 3. Nguyễn Anh Tuấn (2020), "Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động cho vay vốn ODA cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải nhằm tạo điều kiện phát triển khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam", Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia "Định hướng, quan điểm và giải pháp phát triển khu vực FDI trong thực hiện chiến lược phát triển bền vững, đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam đến năm 2035". 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anh Vũ (2019), Nguy cơ ngân sách phải “gánh nợ” lớn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB, Báo điện tử Nhịp sống doanh nghiệp (BIZLIVE), truy cập ngày 08/09/2019 từ https://nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn/ngan-hang/nguy- co-ngan-sach-phai-ganh-no-lon-tai-ngan-hang-phat-trien-viet-nam-vdb- 3519729.html 2. Assefa Abebe (2013), "The role of official Development Assistance (ODA) in Economic Development: the Case of South Korea", Ethiopian Economic Association, Vol.3, pp.84-90. 3. Bộ Tài chính (2009), Báo cáo Tổng kết tình hình thực hiện Luật Quản lý nợ công năm 2009. 4. Bộ Tài chính (2020), Báo cáo về hạn mức bảo lãnh Chính phủ và hạn mức vay về cho vay lại năm 2019-2020. 5. Bộ Công thương (2014), Thu xếp vốn cho các dự án điện: Cần cơ chế thông thoáng hơn, truy cập 15/10/2014 từ page=news&do=detail&id=24 6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Phát triển châu Á (2009), Cẩm nang hướng dẫn chuẩn bị và thực hiện dự án nguồn vốn ODA do ADB tài trợ tại Việt Nam, truy cập ngày 20/05/2021 từ https://www.adb.org/sites/default/files/institutional- document/32543/files/handbook-processing-implementation-vn.pdf 7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016), Thông tư số 12/2016/TT-BKHĐT ngày 08/8/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016. 8. Bộ Tài chính (2017), Một số kinh nghiệm quốc tế về quản lý nợ công. 9. Bùi Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Hoàng Ái (2018), "Hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn ODA tại Trung tâm quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ lâm nghiệp, số 1 năm 2018. 10. Bùi Tất Thắng (2017), “Phát triển kinh tế bền vững và những vấn đề đặt ra đối với đầu tư công”, Kỷ yếu Diễn đàn Tài chính Việt Nam. 11. Chính phủ (2016), Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 quy định về quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài 12. Chính phủ (2017), Nghị định số 52/2017/NĐ-CP ngày 28/4/2017 về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ đối với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 151 13. Chính phủ (2018), Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ. 14. Chingiz BEKSULTANOV (2017), Challenges to Rise the Efficiency of ODA in Kyrgyzstan. 15. Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính (2017), “Huy động, quản lý và sử dụng nợ công an toàn, bền vững cho đầu tư phát triển”, Kỷ yếu Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2017. 16. D.I. Đa-nhi-len-cô (chủ biên) (1979), Quản lý các quá trình xã hội trong xã hội chủ nghĩa, Nhà xuất bản sách giáo khoa Mác – Lê nin, Hà nội, 1981. 17. Đào Huyền (2019), Phó Thủ tướng chỉ đạo cải tiến quy trình, thủ tục đẩy nhanh giải ngân vốn ODA. Trang thông tin điện tử Ngân hàng Phát triển Việt Nam, ngày 18/06/2019. [https://vdb.gov.vn/tin-tuc/10713/pho-thu-tuong-chi-dao-cai-tien- quy-trinh--thu-tuc-day-nhanh-giai-ngan-von-oda.aspx] 18. Đỗ Hoàng Toàn và Mai Văn Bưu (đồng chủ biên) (2005), Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội. 19. Feeny, S., & Fry, T. R. L. (2005), "How sustainable is the macroeconomic impact of foreign aid?", Journal of Policy Modeling, Vol.36 (6), pp. 1066-1081. 20. Feeny, S., & McGillivray, M. (2010), "Aid and growth in small island developing states", Journal of Development Studies, 46, 877–896. doi:10.1080/ 00220381003623889 21. Hà Lan (2017), Việt Nam không còn được vay vốn ODA từ WB, Báo điện tử Đại biểu nhân dân, ngày 01 tháng 06 năm 2017. https://www.daibieunhandan.vn/viet- nam-khong-con-duoc-vay-von-oda-tu-wb-390940 22. Hà Thị Thu (2014), Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam: nghiên cứu tại vùng Duyên hải Miền Trung, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân. 23. Hansen, H., & Tarp, F. (2001), "Aid and growth regressions", Journal of Development Economics, 64(2), pp.547-570. 24. Helmut Fuhrer (1996), A history of the development assistance committee and the development co-operation directorate in dates, names and figures, Organisation for economic co-operation and development. 25. Hiểu Trân (2019), Thu hút vốn ODA: Hiệu quả cho đầu tư phát triển, Báo Quảng Ninh điện tử, ngày 08/03/2019 [https://baoquangninh.com.vn/thu-hut-von-oda- hieu-qua-cho-dau-tu-phat-trien-2433402.html] 152 26. Hoàng Hải (2016), Tăng cường quản lý tài chính các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ, Cổng thông tin Điện tử Nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh. 27. Hynes, W. and S. Scott (2013), “The Evolution of Official Development Assistance: Achievements, Criticisms and a Way Forward”, OECD Development Co-operation Working Papers, No. 12, OECD Publishing. 10.1787/5k3v1dv3f024-en 28. International Monetary Fund (2000), Sovereign Assets and Liabilities. 29. International Monetary Fund (2003), "Guidelines for Public Debt Management: Accompanying Document and Selected Case Studies", International Monetary Fund. 30. International Monetary Fund (2008), Contingent Liabilities: Issues and Practice. 31. Jin, Sang Ki; Oh, Cheol H (2012), "Revisiting Effects and Strategies of Official Development Assistance (ODA):A Panel Analysis", International Review of Public Administration; Seoul, Vol. 17, Iss. 3, (2012): 139 - 168. 32. Lê Minh Trường (2021), Quản lý nhà nước là gì ? Phân tích mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân?, Trang điện tử Luật Minh Khuê, ngày 17/01/2021. Truy cập tại địa chỉ: https://luatminhkhue.vn/quan-ly-nha-nuoc-la-gi---quy-dinh-ve-quan-li- nha-nuoc.aspx 33. Lê Phan (2022), Sử dụng vốn vay ODA chậm ngày nào TP.HCM chịu thiệt ngày đó, Báo Tuổi trẻ Online ngày 22/04/2022. https://tuoitre.vn/su-dung-von-vay- oda-cham-ngay-nao-tp-hcm-chiu-thiet-ngay-do-20220422124540577. htm?fbclid= IwAR0YYRzhKDObrFlxJ4H0KGOgQrR_5LumwX9IEGFQltyFr Xb008h0FxozsGc 34. Lê Quốc Hội (2012), Lộ trình sử dụng ODA, Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) 35. Lê Thị Mai Liên và Lê Thị Thùy Vân (2012), Quản lý nợ công của một số nước và bài học kinh nghiệm, Thông tin phục vụ lãnh đạo. 36. Lin Moe, T. (2008), "An empirical investigation of relationships between official development assistance (ODA) and human and educational development", International Journal of Social Economics, Vol. 35 No. 3, pp. 202- 221. https://doi.org/10.1108/03068290810847879 37. M. Ayhan Kose, Peter Nagle, Franziska Ohnsorge, and Naotaka Sugawara (2020), "Global Waves of Debt: Causes and Consequences", Advance Edition. Washington, DC: World Bank. 153 38. Mohamed Ariff (1998), "APEC & Development Co-operation", Institute of Southeast Asian Studies. 39. Ngân hàng Thế giới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016), Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ. 40. Nguyễn Cảnh Hiệp (2013), Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Luận án tiến sỹ Học viện Tài chính. 41. Nguyễn Hồng Vân (2010), Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản trong lĩnh vực giáo dục Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2010, luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế quốc dân. 42. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Giáo trình quản lý nhà nước về đất đai, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 43. Nguyễn Minh Phương (2019), “Đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta”, Tạp chí Lý luận chính trị số 6-2019. [ gia-hieu-qua-hoat-dong-cua-to-chuc-hanh-chinh-nha-nuoc-don-vi-su-nghiep- cong-lap-o-nuoc-ta.html] 44. Nguyễn Quang Thái, Trần Thị Hồng Thủy (2014), "Vốn ODA trong điều kiện mới", Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 1 (2014) tr. 19-25; 45. Nguyễn Thị Lan Anh (2015), Hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại khu vực Tây Bắc, Việt Nam, Luận án tiến sĩ trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 46. Nguyễn Thị Thúy (2016), Kinh nghiệm quốc tế về quản lý nợ công, Thông tin phục vụ lãnh đạo. 47. Nguyễn Thị Tình (2017), Quản lý nhà nước đối với viện trợ phát triển chính thức (ODA) ở một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế. Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. 48. Nguyễn Việt Cường (2016), Thu hút nguồn vốn ODA nhằm thực hiện mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội ở Việt Nam đến năm 2020, Luận án tiến sĩ trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 49. Nguyên Vũ (2020), Cơ chế đặc thù cho Hà Nội: Đề nghị nâng mức dư nợ vay lên 90%, Báo Đầu tư Online, ngày 27/04/2020 14:22. [https://baodautu.vn/co-che-dac- thu-cho-ha-noi-de-nghi-nang-muc-du-no-vay-len-90-d120971.html] 154 50. Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. 51. OECD (2003), ODA evaluation guideline. 52. OECD (2016), Subnational governments around the world structure and finance 53. Phạm Thị Thơm (2014), Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA trong dự án “Chương trình bảo tồn rừng” do Chính phủ Nhật viện trợ, Luận văn thạc sỹ Học viện Tài chính. 54. Paul Hersey và Ken Blanc Hard (Trần Thị Hạnh, Đặng Thành Hưng, Đặng Mạnh Phổ sưu tầm và tuyển dịch) (1995), Quản lý nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 55. Phúc Khang (2021), Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm, nhất là các dự án có sử dụng vốn ODA, Báo Kiểm toán số 38/2021, Cổng thông tin điện tử Kiểm toán Nhà nước, ngày 28/09/2021. https://www.sav.gov.vn/Pages/chi-tiet- tin.aspx?ItemID=1869&l=Nghiencuutraodoi 56. Quỹ Tiền tệ Thế giới (2020), Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF tháng 04/2020 57. Quốc hội (2017), Luật quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn đi kèm 58. Rob Tew (2013), "ODA loans: tracking a growing source of development financing", Development Initiatives, June 2013. 59. Selaya, P., & Thiele, R. (2010), "Aid and sectoral growth: Evidence from panel data", Journal of Development Studies, 46, 1749–1766. doi:10.1080/ 00220388.2010.492856 60. Serieux, J. (2011), "Aid and Resource Mobilisation in Sub-Saharan Africa: The Role of Reverse Flows", Journal of Development Studies, 47, 1080–1107. doi:10.1080/00220388.2010.509789 61. Simon Feeny (2007), "Impacts of Foreign Aid to Melanesia", Journal of the Asia Pacific Economy, Volume 12, Issue 1 (2007), Pages 34-60, published online: 29 Jan 2007. https://doi.org/10.1080/13547860601083603 62. SWE14/OC01-18, (2018), Evaluation of effectiveness and efficiency of development assistance to the Republic of Serbia per sector. evropa.gov.rs/Documents/Home/DACU/5/194/Final%20Evaluation%20Report. pdf. 63. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 251/QĐ-TTg ngày 17/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử 155 dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thời kỳ 2016-2020”. 64. Thủ tướng chính phủ (2021), Quyết định số 2109/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2021 phê duyệt đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2021 - 2025”. 65. Tôn Thành Tâm (2005), Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA tại Việt Nam, Luận án tiếến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân 66. Tony Addison, Oliver Morrissey & Finn Tarp (2017), "The Macroeconomics of Aid: Overview", The Journal of Development Studies, Volume 53, 2017, Pages 987-997 | Published online: 22 Mar 2017. https://doi.org/10.1080/ 00220388.2017.1303669. 67. Trần Đình Thắng (2019), “Tiêu chí đánh giá hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá”, Tạp chí Tài chính. Kỳ 1 tháng 11/2019. [https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tieu-chi-danh-gia- hieu-luc-hieu-qua-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-hoat-dong-kinh-doanh-dich-vu- tham-dinh-gia-318050.html] 68. Trần Kim Chung, Tô Ngọc Phan (2017), “Tái cơ cấu đầu tư công hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam”, Kỷ yếu Diễn đàn Tài chính Việt Nam. 69. Trần Thị Lưu tâm (2018), “Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay lại nguồn vốn ODA tại các tổ chức tín dụng”, Tạp chí Tài chính online, ngày 03/12/2018. https://tapchitaichinh.vn/he-thong-chi-tieu-danh-gia-hieu-qua-cho-vay-lai-nguon- von-oda-tai-cac-to-chuc-tin-dung.html 70. Tạp chí Tài chính điện tử (2019), Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay lại vốn ODA tại các tổ chức tín dụng. https://tapchitaichinh.vn/hoan-thien-cong-tac-tham- dinh-cho-vay-lai-von-oda-tai-cac-to-chuc-tin-dung.html 71. Trần Thị Lưu Tâm (2019), Nâng cao hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Luận án tiến sĩ trường Học viện Tài chính. 72. Trịnh Minh (2022), Hướng dẫn thống nhất cách hiểu đối với các vấn đề còn vướng mắc trong thực hiện dự án ODA, vốn vay ưu đãi, Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum, ngày 22/04/2022. https://www.kontum.gov.vn/pages/detail/40902/Huong- dan-thong-nhat-cach-hieu-doi-voi-cac-van-de-con-vuong-mac-trong-thuc-hien- du-an-ODA-von-vay-uu-dai.html 73. Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức, quản lý (1999), Khoa học tổ chức và quản lý – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Thống kê, tr. 176. 156 74. UNCTAD (2019), "The Least Developed Countries Report 2019", United Nations publication issued by the United Nations Conference on Trade and Development, pp. 30. 75. Un-Gi Hwang, Soohyun Park and Daecheol Kim (2018), "Efficiency Analysis of Official Development Assistance Provided by Korea”, United Nations ESCAP, Manual on effective debt management. 76. Vũ Dũng (2006), Giáo trình tâm lý học quản lý, NXB Đại Học Sư Phạm 2017 77. Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), Tình hình giải ngân vốn ODA 6 tháng đầu năm 2020, truy cập ngày 15/10/2020 https://img. vietnamfinance.vn/ upload/news/hoanghung_btv/2020/7/28/bao-cao-tinh-hinh- von-oda.pdf 78. Vũ Thanh Sơn (2009). “Một số vấn đề về hiệu lực quản lý nhà nước ở Việt Nam”. Tạp chí Tổ chức Nhà nước. Số 5/2009. [https://tcnn.vn/news/detail/4937/ Mot_so_van_de_ve_hieu_luc_quan_ly_nha_nuoc_o_Viet_Nam.html?fbclid=Iw AR0nYacwGKfQ1RkQZWIIFlzU3MN13LiFomoMEXom5JRTCKfzUcAimiuIq Bo] 79. Vũ Thị Kim Oanh (2016), Vốn ODA với chiến lược phát triển giáo dục đại học của Việt Nam đến năm 2010 – Thực trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Đại học Ngoại Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_hoat_dong_cho_vay_lai_von_oda_tai_viet_nam.pdf
  • pdfCong van dang bo ngay 21 thang 12.pdf
  • docxLA_NguyenAnhTuan_E.docx
  • pdfLA_NguyenAnhTuan_Sum.pdf
  • pdfLA_NguyenAnhTuan_TT.pdf
  • docxLA_NguyenAnhTuan_V.docx
  • pdfQD CS Nguyen Anh Tuan.pdf
Luận văn liên quan