Luận án Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam

MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Điều 12 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã khẳng định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Riêng đối với quản lý nền kinh tế, Điều 26 Hiến pháp cũng quy định rõ: “Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách ”. Như vậy, muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với xã hội nói chung và nền kinh tế nói riêng, nhà nước phải sử dụng nhiều công cụ, phương tiện quản lý, trong đó quản lý bằng pháp luật là một phương thức quản lý quan trọng, không thể thiếu được của Nhà nước. Thực tiễn quản lý nhà nước trong những năm đổi mới vừa qua đã chứng minh rằng: nơi nào, lĩnh vực nào nhà nước sử dụng có hiệu quả công cụ pháp luật trong quản lý thì ở đó tình hình kinh tế, chính trị xã hội ổn định và phát triển. Nếu buông lỏng vai trò quản lý nhà nước bằng pháp luật sẽ dẫn đến tình trạng tùy tiện, lợi dụng những sơ hở và thiếu sót trong các quy định của Nhà nước để trục lợi, lũng đoạn nền kinh tế, tạo cơ hội cho những mặt trái của cơ chế thị trường phát sinh theo hướng phức tạp rất khó kiểm soát ở một số lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Xuất phát từ chủ trương phát triển kinh tế vùng của Đảng, ngày 23 tháng 2 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 44/1998/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là một không gian kinh tế mở bao gồm các tỉnh, thành: Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Bình Phước, Tây Ninh, Tiền Giang. Đây là những tỉnh, thành lớn của phía Nam có nhiều điều kiện thuận lợi trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phát triển kinh tế. Với chủ trương, đường lối mở cửa của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, vùng kinh tế trọng điểm này đã thu hút được rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài, là nơi có nhiều dự án đầu tư nước ngoài nhất so với các địa phương trong cả nước. Theo số liệu thống kê (Niên giám thống kê 2007, Tổng cục Thống kê), vùng kinh tế trọng điểm này chiếm 63,84% số dự án và 59,08% tổng số vốn đầu tư nước ngoài của cả nước. Hoạt động đầu tư nước ngoài tại đây ngày càng có hiệu quả, đã kích thích khả năng phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm này, bên cạnh những kết quả đạt được, tại đây đã và đang xuất hiện nhiều vấn đề phức tạp, khó khăn. Trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài bộc lộ nhiều vấn đề bất cập trước đòi hỏi của thực tiễn. Điều đó được thể hiện trên các mặt như: pháp luật về đầu tư còn có những bất cập cần sửa đổi, bổ sung. Cơ chế, chính sách chưa đồng bộ và chưa tạo được động lực phát triển mạnh; một số cơ chế, chính sách còn thiếu, chưa nhất quán, chưa sát với cuộc sống, thiếu tính khả thi; nhiều cấp, nhiều ngành chưa thay thế, sửa đổi những quy định về quản lý nhà nước không còn phù hợp; chưa bổ sung những cơ chế, chính sách mới có tác động giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất, khai thác nhiều hơn nữa nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm này. Việc ban hành các văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành luật còn rất chậm. Thực tiễn quản lý vẫn còn tình trạng chồng chéo hoặc phân tán, cục bộ trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan có thẩm quyền như Cục Đầu tư nước ngoài, Ban Quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư các địa phương trong vùng. Chưa có một cơ quan quản lý đủ quyền năng thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực này của riêng vùng. Đặc biệt, cơ sở pháp lý để thực hiện những cơ chế, chính sách có tính đặc thù cho vùng theo tinh thần các Nghị quyết Đại hội IX, X của Đảng về việc xây dựng những vùng kinh tế - lãnh thổ có cơ chế đặc biệt nhằm phát triển vùng và Nghị quyết 53 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn rất thiếu Những thiếu sót, bất cập nói trên đã ảnh hưởng không tốt đến mọi mặt tình hình kinh tế, xã hội, an ninh trật tự, đòi hỏi các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước phải lưu tâm giải quyết. Chẳng hạn như tình trạng chảy máu chất xám, lộ bí mật nhà nước; vấn đề môi trường sinh thái; vấn đề thiết bị lạc hậu; vấn đề quản lý xuất nhập cảnh của người nước ngoài; quản lý nhà nước đối với hoạt động của các thương nhân và các hiệp hội thương nhân nước ngoài bị buông lỏng; một số chủ đầu tư nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam; cạnh tranh thiếu lành mạnh trong hoạt động sản xuất – kinh doanh – đầu tư; thu hút đầu tư bằng mọi giá, chạy theo số lượng dự án đầu tư, thiếu sự tính toán phục vụ cho công cuộc phát triển bền vững. Chất lượng các dự án chưa thật đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển; có sự cạnh tranh theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, thiếu tính đồng bộ và tính liên kết giữa các địa phương trong vùng, không phát huy được những thế mạnh, những lợi thế so sánh của vùng. Do đó, trong thực tế, nguồn vốn thu hút từ đầu tư nước ngoài và sự phát triển của vùng chưa thật tương xứng với tiềm năng vốn có của vùng. Đây cũng chính là mặt trái của hoạt động đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, làm hạn chế sự phát triển bền vững của vùng và ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cả nước. Có thể nói, vùng kinh tế trong điểm phía Nam đang giữ vai trò đầu tàu cho sự phát triển kinh tế của cả nước và có tiềm năng vô cùng lớn nhưng cơ chế quản lý nói chung, cơ chế quản lý trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài nói riêng còn chưa đảm bảo tốt cho sự phát triển vùng. Điều này cũng cho thấy thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chưa thực sự được coi trọng và còn nhiều bất cập, hạn chế cần nghiên cứu một cách hệ thống nhằm đánh giá đúng thực trạng và đề xuất những giải pháp có tính khả thi để bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng này. Với những lý do trên, xét cả về phương diện lý luận và thực tiễn, việc nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vấn đề cấp thiết. Vì vậy, tác giả luận án mạnh dạn chọn đề tài “Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam” để nghiên cứu và viết luận án Tiến sĩ Luật học, chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. MỤC LỤC Mục Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục hình vẽ MỞ ĐẦU 1 Chương 1. Tổng quan 9 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án 9 1.2. Nhiệm vụ của luận án 19 Kết luận chương 1 20 Chương 2 Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trong điểm 21 2.1. Khái niệm, đặc điểm, nội dung và một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm 21 2.2. Vai trò của quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm 69 2.3. Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, quản lý các vùng lãnh thổ của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam 75 Kết luận chương 2 82 Chương 3. Thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam 84 3.1. Khái quát đặc điểm kinh tế xã hội và tình hình đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 84 3.2. Thực trạng xây dựng và ban hành pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài có liên quan đến vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 94 3.3. Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 116 3.4. Thực trạng giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 127 Kết luận chương 3 139 Chương 4. Quan điểm và giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam hiện nay 140 4.1. Bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là yêu cầu cấp bách hiện nay 140 4.2. Quan điểm bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 154 4.3. Giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 162 Kết luận chương 4 193 KẾT LUẬN 194 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 197 TÀI LIỆU THAM KHẢO 198 PHỤ LỤC 207

doc231 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3761 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện kỹ thuật phục vụ công tác quản lý hành chính nhà nước có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động quản lý và việc này cũng phần nào thể hiện thái độ thân thiện hay không thân thiện của chính quyền địa phương đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác, quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là quá trình đòi hỏi có tính khoa học cao, vì thế, muốn quản lý có hiệu quả, cần thiết phải có phương tiện kỹ thuật và điều kiện vật chất đầy đủ. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế với những bước đi thích hợp đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nhưng chính quá trình này cũng đặt ra những thách thức về quản lý nhà nước, mà trong đó việc thực hiện những cam kết quốc tế đòi hỏi phải rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu phát triển của vùng và nhu cầu hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh cho vùng. Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là tất yếu và có tính cấp thiết trong thời kỳ hiện nay. Tuy vậy, để thực hiện được điều này đòi hỏi phải có một hệ thống các giải pháp, từ tổ chức tốt và hiệu quả việc xây dựng, ban hành pháp luật cho tới việc tổ chức thực hiện pháp luật; từ cơ chế chính sách tới con người…Trong đó, điều quan trọng là cần có cơ chế đặc biệt phù hợp với vùng đặc biệt để phát huy tối đa lợi thế so sánh của mỗi địa phương và toàn vùng. Mục đích của việc quy hoạch phát triển vùng sẽ không trở thành hiện thực nếu không có cơ chế quản lý riêng cho nó. KẾT LUẬN Quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực, các quá trình xã hội là một tất yếu, một thuộc tính của bất kỳ nhà nước nào. Cho dù những lĩnh vực, những quá trình xã hội ấy diễn ra ở bất kỳ vùng lãnh thổ nào của quốc gia thì nhà nước vẫn thực hiện chức năng quản lý đối với nó. Đầu tư nước ngoài tại một vùng kinh tế - lãnh thổ là một lĩnh vực khá nhạy cảm và chứa đựng những phức tạp đòi hỏi nhà nước phải quản lý. Để quản lý thật hiệu quả lĩnh vực này, nhà nước phải có hệ thống công cụ sắc bén, đảm bảo tính hiệu lực, trong đó, pháp luật là công cụ chủ yếu nhất, hiệu quả nhất. Thực tiễn quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề phải nghiên cứu, giải quyết. Những vấn đề này đòi hỏi phải có hệ thống lý luận hoàn chỉnh và sâu sắc. Quá trình nghiên cứu và giải quyết vấn đề quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tác giả Luận án rút ra một số kết luận sau đây: 1.Chủ trương phân vùng kinh tế và quy hoạch các vùng kinh tế trọng điểm nhằm khai thác và phát huy tối đa những lợi thế so sánh của các vùng, thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài, phát triển các vùng kinh tế trọng điểm làm đầu tàu cho sự phát triển của cả nước là một chủ trương đúng đắn. Điều này không chỉ phù hợp với thực tiễn Việt Nam mà nó phù hợp với xu hướng chung của các nước trên thế giới. Trong điều kiện Việt Nam, vùng kinh tế trọng điểm với những lợi thế so sánh là nơi thu hút nhiều nhất các nhà đầu tư nước ngoài. Hoạt động đầu tư nước ngoài tại các vùng kinh tế trọng điểm luôn diễn ra sôi động với những đặc điểm riêng cho thấy cả những tích cực và mặt trái của đầu tư nước ngoài. Do đó, sử dụng pháp luật để quản lý lĩnh vực này là một tất yếu. 2. Thực tiễn quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cho thấy pháp luật là công cụ quản lý hiệu quả nhất và tăng cường tính hiệu lực nhất. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật làm công cụ quản lý lĩnh vực này chưa đầy đủ và hoàn chỉnh. Những công cụ khác như chính sách, quy hoạch, chiến lược, kế hoạch là rất cần thiết để quản lý một lĩnh vực cụ thể tại một địa bàn lãnh thổ cụ thể, nhưng không thể thay thế pháp luật. 3. Sử dụng pháp luật để quản lý lĩnh vực đầu tư nước ngoài chủ yếu là để tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh, minh bạch, thông thoáng vừa để thu hút mạnh mẽ nguồn lực bên ngoài, tạo dựng niềm tin pháp lý cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm thật sự khi thực hiện những hoạt động đầu tư nước ngoài tại địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đồng thời, sử dụng công cụ pháp luật để quản lý lĩnh vực này còn nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài, bảo vệ lợi ích quốc gia của Việt Nam, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và doanh nhân trong nước. 4. Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam hiện nay là một tất yếu khách quan. Để đảm bảo hiệu lực và tính hiệu quả của hoạt động quản lý, bộ máy nhà nước (từ trung ương tới các địa phương trong vùng) cần có hệ thống giải pháp được xây dựng trên cơ sở lý luận sâu sắc và hoàn chỉnh về phát triển vùng, về đầu tư nước ngoài, về quản lý nhà nước …Trong khuôn khổ Luận án, tác giả cho rằng trước mắt cần tập trung giải quyết tốt những vấn đề chủ yếu sau: - Một là, trên cơ sở những thành tựu nghiên cứu lý luận về phát triển kinh tế vùng, tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện lý luận làm cơ sở cho việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật quản lý nhà nước đối với một vùng kinh tế nói chung và quản lý nhà nước đối với một lĩnh vực cụ thể tại một vùng nói riêng. Bên cạnh đó phải kịp thời thể chế hóa những chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển vùng kinh tế trọng điểm nói chung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng. - Hai là, phải tạo cho được sự tương thích, đồng bộ của pháp luật về đầu tư nước ngoài với pháp luật khác có liên quan. - Ba là, nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế để xây dựng mô hình quản lý vùng phù hợp với thể chế chính trị và điều kiện của Việt Nam. - Bốn là, đầu tư nước ngoài là lĩnh vực rất nhạy cảm. Những vi phạm pháp luật của nhà đầu tư nước ngoài luôn tiềm ẩn phát sinh những vấn đề khác liên quan đến chủ quyền quốc gia, dân tộc. Vì thế, xử lý vi phạm của nhà đầu tư nước ngoài phải luôn khéo léo để vừa bảo vệ lợi ích của đất nước, vừa tránh những phức tạp ảnh hưởng quan hệ đối ngoại giữa nhà nước ta với các đối tác. - Năm là, để quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại một vùng kinh tế có hiệu quả, yếu tố con người là rất quan trọng. Nhà nước cần có chiến lược phát triển nhân lực cho lĩnh vực hoạt động này. Đồng thời cần xây dựng cơ chế đặc biệt cho các vùng kinh tế trọng điểm nói chung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng. Sẽ không thể phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng đặc biệt nếu không có cơ chế đặc biệt./. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Một số ý kiến về đấu tranh ngăn chặn vi phạm pháp luật trong hoạt động của các hiệp hội thương nhân nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tạp chí Công an nhân dân, số 04 – 2003, tr.58-60. Tăng cường giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tạp chí Công an nhân dân, số 06 – 2007, tr.105-106; 120. Quản lý nhà nước về an ninh quốc gia các khu chế xuất, khu công nghiệp. Tạp chí Công an nhân dân, số 08 – 2007,tr.48-50. Đặc điểm quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại các vùng kinh tế trọng điểm. Tạp chí Quản lý nhà nước, số 151, tháng 8 – 2008, tr.29-31; 44. Đầu tư nước ngoài tại các vùng kinh tế trọng điểm: nhìn từ góc độ quản lý nhà nước. Tạp chí Lý luận Chính trị, số 9 – 2008, tr.52-58. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Chính trị (2001), Nghị quyết 07 ngày 27-11-2001 về Hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29 - 8 - 2005, về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, Vùng Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2001), Luật đầu tư nước ngoài và các văn bản hướng dẫn áp dụng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Quyết định số 837/QĐ-BKH ngày 26 - 8 - 2005 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Quy chế hoạt động của Văn phòng Ban chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, Hà Nội. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Quyết định số 811/QĐ-BKH ngày 22 tháng 8 năm 2005 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thành lập Tổ thường trực Ban Chỉ đạo Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, Hà Nội. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Báo cáo đánh giá chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài từ góc độ phát triển bền vững, Hà Nội. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Quyết định 1088/QĐ-BKH ngày 19 - 10 - 2006 về việc ban hành mẫu hồ sơ hướng dẫn hoạt động đầu tư tại Việt Nam, Hà Nội. Nguyễn Thanh Bình (2005), Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với công ty cổ phần ở Việt Nam”, Luận án TS Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Chính phủ (2003), Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28 - 08 - 2003, Về việc ban hành Quy chế khu cộng nghệ cao, Hà Nội. Chính phủ (2005), Chỉ thị số 13/2005/CT-TTg ngày 08 - 04 - 2005 về một số giải pháp nhằm tạo chuyển biến mới trong công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội. Chính phủ (2006), Nghị định số 88/CP ngày 29 - 8 - 2006, Về đăng ký kinh doanh, Hà Nội. Chính phủ (2006), Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 - 9 - 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Hà Nội. Chính phủ (2006), Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21 - 9 - 2006 quy định việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, Hà Nội. Chính phủ (2007), Nghị định số 23/2007/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam, Hà Nội. Chính phủ (2007), Nghị định số 139 Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp, Hà Nội. Chính phủ (2007), Nghị định số 53/2007/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch - đầu tư, Hà Nội. Chính phủ (2007), Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14 – 2 – 2007 Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Hà Nội. Phạm Thị Hồng Cúc (2005), “Giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài ở Đồng Nai”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 110 (tháng 3/2005), trang 40 -43, 48, Hà Nội. Phạm Ngọc Dũng (2001), “Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”, Nghiên cứu kinh tế số 273 – Tháng 2/2001, tr.8 - 12, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới và hội nhập, Nxb Sự thật, Hà Nội. Nguyễn Bích Đạt (2006), Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Khắc Định (2002), Hoàn thiện pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng nhất thể hóa pháp luật về đầu tư tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. Elimazur - Vũ Thành Tự Anh (2005), Luật Đầu tư chung và sự phân hóa giữa các vùng và địa phương ở Việt Nam, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Hà Nội. TS.KS. Phạm Kim Giao (2000), Quy hoạch vùng, Trường ĐH Kiến trúc, Nxb Xây dựng, Hà Nội. Hoàng Hải (2004), “Những vấn đề về phát triển khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”, Tạp chí Cộng sản, số 7 (tháng 4/2004), tr.48 – 52, Hà Nội. TS Lê Thu Hoa (2007), Kinh tế vùng ở Việt Nam - từ lý luận đến thực tiễn, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội. TS Hoàng Xuân Hòa (2005), Nâng cao vai trò quản lý và điều hành của nhà nước trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 116 (tháng 9/2005), tr. 4 – 8, Hà Nội. Đỗ Nhất Hoàng (2001), Sự hình thành và phát triển của pháp luật đầu tư nước ngoài trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. Phạm Huy Hoàng (2005), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam - tổng quan và triển vọng”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 322 – tháng 3/2005, tr.36 – 45, Hà Nội. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2005), Khoa học quản lý, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội. Học viện Hành chính Quốc gia (1998), Giáo trình quản lý nhà nước, Hà Nội. Học viện Hành chính Quốc gia (2000), Một số thuật ngữ hành chính, Nxb Thế giới, Hà Nội. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2006), Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội. Học viện Hành chính Quốc gia (2001), Quản lý học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Đinh Văn Hồng, Phan Quang Thịnh (2002), Hoạt động đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - Những vấn đề đặt ra cho công tác an ninh, Phân hiệu Học viện An ninh Nhân dân – Thành phố Hồ Chí Minh. Hoàng Phước Hiệp (1996), Cơ chế điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Lê Thị Hương (2001), “Pháp luật – công cụ chủ yếu và có hiệu quả nhất để nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường”, Tạp chí Quản lý nhà nước số 12/2001, tr.17 – 20, Hà Nội. Trần Thu Hương, Phan Thế Vinh (2003), Lý thuyết rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro trong các dự án FDI ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 303 – Tháng 8/2003, tr.3 – 10, Hà Nội (1/08/2006), Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: loay hoay đầu tàu phát triển. ips.gov. vn (4/2003), Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc gần đây và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam. (23/12/2008) Bức tranh tổng thể về đầu tư nước ngoài (04/08/2006), Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong sự nghiệp CNH-HĐH ở Việt Nam. vn binhphuoc.gov.vn gov.vn gov. vn gov.vn 29/09/2006 Tụt hạng về năng lực cạnh tranh không có nghĩa Việt Nam tụt hậu. PGS, TS. Trần Quang Lâm – TS An Như Hải (2006), Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia. V.I. Lênin (1984), Toàn tập, tập 18, Nxb Sự Thật, Hà Nội. Hồ Vĩnh Lộc (2001), “Nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 6/2001, tr.13 – 19; 28, Hà Nội. Các Mác – Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 18, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Các Mác – Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 24, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Hồ Chí Minh (2001), Toàn tập, tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội. Hồ Chí Minh (1984), Toàn tập, tập 8, Nxb Sự thật, Hà Nội. TS. Phùng Xuân Nhạ (2000), Đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ công nghiệp hóa ở Malaysia - Kinh nghiệm đối với Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội. PGS,TS Bùi Quang Nhật (2006), Chính sách phát triển vùng của Italia, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. OECD, Định nghĩa chuẩn của OECD về đầu tư trực tiếp nước ngoài, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Hà Nội. Đặng Phong (2002), Lịch sử kinh tế Việt Nam từ 1945 – 2000, Tập 1: 1945 – 1954” Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Đoàn Ngọc Phúc (2004), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - thực trạng, những vấn đề đặt ra và triển vọng”, Nghiên cứu kinh tế số 315 – Tháng 8/2004, tr. 42 – 51. Hà Nội. Hoàng Phê (1994), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Quốc hội (1987), Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội. Quốc hội (1990), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội. Quốc hội (1992), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Việt Nam, Hà Nội. Quốc hội (1996), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội. Quốc hội (2000), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội. Quốc hội (2003), Luật tổ chức HĐND và UBND, Hà Nội. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư, Hà Nội. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội. PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn (2006), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): triển vọng thế giới và thực tiễn Việt Nam”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới tháng 06/2006, Hà Nội. GS,TS Lê Minh Tâm (2000), “Pháp luật - yếu tố quan trọng bảo đảm tăng trưởng và phát triển bến vững”, Tạp chí Luật học, số 3/2000, tr. 35 – 41, Hà Nội. TS Trịnh Đăng Thanh (2004), Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch tại Việt Nam hiện nay, Luận án TS Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. PGS,TS Chu Hồng Thanh (1993), Nhà nước quản lý kinh tế bằng pháp luật trong cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Luận án TS Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. TS Ngô Công Thành (2004), Định hướng phát triển các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. GS Lê Bá Thảo (1998), Việt Nam - lãnh thổ và các vùng địa lý, Nxb Thế giới, Hà Nội. Trương Đoàn Thể (2004), Hoàn thiện quản lý nhà nước các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Phan Quang Thịnh (2007), “Tăng cường giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tạp chí Công an nhân dân, số 06 – 2007, tr. 105 – 106 – 120, Hà Nội. Phan Quang Thịnh (2008), “Đầu tư nước ngoài tại các vùng kinh tế trọng điểm: nhìn từ góc độ quản lý nhà nước”, Tạp chí Lý luận Chính trị, tháng 9/2008, tr.52 – 58, Hà Nội. TS Nguyễn Xuân Thu – TS Nguyễn Văn Phú (2006), Phát triển kinh tế vùng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. PGS,TS Lê Thông (2006), Địa lý ba vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ (1998), Quyết định số 41/1998/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 1998 về việc phân cấp cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài, Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ (1998), Quyết định số 44/1998/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 1998 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn từ nay đến năm 2010, Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ (2001), Chỉ thị số 19/2001/CT-TTg ngày 28/8/2001 về việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 09/2001/NQ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2001-2005, Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 53/2004/QĐ - TTg - 05 - 04 năm 2004 về một số chính sách khuyến khích đầu tư tại Khu công nghệ cao, Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 20/2004/QĐ-TTg Ngày 18 - 02 - 2004 Về việc thành lập Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 146/2004/QĐ - TTg, ngày 13 – 8 - 2004 Về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ (2005), Chỉ thị của số 13/2005/CT-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2005 về một số giải pháp nhằm tạo chuyển biến mới trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 238/2005/QĐ - TTg, ngày 29 – 09 – 2005 về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam, Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ (2006) Quyết định số 123/2006/QĐ-TTg ngày 29 – 05- 2006 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 53 của Bộ Chính trị về về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 159/2007/QĐ-TTg ngày 10 - 10 - 2007 Ban hành Quy chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương đối với các vùng kinh tế trọng điểm, Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ (2007), Chỉ thị số 15/CT/TTg ngày 22 – 06 – 2007 về một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, Hà Nội. Nguyễn Hữu Tín (2005), “Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 5/2005, trang 40 – 43, Hà Nội. Tổng cục Thống kê (2007), Niên giám thống kê, Hà Nội GS Đoàn Trọng Truyến (1992), Từ điển Pháp – Việt – Pháp luật Hành chính, Nxb Thế giới, Hà Nội. PGS. TS Bùi Anh Tuấn, ThS Phạm Thái Hưng, “Đầu tư trực tiếp nước ngoài cần có một cách tiếp cận thận trọng hơn”, Nghiên cứu kinh tế số 312 – Tháng 5/2004, tr. 50 – 64, Hà Nội. Trần Xuân Tùng (2004), “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 105, tr.16 – 20, Hà Nội. Trần Xuân Tùng (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. TSKH Trần Nguyễn Tuyên (2004), “Hoàn thiện môi trường và chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp của nước ngoài ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, số 14 (tháng 7/2004), tr.41 – 45; 55, Hà Nội. Trường ĐH Kinh tế quốc dân (2002), Giáo trình Quản lý dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – FDI, Nxb Thống kê, Hà Nội. Trường ĐH Kinh tế quốc dân (2004), Giáo trình Kinh tế đầu tư, Nxb Thống kê, Hà Nội. UBND Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (1999), Quyết định số 4734/1999/ QĐ - UB Ngày 15 tháng 9 năm 1999 về việc công bố chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bà Rịa Vũng Tàu. UBND Tỉnh Đồng Nai (2006), Quyết định số 14/2006/QĐ-UBND ngày 27 tháng 02 năm 2006, Về việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào một số địa bàn và ngành nghề khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Đồng Nai. UBND Tỉnh Đồng Nai (2007), Quyết định số 56/2007/QĐ-UBND ngày 28 tháng 08 năm 2007 ban hành bản Quy định cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng nhận đầu tư, đăng ký thuế và cấp con dấu đối với doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và Luật Hợp tác xã, Đồng Nai. UBND Tp Hồ Chí Minh (2004), Quyết định số 236/2004/QĐ-UB ngày 14/10/ 2004 về ban hành quy định thủ tục, trình tự đầu tư và cơ chế phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh. UBND tỉnh Long An (2007), Quyết định số 25/2007/QĐ-UBND ban hành quy định về thực hiện cơ chế liên thông trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, cấp giấy phép khắc dấu và khắc dấu, Long An. UBND tỉnh Bình Phước (1998), Quyết định số 160/1998/QĐ-UB ngày 16 tháng 12 năm 1998 ban hành bảng giá cho thuê đất, mặt nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Bình Phước. Bình Phước. UBND tỉnh Tiền Giang (2007), Quyết định số 08/2007/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2007 Về khuyến khích, hỗ trợ và ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Tiền Giang. UBND tỉnh Tây Ninh (2004), Quyết định số 4855/2004/QĐ-UB Về việc quản lý nhà nước đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, Tây Ninh. GS, TSKH Đào Trí Úc (1997), Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. GS, TSKH Đào Trí Úc (2000), “Cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11/ 2000, tr.3 – 10, Hà Nội. Nguyễn Trọng Xuân (2000), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 268, tr.27 – 33, Hà Nội. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb VHTT, Hà Nội. PGS.TS Ngô Doãn Vịnh (2003) Nghiên cứu chiến lược và Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. TS Lê Danh Vĩnh (2006), “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”, Báo Nhân dân ngày 25 tháng 07 năm 2006, Hà Nội. VNECONOMY (23/02/2005), Kiến nghị sửa đổi Chỉ thị của Thủ tướng để đẩy mạnh thu hút FDI. VNECONOMY (7/04/2008), Doanh nghiệp FDI lại kêu “vướng”. VietNamNet (15/11/2006), Những nội dung cơ bản các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. VNECONOMY(27/12/2006),Thu hút FDI 2006: Nhìn lại “mùa vàng” VNECONOMY(16/12/2006),Cải thiện mạnh hơn môi trường kinh doanh VNECONOMY (03/01/2007), Khu công nghiệp: “Nam châm” hút FDI. VNECONOMY (27/12/2008), FDI năm 2008 không chỉ có màu hồng. PHỤ LỤC Phụ lục 1 BẢN ĐỒ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM Phụ lục 2 TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM (Từ 1988 đến tháng 12/2008, chỉ tính các dự án còn hiệu lực) STT Địa phương Số dự án Vốn đầu tư (USD) 1 Tp. Hồ Chí Minh 2834 26.266.686.160 2 Đồng Nai 960 13.528.649.779 3 Bình Dương 1720 9.628.703.085 4 Bà Rịa - Vũng Tàu 161 15.556.779.896 5 Long An 259 2.897.385.092 6 Tây Ninh 164 681.241.663 7 Bình Phước 62 194.135.000 8 Tiền Giang 17 229.366.723 Toàn vùng 6177 68.682.947.398 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư Phụ lục 3 TT Địa phương Số dự án (%) Tổng vốn đầu tư (%) Vốn pháp định (%) Vốn đầu tư thực hiện (%) 1 TP Hồ Chí Minh 30,19 23,40 23,87 22,13 2 Đồng Nai 11,45 14,99 13,75 14,22 3 Bình Dương 18,44 9,98 9,94 7,05 4 Bà Rịa-Vũng Tàu 2,05 7,61 7,10 4,41 5 Long An 0,85 2,02 1,58 0,74 6 Tây Ninh 0,13 0,75 0,75 1,37 7 Tiền Giang 0,57 0,19 0,24 0,19 8 Bình Phước 0,16 0,14 0,13 0,33 Toàn vùng 63,84 59,08 57,36 50,44 CƠ CẤU ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO ĐỊA PHƯƠNG TRONG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM SO VỚI CẢ NƯỚC (GIAI ĐOẠN 1988 – 2006) Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư Phụ lục 4 CÁC KHU CHẾ XUẤT – KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM TT Khu Công nghiệp Địa phương Diện tích Lao động Đất tự nhiên Đất có thể cho thuê Đã cho thuê Tỷ lệ (%) 1 Amata Đồng Nai 361 250 155.0 61.9 13150 2 Biên hòa II Đồng Nai 365 261 261 100.0 64125 3 Gò Dầu Đồng Nai 184 137 130.6 95.5 2043 4 Nhơn Trạch I Đồng Nai 430 323 267 82.7 26302 5 LOTECO Đồng Nai 100 72 65.5 91.0 9873 6 Nhơn Trạch III Đồng Nai 368 240 166 69.2 3550.0 7 Hố Nai Đồng Nai 230 146 146.0 100.0 12525 8 Sông Mây Đồng Nai 227 158 125.0 79.1 17100 9 Biên hòa I Đồng Nai 335 231 158.0 68.4 29047 10 D.M Nhơn Trạch Đồng Nai 184 121 45.0 37.2 600 11 Long Thành Đồng Nai 510 352 75.0 21.3 725 12 Tam Phước Đồng Nai 323 215 214.7 100.0 7944 13 Định Quán Đồng Nai 54 38 37.8 100.0 310 14 Nhơn Trạch II Đồng Nai 533 405 405 100 8041.0 15 Nhơn Trạch 5 Đồng Nai 302 205 10 4.9 150 16 Nhơn Trạch 6 Đồng Nai 320 224 5.0 2.2 250 17 Bàu Xéo Đồng Nai 502 329 296.0 90.0 750 18 Thạnh Phú Đồng Nai 177 122 59.0 48.3 620 19 Xuân Lộc Đồng Nai 97 54 30 55.6 350 20 Nhơn Phú Đồng Nai 183 108 21 Tân Phú Đồng Nai 54 35 22 An Phước Đồng Nai 130 91 10 11.0 110 23 Tân Thuận TP. HCM 300 196 158 81.1 55271 24 Linh Trung 1 TP. HCM 62 42 42 100.0 52936 25 Bình Chiểu TP. HCM 27 21 21 100.0 5820 26 Hiệp Phước TP. HCM 332 200 158 79.0 2118 27 Tân Tạo TP. HCM 444 229 180.6 79.0 22290 28 Linh Trung 2 TP. HCM 62 47 44 94.4 16500 29 Lê Minh Xuân TP. HCM 100 66 66 100.0 7638 30 Tân Bình TP. HCM 151 82 79.2 97.0 16230 31 Tân Thới Hiệp TP. HCM 29 21 21.1 98.4 6195 32 Tây Bắc Củ Chi TP. HCM 220 143 137.7 96.3 9120 33 Vĩnh Lộc TP. HCM 207 124 112.3 92 15200 34 Cát Lái (II) TP. HCM 117 75 75 100 5120 35 Cát Lái (IV) TP. HCM 134 90 36 Phong Phú TP. HCM 163 114 37 Tân Phú Trung TP. HCM 552 300 38 Xuyên Á Long An 306 212 32 15.1 250 39 Tân Kim Long An 117 70 10 14.3 100 40 Tân Đức Long An 184 113 61,5 2400 41 Vĩnh Lộc 2 Long An 226 136 42 Long Hậu Long An 142 135 43 Đức Hòa I Long An   183  48  26,2  23280 44 Thạnh Đức Long An 255 165 45 Đức Hòa I Long An   183  48  26,2  23280 46 Thuận Đạo Long An 114 74 74 100.0 4525 47 Mai Trung Bình Dương 51 35 21.8 62.3 58 48 Mỹ Phước II Bình Dương 471 330 211 64.0 1115 49 Nam Tân Uyên Bình Dương 331 204 27 13.2 23 50 Rạch Bắp Bình Dương 279 190 15 7.9 15 51 Chơn Thành Bình Phước 115 73 22 29.9 228 52 Minh Hưng Bình Phước 194 125 41 32.8 520 53 Sóng Thần I Bình Dương 180 154 147.5 95.7 40615 54 Đồng An Bình Dương 132 93 93.0 100.0 23520 55 Sóng Thần II Bình Dương 319 225 195.5 86.9 36817 56 Việt Hương Bình Dương 46 24 24 100.0 7535 57 Bình Đường Bình Dương 17 14 13.3 94.6 7591 58 Tân Đông Hiệp A Bình Dương 53 39 39.0 100.0 1190 59 Mỹ Phước Bình Dương 377 267 220.5 82.5 17372 60 Tân Đông Hiệp B Bình Dương 164 115 60 52.2 3010 61 Bình An Bình Dương 26 18 16.1 87.6 1409 62 Việt Hương II Bình Dương 250 157 67 43 520 63 VN – SGP Bình Dương 500 315 285 90 34220 64 Đông Xuyên BR-VT 161 104 83 79.8 815 65 Phú Mỹ I BR-VT 954 651 400.9 61.6 3575 66 Mỹ Xuân A2 BR-VT 313 145 95 65.5 768 67 Cái Mép BR-VT 670 449 177 39.4 515 68 Mỹ Xuân A BR-VT 270 171 160 93.6 2677 69 Mỹ Xuân B1 BR-VT 572 294 13 255 70 Phú Mỹ II BR-VT 572 311 150 48.2 1650 71 Trảng Bàng Tây Ninh 135 97 72 11950 72 Linh Trung III Tây Ninh 204 126 42 33.4 669 73 Mỹ Tho Tiền Giang 79 53 53 100.0 4259 74 Tân Hương Tiền Giang 197 131,6 5 38 50 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch & Đầu tư Phụ lục 5 QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 1. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của Chính phủ - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư trong phạm vi cả nước; chỉ đạo xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển theo ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế; ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư; phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư cho các Bộ, ngành và địa phương; - Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương thực hiện luật pháp, chính sách về đầu tư; phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt quy hoạch; quyết định chủ trương đầu tư đối với những dự án đầu tư thuộc thẩm quyền; quyết định hoặc cho phép thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế; chỉ đạo giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình điều hành, quản lý hoạt động đầu tư vượt quá thẩm quyền của các Bộ, ngành và địa phương; - Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế có chương trình đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư. 2. Quyền hạn, trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và rà soát các văn bản pháp luật, chính sách về đầu tư. Hướng dẫn, phổ biến, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư. Ban hành các mẫu văn bản liên quan đến thủ tục đầu tư để áp dụng trong phạm vi cả nước. - Tổ chức, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương xây dựng, tổng hợp trình Chính phủ về quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển; quy hoạch tổng thể quốc gia về phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế. - Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc lập danh mục dự án quốc gia thu hút vốn đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tham mưu về việc bổ sung quy hoạch đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ không nằm trong quy hoạch; có ý kiến với cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư về sự cần thiết của dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ mà thuộc lĩnh vực chưa có quy hoạch để trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. - Thẩm tra các dự án đầu tư quan trọng quốc gia và dự án đầu tư khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. - Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến đầu tư; xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình quốc gia về vận động xúc tiến đầu tư; phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư; đặt đại diện tổ chức xúc tiến đầu tư tại nước ngoài; thực hiện quản lý quỹ xúc tiến đầu tư quốc gia. - Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành đàm phán và trình Chính phủ ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động đầu tư; thực hiện hợp tác quốc tế về hoạt động đầu tư. - Tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, tăng cường năng lực quản lý đầu tư cho hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư các cấp. - Phối hợp với Tổng cục Thống kê tổ chức hoạt động thống kê về đầu tư theo quy định của pháp luật về thống kê; tổ chức, xây dựng hệ thống thông tin quốc gia phục vụ hoạt động đầu tư. - Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, triển khai và thực hiện dự án đầu tư. - Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư. - Kiểm tra, giám sát, thanh tra hoạt động đầu tư theo thẩm quyền; xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát liên ngành đối với hoạt động đầu tư; kiểm tra việc cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định này; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quá trình đầu tư. - Định kỳ 6 tháng, hàng năm, tổng hợp tình hình hoạt động đầu tư và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 3. Quyền hạn, trách nhiệm của UBND cấp tỉnh - Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan lập và công bố Danh mục dự án thu hút đầu tư tại địa phương; tổ chức vận động và xúc tiến đầu tư. - Chủ trì tổ chức việc đăng ký đầu tư, thẩm tra và cấp Giấy chứng nhận đầu tư và điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư trước thời hạn đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền. - Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư trên địa bàn ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế theo các nội dung chủ yếu sau: + Theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư, tiến độ góp vốn và triển khai dự án đầu tư; giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính, quan hệ lao động tiền lương, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái; chủ trì hoặc tham gia cùng các Bộ, ngành thực hiện thanh tra các dự án đầu tư trên địa bàn; + Tổ chức thực hiện việc giải phóng mặt bằng; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giám sát việc sử dụng đất; + Giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc các Bộ, ngành có liên quan giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền; + Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư trên địa bàn. + Chỉ đạo lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất theo quy định của pháp luật về xây dựng. + Định kỳ hàng quý, 6 tháng và hàng năm, chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý tổng hợp để báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hoạt động đầu tư trên địa bàn. 4. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của Ban Quản lý Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất, Khu Công nghệ cao, Khu Kinh tế - Tham gia ý kiến với các Bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch liên quan đến hoạt động đầu tư, phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. - Thực hiện việc đăng ký đầu tư; thẩm tra và cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền. - Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư, tiến độ góp vốn và triển khai dự án đầu tư; phối hợp kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về lao động, tiền lương; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái đối với các dự án trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế. - Giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền. - Đánh giá hiệu quả đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế. - Định kỳ hàng quý, 6 tháng và hàng năm, gửi báo cáo về hoạt động đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nguồn: Website Bộ Kế hoạch và Đầu tư Phụ lục 6 DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ THUỘC CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM Ở VIỆT NAM TÍNH ĐẾN NĂM 2006 1. Diện tích, dân số các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc năm 2006 Địa phương Diện tích (km2) Dân số (nghìn người) Hà Nội 921,8 3.216,7 Hưng Yên 923,5 1.142,7 Hải Dương 1.652,8 1.722,5 Hải Phòng 1.520,7 1.803,4 Quảng Ninh 6.099,0 1.091,3 Hà Tây (cũ) 2.198,0 2.543,5 Bắc Ninh 823,1 1.009,8 Vĩnh Phúc 1.373,2 1.180,4 Toàn vùng 15.512,1 13.710,8 Nguồn: Niên giám thống kê 2006, Tổng cục Thống kê 2. Diện tích, dân số của các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, năm 2006 Địa phương Diện tích (km2) Dân số (nghìn người) Thừa Thiên – Huế 5.065,3 1.143,5 Đà Nẵng 1.257,3 778,5 Quảng Nam 10.438,3 1.472,7 Quảng Ngãi 5.152,7 1.295,6 Bình Định 6.039,6 1.566,3 Toàn vùng 26.953,2 6.256,6 Nguồn: Niên giám thống kê 2006, Tổng cục Thống kê 3. Diện tích, dân số của các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam , năm 2006 Địa phương Diện tích (km2) Dân số (nghìn người) TP. Hồ Chí Minh 2.098,7 6.105,8 Đồng Nai 5.903,9 2.214,8 Bà Rịa - Vũng Tàu 1.989,6 926,3 Bình Dương 2.696,2 964,0 Bình Phước 6.883,4 809,5 Tây Ninh 4.035,9 1.047,1 Long An 4.493,8 1.423,1 Tiền Giang 2.484,2 1.717,4 Toàn vùng 30.585,7 15.210,0 Nguồn: Niên giám thống kê 2006, Tổng cục Thống kê Phụ lục 7 TIỀM LỰC PHÁT TRIỂN CỦA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM SO VỚI MỘT SỐ VÙNG KHÁC 1. Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo địa phương của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với một số vùng khác Stt Địa phương Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Bình Phước 425 475 520 641 Tây Ninh 664 724 860 1037 Bình Dương 1.963 2.359 2.918 3596 Đồng Nai 2.013 2.436 2.820 3537 Bà Rịa – VT 1.040 1.122 1.191 1464 Tp. Hồ Chí Minh 17.370 23.727 31.292 36855 Long An 947 1.131 1.260 1618 Tiền Giang 1.391 1.494 1.628 1733 Toàn vùng 25813 33468 42.489 50.481 Đồng bằng sông Hồng 30.510 35.967 Duyên hải Nam Trung bộ 7.821 9.563 Cả nước 112.950 131.318 Nguồn: Niên giám thống kê 2007, Tổng cục Thống kê 2. Tổng số lao động trong các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo địa phương của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với một số vùng khác (nghìn người) Stt Địa phương Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Bình Phước 32.987 36.342 39.967 38.079 42.267 Tây Ninh 34.103 38.660 44.139 51.322 59.018 Bình Dương 256.968 322.399 383.785 438.672 525.808 Đồng Nai 242.994 280.711 325.796 374.271 423.838 Bà Rịa – VT 65.233 76.271 78.952 79.688 83.016 Tp. Hồ Chí Minh 1.078.251 1.187.097 1.357.300 1.496.842 1.541.032 Long An 50.883 59.455 65.308 75.360 93.693 Tiền Giang 34.666 39.646 43.142 46.345 49.824 Toàn vùng 1.796.085 2.040.581 2.338.389 2.600.579 1.918.496 Đồng bằng sông Hồng 1.574.236 1.717.930 Duyên hải N.T. Bộ 407.824 433.148 Cả nước 6.237.396 6.715.166 Nguồn: Niên giám thống kê 2007, Tổng cục Thống kê 3. Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của các doanh nghiệp phân theo địa phương của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với một số vùng khác (tỷ đồng) Stt Địa phương Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Bình Phước 3067 3811 4913 6.606 Tây Ninh 7050 8453 9777 11.988 Bình Dương 48538 63842 83729 103.577 Đồng Nai 64267 83439 100676 122.144 Bà Rịa – VT 68348 91434 100293 141.321 Tp. Hồ Chí Minh 314953 425935 540205 700.007 Long An 8637 10208 12646 16.643 Tiền Giang 4236 4946 5873 7.065 Toàn vùng 519096 692068 858112 1.109.351 Đồng bằng sông Hồng 508418 649.545 Duyên hải N.Trung bộ 69333 81.952 Cả nước 2430727 3.035.416 Nguồn: Niên giám thống kê 2007, Tổng cục Thống kê 4. Giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo địa phương của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với một số vùng khác (tỷ đồng) Stt Địa phương Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Bình Phước 1.790 1.958 2.240 3.189 Tây Ninh 4.704 5.131 5.831 6.613 Bình Dương 27.841 34.804 42.544 51.633 Đồng Nai 33.811 47.072 55.019 65.702 Bà Rịa – Vũng Tàu 50.348 64.188 65.733 92.899 Tp. Hồ Chí Minh 122.333 166.394 198.055 278.452 Long An 4.365 4.602 5.786 7.765 Tiền Giang 2.010 2.296 2.556 2.887 Toàn vùng 247.202 326.445 377.764 509.140 Đồng bằng sông Hồng 192.171 247.651 Duyên hải N.Trung bộ 32.726 38.515 Cả nước 952.437 1.429.782 Nguồn: Niên giám thống kê 2007, Tổng cục Thống kê 5. Doanh thu thuần sản xuất của các doanh nghiệp tại các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với một số vùng khác (tỷ đồng) Stt Địa phương Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Bình Phước 3.547 4.680 6.945 8.299 10.519 Tây Ninh 6.236 8.215 10.409 13.802 18.906 Bình Dương 39.802 55.411 76.343 98.152 128.965 Đồng Nai 66.539 78.658 104.843 129.499 175.027 Bà Rịa – VT 59.952 74.070 100.915 133.448 166.476 Tp. Hồ Chí Minh 363.625 436.886 443.476 544.363 667.203 Long An 8.841 10.981 13.768 18.198 24.741 Tiền Giang 10.006 11.738 14.010 17.077 20.200 Toàn vùng 558548 680.639 770.709 962.838 1.212.037 Đồng bằng sông Hồng 550.516 680.066 Duyên hải N.Trung bộ 100.086 116.721 Cả nước 2.157.785 2.684.341 Nguồn: Niên giám thống kê 2007, Tổng cục Thống kê Phụ lục 8 MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ CÁC LĨNH VỰC CÓ LIÊN QUAN + Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 + Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 + Luật Đất đai số 13/2003/QH11. + Bộ luật lao động của nước Cộng h hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam + Nghị định số 88/2006/NĐ-CP của chính phủ về Đăng ký kinh doanh + Nghị định 108/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. + Nghị định 101/2006/NĐ-CP Quy định việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. + Nghị định 02/2006/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế khu đô thị mới + Nghị định 105/2003/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam + Nghị định 164/2003/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. + Nghị định 101/2006/NĐ-CP Quy định việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. + Thông tư 123/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp phần mềm. + Thông tư 73/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam + Thông tư liên tịch số 02/2007/TTLT-BKH-BTC-BCA ngày 27 tháng 02 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư-Bộ Tài chính-Bộ Công an Hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và cấp giấy phép khắc dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp + Thông tư số 03/2007/TT-BKH ngày 12 tháng 03 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý chương trình, dự án ODA. + Thông tư số 03/2006/TT-BKH ngày 19 tháng 10 năm 2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh. + Quyết định số 837/QĐ-BKH ngày 26 tháng 8 năm 2005 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Quy chế hoạt động của Văn phòng Ban chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm. + Quyết định số 811/QĐ-BKH ngày 22 tháng 8 năm 2005 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thành lập Tổ thường trực Ban Chỉ đạo Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm. + Quyết định số 270/QĐ-BKH ngày 2 tháng 5 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ủy quyền cho Ban Quản lý khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh trong việc hình thành dự án; tiếp nhận, thẩm định hồ sơ dự án; cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép đầu tư và quản lý hoạt động các dự án đầu tư nước ngoài trong khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh. + Quyết định 53/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích đầu tư tại Khu công nghệ cao. + Quyết định số 320/2004/QĐ-BKH ngày 02 tháng 4 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Về việc ủy quyền cho Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Phước trong việc hình thành dự án; tiếp nhận, thẩm định hồ sơ dự án; cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép đầu tư và quản lý hoạt động các dự án đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. + Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH Về việc ban hành mẫu các văn bản thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam. + Quyết định số 67/BKH-KCN ngày 17 tháng 3 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp Việt Nam-Singapore trong việc hình thành dự án, tiếp nhận thẩm định, cấp giấy phép đầu tư và quản lý hoạt động các dự án đầu tư nước ngoài trong khu công nghiệp Việt Nam-Singapore. + Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29 - 9 - 2005 về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam. + Quyết định số 20/2004/QĐ-TTg Ngày 18 - 02 - 2004 Về việc thành lập Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm. + Quyết định số 159/2007/QĐ-TTg ngày 10 - 10 - 2007 Ban hành Quy chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương đối với các vùng kinh tế trọng điể., + Quyết định số 837/QĐ-BKH ngày 26 - 8 - 2005 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Quy chế hoạt động của Văn phòng Ban chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm. + Quyết định số 811/QĐ-BKH ngày 22 tháng 8 năm 2005 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thành lập Tổ thường trực Ban Chỉ đạo Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm. + Văn bản số 5495/BKH-ĐTNN ngày 26/07/2006 của Bộ KH & ĐT vể Hướng dẫn tạm thời về đầu mối xử lý, trình tự, thủ tục đầu tư trực tiếp nước ngoài ______________________________________ DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN Bảng 3.1 Tình hình đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 89 Bảng 3.2 Cơ cấu đầu tư nước ngoài theo địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với cả nước (giai đoạn 1988 – 2006) 90 Bảng 3.3 Tình hình cấp phép và thu hồi giấy phép đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (tính đến tháng 12/2008) 118 Bảng Nội dung Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DN Doanh nghiệp ĐTNN Đầu tư nước ngoài FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài QLNN Quản lý nhà nước VKTTĐPN Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam WTO Tổ chức Thương mại Thế giới XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC HÌNH VẼ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN Hình Nội dung Trang Hình 4.1 Mô hình cơ cấu tổ chức hiện hành của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 185 Hình 4.2 Mô hình cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo đề xuất 186 MỤC LỤC Mục Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục hình vẽ MỞ ĐẦU 1 Chương 1. Tổng quan 9 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án 9 1.2. Nhiệm vụ của luận án 19 Kết luận chương 1 20 Chương 2 Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trong điểm 21 2.1. Khái niệm, đặc điểm, nội dung và một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm 21 2.2. Vai trò của quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm 69 2.3. Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, quản lý các vùng lãnh thổ của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam 75 Kết luận chương 2 82 Chương 3. Thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam 84 3.1. Khái quát đặc điểm kinh tế xã hội và tình hình đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 84 3.2. Thực trạng xây dựng và ban hành pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài có liên quan đến vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 94 3.3. Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 116 3.4. Thực trạng giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 127 Kết luận chương 3 139 Chương 4. Quan điểm và giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam hiện nay 140 4.1. Bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là yêu cầu cấp bách hiện nay 140 4.2. Quan điểm bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 154 4.3. Giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 162 Kết luận chương 4 193 KẾT LUẬN 194 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 197 TÀI LIỆU THAM KHẢO 198 PHỤ LỤC 207

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận án tiến sỹ- Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam.doc