Luận án Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông tại các trường tiểu học quận Hai bà trưng thành phố Hà Nội

Xây dựng và ban hành quy chế, hạn mức, chuẩn mực đo lường giảng dạy môn học ATGT cho các cấp học, chú trọng nhất là cấp tiểu học. Bổ sung thêm kinh phí cho sáng kiến thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học môn ATGT Cần đưa ATGT thành môn học chuyên biệt hoặc trọng yếu sư phạm. Bộ GD&ĐT cần có các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng-kiến thức ATGT đến các giáo viên, CBQL nhà trường

pdf151 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 4090 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông tại các trường tiểu học quận Hai bà trưng thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để khích lệ mọi người hưởng ứng tham gia. Sau đó phải có tuyên dương và khiển trách trong các cuộc họp Làm được điều này sẽ kích thích GV, HS tham gia tích cực HĐGDATGT. Trong các tiết sinh hoạt lớp hoặc khi dạy lồng ghép GDATGT trong các giờ học, giáo viên cũng phải đề ra các quy định có thưởng, có phạt để HS tích cực và tự nguyện tham gia. Trong các tiết dạy tích hợp kiến thức ATGT, trong hoạt động ngoài giờ lên lớptất cả những đồ dùng dạy học, thiết bị giảng dạy công phu mà GV đầu tư phải được nhà trường tuyên dương khen thưởng; . Mỗi hoạt động GD ATGT sau khi triển khai phải tổng kết đánh giá kịp thời, khen thưởng đúng mức, công tâm, đảm bảo lợi ích vật chất với việc động viên các cá nhân, tập thể hoạt động tốt hơn, góp xây dựng hành vi, phần hình thành ý thức tham gia giao thông an toàn. Tóm lại, tăng cường kiểm tra đánh giá các hoạt động GD ATGT cho học sinh là biện pháp rất quan trọng trong quá trình thực hiện chức năng quản lý của 101 người Hiệu trưởng. Các kết luận kiểm tra là cơ sở cho Hiệu trưởng (trưởng ban GD ATGT) ra các quyết định điều chỉnh nhằm hoàn thiện hơn năng lực sư phạm của giáo viên, hoạt động của các cá nhân, bộ phận trong trường; cải tiến công tác quản lý; nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục ATGT của nhà trường. Bên cạnh đó, khích lệ tinh thần thi đua của các cá nhân giáo viên, học sinh. Việc kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật trong công tác GDATGT phải trở thành một nội dung công tác và duy trì thực hiện thường xuyên trong nhà trường mới tạo được hiệu quả lâu dài trong việc quản lý GDATGT trong trường tiểu học. 3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp Hỗ trợ kinh phí các hoạt động thi đua trong công tác GD ATGT Hỗ trợ điều kiện xây dựng quy chế khen thưởng hoạt động giảng dạy thi đua ATGT trường tiểu học Minh bạch bầu chọn đánh giá hoạt động giảng dạy thi đua ATGT cấp nhà trường. Khen đúng người, giao đúng việc. Ban ATGT luôn điều chỉnh thái độ công bằng khi tiến hành kiếm tra đánh giá 3.2.6. Tăng cường phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong GD và quản lý giáo dục ATGT cho học sinh tiểu học 3.2.6.1. Mục đích Nhà trường tổ chức phối hợp với CMHS-PHHS, với lực lượng ATGT trong và ngoài trường học, cụ thể là các tổ chức Đoàn, Đội, Công đoàn nhà trường cùng với tổ dân phố, lực lượng dân phòng, công an phường trên địa bàn trường học trong việc thực hiện ATGT trong và trước cổng trường. Nhà trường chính là trung tâm, tâm điểm phối hợp ATGT giúp cho hoạt động QLGDATGT đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao ý thức ATGT của giáo viên, CMHS và các cán bộ ATGT phường. 3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện Trong các năm học, Sở GD&ĐT đã hướng dẫn các trường tổ chức thực hiện việc tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến GD luật GT, các chủ trương và văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Thành phố, của ngành về công tác đảm bảo trật tự ATGT trong tất cả các trường học, các cơ sở GD, các lực lượng xã hội và các bậc 102 phụ huynh HS. Điều đó cho thấy vai trò của gia đình, chính quyền và các cơ quan chức năng của địa phương có vị trí hết sức quan trọng đối với việc tuyên truyền, giáo dục, theo dõi kiểm tra uốn nắn giúp đỡ học sinh tự giác chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông. Các lực lượng trong nhà trường như: Tổ chức công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, tổ chuyên môn. Các lực lượng ngoài nhà trường như: CMHS, UBND phường, Công an phường, tổ dân phố, lực lượng dân phòng. Hiệu trưởng phải phối kết hợp được hoạt động giữa các lực lượng này, từ đó tạo nên sức mạnh tổng thể, đồng bộ trong công tác triển khai thực hiện kế hoạch GD ATGT. Cụ thể cần quan tâm thực hiện tốt một số nội dung sau: a) Thống nhất quan điểm hình thức phối hợp với lực lượng ATGT phường, quận: Bước đầu tiên quan trọng trong kế hoạch ATGT năm học được Ban chỉ đạo ATGT nhà trường lập đầu năm là việc ký kết liên tịch các vấn đề ATGT, an toàn trường học giữa nhà trường và Ban ATGT, an ninh - trật tự xã hội của đơn vị phường. Trong đó giữa đơn vị trường học, công an phường và UB phường thống nhất các quan điểm đảm bảo trật tự an toàn an ninh và ATGT cho học sinh trên mọi khía cạnh. Các quan điểm được xây dựng mỗi đầu năm học dựa theo tiêu chí giáo dục, tiêu chí ATGT, tiêu chí an toàn năm học theo đường lối và chủ trương của Đảng và nhà nước. Theo đó, trách nhiệm cụ thể sẽ được thống nhất quy định cho từng bộ phận để các hoạt động được diễn ra đồng bộ đem lại hiệu quả cao. Một số hình thức phối hợp hoạt động GD ATGT cần được thống nhất, đó là: + Phối hợp với công an quận, phường tổ chức triển lãm di động hình ảnh các vụ TNGT tại các trường để HS, CMHS theo dõi. + Tổ chức các buổi nói chuyện truyền thông và hướng dẫn thực hành một số kĩ năng tham gia giao thông an toàn mà khách mời là công an phường. + Phối hợp với UBND phường thường xuyên nhắc nhở PHHS qua hệ thống loa đài phát thanh tại cổng trường không được đứng, tụ tập tại cổng trường và dưới lòng đường khi đưa đón con em đến trường. + Phối hợp với lực lượng thanh niên tình nguyện, công an khu vực, lực lượng dân phòng tại địa phương để xây dựng phương án giải quyết dứt điểm hiện tượng ùn 103 tắc tại cổng trường. Ví dụ: cử người hướng dẫn, phân luồng giao thông đầu ngõ, đầu phố vào đầu và cuối giờ học; nhắc nhở CMHS việc chấp hành an toàn giao thông tại khu vực trước cổng trưởng; hỗ trợ giải quyết những ách tắc có thể xảy ra vào đầu và cuối giờ học, + Phối hợp với công an phường giải quyết dứt điểm, kiên quyết đối với các hộ kinh doanh lấn chiếm vỉa hè tại khu vực trước cổng trường. Kiến nghị công an phường, UB phường, tổ dân phố cần có chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với những hộ cố tình vi phạm. Giải quyết được việc này sẽ góp phần quan trọng giúp hè thông, đường thoáng, đảm bảo an toàn cho HS tham gia giao thông cũng như hạn chế những ách tắc có thể xảy ra. b) Triển khai kế hoạch đưa đón học sinh trước trường hàng ngày: Dựa vào đặc thù giao thông của phố, ngõ trước cổng trường, Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch đón trả HS cụ thể. Giờ đón học sinh buổi sáng có thể bắt đầu sớm hơn giờ học một giờ để giãn mật độ phương tiện giao thông đưa con đến trường của CMHS. Giờ tan học buổi chiều của các khối lớp sẽ được chia lệch nhau 10 phút, khối này đón hết học sinh thì khối khác mới ra cổng trường. Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo cũng quy định rõ vị trí trả học sinh của từng lớp và thông báo tới CMHS. Tới giờ tan học theo quy định, giáo viên dắt HS ra điểm trả, CMHS chỉ đón con ở đúng điểm trả. Làm như vậy CMHS đến đón con sẽ không bị kẹt cứng trước cổng trường mà có vị trí chờ đón con rộng rãi. Trong thời gian đưa đón HS đầu và cuối giờ, cán bộ tự quản khu phố, lực lượng dân phòng và công an phường sẽ cử người túc trực hỗ trợ hướng dẫn CMHS đỗ xe đúng nơi quy định, chạy xe đúng làn đường, giải tỏa những nút ùn tắc manh nha,... c) Triển khai từng bước kế hoạch kêu gọi ATGT cổng trường: Đây là bước quan trọng trong kế hoạch giảm thiểu tối đa ùn tắc cổng trường học. Trước tiên vận động các tạp hóa, quầy hàng chợ trước cổng trường tránh bày các gian hàng lấn chiếm trong khoảng giờ nhất định khi đưa đón học sinh, ví dụ sáng từ 6h30 đến 7h30, chiều từ 15h30 đến 17h. Có thể vận động bằng truyền thông, vận động bằng các phiếu đến tận tay các quầy hàng, vận động bằng sự kết hợp giữa thành viên 104 ATGT trường và cán bộ phường,.. Quan trọng là liên kết lực lượng công an phường để có các hình thức phạt răn đe nếu có tái phạm nhiều lần. Mỗi tháng có tuần lễ mẫu mà cán bộ phường kết hợp đội chuyên biệt ATGT trường trực tiếp giữ trật tự cổng trường giờ đưa đón các em. Tính liên tục của bước này sẽ khắc phục việc hình thành lại thói quen bày bừa trước trường học của các hộ dân quanh trường d) Phối hợp chặt chẽ với CMHS và ngược lại: nhà trường và CMHS đều có ký kết thỏa thuận ATGT hàng năm. Qua khảo sát tình hình thực tế, một số CMHS có ý kiến là bị ép buộc để ký, hay một số là chưa hiểu cụ thể nhưng vẫn ký rồi tìm hiểu sau. Qua đó cho thấy sự liên kết – phối hợp giữa nhà trường và CMHS vẫn còn rời rạc. Giải pháp giải quyết vấn đề này là làm rõ các yêu cầu ký kết thỏa thuận giữa nhà trường và CMHS đến các CMHS bằng các cách như: hiệu trưởng – trưởng ban ATGT nhà trường thông báo cụ thể các lý do của các ký kết thỏa thuận giữa nhà trường với CMHS và chỉ rõ các quyền lợi và trách nhiệm của CMHS trong các thỏa thuận đó; cung cấp cho cha mẹ học sinh một số hiểu biết liên quan đến giáo dục để thuyết phục họ nhận thức đúng về vai trò và tạo điều kiện cho học sinh tham gia HĐGDATGT. Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm nhắc lại điều đó ở lần họp CMHS lớp và yêu cầu sự phối hợp của CMHS với nhà trường trong vấn đề GD ATGT cho HS. Nhà trường có thể chọn hình thức nhân rộng bằng cách kết hợp với Ban phụ huynh trường tổ chức toạ đàm về vấn đề GDATGT trong buổi họp đại diện CMHS các lớp vào đầu năm học. Qua đó các trưởng ban phụ huynh các lớp sẽ trao đổi, thảo luận, đóng góp ý kiến để giải quyết được việc ùn tắc giao thông ở cổng trường hoặc sẽ phải làm như thế nào để cùng các thầy cô giáo làm tốt công tác GDATGT. Đặc biệt các vấn đề quy định đối với CMHS cần được nhà trường làm rõ trong các cuộc họp. Theo đó, CMHS cần: . Nghiêm túc đội mũ bảo hiểm (cho mình và cho con) khi tham gia giao thông. Khi tham gia giao thông trên phố, phải nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông, không được làm gương xấu cho con. . Đón con đúng giờ tan học, đúng điểm trả của lớp. . Không dừng đỗ xe quá lâu trước khu vực cổng trường gây ách tắc giao thông. 105 . Đối với các ngõ vào trường quá hẹp, yêu cầu CMHS không đi ô tô vào trong ngõ. Nếu ngõ thông được sang phố khác, đề nghị chỉ lưu thông một chiều (quy định rõ chỉ được vào đầu nào và phải ra đầu nào của ngõ) . Nhà trường không khuyến khích CMHS để con tự đến trường bằng xe đạp. Nếu CMHS có nguyện vọng, phải viết đơn cam kết về việc đã hướng dẫn con tham gia giao thông bằng xe đạp trên phố. e) Đội Sao đỏ (Ban thiếu niên phụ trách) với vai trò nhắc nhở các bạn tham gia giao thông đúng cách: Vào đầu năm học, Ban thiếu niên thông qua danh sách đội Sao đỏ và những hoạt động của đội do Tổng phụ trách đề xuất. Đội Sao đỏ hỗ trợ Ban thiếu niên trong nhiều công việc về nhắc nhở kỉ luật đối với các học sinh. Tuy nhiên, trong đội Sao đỏ sẽ thành lập một tổ chuyên trách hỗ trợ về thực hiện ATGT với những chương trình hoạt động cụ thể. Theo đó, vào đầu và cuối giờ học, đội Sao đỏ sẽ trực phía bên trong cổng trường, có nhiệm vụ nhắc nhở các bạn học sinh ra vào khu vực cổng trường thực hiện đúng nội quy của nhà trường, quy định của Ban chỉ đạo ATGT. Khi đi ở khu vực cổng trường, không túm năm tụm ba, không cười đùa, chạy nhảy nghịch ngợm. Bạn nào chưa có bố mẹ đến đón sẽ được hướng dẫn đứng gọn vào khu vực được quy định, không chạy nhảy gây lộn xộn ảnh hưởng đến việc ra về của các lớp khác. Đối với các bạn cố tình không thực hiện hoặc vi phạm nhiều lần, đội Sao đỏ sẽ ghi tên bạn đó để báo cáo cô Tổng phụ trách và giáo viên chủ nhiệm phối hợp nhắc nhở. g) Thành viên Chi đoàn thanh niên là lực lượng hỗ trợ đắc lực: Chi đoàn thanh niên có trách nhiệm giải quyết các sự cố từ nhỏ đến lớn TNGT trong khuôn viên trường học và tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa. Chi đoàn là lực lượng nòng cốt, có trách nhiệm quan trọng hơn khi trực tiếp cùng cán bộ phường trực ùn tắc cổng trường giờ cao điểm, làm cầu nối giữa cán bộ ATGT phường với CMHS và những người kinh doanh khu vực trước cổng trường. Để cụ thể mục đích là không để ùn tắc trước cổng trường đưa đón các em hay nếu có ùn tắc thì phương pháp xử lý tình huống thật thông minh và nhân văn học đường. Sự có mặt phối hợp của các cô giáo sẽ giúp tránh những hành vi côn đồ, những lời lẽ thiếu tế nhị, tục tĩu của một số CMHS trước các em học sinh. 106 Tóm lại trọng tâm của biện pháp này là nhà trường thống nhất quan điểm, phương thức phối hợp với đơn vị phường, kêu gọi phối hợp tuyệt đối với CMHS, và các lực lượng GD khác để thực hiện ATGT trước cổng trường. Nhà trường luôn là tâm điểm phối hợp thực hiện ATGT cho học sinh, tạo nên nề nếp thực hiện giao thông, góp phần hình thành ý thức tham gia giao thông an toàn cho HS. 3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp Lực lượng cán bộ ATGT phường quận phối hợp chặt chẽ thường xuyên suốt giờ đưa đón học sinh Các thành viên Chi đoàn thanh niên, Ban thiếu niên luôn là lực lượng hỗ trợ đắc lực CMHS có ý thức cầu thị, có sự phối hợp với nhà trường trong việc thực hiện Luật giao thông trước cổng trường. 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 06 biện pháp được xây dựng dựa trên cơ sở giải quyết được những điểm hạn chế và nguyên nhân được xác định từ thực trạng. Ngoài ra, tính đồng nhất giữa 06 biện pháp là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của công tác QL hoạt động GD ATGT trên địa bàn quận Hai Bà Trưng. Giữa các biện pháp có sự tương tác qua lại như sau: Ví dụ biện pháp 1 Tăng cường biện pháp tuyên truyền, giáo dục ATGT cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh muốn thực thi tốt thì đòi hỏi biện pháp 2,3,4,5,6 phải hoàn thiện, vì ở mỗi biện pháp 2,3,4,5,6 đều có 01 nhiệm vụ thực hiện hỗ trợ biện pháp 1. Cụ thể, biện pháp 2 phải hoàn thiện bước Xây dựng từng bước kế hoạch QLHĐ GD ATGT trong kế hoạch tổng thể năm học. Biện pháp 3 phải hoàn thiện bước Tổ chức đa dạng hóa các hoạt động giáo dục ATGT. Biện pháp 4 phải hoàn thiện bước Tăng cường đổi mới hình thức tổ chức GD ATGT kết hợp với các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Biện pháp 6 phải hoàn thiện bước Nhất quán tinh thần phối hợp với lực lượng ATGT phường, quận và bước Phối hợp tuyệt đối với CMHS và ngược lại. Như vậy, ta thấy rất rõ tính liên kết chặt chẽ và tương tác qua lại Ví dụ khác, biện pháp 5 Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học muốn 107 hoàn thiện thì đòi hỏi mỗi bước của các biện pháp 2,3,4,6 thực hiện hoàn chỉnh . Ví dụ biện pháp 3 Tổ chức đa dạng hóa các hoạt động giáo dục an toàn giao thông và nâng cao năng lực bộ máy quản lý muốn thực thi, thì biện pháp 1,2,4,5,6 phải tiến hành một bước song song và trước đó. ..v.v. Hầu hết các biện pháp có mối quan hệ tương tác và thúc đẩy nhau cùng phát triển, riêng biện pháp thứ 2 và thứ 6 không có mối tương quan qua lại, biện pháp 1 và biện pháp 5 mang tính nghiên cứu độc lập. Tuy nhiên xét về khía cạnh toàn diện thì cả khổi 06 biện pháp là thể đồng nhất. Căn cứ vào thực trạng tình hình chung của các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng hiện nay, tác giá khuyến nghị các trường nên sử dụng đồng nhất cả 06 biện pháp không nên sử dụng riêng lẻ từng biện pháp. Nhưng nếu trong thực tiễn, trường nào đã đạt một số yếu tố nhỏ trong các điểm hạn chế của thực trạng thì có thể bỏ qua phần đó trong khi sử dụng biện pháp. Ví dụ trường tiểu học Tây Sơn nằm ở mặt tiền phố lớn, tình trạng đưa đón học sinh rất ít khi gây ùn tắc trước cổng trường, thì trong phần thực hiện biện pháp 1, nhà trường không cần phải thực hiện việc tuyên truyền trước cổng trường,... Sơ đồ 3.2. Mối quan hệ biện chứng giữa 06 biện pháp 108 Tuy nhiên, ở mức độ riêng lẻ, mỗi biện pháp vẫn có tính năng và giá trị riêng. Ban ATGT nhà trường có thể sử dụng riêng lẻ chức năng của mỗi biện pháp tùy theo từng trường hợp cụ thể của trường. Nhưng lưu ý khi sử dụng là tính kích cầu thúc đẩy nhau phát triển phải có sự hỗ trợ của biện pháp khác. 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm Để khẳng định tính khả thi và cần thiết của các biện pháp, tác giả đã tiến hành tìm hiểu bằng phiếu khảo sát với đối tượng là cán bộ quản lý nhà trường 10 người, tổ trưởng chuyên môn-BCH đoàn 22 người, giáo viên chủ nhiệm 53 người; tổng số 85 người. 3.4.2. Nội dung khảo nghiệm Nội dung khảo sát gồm 02 yêu cầu: Đánh giá mức độ quan trọng, tính cần thiết của các biện pháp và Mức độ khả thi của từng biện pháp 3.4.3. Phân tích kết quả khảo nghiệm Tổng hợp tất cả 85 phiếu khảo sát ý kiến như sau Bảng3.2. Đánh giá kết quả đánh giá sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp STT Các biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 Tăng cường biện pháp tuyên truyền, giáo dục ATGT cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, học sinh và PHHS 79 92 6 8 69 81 16 19 2 Chú trọng lập kế hoạch giáo dục ATGT trong kế hoạch giáo dục tổng thể và toàn diện của trường 72 84 13 16 76 89 9 11 109 3 Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý nhằm nâng cao năng lực của bộ máy quản lý hoạt động GD ATGT trong nhà trường 46 54 39 46 40 47 21 24 24 29 4 Chỉ đạo thực hiện giáo dục ATGT qua các môn học chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp 82 96 3 4 84 98 1 2 5 Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả công tác giáo dục ATGT học sinh tiểu học 77 91 8 9 79 92 6 8 6 Tăng cường phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường 83 97 2 3 81 94 4 6 Qua khảo sát cho thấy 100% CBQL và GV đều đồng ý cả 6 biện pháp là cần thiết đến rất cần thiết, xét về tính khả thi, chỉ có biện pháp 3 Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý nhằm nâng cao năng lực của bộ máy quản lý hoạt động GD ATGT trong nhà trường là vẫn còn 29% cho rằng không khả thi, cả 5 biện pháp còn lại đều khả thi đến rất khả thi. Điều này cho thấy việc tổ chức hoạt động giáo dục ATGT vẫn còn trì trệ, còn chưa đạt được niềm tin đích thực ở các giáo viên và cán bộ nhà trường. Các trường cần chú ý nâng cao năng lực bộ máy ATGT nhà trường nhiều hơn nữa. Biện pháp Tăng cường biện pháp tuyên truyền, giáo dục ATGT cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, học sinh và PHHS có 92% rất cần thiết, 81% rất khả thi. 110 Cho thấy tính cấp thiết của biện pháp này được sự đồng thuận nhiều hơn ¾ số CB- GV được khảo sát. Ban ATGT các trường nên cân nhắc tiến hành biện pháp này. Biện pháp Chú trọng lập kế hoạch giáo dục ATGT trong kế hoạch giáo dục tổng thể và toàn diện của trường có 84% đồng ý kiến rất cần thiết, 82% đồng thuận tính khả thi rất cao. Cho thấy việc lập kế hoạch giáo dục ATGT trong kế hoạch tổng thể các trường tiểu học hiện nay là việc cấp thiết, các trường cần lưu ý tiến hành đề xuất kế hoạch ATGT của năm và tháng xuyên suốt trong kế hoạch tổng thể Biện pháp Chỉ đạo thực hiện giáo dục ATGT qua các môn học chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp có 96% ý kiến rất cần thiết, 98% cho rằng rất khả thi. Điều này cho thấy các giáo viên ATGT hiện nay rất thiếu 01 hình mẫu giảng dạy ATGT cho các em, điều này tương tự các giáo viên tự “bơi” trong các kiến thức ATGT ít ỏi bằng chính những kiến thức tổng quan của mỗi người. Rõ ràng là thiếu sự định hướng trong công tác giảng dạy ATGT. Ban chỉ đạo công tác GD ATGT nên định hướng xây dựng những tiết giảng dạy ATGT bằng những kiến thức từ chính thực trạng địa phương và trước cổng trường. Đây hứa hẹn là biện pháp trọng tâm đem lại hiệu quả nhiều hơn mong đợi. Biện pháp Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả công tác giáo dục ATGT học sinh tiểu học có 91% ý kiến rất cần thiết và 92% cho rằng rất khả thi. Tâm lý đánh giá khen thưởng vẫn có tác dụng thiết thực đối với mọi đối tượng. Chúng ta có thể hiểu áp lực quản lý mỗi trường học và áp lực của các em học sinh khi rất nhiều cuộc thi phải hoàn thành, rất nhiều môn học phải hoàn tất. Nhưng kết quả khảo sát toàn trên 90%, điều này cho thấy việc trang bị thêm kiến thức ATGT đồng bộ đến mọi người là rất cấp thiết hiện nay. Các cuộc thi đua ATGT nên được chú trọng và tăng cường. Ban ATGT các trường cần cân nhắc điều này để thực thi cho nhà trường Biện pháp Tăng cường phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường . Có 97% cho rằng rất cần thiết, 94% đồng ý rất khả thi. Cũng là giá trị tích cực cho sự phối hợp các lực lượng ATGT trong và ngoài nhà trường. Các trường tiểu học địa bàn quận Hai Bà Trưng cần chú trọng biện pháp này, để QL HĐ GDATGT đạt hiệu quả ngày càng cao hơn. 111 Khảo nghiệm sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, tác giả có cơ sở khẳng định: tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ATGT các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng là tương quan thuận và chặt chẽ. Có nghĩa là giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất là rất phù hợp Biểu đồ 3.1 Mối tương quan giữa tính khả thi và tính cần thiết 1 - Biện pháp 1: Tăng cường biện pháp tuyên truyền, giáo dục ATGT cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, học sinh và PHHS 2 - Biện pháp 2: Chú trọng lập kế hoạch giáo dục ATGT trong kế hoạch giáo dục tổng thể và toàn diện của trường 3 - Biện pháp 3: Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý hoạt động GD ATGT trong nhà trường 4 - Biện pháp 4: Chỉ đạo thực hiện giáo dục ATGT qua các môn học chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp 5 - Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả công tác giáo dục ATGT học sinh tiểu học 6 - Biện pháp 6 :Tăng cường phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường 112 Tiểu kết chương 3 Việc đề xuất một số biện pháp quản lý được dựa trên những nguyên tắc nhất định, đó là đảm bảo tính mục đích, tính hệ thống, kế thừa, đảm bảo tính thực tiễn và khả thi. Mỗi biên pháp đều nêu rõ mục đích, nội dung và biên pháp thực hiện, các điều kiện để thực hiện thành công. Các biện pháp quản lý GD ATGT trong nhà trường nhằm giúp các nhà trường khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc GD ATGT cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng GD toàn diện trong các nhà trường. Tác giả đã tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp, kết quả cho thấy, các biện pháp đều được đa số CB, GV, CMHS tán thành và tin tưởng vào sự thành công. Qua đó cũng khẳng định tính đúng đắn của các biện pháp, thấy rõ mối liên hệ, tác động qua lại với nhau một cách chặt chẽ. Vì vậy việc thực hiện một cách đồng bộ cả 6 biện pháp sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực trong công tác GD ý thức và kĩ năng cho học sinh khi tham gia giao thông, đồng thời qua đó cũng gián tiếp tác động đến ý thức của CMHS, giúp họ điều chỉnh hành vi khi tham gia giao thông, tạo nên hình ảnh đẹp trên các phố phường của Thủ đô. 113 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Giao thông là nhu cầu thiết yếu trong mọi sinh hoạt của xã hội. Tỉ lệ dân số cao dẫn đến giao thông đòi hỏi cần phải có trật tự. Chính vì vậy, giáo dục ATGT cho học sinh tiểu học để làm nền tảng ý thức giao thông ngay từ lứa tuổi trẻ nhỏ là việc cấp thiết. Hiện nay các nước trên thế giới hầu như đều bổ sung kiến thức từ chính khóa đến ngoại khóa ATGT cho học sinh tiểu học. Tuy nhiên, điều kiện giao thông ở nước ta vẫn còn hạn hẹp, việc giáo dục ATGT đến các em học sinh tiểu học cần có sự quản lý chỉnh thể để các hoạt động diễn ra đồng bộ, phù hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, góp phần tạo nên những con người hiểu biết pháp luật một cách có hệ thống, những công dân sống và làm việc theo pháp luật. Nhận thức ATGT của các em học sinh lứa tuổi tiểu học nhìn chung còn rất thấp, vì lứa tuổi của ý thức đang thành hình. Vì vậy giáo dục ý thức ATGT ở lứa tuổi này là rất cần thiết để các em có những kiến thức, kĩ năng cơ bản ban đầu trong việc thực hiện ATGT. Từ nhận thức đó, tác giả đã nghiên cứu các lý luận về GDATGT, quản lý GDATGT, phân tích và hệ thống hóa những nội dung lý luận cơ bản như: khái niệm quản lý, khái niệm quản lý giáo dục, mục đích GD ATGT, nội dung, hình thức giáo dục ATGT cho học sinh tiểu học, vai trò của chủ thể quản lý và những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý GD ATGT trong nhà trường. Tấ cả những cơ sở lý luận đó giúp tác giả có nền tảng để nghiên cứu, đề xuất các biện pháp sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng GD ATGT, từ đó đạt được mục tiêu giáo dục một cách hiệu quả nhất. Qua nghiên cứu, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng tình hình quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, tác giả thấy công tác GD ATGT đã được các nhà trường quan tâm thực hiện trong những năm qua. Bước đầu công tác quản lý và giáo dục ATGT cũng đã đạt được những kết quả nhất định song hiệu quả giáo dục chưa cao, thể hiện ở việc vẫn còn HS vi phạm luật giao thông, vẫn còn hiện tượng ách tắc giao thông trước cổng 114 trường, vẫn còn các Ban chỉ đạo ATGT nhà trường chưa thực hiện đầy đủ chức năng quản lý của mình, Những ưu - khuyết điểm cùng các nguyên nhân khách quan chủ quan chính là cơ sở để tác giả đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng công tác GD ATGT trong các nhà trường. Giáo dục ATGT là một phần của giáo dục toàn diện, hoạt động giảng dạy ATGT là trách nhiệm của các giáo viên. Tất cả những nhà lãnh đạo – người CBQL đều phải có trách nhiệm và đặc biệt là những người CBQL trong ngành giáo dục phải tìm ra những biện pháp quản lý hoạt động GDATGT hữu hiệu nhất. Ở nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu khảo sát thực tiễn trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, và căn cứ vào đó bằng những lý luận khoa học đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ATGT cho các em học sinh tiểu học đạt hiệu quả cao, không những cho học sinh mà cả giáo viên, không những cho riêng hoạt động GD ATGT mà còn là các mặt thi đua của các trường tiểu học. Các biện pháp được đề xuất là: Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức ATGT giáo dục ATGT cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và PHHS; Chú trọng việc lập kế hoạch giáo dục ATGT trong kế hoạch giáo dục tổng thể và toàn diện nhà ; Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý nhằm nâng cao năng lực của bộ máy quản lý hoạt động GD ATGT trong nhà trường; Chỉ đạo thực hiện giáo dục ATGT qua các môn học chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp; Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả công tác giáo dục ATGT cho học sinh tiểu họ; Tăng cường phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Các biện pháp đã được khảo sát tính cần thiết và khả thi đều nhận được ý kiến đồng thuận cao trong công tác quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông các trường tiểu học. 2. Khuyến nghị 2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ GD&ĐT cần phối hợp với ban ATGT quốc gia của Bộ Giao thông có kế hoạch phổ biến kiến thức giao thông từ cơ bản đến nâng cao liên ngành đến các bộ ban ngành và mở rộng phổ cập toàn dân bằng nhiều hình thức. Rút kinh nghiệm những thiếu sót và thực hiện mạnh tay, triệt để hơn. 115 Xây dựng và ban hành quy chế, hạn mức, chuẩn mực đo lường giảng dạy môn học ATGT cho các cấp học, chú trọng nhất là cấp tiểu học. Bổ sung thêm kinh phí cho sáng kiến thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học môn ATGT Cần đưa ATGT thành môn học chuyên biệt hoặc trọng yếu sư phạm. Bộ GD&ĐT cần có các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng-kiến thức ATGT đến các giáo viên, CBQL nhà trường 2.2. Đối với Sở GD & ĐT Thành phố Hà Nội và phòng GD Hai Bà Trưng Cần có thêm các chương trình hoạt động phổ biến kiến thức ATGT ngoài học đường, tăng cường các lớp tập huấn ATGT đến các hiệu trưởng , hiệu phó và giáo viên các trường tiểu học Sở GD&ĐT cần có đề xuất tài chính cho hoạt động GD ATGT trường học, và tài chính cho các hoạt động ngoại khóa ATGT cấp trường, tài chính cho các hoạt động bồi dưỡng kiến thức – kỹ năng ATGT cho cán bộ giáo viên cấp trường học. Cần tổ chức những cuộc thi ATGT các cấp dành cho các em học sinh tiểu học. 2.3. Đối với Ban chỉ đạo công tác giáo dục ATGT các trường tiểu học Ban ATGT cần khảo sát và lên kế hoạch năm học ATGT gần sát với thực tiễn nhất, xác định cụ thể các mục tiêu GD ATGT trong bản kế hoạch. Đảm bảo vai trò lãnh đạo, tinh thần GD ATGT cho học sinh đến các CMHS-PHHS Bổ sung nội dung tuyên truyền-giáo dục ATGT cho CMHS-PHHS trong những buổi sinh hoạt với CMHS-PHHS Đề xuất hỗ trợ thêm tài chính, chuẩn bị tốt các điều kiện về CSVC cho hoạt động giảng dạy và sinh hoạt ATGT trong và ngoài nhà trường, triệt để, tích cực đốc thúc tổ chức các buổi tập huấn bổ sung kiến thức ATGT cho các đối tượng cán bộ- giáo viên Luôn trù bị chuẩn xác thời gian thực hiện các hoạt động GD ATGT trong và ngoài nhà trường, và lựa chọn đa dạng các hình thức tổ chức và các biện pháp thực hiện hoạt động ATGT. Cần phối hợp lực lượng ATGT phường tổ chức sinh hoạt trao đổi kỹ năng giảng dạy ATGT và sử dụng đồ dùng dạy học đa dạng, giám sát chặt chẽ công tác giảng dạy môn học ATGT 116 Cần tăng cường kiểm tra đột xuất hoạt động giảng dạy ATGT, linh hoạt đổi mới nhiều hình thức tổ chức sinh hoạt, giáo dục ATGT Ban ATGT nhà trường xây dựng rõ tiêu chí đánh giá thi đua mọi hoạt động ATGT cấp trường, triệt để kiểm tra việc thực hiện ATGT của cán bộ-giáo viên và học sinh của nhà trường khi tham giao thông . TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. [2]. [3]. [4]. [5]. [6]. [7]. [8]. [9]. [10]. [11]. [12]. [13]. Báo Dân trí, số ra ngày 27/9/2012, số liệu thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia Báo Việt Nam + , số ra ngày 15/12/2014, Năm 2014: gần 9.000 người tử vong vì tai nạn giao thông. Bộ GD&ĐT - Công văn số 3040/BGD&ĐT-TCCB ngày 17 tháng 4 năm 2006 hướng dẫn một số điều trong “Qui chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập”. Trần Kiểm – Khoa học quản lý giáo dục Bộ GD&ĐT - Quyết định số 48/2000/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành qui chế đánh giá, xếp loại chuyên môn -nghiệp vụ giáo viên tiểu học Bộ GD&ĐT - Thông tư số 07/2004/TT-BGD&ĐT ngày 30/03/2004 hướng dẫn thanh tra toàn diện trường phổ thông Bộ nội vụ - Qui chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập ban hành theo quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ C. Mác và Ăng- ghen (1993), NXB chính trị quốc gia, Hà Nội Chuyên mục An toàn giao thông, lúc 6h20’ hang ngày trên sóng VTV1, Đài truyền hình Việt Nam. Bùi Xuân Cậy (2007), Đường đô thị và tổ chức giao thông, NXB Giao thong vận tải. Nguyễn Như Chiến (2009), Nghiên cứu hành vi chấp pháp luật giao thông đường bộ của học sinh THCS, Luận án tiến sĩ tâm lý học, Viện Tâm lý học. Vũ Sĩ Doanh (2005), Những giải pháp tăng cường công tác đảm bảo trật tự ATGT đường bộ của của lực lượng CSGT giai đoạn 1001 – 2010, đề tài khoa học cấp Bộ công an, mã số NC 2000-C26-005. Trần Ngọc Đường, Dương Thanh Mai (1995), Bàn về giáo dục pháp luật, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Trinh Hồng Hà (3/2003), Phân tích một số chức năng cơ bản của hiệu trưởng trong quản lí trường học hiện nay, Thông tin khoa học giáo dục, Tr.29-33. [14]. [15]. [16]. [17]. [18]. [19]. [20]. [21]. [22]. [23]. [24]. [25]. [26]. [27]. [28]. [29]. Bùi Minh Hiền (2006-Chủ biên), Quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền (Đồng chủ biên - 2015), Quản lý và lãnh đạo nhà trường, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. Đặng Thành Hưng (2012), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục, Trường DHSP2, HN Đặng Thành Hưng (2010), Đặc điểm của quản lý giáo dục và quản lý trường học trong bối cảnh hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Tạp chí GD số 22/10 HN Đỗ Đình Hòa (2006), Điều tra tai nạn giao thông, NXB Công an nhân dân. Lê Văn Hồng (2001), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội. Trần Kiểm (2006), Khoa học Quản lý giáo dục. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục. Trần Kiểm (2013), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm. Trần Kiểm (2014), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm. Harold Kontz (1993), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB KHKT, Hà Nội M.I. Kônđacốp (1984), Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục, Trường Cán bộ QLGD Henry Fayol (1949), Thuyết quản lý hành chính Mary Parker Follet, Học thuyết quản lý NXB Giáo dục 2004 – Một số vấn đề về lý luận thanh tra giáo dục và kiểm tra nội bộ trường học (tài liệu lưu hành nội bộ). NXB Giáo dục 2004 - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn -. (Đọc trang 128 – 135). Huỳnh Quyến Luật giao thông đường bộ Việt Nam (sửa đổi), Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008, Chủ tịch nước kí ban hành ngày 28/11/2008, có hiệu lực từ ngày 01/7/2009. [30]. [31]. [32]. [33]. [34]. [35]. [36]. [37]. [38]. [39]. [40]. [41]. [42]. [43]. [44]. Trần Văn Luyện (2002), 141 câu hỏi đáp về giao thông đường bộ, NXB Công an nhân dân. Lê Hoài Nam (Đai học Nha Trang-2013), Tin tức sự kiện, Ý thức tham gia giao thông của học sinh, sinh viên hiện nay. Cao Thanh Nga (2010): Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông ở các trường THPT nội thành Hà Nội. Nhiều tác giả (1997), Xây dựng nếp sống văn hóa trong thanh thiếu niên, NXB Thanh niên. Trần Sơn (2004), Một số vấn đề cần biết về trật tự an toàn giao thông, Cục cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt. F.W. Taylor, Thuyết quản lý khoa học Từ điển Tiếng Việt – NXB Từ điển Bách Khoa, tái bản năm 2010. Mạc Văn Trang (2003), Một số khuynh hướng sai lệch trong giáo dục gia đình hiện nay, Kỉ yếu Hội thảo “Gia đình và sự phát triển nhân cách thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay”, Hội khoa học tâm lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, 2011. Nguyễn Thị Thanh Vân (2008): Biện pháp quản lý giáo dục an toàn giao thông của Hiệu trưởng các trường tiểu học quận Đống Đa thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục. Website của Ủy ban ATGT quốc gia: Website tạp chí an toàn giao thông: Website của Cục cảnh sát an toàn giao thông: Website của Bộ giao thông vận tải: Website của Mạng Việt Nam dành cho học sinh tham gia thi online Giao thông thông minh: PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN (Dành cho học sinh) Xin em vui lòng cho biết : Em là học sinh lớp Trường tiểu học Câu 1: Em có thích tham gia các hoạt động giáo dục an toàn giao thông do nhà trường tổ chức không ? Thích Không thích Lưỡng lự Câu 5 : Những công việc mà thầy cô giáo chủ nhiệm thường tổ chức thực hiện trong giờ giáo dục an toàn giao thông ? Các công việc thực hiện Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ - Tranh luận trao đổi về vấn đề giao thông mà em quan tâm. - Văn nghệ về chủ đề an toàn giao thông. - Kể chuyện về an toàn giao thông. - Kiểm tra hiểu biết về nội dung thực hiện an toàn giao thông. - Phổ biến những kiến thức mới về an toàn giao thông. - Thi vẽ tranh về chủ đề giao thông - Thảo luận về chủ đề ATGT (những gương thực hiện tốt, những hành vi chưa tốt) PHỤ LỤC 2 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN (Dành cho cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường) Để phục vụ cho công tác nghiên cứu hoạt động giáo dục an toàn giao thông từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ATGT trong các nhà trường, xin đồng chí vui lòng cung cấp cho chúng tôi một số thông tin sau: Họ và tên:.. Trường: Năm công tác . Số năm làm QLGD (GV).... Trình độ chuyên môn.. Trình độ GV.. . Câu 1: Theo đồng chí, việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học có cần thiết không? (Đánh dấu x vào phương án chọn) Cần thiết Không cần thiết Có cũng được Không có cũng được Câu 2: Theo đồng chí, việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học có ý nghĩa như thế nào? Mức độ Quan trọng Rất quan trọng Không quan trọng - Mở rộng kiến thức và nâng cao hiểu biết an toàn giao thông cho học sinh. - Phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. - Giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh. - Làm cho học sinh có trách nhiệm với xã hội. - Gắn việc học tập trên lớp với thực tiễn xã hội. - Nâng cao ý thức an toàn giao thông. Câu 3 : Theo đồng chí, các nội dung giáo dục an toàn giao thông đang được giảng dạy trong nhà trường hiện nay như thế nào: Nội dung giáo dục an toàn giao thông. Mức độ phù hợp Kết quả thực hiện Rất phù hợp Ít phù hợp Không phù hợp Tốt Bình thường Chưa tốt Đi bộ và qua đường an toàn trên đường phố, trục lộ giao thông An toàn khi ngồi trên xe máy, xe đạp. Cách đi xe đạp an toàn trên đường phố (kỹ năng đi xe an toàn). An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng. Hiểu biết các hiệu lệnh điều khiển và chỉ huy giao thông (Điều khiển giao thông của cảnh sát giao thông) Đèn tín hiệu giao thông, biển báo hiệu giao thông, vạch kẻ trên đường Những điều kiện an toàn, chưa an toàn của đường phố Các loại đường giao thông và phương tiện giao thông. Tìm hiểu các nguyên nhân cơ bản gây tai nạn giao thông, cách phòng tránh tai nạn giao thông, trách nhiệm của học sinh trong việc đảm bảo an toàn giao thông Câu 4 : Theo đồng chí, cần tiến hành những hình thức giáo dục an toàn giao thông nào cho học sinh tiểu học ? ở trường đồng chí đã tiến hành hoạt động này như thế nào? TT Hình thức giáo dục an toàn giao thông. Mức độ tiến hành Kết quả thực hiện Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Tốt Bình thường Chưa tốt 1 Dạy học GD ATGT qua bộ Tài liệu 2 Dạy tích hợp lồng ghép trong các môn học khác. 3 Tổ chức GD qua các hoạt động NGLL - Tổ chức các cuộc thi có tính tổng hợp kiến thức - Thi vẽ tranh theo chủ đề về ATGT - Viết bài về an toàn giao thông. - Tổ chức các buổi truyền thông, nói chuyện chuyên đề -Tổ chức thực hành Câu 5: Đề nghị đồng chí cho biết ý kiến của mình về việc lập kế hoạch giáo dục ATGT cho học sinh của Hiệu trưởng trường Tiểu học TT C¸c néi dung thùc hiÖn Kết quả thực hiện Tốt Bình thường Chưa tốt 1 Khảo sát thực trạng trước khi lập Kế hoạch 2 Xác định các mục tiêu GD ATGT trong bản kế hoạch 3 Dự kiến nhân lực cho việc triển khai 4 Dự kiến kinh phí cho việc tổ chức các hoạt động GD ATGT 5 Chuẩn bị các điều kiện về CSVC 6 Lên kế hoạch thời gian cho các hoạt động 7 Dự trù các hình thức tổ chức và các biện pháp thực hiện Câu 6. Ở trường đồng chí, tổ chức hoạt động và tổ chức bộ máy GD ATGT cho học sinh Tiểu học đã thực hiện như thế nào? TT C¸c néi dung thùc hiÖn Kết quả thực hiện Tần suất thùc hiÖn Tốt Bình thường Chưa tốt Thêng xuyªn §«i khi Kh«ng thực hiện 1 Tổ chức bộ máy: Thành lập Ban chỉ đạo công tác GD ATGT trong nhà trường X©y dùng c¸c quy ®Þnh vÒ c¸c tiªu chuÈn thực hiện ATGT cho c¸n bé, gi¸o viªn, HS và CMHS HiÖu trëng lùa chän, ph©n c«ng gi¸o viªn phô tr¸ch từng nội dung trong công tác giáo dục ATGT 2 Tổ chức hoạt động: Tæ chøc tËp huÊn về vai trò của GD ATGT cho các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường Tæ trưởng chuyên môn tổ chøc cho gi¸o viªn thực hiện theo kÕ ho¹ch GD ATGT cña nhµ trêng vµ cña tổ ®· ®îc BCĐ phª duyÖt Tổ chức các chuyên đề về dạy học ATGT theo bộ tài liệu Ban gi¸m hiÖu, tæ trëng chuyªn m«n phèi hîp tæ chøc c¸c héi nghÞ trao ®æi kinh nghiÖm vÒ ®æi míi ph¬ng ph¸p, sö dông ®å dïng d¹y häc trong giảng dạy ATGT. Các thành viên trong Ban chỉ đạo GD ATGT sám sát các chương trình hoạt động theo nhiệm vụ được phân công Tổ chức các cuộc họp giao ban định kì để theo dõi, đánh giá tính hiệu nghiệm của các hoạt động GD ATGT Tiến hành điều chỉnh hoạt động khi nhận thấy hiệu quả giáo dục chưa cao. Câu 7: Theo đồng chí, Hiệu trưởng cần chỉ đạo các hoạt động ATGT cho học sinh Tiểu học như thế nào? ở trường đồng chí có thực hiện thường xuyên không? TT C¸c néi dung thùc hiÖn Kết quả thực hiện Tần suất thùc hiÖn Tốt Bình thường Chưa tốt Thêng xuyªn §«i khi Không thực hiện 1 Hiệu trưởng chỉ đạo Hiệu phó, Tæ chuyªn m«n xây dựng nội dung sinh ho¹t tæ, nhãm chuyªn m«n bàn về dạy học ATGT 2 Chỉ đạo tæ chuyên môn thống nhất nội dung dạy ATGT lồng ghép trong các môn học chính khóa 3 Chỉ đạo các giáo viên, tổ chuyên môn nghiên cứu, xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được giao 4 Thường xuyên đổi mới hình thức tổ chức GD ATGT 5 Chỉ đạo phối kết hợp cùng CMHS trong công tác GD ATGT cho HS 6 Chỉ đạo phối kết hợp cùng các lực lượng công an, dân phòng, tổ dân phố, Câu 8: Theo đồng chí, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục ATGT cần thiết như thế nào? Hiện nay ở trường đồng chí thực hiện có thường xuyên không? . TT C¸c néi dung thùc hiÖn Tần suất thực hiện Thêng xuyªn §«i khi Không thực hiện 1 Kiểm tra hàng tháng 2 Kiểm tra theo học kì 3 Kiểm tra đột xuất 4 Kiểm tra tổng kết theo năm học 5 Kiểm tra kết quả thực hiện ATGT của GV 6 Kiểm tra kết quả thực hiện ATGT của HS khi tham gia giao thông. 7 Kết quả công tác phối kết hợp giữa các lực lượng GD trong công tác Gd ATGT 8 Đánh giá, rút kinh nghiệm 9 Thực hiện các điều chỉnh cần thiết 10 Bình xét, khen thëng cá nhân, tổ nhóm cã thµnh tÝch tèt. Câu 9: Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục an toàn giao thông của hiệu trưởng trường tiểu học hiện nay, chúng tôi đề xuất một số biện pháp dưới đây. Xin đồng chí cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu (+) vào các ô tương ứng. STT Các biện pháp quản lý Mức độ cần thiết Tính khả thi Rất cần Cần Khôn g cần Khả thi Có thể khả thi Không khả thi 1 Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục ATGT cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh 2 Chú trọng việc lập kế hoạch giáo dục an toàn giao thông trong kế hoạch giáo dục tổng thể và toàn diện của trường 3 Tổ chức đa dạng hóa các hoạt động giáo dục an toàn giao thông và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý 4 Chỉ đạo thực hiện giáo dục an toàn giao thông qua các môn học chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp 5 Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học 6 Tăng cường phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường PHỤ LỤC 3 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN (Dành cho cha mẹ học sinh) Để phục vụ cho công tác nghiên cứu về hoạt động giáo dục an toàn giao thông, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục An toàn giao thông trong nhà trường, xin anh/chị vui lòng cho biết 1 số thông tin sau : Câu 1: Theo anh/chị, vị trí của giáo dục an toàn giao thông ở trường tiểu học được đánh giá như thế nào ? (Đánh dấu x vào phương án chọn) Cần thiết Không cần thiết Có cũng được, không có cũng được Câu 2: Theo anh/chị, việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học có ý nghĩa như thế nào? Mức độ Quan trọng Rất quan trọng Không quan trọng - Mở rộng kiến thức và nâng cao hiểu biết an toàn giao thông cho học sinh. - Phát triển nhân cách toàn diện cho HS - Giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh. - Làm cho học sinh có trách nhiệm với XH - Gắn việc học tập trên lớp với thực tiễn XH - Nâng cao ý thức an toàn giao thông. Câu 3: Anh/chị kí cam kết thực hiện ATGT với nhà trường hàng năm là do: Tự nguyện vì bản thân thấy cấp thiết Buộc phải kí Chưa hiểu lắm nhưng kí rồi tìm hiểu sau. PHỤ LỤC 4 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN (Dành cho nhóm CBQL ;khối trưởng chuyên môn và BCH đoàn; một số GVCN) Xin đồng chí cho ý kiến đánh giá sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp sau khi sử dụng những biện pháp này trong giảng dạy ATGT ở trường tiểu học. STT Các biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 Tăng cường biện pháp tuyên truyền, giáo dục ATGT cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, học sinh và PHHS 2 Chú trọng lập kế hoạch giáo dục ATGT trong kế hoạch giáo dục tổng thể và toàn diện của trường 3 Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý nhằm nâng cao năng lực của bộ máy quản lý hoạt động GD ATGT trong nhà trường 4 Chỉ đạo thực hiện giáo dục ATGT qua các môn học chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp 5 Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả công tác giáo dục ATGT học sinh tiểu học 6 Tăng cường phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường PHỤ LỤC 5 KHÁI QUÁT VỀ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN HAI BÀ TRƯNG PHỤ LỤC 6 Bảng tóm tắt 7 kỹ thuật thường được sử dụng để giảng dạy ATGT ở bậc tiểu học Kỹ thuật Mô tả Tác dụng Ví dụ 1. Đặt câu hỏi (Đàm thoại) Giúp học sinh hình thành kiến thức qua việc đưa ra những câu hỏi đã được chuẩn bị trước. - Gây hứng thó và thu hót học sinh, làm cho học sinh tham gia tích cực. - Đánh giá được sự chuẩn bị của học sinh và kiểm tra bài tập về nhà. - Phát triển kỹ năng tư duy và đặt câu hỏi. - Ôn tập và tóm tắt các bài học trước. - Đánh giá mức độ tiếp thu của học sinh. - Khuyến khích bản thân học sinh tự tìm tòi, học tập. - Câu hỏi đóng (Em qua đường ở chỗ nào trên đường đến trường), và câu hỏi mở (em có những cách nào đến trường). - Mức độ dễ (có bao nhiêu chiếc xe đi ngang qua trường trong một phót) và câu hỏi với mức độ khó học (Học sinh đến trường bằng cách nào thì an toàn hơn?). - Câu hỏi chuẩn bị sẵn (giáo viên sd các câu hỏi được chuẩn bị lấy ra từ sách hoặc tự nghĩ ra) và kỹ năng đặt những câu hỏi không chuẩn bị sẵn (giáo viên dẫn dắt cả líp tranh luận bằng việc đưa ra liên tiếp các câu hỏi). Xem hoạt động Phần 3.III 2. Hoạt động nhóm Học sinh được tổ chức thành các nhóm một cách thích hợp. Trong nhóm học sinh được khuyến khích thảo luận và hướng dẫn làm - Khi hoạt động nhóm, các em sẽ cùng thảo luận đưa ra một kết quả chung phản ánh các quan điểm khác nhau. Do đó, kết quả sẽ hoàn chỉnh và đầy đủ hơn. - Học sinh được giao tiếp với nhau trong nhóm. Hoạt động nhóm làm học sinh tích cực - Chơi ghép hình - Bài tập tình huống. Xem hoạt động Phần 3.III việc hợp tác với nhau. hơn. Mỗi học sinh có cơ hội đưa ra ý kiến của mình trong nhóm nhỏ. Học sinh sẽ có trách nhiệm hơn với phần tham gia của mình. 3. Động não Là k ỹ thuật giúp học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. Tạo cơ hội cho học sinh đưa ra được nhiều ý tưởng. Giáo viên tiếp nhận được nhiều thông tin về một vấn đề nào đó. - Dùng các sơ đồ minh hoạ như dùng các bảng tóm tắt. Xem hoạt động Phần 3.III 4. Sử dụng đồ dùng dạy học Giáo viên và học sinh sử dụng các giáo cụ trực quan trong quá trình dạy và học Bằng cách sử dụng các giáo cụ trực quan và các tài liệu gắn với thực tế, học tập thực tế hơn, Ýt mang tính lý thuyết hơn. Tranh và ảnh, các bài báo, các đồ vật như mũ bảo hiểm, đường phố. Xem hoạt động Phần 3 5. Thực hành kỹ năng Học sinh được thực hành, rèn luyện kỹ năng trong líp hoặc sân trường trước khi ra thực tế. Luyện tập thử các kỹ năng cần thiết giúp học sinh chuẩn bị cho các tình huống thực tế. Đi bộ và sang đường... Xem hoạt động Phần 3.III 6. Trò chơi Là kỹ thuật tổ chức cho học sinh thực hiện 1 Trò chơi được thiết kế để làm cho qt học trở nên nhẹ nhàng, vui vẻ. Để cho giáo Xem hoạt động Phần 3.III trò chơi nào đó nhằm tiếp thu hoặc củng cố một kiến thức nào đó. (Hoặc là cách tổ chức việc học tập của học sinh thông qua tổ chức trò chơi) viên và học sinh có một cách tiếp cận mới với việc dạy và học 7. Giao bài tập Giáo viên giao bài tập cho học sinh tự làm việc ở líp hoặc ở nhà. Bài tập làm học sinh có trách nhiệm hơn để phát triển ý tưởng và kiến thức một cách tích cực hơn. - Bài tập về nhà. - Làm nghiên cứu ở nhà. - Các câu đố Xem hoạt động Phần 3.III PHỤ LỤC 7 Danh mục những điều lệ, quy định về ATGT cần tham khảo Những quy định trích từ Luật Giao thông Đường bộ, Điều lệ Báo hiệu Đường bộ và Nghị định/CP của Chính phủ. STT Chủ đề ATGT Nguồn tham khảo 1 An toàn và nguy hiểm - Điều 30 khoản 1, 2, 3, 4, 5 của Luật giao thông đường bộ 2 Ngồi an toàn trên xe đạp và xe máy - Điều 28 khoản 1, 2, 3, 4; Điều 29 khoản 1, 2 - Điều 32 khoản 2 của Luật GTĐB 3 Đi bộ và sang đường - Điều 30 khoản 1, 2, 3, 4, 5 của Luật GTĐB - Điều 3 khoản 1; Điều 23 khoản 2, 3 Luật GTĐB 4 Con đường từ nhà đến trường - Điều 30; khoản 1, 2, 3, 4, 5 Luật GTĐB - Điều 3 khoản 8; Điều 34 khoản 2; Điều 41 khoản 1 Luật GTĐB. - Điều 20 khoản 1, 2, 3; Điều 23 khoản 1, 2, 3 Luật giao thông đường bộ 5 Các hiệu lệnh điều khiển giao thông - Điều 10 khoản 3; Điều 30 khoản 3 Luật GTĐB. - Điều 10 khoản 2, 4a, 4b của Luật GTĐB. - Điều 10.4c; 10.4d; 10.4đ của Luật GTĐB - Điều 1, 2, 3, 6 Chương I-Điều lệ báo hiệu đường bộ. - Chương II-Điều lệ báo hiệu đường bộ - Điều 10 khoản 5, 6, 7 của Luật giao thong đường bộ. - Điều 18 chương III-Điều lệ báo hiệu đường bé - Chương IV, V, VI, VII, VIII, IX, X-Điều lệ báo hiệu đường bộ. - Phô lục 2, 3, 4, 5, 6, 7-Điều lệ báo hiệu đường bộ - Mục 1 Phụ lục 8-Điều lệ báo hiệu đường bộ. - Mục III Phụ lục 9-Điều lệ báo hiệu đường bộ 6 Đi xe đạp an toàn - Điều 13 Khoản 2, 3; Điều 15 Khoản 1, 2; Điều 22 Khoản 1, 2, 3; Điều 29 Khoản 1, 3 của Luật giao thông đường bộ. - Điều 8 Khoản 6, 18; Điều 28 Khoản 1, 3, 4; Điều 29 Khoản 2, 3 của Luật GTĐB - Điều 29 khoản 2, 3; Điều 33 Khoản 3; Điều 34 Khoản 2 của Luật GTĐB 7 Đi ôtô và các phương tiện GTCC - Điều 61.4 của Luật GTĐB - Điều 9 Khoản 2; Điều 61 Khoản 4 Luật GTĐB 8 Giao thông đường thuỷ - Điều 5.1; 5.13; 5.13; Chương IV Nghị định 40/CP của Chính phủ 9 Nguyên nhân tai nạn giao thông - Điều 17 Khoản 1, 2, 3; Điều 18 Khoản 1, 2; Điều 51, 52, 54, 56, 58 của Luật GTĐB MỘT SỐ HÌNH ẢNH HIỆN TRẠNG TRƯỜNG ĐƯỢC KHẢO SÁT   Trường tiểu học Thanh Lương  Trường tiểu học Đồng Tâm Trường tiểu học Minh Khai Lối vào trường tiểu học Minh Khai  Trường tiểu học Trung Hiền

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquan_ly_hoat_dong_giao_an_toan_giao_thong_tai_cac_truong_tieu_hoc_quan_hai_ba_trung_thanh_pho_ha_noi.pdf
Luận văn liên quan