QLNN đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI được đánh giá là nhiệm vụ rất
khó khăn, vất vả và tốn kém nhiều nguồn lực bởi sự đa dạng và tinh vi của các hình
thức chuyển giá. Đây là một vấn đề phức tạp không chỉ đối với Việt Nam mà là với
hầu hết các quốc gia có sự hiện diện của các DN FDI, công ty đa quốc gia.
TP Hà Nội là một trong các tỉnh thành đang thu hút vốn đầu tư FDI mạnh mẽ.
Hoạt động quản lý nhà nước về chuyển giá có thể tác động đến khả năng thu hút đầu
tư nước ngoài vào Thành phố trong ngắn hạn theo hướng giảm số lượng dự án và vốn
đầu tư, song về dài hạn sẽ nâng cao chất lượng, bằng việc hạn chế các nhà đầu tư
không hiệu quả, thu hút được các nhà đầu tư có uy tín, môi trường đầu tư Việt Nam
sẽ phát triển theo hướng tích cực, lành mạnh hơn.
Để quản lý hoạt động chuyển giá của các DN FDI đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của
các bộ ngành có liên quan, đặc biệt là CQT. Tư duy quản lý chuyển giá cần chuyển từ
việc kiểm soát chuyển giá sang tạo điều kiện cho các DN FDI tuân thủ luật pháp, vừa
giúp các cơ quan hữu quan tăng cường hiệu quả quản lý, giảm chi phí hành thu.
Trên cơ sở kết hợp các phương pháp nghiên cứu, tác giả luận án đã thực hiện
được các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Đó là:
- Phân tích, bình luận một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận
án, từ đó rút ra khoảng trống nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, tạo cơ sở cho việc
xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án.
- Xác lập cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của
DN FDI gồm những vấn đề lý luận về chuyển giá, nội dung quản lý nhà nước về
chuyển giá theo tiếp cận của chuyên ngành quản lý kinh tế, tiêu chí đánh giá hoạt
động quản lý và các nhân tố ảnh hưởng
227 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 30/6/2016, Công ty kê khai qua
mạng Tờ khai quyết toán thuế TNDN cho giai đoạn từ tháng 04/2014 đến 03/2015.
Ngày 30/06/2016, Công ty kê khai qua mạng Tờ khai quyết toán thuế TNDN cho
giai đoạn từ tháng 04/2015 đến 03/2016. Ngày 29/06/2017, Công ty kê khai qua
mạng Tờ khai quyết toán thuế TNDN cho giai đoạn từ tháng 04/2016 đến 03/2017
a. Về các bên có quan hệ liên kết:
STT Tên bên liên kết Quốc gia
Hình thức
liên kết
A B
1 Sumitomo Corporation Nhật Bản [x] [x]
2 Sumitomo Corporation (Osaka) Nhật Bản [] [x]
3 CS Non-ferrous Center Co., Ltd. Thái Lan [] [x]
4 Sumitomo Corporation Taiwan Ltd Đài Loan [] [x]
5 CS. Metal Co., LTd (HO+BR2) Thái Lan [] [x]
6 Sumitomo Corporation Korea Ltd Hàn Quốc [] [x]
7 Sumisho Steel Corporation (Hong Kong) Limited
Hồng
Kông
[] [x]
8 Sumisho Corporation (Hong Kong) Limited
Hồng
Kông
[] [x]
9 Sumitomo Corporation (Guangzhou) Ltd
Trung
Quốc
[] [x]
10 Sumisho Metal Thailand Co., Ltd Thái Lan [] [x]
11 Sumisho Metalex Corporation Nhật Bản [] [x]
12 Calamba Steel Center, Inc Philippin [] [x]
13 Mason Mental Industry Co., Ltd Đài Loan [] [x]
14 Công ty TNHH gia công và dịch vụ thép Sài Gòn Việt Nam [] [x]
15 PT. Super Steel Karawang Indonexia [] [x]
16 Shanghai Summit Metal Products Co., Ltd
Trung
Quốc
[] [x]
b. Về thủ tục kê khai:
Trong các năm 2014-2016, Công ty đã kê khai theo quy định của Thông tư
66/2010/TT-BTC. Công ty có phát sinh giao dịch liên kết như sau:
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Doanh thu Chi phí
Năm 2014 (1/2014-3/2014)
Tổng giá trị giao dịch phát sinh từ
hoạt động kinh doanh (USD)
16.290.711 16.076.311
Tổng giá trị giao dịch phát sinh từ
hoạt động liên kết (USD)
45.856 11.443.233
Tỷ lệ (%) 0,28 71,18
Năm 2014 (4/2014-3/2015)
Tổng giá trị giao dịch phát sinh từ
hoạt động kinh doanh
1.536.008.229.724 1.497.170.644.494
Tổng giá trị giao dịch phát sinh từ
hoạt động liên kết
2.439.769.490 1.175.099.594.071
Tỷ lệ (%) 0,16 78,49
Năm 2015 (4/2015-3/2016)
Tổng giá trị giao dịch phát sinh từ
hoạt động kinh doanh
1.495.164.136.158 1.441.164.909.921
Tổng giá trị giao dịch phát sinh từ
hoạt động liên kết
3.187.260.930 976.249.400.284
Tỷ lệ (%) 0,21 67,74
Năm 2016 (4/2016-3/2017)
Tổng giá trị giao dịch phát sinh từ
hoạt động kinh doanh
1.636.163.302.984 1.560.655.387.468
Tổng giá trị giao dịch phát sinh từ
hoạt động liên kết
25.809.088.415 1.288.033.972.411
Tỷ lệ (%) 1,58 82,53
Các phương pháp xác định giá phù hợp nhất đối với giao dịch liên kết theo nội
dung kê khai của Công ty TNHH Hanoi Steel Center như sau:
Chỉ tiêu
Năm 2014
(1/2013-
3/2014)
Năm 2014
(4/2014-
3/2015
Năm 2015
(4/2015-
3/2016)
Năm 2016
(4/2016-
3/2017)
A Doanh thu, thu nhập
1 Hàng hoá
1.2
Hàng hoá không hình thành
TSCĐ
PP3 PP3 PP3 PP3
2 Dịch vụ
2.5 Dịch vụ khác PP6 PP6 PP6
B Chi phí
1 Hàng hoá
1.1 Hàng hoá hình thành TSCĐ PP6 PP6 PP6 PP6
1.2
Hàng hoá không hình thành
TSCĐ
PP3 PP3 PP3 PP3
2 Dịch vụ
2.3
Quản lý kinh doanh và tư
vấn, đào tạo
PP6 PP6
2.5 Dịch vụ khác PP6 PP6
c. Kết quả kiểm tra hồ sơ:
Việc Công ty TNHH Hanoi Steel Center áp dụng PP3 trong điều kiện giao
dịch chi phí với bên liên kết và dùng PP4 để thuyết minh trong hồ sơ giao dịch liên
kết mà công ty đã trình bày là chưa phù hợp với qui định tại Thông tư số
66/2010/TT-BTC.
Do đó, Đoàn thanh tra xác định Công ty TNHH Hanoi Steel Center thuộc
trường hợp điều chỉnh thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điểm 2c, 2d Khoản 2
Điều 9 phần C Thông tư số 66/2010/TT-BTC, như sau:
d. Về việc điều chỉnh số liệu:
Căn cứ thông tin, dữ liệu do Công ty cung cấp tại thời điểm thanh tra, căn cứ
quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư số 66/2010/TT-BTC, Đoàn thanh tra xác
định các nội dung sau:
- So sánh lợi nhuận (PP4) là phương pháp xác định giá thị trường phù hợp
nhất. Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu là tỷ suất lợi nhuận phù hợp nhất để so
sánh.
- Căn cứ thông tin dữ liệu tài liệu tại thời điểm thanh tra, Đoàn thanh tra ghi
nhận số liệu kê khai, hạch toán về giao dịch liên kết của Công ty TNHH Hanoi Steel
Center đối với các năm tài chính 2014, 2015 và 2016 (kết thúc 31/3). Công ty
TNHH Hanoi Steel Center chịu hoàn toàn trách nhiệm về các nội dung đã kê khai
về giao dịch với các bên liên kết các năm tài chính 2014-2016.
- Đối với năm chuyển đổi 2014 (từ 01/2014 đến 3/2014), căn cứ giải trình
Công ty TNHH Hanoi Steel Center về kết quả phân tích lựa chọn các DN so sánh
năm 2014 (trang 50 – Báo cáo đánh giá giá thị trường trong giao dịch lien kết năm
tài chính kết thúc ngày 31/3/2017), Đoàn thanh tra xác định số liệu về thuế phải
điều chỉnh như sau:
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Năm 2014 (3T) Năm 2014 (12T)
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. 342.161.983.584 1.529.471.650.848
2. Giá vốn hàng hóa 321.240.524.604 1.425.442.236.864
3. Chi phí bán hàng 6.013.056.456 24.385.386.192
4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 7.618.734.336 31.804.961.768
5. Tổng chi phí 334.872.315.396 1.481.632.584.824
6. Lãi thuần 7.289.668.188 47.839.066.024
7. Tỷ suất LN thuần/ DT kê khai (%) 2,130 3,128
8. Tỷ suất LN thuần/ DT điềuchỉnh (%) 2,876
9. Chênh lệch tỷ suất (9=8-7) 0,746
10. TNCT phải điều chỉnh tăng (10=5x9) 2.550.910.460
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu 2015 2016
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. 1.483.960.265.304 1.629.167.936.120
2. Giá vốn hàng hóa 1.359.056.030.904 1.483.244.140.268
3. Chi phí bán hàng 26.016.851.421 26.942.434.796
4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 33.635.084.142 40.505.714.824
5. Tổng chi phí 1.418.707.966.467 1.550.692.289.888
6. Lãi thuần 65.252.298.837 78.475.646.232
7. Tỷ suất LN thuần/ DT kê khai (%) 4,397 4,817
8. Tỷ suất LN thuần/ DT ấn định (%)
9. Chênh lệch tỷ suất (9=8-7)
10. TNCT phải điều chỉnh tăng (10=5x9)
Từ các nội dung phân tích trên đây, đoàn thanh tra đã lập tờ trình báo cáo
Lãnh đạo Cục thuế TP Hà Nội, Ban phụ trách phòng thanh tra Giá chuyển nhượng.
Cục thuế TP Hà Nội đã ban hành quyết định xử lý sau thanh tra tại đơn vị
Tổng số thuế truy thu và phạt: 4.575.603.376 đồng.
PHỤ LỤC 7:
Nghiên cứu tình huống chuyển giá của một số DN FDI qua công tác thanh
tra của Tổng Cục Thuế và một số cục thuế địa phương
7.1. Các trường hợp do Tổng Cục Thuế thanh tra
a. Công ty Hualon Corporation:
Công ty Hualon Corporation, vốn 100% vốn từ Malaysia, Đài Loan-British
Virgin Island, hiện đang hoạt động tại Khu Công Nghiệp Nhơn Trạch 2 (Nhơn
Trạch, Đồng Nai) chuyên về sản xuất sợi và dệt vải. Với giấy phép đầu tư được
cấp ngày 30/12/1993, công ty thuộc thế hệ FDI đầu tiên vào Việt Nam
Trang web tự giới thiệu của Hualon: năm 1995, đã thành lập xưởng Knitting
với 112 máy dệt kim, năm 1996, thành lập xưởng Draw Textured Yan với 124 máy
kéo, đến năm 1997, mở tiếp xưởng Two For One với 134 máy và mở xưởng
Weaving với 3.190 khung dệt nước. Đến năm 2000, công ty mở tiếp xưởng Dyeing
với 22 máy nhuộm. Đến nay, công ty tạo việc làm cho 3.000 lao động.
Công ty Hualon Corporation 20 năm báo lỗ, tuy nhiên vẫn tăng trưởng về
quy mô doanh thu, mở rộng sản xuất: Tính đến cuối năm 2010, công ty này đã lỗ
lũy kế tới hơn 1.000 tỷ đồng, DN không phải nộp thuế thu nhập DN từ khi thành
lập đến 2010.
So sánh với tập đoàn bất động sản Hàn Quốc (Keangnam) chỉ mới có 5 năm
báo lỗ thì Công ty Liên doanh Malaysia- Đài Loan- British Virgin Island báo lỗ ở
Việt Nam tới gần 20 năm (gấp 4 lần số thời gian lỗ của Keangnam)
Nguyên nhân gây lỗ được công ty này kê khai tới cơ quan thuế cũng nằm
chính ở việc phải đầu tư dây chuyền thiết bị chuyên dụng giá đắt, mua nguyên vật
liệu đầu cao, trong khi giá bán không đủ bù đắp chi phí. Chỉ đến khi, cơ quan
thanh tra thuế vào cuộc, những phi lý trong con số lỗ khủng trên mới được làm rõ:
Manh mối thanh tra chuyển giá bắt đầu từ sự trái khoáy trong việc nhập khẩu
máy móc thiết bị của công ty này.
Công ty đã nâng khống trên sổ sách từ dây chuyền máy móc chỉ tương đương
phế liệu lên nhiều lần (Biến 400 nghìn thành 16 triệu USD). Nếu như giá vốn xây
dựng của Tập đoàn Keangnam Vina bị nâng khống thêm gần 1/5 lần so với giá vốn
thực thì ở vụ việc của doanh nghiệp FDI này, tỷ lệ nâng không lên giá vốn lên tới
40 lần.
Công ty đã nhập khẩu 1 bộ dây chuyền dệt vải từ bên liên kết nước ngoài với
giá gần 16 triệu USD. Tuy nhiên, sau đó lại lấy lý do không dùng đến, đem thanh
lý với giá rẻ bộ dây chuyền dệt vải này lại được bán cho 1 công ty khác nhưng với
giá thấp hơn tới 40 lần, khoảng 400.000 USD. Theo lý giải ban đầu, do không có
nhu cầu sử dụng nên công ty thanh lý tài sản, đương nhiên, giá thanh lý luôn luôn
rẻ.
Trên thực tế, dây chuyền sản xuất máy dệt này đã rất lạc hậu, tại nước ngoài
đã thuộc diện phải thải bỏ, không thể sử dụng. Nhưng thay vì nên tiêu hủy, Hualon
Corporation lại nhập về Việt Nam để nâng cao năng lực sản xuất. Thực tế, khi
nhập về, dây chuyền dệt này cũng không hoạt động, công ty không sử dụng.
Thế nhưng, không có nhu cầu dùng đến, Hualon Corporation vẫn coi là tài
sản cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tính khấu hao như bình thường.
Động thái này dường như đi ngược lại bài toán kinh doanh của các doanh
nghiệp thông thường, hiếm khi dễ dàng mua cao rồi mau chóng chấp nhận bán lại
với giá thấp.
Cùng với việc chuyển giá từ mua nguyên liệu ở công ty liên kết nước ngoài,
tổng giá vốn đã được Hualon nâng không lên tới 1.156 tỷ đồng.
Nhờ nâng khống đầu vào (tài sản cố định, nguyên vật liệu) như vậy, Hualon
báo số lỗ lũy kế “ảo” lên tới 956,2 tỷ đồng.
Tại thời điểm thanh tra, Hualon Corporation vẫn còn một số máy móc tương
tự, cũ kỹ, lạc hậu, nhập về giá đắt và nếu áp dụng chiêu bài thanh lý giá rẻ thì số
gây lỗ ảo còn lớn hơn.
Sau khi sự thật được Tổng cục Thuế làm rõ, tổng giá trị phải điều chỉnh giá
sau thanh tra ở Hualon Corporation lên tới 1.156,8 tỷ đồng, chỉ kém Công ty
Keangnam Vina vài chục tỷ. Trong đó, doanh thu thực tế của công ty tăng thêm
0,8 tỷ đồng. Tổng giá trị bị điều chỉnh sau thanh tra đối với doanh nghiệp này gần
bằng vụ Keangnam Vina, xấp xỉ 70 triệu USD.
Toàn bộ số lỗ trên đã buộc phải giảm hết. Trong đó, Hualon phải giảm số lỗ
phát sinh trong giai đoạn 2006-2009 tới 621,1 tỷ đồng, giảm chuyển lỗ của giai
đoạn trước năm 2006 vào giai đoạn 2006-2009 và giảm tiếp chuyển lỗ sang năm
2010 là 335,2 tỷ đồng.
Kết quả, công ty Hualon có lãi lớn và tổng số thuế thu nhập bị truy thu lên tới
78,1 tỷ đồng.
Không chỉ vi phạm về thuế, hành vi của công ty còn kéo theo hệ lụy về môi
trường cho Việt Nam.
Theo một nghiên cứu của Tổng Cục thuế trước đây, việc chuyển giá thông
qua mua bán tài sản cố định là khá phổ biến. Khi đến Việt Nam làm ăn, đại đa số
các doanh nghiệp FDI đều phải mua tài sản cố định và hầu hết là mua từ các bên
liên kết nước ngoài.
Tuy nhiên, thường sẽ rất khó có thể định giá được giá trị thực của các loại tài
sản cố định này một cách chính xác. Bởi những doanh nghiệp này có thể sử dụng
một số loại thiết bị máy móc mang tính kỹ thuật cao, Việt Nam chưa sản xuất
được, trong khi đó, việc tìm doanh nghiệp khác tại Việt Nam nhập khẩu loại máy
móc tương tự để làm cơ sở so sánh là không dễ. Thêm vào đó, trình độ đánh giá
của các Thẩm định viên về giá tại Việt Nam còn hạn chế.
b. Metro Việt Nam:
Metro Việt Nam: bắt đầu kinh doanh ở Việt Nam từ đầu năm 2002 với số vốn
ban đầu là 120 triệu USD, trong đó vốn pháp định là 36 triệu USD. Sau khoảng 12
năm hoạt động, 2002-2013, Metro Việt Nam đã 6 lần thay đổi giấy phép kinh
doanh, nâng tổng vốn đầu tư tại Metro Việt Nam lên hơn 301 triệu USD vào tháng
5/2013. Điều đáng lưu ý là trong giai đoạn này, Metro Việt Nam liên tục kê khai lỗ
với số lỗ lũy kế lên đến 1.657 tỉ USD và chỉ duy nhất năm 2010 là có lãi 173 tỉ
đồng. Mặc dù lỗ nhưng Metro Việt Nam vẫn tiếp tục mở thêm 19 điểm bán lẻ trên
toàn quốc.
Từ kết quả này, cơ quan thanh tra Tổng cục Thuế đã vào cuộc và xác định có
hành vi chuyển giá, qua đó yêu cầu Metro Việt Nam điều chỉnh giảm lỗ, giảm khấu
trừ và truy thu thuế với số tiền lên đến hơn 500 tỉ đồng, đồng thời xác định Metro
Việt Nam đã có lãi trong 2 năm 2010 và 2011 với số tiền 234,8 tỉ đồng. Trong số
này, khoản điều chỉnh giảm lỗ lớn nhất liên quan đến phí nhượng quyền thương
mại, các khoản chi phí không liên quan đến hoạt động kinh doanh của Metro Việt
Nam, chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho, chi phí trích lập dự phòng nợ phải
thu khó đòi, v.v với số tiền lên đến 335 tỉ đồng.
7.2. Các trường hợp do Cục Thuế TP.HCM thanh tra
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi thu hút nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài nhất trong cả nước, chiếm đến gần 30% tổng số dự án có sự xuất hiện của
nhiều tập đoàn đa quốc gia hàng đầu. Và cũng là nơi có nhiều doanh nghiệp đa
quốc gia bị thua lỗ, có biểu hiện chuyển giá nhiều nhất.
Để thực hiện được nhiệm vụ thanh tra, bên cạnh trọng tâm là các DN thường
xuyên khai lỗ, DN có dấu hiệu chuyển giá, Cục Thuế TP.HCM còn xây dựng
thanh tra theo chuyên đề các DN thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng, hoạt
động thi công xây dựng, hoạt động liên kết trong giáo dục, thanh tra các lĩnh vực
ngân hàng, bất động sản, kinh doanh du lịch, dịch vụ
Trong năm 2012, Cục Thuế đã tăng cường công tác thanh tra theo kế hoạch
và chuyên đề, khai thác thêm các nguồn thu trong nhiều lĩnh vực chuyên sâu,
chuyên ngành, đồng thời hướng dẫn các DN hoạt động trong lĩnh vực này chấp
hành kê khai thuế đúng quy định pháp luật. Theo đó, Cục Thuế TP.HCM đã tập
trung thanh tra các DN thường xuyên khai lỗ, giao dịch liên kết, có dấu hiệu
chuyển giá trong hoạt động sản xuất, gia công may mặc, DN nhiều năm chưa được
thanh tra, DN có doanh thu lớn nhưng có số thuế nộp chưa tương ứng, DN thuộc
các ngành tài chính, ngân hàng, dược phẩm, bất động sản, dầu khí
Kết quả trong năm 2012, Cục Thuế TP.HCM đã thanh tra, kiểm tra 312 DN
khai lỗ, các DN có dấu hiệu chuyển giá, Cục Thuế TP.HCM đã điều chỉnh giảm lỗ
2.688 tỉ đồng, giảm khấu trừ gần 28 tỉ đồng, truy thu 188 tỉ đồng, truy hoàn 3 tỉ
đồng, phạt 85 tỉ đồng.
Năm 2016 đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết (chuyển giá) qua
thanh tra đã thu được 116 tỷ đồng
Năm 2017, Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh đã lập thông báo gửi các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thực hiện kê khai thông tin giao dịch liên
kết theo quy định, đôn đốc các doanh nghiệp kê khai thông tin giao dịch liên kết,
tích cực kiểm soát chất lượng kê khai thông tin giao dịch liên kết và xử phạt theo
quy định đối với các trường hợp chậm kê khai; tăng cường công tác thanh tra các
doanh nghiệp có giao dịch liên kết; Cục thuế đã thực hiện thanh tra 78 doanh
nghiệp có giao dịch liên kết, đã truy thu và phạt 336 tỷ đồng, giảm lỗ 185 tỷ đồng,
giảm khấu trừ 6 tỷ đồng.
Adidas Việt Nam
Ngoài lĩnh vực nước giải khát, lĩnh vực phân phối cũng đối diện với nghi án
chuyển giá. Một trong những trường hợp điển hình có thể kể đến là Adidas.
Adidas AG là một công ty đa quốc gia được thành lập vào năm 1948 tại Đức,
hoạt đ ng trong lĩnh vực thiếtkế và sản xuất dụng cụ thể thao. Các sản phẩm của
Adidas đã đến Việt Nam rất sớm từ năm 1993 và đến năm 2009 thì một công ty
con của Adidas mới được thành lập ở Việt Nam. Từ cuối năm 2012, báo chí Việt
Nam đã đăng một số bài báo nghi vấn về việc Adidas Việt Nam chuyển giá. Nhiều
lập luận cho rằng Adidas Việt Nam đăng ký hoạt động kinh doanh tại Việt Nam
trong vai trò là nhà phân phối bán buôn nhưng thực tế lại phát sinh chi phí của nhà
bán lẻ, và đặt nghi vấn đây chính là cách mà Adidas dùng để chuyển giá theo
phương thức liên kết giữa công ty mẹ và các công ty con thuộc tập đoàn Adidas
nhằm né thu thu nhập tại Việt Nam. Cụ thể, theo lãnh đạo của Cục thuế TP Hồ Chí
Minh, Adidas Việt Nam hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh là quyền
phân phối bán buôn, nhưng danh mục chi phí của doanh nghiệp này lại xuất hiện
nhiều chi phí của một doanh nghiệp bán lẻ, như chi phí hỗ trợ vật dụng cho nhà
bán lẻ, tiền tiếp thị quốc tế, phí quản lý vùng, tiền hoa hồng mua hàng và đặc biệt,
Adidas Việt Nam không phải là nhà sản xuất, nhưng phát sinh khoản tiền bản
quyền.
Adidas Việt Nam thanh toán cho Công ty Adidas AG phí bản quyền 6%, chi
phí tiếp thị quốc tế 4% doanh thu ròng đối với các sản phẩm được tiêu thụ và cả
giá trị sản phẩm được cấp phép. Ngoài ra, Adidas Việt Nam cũng phải trả chi phí
hoa hồng mua hàng cho Addias International Trading B.V, với tỷ lệ 8,25% giá tr
mỗi giao dịch. Bên cạnh đó, theo hợp đồng dịch vụ Đông Nam Á giữa Adidas
Singapore và Adidas Việt Nam, Adidas Singapore và các công ty con địa phương,
trong đó có Adidas Việt Nam cung cấp một dịch vụ và thỏa thuận việc thu các
khoản phí liên quan. Chính vì phát sinh quá nhiều chi phí trung gian đầu vào đã
khiến cho giá thành nhập khẩu các sản phẩm Adidas tại thị trường Việt Nam bị đội
lên một cách vô lý, làm cho Adidas Việt Nam luôn rơi vào tình trạng thua lỗ và
không phải nộp thuế thu nhập.
7.3. Các trường hợp do Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng thanh tra
Không chỉ có các tập đoàn quốc tế lớn mới có hành vi chuyển giá, ngay cả
các doanh nghiệp nước ngoài quy mô nhỏ hơn nhiều cũng chuyển giá.
Công ty Chế biến trà Ô Long Jun Chow, Trà Kinh Lộ
Một trong những tình huống điển hình này là các công ty chế biến xuất khẩu
chè ở Lâm Đồng, đơn cử trong số đó là Công ty Chế biến trà Ô Long Jun Chow
của Đài Loan.
Công ty này đầu tư vào Việt Nam năm 2006 với số vốn chỉ 6,3 tỉ đồng. Sau 4
năm hoạt động, tổng số lỗ lũy kế của công ty lên đến 23,9 tỉ đồng, tức gấp 3,7 lần
vốn đầu tư. Tương tự như Công ty Jun Chow, Công ty Trà Đài Loan có số vốn đầu
tư đăng ký là 10,4 tỉ đồng nhưng đến năm 2009, số lỗ lũy kế đã lên đến 17,7 tỉ
đồng. Công ty Trà Kinh Lộ cũng có vốn ban đầu 26,9 tỉ đồng, sau 4 năm hoạt
động, lỗ lũy kế đã lên đến hơn 56,8 tỉ đồng. Công ty King Wan Chen, vốn đầu tư
là 29 tỉ đồng nhưng kết quả cũng thua lỗ hơn 38,3 tỷ đồng.
Điều cần lưu ý rằng đây không phải là thực trạng chung của ngành chè bởi
cũng bối cảnh đó, các doanh nghiệp chè Việt Nam, cả DNNN lẫn DN tư nhân đều
có lãi và nộp ngân sách nhà nước. Để bù vốn do bị thua lỗ, các doanh nghiệp FDI
thường được các công ty mẹ ở nước ngoài cho vay hỗ trợ. Ví dụ, Công ty Trà Đài
Loan được vay từ công ty mẹ lên đến 28 tỉ đồng bù cho khoản lỗ 17 tỉ đồng; Công
ty Trà Kinh Lộ được vay hơn 27 tỉ đồng bù cho khoản lỗ hơn 26 tỉ đồng; Công ty
King Wan Chen vay hơn 12 tỉ đồng từ công ty mẹ bù cho khoảng lỗ 38,3 tỉ đồng.
Đương nhiên các khoản vay vốn này sẽ phải trả lãi và thường lãi suất lại rất cao và
do vậy lại tránh được các khoản thuế thu nhập mới.
Từ thực trạng trên, cơ quan thuế của tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành thanh tra và
phát hiện giá xuất khẩu của các DN FDI này luôn thấp hơn rất nhiều so với giá
thành sản xuất sản phẩm. Cụ thể, sau khi chế biến chè thành phẩm, các doanh
nghiệp đóng gói xuất khẩu sang thị trường nước ngoài (nơi có công ty mẹ) với giá
rất thấp chỉ từ 2,8 đến 4 USD/ kg, trong khi chi phí sản xuất một kg trà thành phẩm
đã lên đến 8 đến 9 USD/kg. Sau khi chuyển về công ty mẹ, sản phẩm trà được
phân nhỏ rồi mới gắn nhãn mác và bán với giá cao hơn rất nhiều. Các DN FDI chè
ở Lâm Đồng đã thừa nhận giá xuất khẩu thực tế là từ 5,5 đến 11,6 USD/kg, cao
gấp nhiều lần số liệu mà báo cáo với cơ quan chức năng địa phương.
Qua kiểm tra, cơ quan thuế Lâm Đồng đã hướng dẫn 17 DN FDI xử lý hết số
lỗ lũy kế trong hạn chuyển lỗ đến hết cuối năm 2009 hơn 316,5 tỉ đồng, trong đó,
Công ty TNHH HaiYih xử lý lỗ lũy kế với số tiền là 63,6 tỉ đồng, Công ty Trà
Kinh Lộ 56,8 tỉ đồng, Công ty TFB Việt Nam 47,9 tỉ đồng... Các doanh nghiệp này
cũng đã kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền gần 8 tỉ đồng.
7.4. Các trường hợp tại Thành phố Đà Nẵng do Cục Thuế Thành phố Đà
Nẵng thanh tra
Daiwa Việt Nam
Tại một cuộc hội thảo về đầu tư ở Đà Nẵng cuối 2012, ông Iwama Shinichi,
Chủ tịch Công ty Daiwa Seiko, Chủ tịch Chi hội DN Nhật tại Đà Nẵng cho biết,
năm 2007, Daiwa Việt Nam có 400 nhân viên với doanh thu đạt 300 triệu USD, đến
nay số nhân viên tăng gấp 5 lần và doanh thu tăng gấp 10 lần.
Được cấp phép từ 9/2005, DaiWa Việt Nam - công ty con của Tập đoàn
Daiwa Seiko, Nhật Bản được coi là thế hệ FDI đầu tiên ở Đà Nẵng. Tháng 6/2008,
Daiwa Việt Nam đã khánh thành giai đoạn 2 nhà máy sản xuất dụng cụ thể thao lớn
nhất thế giới của Tập đoàn Daiwa tại Khu công nghiệp Hòa Khánh, Đà Nẵng với
vốn đầu tư 35 triệu USD.
Tuy nhiên, trong giai đoạn 3 năm 2007-2009, DN này đã có số lỗ lũy kế lên
tới 319 tỷ đồng, DN này khôngđóng góp cho ngân sách Đà Nẵng.
Quan sát của cơ quan thuế cho thấy, các loại tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ
sản xuất đều được DaiWa Việt Nam nhập từ chính các công ty liên kết cùng Tập
đoàn. Sản phẩm làm ra là cần câu cá thể thao cũng được các DN liên kết bao tiêu.
Điều khó khăn cho cơ quan thuế khi thanh tra tại DN này là tại Việt Nam,
chưa có cơ sở nào sản xuất loại hàng đặc thù này, kể cả sản xuất nguyên phụ liệu,
thậm chí, đến cả các cửa hàng kinh doanh thương mại bán cần câu cá cũng không
bán loại tương tự sản phẩm của DaiWa.
Tuy nhiên, khi xem xét kỹ rất nhiều hồ sơ tài liệu, đoàn thanh tra Cục thuế TP
Đà Nẵng đã thu thập được chứng cứ quan trọng, đó là DaiWa Việt Nam đã từng
chuyển một lô hàng cho Công ty TNHH DaiWa Đài Loan và sau đó, lô hàng này lại
bán cho 1 doanh nghiệp khác tại TP. HCM với giá cao hơn rất nhiều lần. Trước
chứng cứ này, DN này đã không thể phủ nhận, buộc phải chấp nhận giảm lỗ hơn
15,7 tỷ, chịu mức truy thu và phạt 233 triệu đồng.
LesGans Việt Nam
Cũng chiêu bài tương tự, Công ty TNHH LesGans Việt Nam, một DN Nhật
Bản sản xuất găng tay chơi golf và chơi bóng chày cũng bị Cục thuế Đà Nẵng phát
hiện chuyển giá khi giá bán găng tay cho công ty mẹ thấp hơn từ 36 đến 44% so với
giá bán cho các công ty khác. Vì vậy, sau thanh tra từ con số lỗ gần 21 tỷ đã phải
điều chỉnh lại cho đúng là lãi hơn 24 tỷ đồng.
Kad Industrial SA Việt Nam
Như trường hợp Công ty TNHH Kad Industrial SA Việt Nam (Hàn Quốc) ở
Đà Nẵng, chuyên gia công quần áo. Toàn bộ máy móc thiết bị đều đã cũ, được nhập
từ một nhà máy ở Mỹ và được tính vào giá trị vốn góp của công ty mẹ, không hoạt
động đảm bảo năng suất. Kết quả lỗ một phần là do chi phí khấu hao máy móc, thiết
bị đưa vào giá thành rất cao, gấp 1,5 lần theo kế hoạch.
Tuy nhiên, vụ việc này phải treo lại, vì Cục thuế TP Đà Nẵng không thể định
giá các loại máy móc trên. Đầu mối định giá từ phía hải quan không có vì máy móc
ngành may mặc không thuộc diện chịu kiểm soát rủi ro về giá, lại không phải nộp
thuế nhập khẩu do là hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định.
7.5. Các trường hợp do Cục Thuế tỉnh Bình Dương thanh tra
Công ty TNHH Sung Shin Vina
Tại địa bàn tỉnh Bình Dương, Công ty TNHH Sung Shin Vina (Hàn Quốc)
chuyên sản xuất, gia công mô tơ điện các loại đã bán sản phẩm cho công ty mẹ thấp
hơn giá thị trường từ 10-15%. Trong suốt 3 năm 2007-2010, dù doanh thu tăng tới
hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, kết quả doanh nghiệp vẫn lỗ liên tục. Từ ban đầu lỗ 6-7
tỷ đã tăng lên lỗ 21 tỷ đồng vào năm 2010. Cuối cùng, con số thật được thanh tra
thuế Cục thuế tỉnh Bình Dương làm rõ: công ty thực tế có lãi lớn, năm 2008 lãi 8,5
tỷ đồng, năm 2009 lãi 15,5 tỷ và năm 2010, lãi tới 55,7 tỷ đồng.
7.6. Các trường hợp do Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc thanh tra
Bên cạnh những DN chấp hành đúng, tốt pháp luật, chính sách thuế, thì vẫn
còn nhiều DN kinh doanh ngày càng mở rộng nhưng liên tục kê khai lỗ hoặc không
phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp.
Cục Thuế Vĩnh Phúc đã triển khai, đôn đốc và kiểm soát tình hình kê khai
thông tin các giao dịch liên kết của các DN có giao dịch liên kết theo quy định, qua
đó đã phát hiện ra nhiều hình thức chuyển giá. Nổi bật lên ở khối doanh nghiệp
(DN) thuộc ngành dệt may, da giày, sản xuất, bao bì, có các giao dịch liên kết
như công ty mẹ, công ty con hoặc lãnh đạo công ty có quan hệ đồng sở hữu vốn với
DN ở nước ngoài, liên tục kê khai lỗ hoặc không có phát sinh thuế TNDN phải nộp,
nhưng thường xuyên đầu tư mở rộng sản xuất.
Theo báo cáo tài chính năm 2014 của 71 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
(FDI) đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại các KCN tỉnh Vĩnh Phúc có 44 doanh
nghiệp có lãi, 27 doanh nghiệp hoạt động thua lỗ trong năm 2014.
Cục Thuế Vĩnh Phúc đã tiến hành phân tích đánh giá rủi ro, lựa chọn đối
tượng thanh tra để xây dựng kế hoạch thanh tra, trong đó tập trung vào các DN có
quy mô lớn, DN thua lỗ kéo dài, đặc biệt là các DN có tư cách pháp nhân độc lập
nhưng do cùng một số người bỏ vốn đầu tư, các DN FDI
Công ty TNHH STC& Apparel
Năm 2012, Cục Thuế thực hiện thanh tra chuyển giá đối với Công ty TNHH
STC& Apparel là DN có 100% vốn đầu tư từ Hàn Quốc, thời kỳ kiểm tra từ năm
2008 đến 2011. Bằng phương pháp xác định giá thị trường, đoàn kiểm tra đã kiên trì
đấu tranh với DN, sử dụng phương pháp so sánh tốc độ tăng đơn giá gia công với
tốc độ tăng giá thành đơn vị sản phẩm qua các năm.
Kết quả, công ty đã chấp nhận giảm lỗ (từ năm 2008 -2012) là 33,4 tỷ đồng;
tăng thu nhập chịu thuế là 16 tỷ đồng, do DN đang trong thời gian miễn giảm thuế
nên số thuế TNDN truy thu và phạt là 205 triệu đồng.
Công ty TNHH Vinakorea
Vào năm 2013, Cục Thuế Vĩnh Phúc triển khai thanh tra chuyển giá đối với
Công ty TNHH Vinakorea có ngành nghề doanh thực tế là gia công may mặc. Qua
phân tích đấu tranh, Công ty TNHH Vinakorea đã thừa nhận có kê khai thông tin
giao dịch liên kết và mặc dù đang trong thời gian miễn giảm thuế TNDN nhưng vẫn
phải điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế là 147,4 tỷ đồng; truy thu thuế TNDN và
phạt với số tiền là 11,3 tỷ đồng; giảm lỗ không được chuyển vào các năm sau khi
quyết toán thuế TNDN là 2,7 tỷ đồng.
PHỤ LỤC 8:
Tổng quan về DN FDI ở Việt Nam
* Cơ cấu và quy mô doanh nghiệp FDI
Hiện có 104 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhật
Bản đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư là 7 tỷ USD, chiếm gần 28% tổng vốn
đầu tư. Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 5,6 tỷ USD (chiếm
22,4%); Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3,6 tỷ USD,
(chiếm 14,4%).
Theo Cục Tài chính doanh nghiệp, tính đến ngày 31/03/2019 trong số 17.493
doanh nghiệp FDI trên cả nước, có khoảng 12.600 doanh nghiệp đã nộp báo cáo tài
chính với đầy đủ dữ liệu để có thể thực hiện phân tích.
Theo đó, theo vùng lãnh thổ, khu vực Đông Nam Bộ và khu vực Đồng bằng
sông Hồng có tỷ trọng doanh nghiệp FDI cao nhất, với tỷ trọng lần lượt là 49% và
31%; Bắc Trung Bộ và Tây nguyên là hai khu vực có tỷ trọng doanh nghiệp có vốn
ĐTNN trong tổng số doanh nghiệp có báo cáo thấp, với tỷ trọng lần lượt là 1,6% và
0,8%. Doanh nghiệp FDI ở khu vực Đông Nam Bộ có tổng tài sản chiếm 27,2% và
vốn đầu tư chủ sở hữu chiếm 23,9% cả nước; tương tự, ở khu vực Đông Nam Bộ
chiếm 50,1% về tổng tài sản và 51,8% về vốn đầu tư chủ sở hữu.
Do tập trung nhiều dự án FDI công nghiệp quy mô lớn, khu vực Bắc Trung Bộ
mặc dù chỉ có số lượng doanh nghiệp FDI chiếm 1,6% cả nước nhưng tổng tài sản
của nhóm doanh nghiệp này chiếm 10,1% và vốn đầu tư chủ sở hữu chiếm 12,4%.
Theo lĩnh vực kinh doanh, lĩnh vực "Dệt may, da giầy" có số lượng doanh
nghiệp có vốn FDI có báo cáo lớn nhất với 1.704 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng
13,5%; tiếp đến là các lĩnh vực "Sản xuất khác" có 1.259 doanh nghiệp (chiếm tỷ
trọng 10%), "Hóa chất, nhựa, hóa mỹ phẩm" có 1.040 doanh nghiệp (chiếm tỷ
trọng 8,3%).
“Dệt may, da giầy” cũng là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất về vốn đầu tư chủ
sở hữu với 12,6%. Trong khi đó, lĩnh vực “Linh kiện điện tử, máy vi tính, thiết bị
ngoại vi” chiếm tỷ trọng lớn nhất về tổng tài sản đầu tư với 12,7%.
* Tình hình kinh doanh, tài sản, vốn chủ sở hữu trong khu vực FDI
Số liệu tổng hợp báo cáo tài chính doanh nghiệp FDI từ năm 2011 đến năm
2018 của Cục Tài chính doanh nghiệp cho thấy quy mô hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp có vốn ĐTNN luôn duy trì tăng trưởng ở mức cao. Tổng
doanh thu năm 2018 của các doanh nghiệp có vốn FDI có báo cáo đạt 3.471.519 tỷ
đồng, tăng 21,7% so với năm 2015 (riêng tỉnh Bình Dương là 35,4%; Đồng Nai là
22,9%; Hà Nội là 15,9%; TP Hồ Chí Minh là 17,6%). Tốc độ tăng doanh thu cao
hơn tốc độ tăng tài sản (18,6%) và tốc độ tăng của vốn đầu tư của chủ sở hữu
(15,5%) cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn FDI rất
thuận lợi.
Bảng 8.1: Biến động doanh thu-tài sản-vốn chủ sở hữu của DN FDI
giai đoạn 2011-2018
Chỉ tiêu
2012
/2011
2013
/2012
2014
/2013
2015
/2014
2016
/2015
2017
/2016
2018
/2017
1. trưởng doanh thu 30% 26% 15% 21,2% 21,7% 23.6% 22,1%
2.Tăng trưởng tài sản 21% 21% 17% 20,9% 18,6% 19,7% 21,8%
3.Tăng trưởng vốn đầu tư
của chủ sở hữu
33% 22% 9% 17,2% 15,5% 16,9% 17,5%
Nguồn: Cục Tài chính doanh nghiệp – Bộ Tài chính
* Doanh thu của doanh nghiệp FDI theo địa bàn đầu tư
Tính theo quy mô doanh thu, TP Hồ Chí Minh là địa phương có doanh thu của
doanh nghiệp có vốn FDI lớn nhất cả nước với doanh thu năm 2018 là 704.601 tỷ
đồng, sau đó là Bắc Ninh với 700.350 tỷ đồng, tiếp đến là Đồng Nai, Thái Nguyên,
Bình Dương và Hà Nội. Đối với tỉnh Bắc Ninh, 02 dự án Samsung Electronics và
Samsung Display đã chiếm đến 68% doanh thu của doanh nghiệp có vốn FDI toàn
tỉnh. Riêng Dự án Samsung Electronics Thái Nguyên chiếm 92% doanh thu doanh
nghiệp có vốn FDI toàn tỉnh Thái Nguyên.
Tính theo quy mô tổng tài sản, tổng tài sản của doanh nghiệp có vốn FDI TP
Hồ Chí Minh đứng đầu cả nước và bỏ xa các địa phương còn lại với giá trị tổng tài
sản năm 2018 của các doanh nghiệp có báo cáo là 1.088.577 tỷ đồng.
* Doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp FDI theo lĩnh vực kinh doanh
Về cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh theo doanh thu năm 2018, 05/29 lĩnh
vực kinh doanh của doanh nghiệp có vốn FDI đã chiếm đến trên 50% tổng doanh
thu của cả khu vực FDI, cụ thể: "Linh kiện điện tử, máy vi tính và thiết bị ngoại vi"
chiếm 28,1%, "Dệt may, da giầy" chiếm 10,4%, "Chế biến bảo quản nông, lâm,
thuỷ sản" chiếm 7,2%, "Sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy và xe có động cơ khác"
chiếm 5,4%, "Đồ điện tử, điện gia dụng" chiếm 5,2%. Các lĩnh vực trên cũng có tốc
độ tăng trưởng doanh thu cao trong năm 2016.
Các lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao khác phải kể đến "Viễn
thông, phần mềm" là 80,2%; "Sản xuất sản phẩm hoá dược, dược liệu và thiết bị y
tế" là 40,6%; "Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản" là 37,6%.
Hầu hết các lĩnh vực kinh doanh đều có sự tăng trưởng về doanh thu hoạt động
sản xuất kinh doanh, tuy nhiên 03 lĩnh vực lại chứng kiến sự suy giảm về doanh thu,
đó là "Dầu khí, xăng dầu, nhiên liệu khí và sản phẩm hoá dầu" giảm 3,8%; "Khai
thác, chế biến khoáng sản (không bao gồm khai thác dầu khí)" giảm 0,59%; "Hoạt
động kinh doanh Bất động sản" giảm 0,63%. Lĩnh vực "Dầu khí, xăng dầu, nhiên
liệu khí và sản phẩm hoá dầu" giảm doanh thu trong năm thứ 3 liên tiếp là do tác
động của việc giá dầu thô trên thị trường thế giới liên tục giảm từ năm 2014.
Lợi nhuận trước thuế năm 2018 của các doanh nghiệp có vốn FDI đạt 311.071
tỷ đồng, tăng 39,7% so với năm 2015. Một số ngành có sự gia tăng lợi nhuận trước
thuế cả về số tuyệt đối và số tương đối, bao gồm: "Hoạt động kinh doanh bất động
sản" tăng 189% (mặc dù doanh thu giảm 0,63%); "Khai thác, chế biến khoáng sản"
tăng 167,7%; "Đồ điện tử, điện gia dụng" tăng 43,8%; "Dệt may, da giầy" tăng
53%; "Linh kiện điện tử, máy vi tính và thiết bị điện tử" tăng 42,8%. Hai lĩnh vực bị
lỗ trước thuế đó là "Sản xuất sắt, thép, kim loại" (lỗ 891 tỷ đồng), "Y tế, giáo dục,
khoa học công nghệ" (lỗ 111 tỷ đồng).
* Đóng góp của khu vực FDI vào ngân sách nhà nước
Theo thống kê của Cục Tài chính Doanh nghiệp, số tiền nộp vào NSNN của
khu vực doanh nghiệp có vốn FDI tăng nhanh qua các năm.
Bảng 8.2: Tình hình nộp NSNN của DN FDI giai đoạn 2012-2018
Chỉ tiêu
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
Nộp NSNN về các sắc thu
nội địa không bao gồm dầu
thô (tỷ đồng)
83.199 111.200 123.605 140.979 161.608 165.709 171.802
Nguồn: Cục Tài chính doanh nghiệp – Bộ Tài chính
Tính riêng năm 2018, số thu về các sắc thuế nội địa (không kể dầu thô) của
khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN là 171.802 tỷ đồng, tăng 14% so với năm
2015. Doanh nghiệp FDI vùng Đông Nam Bộ (với 6 tỉnh là Bình Phước, Tây Ninh,
Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh) chiếm đến
49,1% tổng số lượng doanh nghiệp FDI đang hoạt động và đóng góp 48,1% tổng số
tiền của khu vực FDI cho NSNN của cả nước. Trong đó, số thu về các sắc thuế nội
địa của doanh nghiệp có vốn FDI thành phố Hồ Chí Minh đạt 48.917 tỷ đồng,
chiếm đến 30% số thu NSNN của doanh nghiệp có vốn FDI cả nước.
Những số liệu kể trên cho phép tác giả luận án có một số đánh giá về tình hình
hoạt động của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam như sau:
- Khu vực FDI đang đóng góp ngày càng nhiều vào sự phát triển kinh tế xã hội
trong nước thông qua số tiền nộp vào NSNN đang tăng nhanh qua các năm.
- Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI được duy trì
ở mức cao nhưng chênh lệch tương đối lớn trong các lĩnh vực kinh doanh. Một số
lĩnh vực có hiệu quả sản xuất kinh doanh rất cao như "Linh kiện điện tử, máy vi
tính, thiết bị ngoại vi", "Sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy và xe có động cơ khác", "Vận
tải, kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải", "Công nghiệp chế biến thực phẩm",
"Chế biến và bảo quản nông sản, lâm sản, thủy sản", "Nông nghiệp, lâm nghiệp,
thủy sản". Quy mô và hiệu quả hoạt động trong các lĩnh vực này đều tăng trưởng
đáng kể cho thấy sự thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Số liệu phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) từ năm 2012 đến năm 2016 cho thấy số lượng doanh nghiệp có vốn ĐTNN
báo lỗ hàng năm là từ 44% đến 51% (đặc biệt năm 2015 là 51% và năm 2016 là
50% trên số lượng doanh nghiệp có báo cáo). Đồng thời, tốc độ tăng của quy mô
đầu tư và hoạt động của các doanh nghiệp báo lỗ và doanh nghiệp lỗ lũy kế cao hơn
tốc độ tăng về số lượng doanh nghiệp báo lỗ và doanh nghiệp lỗ lũy kế cho thấy
tình trạng chuyển giá của khu vực FDI ngày càng gia tăng, phức tạp.
PHỤ LỤC 9:
Các hình thức chuyển giá lỗ
9.1. Chuyển giá thông qua hình thức nâng cao giá trị tài sản góp vốn
Đây là một trong những hình thức chuyển giá tiêu biểu khi các DN FDI thực
hiện đầu tư nước ngoài theo hình thức liên doanh hay thành lập công ty 100% vốn
nước ngoài.
Khi đầu tư theo hình thức liên doanh, giai đoạn đầu, hành vi chuyển giá được
thực hiện từng bước thông qua góp vốn: các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thông
qua việc góp vốn vào doanh nghiệp bằng máy móc, thiết bị và công nghệ. Đa số các
doanh nghiệp nội địa bị hạn chế về nguồn lực tài chính nên tham gia góp vốn chủ
yếu bằng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên giá trị sử dụng đất thường bị đánh giá thấp,
trong khi các loại máy móc thiết bị công nghệ do nhà đầu tư nước ngoài góp thường
mang tính đặc thù, đã lạc hậu hoặc đã khấu hao hết nhưng do doanh nghiệp nội địa
bị hạn chế về năng lực và trình độ thẩm định giá, thiếu thông tin, cơ sở dữ liệu để so
sánh, nên trong quá trình định giá, những máy móc thiết bị và công nghệ này
thường bị đẩy cao hơn nhiều so với giá trị thực của nó. Mặt khác, cơ quan thuế, hải
quan xác định thuế trên cơ sở giá trị theo chứng từ hóa đơn (mà đối tác liên kết cung
cấp) nên giá trị máy móc thiết bị và tài sản cố định khác được nhập khẩu hoặc nhập
vào vùng lãnh thổ khác trong cùng lãnh thổ của quốc gia tiếp nhận đầu tư có thể
được thỏa thuận định giá ở mức cao. Từ đó, chi phí khấu hao tài sản cố định loại
này cũng cao hơn so với thông thường (nếu xác định theo giá thị trường).
Đối với hình thức đầu tư thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, việc nâng
cao giá trị tài sản góp vốn sẽ giúp nhà đầu tư nâng cao được tỉ lệ khấu hao hàng
năm, tức là tăng được chi phí đầu vào. Điều này sẽ giúp cho chủ đầu tư nhanh hoàn
vốn đầu tư cố định, nhờ đó mà giảm thiểu rủi ro đầu tư, đồng thời cũng giúp giảm
bớt được nghĩa vụ thuế TNDN phải nộp ở nước tiếp nhận đầu tư.
Tuy đây là hình thức chuyển giá phổ biến và mang tính truyền thống nhưng
việc theo dõi và phát hiện được nó cũng không hề dễ bởi nhiều tài sản được mang đi
góp vốn như công nghệ cao, thiết bị, dây chuyền sản xuất thường là dành riêng
cho một dòng, một loại sản phẩm đặc thù, rất khó xác định được một cách chính xác
giá thị trường của tài sản. Điều này các khó hơn khi các quốc gia tiếp nhận đầu tư là
các quốc gia đang phát triển, khả năng tự thẩm định chưa cao, việc thuê thẩm định
tài sản thường tốn chi phí không nhỏ.
9.2. Chuyển giá bằng cách nâng khống giá trị tài sản vô hình
Một hình thức góp vốn khác phổ biến của các nhà đầu tư nước ngoài là góp
vốn bằng các tài sản vô hình: phần mềm công nghệ, thương hiệu, công thức pha
chế mà việc xác định giá trị của các tài sản này thường cũng là rất khó do không
có các tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá. Việc nhà đầu tư nước ngoài nâng khống giá trị
của tài sản vô hình trong quá trình góp vốn sẽ giúp tăng tỷ lệ vốn góp của nhà đầu
tư nước ngoài, qua đó quyết định tiếng nói trong doanh nghiệp. Một số trường hợp
phía góp vốn bằng tài sản vô hình có xuất trình giấy chứng nhận của công ty kiểm
toán nhưng độ tin cậy,trung thực của các giấy chứng nhận này rất khó kiểm định.
Bên cạnh việc góp vốn bằng tài sản vô hình, nhà đầu tư nước ngoài còn thực
hiện chuyển giao công nghệ sản xuất kinh doanh cho bên liên kết tại nước đầu tư và
thu tiền bản quyền. Theo quy định hiện hành của hầu hết các quốc gia, tiền bản
quyền phải chịu mức thuế suất thấp hơn rất nhiều so với mức thuế thu nhập doanh
nghiệp (hầu hết quy định thuế suất đối với thu nhập từ bản quyền ở các mức 5%;
7,5%; 10%; 15%). Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài đã tiết kiệm được tương đối
nhiều lợi nhuận ròng khi chuyển đổi hình thức từ việc trả tiền bản quyền thay vì cổ
tức.
9.3. Chuyển giá thông qua mua, bán nguyên vật liệu, bán thành phẩm với công
ty mẹ hoặc công ty liên kết
Hình thức chuyển giá này nhằm mục đích giảm số thuế phải nộp, thậm chí gây
ra tình trạng “lỗ giả, lãi thật”, không phải thực hiện nghĩa vụ thuế. Nhiều trường
hợp doanh nghiệp không trực tiếp giao dịch với công ty mẹ, nhưng giao dịch với
các bên liên kết của công ty mẹ. Trong những trường hợp này, các cơ quan quản lý
nhà nước, và nhiều trường hợp ngay cả bên tham gia liên doanh cũng không nắm
được.
Bằng cách tương tự với việc định giá tài sản cố định nêu trên, các doanh
nghiệp là đối tác trong các quan hệ liên kết đặc biệt cũng tự thỏa thuận mức giá
nguyên nhiên vật liệu cung ứng cho nhau theo hướng kê khai tăng hơn so với mức
giá thị trường.
Đây cũng là một trong những cách thức giúp các công ty chuyển lợi nhuận ra
nước ngoài thông qua thanh toán tiền hàng nhập khẩu với công ty mẹ hoặc chi
nhánh khác trong DN FDI. Việc nhập khẩu các nguyên vật liệu từ nước ngoài của
các doanh nghiệp FDI cũng là một trong những nhân tố dẫn tới việc các quốc gia
nhận đầu tư là có cán cân thanh toán nghiêng về nhập siêu. Ngoài ra việc nhập khẩu
nguyên vật liệu từ công ty mẹ hay chi nhánh khác ở nước ngoài với giá cao còn làm
tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp, từ đó giảm bớt số thuế phải nộp.
9.4. Chuyển giá thông qua thay đổi giá bán sản phẩm với công ty mẹ và công ty
liên kết
Nhiều chi nhánh DN FDI thực hiện phương thức chuyển giá thông qua việc
định giá sai lệch rất lớn so với giá bán trên thị trường của nhiều loại hàng hóa bán
cho công ty mẹ hay công ty có giao dịch liên kết. Điều này thường diễn ra như sau:
công ty bán sản phẩm với giá thấp thường ở quốc gia có thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp cao, thực hiện bán sản phẩm cho công ty liên kết tại quốc gia/vùng
lãnh thổ có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp. Từ đó khiến cho tình hình
kinh doanh tại công ty chịu thuế suất TNDN cao trở nên “ảm đạm” hơn, tránh được
việc phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
9.5. Chuyển giá bằng cách nâng cao chi phí quản lý doanh nghiệp
Một trong những hiệu quả tích cực của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
đối với các quốc gia tiếp nhận đầu tư đặc biệt là các quốc gia đang phát triển là học
hỏi được kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Tuy nhiên một mặt trái không thể phủ nhận
rằng đây cũng là một trong những hình thức phổ biến mà các công ty thực hiện để
chuyển lợi nhuận ra nước ngoài dưới những danh nghĩa khác nhau:
• Chi nhánh DN FDI tiến hành thuê người quản lý với mức lương cao, đồng
thời phải trả một khoản tiền cho công ty mẹ nước ngoài hoặc chi nhánh khác vì
cung cấp nhà quản lý.
• Doanh nghiệp cử chuyên viên, công nhân sang học tập, thực tập tại công ty
mẹ với chi phí cao. Đây thực chất cũng là một hình thức chuyển giá.
• Chi nhánh DN FDI thuê chuyên gia tư vấn từ công ty mẹ và phải trả chi
phí, nhưng khó xác định được số lượng và hiệu quả mang lại nên khó có thể đánh
giá được chi phí bỏ ra là cao hay thấp, phù hợp hay không phù hợp. Mặc dù các cơ
quan thuế nhận thấy bất thường nhưng không có cơ sở nào xác định hành vi khai
khống giá cả, chi phí để xử lý doanh nghiệp.
Theo quy luật, càng kinh doanh, càng có kinh nghiệm, giảm bớt các chi phí
nhưng chi phí quản lý tại các doanh nghiệp này ngày càng cao. Với tư cách là loại
chi phí dính dáng nhiều đến việc vận hành nội bộ doanh nghiệp, căn cứ vào các quy
chế và hợp đồng nội bộ, đây cũng là khoản chi phí rất dễ bị doanh nghiệp nâng lên
cao để bóp méo giá thành, làm giảm lợi nhuận hoặc thậm chí làm doanh nghiệp lỗ,
trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế. Tiền lương cao đột biến của các nhân sự cấp cao đến
từ công ty mẹ hoặc từ tổ chức có cùng nhóm lợi ích cũng thường là nhân tố đẩy chi
phí đầu vào. Một điều đáng nói là khi các doanh nghiệp FDI thực hiện hình thức
chuyển giá này thì các đối tác liên doanh trong nước là những người bị ảnh hưởng
về quyền lợi hơn cả vì không thể xác định chính xác số chi phí cần bỏ ra so với lợi
ích mà họ thu lại được.
9.6. Chuyển giá thông qua nâng cao các chi phí quảng cáo
Đây là một hình thức chuyển giá được nhiều DN FDI, các doanh nghiệp FDI
sử dụng. Phương thức này đặc biệt hay được sử dụng nếu doanh nghiệp FDI tồn tại
dưới dạng liên doanh do phía đối tác nước ngoài nắm phần vốn chi phối.
Việc nâng cao chi phí quảng cáo, đặc biệt là trong trường hợp quốc gia sở tại
thiếu những quy định chặt chẽ về việc xác định chi phí quảng cáo hợp lý, mức
quảng cao, tỷ lệ chi phí quảng cáo trên tổng chi phí thì phương thức này có thể
giúp doanh nghiệp FDI đạt được rất nhiều các mục tiêu: tạo ra hiện tượng thua lỗ ảo
(doanh thu rất cao nhưng chi phí còn cao hơn); hình ảnh thương hiệu chiếm lĩnh thị
trường. Cùng với đó, phía đối tác của nước sở tại thường chỉ sau một vài năm chịu
thua lỗ sẽ không còn đủ tiềm lực tài chính để tiếp tục duy trì sự tồn tại trong liên
doanh, buộc phải bán lại phần vốn góp; biến doanh nghiệp liên doanh thành công ty
100% vốn nước ngoài.
9.7. Chuyển giá thông qua cho vay trực tiếp
Một trong những hình thức phổ biến hiện nay đó là hiện tượng chuyển giá
thông qua cho vay vốn giữa các thành viên trong một Công ty đa quốc gia. Có 2
trường hợp Công ty đa quốc gia thường áp dụng hình thức chuyển giá này:
• Khi một chi nhánh kinh doanh có lãi ở quốc gia có thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp cao, chi nhánh này sẽ tiến hành cho công ty mẹ hoặc các chi nhánh
khác vay với lãi suất thấp (thậm chí không lãi suất) nhằm giúp toàn Công ty đa quốc
gia có vốn mở rộng thị trường.
• Khi chi nhánh đặt ở quốc gia có thuế suất thuế TNDN cao, họ có thể tiến
hành đi vay của công ty mẹ hoặc các chi nhánh khác với lãi suất rất cao, từ đó làm
cho lợi nhuận trước thuế (đã trừ đi lãi vay) âm, tránh được việc nộp thuế TNDN.
Bên cho vay thường có trụ sở ở nơi có thuế suất đối với tiền lãi thấp, từ đó tổng lợi
nhuận của Công ty đa quốc gia đạt được là lớn nhất.
PHỤ LỤC 10:
Các phương pháp định giá chuyển giao
10.1. Phương pháp so sánh giá độc lập (Comparable Uncontrolled Price
Method – CUP)
Phương pháp so sánh giá độc lập dựa vào đơn giá của sản phẩm trong giao
dịch độc lập để xác định đơn giá sản phẩm trong giao dịch liên kết khi các giao dịch
này có điều kiện giao dịch tương đương nhau.
Như vậy, nguyên tắc của phương pháp này là so sánh trực tiếp thông tin của
giao dịch và các thông tin độc lập. Đây được xem là phương pháp lý tưởng nhất vì
có thể áp dụng cho tất cả các loại giao dịch liên kết. Tiêu thức ưu tiên khi sử dụng
phương pháp này là đặc tính của sản phẩm.
10.2. Phương pháp giá bán lại (Resale Price Method – RSM)
Phương pháp xác định giá bán lại dựa vào giá bán lại (hay giá bán ra) của sản
phẩm do doanh nghiệp bán cho bên độc lập để xác định giá mua vào của sản phẩm
đó từ bên liên kết. Giá mua vào của sản phẩm từ bên lien kết được xác định trên cơ
sở giá bán ra của sản phẩm trong các giao dịch độc lập trừ (-) lợi nhuận gộp trừ (-)
các chi phí khác được tính trong giá sản phẩm mua vào (nếu có) (ví dụ: thuế nhập
khẩu, phí hải quan, chi phí bảo hiểm, vận chuyển quốc tế).
Phương pháp này đặc biệt thích hợp với các hoạt động trong ngành thương
mại – có các nghiệp vụ mua đi bán lại các sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên, khi sử
dụng phương pháp này không thể sử dụng tỷ lệ lãi gộp bình quân để xác định tỷ lệ
khấu trừ này.
10.3. Phương pháp cộng thêm chi phí (Cost Plus Method – CPM)
Phương pháp cộng thêm chi phí là phương pháp xác định giá bán sản phẩm
của một doanh nghiệp cho bên liên kết phải dựa trên cơ sở giá vốn (giá thành) của
sản phẩm đó do doanh nghiệp mua vào từ bên độc lập. Theo đó: giá bán ra của sản
phẩm cho bên liên kết được xác định trên cơ sở lấy giá vốn (hoặc giá thành) của sản
phẩm cộng (+) lợi nhuận gộp.
Lợi nhuận gộp được tính theo tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn (hoặc giá thành)
sản phẩm bán ra, phản ánh mức lợi nhuận hợp lý tương ứng với chức năng hoạt động
của doanh nghiệp và điều kiện thị trường. Mức lợi nhuận này phải được tính toán sao
cho giá cả chuyển giao trong nghiệp vụ này có thể so sánh căn bản với giá thị trường
trong các nghiệp vụ mua bán chuyển giao giữa một công ty là thành viên của Công ty
đa quốc gia và một công ty độc lập hoặc là giao dịch giữa hai công ty hoàn toàn độc lập
với nhau. Phương pháp này sử dụng tiêu thức ưu tiên là yếu tố chức năng của doanh
nghiệp nên thường được áp dụng trong một số trường hợp sau:
Đối với công ty sản xuất, chế biến, lắp ráp, chế tạo và bán cho các bên liên
kết, gia công chế biến và phân phối.
Giao dịch giữa các bên liên kết thực hiện hợp đồng liên doanh, hợp đồng hợp
tác kinh doanh để sản xuất, lắp ráp, chế tạo, chế biến sản phẩm hoặc thực hiện các
thỏa thuận về cung cấp các yếu tố đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra.
Giao dịch cung cấp dịch vụ các bên liên kết.
So với 2 phương pháp trước, phương pháp cộng chi phí có một số khó khăn
khi xác định chi phí. Trong một số trường hợp không thể xác định mối liên hệ giữa
chi phí và giá thị trường. Thị trường thường trả giá cao cho những sản phẩm có kiểu
dáng hay thương hiệu riêng. Trong nhiều trường hợp công ty có thể tạo ra những
sản phẩm rất có giá trị chỉ với chi phí rất thấp hoặc ngược lại, mặt khác, do áp lực từ
phía đối thủ cạnh tranh, các công ty có xu hướng hạ thấp giá bán.
10.4. Phương pháp tách lợi nhuận (Profit Split Method – PSM)
Phương pháp tách lợi nhuận dựa vào lợi nhuận thu được từ một giao dịch liên
kết, tổng hợp của nhiều thành viên trong MNC thực hiện, sau đó thực hiện tính toán
lợi nhuận cho từng thành viên tham gia lien kết giống như cách các bên giao dịch
độc lập phân chia lợi nhuận trong những điều kiện tương đương.
Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp các công ty trong
MNC có mối liên kết chặt chẽ, các giao dịch thực hiện với khối lượng lơn và phức
tạp. Theo phương pháp này, các bên tham gia có thể tính lợi nhuận theo hai cách:
Cách 1: Tính tỷ lệ góp vốn (chi phí), sau đó tổng hợp lợi nhuận từ giao dịch
tổng hợp rồi phân chia cho một bên liên kết theo tỷ lệ góp vốn.
Cách 2: Phân chia lợi nhuận theo hai bước sau:
Bước 1: Trước hết phân chia lợi nhuận cơ bản cho mỗi bên tham gia giao dịch
liên kết tương ứng với chức năng hoạt động của mình.
Bước 2: Phân chia lợi nhuận phụ trội cho mỗi bên tham gia giao dịch liênkết
tương ứng với tỷ lệ đóng góp liên quan đến tổng lợi nhuận phụ trội (bằng với tổng
lợi nhuận thu được trừ đi tổng lợi nhuận cơ bản đã phân chia ở bước 1).
Phương pháp này cũng thường được áp dụng cho trường hợp: các bên liên kết
cùng tham gia nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới hoặc phát triển sản phẩm là
tài sản vô hình độc quyền; các giao dịch trong quy trình sản xuất, kinh doanh
chuyển tiếp giữa các bên liên kết từ khâu nguyên vật liệu đến thành phẩm cuối cùng
để lưu thông sản phẩm, gắn liền với việc sỡ hữu hoặc quyền sở hữu trí tuệ duy nhất.
10.5. Phương pháp so sánh lợi nhuận ròng của nghiệp vụ chuyển giao
(Transactional Net Margin Method – TNMM)
Phương pháp so sánh lợi nhuận dựa vào tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong
các giao dịch độc lập được chọn để so sánh làm cơ sở xác định tỷ suất sinh lời của
sản phẩm trong giao dịch liên kết khi các giao dịch này có điều kiện giao dịch tương
đương nhau.
Trong trường hợp nếu không tồn tại các giao dịch độc lập có thể so sánh đối
với công ty con của Công ty đa quốc gia thì ta có thể lấy lợi nhuận thu được trong
các chuyển giao có thể so sánh được của hai công ty không liên kết khác làm cơ sở.
Tuy nhiên, khi các nghiệp vụ chuyển giao phát sinh có mối quan hệ ràng buộc chặt
chẽ với nhau thì khó có thể áp dụng phương pháp này do khó tìm được giao dịch
tương ứng để so sánh.