Chính sách về phát triển KTTN có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế. Các điều kiện để phát triển đã hội tụ trong những chính sách mới như Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển KTTN trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa. Thành phố tiếp tục hoàn thiện, thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách trên địa bàn Thành phố, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Mục tiêu đến năm 2030 là hoàn thiện đồng bộ và vận hành có hiệu quả thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Trong đó Thành phố xác định sẽ hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm phát triển bền vững, tiến bộ và công bằng xã hội, quốc phòng, an ninh trong từng chương trình, dự án, chính sách phát triển, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
203 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 722 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n điều lệ chung cho mọi quỹ bảo lãnh, nên chia ra nhiều mức khác nhau theo từng khu vực, cụ thể hóa quyền lợi và trách nhiệm của tổ chức góp vốn thành lập qua các điều kiện được bảo lãnh và mức vốn được bảo lãnh, chế độ giám sát thanh tra hoạt động của Quỹ...
Về chính sách hỗ trợ gia nhập thị trường
Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, SXKD và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI). Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Thành phố. Tăng cường triển khai tổ chức giao ban, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất thương mại, xuất khẩu; tích cực triển khai chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác; tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp và làng nghề xây dựng, phát triển thương hiệu.
Về chính sách thuế
Thành phố đẩy mạnh cải cách TTHC thuế: ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các khâu quản lý thuế; áp dụng phần mềm trong kê khai thuế, nộp thuế điện tử... đã hỗ trợ, tạo thuận lợi cho NNT chấp hành tốt nghĩa vụ thuế, từng bước thống nhất và bình đẳng với tất cả các thành phần kinh tế, tạo ra cơ sở hạ tầng pháp lý của môi trường kinh doanh, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ thuế giữa các thành phần kinh tế và phù hợp với cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước.
Ngoài ra tăng cường cung cấp thông tin lí luận và thực tiễn, đẩy mạnh việc tuyên truyền, kịp thời phổ biến, phân tích chính sách thuế mới để cộng đồng doanh nghiệp nắm chắc và hiểu rõ, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai thực hiện tốt chính sách thuế. Đẩy mạnh mở các lớp tập huấn nhằm phổ biến những thủ tục liên quan đến công tác quyết toán thuế TNDN và thuế TNCN năm 2016, giải đáp những thắc mắc của DN liên quan đến vấn đề này.
Ngoài ra việc phân loại đánh giá DNNVV cũng rất quan trọng thành phố cần có những tiêu chí để phân loại, đánh giá hoạt động của DNNVV như: Tạo được nhiều công ăn việc làm, đóng nhiều thuế cho Nhà nước, hoạt động với tầm nhìn dài hạn, chuyên nghiệp, tuân thủ pháp luật, minh bạch., Thành phố cần có chiến lược ưu tiên tháo gỡ khó khăn, xây dựng những nhân tố nòng cốt, nhằm tôn vinh và nhân rộng các DNNVV điển hình tiên tiến; Tạo môi trường để các DNNVV trên địa bàn tăng cường liên kết với nhau, khích lệ họ có niềm tin và sự cống hiến hết mình vì một Thủ đô văn minh giàu mạnh xứng đáng là trung tâm đầu não của cả nước.
4.3. Các điều kiện để thực hiện giải pháp
Để các giải pháp nêu trên có tính khả thi, luận án kiến nghị với Nhà nước và DNNVV một số điều kiện thực hiện như sau: Về mặt nhận thức, khẳng định vai trò và hệ mục tiêu của DNNVV. Vai trò quan trọng của DN trong đó có DNNVV, đó là định hướng cho nền kinh tế và các thành phần kinh tế, hay là chủ đạo trong đóng góp ngân sách, ngày càng phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô, đóng góp cho NSNN ngày càng nhiều. Theo quan điểm của nghiên cứu sinh, DNNVV trên thực tế đã và đang có đóng góp quan trọng vào sự phát triển KT-XH. Trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều thay đổi, QLNN đối với DNNVV cũng phải nâng cao hiệu quả, trước hết là đổi mới tư duy, từ đó mới có thể dẫn đến đổi mới về cơ chế, chính sách quản lý nhằm phát triển DNNVV. Sự đồng thuận và ủng hộ của các DNNVV trong quá trình đổi mới quản lý nhà nước đối với DN. Đổi mới QLNN đối với DNNVV không chỉ là công việc của Nhà nước, mà còn liên quan đến nhận thức và hành động của chính DN. Nếu không có sự đồng thuận và ủng hộ của DNNVV, khó có thể tạo ra được sự đổi mới QLNN đối với DNNVV. Làm thế nào đạt được sự đồng thuận và ủng hộ đó?
Thứ nhất, tuân thủ nguyên tắc kết hợp hài hòa lợi ích của người lao động-DN -Nhà nước trong quá trình đổi mới QLNN đối với DNNVV; đó cũng là điều cốt lõi nhất để có được sự đồng thuận và ủng hộ, từ đó tạo ra sức mạnh phối hợp. Nguyên tắc nêu trên phải được thể hiện trong hệ thống kế hoạch, chính sách đối với DN.
Thứ hai, thường xuyên phổ biến, tuyên truyền các chủ trương chính sách mới của Nhà nước cho cán bộ nhân viên của DNNVV để thống nhất trong nhận thức và tổ chức thực hiện.
Thứ ba, Các DNNVV thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo đúng quy định của pháp luật. Chủ động trong việc trao đổi, phản ánh với các cơ quan QLNN để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. DNNVV phải tự đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, sự hỗ trợ trong các chính sách về thuế, vốn, tín dụng, đất đai và sự bảo hộ mà Nhà nước tạo ra cho DNNVV. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng với các DNNVV thuộc mọi thành phần kinh tế, là nội dung đổi mới QLNN vừa là điều kiện để buộc DNNVV tự đổi mới và cạnh tranh có hiệu quả.
4.4. Kiến nghị
4.4.1. Kiến nghị đối với Trung ương
Các tiêu chí xác định DNNVV theo nghị định số 39/2018/NĐ-CP cần được xem xét lại, có tham khảo tiêu chí phân loại doanh nghiệp của một số quốc gia và ngân hàng thế giới. Với đặc điểm kinh tế - xã hội của Việt Nam, việc lựa chọn tiêu chí số lao động trung bình hàng năm là phù hợp hơn cả. Tuy nhiên, Chính phủ cũng cần có những hướng dẫn cụ thể cách tính đối với tiêu chí này, tránh gây khó khăn và lúng túng cho doanh nghiệp và công tác thẩm định DNNVV của các cấp quản lý khi vận dụng chính sách của nhà nước vào thực tế. Xuất phát từ quan điểm trên, tác giả kiến nghị Cục Phát triển DNNVV cần sửa đổi lại điều 3 định nghĩa DNNVV của nghị định số 90/2001/NĐ-CP như sau: DNNVV là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”.
Quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý doanh nghiệp. Ban hành quy chế phối hợp cụ thể giữa các cơ quan nhà nước các cấp từ Trung ương đến địa phương trong thực thi nhiệm vụ QLNN đối với doanh nghiệp theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với quy định pháp luật và không chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Tập trung hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, tiến tới kết nối trực tuyến và chia sẻ đầy đủ dữ liệu pháp lý về doanh nghiệp từ Cơ sở dữ liệu này cho mọi cơ quan QLNN khác; công bố rộng rãi và công khai các thông tin về đăng ký doanh nghiệp để mọi doanh nghiệp, người dân có thể tiếp cận được.
Đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, địa phương xây dựng Quy chế phối hợp mẫu giữa các cơ quan chức năng thuộc UBND cấp tỉnh trong QLNN đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập. Bộ Nội Vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng khung pháp lý về tiêu chuẩn cán bộ đăng ký kinh doanh, tổ chức nhân sự (bao gồm: tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động cán bộ) của cơ quan đăng ký kinh doanh.
4.4.2. Đối với Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội
UBND Thành phố Hà Nội tổ chức thực hiện QLNN đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập theo quy định pháp luật. Triển khai quán triệt Nghị quyết Hội nghị T.Ư lần thứ 5 (Khóa XII) của Đảng về các quan điểm, chủ trương có liên quan đến phát triển KTTN, đồng thời tăng cường kiểm tra thực hiện các kết luận của Thủ tướng Chính phủ trong Hội nghị gặp gỡ giữa Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và thành viên của Chính phủ với cộng đồng DN ngày 17/5/2017.
Triển khai thực hiện đầy đủ Chỉ thị 20/2017/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng chính phủ về việc tránh tình trạng kiểm tra, thanh tra chồng chéo của các đơn vị liên ngành, các cơ quan chức năng như công an, thuế, thanh tra, theo đó, DN chỉ bị kiểm tra, thanh tra, kiểm toán một lần trong năm, được tiến hành đồng thời bởi các cơ quan thuế, tài nguyên và môi trường, xây dựng, công an, kiểm toán, thanh tra, thay vì có những DN bị thanh tra 3 lần/năm, thậm chí có năm thanh tra 11 - 12 lần, gây bức xúc cho DN, tăng gánh nặng về chi phí và tốn kém thời gian, ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN.
Thực hiện phân cấp quản lý doanh nghiệp cho các Sở, Ban, ngành và ƯBND cấp huyện, cấp xã; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp tình hình quản lý doanh nghiệp sau đăng ký thành lập của các cơ quan này.
Phối hợp chặt chẽ với cơ quan QLNN ở trung ương trong việc xây dựng, ban hành cơ chế chính sách, pháp luật về hoạt động kinh doanh. Báo cáo Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ những vấn đề phát sinh trong thực tế triển khai công tác QLNN đối với doanh nghiệp ở địa phương để kịp thời ban hành chính sách, biện pháp khắc phục.
Xây dựng và ban hành Quy chế phối hợp thực hiện QLNN đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn địa phương.
Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác QLNN đối với doanh nghiệp; xây dựng, triển khai các chương trình phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về pháp luật cho người dân, người quản lý doanh nghiệp.
Tăng cường công tác đối thoại với doanh nghiệp, trực tiếp ghi nhận, xử lý phản ánh của doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp về những vấn đề bất cập trong công tác QLNN đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập hoặc kiến nghị lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để kịp thời khắc phục, xử lý.
4.4.3. Về phía các doanh nghiệp
Để thích ứng với CMCN 4.0, các DNNVV cần có sự chuẩn bị kỹ và phải bắt đầu ngay từ hạ tầng đến các ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với điều kiện của mình. Chú trọng đến việc trình hóa, số hóa được các hoạt động sản xuất, kinh doanh quan trọng của doanh nghiệp, tạo ra môi trường kết nối, an ninh, an toàn, từ đó mới áp dụng được các ứng dụng thông minh, tiện ích hơn của IoT, Cloud, Robot. Tìm hiểu và nghiên cứu các công nghệ tiên tiến của CMCN 4.0 và khả năng ứng dụng nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tăng năng lực cạnh tranh và khả năng tham gia trong chuỗi giá trị. Cần phải nhìn nhận vai trò quan trọng của đổi mới về công nghệ đối với việc nâng cao năng suất, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Cần phải linh hoạt trong việc thay đổi sản phẩm theo nhu cầu người tiêu dùng, tích hợp các công nghệ tiên tiến để giản tiện quy trình sản xuất, giảm thời gian giao hàng, rút ngắn vòng đời sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo khả năng quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh Phát huy vai trò tiên phong, dẫn dắt của các doanh nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông, trong đó có các tập đoàn kinh tế, bao gồm các tập đoàn kinh tế tư nhân trong lĩnh vực công nghệ-thông tin nhằm tăng cường hợp tác, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các DNNVV chuyển đổi nhanh chóng để phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh trong điều kiện CMCN 4.0.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương 4, tác giả đã đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với DNNVV khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị trực tiếp với các cơ quan Trung ương, chính quyền thành phố Hà Nội một số vấn đề cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, nâng cao hiệu lực QLNN đối với doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng như sau: QLNN đối với các DNNVV là sự tác động của Nhà nước lên các DNNVV, thông qua quá trình hoạch định, tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát hoạt động của DNNVV, tạo ra môi trường thuận lợi sao cho DNNVV thực hiện được các sứ mệnh của mình với hiệu lực, hiệu quả cao một cách bền vững, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong điều kiện biến động của môi trường trong nước và quốc tế.
Để các giải pháp nêu trên có tính khả thi, tác giả kiến nghị với Nhà nước và DNNVV một số điều kiện thực hiện như sau: Về mặt nhận thức, khẳng định vai trò và hệ mục tiêu của DNNVV. Vai trò quan trọng của DN trong đó có DNNVV, đó là định hướng cho nền kinh tế và các thành phần kinh tế, hay là chủ đạo trong đóng góp ngân sách, ngày càng phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô, đóng góp cho NSNN ngày càng nhiều. Chính phủ cần quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý doanh nghiệp. Ban hành quy chế phối hợp cụ thể giữa các cơ quan nhà nước các cấp từ Trung ương đến địa phương trong thực thi nhiệm vụ QLNN đối với doanh nghiệp theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với quy định pháp luật và không chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp. UBND Thành phố Hà Nội thực hiện phân cấp quản lý doanh nghiệp cho các Sở, Ban, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp tình hình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải nhìn nhận vai trò quan trọng của đổi mới về công nghệ đối với việc nâng cao năng suất, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Luận án đã đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với DNNVV khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị trực tiếp với các cơ quan Trung ương, chính quyền thành phố Hà Nội một số vấn đề cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, nâng cao hiệu lực QLNN đối với doanh nghiệp nói chung và DNNVV khu vực kinh tế tư nhân nói riêng như sau: QLNN đối với các DNNVV khu vực kinh tế tư nhân là sự tác động của Nhà nước lên các DNNVV khu vực kinh tế tư nhân, thông qua quá trình hoạch định, tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát hoạt động của DNNVV, tạo ra môi trường thuận lợi sao cho DNNVV khu vực kinh tế tư nhân thực hiện được các sứ mệnh của mình với hiệu lực, hiệu quả cao một cách bền vững, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong điều kiện biến động của môi trường trong nước và quốc tế. QLNN đối với DNNVV khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng là một nhiệm vụ quyết định có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của DNNVV khu vực kinh tế tư nhân với vai trò không nhỏ trong sự phát triển kinh tế đất nước. DNNVV khu vực kinh tế tư nhân là đối tượng DN đặc trưng và có nghĩa quan trọng trên cả phương diện kinh tế và vai trò xã hội trong nền kinh tế, đặc biệt tại Việt Nam nơi hầu hết DN là DNNVV khu vực kinh tế tư nhân. Tuy có thời gian gặp khó khăn chung trong bối cảnh suy thoái của nền kinh tế toàn cầu nhưng đến thời điểm hiện tại số DNNVV khu vực kinh tế tư nhân gặp khó khăn phải ngừng hoạt động đã có chiều hướng giảm dần.
Việc đổi mới QLNN đối với DNNVV ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng được xác định theo hướng:
Tạo sự nhất quán về chính sách; Phát triển kinh tế nhiều thành phần theo chiều sâu, đảm bảo sự bình đẳng cho DNNVV; QLNN chỉ can thiệp gián tiếp vào thị trường; Thực hiện nguyên tắc duy trì cạnh tranh trong cung cấp các dịch vụ hỗ trợ DNNVV. Các giải pháp hoàn thiện QLNN đối với DNNVV khu vực kinh tế tư nhân cơ bản gồm:
Thứ nhất: Tiếp tục đổi mới hoạch định phát triển DNNVV;
Thứ hai: Tiếp tục cải thiện chính sách QLNN, tạo môi trường KD thuận lợi hơn nữa cho DNNVV, tập trung vào nội dung quản lý DNNVV và chương trình quản lý DNNVV trong ngành, lĩnh vực trọng điểm;
Thứ ba: Tiếp tục hoàn hiện tổ chức bộ máy QLNN đối với DNNVV;
Thứ tư: Đổi mới kiểm soát hoạt động DNNVV.
Để các giải pháp nêu trên có tính khả thi, Nhà nước và DNNVV khu vực kinh tế tư nhân cần thống nhất về mặt nhận thức trong việc khẳng định vai trò và hệ mục tiêu của DNNVV khu vực kinh tế tư nhân; DNNVV khu vực kinh tế tư nhân cần đồng thuận và ủng hộ việc đổi mới QLNN. Với thời gian hạn chế, luận án không tránh khỏi những thiếu sót. Nghiên cứu sinh mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học để đề tài có thể được triển khai nhằm đưa việc nghiên cứu của nghiên cứu sinh đi vào thực tiễn góp phần phát triển DNNVV khu vực kinh tế tư nhân của cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt
Ban Kinh tế Trung ương (2017), “Chẩn đoán tăng trưởng Việt Nam 2017 – Điểm nghẽn và giải pháp đột phá phát triển kinh tế tư nhân”; tr20-24
Bùi Đức Tuân (2011), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản Việt Nam”, Luận án TS - Đại học Kinh tế quốc dân; tr56-63
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), “Đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập”;
Chính phủ (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV.
Chính phủ (2016), Nghị quyết số 35/NQ-CP, ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp;
Cục Phát triển DN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017), Định hướng chính sách hỗ trợ và phát triển DN;
Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991, tr. 11 – 12;
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X), Phần I, Sđd, tr. 677 - 678, tr. 622, tr. 622 – 623;
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X), Phần II, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr. 149, tr. 26, tr.147, tr. 248 - 249, tr. 354;
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tr. 75;
Diễn đàn kinh tế Việt nam VPF (2015), Báo cáo thường niên năm 2015;
Diễn đàn kinh tế Việt nam VPF (2016), Báo cáo thường niên năm 2016;
Diễn đàn kinh tế Việt nam VPF (2017), Báo cáo thường niên năm 2017;
Diễn đàn kinh tế Việt nam VPF (2018), Báo cáo thường niên năm 2018;
Diễn đàn kinh tế Việt nam VPF (2019), Báo cáo thường niên năm 2019;
Đinh Văn Mậu, Lê Sỹ Thiệp, Nguyễn Trịnh Kiểm (2011), Tài liệu bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước phần III. NXB Khoa học và kỹ thuật;
Đinh Văn Mậu, Nguyễn Văn Thâm, Võ Kim Sơn (2009), Tài liệu bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước phần II. NXB Khoa học và kỹ thuật;
Đinh Văn Tiến, Nguyễn Mạnh Quân (2020), “Chiến lược vượt qua thử thách của thị trường toàn cầu” Sách chuyên khảo. NXB Lao Động; tr49-55
Đinh Văn Tiến (2014), Những nội dung cơ bản về quản lý công, Sách chuyên khảo. NXB Bách Khoa Hà Nội; tr98-101
Đinh Văn Tiến, Đặng Xuân Hoan (2020), Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường, Sách chuyên khảo, NXB Chính trị quốc gia sự thật; tr46-56
Đinh Văn Tiến đồng tác giả (2016), Khoa học quản lý, Sách chuyên khảo. NXB Lao Động; tr67-68
Đinh Văn Tiến (2015), Tái cơ cấu nền kinh tế - Những vấn đề đặt ra ở Việt Nam, Tạp chí Quản lý nhà nước số 02/2015; tr9-10
Đỗ Anh Đức (2015), Nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội, Luận án tiến sĩ - Đại học Kinh tế quốc dân; tr33-42
Đỗ Thị Hải Hà (2008), Giáo trình Khoa học quản lý, NXB Khoa học - Kỹ thuật;
Đỗ Thị Tố Quyên (2014), Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Luận án TS - Đại học Kinh tế quốc dân; tr76-81
Đoàn Thanh Hà (2016), Hoàn thiện chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính kỳ II tháng 11/2016; tr66-69
Đinh Văn Ân (2004), “Phát triển DNVVN: kinh nghiệm nước ngoài và phát triển DNVVN tại Việt Nam”, Nxb Thống kê; tr91-93
Đặng Thị Hương (2015), “Đào tạo cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế”; tr12-17
Đặng Ngọc Lợi, Nguyễn Thị Hà Đông, Nguyễn Từ, (2016), “Phát triển doanh nghiệp bền vững trên cơ sở nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp”, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 2016; tr45-50
Giáo trình quản lý hành chính nhà nước, (2006), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 1; tr75-81
Hồ Trung Thành. (2012). Nghiên cứu tiêu chí và mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh động cho các doanh nghiệp Ngành Công Thương. Đề tài NCKH cấp Bộ, mã số: 63.11.RD/HĐ-KHCN; tr105-111
Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Thống kê; tr39-48
Hoàng Nguyên Khai (2016), Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Ngân hàng TP HCM;
Lê Quang Mạnh (2011) “Phát huy vai trò của nhà nước trong phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”; tr140-145
Lê Thị Hằng (2013), Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của các công ty viễn thông Việt Nam, Luận án tiến sĩ - Đại học Kinh tế quốc dân; tr112-116
Lê Thị Mỹ Linh (2008). “Kinh nghiệm quốc tế về phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, Viện quản trị kinh doanh, trang 24-27 số tháng 4/2008;
Lê Thị Mỹ Linh (2009).“Nhu cầu đào tạo cho cán bộ quản lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong điều kiện kinh tế hội nhập qua điều tra”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 144 tháng 6/2009, trang 132-135;
Lê Xuân Bá, Trần Kim Hào, Nguyền Hữu Thắng (2006), Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. NXB chính trị Quốc gia; tr53-58
Nguyễn Xuân Phúc (2012), “Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh tế quốc phòng”;tr48-55
Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang. (2009). Một số yếu tố tạo thành năng lực động doanh nghiệp và giải pháp nuôi dưỡng. Hội thảo Năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp; tr 125-126
Nguyễn Đình Thọ (2013), Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Tài chính; tr86-90
Nguyễn Đình Thọ; Nguyễn Thị Mai Trang (2008),Năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp Việt Nam. Hồ Chí Minh: NXB Thống Kê, trang 153-162;
Nguyễn Duy Hùng (2016), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân; tr69-72
Nguyễn Mạnh Hùng (2013), Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam, Luận án tiến sĩ - Đại học Kinh tế quốc dân; tr79-85
Nguyễn Thành Long (2016), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DN du lịch Bến Tre, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh;
Nguyễn Thanh Tuyền & Nguyễn Lê Anh (2015), Mối quan hệ hữu cơ giữa thể chế, cơ chế, chính sách, cơ chế điều hành và hành vi ứng xử. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, 22 (32), 3-9;
Nguyễn Tú (2015), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc tế trên thị trường Việt nam, Luận án tiến sĩ - Đại học Kinh tế quốc dân; tr81-83
Nguyễn Hữu Hải (1995) “Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, tr23-26
Nguyễn Cúc (2000), sách “Đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp Việt Nam”, NXB Chính trị Quốc gia; tr 42
Nguyễn Thị Ngân (2016), “Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”; tr54-60
Nguyễn Thị Ngọc Tuyết (2013), “Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng”; tr92-101
Nguyễn Thị Kim Lý, (2013). “Nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn cho các DNVVN ở tỉnh Thái Bình”, Đại học Thái Bình (2013); tr59-61
Nguyễn Đình Hương (2002), “Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”; tr72-81
Nguyễn Trường Sơn (2014),“Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay” NXB Chính trị quốc gia - Sự thật 2014; tr29-33
Nguyễn Hồng Nhung (tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3, 2003) - Vai trò của Chính phủ trong việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các nước ASEAN”.
P.V. (2006) “Nâng cao hiệu quả hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Tạp chí Lao động & Xã hội, số 283 (từ 16/3 đến 31/3/2006);
Phạm Quang Trung (2008), “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà nội sau khi Việt Nam gia nhập WTO (giai đoạn 2006-2010)”. Đề tài cấp bộ: B2006-06-13; tr178-183
Phạm Thị Minh Nghĩa (2008) “Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy sự phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hà nội trong điều kiện gia nhập WTO”, Đề tài cấp bộ: 01X-07/09/2007-2; tr44-52
Phạm Văn Hồng (2007): “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế”; tr125-132
Phạm Quang Trung và cộng sự (2009), “Tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Sách chuyên khảo, Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Phạm Thúy Hồng (2004,NXB Chính trị Quốc gia), “Chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay”; tr169-173
Phạm Thúy Hồng (2003), “Phát triển chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới”; tr152-154
Phạm Thu Hương (2017), “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội”; tr176-177
Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (1998), “Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp”, tr 91-96
Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) (2016), Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam;
Tổng cục thống kê (2014), Sách trắng DNNVV Việt Nam 2014;
Tổng cục thống kê (2015), Sách trắng DNNVV Việt Nam 2015;
Tổng cục thống kê (2016), Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam 5 năm 2011 - 2015, NXB Thống kê;
Tổng cục thống kê (2016), Sách trắng DNNVV Việt Nam 2016;
Tổng cục thống kê (2017), Sách trắng DNNVV Việt Nam 2017;
Tổng cục thống kê (2018), Sách trắng DNNVV Việt Nam 2018;
Tổng cục thống kê (2019), Sách trắng DNNVV Việt Nam 2019;
Tổng cục thống kê (2020), Sách trắng DNNVV Việt Nam 2020;
Trần Quang Tuyến & Vũ Văn Hưởng (2017), Sự phát triển của khu vực DN tư nhân trong nước ở Việt Nam: Những rào cản phát triển. Tạp chí Quản lý kinh tế, 82, 27-35;
Trần Thị Vân Hoa (2007), Văn hóa doanh nghiệp với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn Hà Nội, đề tài cấp bộ- mã số: B2005-38-121; tr147-150
Trần Tiến Cường (2010), “Đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập”; tr65-69
Trịnh Trọng Nghĩa (2005), “Doanh nghiệp nhỏ và vừa - đầu tàu phát triển kinh tế ở Đài Loan”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 325- tháng6/2005; tr29-36
Trịnh Thị Hoa Mai, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội - Vấn đề huy động vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam; tr139-142
Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2015), “Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam: kết quả điều tra từ các năm 2010-2014”. NXB Chính trị Quốc gia; tr178-180
Vũ Văn Thái (2020 ), “Phân tích, thiết kế tổ chức công”, NXB Lao Động; tr45-47
Vũ Quốc Tuấn và Hoàng Thu Hòa (2001), “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Kinh nghiệm nước ngoài và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”; tr71-77
B. Tiếng Anh
Ambastha and Momaya (2004).Competitiveness of Firms: Review of Theory, Frameworks and Models;tr29-31
Annette and Marilyn Mcdougall (1999). “Training and development in small and medium enterprises”; p23-39
Alan Coetzer (2006), “Research on managers in small and medium enterprises”; p56-58
Barney, J. (1991). Firm Resources and Sustained Competitive. Journal of Management, p99-120;
Barney, J. B. (2001). Resource-based theories of competitive advantage: A ten- year retrospective on the resource-based view. Journal of Management, p643–650;
Chang (2007), Competitiveness and private sector development; p98-99
Creswell, J. W. (2003). Research Design: Qualitative, Quantitative and Mixed;
C. Liedholm and D. Meach (1987). “Small Scale Industry in Developing Countries: Practical Lessons and Policy Implications”; p60-62
Douglas D. Durand (2000), “Research on training and development for business owners, learning through the work of business owners”; p87-92
Flanagan, R., W.Lu, L.Shen, C. Jewell, 2007. Competitiveness in construction: a critical review of research. Construction Management and Economics, Vol. 25(9), pp. 989-1000;
Horne, M., Lloyd, P., Pay, J. & Roe, P., 1992. Understanding the competitive process: a guide to effective intervention in the small firms sector. European Journal of Operations Research, 56 (1), p54-66;
Janice Jones (2004),“Research on training and development and enterprise development in Australian SMEs”; p152-154
Krishna B. Kumar, Raghuram G. Rajan, Luigi Zingales (1999). “Factors that determine the size of a company”; p47-49
Marshall, C., & Rossman, G. B. (2015). Design format features, NXB Kinh tế TP.HCM; tr49-55
Michael, E. P. (1990). National competitive advantage. NXB Trẻ; p102-107
More and Rudd (2004) Methods Approaches (2 ed.). Thousand Oaks CA: Sage; p49-53
Nunnally, J., & Bernstein, I. (1994). Psychometric theory. New York: McGraw- Hill; p86-78
Oliver E. Williamson. (1995) “The economics of transaction costs”; p49-54
Porter, M. E. (1980). Competitive Strategy: Techniques for Analyzing Industries and Competitors. New York: Simon and Schuster; p67-68
Porter, M. E. (1990). The Competitive Advantage of Nations. Harvard Business Review, p74-91;
Porter, M. E. (1990). The Competitive Advantage of Nations. London: New Edition, Macmillan; p90-103
Porter, M. E. (1996). What is Strategy? Harvard Business Review, p6-11;
Sanchez, R., & Heene, A. (1996). Strategic Learning and Knowledge Management. West Sussex, England: John Wiley & Sons Ltd; p101-111
Sanchez, R., & Heene, A. (2014). A Focused Issue on Building New Competences in Dynamic Environments. Bingham: Emerald Group Publishing Limited;
Sauka, A. (2015), Measuring the Competitiveness of Latvian Companies; p156-159
Srivastava, R. K., Fahey, L., & Christensen, H. K. (2001). The Resource-Based View and Marketing: The Role of Market-Based Assets in Gaining Competitive Advantage. Journal of Management December, p777-802;
EsuhOssai - Igwe Lucky. “Small and medium business”; p86-88
Ronald Harry Coase (1937). “The nature of the company”; p46-47
Roger E.A.Farmer (2010). “How the economy works, beliefs, crashes and self-correct prophecies”. Oxford University Press released in the UK; p10-15
Teece, D. (2014). A dynamic capabilities-based entrepreneurial theory of the multinational enterprise. Journal of International Business Studies, p8-37;
Teece, D., Pissano, G., & Shuen, A. (1997). Dynamic Capabilities and Strategic Management. Strategic Management Journal, p509-523;
Thorsten Beclc (2003). “Small and medium enterprises, growth and poverty: Country experiences”; p107-109
Wint, A. G., (2003). Competitiveness in Small Developing Economies: Insights from the Caribbean. Kingston: The University of the West Indies Press; p118-125
Elizabeth Thach, Karen J.Thompson, (2007); George Hollenbeck; p101-104
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
Nguyễn Tuấn Anh (2017), Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Ánh sang và Cuộc sống, số 97- tháng 5/2017; tr56-61.
Nguyễn Tuấn Anh (2017), Phát triển kinh tế tư nhân ở Thành phố Hà Nội trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, số 573 – tháng 9/2020; Tr27-31.
Nguyễn Tuấn Anh (2020), Tạo động lực cho phát triển kinh tế tư nhân ở Thành phố Hà Nội hiện nay. Tạp chí Tinh hoa Đất Việt, số 4 – tháng 11/2020; tr83-85.
Nguyễn Tuấn Anh (2016), Sách chuyên khảo: Khoa học quản lý (thành viên tham gia), GS.TS Đinh Văn Tiến cố vấn khoa học, Ths. Thái Vân Hà – Ths. Trần Lưu Trung đồng chủ biên.
Nguyễn Tuấn Anh (2020), Sách chuyên khảo: Chiến lược vượt qua thử thách của Thị trường toàn cầu (thành viên tham gia), PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân – GS.TS Đinh Văn Tiến đồng chủ biên.
PHỤ LỤC 1
PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1. Giới thiệu chung buổi phỏng vấn:
Tôi là Nguyễn Tuấn Anh, hiện là nghiên cứu sinh (NCS) của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, NCS tiến hành khảo sát nhằm thu thập thêm thông tin về Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả khảo sát cung cấp những thông tin, tư liệu, số liệu hữu ích để phục vụ cho nghiên cứu luận án tiến sĩ với đề tài “Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội”, làm cơ sở đề xuất những giải pháp phát triển DNNVV khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035. NCS xin cam kết những thông tin ghi trên phiếu khảo sát sẽ được giữ bí mật và chỉ được công bố một cách trung thực, khách quan để phục vụ duy nhất cho nghiên cứu này.
NCS tiến hành phỏng vấn 20 chuyên gia hiện đang công tác tại các cơ quan quản lý liên quan đến Quản lý nhà nước đối với các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội cụ thể trong bảng dưới đây:
TT
Tên Cơ quan
Số phiếu
phỏng vấn phát ra
Số phiếu
phỏng vấn thu về
1
HĐND thành phố Hà Nội
2
2
2
UBND thành phố Hà Nội
3
3
3
Sở Công thương Hà Nội
5
5
4
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
3
3
5
Ban Quản lý các KCN TP Hà Nội
2
2
6
Hiệp hội các DNNVVTP Hà Nội
3
3
7
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
2
2
8
Tổng cộng
20
20
2. Nội dung phỏng vấn
2.1. Ông/Bà có những nhận xét gì về tình hình Quản lý nhà nước (QLNN) đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn TP Hà Nội trong giai đoạn vừa qua?
2.2. Ông/Bà có thể cho biết một số kinh nghiệm QLNN đối với DN NVV khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn cấp Bang/châu/tỉnh (gọi chung là cấp tỉnh) ở các nước trên thế giới mà Việt Nam cần phải xem xét học tập? So với họ, DN NVV khu vực tư nhân ở Việt Nam và TP Hà Nội ở vị trí, thứ bậc nào và cần có định hướng phát triển ra sao?
..
2.3. QLNN đối với DN NVV khu vực kinh tế tư nhân trên địa cấp tỉnh cần có phương thức và công cụ hiện đại, hữu hiệu. Tuy nhiên, để nó thực sự đi vào thực thi, có hiệu lực, hiệu quả cao với đối tượng được quản lý, thì theo ông/bà, Nhà nước và doanh nghiệp cần phải thực hiện những giải pháp gì trong thời gian tới?
..
2.4. Theo Ông/Bà, môi trường pháp lý đối với DN NVV khu vực kinh tế tư nhân cấp tỉnh nói chung và TP Hà Nội nói riêng hiện nay ra sao?
..
2.5. Ông/bà cho biết những hạn chế/khó khăn chủ yếu trong QLNN đối với DN NVV khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn TP Hà Nội hiện nay là gì? Nguyên nhân do đâu?
..
2.6. Với tư cách là đại diện cơ quan có chức năng QLNN đối với DN NVV trên địa bàn TP Hà Nội, ông (bà) cho biết trong thời gian tới, để đổi mới QLNN đối với DN NVV khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 cần phải có giải pháp đột phá nào?
.... Xin trân trọng cảm ơn ông/bà đã trả lời phỏng vấn!
PHỤ LỤC 2
PHIẾU KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thông tin về Nghiên cứu sinh (NCS):
- Họ và tên: Nguyễn Tuấn Anh
- Chức vụ: Chuyên viên
- Cơ quan công tác: Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Địa chỉ: Số 29A Ngõ 124 Phố Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Điện thoại cơ quan: Mobile: 0983.770.933
- Email: nguyentuananh2k4@yahoo.com
NCS tiến hành khảo sát nhằm thu thập thêm thông tin về Quản lý nhà nước đối với DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả khảo sát cung cấp những số liệu hữu ích để phục vụ cho nghiên cứu luận án tiến sĩ của NCS, đề tài “Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội”, làm cơ sở đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các DNNVV khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035. NCS xin cam kết những thông tin ghi trên phiếu khảo sát sẽ được giữ bí mật và chỉ được công bố một cách trung thực, khách quan để phục vụ duy nhất cho nghiên cứu này. Cuộc khảo sát được tiến hành như sau:
Thời than khảo sát: Từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2020.
Lực lượng tham gia khảo sát:
Các tổ chức, cá nhân là đơn vị tư vấn, chuyên gia và cộng tác viên hỗ trợ NCS trong quá trình tham gia điều tra, khảo sát, phỏng vấn, xin ý kiến chuyên gia, cán bộ, viên chức, người lao động trong quá trình thực hiện Luận án.
Đối tượng khảo sát: các DNNVV khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay gồm:
TT
Đối tượng khảo sát
Cơ quan quản lý
Số lượng DN
I
Doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng
35
1
DN công nghiệp
Sở Công thương
19
2
DN xây dựng
Sở Công thương
16
II
DN thương mại
11
3
DN xuất nhập khẩu đồ gỗ nội thất
Sở Công thương
9
4
DN xuất nhập khẩu nông sản
Sở Công thương
2
III
DN dịch vụ
14
5
DN vận tải
Sở Công thương
11
6
DN du lịch
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
3
IV
DN nông nghiệp
10
7
DN sản xuất sản phẩm nông nghiệp
Sở NN và PT nông thôn
7
8
DN kinh doanh sản phẩm nông nghiệp
Sở NN và PT nông thôn
3
V
DN công nghệ thông tin
14
9
DN sản xuất phầm mềm
Sở Thông tin và Truyền thông
6
10
DN kinh doanh phần mềm
Sở Thông tin và Truyền thông
8
VI
Giáo dục, y tế, văn hoá, đời sống
3
11
Y tế
Sở Y tế
3
12
Giáo dục
Sở Giáo dục và Đào tạo
8
13
Văn hoá, đời sống
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
8
14
Tổng
95
Phương pháp khảo sát: điều tra chọn mẫu, sử dụng bảng hỏi về điều tra xã hội học.
Số lượng phiếu khảo sát:
Mẫu phiếu khảo sát về quản lý nhà nước đối với DNNVV khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội được xây dựng gồm các câu hỏi, tập trung vào một số vấn đề chính như sau:
* Phần I. Thông tin chung của doanh nghiệp.
* Phần II. Các nội dung đánh giá QLNN đối với DNNVV khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
+ Tính hiệu lực của QLNN đối với DNNVV khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội được đánh giá thông qua các câu hỏi từ 1 đến 7.
+ Tính hiệu quả của QLNN đối với DNNVV khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội được đánh giá thông qua các câu hỏi 8 đến 11.
+ Tính phù hợp của QLNN đối với DNNVV khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội được đánh giá thông qua các câu hỏi 12 đến 14.
+ Tính bền vững của QLNN đối với DNNVV khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội được đánh giá thông qua các câu hỏi 15 đến 18.
* Phần III. Những bất cập trong QLNN đối với DNNVV khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
* Phần IV. Nguyên nhân của những bất cập trong QLNN đối với DNNVV khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
* Phần V. Một số giải pháp đột phá nhằm đổi mới QLNN đối với DNNVV khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
I. THÔNG TIN CÁCDOANH NGHIỆP
1. Tên doanh nghiệp (ghi đầy đủ cả như trong Giấy phép kinh doanh): ......................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Trụ sở chính (ghi xã/phường, quận/huyện, tỉnh/TP và khoanh tròn vào tỉnh/TP mà doanh nghiệp có trụ sở chính):
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Cơ quan quản lý:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
3. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp (khoanh tròn vào số ở đầu dòng):
31. Công ty tư nhân
32. Công ty hợp danh
33. Công ty TNHH
34. Công ty cổ phần
35. Loại hình công ty khác
4. Ngành nghề kinh doanh (ghi từ 1-3 ngành nghề kinh doanh chính của DN):
5. Quy mô của doanh nghiệp (ghi cụ thể về tổng số vốn và lao động)
- Tổng nguồn vốn kinh doanh năm 2019 (tỷ đồng):
...............................................................................................................................
- Tổng số lao động cuối năm 2019 (tổng số người trong danh sách phòng Tổ chức-nhân sự quản lý):
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
II. ÔNG/BÀ CHO Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ VỀ NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DNNVV KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
(Lựa chọn đáp án phù hợp nhất đối với mỗi câu hỏi dưới đây theo mức độ đồng ý với nhận định của tác giả theo 5 cấp độ: 1. Rất không đồng ý; 2. Không đồng ý; 3. Phân vân; 4. Đồng ý; 5. Hoàn toàn đồng ý).
TT
Ký hiệu
CÂU HỎI
TRẢ LỜI
Rất không đồng ý
Không đồng ý
Phân vân
Đồng ý
Hoàn toàn đồng ý
1
HL1
NNL đáp ứng tốt các yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh và chiến lược phát triển của DN, của ngành
2
HL2
Chính sách của Nhà nước đối với DNNVV đầy đủ, rõ ràng
3
HL3
DNNVV nhận được nhiều hỗ trợ của Nhà nước, Tập đoàn, Tổng công ty trong việc triển khai chiến lược và quy hoạch phát triển kinh doanh
4
HL4
DNNVV thực hiện các chính sách của Nhà nước về các vấn đề pháp lý
5
HL5
DNNVV thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước về lao động
6
HL6
DNNVV thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước về sản xuất, kinh doanh
7
HL7
DNNVV thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước về tài chính
8
HQ1
DNNVV thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân ở TP Hà Nội
9
HQ2
DNNVV ở TP Hà Nội góp phần hoàn thành các mục tiêu KT-XH của TP Hà Nội
10
HQ3
DNNVV luôn mang lại nhiều lợi ích cho việc phát triển KT-XH của TP Hà Nội
11
HQ4
DNNVV luôn mang lại nhiều việc làm, an sinh xã hội của TP Hà Nội
12
PH1
Pháp lý cho DNNVV phù hợp với việc phát triển của DNNVV của TP Hà Nội
13
PH2
Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch KT-XH phù hợp phát triển DNNVV của TP Hà Nội
14
PH3
Chính sách PT DNNVV phù hợp với chiến lược phát triển của TP Hà Nội
15
BV1
DNNVV bổ sung cho PT KT-XH của TP Hà Nội và quốc gia
16
BV2
Phát triển DNNVV phù hợp với chiến lược phát triển bền vững KT-XH TP Hà Nội và quốc gia
17
BV3
PT DNNVV nhanh, hiệu quả với chiến lược phát triển bền vững KT-XH TP Hà Nội và quốc gia
18
BV3
Các đề án hỗ trợ các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo nhằm phát triển KTTN tại Hà Nội hiện nay
19
BV3
Các bước tiếp cận của DNNVV đối với các chính sách của Nhà nước tại Hà Nội hiện nay
20
BV3
Công khai minh bạch các chính sách của Nhà nước trong việc hỗ trợ phát triển DNNVV tại Hà Nội hiện nay
III. ÔNG/BÀ CHO Ý KIẾN NHỮNG VẤN ĐỀ BẤT CẬP TRONG QLNN ĐỐI VỚI DNNVV KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI?
1. Bất cập về định hướng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển DNNVV khu vực kinh tế tư nhân:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
2. Bất cập về chính sách phát triển DNNVV khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn TP Hà Nội:
2.1. Bất cập trong chính sách phát triển đăng ký kinh doanh, gia nhập thị trường:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
2.2. Bất cập trong chính sách sản xuất, kinh doanh đối với DNNVV khu vực kinh tế tư nhân:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
2.3. Bất cập trong chính sách hỗ trợ vốn, tài chính:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
2.4. Bất cập trong chính sách đối với người lao động:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
2.5. Bất cập trong chính sách giá cả thị trường:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
3. Bất cập trong chính sách cạnh tranh:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
4. Bất cập trong chính sách khác có liên quan đến hoạt động của DNNVV khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn TP Hà Nội:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
III. ÔNG/BÀ CHO BIẾT NGUYÊN NHÂN CHÍNH CỦA NHỮNG VẤN ĐỀ BẤT CẬP QLNN ĐỐI VỚI DNNVV KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
IV. ÔNG/BÀ CHO MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ NÀO ĐỂ ĐỔI MỚIQLNN ĐỐI VỚI DNNVV KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Ông/Bà!
Bảng khảo sát đánh giá của doanh nghiệp về cơ chế, chính sách về nhà nước đối với DNNVV kinh tế tư nhân trên địa bàn TP Hà Nội
STT
Phương án đánh giá
Chủ thể khảo sát
Cơ quan quản lý
DN NVV
Chung
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
1
Đầy đủ số lượng, đảm bảo chất lượng
5
26,67
30
31,85
36
33,33
2
Đầy đủ số lượng, nhưng chưa đảm bảo chất lượng
4
20
8
8,52
12
9,67
3
Chưa đầy đủ số lượng, chưa đảm bảo chất lượng
11
53,33
57
59,63
67
59
4
Tổng số
20
100
95
100
115
100
Bảng khảo sát về sự hoàn thiện pháp luật về
chế độ sở hữu doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Hà Nội
STT
Chủ thể đánh giá
Tốt
Trung bình
Chưa tốt
1
Cơ quan quản lý
23,33%
20%
56,67%
2
Cán bộ quản lý DNNVV
11,85%
31,11%
57,04%
Bảng khảo sát về sự hoàn thiện pháp luật về chế độ sở hữu doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Hà Nội
STT
Chủ thể đánh giá
Tốt
Trung bình
Chưa tốt
1
Cơ quan quản lý
23,33%
20%
56,67%
2
Cán bộ quản lý DNNVV
11,85%
31,11%
57,04%
Bảng khảo sát thực trạng cải cách hành chính, tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan và những đánh giá của DNNVV trên địa bàn TP Hà Nội
STT
Các nhóm chính sách
Nhóm khách thể cơ quan quản lý
Nhóm khách thể cán bộ quản lý của DNNVV
Tốt
Trung bình
Chưa tốt
Tốt
Trung bình
Chưa tốt
1
Nhóm chính sách khuyến khích kinh tế tư nhân đầu tư vào các hoạt động KHCN
26,7%
30%
43,3%
10%
28,15%
61,855
2
Nhóm chính sách ưu tiên phát triển các khu CNC, các DN KHCN
23,33%
20%
56,67%
11,85%
31,11%
57,04%
3
Nhóm chính sách đẩy mạnh xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân
12,67%
17,33%
70%
13,46%
18,67%
67,87%