Luận án Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - Nguyễn Minh Đạt

Trong khoảng 10 năm trở lại đây thị trường bán lẻ nói chung, thị trường bán lẻ hiện đại ở Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhất là sau khi nước ta là thành viên chính thức của WTO. Kể từ đó, thị trường này nổi lên như một điểm vô cùng thu hút trong khu vực châu Á và trên thế giới. Dự báo thị trường bán lẻ hiện đại ở Việt Nam bị các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài “thôn tính”, với thực lực mạnh về vốn, kinh nghiệm. họ không chỉ “mạnh tay” xây dựng những trung tâm thương mại lớn, mà còn đầu tư vào các cửa hàng tầm trung và siêu nhỏ. Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ta lại đang “lần mò” tìm cách phát triển, vươn lên và chật vật cạnh tranh với các doanh nghiệp bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài. Vậy liệu đến 2020, liệu các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại có vốn đầu tư nước ngoài sẽ chiếm lĩnh toàn bộ thị trường bán lẻ Việt Nam hay chỉ ở các thành phố lớn, các vùng trung tâm? Còn có chỗ cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường bán lẻ hiện đại hay không? Quản lý nhà nước cần làm gì để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam có thể phát triển trên thị trường tiềm năng này? Làm thế nào để điều tiết, tạo một môi trường thu hút các DN bán lẻ hiện đại có vốn đầu tư nước ngoài mà vẫn khích lệ các DN trong nước phát triển?. Với mục tiêu của đề tài, từ tổng quan tài liệu có liên quan đến đề tài luận án, dựa trên một số cơ sở lý thuyết về mô hình bán lẻ hiện đại và lý thuyết quản lý Nhà nước để tiếp cận nghiên cứu. Cụ thể là các lý thuyết của trường phái Tân Cổ điển, trường phái Keynes, đặc biệt là quan niệm của Chủ nghĩa tự do mới nhấn mạnh vào việc giảm thiểu sự can thiệp của Nhà nước và để cho nền kinh tế tự vận hành thông qua các công cụ của nó. Nhiệm vụ chủ yếu của Nhà nước là tạo ra một môi trường phát triển ổn định, tạo ra cạnh tranh công bằng giữa các chế độ sở hữu, ổn định hệ thống tài chính - tiền tệ, duy trì tăng trưởng và149 phát triển bền vững Theo đó, luận án đã tập trung giải quyết một số nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, phân tích vai trò, nội dung và các nhân tố tác động đến quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp (cả doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam) trong thị trường bán lẻ hiện đại. Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước của Trung Quốc, Thái Lan đối với thị trường bán lẻ, từ đó rút ra bài học có thể áp dụng vào Việt Nam. Thứ hai, trên cơ sở trình bày khái quát về thị trường bán lẻ hiện đại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là các cam kết quốc tế mở cửa thị trường bán lẻ và những tác động đến Việt Nam, luận án tập trung đánh giá, phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam) trong giai đoạn nghiên cứu, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế trên các phương diện: 1. Hệ thống pháp luật và bộ máy quản lý điều chỉnh hoạt động trong bán lẻ hiện đại ở Việt Nam; 2. Về tổ chức thực hiện chính sách đối với DN bán lẻ hiện đại ở Việt Nam; 3. Công tác thanh tra đối với hoạt động của thị trường bán lẻ hiện đại ở Việt Nam. Đồng thời, luận án cũng dành một dung lượng phù hợp để đánh giá khái quát về quản lý nhà nước đối với các DN bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trên các mặt thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Thứ ba, trên cơ sở trình bày bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở nước ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, luận án sử dụng ma trận SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức tác động đến quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Đồng thời với các quan điểm, định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập quốc tế, luận án đã đề xuất150 một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể là: 1). Xây dựng, hoàn thiện định hướng, chiến lược phát triển thị trường bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; 2). Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở nước ta; 3). Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở Việt Nam; và 4). Nâng cao vai trò công tác thanh tra đối với hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Mặc dù đã giải quyết cơ bản các mục tiêu đề tài đề ra, nhưng trên thực tế luận án rất khó tiếp cận được đầy đủ những nội dung liên quan đến vấn đề quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam, vì thế cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện hơn về vấn đề này trong những nghiên cứu tiếp theo.

pdf182 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 669 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - Nguyễn Minh Đạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trên thực tế, với vai trò là đầu ra của sản xuất và điểm mấu chốt thúc đẩy tiêu dùng, bán lẻ nói riêng và phân phối nói chung là ngành kinh tế đặc biệt quan trọng đối với tất cả các quốc gia. Do đó, trừ các nền kinh tế phát triển, mạnh về dịch vụ, phần lớn các nước luôn có các biện pháp khác nhau để bảo vệ ngành bán lẻ nội địa trước các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, cùng với các cam kết mở cửa thị trường, các biện pháp bảo hộ trực diện ngành bán lẻ nội địa trước các nhà đầu tư nước ngoài đang bị thu hẹp đáng kể. Từ góc độ mở cửa thị trường, như đã phân tích, Việt Nam hiện nay đã cam kết mở cửa không hạn chế về tỷ lệ vốn đối với đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ. 02 biện pháp hạn chế duy nhất còn có thể được sử dụng là (1) Thủ tục kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT - áp dụng đối với việc lập các cơ sở 143 bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất của doanh nghiệp bán lẻ FDI) và (2) Danh mục các loại hàng hóa cấm bán trong các cơ sở bán lẻ của doanh nghiệp bán lẻ FDI. Tuy nhiên, quá trình thực thi các quy định này được nhiều chuyên gia, doanh nghiệp đánh giá là chưa hoàn toàn chặt chẽ, do đó hiệu lực bảo hộ bán lẻ trong nước của các công cụ này thời gian qua là rất mờ nhạt. Thậm chí, một số ý kiến còn cho rằng việc Việt Nam chủ động, tự nguyện mở cửa rộng hơn cam kết trong lĩnh vực bán lẻ (với việc bỏ ENT đối với cơ sở bán lẻ có diện tích dưới 500m2 nếu phù hợp quy hoạch) đã vô tình đã tạo ra sức ép cạnh tranh cao hơn nữa cho các nhà bán lẻ nội địa, đi ngược lại mục tiêu ban đầu. Giải pháp chính sách cho vấn đề này cần tập trung vào các khía cạnh sau: (1) Liên quan tới quy định pháp luật - Sửa đổi quy định tại Thông tư 08/2013/TT-BCT để bỏ quy định mở cửa rộng hơn mức cam kết trong WTO (quy định về việc miễn thủ tục ENT đối với các cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất có diện tích dưới 500m2 của nhà phân phối nước ngoài) . - Sửa đổi quy định liên quan tới thủ tục xem xét ENT để tăng cường tiếng nói và sự tham gia của các hiệp hội về bán lẻ (đại diện cho các nhà bán lẻ nội địa) trong quá trình xem xét ENT của các cơ quan có thẩm quyền, ví dụ thông qua việc: + Bắt buộc phải có đại diện của các hiệp hội về bán lẻ trong các Hội đồng đánh giá ENT (2) Liên quan tới biện pháp thực thi pháp luật - Bộ Công Thương cần: + Tăng cường công tác phổ biến tuyên truyền và hướng dẫn cho các địa phương (cơ quan cấp phép cho doanh nghiệp bán lẻ FDI) để nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công cụ ENT và việc vận dụng công cụ này trong bảo vệ ngành bán lẻ nội địa; 144 + Nhấn mạnh hoạt động báo cáo của các địa phương về việc thực hiện các nội dung này; - Cơ quan có thẩm quyền ở địa phương cần: + Tăng cường công tác kiểm soát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài để chấm dứt tình trạng vi phạm hiện nay và bảo đảm việc tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp này (liên quan tới hiện tượng các doanh nghiệp FDI chỉ đăng ký bán buôn lại triển khai việc bán lẻ, các loại hàng hóa bị cấm đối với các nhà bán lẻ nước ngoài vẫn được bày bán tại các cơ sở bán lẻ nước ngoài); + Có cơ chế tăng cường vai trò và sự phối hợp của các hiệp hội về bán lẻ và các doanh nghiệp bán lẻ trong công tác giám sát, phát hiện vi phạm về các nội dung này của các doanh nghiệp FDI. Từ góc độ cam kết về đầu tư, theo quy định của Hiệp định TRIMS trong WTO, Việt Nam không được phép đưa ra một số yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài nhằm bảo vệ sản xuất trong nước như yêu cầu một tỷ lệ nhất định hàng hóa trong kinh doanh phải là hàng hóa nội địa, yêu cầu buộc phải bán/mua các hàng hóa nhất định từ/tới một khu vực lãnh thổ nhất định Do đó, về cơ bản các chính sách bắt buộc nhà bán lẻ nước ngoài phải hướng tới hoặc ưu tiên cho các hàng hóa Việt Nam là không khả thi và không hợp pháp. Từ góc độ hỗ trợ trực tiếp cho ngành bán lẻ nội địa, qua đó hỗ trợ nâng cao năng lực của các nhà bán lẻ nội địa trong cạnh tranh với các nhà bán lẻ nước ngoài, như đã đề cập trong các mục phía trên, Việt Nam không bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ về trợ cấp theo Hiệp định SCM của WTO đối với ngành bán lẻ (do Hiệp định này không áp dụng cho ngành dịch vụ). Vì vậy, các biện pháp đề cập tại các mục từ 1-3 ở trên (về giải pháp nguồn cung, giải pháp tài chính và giải pháp lao động), có thể được áp dụng chỉ cho các nhà bán lẻ nội địa mà không áp dụng cho nhà bán lẻ nước ngoài. 145 Như vậy, bằng việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ, đặc biệt là hỗ trợ về tài chính như đã đề cập và chỉ giới hạn đối với các nhà bán lẻ nội địa, Nhà nước có thể hỗ trợ hợp pháp ngành bán lẻ nội địa nâng cao năng lực cạnh tranh nói chung và hỗ trợ họ trong cạnh tranh với các nhà bán lẻ nước ngoài nói riêng. 4.4.3. Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở Việt Nam Thứ nhất, cải cách hệ thống tổ chức quản lý ngành, đảm bảo sự chỉ đạo kịp thời, thông suốt, chủ động và hiệu quả; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lý các cấp nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống hoặc trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan quản lý. Thực hiện phân cấp quản lý giữa Bộ, các đơn vị trực thuộc Bộ với các Sở Công Thương, phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; kiện toàn bộ máy của một số tổ chức chuyên ngành ở địa phương (quản lý thị trường, xúc tiến thương mại...); tăng cường xã hội hóa các dịch vụ công, tạo điều kiện để các tổ chức xã hội, tổ chức phi Chính phủ hoặc doanh nghiệp đảm nhận; Thứ hai, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường bán lẻ hiện đại trong giai đoạn mới; thực hiện các quy định và hướng dẫn về tuyển dụng, bố trí, sử dụng, quản lý cán bộ phù hợp với yêu cầu; đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý gắn liền với kế hoạch, quy hoạch đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý; tạo điều kiện về biên chế, cán bộ chuyên trách, kinh phí, phương tiện làm việc cho Bộ Công thương, Sở Công Thương, Phòng Công Thương các huyện và bộ phận chuyên môn tại xã làm tốt vai trò tham mưu giúp Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn. 146 Thứ ba, tăng cường trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong việc kiểm tra tình hình thực hiện qui định của pháp luật niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động chống buôn lậu, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng không bảo đảm chất lượng (nhất là vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng thiết yếu), vi phạm pháp luật về giá, trốn lậu thuế và các hành vi gian lận thương mại khác; đồng thời xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm. Thứ tư, tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội, nghề nghiệp trong việc phát triển mạng lưới bán lẻ hiện đại. Phát huy vai trò của Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam trong hỗ trợ thông tin thị trường bán lẻ, phương thức kinh doanh, mở rộng thị trường, hình thành nên những liên kết, đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán lẻ hiện đại và đại diện cho các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội trong bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp. Khuyến khích các hội phụ nữ và các tổ chức đoàn thể khác tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tham gia cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tham gia xây dựng định hướng phát triển nhu cầu tiêu dùng phù hợp với mức thu nhập, truyền thống văn hóa . 4.4.4. Nâng cao vai trò công tác thanh tra đối với hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở nước ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Thứ nhất, khẩn trương hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế làm cơ sở để các cơ quan QLNN về lĩnh vực này có căn cứ pháp luật trong triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao. Hoàn thiện Quy chế phối hợp giữa các Chi cục, giữa các Đội Quản lý thị trường trong việc: trao đổi thông tin về đối tượng, luồng hàng, phương tiện vận chuyển 147 hàng hóa, những kinh nghiệm thực tế trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, hỗ trợ xác minh vụ việc; phối hợp trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; tăng cường công tác quản lý nhà nước về giá đối với hàng hoá, dịch vụ độc quyền, bảo đảm tuân thủ yêu cầu của cơ chế thị trường. Thứ hai, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan QLNN, nhất là đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác thanh tra, kiểm tra từ trung ương đến cơ sở thông qua việc tổ chức đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ này đảm bảo có phẩm chất tư cách đạo đức, lối sống lành mạnh, nắm vững các quy định của Nhà nước trong thi hành công vụ, trong thanh tra hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở nước ta trong bối cảnh phát triển mới. Tiểu kết chương 4 Trên cơ sở trình bày bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở Việt Nam, luận án đã sử dụng ma trận SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức tác động đến quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Đồng thời với các quan điểm, định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, luận án đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ hiện đại ở nước ta trong thời gian tới như: 1. Xây dựng, hoàn thiện định hướng, chiến lược phát triển thị trường bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; 2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở nước ta; 3. Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở Việt Nam; và 4. Nâng cao vai trò công tác thanh tra đối với hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 148 KẾT LUẬN Trong khoảng 10 năm trở lại đây thị trường bán lẻ nói chung, thị trường bán lẻ hiện đại ở Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhất là sau khi nước ta là thành viên chính thức của WTO. Kể từ đó, thị trường này nổi lên như một điểm vô cùng thu hút trong khu vực châu Á và trên thế giới. Dự báo thị trường bán lẻ hiện đại ở Việt Nam bị các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài “thôn tính”, với thực lực mạnh về vốn, kinh nghiệm... họ không chỉ “mạnh tay” xây dựng những trung tâm thương mại lớn, mà còn đầu tư vào các cửa hàng tầm trung và siêu nhỏ. Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ta lại đang “lần mò” tìm cách phát triển, vươn lên và chật vật cạnh tranh với các doanh nghiệp bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài. Vậy liệu đến 2020, liệu các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại có vốn đầu tư nước ngoài sẽ chiếm lĩnh toàn bộ thị trường bán lẻ Việt Nam hay chỉ ở các thành phố lớn, các vùng trung tâm? Còn có chỗ cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường bán lẻ hiện đại hay không? Quản lý nhà nước cần làm gì để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam có thể phát triển trên thị trường tiềm năng này? Làm thế nào để điều tiết, tạo một môi trường thu hút các DN bán lẻ hiện đại có vốn đầu tư nước ngoài mà vẫn khích lệ các DN trong nước phát triển?... Với mục tiêu của đề tài, từ tổng quan tài liệu có liên quan đến đề tài luận án, dựa trên một số cơ sở lý thuyết về mô hình bán lẻ hiện đại và lý thuyết quản lý Nhà nước để tiếp cận nghiên cứu. Cụ thể là các lý thuyết của trường phái Tân Cổ điển, trường phái Keynes, đặc biệt là quan niệm của Chủ nghĩa tự do mới nhấn mạnh vào việc giảm thiểu sự can thiệp của Nhà nước và để cho nền kinh tế tự vận hành thông qua các công cụ của nó. Nhiệm vụ chủ yếu của Nhà nước là tạo ra một môi trường phát triển ổn định, tạo ra cạnh tranh công bằng giữa các chế độ sở hữu, ổn định hệ thống tài chính - tiền tệ, duy trì tăng trưởng và 149 phát triển bền vững Theo đó, luận án đã tập trung giải quyết một số nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, phân tích vai trò, nội dung và các nhân tố tác động đến quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp (cả doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam) trong thị trường bán lẻ hiện đại. Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước của Trung Quốc, Thái Lan đối với thị trường bán lẻ, từ đó rút ra bài học có thể áp dụng vào Việt Nam. Thứ hai, trên cơ sở trình bày khái quát về thị trường bán lẻ hiện đại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là các cam kết quốc tế mở cửa thị trường bán lẻ và những tác động đến Việt Nam, luận án tập trung đánh giá, phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam) trong giai đoạn nghiên cứu, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế trên các phương diện: 1. Hệ thống pháp luật và bộ máy quản lý điều chỉnh hoạt động trong bán lẻ hiện đại ở Việt Nam; 2. Về tổ chức thực hiện chính sách đối với DN bán lẻ hiện đại ở Việt Nam; 3. Công tác thanh tra đối với hoạt động của thị trường bán lẻ hiện đại ở Việt Nam. Đồng thời, luận án cũng dành một dung lượng phù hợp để đánh giá khái quát về quản lý nhà nước đối với các DN bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trên các mặt thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Thứ ba, trên cơ sở trình bày bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở nước ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, luận án sử dụng ma trận SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức tác động đến quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Đồng thời với các quan điểm, định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập quốc tế, luận án đã đề xuất 150 một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể là: 1). Xây dựng, hoàn thiện định hướng, chiến lược phát triển thị trường bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; 2). Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở nước ta; 3). Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở Việt Nam; và 4). Nâng cao vai trò công tác thanh tra đối với hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Mặc dù đã giải quyết cơ bản các mục tiêu đề tài đề ra, nhưng trên thực tế luận án rất khó tiếp cận được đầy đủ những nội dung liên quan đến vấn đề quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam, vì thế cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện hơn về vấn đề này trong những nghiên cứu tiếp theo. 151 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 1 - Nguyễn Minh Đạt (2017), “Thị trường bán lẻ cộng đồng kinh tế ASEAN: thời cơ và thách thức đối với Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương, (số 18/2017), tr. 14-20. 2- Nguyễn Minh Đạt (2017), “Trung Quốc cải cách, mở cửa thị trường bán lẻ và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương, (số 17/2017), tr. 108-114. 3- Nguyễn Minh Đạt (2016), “Thị trường bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương, (số 15/2016), tr. 30-36. 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt 1. Trần An: Nâng cấp hệ thống phân phối bán lẻ để hội nhập, Tạp chí Thương mại, số 23- 2006, tr. 3-4. 2. Minh Anh: Quy mô, tốc độ, cơ cấu tiêu thụ trong nước, trong sách: Kinh tế 2011- 2012: Việt Nam và thế giới, Thời báo kinh tế Việt Nam, 2012, tr. 4 – 6. 3. Nguyễn Vân Thùy Anh: Tạo động lực cho người lao động bằng khuyến khích tài chính, Tạp chí Lao động và xã hội, số 331 – 2008, tr. 24 – 25. 4. Ngô Tuấn Anh: Những chuyển biến về quan niệm mô hình tổ chức doanh nghiệp trong thế kỷ XXI, Tạp chí Kinh tế và phát triển, tr. 28-29,33. 5. Phạm Tuấn Anh: Về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 9 – 2005, tr. 23-27. 6. Hà Bảo: So găng với doanh nghiệp nước ngoài, Tạp chí Đầu tư chứng khoán, số 269-270-271, năm 2005, tr. 56-57. 7. Báo cáo “Nghiên cứu thực trạng các cơ sở bán buôn, bán lẻ của Việt Nam”, Bộ Công thương, 2013. 8. Nguyễn Đình Bích: Thị trường nội địa: Có chiến lược nhưng cách thức phát triển chưa được chú trọng, Tạp chí Thuế Nhà nước, số 16-17, 2009, tr. 32-36. 9. Vũ Xuân Bình: Quản lý doanh nghiệp – Nhiệm vụ trung tâm của quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam, Trong sách: Đảng Cộng sản Việt Nam với công tác cải cách bộ máy hành chính và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Nxb. Lao động, 2005, tr. 376 – 381. 10. Vũ Xuân Bình: Phân cấp quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp, Tạp chí Giáo dục lý luận, tr. 35- 39 11. Bộ Công thương: Thị trường nội địa – tiềm năng còn bỏ ngỏ, Nxb Công thương, 2010, 141 tr. 12. Bộ Công thương: Thị trường nông thôn – khoảng trống của hàng Việt, Nxb Công thương, 2010, 158 tr. 153 13. Bộ Công thương: Đề tài “Nghiên cứu xây dựng một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các cơ sở bán buôn, bán lẻ chủ yếu ở nước ta”, 2011. 14. Bộ Công thương (2016), Thị trường bán lẻ tiếp tục thu hút nhà đầu tư ngoại, Báo Công Thương 15. Bộ Công thương (2016), Kênh bán lẻ hiện đại: tiếp sức hàng Việt, Báo Công Thương 16. Lê Tấn Bửu, Bùi Thanh Tráng: Hoạt động tại kênh bán lẻ hiện đại ở Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 265, 2012, tr. 12-19. 17. Mai văn Bửu, Đỗ Hoàng Toàn, Giáo trình Quản lý Nhà nước về kinh tế, NXB Đại Học Kinh tế Quốc Dân, 2008 18. Trần Văn Chánh: Điều kiện vĩ mô để phát triển các loại doanh nghiệp trong cơ chế thị trường: Nghiên cứu phát triển, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 31-1993, tr.18-19 19. Bảo Châu, Nguyễn Đức Diệp: Một số ý kiến về hệ thống phân phối bán lẻ hàng hoá ở nước ta, Tạp chí Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội số 54 – 2010, tr.34-37. 20. Phan Kim Chiến: Phân biệt và kết hợp tốt chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với chức năng quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 60 – 2002, tr. 30-31. 21. Nguyễn Văn Chiển: Thi hành Luật Doanh nghiệp – thành tựu và những bài học về quản lý nhà nước, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 164 – 2004, tr. 29-30. 22. Nguyễn Cúc: Thể chế Nhà nước đối với một số loại hình doanh nghiệp ở nước ta hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, 2003, 256tr. 23. Diễn Đàn Doanh Nghiệp (2015), Sau một tháng triển khai luật doanh nghiệp: đột phát trên giấy, rào cản thực thi. 24. Phương Dung: Phát triển thị trường trong nước, nhận diện dung lượng và thị phần, trong sách: Kinh tế 2013-2014: Việt Nam và thế giới, Thời báo kinh tế Việt Nam, 2014, tr. 52-55. 25. Nguyễn Thị Dung: Giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2015, Tạp chí Tài chính, số tháng 5, kỳ 1 – 2015, tr. 78-79. 154 26. Trương Quang Dũng: Thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 145 – 2008, tr. 48 – 51. 27. Trương Quang Dũng: Thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Công nghiệp, số kỳ 1 tháng 3 – 2008, tr. 35 – 36. 28. Lã Tiến Dũng: Giải pháp phát triển thị trường bán lẻ nông thôn,Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 11 – 2013, tr. 51-53. 29. Thái Dương: Thị trường bán lẻ Việt Nam giai đoạn mới: Cạnh tranh và hợp tác, Tạp chí Thuế nhà nước, số 42 – 2008, tr. 26-27. 30. Đặng Đức Đam (2002): Phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Trần Đào: Thương mại bán lẻ sau giờ G, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 1 – 2009, tr. 26-28. 32. Nguyễn Duy Đạt: Thấy gì qua hoạt động M & A trên thị trường bán lẻ ở Việt Nam, tạp chí Kinh tế và dự báo, số 12 – 2015, tr. 44-46. 33. Phạm Tiến Đạt: Quản lý nhà nước về M & A trên thế giới, Tạp chí Tài chính, số 5 -2010, tr.59-61. 34. Nguyễn Điển: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và những vấn đề đặt ra, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 1 – 2005, tr. 37-38,40. 35. Trần Xuân Hải: Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 2/2006, tr. 13-15. 36. Tô Đức Hạnh: Cuộc đối đầu trên thị trường bán lẻ Việt Nam, Tạp chí Thương mại, số 3-4-5, 2008, tr. 102-103. 37. Nguyễn Thị Lê Hằng: Hệ thống phân phối bán lẻ: Thực trạng và xu hướng phát triển, Thông tin tài chính, số 24- 2005, tr. 4-6. 38. Nguyễn Trung Hiếu: Cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối bán lẻ và lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Quản lý kinh tế, số 27 (tháng 7 + 8) – 2009, tr. 76-78. 155 39. Nguyễn Trung Hiếu: Thực trạng các hình thức kinh doanh phân phối và bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng và những vấn đề đặt ra, tạp chí Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội, số 9 – 2013, tr. 48 -52. 40. Hoàng Xuân Hòa: Nâng cao vai trò quản lý và điều hành của Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, Tạp chí Quản lý nhà nước, tr. 4-8 41. Phan Thị Thu Hoài: Về dịch vụ khách hàng của các cửa hàng bán lẻ trên địa bàn Hà Nội, Tạp chí Thương mại, số 24 – 2009, tr. 10 – 12. 42. Hà Văn Hội: Kinh tế thị trường xã hội: Lý thuyết và mô hình của một số nước, so sánh với mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam: 0xa%20hoi%20ly%20thuyet%20va%20mo%20hinh%20cua%20mot%20so% 20nuoc%20so%20sanh.pdf 43. Vũ Văn Hùng: Giải pháp từ phía nhà nước nhằm phát triển các siêu thị bán lẻ Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, số 253 – 254, 2009, tr. 30-33. 44. Trần Hùng: Phát triển các chuỗi siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ, Tạp chí Quản lý kinh tế, số 48 – 2012, tr. 41-44. 45. Ninh Văn Huy: Thị trường bán lẻ Việt Nam trước làn số M & A: thách thức hay cơ hội?, Tạp chí Con số và sự kiện, số 7 – 2016, tr. 22-23,32. 46. Hồ Kim Hương: Hội nhập kinh tế quốc tế và sự chuyển đổi các mô hình tổ chức bán lẻ ở nước ta, Tạp chí Cộng sản, chuyên đề cơ sở, số 95 – 2014, tr. 53 – 55. 47. Phạm Thị Lan Hương: Hiệu ứng của hình ảnh cửa hàng đến thái độ đối với nhãn hàng riêng, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 4 – 2014, tr. 39-46. 48. Thu Hường: Thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2013: Sự hấp dẫn và áp lực cạnh tranh, Tạp chí Con số và sự kiện, số 4 – 2014, tr. 16-18. 49. Lý Minh Khải: Bán lẻ 8 tháng sau mở cửa thị trường theo lộ trình WTO và suy thoái kinh tế năm 2009, Tạp chí Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội, số 45 – 2009, tr. 13-17. 156 50. Doãn Công Khánh: Thị trường Hà Nội: Thực trạng và định hướng phát triển, Tạp chí Cộng sản, số 11, 2010, tr. 81-86. 51. Lê Huy Khôi (2016): Thị trường bán lẻ Việt Nam: Cơ hội và thách thức; Viện Nghiên cứu Thương mại, Kỷ yếu Hội thảo ngày 18-5-1016 52. Ngọc Lâm: Dung lượng thị trường nội địa tăng mạnh, tổng mức bán lẻ 2015 cán mốc 150 tỷ USD, trong sách: “Kinh tế 2015-2016: Việt Nam và thế giới”, Thời báo kinh tế Việt Nam, 2016, tr.72-73. 53. Vũ Hoàng Linh (2016) : Thị trường bán lẻ của Việt Nam khi gia nhập ASEAN, Đề tài cơ sở, Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam 54. Nguyễn Thị Bích Loan: Một số công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp trong bán hàng hiện đại, Tạp chí Thương mại, số 33 – 2007, tr 5 – 6,10. 55. Đinh Thị Mỹ Loan: Thị trường bán lẻ Việt Nam hậu WTO và công tác quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực này, Tạp chí Thông tin và dự báo kinh tế-xã hội, số 22- 2007, tr. 42-45. 56. Đinh Thị Mỹ Loan: Thị trường bán lẻ Việt Nam 'hậu WTO': Thực trạng và xu hướng phát triển, Tạp chí Thương mại, số 14- 2008, tr. 3-5. 57. Hoàng Long: Thị trường bán lẻ sắp bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt, Thông tin tài chính, số 24 – 2013, tr. 19-20. 58. Nguyễn Duy Lợi, Hoàng Văn Hải, Đàm Thị Thủy, Lê Huyền Trang: Đánh giá chất lượng dịch vụ bán lẻ tại các siêu thị, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 7 – 2015, tr. 14-23. 59. Nguyễn Quốc Luật: Thị trường bán lẻ Việt Nam thời hội nhập, Tạp chí Con số và sự kiện, số 1-2, 2008, tr. 34-36, 42. 60. P.N.M: 8 vướng mắc đối với doanh nghiệp, nhiều khó khăn đòi hỏi doanh nghiệp tự vươn lên tháo gỡ, song cũng có vướng mắc ngoài tầm tay của doanh nghiệp, Tạp chí Thuế nhà nước, số 11 – 2003, tr. 48-50. 61. Hà Mai: Thị trường bán lẻ Việt Nam: Tăng thị phần cho doanh nghiệp nước ngoài, Thông tin Tài chính, số 20 – 2014, tr. 22-23. 62. Lê Quang Mạnh: Đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 6 – 2013, tr. 21-23. 157 63. Phương Ngọc Minh: Tiêu thụ trong nước cứu cánh tăng trưởng, Tạp chí Thuế nhà nước, số 3- 2010, tr. 25. 64. Vũ Minh: Ai chịu trách nhiệm và quản lý ra sao?, Báo Đầu tư, số 67 ngày 19/8/1999, tr. 12. 65. Phạm Thị Ngọc Mỹ: Nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường bán lẻ nội địa khi Việt Nam gia nhập WTO, Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 191- 2006, tr 27 - 40. 66. Trần Đức Nam: Về phát triển và quản lý kinh tế tư nhân, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 4 – 1993, tr.29-30. 67. Phương Nam: Nhận diện quy mô thương mại bán lẻ 2012: Những tác động đến các chi tiêu kinh tế vĩ mô, trong sách: Kinh tế 2012-2013: Việt Nam và thế giới, Thời báo kinh tế Việt Nam, 2013, tr. 58-60. 68. Phạm Hoàng Ngân: Mở cửa thị trường bán lẻ: ai được, ai mất? Bản tin phát triển và hội nhập, số 13, 2006, tr. 8-13 69. Nguyễn Thị Ngân: Về vai trò của nhà nước trong sự phát triển của tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 9 – 2006, tr. 22 - 25. 70. Nguyễn Quốc Nghi: Mạng lưới bán lẻ ở thành phố Cần Thơ: thực trạng và giải pháp, Tạp chí Thương mại, số 27, 2010, tr. 8-10. 71. Nguyễn Quốc Nghi: Hệ thống bán lẻ hiện đại ở đồng bằng sông Cửu Long: Thực trạng và định hướng phát triển, Tạp chí Thương mại, số 25 -2011, tr. 14 – 16,18. 72. Lưu Văn Nghiêm: Thị trường bán lẻ Việt Nam: Tiềm năng và giải pháp phát triển, Tạp chí Kinh tế và dự báo, Số 19 + 20, 2012, tr. 93-96. 73. “Nghiên cứu xây dựng một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các cơ sở bán buôn, bán lẻ chủ yếu ở nước ta”, Đề tài cấp Bộ của Bộ Công thương, 2011 74. Nguyễn Bảo Ngọc: Thị trường và các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại ở Việt Nam: Thực tiễn và một số dự báo, Tạp chí Quản lý kinh tế, số 59 - 2014, tr. 40-46. 75. Thiện Nguyên: Thị trường bán lẻ Việt Nam: sức ép cạnh tranh doanh nghiệp nội – ngoại, Thông tin tài chính, số 6 -2016, tr. 28-29. 158 76. Nguyễn Thị Minh Nhàn: Đổi mới quản lý nhà nước đối với quan hệ lao động trong doanh nghiệp Việt Nam: Nhìn từ góc độ phương pháp quản lý, Tạp chí Quản lý kinh tế, số 49 – 2012, tr. 19 – 26. 77. Nguyễn Thị Minh Nhàn: Quản lý nhà nước đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam, Tạp chí Lao động và xã hội, số 478 – 2014, tr. 16 -18. 78. An Thị Thanh Nhàn: Chuỗi cửa hàng bán lẻ Coop food: Thành công và bài học kinh nghiệm, Tạp chí Thuế nhà nước, số 22-23, 2010, tr. 48-49. 79. An Thị Thanh Nhàn: Bài học kinh nghiệm từ thành công của một số loại hình bán lẻ tại khu vực thành phố ở Việt Nam, Tạp chí Thương mại, số 25 – 2011, tr. 7 -10. 80. Nguyễn Thị Nhiễu (chủ biên): Siêu thị - Phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam, Nxb Lao động – xã hội, 2006 81. Nguyễn Tấn Phát, Ngô Thị Thanh Vân: Khai thác thị trường nông thôn: Tiềm năng và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 10 – 2011, tr. 52-55. 82. Nguyễn Pháp: Quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp, Nxb. Nông nghiệp, 1992, 239tr. 83. Nguyễn Đông Phong: Các giải pháp phát triển cho các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hiện đại trong nước, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 211- 2008, tr. 31-34. 84. Nguyễn Minh Phong: Một số vấn đề về quản lý nhà nước đối với khu vực doanh nghiệp: Nhìn từ góc độ không phân biệt thành phần kinh tế, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 8 – 2006, tr. 63 – 75. 85. Vũ Vinh Phú: Áp lực cạnh tranh đối với thị trường bán lẻ Việt Nam trong năm 2015, Tạp chí Thị trường giá cả, số 2-3, 2015, tr. 43-45. 86. Vũ Vinh Phúc: Cạnh tranh trong ngành bán lẻ Việt Nam: Thực trạng và xu hướng, Tạp chí Thị trường giá cả, số 5 – 2012, tr. 8-9, 13. 87. Nguyễn Minh Phương: Để phát triển hệ thống siêu thị nội ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 10 – 2014, tr. 42-22. 159 88. Nguyễn Minh Phương, Vũ Xuân Trường: Thấy gì qua đánh giá về thị trường bán lẻ Việt Nam? Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 11, 2013, tr. 45-47. 89. Xuân Phương: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ thống phân phối và bán lẻ Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 7- 2007, tr. 30 -32. 90. Nguyễn Thị Phượng: Phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ ở Việt Nam thích ứng với cam kết hội nhập quốc tế, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 9- 2012, tr 38 - 41. 91. Vũ Thị Hồng Phượng: Để phát triển hạ tầng thương mại bán lẻ, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số chuyên đề, số 5 – 2015, tr. 74-77. 92. Vũ Thị Hồng Phượng: Thị trường bán lẻ Việt Nam:Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 10 – 2014, tr. 39-41. 93. Nguyễn Văn Quảng: Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, Tạp chí Quản lý kinh tế, số 14 – 2007, tr. 37-43. 94. Nguyễn Thế Quyền: Giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 3 – 2009, tr. 11-15. 95. Danh Sơn: Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp trong kinh tế thị trường, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, số 2 - 1993, tr. 3-9. 96. Sổ tay thuật ngữ pháp lý chuyên dụng (1996), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 97. Phan Hữu Thắng: 25 năm thu hút FDI: Góc nhìn từ quản lý nhà nước, Tạp chí Kinh tế và dự báo, tr. 70-73 98. Trần Thị Mai Thành: Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP): Cơ hội và thách thức cho thương mại Việt Nam, Đề tài cơ sở, 2015 99. Võ Phước Tấn: Phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 200 – 2007, tr. 31-34. 100. Võ Phước Tấn: Doanh nghiệp bán lẻ và trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng, Tạp chí Thương mại, số 42- 2008, tr. 5-8. 101. Nguyễn Trường Thắng, Hà Thị Hồng Vân, Nguyễn Thế Hoàng Anh, Trần Mạnh Đông: Các công nghệ nền tảng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và đối sách của các nước trên thế giới, Hội thảo khoa học “Cách mạng 160 công nghiệp lần thứ tư – Cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng, Hải Phòng, tháng 12/2017 102. Thượng tướng Nguyễn Văn Thành: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) – Cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng, Hội thảo khoa học “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư – Cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng, Hải Phòng, tháng 12/2017 103. Lê Cao Thế: Quản lý nhà nước đối với việc chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ, công ty con, Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, số 27 – 2007, tr. 36 – 39. 104. Trương Đoàn Thể: Hoàn thiện quản lý nhà nước các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội, Nxb. Chính trị quốc gia, 2004, 214tr. 105. Phạm Hữu Thìn: Tiêu chí xây dựng và đánh giá các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh, hiện đại ở Việt Nam, Tạp chí Thương mại, số 34, 35- 2008, tr 5-6 (số 34), tr. 12-13 (số 35). 106. Phạm Hữu Thìn (2008): Giải pháp phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh, hiện đại ở Việt Nam, Chuyên đề Tiến sĩ, Viện Nghiên cứu Thương mại 107. Trần Đình Thiên (Chủ biên): Kinh tế Việt Nam 2014: Nỗ lực thoát đáy, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2015 108. Trần Thị Thoa: Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 4 – 2016, tr. 82 – 85. 109. Thông tin kinh tế kế hoạch: Vấn đề chuyển đổi chức năng quản lý nhà nước trong thực hiện Luật Doanh nghiệp, số 5 – 2002, tr. 13-18. 110. Trung tâm WTO và Hội nhập (2016), Rủi ro đối với ngành bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập TPP và các FTA: hiện trạng và các đề xuất chính sách, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam 111. Lê Thị Thanh Thúy: Công tác quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Quảng Ngãi, Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, số 6(26) – 2013, tr. 28-33 161 112. Phùng Thị Thủy, Lê Hữu Châu: Phát triển E – marketting của các doanh nghiệp trên thị trường bán lẻ Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 9 – 2016, tr. 39-41. 113. Lâm Huy Tích: Quản lý nhà nước dựa theo cơ cấu vốn thay cho can thiệp trực tiếp bằng hành chính, Tạp chí Thương mại, số 18 – 2003, tr.10. 114. Đỗ Thị Kim Tiên: Về cơ chế tiền đăng, hậu kiểm trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 4 – 2003, tr. 24-28. 115. Hà Trang: Thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, Thông tin Tài chính, số 7, 2012, tr. 22-23, 21. 116. Nguyễn Hồng Trang: Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh mới của hội nhập kinh tế, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 6 – 2016, tr.80-82. 117. Bùi Thanh Tráng: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến xu hướng mua sắm của khách hàng tại kênh bán lẻ hiện đại ở thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 187 – 2013, tr. 66 – 73. 118. Bùi Thanh Tráng: Thương mại bán lẻ Việt Nam: Tiềm năng và hạn chế, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 282 – 2014, tr. 65-76. 119. Trọng Triết: Doanh nghiệp bán lẻ: Sức ép cạnh tranh lớn, Thông tin Tài chính, số 5, 2015, tr. 10-12. 120. Phạm Hồng Tú: Kinh nghiệm phát triển hoạt động bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn nông thôn của một số nước và bài học cho Việt Nam, Tạp chí Thương mại, số 33- 2011, tr. 3-6. 121. Vũ Huy Từ: Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Thời báo kinh tế Việt Nam, số 34, ngày 25-31/8/1994. 122. Vũ Huy Từ: Quản lý nhà nước và môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 2, 1996, tr.11-16. 123. Vũ Huy Từ: Vai trò quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia, 1998, 178tr. 124. Từ điển Bách Khoa Việt Nam, tập 3, NXB Từ điển Bách Khoa, 2003, Tr.582 125. Vũ Huy Từ: Một số ý kiến về nguyên nhân sự đổ vỡ của Vinashin và giải pháp, Tạp chí Quản lý nhà nước số 12 – 2010, tr. 26-30. 162 126. Trần Tô Tử: Chuyển giá và định giá chuyển giao một thách thức năng lực quản lý nhà nước, Tạp chí Công nghiệp, số 23 – 1999, tr. 6-7. 127. Nguyễn Quốc Tuấn: Tăng cường quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa, Tạp chí Lý luận chính trị, số 9 – 2005, tr. 43-46. 128. Trang Thị Tuyết: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, Nxb. Chính trị quốc gia, 2006, 239tr. 129. Phan Mạnh Tường: Các doanh nghiệp nông nghiệp cần làm gì để điều hành vĩ mô, Báo Thương mại, số ngày 16-22/2/1995, tr.24. 130. Phan Tố Uyên: Một số giải pháp chủ yếu phát triển hệ thống phân phối bán lẻ của Hà Nội trong điều kiện gia nhập WTO, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 131 – 2008, tr. 32-36. 131. Phan Tố Uyên: Phát triển chuỗi cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp thương mại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 165, 2011, tr. 8-11, 21. 132. P.V: Năm bắt xu hướng người tiêu dùng – cơ hội để phát triển thị trường bán lẻ, tạp chí Thị trường giá cả, số 12 – 2012, tr. 17-18. 133. Đặng Thị Hồng Vân: Việt Nam cần làm gì để giữ vững thị trường bán lẻ, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 12 – 2015, tr. 41-43. 134. Nhật Vân: Cuộc đua mới trong ngành bán lẻ, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 6 – 2005, tr. 51-52. 135. VOV (2016), Thực thi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư còn nhiều vướng mắc. 136. VTV (2016), Chính phủ họp cách tháo gỡ khó khăn thi hành Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư. 137. VIAC (2015), Những ý kiến xung quanh việc sửa đổi Luật Thương mại 2005. 138. Vietstock (2015), 10 năm Luật Cạnh tranh: Vẫn còn nhiều bất cập. 139. Nxb Lao động: Đảng cộng sản Việt Nam với công tác cải cách bộ máy hành chính và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, 2005, tr599. 163 Tài liệu tiếng Anh 140. Blackman Jeff: Stop Whinning! Start Selling! Profit-Producing Strategies for Explosive Sales Results, New Jersey: John Wiley and Sons, Inc, 2004, 340p. 141. Chinta, Ravi: Retail Marketing Trends in USA and Their Effects on Consumers and The Global Workforce, The Business Renaissance Quarterly: Enhancing the Quality of Life at Work. 142. Davies, Keri: Foreign investment in the Retail Sector of the People's Republic of China, The Columbia Journal of World Business, Fall, 1994. 143. Digal, L.N.; Ahmadi–Esfahani, F.Z.: Market power analysis in the retail food industry: a survey of methods, The Australian Journal of Agricultural and Resource Economics, 2002. 144. Graham Ben B.:Detail Process Charting. Speaking the Language of Process, New Jersey: John Wiley and Sons, Inc, 2004, 187p. 145. Howard, Elizabeth: The transformation of retailing in Asia Pacific, Asia Pacific Business Review, Vol 15, No.1, January 2009. 146. Jane Drake-Brockman, Fan Ying (2017). “China: Structural Reform in the Retail Services Sector”. APEC Policy Support Unit. Singapore 147. Jay Sang Ryu và Jeff J. Simpson: Retail internationalization: Lessons from “Big Three” global retailers’ failure cases, Journal of Business and Retail Management Research (JBRMR) Vol 6 Issue 1 Oct 2011. 148. Koletar Joseph W.: Fraud Exposed. What you don’t know could cost your company millions, New Jersey: John Wiley and Sons, Inc, 2003, 270p. 149. Lan Ngoc: Developing Post-WTO Demestic Retail Market, Vietnam Economic News, 2010 (33), p. 16-17. 150. Le Van: The Growing Retail Market, Vietnam Economic News, 2010 (1), p.11. 151. Leistritz, F. Larry và Ayres, Janet S: Revitalizing the retail trade sector in rural communities: Lessons from three midwestern states, Economic Development Reiview, Fall, 1992,49 164 152. Leslie Budd, Lisa Harris: e-Economy: Rhetoric or Business Reality?, London, New York: Routledge, 2014, 213p. 153. McKinsey & Company (2016). “Urban World: The Global Consumers to Watch”. McKinsey Global Institute. 154. My An: Taking Vietnamese Goods to Rural Areas, Vietnam Economic News, 2010 (44), p.9. 155. Nguyen Hoa: Domestic Retail Market Wants More FDI, Vietnam Economic News, 2010 (35), p.28. 156. Nguyen Quang: Domestic retail market: attractive but fiercely competitive, Vietnam Economic News, 2013 (47), p.16. 157. Nielson (2014). “ASEAN 2015: Seeing around the corner in a new Asian landscape”. The Nielson Company. 158. Peter Koslowski: The Social Market Economy: Theory and Ethics of the Economic Order, Springer Science & Business Media, 2012 159. Phan The Rue: WTO Membership Triggers Changing Retail Market, Vietnam Economic News, 2011 (18), p.8-9. 160. Phan To Uyen: The retail system of Vietnam after 6 years of WTO accession: Raised problems, Vietnam Economic Review, 2013, 5, p. 40-44. 161. Phung Long: Encouraging Vietnamese To Buy Vietnamese Goods, Vietnam Economic News, 2010, 52, p. 13. 162. Spire Research and Consulting (2015), ASEAN Retail Strategies: Emerging markets, in search of sustainable growth. 163. Thanh Thanh: Vietnam offers attractive consumer market, Vietnam Economic News, 2013 (10), p.9-10. 164. Tran Ha Minh Quan: Retailer – based brand equity and its outcome: An empirical study of independent retailers in Vietnam, Vietnam’s Socio- Economic Development, 2014, 77, p. 67-77 165. Vernon-Wortzel, Heidi; Wortzel, Lawrence H.: The Emergence of Free Market Retailing in the People's Republic of China: Promises and 165 Consequences, California Management Review, Volume XXIX, Number 3, Spring 1987. 166. Victor A. Canto, Douglas H. Joines, and Arthur B. Laffer: Foundations of Supply – Side Economics – Theory and Evidence, New York: Academics Press, 1982. 167. Viet An: Riding the Wave of the Growing Retail Market, Vietnam Economic News, 2010 (5), p.8-9. 168. Volgina, Natalia: International Production in Russian Retailing, Economic and Management, 2012. 17(1). 169. Willig Robert D.: Public Versus Regulated Private Enterprise, In: Proceedings of the World Bank, Annual Conference on Development Economics 1993, Washington: The World Bank, 1994, p. 155-170 Website Tiếng Việt 170 . TypeVB=1&vID=2851 171. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Quyet-dinh-337-QD-BKH- quy-dinh-noi-dung-he-thong-nganh-kinh-te-Viet-Nam-66856.aspx 172. Theo Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại (Ban hành kèm theo Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại (Nay là Bộ Công thương): 173. 174.Tổng Cục thống kê nước cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: 175. 176 . 177 . 178 . 179. 166 180. nghiem-thieu-thuc-te-95078.html 181. phoi 182. ngoai-Viet-Nam-da-cam-ket-nhung-gi.html 183. le-hap-dan-toan-cau 184. https://nld.com.vn/kinh-te/giat-minh-voi-1735-du-an-fdi-vao-linh-vuc-ban-le- o-viet-nam-20161006172003876.htm 185. nhung-kho-khan-gi 186. 187. Nguyên Phương Nam: Thị trường bán lẻ Việt Nam – Thách thức để thay đổi : https://www.linkedin.com/pulse/th%E1%BB%8B- tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-b%C3%A1n-l%E1%BA%BB- vi%E1%BB%87t-nam-th%C3%A1ch-th%E1%BB%A9c- %C4%91%E1%BB%83-thay-%C4%91%E1%BB%95i-ph%E1%BA%A1m- nguy%C3%AAn 188. mat-bo-van-chua-lo-lam-chuong 189. CHIEN-KHOC-LIET--CANH-TRANH-BAN-LE 190. htt://www.thesaigontimes.vn/157179/Da-mo p -toang-thi-truong-ban-le.html. 191. itemid =18140. 192. itemid =18586. 193. =1&vID=48. 167 194. itemid=12911. 195. tieu-dung-2010-115251.aspx. 196. class_id=1&mode =detail&document_id=183188. 197. Nam.html 198. http ://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/ View_Detail.aspx? ItemID=14677. 199. =1&vID=3832. 200. 201. dang/books-4331201610454246/index-33312016104606465.html 202. nhieu-von-dau-tu-nhat/ 203. nhieu-von-dau-tu-nhat/ 204. 205. 206. dang-danh-mat-thi-truong-ban-le. 207. https://danso.org/viet-nam/#thap 208. 209. tang-suc-hap-dan-122675.html 168 Website Tiếng Anh 210. Milton Friedman: Money Mischief: Episodes in Monetary History, Printed in the United States of America, First Harvest edition 1994: https://www.amazon.com/Money-Mischief-Episodes-Monetary- History/dp/015661930X. 211. L. S. Economy in the translation peniod, Chicago Univesity Press,1980: 212. https://www.hg.org/retail-law.html 213. https://bizfluent.com/list-6120957-agencies-regulate-retail-stores-.html 214. https://researchbriefings.parliament.uk/ResearchBriefing/Summary/SN06186 215. and%20Legal%20Environment.pdf 216. Jane Drake-Brockman, Fan Ying (2017). “China: Structural Reform in the Retail Services Sector”. APEC Policy Support Unit. Singapore. https://www.apec.org/-/media/APEC/Publications/2017/6/China- Structural-Reform-in-the-Retail-Services- Sector/217_PSU_China_Retail_Final.pdf 217. yearbook2003_ndsj/ c.pdf 218. Spire Research and Consulting (2015), ASEAN Retail Strategies: Emerging markets, in search of sustainable growth: https://www.slideshare.net/spireresearch/2122102015asean-retail- strategiesemerging-markets-in-search-of-sustainable-growth 219. McKinsey & Company (2016). “Urban World: The Global Consumers to Watch”. McKinsey Global Institute. https://www.mckinsey.com/~/media/mckinsey/global%20themes/urbani zation/urban%20world%20the%20global%20consumers%20to%20watc h/urban-world-global-consumers-executive-summary.ashx 220. Nielson (2014). “ASEAN 2015: Seeing around the corner in a new Asian landscape”. The Nielson Company. /nielsen-asean2015-whitepaper.pdf 221. 169 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 BẢNG HỎI PHỎNG VẤN ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN 1. Họ và tên Nam / Nữ 2. Tuổi 3. Nghề nghiệp và chức vụ 4. Tên doanh nghiệp /cơ quan đang làm việc 5. Thuộc thành phần kinh tế nào: - DN nhà nước - DN tư nhân - DN 100% vốn nước ngoài - DN liên doanh nhà nước + vốn nước ngoài - DN liên doanh tư nhân trong nước + vốn nước ngoài NỘI DUNG PHỎNG VẤN 1. Ông / Bà làm việc trong lĩnh vực thương mại từ bao giờ? Năm 2. Doanh nghiệp mà Ông / Bà làm việc đã hoạt động thương mại từ bao lâu rồi? Năm . 3. Doanh nghiệp hoạt động thương mại bán lẻ ở những địa phương nào? 4. Doanh nghiệp có tất cả bao nhiêu cơ sở bán hàng? 5. Trong số đó có bao nhiêu: - Siêu thị, trung tâm thương mại - Cửa hàng bách hóa - Cửa hàng chuyên doanh - Đại lý bán hàng 6. Doanh nghiệp có bán hàng theo hình thức bán không qua cửa hàng không (giao hàng tận nhà, bán hàng trên mạng, )? 7. Theo Ông / Bà, trong những năm gần đây, có những thay đổi nào trong cơ chế, chính sách của Nhà nước theo chiều hướng tốt trong lĩnh vực bán lẻ: - Thuế - Phí lưu kho hàng hóa, phí vận tải - Kiểm tra thanh tra - Thủ tục đăng ký kinh doanh - Tự do hóa xuất nhập khẩu hàng hóa, thủ tục hải quan - Mở cửa thị trường bán lẻ cho doanh nghiệp nước ngoài cạnh tranh - (Khác) 8. Những thay đổi đó có ảnh hưởng tới doanh nghiệp của Ông / Bà hay không? Nếu có thì có thể đánh giá ở mức độ nào (Rất tốt – Tốt – Trung bình – Không ảnh hưởng trực tiếp). 9. Theo Ông / Bà, trong những năm gần đây, có những thay đổi nào trong cơ chế, chính sách của Nhà nước theo chiều hướng không tốt trong lĩnh vực bán lẻ? - Thuế - Phí lưu kho hàng hóa, phí vận tải - Kiểm tra thanh tra - Thủ tục đăng ký kinh doanh - Tự do hóa xuất nhập khẩu hàng hóa, thủ tục hải quan - Mở cửa thị trường bán lẻ cho doanh nghiệp nước ngoài cạnh tranh - (Khác) 10. Những thay đổi đó có ảnh hưởng tới doanh nghiệp của Ông / Bà hay không? Nếu có thì có thể đánh giá ở mức độ nào: Rất xấu Xấu Chịu được Không ảnh hưởng trực tiếp 11. Theo Ông / Bà, Nhà nước cần thay đổi / hoàn thiện cơ chế, chính sách nào trong lĩnh vực bán lẻ: 12. Theo Ông / Bà, Doanh nghiệp nơi Ông /Bà làm việc cần có những đối sách, giải pháp gì để kinh doanh tốt hơn? Xin cám ơn Ông / Bà đã trao đổi ý kiến. PHỤ LỤC 2 BẢNG HỎI PHỎNG VẤN NGƯỜI LÀM VIỆC TRONG CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN 1. Họ và tên Nam / Nữ 2. Tuổi 3. Nghề nghiệp và chức vụ 4. Tên cơ quan đang làm việc NỘI DUNG PHỎNG VẤN 1. Công việc của Ông / Bà có liên quan tới quản lý lĩnh vực thương mại hay không? 2. Nếu có thì Ông / Bà làm công việc này được bao lâu rồi? Năm . 3. Theo Ông / Bà, trong những năm gần đây, có những thay đổi nào trong cơ chế, chính sách của Nhà nước theo chiều hướng tốt trong lĩnh vực quản lý thị trường bán lẻ: - Thuế - Phí lưu kho hàng hóa, phí vận tải - Kiểm tra doanh nghiệp thương mại, - Thanh tra thị trường - Thủ tục đăng ký kinh doanh - Tự do hóa xuất nhập khẩu hàng hóa, thủ tục hải quan - Mở cửa thị trường bán lẻ cho doanh nghiệp nước ngoài cạnh tranh - (Khác) 4. Những thay đổi đó có liên quan tới mảng công việc mà Ông / Bà đang làm hay không? 5. Nếu có thì theo Ông / Bà có thể đánh giá sự thay đổi đó ở mức độ nào? Đánh dấu tích (x) vào ô được chọn: Rất tốt Tốt Trung bình Chưa đủ mức 6. Theo Ông / Bà, trong những năm gần đây, có những thay đổi nào trong cơ chế, chính sách của Nhà nước theo chiều hướng không tốt trong lĩnh vực quản lý thị trường bán lẻ. - Thuế - Phí lưu kho hàng hóa, phí vận tải - Kiểm tra doanh nghiệp thương mại, - Thanh tra thị trường - Thủ tục đăng ký kinh doanh - Tự do hóa xuất nhập khẩu hàng hóa, thủ tục hải quan - Mở cửa thị trường bán lẻ cho doanh nghiệp nước ngoài cạnh tranh - (Khác) 7. Vì sao Ông / Bà đánh giá thay đổi đó là chưa tốt? 8. Theo Ông / Bà, Nhà nước cần thay đổi / hoàn thiện cơ chế, chính sách nào trong quản lý lĩnh vực bán lẻ hàng hóa? 9. Theo Ông / Bà, cơ quan nơi Ông /Bà làm việc cần có những đối sách, giải pháp gì để làm tốt hơn công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực bán lẻ hàng hóa? Xin cám ơn Ông / Bà đã trao đổi ý kiến. PHỤ LỤC 3 Cơ cấu sở hữu trong lĩnh vực bán buôn và bán lẻ Trung Quốc, 2008 Sở hữu Số doanh nghiệp (10.000) Số lao động (10.000) % doanh nghiệp % lao động Tổng cộng 138.6 1790.9 100.0 100.0 Trong nước 3.8 156.9 2.7 8.3 Nhà nước 5.1 87 3.6 4.6 Tập thể 1.5 20.5 1.1 1.1 Liên doanh 0.3 5.7 0.2 0.3 Cty TNHH 16.5 344.3 11.8 18.2 Cty cổ phần 2.5 113.6 1.8 6.0 Tư nhân 105.4 1022.8 75.1 54.1 Sở hữu khác 3.5 40.1 2.5 2.1 Hongkong, Ma Cao, Đài Loan 0.6 37.1 0.4 2.0 Nước ngoài 1.1 63.2 0.8 3.3 Nguồn: Tác giả tính dựa trên số liệu từ Sheng Lu, Julia Zhao. “Understanding China’s Retail Market”. China Business Review. May 2010: PHỤ LỤC 4 Tổng doanh số bán lẻ hàng hoá tiêu dùng ở Trung Quốc, 2008-2012 Nguồn: Fung Business Intelligence Centre. “Retail Market in China September 2013”. PHỤ LỤC 5 Phân loại số lượng loại hình bán lẻ Việt Nam Đơn vị tính: Cái 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Chợ 8.528 8.550 8.547 8.546 8.568 8.660 8.513 Siêu thị 571 638 659 724 762 812 869 Trung tâm thương mại 101 116 115 130 139 162 170 Nguồn: Niên giám thống kê, 2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_cac_doanh_nghiep_ban_le_hie.pdf
Luận văn liên quan